TUYÊN TRUYỀN HÌNH ẢNH VIỆT NAM RA THẾ GIỚI QUA BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAYTUYÊN TRUYỀN HÌNH ẢNH VIỆT NAM RA THẾ GIỚI QUA BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAYTUYÊN TRUYỀN HÌNH ẢNH VIỆT NAM RA THẾ GIỚI QUA BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAYTUYÊN TRUYỀN HÌNH ẢNH VIỆT NAM RA THẾ GIỚI QUA BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAYTUYÊN TRUYỀN HÌNH ẢNH VIỆT NAM RA THẾ GIỚI QUA BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAYTUYÊN TRUYỀN HÌNH ẢNH VIỆT NAM RA THẾ GIỚI QUA BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAYTUYÊN TRUYỀN HÌNH ẢNH VIỆT NAM RA THẾ GIỚI QUA BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAYTUYÊN TRUYỀN HÌNH ẢNH VIỆT NAM RA THẾ GIỚI QUA BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
LƯU TRẦN TOÀN
TUYÊN TRUYỀN HÌNH ẢNH VIỆT NAM RA THẾ GIỚI QUA BÁO CHÍ
ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
(Qua khảo sát các chuyên mục của kênh VTV4, báo mạng điện tử Vietnam Plus và tạp chí in Vietnam Economic Times)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
HÀ NỘI – 2018
Trang 2HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
LƯU TRẦN TOÀN
TUYÊN TRUYỀN HÌNH ẢNH VIỆT NAM RA THẾ GIỚI QUA BÁO CHÍ
ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
(Qua khảo sát các chuyên mục của kênh VTV4, báo mạng điện tử Vietnam Plus và tạp chí in Vietnam Economic Times)
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận án
Lưu Trần Toàn
Trang 4DANH SÁCH PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TUYÊN TRUYỀN
HÌNH ẢNH VIỆT NAM RA THẾ GIỚI QUA BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYÊN TRUYỀN HÌNH ẢNH VIỆT NAM RA THẾ GIỚI QUA BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI 41
1.1 Lý luận về tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới 41
1.2 Báo chí đối ngoại - một phương tiện tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới 61 1.3 Các yếu tố cấu thành tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại 70
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN HÌNH ẢNH VIỆT NAM RA
THẾ GIỚI QUA BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 86
2.1 Khái quát các cơ quan báo chí trong phạm vi khảo sát 86
2.2 Những ưu điểm trong tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí
đối ngoại và nguyên nhân 91
2.3 Những hạn chế trong tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí
đối ngoại và nguyên nhân 137
CHƯƠNG 3: DỰ BÁO, QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG TUYÊN TRUYỀN HÌNH ẢNH VIỆT NAM RA THẾ GIỚI QUA BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI 152
3.1 Dự báo xu thế phát triển của những yếu tố tác động đến báo chí đối ngoại trong tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới 152
3.2 Một số quan điểm cơ bản 158
3.3 Một số giải pháp chủ yếu 163
3.4 Một số kiến nghị 183
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 193
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 206 PHỤ LỤC
Trang 5CNXH Chủ nghĩa xã hội
FDI Foreign Development Investment (Đầu tư phát
triển nước ngoài) FTA Free Trade Agreement (Hiệp định thương mại tự
do)
VET Vietnam Economic Times (Thời báo kinh tế
Việt Nam)
Trang 6Phụ lục 1: Minh họa ưu điểm và hạn chế về phương thức tuyên truyền hình ảnh Việt Nam của VTV4, Vietnam Plus, VET
Phụ lục 2: Danh sách các tác phẩm báo chí trong diện khảo sát (Vietnam Plus, VTV4, VET)
Phụ lục 3: Bộ mã phân tích định tính nội dung tác phẩm báo chí (VTV4, Vietnamplus và VET)
Phụ lục 4: Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu (VTV4, Vietnamplus và VET)
Phụ lục 5: Câu trả lời phỏng vấn sâu (VTV4, Vietnamplus và VET)
Phụ lục 6: Bảng câu hỏi và Câu trả lời phỏng vấn của công chúng truyền thông ở nước ngoài
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Các quốc gia trên thế giới đang nằm trong xu thế tất yếu khách quan của thời đại là toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế Điều này đồng nghĩa với việc các quốc gia sẽ phải cạnh tranh với nhau, tìm ra các phương thức để thu hút sự quan tâm, chú ý của thế giới, khẳng định giá trị, vị thế của đất nước mình trong cộng đồng quốc tế Do đó, bất kể quốc gia nào dù phát triển hay kém phát triển đều phải biết các quốc gia khác trên thế giới nhìn nước mình như thế nào Đó chính
là hình ảnh của quốc gia Hình ảnh của một quốc gia tích cực hay tiêu cực có ảnh hưởng đến việc thúc đẩy thương mại, du lịch, đầu tư của nước ngoài của quốc gia đó Trong bối cảnh đó, hình ảnh quốc gia tích cực có vai trò vô cùng quan trọng Hình ảnh của một quốc gia được hình thành thông qua nguồn thông tin hữu cơ trong quá trình xã hội hóa của cá nhân, nguồn thông tin từ quá trình truyền thông chủ động của quốc gia đó thông qua ngoại giao công chúng hay tuyên truyền đối ngoại và nguồn thông tin từ chính trải nghiệm trực tiếp của cá nhân đó Do đó, hình ảnh quốc gia trong lòng công chúng có thể đã lỗi thời và đi sau thực tế của quốc gia đó nếu công chúng không tiếp nhận được thông tin mới chính xác Chính vì thế, việc thực hiện tuyên truyền hình ảnh quốc gia là một trong những việc làm cần thiết của tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam
Tuyên truyền hình ảnh quốc gia được thực hiện thông qua nhiều phương thức và phương tiện khác nhau, trong đó có báo chí đối ngoại Báo chí đối ngoại là một bộ phận của báo chí, hướng tới các đối tượng là người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc ở Việt Nam và công chúng ở các quốc gia trên thế giới, người Việt Nam ở nước ngoài nhằm cung cấp cho họ những thông tin chính thức của Việt Nam để làm cho họ hiểu, đồng tình, ủng hộ sự nghiệp phát triển đất
Trang 8nước Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, sự phủ sóng truyền hình qua vệ tinh, sự truyền đạt và tiếp nhận thông tin trên mạng internet và tính chính thống đã giúp cho báo chí đối ngoại có được những lợi thế giúp thu hẹp ranh giới khoảng cách địa lý, đem lại những thông tin kịp thời và mang lại hiệu quả tốt hơn so với các hình thức tuyên truyền khác Báo chí đối ngoại làm cho thế giới hiểu Việt Nam, về những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, về những cảnh quan thiên nhiên, những giá trị về văn hóa, phẩm chất quý báu của con người, về truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam qua đó thu hút hợp tác, đầu tư, du lịch nhiều hơn ở Việt Nam Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay đặt ra cho báo chí đối ngoại những thách thức không nhỏ trong quá trình phát triển Đó là sự bùng nổ thông tin, sự phát triển và cạnh tranh quyết liệt của mạng xã hội về các phương tiện truyền thông khác
Chính vì vậy, việc phân tích một cách toàn diện về thực trạng tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại là cần thiết, qua đó
đề xuất những quan điểm, giải pháp để tăng cường công tác này trong thời bối cảnh toàn cầu hóa và Việt Nam đang tích cực hội nhập quốc tế Một mặt, nghiên cứu này sẽ góp phần vào việc tổng kết các vấn đề lý luận và thực tiễn trong tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua hoạt động báo chí đối ngoại trong giai đoạn hiện nay Mặt khác, những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy về tuyên truyền, quan hệ quốc tế nói chung, tuyên truyền hình ảnh quốc gia nói riêng Đó cũng chính là lý do tác giả
chọn vấn đề Tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại trong giai đoạn hiện nay làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Chính trị học chuyên
ngành Công tác tư tưởng
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trang 9Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận chung và khảo sát thực trạng tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại, tác giả luận án đề xuất một số quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, phân tích làm rõ cơ sở lý luận về tuyên truyền hình ảnh Việt Nam
ra thế giới qua báo chí đối ngoại: hệ thống hóa, làm rõ các khái niệm cơ bản, xác định các yếu tố cấu thành tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại
Thứ hai, khảo sát thực trạng tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua
báo chí đối ngoại, đánh giá ưu điểm, hạn chế của các chủ thể, nội dung, phương thức, kết quả tuyên truyền, nêu rõ nguyên nhân và những kết quả đạt được
Thứ ba, trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng và dự báo tình hình, tác giả
đề xuất một số quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại trong thời gian tới
3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
Trang 10Hiện nay, ở nước ta có khá nhiều cơ quan báo chí đối ngoại hoặc cơ quan báo chí có các ấn phẩm đối ngoại thuộc quyền quản lý của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam, TTXVN, Đài THVN, Đài Tiếng nói Việt Nam… Trong khuôn khổ đề tài này, tác giả chỉ lựa chọn những kênh/ấn phẩm thường xuyên có nội dung tuyên
truyền/quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới, tiêu biểu cho báo hình là VTV4, báo mạng điện tử là Vietnam Plus, báo in là Vietnam Economic Times
Đối với kênh VTV4 do Ban truyền hình đối ngoại Đài THVN phụ trách, tác giả luận án khảo sát ba chuyên mục: Vietnam Discovery (Khám phá Việt Nam), Culture Mosaic (Mảnh ghép văn hóa), Fine Cuisine (Ẩm thực ngon) Đây là
những chuyên mục tiêu biểu nhất của VTV4 về tuyên truyền/quảng bá hình ảnh Việt Nam, phát bằng tiếng Anh và có phụ đề tiếng Việt, phù hợp với cả hai nhóm công chúng là người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài Ngoài phát sóng chính thức trên VTV4, thông qua hệ thống truyền hình cáp, vệ tinh, trên internet, các chuyên mục này còn được phát sóng trên kênh truyền hình Ariang của Hàn Quốc, giúp tăng khả năng tiếp nhận của công chúng
Đối với báo mạng điện tử www.vietnamplus.vn (Vietnam Plus) phần nội
dung tiếng nước ngoài do Ban biên tập Đối ngoại TTXVN phụ trách, tác giả lựa
chọn chuyên mục Thăng Long - Hà Nội, chuyên mục tập trung nhiều nhất các
bài viết tuyên truyền quảng bá hình ảnh Việt Nam và được thực hiện với 4 ngoại ngữ là Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Trung Quốc Tác giả lựa chọn phiên bản
tiếng Anh để thuận tiện cho việc nghiên cứu Có thể nói, Vietnam Plus là tờ báo
đối ngoại chủ lực của TTXVN Do là báo mạng điện tử, lại phát bằng nhiều ngôn ngữ nước ngoài nên có ưu thế về khả năng tiếp cận khán giả với số lượng truy cập cao, đối tượng tác động rộng
Đối với tạp chí in Vietnam Economic Times do Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam phụ trách, tác giả lựa chọn khảo sát ba chuyên mục: Cover story (Câu
Trang 11chuyện chủ đề), Special Report (Báo cáo đặc biệt) và Bussiness report (Báo cáo kinh doanh) - những chuyên mục tiêu biểu có nội dung giới thiệu Việt Nam về
lĩnh vực kinh tế, những thành tựu phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam Với việc tập hợp, nghiên cứu 130 bài báo viết bằng tiếng Anh của ba chuyên mục này, tác giả có đủ số lượng thông tin cần thiết để hệ thống hóa, so sánh, phân tích để đánh giá được thực trạng tuyên truyền hình ảnh Việt Nam về kinh tế trên báo in
Do loại hình phát thanh không đặc trưng về các chuyên mục quảng bá hình
ảnh Việt Nam nên phát thanh không được khảo sát trong luận án này
- Phạm vi về thời gian khảo sát: tác giả chọn tất cả các tác phẩm báo chí
của các chuyên mục, các kênh, tờ báo trong diện khảo sát, phát sóng, đăng tải từ 01/01/2016 đến 31/12/2016 Đây là khoảng thời gian đủ lớn để phân tích nội
dung các bài viết về tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới Cụ thể:
* VTV4: Trong năm 2016, có tổng cộng 93 phóng sự trong ba chuyên mục của VTV4, trong đó 27 thuộc chuyên mục Vietnam Discovery, 26 thuộc chuyên mục Fine Cuisine, 40 thuộc chuyên mục Culture Mosaic Trong đó, có nhiều
phóng sự được phát lại (Xem phụ lục 2.2)
* Vietnam Plus: Trong năm 2016, có 48 bài viết trong 03 chuyên mục Attraction (Địa điểm hấp dẫn), Food (Ẩm thực), Culture (Văn hóa) (Attraction:
32 bài, Food: 5 bài, Culture: 11 bài) (Xem phụ lục 2.1)
* Vietnam Economic Times: Trong năm 2016, có 130 bài viết trong các chuyên mục Cover story (Câu chuyện chủ đề), Special Report (Báo cáo đặc biệt)
và Bussiness report (Báo cáo kinh doanh) (Xem phụ lục 2.3)
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác tư tưởng, tuyên truyền, tuyên truyền đối ngoại, thông tin đối ngoại, báo chí - truyền
Trang 12thông… Đồng thời, trong quá trình thực hiện luận án, tác giả cũng lựa chọn và
sử dụng những lý thuyết truyền thông, lý luận nguyên lý tuyên truyền của các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử Trong nghiên cứu tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại, phương pháp này được thể hiện ở những đặc trưng cơ
bản: thứ nhất, các sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có mối liên hệ và tác động qua lại với nhau; thứ hai, các sự vật, hiện tượng luôn vận động và chuyển hoá không ngừng; thứ ba, sự phát triển không phải là sự tăng trưởng giản đơn
mà được diễn ra từ sự thay đổi về lượng đến thay đổi về chất; thứ tư, đấu tranh
giữa các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động, phát triển của sự vật Thực
chất của chủ nghĩa duy vật mácxít được thể hiện ở ba đặc trưng cơ bản: thứ nhất, thế giới thống nhất ở tính vật chất và luôn vận động biến đổi không ngừng; thứ hai, vật chất là cái có trước, ý thức, tư duy là cái có sau; thứ ba, con người có thể
nhận thức được thế giới và các quy luật của nó Đồng thời, khi nghiên cứu đề tài, vận dụng phương pháp luận Mác - Lênin phải quán triệt nguyên tắc lý luận gắn
bó chặt chẽ với thực tiễn, tổng kết thực tiễn để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành của các khoa
học: Chính trị học, Báo chí học, Quan hệ quốc tế, Quan hệ công chúng, Xã hội học, trong đó các phương pháp của Chính trị học là chủ đạo
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể là: lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng
hợp, so sánh đối chiếu, hệ thống, quy nạp, diễn dịch, thống kê, nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích nội dung văn bản, quan sát thực tiễn, phỏng vấn sâu
- Phương pháp lịch sử và logic: Theo phương pháp lịch sử, mọi sự vật, hiện tượng đều đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể, gắn với hoàn cảnh chung của
Trang 13đất nước, khu vực và quốc tế Sử dụng những tư liệu, dữ kiện lịch sử, chọn lọc những trường hợp điển hình để hệ thống hóa, mô hình hóa sự kiện Theo phương pháp logic, các sự vật, hiện tượng phải đặt trong quá trình vận động và phát triển theo quy luật khách quan, trong mối liên hệ, tác động qua lại với các sự vật, hiện tượng liên quan Phương pháp lôgic và lịch sử còn được dùng để khái quát hóa các vấn đề nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước theo các chủ đề, vấn đề xác định và trình bày theo thời gian công bố các công trình nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp và phân tích: Đây là những phương pháp được sử
dụng để thu thập và đánh giá các nguồn tài liệu, khai thác thông tin từ các nguồn
có sẵn, bao gồm các văn kiện của Đảng và Nhà nước ở Trung ương và địa phương, các báo cáo định kỳ và báo cáo chuyên đề của các cơ quan báo chí, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài Trên cơ sở làm rõ những nội dung cụ thể của các công trình nghiên cứu đã công bố, xem xét, phân tích các bài báo, chuyên mục, chuyên trang, từ đó rút ra những dữ liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu, và khái quát lại thành những nhóm vấn đề để có cái nhìn tổng quan
- Phương pháp phân tích nội dung văn bản
Luận án sử dụng phương pháp phân tích nội dung văn bản trên 3 loại hình báo chí trong diện khảo sát nhằm khái quát hóa và lượng hóa nội dung một cách
có hệ thống Đối với báo (tạp chí) in và báo mạng điện tử, nội dung được phân tích thông qua văn bản Đối với truyền hình, nội dung được phân tích thông qua lời nói và phụ đề
- Phương pháp so sánh: So sánh, đối chiếu giữa các thể loại báo chí với nhau, từ đó đánh giá những ưu điểm, hạn chế của từng loại hình, thể loại báo chí Đồng thời tác giả so sánh, nhận xét quan điểm của các tác giả trong nước với các tác giả ngoài nước về các vấn đề nghiên cứu
Trang 14- Phương pháp hệ thống: Cho phép xem xét nghiên cứu các vấn đề trong tổng thể chung, trong mối liên hệ, tương tác với các sự vật, hiện tượng khác trong hệ thống Theo đó, với phương pháp này, vấn đề nghiên cứu là báo chí đối ngoại cần được đặt trong quan hệ đối chứng với báo chí nói chung, báo chí đối nội nói riêng; trong quan hệ biện chứng với sự tác động của nhiều yếu tố: yếu tố truyền thống, yếu tố thời đại, yếu tố trong nước, yếu tố quốc tế, các yếu tố khách quan và chủ quan…
- Phương pháp quy nạp và diễn dịch: Được dùng để làm rõ các vấn đề, nội dung, hình thức của các loại hình báo chí đối ngoại khi tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới
- Phương pháp thống kê: Dùng để thống kê tài liệu, số liệu, sự kiện, dữ liệu có được trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận thông tin
Các phương pháp thu thập thông tin:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, sắp xếp các nguồn tài liệu
trong nước và quốc tế liên quan đến đề tài, từ những quan điểm, lý thuyết đến các số liệu thống kê, các công trình khoa học, phân tích làm rõ các vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận, phương pháp luận và những vấn đề thực tiễn mà đề tài đặt ra Để khảo sát thực trạng tuyên truyền hình ảnh Việt Nam, luận án thu thập thông tin qua nghiên cứu các báo cáo, văn bản liên quan
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Được thực hiện với cán bộ quản lý của 3 cơ quan báo chí và một số người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài tiếp nhận các sản phẩm báo chí về Việt Nam Về cán bộ quản lý, Tại VTV4 là Trưởng ban VTV4 và Phó trưởng phòng tiếng Anh; tại TTXVN là Trưởng ban biên tập đối ngoại; tại Thời báo kinh tế là Phó Tổng biên tập để khai thác những thông tin toàn diện về tổ chức và hoạt động của kênh, báo và tạp chí Về người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài, do đây là đối tượng khó tiếp cận nên tác giả thu
Trang 15về được 8 kết quả phỏng vấn bao gồm 7 người Việt Nam và 1 người nước ngoài
để bổ sung minh chứng cho phương thức và kết quả tuyên truyền
Phương pháp xử lí thông tin:
Luận án sử dụng phần mềm Nvivo dựa trên bộ mã hóa định tính (Phụ lục 3)
để phân tích nội dung thông tin trên các tác phẩm báo chí trong diện khảo sát
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Hệ thống hóa, đưa ra định nghĩa mới về tuyên truyền, tuyên truyền đối ngoại trong giai đoạn hiện nay, phân biệt tuyên truyền với các thuật ngữ có liên quan khác Đưa ra định nghĩa báo chí đối ngoại, phân biệt báo chí đối ngoại với báo chí đối nội
- Làm rõ cơ sở lý luận của “hình ảnh quốc gia” bao gồm định nghĩa, đặc
điểm, phân biệt hình ảnh quốc gia với các khái niệm có liên quan khác;
- Đưa ra quan niệm về tuyên truyền hình ảnh quốc gia ra thế giới qua báo chí đối ngoại, chỉ rõ và hệ thống hóa các yếu tố cấu thành của tuyên truyền hình
ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại;
- Chỉ ra thực trạng tuyên truyền hình ảnh Việt Nam trên báo chí, bao gồm
ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân;
- Đề xuất những quan điểm mang tính nguyên tắc và những giải pháp căn
cứ cần phải khắc phục, nhằm tăng cường tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới thông qua báo chí đối ngoại
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Về lý luận, đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu có hệ thống, quy
mô về thực trạng, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền hình ảnh Việt Nam
ra thế giới qua báo chí đối ngoại Vì vậy, đề tài có ý nghĩa lý luận, góp phần bổ sung hệ thống những vấn đề lý luận của công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền, tuyên truyền đối ngoại nói chung, báo chí đối ngoại và tuyên truyền hình ảnh
quốc gia nói riêng
Trang 16- Về thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để các nhà lãnh
đạo, quản lý ở các Ban tuyên giáo, báo chí truyền thông, các cơ quan báo chí đối ngoại tham khảo để xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển cơ quan mình, nhất là tăng cường chất lượng, hiệu quả của tuyên truyền đối ngoại qua báo chí
Công trình này có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy về tuyên truyền, công tác tư tưởng, thông tin đối ngoại, truyền thông đối ngoại, truyền thông quốc tế, quảng bá hình ảnh quốc gia và gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo cho những người quan tâm
7 Kết cấu của đề tài luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung của luận án gồm có phần tổng quan, 3 chương, 9 tiết
Trang 17TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TUYÊN TRUYỀN HÌNH ẢNH VIỆT NAM RA THẾ GIỚI QUA BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI
1 Những công trình nghiên cứu về tuyên truyền, tuyên truyền đối ngoại, tuyên truyền hình ảnh quốc gia
Tuyên truyền, tuyên truyền đối ngoại, hình ảnh quốc gia và báo chí đối ngoại đã được nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu ở các mức độ, cách tiếp cận khác nhau Trên cơ sở tổng quan những công trình liên quan đến tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại, có thể khái quát thành các vấn đề cơ bản như sau:
1.1 Những công trình nghiên cứu về tuyên truyền và tuyên truyền đối ngoại
Trên thế giới, vấn đề tuyên truyền và tuyên truyền đối ngoại đã được
nghiên cứu khá nhiều, tiêu biểu là công trình của Everette E Dennis và John
C.Merrill (1991), Media Debates Issues in Mass Communication (Vấn đề tranh
luận trên truyền thông về truyền thông đại chúng) Trong công trình này, tác giả bàn đến khái niệm về tuyên truyền trong đó nhấn mạnh đến bản chất của tuyên truyền là một quá trình truyền thông có những kĩ thuật, thủ thuật nhất định; mục đích của tuyên truyền là làm cho đối tượng làm, đi hoặc ủng hộ niềm tin và ý tưởng của mình [9, tr.197]
Cuốn sách R.A.Nelson (1996), A Chronology and Glossary of Propaganda in the United States, Greenwood (Niên biểu và Chú giải thuật ngữ
về tuyên truyền ở Mỹ) cũng đưa ra định nghĩa về tuyên truyền, trong đó ông cho rằng, đối tượng tuyên truyền là một nhóm công chúng mục tiêu xác định, nội dung của mục đích là tư tưởng, chính trị hay thương mại; phương tiện là các kênh truyền thông đại chúng và truyền thông trực tiếp [87, tr.103]
Trang 18Chương 11 với tiêu đề Global Communication and Propaganda (Truyền thông và Tuyên truyền toàn cầu), trong cuốn Global Communication, Belmont
Thomson Wadsworth (2007), tác giả Richard C Vincent nhấn mạnh đến các yếu
tố kỹ thuật của tuyên truyền, nhất là kỹ thuật thuyết phục [96, tr 253-256] Ông cũng cho rằng, quảng cáo về bản chất cũng được coi là hoạt động tuyên truyền Đồng thời lần theo nguồn gốc của thuật ngữ tuyên truyền, tác giả cũng cho thấy
rõ các ngành ngoại giao công chúng, quan hệ công chúng có nguồn gốc từ tuyên
truyền và về bản chất đều dùng các kỹ thuật của tuyên truyền là thuyết phục gây
ảnh hưởng đối với đối tượng [96, tr.253-256] Về tuyên truyên đối ngoại, tác giả
cho rằng, tất cả các quốc gia đều sử dụng chiến dịch tuyên truyền ở cả cấp độ trong nước và nước ngoài Tuyên truyền trong phạm vi truyền thông quốc tế được sử dụng theo ba cách, trong đó, mục tiêu tạo ảnh hưởng ra quốc tế, thay
đổi, nâng cao nhận thức, danh tiếng của quốc gia là phù hợp nhất với tuyên truyền đối ngoại Hai mục tiêu còn lại phù hợp với việc sử dụng truyền thông
quốc tế trong mục tiêu đối nội [96] Cuốn sách của G.S.Jowett & V.O’Donnell
(2012), Propaganda and Persuasion (Tuyên truyền và Thuyết phục) khi giải
nghĩa thuật ngữ tuyên truyền đã nhấn mạnh đến tính mục đích của tuyên truyền
là nhằm hình thành nhận thức, tác động đến hiểu biết và hướng dẫn hành vi để đạt được phản hồi theo mong muốn của người tuyên truyền [86, tr.1]
Bài nghiên cứu của John Martin (1971), Effectiveness of International Propaganda (Hiệu quả của tuyên truyền quốc tế) đưa ra định nghĩa về tuyên
truyền và tuyên truyền quốc tế và nêu rõ các hình thức, chủ thể, đối tượng, mục đích của tuyên truyền quốc tế Bài viết phân tích sâu về bản chất của tuyên truyền, cho rằng đó là hoạt động truyền thông; tính chất của tuyên truyền là thuyết phục Trong định nghĩa tuyên truyền quốc tế (khi đề cập đến tuyên truyền trong phạm vi quốc tế của bài nghiên cứu), các tác giả nêu rõ chủ thể của tuyên truyền quốc tế là Chính phủ, cơ quan tuyên truyền quốc tế; đối tượng là công
Trang 19chúng nước ngoài, nêu các hình thức của truyền thông quốc tế là bản tin radio, thông cáo báo chí, sách, sách mỏng, và tạp chí định kỳ về thiên nhiên, nghệ thuật nói chung hoặc chuyên biệt, và các chương trình văn hóa, triển lãm, phim, hội thảo, lớp học ngôn ngữ, dịch vụ tra cứu, và các liên lạc cá nhân; và mục đích của các hình thức này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của quốc gia [90]
Ở Việt Nam, những vấn đề lý luận về tuyên truyền và tuyên truyền đối
ngoại đã được công bố rộng rãi Từ năm 2006, trong cuốn giáo trình Nguyên lý Tuyên truyền, tập thể tác giả Khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền đã nghiên cứu một cách hệ thống, bài bản, chuyên sâu về công tác tuyên truyền Các tác giả đã đưa ra một số vấn đề lý luận chung về tuyên truyền, bao gồm định nghĩa, chức năng, nhiệm vụ và các giải pháp đổi mới tuyên truyền; tuyên truyền trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, đối ngoại, trong đó bao gồm: nội dung, phương thức, lực lượng, các giải pháp đổi mới Đó đều là những tri thức nền tảng giúp hình thành được các vấn đề lý luận của cấu trúc công tác tuyên truyền Trong cuốn giáo trình này, dựa trên quan điểm Mác- Lênin, các tác
giả đã sử dụng định nghĩa về tuyên truyền của Đại từ điển Bách khoa Liên Xô để
triển khai các nội dung liên quan Theo đó, tuyên truyền được hiểu theo hai
nghĩa: rộng và hẹp Theo nghĩa rộng tuyên truyền là truyền bá quan điểm, tư tưởng về chính trị, về triết học, khoa học, nghệ thuật Theo nghĩa hẹp, đó là truyền bá những nội dung về chính trị, tư tưởng [32]
Về tuyên truyền đối ngoại, cuốn giáo trình Nguyên lý Tuyên truyền của
Khoa Tuyên truyền Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2006) cũng đã đưa ra định nghĩa, nội dung, lực lượng, hình thức, đối tượng, phương tiện của tuyên
truyền đối ngoại Các tác giả cho rằng, tuyên truyền đối ngoại là một phương thức tổng hợp; có phạm vi là toàn thế giới; có mục đích là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia trong quá trình phát triển và thực hiện mục tiêu đối ngoại Nội dung của tuyên truyền đối ngoại là tuyên truyền về đất nước, con
Trang 20người, truyền thống lịch sử, và nền văn hóa Việt Nam ra nước ngoài; hệ thống thông tin đại chúng là lực lượng, phương tiện chủ lực thực hiện việc chuyển tải thông tin ra nước ngoài [32] Hình thức, phương tiện của tuyên truyền đối ngoại
là hệ thống thông tin đại chúng; báo chí đối ngoại xuất bản bằng các thứ tiếng; các hoạt động đối ngoại của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nhất là khi thăm và đón tiếp nước ngoài ở Việt Nam; tổ chức các sự kiện quốc tế ở trong nước và nước ngoài; hoạt động thông tin qua tiếp xúc với người nước ngoài của quan chức Chính phủ, và của nhân dân các nước đó Cuốn giáo trình cũng phân biệt sự giống và khác nhau giữa thuật ngữ “thông tin” và “tuyên truyền”, “tuyên
truyền đối ngoại” và “thông tin đối ngoại” Thông tin chủ yếu có ý nghĩa thông báo; còn tuyên truyền không chỉ nhằm thông báo mà còn có tính mục đích rõ ràng Nhưng nếu thông tin được thực hiện bởi các chủ thể vốn đã có quan điểm,
thái độ nhất định với các nội dung được thông tin, do đó cũng có tính định hướng Vì vậy, “thông tin đối ngoại” và “tuyên truyền đối ngoại” đều có cùng bản chất và do đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thực hiện chính sách đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hoá của Đảng và Nhà nước [32] Có thể nói, đây
là công trình giúp ích thiết thực cho nghiên cứu tuyên truyền hình ảnh Việt Nam
ra thế giới qua báo chí đối ngoại, nhất là cơ sở lý luận
Tác giả Lê Thanh Bình chủ biên cuốn Giáo trình đại cương Truyền thông quốc tế (2012), khi đề cập đến lý luận về truyền thông quốc tế, đã chỉ rõ
đối tượng của truyền thông quốc tế trong tuyên truyền là “các quốc gia, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các tập đoàn kinh tế, chính trị, xã hội hoặc các nhóm lợi ích và cả những cá nhân có vai trò quan trọng đến việc ra quyết định hoặc hoạch định chính sách”; và “những công dân của nước sở tại và công dân của nước ngoài đang sinh sống, học tập ở nước sở tại đó” [9] Các hình thức của tuyên truyền trong truyền thông đối ngoạibao gồm báo chí (với báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử…), truyền miệng, tờ rơi, bích trương, pano, áp phích,
Trang 21các hình thức, tác phẩm văn học, nghệ thuật, điện ảnh, triễn lãm văn hóa thương mại, các chương trình trao đổi, giao lưu giữa các hiệp hội, các viện trợ nhân đạo, cấp học bổng và nhiều hình thức đa dạng khác [9]
Cuốn sách Đổi mới Thông tin đối ngoại trong thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam của Nguyễn Hữu Cát (chủ biên) (2015) trình bày sự giống và khác
nhau về đối tượng, nội dung, phương thức, lực lượng giữa thông tin đối ngoại và thông tin đối nội Đối tượng của thông tin đối nội là quần chúng nhân dân trong nước, trong khi của thông tin đối ngoại đa dạng và phức tạp hơn Mục tiêu của thông tin đối nội là “quán triệt và triển khai đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước”, trong khi đó mục tiêu của thông tin đối ngoại là “nhằm tranh thủ sự ủng hộ của thế giới để tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước” Do đó mục tiêu, đối tượng khác nhau nên nội dung và phương thức cũng khác nhau Nội dung của thông tin đối ngoại có chọn lọc hơn cho phù hợp với nhiều đối tượng đa dạng và chú trọng đến nội dung giới thiệu quảng bá hình ảnh Việt Nam [11] Qua đó, các đặc điểm này cũng góp phần giúp phân biệt
thêm sự khác nhau giữa báo chí đối ngoại và báo chí đối nội Đây là những tri
thức hữu ích cho nghiên cứu về tuyên truyền và tuyên truyền đối ngoại
Công trình Lý thuyết truyền thông của tác giả Nguyễn Văn Dững (2011)
cũng đã đề cập, so sánh khái niệm tuyên truyền với truyền thông, phân tích những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai thuật ngữ này Tác giả đã dẫn lời của V.Lênin khi cho rằng, tuyên truyền là đem chân lý đến cho người nghe [15] Đây là một căn cứ quan trọng để phân tích, giải thích rõ tính hai chiều của tuyên truyền, phản bác lại quan điểm cho rằng, tuyên truyền mang tính áp đặt, một chiều
Cuốn Cơ sở lý luận công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam
(2017) của tác giả Lương Khắc Hiếu là công trình nghiên cứu khá cơ bản về công tác tư tưởng, trong đó nhấn mạnh đến công tác tuyên truyền, bộ phận cấu thành của công tác tư tưởng Tác giả đã hệ thống hóa và xây dựng được khái
Trang 22niệm và cấu trúc của tuyên truyền bao gồm: mục đích, đối tượng, chủ thể, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện, hiệu quả [28], trong đó có đề xuất nhiều ý tưởng mới liên quan đến công tác tuyên truyền Đây là căn cứ quan trọng
để tham khảo, làm rõ những vấn đề lý luận của tuyên truyền đối ngoại
Như vậy, vấn đề tuyên truyền, tuyên truyền đối ngoại đã được nghiên cứu rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam Việt Nam coi tuyên truyền là một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nên việc nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn đã được triển khai từ lâu, nhưng gần đây mới xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này Quan điểm của các học giả phương Tây thường nhấn mạnh tính một chiều, mang tính áp đặt của thuật ngữ tuyên truyền, nhất là khi gắn với bộ máy tuyên truyền của chủ nghĩa phát xít Đức, nhưng vẫn có tác giả đồng tình với quan điểm mác xít, khi nhấn mạnh tính hai chiều, tính tương tác giữa người tuyên truyền và người được tuyên truyền, tính thuyết phục, sự tự nguyện tiếp nhận của đối tượng tuyên truyền Dựa trên những nguyên lý tuyên truyền, vấn đề tuyên truyền đối ngoại cũng đã được triển khai rộng rãi và đạt được những thành quả quan trọng, tạo ra sự thống nhất trong cách hiểu để triển khai công việc trên thực tế Ở Việt Nam, từ khi đẩy mạnh hoạt động thông tin đối ngoại thì vấn đề tuyên truyền đối ngoại cũng được nghiên cứu nhiều hơn và nhiều tác giả đã so sánh làm rõ sự giống và khác nhau giữa tuyên truyền đối ngoại với thông tin đối ngoại
1.2 Những công trình nghiên cứu về hình ảnh quốc gia và tuyên truyền hình ảnh quốc gia
1.2.1 Những công trình về hình ảnh quốc gia và các thuật ngữ có liên quan
Thuật ngữ hình ảnh quốc gia thu hút được sự quan tâm nghiên cứu ở một
số nước trên thế giới và Việt Nam Ngoài ra, hình ảnh quốc gia là một thuật ngữ
có nội hàm gần với nhiều thuật ngữ khác như bản sắc quốc gia, hình ảnh địa điểm, hình ảnh xuất xứ, thương hiệu quốc gia
Trang 23Trên thế giới, các công trình về hình ảnh quốc gia và các thuật ngữ có liên
quan được nghiên cứu rất sôi nổi với các nhà nghiên cứu tiêu biểu là Ying Fan, Simon Anholt, Keith Dinnie, Philip Kotler
Tác giả Keith Dinnie trong cuốn sách Nation branding: Concepts, Issues, Practice (Tạo dựng thương hiệu quốc gia: Khái niệm, Vấn đề, Thực tiễn) (2016) cho rằng, thường có sự nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ hình ảnh quốc gia và bản sắc quốc gia Khi phân biệt hai thuật ngữ này, ông chỉ rõ: “luôn có khoảng cách giữa
bản sắc và hình ảnh Khoảng cách giữa bản sắc quốc gia và hình ảnh quốc gia là một nhân tố rất xấu” Bản sắc quốc gia chính là thực tiễn của quốc gia đó Cuốn sách cũng đưa ra sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa bản sắc quốc gia, tạo dựng thương hiệu quốc gia và hình ảnh quốc gia [88]
Tác giả Ying Fan (2006) trong “Branding the nation: What is being branded?” (Tạo thương hiệu cho quốc gia: Cái gì được thương hiệu hóa) cho
rằng, đặc điểm của hình ảnh quốc gia là chứa đựng nhiều thông tin và hình ảnh quốc gia khác nhau tùy thuộc vào thời gian, công chúng và bối cảnh lịch sử khác nhau Tác giả cho rằng, hình ảnh quốc gia dù tốt hay xấu cũng có thể không phản ánh đúng thực tế của quốc gia Nguyên nhân có khoảng cách giữa hình ảnh và thực tế này là do thời gian, nhất là đối với các nước đang phát triển [101, tr.9]
Ying Fan (2010), trong bài báo khoa học “Branding The Nation: Towards
A Better Understanding” (Thương hiệu hình ảnh quốc gia: Hướng đến một cách hiểu tốt hơn) lại nhấn mạnh: hình ảnh quốc gia là điều mà người ở quốc gia đó
muốn thế giới hiểu về quốc gia mình mang tính trung tâm, lâu dài, khác biệt,
đồng thời cũng cho rằng hình ảnh quốc gia phải được định nghĩa bởi người ở
ngoài quốc gia đó, và nhận thức của họ bị ảnh hưởng bởi khuôn mẫu, truyền thông cũng như trải nghiệm cá nhân Tác giả cũng phân biệt các thuật ngữ “bản sắc”, “hình ảnh”, “danh tiếng”, trong nhiều trường hợp được sử dụng thay thế cho nhau nhưng thực tế lại có nghĩa khác nhau Tác giả cũng so sánh ba thuật
Trang 24ngữ tương ứng là bản sắc quốc gia, hình ảnh quốc gia, danh tiếng quốc gia [100, tr.97-103]
Trong bài viết “To Develope Country Image And National Brand Strategy
To Attract Foreign Direct Invesments (FDI): An Example From Central Asia: Kyrgyzstan” (Để phát triển chiến lược hình ảnh quốc gia và thương hiệu quốc
gia nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Trường hợp ở Trung Á:
Kyrgyzstan) (2007), tác giả Elif Asude Tunca đã đề cập đến định nghĩa hình ảnh
và giả nghĩa thế nào là “hình ảnh tốt” và “hình ảnh xấu” Tác giả cho rằng, hình
ảnh tốt và hình ảnh xấu chỉ là sự phản ánh của công chúng khi được tiếp cận với người hoặc tổ chức, chứ không phản ánh về hiện thực của người hay tổ chức đó Thậm chí hình ảnh không phản ánh sự đánh giá về giá trị hay đạo đức [95]
Đồng thời tác giả cũng trình bày nhiều định nghĩa hình ảnh quốc gia của nhiều tác giả Trong đó, đáng chú ý, là hai định nghĩa bao gồm hình ảnh quốc gia là
“tất cả các niềm tin dựa trên mô tả, suy luận và thông tin mà một người có được
về một đất nước cụ thể” [91] và hình ảnh quốc gia đề cập đến yếu tố nhận thức
của khách hàng về sản phẩm của quốc gia [97]
Định nghĩa hình ảnh xuất xứ (made-in image) được Akira Nagashima (1970) trong “A Comparison of Japanese and U S Attitudes toward Foreign Products” (Sự so sánh giữa thái độ của người Nhật và người Mỹ về sản phẩm
ngoại) đề cập đến, theo đó nội hàm của hình ảnh xuất xứ là bức tranh, danh tiếng, khuôn mẫu được gán cho sản phẩm của một đất nước cụ thể và đối tượng tiếp nhận là doanh nhân và khách hàng [82, tr.68] Candace L.White (2012)
trong “Brands and national image: An exploration of inverse country-of-origin effect” (Thương hiệu và hình ảnh quốc gia: khám phá hiệu ứng hình ảnh xuất xứ đảo ngược) chỉ ra rằng hình ảnh xuất xứ (country-of origin) dùng để chỉ danh
tiếng của quốc gia ảnh hưởng đến nhận thức về sản phẩm, chẳng hạn ngành kỹ thuật Đức, thiết kế Ý [84, tr.111]
Trang 25Định nghĩa của hình ảnh của một địa điểm trong công trình Marketing Places (Tiếp thị địa điểm) của nhóm tác giả Kotler, Haider, và Rein (1993) chỉ
rõ quá trình hình thành của hình ảnh địa điểm là qua trải nghiệm, niềm tin, ý
tưởng, hồi tưởng, ấn tượng [89] Trong “Place Branding: A Challenging Process
For Romania” (Tạo dựng thương hiệu địa điểm: Quá trình thách thức cho
Romania) (2009), tác giả Daniela Dumbrăveanu chỉ ra được quá trình hình thành của hình ảnh là niềm tin, ấn tượng, ý tưởng, nhận thức; nội dung của hình ảnh là các thành tố khác nhau của một quốc gia, phần của một đất nước, vùng của một thành phố [104, tr.40]
Rebecca Schaar (2013) trong “Destination Branding: A Snapshot” (Tạo
dựng thương hiệu điểm đến: Một cái nhìn tổng quan) đăng trên https://www.uwlax.edu, đề cập đến khái niệm hình ảnh điểm đến của nhiều tác giả, trong đó đáng chú ý là của Nina K.Prebensen (2007) Tác giả quan niệm hình ảnh của điểm đến có thể bị ảnh hưởng bởi ba nguồn thông tin, bao gồm
“hình ảnh hữu cơ”; “hình ảnh phái sinh”, “hình ảnh phái sinh có điều chỉnh” [96, tr.3]
Thương hiệu quốc gia (nation brand) là một thuật ngữ phổ biến trong các
công trình quốc tế và do đó định nghĩa của nó được nghiên cứu trong nhiều công trình Đáng chú ý có các công trình:
Keith Dinnie (2016) trong Nation branding: Concepts, Issues, Practice
(Tạo dựng thương hiệu quốc gia: Khái niệm, Vấn đề, Thực tiễn) cho rằng,
thương hiệu quốc gia hàm chứa tất cả các yếu tố đa chiều và độc đáo, có mục
tiêu là đem đến cho quốc gia sự khác biệt và điểm tương đồng về văn hóa, hướng
đến công chúng mục tiêu; và mục tiêu của thương hiệu quốc gia là “thu hút
khách du lịch, thúc đẩy đầu tư vào từ bên ngoài vào trong nước, tăng cường xuất
khẩu và thu hút nhân tài” [88, tr.35] Thương hiệu quốc gia được “xây dựng dựa
trên những thành tố của “bản sắc quốc gia có tính thương hiệu” (nation-brand
Trang 26identity) chẳng hạn như: lịch sử, ngôn ngữ, lãnh thổ, chế độ chính trị, kiến trúc, thể thao, văn học, nghệ thuật, tôn giáo, hệ thống giáo dục, biểu tượng, phong cảnh, âm nhạc, ẩm thực, văn hóa dân gian …” [88, tr.63]
Còn tác giả Ying Fan (2010), “Branding The Nation: Towards A Better Understanding” (Tạo dựng thương hiệu quốc gia: Hướng tới một cách hiểu tốt hơn), lại cho rằng, thương hiệu quốc gia “là tổng hợp tất cả các nhận thức về một
quốc gia trong tâm trí của các công chúng quốc tế” Tác giả cũng nhấn mạnh rằng
“thương hiệu quốc gia luôn tồn tại, bất kể có hay không có ý thức về tạo dựng thương hiệu, cũng như mỗi đất nước có hình ảnh hiện tại của mình đối với các công chúng quốc tế, mặc cho nó là mạnh hay yếu, rõ ràng hay lờ mờ” [100, tr.100] Ông cũng phân biệt “thương hiệu quốc gia” khác với “thương hiệu của quốc gia”
Bài viết của Hwajung Kim (2012), The Importance of Nation Brand (Tầm quan trọng của Thương hiệu quốc gia) đã thực hiện tổng quan định nghĩa thương hiệu quốc gia của Simon Anholt- người đầu tiên đề cập đến khái niệm này và đã coi thương hiệu quốc gia là sự nổi tiếng của một quốc gia (và mở rộng ra là của
thành phố và một vùng đất) cũng giống như hình ảnh thương hiệu của công ty và của sản phẩm [109]
Tác giả Simon Anholt (2005) trong “What is nation brand” (Thương hiệu quốc gia là gì) đã định nghĩa thương hiệu quốc gia bao hàm tất cả nhận thức về
quốc gia đó, do người dân quy định và bản chất của thương hiệu quốc gia thể hiện ở năng lực quốc gia [115]
Về đo lường thương hiệu quốc gia, Chỉ số Thương hiệu quốc gia Anholt -
GfK (Anholt-GfK Nation Brands IndexSM) do Anholt và tổ chức GfK trên
http://nation-brands.gfk.com/ và Báo cáo hàng năm Chỉ số Thương hiệu Quốc gia (Country Brand Index) của Tổ chức FutureBrand đã đưa ra một số tiêu chí để
đánh giá nhận thức về các quốc gia trong tâm trí du khách Trong đó, Báo cáo
Chỉ số Thương hiệu Quốc gia 2014-2015 khẳng định rằng “cũng giống như
Trang 27thương hiệu, điểm mạnh và điểm yếu trong nhận thức về một quốc gia có thể ảnh hưởng đến quyết định của cá nhân khi lựa chọn địa điểm để đi du lịch, sống hay đầu tư” [103] Ngoài ra còn có “Chỉ số quốc gia tốt” (Good Country Index) www.goodcountry.org cũng do Anholt sáng lập đo lường các quốc gia ở mặt đóng góp về nhân văn cho trái đất [107]
Ở Việt Nam, cũng đã xuất hiện khá nhiều công trình nghiên cứu về hình
ảnh quốc gia và các thuật ngữ có liên quan
Tác giả Phạm Minh Sơn (2006) trong bài “Thông tin đối ngoại với việc tạo dựng hình ảnh đất nước con người Việt Nam” đã đưa ra định nghĩa về hình
ảnh quốc gia với hai nghĩa rộng và hẹp Theo nghĩa hẹp, hình ảnh quốc gia thể hiện ở những lĩnh vực nổi trội của đất nước khi nhắc đến quốc gia đó Theo nghĩa rộng, hình ảnh quốc gia là hình ảnh đặc sắc trên các lĩnh vực của quốc gia
đó như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử, khoa học, nghệ thuật, thể thao,
y tế, giáo dục [43]
Tác giả Phan Tất Thứ (2007) trong “Vận dụng mô hình MECGRIS PR
trong tiếp thị hình ảnh quốc gia” cho rằng, các yếu tố tạo nên hình ảnh quốc gia
bao gồm: chính sách đối nội và đối ngoại, hình ảnh lãnh tụ, các thương hiệu xuất khẩu, các hoạt động du lịch, đầu tư và di dân, văn hóa và di sản, giáo dục và thể thao, ứng xử của người dân Các yếu tố này luôn được xem xét trong không gian
và thời gian cụ thể [52, tr.76]
Đề tài khoa học cấp Bộ của Nguyễn Thị Hồng Nam Quan hệ công chúng với việc xây dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam thời kỳ hội nhập (2009) sử dụng định nghĩa hình ảnh quốc gia của Galumov E.A (2008) trong Hình ảnh quốc tế của nước Nga, theo đó nội dung của hình ảnh quốc gia chứa đựng các
khuynh hướng chính trị, kinh tế, xã hội, cộng đồng, các quá trình khác trong nước và đó là uy thế, vị thế của quốc gia đang có hoặc sẽ có được trong nhận thức của cộng đồng thế giới [35, tr.40]
Trang 28Tác giả Hoàng Tuấn Anh trong bài viết “Xây dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam trong tình hình mới” (2011) định nghĩa: hình ảnh quốc gia là những sự
hiện diện về văn hóa của quốc gia tại một quốc gia là hình ảnh của quốc gia đó trong lòng nước sở tại, là điều đầu tiên mà bất kỳ người dân nào sẽ nghĩ đến khi được hỏi về quốc gia đó hình ảnh liên tưởng của người nước ngoài về quốc gia đó chẳng hạn như chính sách kinh tế, chính trị, đầu tư, đặc tính sản phẩm, bản sắc văn hóa, và tính cách con người… Ông cũng cho rằng, các quốc gia thường có nhiều hình ảnh quốc gia [1, tr.20]
Tác giả Đinh Thị Thúy Hằng trong “Vài suy nghĩ về quảng bá hình ảnh Việt Nam hiện nay” (2015) cho rằng, hình ảnh quốc gia là phản hồi trong mắt bạn bè
quốc tế và những khách hàng tiềm năng, có nội dung là tập hợp các yếu tố cụ thể như thái độ của người tiêu dùng với sản phẩm hoặc dịch vụ sản xuất tại quốc gia đó, những chiến dịch truyền thông đưa ra thế giới, những con người cụ thể [25, tr.73]
Hiện nay, ở Việt Nam còn ít công trình bàn về khái niệm bản sắc quốc gia, thương hiệu quốc gia Bài viết “Hiểu thế nào về thương hiệu quốc gia” của
Nguyễn Thành Trung (2008), cho rằng “bản sắc quốc gia là nhận thức của cộng đồng về định hướng hình ảnh mong ước của quốc gia đó trong tương lai” [66]
Đồng thời, bài viết cũng đưa ra một số quan điểm của một số học giả về thương hiệu quốc gia với nhiều ý kiến khác nhau Do đó đây là công trình làm cơ sở cho việc phân biệt bản sắc quốc gia, thương hiệu quốc gia và hình ảnh quốc gia
Trang 29thuật ngữ bản sắc quốc gia, hình ảnh quốc gia là hai vấn đề khác nhau, nhưng có
nhiều điểm chung, và trong nhiều trường hợp được sử dụng thay thế cho nhau
1.2.2 Những công trình liên quan đến tuyên truyền hình ảnh quốc gia
Trên thế giới, đến nay, những công trình nghiên cứu về tuyên truyền hình
ảnh quốc gia chưa nhiều, trong đó phải kể đến bài báo khoa học của tác giả Ying
Fan (2010), “Branding The Nation: Towards A Better Understanding” (Tạo
dựng thương hiệu quốc gia: Hướng tới một cách hiểu rõ hơn) Tác giả đưa ra mục đích của việc tạo dựng thương hiệu quốc gia và mô hình về mối quan hệ giữa bản sắc quốc gia, tạo dựng thương hiệu quốc gia (nation branding), hình ảnh quốc gia Qua đó giúp làm rõ được thêm mục đích của tuyên truyền hình ảnh quốc gia và mô hình hóa được mối quan hệ giữa bản sắc quốc gia, hình ảnh quốc gia và tuyên truyền hình ảnh quốc gia (gần với tạo dựng thương hiệu quốc gia) [100]
Cuốn sách Nation branding: Concepts, Issues, Practice 2nd (Tạo dựng thương hiệu quốc gia: Khái niệm, Vấn đề, Thực tiễn) (2016) của Keith Dinnie nghiên cứu chuyên sâu về tạo dựng thương hiệu quốc gia Tác giả đưa ra những vấn đề lý luận và thực tiễn trong thực hiện chiến lược tạo dựng thương hiệu quốc gia [88] Đây là một nguồn tham khảo cung cấp giúp sáng tỏ về những vấn đề lý luận về tuyên truyền hình ảnh quốc gia và đưa ra những giải pháp nâng cao tuyên truyền hình ảnh quốc gia qua báo chí đối ngoại
Ngoài ra, bài phỏng vấn của chuyên gia về thương hiệu quốc gia Simon
Anholt “Anholt: Countries Must Earn Better Images through Smart Policy”
(Anholt: Các quốc gia phải đạt được hình ảnh tốt hơn thông qua Chính sách thông minh) (2007) cho rằng có những yếu tố về quốc gia không thể thay thế được do công chúng đã tin tưởng vào điều đó trong suốt cuộc đời và họ sẽ không thay đổi chỉ vì đoạn quảng cáo 20 giây trên CNN Họ sẽ cho rằng đó là thông tin
Trang 30một chiều và sẽ ngay lập tức phớt lờ [102], qua đó bài phỏng vấn giúp làm rõ đặc điểm của tuyên truyền hình ảnh quốc gia
Ở Việt Nam, đã có một số tác giả tập trung nghiên cứu về quảng bá hình
ảnh quốc gia:
Phan Tất Thứ với “Vận dụng mô hình MECGRIS PR trong tiếp thị hình ảnh quốc gia” (2007), cho rằng tiếp thị hình ảnh quốc gia là vận dụng chiến lược
thương hiệu cùng các nguyên lý, kỹ năng tiếp thị khác nhằm quảng bá hình ảnh
và thúc đẩy phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của một quốc gia Tác giả trình bày mô hình MECGRIS PR bao gồm: kỹ năng báo chí, kĩ năng tổ chức
sự kiện, kĩ năng xử lý khủng hoảng, kỹ năng quan hệ chính quyền, kỹ năng quản
lý danh tiếng, quan hệ nhà đầu tư, xây dựng trách nhiệm xã hội [52] Tác giả
Nguyễn Thị Hồng Nam cũng đã đề cập đến vấn đề tuyên truyền, quảng bá hình ảnh
quốc gia của Việt Nam [35]
Tác giả Hoàng Tuấn Anh trong bài viết “Xây dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam trong tình hình mới” (2011) cho rằng, cần phải có một chiến lược tạo
dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia với sự tham gia của các Bộ, Ngành, địa phương trong cả nước và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, doanh nghiệp và mọi người dân, nhất là các nhà nghiên cứu văn hóa, những người giàu nhiệt huyết, các nhà sử học, nhà báo [1] Do đó đây là một giải pháp để giúp tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua báo chí đối ngoại về xây dựng chiến lược và tập hợp lực lượng
Tác giả Đinh Thị Thúy Hằng trong bài viết “Vài suy nghĩ về quảng bá hình ảnh Việt Nam hiện nay” (2015) nhấn mạnh: quảng bá hình ảnh Việt Nam
cần phải có chiến lược và thỏa mãn được nhu cầu của công chúng mục tiêu và đảm bảo thể hiện được tính định vị (sự khác biệt) trong tâm trí của công chúng mục tiêu [25, tr.73]
Trang 31Như vậy, trên thế giới và Việt Nam, cụm từ “quảng bá hình ảnh quốc gia”
“tạo dựng thương hiệu quốc gia” được sử dụng rộng rãi và được bàn luận khá sôi nổi, còn cụm từ “tuyên truyền hình ảnh quốc gia” được sử dụng chưa nhiều, do
từ tuyên truyền hay được gắn với tuyên truyền chính trị Vì vậy, nghiên cứu tuyên truyền hình ảnh Việt Nam phải tham khảo những nghiên cứu về “quảng bá hình ảnh quốc gia”, “tạo dựng thương hiệu quốc gia” để tham khảo, chắt lọc những nét tương đồng, phục vụ cho vấn đề nghiên cứu
2 Những công trình nghiên cứu về báo chí đối ngoại và tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua báo chí đối ngoại
2.1 Những nghiên cứu về báo chí và báo chí đối ngoại
Trên thế giới, có nhiều công trình đề cập đến báo chí đối ngoại Tác giả
Monroe E Price (2003) trong bài viết “Public Diplomacy and Transformation of International Broadcasting” (Ngoại giao công chúng và sự thay đổi của phát
thanh và truyền hình quốc tế) đề cập đến định nghĩa về “phát thanh và truyền hình quốc tế” Trong đó, nội dung của “phát thanh truyền hình quốc tế” (International Broadcasting) là tổng hợp các tin tức, thông tin, giải trí và có đặc điểm là do nhà nước tài trợ, đối tượng hướng tới là dân cư ở ngoài quốc gia thông qua sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử có mục đích là hình thành ý kiến của nhân dân và lãnh đạo các nước khác Tác giả cho rằng VOA của Mỹ, Deutsche Welle của Đức và BBC World Service của Anh là các ví dụ điển hình khi nói đến các cơ quan phát thanh truyền hình quốc tế do nhà nước tài trợ, nhưng trong thực tiễn nhiều cơ quan phát thanh truyền hình quốc tế hướng đến phục vụ thực thi chính sách của chính phủ nhưng không phải do nhà nước tài trợ [92, tr.72]
Bài viết “A New Purpose for International Broadcasting: Subsidizing Deliberative Technologies in Non-transitioning States” (Mục tiêu mới cho phát
thanh, truyền hình quốc tế: Giảm thiểu công nghệ chủ đích trong quá trình phi
Trang 32chuyển đổi) của nhóm tác giả Powers, Shawn M and Youmans, William (2012) trình bày rằng, các “cơ quan phát thanh truyền hình quốc tế” (international broadcaster) là các cơ quan truyền thông tin tức được nhà nước tài trợ hướng đến đối tượng là công chúng ngoài nước, có mục đích là quảng bá thiện chí của quốc gia đến các nước đó [94, tr.3]
Cuốn sách Specialist Journalism (Báo chí chuyên ngành) của Barry
Turner và Richard Orange (2013) đã nói đến vai trò của các nhà báo quốc tế chuyên viết cho công chúng ngoài nước là gỡ bỏ bối cảnh bản địa và sự giả định
về kiến thức; nhà báo quốc tế viết cho độc giả trong nước là diễn giải sự kiện trong bối cảnh nền chính trị, xã hội, kinh tế ở địa phương cho công chúng trong nước; qua đó giúp làm rõ được sự khác nhau giữa báo chí viết cho độc giả nước ngoài và báo chí viết cho độc giả trong nước [83]
Tác giả Edafejirhaye I Vincent trong bài viết “International Broadcasting
as a Tool of International Diplomacy” (Phát thanh, truyền hình là một công cụ
của ngoại giao quốc tế) (2016) đã đưa ra định nghĩa “phát thanh, truyền hình quốc tế” và mô tả một số đặc điểm về “cơ quan phát thanh, truyền hình quốc tế” [85] Định nghĩa đã mô tả đối tượng của “phát thanh và truyền hình đối ngoại” là khán giả ở ngoài biên giới quốc gia, có nội dung là tin tức, thông tin, giải trí do nhà nước tài trợ; và có mục đích là thay đổi ý kiến của lãnh đạo và nhân dân các nước Các cơ quan “phát thanh, truyền hình quốc tế” được xem là ví dụ điển hình là VOA, DW, BBC World Service Tuy nhiên trên thực tế có nhiều “cơ quan phát thanh và truyền hình quốc tế” không phải là nhà nước tài trợ nhưng vẫn có mối quan hệ với chính phủ và phục vụ chính sách đối ngoại của quốc gia Các hình thức mà các cơ quan này sử dụng là sóng ngắn, FM, internet, vệ tinh
Tác giả Guo Ke (2009) trong bài viết External communication in China
(Truyền thông đối ngoại ở Trung Quốc) đưa ra định nghĩa của thuật ngữ “duiwai
chuanbo” tương đương truyền thông đối ngoại dùng có mục đích là tăng cường sự
Trang 33hiểu biết và nâng cao hình ảnh tích cực của Trung Quốc trên toàn cầu; và được thực hiện qua các phương tiện là các kênh truyền thông như phát thanh, tivi, báo in, các thông tấn xã và website do các tổ chức ở Trung Quốc thực hiện Lực lượng của truyền thông phục vụ mục tiêu đối ngoại bao gồm trạm phát thanh và báo chí, kênh truyền hình và nhiều tạp chí, website khác ở cấp độ trung ương và địa phương và thường liên kết với các cơ quan báo chí truyền thống Đồng thời nội dung của các kênh truyền thông này là bản tin hàng ngày, giải trí, thông tin du lịch, thông tin giáo dục [108]
Ở Việt Nam, đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về báo chí, từ những
vấn đề lý luận cơ bản đến thực tiễn báo chí Việt Nam, trong đó có một số tác giả
đề cập đến báo chí đối ngoại
Tác giả Đinh Thị Thúy Hằng (2008) trong Báo chí thế giới và xu hướng phát triển đã luận bàn về các vấn đề: Lý luận báo chí thế giới, nghề báo, bàn về
tự do báo chí, thực tiễn báo chí thế giới, hội tụ truyền thông, xu thế phát triển của báo chí trên thế giới [24] Cuốn sách làm sáng tỏ bức tranh chung về báo chí thế giới và xu hướng phát triển, từ đó giúp xác định được yêu cầu của báo chí đối ngoại trong tuyên truyền hình ảnh Việt Nam hiện nay
Cuốn sách của Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại (từ hàn lâm đến đời thường) đã hệ thống hóa, phân tích sâu những vấn đề lý luận
cơ bản: truyền thông đại chúng, báo chí, đặc điểm của báo chí hiện đại; nhà báo
và việc đào tạo báo chí Tác giả đã đề cập đến vai trò của báo chí trong đời sống
xã hội nói chung, trong quảng bá, tuyên truyền hình ảnh quốc gia nói riêng [14]
Lê Thanh Bình (2012), Báo chí và thông tin đối ngoại có đề cập đến vấn
đề “báo chí truyền thông đối ngoại”, xác định mục đích là “chuyên phục vụ công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại” và “báo đối ngoại” là “thông tin đầy đủ, kịp thời về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư của Việt Nam
Trang 34với nước ngoài; quảng bá mạnh mẽ và thường xuyên với thế giới hình ảnh một nước Việt Nam với nền văn hóa phong phú, giàu bản sắc, với môi trường chính trị và an ninh ổn định… một điểm đến du lịch an toàn và thân thiện” [8]
Cuốn sách của tập thể tác giả Phan Văn Kiền, Phan Quốc Hải… (2016),
Một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại bàn về xu thế phát triển
của truyền thông nói chung và một số các đặc tính, xu hướng phát triển của truyền hình, phát thanh hiện đại Qua đó, cuốn sách giúp làm rõ thêm đặc điểm của phát thanh, truyền hình hiện đại và qua đó đưa ra các dự báo cho sự phát triển của báo chí góp phần đề xuất các giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại [33]
Đa số các bài tham luận trong Hội thảo Báo chí đối ngoại trong bối cảnh hiện nay (2010) và Báo chí đối ngoại Việt Nam hiện nay (2014) coi báo chí đối
ngoại là bộ phận của báo chí phục vụ thông tin đối ngoại [36] [51]
Tác giả Nguyễn Ngọc Oanh trong Tổ chức sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay (2014), cho rằng “báo chí đối ngoại hướng tới những công
chúng nhất định và mang tính mục đích rõ ràng, được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng phù hợp với đối tượng đó” [40, tr.5] Do đó, đây là đề tài giúp làm rõ được định nghĩa và đặc điểm của báo chí đối ngoại
Như vậy trên thực tế, cụm từ “báo chí đối ngoại” xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu và đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu về vấn đề này Các công trình đề cập đến định nghĩa mà chỉ nhấn mạnh đến các yếu tố cấu thành của báo chí đối ngoại
Nhìn chung, các tác giả đã nêu đặc điểm của báo chí đối ngoại về lực
lượng, chức năng, nội dung Lực lượng báo chí đối ngoại bao gồm lực lượng chủ lực và lực lượng hỗ trợ Lực lượng chủ lực là các tờ báo, chương trình phát
thanh, truyền hình công ích được Nhà nước ưu tiên đầu tư về sản xuất nội dung
và truyền dẫn, phát sóng Lực lượng chủ lực quốc gia là các tờ báo in, tạp chí in,
Trang 35báo điện tử của TTXVN, các kênh VOV5, VTC10, VTV4 Lực lượng hỗ trợ là
các cơ quan báo chí, phát thanh - truyền hình ở trung ương, địa phương và nước ngoài phục vụ từng đối tượng, địa bàn cụ thể Phát thanh, truyền hình được xem
là các lực lượng chủ lực thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại với nhiệm vụ ưu
tiên quảng bá về hình ảnh, đất nước và những thành tựu của Việt Nam trong công cuộc đổi mới
2.2 Những nghiên cứu về tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua báo chí đối ngoại
2.2.1 Những nghiên cứu về lý luận tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua báo chí đối ngoại
Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) - Nguyễn Tiến Hải (1995) trong cuốn Tác phẩm báo chí (tập một) đã đưa ra những đặc điểm trong hình thức của tác phẩm báo
chí bao gồm kết cấu, thể loại, ngôn ngữ, biện pháp sáng tạo tác phẩm [45]
Nguyễn Thị Thoa (chủ biên), Nguyễn Hằng Thu trong Giáo trình tác phẩm báo chí đại cương đưa ra định nghĩa kết cấu, thể loại và phân loại các nhóm thể loại
của tác phẩm báo chí [53] Qua đó, hai cuốn sách đã giúp làm rõ được các yếu tố phương thức tuyên truyền
Phan Tất Thứ (2007) trong “Vận dụng mô hình MECGRIS PR trong tiếp thị hình ảnh quốc gia” đã đề cập đến kỹ năng báo chí để bao gồm thông cáo báo
chí, phỏng vấn, họp báo, viết bài trên các phương tiện thông tin đại chúng trong
và ngoài nước là một công cụ hữu hiệu để quảng bá hình ảnh quốc gia Tác giả cho rằng báo chí chỉ phát huy hiệu quả khi phản ánh được sự thực theo tiêu chuẩn và đạo đức nghề nghiệp để gợi mở và tạo dựng hình ảnh quốc gia trong tâm trí người đọc Do đó đây là một nguyên tắc cho tuyên truyền hình ảnh quốc gia trên báo chí nói chung và báo chí đối ngoại nói riêng [52, tr.77]
Đinh Văn Hường (2013) trong sách Tổ chức và hoạt động của tòa soạn đã
mô tả cơ cấu của tòa soạn báo in, đặc biệt là các chủ thể của các cơ quan báo chí
Trang 36đã giúp làm rõ các loại chủ thể, vai trò, chức năng của các chủ thể tuyên truyền trong cơ quan báo chí [30]
Tác giả Lương Khắc Hiếu (2013) trong Giáo trình Lý thuyết truyền thông
đã cung cấp các vấn đề lý luận về truyền thông, quá trình truyền thông, vận động, truyền thông thay đổi hành vi, các kênh truyền thông, kế hoạch truyền thông, giám sát và đánh giá kế hoạch truyền thông [27] Do đó, công trình giúp cung cấp cơ sở lý luận về hoạt động truyền thông, làm rõ sự giống, khác nhau giữa truyền thông, tuyên truyền và các thuật ngữ có liên quan; đồng thời giúp xây dựng được lý luận về các yếu tố của tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại
Tác giả Đỗ Thị Thu Hằng (2013) trong Giáo trình tâm lý học báo chí đưa
ra các đặc thù tâm lý tiếp nhận của công chúng báo in, báo mạng điện tử, phát thanh, truyền hình Đồng thời cuốn sách chỉ ra các yếu tố chi phối quá trình tiếp nhận báo chí như phụ thuộc vào phương thức và phương tiện báo chí, hình thức, bối cảnh tiếp nhận, các sản phẩm báo chí trên thị trường…; 2 loại nhóm công chúng chủ yếu là: công chúng truyền thống và công chúng vãng lai và các đặc điểm của 2 nhóm này; về yếu tố phối hợp tính khách quan và chủ quan trong một tác phẩm báo chí [26] Do đó, đây là cơ sở để giúp xây dựng cơ sở lý luận về phương thức của tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua báo chí đối ngoại
Cuốn sách Giáo trình phóng sự truyền hình của Nguyễn Ngọc Oanh (chủ
biên) và Lê Thị Kim Thanh (2014) đã đưa ra các đặc điểm trong phương pháp thể hiện của phóng sự báo chí với loại hình báo in, báo phát thanh, báo truyền hình Trong đó, cuốn sách so sánh một số đặc điểm của phóng sự truyền hình so với các loại hình phóng sự của báo in và báo phát thanh cũng như đặc điểm của tin truyền hình và phóng sự truyền hình [38]; qua đó đã giúp làm rõ được sự khác nhau về hình thức của các loại hình báo chí Đồng thời, tác giả Nguyễn
Ngọc Oanh (2015) trong cuốn Chính luận truyền hình: Lý thuyết và kỹ năng
Trang 37sáng tạo tác phẩm cũng đã đưa ra các yếu tố đặc trưng của loại hình báo chí tác
động đến sự sáng tạo tác phẩm là ngôn ngữ chuyển tải thông tin, khả năng giao tiếp, tâm lý tiếp nhận và thời điểm đến công chúng và phân tích các đặc điểm này đối với loại hình báo truyền hình Do đó cuốn sách góp phần xây dựng lý luận về phương thức tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua báo chí đối ngoại [39]
Gần đây, tập thể tác giả cuốn Thông tin báo chí với công tác lãnh đạo, quản lý (Nguyễn Đức Lợi và Lưu Văn An đồng chủ biên) (2017) đã hệ thống
hóa và phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về báo chí, thông tin báo chí;
về quản lý, lãnh đạo báo chí trong đó làm rõ nội dung, chủ thể, phương thức Đảng và Nhà nước lãnh đạo, quản lý báo chí [34] Do đó đây là công trình cung cấp cơ sở lý luận chung để xác định chủ thể tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua báo chí đối ngoại
2.2.2 Những nghiên cứu về thực trạng và giải pháp tăng cường tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua báo chí đối ngoại
Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu trực tiếp và chuyên sâu về tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua báo chí đối ngoại Chỉ có một số sách và luận văn thạc sĩ nghiên cứu vấn đề này qua nhiều khía cạnh, thuộc nhiều chuyên ngành Một số công trình tiêu biểu là:
Cuốn sách Truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay của Phạm Minh Sơn, Nguyễn Thị Quế (2009) đưa ra thực
trạng của thông tin đối ngoại trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong
đó có báo in, báo mạng điện tử, báo phát thanh, báo truyền hình đối ngoại và đưa
ra một số giải pháp cụ thể cho các loại hình báo in, báo mạng điện tử, báo phát thanh, báo truyền hình trong công tác thông tin đối ngoại, qua đó góp phần giúp đưa ra những giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua báo chí đối ngoại [45]
Trang 38Tác giả Vũ Thanh Vân (2014) trong cuốn sách Truyền thông quốc tế đã
khái quát lịch sử hình thành và phát triển báo chí thế giới, phân tích xu thế toàn cầu hóa thông tin, ngành kinh doanh truyền thông toàn cầu, vấn đề quản lý cơ quan báo chí truyền thông toàn cầu và giới thiệu phương thức hoạt động, bản chất các tập đoàn truyền thông toàn cầu hiện nay [57] Cuốn sách này là nguồn tài liệu tham khảo giúp đưa ra một số giải pháp tuyên truyền hình ảnh quốc gia qua báo chí đối ngoại
Cuốn sách Đổi mới Thông tin đối ngoại trong thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam của Nguyễn Hữu Cát (chủ biên) (2015) đã trình bày và luận giả khá kỹ
về thực trạng công tác thông tin đối ngoại ở Việt Nam, chỉ rõ những hạn chế, từ
đó đề xuất các giải pháp đổi mới công tác này trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập
quốc tế [11] Tác giả Doãn Thị Thuận (2015), trong bài viết “Báo chí điện tử với hoạt đông thông tin đối ngoại - cơ hội và thách thức” chỉ ra những ưu thế, thách
thức của báo điện tử trong hoạt động thông tin đối ngoại Trong đó có đề cập đến thách thức của báo điện tử là sự cạnh tranh gay gắt với các trang mạng xã hội, blog cá nhân vốn không mang tính chính thức, độ tin cậy không cao nhưng có thông tin nhanh Đồng thời, bài viết cũng đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của báo điện tử trong thông tin đối ngoại [56]
Một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu vấn đề này là: Báo mạng điện tử với việc quảng bá hình ảnh Việt Nam của Nguyễn Hoàng Yến (2012); Tổ chức thông tin đối ngoại trên các báo mạng điện tử của Thông tấn xã Việt Nam của Lê Thị Thanh Huyền (2013); Tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Ninh nhìn từ góc độ báo chí đa phương tiện của Trần Thị Trường Giang (2015); Quảng bá văn hóa Việt Nam cho người Việt Nam ở nước ngoài qua kênh VTV4 của Lê Thanh Thủy (2012)… cũng đã đề cập đến
vấn đề thực trạng và giải pháp đấy mạnh hoạt động quảng bá hình ảnh VIệt Nam thông qua các sản phẩm báo chí đối ngoại
Trang 39Tóm lại, các công trình nêu trên đã làm rõ một số vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng và đưa ra nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng báo chí đối ngoại trong thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại nói chung và quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới nói riêng Nhìn chung, các giải pháp của các công trình trên đưa ra đều hướng đến giải quyết các vấn đề về chủ thể, các yếu tố tác động Phần lớn các công trình đưa ra các giải pháp như: nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao nguồn tài chính, có cơ chế đổi mới, sáng tạo trong tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại, cải tiến hình thức, đa dạng hóa thể loại, mở rộng phạm vi, đối tượng công chúng Qua đó, là tiền đề để luận án tiếp tục đưa ra các giải pháp cụ thể và tốt hơn giúp nâng cao tuyên truyền hình ảnh Việt Nam qua báo chí đối ngoại
3 Những kết quả đạt được và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
3.1 Những kết quả đạt được
Nhìn chung, các công trình có liên quan đến luận án đã giúp đưa ra được những khái niệm, đặc điểm, hệ thống cấu trúc của tuyên truyền, báo chí đối ngoại, hình ảnh Việt Nam, tuyên truyền hình ảnh Việt Nam Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về tuyên truyền và tuyên truyền đối ngoại, các công trình về
công tác tư tưởng, tuyên truyền đã cung cấp cơ sở lý luận vững chắc về công tác
tư tưởng, tuyên truyền qua đó là nền tảng lý luận giúp đưa ra được khái niệm và các thành tố trong cấu trúc của tuyên truyền Nhiều công trình nước ngoài đã giúp làm rõ thêm về bản chất, tính chất, nội dung, đối tượng, mục đích của tuyên truyền giúp trung tính hóa định nghĩa tuyên truyền, vốn thường được các nước phương Tây xem là tiêu cực Công trình nước ngoài và Việt Nam đã phân biệt
được tuyên truyền với các khái niệm khác là truyền thông, giáo dục, thông tin Các tác giả đã làm rõ định nghĩa, mục đích, hình thức, nội dung của tuyên truyền đối ngoại hay tuyên truyền quốc tế; nêu được sự liên hệ giữa tuyên truyền đối ngoại và thông tin đối ngoại; chỉ rõ được định nghĩa và các đặc điểm của chủ
Trang 40thể, phương pháp, hình thức của công tác tư tưởng qua đó giúp làm rõ được cấu trúc của tuyên truyền
Thứ hai, về hình ảnh quốc gia, nhiều công trình quốc tế khi đưa ra định nghĩa về hình ảnh địa điểm, hình ảnh điểm đến, hình ảnh quốc gia đã giúp làm
rõ được bản chất và nguồn gốc hình thành của hình ảnh địa điểm nói chung và hình ảnh quốc gia nói riêng Một số công trình quốc tế về hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia cũng đã giúp làm rõ được các đặc điểm của hình ảnh, hình ảnh quốc gia, đặc điểm và lợi ích của “hình ảnh quốc gia tốt”, “hình ảnh quốc
gia xấu” Nhiều công trình giúp phân biệt được sự khác nhau giữa hai thuật ngữ
hình ảnh quốc gia, bản sắc quốc gia, danh tiếng quốc gia, thương hiệu quốc gia
Đồng thời nhiều báo cáo chuyên môn của các tổ chức nước ngoài cũng đưa ra
những chỉ số đo lường thương hiệu quốc gia
Thứ ba, về báo chí đối ngoại, báo chí đối ngoại ở các nước phương Tây
chủ yếu chỉ bao gồm hai loại hình là phát thanh và truyền hình, có mục đích là cung cấp thông tin, quảng bá thiện chí của quốc gia mình và gây ảnh hưởng đến công chúng quốc tế Về lý thuyết, cơ quan phát thanh, truyền hình đối ngoại là
do nhà nước tài trợ nhưng trên thực tiễn có nhiều cơ quan phát thanh truyền hình quốc tế không do nhà nước tài trợ Trong khi đó báo chí đối ngoại ở Trung Quốc bao hàm tất cả các loại hình báo chí là phát thanh, truyền hình, báo in, báo mạng
và website của cả nhà nước và các tổ chức khác ở trung ương và địa phương Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam đều thống nhất cho rằng, báo chí đối ngoại là loại hình báo chí nhằm gây ảnh hưởng có nhiệm vụ thông tin cho đối tượng là người nước ngoài trên thế giới và ở Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài với mục đích làm cho họ hiểu về Việt Nam, và ủng hộ sự nghiệp phát triển đất nước của Việt Nam Có công trình nêu ngôn ngữ thể hiện của báo chí đối ngoại là tiếng Việt, và tiếng nước ngoài Một số công trình Việt Nam nhấn mạnh: lực lượng của báo chí đối ngoại bao gồm báo chí chuyên trách và không