1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển thị trường phát thải các bon ở việt nam

135 172 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 2,57 MB

Nội dung

Luận án đã hệ thống hóa cơ sở khoa học của việc hình thành thị trường phát thải cácbon; mô hình và cách thức thiết kế, vận hành thị trường phát thải cácbon, kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam. Luận án đã rà soát, đánh giá thực trạng về biến đổi khí hậu, các chính sách về biến đổi khí hậu và quá trình tham gia vào thị trường phát thải các bọn của Việt Nam; Đã đưa ra được các phân tích, đánh giá tiềm năng và điều kiện phát triển thị trường phát thải cácbon tại Việt Nam.

Trang 1

TRẦN HUY HOÀN

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

PHÁT THẢI CÁC-BON Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Trang 2

HÀ NỘI – 2019

Trang 3

TRẦN HUY HOÀN

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

PHÁT THẢI CÁC-BON Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại

Mã số: 62.34.01.21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS NGUYỄN THẾ CHINH

TS PHẠM NGỌC HẢI

Trang 4

HÀ NỘI – 2019

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêngtôi Số liệu sử dụng phân tích trong Luận án có nguồn gốc rõ ràng Các kết quảnghiên cứu trong Luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, kháchquan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào

Tác giả Luận án

Trần Huy Hoàn

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG v

PHẦN MỞ ĐẦU: TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN 1 1 Tính cấp thiết của Luận án 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 4

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn, điểm mới của Luận án 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Kết cấu của Luận án 6

PHẦN TỔNG QUAN: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 7

A Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của Luận án ở ngoài nước: 7

B Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của Luận án ở trong nước: 18

C Đánh giá về các nghiên cứu có liên quan và xác định hướng nghiên cứu của Luận án: 21

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG PHÁT THẢI CÁC-BON 23

1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của hình thành thị trường phát thải các-bon 23

1.2 Mô hình thiết kế và vận hành thị trường phát thải các-bon 31

1.3 Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng thị trường phát thải các-bon và bài học cho Việt Nam 43

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG PHÁT THẢI CÁC-BON Ở VIỆT NAM 51

2.1 Thực trạng và diễn biến về biến đổi khí hậu tại Việt Nam 51

2.2 Thực trạng các chính sách về giảm phát thải các-bon tại Việt Nam 60

Trang 7

2.3 Đánh giá tiềm năng và các điều kiện hình thành thị trường phát thải các-bontại Việt Nam 67

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN MÔ HÌNH VÀ THIẾT KẾ THỊ TRƯỜNG PHÁT THẢI CÁC-BON PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN CỦA VIỆT NAM 89

3.1 Xu hướng phát triển thị trường phát thải các-bon trong thời gian tới 893.2 Đề xuất lựa chọn mô hình và thiết kế thị trường phát thải các-bon tại ViệtNam 913.3 Một số giải pháp để đảm bảo tính khả thi của hình thành thị trường phát thảicác-bon tại Việt Nam 101

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 108

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ

viết tắt Giải nghĩa tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Việt

BAU Business as usual Phương án phát triển bình thường CDM Clean Development Mechanism Cơ chế phát triển sạch

ETS Emission Trading Scheme Thị trường phát thải các-bonGDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

đươngJCM Join credit Mechanism Cơ chế tín chỉ chung

JI Joint implementaion Cơ chế đồng thực hiện

LULUCF Land Use Land-Use Change and

Forestry

Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất

và lâm nghiệpMRV Monitor – Report - Verify Kiểm soát – Báo cáo- Xác minhNAMA Nationally Appropriate Mitigation

Actions

Hành động giảm nhẹ khí nhà kínhphù hợp với điều kiện quốc giaOTC Over-The-Counter Market Thị trường phi tập trung

REDD+ Reduction Emission from

deforestation and degredation

Giảm phát thải từ mất rừng và suythoái rừng

RGGI The Regional Greenhouse Gas

Initiative

Sáng kiến khí thải nhà kính cấpvùng

SWOT Strength – Weakness –

Opportunity - Threat

Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội– Thách thức

UNFCCC United Nations Framework

Convention on Climate Change

Chương trình Khung Liên HiệpQuốc về Biến đổi Khí hậu

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 So sánh chi phí giảm thải trước và sau khi có giấy phép thải 27Bảng 1.2 Các cột mốc quan trọng trong tiến trình hình thành ETS trên toàn cầu 30Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả kiểm kê quốc gia khí nhà kính năm 2010 54

Trang 9

Bảng 2.2 Tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia 72

Bảng 2.3 Giá điện bình quân tại một số nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương 77

Bảng 2.4 Tổng hợp phân tích SWOT đối với việc hình thành ETS của Việt Nam 86

Bảng 2.5 Biểu khung mức thuế bảo vệ môi trường hiện hành đối với xăng dầu và than đá tại Việt Nam 92

DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 2.1 Diễn biến về phát thải khí nhà kính toàn cầu theo quốc gia và nguồn phát thải 51

Đồ thị 2.2 Xu hướng và quy mô phát thải của nhóm 05 quốc gia có phát thải lớn nhất thế giới 52

Đồ thị 2.3 So sánh tổng phát thải khí nhà kính các năm 1994, 2000 và 2010 53

Đồ thị 2.4 Dự báo phát thải khí nhà kính giai đoạn đến 2030 55

Đồ thị 2.5 Thương mại toàn cầu đối với hàng hóa môi trường, 2010-2016 81

Đồ thị 2.6 Xuất khẩu hàng hóa môi trường của Việt Nam 2010-2016 81

Danh mục Sơ đồ Sơ đồ 1.1 Cơ chế vận hành của EU-ETS 24

Sơ đồ 1.2 Mô hình mua bán phát phải 27

Sơ đồ 1.1 Quy trình 10 bước cơ bản thiết lập ETS 42

Sơ đồ 2.1 Khung chính sách liên quan đến các hoạt động phát thải nhà kính ở Việt Nam 59

Trang 10

DANH MỤC HỘP

Hộp 1.1 Một số kết quả đat được từ các ETS trong khuôn khổ thực hiện Nghị

định thư Kyoto về biến đổi khí hậu 29Hộp 2.1 Một số nội dung chính của Nghị định thư Kyoto 57Hộp 2.1 Một số cơ chế tài chính đối với giảm phát thải các-bon 63Hộp 2.2 Danh mục Dự án Chuẩn bị sẵn sàng cho xây dựng thị trường phát thải

các-bon tại Việt Nam 76Hộp 2.1 Hiệu quả sử dụng doanh thu từ ETS của Hoa Kỳ 84

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU:

TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN

1 Tính cấp thiết của Luận án

1.1 Phát triển thị trường phát thải cácbon (Emission Trading Scheme ETS) nhằm hướng tới mục tiêu giảm thiểu khí thải nhà kính đã hình thành và cho thấy xu hướng ngày càng mở rộng với sự tham gia của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Thị trường phát thải các-bon được xem như là một

-công cụ chính sách về biến đổi khí hậu dựa vào thị trường để hỗ trợ các quốc gia,doanh nghiệp giảm phát thải hiệu quả nhất về mặt kinh tế Đến nay, thị trường phátthải các-bon đã phát triển với các cấp độ từ quốc tế, đến quốc gia (khoảng 40 quốcgia), tỉnh/thành phố (hơn 20) với quy mô thị trường lên tới 15% tổng lượng phátthải toàn cầu và trở thành công cụ chính sách quốc gia về kinh tế chủ đạo trong giảiquyết vấn đề giảm thiểu biến đối khí hậu [72], [73]

- Ở phạm vi toàn cầu, trong khung khổ của Nghị định thư Kyoto trước đây vàcác cam kết tự nguyện của các quốc gia từ sau 2012 đến nay với nhiều mô hìnhkhác nhau như: thị trường phát thải các-bon giữa các nước phát triển và đang pháttriển đã được hình thành thông qua cơ chế phát triển sạch (CDM); giữa các nướcphát triển với nhau qua cơ chế cùng thực hiện (JI), chương trình giảm thiểu khí nhàkính từ phá rừng và suy thoái rừng (REED++); chương trình giảm thiểu khí thải phùhợp của quốc gia (National Appropriation Mitigation Actions-NAMA)

- Ở quy mô quốc gia, đã có 18 thị trường phát thải các-bon đang vận hànhvới quy mô lên tới 40% tổng lượng phát thải toàn cầu với các thị trường phát nổi bậtnhư EU, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, New Zealand, Canada và một số thịtrường tự nguyện khác với xu hướng sự mở rộng việc liên kết giữa các thị trường

quốc gia với nhau thành thị trường quốc tế, đặc biệt là sự liên kết của 02 thị trường

phát thải các-bon lớn nhất thế giới là EU và Trung Quốc [73]

1.2 Chính sách quốc tế về BDKH đã thay đổi và Việt Nam cần xem xét để xây dựng thị trường phát thải các-bon nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện giảm phát thải với chi phí thấp nhất, thực hiện các cam kết quốc tế

Trang 12

cũng như cơ hội tham gia vào thị trường phát thải các-bon toàn cầu Trong bối

cảnh Nghị định thư Kyoto đã hết hiệu lực vào năm 2012, và bối cảnh mới của thếgiới đã thay đổi với việc các quốc gia trên thế giới được khuyến khích giảm thiểuphát thải các-bon đã cho thấy sự cần thiết tham gia vào chiến lược giảm thiểu các-boncủa toàn cầu của tất các các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển Thực tếcho thấy Việt Nam đã có sự sẵn sàng về mặt chính sách đối với xây dựng thị trườngphát thải các-bon trong tương lai Về chính sách đối ngoại, Việt Nam đã có nhữnghành động rất rõ ràng với việc ký Hiệp định Pari về biến đổi khí hậu, theo đó, đếnnăm 2030 bằng nguồn lực trong nước Việt Nam cam kết giảm 8% lượng phát thảikhí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường và có thể tiết giảm đến 25% nếunhận được hỗ trợ quốc tế Về chính sách trong nước, Việt Nam đã xác định rõ tầmquan trọng của việc hình thành thị trường phát thải các-bon nhằm mục tiêu giảm thiểuBDKH thông qua “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 vàtầm nhìn đến 2050” và “Chiến lược quốc gia về BDKH” với các giải pháp: “xâydựng cơ sở pháp lý cho việc áp dụng công nghệ thu hồi, lưu trữ và thương mại khíthải các-bon”, “áp dụng các công cụ thị trường nhằm thúc đẩy thay đổi cơ cấu vànâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng”, “sử dụng công cụ kinh tế để khuyến khíchcác doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm tài nguyên”, “sử dụng các công cụ tài chính, tíndụng, thị trường để khuyến khích và hỗ trợ phát triển kinh tế xanh, “Tiến đến xâydựng hệ thống quản lý, giao dịch phát thải khí nhà kính, thuế và phí các-bon”

1.3 Xây dựng thị trường phát thải các-bon có khả năng sẽ góp phần hỗ trợ Việt Nam chuyển dịch dần nền kinh tế theo hướng phát thải các-bon thấp và nâng

cao năng lực cạnh tranh Việt Nam hiện là nền kinh tế đang phát triển với các ngành

công nghiệp đóng vai trò ngày càng quan trọng như năng lượng, sắt thép, xi măng, xâydựng, vận tải Đây là những ngành thâm dụng các-bon cao và cần được tái cơ cấu lạitheo hướng các-bon thấp càng sớm càng tốt, trong đó ETS sẽ cho phép các doanhnghiệp thuộc các ngành này có sự lực chọn giảm phát thải với hiệu quả kinh tế caonhất Quan trọng hơn, khi mà các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như TrungQuốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ đã xây dựng thị trường phát thải các-bon, thì

Trang 13

các rào cản các-bon đối với các sản phẩm nhập khẩu vào các thị trường này được dựbáo là sẽ xuất hiện với lý do là các quốc gia có thị trường phát thải các-bon sẽ bảo vệcác ngành sản xuất trong nước bị ảnh hưởng do giá phát thải các-bon với việc đánhthuế các-bon đối với các sản phẩm nhập khẩu để hạn chế cạnh tranh hoặc thiết lập cácquy định, tiêu chuẩn về các-bon thấp đối với sản phẩm nhập khẩu.

1.4 Tuy nhiên, việc xây dựng thị trường phát thải các-bon tại Việt Nam phải cân nhắc dựa trên rất nhiều yếu tố Từ kinh nghiệm thực tiễn trong xây

dựng và vận hành thị trường phát thải các-bon của các nước và thực trạng giảmthiểu BĐKH của Việt Nam trong những năm qua, việc xây dựng thị trường phát thảicác-bon cần được cân nhắc dựa trên các đánh giá mang tính khoa học và thực tiễnvề: (1) hiệu quả vận hành của mô hình đó là góp phần giảm phát thải các-bon chodoanh nghiệp với chi phí thấp nhất, đảm bảo giá phát thải các-bon trên thị trườngluôn ổn định và là tín hiệu quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn các phương án kinhdoanh tối ưu, trong đó về dài hạn sẽ thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến công nghệ vàchuyển dịch sang sử dụng các nguồn năng lượng có phát thải các-bon thấp; (2) việcvận hành thị trường phải có hiệu quả về mặt chi phí (các chi phí bỏ ra để vận hànhthị trường như chi phí kiểm tra, giám sát, theo giõi, thực hiện các giao dịch, duy trì

hệ thống…phải không quá cao so với nguồn thu thu về từ thị trường); (3) các tácđộng của việc xây dựng thị trường đối với doanh nghiệp và các bên liên quan là cóthể xử lý được (các vấn đề về gia tăng giá hàng hóa của doanh nghiệp làm giảmcạnh tranh, giá hàng hóa liên quan tăng ảnh hưởng đến người nghèo, các tác động

về việc làm trong các ngành bị ảnh hưởng…) Chính vậy, việc thực hiện Luận án

“Phát triển thị trường phát thải các-bon ở Việt Nam” là rất cần thiết.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu chung: Làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của việc hình thànhphát triển thị trường phát thải các-bon và đề xuất về thiết kế mô hình và tổ chức vậnhành mô hình thị trường phát thải các-bon phù hợp với điều kiện của Việt Nam

- Mục tiêu cụ thể:

+ Làm rõ cơ sở khoa học về phát triển thị trường phát thải các-bon

Trang 14

+ Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển thị trường phát thải các-bon ởViệt Nam.

+ Đề xuất lựa chọn mô hình và thiết kế thị trường phát thải các-bon phù hợpvới điều kiện của Việt Nam

3 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là thị trường phát thải các-bon, mô hìnhthiết kế và vận hành thị trường phát thải các-bon

- Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của Luận án tập trung các nội dung liên quan đến pháttriển thị trường phát thải các-bon từ năm 2007 đến nay

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn, điểm mới của Luận án

- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án

Luận án đã cung cấp được một cách đầy đủ về cơ sở khoa học của việc xâydựng thị trường phát thải các-bon và đưa ra được những khuyến nghị về việc xâydựng mô hình thị trường phát thải các-bon phù hợp với điều kiện của Việt Nam đểthực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính

+ Về mặt khoa học: Việc thực hiện luận án đã có đóng góp trong việc tổnghợp lại được toàn bộ cơ sở khoa học hình thành của thị trường phát thải các-bon

+ Về mặt thực tiễn, Luận án đã có đóng góp trong việc đưa ra đề xuất được

mô hình thiết kế và vận hành thị trường phát thải các-bon cho Việt Nam,

- Những điểm mới của Luận án

+ Luận án đã hệ thống hóa cơ sở khoa học của việc hình thành thị trườngphát thải các-bon; mô hình và cách thức thiết kế, vận hành thị trường phát thải các-bon, kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

+ Luận án đã rà soát, đánh giá thực trạng về biến đổi khí hậu, các chính sách

về biến đổi khí hậu và quá trình tham gia vào thị trường phát thải các bọn của ViệtNam; Đã đưa ra được các phân tích, đánh giá tiềm năng và điều kiện phát triển thịtrường phát thải các-bon tại Việt Nam

Trang 15

+ Luận án đã đưa ra được các phân tích, đánh giá về xu hướng phát triển thịtrường phát thải các-bon trong tương lai; đề xuất mô hình thiết kế, giải pháp và cáckiến nghị để thiết lập và vận hành thị trường phát thải các-bon tại Việt Nam.

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tại bàn Đây là phương pháp được thực hiện chủ

yếu để sưu tầm tài liệu từ các nguồn internet, thư viện, các tổ chức cơ quan có liênquan, tổng hợp các nghiên cứu đã có trước đây để xây dựng cơ sở lý luận và tập hợpcác chính sách hiện có và các số liệu về diễn biến về phát thải nhà kính ở Việt Namtrong giai đoạn vừa qua Phương pháp này được vận dụng để thực hiện ở tất cả cácchương, đặc biệt là Phần tổng quan, chương 1 và chương 2

- Phương pháp mô hình: sử dụng mô hình phân tích SWOT để xác định các

điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của việc thiết lập thị trường phát thảicác-bon tại Việt Nam Đây là phương pháp được áp dụng ở chương 2 (chi tiết đượcthực hiện ở Chương 2)

- Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu: Đây là phương pháp được sửdụng trong hầu hết các chương/phần của Luận án Tiến sỹ, đặc biệt là đối vớiChương 2 về việc thu thập, phân tích các yếu tố phục vụ cho phân tích SWOT

- Phương pháp phỏng vấn sâu, đối với chuyên gia: Đây là phương pháp

đánh giá mang tính định tính để thu thập các đánh giá của các chuyên gia có kinhnghiệm trong lĩnh vực kinh tế, biến đổi khí hậu và các chuyên gia về thị trường.Chẳng hạn các yếu tố liên quan đến dự báo những tác động và các vấn đề có khảnăng xảy ra trong tương lai, các dự báo về nhu cầu và xu hướng phát triển của thịtrường phát thải các-bon trong tương lai, các ý kiến về lựa chọn mô hình tổ chức thịtrường, các lĩnh vực ưu tiên để xây dựng mô hình… Đây cũng là phương pháp đượcthực hiện chính ở chương 2 và 3, đặc biệt là kết hợp phương pháp này để triển khai

mô hình phân tích SWOT ở chương 2

- Phương pháp so sánh Mục đích của phương pháp này chính là xem xét

mối tương quan của việc hình thành thị trường phát thải các-bon tại Việt Nam sovới các nước khác, để nhìn ra các lợi thế và những bất lợi của Việt Nam Phương

Trang 16

pháp cũng góp phần vào việc đánh giá được các điều kiện cần và đủ của Việt Namđối với xây dựng thị trường phát thải các-bon dựa trên so sánh các điều kiện tươngđồng và khác biệt đối với các quốc gia đã xây dựng thành công thị trường phát thảicác-bon Đây là phương pháp được áp dụng ở các chương, trong đó tập trung vàochương 2 và chương 3 để lựa chọn mô hình, phương thức vận hành, thiết kế môhình thị trường phát thải các bon ở Việt Nam.

- Phương pháp tiếp cận lịch sử và logic Mục tiêu của phương pháp là cung

cấp một bức tranh tổng thể về thị trường phát thải các-bon, qúa trình hình thành thịtrường, cách thức các nước ứng xử với vấn đề biến đổi khí hậu thông qua thiết lậpthị trường phát thải các-bon Phương pháp cũng sẽ cung cấp những mối liên hệmang tính logic của vấn đề đối với trường hợp của Việt Nam và vì sao Việt Namnên xem xét xây dưng thị trường phát thải các-bon Đây là phương pháp được sửdung xuyên suốt của quá trình thực hiện Luận án

- Phương pháp hội nghị, hội thảo Đây là phương pháp được thực hiện với

mục tiêu công bố các kết quả nghiên cứu và lấy ý kiến đánh giá, phản biện của hộiđồng và các khách mời liên quan để điều chỉnh và hoàn thiện luận văn Phươngpháp này cũng góp phần củng cố các kết quả nghiên cứu để đánh giá mức độ đápứng đến đâu của luận án để có những bổ sung, điều chỉnh kịp thời

6 Kết cấu của Luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phần tổng quan tình hình nghiên cứu trong vàngoài nước, Phần Danh mục các công trình nghiên cứu và Tài liệu tham khảo, Luận

án bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học về phát triển thị trường phát thải các-bon

Chương 2: Thực trạng và tiềm năng phát triển thị trường phát thải các-bon ởViệt Nam

Chương 3: Đề xuất lựa chọn mô hình và thiết kế thị trường phát thải các-bonphù hợp với điều kiện của Việt Nam

Trang 17

PHẦN TỔNG QUAN:

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

A Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của Luận án ở ngoài nước:

- Định giá phát thải các-bon thông qua thuế các-bon hoặc thị trường phát thải các-bon được áp dụng theo lý thuyết về tính tối ưu của sử dụng công cụ trong xử lý các vấn đề ngoại ứng Nghiên cứu của Kindleberger (1986) về

“International public goods without international government”, cho rằng biến đổi

khí hậu (BĐKH) là một thất bại thị trường của vấn đề ngoại ứng tiêu cực từ hànghóa công cộng là khí hậu, nhưng phức tạp hơn nhiều so với các ngoại ứng tiêu cực

khác (như ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông) bởi nó là vấn đề ngoại ứng toàn cầu (một hoặc một vài quốc gia xả thải nhưng toàn cầu chịu ảnh hưởng) và ngoại ứng liên thế hệ (thế hệ trước xả thải và thế hệ sau chịu hậu quả) Giải quyết ngoại

ứng do BĐKH thông qua công cụ kinh tế đó chính là việc thực hiện nguyên tắc ngườigây thiệt hại phải trả tiền để điều chỉnh hành vi ra quyết định của doanh nghiệp

Nghiên cứu của Pizer (2012) về “Combining price and quantity controls to mitigate global climate change” chỉ ra rằng lý thuyết về định giá phát thải các-bon

dựa trên khái niệm cơ bản về sử dụng thuế để nội hóa các chi phí của ngoại ứng vớinguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, tạo ra các tín hiệu về giá cho doanhnghiệp ra quyết định giảm phát thải một cách hiệu quả Lý thuyết này đã được pháttriển bởi Pigou thông qua định giá ngoại ứng do ô nhiễm và nội ứng chi phí ô nhiễmvào trong giá cả của sản phẩm để phản ảnh chi phí cận biên của sản xuất ra sản phẩm

Theo nghiên cứu “To Tax or Not to Tax: Alternative Approaches to Slowing Global Warming” của Nordhaus (2007) thì có 04 nhóm công cụ để giải quyết vấn

đề giảm thiểu khí thải nhà kính gây BĐKH, gồm: (1) Công cụ kiểm soát và mệnhlênh (đưa ra các quy định, tiêu chuẩn bắt buộc thực hiện, các xử phạt buộc phải thựcthi về mức phát thải tuyệt đối, tiêu chuẩn năng lượng hay tiêu chuẩn về công nghệphát thải); (2) Công cụ kinh tế (đánh thuế, phí và các khuyến khích ưu đãi liên quanđến việc doanh nghiệp được lựa chọn các giải pháp liên quan đến chi phí – lợi ích

Trang 18

của việc thực hiện); (3) Công cụ tự nguyện; và (4) Công cụ mềm (giáo dục và đàotạo, nâng cao nhận thức, cung cấp thông tin ) Các công cụ này đều có các ưu,nhược điểm riêng và phù hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể.

Weitzman (2011) trong nghiên cứu về “Fat-tailed uncertainty in the economics of catastrophic climate change” đã cho rằng, định giá các-bon được xem

là công cụ giảm thiểu phát thải linh hoạt nhất, hiệu quả nhất và chi phí thấp nhất sovới các công cụ khác vì nó cho phép doanh nghiệp được lựa chọn phương án giảmthiểu phát thải các-bon ở mức tối ưu với chi phí thấp nhất Stavin (2008) trong

nghiên cứu về “Addressing climate change with a comprehensive US cap ‐and‐trade system” đã chỉ ra rằng các công cụ như mệnh lệnh và kiểm soát thường kém linh

hoạt trong việc thực hiện mục tiêu về giảm thiểu phát thải và không quan tâm đếnchi phí của các hoạt động giảm thiểu phát thải của doanh nghiệp, trong một sốtrường hợp, các công cụ này thông qua việc bắt buộc tất cả các doanh nghiệp trongngành hoặc các ngành phải cùng phải áp dụng một tiêu chuẩn phát thải chung, trongkhi các doanh nghiêp và các ngành này có nhiều khác biệt về mặt bằng công nghệtrong việc đảm bảo thực thi các tiêu chuẩn, do vậy sẽ dẫn đến một số doanhnghiệp/ngành sẽ dễ dàng thực thi; trong khi các doanh nghiệp/ngành khác sẽ rất khóthực thi thành công, và do đó dấn đến sự không công bằng đối với các doanhnghiệp/ngành trong thực thi chính sách và không hiệu quả về mặt chi phí đối vớitoàn ngành

Parker (2009) trong nghiên cứu về “The Little Climate Finance”, đã củng

cố thêm quan điểm này với việc chỉ ra công cụ định giá phát thải thông qua thịtrường sẽ cho phép các doanh nghiệp với các chi phí giảm thiểu phát thải khác nhauthực hiện các trao đổi mua bán về hạn mức phát thải trên thị trường, qua đó, doanhnghiệp giảm thiểu phát thải với chi phí cao do hạn chế của cải tiến công nghệ sẽmua phát thải của doanh nghiệp giảm phát thải với mức chi phí thấp với mức giáthấp hơn mức giá mà doanh nghiệp phải cải tiến công nghệ Do vậy, sẽ đạt đượcmức tối ưu trên thị trường đó là nhà nước đạt được mục tiêu cắt giảm phát thải vàdoanh nghiệp đạt được mức cắt giảm với chi phí tối ưu

Trang 19

Tuy nhiên theo Sebastina (2010) trong nghiên cứu về “New and old market ‐ based instruments for climate change policy” thì công cụ giảm thiểu phát thông qua

thị trường cũng có một số hạn chế nhất định, chẳng hạn vấn đề về kiểm soát, đolường và xác định mức độ ô nhiễm của các doanh nghiệp trong hệ thống; xác địnhđược mức độ cắt giảm tối ưu phù hợp cho toàn bộ nền kinh tế; lựa chọn mô hìnhthiết kế và vận hành hệ thống một các có hiệu quả, ứng phó với các bất ổn không dựđoán được trong tương lai, chẳng hạn suy thoái kinh tế có thể làm giảm sản xuất vàdoanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất, do đó, giảm thiểu ô nhiễm được thực hiện màkhông cần thông qua công cụ định giá

Nghiên cứu của Böhringer (2012) đã sử dụng mô hình CGE để đánh giá tácđộng của hình thành EU-ETS với việc tập trung vào 7 ngành kinh tế và 15 nền kinh

tế thuộc EU Kết quả của nghiên cứu cho thấy, hạn mức phát thải được mua bán trongngành điện giữa các quốc gia thuộc EU sẽ mang lại hiệu quả cao nhất, thay vì chỉ tậptrung vào thị trường nội địa của từng quốc gia, đồng thời, việc phân bổ phát thải chodoanh nghiệp nên thông qua đấu giá hơn là phân bổ miễn phí cho doanh nghiệp

Một số nghiên cứu định lượng về đánh giá hiệu quả của thị trường phát thảicác-bon cũng đã củng cố thêm các quan điểm như trên Nghiên cứu của Mahinda

(2015) về “A Dynamic Evaluation of the Impacts of an Emissions Trading Scheme

on the Australian Economy and Emissions Levels” thông qua việc sử dụng mô hình

Monash mở rộng về tác động của việc xây dựng ETS của Úc đối với thực hiện mụctiêu giảm phát thải và nền kinh tế của Úc cho thấy, để đạt được mục tiêu giảm phátthải vào năm 2030, các tác động và chi phí đánh đổi là có thể chấp nhận được Theokết quả của mô hình, giá phát thải các-bon trên thị trường sẽ tăng từ 4,6 đô la Úc/tấnphát thải các-bon lên 13,3 đô la Úc/tấn vào năm 2020 và 43,5 đô la Úc/tấn vào năm

2030 Nếu so với phương án thông thường (Bussiness as usual - BAU) thì tốc độtăng trưởng kinh tế sẽ giảm 0,77% và 1,84% vào các năm tương ứng là 2020 và

2030, thu nhập của các hộ gia đình và phúc lợi cũng sẽ bị sụt giảm do giá tăng, đặcbiệt là nhóm người nghèo, tiêu dùng cá nhân cũng sẽ có xu hướng giảm, đặc biệt làtiêu thụ điện Kết quả của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các ngành công nghiệp có

Trang 20

chi phí giảm phát thải các-bon cao sẽ là người mua chính phát thải các-bon là ngànhnhiệt điện, ngành nông nghiệp, tiếp đến là các ngành khác như hóa chất, xi măng,thép, công nghiệp chế tạo, trong khi các ngành có chi phí giảm phát thải các-bonthấp sẽ là người bán phát thải các-bon chủ yếu là ngành dệt may, da dày, đồ uống,

đồ gỗ, giao thông, phân phối điện Báo cáo cũng chỉ ra rằng, một số ngành côngnghiệp sẽ giảm quy mô như ngành năng lượng do cầu về năng lượng sẽ giảm nhưngành than, ngành sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch, do đó, lao động sẽ giảmtrong các ngành này và sẽ gia tăng trong ngành công nghiệp năng lượng tái tạo

Nghiên cứu của Adams (2007) về “An Emissions Trading Scheme for Australia: National and Regional Impacts” đã ước lượng chi phí của việc hình thành ETS của

Úc với kịch bản đến năm 2030 để đưa ra các khuyến nghị chính sách để thực hiệnthông qua sử dụng mô hình dự báo liên vùng (the Multi-Regional Forecasting -MMRF) với sự tham gia của 52 ngành công nghiệp, 56 loại hàng hóa và 56 tiểuvùng thuộc Úc Kết quả của mô hình cho thấy, giá phát thải các-bon sẽ tăng từ 18,3

đô la Úc từ năm 2010 lên 50,2 đô la Úc vào năm 2030, trong khi tăng trưởng kinh tế

sẽ vẫn tiếp tục ổn định, đồng thời Úc sẽ cần mua 50% phát thải cho phép từ thịtrường quốc tế để giảm thiểu chi phí cho các doanh nghiệp trong nước

- Thị trường phát thải bon là một lựa chọn để định giá phát thải bon linh hoạt hơn so với thuế các-bon do cơ chế hoạt động linh hoạt hơn Theo

các-Goulder (2006) tại nghiên cứu “The economics of climate change”; Neuhoff (2008) trong nghiên cứu “Tackling Các-bon, How to Price Các-bon for Climate Policy” thì

định giá phát thải các-bon có thể được lựa chọn để góp phần giảm thiểu phát thảikhí nhà kính của Chính phủ thông qua 02 nhóm công cụ: (1) Thuế phát thải các-bon

và (2) Thị trường phát thải các-bon Thuế phát thải các-bon và thị trường phát thảicác-bon là hai công cụ tương đương nhau khi đều đưa ra một mức giá cho phát thảicác-bon cho toàn nền kinh tế ở mức chi phí hiệu quả nhất và công bằng nhất Tuynhiên, chúng khác nhau về tác động dưới ảnh hưởng của các yếu tố bất định trongnền kinh tế và khả năng kiểm soát mục tiêu giảm thiểu khí thải

Trang 21

- Thị trường phát thải các-bon tạo ra áp lực và tín hiệu thị trường cho doanh nghiệp lựa chọn phương án giảm phát thải theo hướng có lợi nhất.

Nghiên cứu của Smale (2006) về “The impact of CO2 emissions trading on firm profits and market prices” và nghiên cứu của Smale (2006) về “The impact of CO2 emissions trading on firm profits and market prices” cho rằng xử lý vấn đề phát thải

các-bon sẽ được thực hiện tốt nhất thông qua công cụ thị trường với việc hình thànhthị trường phát thải các-bon để tạo ra các tín hiệu thị trường, nhằm mang đến sự lựachọn tối ưu cho doanh nghiệp và người tiêu dùng Lý do là, với một mức giá phátthải các-bon được áp lên các hàng hóa và dịch vụ phát thải các-bon cao, các nhàkinh doanh sẽ chuyển hướng sang sử dụng công nghệ phát thải các-bon thấp haynăng lượng phát thải các-bon thấp, trong khi người tiêu dùng sẽ chuyển sang thịtrường các sản phẩm phát thải các-bon thấp bởi vì giá cả thấp hơn Các nghiên cứunày khẳng định rằng, định giá phát thải các-bon có tác động tích cực trong việc thúcđẩy doanh nghiệp đầu tư vào các sáng kiến công nghệ phát thải các-bon thấp để cóthể giảm thiểu phát thải các-bon ở mức cao hơn với chi phí rẻ hơn so với giá phát

thải các-bon trên thị trường

Các nghiên cứu của Garnaut (2008) tại nghiên cứu “The Garnaut Climate Change Review” và Diekman (2013), tại nghiên cứu “EU Emissions Trading: The Need for Cap Adjustment in Response to External Shocks and Unexpected Developments” và Laing (2013) trong nghiên cứu về “International Experience with Emissions Trading Climate Strategies” cho rằng phát triển thị trường phát thải các-

bon thông qua các tín hiệu về giá để phản ảnh đúng các thay đổi của môi trường kinh

tế vỹ mô và sẽ cho phép doanh nghiệp ra quyết định một cách linh hoạt về “như thế nào- ở đâu- và khi nào” thì quyết định cắt giảm phát thải các-bon được thực hiện, mà

vẫn cung cấp được các cơ hội và khuyến khích cho giảm thiểu ở mức chi phí thấpnhất Các tín hiệu về giá phát thải các-bon sẽ phản ảnh các thiệt hại cận biên gây rabởi phát thải các-bon và sẽ phản ảnh các thiệt hại tăng lên theo thời gian khi khốilượng phát thải các-bon trên trái đất ngày càng gia tăng Do đó, về dài hạn, ETS sẽ cótác động dịch chuyển nền kinh tế phát triển theo hướng phát thải các-bon thấp

Trang 22

- Mặc dù có cùng cơ chế tác động, cơ chế vận hành, tuy nhiên việc thiết kế thị trường phát thải các-bon lại không giống nhau giữa các thị trường và nền kinh tế theo các cấp độ khác nhau Nghiên cứu của Fuessler (2012) về “Chile

PMR Activity 1 MRV, Compliance and Registry”; nghiên cứu của Kachi (2013)

về “ Carbon Market Oversight Primer” cho rằng tổ chức mô hình thị trường sẽ phải

cân nhắc đến việc thiết lập hạn mức phát thải và cách thức kiểm soát và sử dụng quacác thời kỳ, kiểm soát giá phát thải các-bon, cơ chế linh hoạt của thị trường, MRV,xác định hạn mức phát thải, tổ chức lựa chọn ngành, loại khí thải nhà kính được đưavào thị trường…

+ Về cơ chế phân bổ phát thải các-bon: Theo Goes (2010) trong nghiên cứu

về “New and old market-based instruments for climate change policy”; nghiên cứu của Aldy (2012) về “The promise and problems of pricing các-bon: theory and experience” và Haites (2013) trong nghiên cứu “Lessons learned from linking emissions trading systems: General principles and applications” thì thị trường phát

thải các-bon được thiết kế thông qua công cụ “cap and trade”, tức là ấn định tổnglượng phát thải mong muốn trong một thời kỳ nhất định (cap) và đưa ra thị trường

để tiến hành các hoạt động mua bán (trade) thông qua đấu giá thông qua các giaodịch giữa các doanh nghiệp trên thị trường Theo đó, hạn mức phát thải mà doanhnghiệp nhận được có thể là thông qua thị trường mà tất cả phát thải mục tiêu trongmột thời kỳ sẽ được đem đấu giá trên thị trường hoặc được phân bổ theo hướng cácdoanh nghiệp sẽ được phân bổ miễn phí một mức phát thải nhất định (thấp hơn sovới mức phát thải thực tế của doanh nghiệp) và một phần còn lại sẽ đem đấu giátrên thị trường

+ Về cơ chế linh hoạt trọng sử dụng hạn mức phát thải: Kachi (2015) tại

nghiên cứu “ Linking Emissions Trading Systems: A Summary of Current Research”

chỉ ra rằng trong một số trường hợp, khi thị trường không toàn dụng, một số doanhnghiệp sẽ dư thừa mức phát thải cho phép hoặc một số doanh nghiệp sẽ không có đủhạn mức phát thải cho phép, các thị trường có thể thiết kế cơ chế vay và gửi ngânhàng đối với các phát thải dư thừa hay thiếu hụt Theo các nghiên cứu của Schneck

Trang 23

(2011) về “Financial Market Reform and the Implications for Carbon Trading” và nghiên cứu của Trotignon (2011) về “Combining cap-and-trade with offsets: Lessons from the CER use in the EU ETS in 2008 and 2009” thì hạn mức phát thải mà doanh

nghiệp sở hữu có thể quy định theo hướng có giá trị trong một thời kì xác địnhthường là một năm hoặc có giá trị trong thời kỳ dài để cho phép doanh nghiệp có thểgửi ngân hàng phát thải mà doanh nghiệp không dùng đến để dùng trong tương lai,hoặc doanh nghiệp có thể vay mượn mức phát thải và sẽ trả trong tương lai

+ Về lựa chọn các ngành tham gia: Các nghiên cứu của Newell (2013) về

“Carbon markets 15 years after kyoto: Lessons learned, new challenges”; nghiên cứu của Diekman (2013) về “EU Emissions Trading: The Need for Cap Adjustment

in Response to External Shocks and Unexpected Developments” và nghiên cứu của Daskalakis (2009) về “Modeling CO2 emission allowance prices and derivatives: Evidence from the European trading scheme” cho thấy, hiện nay các nguồn gây

phát thải các-bon tập trung vào ngành sản xuất năng lượng từ nguyên liệu hóathạch, từ sản xuất công nghiệp trong các lĩnh vực như sắt thép, hóa chất; trong lĩnhvực xây dựng và giao thông, sản xuất điện từ đốt tham, lĩnh vực hàng không Để cóthể phát triển được thị trường phát thải các-bon, yếu tố đầu tiên quan trọng đó lànguồn phát thải phải có thể đo đạc được, có thể kiểm soát được một cách chính xác;nguồn phát thải phải đủ lớn để doanh nghiệp phải buộc giảm thiểu; quốc gia/vùnglãnh thổ phải có mục tiêu về cắt giảm phát thải Do vậy, mặc dù mục tiêu cuối cùng

là giảm thiểu phát thải các-bon, mỗi thị trường tùy theo tính chất về cấu trúc củanền kinh tế, cách thức tổ chức sản xuất của các ngành công nghiệp mà lựa chọn các

ngành tham gia thị trường khác nhau

+ Về lựa chọn cơ chế hình thành giá phát thải các-bon trên thị trường: Dùcũng có đích đến cuối cùng là hình thành nên giá phát thải các-bon trên thị trườngthì cơ chế hình thành giá của các thị trường các-bon là khác nhau và tùy thuộc vàocách thức thiết kế của mỗi thị trường Theo các nghiên cứu của Kopp (2008) về

“Allowance allocation: Assessing U.S Climate Policy Options”, Lopomo (2011)

về “Carbon Allowance Auction Design: An Assessment of Options for the U.S”,

Trang 24

Nazifi (2013) về “Modelling the price spread between EUA and CER carbon prices” và Neuhoff (2008) về “The Role of Auctions for Emissions Trading” thì cho

đến thời điểm hiện tại, có 03 cách thức hình thành giá phát thải các-bon trên thịtrường như sau:

(1) Thị trường tự do, giá cả các-bon trên thị trường sẽ do quan hệ cung cầuquyết định

(2) Thị trường có can thiệp của chính phủ, thông qua thiết lập giá trần hoặcgiá sàn để đảm bảo giá các-bon sẽ giao động trong một phạm vi mà chính phủ mongmuốn để hạn chế các bất ổn thị trường có thể làm sụp đổ thị trường

(3) Thị trường phát thải các-bon các giai đoạn, trong đó, giai đoạn đầu sẽ vậnhành dưới hình thức thuế phát thải các-bon, và sau khi thị trường ổn định sẽ áp dụngthị trường tự do hoặc thị trường có giá trần hoặc giá sàn

- Thị trường phát thải các-bon được thiết kế theo các mô hình khác nhau

và phát triển theo các cấp độ thị trường khác nhau Theo Kindleberger (1986) tại

nghiên cứu về “International public goods without international government”; Gilbert (2014) tại nghiên cứu “Cap-Setting, Price Uncertainty and Investment Decisions in Emissions Trading Systems” và Ellerman (2010), tại nghiên cứu

“Pricing các-bon: the European Union emissions trading scheme” thì mặc dù hình

thức hoạt động và mục tiêu hướng tới của phát triển thị trường phát thải các-bon làgiống nhau thì thực tế hiện nay, có rất nhiều mô hình tổ chức thị trường phát thảicác-bon được thiết kế phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng quốc gia vàvùng lãnh thổ Theo đó, hiện nay thị trường phát thải các-bon được chia ra làm 05cấp độ thị trường, gồm có:

(1) Cấp độ toàn cầu: thông qua khuôn khổ nghị định thư Kyoto với cơ chế vềthị trường cùng thực hiện giữa các quốc gia phát triển có nghĩa vụ phải giảm thiểukhí thải (Joint Implementation - JI) và cơ chế phát triển thị trường giữa các quốc giaphát triển phải giảm thiểu khí thải và quốc gia đang phát triển không phải giảmthiểu khí thải (CDM, REDD+…)

Trang 25

(2) Cấp độ khu vực/vùng: Hình thành một thị trường chung cho các quốc giatrong cùng một khu vực địa lý như trường hợp của EU; hay trường hợp của Hoa Kỳ

(5) Thị trường theo ngành: thị trường trong các ngành thâm dụng nănglượng, ví dụ ngành năng lượng, ngành sản xuất sắt thép, ngành hàng không…nhưtrường hợp của Trung Quốc đối với ngành điện

Theo các báo cáo “An Introduction to Emission Trading Schemes”; “Emissions Trading Worldwide - ICAP Status Report” của The International Các-bon Action Partnership (2015, 2016, 2017), báo cáo của World Bank (2014) về “State and Trends

of Các-bon Pricing 2014” và nghiên cứu của Newell (2013) về “Carbon markets 15 years after kyoto: Lessons learned, new challenges”; nghiên cứu của Kossoy (2014) về

“State and Trends of Carbon Pricing”, thì phạm vi thị trường cho các trao đổi thương

mại các-bon của các cấp độ này có thể chia làm 3 nhóm:

(1) Doanh nghiệp chỉ được hoạt động trong phạm vi ngành/quốc gia hoặcvùng lãnh thổ xác định đã hình thành thị trường nội địa

(2) Doanh nghiệp thuộc các thị trường phát thải các-bon nội địa khác nhaunhư thị trường phát thải các-bon ở các quốc gia, vùng lãnh thổ có thể liên kết vớinhau để cho phép các doanh nghiệp trong các thị trường này trao đổi, mua bán tínchỉ các-bon với nhau, do đó làm gia tăng độ linh hoạt và mức độ lựa chọn phát thảivới mức tối ưu hơn với chỉ trong khuôn khổ thị trường nội địa Mức độ liên kết nàyđặc biệt hiệu quả nếu các thị trường là khác biệt về trình độ phát triển, công nghệ và

Trang 26

mức độ tham vọng trong giảm thiểu ô nhiễm do có sự khác biệt lớn về công nghệ vàcác sự lựa chọn khác về nguồn năng lượng sạch thay thế…

(3) Doanh nghiệp giữa khu vực có thị trường phát thải các-bon nội địa vàkhu vực chưa hình thành thị trường phát thải các-bon ở phạm vi toàn cầu: cách thứchoạt động là doanh nghiệp có thể vươn ra ngoài thị trường trong lãnh thổ và muabán các tín chỉ các-bon ở các thị trường khác để đảm bảo thực hiện hạn mức phátthải cho phép trong phạm vi hoạt động của doanh nghiệp ở tại một vùng lãnh thổxác định thông qua cơ chế CDM hoặc REDD+

- Việc xây dựng và vận hành thị trường phát thải các-bon trong thực tế dù

có khác nhau giữa các thị trường thì đều đã có đóng góp cho giảm thiểu phát thải các-bon Nghiên cứu của Newell (2012) về “Carbon Markets: Past, Present,

and Future Resources for the Future”; nghiên cứu của Kopp (2015) tại công trình

“Allowance allocation: Assessing U.S Climate Policy Options”; nghiên cứu của Lopomo (2011) về “ Carbon Allowance Auction Design: An Assessment of Options for the U.S” và nghiên cứu của Scotney (2015) tại công trình “Carbon Markets and Climate Policy in China” cho thấy việc vận hành thị trường phát thải các-bon tại

Hoa Kỳ trong việc kiểm soát SO2 đã tiết kiệm được 1 tỷ USD chi phí hằng năm sovới các công cụ quy định tiêu chuẩn Ngoài ra, lợi ích thu về từ vận hành hệ thốngnày lớn gấp 6 lần so với chi phí bỏ ra do giảm chi phí bệnh tật, năng suất lao động

do ô nhiễm khí thải mang đến; EU-ETS CO2 đã giảm khoảng 19% trong giai đoạn2005-2013, trong đó, 60% giảm đến từ việc sử dụng năng lượng tái tạo thay thế và

sử dụng hiệu quả năng lượng Thực tế, EU- ETS đã góp phần thực hiện mục tiêugiảm tới 3% tổng phát thải của EU giai đoạn II, trong khi RGGI đóng góp tới 28%,Tokyo- ETS là 28%

- Việc xây dựng thị trường phát thải các-bon cần được phối hợp với các nhóm công cụ chính sách khác để hạn chế những tác động không mong muốn

và đảm bảo tính hiệu quả trong ứng phó với giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

Nghiên cứu của Pizer, W.A (2008) về “ Scope and point of regulation for pricing policies to reduce fossil fuel CO2 Emissions Resources for the Future” cho rằng,

Trang 27

cần phải phối hợp nhóm chính sách trong vận hành ETS Nguyên nhân là do ETS

không phải lúc nào cũng hoạt động hiệu quả bởi các giới hạn về tính hoàn hảo củathị trường cũng như khả năng công nghệ Do vậy, cần phải kết hợp các công cụ thịtrường này với các công cụ hành chính - mệnh lệnh cũng như công cụ giáo dục vàcác khuyến khích tài chính như thuế, phí, trợ cấp Theo Pizzer, việc sử dụng cáccông cụ hành chính - mệnh lệnh như các quy định tuyệt đối về mức độ phát thải khínhà kính là điều kiện cần cho thực hiện thị trường phát thải các-bon Lý do là thịtrường phát thải các-bon chỉ thực sự hoạt động hiệu quả khi có sự khan hiếm vềcung và sự dư thừa về cầu, mối quan hệ này sẽ tạo ra giá cả cạnh tranh trên thịtrường Sự khan hiếm về cung chỉ được hình thành khi mà Chính phủ áp dụng công

cụ cắt giảm tuyệt đối đối với khí thải các-bon đối với mỗi doanh nghiệp, và đặt racác áp lực đối với doanh nghiệp phải tham gia thị trường để mua tín chỉ phát thảihoặc phải cải tiến công nghệ hay chuyển đổi mô hình sử dụng năng lượng hóa thạchsang các nguồn năng lượng sạch

Nghiên cứu của Nordhaus (2001) về “Climate change: Global warming economics” chỉ ra rằng, việc định giá phát thải các-bon và nội hóa các chi phí do tác

động của BDKH vào giá cả của sản phẩm sẽ làm gia tăng giá của sản phẩm trên thịtrường, do vậy, sẽ làm giảm cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường do kháchhàng sẽ chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế Về dài hạn, doanh nghiệp phảicải tiến công nghệ để hoặc chuyển sang các nguồn năng lượng sạch thay thế để hạnchế mức phát thải để giảm thiểu chi phí phải trả do tác động của phát thải khí nhàkính từ doanh nghiệp, do đó Chính phủ cần phải thiết lập các chính sách để hỗ trợdoanh nghiệp phát triển và sử dụng năng lượng sạch Ngoài ra, việc giá cả hàng hóagia tăng do doanh nghiệp phải trả chi phí cho phát thải các-bon sẽ ảnh hưởng nhiềunhất đến nhóm đối tượng là người nghèo, do đó, Chính phủ cũng cần thiết kế cácchính sách hỗ trợ người nghèo

- Cho đến nay, việc xây dựng và vận hành thị trường phát thải các-bon trên thế giới vẫn chưa xác định được mô hình tối ưu Nghiên cứu của Laing

(2013) về “International Experience with Emissions Trading Climate Strategies”;

Trang 28

nghiên cứu của Schneck (2011) về “Financial Market Reform and the Implications for Carbon Trading” và nghiên cứu của Trotignon (2011) về “Combining cap-and- trade with offsets: Lessons from the CER use in the EU ETS in 2008 and 2009” đã

chỉ rằng, hiện nay các thị trường phát thải các-bon trên thế giới đều gặp những vấn

đề và quá trình vận hành vẫn phải luôn tiếp tục được cải thiện Ví dụ, EU-ETS đanghoạt động ở giai đoạn thứ III, tuy nhiên, vẫn gặp các vấn đề về ổn định giá của phátthải các-bon trên thị trường Thực tế, không phải mô hình ETS thành công ở thịtrường này thì có thể thành công ở thị trường khác do tính chất của các thị trường làkhác nhau do việc thiết lập một ETS cần phải trải qua rất nhiều giai đoạn như thiếtlập hạn mức phát thải và cách thức kiểm soát và sử dụng qua các thời kỳ, kiểm soátgiá các-bon, lựa chọn các ngành, loại phát thải tham gia, xây dựng cơ chế MRV…,các yếu tố này đều rất khác nhau giữa các thị trường tùy theo mức độ phát triển vàcấu trúc nền kinh tế, thể chế chính trị, tổ chức quản trị nhà nước Nghiên cứu của

Fuessler (2012) về “ MRV, Compliance and Registry Infras, Deuman and Perspectives” cho rằng để đảm bảo việc hình thành và vận hành thành công thị

trường phát thải các-bon, yếu tố đầu tiên quan trọng đó là nguồn phát thải phải cóthể đo đạc được, có thể kiểm soát được một cách chính xác; nguồn phát thải phải đủlớn để doanh nghiệp phải buộc giảm thiểu; quốc gia/vùng lãnh thổ phải có mục tiêu

về cắt giảm phát thải

B Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của Luận án ở trong nước:

Các nghiên cứu về thị trường phát thải các-bon ở Việt Nam diễn ra khá chậm

so với thế giới Tuy nhiên, việc triển khai các nghiên cứu về thị trường phát thải ônhiễm của Việt Nam đã được nhà khoa học trong nước thực hiện ở nhiều cấp độkhác nhau Đã có một số các nghiên cứu về thị trường phát thải các-bon, mặc dùkhông trực tiếp, nhưng đã có đề cập đến các nội dung liên quan đến phát triển thịtrường phát thải các-bon với tập trung vào một số vấn đề như thực trạng phát triểnthị trường phát thải các-bon toàn cầu, hiện trạng tham gia của Việt Nam qua các dự

án CDM, cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam; tiềm năng phát triển các dự án tạo

ra tín chỉ các-bon cho các hoạt động xử lý chất thải, các yêu cầu cần hỗ trợ từ các

Trang 29

nhà đầu tư và doanh nghiệp hướng tới hỗ trợ thực hiện thị trường phát thải các-bontrong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto; khả năng tham gia vào thị trường phát thảicác-bon toàn cầu đối với một số ngành như ngành như ngành lâm nghiệp của ViệtNam Một số nghiên cứu nổi bật gồm:

Nghiên cứu của Phạm Hương Giang (2011) về “Đánh giá hiện trạng tham gia thị trường phát thải các-bon thế giới của các doanh nghiệp ngành Công Thương và xu hướng, tiềm năng thị trường phát thải các-bon thế giới sau khi kết thúc Nghị định thư Kyoto” đã phân tích được các nội dung về thực trạng phát triển

thị trường phát thải các-bon toàn cầu, hiện trạng tham gia của Việt nam qua các dự

án CDM, chỉ ra các cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam Tuy nhiên, nghiên cứucũng chỉ mới dừng lại ở khía cạnh tham gia vào khuôn khổ thị trường phát thải các-bon toàn cầu trong thực hiện nghị định thư Kyoto và hướng tới góp phần hỗ trợ cácnước khác thưc hiện mục tiêu giảm thiểu phát thải bắt buộc tại quốc gia của họ, màchưa có những đề cấp có liên quan đến phát thải thị trường phát thải các-bon nội địacủa Việt Nam để giải quyết các vấn đề về giảm phát thải cho quốc gia

Nghiên cứu Trần Hữu Bưu (2013), “Đánh giá tiềm năng phát triển các dư

án tạo ra tín chỉ các-bon trong các hoạt động xử lý chất thải và đề xuất giải pháp hỗ trợ phát triển” đã đánh giá được tiềm năng phát triển các dự án tạo ra tín chỉ

các-bon cho các hoạt động xử lý chất thải, các yêu cầu cần hỗ trợ từ các nhà đầu tư

và doanh nghiệp Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ đề cập đến việc hướng tới hỗ trợ thựchiện thị trường phát thải các-bon trong khuôn khổ nghị định thư Kyoto, do đó, kếtquả cũng chưa có được các đóng góp có liên quan đến hình thành thị trường phátthải các-bon nội địa và giải quyết các vấn đề về giảm phát thải cho các doanhnghiệp trong nước

Nghiên cứu của Phạm Thị Nga (2014) về “Một số cơ chế mua bán phát thải các-bon trên thế giới” đã tổng hợp lại được về thị trường phát thải các-bon của EU,

Trung Quốc về thiết kế thị trường, các điều chỉnh qua các giai đoạn, cũng như đưa

ra một số nhận định, đánh giá về những thành tựu, hạn chế của các quốc gia nàytrong việc vận hành thị trường và đưa ra khuyến nghị Việt Nam cần học hỏi kinh

Trang 30

nghiệm của các nước để đối phó với tình trạng ô nhiễm không khí do phát thải từcác cơ sở sản xuất công nghiệp trong một tương lai gần.

Nghiên cứu của Bùi Hoài Nam (2015) về “Một số vấn đề chung về thị trường phát thải” đã nghiên cứu, tổng hợp được các nội dung về sự hình thành của

thị trường phát thải, phân loại thị trường, hợp phần cơ bản của thị trường, cơ chếmua bán giấy phép của thị trường và đưa ra các nguyên tắc cho thị trường phát thảinhư tính toàn vẹn môi trường, hiệu quả kinh tế, tính minh bạch, sự công bằng…,đồng thời cũng đưa ra khuyến nghị đối với Việt Nam về việc nghiên cứu, xem xétphát triển và áp dụng thí điểm

Nghiên cứu của Phạm Thị Hiền (2016) về “Các yếu tố cần thiết để xây dưng thị trường mua bán quyền phát thải khí nhà kinh trong tương lai” đã tổng quan về

khái niệm, vai trò và các yếu tố cần thiết để xây dựng thị trường mua bán quyềnphát thải các-bon và đưa ra khuyến nghị về các yếu tố để xây dựng thị trường tạiViệt Nam, gồm: cần thiết lập một Mục tiêu cụ thể của quốc gia; xây dựng chínhsách quốc gia (quy định các mục tiêu giảm phát thải khí cho các ngành và các công

ty thử nghiệm; lựa chọn danh mục các nhà máy và công ty tiên phong, phân bổtrách nhiệm giảm phát thải; thiết lập hệ thống quản lý và cơ chế kiểm soát, áp dụngchính sách dựa trên thị trường Nhà nước chỉ quản lý, điều tiết, không can thiệp quásâu; tiến hành các chương trình thử nghiệm, có thể tại cấp vùng, cấp tỉnh trước.Đồng thời, ở cấp quốc gia có thể hình thành chính sách thuế carbon để tạo cơ sởđịnh giá carbon dùng làm mức tham chiếu cho thị trường; cho phép sáng tạo để thửnghiệm: đưa ra hơn 1 giải pháp hiệu quả, áp dụng công nghệ phần mềm và hệ thốngquản lý tiên tiến cho sàn giao dịch carbon tương tự sàn chứng khoán hoặc sàn hànghóa cho các giao dịch tuân thủ quy định và tạo thị trường và đảm bảo khung pháp lýcho các giao dịch tự nguyện ví dụ như bù trừ carbon…

Nghiên cứu của Vi Thùy Linh (2017) về “Thị trường phát thải các-bon và triển vọng tại Việt Nam” đã nêu lên được tổng quan về thực trạng về thực trạng phát

triển thị trường phát thải các-bon toàn cầu, và sau đó đi sâu vào phân tích khả năngtham gia vào thị trường phát thải các-bon toàn cầu đối với ngành lâm nghiệp của

Trang 31

Việt nam, và sau đó đưa ra một số đề xuất, giải pháp Tuy nhiên, nghiên cứu cũngchưa chỉ ra được việc xây dựng ETS nội địa cho các ngành sử dụng nhiều nănglượng hóa thach như ngành điện, sắt thép, xi măng.

Nghiên cứu của Trần Hoàn (2017) về “Kinh nghiêm quốc tế về phát triển thị trường phát thải các-bon và bài học cho Việt Nam” đã tổng hợp về mô hình, cách

thức vận hành thị trường phát thải các-bon tại Hoa Kỳ, EU và Trung Quốc; nhữngthành công, hạn chế và quá trình hoàn thiện hệ thống thị trường phát thải các-bontại các thị trường này, đồng thời đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Namtrong việc xem xét hình thành thị trường phát thải các-bon tại Việt Nam

C Đánh giá về các nghiên cứu có liên quan và xác định hướng nghiên cứu của Luận án:

Như đã tổng quan ở trên, các công trình đã công bố trong và ngoài nước liênquan tới chủ đề của Luận án có ý nghĩa tham khảo rất tốt với Nghiên cứu sinh khithực hiện Luận án

Kết quả tổng quan trên cũng cho thấy, các nghiên cứu quốc tế về thị trườngphát thải các-bon hiện nay là rất đa dạng và đã phát triển khá mạnh mẽ Các nghiêncứu đã cung cấp được một bức tranh tổng thể về các vấn đề về lý thuyết cũng nhưthực tiễn của việc xây dựng ETS Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào được thực hiệnđối với trường hợp của Việt Nam và có đề xuất về xây dựng ETS cho Việt Nam

Đối với các nghiên cứu trong nước, mặc dù đã có một số các nghiên cứu vềthị trường phát thải các-bon tại Việt Nam, tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiêncứu nào tổng quan được một cách chi tiết về cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trườngphát thải các-bon; phân tích đánh giá về tiềm năng, hiện trạng phát triển thị trườngtại Việt Nam và đưa ra được những đề xuất, giải pháp về thiết kế, vận hành thịtrường phát thải các-bon tại Việt Nam, qua đó cung cấp được những căn cứ khoahọc căn bản cho việc xem xét xây dựng ETS phù hợp với điều kiện của đất nước ta

Tóm lại, các công trình nghiên cứu đã được rà soát ở trên phục vụ cho nhữngchủ đích nghiên cứu khác nhau và thường chỉ đề cập tới một số nội dung có liên

Trang 32

quan đến toàn bộ nội dung của Luận án Hơn nữa, những công trình nghiên cứu này

đã hoàn thành nên chưa cập nhật những tình hình mới nhất về bối cảnh tình hình vềthị trường phát thải các-bon và biến đổi khí hậu trong nước và quốc tế trong thời

gian gần đây Vì vậy, có thể nói việc thực hiện Luận án “Phát triển thị trường phát

thải các-bon ở Việt Nam” là có tính mới, không trùng lặp với các công trình nghiên

cứu đã được công bố trong và ngoài nước và có đóng góp mới cả về mặt lý luận vàthực tiễn về phát triển thị trường phát thải các-bon Việt Nam

Trang 33

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

PHÁT THẢI CÁC-BON 1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của hình thành thị trường phát thải các-bon

1.1.1 Khái niệm về thị trường phát thải các-bon

“Thị trường phát thải các-bon là một thị trường hàng hóa được thành lập để thưc hiện các giao dịch mua bán hàng hóa là phát thải các-bon”

Đặc trưng của thị trường phát thải các-bon đó chính là tính chất hàng hóakhông nhìn thấy được của phát thải các-bon (gọi chung cho các loại khí thải nhàkính do CO2 là loại khí thải lớn nhất) và không có giá trị sử dụng như hàng hóa

thông thường Cơ chế vận hành của ETS đó là Chính phủ sẽ đưa ra một tổng hạn mức phát thải mục tiêu (cap) trong một hoặc một số ngành của nền kinh tế và sau

đó cho phép các doanh nghiệp mua bán trên thị trường để có được lượng phát thảicác-bon mong muốn, giá của mỗi đơn vị phát thải các-bon sẽ được xác định bởi mốiquan hệ cung - cầu trên thị trường phát thải các-bon

Về mặt lý thuyết, các doanh nghiệp có chi phí giảm thiểu phát thải thấp nhấttrên thị trường sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động giảm phát thải và bán hạn mức dưthừa cho doanh nghiệp có chi phí giảm phát thải cao hơn để thực hiện mục tiêugiảm phát thải, do đó, toàn nền kinh tế hoặc các ngành hay doanh nghiệp sẽ đạtđược mục tiêu giảm thiểu phát thải ở mức phi phí thấp nhất có thể [65] Kết quảcuối cùng của quá trình này là sẽ hình thành được giá cả của mỗi đơn vị phát thảicác-bon trên thị trường (định giá phát thải các-bon) và cung cấp các tín hiệu về giá

để doanh nghiệp đưa ra các quyết định giảm phát thải các-bon theo cách tối ưu nhất

về mặt kinh tế [66]

Trang 34

Sơ đồ 1.1 Cơ chế vận hành của EU-ETS

Nguồn: [66]

Hoạt động của ETS sẽ tạo ra một mức giá chung cho mỗi đơn vị phát thảicác-bon và do đó làm gia tăng giá chung của hàng hóa và dịch vụ phát thải các-boncao, do vậy, dẫn đến định hướng khách hàng có xu hướng sẽ sử dụng hàng hóa vàdịch vụ thay thế có giá thấp hơn và tạo động lực cho doanh nghiệp thực hiện hành

vi giảm phát thải để giảm chi phí Do vậy, Chính phủ sẽ phải xác định mục tiêugiảm phát thải dài hạn và xây dựng các chính sách hướng nền kinh tế theo hướngcác-bon thấp để củng cố lòng tin của doanh nghiệp thực hiện các hoạt động đầu tư

và các giải pháp giảm phát thải trong dài hạn như đầu tư công nghệ, chuyển đổisang sử dụng năng lượng sạch, cải tiến quy trình sản xuất nhằm gia tăng hiệu quảnăng lượng, phát triển các sản phẩm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả [74],[82], [95]

1.1.2 Lý thuyết kinh tế về việc hình thành thị trường phát thải các-bon

Arthur C Pigou - giáo sư kinh tế chính trị tại Trường Đại học Cambridge làngười đầu tiên đưa ra cách giải quyết về đánh thuế ô nhiễm đối với vấn đề ngoạiứng do ô nhiễm để nội ứng chi phí ô nhiễm vào trong giá cả của sản phẩm, qua đóphản ảnh chi phí cận biên của sản xuất ra sản phẩm vào năm 1920 trong tác phẩm

"Welfare Economics" với lý do cho rằng người gây ô nhiễm môi trường phải trả chi

Hạn mức phát thải cho phép

Dư thừa

Phân bổ miễn phí

Sàn đấu giáHạn mức phát thải cho phép

Thiếu hụt

Phát thải thực tế

Trang 35

phí cho các ngoại ứng ô nhiễm môi trường gây ra Nguyên tắc đánh thuế do Pigou

nêu ra là: “Mức thuế ô nhiễm tính cho mỗi đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm có giá trị bằng chi phí ngoại ứng do đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm gây ra tại mức sản lượng tối ưu xã hội” Loại thuế này nhằm mục đích buộc nhà sản xuất phải "nội hoá các ngoại ứng" và điều chỉnh mức hoạt động của mình về sản lượng tối ưu xã hội, vì thế được gọi là "thuế ô nhiễm tối ưu" hay thuế Pigou để ghi nhận ông người đã có công

đầu tiên đề xuất ra loại thuế này [99]

Trên cơ sở lý thuyết của Pigou, năm 1968, nhà kinh tế học người Canađa là

Jonh Dales trong tác phẩm “Pollution, Property & Prices: An Essay in Making and Economics” đã lần đầu tiên đưa ra sáng kiến về cơ chế mua bán phát

Policy-thải hay thị trường mua bán phát Policy-thải Cơ chế hoạt động của thị trường này đó là

một số lượng nhất định "quyền gây ô nhiễm" (bằng với mức ô nhiễm mà xã hội

mong muốn) có thể được mua đi bán lại giữa những người gây ô nhiễm Theo đó,

"quyền gây ô nhiễm" của các doanh nghiệp sẽ được ghi nhận bằng các "giấy phép

xả thải" do cơ quan quản lý môi trường ban hành Các thức vận hành của thị trường

đó là doanh nghiệp sẽ lựa chọn bán giấy phép khi chi phí giảm ô nhiễm cận biêncủa họ thấp hơn giá giấy phép và ngược lại, mua giấy phép nếu chi phí này cao hơngiá giấy phép Như vậy đường chi phí sản xuất biên (MAC) thực tế trở thành đườngcầu đối với giấy phép gây ô nhiễm Động lực của thị trường giấy phép chính là cảngười mua và người bán giấy phép đều có lợi; đồng thời tổng chi phí giảm thải củatoàn xã hội sẽ giảm xuống [50]

Công cụ giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng kết hợp được những ưuđiểm của hệ thống chuẩn mức thải và phí xả thải Việc phát hành một số lượng nhấtđịnh giấy phép sẽ có tác dụng như chuẩn mức thải, bảo đảm cho các doanh nghiệpkhông thải nhiều hơn mức cho phép Mặt khác giá giấy phép phát thải trên thịtrường sẽ có tác dụng như một mức phí thống nhất, là cơ sở để tối thiểu hoá chi phí

xã hội của việc giảm phát thải do bảo đảm nguyên tắc cân bằng chi phí cận biên củaviệc giảm phát thải Quyền được bán giấy phép với giá xác định bởi cầu trên thịtrường sẽ tạo ra động cơ khuyến khích các doanh nghiệp giảm thải nhiều hơn để có

Trang 36

giấy phép thừa và bán ra thị trường (cho các doanh nghiệp có như cầu mua để giảmphát thải) để thu lợi nhuận Thực tế phát triển thị trường phát thải các-bon hiện naycho thấy, giảm thải đã trở thành ngành kinh doanh mới của doanh nghiệp và thịtrường cho các nhà đầu cơ mua đi bán lại trên thị trường để thu lợi nhuận.

Cách thức vận hành của thị trường phát thải như sau: Ví dụ, có hai doanhnghiệp A và B trong quá trình sản xuất đã thải ra CO2 gây ra biến đổi khí hậu toàncầu Mức phát thải hiện tại của mỗi doanh nghiệp là 60 tấn CO2, như vậy tổnglượng thải mà môi trường phải chịu tải là 120 tấn CO2 - mức phát thải đã gây rahiện tượng biến đổi khí hậu, trong khi mức phát thải tối ưu để không gây ra hiệntượng biến đổi khí hậu chỉ có thể là 60 tấn Trước thực tế đó Nhà nước quyết định sẽphân phối cho mỗi doanh nghiệp 30 giấy phép phát thải, tương ứng với quyền đượcthải 30 tấn CO2, nếu doanh nghiệp phát thải vượt quá quy định cho phép thì phải cógiấy phép thải để chứng minh cho quyền phát thải của mình, Nhà nước cũng chophép các doanh nghiệp có giấy phép thải trong tay họ được quyền trao đổi mua bán

Việc mua bán giấy phép giữa A và B sẽ diễn ra sau đó khi 2 doanh nghiệpnày nhận thấy cơ hội trao đổi do chi phí giảm phát thải cận biên của họ có sự chênhlệch nhau Giao dịch trên thị trường có thể dẫn đến quyết định về một mức giá giấyphép là 20 Đô la Mỹ/tấn Doanh nghiệp B do có chi phí giảm thải cận biên thấp hơn

sẽ giảm đi 40 tấn chất thải thay vì chỉ giảm có 30 tấn theo sự cho phép của số giấyphép mà B có, vì thế lượng phát thải của B bây giờ là 20 tấn và B có thể bán đi 10giấy phép không cần sử dụng đến nữa Ngược lại doanh nghiệp A có MAC cao hơn

sẽ quyết định mua thêm 10 giấy phép của B để được quyền phát thải 40 tấn CO2 vànhư vậy A chỉ cần xử lý 20 tấn CO2 Tổng chi phí giảm phát thải đối với xã hội đãgiảm đi so với việc phân phối giấy phép ban đầu, cả A và B đều được lợi nhờ việcmua bán giấy phép phát thải [32]

Trang 37

Sơ đồ 1.2 Mô hình mua bán phát phải

Bảng 1.1 So sánh chi phí giảm thải trước và sau khi có giấy phép thải

1 Chi phí giảm thải lúc ban

1.2.3 Lịch sử phát triển của thị trường phát thải các-bon

Giấy phép sau giao dịch

Giấy phép phân bổ trước lúc giao dịch Giấy phép phân bổ

trước lúc giao dịch

Giấy phép sau giao dịch

Trang 38

Thị trường phát thải các-bon đầu tiên được xây dựng thành công để chuyển

từ các vấn đề mang tính học thuyết sang thực hành được thực hiện vào những năm

80 ở Hoa Kỳ Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã thành lập thị trường phátthải khí SO2 để giảm thiểu mưa axit mà nguyên nhân được cho là sự gia tăng củakhí thải SO2 từ các nhà máy sản xuất điện EPA đã thiết lập hạn mức phát thải chophép đối với một nhóm các doanh nghiệp sản xuất điện đóng vai trò chi phối trongngành điện để đảm bảo tổng mức phát thải SO2 ra môi trường ở mức thấp khônggây ra hiện tượng mưa axit và sau đó cho phép các công ty sản xuất điện có chi phígiảm thiểu phát thải cao thể mua hạn mức phát thải cho phép từ các nhà máy có chiphí giảm phát thải thấp để thực hiện mục tiêu cắt giảm phát thải [59]

Kết quả thực hiện của chương trình đã rất thành công với việc giảm được lượngkhí thải cao hơn cả mục tiêu đặt ra với mức chi phí thấp hơn so với dự báo Trong thờigian hoạt động, thị trường phát thải SO2 đã tăng trưởng rất ổn định với tổng mức phát thảiđược giao dịch trên thị trường tăng từ mức 700.000 tấn từ năm 1995 lên tới 12 triệu tấnvào năm 2001, tổng giá trị của thị trường ước tính vào 2 tỷ Đô la Mỹ mỗi năm [67]

Thời điểm được cho là tạo ra bước đột phá của phát triển ETS là vào năm

1997 khi Nghị định thư Kyoto được thông qua và đặt ra các mục tiêu về cắt giảmphát thải nhà kính một cách bắt buộc đối 37 quốc gia đã công nghiệp hóa thànhcông để đạt được các cam kết về giảm phát thải khí nhà kính toàn cầu đã được kýtrong Kyoto cho giai đoạn 2008 - 2012 [49], [89] Tại điều 17 của Nghị định thư đãquy định, các quốc gia với các hạn mức phát thải đã được quy định nếu không sửdụng hết có thể đem bán cho quốc gia khác có nhu cầu Các quy định này đã tạo rakhung khổ pháp lý mang tính toàn cầu để thiết lập một thị trường hàng hóa mới làthị trường phát thải các-bon được giao dịch mua bán như các loại hàng hóa thôngthường khác (nhưng không nhìn thấy được) Khí thải CO2 là loại khí thải nhà kínhchủ đạo và do đó, ETS thường được mặc định là thị trường phát thải các-bon

Kể từ đây, ETS đã có các điều kiện cơ bản để được hình thành dưới các mô hìnhthị trường cấp vùng, quốc gia, khu vực và toàn cầu và đã mang đến những kết quả tíchcực trong việc giảm phát thải các-bon và dịch chuyển các nền kinh tế theo hướng phát

Trang 39

thải các-bon thấp Liên minh châu Âu (EU) xây dựng thị trường phát thải các-bon vàonăm 2005 ngay sau khi Nghị định thư Kyoto có hiệu lực và trở thành thị trường phátthải các-bon lớn nhất thế giới và đến nay đã đi vào giai đoạn thứ 3 của quá trình vậnhành (2013-2020) Năm 2013, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng thị trường phát thảicác-bon thí điểm cho 8 tỉnh, thành phố trên cả nước và đến cuối năm 2017 đã chínhthức thiết lập thị trường phát thải các-bon quốc gia cho ngành điện và vượt EU để trởthành thị trường phát thải các-bon lớn nhất thế giới Một số quốc gia khác như Hoa Kỳ,Nhật Bản, Canada đã xây dựng các ETS cấp vùng, địa phương; Năm 2015, Hàn Quốc

đã chính thức vận hành ETS quốc gia [67], [95], [117]

Hộp 1.1 Một số kết quả đat được từ các ETS trong khuôn khổ thực

hiện Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu

Sau 5 năm thực hiện nghị định thư Kyoto (2007-2012), thị trường phát thảicác-bon đã đạt được sự mở rộng về quy mô, mức độ ảnh hưởng và khả năng lan tỏatoàn cầu Cầu về các-bon từ khu vực Chính phủ là 574 triệu tấn trong giai đoạn2008-2012, trong đó các nước EU-15 chiếm tới 75%, tiếp theo là Nhật Bản với 17%.Giá trị giao dịch 2012 đã tăng 11% so với năm 2011, lên tới 176 tỷ USD với khốilượng giao dịch là 100,3 triệu tấn các-bon quy đổi, trong đó từ thị trường phát thảicác-bon của EU (EU-ETS) là 148 tỷ USD với 70.6 triệu tấn các-bon quy đổi Tổngcầu các-bon từ khu vực tư nhân tăng trung bình 12%, với khối lượng giao dịch giaiđoạn 2008-2012 đạt 1,07 tỷ tấn, trong đó EU-ETS chiếm tới 81% [30] Về cung, cókhoảng 1,27 tỷ tấn các-bon được cung cấp trên thị trường vào thời kỳ 2008-2012,với mức tăng trung bình hàng năm là 10%

Giá các cả bon giao động khác nhau giữa các thị trường, với thị trường phátthải các-bon tự nguyện giao động trên dưới 5 Đô la Mỹ, trong khi tại EU-ETS, thịtrường vẫn có nhiều bất ổn với mức giao động cao, cao nhất là 35 Đô la Mỹ, và thấpnhất là 1 Đô la Mỹ, thị trường RGGI ở Hoa Kỳ là khoảng 16 Đô la Mỹ, trong khi tạiNew Zealand là vào khoảng 10 đô la Mỹ Tại Úc, giá phát thải các-bon thông quathuế được ấn định với mức 15 Đô la Mỹ vào năm 2013

Nguồn: [109], [117].

Cho đến cuối năm 2017, ETS đã và đang được vận hành qua 4 lục địa, 40quốc gia, 13 bang/tỉnh và 7 thành phố, kể cả các quốc gia phát triển và đang phát

Trang 40

triển với quy mô về GDP chiếm khoảng 40% toàn cầu, tổng lượng phát thải chiếmkhoảng 1/4 phát thải toàn cầu Đối với 18 hệ thống ETS đang được vận hành đónggóp khoảng 1/2 tổng lượng phát thải của các quốc gia tham gia, tương đương với 7GtCO2e (15% tổng lượng phát thải toàn cầu), có 5 quốc gia/vùng lãnh thổ đã lên kếhoạch triển khai và 9 quốc gia/vùng lãnh thổ đang xem xét để thiết lập thị trường,trong đó có Việt Nam [76] Theo ước tính, với lượng phát thải các-bon hằng nămhiện nay vào khoảng 30 nghìn tỷ tấn từ quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch vànếu định giá phát thải các-bon vào khoảng 10 đô la Mỹ/tấn thì hằng năm thị trườngnày trị giá vào khoảng 300 nghìn tỷ đô la Mỹ Tuy nhiên, theo ước tính gần đây củaChính phủ Hoa Kỳ thì giá phát thải các-bon toàn cầu phải ở mức xấp xỉ 25 đô laMỹ/tấn Điều này có nghĩa rằng thị trường phát thải các-bon hằng năm lên tới 750nghìn tỉ đô la Mỹ [73].

Bảng 1.2 Các cột mốc quan trọng trong tiến trình hình thành ETS trên toàn

cầu Năm Các cột mốc liên quan đến thành lập ETS

1997  Nghị định thư Kyoto được thông qua

 ETS của Chicago, Hoa Kỳ

 ETS tự nguyện của New South Wales (NSW)

2002  ETS tự nguyện của Vương quốc Anh

 ETS tự nguyện của Tokyo, Nhật Bản

2003  Sàn chứng khoán phát thải các-bon tự nguyện của Chicago, Hoa Kỳ

 ETS của NSW

2005  Nghị định thư Kyoto có hiệu lực

 ETS của EU, Nauy, ETS tự nguyện của Nhật Bản

2007  Nauy, Iceland và Liechtenstein tham gia EU ETS

2008  ETS Thụy Điển

 ETS New Zealand

 ETS thử nghiệm của Nhật Bản

2009  Sáng kiến vùng về khí thải nhà kính (RGGI) của các bang thuộc

Ngày đăng: 16/03/2019, 06:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), “Báo cáo Hiện trạng môi trường Việt Nam giai đoạn 2011-2015”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), “"Báo cáo Hiện trạng môi trường Việt Nam giai đoạn 2011-2015”
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2016
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Quyết định số 1806/QĐ- BTNMT ngày 9 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành về “Thành lập Ban chỉ đạo dư án “Chuẩn bị sẵn sàng cho xây dưng thị trường phát thải các-bon tại Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Quyết định số 1806/QĐ- BTNMT ngày 9 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành về "“Thành lập Ban chỉ đạo dư án “Chuẩn bị sẵn sàng cho xây dưng thị trường phát thải các-bon tại Việt Nam
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2016
8. Bùi Hoài Nam (2015) về “Một số vấn đề chung về thị trường phát thải”, Tạp chí Môi trường, Tạp chí Môi trường số 7/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Hoài Nam (2015) về “"Một số vấn đề chung về thị trường phát thải”
10. Chính phủ Việt Nam (2007), Quyết định số 1855/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 12 năm 2007 về việc ban hành “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2050” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ Việt Nam (2007), Quyết định số 1855/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 12 năm 2007 về việc ban hành “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2050
Tác giả: Chính phủ Việt Nam
Năm: 2007
11. Chính phủ Việt Nam (2011), “Quy hoạch phát triển điện lưc quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến 2030” theo Quyết định số 1208/QĐ- TTg ngày 21 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ Việt Nam (2011), "“Quy hoạch phát triển điện lưc quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến 2030”
Tác giả: Chính phủ Việt Nam
Năm: 2011
13. Chính phủ Việt Nam (2011), Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 09 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ Việt Nam (2011), Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 09 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "“Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050
Tác giả: Chính phủ Việt Nam
Năm: 2011
1. Bộ Công Thương (2016), Thông tư 19/2016/TT-BCT ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Bộ Công Thương quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát Khác
2. Bộ Công Thương (2016), Thông tư 20/2016/TT-BCT ngày 20 tháng 9 năm 2016 của Bộ Công Thương quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp thép Khác
3. Bộ Công Thương (2016), Thông tư 38/2016/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Công Thương quy định định mức tiêu hao năng lượng trong các ngành công nghiệp nhựa Khác
4. Bộ Công Thương (2016), Thông tư số 36/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 Thông tư quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương Khác
9. Chính phủ Việt Nam (2004), Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) Khác
12. Chính phủ Việt Nam (2011), Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2017 về về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam Khác
14. Chính phủ Việt Nam (2011), Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu Khác
15. Chính phủ Việt Nam (2011), Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2011 về việc ban hành về cơ chế hỗ trợ phát triển dự án điện gió tại Việt Nam Khác
16. Chính phủ Việt Nam (2012), Quyết định 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w