1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tác động của nguyên tắc thận trọng đến giá trị hợp lý của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tại TP hồ chí minh

83 169 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Câu hỏi nghiên cứu - Nguyên tắc thận trọng có tác động như thế nào trong việc xác định giá trị hợp lý của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán?. Phương pháp nghiên cứu N

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÂM HỒ PHƯƠNG UYÊN

TÁC ĐỘNG CỦA NGUYÊN TẮC THẬN TRỌNG ĐẾN GIÁ TRỊ HỢP LÝ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TẠI TP

HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh - Năm 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÂM HỒ PHƯƠNG UYÊN

TÁC ĐỘNG CỦA NGUYÊN TẮC THẬN TRỌNG ĐẾN GIÁ TRỊ HỢP LÝ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TẠI TP

HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS Hoàng Cẩm Trang

TP Hồ Chí Minh - Năm 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả Các số liệu trong luận văn là trung thực Những kết quả của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Nếu có bất kỳ vấn đề gì, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Trang 4

MỤC LỤC

TRANG BÌA PHỤ

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Đóng góp của nghiên cứu 3

7 Kết cấu của luận văn 3

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5

1.1 Các nghiên cứu ngoài nước 5

1.2 Các nghiên cứu trong nước 8

1.3 Nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu 10

Tóm tắt chương 1 10

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT 12

2.1 Lý thuyết về nguyên tắc thận trọng 12

2.1.1 Khái niệm nguyên tắc thận trọng 12

2.1.2 Điều kiện ghi nhận các ước tính kế toán theo nguyên tắc thận trọng 14

2.1.3 Ưu và nhược điểm khi ghi nhận theo nguyên tắc thận trọng 14

2.2 Lý thuyết về giá trị hợp lý 16

2.2.1 Khái niệm về giá trị hợp lý 16

2.2.2 Những bất cập trong việc định giá theo phương pháp truyền thống 19

Trang 5

2.2.3 Lịch sử hình thành và phát triển của giá trị hợp lý 20

2.2.4 Phạm vi sử dụng giá trị hợp lý trong các chuẩn mực kế toán quốc tế 23

2.2.5 Ưu và nhược điểm khi áp dụng giá trị hợp lý trong việc ghi nhận và đánh giá của kế toán tại Việt Nam 27

2.3 Lý thuyết về giá trị của công ty 28

2.3.1 Khái niệm về giá trị công ty 28

2.3.2 Các mô hình kế toán 29

2.3.3 Các mô hình tài chính 29

Tóm tắt chương 2 30

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 32

3.1 Quy trình nghiên cứu 32

3.2 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 33

3.2.1 Mô hình nghiên cứu 33

3.2.2 Các giả thuyết nghiên cứu 37

3.3 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 37

3.3.1 Phương pháp nghiên cứu 37

3.3.2 Dữ liệu nghiên cứu 39

Tóm tắt chương 3 40

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42

4.1 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu 42

4.2 Kết quả kiểm định các giả định hồi quy 44

4.2.1 Phân tích tương quan 44

4.2.2 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến các biến độc lập 44

4.2.3 Kiểm định hiện tượng tự tương quan 45

4.2.4 Lựa chọn mô hình nghiên cứu 45

4.2.5 Kiểm định phương sai sai số thay đổi 47

4.2.6 Kiểm định phân phối chuẩn phần dư 47

4.3 Kết quả ước lượng các hệ số hồi quy 49

4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu 50

Trang 6

Tóm tắt chương 4 52

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 54

5.1 Tóm tắt các kết quả chính của đề tài 54

5.2 Khuyến nghị về nguyên tắc thận trọng nhằm gia tăng giá trị hợp lý 56

5.3 Khuyến nghị về các yếu tố kiểm soát khác có tác động đến giá trị hợp lý 58

5.3.1 Quy mô tài sản của công ty 58

5.3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 59

5.3.3 Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu 60

5.3.4 Tỷ lệ chi trả cổ tức 60

5.4 Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt có nguồn gốc tiếng Việt

Chữ viết tắt Tên đầy đủ Tiếng Việt

GTTT Giá trị thị trường

GTHL Giá trị hợp lý

Chữ viết tắt có nguồn gốc tiếng Anh

Chữ viết tắt Tên đầy đủ Tiếng Anh Tên đầy đủ Tiếng Việt

APB Acounting Principles Board Ủy Ban các nguyên tắc kế toán

FASB Financial Accounting Standards

IASB International Accounting Standard

SFAC Statement of Financial Accounting

SFAS Statement of Financial Accounting

Standards

Chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu của mô hình 42

Bảng 4.2 Phân tích tương quan các biến trong mô hình 44

Bảng 4.3 Tóm tắt kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 44

Bảng 4.4 Tóm tắt kiểm định theo mô hình FEM 45

Bảng 4.5 Tóm tắt kiểm định Hausman 46

Bảng 4.6 Tóm tắt kiểm định theo mô hình REM 46

Bảng 4.7 Tóm tắt kiểm định phương sai sai số thay đổi 47 Bảng 4.8 Kết quả ước lượng các hệ số hồi quy khi thực hiện phương pháp FGLS 49

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu 32 Hình 4.1 Biểu đồ Histogram của mô hình nghiên cứu 47 Hình 4.2 Biểu đồ P – P Plot của mô hình nghiên cứu 48

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Một trong những nguyên tắc cơ bản quan trọng nhất trong việc ghi nhận, đánh giá các khoản mục trong kế toán và có ảnh hưởng nhất đối với thông tin kế toán là nguyên tắc thận trọng Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 định nghĩa rằng

“thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn” Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi kế toán không được lập các khoản dự phòng quá lớn, không ghi nhận cao hơn giá trị của tài sản, các khoản thu nhập cũng như không đánh giá thấp giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí Do đó, nguyên tắc thận trọng góp phần đảm bảo cho các nhà đầu tư rằng các ước tính kế toán về giá trị nguồn lực tại công ty là hợp lý và không bị phóng đại Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đã lập luận rằng nguyên tắc thận trọng làm thiên lệch số liệu trên báo cáo tài chính dẫn đến việc ra quyết định không hiệu quả (Guay và Verrecchia, 2006; Gigler và cộng sự, 2009) (Basu, 1997) và (Watts, 2003) đã chỉ ra rằng “nguyên tắc thận trọng phản ánh những tin tức xấu nhanh hơn những tin tốt” chẳng hạn việc tổn thất chưa thực hiện thường được nhận ra sớm hơn lợi nhuận chưa thực hiện vì doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế (VAS 01) Sự bất cân xứng này trong nhận thức đối với lợi ích và tổn thất dẫn đến sự khác biệt có hệ thống Và

do đó, có thể dẫn tới sự bóp méo thông tin kế toán, ảnh hưởng đến tính phù hợp, độ tin cậy và khả năng so sánh của trên báo cáo tài chính (Hendrickson, 2008) Trong một nghiên cứu do Penman và Zhang 2002 thực hiện, chỉ ra rằng nguyên tắc thận trọng trong kế toán làm giảm lợi nhuận do công ty công bố, điều này có thể ảnh hưởng xấu tới sức mạnh dự đoán cho lợi nhuận trong tương lai, do đó ảnh hưởng đến giá cổ phần và giá trị chung của công ty

Tại Việt Nam, kế toán theo giá gốc được xem là nguyên tắc cơ bản trong việc ghi nhận và đo lường giá trị tài sản của các doanh nghiệp và giá trị được ghi nhận bằng giá gốc sẽ thấp hơn so với giá trị trên thị trường Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, việc ghi nhận tài sản theo giá gốc đã bộc lộ nhiều hạn

Trang 11

chế trong việc phản ánh thông tin về tình hình tài chính ở doanh nghiệp khi có biến động lớn của một số tài sản và các khoản đầu tư trên thị trường hay ở nền kinh tế có lạm phát cao Từ đó, giá trị hợp lý ra đời để khắc phục nhược điểm của các phương pháp ghi nhận trước đó

Có thể thấy với tình hình kinh tế Việt Nam như hiện nay, việc ghi nhận theo giá trị hợp lý góp phần làm cho thông tin tài chính được phản ánh trung thực, hợp lý với độ tin cậy cao, phù hợp với nhu cầu sử dụng thông tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước Do đó, để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và những tác động ảnh hưởng đến việc ghi nhận giá trị hợp lý, đặc biệt là tác động của nguyên tắc thận trọng, tác

giả đã chọn đề tài: “Tác động của nguyên tắc thận trọng đến giá trị hợp lý của

các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tại Tp Hồ Chí Minh”

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Nguyên tắc thận trọng có tác động như thế nào trong việc xác định giá trị hợp

lý của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán?

- Mức độ tác động của nguyên tắc thận trọng đến giá trị hợp lý tại các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tại TP Hồ Chí Minh dưới sự kiểm soát của các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào?

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Trang 12

 Đối tượng nghiên cứu

Tác động của nguyên tắc thận trọng đối với giá trị hợp lý của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tại TP Hồ Chí Minh

 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Tác giả thực hiện nghiên cứu 50 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tại TP Hồ Chí Minh có vốn điều lệ từ 1.036 tỷ đến 5.000 tỷ Tác giả loại bỏ các công ty kinh doanh trong lĩnh vực đặc thù là bảo hiểm, ngân hàng, công ty chứng khoán và quỹ đầu tư

- Về thời gian: Nghiên cứu thu thập dữ liệu trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 5 năm, từ năm 2012 đến 2016

5 Phương pháp nghiên cứu

Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng qua các giai đoạn: thiết kế mẫu nghiên cứu, thu thập dữ liệu nghiên cứu thông qua báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo ngành… phân tích dữ liệu bằng phần mềm STATA 13 nhằm đánh giá mức độ ph hợp của mô hình và xem x t mức độ tác động của nguyên tắc thận trọng trong việc xác định giá trị hợp

lý của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tại TP Hồ Chí Minh

6 Đóng góp của nghiên cứu

- Về mặt lý luận: Nghiên cứu góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về nguyên tắc

thận trọng và giá trị hợp lý Bên cạnh đó, tác giả dựa trên các nghiên cứu trước để

đề xuất mô hình nghiên cứu gồm các biến phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam

- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu cung cấp cho các doanh nghiệp và nhà

đầu tư có cái nhìn chi tiết hơn về tác động của nguyên tắc thận trọng trong việc xác định giá trị hợp lý là cùng chiều hay ngược chiều để từ đó có các giải pháp và chính sách phù hợp để tăng độ tin cậy và trung thực về giá trị của các công ty

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo, phụ lục kèm theo thì nội dung chính của luận văn bao gồm 5 chương chính như sau:

Trang 13

- Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước liên quan đến đề tài

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết

- Chương 3: Phương pháp và mô hình nghiên cứu

- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

- Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

Trang 14

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI 1.1 Các nghiên cứu ngoài nước

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến nguyên tắc thận trọng vì đây là một trong những nguyên tắc ảnh hưởng đến kết quả tổng thể của hệ thống kế toán và các đặc tính chất lượng của thông tin kế toán Nghiên cứu được tiến hành bởi Lafond và Watts (2007) đã kiểm tra tác động của thông tin bất đối xứng trong các khoản dự phòng xuất hiện trong báo cáo tài chính Vì các khoản

dự phòng làm giảm khả năng nhà quản lý thao túng những con số trong kế toán và

do đó làm giảm tình trạng bất đối xứng trong thông tin dẫn đến sự gia tăng giá trị hợp lý của công ty Nghiên cứu này được áp dụng trên một mẫu 1070 tập đoàn công nghiệp Hoa Kỳ trong giai đoạn 1983-2001 Kết quả cho thấy sự bất đối xứng thông tin dẫn đến sự gia tăng tính thận trọng trong báo cáo tài chính, và thông tin bất đối xứng gây ra việc lập dự phòng chứ không phải ngược lại Nhiều nghiên cứu cũng đã kiểm tra sự đối xứng của thông tin và chính sách kế toán về giá trị cổ phiếu của công ty hoặc toàn bộ công ty

Mục đích nghiên cứu của (Ismail và Elbolok, 2011) để kiểm tra hiệu quả của nguyên tắc thận trọng có điều kiện và không điều kiện đối với chất lượng thu nhập

và giá cổ phiếu ở Ai Cập đồng thời kiểm tra tác động của chất lượng thu nhập trên giá cổ phiếu Nghiên cứu bao gồm một mẫu của 30 công ty cổ phần lớn nhất của Ai Cập trong giai đoạn 2005-2009 Kết quả của nghiên cứu cho thấy tác động ngược chiều của nguyên tắc kế toán có điều kiện đối với chất lượng lợi nhuận và giá cổ phiếu của các công ty Ai Cập Ngoài ra nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ tác động nào của nguyên tắc thận trọng vô điều kiện về chất lượng lợi nhuận nhưng có tác động ngược chiều đến giá cổ phiếu

Nghiên cứu được thực hiện bởi Watts và Zuo (2012) đã kiểm tra ảnh hưởng của nguyên tắc thận trọng đến giá trị của công ty trong năm 2008, năm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Nghiên cứu sử dụng một mẫu gồm 2983 công ty

Trang 15

phi tài chính ở Mỹ Kết quả cho thấy các công ty càng thận trọng trong các báo cáo tài chính thì ít rủi ro hơn giai đoạn khủng hoảng, các công ty này sẽ phát hành nhiều trái phiếu hơn và đầu tư nhiều hơn trong giai đoạn này Kết quả cũng nhấn mạnh rằng mối liên hệ thuận giữa nguyên tắc thận trọng và thu nhập trên mỗi cổ phần trong giai đoạn khủng hoảng Nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên tắc thận trọng cải thiện khả năng vay mượn của công ty, giảm các khoản đầu tư vô ích, hạn chế khả năng bốc lột trong quản lý và nâng cao giá trị của công ty

Nghiên cứu thực hiện bởi Lu (2012) đã kiểm tra mối quan hệ giữa lợi nhuận, rủi ro và giá trị của công ty Mẫu nghiên cứu bao gồm tất cả các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Đài Loan trong giai đoạn 2001-2010 Kết quả cho thấy

sự ảnh hưởng của chất lượng lợi nhuận đối với các rủi ro là có ý nghĩa thống kê, chất lượng lợi nhuận thấp dẫn đến rủi ro cao đồng thời giảm giá trị của công ty Nghiên cứu do (Lonascu, 2012) tiến hành đã khảo sát tác động của việc sử dụng giá trị hợp lý đối với tính chính xác trong dự báo của các nhà phân tích đối với các công

ty niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Bucharest, Romania Nghiên cứu cho thấy các nghiên cứu về kế toán có xu hướng sử dụng giá trị hợp lý nhiều hơn so với giá gốc và nguyên tắc thận trọng Do đó, nghiên cứu tập trung vào việc kiểm tra tác động của chuẩn mực kế toán trong cạnh tranh Nghiên cứu sử dụng 266 mẫu đại diện; Mỗi một đại diện báo cáo hàng tháng cho mỗi công ty, do đó năm 2008 đã được thông qua để dự báo cho các năm 2009-2010 Nghiên cứu kết luận rằng lỗi dự báo EPS được trình bày phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) liên quan cùng chiều với nguyên tắc thận trọng, và ngược chiều đến chính sách kế toán dựa trên giá trị hợp lý

Nghiên cứu được thực hiện bởi Nakano và cộng sự (2014) đã kiểm tra các hệ quả kinh tế của nguyên tắc thận trọng từ quan điểm của các nhà đầu tư trong thị trường vốn, thông qua phân tích ảnh hưởng của nguyên tắc thận trọng đến mức độ đầu tư của công ty, rủi ro và lợi nhuận Cổ phần tại Nhật Bản Nghiên cứu kết luận rằng sự thận trọng càng cao dẫn đến việc giảm đầu tư và những khoản đầu tư này

Trang 16

thường có rủi ro thấp, trong khi sự thận trọng càng thấp sẽ dẫn tới việc tăng đầu tư, làm phát sinh rủi ro cao

Một nghiên cứu do Lyimo (2014) thực hiện khảo sát mức độ thận trọng trong thị trường vốn tại Ấn Độ và sự tác động của nguyên tắc thận trọng có điều kiện đến chất lượng lợi nhuận và giá cổ phiếu Nghiên cứu sử dụng một mẫu gồm 500 công

ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Bombay trong giai đoạn 2006-2012 Các kết quả khẳng định rằng có sự tồn tại của nguyên tắc thận trọng có điều kiện trong thị trường vốn tại Ấn Độ Nó cũng cho thấy nguyên tắc thận trọng không ảnh hưởng đến chất lượng của báo cáo lợi nhuận, nhưng ảnh hưởng đến giá cổ phiếu

Nghiên cứu khác do Sa’ad Al-Sakimi và Hanan Al-Awawdeh (2015) đã kiểm tra sự ảnh hưởng của nguyên tắc thận trọng trong kế toán đến giá trị hợp lý của các công ty công nghiệp Jordan trong giai đoạn 2006-2013, dựa trên một mẫu của 30 Tổng công ty công nghiệp của Jordan Biến phụ thuộc của nghiên cứu bao gồm giá trị hợp lý của công ty, trong khi các biến độc lập bao gồm nguyên tắc thận trọng trong kế toán, ngoài năm biến kiểm soát, đó là quy mô của công ty, tỷ lệ quy đổi tài sản ra tiền mặt, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ phân chia cổ tức và tỷ suất tài sản

cố định

Các kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng của các công ty công nghiệp Jordan và mức độ thận trọng trong kế toán nói chung thấp hơn Nghiên cứu kết luận, thông qua việc sử dụng hồi quy chung, có sự tồn tại của mối quan hệ nghịch đảo giữa nguyên tắc thận trọng trong kế toán với giá trị hợp lý Điều này khẳng định mối quan hệ ngược chiều giữa khái niệm thận trọng trong kế toán và giá trị hợp lý, phản ánh ngầm mối quan hệ giữa nguyên tắc thận trọng với cách tiếp cận giá gốc Kết quả cũng cho thấy quy mô tài sản và khả năng sinh lợi của công ty được coi là những yếu tố quan trọng nhất có tác động cùng chiều đến giá trị hợp lý của công ty Tỷ lệ nợ có ảnh hưởng ngược chiều đến giá trị hợp lý của công ty Trong khi đó, tỷ lệ phân phối lợi nhuận và tài sản cố định không

có ảnh hưởng đến giá trị hợp lý Sự phụ thuộc quá nhiều vào giá trị hợp lý có thể

Trang 17

làm tăng sự phơi bày của các công ty đối với rủi ro thị trường và sự chuyển động giá đột ngột

Một nghiên cứu gần đây do Karthik Balakrishnan, Ross Watts, Luo Zuo (2016) dã xem xét ảnh huỏng của nguyên tắc thận trọng trong kế toán đối với hoạt động đầu tư ở cấp độ doanh nghiệp trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008 Tác giả sử dụng các kỹ thuật thống kê và thấy rằng các công ty ít áp dung nguyên tắc thận trọng trong việc ghi nhận các khoản mục và lập báo cáo tài chính đã giảm hoạt động đầu tư sau khi bắt đầu khủng hoảng so với các công ty có báo cáo tài chính thận trọng hơn Mức ảnh hưởng này nhiều hơn đối với các công ty

bị hạn chế về mặt tài chính, phải đối mặt với các nhu cầu tài chính bên ngoài lớn hơn, hoặc có sự bất đối xứng thông tin cao hơn Tác giả cũng nhận thấy rằng các công ty áp dụng nguyên tắc thận trọng nhiều hơn sẽ ít bị sụt giảm trong việc vay nợ

và huy động vốn trên thị trường chứng khoán

1.2 Các nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, chủ đề về các tác động và nhân tố ảnh hưởng đến giá trị hợp lý được nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm Tuy nhiên, qua tìm hiểu của tác giả, nghiên cứu về tác động của nguyên tắc kế toán nói chung và nguyên tắc thận trọng nói riêng đến việc ghi nhận giá trị hợp lý vẫn chưa được thực hiện Các công trình nghiên cứu liên quan đến các nguyên tắc kế toán cụ thể như sau:

Nghiên cứu của Nguyễn Thành Hưng (2011) về kế toán GTHL trong phản ánh

và ghi nhận các khoản đầu tư tài chính ở các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn

giao dịch chứng khoán tại TP Hồ Chí Minh (Hose) và Hà Nội (HNX) Tác giả đã đưa ra những minh chứng cho những bất cập trong việc sử dụng phương pháp giá gốc để ghi nhận các khoản đầu tư tài chính Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm ghi nhận, hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các khoản đầu tư tài chính được phản ánh chính xác, hợp lý, góp phần tạo ra thông tin kế toán phù hợp hơn bằng cách thiết lập mô hình xác định giá trị hợp lý của các khoản ĐTTC, hoàn thiện việc ghi nhận ban đầu đối với các khoản ĐTTC và trình bày các khoản ĐTTC trên BCTC tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán

Trang 18

Một nghiên cứu của Lê Hoàng Phúc (2012) về thực trạng và định hướng sử dụng GTHL trong hệ thống kế toán Việt Nam cho rằng cần thiết để áp dụng GTHL trong việc ghi nhận của kế toán để thay thế cho phương pháp giá gốc Tác giả cho rằng GTHL là xu hướng tất yếu để Việt Nam có thể từng bước hội nhập và tiến gần hơn với các chuẩn mực kế toán quốc tế, đồng thời chỉ ra những bất cập trong việc

sử dụng GTHL tại Việt Nam Nghiên cứu chỉ ra rằng để áp dụng GTHL cần phải có một lộ trình cụ thể và tiến hành qua từng giai đoạn, đồng thời tác giả đưa ra những giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn để GTHL tại Việt Nam được áp dụng đồng bộ

và đáp ứng hiệu quả yêu cầu hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán

Một nghiên cứu của Nguyễn Kim Chung (2016) về các nhân tố tác động đến quá trình vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại Việt Nam Nghiên cứu bao gồm

186 công ty cố phần được niêm yết trên thị trường chứng khoán tại TP Hồ Chí Minh Mô hình đề xuất 5 nhân tố ảnh hưởng đến giá trị hợp lý, gồm: Chính sách; Môi trường kế toán; Phương pháp định giá; Môi trường kinh doanh; Tâm lý người

kế toán, nhà quản lý và đối tượng sử dụng; Lợi ích kinh tế với 25 biến quan sát Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố, kết quả các biến quan sát được đưa vào phân tích hồi quy thành 7 nhóm nhân tố

Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã xác định giá trị hợp lý chịu ảnh hưởng bởi 7 nhóm nhân tố Thông qua các kiểm định, kết quả hồi quy có thể khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị hợp lý theo thứ tự tầm quan trọng: F3 - Chuẩn mực

kế toán chưa có quy định rõ ràng; Chưa có Quyết định quy định giá trị hợp lý là cơ

sở định giá trong kế toán; Chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể, rõ ràng; Tổ chức, hội nghề nghiệp chưa phát huy hết vai trò, F1 - Phục vụ cho cơ quan thuế; Thiếu niềm tin về giá trị hợp lý; Chưa nhận thức đầy đủ về giá trị hợp lý; Không có sự đồng thuận giá trị hợp lý từ người làm kế toán, nhà quản lý đến đối tượng sử dụng, F6 - Tốn nhiều chi phí để thu thập và xử lý thông tin; Lợi ích mang lại không tương xứng với chi phí, F7 - Chưa xác định cụ thể, thống nhất về việc sử dụng giá trị hợp lý; Các tổ chức định giá nặng về hành chính

Trang 19

Kiểm định giả thuyết của mô hình đã khẳng định, giá trị hợp lý chịu sự tác động của 5 nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng giá trị hợp lý như là một cơ sở định giá trong kế toán Giá trị hợp lý được các doanh nghiệp sử dụng để ghi nhận các giá trị ban đầu, chưa sử dụng để trình bày các khoản mục sau khi ghi nhận ban đầu và đánh giá sự suy giảm giá trị tài sản và nợ phải trả, chưa đạt được mục đích của giá trị hợp lý trình bày theo sự thay đổi của thị trường Giá trị hợp lý được sử dụng như giá gốc và dùng thay thế giá gốc trong một số trường hợp cần thiết

Như vậy, các nhà nghiên cứu tại Việt Nam bước đầu cũng đã quan tâm đến việc ghi nhận các khoản mục trong kế toán theo giá trị hợp lý Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở một số nhân tố ảnh hưởng đến giá trị hợp lý như Chính sách; Môi trường kế toán; Phương pháp định giá; Môi trường kinh doanh; Tâm lý người kế toán, nhà quản lý và đối tượng sử dụng; Lợi ích kinh tế nhưng vẫn chưa quan tâm đến tác động của các nguyên tắc kế toán trong việc sử dụng giá trị hợp lý khi trình bày thông tin trên báo cáo tài chính

1.3 Nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu

Qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới thực hiện có liên quan đến đề tài mà tác giả đang nghiên cứu, có thể nói, tác động của nguyên tắc thận trọng trong việc xác định giá trị hợp lý của công ty là một trong những đề tài được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Tuy nhiên, các nghiên cứu thường mang tính đặc thù của quốc gia mà các tác giả đang sinh sống hoặc công tác Đối với thực trạng nghiên cứu đề tài này tại Việt Nam, tác giả nhận thấy các nghiên cứu thường tập trung vào việc phân tích ưu nhược điểm của giá trị hợp lý, một số nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại Việt Nam Có thể nói rằng tại Việt Nam các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề này còn rất ít Qua đó, tác giả nhận thấy cần có một công trình nghiên cứu về tác động của nguyên tắc thận trọng trong việc xác định giá trị hợp lý của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tại TP Hồ Chí Minh – nơi có hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tóm tắt chương 1

Trang 20

Trên thế giới hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu về tác động của nguyên tắc thận trọng trong việc xác định giá trị hợp lý của các công ty niêm yết tại quốc gia

mà các tác giả nghiên cứu Tuy nhiên, tại Việt Nam đề tài nghiên cứu này vẫn chưa được quan tâm, các nghiên cứu thường tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng giá trị hợp lý như nhân tố về môi trường, pháp lý, con người Vì vậy, vẫn cần một nghiên cứu thực nghiệm về tác động của nguyên tắc kế toán nói chung và nguyên tắc thận trọng nói riêng trong việc xác định giá trị hợp lý của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tại TP Hồ Chí Minh

Trang 21

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Lý thuyết về nguyên tắc thận trọng

2.1.1 Khái niệm nguyên tắc thận trọng

Nguyên tắc thận trọng trong kế toán được định nghĩa là các chính sách kế toán hoặc các xu hướng làm giảm giá trị tài sản ròng trong kế toán so với giá trị tài sản ròng của nền kinh tế (Basu,1997) và (Watts, 2003) Cụ thể hơn, (Basu, 1997) cho rằng sử dụng nguyên tắc thận trọng nhằm đạt được độ tin cậy cao hơn đối với việc công nhận những tin tức tốt như lợi nhuận và yêu cầu độ tin cậy thấp hơn để công nhận những tin xấu như là những rủi ro (Watts, 2003) cũng cho rằng nguyên tắc thận trọng trong kế toán là sự bất đối xứng giữa các yêu cầu xác minh về lợi nhuận

và tổn thất ì vậy, việc gia tăng những khác biệt giữa mức độ yêu cầu xác minh đối với lợi nhuận và tổn thất làm nguyên tắc thận trọng có ý nghĩa hơn

Theo chuẩn mực kế toán iệt Nam (2002) số 01: Chuẩn mực chung định nghĩa rằng “Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn”

Một định nghĩa khác trong tuyên bố về các khái niệm kế toán tài chính (SFAC) số 2 của FASB (1980) định nghĩa nguyên tắc thận trọng trong kế toán như sau: “Nguyên tắc thận trọng là phản ứng thận trọng đối với sự không chắc chắn để đảm bảo rằng những bất trắc và rủi ro vốn có trong các tình huống kinh doanh được xem x t đầy đủ Do đó, nếu hai ước tính về khoản tiền được nhận hoặc trả trong tương lai là tương đương thì nguyên tắc thận trọng chỉ ra rằng nên sử dụng các dấu hiệu ít lạc quan hơn .” Triết lý của nguyên tắc thận trọng thường được tóm tắt trong nghiên cứu bằng câu" lường trước việc không lợi nhuận và dự phòng cho tất

cả các tổn thất có thể xảy ra" (Bliss, 1924)

Theo Watts và Zimmerman (1986) xác định nguyên tắc thận trọng trong kế toán là việc báo cáo giá trị thấp nhất đối với tài sản và giá trị cao nhất cho các khoản phải trả (Hamdan, 2012, trang 24) cho rằng thận trọng trong kế toán là việc thế hiện giá trị tối thiểu của tài sản, doanh thu, và thể hiện giá trị cao hơn của các khoản nghĩa vụ phải trả và chi phí

Trang 22

Để mở rộng các định nghĩa này, các nhà nghiên cứu đã xác định hai hình thức của nguyên tắc thận trọng tạo ra sự suy giảm giá trị kế toán nói trên; cụ thể là thận trọng có điều kiện và thận trọng vô điều kiện

Sự khác biệt chính giữa hai hình thức này là việc áp dụng nguyên tắc thận trọng có điều kiện phụ thuộc vào sự kiện tin tức kinh tế, trong khi việc áp dụng nguyện tắc thận trọng vô điều kiện thì không Thận trọng có điều kiện đề cập đến sự thừa nhận bất đối xứng trong lợi nhuận và tổn thất (Basu, 1997), làm việc công nhận những tin xấu nhanh hơn việc công nhận những tin tốt Nói cách khác, đặc trưng của thận trọng có điều kiện là sự thừa nhận bất đối xứng của những tin tức kinh tế cùng chiều và ngược chiều (Ball và Shivakumar, 2005) nhận định rằng thận trọng có điều kiện như một khuynh hướng trong việc công khai giá trị sổ sách thấp đối với quyền lợi của cổ đông Một trong các ví dụ về nguyên tắc thận trọng có điều kiện là việc xử lý bất đối xứng giữa tăng và giảm các khoản dự phòng hay kế toán cho hàng tồn kho bằng cách sử dụng quy ước mức giá thấp hơn giữa giá vốn và giá thị trường

Thận trọng vô điều kiện xảy ra thông qua sự thừa nhận không thống nhất trong tài sản ròng của kế toán Không giống như thận trọng có điều kiện, thận trọng vô điều kiện không phụ thuộc vào sự kiện tin tức, nó cho thấy sự thiên lệch có hệ thống

và liên tục trong việc đánh giá thu nhập (Beaver and Ryan, 2005) Thận trọng không điều kiện phát sinh do việc sử dụng các nguyên tắc kế toán dẫn đến giảm lợi nhuận tích lũy Các ví dụ về thận trọng vô điều kiện bao gồm chi phí nghiên cứu, phát triển và chi phí khấu hao nhanh Phụ lục 01 liệt kê một số ví dụ phổ biến về nguyên tắc thận trọng có điều kiện và thận trọng vô điều kiện

Trong các nghiên cứu về hai hình thức thận trọng trong kế toán, thận trọng có điều kiện phổ biến hơn thận trọng vô điều Cụ thể, trong một bài nghiên cứu tổng hợp của (George W Ruch Gary Taylor, 2015) 24 trong số 34 nghiên cứu tập trung vào thận trọng có điều kiện, trong khi chỉ có 11 trong số 34 nghiên cứu tập trung vào

Trang 23

thận trọng không điều kiện1 Một lý do khác để các tác giả thường tập trung vào thận trọng có điều kiện là do sự truyền đạt thông tin các sự kiện thường không chắc chắn và đó là lý do mà các nhà nghiên cứu quan tâm thận trọng có điều kiện hơn hình thức thận trọng vô điều kiện (Ball và Shivakumar, 2005, Ryan, 2006)

2.1.2 Điều kiện ghi nhận các ƣớc tính kế toán theo nguyên tắc thận trọng

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (2002), chuẩn mực số 01 quy định về việc ghi nhận các ước tính kế toán theo nguyên tắc thận trọng như sau:

a) “Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn” Nói cách khác, khi lập dự phòng kế toán không được phản ánh cao hơn giá trị thực tế của tài sản

có thể thực hiện được iệc lập dự phòng nhằm đảm bảo tính ph hợp giữa chi phí và doanh thu thực tế phát sinh trong kỳ do các khoản tổn thất đã phát sinh hoặc có nhiều khả năng sẽ phát sinh trong tương lai Ngoài ra lập dự phòng còn đảm bảo cho doanh nghiệp không có sự biến động lớn về nguồn vốn kinh doanh khi xảy ra tổn thất do có nguồn để b đắp

b) “Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập” Theo đó, giá trị tài sản cũng không được ghi nhận lớn hơn lợi ích kinh tế có thể thu hồi được từ việc sử dụng tài sản đó

c) “Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;” d) “Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.” Trường hợp doanh thu của việc cung cấp dịch vu không thể xác định chắc chắn được thì doanh thu chỉ được ghi nhận tương ứng với chi phí đã ghi nhận và có thể thu hồi

Tuân thủ nguyên tắc thận trọng sẽ giúp cho doanh nghiệp bảo toàn nguồn vốn, hạn chế rủi ro và khả năng hoạt động liên tục

2.1.3 Ƣu và nhƣợc điểm khi ghi nhận theo nguyên tắc thận trọng

1 17 nghiên cứu tập trung chủ yếu vào thận trọng có điều kiện, 5 nghiên cứu tập trung vào thận trọng không điều kiện, 7 nghiên cứu tập trung vào cả hai hình thức thận trọng, và 5 nghiên cứu không chỉ rõ bất kỳ hình thức thận trọng nào

Trang 24

Tầm quan trọng của nguyên tắc thận trọng trong kế toán được thể hiện qua những điều sau:

Giảm sự bất đối xứng thông tin giữa các nhà quản lý, nhà đầu tư và các bên liên quan thông qua việc giảm thiểu những ảnh hưởng của việc tăng lợi nhuận, qua

đó tăng độ tin cậy của lợi nhuận và giảm sự bất đối xứng thông tin (Basu, 1997) và (LaFond và Watts, 2007) Thận trọng trong kế toán cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao lòng tin đối với nhà quản lý vì nó công bố các khoản lỗ một cách kịp thời (Jaggi và Xin, 2014)

Thận trọng trong kế toán là một phương tiện quan trọng để giảm khả năng thao túng trong việc quản lý công ty của các bên liên quan dựa vào chính sách kế toán tại công ty Các chính sách kế toán thường được thiết kế để giá trị của tài sản tăng cao hơn giá trị thực trong khi các chính sách công ty được thiết kế để giảm giá trị tài sản (Jaggi và Xin, 2014)

Các biện minh về thuế được coi là động cơ chính để sử dụng nguyên tắc thận trọng trong kế toán vì việc ghi nhận trước các khoản lỗ và trì hoãn việc ghi nhận doanh thu sẽ làm giảm thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập hiện hành đồn thời dẫn đến việc trì hoãn chúng vào các kỳ kế toán sau (Watts, 2002)

Không chỉ vậy, thận trọng trong kế toán còn bao gồm một số lợi thế và đặc trưng, nổi bật nhất là nó tạo thành một công cụ thích hợp để đối mặt với sự lạc quan hoặc sự không chắc chắn của kế toán và nhà quản lý khi đánh giá tài sản và các khoản nợ của doanh nghiệp Sự thận trọng đưa ra một kết quả khách quan và thông tin kế toán được chuẩn bị theo các chuẩn mực kế toán được chấp nhận rộng rãi Nó cũng bảo vệ kế toán tránh được những rủi ro phát sinh từ việc truyến bá thông tin kế toán không xác thực, cũng như việc không đính chính lại thông tin kế toán đã được xác thực sau đó Những người sử dụng báo cáo tài chính thích những con số mang tính thận trọng hơn vì những số liệu đó mang lại cho họ mức độ an toàn cao hơn để

đề phòng bất kỳ kết quả không mong muốn nào xảy ra (Iqbal và Qdhah, 2014) Nhưng đồng thời, thận trọng trong kế toán cũng xảy ra một số sai sót, như vi phạm một số nguyên tắc và chỉ tiêu chất lượng của thông tin kế toán, ví dụ như tính công

Trang 25

bằng, tính so sánh được, sự ổn định, tuyên bố đáng tin cậy và tính nhất quán Nó có thể dẫn đến thông tin kế toán bị bóp méo và giá trị của chúng được trình bày khác với giá trị thật Sự thận trọng quá mức có thể gây hại cho một số người sử dụng thông tin kế toán (Iqbal và Iqdhah, 2014)

Định nghĩa đầu tiên về GTHL được ghi nhận trong Chuẩn mực kế toán 14 (VAS14) - Doanh thu và thu nhập khác: “Giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong trao đổi ngang giá Giá trị hợp lý được sử dụng chủ yếu trong ghi nhận ban đầu, chẳng hạn ghi nhận ban đầu của tài sản cố định, doanh thu, thu nhập khác, ghi nhận ban đầu và báo cáo các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, xác định giá phí hợp nhất kinh doanh”

Khái niệm về GTHL được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trên Thế giới Tuy nhiên, tại Việt Nam khái niệm này vẫn còn mới mẽ và chưa có những hướng dẫn, quy định rõ ràng, cụ thể trong một chuẩn mực riêng GTHL chỉ được đề cập đến ở Chuẩn mực số 03 - Kế toán tài sản cố định hữu hình; Chuẩn mực chung số 01; Chuẩn mực số 06 - Thuê tài sản; chuẩn mực số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái; Chuẩn mực số 5- Bất động sản đầu tư

Hiện nay, mặc d GTHL đã được quy định trong Luật Kế toán số 88/2015/QH13 nhưng GTHL vẫn chưa thật sự được áp dụng trong việc ghi nhận của kế toán, chưa có một phương pháp ghi nhận GTHL cụ thể vì thế vai trò của GTHL vẩn còn khá mờ nhạt GTHL trong hệ thống kế toán iệt Nam chưa được sử dụng để ghi nhận, trình bày các khoản mục sau ghi nhận ban đầu và do đó vẫn chưa

Trang 26

đạt được mục đích ghi nhận và trình bày các khoản mục trên báo cáo theo những thay đổi của thị trường

2.2.1 2 i gi h ê hế giới

Cuối những năm 1990, GTHL bắt đầu trở thành một cơ sở tính giá rộng rãi trên thế giới thông qua các chuẩn mực kế toán quốc tế Qua quá trình phát triển,

khái niệm cũng như phương pháp đo lường GTHL được hoàn thiện và cụ thể hơn

Tháng 6 năm 1977, FASB ban hành chuẩn mực kế toán Hoa Kỳ FAS 15 “Kế toán dành cho các khách nợ và chủ nợ để tái cấu trúc nợ khó đòi” thì “Giá trị hợp lý của tài sản được chuyển giao được hiểu là số tiền hợp lý mà khách nợ mong đợi nhận được trong cuộc giao dịch hiện tại giữa người mua sẵn sang mua và người bán sẵn sang bán, có nghĩa là, ngoài việc bán hàng bắt buộc hoặc thanh lý GTHL của tài sản được tính bằng giá trị hợp lý Nếu không có thị trường nào tồn tại đối với tài sản được chuyển nhượng nhưng tồn tại đối với các tài sản tương tự thì giá bán tại thị trường đó có thể sử dụng để ước tính GTHL của tài sản được chuyển giao” Theo CMKT quốc tế IAS 16 “Nhà xưởng, máy móc, thiết bị” được ban hành vào tháng 3 năm 1982 nhằm thay thế một số phần trong CMKT quốc tế IAS “Kế toán khấu hao” đã định nghĩa “GTHL là giá trị của tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có sự hiểu biết, có thiện chí trong một giao dịch trao đổi ngang giá” Năm

1988, khái niệm về GTHL được mở rộng thêm đối tượng nợ phải trả Trong giai đoạn này, IASB định nghĩa “GTHL là giá trị của tài sản có thể được trao đổi hoặc khoản nợ phải trả được thanh toán giữa các chủ thể liên quan có sự hiểu biết, có thiện chí trong một giao dịch trao đổi ngang giá” Định nghĩa này cũng được sử dụng trong:

IAS 32: Công cụ tài chính: Trình bày và công bố (Thay thế bởi IFRS 7 có hiệu lực vào năm 2007)

IAS 36: Tổn thất tài sản

IAS 38: Tài sản vô hình

IAS 39: Công cụ tài chính: đo lường và ghi nhận

IAS 40: Bất động sản đầu tư

Trang 27

IAS 41: Nông nghiệp

Tháng 9 năm 2006, FASB đã ban hành FAS 157 định nghĩa về GTHL như sau: “Giá trị hợp lý là mức giá có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc phải trả khi thanh toán một khoản nợ trong một giao dịch bình thường giữa các bên tham gia thị trường tại ngày định giá”

Tuy nhiên, một số trường hợp chuẩn mực kế toán quốc tế không nêu rõ cách thức trình bày cũng như mục tiêu để xác định giá trị hợp lý, một số chuẩn mực có hướng dẫn chi tiết nhưng lại không nhất quán Chính vì thế nên năm 2012, IASB đã ban hành Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế về giá trị hợp lý IFRS 13 “Đo lường giá trị hợp lý” để khắc phục, hạn chế sự không nhất quán của các chuẩn mực khác Theo IFRS 13, giá trị hợp lý là “Giá trị sẽ nhận được khi bán một tài sản hoặc thanh toán một khoản nợ phải trả trong một giao dịch thị trường có trật tự giữa các bên tham gia thị trường tại ngày đo lường” Giá trị hợp lý trong chuẩn mực này được xác định trên cơ sở giá thị trường, không phải theo doanh nghiệp

IFRS quy định khi xác định giá trị hợp lý, DN giả định rằng giao dịch để định giá tài sản hoặc một khoản nợ phải trả diễn ra trong điều kiện thị trường của tài sản hoặc nợ phải trả, bao gồm giả định về rủi ro hoặc trong một thị trường thuận lợi nhất cho tài sản và nợ phải trả

Theo tạp chí tài chính kỳ 1, tháng 11/2016 của PGS TS Ngô Thị Thu Hồng khi xác định giá trị hợp lý, IFRS quy định doanh nghiệp phải xác định được:

“- Tài sản nợ phải trả cần xác định giá trị hợp lý;

- Đối với tài sản phi tài chính, cần tần suất sử dụng tài sản cao nhất và tốt nhất đối với tài sản và tài sản đó có được sử dụng chung với các tài sản khác không hay được sử dụng độc lập;

- Thị trường giao dịch tự nguyện đối với tài sản hay nợ phải trả;

- Kỹ thuật định giá ph hợp trong việc xác định GTHL Kỹ thuật định giá cần tối đa hoá việc sử dụng các yếu tố đầu vào có liên quan quan sát được và tối thiểu hoá các yếu tố đầu vào không quan sát được.”

Trang 28

Như vậy, IFRS 13 đã cung cấp một định nghĩa chính thức và nhất quán về GTHL, thống nhất phương pháp đo lường giá trị hợp lý, giảm mức độ phức tạp và yêu cầu công bố thông tin để sử dụng trong hệ thống chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế nhằm cung cấp thông tin hữu ích, đầy đủ và đa dạng cho các đối tượng sử dụng dẫn tới sự ra đời của phương pháp kế toán theo GTHL

2.2.2 Những bất cập trong việc định giá theo phương pháp truyền thống

Phương pháp truyền thống để đánh giá tài sản và nợ phải trả đều dựa trên nguyên tắc giá gốc, nguyên tắc này đòi hỏi phải đánh giá tài sản và nợ phải trả theo giá trị gốc, tức là giá trị đã được thanh toán tại thời điểm mua một tài sản hoặc phát sinh cho một số khoản phải trả (IASB, 2010)

Giá gốc là phương pháp đáng tin cậy và có thể kiểm chứng được vì nguyên tắc này dựa trên giao dịch thực tế phát sinh, nhưng nó làm ảnh hưởng đáng kể trong quá trình ra quyết định bởi vì giá gốc không phản ánh các điều kiện của thị trường hiện tại, các chỉ tiêu đo lường trên báo cáo tài chính trở nên không quan trọng và thiếu thực tế vì nó dựa trên quá khứ, dẫn đến việc thiếu thông tin trong báo cáo tài chính cho nhiều yếu tố đáng tin cậy và khả thi (Paul, 2013) Nguyên tắc giá gốc được kết hợp với nguyên tắc thận trọng trong kế toán cho ph p điều chỉnh giá trị tài sản và nợ phải trả thông qua việc đưa ra những tin tức xấu Cuối c ng, điều này dẫn đến việc giảm giá trị của tài sản và thổi phồng nợ phải trả, dẫn đến sai lệch

Theo Robert R Sterling, 1967, Giá gốc có nhiều thay đổi trong việc áp dụng

và do đó rất khó để phân tích quy tắc này trên lý thuyết Lời giải thích cho những thay đổi này được bao hàm trong các giả thuyết của tác giả Giá gốc không phải là nguyên lý cơ bản của kế toán; thay vào đó nó là một dẫn xuất của nguyên tắc thận trọng trong định giá

Thứ nhất, và quan trọng nhất, giá gốc hầu như luôn luôn mang lại một giá trị thận trọng Đặc biệt là giá gốc của tài sản đã được phân bổ hầu như sẽ thấp hơn giá thị trường Thứ hai, số liệu về giá gốc thường thuận lợi hơn nhiều so với bất kỳ giá trị nào khác Thông thường, có thể dễ dàng tiếp cận các tài liệu, hoá đơn, s c cho chi phí của một khoản mục Đôi khi, có một số khó khăn trong việc thu thập số liệu

Trang 29

về chi phí và kế toán quay trở lại nguyên tắc thận trọng bằng cách ước tính con số thấp hoặc nếu số tiền đó “không quan trọng”, sẽ gán một giá trị 0 Thứ ba, giá gốc gắn liền với sản phẩm hoặc nhiều thời kỳ bởi một số nguyên tắc được tìm thấy ngẫu nhiên

Ngoài ra, nguyên tắc giá gốc được xây dựng dựa trên giả định hoạt động liên tục nhưng trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay việc hợp nhất, sát nhập, khủng hoảng diễn ra thường xuyên thì giả định này không được đảm bảo chắc chắn Thêm vào đó, giả định về nguyên tắc phù hợp cũng khó đáp ứng, như việc phân bổ chi phí giữa các kỳ kế toán đôi khi cũng không chính xác

Theo những vấn đề còn tồn tại nói trên, nguyên tắc giá gốc ngày càng có nhiều lời chỉ trích, đặc biệt là do sự thay đổi liên tục của môi trường kinh tế, và cần thiết phải có một phương pháp định giá khác với giá gốc, từ đó nguyên tắc giá trị hợp lý xuất hiện (Shaffer, 2012), nguyên tắc này đã được chấp nhận trong hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) Khái niệm giá trị hợp lý là một cuộc cách mạng hóa những lý thuyết về kế toán truyền thống, hướng tới các quan điểm và khuôn khổ mới Đồng thời giá trị hợp lý đã làm thay đổi toàn diện kết cấu và ý nghĩa của báo cáo tài chính Khái niệm giá trị hợp lý được tạo ra do sự phát triển của lý thuyết kế toán trong những thập niên gần đây và được xây dựng trong các chuẩn mực kế toán quốc tế liên quan đến giá trị hợp lý (Salah, 2008) Các nguyên tắc liên quan đến giá trị hợp lý theo hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) được bao gồm trong nhiều chuẩn mực

2.2.3 Lịch sử hình thành và phát triển của giá trị hợp lý

Sự hình thành kế toán giá trị hợp lý có thể chia làm 3 giai đoạn (Omiros Georgiou và Lisa Jack 2011): Giai đoạn tự phát của giá thị trường (1850-1970), giai đoạn chính thức hình thành giá trị hợp lý (1970-1990) và giai đoạn phát triển của giá trị hợp lý (1990-2005)

- Giai đoạn 1850-1970: Giai đoạn tự phát của thị trường

Ở giai đoạn sau thời kỳ đại khủng hoảng xảy ra, giá gốc vẫn giữ vị trí thống lĩnh trong kế toán tại Hoa Kỳ Khái niệm giá thị trường vẫn còn rất mơ hồ và chỉ được

Trang 30

bàn đến trong các nghiên cứu dưới các hình thức giá trị thuần có thể thực hiện được, giá hiện hành, giá đầu ra…

- Giai đoạn 1970-1990: Giai đoạn chính thức hình thành giá trị hợp lý

Trong giai đoạn 1970-1990, tình hình lạm phát khiến giá thị trường biến động mạnh Thời kỳ đầu của giai đoạn này giá hiện hành được sử dụng trong hạch toán

để đối phó với lạm phát Đến những năm 1970, APB 18 (Acounting Principles Board) ra đời được xem là một trong những báo cáo kế toán đầu tiên của Hoa Kỳ đề cập đến việc sử dụng giá trị hợp lý như một tiêu chuẩn trong đo lường APB 18 yêu cầu việc hạch toán và đo lường các khoản lỗ đầu tư trên báo cáo tài chính bằng ghi nhận các khoản lỗ này nếu giá trị hợp lý của khoản đầu tư sụt giảm xuống thấp hơn giá trị ghi sổ, khoản lỗ này được gọi là khoản lỗ tạm thời

Đầu năm 1973, APB 29 “Kế toán các giao dịch phi tiền tệ” đã chỉ ra cách thức

để trình bày giá trị hợp lý cho những giao dịch phi tiền tệ Cuối những thập niên

1970, FAS 15 “Kế toán dành cho chủ nợ và khách nợ để tái cấu trúc nợ xấu” đã đưa

ra một số khái niệm quan trọng về giá trị hợp lý Theo đó, giá trị hợp lý được xác định thông qua việc bán hàng hiện tại giữa người mua sẵn sàng mua và người bán sẵn sàng bán, ngoại trừ trường hợp bắt buộc hoặc thanh lý

Vào những năm 1980, đo lường giá trị hợp lý được mở rộng hơn trong việc trình bày kế toán quỹ ào năm 1982, giá trị hợp lý lần đầu tiên được Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế IASB (International Accounting Standards Board) sử dụng trong IAS 16 – Chuẩn mực kế toán về bất động sản, máy móc và trang thiết bị Ngoài ra, trong các chuẩn mực khác của IASB cũng sử dụng định nghĩa về giá trị hợp lý như: IAS 17: Chuẩn mực kế toán cho thuê tài sản (1982) IAS 18: Chuẩn mực ghi nhận doanh thu (1982) IAS 20: Chuẩn mực kế toán cho các khoản trợ cấp

và công bố các khoản trợ cấp của chính phủ IAS 22: Chuẩn mực kế toán cho hợp nhất kinh doanh (1983) IAS 25: Chuẩn mực kế toán cho các khoản đầu tư IAS 26: Chuẩn mực kế toán và báo cáo theo quỹ lợi ích hưu trí

Những năm 1988, khoản mục các công cụ tài chính được IASB áp dụng giá trị hợp lý Định nghĩa về giá trị hợp lý được mở rộng thêm cho đối tượng nợ phải trả,

Trang 31

các định nghĩa về người mua và người mua được thay thế bằng “các chủ thể liên quan” Giai đoạn này, IASB định nghĩa “Giá trị hợp lý là giá trị của một tài sản có thể trao đổi hoặc một khoản nợ phải trả được thanh toán giữa các chủ thể có hiểu biết liên quan, thiện chí trong sự trao đổi ngang giá” Khái niệm mới về giá trị hợp

lý được IASB sử dụng trong các chuẩn mực: IAS 32: Công cụ tài chính Công bố và trình bày IAS 36: Giảm giá trị của tài sản (Tổn thất tài sản) IAS 38: Tài sản cố định vô hình IAS 39: Công cụ tài chính: ghi nhận ban đầu và sau khi ghi nhận ban đầu IAS 40: Bất động sản đầu tư IAS 41: Nông nghiệp

- Giai đoạn 1990–2005: Giai đoạn phát triển của giá trị hợp lý

Trong suốt thập niên 1990, giá trị hợp lý được sử dụng rộng rãi trong các chuẩn mực do sự bùng nổ của hệ thống thông tin thương mại toàn cầu và sự hợp nhất của các doanh nghiệp Tại Hoa kỳ, APB 16 “Hợp nhất kinh doanh” được áp dụng để ghi nhận lợi thế thương mại cho tài sản vô hình trong quá rình hợp nhất Năm 1991, SFAS 107 “công bố giá trị hợp lý cho công cụ tài chính” ra đời SFAS

115 “Kế toán cho cho các khoản đầu tư chứng khoán” được công bố vào năm 1993, SFAS 115 lấy giá trị hợp lý làm tiêu chuẩn đo lường cho các loại chứng khoán nợ

và chứng khoán vốn Đến năm 1994, FASB cho ra đời SFAS 119 “Công bố thông tin công cụ tài chính phái sinh và giá trị hợp lý của công cụ tài chính”

Năm 2000, FASB công bố SFAS 133 “Kế toán công cụ phái sinh và phòng ngừa rủi ro” yêu cầu ghi nhận các công cụ phái sinh theo giá trị hợp lý Với sự gia tang của nền kinh tế toàn cầu và ngày càng tăng các doanh nghiệp xuyên quốc gia, nhà đầu tư và người sử dụng khác đòi hỏi có bộ tiêu chuẩn chung cho thông tin tài chính Ngày 29/6/2001 FASB cho ra đời SFAS 141 “Hợp nhất kinh doanh” SFAS 141 là một trong những phần đầu tiên của dự án hội tụ FASB/IASB

Đến năm 2005, đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất dẫn đến sự ra đời của các chuẩn mực đo lường giá trị hợp lý Dự thảo chuẩn mực về giá trị hợp lý được ban hành năm 2004 thì vào tháng 11/2005 dự án đo lường giá trị hợp lý được bổ sung vào chương trình nghiên cứu của IASB nhằm hướng dẫn việc đo lường giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả theo yêu cầu của các chuẩn mực khác Tháng

Trang 32

9/2006 FASB ban hành SFAS 157 “Đo lường giá trị hợp lý” Đây là bước tiến quan trọng đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của việc áp dụng giá trị hợp lý khi đo lường

và ghi nhận các thông tin tài chính liên quan Năm 2007, FASB tiếp tục ban hành SFAS 159 “Quyền chọn giá trị hợp lý cho tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính” SFAS 159 bao gồm cả việc sửa đổi SFAS 115” cho ph p các công ty chọn lựa sử dụng giá trị hợp lý cho các tài sản và nợ phải trả

Tuy nhiên, với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu và các công ty đa quốc gia, nhà đầu tư và những người sử dụng thông tin tài chính đòi hỏi một báo cáo tài chính thống nhất giữa các nước Chính vì vậy, IASB và FASB đã ban hành một bộ chuẩn mực thống nhất chung của các quốc gia Tháng 5/2011, IASB ban hành IFRs

13 “Đo lường giá trị hợp lý” Đây là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế về giá trị hợp lý có giá trị pháp lý từ ngày 01/01/2013 IFRS 13 được soạn thảo dựa trên SFAS 157 mong muốn có sự hội tụ cao của IFRS và US GAAP

2.2.4 Phạm vi sử dụng giá trị hợp lý trong các chuẩn mực kế toán quốc tế

Theo Nghiên cứu của David Cairm, 2006 đã hệ thống phạm vi sử dụng GTHL trong 4 trường hợp theo IFRS

- g ghi h i h h gi g

IAS sử dụng giá trị hợp lý trong những nghiệp vụ trao đổi không bằng tiền Khi xác định được giá trị sẽ ghi nhận như là giá gốc của tài sản và nợ phải trả đồng thời thể hiện trong báo cáo tài chính Trong khi đó, IFRS cho ph p sử dụng GTH để ghi nhận nghiệp vụ tại ngày phát sinh và giá trị này có thể khác so với ngày lập báo cáo tài chính Hiện nay, GTHL được sử dụng để đo lường các nghiệp vụ phát sinh ban đầu trong một số chuẩn mực sau:

IAS 16

Ghi nhận chi phí tài sản, nhà xưởng, máy móc thiết bị được mua bằng cách đổi lấy tài sản hoặc tài sản phi tiền tệ hoặc kết hợp giữa tài sản tiền tệ và tài sản phi tiền tệ (trong điều kiện những giao dịch có tính thương mại) Đoạn 24 IAS 17 Đo lường tài sản và nợ phải trả phát sinh trong một hợp đồng thuê tài chính

Trang 33

trên BCTC của bên đi thuê (ngoại trừ GTHL cao hơn giá trị hiện tại và thấp hơn khoản thanh toàn tiền thuê tối thiểu) Đoạn 20

IAS 18 Đo lường các khoản doanh thu nhận được hoặc còn phải thu (ngoại trừ hàng

hóa và dịch vụ trao đổi c ng bản chất hoặc giá trị) Đoạn 9

IAS 20 Đo lường việc chuyển giao TS phi tiền tệ từ chính phủ đến các tổ chức Đoạn

23

IAS 38

Đo lường giá trị tài sản vô hình được mua bằng cách bằng cách đổi lấy tài sản hoặc tài sản phi tiền tệ hoặc kết hợp giữa tài sản tiền tệ và tài sản phi tiền

tệ (trong điều kiện những giao dịch có tính thương mại) Đoạn 45

IAS 39 Đo lường tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính Đoạn 43

IAS 41 Đo lường tài sản sinh học hoặc sản phẩm nông nghiệp thu được từ tài sản

sinh học của tổ chức Đoạn 12 và 13

IFRS 1 Đo lường giá trị tài sản, nhà xưởng, máy móc thiết bị tại ngày chuyển đổi

sang IFRS Đoạn 16

IFRS 2

Đo lường hàng hóa và dịch vụ nhận được và các công cụ vốn được cấp trong các nghiệp vụ thanh toán trên cơ sở cổ phiếu được xác định trong vốn chủ sở hữu Đoạn 10

Đo lường giá trị các khoản nợ phát sinh cho hàng hóa và dịch vụ nhận được

và các công cụ vốn được cấp trong các nghiệp vụ thanh toán trên cơ sở cổ phiếu được xác định trong vốn chủ sở hữu Đoạn 30

IFRS 3 Đo lường giá trị tài sản nhận được, các khoản nợ phát sinh hoặc được ước

tính và công cụ vốn chủ sở hữu được phát hành bởi bên mua Đoạn 24

IFRS 9 Đo lường giá trị của tài sản tài chính và nợ tài chính trong trường hợp giá

giao dịch không phải là GTHL (IFRS 9.5.1)

g i i 2006 “The e f f i e i IFRS”

- S g T h hi h h gi h

GTHL được sử dụng để phân bổ cho tài sản và nợ phải trả cho các giao dịch

k p trong hợp nhất kinh doanh Bảng dưới đây tóm tắt việc sử dụng GTHL để phân

bổ tổng số lượng các giao dịch k p trong các bộ phận cấu thành của chúng

Trang 34

IAS 32 Đo lường giá trị thành phần nợ phải trả của một công cụ tài chính hợp

nhất (thành phần của vốn chủ sở hữu là phần còn lại) Đoạn 31

IFRS 3 Đo lường giá trị tài sản có thể xác định được, nợ phải trả và khoản nợ tiềm

tàng của bên bị mua tại ngày phát sinh nghiệp vụ trong hợp nhất kinh doanh (lợi thế thương mại là phần còn lại) Đoạn 36

g i i 2006 “The e f f i e i IFRS”

- S g T g i h i ghi h

Theo David Cairns, GTHL được sử dụng cho tài sản đầu tư và các tài sản sinh học, các loại tài sản khác có thể sử dụng giá gốc IFRS cho ph p sử dụng GTHL cho một số loại tài sản và nợ phải trả, tuy nhiên IFRS cấm sử dụng GTHL cho hầu hết các tài sản vô hình, lợi thế thương mại, hàng tồn kho và hầu hết nợ phải trả

IAS 16 Đo lường bất động sản, nhà xưởng và máy móc thiết bị (quyền chọn)

Đoạn 31

IAS 19 Đo lường phúc lợi của người lao động Đoạn 54d

IAS 26 Đo lường các khoản đầu tư vào chương trình phúc lợi Đoạn 32

IAS 27 Đo lường các khoản đầu tư vào công ty con, công ty đồng kiểm soát,

công ty liên kết Đoạn 37

IAS 28 Đầu tư vào công ty liên kết Đoạn 1

IAS 31 Đầu tư vào công ty đồng kiểm soát Đoạn 1

IAS 38 Đo lường TSCĐ H (cung cấp ghi nhận ban đầu theo giá gốc và GTHL

được xác định bằng cách tham chiếu đến thị trường hoạt động) Đoạn 75 IAS 39 Đo lường giao dịch về TS tài chính và nợ phải trả tài chính, bao gồm cả

công cụ phái sinh Đoạn 9 và 46

Đo lường TS khác và nợ phải trả tài chính khác (t y thuộc vào điều kiện) Đoạn 9 và 46

IAS 40 Đo lường bất động sản đầu tư Đoạn 43

IAS 41 Đo lường TS sinh học Đoạn 12

Đo lường sản phẩm nông nghiệp Đoạn 13

g i i 2006 “The e f f i e i IFRS”

Trang 35

- S g T g i h gi gi gi i

Trường hợp thứ tư là sử dụng GTHL trong IFRS để đánh giá sự suy giảm giá trị tài sản Một trong những nguyên tắc kế toán lâu đời nhất ở hầu hết các khu vực pháp lý là không được mang tài sản vượt quá số tiền mà doanh nghiệp dự kiến thu hồi từ việc sử dụng hoặc bán hàng Nguyên tắc suy giảm giá trị trong IFRS đều liên quan đến tài sản Đây là cơ sở để ghi nhận từ hàng tồn kho đến giá trị thuần có thể thực hiện được (IAS 2) và ghi nhận các khoản lỗ dự kiến cho các hợp đồng xây dựng và các hợp đồng dịch vụ khác (IAS 11 và IAS 18) Nó cũng hạn chế số lượng tài sản thuế thu nhập hoãn lại (IAS 12) và các quỹ lợi ích xác định (IAS 19) IAS 16 [1982 và 1993] bao gồm nguyên tắc suy giảm giá trị tài sản cố định IAS 22 [1983

và 1993] bao gồm nguyên tắc suy giảm giá trị lợi thế thương mại

- i i t i i ạ

Chuẩn

mực

IAS 36 Bất động sản đầu tư, nhà xưởng

máy móc thiết bị

Giá trị lớn hơn giữa GTHL sau khi trừ đi chi phí cần thiết để bán tài sản và giá trị sử dụng tài sản

IAS 36 Bất động sản đầu tư (mô hình giá

gốc) IAS 41 TS sinh học (mô hình GTHL)

IAS 36 TS sinh học (mô hình giá gốc)

IAS 36 Lợi thế thương mại

IAS 36 TSCĐ H khác

IAS 36 Công ty liên kết

IAS 36 Công ty đồng kiểm soát (phương

pháp vốn chủ sở hữu) IAS 39 TS tài chính sẵn sàng để bán Sử dụng GTHL

IAS 39 Các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo

hạn

Giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai được chiết khấu sử dụng lãi suất hiệu quả

Trang 36

IAS 40 Bất động sản đầu tư (mô hình

GTHL)

Sử dụng GTHL

g i i 2006 “The e f f i e i IFRS”

- i i t i ạ

IAS 2 Hàng tồn kho Giá trị thuần có thể thực hiện IAS 11 Hợp đồng xây dựng Chênh lệch giữa doanh thu và

chi phí hợp đồng xây dựng IAS 17 Các khoản phải thu hợp đồng cho

thuê tài chính

Giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai được chiết khấu sử dụng lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài chính IAS 39 Các khoản tương đương tiền

Sử dụng GTHL IAS 39 ĐTTC

IAS 39 Công cụ phái sinh

IAS 39 Phải thu khách hàng Giá trị hiện tại của dòng tiền

tương lai được chiết khấu sử dụng lãi suất hiệu quả

IAS 39 Các khoản đầu tư giữ đến ngày

đáo hạn IAS 41 Sản phẩm nông nghiệp GTHL trừ đi chi phí bán hàng

Trang 37

Hiện nay, các mô hình sử dụng cho việc định giá trong một số trường hợp không có giá thị trường đang ngày càng phát triển và hoàn thiện

2.2.5.2 hế ủ ô h h T

Khái niệm về GTHL chưa được rõ ràng, đầy đủ, nằm rải rác trong các chuẩn mực thiếu tính hệ thống gây khó khan trong việc áp dụng GTHL khi ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh

Chưa có một hướng dẫn thống nhất và chính thức về phương pháp d ng để xác định GTHL trong kế toán

GTHL được sử dụng để ghi nhận và trình bày các khỏa mục theo những thay đổi của thị trường Tuy nhiên, tại iệt Nam, GTHL sử dụng chủ yếu cho ghi nhận ban đầu, chưa sử dụng để trình bày các khoản mục sau ghi nhận ban đầu

Đối với những doanh nghiệp kinh doanh đầu tư vào tài sản sau nhiều năm mới bán hoặc với những thị trường còn non tr thì mô hình GTHL khó thực hiện được vì

nó không xác định được giá trị thị trường hoặc không có các tham số của thị trường

2.3 Lý thuyết về giá trị của công ty

2.3.1 Khái niệm về giá trị công ty

Giá trị của công ty đề cập đến mức giá hoặc giá trị của công ty, đó là số tiền hợp lý phải trả để mua những giá trị đó, vì vậy giá trị của công ty là giá thị trường hoặc giá trị hợp lý tương đương với mỗi công ty trong trường hợp có sự thay đổi liên tục (Hawwari Obeid, 1999) Giá trị phải được xác định bằng tiền và hợp lý,

vì nó được xác định trên cơ sở cung và cầu chấp nhận được cho tất cả các bên Giá trị hợp lý phải thể hiện giá trị của toàn bộ công ty (Shawawra, 2012)

Khái niệm về giá trị công ty phản ánh quan điểm của nhà đầu tư đối với công

ty, thường liên quan đến giá cổ phiếu Tối đa hóa giá trị của công ty, do đó tối đa hóa “sự giàu có” của các cổ đông được coi là mục tiêu quan trọng nhất để đạt được của công ty (Sujoko, 2007) Có rất nhiều lý thuyết liên quan đến giá trị của công ty

và các yếu tố ảnh hưởng đến chúng Thuyết đại diện (Agency Theory) giải thích mối quan hệ người người chủ (principal), như các cổ đông, và người làm (agent), như các quản lý của công ty (executives) Trong mối quan hệ này, các cổ đông cử ra

Trang 38

đại diện hoặc thuê người làm thực hiện các công việc để phục vụ cho lợi ích cua họ

Do đó, có thể phát sinh sự mâu thuẫn do các lợi ích khác nhau giữa nhà quản lý và các cổ đông (Putu et al., 2014, trang 37-38) Lý thuyết các bên liên quan cho thấy công ty nên xem x t lợi ích của các bên liên quan, và trách nhiệm xã hội không chỉ giới hạn trong việc đạt được lợi ích của các cổ đông, mà còn bao gồm tất cả các bên liên quan trong công ty (Waryanti, 2009)

Lý thuyết cấu trúc vốn chỉ ra rằng giả định về sự hoàn hảo của thị trường vốn làm cho cấu trúc vốn của công ty sử dụng không hiệu quả trong việc tạo ra giá trị của nó, nhưng nếu công ty bị đánh thuế, nó sẽ cố gắng sử dụng nhiều nợ hơn và do

đó tăng giá trị của công ty (Modigliani & Miller, 1958) Trong khi Lý thuyết tín hiệu phản ánh khả năng sinh lợi cao của công ty sẽ cho thấy tương lai tốt đẹp cho công ty đó và khuyến khích các nhà đầu tư phản ứng cùng chiều với công ty đó, làm tăng giá trị của công ty (Sujoko, 2007)

Các mô hình đánh giá cổ phiếu thường xuyên và tính toán của các nhà nghiên cứu giá trị hợp lý đã phát triển một số mô hình kế toán, tài chính và toán học có thể được sử dụng để tính toán giá trị hợp lý của cổ phần Dưới đây, tác giả xem x t các

mô hình quan trọng nhất:

2.3.2 Các mô hình kế toán

Các mô hình này bao gồm các chuẩn mực kế toán quốc tế để đo lường giá trị hợp lý, đặc biệt là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 13 (IFRS 13: Fair Value Measurement) bao gồm ba cách tiếp cận để đo lường giá trị hợp lý; cụ thể là mô hình thị trường, mô hình chi phí, và mô hình thu nhập như được giải thích ở trên

2.3.3 Các mô hình tài chính

Các mô hình tài chính bao gồm:

- Mô hình chiết khấu cổ tức: Mô hình này dựa trên giá trị cổ phiếu liên quan đến

các dòng tiền kỳ vọng từ đó, được trình bày bằng cách phân bổ Theo đó, giá trị cổ phiếu hiện tại phụ thuộc vào sự phân bố kỳ vọng Phân bổ có thể cố định, hoặc tăng lên hàng năm ở một tỷ lệ cố định, và có thể thay đổi Theo đó, ba mô hình đã được xây dựng để định giá giá trị cổ phiếu; cụ thể là Mô hình cổ tức và lợi nhuận phân

Trang 39

phối cố định, Tỷ lệ tăng trưởng cố định của lợi nhuận phân phối và Mô hình tỷ lệ biến động của lợi nhuận phân phối (Obeidat, 2008: 60-62)

- Mô ì ịnh giá Thu nhập: mô hình này để đánh giá các cổ phiếu thường dựa

trên khả năng sinh lời của chúng Khả năng sinh lời của một cổ phiếu được tính bằng cách chia lợi nhuận thực hiện được cho số cổ phần phát hành Cổ phiếu thường có thể được đánh giá thông qua việc tính toán giá trị hiện tại của toàn bộ lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai từ cổ phiếu (Zahrah et al, 2013, trang 201)

- N â đôi iá t ị trường của một cổ phiế ựa o ă i lời iá

tr t ậ ủa ột ổ iế : Mô hình này dựa trên mối quan hệ giữa giá thị

trường và lợi nhuận Nếu mối quan hệ này đã được xác định và trình bày theo giá được nhân đôi thì giá trị cổ phiếu được tính bằng cách nhân đôi giá theo lợi nhuận

cổ phiếu (Zahrah et al, 2013 P: 201)

Tóm tắt chương 2

Chương này cung cấp cơ sở lý thuyết được sử dụng trong bài nghiên cứu bao gồm lý thuyết về nguyên tắc thận trọng, lý thuyết về giá trị hợp lý và lý thuyết về giá trị của công ty Theo đó, lý thuyết về nguyên tắc thận trọng tập trung nêu rõ các khái niệm, điều kiện ghi nhận các ước tính kế toán, sử dụng nguyên tắc thận trọng

có ưu và nhược điểm như thế nào trong việc ghi nhận của kế toán và nêu ra ba phương pháp đo lường sự thận trọng trong kế toán Trong bài nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp đo lường thứ ba là đo lường giá trị sổ sách với giá trị hợp lý

Các nghiên cứu về GTHL hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều vì vậy một

số quốc gia, khu vực còn e ngại trong việc vận dụng kế toán GTHL và vẫn duy trì

mô hình kế toán cũ Tuy nhiên, lý thuyết về giá trị hợp lý nêu rõ những bất cập trong việc định giá theo nêu GTHL có ưu điểm rõ ràng là đảm bảo TS, nợ phải trả của đơn vị được báo cáo theo mức giá ph hợp với mức giá kỳ vọng chung của thị trường, từ đó làm tăng tính thích hợp và đáng tin cậy của thông tin trên BCTC Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động thì việc cung cấp thông tin thích hợp

là cần thiết cho các nhà đầu tư, chủ nợ và các bên liên quan Thông qua việc vận dụng GTHL ở Trung Quốc thì việc phân tích kỹ càng các yếu tố như: bối cảnh

Trang 40

chính trị, pháp lý, môi trường kinh doanh và các yếu tố văn hóa, xã hội, sẽ theo sát hơn với xu thế chung của các CMKT quốc tế hiện nay Do đó những phần tiếp theo của luận văn này sẽ tiến hành phân tích thực trạng về quy định sử dụng GTHL trong các CMKT iệt Nam, đánh giá thực trạng thông qua việc so sánh với các CMKT quốc tế Mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán GTHL tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng vận dụng GTHL tại các doanh nghiệp này

Ngày đăng: 15/03/2019, 23:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w