1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp

41 399 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Thực hiện bài thảo luận này với mục đích dựa vào tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty để phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp hợp lý trong việc quản trị tài chính, để sử dụng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp một cách có hiệu quả.

Trang 1

Môn học: Tài chính doanh nghiệp

Trình bày: Nhóm 2 Lớp: Kinh tế vận tải Thủy Bộ – K51

Phân tích báo cáo tài chính trong

doanh nghiệp

BÀI THẢO LUẬN

Trang 2

Trường đại học Giao Thông Vận Tải

Khoa Vận Tải – Kinh Tế

- -Bài Thảo Luận

Phân tích báo cáo tài chính trong

doanh nghiệp

Công ty CP xây dựng hạ tầng Đại Phong

Môn học: Tài chính doanh nghiệp

Trình bày: Nhóm 2 Lớp: Kinh tế vận tải Thủy Bộ_K51

Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2013

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

hư chúng ta đã biết, nhận thức – quyết định và hành động là bộ ba biện chứng của quản

lý khoa học, có hiệu quả toàn bộ cá hoạt động kinh tế trong đó nhận thức giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc xác định mục tiêu và sau đó là các nhiệm vụ cần đạt tới trong tương lai Như vậy nếu nhận thức đúng, người ta sẽ có các quyết định đúng và tổ chức thực hiện kịp thời các quyết định đó đương nhiên sẽ thu được những kết quả như mong muốn Ngược lại, nếu nhận thức sai sẽ dẫn tới các quyết định sai và nếu thực hiện các quyết định sai đó thì hậu qủa

sẽ không thể lường trước được

Vì vậy phân tích tình hình tài chính là đánh giá đúng đắn nhất những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triết để những điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu

Tình hình tài chính doanh nghiệp là sự quan tâm không chỉ của chủ doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của rất nhiều đối tượng như các nhà đầu tư, người cho vay, Nhà nước và người lao động Qua đó họ sẽ thấy được thực trạng thực tế của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh, và tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh Thông qua phân tích họ có thể rút ra được những quyết định đúng đắn liên quan đến doanh nghiệp và tạo điều kiện naang cao khả năng tài chính của doanh nghiệp

Là những sinh viên ngành kinh tế, chuẩn bị bước vào môi trường mới, chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, kết hợp với quá trình học tập môn Tài Chính Doanh Nghiệp càng giúp chúng tôi khẳng định rõ điều

đó Được sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, chúng tôi mạnh dạn xin trình bày bài thảo luận:

“Phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp” của công ty CP xây dựng hạ tầng Đại Phong Thực hiện bài thảo luận này với mục đích dựa vào tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty để phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp hợp lý trong việc quản trị tài chính, để sử dụng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp một cách có hiệu quả

Vì thời gian có hạn và sự hiểu biết của các thành viên còn hạn chế nên bài thảo luận của chúng

em không thể tránh khỏi sai sót Rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình của thầy cô và các bạn Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Trình bày

Nhóm 2_KTVTTB

N

Trang 4

MỤC LỤC

Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp Công ty CP xây dựng hạ tầng Đại Phong

Lời mở đầu 3

Mục lục 4

Chương 1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp 5

Chương 2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 7

2.1 Khái quát chung về phân tích báo cáo TCDN 7

2.1.1 Mục đích của việc phân tích báo cáo TCDN 7

2.1.2 Những công tác phải tiến hành trước khi phân tích báo cáo TCDN 8

2.2 Đánh giá ban đầu tình hình tài chính của công ty CP xây dựng hạ tầng Đại Phong 14

2.3 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 14

2.3.1 Phân tích tình hình tài sản của doanh nghiệp 14

2.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 18

2.3.3 Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp 23

2.3.4 Phân tích tình hình nguồn vốn 25

2.3.4.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn 25

2.3.4.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh 28

2.3.4.3 Phân tích tình hình thanh toán 29

2.3.4.4 Phân tích khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp 32

2.3.5 Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 33

Chương 3 Giải pháp kiến nghị cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp 37

3.1 Thực trạng tài chính của doanh nghiệp 37

3.2 Các giải pháp cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp 37

Kết luận 39

Tài liệu tham khảo 40

Nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm 40

Lời nhận xét của giáo viên 41

Trang 5

Chương 1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp

- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CP XÂY DỰNG HẠ TẦNG ĐẠI PHONG

- Tên tiếng anh: DAI PHONG JOINT STOCK COMPANY

- Tên viết tắt: BAC HA,JSC

- Người đại diện: Trần Quang Đại

- Hoạt động: Xây dựng các công trình dân dụng; Sản xuất vật liệu xây dựng; sản

xuất, sửa chữa các mặt hàng cơ khí

Đây là một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng các công trình đê biển, giao thông, thuỷ lợi, dân dụng; vượt qua bao thác ghềnh để ổn định và không ngừng phát triển Sinh ra và lớn lên ở vùng quê lúa huyện Ý Yên (Nam Định), Trần Quang Đại thấu hiểu sự vất

vả truân chuyên của nghề làm ruộng một nắng hai sương, rủi may trông vào thời tiết

Vì vậy, anh quyết tâm học tập, tích luỹ kiến thức nghiệp vụ chuyên môn để lập thân, lập nghiệp Rời giảng đường đại học, Trần Quang Đại về làm việc cho một đơn vị xây dựng tại địa phương Những kiến thức học được ở trường và kinh nghiệm nghề nghiệp tích luỹ trên thương trường – đã hun đúc ý chí nghị lực khát vọng làm giàu cho chính mình, cho quê hương bằng tài năng, trí tuệ của tuổi trẻ

Được sự ủng hộ của chính quyền địa phương và đồng nghiệp, năm 1998, doanh nghiệp tư nhân Đại Phong do Trần Quang Đại làm Giám đốc cùng với chiến lược sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng của doanh nhân trẻ này đã ra đời Thời đó, doanh nghiệp đảm nhận thi công nhiều tuyến đường ở thị trấn Lâm, công trình xử lý bãi chôn lấp rác thải xã Yên Nhân (Ý Yên), nhiều công trình ở Điện Biên, Bái Đính, Ninh Bình, Bình Thuận, Bình Dương, Tổng cục

Kỹ thuật, Quân đoàn I, được các chủ đầu tư tín nhiệm và đánh giá cao

Năm 2004, doanh nghiệp chuyển đổi mô hình hoạt động – trở thành Công ty CP Xây dựng hạ tầng Đại Phong, do chính doanh nhân trẻ Trần Quang Đại làm Chủ tịch HĐQT – Giám đốc điều hành Đến nay, dưới sự chèo lái năng động, quyết đoán của doanh nhân trẻ Trần Quang Đại, Công

ty CP Xây dựng hạ tầng Đại Phong vượt qua bao gian khó để không ngừng phát triển

Từ một doanh nghiệp nhỏ với 20 CBCNV thi công chủ yếu bằng thủ công, Công ty đã có những bứt phá mạnh mẽ với nguồn lực đủ mạnh, trên 100 CBCNV, trong đó, 50% có trình độ đại học đang công tác tại 10 đội thi công xây dựng, cùng với hệ thống máy móc, thiết bị thi công cơ

Trang 6

giới hiện đại, đáp ứng dự thầu thi công các công trình lớn, kỹ thuật phức tạp có giá trị hàng trăm tỷ đồng

Phương châm tạo dựng thương hiệu mạnh bằng chữ “tín” – do Giám đốc Trần Quang Đại đề

ra, được CBCNV Công ty quán triệt thực hiện nghiêm túc Vì vậy, Công ty trúng thầu, đã và đang thi công nhiều công trình trọng điểm của tỉnh Nam Định Các công trình do Công ty thi công đều đảm bảo các tiêu chí thiết kế, chất lượng kỹ thuật, đảm bảo tiến độ và an toàn lao động, được chủ đầu tư và chính quyền địa phương, các bộ, ngành đánh giá cao Điển hình là các công trình kè đê biển Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thuỷ, cống thanh niên được UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khen ngợi Đặc biệt, công trình chùa Cổ Liêu – Yên Xá (Ý Yên), do Giám đốc Trần Quang Đại trực tiếp thiết kế và chỉ đạo thi công Đây là ngôi chùa có từ thời xưa, bị hư hỏng xuống cấp, nay xây dựng lại với những đường nét hoa văn tinh xảo, độc đáo Cổ Liêu trở thành một ngôi chùa đẹp của huyện Ý Yên – toạ lạc trên diện tích 2 ha với số vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng Công trình sau khi hoàn thành, đã được dư luận đánh giá cao

Với mô hình đa dạng hoá sản phẩm trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, Công ty CP Xây dựng hạ tầng Đại Phong, trong đó có vai trò đóng góp quan trọng của Giám đốc trẻ Trần Quang Đại, đã thực hiện tốt chiến lược sản xuất, kinh doanh

Đơn vị xây dựng chiến lược đổi mới mô hình quản lý tinh thông gọn nhẹ, có quy chế hoạt động theo sự phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng cho các thành viên Chỉ tính riêng năm qua, Công ty đã đảm nhiệm thi công hàng chục công trình và hạng mục công trình, giá trị sản lượng đạt trên 200 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định với mức thu nhập bình quân trên 5 triệu đồng/người/tháng cho hơn 100 lao động (chưa kể thu hút hàng trăm lao động vệ tinh khác có việc làm) Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước: đủ định mức, đúng thời gian Đơn vị còn làm tốt công tác từ thiện nhân đạo, ủng hộ nạn nhân nhiễm chất độc da cam, khuyến học khuyến tài,

Là Chủ tịch HĐQT – Giám đốc điều hành – doanh nhân trẻ Trần Quang Đại luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức công đoàn và các đoàn thể trong công ty hoạt động; xây dựng chiến lược lấy con người làm gốc, hướng tới thị trường, quan niệm khách hàng là trên hết, quan tâm tới an sinh xã hội và xây dựng tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng

Quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo, nâng cao năng lực trình độ mọi mặt về nguồn nhân lực, Giám đốc Trần Quang Đại còn tập trung chỉ đạo, áp dụng đưa các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất thi công, đưa năng suất lao động và chất lượng công trình ngày một nâng cao Năm

2012, Công ty CP Xây dựng hạ tầng Đại Phong phấn đấu đạt giá trị tổng sản lượng 300 tỷ đồng, tăng 150% so với năm trước Công ty đã được bình chọn là doanh nghiệp tiêu biểu; được UBND tỉnh Nam Định tặng bằng khen, cùng nhiều phần thưởng của các bộ, ngành Trung ương và địa phương

Với những quyết sách, định hướng cụ thể và cách đi của riêng mình, Chủ tịch HĐQT - Giám đốc trẻ Trần Quang Đại cùng các cộng sự đã thực hiện tốt mô hình đa năng, đa ngành, đa lĩnh vực

mà anh tâm đắc Anh xứng đáng được CNCNV Công ty và nhân dân địa phương tin yêu quý trọng

Trang 7

Chương 2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp (TCDN)

2.1 Khái quát chung về phân tích báo cáo TCDN

2.1.1 Mục đích của việc phân tích báo cáo TCDN

Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp là những thông tin cực kỳ quan trọng, bởi các báo cáo tài chính được dành toàn bộ để tổng hợp về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời gian cụ thể Chúng phải tổng hợp một khối lượng thông tin khá lớn và trình bày một cách hợp lý theo một mẫu hiểu thống nhất và những nguyên tắc nhất định, nhằm cung cấp cho người sử dụng nhận thức được đúng sức mạnh về tài chính, khả năng thanh toán, mức độ rủi ro, doanh lợi đạt được cả doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy doanh ngiệp phát triển, hoặc có các quyết định đúng đắn về đầu tư, cho vay buôn bán hàng hóa,…

Do vậy những thông tin được trình bày trong báo cáo tài chính trước hết được phục vụ cho những người lãnh đạo điều hành doanh nghiệp như hội đồng quản trị, ban giám đốc,… và sau nữa

là những người có quyền lợi trực tiếp như người góp vốn, người cho vay, đối tác đầu tư, khách hàng, cán bộ công nhân viên,… và cuối cùng là những người có quyền lợi gián tiếp như thuế vụ, tài chính, thống kê,… nhưng thực ra những số liệu trong báo cáo tài chính chưa thể hiện hết các nội dung mà những người sử dụng chúng đòi hỏi ví dụ như người cho vay cần biết:

- Doanh nghiệp có khả năng trả được nợ gốc không?

- Doanh nghiệp có khả năng thanh toán lãi vay không?

- Doanh nghiệp có khả năng thanh toán đúng hạn không?

- Doanh nghiệp có sử dụng tiền vay đúng mục đích không?

Vì vậy người ta phải dùng kỹ thuật phân tích để thuyết minh thêm các mối quan hệ chủ yếu chưa được đề cập trong báo cáo tài chính, nhằm thỏa mãn yêu cầu của người quan tâm

Những phân tích này sẽ cho thấy những mặt mạnh, mặt hạn chế của doanh nghiệp hiện nay và giúp nhanh chóng nhận biết những khâu yếu kém trong công tác tài chính hoặc công việc đầu tư của doanh nghiệp

Thông tin có giá trị nhất đối với các nhà sử dụng báo cáo tài chính là những gì sẽ xảy ra trong tương lai bằng cách so sánh, đánh giá và phân tích xu hướng, phân tích báo cáo tài chính nhằm đạt được mục đích chủ yếu sau đây:

Một là: Cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin về tài chính cho chủ sở hữu,

người cho vay, nhà đầu tư, ban lãnh đạo doanh nghiệp để giúp họ có những quyết định đúng đắn trong tương lai

Hai là: Phải đánh giá đúng thực trạng doanh nghiệp trong kỳ báo cáo về vốn và tài sản, mức

độ và trình độ, hiệu quả của việc sử dụng vốn và tài sản hiện có, tìm ra tồn tại và nguyên nhân để

từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhất cho doanh nghiệp ở hiện tại và trong thời gian tới

Trang 8

Ba là: Cung cấp những thông tin về tình hình huy động vốn, các hình thức huy động vốn,

chính sách vay nợ, mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính, đòn bẩy tổng hợp với mục tiêu làm gia tăng lợi nhuận trong tương lai

Để đạt được những mục đích đó thì chúng ta cần có nhưng phương pháp để tiến hành phân tích báo cáo tài chính mang lại hiệu quả nhất định

2.1.2 Những công tác phải tiến hành trước khi phân tích báo cáo TCDN

a Lựa chọn phương pháp phân tích

Việc lựa chọn phương pháp phân tích mang lại hiệu quả nhất định cho mỗi doanh nghiệp khi tiến hành phân tích báo cáo tài chính cụ thể Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích báo cáo tài chính đó là:

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới

- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp

- So sánh số thực hiện kỳ này với mức độ trung bình của ngành để thấy tình hình của doanh nghiệp đang ở tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa được so với các doanh nghiệp cùng ngành

- So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng số ở mỗi bản báo cáo

So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến đổi về cả số tương đối và số tuyệt đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp

Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác thông qua việc tính toán các chỉ tiêu cần thiết

b Tài liệu phục vụ cho công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Sử dụng bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tiến hành phân tích Cụ thể đối với công ty cổ phần và xây dựng Đại Phong đưa ra bảng

cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:

Trang 9

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC) Niên độ tài chính năm 2011

Người nộp thuế: Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng Đại Phong

Đơn vị tiền: Đồng việt nam

STT CHỈ TIÊU Mã Thuyết minh Số năm nay Số năm trước

A A - TÀI SẢN NGẮN HẠN

(100 = 110+120+130+140+150) 100 79,470,151,075 56,777,728,744

I I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 III.01 403,882,337 8,891,203,789

II II Đầu tư tài chính ngắn hạn (120=121+129) 120 III.05 0 0

III III Các khoản phải thu ngắn hạn 130 6,901,997,240 10,382,771,437

IV IV Hàng tồn kho 140 71,938,392,042 36,453,069,117

Trang 10

2 2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 0 0

V V Tài sản ngắn hạn khác 150 225,879,456 1,050,684,401

2 2 Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 212 (4,901,976,647) (3,575,524,853)

III III Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 230 III.05 0 0

Trang 11

I I Nợ ngắn hạn 310 70,159,421,978 39,635,436,045

7 7 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 417 2,795,357,125 3,857,892,521

II II Quỹ khen thưởng, phúc lợi 430 0 0

Trang 12

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300+400) 440 96,052,214,428 66,590,763,891

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)

Niên độ tài chính năm 2011

Người nộp thuế: Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng Đại Phong

STT Chỉ tiêu Mã Thuyết minh Số năm nay Số năm trước

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 IV.08 67,058,423,189 43,587,942,524

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Trang 13

7 Chi phí tài chính 22 77,282,291 598,752,152

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Trang 14

2.2 Đánh giá ban đầu tình hình tài chính của công ty CP xây dựng hạ tầng Đại Phong

Thông qua bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty có những đánh giá khái quát về tình hình của công ty như sau:

- Về phần tài sản: Qua 1 năm hoạt động tài sản của công ty xây dựng cổ phần Đại Phong tăng lên hơn 29 tỷ (67 tỷ – 96 tỷ) chiếm 44,24% trong đó tài sản ngắn hạn tăng 23 tỷ (56 – 79) chiếm 39,97%, tài sản dài hạn tăng 7 tỷ (9 tỷ – 16 tỷ) chiếm 68,89% Ngoài ra doanh nghiệp còn có các tài sản ngắn hạn khác nhưng bên cạnh đó doanh nghiệp vẫn có các vấn đề nổi cộm lên như: không đầu tư tài chính ngắn hạn, không đầu tư dài hạn và đầu tư bất động sản nên dẫn tới nguồn vốn của doanh nghiệp bị hạn chế 1 phần Các khoản phải thu của năm sau so với năm trước có xu hướng giảm xuống 3 tỷ (10 – 7) chiếm 33,52% chứng tỏ lượng vốn bị hành khách chiếm dụng giảm xuống

- Về phần nguồn vốn: Có một số chú ý đặc biệt tới nợ ngắn hạn là tăng 31 tỷ (40 – 70) chiếm 77% nguồn vốn tăng trong năm Trong đó vay ngắn hạn ở năm 2010 là 6 tỷ chiếm 9,01% sang năm 2011 tăng lên 7 tỷ chiếm 8,25% trong năm Vì vậy trong khoảng thời gian từ năm 2010 –

2011 vay ngắn hạn tăng 2 tỷ, tỷ trọng chiếm – 0,76% Một nguồn vốn quan trọng khác nguồn vốn đầu tư nhưng trong khoảng thời gian 2010 – 2011 thì nguồn vốn đầu tư không tăng chứng tỏ công

ty không chú trọng vào hoạt động đầu tư mà chủ yếu chú trọng vào hoạt động sản xuất kinh doanh

- Về kết quả kinh doanh: Lợi nhuận trước thuế giảm so với năm 2010 là 1 tỷ, trong đó riêng lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng giảm 1 tỷ, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng giảm 1 tỷ đồng, lợi nhuận từ hoạt động tài chính cũng giảm chỉ riêng doanh thu bán hàng tăng 23 tỷ Điều này chứng tỏ hoạt động bán hàng của doanh nghiệp đã được cải thiện qua từng năm nhờ các hoạt động cung cấp dịch vụ

Như vậy trên đây là những đánh giá sơ bộ về tình hính tài chính của công ty qua năm qua Để hiểu rõ hơn về tình hình tài chính hiện nay của công ty như thế nào, và để dễ dàng trong công việc

đề ra các hướng giải pháp khắc phục hữu hiệu thì chúng ta sẽ tiến hành phân tích theo hướng: Thứ nhất là: phân tích tình hình tài sản của doanh nghiệp

Thứ hai la: Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp

Trong đó chúng tôi sử dụng các hệ số tài chính đặc trưng dùng nó làm 1 trong những căn cứ để hoạch định nhưng vấn đề tài chính cho năm tới

2.3 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp

2.3.1 Phân tích tình hình tài sản của doanh nghiệp

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, và sử dụng công cụ là các chỉ số chênh lệch tương đối và tuyệt đối để phục vụ cho công tác phân tích tình hình tài chính được dễ dàng hơn Chính vì vậy chúng tôi xin đưa ra bảng sau:

Trang 15

Bảng 2.3.1.a Phân tích cơ cấu và sự phân bổ tài sản

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch

Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối (%)

A TÀI SẢN NGẮN HẠN 56,777,728,744 85.26 79,470,151,075 82.74 22,692,422,331 39.97

I Tài sản ngắn hạn 56,777,728,744 85.26 79,470,151,075 82.74 22,692,422,331 39.97

1 Tiền và các khoản tương đương với tiền 8,891,203,789 13.35 403,882,337 0.42 -8,487,321,452 -95.46

II Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 0

III Các khoản phải thu ngắn hạn 10,382,771,437 15.59 6,901,997,240 7.19 -3,480,774,197 -33.52

1 Phải thu của khách hàng 9,817,892,512 14.74 6,543,252,112 6.81 -3,274,640,400 -33.35

3 Các khoản phải thu khác 564,878,925 0.85 358,745,128 0.37 -206,133,797 -36.49

IV Hàng tồn kho 36,453,069,117 54.74 71,938,392,042 74.9 35,485,322,925 97.35

1 Hàng tồn kho 36,453,069,117 54.74 71,938,392,042 74.9 35,485,322,925 97.35

V Tài sản ngắn hạn khác 1,050,684,401 1.58 225,879,456 0.24 -824,804,945 -78.5

1 Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 615,005,486 0.92 0 0 -615,005,486 -100

3 Tài sản ngắn hạn khác 435,678,915 0.65 225,879,456 0.24 -209,799,459 -48.15

B TÀI SẢN DÀI HẠN 9,813,035,147 14.74 16,582,063,353 17.26 6,760,228,206 68.89

I TSCĐ 9,813,035,147 14.74 16,582,063,353 17.26 6,760,228,206 68.89

1 Nguyên giá 13,388,560,000 20.11 21,484,040,000 22.37 8,095,480,000 60.47

Trang 16

2 Giá trị hao mòn lũy kế 3,575,524,853 5.37 4,901,976,647 5.1 1,326,451,794 37.1

III Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 0 0 0 0 0

Trang 17

Qua bảng số tính toán trên ta có thể thấy:

Hình 2.3.1.b Biểu đồ thể hiện sự biến động của tài sản

Năm 2011 tổng tài sản là 96,052,214,428 đồng, trong đó tài sản ngắn hạn và đầu tư tài chính ngắn hạn là 79,470,151,075 đồng, chiếm tỉ trọng 82,74% , tài sản dài hạn là 16,582,063,353 đồng chiếm tỉ trọng 17,26% trong tổng số tài sản So với năm 2010, tổng tài sản tăng 29,461,450,537 đồng với tỉ lệ tăng là 44,24 %

Để thể hiện một cách chi tiết và dễ dàng hơn, chúng ta xét tới cơ cấu của từng loại tài sản của doanh nghiệp

Hình 2.3.1.c Biểu đồ thể hiện cơ cấu tài sản năm 2010 – 2011

56,777,728,744

79,470,151,075 9,813,035,147

Trang 18

Xem xét từng loại tài sản ta thấy:

- Tài sản cố định tăng 6,7 tỉ đồng, năm 2010 có tỉ trọng 14,74%, năm 2011 có tỉ trọng là 17,26% trong tổng số tài sản, tăng 2,52% Tài sản ngắn hạn năm 2011 có tỉ trọng là 82,76%, giảm 2,52% so với năm 2010

- Tài sản dài hạn tăng 6,760,288,206 đồng với tỉ lệ tăng 68,89% Điều này cho thấy qui mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng

- Trong năm 2011, tài sản ngắn hạn tăng 22,692,422,331 đồng với tỉ lệ tăng là 39,97%, Sự tăng của tài sản ngắn hạn chủ yếu là do:

+ Hàng tồn kho tăng 35,485,322,925 đồng với tỉ lệ tăng là 97,35%, trong kho là nguyên vật liệu, xi măng, hoặc các công trình xây dựng đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao,… Nếu là các công trình đã hoàn thành nhưng chưa được bàn giao thì chứng tỏ việc thanh toán chậm Công ty cần phải xây dựng chiến lược đẩy nhanh việc giải phóng hàng tồn kho này

+ Tiền và các khoản tương đương tiền giảm -8.487.321.452 đồng, điều này sẽ làm cho khả năng thanh toán tức thời kém

+ Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 3.480.774.197 đồng với tỉ lệ giảm là 33,52%, điều này dẫn đến tỉ trọng của các khoản phải thu năm 2010 là 15,59% trong tổng tài sản giảm xuống còn 7,19%, giảm 8,4% Chứng tỏ doanh nghiệp đã tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu, giảm bớt hiện tượng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, hạn chế được việc chiếm dụng vốn

2.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

a Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

 Hiệu suất sử dụng VCĐ:

Nâng cao hiệu suất sử dụng vốn cố định được coi là một nội dung quan trọng của công tác tài chính doanh nghiệp Nhờ kiểm tra hiệu suất sử dụng vốn cố định, người quản lý sẽ có những căn

cứ xác đáng để đưa ra các quyết định tài chính về đầu tư, điều chỉnh quy mô sản xuất cho phù hợp

và đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm khai thác tiềm năng sẵn có, nâng cao hiệu quả KD

Để đánh giá hiệu suất sử dụng vốn cố định, người ta sử dụng một số chỉ tiêu sau:

 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = ầ ỳ

ê á Đ ì â ỳ

Chỉ tiêu này phản ánh một tài sản cố định trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Thông qua chỉ tiêu này cũng cho phép đánh giá trình độ sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp

Trang 19

- VCĐbq =

trong đó VCĐ đầu kỳ và VCĐ cuối kỳ là các TSCĐ đầu kỳ và TSCĐ cuối kỳ

- VCĐđk = Nguyên giáđk – Giá trị hao mòn lũy kếđk

- VCĐck = Nguyên giáck – Giá trị hao mòn lũy kếck

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán và bảng Báo cáo KQHĐSXKD ta có bảng sau:

 Tỷ suất sử dụng VCĐ: chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng VCĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

Tỷ suất sử dụng VCĐ =

Bảng 2.3.2.a Tổng hợp chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VCĐ

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 43,587,942,524 67,058,423,189

- Hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm 0.14 so với năm trước Điều này cho thấy việc sử dụng vốn

cố định của công ty còn chưa hiệu quả Nếu năm trước một đồng TSCĐ tạo ra được 3.26 đồng

Trang 20

doanh thu nhưng đến năm nay thì con số này giảm còn 3.12 đồng doanh thu mặc dù doanh nghiệp

đã không ngừng đầu tư mua mới trang thiết bị phục vụ cho xây dựng các công trình (biểu hiện ở nguyên giá của doanh nghiệp tăng như đã nhận xét sơ bộ sự biến động của tài sản)

- Theo đó, hiệu suất sử dụng VCĐ cũng giảm theo, một đồng vốn cố định năm trước là 4.4 nhưng năm nay chỉ còn 4.04 (giảm 0,36) Như vậy, có thể nói doanh nghiệp đã không khai thác triệt để vốn, việc quản lý vốn còn sơ sài, lỏng lẻo thiếu đồng bộ Vì vậy, gây ra tình trạng sử dụng vốn lãng phí, không hiệu quả, nếu xu hướng này vẫn tiếp diễn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Bởi vậy, hàm lượng VCĐ cũng tăng 0.02 Nếu như năm trước chỉ cần 0.23 đồng là có thể tạo ra được 1 đồng doanh thu, nhưng đến năm nay phải cần 0.25 đồng mới tạo ra được một đồng doanh thu Một mặt do công tác quản lý và sử dụng vốn chưa hợp lý, hai là dưới tác động của cơ chế thị trường, sự biến động của giá cả liên quan nó cũng ảnh hưởng tới việc khai thác sử dụng vốn của doanh nghiệp

- Tuy nhiên, hệ số hao mòn giảm (giảm 0.04) là dấu hiệu tích cực cho doanh nghiệp Doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư trang thiết bị, máy móc mới hiện đại hơn, thời gian khấu hao lâu hơn

và như vậy doanh nghiệp có thể giảm chi phí

- Có thể thấy, tỷ suất sử dụng VCĐ năm 2011 giảm so với 0.08 so với năm 2010 Điều này chứng tỏ, năm 2011 một đồng VCĐ chỉ tạo ra 0.212 đồng lợi nhuận, trong khi đó năm 2010, một đồng VCĐ tạo ra được 0.292 Nếu tình hình này cứ tiếp diễn vào các năm sau, doanh nghiệp làm

ăn sẽ kém hiệu quả và sẽ mất dần đối tác làm ăn

b Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

- Tốc độ luân chuyển VLĐ được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: Số lần luân chuyển và kỳ luân chuyển VLĐ

+ Số lần luân chuyển vốn lưu động (hay số vòng quay của vốn lưu động) Chỉ tiêu này phản ánh

số lần luân chuyển VLĐ hay số vòng quay của VLĐ thực hiện được trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) Chỉ tiêu này được xác định theo công thức sau: L =

Trong đó: L: là số lần luân chuyển VLĐ ở trong kỳ

M: Tổng mức luân chuyển của VLĐ ở trong kỳ ( doanh thu thuần bán hàng của doanh nghiệp có ở trong kỳ)

là số vốn lưu động bình quân sử dụng ở trong kỳ Với VLĐ bình quân được xác định bằng: VLĐbq = (Với VLĐ gồm tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, TSLĐ khác)

 Kỳ luân chuyển của VLĐ

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của VLĐ ở trong kỳ

K = hay K =

Trong đó: K: kỳ luân chuyển VLĐ

Ngày đăng: 23/08/2013, 23:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 9)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 9)
Bảng 2.3.1.a. Phân tích cơ cấu và sự phân bổ tài sản - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Bảng 2.3.1.a. Phân tích cơ cấu và sự phân bổ tài sản (Trang 15)
Bảng 2.3.1.a. Phân tích cơ cấu và sự phân bổ tài sản - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Bảng 2.3.1.a. Phân tích cơ cấu và sự phân bổ tài sản (Trang 15)
Qua bảng số tính toán trên ta có thể thấy: - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
ua bảng số tính toán trên ta có thể thấy: (Trang 17)
Hình 2.3.1.b. Biểu đồ thể hiện sự biến động của tài sản - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Hình 2.3.1.b. Biểu đồ thể hiện sự biến động của tài sản (Trang 17)
Hình 2.3.1.b. Biểu đồ thể hiện sự biến động của tài sản - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Hình 2.3.1.b. Biểu đồ thể hiện sự biến động của tài sản (Trang 17)
Hình 2.3.1.c. Biểu đồ thể hiện cơ cấu tài sản năm 2010 – 2011 - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Hình 2.3.1.c. Biểu đồ thể hiện cơ cấu tài sản năm 2010 – 2011 (Trang 17)
Bảng 2.3.2.b. Tổng hợp hiệu quả sử dụng VLĐ - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Bảng 2.3.2.b. Tổng hợp hiệu quả sử dụng VLĐ (Trang 21)
Bảng 2.3.2.b. Tổng hợp hiệu quả sử dụng VLĐ - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Bảng 2.3.2.b. Tổng hợp hiệu quả sử dụng VLĐ (Trang 21)
Bảng 2.3.2.c. Vòng quay hàng tồn kho bình quân - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Bảng 2.3.2.c. Vòng quay hàng tồn kho bình quân (Trang 22)
Bảng 2.3.2.c. Vòng quay hàng tồn kho bình quân - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Bảng 2.3.2.c. Vòng quay hàng tồn kho bình quân (Trang 22)
Bảng 2.3.3.a. Phân tích sự biến động của các chỉ tiêu - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Bảng 2.3.3.a. Phân tích sự biến động của các chỉ tiêu (Trang 23)
Bảng 2.3.3.a. Phân tích sự biến động của các chỉ tiêu - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Bảng 2.3.3.a. Phân tích sự biến động của các chỉ tiêu (Trang 23)
Bảng 2.3.3.b. Phân tích khả năng thanh toán - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Bảng 2.3.3.b. Phân tích khả năng thanh toán (Trang 24)
Bảng 2.3.3.b. Phân tích khả năng thanh toán - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Bảng 2.3.3.b. Phân tích khả năng thanh toán (Trang 24)
2.3.4. Phân tích tình hình nguồn vốn - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
2.3.4. Phân tích tình hình nguồn vốn (Trang 25)
Bảng 2.3.4.1.a. Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Bảng 2.3.4.1.a. Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn (Trang 25)
Qua bảng phân tích trên ta có thể thấy: - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
ua bảng phân tích trên ta có thể thấy: (Trang 27)
Hình 2.3.4.1.c. Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn năm 2010 – 2011 - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Hình 2.3.4.1.c. Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn năm 2010 – 2011 (Trang 28)
Hình 2.3.4.1.c. Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn năm 2010 – 2011 - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Hình 2.3.4.1.c. Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn năm 2010 – 2011 (Trang 28)
Bảng 2.3.4.2.a. Vốn lưu động thường xuyên - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Bảng 2.3.4.2.a. Vốn lưu động thường xuyên (Trang 28)
Bảng 2.3.4.2.b. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Bảng 2.3.4.2.b. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên (Trang 29)
Bảng 2.3.4.3.a. Phân tích tình thanh toán - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Bảng 2.3.4.3.a. Phân tích tình thanh toán (Trang 29)
Bảng 2.3.4.3.c. Phân tích tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Bảng 2.3.4.3.c. Phân tích tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả (Trang 30)
Bảng 2.3.4.3.b. Phân tích tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Bảng 2.3.4.3.b. Phân tích tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu (Trang 30)
Bảng 2.3.4.3.c. Phân tích tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Bảng 2.3.4.3.c. Phân tích tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả (Trang 30)
Hình 2.3.4.3.d. Biểu đồ thể hiện sự biến động các khoản nợ phải thu & phải trả - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Hình 2.3.4.3.d. Biểu đồ thể hiện sự biến động các khoản nợ phải thu & phải trả (Trang 31)
Hình 2.3.4.3.d. Biểu đồ thể hiện sự biến động các khoản nợ phải thu & phải trả - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Hình 2.3.4.3.d. Biểu đồ thể hiện sự biến động các khoản nợ phải thu & phải trả (Trang 31)
Bảng 2.3.4.4.a. Phân tích khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Bảng 2.3.4.4.a. Phân tích khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp (Trang 32)
Bảng 2.3.5.a. Phân tích kết quả sản xuất hoạt động kinh doanh - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Bảng 2.3.5.a. Phân tích kết quả sản xuất hoạt động kinh doanh (Trang 33)
Bảng 2.3.5.a. Phân tích kết quả sản xuất hoạt động kinh doanh - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Bảng 2.3.5.a. Phân tích kết quả sản xuất hoạt động kinh doanh (Trang 33)
Bảng 2.3.5.b. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí và các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh  - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Bảng 2.3.5.b. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí và các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh (Trang 35)
Bảng 2.3.5.b. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí và các chỉ  tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh - Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Bảng 2.3.5.b. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí và các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh (Trang 35)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w