1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

ĐỀ ÁN Phát triển dịch vụ huyện Ba Chẽ giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2030

58 397 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 618 KB

Nội dung

Tỉnh Quảng Ninh đã được Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 vớ

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN THỨ NHẤT 7

SỰ CẦN THIẾT, CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 7

I TÍNH CẤP THIẾT, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ ÁN 7

1 Tính cấp thiết: 7

2 Phạm vi nghiên cứu đề án: 7

3 Phương pháp nghiên cứu: 8

II CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN: 8

1 Cơ sở lý luận 8

2 Cơ sở thực tiễn 9

3 Cơ sở pháp lý: 14

PHẦN THỨ HAI 16

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HUYỆN BA CHẼ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 16

I TIỀM NĂNG VÀ NGUỒN LỰC 16

1 Vị trí địa lý, khí hậu, địa hình 16

2 Nguồn tài nguyên, thiên nhiên và nét văn hóa đặc trưng 16

3 Nguồn nhân lực 18

II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN BAN CHẼ GIAI ĐOẠN 2011-2015 18

1 Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015 18

2 Tình hình thu, chi ngân sách 19

3 Công tác lập quy hoạch xây dựng chiến lược, tạo tiền đề thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội 20

III THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAI ĐOẠN 2011-2015 21

1 Kết quả ở một số ngành, lĩnh vực giai đoạn 2011-2015 cụ thể 21

2 Đánh giá chung: 27

IV NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 28

1 Những hạn chế, tồn tại 28

2 Nguyên nhân 29

PHẦN THỨ BA 30

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 30

I DỰ BÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2016-2020 30

1- Thời cơ 30

2- Thách thức 31

II QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 32

Trang 2

1 Quan điểm phát triển 32

2 Mục tiêu phát triển 32

III ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 34

1 Du lịch 34

2 Thương mại: 37

3 Giao thông vận tải 37

4 Dịch vụ khoa học và Công nghệ 38

5 Dịch vụ Tài chính - Ngân hàng 39

6 Dịch vụ nông nghiệp 40

7 Dịch vụ lao động và việc làm 40

8 Dịch vụ y tế 41

9 Giáo dục đào tạo 41

10 Dịch vụ văn hóa, thông tin và truyền thông 41

IV GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 42

1 Triển khai đồng bộ các quy hoạch 42

2 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ 42

3 Huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ để phát triển dịch vụ 43

4 Phát triển các sản phẩm chủ yếu 44

5 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực dịch vụ 45

6 Tăng cường công tác truyền thông, quảng bá và phát triển thị trường: 45

7 Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường 46

8 Từng bước hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh 46

9 Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, hiệu lực hiệu quả quản lý của nhà nước, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể và nhân dân 46

10 Một số cơ chế chính sách: 46

V LỘ TRÌNH THỰC HIỆN: 48

1 Giai đoạn 2016 -2020: 48

2- Giai đoạn từ 2021 - 2030: 50

VI NGUỒN LỰC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN: 50

1 Tổng nguồn lực thực hiện đề án: 1.668 tỷ đồng 50

2 Phân kỳ vốn đầu tư 50

VII ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐỀ ÁN: 51

VIII ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 52

IX TỔ CHỨC THỰC HIỆN 52

Trang 3

1 Phòng Tài chính - Kế hoạch: 52

2 Phòng Kinh tế và Hạ tầng : 53

3 Phòng Văn hóa và Thông tin: 53

4 Phòng Tài nguyên và Môi trường: 53

5 Phòng Nông nghiệp và PTNT: 54

6 Phòng Giáo dục và Đào tạo: 54

7 Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội: 54

8 Phòng Nội vụ 54

9 Phòng Tư pháp 55

10 Phòng Y tế 55

11 Phòng Dân tộc: 55

12 Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp: 55

13 Trung tâm Truyền thông và Văn hóa: 55

14 Trung tâm phát triển quỹ đất 55

15 Các cơ quan, ban ngành và một số đơn vị, doanh nghiệp 56

16 Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể huyện 56

17 Uỷ ban nhân dân các xã, trị trấn: 56

Trang 4

UỶ BAN NHÂN DÂN

định hướng đến năm 2030

(Kèm theo Quyết định số 828/QĐ-UBND ngày 27/5/2016 của UBND huyện Ba Chẽ)

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương,chính sách để phát triển kinh tế dịch vụ, do vậy khu vực dịch vụ ngày càngphát triển, đáp ứng tốt hơn về nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống củadân cư, dịch vụ chiếm vị trí trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân và là yếu

tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Dịch vụ còn có vai trò quantrọng trong việc xác định chất lượng cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế vàkhông thể có một nền kinh tế mang tính cạnh tranh nếu như ngành dịch vụkhông hiệu quả và hiện đại về công nghệ Việc phát triển một khu vực dịch

vụ hiệu quả và có tính cạnh tranh quốc tế là điều đặc biệt quan trọng trongchiến lược phát triển Nếu thiếu điều đó, các ngành công nghiệp, nôngnghiệp cũng như thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ gặp khó khăn Ngàynay hầu hết các nước trên thế giới đã thừa nhận sự đóng góp của các ngànhdịch vụ tới quá trình phát triển kinh tế và còn được xem là yếu tố quan trọng

để tiến tới một nền kinh tế xanh và bền vững …Báo cáo chính trị tại Đại hội

Đảng XI (2011) chủ trương “phát triển và hiện đại hóa các dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, thương mại, du lịch, vận tải, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ ” tiếp tục khẳng định vị

trí, vai trò tầm quan trọng và đóng góp của các ngành dịch vụ trong nền kinh

tế quốc dân

Tỉnh Quảng Ninh đã được Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030 (Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013) với mục tiêu tổng quát:

“Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, là một trong những đầu tàu kinh tế của miền Bắc và cả nước với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng

kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại”; Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh phê

duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Trang 5

(Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014) xác định đến năm 2030:

“Tỉnh Quảng Ninh trở thành một tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đảm bảo môi trường bền vững; giữ gìn và phát huy tối đa bản sắc dân tộc” và Tỉnh ủy Quảng Ninh tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 05/2/2016 về phát triển dịch

vụ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 đề ra mục

tiêu tổng quát: “ Phấn đấu đến năm 2020, Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp; dịch vụ trở thành khu vực kinh tế quan trọng hàng đầu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GRDP của tỉnh Hình thành các trung tâm du lịch, thương mại chất lượng cao, khu dịch vụ du lịch phức hợp cao cấp có casino; đồng thời phát triển đa dạng các loại hình dịch

vụ có lợi thế như: Dịch vụ vận tải, dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ thông tin truyền thông, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ giáo dục, đào tạo và dạy nghề, dịch vụ khoa học công nghệ theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và quốc tế Phấn đấu đến năm 2030, Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ - công nghiệp theo hướng hiện đại" với những mục tiêu định hướng chiến lược trên

trong những năm qua các ngành dịch vụ của Quảng Ninh đã có những chuyểnbiến và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, tỷ trọng khu vựcdịch vụ ngày càng tăng trong cơ cấu GDP

Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TU ngày 03/3/2005 của Tỉnh uỷ Quảng

Ninh "Về đẩy mạnh phát triển các ngành Dịch vụ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015” những năm qua lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn huyện Ba Chẽ đã

có những chuyển biến và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế- xã hộichung của huyện, tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng dần trong cơ cấu kinh tế Tuynhiên, giai đoạn 2011-2015 kinh tế của Ba Chẽ phát triển từ hoạt động sản xuấtcủa ngành lâm, nông nghiệp là chính, sản phẩm đầu ra còn ở dạng thô, giá trị giatăng thấp, các ngành dịch vụ hiện có như: thương mại, vận tải, thông tin vàtruyền thông, tài chính- ngân hàng… có bước phát triển nhưng ở quy mô nhỏ,chưa tương xứng với tiềm năng Một số lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng, lợi thếcủa Huyện chưa được khai thác, phát triển như dịch vụ: du lịch (tâm linh, sinhthái, khám phá, cộng đồng, bản sắc văn hoá dân tộc dịch vụ đông y, chế biếndược liệu, chữa bệnh bằng phương thuốc gia truyền; các dịch vụ liên quan đếnphát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hóa sản phẩm OCOP của huyện ) Bêncạnh đó công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn huyện còn

có những khó khăn, hạn chế nhất định: thiếu cơ sở dữ liệu và thông tin chính xác

về các hoạt động dịch vụ, việc định hướng, đưa ra các quyết sách phát triển thích

Trang 6

hợp; năng lực, phân tích và định hướng chính sách liên quan đến phát triển dịch

vụ còn hạn chế; cơ chế phối hợp trong quản lý tổ chức triển khai các kế hoạchphát triển về dịch vụ từ huyện đến các xã còn yếu

Nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 02-NQ/TU của BCHĐảng bộ tỉnh về phát triển dịch vụ giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm

2030, với mục tiêu “Phấn đấu đến năm 2020, Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp; dịch vụ " thì việc lập Đề án “Phát triển dịch

vụ huyện Ba Chẽ giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2030” là hết sức

cần thiết Đề án được xây dựng trên cơ sở đánh giá đúng, đầy đủ những thuậnlợi, khó khăn đối với lĩnh vực dịch vụ của Ba Chẽ, vừa có tính chất định hướngphát triển cho các ngành dịch vụ, vừa có ý nghĩa quan trọng đối với phát triểnkinh tế - xã hội của Huyện và đề ra các mục tiêu, lộ trình thực hiện và ưu tiênphát triển ngành dịch vụ của Huyện trong giai đoạn hiện nay, đề án được triểnkhai thực hiện đồng bộ sẽ góp phần nâng cao lợi thế của Ba Chẽ trong việc thuhút các nguồn lực cho đầu tư phát triển, thu hút các nhà đầu tư đến nghiên cứu,tìm hiểu đầu tư các dự án sản xuất kinh doanh trên địa bàn, tạo thêm việc làmmới cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện, nâng cao thunhập và đời sống của nhân dân, thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã,giảm nghèo bền vững, rút ngắn khoảng cách cách giàu nghèo của huyện Ba Chẽvới mặt bằng chung của tỉnh Quảng Ninh

Trang 7

PHẦN THỨ NHẤT

SỰ CẦN THIẾT, CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I TÍNH CẤP THIẾT, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ ÁN

1 Tính cấp thiết:

(1) Hiện nay trên địa bàn huyện Ba Chẽ một số ngành dịch vụ có tiềmnăng, lợi thế đang được hình thành và phát triển nhưng chưa được khai thácđúng mức và phát triển trở thành sản phẩm hàng hóa dịch vụ đem lại hiệu quảđích thực, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Huyện, cho nênviệc nghiên cứu xây dựng Đề án phát triển dịch vụ huyện Ba Chẽ đến năm 2020,định hướng đến năm 2030 là hết sức quan trọng và cần thiết, làm cơ sở để địnhhướng phát triển các ngành dịch vụ của Huyện và lộ trình thực hiện hằng nămtheo các chương trình, kế hoạch, triển khai thực hiện các khâu đột phá phù hợpvới yêu cầu về nhiệm vụ phát triển dịch vụ trên địa bàn huyện hiện tại và lâu dài

(2) Huyện Ba Chẽ đang từng bước phát triển kinh tế - xã hội, cần có địnhhướng để phát triển kinh tế dịch vụ, cùng với giải pháp nhằm phát triển kinh tế -

xã hội địa phương Xác định mục tiêu phát triển đến năm 2020 dịch vụ trở thành lĩnh vực kinh tế quan trọng và định hướng đến năm 2030 dịch vụ trên địa bàn huyện Ba Chẽ chuyển dịch tích cực cơ cấu kinh tế dịch vụ nâng lên, có tính chuyên nghiệp, có hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ; phát triển dịch vụ chất lượng có thương hiệu và khả năng cạnh tranh; tập trung đầu tư phát triển các điểm, tuyến, tuor du lịch có tiềm năng, thương mại, dịch vụ du lịch phức hợp, dịch vụ vận tải và các loại hình hình dịch vụ khác có lợi thế để đáp ứng xu thế phát triển chung về lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn huyện

(3) Nhằm phân định rõ trách nhiệm của các ngành, đơn vị cấp huyện, các

xã, thị trấn trong việc thực chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực dịch vụ trênđịa bàn, gắn với việc giám sát, kiểm tra nhằm tăng cường trách nhiệm của cácngành, đơn vị liên quan trong triển khai thực hiện Đề án

(4) Tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của các cấp các ngành,các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của dịch vụ là ngànhkinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng đem lại hiệu quả tích cực cho pháttriển kinh tế - xã hội, góp phần đưa dịch vụ chuyển dịch tích cực cơ cấu kinh tếdịch vụ nâng lên; tạo nhiều việc làm, giảm nghèo phát triển kinh tế - xã hội bềnvững

Trang 8

(3) Các giải pháp thực hiện đề án.

3 Phương pháp nghiên cứu:

(1) Sử dụng phương pháp: thống kê, phân tích, đánh giá, tổng hợp sosánh, điều tra, hội thảo, khảo sát thực tế, tham khảo ý kiến của các chuyên gia,nhà kinh tế và dự báo tình hình

(2) Tham khảo một số tỉnh thành phố của Việt Nam và một số huyện lâncận trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có điều kiện tương đồng về phát triển dịch vụ

II CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:

1 Cơ sở lý luận:

* Một số khái niệm về dịch vụ:

Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho

những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công

Từ điển Wikipedia: Dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng

hoá nhưng phi vật chất Bản chất của dịch vụ là sự cung ứng để đáp ứng nhu cầunhư: dịch vụ du lịch, thời trang, chăm sóc sức khoẻ và mang lại lợi nhuận

Trong kinh tế học: Dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hànghóa nhưng là phi vật chất Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình vànhững sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sảnphẩm nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa, dịch vụ

Theo Luật giá năm 2013: Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình

sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệthống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật

Trên thực tế, không có “sản phẩm dịch vụ” mà thực chất chỉ có một quátrình “không rõ ràng” Dịch vụ là một quá trình, một chuỗi Trong nhiều trườnghợp, khó có thể xác định được các ranh giới của một dịch vụ theo cách cố định

áp dụng đối với một hàng hóa. Mặc dù đã có sự phân biệt khi nói về hàng hóa vàdịch vụ, nhưng đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về dịch vụ cũngnhư không có cách định nghĩa chính xác nhất về dịch vụ Ngay cả Hiệp địnhchung về thương mại dịch vụ cũng không định nghĩa thế nào là dịch vụ Tuynhiên, tổ chức Thương mại thế giới đã chia các hoạt động dịch vụ khác nhau

thành 12 ngành (trong đó gồm 155 tiểu ngành) gồm: (1) Các dịch vụ kinh doanh; (2) Dịch vụ bưu chính viễn thông; (3) Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ

kỹ thuật liên quan khác; (4) Dịch vụ phân phối; (5) Dịch vụ giáo dục; (6) Dịch

vụ môi trường; (7) Dịch vụ tài chính; (8) Các dịch vụ xã hội và liên quan đến y tế; (9) Các dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan đến lữ hành; (10) Các dịch vụ giải trí văn hoá, thể thao; (11) Dịch vụ vận tải; (12) Các dịch vụ khác…

Nếu xem xét theo chuỗi, thì dịch vụ có ba chức năng: (1) Các dịch vụ đầu

vào “thượng nguồn” là ngành dịch vụ duy trì và hỗ trợ toàn bộ quá trình sảnxuất thông qua việc cung cấp (như nghiên cứu và phát triển, nghiên cứu khả thi,

thiết kế sản phẩm, đào tạo nhân viên) (2) Các dịch vụ đầu vào “trung nguồn”

Trang 9

(như kế toán, dịch vụ pháp lý, kỹ thuật, kiểm nghiệm, các dịch vụ máy tính, bảo

dưỡng và sửa chữa thiết bị, tài chính, viễn thông) (3) Các dịch vụ đầu vào “hạ

nguồn” (như quảng cáo, phân phối, vận tải, kho hàng)

Hệ thống ngành kinh tế theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, gồm các 21 nhóm ngành, 642hoạt động kinh tế Tuy nhiên Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007của Thủ tướng Chính phủ cũng chưa phân ra các ngành dịch vụ một cách rõràng, nhưng trong hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam đã bao hàm các ngànhdịch vụ nằm trong các nhóm ngành

Như vậy, khái niệm dịch vụ lấy theo Luật giá năm 2013 về cơ bản phù hợp

với hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam Theo đó: Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch

vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật.

2 Cơ sở thực tiễn:

Trong nền kinh tế cũng như trong cuộc sống nói chung, dịch vụ đóng mộtvai trò rất quan trọng Kinh tế càng phát triển, dịch vụ càng trở nên quan trọnghơn Thực tiễn phát triển kinh tế ở các nước trên thế giới cho thấy, dịch vụ làkhu vực góp phần nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, nâng cao chất lượng

và giá trị các ngành sản xuất; đồng thời dịch vụ cũng là khu vực phục vụ mọinhu cầu của con người, nâng cao dân trí làm cho đời sống của con người vănminh hơn và từ đó tái tạo sức lao động, nâng cao hiệu quả công việc Ngày nay,khu vực dịch vụ mang lại thu nhập cao và chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, lênđến mức 70-75%, của hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển và những nướccông nghiệp mới như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, khối EU, Singapore, Hàn Quốc.Trong kim ngạch xuất khẩu của nhiều quốc gia, dịch vụ được coi là ngành mũinhọn mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước Số liệu thống kê cho thấy, ngànhdịch vụ càng ngày chiếm thị phần lớn của thương mại toàn cầu

Phát triển dịch vụ là tăng trưởng cả về lượng và chất của các ngành dịch

vụ trong nền kinh tế quốc dân Khi nói cơ cấu kinh tế dịch vụ, công nghiệp củamột quốc gia hay một địa phương, điều này có nghĩa là, trong cơ cấu kinh tế tỷtrọng kinh tế khu vực dịch vụ cao hơn so với khu vực công nghiệp và cao hơnnhiều so với khu vực nông nghiệp

Nếu tăng trưởng kinh tế chỉ là sự biến đổi theo hướng mở rộng quy môcủa các yếu tố trong nền kinh tế mà không làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế vànâng cao chất lượng, thì chỉ đơn thuần tăng về mặt số lượng Mặc dù nó cũnggiúp có thêm các điều kiện vật chất cụ thể để đáp ứng các nhu cầu xã hội nhưngchưa có ý nghĩa về mặt chiến lược Hoặc nếu một ngành nào đó phát triển màkhông dẫn theo cả nền kinh tế phát triển và không làm tăng GDP bình quân đầungười, thì không thể coi là một chiến lược đúng đắn Do vậy tỷ trọng dịch vụtrong cơ cấu kinh tế cao phải đi đôi với tăng trưởng kinh tế và tăng GDP bìnhquân đầu người Ngoài các chỉ số kinh tế, xã hội khác thì đây là hai chỉ số quantrọng, làm cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển khu vực dịch vụ

Trang 10

2.1 Thực tiễn tại Việt Nam:

Với quan điểm phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, pháttriển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh

tế Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coichất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng

phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 đã xác định xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả Tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP Tỉ lệ đô thị hoá đạt trên 45%.

Sau 5 năm triển khai thực hiện: Tốc độ tăng GDP bình quân 5 năm giaiđoạn 2011-2015 đạt khoảng 5,88%/năm; Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởngkhá, đạt bình quân khoảng 6,3%/năm đóng góp vào tăng trưởng GDP ngày càngcao; tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 44%; Cơ cấu kinh tế đã có chuyển dịch tíchcực, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng, đạt trên 82% vào năm2015; Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá, đạt bình quân khoảng6,3%/năm đóng góp vào tăng trưởng GDP ngày càng cao; tỷ trọng khu vực dịch

vụ chiếm 44% Điều này phản ánh được định hướng phát triển đúng hướng củađất nước, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới

Dưới góc độ địa phương, trên cơ sở định hướng phát triển tại chiến lượcphát triển kinh tế xã hội của đất nước giai đoạn 2011-2020, các tỉnh, thành phốtrong cả nước căn cứ tiềm năng lợi thế của mình, từ đó xác định mục tiêu vàđịnh hướng phát triển, cụ thể:

- Thành phố Đà Nẵng: Một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung

tâm kinh tế- xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp,thương mại du lịch và dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quantrọng về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính - viễnthông và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm văn hoá - thể thao,giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ của miền Trung; là địa bàn giữ vị tríchiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cảnước Thành phố Đà Nẵng cũng đã triển khai xây dựng đề án phát triển dịch vụ

thành phố Đà Nẵng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, với mục tiêu: phấn đấu đến năm 2020, Đà Nẵng trở thành một trung tâm dịch vụ lớn; là trung tâm

du lịch, phân phối, CNTT - truyền thông, tài chính - ngân hàng và logistic của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, cả nước, cũng như của khu vực ASEAN; đồng thời là một trong những trung tâm giáo dục - đào tạo chất lượng cao, y tế chuyên sâu, khoa học công nghệ cao, thể thao lớn; tiếp cận và đạt trình độ hiện đại, đảm bảo hội nhập quốc tế và khu vực, tham gia sâu hơn vào mạng sản xuất

và chuỗi giá trị toàn cầu.

- Tỉnh Vĩnh Phúc: Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ,

vùng Đồng bằng Sông Hồng, vùng Thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc có nhiều tiềmnăng, lợi thế để phát triển dịch vụ, du lịch Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, cùng vớichủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp, lấy phát triển công nghiệp làm nền

Trang 11

được một số kết quả quan trọng Trong đề án “Phát triển dịch vụ, du lịch Vĩnh

Phúc giai đoạn 2011 - 2020”, tỉnh Vĩnh Phúc đã đặt ra mục tiêu: Đẩy mạnh tốc

độ phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, trong đó tập trung phát triển các ngành dịch vụ có nhiều tiềm năng, lợi thế, các ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao; không ngừng nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình, các dự án lớn của khu vực dịch vụ, du lịch, từng bước tạo được hình ảnh đặc trưng của du lịch Vĩnh Phúc Phấn đấu đến năm 2020, Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm dịch vụ, du lịch của vùng và của cả nước, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

- Tỉnh Lào Cai: Với vị trí địa chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh

quốc phòng của tỉnh và vùng Tây Bắc cũng như của quốc gia, là cửa ngõ giaolưu của vùng Tây Bắc với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Bên cạnh đó, Lào Cai là

đô thị cửa ngõ quốc gia trên hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng

có vị trí kinh tế thuận lợi, với lợi thế về cửa khẩu và tuyến đường sắt liên vậnquốc tế Đề án “Phát triển thương mại - dịch vụ và hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh

Lào Cai, giai đoạn 2011-2015” đặt ra mục tiêu: Phát triển thương mại, dịch vụ,

du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở phát huy lợi thế vị trí “cầu nối” của Lào Cai trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, duy trì và đẩy mạnh giao lưu hợp tác, liên kết về kinh tế, thương mại với các địa phương trong và ngoài nước để thu hút nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện tại chưa có sự tổng kết đánh giá quá trình triển khai thực hiện, tuynhiên kết quả đạt được của các tỉnh, thành phố trên trong quá trình triển khaithực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh/thành phố giai đoạn 2011-2015 đãchứng minh sự lựa chọn này hoàn toàn đúng đắn phù hợp với xu hướng pháttriển của địa phương, cả nước và thế giới

2.2 Thực tiễn tại Quảng Ninh:

Trong quá trình phát triển, Tỉnh Quảng Ninh đang phải đối mặt với rấtnhiều mâu thuẫn và thách thức, đặc biệt là mâu thuẫn giữa việc khai thác than,phát triển công nghiệp nặng với phát triển du lịch, dịch vụ trên cùng một địa bàn

và thách thức giữa phát triển công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh với giải quyếtvấn đề môi trường sống; Thách thức giữa phát triển bền vững trước những tácđộng tiêu cực của biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao (Quảng Ninh có 9huyện, thị, thành phố ven biển, trong đó có 8 xã dưới mực nước biển) Do đó,đối với Quảng Ninh, đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tếhướng tới xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành Tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ,công nghiệp là yêu cầu cấp bách xuất phát từ tình hình thực trạng hiện nay

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII đã đề

ra mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN,xây dựng nền tảng để Quảng Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướnghiện đại vào năm 2015 và là tỉnh công nghiệp - dịch vụ hiện đại vào năm 2020

Trang 12

Kết quả đạt được giai đoạn 2011-2015 đã khẳng định được tính lý luận vàthực tiễn trong việc xác định định hướng phát triển của tỉnh Quảng Ninh Kếtquả này cũng là tiền đề và cũng là bước chuyển giai đoạn quan trọng để tỉnhQuảng Ninh triển khai thực hiện mục tiêu tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh

Quảng Ninh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2015-2020: Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ, công nghiệp; là trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực, một trong những cực tăng trưởng kinh tế của miền Bắc với hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giảm nghèo bền vững; tổ chức đảng và hệ thống chính trị vững mạnh; giữ vững chủ quyền biên giới; bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; bảo vệ và cải thiện rõ rệt môi trường sinh thái; gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa, sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc; bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị của Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và các khu danh thắng, di tích lịch sử.

2.3 Tình hình phát triển dịch vụ của một số huyện lân cận trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh:

Theo các số liệu thống kê, của một số huyện lân cận trên địa bàn tỉnh về

phát triển kinh tế dịch vụ giai đoạn 2011-2015 phần lớn đều có tỷ trọng phát

triển dịch vụ rất cao trong cơ cấu kinh tế ( Bình liêu 45,7%, Đầm Hà 38,1%, Tiên Yên 34,5%) có tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ cao (Hoành Bồ 32%, Tiên Yên 17,2%) và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ gấp 1-4 lần huyện Ba Chẽ.

Điều này phản ánh được việc phát triển kinh tế của các địa phương trên địa bàn

tỉnh hiện nay rất đúng với định hướng của tỉnh ( đến năm 2020 xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ ) và phù hợp với xu thế

phát triển chung của đất nước và thế giới

Bảng 1: Biểu so sánh một số chỉ tiêu phát triển kinh tế và dịch vụ của các huyện (giai đoạn 2011-2015)

Huyện Ba Chẽ

Huyện Tiên Yên

Huyện Bình Liêu

Huyện Đầm Hà

Huyện Hoành Bồ

- Nông, lâm

nghiệp và thuỷ

Trang 13

33 6,4

632 ,7

370 ,3

8 1,6

1.971

,0

3.1 Thương mại đồng Tỷ

6 9,7 - - 81,6 334,0 3.2 Dịch vụ đồng Tỷ

2 66,7 - - -

- Bưu chính, viễn

4 2,2 - - - 19 ,0

11 ,2

16 ,3

16 ,7 17,5

Nguồn: Số liệu của phòng Tài chính – Kế hoạch các huyện

2.4 Tình hình thực tiễn và yêu cầu phát triển dịch vụ huyện Ba Chẽ

Cho đến nay huyện Ba Chẽ đang là huyện chậm phát triển, nhiều chỉ tiêu

kinh tế - xã hội đạt ở mức thấp (cơ cấu kinh tế công nghiệp - xây dựng, Thương mại - Dịch vụ; thu nhập bình quân đầu người; tỷ lệ hộ nghèo; thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới, đời sống vật chất tinh thần của người dân, đặc biệt là dân tộc thiểu số chưa được cải thiện nhiều ) có nhiều nguyên nhân

khách quan, chủ quan và các yếu tố tác động đến tăng trưởng, phát triển kinh tếcủa huyện Tuy nhiên bên cạnh ngành dịch vụ của huyện chưa phát triển, còn có

những hạn chế nhất định: (1) Hoạt động dịch vụ nhìn chung còn manh mún, thiếu chuyên nghiệp, chất lượng và hiệu quả kinh doanh dịch vụ chưa cao (2)

Kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông, du lịch, thương mại chưa theo kịp

yêu cầu phát triển (3) Một số ngành dịch vụ có lợi thế lớn như phát triển du lịch

Trang 14

sinh thái trải nghiệm cảnh quan rừng núi, khe thác, du lịch tâm linh, du lịch cộngđồng gắn với nền văn hóa bản địa; Dịch vụ y học và chữa bệnh bằng phươngthuốc gia truyền với nhiều nguồn dược liệu quý hiếm như ba kích, trà hoa vàng,đẳng sâm, cát sâm; Dịch vụ cung ứng cây giống, con giống phục vụ nông, lâmnghiệp; Các dịch vụ liên quan đến phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hóa sảnphẩm OCOP của huyện chưa được đầu tư và phát triển đúng mức, giá trị gia

tăng thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện (4) Mỗi liên hệ

giữa các đơn vị sản xuất với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, giữacác ngành dịch vụ chưa chặt chẽ, thiếu sự phối hợp để tạo thành chuỗi dịch vụ

(5) Nguồn nhân lực nhất là lao động có chất lượng, tay nghề vừa thiếu, vừa yếu,

tính chuyên nghiệp chưa cao (6) Chưa có giải pháp đồng bộ để phát triển dịch

vụ; kinh nghiệm trong Quản lý, quản trị, điều hành trong lĩnh vực dịch vụ cònhạn chế

3 Cơ sở pháp lý:

- Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005 và Nghị định92/2007/NĐ-CP ngày 1/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thihành một số điều của Luật Du lịch

- Luật Di sản văn hoá số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi,

bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/06/2009; Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2010 quy định chi tiết thi hànhmột số điều của Luật Di sản văn hoá

- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014

- Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27/01/2011 của Thủ tướng chính phủ phêduyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020

- Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch: “Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, là một trong những đầu tàu kinh tế của miền Bắc và cả nước với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại”.

- Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnhQuảng Ninh phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến

năm 2050 Quy hoạch xác định đến năm 2030: “Tỉnh Quảng Ninh trở thành một tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đảm bảo môi trường bền vững; giữ gìn và phát huy tối đa bản sắc dân tộc”.

- Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 04/7/2014 của UBND tỉnh QuảngNinh về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến

năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, theo đó định hướng: “…Hoàn thiện không

Trang 15

gian du lịch theo 4 địa bàn trọng điểm đồng thời phát triển các không gian du lịch mới ở Hoành Bồ, Cẩm Phả, Ba Chẽ, Tiên Yên…”.

- Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 05/2/2016 của BCH Đảng bộ tỉnh vềphát triển dịch vụ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm

2030 Mục tiêu tổng quát: “ Phấn đấu đến năm 2020, Quảng Ninh trở thành tỉnh

có cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp; dịch vụ trở thành khu vực kinh tế quan trọng hàng đầu, Phấn đấu đến năm 2030, Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch

vụ - công nghiệp theo hướng hiện đại”.

- Quyết định số 1446/QĐ-UBND, ngày 28/5/2015 của Ủy ban nhân dântỉnh Quảng Ninh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện

Ba Chẽ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định: “…Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của huyện để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững Phấn đấu đến năm 2020 cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng công nghiệp - lâm nông nghiệp - dịch vụ gắn với cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giảm nghèo nhanh và bền vững Bản sắc văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy Hoàn thành mục tiêu Chương trình Xây dựng nông thôn mới ”.

- Quyết định số 851/QĐ-UBND, ngày 28/3/2016 của UBND tỉnh Quảng

Ninh về việc công nhận tuyến, điểm du lịch trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnhQuảng Ninh

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ba Chẽ lần thứ XXIV, nhiệm kỳ

2015-2020 Xác định mục tiêu tổng quát “ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế của địa phương, phát triển kinh tế gắn với giải quyết an sinh xã hội; Phấn đấu đưa Ba Chẽ ra khỏi diện huyện khó khăn, xóa 7/7 xã khó khăn và đặc biệt khó khăn vào năm 2018; lấy kinh tế nông nghiệp làm chủ lực, phát triển kinh tế lâm nghiệp là mũi nhọn; thu hút đầu tư phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ; xác định cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ….”.

- Quyết định số 1032/QĐ-UBND ngày 20/5/2013 của UBND huyện Ba Chẽ

“Về việc phê duyệt Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và giá trị di tích, danh thắng huyện Ba Chẽ giai đoạn (2013 – 2015), định hướng đến năm 2020”.

- Các báo cáo quy hoạch các ngành kinh tế, xã hội và sản phẩm chủ yếu có

liên quan: (1) Quy hoạch chung xây dựng huyện Ba Chẽ giai đoạn 2010- 2025 và

tầm nhìn ngoài năm 2025 được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định

số 1446/QĐ-UBND, ngày 28/5/2015; (2) Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và

kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Ba Chẽ được UBND tỉnh

Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 517/QĐ-UBND ngày 12/3/2014; (3) Quy

hoạch bảo vệ môi trường huyện Ba Chẽ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được UBND huyện Ba Chẽ phê duyệt tại Quyết định số 349/QĐ-UBND ngày

23/3/2015; (4) Quy hoạch phát triển nhân lực huyện Ba Chẽ đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030 được UBND huyện Ba Chẽ phê duyệt tại Quyết định số 1372/

QĐ-UBND, ngày 20/7/2015; (5)Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Trang 16

tập trung huyện Ba Chẽ đến năm 2020 được UBND huyện Ba Chẽ phê duyệt tại Quyết định số 1388/QĐ-UBND, ngày 24/7/2015.

- Các số liệu thống kê và tài liệu khác liên quan

PHẦN THỨ HAI THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HUYỆN BA CHẼ GIAI

ĐOẠN 2011 - 2015

I TIỀM NĂNG VÀ NGUỒN LỰC

1 Vị trí địa lý, khí hậu, địa hình:

Vị trí địa lý: Ba Chẽ là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của

tỉnh Quảng Ninh, diện tích tự nhiên là 60.651,25 ha, trong đó: đất nông nghiệp:54.327,89 ha, chiếm 89,57 %; đất phi nông nghiệp: 1.493,01 ha, chiếm 2,46 %;

đất chưa sử dụng: 4.830,35 ha, chiếm 7,96 %.(Theo số liệu thống kê đến thời điểm 31/12/2015) Toàn huyện được chia thành 8 đơn vị hành chính gồm 7 xã và

1 thị trấn Có các vị trí, ranh giới tiếp giáp với các địa phương trong và ngoàitỉnh: Phía Bắc giáp huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn; Phía Nam giáp huyệnHoành Bồ, thị xã Cẩm Phả; Phía Đông giáp huyện Tiên Yên; Phía Tây giáphuyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang Có 3 tỉnh lộ đi qua: Tỉnh lộ 330: Hải Lạng -

Ba Chẽ - Lương Mông - Sơn Động (Bắc Giang); Tỉnh lộ 342: Thanh Lâm (BaChẽ) - Kỳ Thượng (Hoành Bồ); Tỉnh lộ 329: Thị trấn Ba Chẽ - Mông Dương(Cẩm Phả) và đường Cửa Cái - Cái Gian đã được đầu tư, với các vị trí tiếp giápthuận lợi cho việc phát triển giao thông đối ngoại, tạo thuận lợi cho thị trườngtiêu thụ sản phẩm lâm nông, nghiệp, phục vụ cho nhu cầu giao lưu kinh tế - xãhội của huyện với các địa phương lân cận

Về khí hậu: Ba Chẽ nằm trong vùng khu hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi

nên nóng ẩm mưa nhiều nhiệt độ không khí trung bình từ 210C - 230C, về mùa

hè nhiệt độ trung bình giao động từ 260C - 280C, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡngthuận lợi cho sự phát nhiều nguồn dược liệu quý hiếm như Ba kích tím, Trà hoavàng, Nấm linh chi đẳng sâm, cát sâm cả các cây trồng nhiệt đới và cây trồng

ôn đới tạo ra sự đa dạng các sản phẩm nông nghiệp và tạo ra nhiều nông sảnhàng hóa có giá trị như rau sạch quả và phát triển kinh tế lâm nghiệp

Về địa hình: Thuộc địa hình đồi núi cao nằm trong cánh cung Bình Liêu

-Đông Triều, các dãy núi chạy dài theo hướng -Đông Bắc - Tây Nam Chia cắt bởicác dãy núi và các sông suối tạo thành những thung lũng nhỏ hẹp, các quy hoạch

chiến lược tỉnh xác định: (1) Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng

Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030: huyện Ba Chẽ được xác định trong tuyến hành lang phía Tây của tỉnh cùng các huyện Hoành Bồ, Uông Bí, Đông Triều,

Quảng Yên; (2) Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm

nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050: Ba chẽ được xác định là tiểu vùng rừng miền núi phía Bắc cùng Tiên Yên

Trang 17

2 Nguồn tài nguyên, thiên nhiên và nét văn hóa đặc trưng:

Tài nguyên đất: Đất có chất lượng cao, trữ lượng lớn, có tầng dày trung

bình 30 - 80 cm trở lên, rất phù hợp với việc gieo trồng các loại cây lương thực,cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm và các Diện tíchđất đai rộng, mật độ dân cư thưa (35 người/km2) có điều kiện phát triển các nhàmáy chế biến nông lâm sản với công suất lớn đồng thời có điều kiện để tiếpnhận các các cơ sở sản xuất công nghiệp của thành phố Cẩm Phả, thành phố HạLong và phát triển dịch vụ

Tài nguyên khoáng sản: Với trữ lượng lớn để khai thác phục vụ công nghiệp, xây dựng: mỏ sét tại xã Nam Sơn (diện tích 300 ha, trữ lượng trên 12 triệu tấn), mỏ đá tại xã Đồn Đạc (diện tích 10 ha, trữ lượng trên 500.000 m 3 ) là

tiềm năng để phát triển công nghiệp; Cát, cuội, sỏi phân bố dọc sông Ba Chẽ hìnhthành các bãi ở 2 bên bờ sông và lòng sông với trữ lượng dự tính 500- 8.000 m3

được bổ sung hàng năm qua mùa mưa, nhân dân địa phương đang khai thác làmvật liệu xây dựng

Tài nguyên nước và sông suối: Do đặc điểm cấu tạo của địa hình tự

nhiên đã tạo được ra nhiều các con sông, suối trên địa bàn huyện; Nguồn nướcngọt phong phú dồi dào, nước trong có thể là vùng cung cấp nước cho sản

xuất công nghiệp, dịch vụ, dân sinh do nhiều nguồn sinh thủy (mật độ là 1,1km/km 2 ) Sông Ba Chẽ uốn quanh suốt chiều dài của huyện với hơn 80km

theo hướng Tây Bắc - Đông Nam chảy qua nhiều xã rồi đổ ra biển đã trở thànhmột trong những điểm đến thu hút du khách trong và ngoài tỉnh bởi sự đa dạngcủa cảnh quan thiên nhiên cũng như sự đa dạng về văn hóa của các dân tộcsống tại đây Các thác, suối được thiên nhiên tạo hóa đa dạng, phong phú tạonên nhiều thác nước đẹp như: Thác Trúc, thác Khe Lạnh, thác Đá Vuông, thácKhe O; Hồ Khe Lọng …

Tài nguyên rừng: Là huyện miền núi, có tiềm năng lớn về phát triển kinh

tế rừng, với tiềm năng thế mạnh về đất rừng, rất phù hợp với điều kiện để đẩymạnh phát triển sản xuất lâm nghiệp góp phần vào việc bảo vệ tài nguyên rừng

và giữ gìn môi trường sinh thái bền vững Tính đến 31/12/2015, diện tích đấtlâm nghiệp là 52.212,56 ha (trong đó: đất rừng sản xuất: 46.211,99 ha; đất rừngphòng hộ: 6.000,57 ha) Độ che phủ rừng năm 2015 đạt 70,0%

Hệ động, thực vật rừng: Theo thống kê, hệ thực vật Ba Chẽ có 1.027 loài,

80 họ và 6 ngành, một số ngành lớn như: Ngành Mộc lan (Magnolio phyta): 951loài; Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta): 58 loài; ngành Thông (Pinophyta): 11loài Trong đó có các loài dược liệu quý hiếm cần được bảo vệ như: Trà Hoavàng, Ba kích tím, Bẩy lá một hoa Hệ động vật : Có khoảng 250 loài động vậthoang dã, trong đó: thú: 8 bộ, 22 họ, 59 loài; chim: 18 bộ, 44 họ, 154 loài; bòsát, lưỡng thể gồm: 37 loài (trong đó bò sát 15 loài, lưỡng thể 22 loài)

Văn hóa vật thể, phi vật thể: Là huyện giàu truyền thống văn hóa với

nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể có giá trị, với trên 04 di tích đượcxếp hạng cấp Tỉnh (Khu căn cứ kháng chiến chống thực dân Pháp của tỉnhHải Ninh tại xã Lương Mông – Minh Cầm; Di tích lịch sử Đình Làng Dạ - xã

Trang 18

Thanh Lâm; Miếu Ông, Miếu Bà; Lò sứ cổ – xã Nam Sơn) Hằng năm huyện

tổ chức trên 03 lễ hội truyền thống thu hút hàng nghìn lượt khách trong vàngoài huyện thăm quan thưởng thức; Thành lập được các Câu lạc bộ hát đốicủa dân tộc Dao Thanh Y, Thanh Phán; hát Soóng Cọ của dân tộc Sán Chỉ;Thêu thổ cẩm của Dao Thanh Y, Thanh Phán từng bước phát triển được đưavào biểu diễn tại các ngày hội, ngày lễ của địa phương

Văn hóa truyền thống và ẩm thực: Dân cư trong huyện chủ yếu là các dân

tộc chiếm trên 78% dân số toàn huyện như: Kinh, Tày, Sán Chỉ, Cao Lan, Daocòn giữ nguyên được phong tục tập quán truyền thống Người dân chủ yếu sốngbằng nghề sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi, nhịp sống hiện đại chưa tácđộng nhiều đến cuộc sống của người dân Các nét sinh hoạt văn hóa truyềnthống như hát Soóng Cọ của dân tộc sán Chỉ; hát đối của Dao thanh Y, ThanhPhán, thêu dệt thổ cầm vấn được gìn giữ, trang phục dân tộc vấn được bảo tồn

và được sử dụng phổ biến trong các ngày lễ tết; Văn hóa ẩm thực của các dântộc thiểu số chủ yếu thể hiện trong dịp lễ, tết, tham gia ngày hội…Nhìn chungcác món ăn, đồ uống của các dân tộc cơ bản giống nhau: Xôi Ngũ Sắc, BánhDày, Bánh Coóc Mò, Bánh Vắt Vai, Khau Nhộc, Cá Suối, Rượu Ba Kích, Bánh

Lá Ngải, Rượu Ngô, Rượu Khoai, Rượu Lẩu nà… được đồng bào duy trì đếnngày nay

3 Nguồn nhân lực:

Dân số năm theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện, dân số toàn huyện

đến 31/12/2015 là 21.293 người, toàn huyện có 9 dân tộc, trong đó có 8 dân tộc

thiểu số 17.040 người (chiếm 80 % dân số toàn huyện), trong đó dân số thànhthị là 4.493 người (chiếm khoảng 21,1%); dân số nông thôn là 16.800 người(chiếm khoảng 78,9%)

Số người trong độ tuổi lao động của huyện hiện nay là 13.932 người(chiếm 65,90% dân số toàn huyện) Số lao động tham gia các ngành kinh tếquốc dân trên địa bàn huyện là 11.540 người (chiếm 82,83% số lao động trong

độ tuổi) Lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị năm 2015 là 2.815 người(chiếm 20.2%); khu vực nông thôn là 11.117 người (chiếm 79,8% lao độngtrong độ tuổi toàn huyện) Như vậy có thể thấy lao động khu vực nông thôn vẫnchiếm một tỷ trọng rất lớn Điều này đặt ra vấn đề phải tạo việc làm cho laođộng ở nông thôn

Trong cơ cấu nguồn nhân lực các ngành kinh tế, thì lao động nông nghiệpvẫn là chủ yếu, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp chiếm (năm 2013 chiếm78,5%; năm 2015 chiếm 79,8%) trong khi đó lao động khối phi nông nghiệpchiếm tỷ trọng nhỏ (năm 2013 chiếm 21,5%; năm 2015 chiếm20.2%) Sựchuyển dịch cơ cấu lao động đã diễn ra tích cực theo hướng tăng tỷ lệ lao độngphi nông nghiệp và giảm dần lao động nông nghiệp

Trang 19

II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN BAN CHẼ GIAI ĐOẠN 2011-2015

1 Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015:

Trong những năm qua, kinh tế của huyện từng bước có sự tăng trưởng, đãvượt qua thời kỳ khó khăn; từng bước khai thác tiềm năng thế mạnh của địaphương huyện đã tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư hạ tầng, xây dựngnông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng chỉ đạo thực hiện hoànthành công tác lập quy hoạch, chủ động xây dựng đề án phát triển kinh tế - xãhội đến năm 2020, tạo tiền đề định hướng phát triển; xác định phát triển kinh tếnông nghiệp là trọng tâm, trong đó phát triển kinh tế lâm nghiệp là mũi nhọn;thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch

vụ Tốc độ tăng giá trị sản xuất 5 năm bình quân đạt 15,2%, ( tăng 2,2% so nhiệm kỳ trước) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng: Tỷ trọng ngành nông

nghiệp chiếm 43% (giảm 10,92%); công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 28,8%(tăng 6,32% ), thương mại - dịch vụ chiếm 28,2% (tăng 4,6% ) Thu nhập bình quân

đầu người năm 2015 đạt 21,2 triệu đồng/người/ năm (Tăng 11,2 triệu đồng so với năm 2010).

BIỂU ĐỒ: TĂNG TRƯỞNG CÁC NGÀNH KINH TẾ BA CHẼ GIAI ĐOẠN 2011-2015

Công nghiệp-Xây dựng

Dịch vụ

43,0

28,8 28,2

- Tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng

- Tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp

2 Tình hình thu, chi ngân sách:

Về thu ngân sách: Trong những năm qua huyện tập trung, chỉ đạo bàn

nhiều giải pháp tăng thu, chống thất thu ngân sách khai thác tốt nguồn thu trênđịa bàn, triển khai các luật thuế kịp thời, nên đã tác động tốt đến sản xuất kinhdoanh do vậy việc thu ngân sách trên địa bàn hàng năm đều đạt và vượt dự toántỉnh giao, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 74,0 tỷ đồng (bình quân 14,0 tỷ đồng/năm)

Trang 20

và đạt 250,2% kế hoạch 5 năm, tăng bình quân hàng năm 15,3% /năm Thu ngânsách đã đảm bảo một phần cân đối để thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu của kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệpphát triển để tạo nguồn thu lâu dài, vững chắc.

Chi ngân sách: Việc điều hành chặt chẽ, hợp lý, tiết kiệm, bảo đảm mối

quan hệ hợp lý giữa chi thường xuyên và đầu tư phát triển, ưu tiên chi cho đầu

tư cơ sở hạ tầng kinh tế, các chương trình phát triển kinh - xã hội và các chươngtrình mục tiêu khác đã được huyện chú trọng và có những biện pháp cụ thể quathực hiện từng năm Tổng chi ngân sách giai đoạn 2011 - 2015 đạt 1.311,9 tỷđồng đạt 200% kế hoạch 5 năm Trong đó chi thường xuyên đạt 1.052 tỷ đồng,đạt 161,5% kế hoạch, chi cho đầu tư phát triển 259,8 tỷ đồng, đạt 195 % kếhoạch Việc giao dự toán chi cho các cơ quan đơn vị đều đảm bảo các quy địnhcủa Luật ngân sách và cơ chế điều hành của tỉnh, trong đó đảm bảo các nhiệm vụchính trị, phát triển kinh tế và an sinh xã hội của địa phương

3 Công tác lập quy hoạch xây dựng chiến lược, tạo tiền đề thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội:

Xác định công tác quy hoạch là một nhiệm vụ chiến lược, trọng tâm làmđịnh hướng trong phát triển kinh tế xã hội cho từng ngành, từng lĩnh vực trên địabàn huyện Do vậy, trong những năm qua Cấp ủy, chính quyền huyện đã tập trungchỉ đạo để sớm hoàn thành các quy hoạch theo kế hoạch đã đề ra Từ quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế của huyện đến các quy hoạch ngành, lĩnh vực, các quyhoạch được lập có tính khoa học, sát với thực tế địa phương có tầm nhìn lâu dài và

có tính khả thi cao làm cơ sở cho các ngành, các cấp lập kế hoạch, xây dựngchương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội Hiện nay đã hoàn thành Quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ba Chẽ đến năm 2020 và tầm nhìn đếnnăm 2030, các quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung; bảo vệmôi trường, phát triển nguồn nhân lực huyện Ba Chẽ, sử dụng đất và quy hoạch

đô thị và hạ tầng kỹ thuật Huyện đã chủ động xây dựng Đề án phát triển kinh

tế - xã hội đến năm 2020 nhằm đưa ra định hướng chiến lược và lộ trình thựchiện, ngoài ra huyện còn chủ động xây dựng nhiều quy hoạch chi tiết khác trêncác lĩnh vực đầu tư hạ tầng kỹ thuật, văn hóa, xã hội, môi trường, kinh tế làm cơ

sở cho đầu tư phát triển

4 Thu hút mọi nguồn lực xây dựng mạng lưới kết cấu

hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội:

Thu hút mọi nguồn lực đầu tư giai đoạn 2011 -2015 Huyện đã tranh thủ

các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của Trung ương và Tỉnh, huy động nguồn lực xãhội hóa… tập trung cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Tổng vốn đầu tư toàn

xã hội 5 năm qua ước đạt 815,5 tỷ đồng (đạt 112,7% mục tiêu kế hoạch 5 năm2011-2015) Trong đó huy động nguồn lực xã hội hóa gần 100 tỷ đồng đã tậptrung đầu tư 15 công trình hạ tầng kinh tế, văn hóa xã hội của huyện và các xã

và hàng nghìn công trình dân sinh cho các hộ dân trên địa bàn huyện góp phầnquan trọng phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh đã đầu tư 2 tuyến đường Cửa Cái-CáiGian và đường 329 tạo điều kiện quan trọng rút gần khoảng cách huyện vùngsâu với trung tâm của tỉnh, thúc đẩy giao thương kinh tế, giao lưu văn hóa, phát

Trang 21

triển kinh tế - xã hội; hệ thống cầu tràn dọc tuyến tỉnh lộ 330 và nối hai xã ĐạpThanh, Minh Cầm được nâng cấp xây dựng khắc phục tình trạng ngập lụt, chiacắt giao thông tới 5 xã vùng cao trong mùa mưa lũ Đến nay 100% xã, thị trấn

đã hoàn thành bê tông hóa, nhựa hóa các tuyến đường đến trung tâm xã, 80%đường trục xã, liên xã được cứng hóa; hồ nước đầu tiên (hồ Khe Lọng) được khởicông xây dựng; 70,11% km kênh mương được kiên cố hóa, tăng gần 30% so vớinhiệm kỳ trước Cụm Công nghiệp Nam Sơn được đầu tư xây dựng đang thu hútdoanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế công nghiệp Các công trình văn hóa xãhội, y tế, giáo dục được đầu tư tương đối đồng bộ: 100% trạm y tế xã được xâydựng mới và cải tạo nâng cấp; 73/74 thôn, khu phố có nhà văn hóa; từ nguồnvốn huy động xã hội hóa đã xây dựng hoàn thành 6 tuyến đường nông thôn,nâng cấp toàn diện nghĩa trang liệt sỹ huyện; trùng tu tôn tạo, nâng cấp khu ditích lịch sử Miếu Ông- Miếu Bà; nhà văn hóa, trạm y tế và hạ tầng dân sinhđược cải thiện đáng kể Chủ động đề nghị tỉnh đầu tư thêm mạng điện trung thế

Ba Chẽ - Mông Dương, hoàn thành lưới điện nông thôn giai đoạn II, đạt 100%thôn, khu phố được dùng điện lưới Quốc gia Chỉnh trang, nâng cấp thị trấn BaChẽ lên đô thị loại 5, góp phần mở rộng không gian đô thị, thay đổi cơ bản diệnmạo đô thị và các xã nông thôn miền núi

III THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAI ĐOẠN 2011-2015

1 Kết quả ở một số ngành, lĩnh vực giai đoạn 2011-2015 cụ thể:

1.1 Thương mại, dịch vụ:

Ngành dịch vụ thương mại của huyện trong những năm qua có nhữngbước phát triển đáng kể, các cơ sở doanh trên địa bàn huyện phát triển do nhucầu tiêu dùng của nhân dân tăng mạnh Hiện nay trên địa bàn huyện có trên 400

hộ dân doanh sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tổng doanh thu ngành thươngmại chiếm 20,7%/tổng giá trị sản xuất ngành thương mại –dịch vụ; Tổng mứcbán lẻ hàng hoá và dịch vụ trung bình hàng năm đạt trên 65 tỷ đồng, gấp 2,5 lần

so với giai đoạn 2006- 2010, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 12,3%/năm;Phát triển hệ thống chợ trên địa bàn huyện hiện có là 5 chợ gồm: 1 chợ Trung

tâm Thị trấn và 4 chợ phiên ở Trung tâm cụm xã gồm (Chợ Lương Mông; Chợ Đạp Thanh; Chợ Thanh Lâm; Chợ Tầu Tiên -Đồn Đạc) Hệ thống chợ từ trung

tâm Thị trấn đến các xã được củng cố hoạt động duy trì và phát huy hiệu quả

(Chợ Trung tâm thị trấn hiện nay đang được đầu tư nâng cấp, mở rộng quy mô chỗ ngồi, nâng cao mặt sàn để tránh mưu lũ ) Các chợ trên địa bàn huyện đã

trở thành trung tâm thương mại, đầu mối giao lưu hàng hóa, khách hàng giữacác vùng trong và ngoài huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giaothương trao đổi hàng hoá, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân

Hạn chế: Nhìn chung, hệ thống chợ trên địa bàn huyện hiện nay vẫn chưa

đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư trên địa bàn trong việc giao thương muabán tại chợ; chưa có những bước chuyển biến về quy mô hoạt động, cơ sở vậtchất nghèo nàn, các chợ tại trung tâm các xã hiện nay hoạt động theo hình thứcchợ phiên, mật độ giao thương, buôn bán nhỏ hàng hóa chưa được phong phú;Công tác quản lý của các chợ hiện nay chưa được quy củ và chuyên nghiệp,chưa đảm bảo cân đối thu chi; Huyện chưa có trung tâm thương mại và chưa có

Trang 22

nhiều giải pháp để phát triển kinh tế thương mại; Việc thu hút nguồn lực đầu tư

để các chợ đạt chuẩn còn rất hạn chế

1.2 Dịch vụ thông tin và truyền thông:

Phát triển doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông

trên địa bàn huyện hiện nay có 03 mạng điện thoại: Vinaphone, Mobifone, Viettel Mobile, được duy trì và khai thác có hiệu quả đảm bảo chất lượng phục

vụ khách hàng cùng với sự đầu tư mạnh mẽ về công nghệ để khai thác và đápứng yêu cầu của thị trường, các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú,đặc biệt là lĩnh vực cung cấp dịch vụ điện thoại di động Internet, truyền hình cáptốc độ cao: Tổng số thuê bao điện thoại toàn huyện hết năm 2015 là 14.481

(viễn thông 1.019; Viettel 13.46 ) Tổng số thuê bao điện thoại cố định hữu tuyến: 531 (Viễn thông); Tổng số Thuê bao điện thoại cố định vô tuyến: 338 (Viễn thông 25; Viettel 313); Tổng số trạm phủ sóng thông tin di động (BTS): 34 (Viễn thông: 10; Viettel 22; Mobile: 02); Tổng số trạm điều khiển thông tin di động (BTS): 10 (Viễn thông) Thuê bao đạt tỷ lệ 93,5 thuê bao/100 dân, tổng

doanh thu dịch vụ viễn thông 5 năm (2011-2015) đạt 42.210 triệu đồng chiếm12,5%/tổng giá trị sản xuất ngành thương mại –dịch vụ, đạt bình quân trên 8.500triệu đồng/năm, tuy nhiên hiện nay các đơn vị kinh doanh dịch vụ viễn thôngtrên địa bàn hoàn huyện đều là đơn vị hạch toán phụ thuộc, việc nộp thuế thuộcCông ty cấp trên

Hạn chế: Sự tham gia của các doanh nghiệp viễn thông, di động trên địa

bàn huyện trong những năm qua đã đẩy nhanh tốc độ phát triển hạ tầng viễnthông Tuy nhiên, hiện trạng hạ tầng mạng lưới cũng như phát triển dịch vụ viễnthông ở huyện còn có mặt hạn chế: Dịch vụ viễn thông chưa phong phú đa dạng,các doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến đầu tư cung cấp dịch vụ ở vùng miềnnúi, ảnh hưởng đến quyền lợi và nhu cầu sử dụng của nhân dân Năng lực cạnhtranh chưa mạnh, giá dịch vụ còn cao Ở các xã vùng cao hạ tầng viễn thông cònrất thấp một số tuyến cáp quang chưa được ngầm hoá, ảnh hưởng tới công tácbảo đảm an toàn mạng lưới, an ninh thông tin khi có thiên tai bão lụt xảy ra

1.3 Dịch vụ giao thông vận tải:

Trước năm 2010, hoạt động kinh doanh giao thông vận tải ở Ba Chẽ chỉtập trung tại khu vực thị trấn, nhất là dịch vụ vận tải hành khách với các phươngtiện chất lượng thấp Toàn huyện chỉ có 3 tuyến vận tải chính: thị trấn Ba Chẽ -

Hạ Long, thị trấn Ba Chẽ xã Đạp Thanh và tuyến đường sông khu 5 (thị trấn) Làng Mới (xã Nam Sơn) Đến nay đã thu hút mạnh mẽ sự tham gia đầu tư củacác các hộ cá thể cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hoá và đi lại củanhân dân cả vận tải đường bộ và vận tải đường thuỷ Dịch vụ vận tải phát triển

-có thêm nhiều phương tiện chất lượng cao, hiện -có tổng số 176 phương tiệntham gia kinh doanh, trong đó có 16 xe vận tải hành khách trong huyện và ngoài

huyện (04 xe chở khách đi các xã, 08 xe chở khách đi tuyến trong tỉnh, 04 xe chở khách đi tuyến ngoại tỉnh) khách và 160 xe vận tải phục vụ sản xuất, xây

dựng (tăng 201% so với năm 2010) Dịch vụ vận tải đã mở thêm các tuyến từThị trấn Ba Chẽ đi trong huyện đến Lương Mông; từ Thị trấn Ba Chẽ đi các địaphương trong tỉnh: Móng Cái, Bình Liêu, Uông Bí, Đông Triều; Thị trấn Ba Chẽ

Trang 23

đi các tỉnh ngoài: Lạng Sơn, Hải Dương, Hà Nội Tổng số lượng hành khách vậnchuyển là 42,8 ngàn người/năm; tổng số lượt hành khách luân chuyển là 6.281,5ngàn người/km Tổng doanh thu từ dịch vụ vận tải 5 năm từ 2011 -2015 đạt doanhthu 182.400 triệu đồng chiếm 54,2%/tổng giá trị sản xuất ngành thương mại –

dịch vụ, nộp thuế 142 triệu đồng (số nộp ngân sách từ dịch vụ vận tải thấp là do các xe khách chạy tuyến ngoài huyện nộp thuế theo HTX Hồng Vận tại Cẩm Phả còn lại số thu được do từ năm 2013 huyện tập trung tận thu thuế vận tải theo Chỉ thị 03 của UBND huyện) Dịch vụ giao thông - vận tải phát triển cũng là yếu tố

quyết định cho các dịch vụ thương mại, xây dựng và phát triển đô thị, dịch vụbưu chính viễn thông và nhiều dịch vụ khác phát triển theo, đáp ứng nhu cầu củanhân dân về tất cả các lĩnh vực

Hạn chế: Cho đến nay cả huyện chưa có bến xe, chưa có các doanh

nghiệp, Hợp tác xã đứng ra làm đầu mối, đầu tư quản lý vận hành, kinh doanhdịch vụ vận tải, nguồn thu ngân sách từ hoạt động dịch vụ vận tải còn rất thấp vàthất thu Vận tải đường thủy chưa được hình thành, phương tiện vận tải tầu,thuyền còn ít, chưa đảm bảo yêu cầu về an toàn theo quy định để tham gia vậnchuyển hàng hóa và du lịch đưa đón khách

1.4 Tài chính - ngân hàng:

Hoạt động đầu tư tín dụng ngân hàng được mở rộng và tăng trưởng cả về

số lượng và chất lượng kinh doanh phục vụ, doanh số cho vay và dư nợ hàngnăm đều tăng trưởng ổn định, nguồn vốn cho vay cơ bản đáp ứng được cho hộnghèo và các đối tượng chính sách và cá nhân, doanh nghiệp được vay vốn đểphát triển sản xuất kinh doanh Dịch vụ ngân hàng đã kịp thời đổi mới theohướng đơn giản hoá thủ tục giao dịch với khách hàng, bổ sung thêm một số loại

dịch vụ mà thị trường có nhu cầu (dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thanh toán thẻ ),

nguồn vốn huy động tại địa phương cũng đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn trênđịa bàn về đầu tư tín dụng, doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ đều tăng so với năm

2010 trở về trước, phương thức đối tượng đầu tư được mở rộng Tổng nguồnvốn huy động của các Ngân hàng huyện ước thực hiện giai đoạn 2011 - 2015 đạt274.050 triệu đồng, đạt 107% so với cùng kỳ Doanh số cho vay 543.038 triệuđồng, đạt 98,9% so với cùng kỳ; tổng dư nợ 101,3 tỷ đồng, đã có hàng ngàn lượt

hộ, cá nhân, doanh nghiệp được vay vốn để tổ chức sản xuất kinh doanh, vốnngân hàng đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế của địa phương, giúpcác doanh nghiệp, các hộ kinh tế cá thể phát triển sản xuất kinh doanh

Hạn chế: Hệ thống ngân hàng trên địa bàn huyện chưa phát triển và đa

dạng, dịch vụ ngân hàng quy mô còn nhỏ lẻ, hình thức tín dụng ngân hàng chưaphong phú, chưa có nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàngđầu tư vào địa bàn như: Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Đầu tư và Ngânhàng Cổ phần liên doanh liên kết Chưa hình thành được các dịch vụ tài chínhnhư: dịch vụ đại lý chứng khoán, sàn giao dịch Chưa có nhiều chương trình

ưu đãi hấp dẫn để huy động tiền gửi trong nhân dân Chưa có hình thức Tíndụng nhân dân để phục vụ đáp ứng nhu cầu về vốn vay phát triển sản xuất nhanhchóng, kịp thời

Trang 24

1.5 Dịch vụ du lịch:

Dịch vụ du lịch trong những năm gần đây được Huyện quan tâm trú trọngbằng việc tập trung xây dựng các đề án, dự án, kế hoạch, quy hoạch để triển khai

thực hiện: (1) Xây dựng Đề án Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và giá

trị di tích, danh thắng của huyện huyện; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xãhội được lập xong và tổ chức hội nghị công bố quy hoạch gắn với xúc tiến đầu

tư và phát tiển kinh tế dịch vụ, trong đó quan tâm hình thành các tuyến du lịchkết nối các điểm thăm quan trên địa bàn huyện với các huyện trong và ngoài

tỉnh; (2) Tập trung huy động nguồn lực từ ngân sách nhà nước và nguồn xã hội

hóa để trùng tu tôn tạo di tích lịch sử, cách mạng, văn hóa, tâm linh trên địa bànhuyện: Đầu tư hoàn thiện hạ tầng di tích lịch sử văn hóa Đình Làng Dạ - xãThanh Lâm; đang thực hiện xây dựng hoàn thiện các hạng mục tại di tích MiếuÔng, Miếu Bà xã Nam Sơn; và tiếp tục hoàn thiện các dị tích còn lại của huyện

di tích lịch sử khu căn cứ Kháng chiến chống thực dân Pháp xã Lương Mông

-Minh Cầm; Lò gồm cổ thôn Làng Mới - xã Nam Sơn (3) Các biện pháp quản lý

lễ hội, hoạt động kinh doanh nhà hàng, nhà nghỉ từng bước được đi vào nề nếp, có

sự kiểm tra thường xuyên; công tác bảo vệ môi trường, trật tự an toàn xã hội; đảm

bảo an toàn cho người du khách đã được tốt hơn đến nay trên địa bàn huyện (có 05

cơ lưu trú với 50 phòng nghỉ, trong đó có 01 nhà khách, 03 nhà nghỉ, 16 dịch vụ ăn uống (trong đó Thị trấn 12 dịch vụ) ngoài ra còn ở một số xã Nam Sơn, Thanh

Sơn, Đồn Đạc, Lương Mông ); (4) Công tác đầu tư cho bảo tồn giá trị văn hóa

tại một số thôn, bản đã được thực hiện: Mở các lớp hát Đối, hát Soóng Cọ, hát

Then đàn tính; thêu thổ cẩm…thu hút trên 200 học viên tham gia (5) Lượng

khách biết và đến với huyện ngày càng tăng trong các mùa lễ hội Thực tế chothấy hàng năm lễ hội Đình Làng Dạ, lễ hội Miếu Ông – Miếu Bà thu hút đượchàng nghìn khách du lịch trong và ngoài huyện Năm 2015 – 2016 du khách đạttrên 500 lượt người/ngày, tăng gấp 10 lần so với các năm trước Tổng doanh thu

từ dịch vụ cho thuê nhà nghỉ và kinh doanh ăn uống 5 năm từ 2011 -2015 đạtdoanh thu 22.352 triệu đồng, chiếm 6,6%/tổng giá trị sản xuất ngành thương mại–dịch vụ, nộp thuế 787 triệu đồng

Hạn chế: Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn chưa tương xứng với

tiềm năng, lợi thế của huyện; nhất là tiềm năng, lợi thế về du lịch sinh thái, trảinghiệm, du lịch tâm, bản sắc văn hóa cộng đồng các dân tộc trên địa bàn; Chưahình thành được các tuor, tuyến kết nối các điểm du lịch, chưa có khu vui chơigiải trí với quy mô hiện đại Cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông một sốtuyến đường dẫn vào điểm du lịch còn xuống cấp, đường nhỏ hẹp, các điều kiện

về nhà hàng ăn uống, nhà nghỉ, khách sạn phục vụ lưu trú của du khách vừathiếu, vừa yếu, không đồng bộ; Các dịch vụ đi kèm phục vụ du lịch còn thiếu,chưa được quan tâm phát triển, nhất là các sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu

du khách còn nghèo nàn; Chưa có doanh nghiệp đầu tư du lịch vào địa bàn;Công tác quản lý nhà nước trên địa bàn về lĩnh vực phát triển du lịch còn nhiềuhạn chế Đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch còn thiếu về số lượng, chưa đượcchú trọng đào tạo bài bản, tuy đã thành lập được Ban quản lý di tích Miếu Ông –Miếu Bà nhưng việc tổ chức, điều hành cùng các dịch vụ thiếu chuyên nghiệpchưa đáp ứng được yêu cầu của du khách

Trang 25

1.6 Các dịch vụ khác:

* Nông nghiệp và nông thôn:

Hoạt động dịch vụ nông nghiệp trong những năm qua đã có bước pháttriển, cơ bản đáp một phần nhu cầu sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bànhuyện Tuy nhiên lĩnh vực dịch vụ trong nông nghiệp nhìn chung còn nhỏ lẻ,manh mún; chủ yếu là kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệthực vật) và vườn ươm giống cây trồng lâm nghiệp theo hình thức hộ giađình Dịch vụ cung ứng giống vật nuôi (gia súc, gia cầm, thủy sản) chưa đápứng được nhu cầu, phần lớn là nhập nguồn từ ngoài huyện Giai đoạn 2011-

2015 dịch vụ nông nghiệp đã cung ứng được: 3.883 tấn phân bón các loại

(phân vô cơ 2.383 tấn, phân hữu cơ vi sinh 1.500 tấn); 80.919 kg giống cây nông nghiệp (gồm: giống lúa, Ngô, rau đậu, ); Khoảng 25 triệu cây giống

cây lâm nghiệp; 52 tấn thức ăn chăn nuôi công nghiệp; Thuốc thú y 48.000liều vắc xin; Thuốc bảo vệ thực vật 900.000 (lọ, gói)

Hạn chế: Nhiều lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp chưa được quan tâm phát

triển mặc dù là địa bàn có tỷ trọng ngành nông lâm, nghiệp cao trong các ngànhkinh tế nhưng chưa thu hút được nhiều các thành phần kinh tế tham gia làm dịch

vụ, chưa phát triển được nhiều dịch vụ về ( giống cây, con nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, thú y bảo vệ gia súc gia cầm); Nhiều lĩnh vực dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp còn bỏ ngỏ như (dịch vụ giết mổ gia súc, gia cầm, dịch vụ bảo phát triển vệ rừng, dịch vụ thủy nông) Trình độ nhận thức về pháp luật liên

quan đến điều kiện sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nônglâm thủy sản còn nhiều hạn chế như không có giấy phép kinh doanh, chứng chỉhành nghề, kho chứa…

* Khoa học - công nghệ:

Nhiệm vụ khoa học và công nghệ của huyện những năm qua đã có nhiềuchuyển biến đáng kể, công tác ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng cácthương hiệu có thế mạnh của địa phương quan tâm tập trung chỉ đạo, nhất là

trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, cụ thể: (1) Thực hiện các dự án ứng

dụng đã được sở Khoa học và Công nghệ phê duyệt: Dự án Trồng thử nghiệm cây

Ba kích tím dưới tán rừng; Trồng thử nghiệm cây Thanh long ruột đỏ; Công nghệ

dự trữ thức ăn gia súc cho các hộ chăn nuôi; Ứng dụng công nghệ xây dựng mô

hình nuôi an toàn sinh học giống ngan đen (2) Dự án ứng dụng Khoa học và

Công nghệ từ nguồn ngân sách huyện: Đã ứng dụng, chuyển giao một số loạicây trồng, vật nuôi, quy trình kỹ thuật mới vào sản xuất như: Ổi Đài loan, camV2, giống lúa mới QR1, ĐT37, cam Canh, chuối phấn, chè rừng, trồng Ba kíchtheo công nghệ mới, dê bách thảo, chim trĩ, bồ câu, chim cút, gà siêu trứng…Một số sản phẩm đặc thù của địa phương đã được quan tâm mở rộng diện tích

và xây dựng vùng nguyên liệu như: Ba kích, Thanh Long, Mía tím, măng mai,Trà hoa vàng

Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ, quản lý hoạtđộng sở hữu trí tuệ được quan tâm đến nay huyện đã xây dựng nhãn hiệu sản

phẩm hàng hóa xác lập bảo hộ nhãn hiệu cho 4 sản phẩm OCOP (Ba kích, Nấm

Trang 26

lim xanh, Măng mai, Mật ong rừng) Bên cạnh các doanh nghiệp và người dân

đã ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng rừng, nâng cao năng suất, chất lượng,hiệu quả Tận dụng tối đa nguồn lợi từ rừng: quản lý, khoanh nuôi, khai thác lâmsản ngoài gỗ, góp phần kích thích sản xuất phát triển, tăng thu nhập và tạo thêmviệc làm cho người dân lao động

Hạn chế: Trong những năm qua mặc dù huyện đã có nhiều mô hình, dự

án ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật, quy trình mới trong sản xuât nông,lâm nghiệp có hiệu quả nhưng chưa được người dân quan tâm mạnh dạnh đầu tưphát triển và duy trì và hiện nay cũng chưa có doanh nghiệp, tổ chức hoạt động

tư vấn dịch vụ về khoa học công nghệ tư vấn hướng dẫn nhân dân nâng cao chấtlượng sản phẩm hàng hóa sản xuất

* Giáo dục - đào tạo:

Giai đoạn 2011- 2015, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học cơ bảnđáp ứng nhu cầu dạy và học của các nhà trường: Số phòng học kiên cố và bánkiên cố 351 phòng, đạt tỷ lệ 1,1 phòng/lớp, trong đó số phòng kiên cố 73,5%;Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100 %, trong đó trên chuẩn đạt78,1%; Chất lượng dạy và học được nâng cao, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCSvào học THPT tăng cao, tỷ lệ tốt nghiệp THPT hàng năm từ 96 đến 100 %,trong đó 60% đến 65 % trúng tuyển vào các trường cao đẳng, đại học; Công tác

xã hội hóa trong giáo dục đã được các cấp quản lý giáo dục và các nhà trường vàthu được nhiều kết quả góp phần cải thiện cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục

và giảm bớt khó khăn cho một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn Số trường đạtchuẩn quốc gia 14/21 đạt tỷ lệ 66,7% Số xã đạt chuẩn phổ cập xóa mù chữ 8/8

xã đạt 100%, trong đó đạt mức độ 2 là 3/8 xã đạt 37,5%; đạt chuẩn phổ cậpmầm non 5 tuổi 8/8 xã đạt 100 %; đạt chuẩn phổ cập tiểu học mức độ 3 là 8/8 xãđạt 100 %; đạt chuẩn phổ cập THCS 8/8 xã đạt 100%, trong đó đạt mức độ 2 7/8

xã đạt 87,5%

Đào tạo dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn; liên kết mở bao nhiêulớp đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức viên chức trên địa bànĐào tạo nghề cho lao động nông thôn 5 năm từ 2011- 2015 đào tạo 1.183 lao

động (bình quân mỗi năm 236 lao động)

Hạn chế: Xã hội hóa giáo dục chưa phát triển, hệ thống các trường tư thục

chưa hình thành, chưa có dịch vụ nào nào đáp ứng được nhu cầu học có chấtlượng cao Dịch vụ đào tạo nghề chưa có, các lớp dạy nghề mới chỉ dừng ở mức

độ nâng cao chất lượng lao động tại chỗ cung cấp thêm kiến thức cho người dân

( trồng lúa, chăn nuôi, nuôi ong ….) Cấp xã, các thông tin về thị trường lao

động còn hạn chế nên xác định các ngành nghề đào tạo chưa sát với thực tế,chưa chọn được nghề có tính chất đột phá khác biệt

* Y tế:

Đầu tư cải tạo nâng cấp Trung tâm y tế huyện và các trạm y tế xã đến nay

số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế 8/8 xã, thị trấn; Tỷ lệ 11 bác sĩ/vạn dân Côngsuất sử dụng giường bệnh luôn đạt từ 140%/năm, tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú

Trang 27

Dịch vụ khám chữa bệnh, bán thuốc chữa bệnh, chế biến dược liệu (tân dược,đông y, gia truyền ) trên địa bàn huyện hiện có 01 nhà thuốc, 03 cơ sở bán thuốctân dược có phép còn 01 cơ sở kinh doanh thuốc đang đề nghị cấp phép; Dịch vụkhám bệnh có 02 cơ sở trong đó 01 cơ sở siêu âm đã được cấp phép, 01 cơ sở khámchữa bệnh đang đề nghị cấp phép, tuy nhiên các cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh,bán thuốc hiện nay với quy mô nhỏ, chưa được đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, chủyếu khám chữa những bệnh đơn giản, bệnh nhẹ

Hạn chế: Dịch vụ khám chữa bệnh ở huyện chưa phát triển, hiện nay mới

có 02 cơ sở khám bệnh, 03 cơ sở bán thuốc tân dược Chưa có dịch vụ chăm sócsức khỏe, chữa bệnh bằng phương thuốc gia truyền kết hợp y học hiện đại với yhọc cổ truyền trong chữa bệnh để phát huy thế mạnh của địa phương về các loạiliệu quý như: lá tắm người dao và các bài thuốc trong điều trị một số bệnh mãntính và chưa phát triển mô hình chăm sóc sức khoẻ gia đình tại cộng đồng

* Văn hóa:

Việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT chào mừng các sựkiến chính trị, các ngày lễ lớn được duy trì thường niên: Hội diễn nghệ thuậtquần chúng cấp huyện 2 năm/lần; Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc 2năm/lần; Đại hội TDTT các cấp 5 năm/lần và Hội khỏe phù đổng cấp huyện 4năm/lần Ngoài ra còn duy trì tổ chức các hoạt động văn hóa - thể thao do cáccấp, ngành tổ chức Hàng năm tổ chức ngày thành lập huyện 4/10 với các hoạt

động văn hóa, thể thao sôi động, giàu truyền thống Hàng năm hướng dẫn thành lập CLB thể thao dân tộc xã Đạp Thanh (gồm 22 vận động viên); Câu lạc bộ Dưỡng sinh Thị Trấn (gồm 90 vận động viên).

Phát triển dịch vụ vui chơi, giải trí: dịch vụ vui chơi, giải trí trên địa bànhuyện phát triển không nhiều, chưa phong phú về hình thức dịch vụ hiện chỉ códịch vụ kinh doanh Karaoke kèm bán nước giải khát có 17 điểm đăng ký kinhdoanh (thị trấn 9 điểm, các xã 8 điểm ); dịch vụ Internet có 16 điểm đăng kýkinh doanh (thị trấn 6 điểm, các xã 10 điểm )

Hạn chế: Dịch vụ vui chơi giải trí chưa phát triển, chưa có doanh

nghiệp, thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực vui chơi, giải trí văn hóa, thểthao như: các dịch vụ thể thao (bóng đá, cầu lông, tennis, bóng bàn, bi a )các trò chơi cho trẻ, các lớp phát triển năng khiếu cho thanh thiếu nhi ( năngkhiếu âm nhạc, hội họa, )

2 Đánh giá chung:

Các ngành dịch vụ trên địa bàn huyện Ba Chẽ giai đoạn 2011-2015 đã có

sự chuyển biến đáng kể, đặc biệt phát triển mạnh trên các lĩnh vực như: dịch vụbưu chính viễn thông, văn hoá thông tin; dịch vụ giao thông vận tải; dịch vụngân hàng; các đại lý, cửa kinh doanh bản lẻ hàng hóa và dịch vụ nhà nghỉ, nhà

ăn uống có những bước phát triển nhanh chóng, gắn liền với quá trình pháttriển kinh tế - xã hội chung của Huyện, kết cấu hạ tầng đường, điện, trường,trạm, chợ trung tâm cụm xã từng bước được xây dựng, nâng cấp cơ bản tạo điềukiện thuận lợi cho nhân dân đi lại và giao thương hàng hoá, nâng cao dân trí,

Trang 28

giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, đời sống vật chất, tinh thần củanhân dân ngày càng được nâng lên, góp phần đẩy lùi các tập tục lạc hậu Đây làkết quả của sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, lĩnh vực dịch vụ đangngày càng có những đóng góp tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế củahuyện theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ chiếm 28,2% trong cơ

cấu ngành kinh tế của huyện (tăng 4,6% so với năm 2010) Tuy nhiên một số

ngành dịch vụ phát triển còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và tốc độphát triển kinh tế - xã hội, một số lĩnh vực còn bỏ ngỏ chưa xứng với tiềm năngcủa huyện như dịch vụ du lịch sinh thái, trải nhiệm, nhà hàng, nhà nghỉ, thuốcnam, đông y chữa bệnh phương thuốc gia truyền Tuy bước đầu đạt được một

số kết quả nhất định, nhưng nhìn chung hoạt động dịch vụ phát triển còn chậm,chưa đa dạng, phong phú, chưa có điểm nổi bật, chất lượng còn thấp kém vàchưa thực trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế, một số lĩnh vực dịch vụchưa được quan tâm phát triển đúng mức, chưa thu hút được đầu được nhiều cácthành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư vào một số lĩnh vựcdịch vụ mà huyện có tiềm năng

IV NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

về phát triển lĩnh vực nông lâm nghiệp là chủ yếu, cơ cấu dịch vụ chuyển dịchchậm; Doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực dịch còn ít chủ yếu là doanh nghiệpđầu tư trồng rừng, chưa có hiệu quả sản xuất kinh doanh, tốc độ phát triển chậm,thiếu bền vững; Chưa thu hút được các nhà đầu tư chiến lược một số tiềm năng, lợithế của địa phương như sét, vật liệu xây dựng, tài nguyên thiên nhiên chưa đựckhai thác, phát huy, phát triển

(2) Hệ thống kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông, du lịch, thươngmại chưa theo kịp yêu cầu phát triển, thời gian di chuyển cho khách từ HạLong – Thị trấn Ba Chẽ với chiều khoảng 80 km nhưng mất 2 tiếng đồng hồ,đường cua hẹp, độ dốc lớn gây khó khăn cho du khách, chưa đáp ứng yêu cầuphát triển

(3) Hoạt động dịch vụ còn mang tính tự phát, manh mún, chưa chuyênnghiệp, chất lượng và hiệu quả kinh doanh dịch vụ chưa cao, một số doanhnghiệp cung cấp dịch vụ có quy mô và năng lực cung cấp còn hạn chế, quy môcòn nhỏ, chuyên môn hóa thấp và hoạt động trong môi trường cạnh tranh chưacao Khoảng cách sự phát triển giữa các khu vực thị trấn với các xã trên địa bànhuyện còn lớn

Trang 29

(4) Mối liên kết giữa các cá nhân, đơn vị sản xuất với các đơn vị hoạtđộng trong lĩnh vực dịch vụ, giữa các ngành dịch vụ với nhau còn chưa chặt chẽ,chưa có sự phối hợp, kết hợp tạo thành chuỗi dịch vụ

(5) Nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ vừa thiếu, vừa yếu, tính chuyênnghiệp chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu nhất là nguồn nhân lực chất lượngcao, nhân lực cho ngành du lịch Tỷ trọng nguồn lao động trong tổng lao độngcòn thấp

(6) Chưa có chiến lược, các giải pháp đồng bộ, thiết thực để phát triểndịch vụ, kinh nghiệm trong quản trị hoạt động dịch vụ, chất lượng điều hànhquản lý còn hạn chế

2 Nguyên nhân:

Về khách quan: (1) Do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm

2012 đến nay (2) Đời sống vật chất của nhân dân trên địa bàn huyện còn khó

khăn, sản xuất chủ yếu là tự cung tự cấp, trình độ nhận thức của một bộ phậnnhân dân còn hạn chế còn trông chờ ỷ lại vào nhà nước, ảnh hưởng không nhỏ

đến phát triển kinh tế dịch vụ (3) Ba Chẽ có địa hình phức tạp, từ đầu Huyện

đến cuối Huyện với chiều dài trên 60 km giao thông đi lại còn khó khăn và bịảnh hưởng trực tiếp của hai mùa, mùa hè, mùa đông kéo dài và chịu ảnh hưởng

mưa, lũ lụt (4) Hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển các ngành dịch vụ

còn thiếu và chưa đồng bộ, thu hút nguồn lực đầu tư vào khu vực dịch vụ còn

hạn chế (5) Phát triển dịch vụ chưa thúc đẩy tích cực đến phát triển công nghiệp

và nông nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp và nông nghiệp thuộc lĩnh vựctăng trưởng xanh

Về chủ quan: (1) Nhận thức của các ngành, các cấp, của người dân và

doanh nghiệp về vai trò của các ngành dịch vụ chưa đầy đủ (2) Nguồn nhân lực

chất lượng cao còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi cơ cấu ngànhnghề và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp; thiếu chiến lược và kinhnghiệm trong đào tạo nguồn nhân lực có tính chuyên sâu về quản trị và phát

triển dịch vụ (3) Cơ chế chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ chưa đồng

bộ, chưa đủ mạnh và chưa tạo ra sự đột phá (4) Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách

cho lĩnh vực du lịch còn ít, công tác xã hội hóa trong đầu tư phát triển du lịchhạn chế Chưa gắn kết được việc tu bổ, tôn tạo di tích, danh thắng cảnh, bảo tồn

di sản văn hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo dựng cảnh quan với phát triển dulịch Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch nội dung đơn điệu, chưa thu hútđược nhà đầu tư cũng như sự quan tâm của du khách

Ngày đăng: 15/03/2019, 13:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w