0
Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Hoạt động của ngân hàng SCB sau một năm thực hiện hợp nhất

Một phần của tài liệu NHỮNG QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG M & A VÀ THỰC TIỄN M & A TẠI VIỆT NAM (Trang 38 -38 )

Mô hình tổ chức của SCB hiện tại: Hội đồng quả trị có 9 người (01 chủ tịch, 4 phó chủ tịch, 4 uỷ viên), Ban kiểm soát có ba người (01 trưởng ban, 02 thành viên), Ban điều hành có 9 người (01 tổng giám đốc, 08 phó tổng)

Kết quả kinh năm 2012 theo công bố của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB): Tính đến 31/12/2012 tổng tài sản của SCB đạt gần 149.000 tỷ đồng, huy động vốn được hơn 106.000 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng 88.166 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 82 tỷ đồng. Riêng huy động vốn 2 tháng đầu năm 2013 tăng 7% so với cuối năm 2012 đạt 113.420 tỷ đồng. Số lượng điểm giao dịch là 230 đơn vị trên cả nước.

Hiện nay, SCB đã đảm bảo an toàn tài sản của Nhà nước, chi trả bình thường các khoản tiền gửi của nhân dân và thanh toán được hầu hết các khoản nợ vay tái cấp vốn của NHNN.

Tiểu luận Luật Kinh Tế GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải

Là một trong những ngân hàng yếu kém và tham gia tái cơ cấu đầu tiên, đến nay SCB được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho rằng đã có những chuyển biến tích cực về thanh khoản. Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TP HCM lưu ý SCB cần cố gắng hơn nữa để ổn định thanh khoản, cân đối trạng thái vàng, cơ cấu lại danh mục đầu tư, cơ cấu mạng lưới hoạt động cũng như nâng cao quản trị điều hành.

Dưới sự giám sát của NHNN, SCB cũng đang đẩy mạnh triển khai các giải pháp cơ cấu lại tổng thể, bao gồm cả các khoản tiền vay/gửi của các TCTD và tổ chức tài chính nhận ủy thác của TCTD theo Kế hoạch tái cơ cấu giai đoạn 2013-2014 và phương án cơ cấu lại nợ thị trường 2 đã được NHNN phê duyệt.

Vừa qua, NHNN cũng đã chủ trì cuộc họp với các TCTD chủ nợ của SCB để thống nhất nguyên tắc cơ cấu lại khoản tiền vay/tiền gửi của các TCTD và tổ chức tài chính nhận ủy thác của tổ chức tín dụng tại SCB.

Trước đó, công ty CP Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Hapaco (IFM) đã có văn bản "kêu cứu" về khoản tiền gửi tại SCB song quá hạn mà vẫn chưa được thanh toán hết (còn hơn 550 tỷ).

Phía SCB cho rằng việc chậm thanh toán là do chưa thống nhất được về mức lãi suất và NHNN cũng có ý kiến cho SCB xử lý các món tiền gửi của IFM như tiền gửi liên ngân hàng. Đại diện IFM tuy nhiên khẳng định việc phân loại món tiền của công ty này dưới dạng tiền gửi trên liên ngân hàng là không có cơ sở, bởi IFM trước hết không phải là tổ chức tín dụng, không hoạt động trên thị trường liên ngân hàng và không chịu quản lý của NHNN.

Dẫu vậy, thông tin từ NHNN phát đi chiều nay cho thấy SCB rõ ràng đã được sự đồng ý của NHNN về cơ cấu lại các khoản tiền gửi của TCTD và tổ chức tài chính nhận ủy thác, không loại trừ có IFM.

Ngày 19/3/2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có công văn số 1792/NHNN- TTGSNH chấp thuận Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) được tăng vốn điều lệ từ 10.583.801.040.000 đồng lên 13.583.801.040.000 đồng thông qua hình thức chào bán cổ phiếu riêng lẻ. Theo đó, cổ đông là tổ chức và cổ đông là cá nhân trong nước sở hữu từ 1% vốn điều lệ của SCB tại thời điểm chốt danh sách (ngày 28/02/2013) là đối tượng được quyền mua cổ phần tăng vốn điều lệ SCB trong đợt này.

Tiểu luận Luật Kinh Tế GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải

Đánh giá về tình hình hoạt động SCB sau hợp nhất:

Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB sau một năm hợp nhất chưa đạt được mục tiêu theo như kế hoạch của đề án tái cơ cấu, chưa đáp ứng được kỳ vọng của cổ đông và các nhà đầu tư. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh có những chuyển biến tích cực đặt biệt là vấn đề thanh khoản đã được cải thiện đáng kế. Hy vọng với sự đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên SCB trong những năm tới SCB có những bước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc như đề án tái cơ cấu đã vạch ra.

Tiểu luận Luật Kinh Tế GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng gặp đầy biến động và khó khăn như hiện nay thì các hoạt động M&A là xu hướng tất yếu. Các doanh nghiệp yếu kém cơ nguy cơ buộc phải sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại để nâng cao khả năng cạnh tranh, khắc phục những khuyết điểm.

Để có một thương vụ thành công, các doanh nghiệp cần tìm hiểu pháp luật qui định như thế nào về các loại hình M&A, chuẩn bị chu đáo chi tiết trong từng bước như tìm hiểu đối tác, tình hình tài chính, thương hiệu, ký kết hợp đồng, văn hóa công ty. Các doanh nghiệp cần tìm hiểu một cách tích cực là nhằm tập hợp và thống nhất sức mạnh để phát triển trong kinh doanh, tránh suy nghĩ tiêu cực như phá sản, bị nuốt chửng, khả năng yếu kém.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Doanh nghiệp năm 2005 2. Luật đầu tư 2005

3. Luật cạnh tranh 2004 4. Luật dân sự 2005 5. Luật chứng khoán 2006

6. Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 7. Website: www.cafef.vn

8. Website: www.setp.edu.vn, Chương trình giảng dạy Fullbright 9. Website: www.vingroup.net, Tập đoàn vingroup

10. Website: www.masangroup.com, Tập đoàn Masan 11. Website: www.scb.com.vn, Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Một phần của tài liệu NHỮNG QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG M & A VÀ THỰC TIỄN M & A TẠI VIỆT NAM (Trang 38 -38 )

×