1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm đường luật của Nguyễn Khuyến (so sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi) (Luận văn thạc sĩ)

105 351 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm đường luật của Nguyễn Khuyến (so sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi)Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm đường luật của Nguyễn Khuyến (so sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi)Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm đường luật của Nguyễn Khuyến (so sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi)Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm đường luật của Nguyễn Khuyến (so sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi)Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm đường luật của Nguyễn Khuyến (so sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi)Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm đường luật của Nguyễn Khuyến (so sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi)Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm đường luật của Nguyễn Khuyến (so sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi)Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm đường luật của Nguyễn Khuyến (so sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi)Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm đường luật của Nguyễn Khuyến (so sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi)Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm đường luật của Nguyễn Khuyến (so sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi)

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRIỆU QUỲNH NGA

HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT CỦA NGUYỄN KHUYẾN

(SO SÁNH VỚI QUỐC ÂM THI TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC

VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRIỆU QUỲNH NGA

HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT CỦA NGUYỄN KHUYẾN

(SO SÁNH VỚI QUỐC ÂM THI TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI)

Ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC

VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dương Thu Hằng

THÁI NGUYÊN - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: “Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến (So sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi)”dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Dương Thu Hằng là kết quả nghiên cứu của

cá nhân tôi, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố

Thái Nguyên,tháng 9 năm 2018

Tác giả luận văn

Triệu Quỳnh Nga

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam được hoàn thành tại Đại học Sư phạm Thái Nguyên.Có được luận văn này tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết

ơn sâu sắc tới PGS.TS.Dương Thu Hằng - người đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp

đỡ tôi với những chỉ dẫn khoa học quý báu trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu

và hoàn thành luận văn “Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến (So sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi)”

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên, cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho tập thể lớp Cao học K24 - Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội học tập và nghiên cứu khoa học

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, ủng hộ, khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018

Tác giả luận văn

Triệu Quỳnh Nga

Trang 5

MỤC LỤC

Trang bìa phụ

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 1

3 Mục đích nghiên cứu 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 9

6 Phương pháp nghiên cứu 9

7 Bố cục của đề tài 10

8 Đóng góp của đề tài 10

NỘI DUNG 10

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 11

1.1 Chủ đề và hệ thống chủ đề 11

1.1.1 Chủ đề 11

1.1.2 Hệ thống chủ đề 12

1.2 Điều kiện hình thành và quá trình phát triển thơ Nôm Đường luật trong lịch sử văn học Việt Nam 13

1.2.1 Điều kiện hình thành thơ Nôm Đường luật 13

1.2.2 Quá trình phát triển thơ Nôm Đường luật 16

1.3 Khái quát thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến 21

1.3.1 Những yếu tố chi phối đến chủ đề Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi 21

1.3.2 Những yếu tố chi phối đến chủ đề thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến 22 * Tiểu kết chương 1: 25

Trang 6

Chương 2 NHỮNG CHỦ ĐỀ MANG TÍNH TRUYỀN THỐNG TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT CỦA NGUYỄN KHUYẾN TRONG

TƯƠNG QUAN VỚI QUỐC ÂM THI TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI 27

2.1 Chủ đề thiên nhiên 27

2.1.1 Ngợi ca cảnh đẹp quê hương 27

2.1.2 Khắc họa bốn mùa xuân, hạ, thu, đông 42

2.2 Chủ đề ưu quốc ái dân 51

2.2.1 Khao khát phò đời giúp nước 52

2.2.2 Nỗi buồn đau bất lực trước thời cuộc 55

2.2.3 Tấm lòng kiên trung 61

* Tiểu kết chương 2: 66

Chương 3 NHỮNG CHỦ ĐỀ MANG TÍNH THỜI ĐẠI TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT CỦA NGUYỄN KHUYẾN TRONG TƯƠNG QUANVỚI QUỐC ÂM THI TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI 68

3.1 Chủ đề con người đời thường 68

3.1.1 Con người trần thế trong Quốc âm thi tập 68

3.1.2 Con người đời thường trong thơ Nguyễn Khuyến 74

3.2 Chủ đề phản ánh xã hội thực dân nửa phong kiến 82

3.2.1 Lên án đời sống văn hóa - xã hội thực dân nửa phong kiến 82

3.2.2 Đả kích hình ảnh con người mới trong xã hội thực dân nửa phong kiến 85

* Tiểu kết chương 3: 91

KẾT LUẬN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn học trung đại Việt Nam ra đời muộn và chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc Tuy nhiên, với ý thức dân tộc các tác giả trung đại luôn cố gắng thoát li, không ngừng Việt hóa, sáng tạo Vì vậy, có nhiều thể loại văn học tuy có nguồn gốc ngoại lai nhưng mang đậm hồn cốt của dân tộc.Thơ Nôm Đường luật là một thể loại tiêu biểu cho hiện tượng này

Thơ Nôm Đường luật trên cơ sở kế thừa, tiếp biến thơ chữ Hán Đường luật đã

có những khám phá, tìm tòi trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật để khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc.Quá trình phát triển từ mạch nguồn thơ chữ Nôm với

Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi - đã mở ra một hướng đi mới cho nền thi ca dân

tộc, cho đến Nguyễn Khuyến đại diện tiêu biểu của thơ Nôm Đường luật thế kỉ XIX,thơ Nôm Đường luật đã ngày càng khẳng định được sức sống của nó

Ngoài ra, các tác phẩm thơ văn của Nguyễn Khuyến và Nguyễn Trãi đã và đang được giảng dạy trong nhà trường các cấp Nghiên cứu đề tài này là việc làm hữu ích để trau rèn kĩ năng nghiên cứu khoa học và giúp cho việc giảng dạy và học tập đạt kết quả cao hơn

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến (So sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi)” với mong muốn có được cái nhìn cụ thể, hữu ích về những

đóng góp về chủ đề của Tam Nguyên Yên Đổ cho nền văn học Việt Nam nói chung,

thể loại thơ Nôm Đường luật nói riêng trong tương quan so sánh với Quốc âm thi

tập của Nguyễn Trãi

2 Lịch sử vấn đề

Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm Đường luật rất phong phú và đa dạng.Thơ Nôm Đường luật đề cập đến những vấn đề lớn của lịch sử, của thời đại, đất nước, con người, đồng thời cũng phản ánh những khía cạnh phức tạp của cuộc sống, trong tư duy, cảm xúc, có khi rất thầm kín, riêng tư của mỗi cuộc đời, từng số phận Xuất phát từ đối tượng, phạm vi phản ánh, khả năng chiếm lĩnh trên các bình diện cuộc sống xã hội và thế giới tâm hồn con người, có thể phân chia thành những

Trang 8

hệ thống chủ đề chính: chủ đề thiên nhiên, chủ đề phản ánh cuộc sống, tâm sự của tác giả, chủ đề lịch sử, xã hội, đất nước, con người

Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm Đường luật mang tính lịch sử Trong tiến trình phát triển của hệ thống chủ đề thơ Nôm Đường luật từ thế kỷ XV đến đầu thế kỉ XVIII nổi bật là những chủ đề gắn với cuộc sống, những tâm sự của tác giả, dựa trên quan điểm, lý tưởng, phẩm chất của kẻ sĩ, đó là lý tưởng “ái ưu”,

“trung hiếu”, như cốt cách người quân tử, trách nhiệm với minh quân, lương thần… Những chủ đề này thường hướng tới mục đích giáo dục như tu dưỡng phẩm chất, triết lý nhân sinh, răn dạy đạo lý, nhân nghĩa… Thời kỳ từ cuối thể

kỷ XVIII - cuối thế kỷ XIX nổi bật là những chủ đề phản ánh cuộc sống xã hội, đất nước, con người như số phận người phụ nữ, tình yêu lứa đôi, khát vọng giải phóng của con người thời đại… Những chủ đề này đã hướng nhiều tới mục đích phản ánh cuộc sống, quyền lợi của con người.Chủ đề với mục đích chính nhằm giáo dục qua những lời “tự thuật”, “ngôn chí”, qua những vần thơ triết lý và giáo huấn, thơ Nôm Đường luật đã có bước chuyển mình hướng tới mục đích phản ánh cuộc sống xã hội, thời đại và số phận con người Sự biến đổi này đã giúp thơ Nôm Đường luật mở rộng phạm vi, đối tượng phản ánh của thể loại

Chủ đề thơ Nôm Đường luật phản ánh khuynh hướng cảm hứng sáng tạo nghệ thuật Trong thơ Nôm Đường luật, cảm hứng dân tộc và dân chủ là cảm hứng chủ đạo.Tuy vậy, ở mỗi thời kỳ lịch sử cảm hứng dân tộc, dân chủ có vai trò khác nhau

Trong các tác giả thơ Nôm, Nguyễn Trãi được mệnh danh là người giữ vị trí

“khai sơn phá thạch” của việc Việt hóa hệ thống chủ đề của nền văn học dân tộc.Với

sự xuất hiện của văn bản viết tay Quốc âm thi tập thì tập đại thành thơ Nôm này đã trở thành “tác phẩm mở đầu cho nền văn học cổ điển Việt Nam”(Xuân Diệu) Trên

thực tế lịch sử văn học Việt Nam có một thể loại mới - thơ Nôm Đường luật Nguyễn Trãi luôn có ý thức trên con đường tìm tòi thể loại dân tộc ít nhiều thoát li Đường

luật Trong cuốn Thơ Nôm Đường luật, tác giả Lã Nhâm Thìn đã phân tích khá chi

tiết về chủ đề thiên nhiên trong thơ Nôm Nguyễn Trãi và chỉ ra phong cách bình dị, đậm tính dân tộc trong thơ thiên nhiên Nguyễn Trãi, với sự xuất hiện của những hình

ảnh thiên nhiên đời thường mùng tơi, muống, mùng… Nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn

Trang 9

đánh giá rất cao thơ thiên nhiên trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi“Những bức

tranh thiên nhiên của Nguyễn Trãi phong phú và nhiều tới mức phòng tranh thiên nhiên không đủ chỗ trưng bày, nhà thơ đã phải treo sang cả những phòng tranh dành cho mảng đề tài khác”[52, tr 57] Qua đó, có thể thấy thiên nhiên là tình yêu rộng

lớn của Nguyễn Trãi

Theo tác giả Hoài Thanh, Nguyễn Trãi đa phần sống trong cảnh đời không

thuận, và “phần lớn thơ Nôm Nguyễn Trãi đã được viết ra trong những cảnh đời như

thế.Hình như lúc này, nhà thơ thấy cần hơn lúc khác một cách nói, một giọng nói tâm tình Ta được gặp lại ở đây vẫn con người ấy, một con người rất đẹp, mà gần gũi hơn, thân mật hơn”[44, tr 689] Tuy vậy, dù viết về cảnh đời như thế nào thì Nguyễn

Trãi vẫn hiện lên với cách sống “giản dị, sống thảnh thơi giữa non xanh cảnh vắng ở

Côn Sơn” và ẩn chứa trong tác giả giữa cảnh sống thanh vắng đó là “tấm lòng ưu ái không nguôi” với cuộc sống của người dân, với vận mệnh của đất nước Nguyễn Trãi

là một người nghị lực, bản lĩnh và quan trọng hơn cả là tấm lòng hết mực yêu nước, thương dân, ông đã vững tâm vượt qua tất cả biến cố cá nhân và xã hội để giữ tiết tháo, sống cương trực Qua tìm hiểu và nghiên cứu Hoài Thanh đã khái quát con

người Nguyễn Trãi qua Quốc âm thi tập là con người có “ý thức trách nhiệm đối với

dân, với nước Ý thức ấy đã ra đời từ rất sớm, đã lớn mạnh không ngừng, đã bền bỉ gần với mọi suy nghĩ và hoạt động của ông cho đến ngày tắt thở”[44, tr.708]

Còn với Xuân Diệu, ông đã dành nhiều sự quan tâm, đề cao tới mảng thơ về

thiên nhiên tươi đẹp của Nguyễn Trãi:“trong thơ Việt Nam ta, chưa có ai viết những

vần thơ về thiên nhiên hay như Nguyễn Trãi” [44, tr 666] Để tăng sự thuyết phục

cho người đọc Xuân Diệu đã đưa ra lí lẽ “Ức Trai có cái đẹp thường trực ở trong tâm

hồn, có cái đẹp là bản chất của tâm hồn, cho nên gặp cái đẹp trong vũ trụ thì tương ứng ngay, thốt ra thơ đẹp…” [44, tr 609]

Hay như tác giả Đặng Thanh Lê qua Nguyễn Trãi và đề tài thiên nhiên trong

dòng văn học yêu nước Việt Nam [44] đã khẳng định có một đề tài thiên nhiên trong

thơ Nguyễn Trãi Theo Đặng Thanh Lê “những cảnh vật nhỏ bé, bình dị vẫn thường

giấu mình trong cuộc sống hàng ngày như: nắng chiều, mây sớm, đậu cây, bờ cỏ… Nhân vật trữ tình ở đây trở thành chủ đề cảm thụ, chiếm lĩnh vẻ đẹp của thiên nhiên

Trang 10

từ góc độ một con người hòa mình vào với xứ sở quê hương, với nơi sinh trưởng”

[44, tr 693] Chính điều này đã làm cho “đề tài thiên nhiên của Nguyễn Trãi có phần

nào thoát li nguồn thi hứng như sách vở với những tiều ngư canh mục, phong hoa tuyết nguyệt, xuân lan thu cúc…đã bị công thức hóa, ước lệ hóa để hướng dần những đề tài, hình tượng thiên nhiên chân thực, sinh động, gần gũi với tâm hồn dân tộc, tạo nên những bức tranh thiên nhiên đầy chất thơ và chất thực nói trên” [44, tr 695]

Trong bài viết “Tư tưởng của Nguyễn Trãi”, Nguyễn Thiên Thụ đã khẳng định

“Nguyễn Trãi luôn hướng đến bổn phận thiêng liêng đối với gia đình và tổ quốc.Khi

ra làm quan, khi về ở ẩn lúc nào Nguyễn Trãi cũng tâm niệm đến hai chữ trung hiếu”

[40, tr 155]

Nhà phê bình Hoài Thanh trong bài viết “Một vài nét về con người Nguyễn Trãi qua thơ Nôm”đã chỉ ra quan niệm của Nguyễn Trãi vì “một tấm lòng son” mà

“Ông không chịu bỏ cuộc, ông kiên trì bám trụ Ông giữ vững khí tiết, giữ vững lòng

ưu ái, giữ vững niềm tin và mặc dù chịu đủ điều tủi cực vẫn nhân hậu với người, chan hòa với cảnh, vẫn luôn luôn bình tĩnh ung dung” [44, tr 717]

Trên phương diện lịch sử, giáo sư Lê Trí Viễn đã đánh giá khách quan tư tưởng, con người Nguyễn Trãi Trong bài viết “Nguyễn Trãi, nhìn từ phía Lý - Trần”,

giáo sư nhận định về cách ứng xử của Nguyễn Trãi tạo nên “phong cách sống: vừa

làm việc hết mình cho dân cho nước, nhưng lòng bao giờ cũng sạch, nhẹ như kẻ xuất gia, không hề nặng danh lợi của kiếp trần, mà cũng vừa biết sống lành mạnh vui tươi giữa cuộc sống nông thôn lao động, với mọi cảnh vật thiên nhiên” [66, tr 65]

Nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu dưới góc nhìn văn hóa trong bài viết

“Nguyễn Trãi và Nho giáo” cũng đề cập tới những vấn đề về cách ứng xử của con

người ở phận vị của Nguyễn Trãi Với bổn phận của một bề tôi “Suốt đời Nguyễn

Trãi làm việc với tinh thần nhập thế có trách nhiệm, luôn để ý đến nhân dân, lo trước điều lo của thiên hạ” [44, tr 99] Còn với vai trò một người cha, ông hết mực yêu

thương, răn dạy con cái “Ông khuyên không nên sợ nghèo, không nên tham lợi, tham

giàu,… quý hơn của cải là đạo đức,… cũng cần phải có học, có nghề và có tài” [44,

tr 103] Ông “khuyên anh em nên yêu thương nhau”, “hiếu với cha, trung với vua

nhưng không phải tinh thần quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử như của Nho giáo

Trang 11

cứng nhắc” [44, tr 105] Qua đó, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu khẳng định

Nguyễn Trãi “lấy con người tự nhiên, tự do tự tại làm cơ sở cho một thái độ sống vì

đời, làm việc thiện cho nhau, có quan hệ đầm ấm với nhau đồng thời đảm bảo thú vui riêng” [44,tr 114]

Trong cuốn Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, nhà nghiên cứu Trần

Nho Thìn đã quan tâm đến sự ảnh hưởng của tư tưởng - chính trị trong sáng tác của Nguyễn Trãi, nhân cách vĩ đại và tinh thần nhà Nho của Nguyễn Trãi từ đó khẳng định cống hiến của Nguyễn Trãi đối với nền văn học nước nhà Trong phần bàn về nhân cách Nguyễn Trãi, ông đã chỉ ra mối quan tâm trong phương thức ứng xử của Nguyễn Trãi

“Chú ý nhiều đến đạo làm cha và đạo làm con chứ hầu như không đề cập đến các quan

hệ xã hội khác” [53, tr 328].Ông cũng khẳng định “Trước sau như một, Nguyễn Trãi vẫn kiên trì đạo trung hiếu, vì trung hiếu là điều kiện để lo cho dân cho nước” [53, tr

331]

Đến thế kỉ XIX, tiếp nối dấu hiệu Việt hóa chủ đề trong thơ Nôm Nguyễn Trãi

là Nguyễn Khuyến Nguyễn Khuyến được giới thiệu lần đầu tiên trên nhiều số của

Nam Phong tạp chí dưới tiêu đề Thơ cụ Yên Đổ vào các năm 1917, 1918, 1919, 1932,

1927,1932 Phải đợi đến vài thập kỷ sau, với công trình Việt Nam văn học sử yếu của

Dương Quảng Hàm (Nha học chính Đông Pháp xuất bản, Hà Nội, 1943), ngành nghiên cứu văn học mà trước hết là lịch sử văn học mới bắt đầu chú ý đến Nguyễn Khuyến Dõi theo lịch trình nghiên cứu tác gia có phong cách tài hoa này, có thể thấy lịch trình ấy diễn ra qua bốn chặng đường

Chặng đường thứ nhất là trước năm 1945.Ở chặng đường này Nguyễn Khuyến còn ít được biết đến và nếu được biết đến cũng chủ yếu qua thơ Nôm của ông.Người có ý kiến về Nguyễn Khuyến sớm nhất (1918) có lẽ là Phan Kế Bính,

trong công trình Việt - Hán văn khảo (1930), khi “luận riêng về phép làm thơ”

Chặng đường thứ hai, từ 1945 đến 1975.Ở chặng đường này, việc giới thiệu, tìm hiểu nghiên cứu về Nguyễn Khuyến đã có bước phát triển mới.Ông tiếp tục được khẳng định với tư cách một nhà thơ trào phúng, nhà thơ trữ tình - yêu nước, nhà thơ thiên nhiên.Các tác phẩm của ông được tìm hiểu trên nhiều khía cạnh.Công trình bề

Trang 12

thế nhất trong nghiên cứu về Nguyễn Khuyến ở chặng đường này là của Văn Tân với

tên gọi Nguyễn Khuyến, nhà thơ Việt Nam kiệt xuất, gồm 204 trang, 5 chương

Chặng đường thứ ba, từ 1971 đến 1984 Bắt đầu từ năm 1971, NXB Văn học

Hà Nội cho in cuốn Thơ văn Nguyễn Khuyến, dày gần 500 trang do Xuân Diệu giới

thiệu Kể từ đây việc nhìn nhận, đánh giá Nguyễn Khuyến đã mở ra một giai đoạn

mới Năm 1984, Nguyễn Khuyến tác phẩm, công trình sưu tầm biên dịch, giới thiệu

về Nguyễn Khuyến đầy đủ nhất ra đời do Nguyễn Văn Huyền thực hiện (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1984) Có thể coi đây như một dấu mốc khép lại một chặng đường dài và chuẩn bị mở ra một chặng đường mới trong tìm hiểu nghiên cứu Nguyễn Khuyến

Chặng đường thứ tư, từ năm 1985 đến nay Đây là chặng đường có thành tựu lớn nhất trong tìm hiểu nghiên cứu về Nguyễn Khuyến, trước hết được đánh dấu bằng Hội nghị khoa học lớn kỷ niệm 150 năm sinh nhà thơ (do Viện Văn học phối hợp với

Sở văn hóa thông tin và Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh tổ chức ngày 15.2.1985) Nhiều phát hiện và ý kiến mới, có giá trị trong khảo cứu, nhận định về Nguyễn Khuyến, từ con người lịch sử đến con người thơ tác giả được công bố, phần

lớn sau này được lựa chọn, tập hợp trong Thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ (Nguyễn

Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1994) Có thể coi đây là công trình chuyên

khảo quy mô nhất về Nguyễn Khuyến Cuối năm 1998, cuốn sách Nguyễn Khuyến về

tác gia và tác phẩm, do Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu, NXB Giáo dục, Hà Nội,

1998 Tập hợp một cách rộng rãi những bài viết về các công trình khoa học tiêu biểu

về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Khuyến từ xưa đến nay

Trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến, mảng thơ Nôm nói chung và thơ Nôm Đường luật nói riêng chiếm một vị trí quan trọng Thơ Nôm Nguyễn Khuyến

đã trở thành một trong những đỉnh cao của lịch sử thơ dân tộc Nhà nghiên cứu

Nguyễn Văn Hoàn đã nhận xét: “Bộ phận thơ ca của Nguyễn Khuyến có khả năng đi

thẳng vào công chúng, chính là bộ phận thơ ca chữ Nôm, thơ văn tiếng Việt Chính

bộ phận văn học này sẽ tạo nên sự bất tử cho thơ văn Nguyễn Khuyến Khuynh hướng dân tộc hóa trong thơ văn của Nguyễn Khuyến cũng sẽ biểu hiện rõ nhất trong chữ Nôm” [19, tr 16] Trong thơ Nôm Đường luật Nguyễn Khuyến đã dần gạt bỏ yếu tố

Trang 13

ước lệ, điển tích, điển cố trong thơ Đường luật bằng những yếu tố mang đậm chất dân tộc, âm điệu Việt Nam đó là khuynh hướng “dân tộc hóa” trong sáng tác của ông

Bài viết “Chất dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến” [54] của Trần Minh

Thương đã chỉ ra một số biểu hiện Việt hóa thơ Nôm về mặt đề tài, tiêu đề trong thơ Nôm Đường luật Nguyễn Khuyến gắn liền với người bình dân, theo hướng dân gian, trong đó tác giả chỉ ra Nguyễn Khuyến có sử dụng thành ngữ ngữ liệu dân gian, những cách tân về thơ Tuy nhiên ở bài viết, những vấn đề này mới được trình bày ở mức sơ lược

Hay như trong bài viết “Sự vận động và phát triển của thơ Nôm Đường luật theo hướng kế thừa, tiếp biến và sáng tạo với Đường luật Hán trên tinh thần dân tộc hóa, dân chủ hóa thể loại”[11], tiến sĩ Trần Quang Dũng đã chỉ ra khá rõ một số biểu hiện tiếp biến và sáng tạo của hệ thống đề tài, chủ đề thơ Nôm Đường luật trong tương quan với thơ Đường luật Hán Tuy nhiên bài viết chưa đi vào nghiên cứu những điểm mới của hệ thống đề tài, chủ đề trong tác phẩm thơ Nôm Đường luật Nguyễn Khuyến.Như vậy, ở bài viết này thơ Nôm Đường luật Nguyễn Khuyến vẫn chưa trở thành đối tượng để nghiên cứu chính trong dòng mạch nghiên cứu về quá trình Việt hóa thơ Đường luật

Năm 2005, tác giả Nguyễn Hoàng (Báo Nhân Dân) có bài viết “Nguyễn Khuyến: Cái nhìn không chỉ thời buổi ấy” Bài viết này đã nói lên, việc Nguyễn Khuyến đã từ quan, bất hợp tác với thực dân Pháp, dùng ngòi bút để phơi bày những tội ác của thực dân và quan lại xấu xa, những giả trá, đen bạc của xã hội thời bấy giờ, giữ tấm lòng trong sạch và ngay thẳng cho đến cuối đời - đó đã là một nhân cách lớn

Năm 2013, tác giả Nguyễn Thanh Liêm có bài viết trên trang

http://chuyen-qb.com bài viết với tựa đề “Đến với Nguyễn Khuyến - nhà thơ trữ tình, trào phúng xuất

sắc” Bài viết đã nói lên Nguyễn Khuyến suốt cuộc đời luôn sống chan hòa, gần gũi, chân tình với những người nông dân nghèo khổ

Năm 2013, tác giả Ngô Thị Kiều Oanh có bài viết trong Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM với tựa đề “Chất trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương”.Bài viết giúp người đọc cảm nhận sâu sắc về tâm hồn, nhân cách của những nhà nho yêu nước nhưng bất lực trước thời cuộc

Trang 14

Năm 2015, Luận văn thạc sỹ của tác giả Thân Thị Minh Trang ĐHSPTN nghiên cứu “Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến”, trong đó có đề cập đến nỗi

buồn của Nguyễn Khuyến khi bà cả mất (Khóc vợ), nỗi nhớ con (Nhớ con), nỗi nhớ cha (Ở kinh gặp ngày giỗ, cảm xúc)

Như vậy cho đến nay, đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về thơ mảng thơ Nôm của Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến Trong đó có một số công trình khi tìm hiểu về quá trình Việt hóa thơ Đường luật đã đề cập đến vấn đề Việt hóa chủ

đề trong thơ Nôm Đường luật của hai tác giả.Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có công trình nghiên cứu của tác giả nào lấy “Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm Đường

luật của Nguyễn Khuyến (So sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi)” làm đối

tượng nghiên cứu chính

Trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng

tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến (So sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi)” với hy vọng sẽ

góp thêm một góc nhìn cụ thể, hữu ích về thơ văn Nguyễn Khuyến và Nguyễn Trãi

3 Mục đích nghiên cứu

- Làm rõ được hệ thống chủ đề trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến

trong tương quan so sánh với hệ thống chủ đề trong Quốc âm thi tập của Nguyễn

Trãi Qua đó thấy được quá trình kế thừa, phát triển hệ thống chủ đề từ tác giả Nguyễn Trãi đến Nguyễn Khuyến

- Góp thêm một góc nhìn cụ thể về hai tác giả và một thể loại văn học đã quen thuộc lâu nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống chủ đề của thơ Nôm Đường luật

của Nguyễn Khuyến trong mối liên hệ, so sánh với hệ thống chủ đề Quốc âm thi tập

của Nguyễn Trãi

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là 86 bài thơ Nôm Đường luật của Nguyễn

Khuyến trong cuốn Nguyễn Khuyến - tác phẩm của Nguyễn Văn Huyền (Tuấn Thành

- Anh Vũ tuyển chọn (2007), Nxb Văn học) và 254 bài thơ Nôm trong Quốc âm thi

tập của Nguyễn Trãi trong cuốn Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi, phiên âm và chú giải

của nhà nghiên cứu Phạm Luận, Nxb Giáo dục - Hà Nội (2012)

Trang 15

- Một số tài liệu nghiên cứu có liên quan đến luận văn

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi tiến hành luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan như: quan niệm về chủ đề và hệ thống chủ

đề, thơ Nôm Đường luật, tìm hiểu, khảo sát, phân tích các chủ đề thơ Đường luật mà Nguyễn Khuyến thể hiện trong các tác phẩm thơ Nôm Đường luật của ông, trên cơ

sở đối chiếu so sánh với hệ thống chủ đề trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính là: phương pháp thống kê, phân loại; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp cấu trúc - hệ thống; phương pháp khoa học liên ngành

6.1.Phương pháp thống kê, phân loại

Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê khảo sát tìm hiểu về hệ thống chủ

đề trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến và hệ thống chủ đề trong Quốc

âm thi tập của Nguyễn Trãi Trong quá trình triển khai và giải quyết vấn đề, phương

pháp này có tác dụng chỉ ra và cụ thể hóa các khía cạnh của vấn đề

6.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành so sánh các tác phẩm trong

thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến và Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi Việc

so sánh đối chiếu sẽ thấy rõ những chủ đề mang tính kế thừa và cách tân trong sáng tác thơ Nôm Nguyễn Khuyến

6.3 Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp này phục vụ đắc lực cho quá trình tìm hiểu, khám phá và đánh giá ý nghĩa của vấn đề được nghiên cứu.Đây là phương pháp nghiên cứu không thể thiếu để hoàn thiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

6.4 Phương pháp cấu trúc - hệ thống

Chúng tôi sử dụng phương pháp cấu trúc - hệ thống nhằm mục đích giúp cho việc tìm hiểu về vấn đề hệ thống chủ đề trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn

Khuyến so sánh với hệ thống chủ đề trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi có được

cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn

Trang 16

6.5 Phương pháp khoa học liên ngành

Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, chúng tôi có liên hệ và kết hợp

sử dụng một cách đúng mực kiến thức của các ngành lịch sử, xã hội học, văn hóa học… nhằm giúp cho việc đánh giá và nhìn nhận vấn đề nghiên cứu được toàn diện

và sâu sắc hơn

7 Bố cục của đề tài

Ngoài phần Mục lục,Tài liệu tham khảo,đề tài gồm có ba phần: Mở đầu,Nội

dung và Kết luận Trong đó phần Nội dung được chúng tôi triển khai trong ba

chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn

Chương 2: Những chủ đề mang tính truyền thống trong thơ Nôm Đường luật của

Nguyễn Khuyến trong tương quan với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Chương 3: Những chủ đề mang tính thời đại trong thơ Nôm Đường luật của

Nguyễn Khuyến trong tương quan với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

8 Đóng góp của đề tài

- Đề tài đóng góp về mặt lí luận và thực tiễn Qua việc tìm hiểu về hệ thống

chủ đề trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến trong tương quan với Quốc

âm thi tập của Nguyễn Trãi,luận văn góp phần làm rõ nét hơn sự kế thừa, nét mới,

những bước đi đầu tiên của quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc

- Thông qua đề tài, giá trị thơ văn và tài năng của Nguyễn Khuyến và Nguyễn Trãi - hai nhà thơ lớn của nền văn học trung đại Việt Nam, được khẳng định sâu sắc hơn

- Các tác phẩm thơ văn của hai tác giả đã và đang được giảng dạy trong nhà trường các cấp Kết quả nghiên cứu đề tài này là một tài liệu tham khảo hữu ích phục

vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu về Nguyễn Khuyến và Nguyễn Trãi nói riêng, văn học trung đại Việt Nam nói chung

Trang 17

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1.Chủ đề và hệ thống chủ đề

1.1.1 Chủ đề

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, chủ đề là “vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được

tác giả nêu lên, đặt ra và qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học”[14, tr 61].Có thể

hiểu, chủ đề là những vấn đề được nhà văn tập trung soi rọi, tô đậm, thể hiện trong tác phẩm mà nhà văn cho rằng quan trọng nhất, đó là điều nhà văn quan tâm cũng như chiều

sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.Ví dụ, trong tác phẩm Truyện Kiều của

Nguyễn Du nêu bật lên số phận bi kịch của người phụ nữ, những ước mơ vươn tới hạnh phúc, vấn đề đấu tranh để thực hiện tự do và công lí

Chủ đề luôn được xây dựng từ một đề tài nhất định và xuất phát từ chính ý đồ, những gợi dẫn từ các hiện tượng cuộc sống cụ thể thông qua cách nhìn, quan niệm của nhà văn Chủ đề là sự thể hiện thống nhất hữu cơ giữa hiện thực khách quan và

tư tưởng chủ quan của nhà văn Vì vậy, có khi cùng viết về một đề tài gần gũi, mà mỗi nhà văn sẽ nêu lên được những vấn đề sâu sắc khác nhau tùy thuộc vào tài năng, khả năng thâm nhập vào đời sống và lí tưởng thẩm mĩ Hay nói một cách cụ thể hơn

là chủ đề được hình thành trong thực tế cuộc sống, được khái quát hóa vào tác phẩm

thông qua cái nhìn chủ quan của tác giả Đúng như tác giả M.Gorki đã từng nói: “Chủ

đề là cái tư tưởng manh nha trong kinh nghiệm của tác giả, do cuộc sống gợi lên, làm tổ trong kho ấn tượng của anh ta, nhưng chưa định hình và thể hiện thành hình tượng, thức tỉnh nhà văn, kêu gọi anh ta lao động để tạo dựng hình thức cho nó” [32,

tr 262]

Trong văn học, chủ đề không bao giờ là một vấn đề đơn nhất.Nếu trong cuộc sống, bản chất con người đã là tổng hòa các mối quan hệ xã hội thì bất cứ một vấn đề nào của nhân sinh cũng liên quan tới hàng loạt vấn đề phức tạp khác của quan hệ xã hội

Chủ đề có mối quan hệ mật thiết với đề tài và nội dung tác phẩm Nếu khái niệm đề tài giúp chúng ta xác định “Tác phẩm viết cái gì?”thì khái niệm chủ đề trả

Trang 18

lời cho câu hỏi “Vấn đề cơ bản của tác phẩm là gì?”.Đề tài chính là nền tảng, cơ sở hình thành của chủ đề.Trong một số trường hợp đặc biệt như một số tác phẩm truyện đồng thoại, tác phẩm ngụ ngôn, một số thơ trữ tình… thì chủ đề và đề tài hòa quyện vào nhau không tách rời

Tầm quan trọng của chủ đề không phụ thuộc vào khuôn khổ văn bản, cũng không phụ thuộc vào việc chọn đề tài Có những văn bản rất ngắn, đề tài rất hẹp nhưng chủ đề

đặt ra hết sức lớn lao.Trong bài thơ Bánh trôi nước, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương qua việc

miêu tả chiếc bánh trôi nước đã gửi gắm bao tình cảm tốt đẹp về phẩm chất và thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời

Như vậy, chủ đề chính là vấn đề, là khía cạnh hay ý nghĩa cơ bản của đề tài được tập trung thể hiện trong tác phẩm, cũng có thể hiểu chủ đề là góc độ, bình diện, con đường mà tác giả đưa dắt người đọc thâm nhập vào và tiếp nhận nội dung tác phẩm

thể Ví dụ, chủ đề chính trong tác phẩm Tắt đèn là mâu thuẫn giữa quyền sống của

con người dân quê và tính chất phát xít tàn bạo trong chính sách sưu thuế của bọn thực dân nửa phong kiến, còn chủ đề phụ là lòng tham vô độ, đạo đức thối nát, sự ngu dốt và độc ác của bọn quan lại, chức dịch, phẩm chất tốt đẹp của người dân quê, số phận của phụ nữ và trẻ em

Hệ thống chủ đề bao gồm tập hợp các chủ đề, giữa chúng thường có mối quan

hệ, liên hệ lẫn nhau.Trong hệ thống chủ đề có chủ đề chính và chủ đề phụ Chủ đề chính là chủ đề có ý nghĩa trung tâm, chi phối toàn bộ tác phẩm, còn chủ đề phụ là những chủ đề có ý nghĩa bộ phận, góp phần bổ sung làm nổi bật chủ đề chính Khi nghiên cứu, tìm hiểu tác phẩm văn học việc xác định đúng đắn chủ đề chính, chủ đề phụ góp phần quan trọng trong việc lí giải ý nghĩa tác phẩm.Một tác phẩm thường có một chủ đề chính, song cũng có trường hợp có những tác phẩm có nhiều chủ đề.Ví dụ,

Trang 19

tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du có chủ đề trung tâm là tiếng kêu xé lòng về

quyền sống của con người bị chà đạp Ngoài ra, còn có chủ đề lên án sự tác oai, tác quái của đồng tiền, lên án bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị và ca ngợi những người anh hùng đấu tranh cho tự do

1.2 Điều kiện hình thành và quá trình phát triển thơ Nôm Đường luật trong lịch

sử văn học Việt Nam

1.2.1 Điều kiện hình thành thơ Nôm Đường luật

Thơ Nôm Đường luật là một thành tựu rực rỡ của thơ ca Việt Nam.Đây được coi là một hiện tượng vừa tiêu biểu vừa độc đáo trong lịch sử văn học dân tộc Đó là những bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo thể Đường luật, bao gồm những bài thơ viết theo thể Đường luật hoàn chỉnh và cả những bài theo thể Đường luật phá cách.Thơ Nôm Đường luật phản ánh những điều kiện, bản chất, quy luật của quá trình giao lưu tiếp biến văn học.Thơ Nôm Đường luật là khái niệm dùng để chỉ một thể loại văn học Nó bao gồm những bài thơ viết bằng chữ Nôm theo thể Đường luật

Thơ Nôm Đường luật là “một thể loại có nguồn gốc ngoại lai nhưng trong quá trình

phát triển lại trở thành thể loại văn học dân tộc, có địa vị ngang hàng với những thể loại văn học thuần túy dân tộc như truyện thơ viết theo thể lục bát và ngâm khúc viết theo thể song thất lục bát” [52, tr 5]

Qua quá trình tiếp thu, kế thừa, sáng tạo từ Đường luật Trung Quốc thì thơ Nôm đường luật đã trở thành một thể loại văn học mang yếu tố mới, từ một biến thể thơ ngoại lai thành một thể loại văn học dân tộc; giữ vị trí quan trọng ngang hàng với những thể loại văn học thuần túy của dân tộc như: truyện thơ (viết theo thể lục bát), ngâm khúc (viết theo thể song thất lục bát), hát nói… Có thể nói, thơ Nôm Đường luật là một trong những thể loại độc đáo vào hàng bậc nhất của văn học Việt Nam

Để thưởng thức trọn vẹn cái hay, cái đẹp của thơ Nôm Đường luật cần nắm rõ bản chất của thể thơ này Điểm đặc sắc tạo nên cái hay của mỗi bài thơ Đường luật

đó là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố Nôm và yếu tố Đường luật Chính sự đan xen,

hòa quyện của hai yếu tố này góp phần tạo nên giá trị của mỗi tác phẩm thơ Nôm Đường luật.Dù vậy, bản thân mỗi yếu tố đó lại mang những giá trị biểu cảm, biểu đạt, thẩm mỹ riêng và khi cần có thể tách ra để nhận diện

Trang 20

Đường luật là khái niệm dùng để chỉ thể thơ có cách luật chặt chẽ xuất hiện từ thời nhà Đường - Trung Quốc.Sử dụng thể thơ này, các nhà thơ phải tuân thủ các quy định chặt chẽ, nghiêm ngặt đã đặt ra thì mới được công nhận.Khi phong kiến phương Bắc - Trung Quốc xâm lược nước ta, trong quá trình giao lưu và tiếp nhận văn hóa, các nhà thơ Việt Nam cũng tuân thủ những quy tắc đó nên sáng tác văn học thời trung đại chịu sự chi phối chồng chéo của những quy phạm Tính quy phạm là những quy định chặt chẽ trong những phạm vi giới hạn đã được định sẵn mà tác giả văn học phải tuân thủ trong quá trình sáng tác

Yếu tố Nôm trong thơ Nôm Đường luật được xây dựng bằng hai nội dung Đó

là những gì thuộc về dân tộc và những gì thuộc về sự dân dã bình dị (Nôm là đọc

biến âm của Nam và Nôm còn được hiểu là nôm na, dân dã).Yếu tố Nôm biểu hiện về

mặt đề tài, chủ đề chủ yếu hướng tới những vấn đề của đất nước, dân tộc.Biểu hiện

về mặt ngôn ngữ là chữ Nôm, ngôn ngữ văn học dân gian, ngôn ngữ đời sống…Về hình ảnh là những hình ảnh chân thực bình dị, dân dã Những hình ảnh như: ao, bèo,

cá, gà…được đưa vào thơ Nôm mang tới một nét đẹp mới mẻ, gần gũi, dung dị với

cuộc sống sinh hoạt đời thường của người dân nơi thôn quê Sự xuất hiện của yếu tố

Nôm như một vệt sáng trên bầu trời thơ ca trung đại Nó vừa khẳng định được ý thức

dân tộc mạnh mẽ của người nghệ sĩ, vừa thể hiện nét đẹp trong văn hóa tinh thần của người Việt Nam.Đó là những vẻ đẹp mới mẻ do chính các nhà thơ Nôm Đường luật phát hiện ra, đem tới cho người đọc những cảm nhận mới mẻ trong cuộc sống sinh

hoạt thường ngày Sự xuất hiện Yếu tố Nôm đã trở thành chiếc cầu nối đưa gần hơn thơ ca đến với cuộc sống và bạn đọc.Nếu như yếu tố Đường luật mang tính quy phạm thì yếu tố Nôm mang tính bất quy phạm,hai yếu tố này vừa tác động hòa quyện, vừa

tồn tại độc lập tương đối.Trên cơ sở tiếp thu những tinh hoa, thành tựu Đường luật Trung Quốc các nhà thơ trung đại Việt Nam vẫn luôn không ngừng đổi mới, phá cách khỏi những gò bó của khuôn khổ bài thơ, những quy định ràng buộc trong quá trình sáng tác, tạo nên một luồng gió mới cho thơ ca trung đại Thơ Nôm Đường luật ra

đời đã đáp ứng được nhu cầu xã hội lúc bấy giờ: thơ văn không chỉ để nói chí hay để

tải đạo mà còn hướng tới những vấn đề thực tế của con người trong cuộc sống đời

Trang 21

thường Vì vậy, thơ Nôm Đường luật là kết quả tất yếu do yêu cầu cấp thiết của xã hội thể hiện sự tự ý thức của chính lực lượng sáng tác văn học nước nhà

Mối quan hệ thường xuyên giữa các hiện tượng văn học và hiện tượng không phải văn học làm cho sáng tác văn học được tăng cường, xúc tiếp sự phát triển, góp phần làm cho sự sáng tạo những hình thức mới được dễ dàng Quá trình hình thành và phát triển của thơ Nôm Đường luật cũng nằm trong quy luật hiện tượng văn học, nó là kết quả của những điều kiện văn học và của những điều kiện ngoài văn học Thơ Nôm

Đường luật được hình thành và phát triển do hai điều kiện đó là: điều kiện văn học và điều kiện lịch sử xã hội

Thứ nhất, điều kiện về văn học trực tiếp quyết định đến sự hình thành và phát

triển thơ Nôm Đường luật Trong cuốn Thơ Nôm Đường luật, tác giả Lã Nhâm Thìn

cho rằng có hai điều kiện về văn học là ngôn ngữ và thể loại có vai trò quyết định đối với sự ra đời của thơ Nôm Đường luật, trong đó điều kiện về ngôn ngữ được coi là tiền đề quan trọng nhất, bởi theo ông tiếng Việt và tiếng Hán có sự tương đồng ở ba

phương diện: không biến hình, đơn âm, tuyến tính và sự gần gũi về thanh điệu

Bên cạnh đó, tiếng Việt và tiếng Hán có chung đặc điểm là cố định, không biến hình về vỏ âm thanh (hình thức âm thanh) Điều đó đáp ứng được tính cố định rất cao về vần của thơ Đường luật mà những ngôn ngữ biến hình như ngôn ngữ Ấn -

Âu không thể làm được Ngoài ra, sự tương đồng giữa tiếng Việt và tiếng Hán cùng

là những tiếng đơn âm đã đáp ứng được yêu cầu của thơ Nôm Đường luật - một thể thơ có số chữ cố định, mỗi chữ là một âm tiết trong câu, số âm tiết phân bố đều trong

số câu theo quy định

Tiếng Việt và tiếng Hán đều có đặc điểm là tuyến tính - trật tự trước sau giữa các từ.Đặc điểm này là điều kiện thuận lợi để giúp thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt được dễ dàng, bởi thơ Đường luật quy định rất chặt chẽ về niêm,luật

Thơ Nôm Đường luật có nguồn gốc từ thơ Đường luật Trung Quốc Về cơ bản nó phải tuân thủ theo những quy định chặt chẽ về niêm, luật, đối… của thơ Đường luật Vì vậy, có thể nói các đặc điểm tương đồng: không biến hình, đơn âm, tuyến tính và sự tương đồng về thanh điệu giữa tiếng Việt và tiếng Hán là những điều kiện thuận lợi cho sự hình thành của thơ Nôm Đường luật ở Việt Nam

Trang 22

Mối quan hệ giữa thơ Đường luật Trung Quốc và thơ Nôm Đường luật là nói đến mối quan hệ song phương cân đối Thơ Đường luật là một trong những thành tựu độc đáo, rực rỡ của nền văn học Trung Quốc và nhân loại Các nhà thơ trung đại Việt Nam đã kế thừa, sáng tạo từ thơ Đường luật tạo nên thơ Nôm Đường luật - một thành tựu văn học dân tộc

Thứ hai, điều kiện lịch sử xã hội và những tiền đề văn hóa tư tưởng có một vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của thơ Nôm Đường luật.Sau thế

kỉ X, khi đất nước ta giành được độc lập chủ quyền, bên cạnh nhiệm vụ giữ gìn tinh hoa văn hóa dân tộc là ý thức không ngừng học hỏi, tiếp thu giao lưu văn hóa nhằm làm giàu nền văn hóa dân tộc Đó chính là nền tảng cho sự ra đời của thơ Nôm Đường luật Ngoài ra, thơ Nôm Đường luật ra đời còn là kết quả sáng tạo của tầng lớp trí thức Việt Nam giàu tâm huyết và tài năng như Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố,…

Trên thực tế tác phẩm, tính quy phạm và bất quy phạm là hai đặc trưng nổi bật trên nhiều phương diện của sáng tác văn học Ở Việt Nam, chữ Hán đã được sử dụng làm văn tự chính thức, ngay từ khi nước ta xây dựng quốc gia độc lập, tự chủ Văn học chữ Hán được coi là dòng văn học chính thống, mang tính cao nhã, cao quý Đó là quy phạm về chữ viết của sáng tác văn học trung đại Sự ra đời của chữ Nôm và văn học Nôm là một minh chứng cho yêu cầu phát triển tinh thần dân tộc của nền văn học dân tộc Đến khoảng thế kỉ XIII chữ Nôm đã có đầy đủ khả năng ghi âm ngôn ngữ dân tộc, phòng trào sáng tác thơ Nôm lan tỏa rộng rãi trong nhân dân

1.2.2 Quá trình phát triển thơ Nôm Đường luật

Trong cuốn Thơ Nôm Đường luật, Lã Nhân Thìn đề cập đến quá trình phát

triển của thơ Nôm Đường luật trải qua ba giai đoạn: Giai đoạn hình thành, giai đoạn phát triển và giai đoạn cuối

Giai đoạn hình thành

Cho đến nay chưa có bằng chứng cụ thể nào về thời gian ra đời chính xác của thơ Nôm Đường luật.Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ cho rằng người đầu tiên ghi dấu

ấn cho thơ Nôm là Hàn Thuyên - đánh dấu giai đoạn hình thành của thơ Nôm Đường

luật.Trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư - một bộ sử chính thức của nhà nước phong

kiến cũng như nhiều nhà nghiên cứu đánh giá về khả năng của chữ Nôm, có ghi lại:

Trang 23

“Nhâm Ngọ (Thiên Bảo) năm thứ tư (1282) mùa thu, tháng tám… Bấy giờ có cá sấu

đến sông Lô Vua sai thượng thư Hình bộ là Nguyễn Thuyên làm văn ném xuống sông Con cá sấu tự đi mất Vua cho là việc này giống như việc của Hàn Dũ, cho đổi họ là Hàn Thuyên.Thuyên lại giỏi làm thơ phú quốc âm.Nước ta thơ phú dùng nhiều quốc âm, thực bắt đầu từ đây” [31, tr 48].Từ sự kiện lịch sử đó, người ta cho

rằng thơ Nôm Đường luật được ra đời từ cuối thế kỉ XIII Tuy nhiên văn bản chữ

viết đầu tiên của thể thơ này còn giữ được là Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi Bởi

vậy, việc nghiên cứu về thơ Nôm Đường luật bắt đầu từ tập thơ này

Các giai đoạn phát triển

Quá trình phát triển của thơ Nôm Đường luật có thể lấy dấu mốc từ Quốc âm

thi tập của Nguyễn Trãi đến thơ Nôm Nguyễn Khuyến, Tú Xương Thơ Nôm Đường

luật trải qua năm thế kỷ đã dần ổn định và đạt được những thành tựu rực rỡ Trong giai đoạn phát triển, thơ Nôm Đường luật Nguyễn Trãi đóng vai trò mở đầu con đường Việt hóa, còn Hồ Xuân Hương là người tạo nên bước ngoặt đưa thơ Nôm Đường luật vào con đường Việt hóa hoàn toàn ở giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX

Trong giai đoạn phát triển đầu tiên, từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII.Thơ Nôm Đường luật đã trải qua những bước thăng trầm và khi Nho giáo chiếm vị trí độc tôn trong thượng tầng kiến trúc phong kiến thì thơ Nôm Đường luật cũng khẳng định được vị trí của mình trong dòng chảy văn học dân tộc Trong giai đoạn này, chủ đề thơ Nôm Đường luật nổi bật là những chủ đề gắn liền với cuộc sống, tâm sự tác giả, với quan niệm lý tưởng, phẩm chất của kẻ sĩ, như lý tưởng“ái ưu”, “trung hiếu”, cốt cách người quân tử, trách nhiệm minh quân, lương thần…Những chủ đề này thường hướng tới mục đích giáo dục như tu dưỡng phẩm chất, triết lý nhân sinh, răn dạy cách sống, đề cao đạo lý nhân nghĩa…

Nguyễn Trãi được biết đến là người có công lớn đầu tiên trong việc xây dựng một lối thơ rất Việt Nam Nguyễn Trãi được xem là nhà thơ có ý thức trên con đường tìm tòi, sáng tạo một thể thơ dân tộc, ít nhiều thoát ly Đường luật trong khi vẫn giữ phong cách chung của thơ Đường luật

Với Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ, Nguyễn Trãi đã khẳng định mình là một

người nghệ sĩ đa tài, đồng thời khẳng định sự hiện diện của thơ Nôm Đường luật

Trang 24

với tư cách của một thể loại văn học dân tộc Qua tập thơ Nguyễn Trãi đã ca ngợi

vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, với một tấm lòng yêu thương cuộc sống, suốt đời hướng trái tim về dân tộc.Với tập thơ này, ông chính thức khơi nguồn dòng thơ

Quốc âm, góp phần mở ra một hướng đi mới trong nền thi ca dân tộc.Quốc âm thi

tập có ý nghĩa như một sự phá cách, cách tân, khắc phục tính quy phạm, mở rộng

đề tài sáng tác trong thơ ca Bằng ngôn ngữ dân tộc, Nguyễn Trãi đã tạo ra một bức tranh sắc màu về thế giới tự nhiên và nội tâm con người

Hồng Đức quốc âm thi tập ra đời khoảng nửa cuối thế kỷ XV được coi là bước

phát triển tiếp theo của thơ Nôm Đường luật Tập thơ do những nhân sĩ của hội Tao đàn sáng tác dưới sự chủ xướng của vua Lê Thánh Tông Có thể thấy ở tập thơ này

có sự kế thừa, tiếp thu những tinh hoa nghệ thuật của thơ Nguyễn Trãi, thể hiện sự phản ánh xu hướng xã hội khá rõ nét Lê Thánh Tông và các tác giả đương thời đã tìm tòi, giúp thơ Nôm Đường luật thể hiện những chức năng mới để trào phúng và

thế sự.Hồng đức quốc âm thi tập vẫn có sự kế thừa thể thơ sáu chữ xen bảy chữ từ

Quốc âm thi tập, thậm chí xuất hiện cả những bài hoàn toàn lục ngôn Đặc biệt xu

hướng dân tộc hóa được thể hiện rất rõ nét, phát huy mạnh mẽ hơn Nguyễn Trãi khi

các tác giả sử dụng thành công và sáng tạo các lớp từ láy phong phú trong Hồng Đức

quốc âm thi tập

Tiếp nối và phát triển thơ Nôm Đường luật từ Quốc âm thi tập và Hồng Đức

quốc âm thi tập là Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm.Nếu so sánh

với quy mô số lượng thì Bạch Vân quốc âm thi tập không bằng hai tác phẩm Nôm Đường luật thế kỷ XV.Tuy nhiên, đến Bạch Vân quốc âm thi tập, tầm khái quát nghệ

thuật của nhà thơ Nôm Đường luật đã có bước tiến mới Với trên 170 bài thơ, tập thơ của Trình Quốc Công đã trở thành dấu mốc quan trọng trong quá trình vận động và

phát triển của thơ Nôm Đường luật Việt Nam.Trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập, đề

tài và chủ đề dân tộc không đậm nét như trong thế kỷ XV Điểm nổi bật trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm là những đề tài, chủ đề mang tính chất xã hội Tác giả Lê

Trí Viễn khi tìm hiểu Bạch Vân quốc ngữ thi tập đã nhận xét: “Trong Bạch Vân quốc

ngữ thì tất cả đều không có đầu đề, nhưng xét chung thì xoay quanh một số đề tài nhất định: Sự suy tàn của đạo đức phong kiến, cuộc đời nhàn dật, phong cảnh thiên nhiên, ý

Trang 25

nghĩ về bổn phận với vua với nước” [61, tr 473] Cũng theo tác giả Lê Trí Viễn, Bạch Vân quốc ngữ thi tập được viết trong thời gian Nguyễn Bỉnh Khiêm đã về trí sĩ nên

nội dung phản ánh nhiều khía cạnh của chế độ phong kiến Khi đó các nhóm phong kiến đang tranh nhau quyền vị, nhóm nào cũng cho mình đúng, không ai nhường ai,

mà chỉ tập trung dồn sức mạnh để nhằm lật đổ nhau, điều đó đã khiến đạo đức phong kiến bị đảo lộn, xuất hiện nhiều nơi cảnh dâm loạn, anh em nhà vua giết nhau, bề tối giết vua nhằm đoạt vị Những hình ảnh đó giống như thước phim quay chậm về cảnh thối nát trong xã hội phong kiến.“Tư duy thế sự” đã tạo cho ông một phong cách triết gia, không lẫn với bất kì tác giả nào khác Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn tiếp tục kế thừa xu hướng phá cách trong sáng tác thơ Nôm Đường luật Tuy nhiên số lượng câu thơ sáu

chữ giảm khá nhiều so với Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập Dù vậy,

đóng góp của Trạng Trình là điều không thể phủ nhận trong xu hướng Việt hóa và quá trình dân chủ hóa ở thể loại thơ Nôm Đường luật Đúng như nhận xét của nhà nghiên

cứu Mai Quốc Liên: “Nguyễn Bỉnh Khiêm đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng

thơ Tiếng Việt,… ông tiếp tục cái quá trình sử dụng và khống chế chất liệu ngôn ngữ thuần Việt Đặc biệt là đưa vào những chất liệu ngày thường, những câu chữ xuất từ

ca dao, tục ngữ, từ tiếng nói bình dân.Đó là quá trình dân chủ hóa nền văn học dân tộc, một quá trình vĩ đại” [60, tr 107]

Sau Nguyễn Bỉnh Khiêm đến trước Hồ Xuân Hương, thơ Nôm Đường luật phát triển với nhịp độ bình thường Sau gần hai thế kỷ phát triển với nhịp độ bình thường, không có những thành tựu lớn,không có gì đặc sắc, bước vào nửa cuối thế

kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX thơ Nôm Đường luật bắt đầu khởi sắc trở lại Trong giai đoạn này Hồ Xuân Hương giống như mạch nối giữa văn học dân gian và văn học viết Với Hồ Xuân Hương, thơ Nôm Đường luật tiếp tục xu hướng dân tộc hóa của các tác giả thời kỳ trước, đồng thời chuyển nhanh thể loại thơ Nôm Đường luật trên con đường dân chủ hóa nội dung và hình thức thể loại Hồ Xuân Hương đã thực hiện một cuộc cách tân đầy ý nghĩa, đưa cuộc sống đời thường, nguyên sơ, dân dã trở thành đối tượng thẩm mỹ vào thơ.Nếu Nguyễn Trãi là người đầu tiên thể hiện mạnh mẽ tinh thần phá cách thì Hồ Xuân Hương là người tạo nên sự ổn định trong chính chỉnh thể của nó Để góp phần tạo nên diện mạo của thơ Nôm Đường luật giai

Trang 26

đoạn này còn có sự đóng góp của những tác giả: Nguyễn Công Trứ, Bà Huyện Thanh Quan,… Tác giả Nguyễn Công Trứ cũng góp phần không nhỏ vào quá trình dân chủ hóa nội dung và hình thức trong thơ Nôm Đường luật với những tình cảm chân thành, phóng khoáng, cuộc sống đời thường được diễn đạt bằng lời thơ giản

dị Đặc biệt Hồ Xuân Hương đã đem đến cho dòng thơ Nôm một bước phát triển vượt bậc ở phong cách tác giả mà trước đây chưa xuất hiện Điều đó chứng tỏ thơ Nôm Đường luật có xu hướng bình dân hóa Sự xuất hiện của phong cách thơ của hai nữ thi sĩ như những minh chứng khẳng định thơ Nôm Đường luật đã sẵn sàng bước vào quỹ đạo của văn học hiện đại sánh ngang với nhiều thể loại văn học khác

Giai đoạn cuối của thơ Nôm Đường luật

Giai đoạn cuối của thơ Nôm Đường luật, khoảng nửa cuối thế kỷ XIX đạt được một số thành tựu.Hai tác giả lớn cuối cùng của dòng thơ Nôm Đường luật là Tú Xương và Nguyễn Khuyến.Hai tác giả này đã chuyển thơ Nôm Đường luật từ văn học trung đại sang văn học cận - hiện đại, tiếp tục xu hướng trào phúng của thơ Nôm Đường luật với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trào phúng và trữ tình tạo ra những vần thơ cười ra nước mắt Cả hai tác giả đã khái quát nghệ thuật của thơ Nôm Đường luật

lên một bước tiến mới.“Chức năng phản ánh xã hội của thể loại này không chỉ dừng

lại ở mức “trữ tình thế sự”, “tư duy thế sự”, “trào phúng thế sự” mà còn vươn tới chỗ phản ánh xã hội với những chi tiết hiện thực sinh động, phong phú”[52, tr 50]

Tú Xương và Nguyễn Khuyến cũng là những nhà thơ để lại phong cách tác giả trong thơ Nôm Đường luật.Thơ Tú Xương là sự xuất hiện của xã hội thực dân phong kiến ở thành thị, còn trong thơ Nguyễn Khuyến là hình ảnh của cuộc sống ở nông thôn với nhiều hạng người, màu sắc sinh động, chân thực.Nguyễn Khuyến còn được biết đến là một nhà thơ Nôm kiệt xuất ở nước ta, thơ Nôm của ông là bộ phận quan trọng nhất, có ý nghĩa nhiều mặt nhất mà ông để lại cho nền văn học dân tộc Trong giai đoạn cuối của thơ Nôm Đường luật nổi bật là những chủ đề gắn liền với cuộc sống xã hội của con người, thể hiện số phận người phụ nữ, những quan hệ gia đình, khát vọng giải phóng, khát vọng tình cảm, đồng thời phê phán những biểu hiện trái tự nhiên, phi nhân bản… Những chủ đề này thường hướng vào mục đích phản ánh cuộc sống, đấu tranh vì những quyền lợi cơ bản và chính đáng của con người

Trang 27

Trải qua bảy thế kỷ, thơ Nôm Đường luật đã tồn tại với tư cách một thể loại văn học dân tộc Với năm thế kỷ phát triển rực rỡ từ giai đoạn Nguyễn Trãi đến Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến, Tú Xương Thơ Nôm Đường luật đã có một diện mạo riêng, sống mãi trong dòng chảy của văn học dân tộc.Việc tìm hiểu hệ thống chủ

đề trong thơ Nôm Đường luật Nguyễn Khuyến trong tương quan với Quốc âm thi tập

của Nguyễn Trãi là việc làm cần thiết và hữu ích, giúp chúng ta thấy được mạch vận

động và phát triển hệ thống chủ đề thơ Nôm Đường luật - “một thể loại không có tuổi

già”

1.3 Khái quát thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến

1.3.1 Những yếu tố chi phối đến chủ đề thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi từ khi lọt lòng qua đời, Nguyễn Trãi về ở Nhị Khê nơi cha dạy học

1.3.1.3 Thời đại

Nguyễn Trãi chứng kiến sự thay đổi của triều đình phong kiến, khi mà nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, xác lập địa vị thống trị mới (1400).Năm 1400, Nguyễn Trãi hai mươi tuổi, Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh, sau đó hai cha con ra làm quan cho nhà

Hồ Tuy nhiên, đến năm 1407 nhà Hồ đã bị thất sủng bởi những cải cách táo bạo Giặc Minh chiếm lĩnh và thống trị nước ta Trước cảnh nước mất nhà tan ông vô cùng đau đớn Ông quyết định trở về xuôi, trên đường đi ông bị giặc Minh bắt tại Đông

Trang 28

Quan.Trong thời gian bị giam, mặc cho kẻ thù bày mọi cách để mua chuộc, ông vẫn một lòng giữ tấm lòng kiên định giúp vua, giúp nước

Năm 1417, Nguyễn Trãi bỏ trốn khỏi Đông Quan, đến Lỗi Giang (Thanh Hóa),

ông gặp Lê Lợi và dâng Bình Ngô sách - cuốn sách bàn về chiến lược đánh giặc Minh

Đường lối, chiến lược “không nói đánh thành giỏi mà bàn về cách đánh vào lòng người” của Nguyễn Trãi được Lê Lợi và Bộ tổng tham mưu nghĩa quân chấp nhận và tiến hành thắng lợi

Cuối năm 1427, đầu năm 1428, sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi,

ông được Lê Lợi giao cho viết Bình ngô đại cáo Tác phẩm được đánh giá là bản

tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc, “áng thiên cổ hùng văn của đất nước”

Sau đó Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi những trọng trách trong triều đình.Ông không ngừng cố gắng phục vụ đất nước, nhân dân Song vị anh hùng - nhà thơ tài hoa ấy đã bị bọn gian thần ghen ghét, đố kị Chúng đã tìm mọi cách hãm hại, khép Nguyễn Trãi vào tội gian thần.Ông bị Lê Thái Tổ bắt giam (1430) Năm 1435, ông được thả ra, sau đó ông quyết định cáo quan về ở Côn Sơn Lê Thái Tổ mất, Lê Thái Tông lên ngôi, Nguyễn Trãi tuy được khôi phục chức cũ nhưng chỉ là danh suông Năm 1437, bất đồng với Lương Đăng trong soạn nhạc, Nguyễn Trãi quyết định xin

về ở ẩn Côn Sơn lần hai Trong giai đoạn này, ông đã sáng tác tập thơ Nôm Quốc

âm thi tập để thể hiện lòng kiên trinh với đất nước Khi Lê Thái Tông lớn lên, hiểu

được tài năng, tấm lòng của Nguyễn Trãi, ông đã mời Nguyễn Trãi về làm quan Nhưng chỉ sau ba năm thảm họa lại giáng xuống, vụ án Lệ Chi Viên đã cướp sinh mệnh của Nguyễn Trãi, cướp đi cơ hội thực hiện hoài bão của Nguyễn Trãi Cuộc đời Nguyễn Trãi nổi bật với tài năng và đức tính thanh liêm trong sạch nhưng luôn phải gánh chịu những oan khuất thảm khốc do xã hội cũ gây ra Dù con người Nguyễn Trãi không còn, những hoạt động của ông đã thuộc về quá khứ, nhưng ông mãi là tấm gương sáng về tâm hồn, hoài bão, tài năng cho mọi thế hệ Việt Nam.Chính yếu tố gia đình và thời đại đã tác động sâu sắc đến nhân cách và tài năng của Nguyễn Trãi

1.3.2 Những yếu tố chi phối đến chủ đề thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến

1.3.2.1 Con người

Trang 29

Nguyễn Khuyến sinh ngày 15-2-1835 (tức ngày 18 tháng Giêng năm Ất Mùi, Minh Mệnh thứ 16), mất ngày 5-2-1909 (tức ngày 15 tháng Giêng năm Kỷ Dậu) ở quê mẹ nhưng lớn lên và sống chủ yếu ở quê cha, làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh

Hà Nam Ông tên thật là Nguyễn Thắng, mãi đến năm 1865, sau thi hội không đỗ ông mới đổi thành Nguyễn Khuyến, hiệu là Quế Sơn, tự là Miễn Chi

Ngay từ nhỏ, ông đã nổi tiếng là thông minh học giỏi nhưng con đường học hành thi cử của ông gặp rất nhiều lận đận.Cuộc đời Nguyễn Khuyến chồng chéo những bi kịch Tất cả được thể hiện rõ nét trong các sáng tác của ông.Với tổng số chín lần đi thi, thì bốn lần thi trượt kỳ thi Hương, ba lần thi trượt kỳ thi Hội, nên khi ông thi đỗ đầu cả ba kì thi: thi Hương, thi Hội, thi Đình người ta gọi ông là Tam nguyên Yên Đổ Sau khi đỗ ông được phong lên làm quan, nhưng đến năm 1884 với tinh thần bất hợp tác với giặc, ông đã quyết treo ấn từ quan trở về với cuộc sống dù còn lam lũ nghèo nàn, khổ cực, trăm nỗi đau, nghìn nỗi uất ức phải cam chịu

Cuối đời, Nguyễn Khuyến chủ yếu sống ở quê nhà với vợ con Tuy nhiên, cáo quan về quê ông luôn mặc cảm về trách nhiệm và bổn phận của mình, chính điều đó

đã hình thành nên con người ưu tư về vai trò bổn phận trong thơ Nguyễn Khuyến Khi trở về sống giữa làng quê thanh bình với thiên nhiên tươi đẹp, hòa mình với cuộc sống của người dân quê, ông đã tìm thấy trong thiên nhiên, trong cuộc sống lam lũ, nghèo khó của người nông dân quê ông sự lạc quan, thanh thản, yêu đời

1.3.2.2 Gia đình

Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo, hai bên nội ngoại đều có truyền thống khoa bảng Bên nội quê gốc ở vùng Treo Vọt, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh,

di cư ra Yên Đổ, cho đến đời nhà thơ đã được năm trăm năm Thời Lê trung hưng, cụ

tổ bảy đời Nguyễn Khuyến làm quan nhà Mạc, được phong đến Quang lượng hầu Cuối bốn đời Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Mại, đỗ tiến sĩ, làm quan đến Hiến sát sứ Thanh Hóa.Ông nội là Nguyễn Tông Tích đỗ nho sinh, ông thân sinh nhà thơ

là Nguyễn Tông Khải (Nguyễn Liễn) đỗ 3 khoa tú tài, chuyên nghề dạy học.Cụ Liễn

là người thanh bạch, giản dị, trọng đạo lý, tính tình hào phóng.Cuộc sống ấy, tính cách ấy của cụ đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nhà thơ sau này

Trang 30

Mẹ Nguyễn Khuyến là Trần Thị Thoan, quê làng Văn Khê, tục gọi là làng Ngói, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên (nay thuộc xã Yên Trung, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) Tổ bảy đời cụ Thoan là Trần Hữu Thành, quê gốc ở An Hạ, huyện Đại An, tỉnh Nam Định (nay thuộc xã Yên Đồng, huyện Ý Yên) Cụ đỗ tiến sĩ triều Lê, làm chức quan Giám sát ngự sử, sau chạy loạn lên Văn Khê, lấy một bà thiếp.Ông ngoại nhà thơ

là Trần Công Trạc, đỗ tú tài thời Lê mạt Cụ gả con gái thứ tư cho ông Liễn và tạo điều kiện cho con rể mở trường học ngay ở Hoàng Xá Nguyễn Khuyến đã cất tiếng chào đời trong một ngôi nhà hướng đông, trông thẳng ra núi Quế

Bà mẹ Nguyễn Khuyến là một bậc nữ lưu mẫu mực trong khuôn khổ xã hội cũ

“tính tình đoan trang, trầm tĩnh, thuận hòa”, lại rất mực thương người, mọi việc nữ công, gia chánh đều thông thạo Cả một đời bà chịu thương chịu khó phụng dưỡng bố

mẹ chồng, chăm chỉ, có lúc phải bán cả tư trang, may thuê, vá mướn kiếm sống, để khuyến khích và nuôi chồng, con ăn học, thi cử

Nguyễn Khuyến có tới bốn bà vợ và rất đông con Bà cả sinh được ba người con

là Nguyễn Hoan, Nguyễn Thuần và Nguyễn Thị Duy Bà thứ được ba con là Nguyễn Điềm, Nguyễn Đôn, Nguyễn Thị Búp Trong gia đình, ông là một người chồng, người cha yêu thương và sống có trách nhiệm với vợ, con

1.3.2.3 Thời đại

Nguyến Khuyến sống trong thời kì nước ta trải qua nhiều biến cố thăng trầm Nửa cuối thế kỉ XIX, nước ta bắt đầu rơi vào sự thống trị, chịu sự bóc lột của thực dân Pháp và đế quốc thực dân Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan, triều đình nhà Nguyễn gần như sụp đổ hoàn toàn, Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp Năm 1882, quân Pháp tiến đánh ra Hà Nội Năm 1885, Pháp tấn công kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, nhân dân ta hưởng ứng khắp nơi Sau đó, phong trào Cần Vương tan rã Nguyễn Khuyến sống giũa thời kỳ các phong trào đấu tranh yêu nước đều bị dập tắt Trước sự bất lực với thời cuộc, ông quyết định cáo quan về ở ẩn

Gia đoạn từ quan về ở ẩn là thời kì sáng tác chủ yếu của nhà thơ Tác phẩm chủ yếu được xoay quanh ba nội dung lớn: Bộc bạch tâm sự của mình, viết về con người

Trang 31

cảnh vật và cuộc sống ở quê hương - vùng đồng bằng chiêm trũng ở Bắc Bộ; chế giễu,

đả kích những kẻ tham lam, ích kỉ, cơ hội thời bấy giờ

Qua các tác phẩm của mình, Nguyễn Khuyến đã cho thấy tâm sự yêu nước thiết tha, tình yêu con người, cảnh vật thiên nhiên và phong tục tập quán, văn hóa ứng

xử của con người vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc Bộ

Đồng thời, qua những sáng tác của mình ông còn thể hiện sự thâm thúy sâu cay của một nhà thơ luôn dùng tiếng cười để đả kích, chế giễu, phản kháng đối với bọn thống trị thực dân Pháp, bọn quan lại và những người xấu xa trong xã hội Như vậy, Nguyễn Khuyến không chỉ là một nhà thơ trữ tình mà ông còn là một nhà thơ trào phúng, tiếng nói trữ tình và trào phúng trong thơ ông hòa quyện với nhau đã tạo nên một phong cách độc đáo trong thơ ca trung đại Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế

kỉ XX

* Tiểu kết:

Ở chương 1, chúng tôi đã tìm hiểu những vấn đề liên quan đến đề tài.Chủ đề

là những vấn đề được nhà văn tập trung thể hiện trong tác phẩm, điều nhà văn quan tâm đối với cuộc sống Trong một tác phẩm, thường không chỉ có một chủ đề duy nhất mà có nhiều chủ đề gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau tạo thành một hệ thống chủ đề

Thơ Nôm Đường luật là một thể loại có nguồn gốc ngoại nhập từ thể thơ Đường luật của Trung Quốc.Mỗi bài thơ là sự kết hợp của yếu tố Nôm và yếu tố Đường luật Thơ Nôm Đường luật được thai nghén thơ từ thơ Nôm của Hàn Thuyên đến thế kỉ XIV

nó đã trở thành một bộ phận quan trọng trong dòng văn học viết Thơ Nôm được hình thành và phát triển kéo dài hơn bảy thế kỉ, bắt đầu từ văn bản thơ Nôm Đường luật cổ

nhất còn giữ lại được là Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi - thế kỉ XV gồm 254 bài thơ

và kết thúc ở cuối thế kỉ XIX, với một trong những đại diện tiêu biểu cuối cùng là Nguyễn Khuyến

Hệ thống chủ đề thơ Nôm Đường luật rất phong phú, đa dạng Thơ Nôm Đường luật đề cập tới những vấn đề lớn của lịch sử, thời đại, đất nước, con người, đồng thời cũng phản ánh những khía cạnh tinh tế, phức tạp của cuộc sống, trong tư

Trang 32

duy, cảm xúc, cũng có khi thầm kín, riêng tư của mỗi cuộc đời, số phận Nhìn chung thơ Nôm Đường luật đề cập tới mọi phương diện của đời sống con người

Bên cạnh đó chúng tôi còn tìm hiểu về con người, thân thế, cuộc đời và thời đại Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến để có cái tổng thể về hai tác giả.Đó là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi tìm hiểu về hệ thống chủ đề trong tương quan giữa thơ Nôm

Đường luật của Nguyễn Khuyến với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Trang 33

Chương 2 NHỮNG CHỦ ĐỀ MANG TÍNH TRUYỀN THỐNG TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT CỦA NGUYỄN KHUYẾN TRONG TƯƠNG QUAN VỚI

QUỐC ÂM THI TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI

Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi là người “khai sơn phá thạch” và đặt nền

móng quan trọng cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam Hệ thống chủ đề phong phú, sinh động về cuộc sống, tâm hồn con người Việt Nam là một trong những thành công quan trọng của tập thơ này Hơn năm thế kỉ sau, Nguyễn Khuyến với tư cách một nhà

thơ lớn tiếp tục kế thừa những chủ đề mang tính truyền thống từ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, tiêu biểu nhất là chủ đề thiên nhiên và chủ đề ưu quốc ái dân

2.1.Chủ đề thiên nhiên

Do đặc điểm văn hóa - lịch sử cụ thể, thiên nhiên vốn là một chủ đề truyền thống của thơ ca trung đại, thu hút bút lực của nhiều thi nhân Thiên nhiên đã bước vào khắp các sáng tác nghệ thuật ngay từ khởi thủy của những bộ môn này, thực sự trở thành đối tượng không thể thiếu trong sáng tác văn học Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến là hai tác giả tiêu biểu đại diện của thời kì văn học trung đại đã có công khẳng định chủ đề thiên nhiên là hệ thống chủ đề cơ bản, quan yếu của thơ Nôm Đường luật

ở ba phương diện chính là ngợi ca cảnh đẹp quê hương, khắc họa bốn mùa xuân, hạ, thu, đông và để lại những bức tranh tâm cảnh sâu sắc

2.1.1 Ngợi ca cảnh đẹp quê hương

Từ xưa đến nay thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ,

nhà văn.Hình ảnh mây, trăng, núi, cỏ cây, hoa lá…đã in đậm dấu ấn trong văn

học.Dường như thiên nhiên đã trở thành người bạn tri âm với con người, giữa con người và thiên nhiên hình thành mối quan hệ biện chứng có sự tác động qua lại với nhau.Không ít người đã rời bỏ chốn quan trường, lánh đời phàm tục để trở về một một cuộc sống bình dị, hòa mình vào thiên nhiên.Đối với thời kì văn học trung đại, thiên nhiên giống như mảnh đất huyền bí, một dòng nước không bao giờ vơi cạn.Hình ảnh thiên nhiên đã đi vào thơ văn các tác giả trung đại với những nét đặc trưng riêng

có tạo nên một bức tranh đa dạng về phong cảnh, con người Việt Nam

Trang 34

Nguyễn Khuyến và Nguyễn Trãi đều là người rất yêu thiên nhiên, gắn bó, nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, những thi sĩ - danh họa tầm cỡ của thơ ca cổ điển Việt Nam.Thiên nhiên xuất hiện trong thơ Nguyễn Khuyến và Nguyễn Trãi là những cảnh đẹp của quê hương.Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ làng cảnh Việt Nam.Qua những bài thơ trữ tình trong trẻo, nhà thơ dựng lên một bức tranh thiên nhiên làng quê tinh tế, tươi đẹp Ông đã khéo thu được những nét điển hình của buổi trưa thôn quê vào những câu thơ thật đẹp

Chuông xưa, vẳng tiếng người không biết, Trâu thả sườn non ngủ gốc cây

(Nhớ núi Đọi - II) Một bức tranh quê yên ả, thanh bình Nguyễn Khuyến đã đưa vào thơ hình ảnh những chú trâu hiền lành đang nghỉ ngơi trên sườn cỏ non, một hình ảnh thường thấy của nông thôn Việt Nam

Cảnh quê hương có lúc là chốn vườn cũ với những cảnh vật đơn sơ, bình dị:

Vườn Bùi chốn cũ!

Bốn mươi năm, lụ khụ lại về đây

Trông ngoài sân đua nở mấy chồi cây, Thú khâu hác lâm tuyền âu cũng thế!

Bành Trạch cầm xoang ngâm trước ghế,

Ôn công rượu nhạt chuốc chiều xuân

Ngọn gió xuân ngảnh lại lệ đầm khăn, Tính thương hải tang điền qua mấy lớp Ngươi chớ giận Lỗ hầu chẳng gặp, Như lơ phơ tóc trắng lại làm chi?

Muốn về sao chẳng về đi?

(Trở về vườn cũ) Qua con mắt của nhà thơ, cảnh quê ông hiện lên với những hình ảnh thiên nhiên bình dị, sáng rõ mà chân thực sống động Cảnh xưa chốn cũ ấy đã làm lay động trái tim, tâm hồn bao người, với cảnh vật nhỏ bé, chân quê, không tô vẽ màu mè, mà

nó chỉ là những nét tinh túy nhất của hồn quê

Trang 35

Cảnh đẹp quê hương trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi trước hết cũng

là hình ảnh thôn quê bình dị Nguyễn Trãi tái hiện cảnh xóm chài một cách tự nhiên

và mộc mạc với những hình ảnh thuyền bè chen nhau gối đầu lên bãi, ông nhìn thành một đám tằm lúc nhúc:

Tằm ươm lúc nhúc thuyền đầu bãi, Hàu chất so le cụm cuối làng

(Ngôn chí thi - Bài số 8) Hay đó là hình ảnh quê hương thanh bình, tràn đầy sức sống:

Cây rợp tán che am mát,

Hồ thanh nguyệt hiện bóng tròn

(Ngôn chí thi - Bài số 20) Hình ảnh quê hương thanh bình, gần gũi trong thơ Nguyễn Khuyến còn là hình ảnh năm gian nhà cỏ đơn sơ:

Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe

(Uống rượu mùa thu ) Nơi nhà thơ uống rượu làm thơ chỉ là ngôi nhà nhỏ đơn sơ, bình dị, thôn dã được lợp bằng mái rạ thấp le te Ngôi nhà cỏ mang vẻ đẹp điển hình của vùng quê Bắc Bộ Vùng quê chiêm chũng ấy còn có những chiếc ao bèo nhỏ nhắn trước nhà

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

(Câu cá mùa thu)

Và dưới ánh trăng mờ ảo đêm khuya với những chuyển động lạ kỳ

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe

(Uống rượu mùa thu)

Trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi hình ảnh trăng cũng được tác giả đưa

vào trong thơ

Nước biếc non xanh thuyền gối bãi, Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu

(Bảo kính cảnh giới - Bài số 26)

Trang 36

Bức tranh quê hương hiện lên thật thanh bình, yên tĩnh, nước biếc, non thì xanh, thuyền gối bãi.Từ cái nền yên bình đó, ánh trăng đã xuất hiện.Ánh trăng lung linh, huyền ảo đã tô điểm cho cảnh sắc thêm phần thi vị

Qua bức tranh thiên nhiên trong thơ Nôm Đường luật Nguyễn Khuyến, dường như chúng ta có thể thấy một cuốn bách khoa về cây cỏ, muôn thú, sản vật… của thiên nhiên Việt Nam, rất dân tộc và dân dã.Chúng ta bắt gặp những âm thanh quen thuộc của làng quê Đó là tiếng chim chích chòe:

Văng vẳng tai nghe tiếng chích chòe

(Chim chích chòe)

Đó là tiếng chim quyên gọi hè, là tiếng gà gáy sáng:

Quyên đã gọi hè quang quác quác

Gà từng gáy sáng tẻ tè te

(Chim chích chòe) Hay đó là tiếng chim kêu, tiếng chó sủa khi đêm về:

Đầu cành mấy tiếng chim kêu tuyết Trước điếm, năm canh, chó sủa trăng

(Đêm đông cảm hoài) Gần gũi với cuộc sống của con người, Nguyễn Khuyến đã tinh tế, sắc sảo môt

tả hiện thực, đi sâu vào thế giới riêng của con người và cảnh vật để thấu hiểu nỗi vất

vả của người dân Để tạo nên âm điệu rộn rã trong cuộc sống làng quê, ông đã mang

cả những con vật quen thuộc của đời sống vào trong sáng tác của mình:

Trâu già gốc bụi phì hơi nắng Chó nhỏ bên ao cắn tiếng người

(Đến chơi nhà bác Đặng) Hay:

Năm canh máu chảy đêm hè vắng Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ,

(Cuốc kêu cảm hứng)

Chuông xưa, vẳng tiếng người không biết Trâu thả sườn non ngủ gốc cây

(Nhớ cảnh chùa Đọi)

Trang 37

Ngoài lũy nhấp nhô cò cụ Tổng Cách ao lẹt đẹt pháo thầy Nhang

(Khai bút) Hình ảnh con vật gần gũi với người dân vùng chiêm trũng con trâu, con chó, cái cò,… xuất hiện trong thơ Nguyễn Khuyến đã làm nên được một thế giới loài vật đa dạng, phong phú trong văn học Viết về nông thôn, thơ Nguyễn Khuyến giống như khúc nhạc đồng xanh vang lên âm điệu của đời thường

Ta còn bắt gặp hình ảnh bông hoa thủy tiên sắp nở được miêu tả vô cùng độc đáo, sống động:

Một khóm thủy tiên năm bảy cụm Xanh xanh như sắp thập thò hoa

(Nguyên đán ngẫu vịnh) Trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến, những bài tả cảnh núi, cảnh chùa đều trở thành những danh lam thắng cảnh tinh thần của đất nước Nguyễn Khuyến

đã miêu tả vẻ đẹp của những danh lam thắng cảnh mà nhà thơ đã đặt chân đến Mỗi tên núi, tên sông, tên chùa đều được Nguyễn Khuyến miêu tả theo cách riêng Nào là núi Tam Điệp, núi Dục Thúy, núi An Lão, núi Ngũ Hành, cảnh chùa Đọi, chợ trời Hương Tích, đền trên núi Dạ, sông Thạch Hãn… Qua cái nhìn của nhà thơ bằng sự quan sát

từ thực tế đến khi đưa vào trong thơ, Nguyễn Khuyến đã có sự lựa chọn và quan sát rất tinh tế

Mặt nước mênh mông nổi một hòn, Núi già nhưng tiếng vẫn còn non, Mảnh cây thưa thớt đầu như trọc, Ghềnh đá long lanh ngấn chửa mòn

Một lá về đâu xa thăm thẳm, Nghìn nhà trông xuống bé con con

Dẫu già đã hẳn hơn ta chửa?

Chống gậy lên cao gối chẳng chồn!

(Vịnh núi An Lão)

Trang 38

Bài thơ không chỉ vẽ nên bức tranh phong cảnh trước mắt nhà thơ mà còn làm

nổi bật tư thế và vị thế của tác giả khi đứng trước núi non hùng vĩ Hay ở bài thơ Núi

Tam Điệp, độc giả sẽ bắt gặp cái nhìn thật phóng khoáng của nhà thơ

Phóng mắt đầu non Tam Điệp rõ, Ngoảnh đầu dòng nước Cửu Long xa

Xanh pha sườn núi màu cây lẫn, Trắng lộn chân mây mặt bể mờ

Những muốn ăn thề cùng suối đá, Biết đâu suối đá có tin mà

(Núi Tam Điệp) Nhà thơ đã có cái nhìn tinh tế đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu quý cảnh thiên nhiên, đất nước Khung cảnh thiên nhiên, một bên là núi, một bên là biển lại có màu xanh của cây và màu trắng mờ ảo tạo nên một cảnh vừa hùng vĩ lại vừa đậm chất thơ Cách nhà thơ ngắm cảnh chứng tỏ ông rất yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước nên mới dùng thơ để lưu lại cảm xúc của mình từ những thực tế mà ông cảm nhận được

Đọc những bài thơ viết về danh lam, thắng cảnh của Nguyễn Khuyến, chúng

ta thấy những danh lam thắng cảnh của riêng Việt Nam:

Hóa công xây đắp biết bao đời

Nọ cảnh Sài Sơn có chợ trời Buổi sớm gió tuôn trưa nắng giãi Ban chiều mây hợp tối trắng soi

(Chợ trời chùa Thày) Nguyễn Khuyến yêu thiên nhiên tha thiết với tấm lòng trân trọng cảnh đẹp quê hương, đất nước Với mỗi chuyến hành trình thực tế, Nguyễn Khuyến đều họa lại trong thơ bức tranh phong cảnh và con người nơi ông đã đặt chân đến

Ai đi Hương Tích chợ trời đi!

Chợ họp quanh năm cả bốn thì

Đổi chác người tiên cùng khách bụt

Bán buôn gió chị lại trăng dì

Trang 39

Yến anh chào khách nhà mây tỏa, Hoa quả bài hàng điếm cỏ che

Giá áo, lợn, tằm, tiền, gạo đủ

Bán mua mặc ý muốn chi chi

(Chơi chợ trời Hương Tích) Chợ trời Hương Tích được tái hiện qua cảnh buôn bán tấp nập, nhộn nhịp.Khung cảnh của buổi chợ tấp nập người mua, kẻ bán với đa dạng các mặt hàng

Trái ngược với cảnh chợ búa đông đúc, vui vẻ thì cảnh chùa Đọi lại hiện ra một không gian thanh tao, thoáng đãng, tĩnh lặng, cổ kính, xa trần giới:

Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá

Sư cụ nằm chung với khói mây

(Nhớ núi Đọi - II) Cùng sự mênh mông, man mác của cảnh vật nơi đây:

Dặm thế ngõ đâu tầng trúc ấy Thuyền ai khách đợi bến đâu đây?

(Nhớ núi Đọi - II) Cảnh núi Non Nước cũng được Nguyễn Khuyến dựng lên bằng những hình ảnh vui tươi, chân thực:

Chom chỏm trên sông đá một hòn Nước trôi sóng vỗ biết bao mòn!

Phơ đầu đã tự đời Bàn Cổ Bia miệng còn đeo tiếng trẻ con Rừng cúc tiên triều trơ mốc thếch Hòn câu Thái phó tảng rêu tròn Trải bao trăng gió xuân già dặn Trời dẫu già nhưng núi vẫn non

(Chơi núi Non Nước) Bằng sự quan sát tinh tế, Nguyễn Khuyến đã vẽ lên những bức tranh về cảnh vật làng quê, các danh lam thắng cảnh thật đơn giản và sinh động Ông đã phát hiện ra vẻ đẹp, chất thơ của những cảnh vật rất bình thường, đơn sơ, mộc

Trang 40

mạc.Qua đó, ta thấy được sự gắn bó của Nguyễn Khuyến với nông thôn Việt Nam, tình cảm sâu sắc, tha thiết của ông đối với quê hương, đất nước

Quay ngược thời gian, trở về với Quốc âm thi tập cũng dễ nhận ra chủ đề ngợi

ca cảnh đẹp quê hương.Với tài quan sát tinh tế, Nguyễn Trãi đã phát hiện ra một vẻ đẹp rất bất ngờ, đêm trăng đi gánh nước để pha trà, nước in bóng trăng thì gánh luôn

cả trăng đem về:

Khách đến chim mừng hoa sảy rúng, Chè tiên nước kín nguyệt đeo về

(Thuật hứng - Bài số 3) Dường như giữa thiên nhiên và Nguyễn Trãi đã xóa nhòa khoảng cách, để rồi tạo vật, thiên nhiên và nhà thơ trở thành bè bạn, con cái:

Rùa nằm hạc lặn nên bầy bạn,

Ghé cửa đêm chờ hương quế lọt, Quét hiên ngày lệ bóng hoa tan

(Bảo kính cảnh giới - Bài số 33) Thiên nhiên xuất hiện trong thơ ông rất quen thuộc và gần gũi với đời sống hàng ngày nhưng luôn có sức cuốn hút, mới mẻ diệu kì Nguyễn Trãi đã thổi linh hồn vào cảnh vật khiến cho cảnh cũng như con người:

Tình thư một bức phong còn kín Gió nơi đâu gượng mở xem

(Cây chuối) Cây chuối giống như hình ảnh người con gái e lệ và duyên dáng ôm ấp bức thư - thông điệp của tình yêu, rồi gió nhẹ nhàng bay đến mở xem Thiên nhiên hữu cảm, tình tứ như con người

Ngày đăng: 15/03/2019, 07:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w