1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu, rà soát các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (ITU, IEC, ISO...) và đề xuất áp dụng cho Việt Nam (NCKH)

433 206 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 433
Dung lượng 4,18 MB

Nội dung

Nghiên cứu, rà soát các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (ITU, IEC, ISO...) và đề xuất áp dụng cho Việt NamNghiên cứu, rà soát các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (ITU, IEC, ISO...) và đề xuất áp dụng cho Việt NamNghiên cứu, rà soát các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (ITU, IEC, ISO...) và đề xuất áp dụng cho Việt NamNghiên cứu, rà soát các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (ITU, IEC, ISO...) và đề xuất áp dụng cho Việt NamNghiên cứu, rà soát các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (ITU, IEC, ISO...) và đề xuất áp dụng cho Việt NamNghiên cứu, rà soát các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (ITU, IEC, ISO...) và đề xuất áp dụng cho Việt NamNghiên cứu, rà soát các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (ITU, IEC, ISO...) và đề xuất áp dụng cho Việt NamNghiên cứu, rà soát các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (ITU, IEC, ISO...) và đề xuất áp dụng cho Việt Nam

Trang 1

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN

BÁO CÁO KHOA HỌC ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

MÃ SỐ 11-15-KHKT-TC

(tài liệu giám định cấp bộ)

Chủ trì đề tài: TS Trần Thiện Chính

Đồng chủ trì đề tài:

ThS Bùi Thị Thu Thủy

Các cộng tác viên: Th.S Nguyễn Việt Thắng

K.S Trần Thị Minh Thìn Th.S Trần Thủy Bình 4) KS Trịnh Anh Khoa 5) Th.S Lê Thị Thu Hương

Trang 3

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN

BÁO CÁO KHOA HỌC ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

MÃ SỐ 11-15-KHKT-TC

(tài liệu giám định cấp bộ)

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ trì đề tài VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN (ký tên)

Trần Thiện Chính

HÀ NỘI - 2015

Trang 5

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

MỤC LỤC

MỤC LỤC 5

DANH MỤC HÌNH VẼ 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU 12

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 14

MỞ ĐẦU 17

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU 19

I.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực ở trong và ngoài nước 19

I.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 19

I.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 20

I.2 Tính cấp thiết của đề tài 20

I.3 Mục tiêu của đề tài 21

I.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 22

I.4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 22

I.4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 22

I.5 Nội dung nghiên cứu của đề tài 22

I.6 Kết quả nghiên cứu của đề tài 22

I.7 Kiến nghị về khả năng áp dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu, địa chỉ ứng dụng của đề tài 22

I.7.1 Khả năng áp dụng của đề tài 23

I.7.2 Khả năng chuyển giao kết quả nghiên cứu của đề tài 23

I.7.3 Địa chỉ ứng dụng của đề tài 23

I.8 Kiến nghị khả năng phát triển của đề tài 23

CHƯƠNG II : XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG 25

II.1 Vai trò của ICT trong xã hội 25

II.2 Xu hướng phát triển thông tin truyền thông trên thế giới 25

II.2.1 Xu hướng phát triển chính sách trong lĩnh vực ICT 25

II.2.2 Xu hướng phát triển mạng viễn thông, truyền hình 26

Trang 6

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

II.2.3 Xu hướng phát triển phần mềm 27

II.2.4 Xu hướng phát triển dịch vụ công 28

II.2.5 Xu hướng phát triển CNTT toàn cầu 30

II.3 Xu hướng phát triển thông tin truyền thông ở Việt Nam 36

II.3.1 Xu hướng phát triển hạ tầng viễn thông và Internet 36

II.3.2 Xu hướng hình thành và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin 37

II.3.3 Xu hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông 37

II.3.4 Xu hướng phổ cập Internet và công nghệ thông tin, truyền thông 37

II.3.5 Xu hướng ứng dụng công nghệ và CNTT trong bưu chính [6] 38

II.3.6 Xu hướng phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, truyền thông 40

II.4 Xu hướng công nghệ 41

II.4.1 Xu hướng công nghệ dữ liệu lớn “Big data” 41

II.4.2 Xu hướng công nghệ điện toán đám mây 44

II.4.3 Xu hướng công nghệ an toàn mạng 49

II.4.4 Xu hướng ICT hóa và tính bền vững 51

II.4.5 Xu hướng truyền thông tương lai 53

II.4.6 Xu hướng truyền thông xã hội 55

II.4.7 Xu hướng nền kinh tế kỹ thuật số mới 56

II.4.8 Xu hướng giao diện người sử dụng 59

II.4.9 Xu hướng Internet của mọi thứ (Internet of Things) 62

II.5 Xu hướng công nghệ mạng xanh “Green Netwwork” 66

II.5.1 Xu hướng trung tâm dữ liệu xanh “Green Datacenter” 66

II.5.2 Xu hướng năng lượng xanh cho mạng di động “Green Power for Mobile” 69

II.6 Kết luận chương 71

CHƯƠNG III : NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TIÊU CHUẨN HÓA CỦA CÁC TỔ CHỨC TIÊU CHUẨN ITU, ISO, IEC, TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 74

III.1 Tổ chức tiêu chuẩn ITU 74

III.1.1 Sự thành lập và các mốc phát triển của ITU 74

III.1.2 Cơ cấu tổ chức của ITU 75

III.1.3 Xu hướng tiêu chuẩn hóa của ITU 76

III.1.4 Tổng hợp các tiêu chuẩn của ITU-R được ban hành từ năm 2013 đến tháng 4 năm 2015 76

III.1.5 Tổng hợp các tiêu chuẩn của ITU-T được ban hành từ năm 2013 đến tháng 4 năm 2015 78

III.1.6 Tổng hợp các tiêu chuẩn của ITU-D được ban hành từ năm 2013 đến tháng 4 năm 2015 80

III.1.7 Đánh giá, phân tích tình hình công bố các tiêu chuẩn của ITU 81

III.2 Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn (ISO) 83

III.2.1 Sự thành lập và cơ cấu tổ chức của ISO 83

III.2.2 Xu hướng tiêu chuẩn hóa của ISO 86

Trang 7

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

III.2.3 Tổng hợp các tiêu chuẩn ISO trong nhóm điện tử được ban hành từ năm 2013 đến tháng 6 năm

2015 87

III.2.4 Tổng hợp các tiêu chuẩn ISO trong nhóm viễn thông, kỹ thuật âm thanh và hình ảnh được ban hành từ năm 2013 đến tháng 6 năm 2015 88

III.2.5 Tổng hợp các tiêu chuẩn trong công nghệ thông tin, máy văn phòng được ban hành từ năm 2013 đến tháng 6 năm 2015 90

III.2.6 Tổng hợp các tiêu chuẩn trong nhóm công nghệ ảnh được ban hành từ năm 2013 đến tháng 6 năm 2015 93

III.2.7 Đánh giá, phân tích tình hình công bố các tiêu chuẩn của ISO 93

III.3 Ủy ban Kỹ thuật Điện quốc tế (IEC) 94

III.3.1 Sự thành lập và cơ cấu tổ chức của IEC 94

III.3.2 Tổng hợp các tiêu chuẩn trong lĩnh vực thông tin và truyền thông của IEC được ban hành từ năm 2013 đến tháng 6 năm 2015 96

III.3.3 Đánh giá, phân tích tình hình công bố các tiêu chuẩn của IEC 99

III.4 Nhóm Đặc trách kỹ thuật Internet (IETF) 101

III.4.1 Sự thành lập và cơ cấu tổ chức của IETF 101

III.4.2 Tổng hợp các tiêu chuẩn của IETF trong lĩnh vực thông tin và truyền thông được ban hành từ năm 2013 đến tháng 8 năm 2015 103

III.4.3 Đánh giá, phân tích tình hình công bố các tiêu chuẩn của IETF 104

III.5 Viện Kỹ thuật Điện và Điện tử (IEEE) 104

III.5.1 Sự thành lập và cơ cấu tổ chức của IEEE 104

III.5.2 Tổng hợp các tiêu chuẩn IEEE trong lĩnh vực thông tin và truyền thông được ban hành từ năm 2013 đến tháng 8 năm 2015 106

III.5.3 Đánh giá, phân tích tình hình công bố các tiêu chuẩn của IEEE 107

III.6 Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI) 107

III.6.1 Sự thành lập và cơ cấu tổ chức của ETSI 107

III.6.2 Tổng hợp các tiêu chuẩn ETSI trong lĩnh vực thông tin và truyền thông được ban hành từ năm 2013 đến tháng 8 năm 2015 108

III.7 Lĩnh vực tiêu chuẩn hóa chung của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế 109

III.8 Tổng hợp các tiêu chuẩn quốc tế đã được ban hành giai đoạn 2013 - 2015 111

III.9 Mối quan hệ giữa các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế 113

III.10 Kết luận chương 114

CHƯƠNG IV : ĐỊNH HƯỚNG TIÊU CHUẨN HÓA TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG GIAI ĐOẠN 2016  2018 116

IV.1 Đánh giá nhu cầu biên soạn tiêu chuẩn, quy chuẩn ở Việt Nam 116

IV.1.1 Hiện trạng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực thông tin và truyền thông tại Việt nam 116

Trang 8

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

IV.1.2 Đánh giá nhu cầu biên soạn tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực thông tin và truyền thông cho

Việt Nam 118

IV.1.3 Dự báo phát triển sản phẩm, mạng, dịch vụ ICT ở Việt Nam 120

IV.2 Rà soát các TCVN, QCVN trong lĩnh vực thông tin truyền thông đã ban hành trong giai đoạn 2013 - 2015 130

IV.2.1 Rà soát QCVN trong lĩnh vực thông tin truyền thông đã ban hành trong giai đoạn 2013 - 2015130 IV.2.2 Rà soát TCVN trong lĩnh vực thông tin truyền thông đã ban hành trong giai đoạn 2013 - 2015140 IV.3 Định hướng xây dựng danh mục tiêu chuẩn quốc tế sử dụng làm cơ sở cho xây dựng TCVN, QCVN trong lĩnh vực ICT 148

IV.3.1 Nguyên tắc xây dựng danh mục tiêu chuẩn quốc tế 148

IV.3.2 Phương pháp đề xuất xây dựng danh mục tiêu chuẩn quốc tế sử dụng làm cơ sở cho xây dựng TCVN, QCVN thuộc lĩnh vực ICT 149

IV.3.3 Phương pháp tính toán lựa chọn tiêu chuẩn quốc tế 151

IV.3.4 Xây dựng trọng số khách quan 154

IV.3.5 Xây dựng trọng số chủ quan 157

IV.3.6 Đề xuất các tiêu chuẩn, quy chuẩn cần xây dựng trong giai đoạn 3 năm 159

IV.4 Kết luận, kiến nghị 163

TÀI LIỆU THAM KHẢO 164

PHỤ LỤC A : CÁC TIÊU CHUẨN CỦA ITU 168

Phụ lục A.1 : Xu hướng tiêu chuẩn hóa của ITU 168

A.1.1 Xu hướng tiêu chuẩn hóa của ITU-R 168

A.1.2 Xu hướng tiêu chuẩn hóa của ITU-T 170

A.1.3 Xu hướng tiêu chuẩn hóa của ITU-D 174

Phụ lục A.2 : Các tiêu chuẩn của ITU-R 176

Phụ lục A.3 : Các tiêu chuẩn của ITU-T 190

Phụ lục A.4 : Các tiêu chuẩn của ITU-D 208

PHỤ LỤC B : CÁC TIÊU CHUẨN CỦA ISO 210

Phụ lục B.1 : Xu hướng tiêu chuẩn hóa của ISO 210

B.1.1 Nhóm tiêu chuẩn ISO 50001:2011 210

B.1.2 Nhóm tiêu chuẩn ISO 22000:2005 210

B.1.3 Nhóm tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2005 210

B.1.4 Nhóm tiêu chuẩn ISO 13485:2003 210

B.1.5 Nhóm tiêu chuẩn ISO 14001:2004 211

B.1.6 Nhóm tiêu chuẩn ISO/TS 16949:2009 211

B.1.7 Nhóm tiêu chuẩn ISO 9001:2008 211

Phụ lục B.2 : Các tiêu chuẩn nhóm điện tử 212

Trang 9

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

Phụ lục B.3 : Các tiêu chuẩn nhóm viễn thông Kỹ thuật âm thanh và hình ảnh 214

Phụ lục B.4 : Các tiêu chuẩn nhóm Công nghệ thông tin Máy văn phòng 219

Phụ lục B.5 : Các tiêu chuẩn nhóm Công nghệ ảnh 296

PHỤ LỤC C : CÁC TIÊU CHUẨN CỦA IEC 302

Phụ lục C.1 : Các tiêu chuẩn của IEC 302

PHỤ LỤC D : CÁC TIÊU CHUẨN CỦA IETF 341

Phụ lục D.1 : Các tiêu chuẩn Lĩnh vực ứng dụng 341

Phụ lục D.2 : Các tiêu chuẩn Lĩnh vực ứng dụng và thời gian thực 345

Phụ lục D.3 : Các tiêu chuẩn Lĩnh vực Internet 347

Phụ lục D.4 : Các tiêu chuẩn Lĩnh vực quản lý và điều hành 353

Phụ lục D.5 : Các tiêu chuẩn Lĩnh vực hạ tầng và các ứng dụng thời gian thực 355

Phụ lục D.6 : Các tiêu chuẩn Lĩnh vực định tuyến 361

Phụ lục D.7 : Các tiêu chuẩn Lĩnh vực an toàn 368

Phụ lục D.8 : Các tiêu chuẩn Lĩnh vực truyền tải 372

PHỤ LỤC E : DANH MỤC CÁC TIÊU CHUẨN CỦA IEEF 374

PHỤ LỤC F : CÁC TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN VIỆT NAM VỀ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG 383

Phụ lục F.1 : Tiêu chuẩn quốc gia về Thông tin và Truyền thông 383

Phụ lục F.2 : Quy chuẩn quốc gia về Thông tin và Truyền thông 388

PHỤ LỤC G : CÁC TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG TRONG GIAI ĐOẠN 2016 - 2018 TRONG LĨNH VỰC ICT 394

Phụ lục G.1 : Các tiêu chuẩn đề xuất xây dựng của ITU 394

Phụ lục G.2 : Các tiêu chuẩn đề xuất xây dựng của ISO 409

Phụ lục G.3 : Các tiêu chuẩn đề xuất xây dựng của IEC 427

Phụ lục G.4 : Các tiêu chuẩn đề xuất xây dựng của IETF 430

Phụ lục G.5 : Các tiêu chuẩn đề xuất xây dựng của IEEE 432

Trang 10

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

Trang 11

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1 : Tương tác thông tin giữa các chủ thể trong mô hình CPĐT 29

Hình 2 : Mô hình phân lớp của công nghệ Big data (nguồn:Co-creating the future Infocomm Technology Roadmap 2012) 42

Hình 3 : Tăng trưởng thị trường dịch vụ công nghệ Big data (nguồn:Co-creating the future Infocomm Technology Roadmap 2012) 44

Hình 4 : Các tầng điện toán đám mây được nhúng trong các thành phần "như một dịch vụ" (nguồn:Co-creating the future Infocomm Technology Roadmap 2012) 45

Hình 5 : Các trình giám sát máy ảo hoạt động 46

Hình 6 : Lộ trình của công nghệ 60

Hình 7 : Lộ trình phát triển thị trường công nghệ số 61

Hình 8 : Tỷ lệ % các tiêu chuẩn được ban hành theo lĩnh vực chuẩn hóa của ISO 85

Hình 9 : Phương pháp lựa chọn định hướng danh mục tiêu chuẩn quốc tế 150

Trang 12

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 : Một số lĩnh vực khai thác ứng dụng Big Data 42

Bảng 2 : Tổng hợp các tiêu chuẩn của ITU-R 76

Bảng 3 : Tổng hợp các tiêu chuẩn của ITU-T 78

Bảng 4 : Tổng hợp các tiêu chuẩn của ITU-D 80

Bảng 5 : Số liệu thống kê hoạt động chứng nhận của ISO 86

Bảng 6 : Tổng hợp các tiêu chuẩn ISO trong nhóm điện tử 87

Bảng 7 : Tổng hợp các tiêu chuẩn ISO trong nhóm viễn thông, kỹ thuật âm thanh và hình ảnh 88

Bảng 8 : Tổng hợp các tiêu chuẩn ISO trong nhóm công nghệ thông tin, máy văn phòng 90

Bảng 9 : Tổng hợp các tiêu chuẩn ISO trong nhóm công nghệ ảnh 93

Bảng 10 : Tổng hợp các tiêu chuẩn IEC trong lĩnh vực thông tin và truyền thông được ban hành từ năm 2013 đến tháng 6 năm 2015 97

Bảng 11 : Tổng hợp các tiêu chuẩn IETF trong lĩnh vực thông tin và truyền thông được ban hành từ năm 2013 đến tháng 6 năm 2015 103

Bảng 12 : Tổng hợp lĩnh vực tiêu chuẩn của các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế 109

Bảng 13 : Tổng hợp các tiêu chuẩn quốc tế của ITU, ISO, IEC, IETF, IEEE đã ban hành trong giai đoạn 2013 - 2015 111

Bảng 14 : Đối tượng QCQG, TCQG trong lĩnh vực thông tin truyền thông 116

Bảng 15 : Danh mục các QCVN trong lĩnh vực thông tin truyền thông đã ban hành đến 2015 130

Bảng 16 : Danh mục các TCVN trong lĩnh vực thông tin truyền thông đã ban hành năm 2015 140

Bảng 17 : Trọng số lựa chọn tổng hợp 152

Bảng 18 : Hệ số tỷ lệ tương quan giữa các trọng số khách quan 152

Bảng 19 : Hệ số tỷ lệ tương quan giữa các trọng số chủ quan 153

Bảng 20 : Nhóm trọng số khách quan yêu cầu quản lý nhà nước chuyên ngành 154

Bảng 21 : Nhóm trọng số khách quan định hướng tiêu chuẩn hóa 154

Bảng 22 : Nhóm trọng số khách quan đề xuất của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan 155

Bảng 23 : Nhóm trọng số khách quan hiệu chỉnh, bổ sung 155

Bảng 24 : Nhóm trọng số khách quan tiêu chuẩn quốc tế công bố lần đầu 155

Bảng 25 : Nhóm trọng số khách quan xu hướng phát triển ICT 156

Bảng 26 : Nhóm trọng số khách quan sản phẩm ICT thương mại 156

Trang 13

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

Bảng 27 : Nhóm trọng số khách quan khác 157

Bảng 28 : Nhóm trọng số chủ quan nghiên cứu đề xuất 157

Bảng 29 : Nhóm trọng số chủ quan quản lý chuyên ngành 157

Bảng 30 : Nhóm trọng số chủ quan tổ chức liên quan 158

Bảng 31 : Nhóm trọng số chủ quan cá nhân 158

Bảng 32 : Nhóm trọng số chủ quan khác 159

Bảng 33 : Đề xuất xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn trong giai đoạn 2016 - 2018 159

Bảng 34 : Tổng hợp các đối tượng tiêu chuẩn đề xuất xây dựng 160

Trang 14

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

IEC International Electrotechnical

Commission

Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế

IEEE Institute of Electrical and

Electronics Engineers

Viện Kỹ thuật Điện và Điện tử

IETF Internet Engineering Task Force Nhóm đặc trách kỹ thuật Internet IOT Internet of Things Internet của mọi thứ

ISO International Organization for

Standardization

Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn

ITU International Telecommunication

Union

Liên minh Viễn thông quốc tế

ITU-D International Telecommunication

Standardization-Liên Viễn thông quốc tế viễn thông

NGN Next-Generation Network Mạng thế hệ sau/kế tiếp

PaaS Platform as a Service Nền tảng hệ thống như một dịch vụ

Trang 15

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

PUE Power Usage Effectiveness Hiệu quả sử dụng năng lượng

SaaS Software as a Service Phần mềm như một dịch vụ

Trang 16

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

Trang 17

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

MỞ ĐẦU

Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) bao gồm tất cả các hình thức của máy tính và các thiết bị liên lạc và các phần mềm được sử dụng để tạo, thiết kế, lưu trữ, truyền, giải thích và thao tác thông tin trong các định dạng khác nhau của nó

ICT, đặc biệt là Internet, đã được định hướng đổi mới, năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế và sự xuất hiện của các mô hình kinh doanh mới Nó cũng được thay đổi nhanh chóng đời sống chúng ta và cân nhắc lại cách chúng ta làm việc và vui chơi

Sự phát triển của ICT có nhiều tác động đến nền kinh tế, và xã hội nói chung Điều đó quan trọng đối với chúng ta để hiểu sự phát triển của xu hướng công nghệ thông tin, từ đó chúng ta có thể sử dụng công nghệ làm tăng lợi thế và tạo ra một nền tảng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế và mức sống tốt hơn

Sự phát triển trong bối cảnh công nghệ thông tin đang làm thay đổi cách chúng ta quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của chúng ta áp dụng công nghệ CNTT-

TT là điều cần thiết cho Việt Nam nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh để khai thác tốt hơn kinh doanh và kinh tế cơ hội, trong khi một tốt sự hiểu biết về những phát triển dẫn đến sự xây dựng các chính sách hiệu quả để hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh vàtăng cường khả năng cạnh tranh kinh tế trong tương lai

Nhằm mục đích nghiên cứu các tiêu chuẩn cho lĩnh vực thông tin, truyền thông (TTTT) và đưa ra đề xuất hướng biên soạn tiêu chuẩn, đề tài tập trung nghiên cứu, rà soát tiêu chuẩn của các tổ chức tiêu chuẩn ITU, ISO, IEC, IETF, IEEE từ năm 2013-

2015, đề tài được xây dựng theo nội dung như sau:

- Chương 1: Giới thiệu

- Chương 2: Xu hướng phát triển công nghệ thông tin truyền thông

- Chương 3: Nghiên cứu và tổng hợp tình hình tiêu chuẩn hóa của của các tổ chức tiêu chuẩn ITU, ISO, IEC về lĩnh vực TTTT

- Chương 4: Định hướng tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin truyền thông giai đoạn 2016 - 2018

Với lượng thời gian có hạn, nhóm thực hiện đề tài đã nỗ lực thu thập tài liệu và

xử lý thông tin liên quan đến các tiêu chuẩn trong lĩnh vực thông tin và truyền thông của các tổ chức tiêu chuẩn ITU, ISO, IEC, IETF, IEEE và một số tổ chức quốc tế khác; tuy nhiên, chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót Nhóm thực hiện

đề tài hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà nghiên cứu

để đề tài được hoàn thiện và tiếp tục phát triển Chúng tôi xin chân thành cảm ơn !

Nhóm thực hiện đề tài

Trang 18

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

Trang 19

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU

I.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực ở trong và ngoài nước

I.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Thời gian qua, lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo đà cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong sự phát triển đó, khoa học và công nghệ (KHCN) đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chiến lược, chính sách phát triển mạng lưới CNTT-TT, cung cấp và mở rộng các loại hình dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet, CNTT, phát thanh truyền hình và các dịch vụ băng rộng tích hợp cho xã hội; tạo dấu ấn mới trong việc hiện đại hóa mạng lưới với công nghệ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới

Bộ TTTT đã chú trọng xây dựng, hoàn chỉnh các chính sách quản lý thúc đẩy ứng dụng và triển khai KHCN trong các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của Bộ; từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động KHCN trong lĩnh vực TTTT: Thông tư số 06/2012/TT-BTTTT ngày 5/6/2012 về quy định quản lý hoạt động KHCN cấp Bộ trong lĩnh vực TTTT Ngày 8/5/2013, Bộ TTTT đã có Quyết định số 497/QĐ-BTTTT phê duyệt Chương trình nghiên cứu KHCN trong lĩnh vực TTTT giai đoạn 2013-2015, cụ thể: Chương trình nghiên cứu, chế tạo thử nghiệm các thiết bị/sản phẩm; Chương trình Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng; Chương trình nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ cao/kỹ thuật mới trong lĩnh vực TTTT Hằng năm, căn cứ các định hướng chiến lược KHCN, Bộ TTTT đã phối hợp với Bộ KHCN thực hiện quản

lý, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu đề tài, nhiệm vụ khoa học cấp nhà nước; tổ chức giao và quản lý các đề tài, nhiệm vụ khoa học cấp Bộ nguồn vốn ngân sách Các Viện nghiên cứu thuộc Bộ được hỗ trợ hoạt động từ nguồn kinh phí sự nghiệp KHCN, hằng năm được đặt hàng và được giao các nhiệm vụ nghiên cứu có nội dung cấp thiết, hoạch định chiến lược, quy hoạch ứng dụng KHCN trong lĩnh vực TTTT

Trong những năm gần đây, hoạt động KHCN đã được đẩy mạnh, ưu tiên cho nghiên cứu chế tạo các thiết bị, sản phẩm mới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, viễn thông và CNTT; xây dựng TCVN/QCVN phục vụ định hướng công nghệ

và quản lý nhà nước trong chuyên ngành; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ cao/kỹ thuật mới trong phát triển mạng và cung cấp dịch vụ Bộ TTTT đã tổ chức xây dựng bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành Tới nay đã ban hành 79 QCVN và đề nghị công bố trên 60 TCVN

Tuy nhiên, các tiêu chuẩn trong lĩnh vực thông tin và truyền thông được xây dựng chưa bảo đảm tính hệ thống, chưa được cập nhật kịp thời và mới chỉ nhằm các

Trang 20

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

mục tiêu hiện tại, mà chưa có được lộ trình phát triển tiêu chuẩn hóa và cập nhật các tiêu chuẩn mới của các tổ chức tiêu chuẩn trên thế giới

I.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Các tổ chức tiêu chuẩn như ITU, IEC, ISO, IETF, IEEE đã và đang liên tục cập nhật các tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực TTTT Các tiêu chuẩn này nhằm quy định hoặc định hướng công nghệ được áp dụng đối với các sản phẩm, dịch vụ, quá trình, trong khi đo kiểm và hoạt động quản lý chất lượng là hoạt động thực thi, đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó được tuân thủ

Hiện nay, xu hướng phát triển ICT trên thế giới hiện đang tập trung vào 5 hướng nghiên cứu sau:

- Một là xu hướng phát triển chính sách trong lĩnh vực ICT: Toàn cầu hóa và hội nhập; chuyển dịch sản xuất đến các quốc gia có giá lao động thấp; chuyển giao công nghệ cao

- Hai là xu hướng phát triển viễn thông, truyền hình: Phát triển hội tụ mạng viễn thông và mạng Internet; phát triển và sử dụng mạng không dây; phát triển truyền thông

đa phương tiện (Multimedia) và hội tụ CNTT - viễn thông - phát thanh - truyền hình

- Ba là xu hướng phát triển phần mềm: Tích hợp và sử dụng giao diện mở; phát triển và sử dụng phần mềm nguồn mở

- Bốn là xu hướng phát triển dịch vụ công: Thương mại điện tử; chính phủ điện tử; hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin

I.2 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, chúng ta đã và đang chứng kiến thế giới có bước chuyển hóa mạnh mẽ

từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin, từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức trên cơ sở phát triển và ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin

và truyền thông (ICT) Ở đó thông tin và tri thức đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào năng lực sáng tạo của tri thức ICT hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Tại Diễn đàn Cấp cao Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2013 diễn

ra ngày 20/6/2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: i) Công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang có tác động lan tỏa, thúc đẩy phát triển nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội (KTXH); ii) Hạ tầng viễn thông và dịch vụ viễn thông Việt Nam đã có vị trí trên bản đồ CNTT thế giới; iii) Mức độ triển khai chính phủ điện tử của Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 4 trong các quốc gia khu vực Đông Nam Á; iv) Việt Nam đã đứng trong nhóm 10 nước hấp dẫn nhất về gia công phần

Trang 21

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

mềm và trở thành đối tác lớn thứ hai của Nhật Bản; v) Sự bùng nổ của CNTT, với các nền tảng công nghệ di động, điện toán đám mây, dữ liệu lớn đang hình thành xu thế phát triển “thông minh” trên mọi lĩnh vực từ hạ tầng thông minh, đô thị thông minh, y

tế và giáo dục thông minh đến chính phủ thông minh và quốc gia thông minh; vi) CNTT là trục kết nối chính và là một yếu tố có ảnh hưởng quyết định góp phần thực hiện thành công ba đột phá chiến lược, gồm hoàn thiện thể chế, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng hạ tầng đồng bộ gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng

Ý thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ICT trong phát triển KTXH và định hướng chiến lược phát triển quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông - cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) chuyên ngành về thông tin truyền thông (TTTT) đã tập trung chỉ đạo trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát và tổ chức xây dựng hệ thống chính sách quốc gia về phát triển ICT của Việt Nam Trong đó chú trọng phát triển cả

về quy mô, phạm vi lẫn số lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ ICT cung cấp cho xã hội Để hiện thực hóa điều này, một trong những chính sách đã được Bộ phát triển đó

là xây dựng và ban hành hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực TTTT Cho đến nay, kể từ ngày Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH121 ngày 29/06/2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2007, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng và ban hành được 96 quy chuẩn Việt Nam (QCVN)

và 88 tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) trong lĩnh vực TTTT Mặc dù các tiêu chuẩn, quy chuẩn này đã đáp ứng được một phần nhu cầu về thiết bị mạng lưới, chất lượng dịch

vụ, quản lý kết nối, nhưng số lượng, nội dung còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế phát triển mạnh mẽ và yêu cầu đảm bảo chất lượng dịch vụ trong môi trường có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông Hoạt động tiêu chuẩn hóa mới chỉ tập trung vào công tác xây dựng, công bố và áp dụng, còn công tác sửa đổi, cập nhật tiêu chuẩn, quy chuẩn dường như chưa theo kịp được tốc độ phát triển nhanh của công nghệ Các tiêu chuẩn, quy chuẩn còn chưa đủ cho công tác chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, đặc biệt là các tiêu chuẩn, quy chuẩn có tính chất chi phối mối quan hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ với các đối tượng sử dụng dịch vụ, cũng như những tiêu chuẩn, quy chuẩn chi phối mối quan hệ giữa các nhà khai thác nhằm đảm báo tính thống nhất đồng bộ trên toàn mạng Viễn thông, CNTT, Internet Vì vậy, cần phải tăng cường xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn để phục vụ cho công tác QLNN chuyên ngành của Bộ TTTTT đáp ứng yêu cầu thực tế và xu hướng phát triển của viễn thông, CNTT, Internet

I.3 Mục tiêu của đề tài

Nhằm hệ thống các nội dung về tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin và truyền

Trang 22

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

thông phục vụ định hướng công tác tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin và truyền thông của Bộ Thông tin và Truyền thông

I.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

I.4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xu hướng phát triển công nghệ, dịch vụ trên thế giới và các tiêu chuẩn đã được công bố giai đoạn 2013 - 2015 của các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ITU, ISO, IEC, IETF, IEEE trong lĩnh vực thông tin truyền thông

I.4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các tiêu chuẩn của các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ITU, ISO, IEC, IETF, IEEE có liên quan tới mạng, dịch vụ, thiết bị, sản phẩm, chất lượng, an toàn bảo mật trong lĩnh vực thông tin truyền thông

I.5 Nội dung nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu, tổng hợp tình hình tiêu chuẩn hóa của các tổ chức tiêu chuẩn trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (TTTT) từ năm 2013-2015, cụ thể:

- Nghiên cứu tình hình tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn ITU về lĩnh vực ICT

- Nghiên cứu tình hình tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn IEC về lĩnh vực ICT

- Nghiên cứu tình hình tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn ISO về lĩnh vực ICT

- Nghiên cứu tình hình tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn IETF về lĩnh vực ICT

- Nghiên cứu tình hình tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn IEEE về lĩnh vực ICT

- Tổng hợp tiêu chuẩn đã công bố giai đoạn 2013 - 2015 của tổ chức ITU

- Tổng hợp tiêu chuẩn đã công bố giai đoạn 2013 - 2015 của tổ chức ISO

- Tổng hợp tiêu chuẩn đã công bố giai đoạn 2013 - 2015 của tổ chức IEC

- Tổng hợp tiêu chuẩn đã công bố giai đoạn 2013 - 2015 của tổ chức IETF

- Tổng hợp tiêu chuẩn đã công bố giai đoạn 2013 - 2015 của tổ chức IEEE

Đề xuất định hướng tiêu chuẩn hóa trong thời gian tới của lĩnh vực thông tin và truyền thông

I.6 Kết quả nghiên cứu của đề tài

Báo cáo kết quả đề tài và các định hướng tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin

và truyền thông

01 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành thông tin truyền thông

I.7 Kiến nghị về khả năng áp dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu, địa chỉ ứng dụng của đề tài

Trang 23

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

I.7.1. Khả năng áp dụng của đề tài

Đề tài có thể sử dụng trong việc hoạch định kế hoạch tổ chức thực hiện xây dựng TCVN, QCVN trong lĩnh vực thông tin truyền thông Nhất là với những tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan tới xu hướng phát triển công nghệ, mạng, dịch vụ, chất lượng TTTT ở trong nước để đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý nhà nước chuyên ngành TTTT

Các đề xuất cụ thể danh mục tiêu chuẩn quốc tế đã được công bố chính thức giai đoạn 2013 - 2015 của các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ITU, ISO, IEC, IETF, IEEE

sẽ là cơ sở để các nhà nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đề xuất thực hiện hàng năm về các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực TTTT

I.7.2. Khả năng chuyển giao kết quả nghiên cứu của đề tài

Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể chuyển giao cho các nhà quản lý chuyên ngành về TTTT, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tới lĩnh vực TTTT, các nhà nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn ở trong nước về lĩnh vực TTTT

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên, các nhà nghiên cứu, để phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học

I.7.3. Địa chỉ ứng dụng của đề tài

Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Thông tin và Truyền thông

Các đơn vị Cục, Vụ, Viện, Học viện trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Các đơn vị Vụ Khoa học và Công nghệ và các đơn vị trực thuộc của các Bộ ngành có liên quan (Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương, )

I.8 Kiến nghị khả năng phát triển của đề tài

Đề tài có thể phát triển nghiên cứu trong các giai đoạn tiếp theo 2016 - 2018 trong lĩnh vực TTTT

Ngoài ra cũng có thể mở rộng nghiên cứu đối với các tổ chức khu vực (ETSI, ANSI, ) có liên quan trong lĩnh vực TTTT

Trang 24

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

Trang 25

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

CHƯƠNG II : XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TRUYỀN THÔNG

II.1 Vai trò của ICT trong xã hội

Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến thế giới có những bước chuyển mình mạnh

mẽ, đó là sự chuyển hóa từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin, từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức Xã hội và nền kinh tế đó được hình thành trên cơ sở phát triển và ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) Ở đó thông tin và tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào năng lực sáng tạo

ICT hiện đang là động lực mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu và cung cấp các giải pháp thực sự bền vững nhằm tạo ra tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng ICT cung cấp cơ hội ngày càng nhiều để tạo ra thu nhập cao hơn, chống nghèo đói, bệnh tật

và mù chữ ICT và những ứng dụng liên quan là những công cụ quan trọng trong việc hoàn thiện quản lý và nâng cao chất lượng phục vụ xã hội như chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, tiếp cận nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường, tiếp cận y tế, giáo dục, thực phẩm và nhà ở, cải thiện sức khoẻ người mẹ và giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, dành lợi thế cho phụ nữ và các thành viên dễ bị tổn thương của xã hội, và cuối cùng là bảo đảm tính bền vững của môi trường

ICT hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

ICT mang lại cả cơ hội và thách thức lớn cho các nền kinh tế mới phát triển và đang phát triển Nếu nắm bắt được các tiềm năng của ICT, có thể hướng tới khả năng vượt qua các rào cản lạc hậu về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ, để nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện

y tế, giáo dục đào tạo, cũng như tăng nhanh mức tăng trưởng kinh tế

II.2 Xu hướng phát triển thông tin truyền thông trên thế giới

II.2.1. Xu hướng phát triển chính sách trong lĩnh vực ICT

II.2.1.1 Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập

ICT, nhất là mạng Internet làm cho khoảng cách trên thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé Tri thức và thông tin không biên giới sẽ đưa hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành hoạt động mang tính toàn cầu

Mối quan hệ kinh tế thương mại, công nghệ và hợp tác giữa các nước, các doanh

Trang 26

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

nghiệp ngày càng được tăng cường nhưng đồng thời tính cạnh tranh cũng trở nên mạnh mẽ Cạnh tranh xảy ra trên phạm vi toàn cầu, không chỉ có các công ty xuyên quốc gia mà ngay cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ của một quốc gia

II.2.1.2 Xu hướng chuyển dịch sản xuất đến các quốc gia có giá lao động thấp

Do áp lực cạnh tranh lớn, giá nhân công cao, nhiều công ty ở các nước phát triển buộc phải chuyển cơ sở sản xuất sang những nước có nguồn lao động rẻ, cơ chế thuận lợi, và có tiềm năng thị trường

Về công nghiệp phần mềm, xu hướng mà các công ty Mỹ đang áp dụng là thuê các lập trình viên có kỹ năng cao nhưng chi phí thấp ở những nước đang phát triển, đặc biệt là những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Ấn Độ để phát triển hoặc viết các chương trình phần mềm Khi chi phí cho người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin Ấn Độ ngày một tăng lên thì việc thuê các lập trình viên phần mềm sẽ được chuyển sang các nước khác như Trung Quốc, Việt Nam,

Về công nghiệp phần cứng, nhiều công ty lớn có nhu cầu thuê gia công lắp ráp phần cứng tại những quốc gia đang phát triển Điểm đến của các công ty này là các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ Việt Nam sẽ có khả năng chiếm một thị phần nhỏ trong lắp ráp điện tử

II.2.1.3 Xu hướng chuyển giao công nghệ

Một vấn đề đang được các công ty công nghệ thông tin quan tâm là vấn đề sở hữu trí tuệ Trước đây chủ yếu các công ty phần mềm lớn chú trọng đến sở hữu trí tuệ, nhưng ngày nay còn có ngành công nghiệp nội dung Các quốc gia đang rất chú trọng đến vấn đề này, đặc biệt là thông qua các Hiệp định thương mại như Tổ chức thương mại thế giới (WTO) để củng cố và áp dụng các quy chế về sở hữu trí tuệ của họ Khi

mà tốc độ truyền thông băng rộng và tốc độ xử lý của máy tính không ngừng tăng lên thì ngành công nghiệp nội dung sẽ càng bị đe dọa nhiều hơn bởi nạn vi phạm bản quyền Đối với các nước đang phát triển nền công nghiệp phần mềm và nội dung thông tin thì việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ lại càng trở nên cấp thiết

II.2.2. Xu hướng phát triển mạng viễn thông, truyền hình

II.2.2.1 Xu hướng phát triển hội tụ mạng viễn thông và mạng Internet

CNTT phát triển trên nền tảng của cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại Đây là nhân

tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển ngành viễn thông trên thế giới thông qua sự bùng

nổ của lưu lượng thông tin truyền trên các mạng viễn thông do việc sử dụng rộng rãi các dịch vụ Internet, đường kênh thuê riêng, các thuê bao đòi hỏi các dịch vụ đa phương tiện mới, sự tăng nhanh của nhu cầu về các dịch vụ thông tin di động

Các mạng viễn thông hiện nay cần phải tiếp tục phát triển để có thể đáp ứng được các thách thức mới này Sự phát triển của các công nghệ mới đã cho phép thiết kế và

Trang 27

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

xây dựng các mạng thông tin thế hệ sau (NGN) nhằm triển khai các dịch vụ một cách

đa dạng và nhanh chóng, đáp ứng sự hội tụ giữa thoại và số liệu, băng rộng giữa cố định và di động Quá trình hội tụ mạng viễn thông về NGN là một cuộc cách mạng thực sự trong ngành viễn thông Cuộc cách mạng công nghệ này sẽ ảnh hưởng tới toàn

bộ hệ thống chuyển mạch, truy cập và dịch vụ Mạng số liệu và mạng điện thoại được hợp nhất sẽ cho phép tích hợp các dịch vụ đòi hỏi băng thông lớn, sẽ kéo theo sự hội tụ của truyền hình, đa phương tiện vào CNTT

Xu hướng hội tụ máy tính - truyền thông - nội dung đang diễn ra mạnh mẽ, hình thành những loại hình dịch vụ mới và cách tiếp cận mới đối với phát triển kinh tế xã hội Phát thanh và truyền hình ngày càng sử dụng nhiều công nghệ mới nhất của CNTT và truyền thông Internet đang từng bước trở thành phương tiện đưa các chương trình phát thanh, truyền hình đến người sử dụng ở mọi nơi trên thế giới Hệ thống truyền hình cáp đã có khả năng cung cấp dịch vụ Internet và truyền số liệu Sự phát triển mạng viễn thông theo xu hướng đến mạng NGN sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển các ứng dụng CNTT như Chính phủ điện tử, Thương mại điện tử, công nghiệp nội dung số

II.2.2.2 Xu hướng phát triển và sử dụng mạng không dây

Kết nối mạng không dây đang dần trở thành một xu thế hiện đại, bên cạnh các loại hình kết nối mạng truyền thống dùng dây cáp Chất lượng tin cậy, hoạt động ổn định, thủ tục cài đặt đơn giản, giá cả phải chăng là những yếu tố đặc trưng, chứng tỏ kết nối không dây đã sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu trao đổi thông tin khác nhau, từ sản xuất, kinh doanh đến nhu cầu giải trí Động lực chủ yếu cho sự tăng trưởng này là những công nghệ thế hệ mới Wifi, Wimax đem tới dịch vụ đa dạng hơn, thông lượng cao hơn, phạm vi kết nối xa hơn và công suất mạnh hơn

II.2.2.3 Xu hướng phát triển truyền thông đa phương tiện và hội tụ công nghệ thông tin - viễn thông - phát thanh và truyền hình

Xu hướng hội tụ công nghệ viễn thông - tin học - truyền thông quảng bá, đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, hình thành những loại hình dịch vụ mới, khả năng mới, cách tiếp cận mới đối với phát triển KTXH Truyền thanh, truyền hình ngày càng được số hóa mạnh mẽ hơn và sử dụng ngày càng nhiều công nghệ mới nhất của công nghệ thông tin Internet đang từng bước trở thành phương tiện truyền tải chương trình phát thanh, truyền hình đến người sử dụng ở mọi nơi trên thế giới Sự hội tụ của công nghệ thông tin - viễn thông - phát thanh và truyền hình đang tạo ra một thị trường rộng lớn cho công nghiệp nội dung thông tin

II.2.3. Xu hướng phát triển phần mềm

II.2.3.1 Xu hướng tích hợp và sử dụng giao diện mở

Trang 28

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

Ngày nay, ICT đang phát triển theo xu hướng tích hợp, sử dụng các giao diện mở

và ngày càng bớt lệ thuộc vào các nhà sản xuất công nghệ lớn Phần mềm được xây dựng dưới dạng các đối tượng có chức năng thông qua các giao diện mở thuận tiện cho việc tích hợp và tiếp tục phát triển Trong một giải pháp có thể có nhiều sản phẩm của các nhà cung cấp chuyên sâu khác nhau được tích hợp Các công nghệ chính ngày nay đều có xu hướng cho phép các môđun có thể sử dụng dưới dạng "cắm và chạy - plug and play" Các nhà sản xuất thiết bị phần cứng cũng có xu hướng cung cấp các giao diện mở cho phép khách hàng có thể dễ dàng xây dựng các ứng dụng phức hợp đáp ứng nhu cầu thay đổi nhanh của thị trường

II.2.3.2 Xu hướng phát triển và sử dụng phần mềm nguồn mở (PMNM)

Các nhà hoạch định chính sách và nhiều chuyên gia công nghệ thông tin đã nhìn nhận: Phát triển PMNM sẽ giúp giảm sự lệ thuộc vào các hãng phần mềm quốc tế, tiết kiệm ngân sách cho chính phủ, tạo thêm sự lựa chọn cho người sử dụng và đồng thời cũng tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp phần mềm, nâng cao khả năng phát triển của ngành công nghiệp bản địa và có thể là một "lối thoát" cho các quốc gia trước sức ép bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

PMNM có tiềm năng giúp hiểu rõ và nhanh chóng nắm bắt được công nghệ, rút ngắn được thời gian đào tạo kiến thức về công nghệ thông tin, nhanh chóng xã hội hóa hoạt động nghiên cứu, phát triển phần mềm

II.2.4. Xu hướng phát triển dịch vụ công

II.2.4.1 Xu hướng thương mại điện tử

Sự phát triển thị trường ICT còn được đánh dấu bởi sự phát triển thương mại điện

tử Thương mại điện tử (TMĐT) là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng máy tính toàn cầu

TMĐT đang phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới Tuy nhiên, sự khác biệt trong ứng dụng TMĐT giữa các nước phát triển và đang phát triển rất lớn TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất, trước hết là chi phí văn phòng, bán hàng và tiếp thị TMĐT

sẽ kích thích sự phát triển của ngành ICT tạo cơ sở cho phát triển kinh tế tri thức

II.2.4.2 Xu hướng chính phủ điện tử

Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, hầu hết các nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới đều đã tiến hành triển khai chương trình xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT), nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu ngày một tăng của xã hội, nâng cao năng lực và khả năng thích ứng, đồng thời giảm bớt chí phí hoạt động của chính phủ

Một ứng dụng tác động lớn tới thị trường ICT là các nước đang nhanh chóng triển khai xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT) “Chính phủ điện tử là Chính phủ ứng

Trang 29

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

dụng ICT để hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn” CPĐT ứng dụng ICT, cùng với quá trình đổi mới tổ chức, phương thức quản lý, quy trình điều hành, làm cho Chính phủ hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, minh bạch hơn, phục vụ nhân dân và doanh nghiệp tốt hơn và phát huy dân chủ mạnh mẽ hơn CPĐT đang trở thành

mô hình phổ biến đối với nhiều quốc gia, cung cấp dịch vụ, thông tin trực tuyến cho mọi người dân, doanh nghiệp một cách nhanh chóng, tiết kiệm, thuận lợi hơn ở khắp mọi nơi, mọi lúc

Một mô hình CPĐT hiệu quả sẽ bao gồm các mô thức giải quyết quan hệ tương tác về thông tin giữa ba chủ thể: chính phủ, doanh nghiệp và dân chúng, như Hình 1

- Thứ nhất là giữa chính phủ với nhau: Đây là cấp độ thường được khởi động trước tiên khi xây dựng một chính phủ điện tử Việt Nam hiện đã và đang có một vài hoạt động ở cấp độ này là hệ thống thông tin pháp luật trực tuyến, hệ thống này cập nhật các hoạt động của chính phủ thông qua hệ thống trang tin điện tử (website) giữa trung ương, bộ ngành và địa phương …Cấp độ tương tác e-gov này giúp cho các cơ quan hành chính chia sẻ dữ liệu, trao đổi công việc thuận tiện hơn, giảm thiểu chi phí

và thời gian hội họp không cần thiết

- Thứ hai là giữa chính phủ với doanh nghiệp: Đây là một cấp độ e-gov kỳ vọng nhất của bất cứ đề án chính phủ điện tử nào Có nhiều hoạt động trực tuyến có thể được kết nối giữa cộng đồng doanh nghiệp và chính phủ từ mức độ chuyên nghiệp như

là mua sắm hàng hóa công, đấu thầu các dự án chi tiêu công cho đến những ứng dụng đơn giản như đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư, hỏi đáp pháp luật Ở thành phố Hồ Chí Minh nỗ lực xây dựng cầu nối trực tuyến nhằm giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân thành phố chủ trì là một ví dụ …

- Cuối cùng là giữa chính phủ với dân chúng: Ở cấp độ tương tác này chính phủ

sẽ cung cấp các dịch vụ công như làm hoặc cấp mới các giấy tờ cá nhân, các chứng chỉ, đóng và hoàn thuế thu nhập, nhận trợ cấp,

Hình 1 : Tương tác thông tin giữa các chủ thể trong mô hình CPĐT

Trang 30

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

Khởi đầu, chính phủ cung cấp các biểu mẫu trên trang thông tin điện tử để người dân có thể truy cập vào tải về, dần dần phát triển các cổng thông tin điện tử tích hợp các dịch vụ công, thủ tục hành chính được truy xuất từ xa, hệ thống các ứng dụng trực tuyến phục vụ công tác, quản lý điều hành của các cơ quan chính phủ Chi phi mạng Internet băng rộng, các thiết bị không dây ngày càng rẻ hơn đã cho phép thúc đẩy triển khai chính phủ điện tử thống nhất, có mặt ở khắp mọi nơi vượt qua giới hạn về thời gian và địa lý Chính vì vậy, đã có sự điều chỉnh khi đánh giá chính phủ điện tử các nước trên thế giới, không còn tập trung phân tích tiềm năng xây dựng chính phủ điện

tử nữa mà chuyển sang xem xét hiện trạng phát triển chính phủ điện tử tại mỗi quốc gia

Từ những nhận định trên, nhận ra tầm quan trọng của ứng dụng và phát triển CNTT, nhiều quốc gia trên thế giới đã nhanh chóng xây dựng chiến lược phát triển CNTT theo điều kiện riêng của từng nước Hiện nay, tồn tại nhiều xu hướng phát triển chính phủ điện tử khác nhau Tuy nhiên, những xu hướng này đều có điểm chung là nâng cao mức độ hài lòng của xã hội, cải tiến hiệu quả và minh bạch hoạt động chính phủ và đảm bảo tính công bằng, chuẩn mực trong quản lý nhà nước

II.2.4.3 Xu hướng hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin

Nhân loại đang bước vào một thời đại kinh tế mới - thời đại của nền kinh tế tri thức, thời đại của xã hội thông tin trong đó thông tin, trí tuệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Khác với loại hình kinh tế trước đây lấy công nghiệp truyền thống làm nền tảng sản xuất, lấy nguồn tài nguyên thiên nhiên thiếu thốn và ít ỏi làm chỗ dựa để phát triển sản xuất, kinh tế thông tin lấy công nghệ cao làm lực lượng sản xuất, lấy trí lực - nguồn tài nguyên vô tận làm chỗ dựa chủ yếu, lấy ICT làm nền tảng để phát triển Trong nền kinh tế thông tin, năng lực cạnh tranh phụ thuộc chủ yếu vào năng lực thu thập, lưu trữ, xử lý và trao đổi thông tin

Để có thể tận dụng được mọi cơ hội do ICT đem lại và để đảm bảo việc đầu tư vào phát triển CPĐT và TMĐT có hiệu quả, người dân phải có nhận thức đầy đủ về các khả năng của ICT và có thể sử dụng được các tiện ích do ICT cung cấp Tại nhiều nước phát triển, Chính phủ đã cố gắng đảm bảo cho mọi người dân đều có cơ hội học tập và có được sự hiểu biết cơ bản về sử dụng công nghệ thông tin Ở một số nước phát triển khác, khóa đào tạo đầu tiên cho những người thất nghiệp là khoá đào tạo về công nghệ thông tin miễn phí bởi vì Chính phủ nhận rõ được tầm quan trọng của công nghệ thông tin đối với cơ hội tìm việc làm cho những người này

II.2.5. Xu hướng phát triển CNTT toàn cầu

Hiện tại đang có 6 xu hướng chính về công nghệ thông tin - truyền thông, các ứng dụng và dịch vụ ở tất cả các doanh nghiệp trên thế giới, đặc biệt tại các nước công

Trang 31

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

nghiệp phát triển Đó là [6] :

II.2.5.1 Xu hướng tăng tốc độ thay đổi

Trong khi nhiều công ty lớn vẫn có thể tiếp tục chi phối việc cung cấp hạ tầng phần cứng và nhiều dịch vụ ICT, mô hình kinh doanh của họ đang dần thay đổi Các đối thủ lớn, các hãng thứ ba, các đối tác về mạng, các mô hình kinh doanh mới và người dùng cá nhân đang góp phần tạo ra những lựa chọn khác trên thị trường quốc tế hoá

Những phát triển dồn dập về công nghệ và mối liên kết ngày càng tăng giữa con người, cơ sở dữ liệu, và các đối tượng, đã góp phần tạo ra đổi mới và sáng tạo, và thúc đẩy sự thay đổi ngày càng nhanh nói trên

II.2.5.2 Xu hướng đa dạng hóa cơ sở hạ tầng phần cứng và mạng băng rộng tốc độ cao hơn

Những bước tiến trong việc đa dạng hoá hạ tầng phần cứng và mạng băng rộng

đã báo hiệu một viễn cảnh nhiều lựa chọn hạ tầng hơn, với băng thông cao hơn Có rất nhiều kênh phân phối các nội dung chuyên biệt như quảng bá di động, dịch vụ trên nền

IP, truyền thông mặt đất và vệ tinh Cách thức truy cập mạng có thể là kết hợp giữa truy cập chia sẻ/truy cập mở với các hệ thống đóng Những thành tựu về thiết kế vô tuyến thông minh và kết nối phân tán đang làm tăng sự phổ biến của kết nối không dây

so với kết nối dây

1) Mạng băng rộng

+ Mạng băng rộng sử dụng hàng loạt công nghệ truyền dữ liệu khác nhau, bao gồm cáp quang (FTTx), xDSL (như ADSL, ADSL2+ và VDSL), cáp HCF và mạng không dây (như WiMax, HSDPA, LTE và iBurst), cho phép nâng tốc độ truyền dữ liệu lên cao hơn hẳn so với các dịch vụ băng hẹp

+ Sự phát triển băng thông là tất yếu để đáp ứng nhu cầu đang tăng nhanh về truyền nhận dữ liệu và multimedia 2 chiều Tính trung bình, tốc độ mạng băng rộng cao nhất thế giới là ở Nhật, với các dịch vụ cáp quang có tốc độ truy cập mạng cục bộ lên tới gần 100 Mbit/s Với mạng diện rộng (WAN), đã xuất hiện một chuẩn mới có thể mở rộng lên hơn 10 Gbit/s sử dụng công nghệ cáp quang, và dịch vụ này đang chuẩn bị được triển khai

2) Phát quảng bá số

+ Dịch vụ phát quảng bá vô tuyến và TV đang trong quá trình số hóa Truyền hình số mặt đất cũng đang cạnh tranh với truyền hình số vệ tinh và cáp Ở các thị trường nước ngoài, khi đã có băng thông đủ lớn (6 Mbits/s), các dịch vụ tương tự phát quảng bá có thể được cung cấp qua Internet (IPTV) với giá hấp dẫn Trên thị trường kết nối toàn cầu, các nội dung phát quảng bá tại địa phương sẽ phải cạnh tranh với các

Trang 32

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

nội dung số được phát trực tiếp ở nước ngoài

+ Việc phân phối các nội dung hình ảnh qua điện thoại di động cũng đang phát triển và là một cách khác để xem nội dung số trên TV và PC Nói chung, sự phát triển của lĩnh vực này phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của chuẩn DVB-H Ngoài ra, dịch

vụ vô tuyến số (digital radio) cũng có thể cung cấp các nội dung như văn bản, multimedia và nhạc cho tải về

3) Hệ thống vô tuyến thông minh

+ Hiện tại, một số tính năng của vô tuyến thông minh đã trở thành hiện thực,

và hàng loạt công nghệ mới trong lĩnh vực này sẽ tiếp tục được phát triển trong thập

kỷ tới Trong đó, 2 công nghệ nổi bật là vô tuyến tự nhận thức (cognitive radio - CR)

và vô tuyến do phần mềm quản lý (software-defined radio - SDR) Đây là các công nghệ đang phát triển rất nhanh, dùng chung phổ tần số mà không bị nhiễu Về lý tưởng, CR có thể tự mình thích nghi phổ tần một cách tích cực khi có những điều kiện

về tần số sóng vô tuyến như nhiễu hay nhu cầu (số người dùng và các ứng dụng của họ)

+ Các tham số hoạt động của SDR không phải do phần cứng quy định, mà được quản lý bởi phần mềm Điều đó cho phép điều chỉnh sang các tần số khác nhau

và việc điều biến có thể thực hiện trên một phổ tần số rất rộng Theo thiết kế, SDR có thể truyền/nhận nhiều dạng sóng vô tuyến khác nhau bằng cách sử dụng những phần mềm riêng SDR có thể được nâng cấp rất nhanh và hoạt động cực kỳ linh hoạt

4) Mạng cảm biến (sensor network): Mạng cảm biến là thuật ngữ để chỉ các

thông tin và cảm biến được tích hợp sẵn trong vật liệu và môi trường Một ví dụ điển hình của lĩnh vực này là việc xây dựng và triển khai các thẻ RFID bị động (passive RFID tag) RFID (Radio Frequency Identification – Nhận dạng tần số vô tuyến) là công nghệ ra đời từ khá lâu Các chip dữ liệu không dây cực nhỏ được cấy vào các vật thể, chẳng hạn như cửa kiểm tra an ninh hoặc cổ tay áo một bệnh nhân, và sẽ cho phép truy vấn vào các nội dung mong muốn Điều này mở ra hàng loạt các ứng dụng về kinh doanh và tiêu dùng Các phần tử trong mạng cảm biến có thể thông báo vị trí,

danh tính, lịch sử, tình trạng hoạt động và nhu cầu vận hành của bản thân chúng

5) Mạng tế bào (mesh network): Mạng tế bào cho phép các thiết bị không dây

hình thành nên những mạng ngang hàng trên những vùng diện tích lớn với chi phí thấp, băng thông cao, tự cấu hình, và tự sửa chữa, không cần đến quản lý truy cập và các điểm kiểm soát nút mạng Mạng tế bào đang được sử dụng cho an ninh biên giới

và truyền thông tại các sự kiện công cộng quy mô lớn

6) Các kỹ thuật truyền nội dung multimedia hiệu quả hơn: Những tiến bộ về

công nghệ đã giúp tăng lượng dữ liệu có thể truyền được trên cùng một hạ tầng phần

cứng sẵn có Các tiến bộ này chủ yếu bao gồm:

Trang 33

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

+ Dồn kênh: số kênh có thể hỗ trợ trên cùng hạ tầng, kể cả không dây, cáp đồng hay cáp quang;

+ Mã hóa: chuyển đổi một tín hiệu từ định dạng này sang định dạng khác;

+ Nén: kỹ thuật dùng để giảm số lượng dữ liệu thực tế cần truyền trong khi vẫn duy trì được nội dung ban đầu;

+ Hiệu chỉnh lỗi: kỹ thuật dùng để xác định, hiệu chỉnh hoặc giảm tác động của lỗi trong quá trình truyền tín hiệu số

7) Công nghệ xác định vị trí và nhận định khung cảnh (context-aware): Các

thiết bị không dây ngày càng có thể xác định chính xác vị trí của một người dùng Các dịch vụ xác định vị trí đang ngày càng phát triển nhờ các thiết bị hoặc đối tượng có kết nối RFID và GPS (Global Positioning System – hệ thống định vị toàn cầu) GIS (Geographic Information System – hệ thống thông tin địa lý) cũng đang được triển khai rộng rãi cho các yêu cầu như tìm đường đi, xác định địa điểm hoặc chỉ dẫn dịch

vụ khẩn cấp Ví dụ về các dịch vụ xác định địa điểm: điện thoại di động cung cấp thông tin tiếp thị dựa theo địa điểm, thông tin giao thông theo thời gian thực, giám sát

xe cộ, giám sát phạm nhân bị quản thúc, v.v Ngoài ra, chức năng GPS cũng đã được

tích hợp vào trong điện thoại di động, thiết bị cầm tay và xe ô tô

8) Các công nghệ dành cho hệ thống vận tải thông minh: Các hệ thống vận tải

thông minh (Intelligent Transportation Systems – ITS) sử dụng rất nhiều công nghệ không dây Khi được tích hợp vào cơ sở hạ tầng giao thông và xe cộ, các công nghệ này sẽ giúp giám sát và quản lý luồng giao thông, giảm tắc nghẽn, giúp khách du lịch tìm đường đi khác, tăng cường an toàn giao thông Các công nghệ ITS đều sử dụng mô hình DSRC (Dedicated Short Range Communications – truyền thông tầm ngắn chuyên

dụng)

9) Các dịch vụ vệ tinh: Vệ tinh đang dần thay thế một số cơ sở hạ tầng truy cập

trên mặt đất Hoàn toàn không phải chỉ dành cho những thị trường riêng có mật độ dân

số thấp và diện tích lớn, vệ tinh đã trở thành phương thức truy cập phổ thông cho nhiều dịch vụ chủ đạo, chẳng hạn các dịch vụ xem TV trả phí Đối với điện thoại, các dịch vụ di động ngày càng được mở rộng cho những vùng xa thông qua vệ tinh Các dịch vụ băng rộng trên máy bay chỉ có thể được cung cấp bằng vệ tinh, mà đây đang được coi là một tiện ích coi bản trên các chuyến bay thương mại quốc tế Ngoài truyền thông, dự báo thời tiết và các ngành khoa học cũng sẽ tăng cường sử dụng công nghệ

vệ tinh

II.2.5.3 Xu hướng kết nối phân tán

Kết nối phân tán bao gồm cả kết nối mạng máy tính và các dịch vụ multimedia trên nền IP Đáng chú ý nhất là xu hướng này đang được ứng dụng để tích hợp quy

Trang 34

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

trình xử lý thông tin trong mọi hoạt động và lĩnh vực của đời sống, chứ không chỉ bó hẹp trong máy tính để bàn, nên còn được gọi là điện toán khắp nơi (ubiquitous computing)

1) Công nghệ mạng máy tính: Lĩnh vực này bao gồm kết nối mạng ngang hàng,

lưu trữ, nén và xử lý dữ liệu, kiến trúc giao diện nền và tích hợp hệ thống Chi phí lưu trữ đang tiếp tục giảm xuống, trong khi nhu cầu vẫn tăng Với công nghệ bộ nhớ flash hay lưu trữ thể rắn (solid state), không có bộ phận nào chuyển động như trong ổ cứng,

vì vậy dung lượng lưu trữ tăng lên, còn kích thước thiết bị giảm đi (ví dụ: máy nghe nhạc iPod nhỏ hơn và có dung lượng lưu trữ hàng gigabyte) Máy tính nói chung, bao gồm cả PC, bộ chơi game, các thiết bị di động, vẫn không ngừng tăng khả năng xử lý

và lưu trữ

2) Các dịch vụ trên nền IP: Công nghệ truyền trên nền giao thức Internet

(Internet protocol – IP) đang thúc đẩy việc thiết kế và sử dụng sự hội tụ của các nền viễn thông và các mạng viễn thông Chuẩn hóa các mạng trên nền IP là một hoạt động quốc tế quan trọng Hệ thống phụ multimedia trên IP (IP Multimedia Subsystem – IMS), do công nghiệp truyền thông di động xây dựng, là một kiến trúc hệ thống mở hỗ trợ hàng loạt các dịch vụ multimedia trên nền IP thông qua các mạng chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói Một số ứng dụng điển hình cho dịch vụ trên nền IP là thoại

trên IP (Voice over IP – VoIP) và IPTV

II.2.5.4 Xu hướng công nghệ quản lý mạng và nội dung

Những chủ đề chính trong xu hướng này là tăng cường sử dụng các công nghệ giám sát nội dung, và nhu cầu cải tiến bảo mật điện tử và quản lý danh tính Gần đây, nhận thức về việc cải tiến để tiết kiệm năng lượng cũng trở nên rõ ràng hơn, nhất là việc sử dụng phát điện nhỏ kiểu phân tán trong các lưới điện thông minh

1) Các công nghệ giám sát nội dung

+ Các công nghệ giám sát nội dung bao gồm DPI (deep packet inspection – kiểm tra gói mức sâu) và phần mềm lọc nội dung

+ DPI kiểm tra cấu trúc bên trong của gói tin để xác định nội dung Nếu được các ISP (internet service providers - nhà cung cấp dịch vụ Internet) triển khai, nó có thể giúp họ hiểu thêm về người dùng và luồng dữ liệu lưu thông ISP có thể chặn, định hướng, giám sát hoặc ưu tiên cho luồng dữ liệu đó theo bất kỳ hướng nào

+ Phần mềm lọc nội dung dùng để chặn truy cập đến một nội dung xác định hay một phạm trù nội dung Công nghệ này có thể được người dùng cuối triển khai tại nhà hoặc được ISP triển khai trên mạng

2) Bảo mật điện tử (e-security): Các ứng dụng Internet như email và trình duyệt

web đang được sử dụng ngày càng nhiều trong kinh doanh cũng như các quan hệ xã hội, và do đó tội phạm có tổ chức cũng đang gia tăng chú ý vào các hoạt động tội

Trang 35

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

phạm trên Internet Thương mại điện tử phát triển nhanh chóng, và tỉ lệ với nó là các

vụ xâm nhập mạng máy tính phức tạp, do đó việc duy trì và cải tiến mức độ bảo mật của các giao dịch trên Internet trở thành ưu tiên hàng đầu, để chống lại việc đánh cắp thông tin cá nhân hay phát tán phần mềm độc hại qua thư rác, hay tấn công website theo hình thức từ chối dịch vụ Các giải pháp tăng cường thẩm định và xác thực cho các giao dịch Internet đang được nghiên cứu phát triển, và dành cho cả ngân hàng điện

tử (internet banking) lẫn các tác vụ truyền thông bình thường như email

3) Quản lý danh tính (identity management): Danh tính số (digital identity) là

một tập hợp các thuộc tính của một thực thể như người, dịch vụ, thiết bị hay ứng dụng

Để khẳng định một danh tính cụ thể trong mỗi trường hợp, cần phải có sự trao đổi thông tin 2 chiều liên quan đến việc cung cấp một dịch vụ hay ứng dụng cụ thể, mặc

dù thông tin đó có thể nhạy cảm hoặc mang tính cá nhân Cấu trúc, bảo mật, lưu trữ, khả năng tương tác và tính sẵn sàng của danh tính số là những yêu cầu chính của Khuôn khổ quản lý danh tính (Identity Management – IdM) do Liên minh Viễn thông

quốc tế đưa ra nhằm thúc đẩy quy trình chuẩn hóa các thuộc tính của danh tính số

4) Truy cập và quản lý các công nghệ nội dung số: Quản lý bản quyền số

(Digital rights management – DRM) là quy trình kiểm soát và bảo vệ sở hữu trí tuệ trong các nội dung được lưu trữ dưới dạng số, bao gồm tài liệu, tranh ảnh, âm thanh, video DRM cố gắng hạn chế tối đa những việc người dùng có thể làm với nội dung

đó, kể cả khi người đó là chủ sở hữu Việc thực hiện quản lý bản quyền số có thể kết hợp giữa các quy trình mã hóa và xác thực, truy cập có điều kiện Các công nghệ này

có thể được tích hợp trong hệ điều hành hoặc phần mềm của chương trình, hoặc trong

phần cứng của thiết bị

5) Các ứng dụng tiết kiệm năng lượng: Con người ngày càng nhận thức sâu sắc

về ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu và nhu cầu tiết kiệm năng lượng Công nghiệp truyền thông chính là một trong những ngành sử dụng nhiều năng lượng nhất, từ các thiết bị đến các hoạt động lắp đặt, sản xuất Hệ quả là bản thân ngành công nghiệp này phải có trách nhiệm giảm tiêu thụ năng lượng, thông qua các chính sách, tiêu chuẩn và quy chế quản lý thiết bị Đồng thời, các công nghệ, cải tiến và thành tựu của ngành này

lại hỗ trợ các ngành khác sử dụng năng lượng hiệu quả hơn

II.2.5.5 Xu hướng các dịch vụ trên nền web và các mạng xã hội

Các công nghệ trên nền web, với chủ đề trung tâm là “Web 2.0”, đã mở ra kỷ nguyên nội dung do người dùng tạo ra (user-generated content – UGC), và cập nhật dữ liệu kèm theo dịch vụ tái sử dụng một cách liên tục, thông suốt Từ một vài năm nay, web đã giúp xây dựng và phát triển những cải tiến có tính cách mạng Web đang trở thành một thực thể vừa là nền tảng vừa là cơ sở dữ liệu Ví dụ như các ứng dụng do bên thứ ba phát triển trong giao diện lập trình ứng dụng (applications programming

Trang 36

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

interface – API), cho phép tương tác giữa các chương trình trên các máy tính nối mạng, mashup (nội dụng lấy từ nhiều website) và widget (đoạn mã nhỏ gọn mà bất cứ người dùng nào cũng có thể cài đặt và chạy trên website của mình) Các công nghệ và chủ đề nổi bật trong xu hướng này hiện này là: Các mạng xã hội (social networking sites – SNS) như MySpace, Facebook; web di động; TV Internet; điện toán đám mây (cloud computing); danh tính ảo; web có ngữ nghĩa (semantic web)

II.2.5.6 Xu hướng tiếp tục đổi mới về khoa học và công nghệ

Tổng hợp lại, đổi mới về khoa học công nghệ đang tiếp tục tạo ra những tiến bộ vượt bậc trong năng lực xử lý máy tính, công nghệ màn hình hiển thị, trí tuệ nhân tạo

và công nghệ nano Cụ thể là bộ xử lý máy tính vẫn tiếp tục tăng gấp đôi tốc độ sau 18 tháng theo định luật Moore; màn hình đang chuyển từ dạng ống phóng tia âm cực (cathode ray tube – CRT) truyền thống sang tinh thể lỏng (liquid crystal display – LCD), plasma và màn phát electron (Electron-emitter Display – SED); trí tuệ nhân tạo giúp người máy ngày càng thông minh hơn, chúng có thể đi xuống cầu thang, nói như con người và làm theo lệnh của người; và công nghệ nano đang góp phần tạo ra những sản phẩm thương mại ưu việt hơn trên thị trường, từ pin cho tới máy ảnh số, điện thoại

di động và màn hình phẳng

II.3 Xu hướng phát triển thông tin truyền thông ở Việt Nam

II.3.1. Xu hướng phát triển hạ tầng viễn thông và Internet

Cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet Việt Nam đi thẳng vào công nghệ hiện đại, phát triển nhanh, đa dạng hoá, cung cấp dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo an toàn thông tin, giá cước thấp Trong Quyết định số 32/2012 ngày 27/07/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt Quy hoạch phát triển Viễn thông quốc gia đến năm 2020

đã nêu rõ một số chỉ tiêu phát triển như sau:

- Đến năm 2015:

+ Tỷ lệ đường dây thuê bao cố định 15-20 đường/100 dân; tỷ lệ thuê bao điện thoại di động 140 máy/100 dân; tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng cố định từ 6 - 8 thuê bao/100 dân; tỷ lệ thuê bao băng rộng di động 20 - 25 thuê bao/100 dân;

+ Tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại cố định 40 - 45%; tỷ lệ hộ gia đình có truy cập Internet 15 - 20%; tỷ lệ người sử dụng Internet 40 - 45% dân số;

+ Phủ sóng thông tin di động đến trên 90% dân số trên cả nước;

+ Trên 90% các xã có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng được kết nối Internet băng rộng;

+ Tốc độ tăng trưởng viễn thông đạt khoảng 1,5-2 lần tốc độ tăng trưởng của GDP Tổng doanh thu viễn thông đạt từ 10 - 12 tỷ USD, chiếm khoảng 7-8% GDP

Trang 37

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

- Đến năm 2020:

+ Tỷ lệ đường dây thuê bao cố định 20 - 25 đường/100 dân; tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng cố định 15-20 thuê bao/100 dân; tỷ lệ thuê bao băng rộng di động

35 - 40 thuê bao/100 dân;

+ Tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại cố định 40 - 45%; tỷ lệ hộ gia đình có truy cập Internet 35 - 40%; tỷ lệ người sử dụng Internet 55 - 60%;

+ Phủ sóng thông tin di động đến trên 95% dân số cả nước, các tuyến đường giao thông, quốc lộ, tỉnh lộ, các điểm trọng yếu kinh tế, quốc phòng, an ninh;

+ 100% các xã có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng được kết nối Internet băng rộng;

+ Tốc độ tăng trưởng viễn thông đạt khoảng 1,2 - 1,5 lần tốc độ tăng trưởng của GDP Tổng doanh thu viễn thông đạt từ 15-17 tỷ USD, chiếm khoảng 6-7% GDP

II.3.2. Xu hướng hình thành và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin

Việt Nam trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn và tin cậy của các đối tác quốc tế, đặc biệt là các tập đoàn CNTT lớn Việt Nam trở thành một trung tâm của khu vực về lắp ráp thiết bị điện tử, viễn thông và máy tính, sản xuất một số chủng loại linh, phụ kiện, và thiết kế chế tạo thiết bị mới Công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng, có tốc độ tăng trưởng trung bình 20-25% một năm, đạt tổng doanh thu khoảng 6-7 tỷ USD vào năm 2010 Máy tính cá nhân, điện thoại di động và phần mềm mang thương hiệu Việt Nam chiếm lĩnh được tối đa thị phần trong nước, và xuất khẩu không ít hơn 1 tỷ USD Việt Nam sẽ phát triển công nghiệp phần mềm, tiến tới xuất khẩu phần mềm Công nghiệp nội dung sẽ từng bước phát triển

II.3.3. Xu hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông

ICT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trong tất cả các ngành nhằm xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, CPĐT, doanh nghiệp điện

tử, giao dịch và TMĐT, Trên 50% người lao động, 80% thanh niên biết sử dụng các ứng dụng của ICT 100% số xã có điểm bưu điện văn hoá và trung tâm giáo dục cộng đồng có kết nối Internet 80% dịch vụ hành chính công cơ bản được cung cấp trực tuyến Trên 50% các loại dịch vụ công cơ bản được cung cấp thông tin và giao dịch trực tuyến 90-100% doanh nghiệp ứng dụng ICT vào quản lý, điều hành và phát triển nguồn lực, quảng bá thương hiệu, tiếp thị, mở rộng thị trường 50-60% doanh nghiệp ứng dụng ICT vào cải tiến, tự động hoá các quy trình sản xuất, thiết kế, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm 25-30% tổng số giao dịch của các ngành thực hiện qua giao dịch điện tử

II.3.4. Xu hướng phổ cập Internet và công nghệ thông tin, truyền thông

Đẩy mạnh việc phổ cập điện thoại cố định và Internet đến tất cả các xã trong cả

Trang 38

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

nước Đến năm 2015 đảm bảo 100% số xã có điểm truy nhập dịch vụ điện thoại công cộng, trên 90% các xã có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng được kết nối Internet băng rộng (ngoài bưu điện văn hoá xã và trung tâm giáo dục cộng đồng), 100% số huyện và hầu hết các xã trong các vùng kinh tế trọng điểm được cung cấp dịch vụ Internet băng rộng Theo số liệu nghiên cứu mới nhất, cả nước hiện có khoảng 26,8 triệu người, bằng khoảng 31% dân số sử dụng internet, đạt tốc độ gia tăng bình quân trong giai đoạn 2000 - 2010 là 12,03%, đây là tốc độ tăng trưởng người dùng internet nhanh nhất trong khu vực

II.3.5. Xu hướng ứng dụng công nghệ và CNTT trong bưu chính [6]

Công nghệ và công nghệ thông tin đã đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động của các doanh nghiệp bưu chính tại các nước công nghiệp phát triển từ nhiều năm nay Trong tương lai, đây vẫn sẽ được coi là lĩnh vực mũi nhọn cần đầu tư để giải phóng sức lao động thủ công, tăng năng suất và tốc độ xử lý – khai thác bưu gửi, đồng thời hợp nhất mọi thông tin phát sinh về khách hàng – sản phẩm, phục vụ công tác quản lý

và nâng cao chất lượng dịch vụ

Bưu chính nhiều nước như Đan Mạch, Đức, New Zealand vẫn đang tiếp tục đầu

tư, nâng cấp các hệ thống tự động hoá hiện có và thay thế bằng hệ thống hiện đại hơn, nhanh hơn, như các máy chia thư thế hệ mới, máy CFC (phân loại, lật mặt, xoá tem), các hệ thống OCR/VCS giúp nhận dạng và xử lý ảnh để số hoá thông tin trên bưu gửi, góp phần đẩy nhanh quá trình khai thác Đối với các hệ thống tự động hoá này, đang

có một xu hướng chung là “online hoá” toàn bộ thông tin phát sinh để quản lý trong một cơ sở dữ liệu tập trung nhằm chống thất thoát doanh thu và giúp cho việc điều phối các nguồn lực sản xuất được nhanh hơn, hiệu quả hơn Các nhà sản xuất thiết bị lớn như Siemens, Pitney Bowes, Neopost cũng đang đi theo hướng này nhằm đáp ứng nhu cầu của Bưu chính các nước

Ngoài ra, trong bối cảnh sản lượng thư vật lý trên toàn thế giới đang giảm dần, các nhà sản xuất thiết bị tự động hoá đang lựa chọn giải pháp tích hợp nhiều tính năng trong một để tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành cho nhà khai thác, chẳng hạn một máy có thể đồng thời chia chọn cả bưu phẩm và bưu kiện Đồng thời, xu hướng kết nối đồng bộ các trang thiết bị công nghệ và phần mềm ứng dụng đi kèm vào một cơ sở dữ liệu hợp nhất cũng trở nên ngày càng phổ biến Chẳng hạn, Bưu chính Áo đang phát triển hệ thống truy tìm – định vị kết hợp với phần mềm, các công nghệ RFID (radio frequency identification), OCR (optical character recognition) và VCS (video coding system) để thu thập và lưu trữ tập trung toàn bộ địa chỉ của các khách hàng, sau đó tính toán lộ trình vận chuyển tối ưu cho bưu kiện và thực hiện chia chọn hoàn toàn tự động

Song song với xu hướng trên, có một giải pháp khác mới được phát minh và áp

Trang 39

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

dụng tại hãng chuyển phát TNT (với sự hỗ trợ của nhà sản xuất thiết bị NEC) Đó là tách biệt phần mềm khỏi phần cứng trong quá trình chia chọn, và sử dụng hệ thống ra quyết định độc lập – EDS (external decision system) Trước đây, mỗi lần muốn thêm dịch vụ hoặc tính năng mới trên các hệ thống máy móc cũ, TNT phải thay đổi hoặc bổ sung phần mềm khá tốn kém và vất vả TNT đã quyết định trích xuất thông tin từ trong máy ra ngoài, và do vậy việc vận hành máy giống như một người quản lý luồng công việc (workflow) Máy vẫn chạy như một máy CFC (phân loại, lật mặt, xoá tem) thông thường, nhưng việc điều khiển các hoạt động và các phép đo sẽ do EDS đảm nhiệm, bằng cách lắp thêm cân điện tử và các camera để cân và nhận diện các bưu gửi đã được chia EDS sẽ phân tích các kết quả thu được để giúp người quản lý biết liệu mỗi bưu gửi có bị in thiếu cước, quá cước, hay đúng quy định Công nghệ EDS cũng giúp phân hướng các thư trả lời cho các khách hàng khác nhau, chia và đếm số bưu gửi của mỗi khách hàng cá nhân, sau đó cân và gửi thông tin từ EDS đến hệ thống xuất hoá đơn cho khách hàng Máy đầu tiên áp dụng EDS được lắp đặt vào tháng 4/2011, và các máy còn lại sẽ được triển khai trước tháng 11/2012

Tóm lại, về mặt kỹ thuật, các công nghệ hiện đại đang và sẽ được áp dụng tại bưu chính một số nước công nghiệp trên thế giới là:

- Công nghệ tự động hoá:

+ Sử dụng các hệ thống nhúng và bộ điều khiển khả trình (PLC), công nghệ điều khiển độ chính xác gia công cơ khí để tự động hoá quy trình chia chọn bưu gửi + Sử dụng công nghệ nhận dạng chữ viết – hình ảnh – chuyển động để số hoá thông tin khách hàng trên bưu gửi và giám sát trạng thái cho các hệ thống chia chọn tự động

+ Ứng dụng các hệ thống tích hợp cho tự động hoá quy trình thao tác tại quầy giao dịch

- Công nghệ thông tin:

+ Sử dụng công nghệ xác định vị trí như GPS – GIS – RFID để xác định thông tin vị trí khách hàng cho xe và nhân viên bưu chính, giám sát phương tiện vận chuyển,

và truy tìm – định vị bưu gửi

+ Sử dụng các công nghệ thông tin tiên tiến như ảo hoá, điện toán đám mây, mạng thế hệ mới (NGN) để hiện đại hoá mạng tin học bưu chính

+ Ứng dụng phần mềm và công nghệ RFID cho quản lý chất lượng

+ Ứng dụng phần mềm và các thuật toán tối ưu để quy hoạch mạng khai thác bưu chính và hành trình vận chuyển của xe bưu chính

- Công nghệ “xanh”: các công nghệ tiết kiệm năng lượng hoặc sử dụng năng lượng thay thế trong hoạt động sản xuất (như điện gió, điện mặt trời), vận chuyển (xe điện “lai”, xe chạy bằng khí sinh học), góp phần giảm lượng khí thải độc hại và bảo vệ

Trang 40

Thuyết minh đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN

VÀ TRUYỀN THÔNG (ITU, IEC, ISO,…) VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

môi trường

II.3.6. Xu hướng phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, truyền thông

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của đất nước Đào tạo về công nghệ thông tin tại các trường đại học trọng điểm đạt trình độ và chất lượng tiên tiến trong ASEAN cả về kiến thức,

kỹ năng thực hành và ngoại ngữ

Quan điểm phát triển nguồn nhân lực ICT:

- Phát triển nguồn nhân lực ICT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển và ứng dụng ICT Phát triển nguồn nhân lực ICT phải đảm bảo chất lượng, đồng bộ, chú trọng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao

- Phát triển nguồn nhân lực ICT phải gắn kết chặt chẽ với quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đổi mới giáo dục đại học Đổi mới cơ bản và toàn diện đào tạo nhân lực ICT theo hướng hội nhập và đạt trình độ khu vực và quốc tế, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển ICT của đất nước, của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế

- Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế, phát huy mọi nguồn lực trong nước và thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực ICT

- Xác định rõ quy mô, cơ cấu, chương trình đào tạo, công tác biên soạn, cung cấp giáo trình, tài liệu phục vụ đào tạo ở các cấp học, trình độ đào tạo, tuyển sinh đáp ứng theo nhu cầu của xã hội và của thị trường trong nước và ngoài nước Lấy năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động của người học khi tốt nghiệp, làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp làm căn cứ đánh giá kết quả, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ICT

Định hướng phát triển nguồn nhân lực ICT đến năm 2020:

- Xây dựng nguồn nhân lực ICT đủ phẩm chất, năng lực làm chủ công nghệ, kỹ thuật hiện đại, với cơ cấu hợp lý, đáp ứng kịp thời và thường xuyên nhu cầu xây dựng

và phát triển xã hội thông tin và kinh tế tri thức Đảm bảo đủ nhân lực ICT phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước và một phần thị trường nước ngoài Không ngừng nâng cao nhận thức, phổ cập kiến thức và kỹ năng sử dụng các ứng dụng và dịch vụ ICT cho toàn xã hội Đến năm 2020, 70% lao động trong các doanh nghiệp được đào tạo về ICT

- Nâng cao chất lượng và tăng số lượng giảng viên, giáo viên CNTT, điện tử, viễn thông ở các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề Đến năm 2020, trên 90% giảng viên đại học và trên 70% giảng viên cao đẳng về ICT có trình độ thạc sĩ trở lên, trên 30% giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên dạy tin học cho các cơ sở giáo dục phổ thông Đến năm 2020, toàn bộ học sinh các cơ sở giáo dục phổ

Ngày đăng: 15/03/2019, 00:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w