1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu kinh nghiệm của Hungary về phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, vận dụng vào việt nam

137 463 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 706,14 KB

Nội dung

II- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: 1- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các loại hình tổ chức hoạt động chuyển giao trong lĩnh vực khoa học và công nghệ ở H

Trang 1

Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học kinh tế quốc dân

Báo cáo tổng kết đề tài theo nghị định thư

Nghiên cứu kinh nghiệm của hunggary

Về phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ

Vận dụng vào việt nam

Chủ nhiệm đề tài: Pgs, tskh lê du phong

6553

24/9/2007

hà nội - 2006

Trang 2

Danh mục Bảng

Biểu 1.1: Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ giai đoạn 2000- 2004

Biểu số 2.2: Số lượng doanh nghiệp trong mỗi vườn ươm

và số nhân viên trong từng doanh nghiệp

Biểu số 2.3: Chuyên môn của từng doanh nghiệp trong các vườn ươm

Biểu số 2.4: Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong

vườn ươm doanh nghiệp tại các địa phương

Biểu số 2.5: Chuyên ngành của các doanh nghiệp trong các vườn ươm

Biểu số 2.6: Số người lao động trong từng doanh nghiệp trong vườn ươm

Biểu số 2.7: khoảng thời gian doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của vườn ươm Biểu số 2.8: Đặc điểm giới tính, độ tuổi và ngành nghề của người lao động trong vườn ươm doanh nghiệp

Biểu số 2.9: Xu hướng phát triển của các doanh nghiệp trong vườn ươm

Biểu số 2.10: Nhu cầu về dịch vụ của các doanh nghiệp trong vườn ươm

Biểu số 2.11: sự hài lòng của doanh nghiệp đối với dịch vụ của vườn ươm

Biểu số 2.12: đánh gía lợi ích khi sử dụng các dịch vụ của vườn ươm

Biểu số 2.13: Thời gian doanh nghiệp rời vườn ươm ra tự lập bên ngoài

Trang 3

Lời nói đầu

I- Sự cần thiết của đề tài:

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ trong hai thập kỷ vừa qua đã làm thay đổi một cách toàn diện và sâu sắc cơ cấu và phương thức hoạt

động của nền kinh tế toàn cầu nói chung, của từng quốc gia nói riêng Nếu như trước đây sự phát triển của các nền kinh tế chủ yếu dựa vào sự phong phú, đa dạng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thì ngày nay nó dựa nhiều hơn vào khoa học, vào trí tuệ Hàm lượng giá trị trí tuệ trong từng sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường ngày nay cao hơn gấp nhiều lần so với trước Nếu trước kia nông nghiệp, rồi sau đó là công nghiệp giữ vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân, thì ngày nay vị trí đó đã nhường chỗ cho khu vực dịch vụ Nói cách khác, khoa học công nghệ ngày nay không còn cách biệt, không còn xa vời

đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nữa, mà đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển Quốc gia nào nhận thức đúng

vị trí của khoa học, công nghệ, có đầu tư thoả đáng cho nó và có phương thức tổ chức nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn cuộc sống hữu hiệu, quốc gia đó sẽ phát triển nhanh, ngược lại chắc chắn sẽ rơi vào tụt hậu, chậm phát triển

Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, đặc biệt là việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào cuộc sống là một công việc vô cùng khó khăn, phức tạp và trong thực tiễn không phải nước nào cũng đạt

được thành công như mong muốn Bởi vậy việc tìm ra phương thức thích hợp để chuyển giao các kết quả nghiên cứu ra sản xuất xã hội một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất là đòi hỏi bức xúc của không ít nước trên thế giới hiện nay, trong đó có Việt Nam

ở Việt Nam, trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng và Chính phủ cũng

đã chú ý tạo điều kiện cho việc đưa các kết quả nghiên cứu khoa học vào ứng dụng trong các hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ Ngày 28/1/1992 Hội

đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ) đã có nghị định 35-HĐBT về công tác quản

lý khoa học và công nghệ, trong đó cho phép thành lập các tổ chức khoa học- công nghệ hoạt động độc lập, theo cơ chế thị trường; Ngày 27/3/98 Thủ tướng Chính phủ có quyết định 68/1998/QĐ-TTg cho phép thí điểm thành lập doanh nghiệp Nhà nước trong các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu

Trang 4

Tuy nhiên, cho đến nay kết quả mang lại vẫn chưa được như mong muốn Các tiến bộ khoa học-công nghệ vẫn rất khó đưa được vào thực tiễn cuộc sống, mặc dù trình độ công nghệ của toàn bộ nền kinh tế nước ta vẫn đang ở mức rất khiêm tốn Làm thế nào để chuyển giao nhanh các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong sản xuất - kinh doanh - dịch vụ vì thế vẫn làm một câu hỏi chưa tìm

được lời giải thoả đáng

Là những nước cùng chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường, Hungary và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về kinh tế, chính trị, xã hội và nhân văn Hungary còn là quốc gia có nền khoa học công nghệ phát triển khá sớm, thị trường khoa học - công nghệ của nước này đã bước

đầu được hình thành Từ sau khi chuyển đổi nền kinh tế, Hungary đã có nhiều hình thức chuyển giao khoa học - công nghệ khá hiệu quả, đáng chú ý là việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, việc xây dựng các vuờn ươm doanh nghiệp công nghệ

Xuất phát từ điều kiện và hoàn cảnh của nước ta hiện nay, chúng tôi cho rằng những kinh nghiệm của Hungary trong việc chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học - công nghệ cho các cơ sở sản xuất - kinh doanh - dịch vụ là khá phù hợp với Việt Nam Do đó chúng tôi chọn vấn đề : " Nghiên cứu kinh nghiệm của Hungary về phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học

và công nghệ, vận dụng vào Việt Nam" làm chủ đề nghiên cứu của mình

II- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

1- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các loại hình tổ chức hoạt động chuyển giao trong lĩnh vực khoa học và công nghệ ở Hungary

2- Phân tích thực trạng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các loại hình tổ chức hoạt động chuyển giao trong lĩnh vực khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của nó

3- Kiến nghị với Đảng và Chính phủ Việt Nam các giải pháp chủ yếu nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hình thức tổ chức hoạt động chuyển giao trong lĩnh vực khoa học công nghệ những năm tới

III- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

1- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các loại hình tổ chức chuyển giao trong lĩnh vực khoa học và công nghệ

2- Về không gian nghiên cứu: tập trung vào 2 nước : Việt Nam và Hungary

3- Về thời gian : từ sau khi 2 nước thực hiện việc chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường

Trang 5

IV- Phương pháp nghiên cứu:

Để giải quyết thành công các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây:

1- Thu thập, biên dịch các tài liệu có liên quan đến lý luận và thực tiễn về phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học công nghệ, về vườn ươm doanh nghiệp công nghệ của Hungary

2- Tổ chức đợt khảo sát thực tế 7 ngày tại Hungary vào tháng 8/2004 Trong đợt khảo sát này Đoàn đã gặp, làm việc trao đổi với:

- Tổ chức hợp tác khoa học, công nghệ của Hungary - Tesco

- Doanh nghiệp sản xuất các phần mềm máy tính của Viện Hàn lâm khoa học Budapest, Hungary

- Trường đại học kinh tế Budapest (Corvina), Hungary

- Trung tâm tư vấn kinh tế và kinh doanh của đại học kinh tế Budapest

- Ban lãnh đạo vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thành phố Széket fehévár

- Khảo sát một số doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong vườn ươm doanh nghiệp công nghệ Széket fehévár

- Trao đổi với Sứ quán Việt Nam tại Hungary và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Hungary

Tất các các cuộc làm việc trên đề tài chủ yếu tập trung tìm hiểu về phát triển các doanh nghiệp vưà và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, về phát triển các vườn ươm doanh nghiệp công nghệ

3- Đã mời một đoàn các nhà khoa học thuộc viện Nghiên cứu Chiến lược (một tổ chức tư nhân) Budapest sang Việt Nam trao đổi về kinh nghiệm phát triển các doanh nghiệp vưà và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ trên thế giới và ở Hungary, cũng như khả năng vận dụng các kinh nghiệm đó ở Việt Nam vào tháng 5 năm 2005

4- Đã tiến hành điều tra, khảo sát thực tế ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ

được thành lập theo quyết định 68 của Thủ tướng Chính phủ tại các trường đại học trong nước, cũng như một số viện và trung tâm nghiên cứu, triển khai được thành lập theo nghị định 35 HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ) nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động của các tổ chức này kể từ khi thành lập đến nay

5- Đã tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học, quản lý am hiểu về lĩnh vực này

Trang 6

V- Nội dung nghiên cứu của đề tài:

Ngoài lời nói đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 phần

1- Phần thứ nhất: doanh nghiệp vưà và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ - những vấn đề lý luận và thực tiễn

2- Phần thứ hai: doanh nghiệp vưà và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ ở Hungary và những bài học đối với Việt Nam

3- Phần thứ ba: Phát triển doanh nghiệp vưà và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ ở Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm Hungary

VI- Những người tham gia nghiên cứu đề tài

1 GS.TSKH Lê Du Phong -Đại học Kinh tế Quốc dân - Chủ nhiệm đề tài

2 GS.TS Mai Ngọc Cường - Đại học Kinh tế Quốc dân - Uỷ viên

3 TS Phạm Hồng Chương - Đại học Kinh tế Quốc dân - Uỷ viên

4 TS Nguyễn Thanh Hà - Đại học Kinh tế Quốc dân - Uỷ viên

5 PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm - ĐH Kinh tế Đà Nẵng - Uỷ viên

6 Ths.NCS Hồ Thị Hải Yến - Đại học Kinh tế Quốc dân - Uỷ viên

7 CN Nguyễn Minh Hà - Đại học Kinh tế Quốc dân - Uỷ viên

8 Ths Trịnh Mai Vân - Đại học Kinh tế Quốc dân - Uỷ viên

Trang 7

Phần thứ nhất Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ những vấn đề lý luận và thực tiễn

1.1 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ

1.1.1 Doanh nghiệp là gì?

Về phương diện pháp lý, có khá nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau

về "doanh nghiệp "

Đại từ điển tiếng Việt do tác giả Nguyễn Như ý soạn thảo, tại trang 543,

định nghĩa về doanh nghiệp như sau: "doanh nghiệp là tổ chức hoạt động kinh doanh của những chủ sở hữu có tư cách pháp nhân, nhằm mục đích kiếm lời ở một hoặc nhiều ngành"

Định nghĩa này không sai, song theo chúng tôi là độ bao quát chưa cao, bởi lẽ trong thực tiễn có không ít các doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu phi lợi nhuận hoặc lợi nhuận không phải là mục tiêu hàng đầu

Theo luật doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 12/6/1999 thì " doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên, trụ

sở giao dịch ổn định, có tài sản, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh"

Định nghĩa này cũng không sai, tuy nhiên nó hơi nghiêng về góc độ luật pháp, doanh nghiệp được nhìn nhận dưới nhiều góc độ chứ không riêng gì khía cạnh pháp luật

Về khía cạnh kinh tế, chúng tôi cho rằng nên hiểu doanh nghiệp là một

đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, có tư cách pháp nhân,hoạt động kinh doanh theo quy định của luật pháp

Là một tổ chức kinh tế, trước hết, doanh nghiệp phải có vốn, bao gồm vốn

cố định và vốn lưu động Vốn cố định của doanh nghiệp như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, các công cụ sản xuất khác để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ Vốn lưu động của doanh nghiệp là vốn để mua nguyên nhiên vật liệu, chi trả tiền lương cho công nhân làm việc trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải là cơ sở sản xuất, kinh doanh một loại sản phẩm hàng hoá nhất định Họ có thể sản xuất ra hàng hoá đó để bán trên thị trường; Cũng có thể họ là cơ sở kinh doanh thương mại, mua bán dịch vụ vật tư hàng hoá trên thị

Trang 8

trường Kết quả hoạt động thu được là doanh thu do bán hàng hoá Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tăng thêm giá trị

Để sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải thuê lao động, thuê đất đai vay vốn Thuê lao động, doanh nghiệp phải trả tiền lương; Thuê đất đai, doanh nghiệp phải trả địa tô; Vay vốn, doanh nghiệp phải trả lãi suất Tiền lương, địa tô, lãi suất được gọi là chi phí sản xuất Sản xuất được sản phẩm, doanh nghiệp

đem bán trên thị trường, họ sẽ có được doanh thu bán hàng Nếu doanh thu bán hàng lớn hơn phí tổn sản xuất, doanh nghiệp có lãi Họ dùng số lãi đó để trang trải các khoản thuế, tích luỹ để phát triển và phần còn lại là lợi nhuận của mình

Toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh như trên được tuân thủ theo pháp luật quy định

Về quy mô, người ta doanh nghiệp thành doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ Việc phân loại quy mô doanh nghiệp được dựa trên các tiêu chí về vốn, đất đai, lao động và doanh thu của doanh nghiệp Tuy nhiên, tuỳ trình độ phát triển kinh tế xã hội và tuỳ theo mục tiêu phân chia, người ta có thể lựa chọn một số tiêu chí nhất định Ví dụ, ở các nước phát triển, việc xác định quy mô doanh nghiệp thường dựa trên hai tiêu chí chủ yếu là vốn và doanh thu Bởi lẽ ở các nước này, do trình độ phát triển khoa học và công nghệ cao, nên với một lượng lao động nhỏ cũng có thể có thể sử dụng lượng vốn và mang lại quy mô doanh thu lớn ở các nước đang phát triển như nước ta, thường sử dụng cả 4 tiêu chí để xác định quy mô doanh nghiệp Tuy vậy, đối với mỗi ngành sản xuất, việc lựa chọn tiêu chí cũng khác nhau Chẳng hạn, khi xác định quy mô trang trại nông nghiệp, người ta thường dựa vào tiêu chuẩn vốn, đất đai và doanh thu; Còn khi xác định các doanh nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, người ta lại sử dụng tiêu chí về vốn, lao động và doanh thu

ở Việt Nam, theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

đã xác định tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau: "doanh nghiệp nhỏ và vừa

là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã có đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không vượt quá 30 người

Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng

đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên" Như vậy là, tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có đăng

ký kinh doanh và thoả mãn hai tiêu chí trên đều được xếp vào loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trang 9

1.1.2 Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ

Doanh nghiệp trong lĩnh vực KH&CN là loại hình doanh nghiệp hoạt động nghiên cứu, triển khai, ứng dụng những thành tựu KH&CN vào thực tiễn sản xuất kinh doanh dịch vụ

Xuất phát từ tiêu chí phân loại và thực tế doanh nghiệp, các doanh nghiệp trong lĩnh vực KH&CN ở nước ta thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ Vì thế chúng ta gọi là “Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ”

Ngoài những nét chung của một doanh nghiệp vừa và nhỏ thông thường, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ còn có những

đặc điểm hết sức riêng biệt Tính riêng biệt này là do tính đặc thù của hoạt động khoa học - công nghệ sinh ra, đó là :

Thứ nhất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ thường là do các trường đại học, các viện nghiên cứu hoặc các tổ chức khoa học - công nghệ thành lập Do đó nó luôn gắn bó mật thiết với công tác

nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho đất nước

Đây là điều khác biệt hết sức căn bản giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ so với các doanh nghiệp cùng loại hoạt

động trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh - dịch vụ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông thường ở nước ta một là do năng lực (năng lực tài chính, trình độ khoa học - kỹ thuật, năng lực tổ chức, quản lý v.v…), hai là, do đa phần mới được thành lập trong những năm gần đây, nên mục tiêu hàng đầu của họ là tìm cách tăng lợi nhuận, củng cố sự phát triển của công ty, chưa quan tâm nhiều đến việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, và cũng chưa quan tâm nhiều đến việc góp phần

đào tạo nguồn nhân lực

Các doanh nghiệp vưà và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ trái lại

là những tổ chức được sinh ra từ các đơn vị nghiên cứu và đào tạo, do đó nhiệm

vụ trước hết của họ là phải phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của các cơ quan chủ quản, thông qua đó thực hiện việc gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học với thực tế cuộc sống

Điều đó cũng có nghĩa là, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, bên cạnh việc kinh doanh thông thường còn phải là nơi triển khai ứng dụng các kết quả đã được các nhà khoa học trong cơ quan nghiên cứu thành công, rồi sau đó chuyển giao cho toàn xã hội sử dụng, đồng thời cũng

là nơi để cho sinh viên các trường đại học thực tập, kiểm nghiệm các kiến thức

đã được học ở trường so với thực tế, và các cán bộ của doanh nghiệp phải có

Trang 10

trách nhiệm hướng dẫn sinh viên về chuyên môn, giúp đỡ họ về mặt rèn luyện tư cách, đạo đức, lối sống trong suốt quá trình thực tập

Đặc điểm trên cho thấy, để các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ ra đời được, đặc biệt là hoạt động có hiệu quả, đòi hỏi Nhà nước bên cạnh các chính sách chung đối với các doanh nghiệp, rất cần có những chính sách đặc thù đối với hoạt động của loại doanh nghiệp này, nhất là 5 năm

đầu khi nó mới thành lập

Chúng tôi nói chỉ cần hỗ trợ 5 năm đầu thôi, vì trong thực tiễn các doanh nghiệp vưà và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ của các nước hoạt động rất hiệu quả, xin nêu dưới đây 2 mô hình của Trung Quốc

Hộp 1 Công ty khoa học Founder Bắc Kinh

Công ty khoa học Founder Bắc Kinh ( Peking University Founder Group Corporation) là công ty được thành lập từ trường đại học Bắc Kinh vào năm

1986, đến nay với số vốn là hơn 6 tỷ nhân dân tệ và hơn 5000 nhân viên, công ty trở thành một trong 10 công ty công nghệ cao hàng đầu Trung Quốc, 1 trong 6 doanh nghiệp coi trọng việc phát triển công nghệ mới, và là 1 trong 5 nhà sản xuất máy tính cá nhân với sự hỗ trợ ưu tiên từ Chính phủ Công ty còn được coi

là người sáng lập nắm giữ khả năng phát triển mạnh mẽ trong hệ thống phần mền cung cấp việc thu thập thông tin cho các doanh nghiệp báo chí, preprinting, tivi truyền thống và internet trong nước cũng như quốc tế Ngoài ra, công ty còn nắm giữ tới hơn 85% thị trường trong việc cung cấp các hệ thống thông tin trên phạm

vi diện rộng cho các ngân hàng, các hãng bảo hiểm cũng như các thiết bị giảng dạy, phần mềm giáo dục đa truyền thông và hệ thống mạng lưới nội bộ đặc biệt

được thiết kế cho các tổ chức giáo dục Founder Group là công ty công nghệ cao Nhà nước đầu tiên được "niêm yết" trên thị trường quốc tế

Nhiều công ty con của Founder Group cũng mang lại thành công, tiêu biểu

là công ty công nghệ cao Shenzhen Founder Với 150 triệu USD, Shenzhen Founder đã xây dựng khu công viên khoa học kỹ thuật Shiyan (Peking University Founder Shiyan Science Park) rộng 320,000 m2 chuyên nghiên cứu và phát triển, mở rộng thương mại hoá các sản phẩm công nghiệp, dựa trên sự hỗ trợ của đại học Bắc Kinh và Founder Group

Nguồn : Chuyên đề nghiên cứu khoa học của Đỗ Thu Hương

Trang 11

Hộp 2 Công ty Legend

Đầu năm 1984, 8 nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học và công nghệ máy tính từ Viện Công nghệ máy tính thuộc Viện Khoa học Trung Quốc đã hùn 200.000 nhân dân tệ ( khoảng 24.000 USD) mở cửa hàng mua, bán các sản phẩm máy tính nước ngoài tại một nhà kho trong Viện Khoa học Bắc Kinh lấy tên là Legend Sau khi đã đủ tiền và lực, Legend bắt đầu sản xuất mainboard vào năm 1990.Phát triển sản xuất nhờ đón đầu được sự hỗ trợ từ Chính phủ thông qua việc liên kết giữa các viện nghiên cứu và doanh nghiệp, công ty quyết định niêm yết

cổ phiếu khá sớm, ngay vào năm 1984 nên chỉ ba năm sau đó đã nhận được nguồn vốn đầu tư nước ngoài Và vào năm 2000 nó đã có tên trong danh sách cổ phiếu trên thị trường chứng khoán New york

Sau đó đổi tên thành Levono vào năm 2003, hãng đã có những bước nhảy dài trong việc đưa tên tuổi máy tính " Made in China" sánh cùng các tên tuổi nổi tiếng như Dell, IBM, HP…Tại thị trường toàn cầu, Levono có 2% thị phần so với 17% của Dell và 5,6% của IBM, tuy nhiên, trên thị trường trong nước, với 27% thị phần, sức mạnh của Lenovo đã thực sự ngang ngửa với Dell, Hp, hai nhà sản xuất máy tính lớn nhất thế giới hiện nay

Năm 2005, Levono đã quyết định chi ra tới 1,25 tỷ Đô la Mỹ để mua lại phần sản xuất máy tính cá nhân của IBM, một thương hiệu máy tính nổi tiếng toàn cầu Đổi lại, Levono sẽ sở hữu các nhãn hiệu của IBM cùng các trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Mỹ và văn phòng kinh doanh của IBM tại 160 nước Levono được coi là doanh nghiệp khoa học và công nghệ thành công nhất đất nước Trung Quốc từ trước đến nay

Nguồn : Chuyên đề nghiên cứu khoa học của Đỗ Thu Hương

Thứ hai, các doanh nghiệp vưà và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ thường có đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ chuyên môn cao hơn các doanh nghiệp cùng loại ở các lĩnh vực khác, đồng thời sản phẩm và dịch vụ chủ yếu của họ là những sản phẩm, dịch vụ mới, có hàm lượng trí tuệ cao

Do yêu cầu của công tác nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực là phải nhanh chóng tiếp cận với trình độ công nghệ chung của khu vực và thế giới, nên

ở các trường đại học, các viện nghiên cứu thường được Nhà nước ưu tiên cho nhập và trang bị các máy móc, thiết bị và công nghệ tiên tiến của thế giới Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ do các đơn vị này thành lập, nhờ đó cũng được thừa hưởng phần nào những ưu tiên đó

Trang 12

Mặt khác, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kinh doanh, cán bộ nghiên cứu, triển khai của các doanh nghiệp khoa học - công nghệ đều là những cán bộ khoa học có trình độ, có năng lực, có uy tín, năng động, am hiểu và trong một chừng mực nhất định đã có kinh nghiệm trên thương trường, được các cơ quan chủ quản

điều chuyển sang, do đó nguồn nhân lực của các doanh nghiệp này cao hơn mặt bằng chung của xã hội khá nhiều

Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, do các mối quan hệ sẵn có của cơ quan chủ quản đối với xã hội (nhất là thông qua đội ngũ cán bộ họ đã đào tạo, bồi dưỡng hiện đang có mặt khắp mọi ngành, mọi lĩnh vực và địa phương) họ còn có thể huy động được nhiều nguồn lực vật thể và phi vật thể phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp

Những lợi thế trên tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ nét độc đáo trong việc tạo ra các sản phẩm phục vụ xã hội

Đó là, các sản phẩm do các doanh nghiệp này đưa ra thường là sản phẩm mới, tồn tại dưới dạng bí quyết công nghệ Số lượng tung ra thị trường không nhiều, song do có hàm lượng khoa học cao nên chất lượng tốt, có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường

Đặc điểm này cho thấy, bên cạnh những chính sách chung, rất cần có chính sách để giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ chuyển giao nhanh kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của họ cho các doanh nghiệp khác

Thứ ba, hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ có tính rủi ro rất cao

Nghiên cứu và triển khai là một lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất cao Các doanh nghiệp có thể bỏ ra hàng triệu USD để tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm các sản phẩm, các quy trình công nghệ Lịch sử phát triển khoa học - công nghệ của thế giới, cũng như của Việt Nam đã cho thấy, không phải nghiên cứu, thử nghiệm nào cũng gặp thuận lợi, cũng mang lại thành công một cách dễ dàng như ta vẫn hằng mong đợi Trong thực tiễn, có không ít các nghiên cứu, các thử nghiệm phải làm đi, làm lại hàng chục lần, thậm chí cả trăm lần mới có được kết quả Chi phí về sức lực, tiền của cho những lần nghiên cứu, thử nghiệm đó vì thế đã trở nên hết sức to lớn, nhiều khi vượt quá khả năng chịu đựng của một doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Tất nhiên, nếu việc nghiên cứu, thử nghiệm thành công, sản phẩm hoặc công nghệ của nó được đưa vào sử dụng trong nền kinh tế thì lợi ích mang lại cho đất nước cũng không phải là nhỏ

Trang 13

Chính vì thế, ở tất cả các quốc gia, cùng với việc coi khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, thì Nhà nước thường

có những chính sách ưu đãi đặc biệt như: Thành lập quỹ phòng chống rủi ro cho các hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm các sản phẩm mới, công nghệ mới; Cho phép các doanh nghiệp khoa học - công nghệ được tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng mà không nhất thiết phải có tài sản thế chấp, được hưởng các chính sách

ưu đãi về tài chính như thuế, chính sách về tiền công, tiền lương, tiền thưởng v.v

ở Hàn Quốc dưới thời tổng thống Pák Chung Hy, Viện khoa học của nước này còn được Tổng thống cho phép tự quyết toàn bộ vấn đề chi tiêu và cơ quan kiểm toán Nhà nước không được phép tiến hành kiểm toán đối với Viện

Do hoạt động có tính rủi ro cao, nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ thường được các Chính phủ cho phép trích lập các quỹ dự phòng và quỹ bù đắp rủi ro lớn, được góp vốn hoặc tiếp cận các quỹ mạo hiểm mà không có nhiều giới hạn ngăn cấm từ pháp luật

Thứ tư, thông thường, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ vừa là một đơn vị hạch toán độc lập, vừa là một đơn vị thành viên của một trường đại học hoặc một viện nghiên cứu

Là một doanh nghiệp, trước hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ có đầy đủ tư cách pháp nhân như mọi doanh nghiệp khác, nó phải chịu trách nhiệm vật chất đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trước pháp luật, nó phải tính toán mọi chi phí và phải tận dụng mọi nguồn thu để sao cho hoạt động sản xuất - kinh doanh - dịch vụ của doanh nghiệp thật sự có lãi

Tuy nhiên, thông thường các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ là do các trường đại học hoặc các viện nghiên cứu thành lập ra,

do đó là thành viên chịu sự quản lý trực tiếp của các đơn vị này Vì thế về mặt tổ chức, quản lý và hoạt động nó cũng có những nét khác biệt so với có loại hình doanh nghiệp thông thường, đó là:

- Là một đơn vị trực thuộc trường hoặc viện, nên ngay từ đầu khi mới thành lập, các doanh nghiệp này đã có lợi thế tuyệt đối là được hưởng thương hiệu của trường hoặc của viện, được sự bảo đảm của trường và viện đối với xã hội Đó là lợi thế tự nhiên, lợi thế tuyệt đối của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ mà các doanh nghiệp mới thành lập khác ngoài xã hội phải mất nhiều năm phấn đấu mới có được

- Thông thường các trường đại học, các viện nghiên cứu là những cơ quan

đứng ra thành lập các doanh nghiệp khoa học - công nghệ, thì họ cũng là những

Trang 14

người nắm cổ phần chi phối của doanh nghiệp Nói cách khác, các trường và viện vẫn là những người có quyền quyết định trong việc hoạch định chiến lược sản phẩm, kinh doanh, trong phương thức huy động vốn, phân phối lợi nhuận, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của doanh nghiệp, bảo đảm cho các doanh nghiệp phát triển đúng mục tiêu mà trường và viện đã đề ra khi thành lập

Nói như thế không có nghĩa là trường và viện có thể can thiệp một cách tuỳ tiện vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bất kỳ lúc nào Tuy là đơn vị thành viên, song nó là đơn vị hạch toán độc lập, bên cạnh việc chịu trách nhiệm trước nhà trường hoặc viện, nó còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Vì thế mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các cơ quan thành lập ra nó về mặt kinh tế đều phải thông qua hợp đồng: Hợp đồng chuyển giao các kết quả nghiên cứu, hợp đồng thử nghiệm các công nghệ mới, quy trình tổ chức quản lý mới, hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng sinh viên, nghiên cứu sinh v.v

- Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, với tư cách là chủ thể thành lập và giám sát hoạt động của doanh nghiệp khoa học - công nghệ, các trường đại học và viện nghiên cứu có vai trò tối quan trọng trong qúa trình phát triển của các doanh nghiệp này Các trường và viện là chủ thể cung cấp những nguồn nhân lực quan trọng nhất cho sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp như : vốn, mặt bằng hoạt đông, máy móc thiết bị, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn v.v…Các trường và viện với uy tín sẵn có của mình cũng có thể tiến hành việc huy đông, thu hút các nguồn vốn bằng tiền, hiện vật và bí quyết khoa học công nghệ ban đầu cho doanh nghiệp, hoặc tiến hành ký kết các hợp đồng chuyển giao

và tư vấn đối với các cơ quan, địa phương trong cả nước, sau đó giao cho doanh nghiệp triển khai thực hiện

Các trường đại học và viện nghiên cứu còn là đối tác chủ yếu cung cấp một trong những đầu vào quan trọng nhất cho doanh nghiệp, đó là các kết quả nghiên cứu, các bí quyết công nghệ

Trường đại học và viện nghiên cũng đồng thời là một đối tác quan trọng sử dụng sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp Đó là các kết quả triển khai được

đúc kết, khái quát thành các mô hình lý thuyết, các công nghệ mới và quy trình thực hiện nó được kiểm nghiệm, các máy móc thiết bị mới được tạo ra v.v…

Các sản phẩm này sẽ bổ sung, tạo ra năng lực mới cho trường và viện trong đào tạo, cũng như trong nghiên cứu khoa học

Trong xu thế phát triển hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ là các công ty cổ phần, trong đó cơ quan chủ quản là các trường đại học và các viện nghiên cứu chiếm cổ phần chi phối

Trang 15

Tất nhiên đây là bối cảnh của Việt Nam ở nhiều nước, không ít các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học - công nghệ là do cá nhân các nhà khoa học, học một nhóm các nhà khoa học góp vốn thành lập, trường hợp công

ty Legend chúng tôi đề cập ở hộp số 2 là một ví dụ

Chúng tôi cho rằng xu hướng này (cá nhân, nhóm đứng ra thành lập doanh nghiệp) cũng sẽ ngày càng phát triển ở Việt Nam trong những năm tới

1.2 Những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ

Có rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quan tác động tới sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ Trong điều kiện hiện tại của Việt Nam hiện nay, nổi lên các nhân tố chủ yếu sau đây

1.2.1 Yêu cầu của việc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện

đại hoá đất nước

Trong 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt

được những thành tựu hết sức to lớn về sự phát triển Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nông nghiệp không cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho nhu cầu ăn của người dân, mỗi năm phải nhập của nước ngoài từ 0,5 đến 1 triệu tấn lương thực; sản xuất công nghiệp nhỏ bé, không cung cấp nổi các sản phẩm công nghiệp thông thường và thiết yếu cho nhu cầu sản xuất và đời sống của xã hội;

hệ thống cơ sở hạ tầng lạc hậu, các hoạt động dịch vụ không phát triển, chỉ sau một thời gian ngắn chúng ta đã vươn lên trở thành một nước sản xuất đủ đáp ứng mọi nhu cầu trong nước và còn dư thừa để xuất khẩu ra thị trường thế giới, trong

đó có một số sản phẩm chiếm thị phần khá cao như: Hạt tiêu đứng đầu thế giới, xếp thứ hai về gạo và thứ 3 về cà phê v.v

Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đánh giá như sau: “Công cuộc đổi mới trong 20 năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt của đất nước, cải thiện đáng

kể đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta”

Sau 20 năm đổi mới, đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; kinh tế tăng trưởng khá nhanh, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN bước

đầu được xây dựng, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước được đẩy mạnh

Tuy nhiên, cho đến nay kinh tế nước ta vẫn trong tình trạng kém phát triển

và tụt hậu xa so với nhiều nước trong khu vực và thế giới

Trang 16

- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn chưa được triển khai một cách có bài bản Các phương thức canh tác tiên tiến chậm được áp dụng trên diện rộng Năng suất nhiều cây trồng, vật nuôi và chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp, còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nông thôn còn chậm, nhiều nơi còn mang tính tự phát, chưa bền vững

- Trong các ngành công nghiệp, tỷ trọng công nghệ hiện đại còn ở mức thấp, tốc độ đổi mới công nghệ chậm, hiện nay nước ta sử dụng phổ biến là công nghệ ở trình độ trung bình

- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Để phát triển nhanh, bảo đảm đến năm 2020 về cơ bản đưa nước ta thành một nước công nghiệp, trong những năm tới nhiệm vụ chủ yếu của chúng ta là phải tập trung huy động và sử dụng tốt, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Để đẩy nhanh nhịp độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong cả nước, một lần nữa cần phải quán triệt đầy đủ, sâu sắc quan điểm của Đảng ta về vấn đề này để từ đó mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp có nhận thức đúng và hành động đúng

Nghị quyết hội nghị Trung ương 7 khoá VII của Đảng ta (1994) đã chỉ rõ:

"công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế- xã hội Từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động cao"

Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng xác định:

"Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,

đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh …phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp"

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 được đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ IX thông qua viết: " con đường công nghiệp hoá, hiện

đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt Phát triển những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công

Trang 17

nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức"

Điều đó có nghĩa là công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là công việc trọng tâm của cả đất nước trong những năm sắp tới, nó sẽ không chỉ diễn ra ở một số ngành, một số lĩnh vực và địa phương như những năm vừa qua, mà được tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt ở mọi ngành, mọi lĩnh vực và đều khắp trong cả nước, trong đó đặc biệt chú trọng khu vực nông nghiệp và nông thôn.Dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X viết : " Đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước " …Trong đó " hết sức coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương " Cụ thể là : " phải chuyển giao nhanh và ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong các khâu giống, kỹ thuật canh tác và nuôi trồng, công nghệ sau thu hoạch, gắn với hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, công tác thú y, bảo vệ thực vật"

Như vậy là, đã đến lúc sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

đòi hỏi khoa học - công nghệ phải trực tiếp gắn với hoạt động sản xuất - kinh doanh - dịch vụ ở từng sản phẩm, từng doanh nghiệp và từng địa bàn dân cư cụ thể, không còn chung chung nữa Đây chính là điều kiện để đẩy nhanh việc ra

đời và phát triển của các doanh nghiệp khoa học, công nghệ, trước hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.2.2- Yêu cầu của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

nước nhà trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trong những năm tới cuộc cách mạng khoa học và công nghệ sẽ diễn ra nhanh chóng hơn, mạnh mẽ hơn và từ đó làm cho xã hội loài người có những biến đổi sâu sắc trên nhiều mặt Điều dễ thấy nhất là nhờ những thành tựu của khoa học và công nghệ mà con người nhận thức được đúng và chính xác hơn thế giới tự nhiên, cũng như sự vận động, phát triển của xã hội, để rồi thay đổi, điều chỉnh nhận thức và tư duy cho phù hợp với thời đại Mặt khác, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ sẽ tạo ra một cách nhanh chóng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nền kinh tế tri thức, nền kinh tế chủ yếu dựa trên nền tảng của công nghệ cao

và trí tuệ để sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú, nhằm thoả mãn ngày càng đầy đủ mọi nhu cầu vật chất và tinh thần của con người và xã hội loài người

Trang 18

Rõ ràng, trong điều kiện ấy, chỉ có quốc gia nào chuẩn bị tốt năng lực nội sinh để tiếp nhận những thành tựu của khoa học và công nghệ phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mình, thì quốc gia đó sẽ vượt lên theo kịp

sự phát triển của thời đại, còn ngược lại sẽ rơi vào cảnh tụt hậu, chậm phát triển Vấn đề đặt ra ở đây là đã đến lúc cần phải tạo ra cho được những tổ chức thích hợp để có thể tiếp cận và tiếp thu một cách nhanh nhất những thành tựu mới nhất của khoa học - công nghệ thế giới để triển khai áp dụng rộng rãi trong nước, từ

đó nâng cao tiềm lực của nền kinh tế nước nhà

Sự phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin tất yếu sẽ dẫn đến toàn cầu hoá Trong những năm tới toàn cầu hoá sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, đây là một xu thế tất yếu, khách quan không gì có thể ngăn cản được

Mặt tích cực của toàn cầu hoá là nó tiến hành quốc tế hoá các hoạt động sản xuất - kinh doanh và dịch vụ của mọi quốc gia, nhờ đó tạo điều kiện cho từng nước có cơ hội tiếp cận tốt hơn với các nguồn vốn từ bên ngoài, cũng như với công nghệ tiên tiến để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nước mình Song mặt hạn chế của nó là cạnh tranh trong việc giành giật các nguồn lực, trong sản xuất và thương mại sẽ trở nên quyết liệt hơn giữa các quốc gia

Cần phải thấy rằng toàn cầu hoá tác động và chi phối sự phát triển kinh tế

- xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới Do vậy, muốn tồn tại và phát triển, mỗi quốc gia phải chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hoá Quốc gia nào nhận thức được lợi thế so sánh cũng như hạn chế của mình, từ đó phát huy nội lực, chủ động tham gia hội nhập, quốc gia đó sẽ thu hút được các nguồn lực bên ngoài, đặc biệt là vốn và công nghệ tiên tiến để phục vụ cho sự phát triển kinh tế

- xã hội của quốc gia mình, và chắc chắn quốc gia đó sẽ trở thành nước có nền kinh tế phát triển

Trái lại, quốc gia nào không nhận thức đúng xu thế toàn cầu hoá, không chủ động chuẩn bị tham gia hội nhập, thì chắc chắn quốc gia đó sẽ bị làn sóng toàn cầu hoá đè bẹp, khó có thể phát triển được

Từ những trình bày trên ta thấy, cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế

là một tất yếu, không thể tránh khỏi đối với các nước trong những năm tới Tuy nhiên, nó sẽ diễn ra như thế nào và trên những vấn đề gì là chủ yếu, là điều mỗi quốc gia cần phải thấy để tìm ra cho mình một cách đi hợp lý, phù hợp với xu thế chung của thời đại

Cạnh tranh, như PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng, Viện Kinh tế Thương mại, Bộ Thương mại đưa ra trong báo cáo tổng hợp "Lý luận chung về cạnh tranh " năm 2003 là:

Trang 19

"Quá trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp( cả nghệ thuật kinh doanh lẫn thủ đoạn ) để đạt được mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình như chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như

đảm bảo tiêu thụ có lợi nhất nhằm nâng cao vị thế của mình"

Cạnh tranh có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường Trong quá trình cạnh tranh, các chủ thể kinh tế phải thường xuyên phấn đấu vươn lên, mọi sự cải tiến công nghệ, phương pháp sản xuất hàng hoá v.v… của một bên sẽ là đối tượng của bên thứ hai Mọi sự thụt lùi, thậm chí

đứng yên chính là sự tự sát, là phá sản đối với doanh nghiệp Cạnh tranh đương nhiên sẽ dẫn đến làm lợi cho người này, nhóm người này và làm hại cho người khác, nhóm người khác, song nhìn toàn cục thì xã hội sẽ được lợi Nói cách khác, cạnh tranh vừa có sức huỷ diệt, vừa làm nên sự sáng tạo, với một ý nghĩa nào đó cũng như quy luật tiến hoá tự nhiên, là thải loại những thành viên yếu kém trên thị trường, duy trì và phát triển những thành viên tốt nhất, và qua đó hỗ trợ đắc lực cho quá trình phát triển toàn xã hội Với ý nghĩa như vậy, cạnh tranh

là động lực của phát triển kinh tế Điều này thể hiện ở các khía cạnh sau đây:

- Trên bình diện toàn nền kinh tế, cạnh tranh có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất thông qua việc kích thích các doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực tối ưu nhất, cũng như hạn chế được các méo

mó của thị trường, góp phần phân phối lại thu nhập một cách hiệu quả hơn và

đồng thời tạo điều kiện để nâng cao phúc lợi xã hội

- Trên bình diện doanh nghiệp, bằng sự hấp dẫn của lợi nhuận từ việc đi

đầu về chất lượng, mẫu mã cũng như áp lực phá sản nếu đứng lại, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải luôn cải tiến, nâng cao công nghệ, phương pháp sản xuất, quản lý, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, qua đó nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm do doanh nghiệp làm ra Ngoài ra, cạnh tranh một mặt gây sức ép buộc đội ngũ lao động phải luôn nâng cao chuyên môn, kỹ năng lao

động và quản lý, mặt khác đào thải các chủ thể kinh tế không thích ứng, không theo kịp các yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường

- Trên bình diện người tiêu dùng, cạnh tranh tạo ra áp lực liên tục do nhu cầu xã hội ngày càng gia tăng có hàng hoá rẻ, đẹp hơn, đa dạng hơn về mẫu mã,

về chủng loại Cạnh tranh tạo ra sự lựa chọn rộng rãi hơn, đảm bảo cả về người sản xuất lẫn người tiêu dùng không thể áp đặt giá cả tuỳ tiện Với khía cạnh đó, cạnh tranh là yếu tố điều tiết thị trường, quan hệ cung - cầu, góp phần hạn chế sự méo mó của giá cả và làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội

Trang 20

- Trên bình diện quốc tế, chính cạnh tranh đã thúc ép các doanh nghiệp

mở rộng, tìm kiếm thị trường với mục đích tiêu thụ, đầu tư, huy động nguồn vốn, lao động, công nghệ, kỹ năng lao động, quản lý trên thị trường quốc tế Thông qua cạnh tranh quốc tế, các doanh nghiệp thấy được lợi thế so sánh, cũng như các điểm yếu kém của mình để hoàn thiện, xây dựng các chiến lược kinh doanh hợp lý hơn, bảo đảm cho họ tiếp tục cạnh tranh thắng lợi trên thị trường quốc tế Như vậy là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập là hợp thành khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp, từng sản phẩm, từng ngành hàng của quốc gia trên thị trường quốc tế Năng lực đó thể hiện ở mẫu mã sản phẩm, chủng loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm, độ an toàn của sản phẩm

và giá cả của sản phẩm đó ( kể cả dịch vụ )

Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam như phần trên chúng tôi đã trình bày, đạt tốc độ rất cao, bình quân liên tục trong suốt 20 năm đổi mới vừa qua Tuy nhiên, nghiêm túc mà xem xét, sự phát triển vẫn mới thiên về bề rộng, nặng

về mặt số lượng Phát triểt theo chiều sâu và chất lượng của sự phát triển vẫn chưa được quan tâm Chính vì thế sức cạnh tranh của sản phẩm và của cả nền kinh tế còn hạn chế và yếu kém Cùng một loại gạo xuất khẩu, song giá của Việt Nam bao giờ cũng thấp hơn của Thái Lan từ 20-50 USD/tấn Doanh nghiệp Việt Nam được xếp 62/75 nước, nền kinh tế được xếp 60/75 nước về sức cạnh tranh Theo xếp hạng về hoạt động và chiến lược kinh doanh cũng như xếp hạng về môi trường kinh doanh quốc gia, Việt Nam đứng sau các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Philipine, Indonexia, Malaixia, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore

Do đó, tập trung nâng cao nhanh năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước

ta trong hội nhập kinh tế quốc tế là đòi hỏi bức xúc, cần được đặc biệt lưu tâm trong những năm tới Con đường nhanh nhất, hiệu quả nhất để làm việc đó là phải tìm cách đưa các thành tựu khoa học - công nghệ mà nhân loại cũng như Việt Nam đã đạt được vào mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của nền kinh tế Đây là cơ hội thuận lợi để cho các doanh nghiệp khoa học - công nghệ, trước hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời và phát triển

1.2.3 Sự phát triển của thị trường khoa học - công nghệ

Thị trường có thể hiểu là phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hoá, nó phản ánh toàn bộ mối quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán đã được thể chế hoá nhằm xác định giá cả và sản lượng hàng hoá Như vậy, thị trường chứa

đựng tổng cung, tổng cầu, mối quan hệ cung cầu, mức giá và những yếu tố không gian, thời gian, xã hội đối với mỗi loại sản phẩm nào đó của nền sản xuất hàng hoá

Trang 21

Thị trường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung, của từng doanh nghiệp nói riêng Trong đề tài cấp Nhà nước KX01.07, do GS.TS Nguyễn Đình Hương làm chủ nhiệm, đã xác định thị trường có các vai trò chủ yếu sau đây:

- Một là, thực hiện giá trị của hàng hoá và dịch vụ

- Hai là, thực hiện sự cung cấp thông tin cho các bên tham gia thị trường

- Ba là, thông qua cạnh tranh, thực hiện việc sàng lọc, đào thải các phần tử

yếu kém, làm cho thị trường luôn phát triển ngày một cao, ngày một hoàn thiện

- Bốn là, huy động và phân bố các nguồn lực trong nền kinh tế, bảo đảm

mọi nguồn lực đều được huy động và được sử dụng có hiệu quả nhằm phục vụ cho sự phát triển

Vấn đề đặt ra là, một nền kinh tế muốn phát triển với tốc độ cao và phát triển bền vững, thì các yếu tố phục vụ đầu vào và đầu ra của nó phải được bảo

đảm một cách vững chắc Nói cách khác muốn có nền kinh tế thị trường thực thụ

và hiện đại, điều cơ bản, có tính quyết định là phải hình thành đồng bộ các loại thị trường, cả đầu vào lẫn đầu ra, trong đó thị trường khoa học - công nghệ là rất quan trọng

Thị trường khoa học - công nghệ có thể hiểu một cách đơn giản đó là việc mua - bán các sản phẩm khoa học - công nghệ giữa người (đơn vị) nghiên cứu, sáng tạo và người (đơn vị) cần sử dụng các sản phẩm đó Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế tri thức, thì thị trường khoa học - công nghệ ngày càng trở nên quan trọng

ở nước ta, nền kinh tế thị trường đã được hình thành và phát triển 20 năm rồi, song điều đáng tiếc là thị trường khoa học - công nghệ vẫn chưa có, đúng hơn là mới bắt đầu manh nha

Cho đến nay, chúng ta mới có ý tưởng về tạo lập và phát triển thị trường khoa học - công nghệ Đây là vấn đề hết sức mới mẻ, thậm chí một bộ phận không nhỏ cán bộ nghiên cứu và cán bộ quản lý ở cấp Trung ương lẫn địa phương vẫn chưa hiểu và không hình dung đầy đủ về thị trường này Trong thực

tế, khái niện thị trường khoa học - công nghệ mới được nêu lên lần đầu tiên trong nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) năm 1996 Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000 cũng mới chỉ nêu lên một số giải pháp tổng quát để phát triển thị trường khoa học - công nghệ Nghị định của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của luật khoa học và công nghệ và chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Các văn bản của Đảng và Nhà nước gần đây nhất cũng mới chỉ nêu ra yêu cầu phải tạo lập và phát triển thị trường khoa học - công nghệ Đề án xây

Trang 22

dựng thị trường khoa học và công nghệ đang trong quá trình hình thành Thực tế

là chúng ta chưa đề ra được những giải pháp cụ thể với một lộ trình, bước đi thích hợp để phát triển thị trường này

Đó là phía Nhà nước, người tạo ra môi trường cho việc hình thành và phát triển thị trường khoa học và công nghệ, còn về phía các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu và sáng tạo, những người làm ra và bán các sản phẩm trên

thị trường khoa học và công nghệ chúng ta thấy vẫn chưa có ý thức và cũng chưa sẵn sàng tham gia vào thị trường Do cơ chế bao cấp đối với các tổ chức nghiên cứu và triển khai tồn tại quá lâu, nên dường như các nhà khoa học, các cơ

sở nghiên cứu khoa học không chú tâm mấy đến việc tạo ra các sản phẩm khoa học - công nghệ để đưa ra thị trường, các nghiên cứu đa phần nặng về lý thuyết

và phương pháp luận, rất ít những nghiên cứu tạo ra kỹ thuật và công nghệ mới Vì thế các sản phẩm khoa học, công nghệ nghèo nàn, vừa thiếu về số lượng, vừa kém

về chất lượng, không có đóng góp đáng kể vào thị trường khoa học và công nghệ

Về phía các doanh nghiệp, những người mua các sản phẩm khoa học- công nghệ, chúng ta thấy họ cũng chưa mặn mà lắm Các doanh nghiệp Nhà nước đang còn chiếm tỷ trọng lớn về tài sản và đang nắm giữ vị trí độc quyền trong nhiều ngành sản xuất - kinh doanh và dịch vụ, song họ đang được ưu đãi nhiều thứ và nó là của công, nên nó không có động lực trong cải tiến, đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh Khu vực kinh tế tư nhân tuy có số lượng lớn, song mới được hình thành trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2000 sau khi có Luật Doanh nghiệp Do đó đa phần các doanh nghiệp tư nhân là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa đủ năng lực tài chính để đổi mới công nghệ, sòng phẳng mà nói, buổi ban đầu nhu cầu đổi mới công nghệ của họ cũng chưa mạnh và chưa nhiều

Như vậy là cả ba yếu tố cơ bản tạo ra thị trường khoa học và công nghệ là Nhà nước - nhà khoa học và nhà doanh nghiệp đều chưa sẵn sàng, do đó thị trường khoa học và công nghệ ở nước ta chưa ra đời được là một tất yếu, chẳng

có gì phải ngạc nhiên

Có nhiều nguyên nhân đưa đến thực trạng đáng buồn trên, song nguyên nhân cơ bản nhất, quyết định nhất theo chúng tôi đó là nhận thức sản phẩm khoa học không phải là hàng hoá tồn tại quá lâu, ảnh hưởng quá lớn đến chúng ta, trước hết là những người có trách nhiệm trong việc định ra chủ trương, chính sách phát triển của đất nước

Muốn thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chúng ta không còn con đường nào tốt hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn bằng việc

Trang 23

hình thành và phát triển thị trường khoa học và công nghệ Bởi lẽ, chỉ có thị trường khoa học và công nghệ mới giúp chúng ta tiếp cận được sớm với các thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới, cũng như của Việt Nam để triển khai vào việc phát triển nền kinh tế Đây là yếu tố quan trọng thứ ba giúp nhanh chóng hình thành và phát triển các doanh nghiệp khoa học công nghệ, trước hết

là các doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.2.4 Năng lực của các trường đại học, các viện nghiên cứu, cũng như của bản thân các nhà khoa học

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, như phần trước chúng tôi đã trình bày, chủ yếu là do các trường đại học, các viện nghiên cứu và các nhà khoa học đứng ra thành lập

Muốn tạo lập một doanh nghiệp, cho dù doanh nghiệp đó có quy mô như thế nào, đều cần có những điều kiện vật chất hết sức cơ bản, đó là :

- Phải có đất đai để làm nhà xưởng, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, kho, bãi, v.v

- Phải có lực lượng lao động có chuyên môn ( kể cả kỹ thuật, quản lý và công nhân) phù hợp với mục tiêu sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp

- Phải có vốn để mua sắm các máy móc, thiết bị, các nguyên vật liệu và nhiên liệu phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp, cũng như trả lương cho

đội ngũ cán bộ làm việc cho doanh nghiệp

Tất nhiên, nhu cầu về những yếu tố trên có sự khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ có nhu cầu lao động có trình độ cao với mức độ lớn hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác Các trường đại học, các viện nghiên cứu của nước ta, đặc biệt là các trường, các cơ sở nghiên cứu công lập, nhìn chung đã có từ 30 năm trở lên được hình thành và phát triển, do đó các điều kiện để xây dựng các doanh nghiệp vừa

và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ đối với họ, hiện tại không có gì khó khăn Cái khó có lẽ là cơ chế chính sách của Nhà nước đối với việc lập và hoạt

động của các doanh nghiệp mà thôi Không kể các trường đại học và các viện nghiên cứu mới thành lập từ năm 2001 đến nay ( vì mới ra đời năng lực mọi mặt của họ còn hạn chế ), thì đến năm 2000 cả nước ta đã có 148 trường đại học và cao đẳng, với đội ngũ giáo viên lên tới 27.891 người, trong đó khoảng 40% là có trình độ từ thạc sỹ trở lên Có 55 viện nghiên cứu trực thuộc các bộ, ban ngành ở Trung ương Có 2 viện khoa học cấp quốc gia là Viện khoa học và công nghệ Việt Nam và Viện khoa học - xã hội Việt Nam Hiện cũng có hàng vạn cán bộ khoa học có trình độ cao đang làm việc tại các viện này

Trang 24

Điều rất đáng nói là sau 20 năm đổi mới, đội ngũ cán bộ khoa học và quản

lý của các trường đại học, các viện nghiên cứu đã được thử thách và trưởng thành lên rất nhiều Một bộ phận trong số họ đã được thường xuyên làm việc với các trường đại học và các viện nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới, nhờ đó có điều kiện tiếp cận vơí các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến nhất của thế giới Một bộ phận khác nhờ lăn lộn với thực tiễn phát triển kinh tế của đất nước, cũng đã bước đầu làm quen với nền kinh tế thị trường, với các hoạt động kinh doanh trên thị trường trong nước và quốc tế Đó là những điều kiện thuận lợi giúp cho việc có thể xây dựng các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ trong các trường đại học và các viện nghiên cứu

Một điều nữa cũng rất đáng quan tâm, đó là không ít các nhà khoa học, nhà quản lý đang làm việc ở các lĩnh vực khác nhau, hoặc đã về hưu, song có tâm huyết, vừa có kiến thức khoa học, vừa có năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh, và trong một chừng mực nào đó cũng có khả năng về tài chính, hiện cũng rất sẵn sàng đứng ra thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, phải nói rằng đây là điều rất đáng mừng đối với sự phát triển của đất nước ta trong những năm tơí

1.2.5 Hình thức tổ chức hợp lý và tiên tiến

Hình thức tổ chức phù hợp và tiên tiến có tác động quan trọng đối với sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ Trong thế giới hiện đại, hình thức này rất phong phú, đa dạng, nhưng đang nổi trội ở các nước là “Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ”

1.2.5.1 Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ là gì?

Có khá nhiều cách định nghĩa về vườn ươm doanh nghiệp công nghệ đang tồn tại trên thế giới

- Theo tổ chức UNIDO thì “ vườn ươm doanh nghiệp công nghệ” là một tổ chức tiến hành một cách có hệ thống qúa trình tạo dựng các doanh nghiệp mới, cung cấp cho các doanh nghiệp này một hệ thống toàn diện và thích hợp các dịch

Trang 25

Các vườn ươm doanh nghiệp công nghệ không nhất thiết phải có tất cả các thiết bị và dịch vụ Các vườn ươm thông qua việc kết hợp các nguồn lực của các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài để đảm bảo cho các doanh nghiệp được ươm tạo

có điều kiện hoạt động

UNIDO cho rằng vườn ươm doanh nghiệp công nghệ là công cụ hữu hiệu giúp chuyển giao công nghệ và hợp tác giữa lĩnh vực khoa học với lĩnh vực công nghiệp Nó giúp giải quyết các vấn đề có liên quan đến phát triển kinh tế địa phương thông qua việc cải thiện kinh doanh Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ

là công cụ cơ bản để thúc đẩy các hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, thúc đẩy phát triển công ăn việc làm và chuyển giao công nghệ

Tổ chức này cũng cho rằng vườn ươm doanh nghiệp công nghệ là công cụ hay được sử dụng để phát triển vùng và địa phương, vì vậy nguồn tài trợ của Nhà nước luôn được coi là một phần quan trọng, nguồn tài trợ sẽ giảm đi khi vườn

ươm đã phát triển

- Còn Uỷ ban Châu Âu thì cho rằng : “ vườn ươm doanh nghiệp công nghệ

là một khu vực có cơ sở hạ tầng, mà trong đó các doanh nghiệp mới khởi nghiệp hoạt động tại một diện tích hạn chế, nhưng có thể cải tạo được theo kiểu các Mô-

đun, sử dụng chung các dịch vụ hạ tầng cơ sở, quản lý, ban thư ký và các nhân viên giúp việc

- Có ý kiến khác cho rằng “vườn ươm doanh nghiệp công nghệ một mặt là tập hợp các hạ tầng cơ sở cần thiết, không thể thiếu được cho các hoạt động sản xuất như năng lượng, nước sạch, bưu chính - viễn thông, internet, xử lý nước thải, giao thông , mặt khác cung cấp các dịch vụ tư vấn giúp cho các doanh nghiệp, mà các dịch vụ tư vấn này ngày nay là yếu tố không thể thiếu được cho hoạt động thành công của một doanh nghiệp như tổ chức công việc, giải quyết các vấn đề kế toán, tài chính, sở hữu trí tuệ, tiếp thị, hậu cần, ngoại thương, vay vốn, đầu tư, phát triển, luật pháp

1.2.5.2 Cơ sở như thế nào được gọi là một “vườn ươm” ?

Một cơ sở, về nguyên tắc là có thể tự trang trải chi phí hoạt đông, bằng bất

động sản và các dịch vụ của mình trên một diện tích được xác định cụ thể, bảo

đảm các điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp vào đó lập nghiệp

Các doanh nghiệp được nhận vào vườn ươm phải là các doanh nghiệp vừa

và nhỏ, có số lượng người lao động vào loại trung bình, đang thực hiện các hoạt

động sản xuất và / hoặc dịch vụ hiện đại và có hướng phát triển rõ ràng

Các doanh nghiệp phải chứng minh được khả năng của mình rằng trong trường hợp có sự đầu tư vốn từ trong nước, nước ngoài sẽ thực hiện được các đổi

Trang 26

mới công nghệ, giúp thay đổi cơ cấu công nghiệp để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, áp dụng các phương pháp quản lý, các công nghệ hiện đại, không gây hại đến môi trường

Dành ưu tiên cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh, có thể xuất khẩu và làm vệ tinh cung cấp bán thành phẩm cho các doanh nghiệp lớn

Hỗ trợ cho việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong nước vào sản xuất (phát minh, kết quả của R&D) và hợp tác với các ngành công nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học

Từ các yếu tố nêu trên có thể thấy được việc để mọi người có thể chấp nhận một định nghĩa chung là rất khó khăn, vì mỗi người từ một quan điểm khác nhau, từ việc xếp thứ tự ưu tiên đối với các tiêu chuẩn khác nhau sẽ đưa ra các

định nghĩa khác nhau Theo quan điểm của đa số các nhà quản lý, chuyên gia Hungary thì để có một định nghĩa chung, cần xem xét 4 vấn đề:

- Xác định một cách rõ ràng về quyền sử dụng đất và tình trạng kỹ thuật của vườn ươm

- Để các vườm ươm có thể vận hành tốt và thoả mãn các nhu cầu của doanh nghiệp, cần có một nhà quản lý đủ năng lực, để người đó cùng với các cộng sự của mình có thể thực hiện được các dịch vụ cho các doanh nghiệp đóng trong vườn ươm, việc xây dựng hạ tầng cơ sở của vườn ươm cũng như các dịch

vụ do các vườn ươm cung cấp cho doanh nghiệp đều được ưu đãi

- Trong vườn ươm cũng phải tiến hành các hoạt động tạo ra giá trị khác không chỉ có các giá trị về công nghiệp, sản xuất

Để đạt được 4 tiêu chuẩn nêu trên, cần thoả mãn 2 điều kiện, đó là :

- Quyền sử dụng đất phải rõ ràng về pháp lý: chủ sở hữu (đã mua tài sản riêng), hay thuê trước khi bắt đầu xây dựng, đưa doanh nghiệp vào cho thuê, vận hành vườn ươm, về góc độ chuyên môn phải tính toán cẩn thận, chi tiết ( có tài liệu nghiên cứu khả thi ) Theo kinh nghiệm quốc tế, trong số rất nhiều các vườn

ươm thì cũng thường xuyên có sự thay đổi, cải tiến để luôn đáp ứng các nhu cầu dịch vụ hiện đại, cập nhập của các doanh nghiệp

Các vườn ươm doanh nghiệp công nghệ phải bảo đảm một môi trường tốt,

được bảo vệ trong một thời gian nhất định (thường là ngắn) về giá thuê văn phòng, nhà xưởng và các dịch vụ tư vấn ưu đãi để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể khởi nghiệp, phát triển trong đó và sau này chuyển ra ngoài hoạt động

tự lập Các doanh nghiệp nhỏ lúc khởi nghiệp (sau đó sẽ là các doanh nghiệp loại vừa) đóng địa điểm tại vườn ươm tương đối ngắn, mục đích là để họ trưởng thành lên, đủ độ chín để ra khỏi vườn ươm và gia nhập thị trường

Trang 27

1.2.5.3 Theo chức năng, có thể phân vườn ươm thành 2 loại :

- Một loại là dành cho các doanh nghiệp có xu hướng tăng trưởng, như vậy sau khi khởi động thành công sẽ tạo nhiều việc làm cho người lao động

- Loại thứ hai là dành cho các doanh nghiệp có xu hướng đổi mới, có nghĩa là tích cực nghiên cứu, đưa các sáng kiến, phát minh vào sản xuất ở quy mô công nghiệp

Các vườn ươm có vai trò rất quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa đổi mơí công nghệ và các doanh nghiệp nhỏ Các vườn ươm sẽ đóng một vai trò quan trọng trong truyền bá kiến thức, làm chức năng cầu nối giữa các viện nghiên cứu, trường đại học với công nghiệp, dẫn tới việc đưa các phát minh mới vào thực tế sản xuất, cung cấp sản phẩm cho thị trường

Các vườn ươm có một vai trò rất tổng hợp, bởi vì nó bảo đảm cung cấp các

điều kiện về kỹ thuật và chuyên môn mà sẽ giúp nâng cao sắc suất thành công, khả năng tiếp tục học tập, tạo sự tăng trưởng của các doanh nghiệp mới khởi nghiệp đóng địa điểm trong vườn ươm Do đó có thể coi vườn ươm như là một loại cơ quan phát triển doanh nghiệp chuyên giành ưu tiên cung cấp các dịch vụ như quản lý, maketing, kế toán – tài chính, thư ký, phục vụ, với hạ tầng cơ sở hoàn chỉnh và giá thuê văn phòng, địa điểm rẻ…cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, bên cạnh việc sản xuất, cũng có khả năng tiến hành công tác nghiên cứu

và phát triển (R&D)

Ngoài các đặc điểm nêu trên, các vườn ươm còn có thêm nhiều vai trò khác nữa, tức là không chỉ phục vụ cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp đóng trong vườn ươm, mà còn hỗ trợ cho cả cộng đồng địa phương Về cơ bản, vườn

ươm tạo ra ba loại giá trị gia tăng :

- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong lúc mới bắt đầu thành lập, trong quá trình trưởng thành và lớn mạnh trong thị trường

- Đóng góp cho sự phát triển kinh tế địa phương và vùng

- Bản thân vườn ươm cũng là một doanh nghiệp dịch vụ

Từ những phân tích đặc điểm nêu trên, người ta coi vườn ươm doanh nghiệp công nghệ là một tổ chức (cơ quan) trong hệ thống phát triển doanh nghiệp, vườn ươm sẽ lựa chọn một số lượng nhất định các doanh nghiệp trong số rất nhiều những doanh nghiệp mới khởi nghiệp tại địa phương, mà các doanh nghiệp này đã có những thành công ban đầu, hứa hẹn sẽ tồn tại và sẽ phát triển

được Đại đa số các vườn ươm doanh nghiệp công nghệ đã và được xây dựng tại các địa phương có vị trí địa lý và điều kiện kinh tế kém phát triển, kém thuận lợi hơn so với mức độ trung bình trong vùng, hạ tầng cơ sở cũng yếu hơn so với

Trang 28

trình độ trung bình Các vườn ươm cung cấp các dịch vụ tổng hợp cho các doanh nghiệp, bao gồm:

- Cung cấp năng lượng điện theo yêu cầu của doanh nghiệp

- Bảo đảm cung cấp nước sạch có thể dùng cho chế biến thực phẩm và

-Dich vụ chuyên môn do các chuyên gia làm việc chính thức trong vườn

ươm, các chuyên gia trong ngành, nhưng không có biên chế trong vườn ươm cung cấp với gía dịch vụ tương đối rẻ, như tính thuế, thủ tục hải quan, tiếp thị, kế toán - tài chính, luật pháp, bảo hiểm, v.v

Hợp đồng cho thuê địa điểm trong vườn ươm thường có thời gian là khoảng 1- 3 năm, hợp đồng có các điều khoản có thể thay đổi linh hoạt để bảo

đảm lợi ích cho cả hai bên: vườn ươm và doanh nghiệp Khi tính gía cho thuê địa

điểm người ta dựa vào giá cả thị trường tại địa phương đó và giảm khoảng 10- 30% cho các doanh nghiệp được lựa chọn

Hợp đồng giữa các bộ, ngành trong xây dựng và hỗ trợ vườn ươm doanh nghiệp :

Về mục tiêu phát triển, có thể coi các vườn ươm như là các cơ quan được thành lập để cùng phối hợp thực hiện các chính sách phát triển trong nhiều khu vực kinh tế và xã hội Các chính sách phát triển bao gồm : phát triển doanh nghiệp, đổi mới công nghệ, phát triển vùng, hội nhập vào Cộng đồng Châu Âu, lao động Các vườn ươm khi hoạt động thành công sẽ tạo ra các doanh nghiệp nhỏ

có năng lực, qua đó động viên được sức mạnh trong vùng đó, tạo điều kiện để hấp thu các công nghệ, phương pháp quản lý tiến tiến của Châu Âu, xây dựng các mối quan hệ với nước ngoài và tạo ra việc làm cho người lao động tại địa phương

Sự hỗ trợ của vườn ươm và cả của địa phương cho các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp được sự lựa chọn và thu nhận vào vườn ươm, ngoài việc được nhận

sự hỗ trợ toàn diện từ các vườn ươm về giá thuê địa điểm và dịch vụ trong vườn

ươm, còn được sự hỗ trợ tư vấn về sử dụng công nghệ thông tin, thu hút vốn mạo hiểm (Venture capital), hoặc các nguồn tài chính khác

Trang 29

1.2.5.4 Quan hệ giữa vườn ươm và khu công nghệ cao:

Giữa vườn ươm và khu công nghệ cao có một sự chuyển tiếp liên tục Chất lượng của sự hỗ trợ sẽ có sự thay đổi tích cực khi mà tỷ lệ hỗ trợ cho các doanh nghiệp có năng lực đổi mới cao hơn so với sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp chỉ áp dụng các công nghệ cũ, truyền thống Việc hỗ trợ cho các vườn ươm cũng phụ thuộc rất nhiều vào các cơ quan quản lý xác định các xu hướng ưu tiên như thế nào Nếu xác định đúng được các hướng ưu tiên của Nhà nước trong một xã hội thông tin như hiện nay, và coi đó là quan trọng hàng đầu đối với chúng ta thì việc hỗ trợ các doanh nghiệp có xu hướng đổi mới công nghệ, quản lý sẽ là chủ yếu trong một nguồn lực giới hạn Còn nếu nhà nước xác định việc tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động là quan trọng nhất thì lại phải nhấn mạnh hơn vào các khuyến khích áp dụng các công nghệ truyền thống nhằm tạo nhiều việc làm tại địa phương

Thế nào là tối ưu trong việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ : Việc tối ưu hoá các hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có một quy tắc nào, mà nó thay đổi trong từng quốc gia, và trong một quốc gia thì tại mỗi cơ quan quản lý cũng không giống nhau Việc hỗ trợ doanh nghiệp không những phụ thuộc vào khả năng cung cấp tài chính, vật chất như kinh phí, kiến thức, tổ chức mạng lưới hoạt động, thông tin liên lạc, nhà xưởng, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách, sự quản lý của Nhà nước, cụ thể là các cơ quan quản lý hiểu thế nào về vai trò truyền bá đổi mới, khả năng tạo công ăn việc làm cho người lao động, khả năng hội nhập linh hoạt trong sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Một điều quan trọng nữa là chính quyền địa phương có muốn và chấp nhận để các doanh nghiệp bày tỏ các ý tưởng tích cực và sáng tạo ra các giá trị của xã hội

Không có một công thức duy nhất nào cho sự thành công của chính sách

hỗ trợ, kể cả đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công, ngay trong cùng một quốc gia cũng không giống nhau Tuy nhiên, tại mỗi quốc gia trên cả thế giới, mặc dù có rất nhiều thể loại chính sách hỗ trợ khác nhau, cũng có nhiều nét tương đồng Các mô hình chính sách tốt nhất là phải được xây dựng trên cơ sở tính toán thời gian dài hạn, chặt chẽ và rõ ràng, nhưng không có nghĩa là phải làm theo đó một cách cứng nhắc, mà cần linh hoạt theo chu kỳ phát triển sản phẩm và chu kỳ phát triển của các doanh nghiệp

1.2.5.5 Vai trò của các tổ chức quốc tế:

Các vườn ươm doanh nghiệp không những là công cụ phát triển được quan tâm và hỗ trợ của một quốc gia, mà còn của các tổ chức quốc tế Uỷ ban Kinh tế

Trang 30

Châu Âu của liên hiệp quốc (United Nation Economic Commisson for Euope, UN/ECE), từ đầu những năm 1990 đã tổ chức các diễn đàn về chính sách hỗ trợ, trong đó các nước thành viên đã trao đổi kinh nghiệm về xây dựng môi trường thuận lợi cho các cuộc đối thoại về phát triển khu vực kinh tế tư nhân và công cộng ( Pubic - Private sector dialogue) Đến nay, chương trình này đã liên tục chỉ

đạo nhóm công tác phát triển công nghiệp và doanh nghiệp (Working Party in Industrain Enterprise Development) Các kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ cho các vườn ươm doanh nghiệp công nghệ , các khu khoa học - công nghệ cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được tổng kết trong các văn bản của Liên hiệp quốc

1.2.5.6 các mẫu hình vườn ươm doanh nghiệp công nghệ

Cho đến nay, vẫn chưa hình thành một mô hình duy nhất được cho là mẫu tốt nào cho các khu khoa học – công nghệ , vườn ươm doanh nghiệp công nghệ Trong từng quốc gia, ngay tại các vùng, địa phương khác nhau cũng có những sự khác nhau, nhưng tại một số nước, thường xuyên có những sự bổ sung, mở rộng, chủ động tìm kiếm các phương pháp tổ chức tạo sự hỗ trợ doanh nghiệp và đổi mới một cách thuận lợi nhất Trong hoàn cảnh còn nhiều quan điểm và thực hành khác nhau như vậy, các tổ chức quốc tế cũng rất nỗ lực để tổng kết và phổ biến các kinh nghiệm tốt nhất (Best Practice) của từng nước đến các nước thành viên khác

Hiện nay, các nguyên tắc đã được cộng đồng quốc tế công nhận như sau: Các vườn ươm và các khu khoa học – công nghệ có nhiệm vụ bằng các nguồn lực của mình, cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ các sự hỗ trợ để tăng cường khả năng thành công của mình Sự khác nhau trong từng loại mô hình chỉ

là ở việc xác định các thành phần cụ thể trong “ nguồn lực” của mô hình đó như thế nào là thuận lợi nhất, phù hợp nhất, giúp doanh nghiệp nhanh chóng đạt được mục tiêu trong điều kiện cụ thể của một địa phương

Vậy các nguồn lực ở đây là gì? Đó là nhà xưởng, nhà văn phòng, đào tạo,

hỗ trợ tìm nguồn tài chính, đội ngũ cán bộ quản lý, kế toán, mạng thông tin liên lạc và tư vấn Ngoài ra, trong nguồn lực cũng phải kể đến khả năng động viên các loại vốn, tìm kiếm và hấp thụ các know – how

Tóm lại, khi sử dụng hệ thống phân tích SWOT để phân tích, người ta nhận thấy rằng các vườn ươm, bằng việc cung cấp các dịch vụ ưu đãi đầu vào

đặc biệt cho các doanh nghiệp là nhằm để góp phần nâng cao sức mạnh và khả năng cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tránh được các điểm yếu và các đe doạ bên ngoài, đặc biệt trong thời gian mới khởi nghiệp là thời gian khó khăn và nhậy cảm nhất

Trang 31

Nhà nước phải có chính sách phát triển các doanh nghiệp và khu khoa học- công nghệ, không bao giờ được bỏ mặc các cơ sở này phát triển tự phát hoặc phải tự lo liệu cho sự tồn tại và phát triển của mình Lý do cần quan tâm hỗ trợ, quản lý là một mặt nhằm hạn chế một số cơ sở mang tên là vườn ươm, nhưng thực chất lại là một tổ chức thương mại, hoạt động chỉ vì lợi nhuận, chỉ có dịch

vụ cho thuê địa điểm Mặt khác, bản thân các vườn ươm cũng đã là một cơ sở

được hưởng ưu đãi và hỗ trợ, sao cho nó có thể có được vai trò quan trọng nhất là tiếp tục chuyển tiếp các sự hỗ trợ của Nhà nước, địa phương tới các doanh nghiệp

đã được lựa chọn vào vườn ươm Do đó, để có được thành công đối với mô hình

hỗ trợ, cũng cần chú ý tới tác dụng của tất cả các công cụ hỗ trợ khác, ví dụ như tác dụng của việc thực hiện các thủ tục hành chính - luật pháp, hoặc các ảnh hưởng do các yếu tố bên ngoài địa phương, bên ngoài vườn ươm gây ra

Một điểm chung trong khi xây dựng các mô hình vườn ươm khác nhau là người ta phải luôn nghiên cứu, tìm ra các yếu tố còn hạn chế mà nó có thể là những rào cản cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp

Bên cạnh các vườn ươm doanh nghiệp công nghệ truyền thống như nêu trên, còn có nhiều tổ chức khác cũng phục vụ các mục tiêu hỗ trợ phát triển doanh nghiệp như các khu công nghiệp, các vùng công nghiệp, các khu kinh tế

mở (không phải đóng thuế hải quan) Hiện nay đã xuất hiện những cơ sở mà ta gọi là vườn ươm ảo (Virtual incubators), trong đó các dịch vụ được cung cấp thông qua công nghệ tin học: nối các doanh nghiệp vào mạng, họ trao đổi thông tin theo cách on-line, sử dụng kho dữ liệu điện tử, nối mạng hội nghị, thực hiện nhiệm vụ thương mại điện tử v.v…

VUDNCN và cụm VUDNCN (cluster)

Trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước, việc xây dựng mạng lưới doanh nghiệp (clustering and networking) ngày càng có vai trò quan trọng đố với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ, về cơ bản, cụm cluster - là một liên minh của các doanh nghiệp có cơ sở đóng gần nhau, hoạt động trong cùng một lĩnh vực chuyên môn, mục đích là thu hút, sử dụng chung các đầu vào (input) và hoặc cùng bán các sản phẩm đầu ra (output), mỗi doanh nghiệp đều có điều kiện để đi sâu hơn vào ngành chuyên môn của mình, nâng cao năng lực công nghệ, thích ứng nhanh với nhu cầu thay đổi thường xuyên của thị trường, xây dựng chính sách đổi mới và nâng cao khả năng cạnh tranh ý tưởng ban đầu cho việc xây dựng các cluster và mạng lưới là mặc dù phải cạnh tranh với nhau, các doanh nghiệp cũng có thể tìm

ra được tiếng nói chung, đặt lợi ích chung lên trên để mà qua đó có thể tạo ra sự cân bằng năng động trong hợp tác và cạnh tranh lành mạnh Các vườn ươm có

điểm giống cluster ở chỗ cả hai loại hình này đều cần đến sự hỗ trợ bên ngoài

Trang 32

của Nhà nước, địa phương, các tổ chức quốc tế…, nhưng cũng có điểm khác nhau là, các vườn ươm sử dụng chung các dịch vụ đầu vào, còn các cluster có sự quan hệ chặt chẽ ở đầu ra như sản phẩm, các dịch vụ

Một sự khác nhau cơ bản nữa là, trong khi các vườn ươm có địa điểm cố

định, đa số là nằm trong một khu vực có giới hạn về diện tích, có nhà xưởng, văn phòng làm việc, còn các doanh nghiệp nằm trong khu cluster thì trải rộng ở một diện tích địa lý lớn hơn, nhưng cũng thường không vượt qua ranh giới giữa các vùng

Một thí dụ điển hình của cluster là Thung lũng Silicon (Silicon valley) tại California - Hoa Kỳ (theo Harley 2001) Tổng diện tích của thung lũng Silicon là khoảng 3000 km 2 gồm có các thành phố San Francisco, Berkeley, Oakland và San jose, với dân số trên 2,5 triệu người, trên đó có nhiều trường đại học, cao

đẳng Tại thung lũng Silicon, hiện có 07 cụm - cluster - công nghiệp năng động

đang hoạt động trong các ngành chuyên môn như bán dẫn, phần cứng, phần mềm công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ quốc phòng, các dịch

vụ sản xuất, kỹ thuật và nhiều dịch vụ chuyên môn, chuyên sâu khác Thung lũng Silicon cũng mang tính quốc tế, bởi vì 40% tổng số các doanh nghiệp hoạt

động tại đây là người sinh ra từ nước khác, không trên đất Mỹ Động cơ của sự

đổi mới là tính hợp tác, hợp tác kể từ khi còn học tập, thông qua quá trình xây dựng doanh nghiệp cho đến thu hút vốn đầu tư mạo hiểm

Tại thung lũng Silicon có 30 vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thể hiện

xu hướng về đổi mới Điều kiện đã giúp cho các vườn ươm này tồn tại và phát triển là tại vùng California này, hầu như các ngành công nghiệp đều cần có các công nghệ mới và dự án sản xuất

Tại thành phố San Jose hiện có 11 vườn ươm, và trong số đó người ta đang xây dựng kế hoạch, tìm kiếm nguồn tài trợ để có được 01 vườn ươm có mục tiêu

đặc biệt là để hỗ trợ cho gia đoạn đầu tiên của các doanh nghiệp mới bước vào thị trường Hoa Kỳ Vườn ươm phi lợi nhuận này, International Business Incubator – IBI, trong số nhiều nhiệm vụ của nó, có một nhiệm vụ là để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức chính quyền địa phương, trường đại học và các vườn ươm của các quốc gia vùng Ban tích đến mở văn phòng đại diện tại IBI Mục đích trực tiếp của sự hợp tác này là nhằm xây dựng các chương trình phát triển, truyền bá kiến thức, để thực hiện được mục tiêu này, trong thời gian đầu tổ chức các cuộc khảo sát kéo dài khoảng một, hai tháng

Các cụm doanh nghiệp – cluster là một tập hợp các doanh nghiệp có quan

hệ lỏng lẻo (không chặt chẽ), không liên tục mà phụ thuộc vào từng phi vụ cụ thể, và trong từng trường hợp cụ thể, họ liên minh với nhau trong qúa trình mua sắm, sản xuất và tiêu thụ Các cluster có các thành viên, đa số các thành viên là

Trang 33

các doanh nghiệp và các cơ sở khác, bản thân cluster là tập hợp của một số các

tổ chức phi lợi nhuận ví dụ như các hiệp hội với số nhân viên ít chỉ vài người, kinh phí hoạt động một phần do các hội viên đóng góp và, phần khác là do nguồn hỗ trợ của chính phủ Các thành viên của một cluster có thể gồm các doanh nghiệp nhỏ, các tổ chức hành chính, nghiên cứu và tổ chức phi lợi nhuận

và cả các doanh nghiệp lớn nhưng mong muốn hợp tác Các thương vụ liên quan

đến một ngành chuyên môn của các doanh nghiệp thường sát nhập với cluster:

đầu vào là các vệ tinh cung cấp vật tư, linh kiện, đầu ra là mạng lưới bán hàng hoặc các công ty mua hàng Các cluster thường là một ngành chuyên môn cụ thể, hoặc một vùng địa lý hoặc kết hợp cả hai

Từ vườn ươm tới cluster : xung quanh các vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thường hình thành một quan hệ hợp tác tích cực giữa các doanh nghiệp đã

được trưởng thành từ vườn ươm với các doanh nghiệp khác Mức độ cao của sự hợp tác này tạo thành một mạng lưới, tức là một cluster

Cạnh tranh và hợp tác: Một cluster tốt sẽ phát huy các tiềm năng của hợp tác bằng cách vẫn tạo ra một khả năng cho sự cạnh tranh Do vậy, một mô hình cluster tối ưu sẽ là mô hình mà một mặt nó tạo ra sự cân bằng năng động trong cạnh tranh, mặt khác nó cũng hài hoà được các lợi ích Một vấn đề lớn của chính sách phát triển vùng là làm sao cho các doanh nghiệp trong một cluster khuyến khích lẫn nhau để điều chỉnh các quan hệ một cách hài hoà Mục tiêu là phải xây dựng được một hệ thống tổng hợp chính sách hỗ trợ và các quy định để tạo ra một sự hợp tác các bên tham gia cùng có lợi (Win – win cooperation), mà trong

đó mọi thành viên của cluster sẽ được hưởng lợi nhiều hơn so với không tham gia vào cluster

Để có thể dễ hiểu hơn về hoạt động và tác dụng của một cluster, người ta dùng một phép so sánh với hoạt động của một đàn chim Đàn chim là một tập hợp của các cá thể, mà lịch sử hàng trăm triệu năm đã tối ưu hoá các chuyển

động của cá thể từng con chim trong chuyển động của cả đàn chim Một con chim non, để gia nhập thành công được vào hoạt động của cả đàn, một cá thể phải trải qua 04 giai đoạn:

- Giai đoạn một gọi là bay tách cá thể có nghĩa là con chim non mới đó phải tập bay sao cho không bị va chạm vào các con khác trong cả đàn Tương tự, doanh nghiệp mới tham gia vào cluster chưa quan tâm việc cần phải có địa vị như một doanh nghiệp đã là thành viên của cluster, mà là phải làm quen với các dịch vụ, tư vấn của cluster, tự tìm cách khẳng định mình

- Giai đoạn hai là bắt chước Tức là con chim mới đã gia nhập đàn và thích ứng được với tốc độ bay, hướng bay của cả đàn chim, tương tự, doanh nghiệp đã

Trang 34

gia nhập vào cluster học tập được một số các kinh nghiệm, định hướng phát triển của các doanh nghiệp khác trong cluster

- Giai đoạn ba là định hướng về mục tiêu Lúc này con chim cố gắng bay vào giữa đàn để phòng tránh rủi ro bên ngoài ở mức độ cao nhất Tương tự, lúc này doanh nghiệp trong cluster cũng cố gắng hạn chế các rủi ro bên ngoài từ thị trường luôn biến đổi, tận dụng các sự bảo vệ an toàn do cluster bảo đảm thông qua các hoạt động cung cấp đầu vào, phát triển chất lượng và bán hàng , thậm chí ngay cả trong một số trường hợp nhất định có thể gây ra nguy cơ va chạm với các doanh nghiệp đồng nghiệp trong cluster, và trong một số ngành chuyên môn

Các thành viên của cluster cố gắng bảo đảm khả năng tồn tại của mình bằng cách phối hợp hài hoà các hoạt động và áp dụng các kinh nghiệm thành công của cluster

Lợi thế do các cluster đem lại, về căn bản là nâng cao năng lực và các khả năng cho các doanh nghiệp thành viên

Tuy nhiên, điều bất cập từ các cluster đối với các doanh nghiệp là các hoạt

động được kết hợp hài hoà trong cluster có thể làm giảm tính chủ động của các doanh nghiệp

Dù từ quan điểm nào để xây dựng các quy tắc hoạt động của các cluster, cũng rất cần có sự tin tưởng lẫn nhau, đạo đức trong kinh doanh Các yếu tố này

có được là phải từ lòng tự trọng của con người, tri thức, chủ nghĩa yêu nước, lòng yêu nghề và cuối cùng là mối quan hệ bạn bè trong sạch

1.2.6 Cơ chế và chính sách của Nhà nước

Kinh nghiệm của nhiều nước đã đi trước trong việc phát triển thị trường khoa học công nghệ nói chung, các doanh nghiệp khoa học công nghệ nói riêng cho thấy, cơ chế và chính sách của Nhà nước bao giờ cũng là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp, mang tính quyết định đối với sự ra đời và hoạt động của hai loại hình này Bởi lẽ, nếu cơ chế và chính sách của Nhà nước đúng có nghĩa là cơ chế

và chính sách phù hợp với xu thế phát triển của thời đại nói chung, xu thế phát

Trang 35

triển của khoa học và công nghệ nói riêng, thì nó sẽ tạo ra môi trường thuận lợi (cả môi trường pháp lý và môi trường kinh tế - xã hội) cho sự phát triển của bản thân khoa học - công nghệ, cũng như việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, đặc biệt là cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp khoa học công nghệ

Ngược lại, cơ chế và chính sách của Nhà nước không phù hợp sẽ tạo ra lực cản, sự kìm hãm rất lớn đối với sự phát triển của khoa học công nghệ và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này

Ngoài các cơ chế và chính sách chung đối với mọi loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, trong điều kiện của nước ta hiện nay, để cho loại hình này có thể ra đời và phát triển được chúng tôi cho rằng cần phải hết sức lưu tâm

cơ sở đó mà hoàn thiện để cho cơ chế và chính sách ngày một hoàn thiện hơn

b- Lĩnh vực khoa học công nghệ nói chung, các trường đại học và các viện nghiên cứu nói riêng, rồi dưới nó là các doanh nghiệp khoa học - công nghệ do

các trường và viện lập ra, đều thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, ngày nay gọi

là khu vực dịch vụ công Đây là khu vực mà tỷ lệ bao cấp của ngân sách Nhà nước để đảm bảo sự hoạt động bình thường vẫn còn cao ( mặc dù cũng đã có giảm so với trước ) Đặc biệt là tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước vẫn còn khá nặng nề ở một bộ phận không nhỏ cán bộ và đội ngũ các nhà khoa học làm việc trong lĩnh vực này

Trang 36

Do đó, cơ chế chính sách của Nhà nước phải làm sao tạo ra một cuộc cách mạng trong tư duy và cách làm của con người và các tổ chức của lĩnh vực này

Đó là, phải thực sự coi các sản phẩm khoa học - công nghệ là hàng hoá và hàng hoá đó phải được trao đổi mua bán trên thị trường theo đúng nghĩa của nó Cơ chế, chính sách của Nhà nước phải tạo điều kiện để các nhà khoa học thực sự

được tự do trong nghiên cưú, sáng tạo các trường đại học và các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học - công nghệ được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, quản lý và mọi hoạt động của nó (các tổ chức công lập), nó không chịu sự ràng buộc nào ngoài những quy định của pháp luật

c- Như các phần trên chúng tôi đã đề cập, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học - công nghệ ngoài những đặc điểm chung như các doanh

nghiệp khác, còn có một số đặc điểm riêng do lĩnh vực hoạt động khoa học - công nghệ tạo ra Do đó, để các doanh nghiệp khoa học - công nghệ có thể ra đời

và hoạt động được, nhất là trong một số năm đầu khi mới thành lập, bên cạnh những quy định chung, thiết nghĩ Nhà nước cũng cần có một số cơ chế và chính sách đặc thù đối với loại hình doanh nghiệp này, đặc biệt là chính sách đầu tư, chính sách thuế, chính sách cán bộ và cơ chế quản lý doanh nghiệp, mối quan hệ giữa trường, viện với doanh nghiệp; cơ chế gắn kết giữa nghiên cứu - đào tạo và kinh doanh v.v

1.3 Sự cần thiết phải phát triển các doanh nghiệp vừa

và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ ở Việt Nam

Xây dựng và phát triển các doanh nghiệp khoa học - công nghệ, đặc biệt

là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay là đòi hỏi bức xúc của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của sự phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ

1.3.1 Sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ sẽ tạo điều kiện cho chúng ta huy động được tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn lực khoa học - công nghệ, trước hết là nguồn chất xám của đội ngũ tri thức để phục vụ cho sự phát triển của đất nước

Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm

2006-2010 của nước ta mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra là: " Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, đạt được bước chuyển biến quan trọng theo hướng phát triển nhanh và bền vững Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân Tạo nền tảng để đẩy

Trang 37

nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức Giữ vững ổn

định chính trị và trật tự an ninh xã hội Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế"

Để thực hiện được mục tiêu đó chúng ta phải huy động triệt để và sử dụng

có hiệu quả các nguồn lực trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó như đã nói, có nguồn lực khoa học - công nghệ, một nguồn lực có vị trí vô cùng quan trọng

Nguồn lực khoa học - công nghệ được thể hiện trước hết ở đội ngũ cán bộ khoa học Nguồn lực này ở nước ta đã tăng lên khá nhanh trong 20 năm đổi mới vừa qua Nếu như năm 1995, cả nước có 800.000 người có trình độ cao đẳng trở lên, thì đến năm 2004, số có trình độ cao đẳng và đại học đã là 2.000.000 người,

số có trình độ thạc sỹ là 20.000 người và có trình độ tiến sỹ trở lên là 10.000 người

Biểu 1.1: Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ giai đoạn 2000- 2004

Năm 2000 Năm 2004 Trình độ đào tạo Số lượng

(người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

5- Tiến sỹ khoa học 610 0,05

> 10.000 0,78

Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ngoài ra chúng ta còn có gần 30 vạn trí thức Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nhiều lĩnh vực khoa học - công nghệ của 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Lực lượng này luôn hướng về tổ quốc, sẵn sàng đóng góp sức lực và trí tuệ của mình cho sự nghiệp xây dựng tổ quốc

Như vậy, về số lượng, đội ngũ của chúng ta không phải là ít Riêng cán bộ nghiên cứu tính trên 1 triệu dân, năm 1997 Việt Nam đã đạt con số 334 người, cao hơn Mêxicô (214 người), Thái Lan (103 người), Malaixia (93 người), Philipin (90 người)

Về chất lượng, đội ngũ cán bộ khoa học của chúng ta cũng không đến nỗi thua kém thiên hạ lắm Rất nhiều nhà khoa học của chúng ta được đánh giá cao trên các diễn đàn khoa học quốc tế Các nhà khoa học của ta được đánh giá là

Trang 38

thông minh, tiếp cận nhanh với nền khoa học tiên tiến của thế giới Những kết quả trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ cầu

đường, công nghệ đóng tàu, công nghệ điện và khai thác dầu khí v.v… đã cho ta thấy điều đó

Cái hạn chế là đội ngũ cán bộ khoa học của chúng ta quá thiếu phương tiện nghiên cứu và việc đãi ngộ quá thấp, do đó chưa tạo ra điều kiện và động lực

để cho họ nghiên cứu, sáng tạo

Chính vì thế, chúng tôi cho rằng việc phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ sẽ cho phép thu hút đông

đảo đội ngũ các nhà khoa học của đất nước vào nghiên cứu, sáng tạo ra các sản phẩm mới, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

1.3.2 Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ là phương thức chuyển giao công nghệ nhanh nhất, hiệu quả nhất cho toàn bộ các doanh nghiệp của nền kinh tế quốc dân

Như các phần trên chúng tôi đã phân tích, đa phần các doanh nghiệp ở nước ta, nhất là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, mới được thành lập trong những năm gần đây và có quy mô không lớn Năng lực không lớn ở

đây cần được hiểu: Một là, không đủ vốn để đổi mới công nghệ; hai là, cũng chưa đủ trình độ để làm chủ công nghệ mới; và ba là, còn ngần ngại, không hiểu

có thành công không, nếu thành công thì không sao, nhưng thất bại thì sợ mất tất cả, khó có khả năng hồi phục trở lại

Phương ngôn ta có câu: ‘‘trăm nghe không bằng một thấy" Chính vì thế các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ ra đời, phát triển sẽ giúp tháo gỡ bức xúc này cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế

Các phát minh, sáng chế được các trường và viện tạo ra trước hết sẽ được thử nghiệm tại các doanh nghiệp khoa học - công nghệ Chỉ khi nào thử nghiệm thành công các doanh nghiệp này mới tiến hành sản xuất với quy mô hàng hoá

và mới thực hiện việc chuyển giao cho các doanh nghiệp khác Các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác sẽ được chứng kiến tận mắt việc tạo ra các công nghệ mới, việc sử dụng nó trong hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế, được hướng dẫn, thậm chí được vận hành thử các công nghệ mới tại doanh nghiệp khoa học - công nghệ Điều này giúp cho họ có đủ lòng tin đối với việc mua các công nghệ mới Nếu các doanh nghiệp bên ngoài cần, các trường đại học, các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp khoa học còn sẵn sàng đến các doanh nghiệp mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công nhân của họ về kỹ năng vận hành các thiết bị, công nghệ mới v.v…

Trang 39

Việc chuyển giao công nghệ như vậy là được thực hiện một cách trực tiếp, không phải qua bất kỳ một khâu trung gian nào Nhanh chóng và hiệu quả chính

là thể hiện ở đó

1.3.3 Sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực

khoa học - công nghệ là phương thức tốt nhất gắn kết giữa nghiên cứu khoa học - đào tạo nguồn nhân lực và phát triển kinh tế

Khi nói về những hạn chế của công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực của nước ta giai đoạn 2001-2005, dự thảo kế hoach phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo đã viết như sau:

" Chất lượng giáo dục còn nhiều yếu kém, bất cập, hiệu quả giáo dục còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển đất nước Chương trình giáo dục và đào tạo có những bất hợp lý Năng lực thực hành của học sinh tốt nghiệp các cơ sở đào tạo phần lớn còn yếu"

" Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chưa gắn kết với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển về quy mô, trình độ và chiều sâu nên chất lượng khoa học và hiệu quả kinh tế còn hạn chế"

Tóm lại là giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ chưa gắn nhiều với thực tiễn phát triển kinh tế của đất nước, chưa giải quyết được nhiều các vấn đề kinh tế - kỹ thuật, công nghệ và quản lý do sự phát triển của nền kinh

tế nước nhà đặt ra

Chỉ có nhanh chóng xây dựng và phát triển hệ thống các doanh nghiệp vừa

và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, mới hy vọng khắc phục tốt các hạn chế đó Bởi lẽ, có các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, các kết quả nghiên cứu, sáng chế sẽ lập tức được kiểm nghiệm ngay, nếu thực sự hữu ích các nhà khoa học sẽ được giữ bản quyền, sẽ được nhận tiền bán phát minh sáng chế Các nhà khoa học vì thế sẽ gắn với thực tiễn hơn, các nghiên cứu sẽ thiết thực hơn và điều quan trọng là nó không còn bỏ trong ngăn kéo để cất nữa

Mặt khác, có các doanh nghiệp khoa học - công nghệ, sinh viên có nơi để thực hành, để tập vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn, làm quen với công nghệ mới, với phương pháp quản lý hiện đại, nhờ đó mà học gắn kết được với hành, khi ra trường bắt tay vào làm việc không còn bỡ ngỡ nữa

Như vậy là nhờ có các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực đã có điều kiện gắn kết với thực tiễn cuộc sống, học hỏi từ cuộc sống và phục vụ sự phát triển của cuộc sống

Trang 40

phần thứ hai Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực

khoa học - công nghệ ở Hungary và những bài học đối

với Việt Nam.

2.1.Khái quát quá trình chuyển đổi kinh tế ở hunggary

2.1.1.Vài nét về Cộng hoà Hungary :

Hungary là một quốc gia nằm giữa Đông âu, phía bắc giáp nước Cộng hoà Slovakia, phía tây giáp với Cộng hoà áo, phía đông giáp với Cộng hòa Rumani và Ukraina, phía nam giáp với Nam Tư (cũ)

Hungary là một nước nhỏ có diện tích tự nhiên 93.000 km2, đất đai tương

đối bằng phẳng và phì nhiêu Điều đặc biệt là Hungary là một nước không có biển và rất ít các loại khoáng sản Tuy nhiên, bù lại Hungary được trời phú cho

hồ Balaton khá rộng và đẹp và dòng sông Đanup đầy thơ mộng

Dân số Hungary ít, chỉ có 10 triệu người, chủ yếu là người Hungary, có một ít dân Digan, sau năm 1990 có thêm hai cộng đồng người tương đối đông

định cư làm ăn ở đây là người Hoa ( khoảng 1 vạn người) và người Việt Nam (khoảng 6000 người) Một đặc điểm rất đáng nói là 15 năm nay dân số nước Hungary luôn giảm và tỷ lệ người già rất cao (khoảng 3 triệu người) Người dân Hungary hiền hoà, thân thiện và khá cởi mở

Hungary là một quốc gia có lịch sử phát triển khá lâu đời và cũng khá oanh liệt, đặc biệt là thời kỳ chống quân xâm lược Thổ Nhĩ Kỳ, với ngôi sao thành Êghe nổi tiếng

Năm 1945, sau khi được Hồng quân Liên Xô giải phóng khỏi ách chiếm

đóng của Phát xít Đức, nhân dân Hungary dưới sự lãnh đạo của Đảng Công nhân XHCN Hungary đã tiến hành xây dựng đất nước theo con đường XHCN

Mặc dù cũng có một số khó khăn song Hungary là một trong những nước

có nền kinh tế phát triển cao trong phe XHCN lúc bấy giờ Hungary là một nước

có nền nông nghiệp rất phát triển, có năng suất cây trồng, con vật nuôi cao, tạo

ra được nhiều sản phẩm có giá trị phục vụ cho xuất khẩu như: ngô, táo, thịt gia cầm, thịt bò, sữa, cá chép, gan ngỗng v.v…

Trong thời kỳ đó, Hungary cũng là nước có nền công nghiệp khá phát triển với các sản phẩm nổi tiếng như xe ô tô khách hiệu Ikarut, các sản phẩm

điện tử với thương hiệu Orionton, các loại thuốc tân dược v.v…

Ngày đăng: 15/05/2014, 14:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX – NXB CTQG, Hà Nội, năm 2001 Khác
2. Văn kiện hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung −ơng khóa X, NXB CTQG, Hà Nội, năm 2002 Khác
3. Văn kiện hội nghị lần thứ X Ban chấp hành Trung −ơng khoá IX, NXB CTQG, n¨m 2004 Khác
4. Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng lần thứ X, Hà Nội , tháng 9/2005 5. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010, Bộ Kế hoạch và§Çu t− Khác
8. Nghị định 35 HĐBT ngày 28/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về quản lý khoa học và công nghệ Khác
9. Nghị định 68/1998/QQD-TTg ngày 27/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập thí điểm các doanh nghiệp Nhà n−ớc trong các cơ sởđào tạo, cơ sở nghiên cứu Khác
10. Quyết định số 171 của Thủ trướng Chính phủ phê duyệt đề án đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ Khác
11. Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa Khác
12. Quyết định số 104/2003/QĐ-TTg ngày 27/5/2003 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đến năm 2005 Khác
13. Thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp khoa học công nghệ ở Việt Nam - Đỗ Thu H−ơng Khác
14. Tổ chức khoa học – công nghệ sẽ hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp – báo Đầu t− 18/2/2005- Thu Hằng Khác
15. Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các trường đại học. Đề tài khoa học do GS. TS. Mai Ngọc C−ờng chủ nhiệm năm 2003 Khác
16. Đề tài Khoa học cấp Nhà n−ớc KX01.07, do GS.TS. Nguyễn Đình H−ơng chủ nhiệm Khác
1. Economics of Enlarging European Union, by Tibor Palánkái, Akadémiai Kiadã, Budapest 2004 Khác
2. Facts and Plans Results and Further Privatization Opprtunities in Hungary, Zagryi László, Budapest, 2004 Khác
3. Vállalkozói Inkubátorok. Magyarországon, Dobák Judit, Futó Péter, Lányi Pál, Soltéz, Anikó, Susan Kutor. Budapest, 2003 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng số 3.2: các doanh nghiệp Nhà n−ớc thuộc - Nghiên cứu kinh nghiệm của Hungary về phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, vận dụng vào việt nam
Bảng s ố 3.2: các doanh nghiệp Nhà n−ớc thuộc (Trang 94)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w