1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn

121 303 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 4,33 MB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với những bước tiến không ngừng của xã hội loài người đã thúc đẩy nhu cầu thị trường tăng lên đáng kể. Nền kinh tế thị trường đang tạo ra những cơ hội và cả những thách thức cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng khi tham gia vào thị trường. Để có thể tồn tại và phát triển mỗi doanh nghiệp phải tự tìm cho mình một hướng đi phù hợp, biết nắm bắt cơ hội và tạo ra hiệu quả trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp thương mại cũng không nằm ngoài quy luật đó. Hoạt động kinh doanh thương mại vốn là một hoạt động kinh tế đặc thù, nó đóng vai trò lưu thông hàng hoá, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Phạm vi hoạt động của kinh doanh thương mại rất rộng, nó bao gồm cả buôn bán nội địa và buôn bán quốc tế. Và trong giai đoạn hiện nay, hoạt động thương mại không ngừng phát triển và mở rộng, góp phần quan trọng cho sự phát triển chung của nền kinh tế mỗi quốc gia. Tuy nhiên, với sự biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đã và đang đặt ra cho các doanh nghiệp thương mại những thách thức cần phải vượt qua, và một trong những thách thức đó chính là sự cạnh tranh. Cạnh tranh vừa là thách thức nhưng cũng vừa là động lực để phát triển, một doanh nghiệp bán được hàng, doanh thu tăng và kinh doanh có lãi tức là doanh nghiệp đó đã có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy mà khâu tiêu thụ hàng hoá có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp thương mại, đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trên thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng đó, kế toán với chức năng phản ánh, giám sát và cung cấp những thông tin hữu ích cho các quyết định kinh tế của doanh nghiệp thương mại cần phải được tổ chức và quản lý tốt, đặc biệt là trong công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng nhằm góp phần mang lại hiệu quả thiết thực trong kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Trong quá trính thực tập tại Công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn, em nhận thấy công việc kế toán bán hàng chiếm phần nhiều trong công tác kế toán của công ty. Cùng với xu hướng hội nhập của nền kinh tế và môi trường kinh doanh ngày càng gay gắt, công ty luôn tự mình đổi mới cách thức kinh doanh và hoàn thiện công tác kế toán nhằm mục đích đạt được doanh thu cao. Vậy nên em chọn đề tài: “Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn” nhằm mong muốn đóng góp một phần nào đó trong công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của công ty. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Từ lý do chọn đề tài em đặt ra mục đích nghiên cứu của đề tài là hệ thống và làm rõ về các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp thương mại. Nghiên cứu và mô tả thực trạng về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn. Phân tích, đánh giá và đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứ về lý luận và thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn. Phạm vi nghiên cứu, về mặt nội dung, tập trung nghiên cứu thực trạng về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn ở giác độ kế toán tài chính. Nghiên cứu lý luận về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trên cơ sở chế độ kế toán Thông tư 200/2014/TT-BTC và các chuẩn mực kế toán VAS 01, 02, 14. Về mặt không gian, nghiên cứu tại Công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn tại văn phòng số 184, Nguyễn Thị Minh Khai, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Về mặt thời gian, nghiên cứu các vấn đề lý luận và khảo sát tài liệu thực trạng tại Công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2015. 4. Phương pháp nghiên cứu Các tác giả sử dụng kết hợp phương pháp suy diễn và phương pháp quy nạp để nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu. Để có luận cứ cho việc suy diễn và quy nạp, tác giả vận dụng kết hợp các phương pháp về nghiên cứu lý thuyết, khảo sát thực tế, phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên gia, thống kê số liệu, phân tích, so sánh để thu thập tài liệu và xử lý tài liệu thể hiện: - Thu thập tài liệu thứ cấp: Tác giả thực hiện nghiên cứu vấn đề lý luận thông qua việc tham khảo các giáo trình, sách tham khảo, bài báo, tạp chí, các luận văn, luận án... viết về đề tài kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp thương mại. Thu thập tài liệu thứ cấp về thực trạng bằng phương pháp quan sát, nghiên cứu về chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính của Công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn trong năm 2015 và các thông tin trên các phương tiện đại chúng, các tài liệu khác. - Thu thập tài liệu sơ cấp: Tác giả thực hiện hỏi, xin ý kiến trực tiếp các cán bộ kế toán và các nhân viên khác tại công ty.... Bên cạnh đó, tác giả tìm hiểu vấn đề nghiên cứu thông qua việc xin ý kiến của giáo viên hướng dẫn và các chuyên gia về lĩnh vực kế toán. - Tổng hợp xử lý tài liệu thu thập được làm luận chứng cho kết quả nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích định tính và so sánh giữa thực trạng và cơ sở lý luận để suy diễn, quy nạp và trình bày kết quả nghiên cứu. 5. Bố cục của luận văn Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn, nhận được sự hướng dẫn tận tình của TS. Bùi Thị Thu Hương và sự giúp đỡ của cán bộ nhân viên phòng kế toán công ty, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại. Chương 2: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn. Chương 3: Ý kiến hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn. Tuy nhiên do thời gian thực tập có hạn, khả năng lý luận cũng như kiến thức về thực tế của em còn hạn chế nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo khoa Kế toán - Học viện Tài chính và cán bộ, nhân viên phòng kế toán công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2016 Sinh viên Bùi Lưu Ly

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các

số liệu và kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát

từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập, công ty TNHH thương mại dịch

vụ Thái Hàn

Tác giả luận văn

Bùi Lưu Ly

Trang 2

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU, HÌNH

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 5

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÁN HÀNG, XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN BÁN HÀNG, XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI .5

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5

1.1.2 Yêu cầu quản lý hàng bán, quá trình bán hàng 6

1.1.3 Nhiệm vụ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng 6

1.2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 7

1.2.1 Các nguyên tắc cơ bản và chuẩn mực kế toán chi phối đến kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh .7

1.2.2 Các phương thức bán hàng và phương thức thanh toán 9

1.2.3 Nguyên tắc xác định doanh thu và chi phí 11

1.2.4 Kế toán doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu và giá vốn hàng bán .13

1.2.5 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp .15

1.2.6 Kế toán thuế TNDN và xác định kết quả kinh doanh 17

1.2.7 Sổ sách kế toán sử dụng và trình bày thông tin trên BCTC .18

1.2.8 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán 20

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 23

Trang 3

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT

THÁI HÀN 24

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT THÁI HÀN 24

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn 24

2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn 25

2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn 27

2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn 29

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT THÁI HÀN 37

2.2.1 Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn 37

2.2.2 Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trên máy phần mềm tại Công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn 79

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT THÁI HÀN .96

2.3.1 Ưu điểm 96

2.3.2 Nhược điểm 98

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 101

CHƯƠNG 3: Ý KIẾN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT THÁI HÀN 102

Trang 4

3.1 YÊU CẦU NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN 102

3.1.1.Nguyên tắc hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn 102

3.1.2 Yêu cầu hoàn thiện 102

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 103

3.2.1.Về chứng từ kế toán: 103

3.2.2.Về tổ chức công tác bán hàng: 103

3.2.3.Về việc kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 105

3.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 105

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 107

KẾT LUẬN 108

TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU, HÌNH

SƠ ĐỒ:

Sơ đồ 1.1: Trình tự kế toán doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu

và giá vốn hàng bán 15

Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 17 Sơ đồ 1.3: Trình tự kế toán chi phí thuế TNDN và xác định kết quả kinh doanh 18

Sơ đồ 1.4: Quy trình xử lý thông tin trên phần mềm kế toán 21

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn 27

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn 27

Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức phòng kế toán Công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn 31

Sơ đồ 2.4: Trình tự kế toán trên phần mềm kế toán 36

BẢNG BIỂU: Bảng 2.1: Đơn đặt hàng và xác nhận giao hàng 42

Bảng 2.2: Hóa đơn GTGT số 0002706 43

Bảng 2.3: Phiếu xuất kho nghiệp vụ bán hàng theo hóa đơn số 0002706 45

Bảng 2.4: Bảng tính lương nhân viên phòng kinh doanh tháng 12/2015 47

Bảng 2.5: Phiếu chi tiền thanh toán cước điện thoại 49

Bảng 2.6: Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2015 53

Bảng 2.7: Trích sổ nhật ký chung tháng 12/2015 58

Bảng 2.9: Trích sổ cái TK 511 tháng 12/2015 63

Bảng 2.10: Trích sổ cái TK 632 tháng 12/2015 66

Bảng 2.11: Trích sổ cái TK 641 tháng 12/2015 68

Bảng 2.12: Trích sổ cái TK 642 tháng 12/2015 70 Bảng 2.13: Trích bảng cân đối kế toán Công ty TNHH thương mại sản xuất

Trang 7

Thái Hàn năm 2015 76

Bảng 2.14: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn năm 2015 78

HÌNH: Hình 2.1: Giao diện chính của phần mềm kế toán 3Tsoft 35

Hình 2.2: Màn hình danh mục hàng hóa 80

Hình 2.3: Màn hình danh mục khác hàng 81

Hình 2.4: Màn hình thêm mới khách hàng .82

Hình 2.5: Màn hình danh mục tài khoản 83

Hình 2.6 : Màn hình thao tác hóa đơn bán hàng .84

Hình 2.7: Màn hình nhập liệu hóa đơn bán hàng 85

Hình 2.8: Màn hình nhập liệu tính giá vốn hàng bán 87

Hình 2.9: Màn hình nhâp liệu phiếu chi tiền mặt 88

Hình 2.10: Màn hình thao tác chọn bút toán khóa sổ 89

Hình 2.11: Màn hình nhập liệu bút toán khóa sổ 90

Hình 2.12: Màn hình thực hiện bút toán khóa sổ 91

Hình 2.13: Màn hình chọn sổ sách kế toán 92

Hình 2.14: Màn hình thao tác chọn sổ cái 93

Hình 2.15: Màn hình in sổ cái TK 511 94

Hình 2.16: Màn hình thao tác chọn lập BCKQHĐKD 95

Hình 2.17: Màn hình in BCKQHĐKD 96

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Với những bước tiến không ngừng của xã hội loài người đã thúc đẩynhu cầu thị trường tăng lên đáng kể Nền kinh tế thị trường đang tạo ra những

cơ hội và cả những thách thức cho các doanh nghiệp nói chung và doanhnghiệp thương mại nói riêng khi tham gia vào thị trường Để có thể tồn tại vàphát triển mỗi doanh nghiệp phải tự tìm cho mình một hướng đi phù hợp, biếtnắm bắt cơ hội và tạo ra hiệu quả trong quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh và doanh nghiệp thương mại cũng không nằm ngoài quy luật đó

Hoạt động kinh doanh thương mại vốn là một hoạt động kinh tế đặcthù, nó đóng vai trò lưu thông hàng hoá, đưa sản phẩm đến tay người tiêudùng Phạm vi hoạt động của kinh doanh thương mại rất rộng, nó bao gồm cảbuôn bán nội địa và buôn bán quốc tế Và trong giai đoạn hiện nay, hoạt độngthương mại không ngừng phát triển và mở rộng, góp phần quan trọng cho sựphát triển chung của nền kinh tế mỗi quốc gia

Tuy nhiên, với sự biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới nóichung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đã và đang đặt ra cho các doanhnghiệp thương mại những thách thức cần phải vượt qua, và một trong nhữngthách thức đó chính là sự cạnh tranh Cạnh tranh vừa là thách thức nhưngcũng vừa là động lực để phát triển, một doanh nghiệp bán được hàng, doanhthu tăng và kinh doanh có lãi tức là doanh nghiệp đó đã có đủ sức cạnh tranhtrên thị trường Chính vì vậy mà khâu tiêu thụ hàng hoá có vai trò rất quantrọng trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệpthương mại, đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trên thị trường

Nhận thức được tầm quan trọng đó, kế toán với chức năng phản ánh,giám sát và cung cấp những thông tin hữu ích cho các quyết định kinh tế của

Trang 9

doanh nghiệp thương mại cần phải được tổ chức và quản lý tốt, đặc biệt làtrong công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng nhằm góp phần mang lại hiệu quảthiết thực trong kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.

Trong quá trính thực tập tại Công ty TNHH thương mại sản xuất TháiHàn, em nhận thấy công việc kế toán bán hàng chiếm phần nhiều trong côngtác kế toán của công ty Cùng với xu hướng hội nhập của nền kinh tế và môitrường kinh doanh ngày càng gay gắt, công ty luôn tự mình đổi mới cách thứckinh doanh và hoàn thiện công tác kế toán nhằm mục đích đạt được doanh thucao Vậy nên em chọn đề tài: “Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh tại Công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn” nhằm mong muốnđóng góp một phần nào đó trong công tác kế toán bán hàng và xác định kếtquả kinh doanh của công ty

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Từ lý do chọn đề tài em đặt ra mục đích nghiên cứu của đề tài là hệthống và làm rõ về các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán bán hàng và xác địnhkết quả kinh doanh tại doanh nghiệp thương mại Nghiên cứu và mô tả thựctrạng về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHHthương mại sản xuất Thái Hàn Phân tích, đánh giá và đề xuất một số ý kiếnnhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công tyTNHH thương mại sản xuất Thái Hàn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứ về lý luận và thựctrạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHHthương mại sản xuất Thái Hàn

Phạm vi nghiên cứu, về mặt nội dung, tập trung nghiên cứu thực trạng

về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHHthương mại sản xuất Thái Hàn ở giác độ kế toán tài chính Nghiên cứu lý luận

Trang 10

về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trên cơ sở chế độ kế toánThông tư 200/2014/TT-BTC và các chuẩn mực kế toán VAS 01, 02, 14 Vềmặt không gian, nghiên cứu tại Công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàntại văn phòng số 184, Nguyễn Thị Minh Khai, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Về mặt thời gian, nghiên cứu các vấn đề lý luận và khảo sát tài liệu thực trạngtại Công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn trong khoảng thời gian từngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2015

4 Phương pháp nghiên cứu

Các tác giả sử dụng kết hợp phương pháp suy diễn và phương pháp quynạp để nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu Để có luận cứ cho việcsuy diễn và quy nạp, tác giả vận dụng kết hợp các phương pháp về nghiên cứu

lý thuyết, khảo sát thực tế, phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên gia, thống kê

số liệu, phân tích, so sánh để thu thập tài liệu và xử lý tài liệu thể hiện:

- Thu thập tài liệu thứ cấp: Tác giả thực hiện nghiên cứu vấn đề

lý luận thông qua việc tham khảo các giáo trình, sách tham khảo, bàibáo, tạp chí, các luận văn, luận án viết về đề tài kế toán bán hàng vàxác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp thương mại Thu thập tàiliệu thứ cấp về thực trạng bằng phương pháp quan sát, nghiên cứu vềchứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính của Công ty TNHH thươngmại sản xuất Thái Hàn trong năm 2015 và các thông tin trên các phươngtiện đại chúng, các tài liệu khác

- Thu thập tài liệu sơ cấp: Tác giả thực hiện hỏi, xin ý kiến trực tiếpcác cán bộ kế toán và các nhân viên khác tại công ty Bên cạnh đó, tác giảtìm hiểu vấn đề nghiên cứu thông qua việc xin ý kiến của giáo viên hướngdẫn và các chuyên gia về lĩnh vực kế toán

- Tổng hợp xử lý tài liệu thu thập được làm luận chứng cho kết quảnghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích định tính

Trang 11

và so sánh giữa thực trạng và cơ sở lý luận để suy diễn, quy nạp và trình bàykết quả nghiên cứu.

5 Bố cục của luận văn

Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH thương mại sản xuất TháiHàn, nhận được sự hướng dẫn tận tình của TS Bùi Thị Thu Hương và sự giúp

đỡ của cán bộ nhân viên phòng kế toán công ty, em đã hoàn thành luận văntốt nghiệp của mình Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn đượckết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại.

Chương 2: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn.

Chương 3: Ý kiến hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn.

Tuy nhiên do thời gian thực tập có hạn, khả năng lý luận cũng nhưkiến thức về thực tế của em còn hạn chế nên luận văn này không tránh khỏinhững thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy côgiáo khoa Kế toán - Học viện Tài chính và cán bộ, nhân viên phòng kế toáncông ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn để luận văn của em được hoànthiện hơn

Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2016

Sinh viên

Bùi Lưu Ly

Trang 12

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG

DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÁN HÀNG, XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN BÁN HÀNG, XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

Bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu về sản phẩm, hàng hóa gắn vớiphần lớn lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng, đồng thời được khách hàng thanhtoán hoặc khách hàng chấp nhận thanh toán

Phương thức bán hàng là cách thức doanh nghiệp chuyển quyền sở hữuhàng hoá cho khách hàng và thu được tiền hoặc quyền thu tiền về số lượnghàng hoá tiêu thụ

Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền sẽ thu được từ các hoạt độnggiao dịch từ các hoạt động giao dịch như bán sản phẩm hàng hoá cho kháchhàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có)

Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quátrình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ

Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ các chi phí liên quan đến hoạtđộng quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác

có tính chất chung toàn doanh nghiệp

Xác định kết quả bán hàng là việc so sánh giữa chi phí kinh doanh đã

bỏ ra và thu nhập kinh doanh đã thu về trong kỳ Nếu thu nhập lớn hơn chiphí thì kết quả bán hàng là lãi, thu nhập nhỏ hơn chi phí thì kết quả bán hàng

là lỗ Việc xác định kết quả bán hàng thường được tiến hành vào cuối kỳ kinhdoanh (thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm, tùy thuộc vào từng đặc điểmkinh doanh và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp)

Trang 13

1.1.2 Yêu cầu quản lý hàng bán, quá trình bán hàng

Trong các DN thương mại thì việc tổ chức KT bán hàng và xác định kếtquả kinh doanh có ý nghĩa to lớn Thông qua kết quả của việc xác định kếtquả kinh doanh, DN biết được tình trạng SXKD của mình Thông qua việcxác định kết quả kinh doanh sẽ giúp cho nhà quản lý DN có thể phân tích,đánh giá và đưa ra các phương án kinh doanh phù hợp Thông qua việc tởchức công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh giúp cho các đơn vịliên quan đến DN có quyết định đúng đắn đầu tư vào DN

Với tầm quan trọng của khâu tiêu thụ sản phẩm như vậy, doanh nghiệpcần tiến hành quản lí khoa học, hợp lí khâu bán hàng và tiêu thụ sản phẩm, cónhư vậy mới mong đạt được doanh thu cao, lợi nhuận lớn và quan trọng hơnhết là đứng vững trên thị trường Mỗi doanh nghiệp cần giải quyết tốt nhữngvấn đề sau:

- Quản lí tốt khâu lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

- Quản lí chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhucầu thị trường

- Quản lí tốt vốn thành phẩm, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanhnghiệp cũng như chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

- Quản lí, theo dõi phương thức bán hàng, hình thức thanh toán, doanhthu ghi nhận, các khoản giảm trừ doanh thu nếu có…

1.1.3 Nhiệm vụ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng

Trên phương diện doanh nghiệp, bán hàng là nhân tố quyết định sựthành bại của doanh nghiệp, tiêu thụ thể hiện sức cạnh tranh cũng như uy tíncủa doanh nghiệp trên thị trường Nó là cơ sở để đánh giá trình độ tổ chứcquản lí hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Mặt khác gián tiếpphản ánh trình độ tổ chức các khâu cung ứng, sản xuất cũng như công tác dựtrữ, bảo quản thành phẩm

Trang 14

Trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, bán hàng có một vai trò đặc biệt, nóvừa là điều kiện để tiến hành tái sản xuất xã hội vừa là cầu nối giữa nhà sảnxuất với người tiêu dùng, phản ánh sự gặp nhau giữa cung và cầu về hànghoá, qua đó định hướng cho sản xuất, tiêu dùng và khả năng thanh toán.

Trong doanh nghiệp, kế toán là công cụ quan trọng để quản lý sản xuất

và tiêu thụ, thông qua số liệu của kế toán nói chung, kế toán bán hàng nóiriêng giúp cho doanh nghiệp và các cấp có thẩm quyền đánh giá được mức độhoàn thành của doanh nghiệp về sản xuất, giá thành, tiêu thụ và lợi nhuận

Để thực sự là công cụ cho quá trình quản lý, kế toán bán hàng và xácđịnh kết quả bán hàng phải thực hiện tốt, đầy đủ các nhiệm vụ sau :

- Phản ánh, ghi chép đây đủ, kịp thời và chính xác tình hình hiện có và

sự biến động của từng loại thành phẩm, hàng hóa theo chỉ tiêu chất lượng, sốlượng, chủng loại

- Phản ánh, ghi chép đầy đủ, chính xác các khoản doanh thu, giảm trừdoanh thu và chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp, theo dõi cáckhoản phải thu của khách hàng

- Phản ánh, tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động, giám sát tìnhhình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và tình hình phân phối kết quả hoạt động

- Cung cấp các thông tin kinh tế phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính

và định kì phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng và xácđịnh kết quả kinh doanh

1.2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.

1.2.1 Các nguyên tắc cơ bản và chuẩn mực kế toán chi phối đến kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.

Các nguyên tắc cơ bản chi phối đến kế toán bán hàng và xác định kếtquả kinh doanh:

Trang 15

- Cơ sở dồn tích: Nguyên tắc này chi phối tới kế toán doanh thu chi phíthể hiện ở việc các khoản doanh thu và chi phí được ghi nhận trên cơ sở dồntích Doanh thu được ghi nhận tại nghiệp vụ kinh tế phát sinh khi đủ điều kiệnghi nhận doanh thu Chi phí được ghi nhận khi nghiệp vụ phát sinh chi phíhoàn thành.

- Nguyên tắc giá gốc: Nguyên tắc này chi phối tới kế toán doanh thu,chi phí thể hiện ở việc chi phí là lợi ích mất đi, là các khoản khấu trừ tài sản,tài sản được ghi nhận theo giá gốc thì chi phí cũng được ghi nhận theo giágốc Vì vậy, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệpđược phản ánh theo giá gốc

- Nguyên tắc phù hợp: Nguyên tắc này chi phối tới kế toán doanh thu,chi phí thể hiện ở việc khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhậnmột khoản chi phí liên quan tới việc tạo ra doanh thu đó

- Nguyên tắc thận trọng: Nguyên tắc này chi phối tới kế toán doanhthu, chi phí thể hiện ở việc khi ước tính các khoản chi phí không chắc chắnnhư chi phí dự phòng… thì phải thận trọng

- Nguyên tắc trọng yếu: Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tínhchất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể.Nguyên tắc này chi phối tới kế toán doanh thu, chi phí thể hiện ở việc cónhững khoản chi phí phát sinh có giá trị rất lớn, liên quan tới nhiều kỳ thì chiphí ghi nhận từng kỳ dựa trên khả năng phát huy tác dụng của nó

- Nguyên tắc nhất quán: Nguyên tắc này chi phối tới kế toán doanh thu

và chi phí thể hiện ở việc các nguyên tắc và phương pháp xác định doanh thu,chi phí doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một

kỳ kế toán năm Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán

đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phầnthuyết minh báo cáo tài chính

Trang 16

- Hoạt động liên tục: Nguyên tắc này chi phối tới kế toán doanhthu, chi phí thể hiện ở việc giả thiết doanh nghiệp hoạt động liên tục liênquan đến việc ghi nhận, phản ánh doanh thu, chi phí theo giá gốc chứkhông theo giá thị trường.

• Các chuẩn mực kế toán chi phối đến kế toán bán hàng và xác định kếtquả kinh doanh gồm có: chuẩn mực số 01 - Chuẩn mực chung, chuẩn mực số

02 - Hàng tồn kho, chuẩn mực số 14 - Doanh thu và thu nhập khác

Chuẩn mực số 01 – chuẩn mực chung đưa ra các nguyên tắc, hướngdẫn về việc ghi nhận doanh thu, chi phí (7 nguyên tắc đã nêu ở phần trên), cácyếu tố doanh thu, yếu tố chi phí, yếu tố kết quả và nguyên tắc, hướng dẫn vềviệc trình bày các yếu tố trên BCTC của doanh nghiệp

Chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho chi phối tới việc xác định giá vốn củahàng xuất kho, chi phối tới việc xác định và ghi nhận các khoản chi phí dựphòng giảm giá hàng tồn kho

Chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác hướng dẫn các nguyêntắc và phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác như các loại giá vốn,thời điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhậpkhác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính

1.2.2 Các phương thức bán hàng và phương thức thanh toán

Trong doanh nghiệp có nhiều phương thức bán hàng, tuy nhiên theothời điểm ghi nhận doanh thu thì phương thức bán hàng có 2 phương thức chủyếu là bán hàng trực tiếp và bán hàng gửi hàng

- Bán hàng trực tiếp gồm có các hình thức như sau:

+Bán hàng thu tiền ngay: Doanh nghiệp bán hàng được khách hàngthanh toán ngay Khi đó lượng hàng hóa được xác định là tiêu thụ, đồng thờidoanh thu bán hàng được xác định (doanh thu tiêu thụ sản phẩm trùng với tiềnbán hàng về thời điểm thực hiện)

Trang 17

+Bán chịu không lãi: Doanh nghệp xuất giao hàng hóa được kháchhàng chấp nhận thanh toán nhưng chưa trả tiền ngay Lúc này doanh thu tiêuthụ sản phẩm đã được xác định nhưng tiền bán hàng chưa thu về được.

+Bán chịu có lãi: Bán hàng theo phương thức này là phương thức bánhàng thu tiền nhiều lần, người mua thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm muamột phần, số tiền còn lại người mua được trả dần ở các kỳ tiếp theo và phảichịu một tỷ lệ lãi suất nhất định

+Bán hàng đổi hàng: doanh nghiệp đem sản phẩm, vật tư, hàng hoá đểđổi lấy hàng hoá khác không tương tự về bản chất

+Bán hàng qua điện thoại:

- Bán hàng gửi hàng có các hình thức sau:

+Bán hàng qua hợp đồng: định kỳ doanh nghiệp sẽ gửi hàng cho kháchhàng theo những thỏa thuận trong hợp đồng Khách hàng có thể là các đơn vịnhận bán hàng đại lý hoặc là khách hàng thường xuyên theo hợp đồng kinh tế.Khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì ghi nhận doanh thu

do doanh nghiệp đã chuyển các lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa –thành phẩm cho khách hàng

- Bán hàng nội bộ: Theo phương thức này, sản phẩm, hàng hóa củadoanh nghiệp được chính doanh nghiệp tiêu dùng hoặc để bán cho các đơn vịtrong nội bộ (đơn vị cấp trên, đơn vị cấp dưới hoặc đơn vị cùng cấp)

Các phương thức thanh toán chủ yếu trong doanh nghiệp:

Trang 18

- Thanh toán ngay bằng tiền mặt, TGNH: Theo phương thức này,khi người mua nhận được hàng từ doanh nghiệp sẽ thanh toán ngay chocác doanh nghiệp bằng tiền mặt hoặc TGNH Phương thức này thườngđược sử dụng trong trường hợp người mua là những khách hàng nhỏ, muahàng với số lượng không nhiều hoặc có khả năng thanh toán tức thời tạithời điểm giao hàng.

- Bán hàng trả chậm: Theo phương thức này, người mua thanh toántiền sau thời điểm nhận hàng một khoảng thời gian nhất định mà 2 bênthỏa thuận, hết thời gian đó người mua hàng sẽ phải thanh toán hết toàn

bộ giá trị hàng đã mua

- Bán hàng trả chậm có lãi (trả góp): Phương thức thanh toán theo hìnhthức trả góp bản chất là phương thức cho vay mà theo do các kỳ trả nợ góc vàlãi trùng nhau, số tiền trả nợ của mỗi kỳ là bằng nhau, số lãi được tính trên số

dư nợ gốc và số ngày thực tế của kỳ hạn trả nợ

1.2.3 Nguyên tắc xác định doanh thu và chi phí

Nguyên tắc xác định doanh thu:

Theo yêu cầu của Chuẩn mực số 14, doanh thu bán hàng được ghi nhậnkhi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền vớiquyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người

sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kế toán từ giaodịch bán hàng

- Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

Trang 19

Trong quá trình bán hàng, có những lý do lỗi từ người bán như hàngkém chất lượng, hoặc chính sách khuyến mại để tăng cường thu hút kháchhàng, doanh nghiệp có thể nhận hàng trả lại, giảm giá hàng bán hoặc chiếtkhấu thương mại cho khách hàng Các khoản giảm trừ doanh thu này là căn

cứ để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo

Doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu đó phải được ghi nhậnđồng thời theo nguyên tắc phù hợp Tuy nhiên có các khoản chi phí phát sinhkhông liên quan tới việc tạo ra doanh thu, không mang lại lợi ích kinh tế trongtương lai vẫn phải được ghi nhận là chi phí và trình bày trên kết quả kinhdoanh trong kỳ

Giá vốn hàng bán để phù hợp với doanh thu nó tạo ra phải được xácđịnh bằng các phương pháp, cụ thể như phương pháp bình quân gia quyền,phương pháp nhập trước xuất trước, phương pháp đích danh, phương phápgiá bán lẻ

Chi phí khác được tính vào giá vốn như vật liệu, nhân công vượt địnhmức, tổn thất tài sản, dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần được tính vào chiphí khi nó phát sinh

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh kỳ nào thìđược ghi nhận vào kỳ đó

Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp đểghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp vào chi phí thuế thunhập doanh nghiệp hiện hành Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyếttoán thuế, nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm nhỏhơn số phải nộp cho năm đó, kế toán ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệpphải nộp thêm vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Trường hợp

số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộpcủa năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện

Trang 20

hành là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trongnăm lớn hơn số phải nộp

Cách tính thuế TNDN đối với DN kê khai theo phương pháp khấu trừCách tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDNNếu DN có trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì tính như sau:Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹKH&CN) x Thuế suất thuế TNDN

1.2.4 Kế toán doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu

và giá vốn hàng bán.

Chứng từ sử dụng:

- Hóa đơn bán hàng thông thường

- Hóa đơn GTGT

- Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi

- Phiếu xuất kho

- Các chứng từ thanh toán: phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán,

uỷ nhiệm thu, giấy báo Có ngân hàng, bảng sao kê của ngân hàng…

- Tờ khai thuế GTGT

- Các chứng từ liên quan khác như phiếu nhập kho hàng trả lại…

Tài khoản sử dụng:

Kế toán doanh thu bán hàng

TK sử dụng: TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

TK 511 có các TK cấp 2:

TK 5111: doanh thu bán hàng hóa

TK 5112: doanh thu bán thành phẩm

TK 5113: doanh thu cung cấp dịch vụ

TK 5114: doanh thu trợ cấp trợ giá

Trang 21

TK 5117: doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư

TK 5212: hàng bán bị trả lại - Tài khoản này dùng để phản ánh doanhthu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị người mua trả lại trong kỳ

TK 5213: giảm giá hàng bán - Tài khoản này dùng để phản ánh khoảngiảm giá hàng bán cho người mua do sản phẩm hàng hóa dịch vụ cung cấpkém quy cách nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩmhàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ

Kế toán giá vốn hàng bán:

TK sử dụng: TK 632 “Giá vốn hàng bán”

Trình tự kế toán doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu vàgiá vốn hàng bán

Trang 22

Sơ đồ 1.1: Trình tự kế toán doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ

doanh thu và giá vốn hàng bán

1.2.5 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Trang 23

TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” TK 642 có 8 tài khoản cấp 2

- TK 6421: CP nhân viên quản lý

Trang 24

Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý

doanh nghiệp.

1.2.6 Kế toán thuế TNDN và xác định kết quả kinh doanh.

Chứng từ sử dụng: tờ khai thuế TNDN tạm tính, Tờ khai quyết toánthuế TNDN, Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước

Trang 25

TK 8212: CP thuế thu nhập hoãn lại.

TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”

Trình tự kế toán chi phí thuế TNDN và xác định kết quả kinh doanh

Sơ đồ 1.3: Trình tự kế toán chi phí thuế TNDN và xác định kết quả

kinh doanh.

1.2.7 Sổ sách kế toán sử dụng và trình bày thông tin trên BCTC.

1.2.7.1 Sổ sách kế toán sử dụng cho kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp thương mại

Theo thông tư 200, các hình thức kế toán bao gồm: Hình thức Nhật

ký chứng từ, hình thức Nhật ký-Sổ cái, hình thức Nhật ký chung, hình

Trang 26

thức Chứng từ ghi sổ Mỗi hình thức kế toán có một hệ thống sổ sách kếtoán khác nhau

 Hình thức Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu:

Sổ tổng hợp bao gồm sổ nhật ký chung, sổ nhật ký thu tiền, sổ nhật ký chitiền, sổ nhật ký mua hàng, sổ nhật ký bán hàng và sổ cái các tài khoản 511,

632, 641, 642, 821, 911…

Sổ chi tiết: Sổ chi tiết các tài khoản 511, 632, 641, 642, 821, 911

 Hình thức Chứng từ ghi sổ gồm các loại sổ chủ yếu:

Sổ tổng hợp bao gồm sổ đăng kí chứng từ ghi sổ và sổ cái các tài khoản 511,

632, 641, 642, 821, 911

Sổ chi tiết: Sổ chi tiết các tài khoản 511, 632, 641, 642, 821, 911

 Hình thức Nhật ký-Sổ cái gồm các loại sổ chủ yếu:

Sổ tổng hợp là sổ Nhật ký – sổ cái

Sổ chi tiết: Sổ chi tiết các tài khoản 511, 632, 641, 642, 821, 911

 Hình thức Nhật ký chứng từ gồm các loại sổ chủ yếu:

Sổ tổng hợp bao gồm Nhật ký chứng từ số 8, số 1, số 2, số 5; bảng kê số 5, 6,

10, 11; sổ cái các tài khoản 511, 632, 641, 642, 821, 911…

Sổ chi tiết: sổ chi tiết các tài khoản 511, 632, 641, 642, 821, 911

1.2.7.2 Trình bày thông tin trên BCTC

Các thông tin về bán hàng và xác định kết quả kinh doanh được trìnhbày ở các chỉ trên BCTC như sau:

Trình bày trên BCĐKT: Thông tin về kết quả kinh doanh được trìnhbày ở chỉ tiêu “Lợi nhuận chưa phân phối” mã số 421

Trình bày trên BCKQKD: Thông tin về doanh thu được trình bày trênkhoản mục “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” (mã số 01) Thông tin

về các khoản được giảm trừ doanh thu được trình bày trên khoản mục “Cáckhoản giảm trừ doanh thu” (mã số 02) Thông tin về doanh thu thuần về bán

Trang 27

hàng và cung cấp dịch vụ được trình bày trên khoản mục “Doanh thu thuần

về bán hàng và cung cấp dịch vụ” (mã số 10) Thông tin về giá vốn hàng bánđược trình bày trên khoản mục “Giá vốn hàng bán” (mã số 11) Thông tin vềchi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được trình bày trên khoảnmục “Chi phí bán hàng” (mã số 25) và “Chi phí quản lý doanh nghiệp” (mã

số 26) Thông tin về chi phí thuế TNDN được trình bày trên khoản mục “Chiphí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” (mã số 51) và “Chi phí thuế thunhập doanh nghiệp hoãn lại” (mã số 52) Thông tin về kết quả kinh doanhđược trình bày trên khoản mục “Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp”(mã số 60)

Trên Thuyết minh BCTC, thông tin về doanh thu, chi phí được trìnhbày tại mục “Thông tin bổ sung cho khoản mục trình bày trong Báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh”

1.2.8 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán.

Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc

kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vitính Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong điều kiện kế toántrên máy có những đặc điểm nổi bật sau:

+ Mã hoá đối tượng cần quản lý cho phép nhận diện, tìm kiếm mộtcách nhanh chóng không nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình tự động xử

Trang 28

+ Việc tập hợp các chi phí hoàn toàn do máy tự tổng hợp dữ liệu, từ cácphần hành kế toán có liên quan và từ chương trình có thể xác định kết quảkinh doanh cho từng kỳ báo cáo.

Mã hóa các đối tượng quản lý cho phép sử dụng các ký hiệu ngắn gọn

để mô tả thông tin, làm tăng tốc độ nhập liệu và xử lý thông tin, giúp cho việcnhận diện thông tin một cách chính xác trong quá trình xử lý các nghiệp vụkinh tế tài chính phát sinh

Việc mã hóa các đối tượng quản lý được thực hiện qua 3 bước:

- Xác định đối tượng cần mã hóa (khách hàng, hàng hóa, )

- Lựa chọn phương pháp mã hóa (mã số phân cấp, liên tiếp, tổng hợp, )

- Triển khai mã hóa theo phương pháp mã hóa đã chọn cho từng đối tượngquản lý

Thông thường quá trình xử lý, hệ thống hóa thông tin trong hệ thống kếtoán tự động được thực hiện theo qui trình sau

Sơ đồ 1.4: Quy trình xử lý thông tin trên phần mềm kế toán

Kế toán cần xác định và cài đặt được các công thức tính trị giá vốn củahàng đã bán, xây dựng tiêu chuẩn phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý

Chứng từ

trên máy

Nhập chứng từ vào máy

Xử lý của phần mềm

kế toán trên máy vi tính

-Sổ kế toán tổng hợp -Sổ cái TK -Sổ chi tiết -BCTC -BC khác

Trang 29

doanh nghiệp hợp lý để xác định đúng đắn kết quả bán hàng Sau đó tiến hànhthao tác theo đúng sự chỉ dẫn của phần mềm kế toán để cung cấp thông tinchính xác, trung thực Phần mềm kế toán sẽ tự động tổng hợp số liệu vàchuyển lên các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết liên quan Cuối kỳ, kế toán thựchiện các thao tác kết chuyển khóa sổ, in báo cáo trên phần mềm, phần mềm sẽ

tự động lập và in ra các báo cáo cần thiết

Trang 30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Bán hàng là khâu cuối cùng của trong quá trình kinh doanh của doanhnghiệp còn xác định kết quả kinh doanh là căn cứ quan trọng để đơn vị quyếtđịnh tiêu thụ hàng hoá nữa hay không Do đó có thể nói giữa bán hàng và xácđịnh kết quả kinh doanh có mối quan hệ mật thiết Kết quả bán hàng là mụcđích cuối cùng của doanh nghiệp còn bán hàng là phương tiện trực tiếp để đạtđược mục đích đó Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có vai trò vôcùng quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nềnkinh tế quốc dân Đối với bản thân doanh nghiệp có bán được hàng thì mới cóthu nhập để bù đắp những chi phí bỏ ra, có điều kiện để mở rộng hoạt độngkinh doanh, nâng cao đời sống của người lao động, tạo nguồn tích luỹ cho nềnkinh tế quốc dân Việc xác định chính xác kết quả bán hàng là cơ sở xác địnhchính xác hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đối với nhà nước thôngqua việc nộp thuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước, xác định cơ cấu chi phíhợp lý và sử dụng có hiệu quả cao số lợi nhuận thu được giải quyết hài hoàgiữa các lợi ích kinh tế: Nhà nước, tập thể và các cá nhân người lao động

Như đã khẳng định, bán hàng và xác định kết quả bán hàng có ý nghĩasống còn đối với doanh nghiệp Kế toán trong các doanh nghiệp với tư cách làmột công cụ quản lý kinh tế, thu nhận xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin vềtài sản và sự vận động của tài sản đó trong doanh nghiệp nhằm kiểm tra, giámsát toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp, có vai trò quantrọng trong việc phục vụ quản lý bán hàng và xác định kết quả bán hàng củadoanh nghiệp đó Quản lý bán hàng là quản lý kế hoạch và thực hiện kế hoạchtiêu thụ đối với từng thời kỳ, từng khách hàng, từng hợp đồng kinh tế

Trang 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN

Công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn được thành lập vào ngày

17 tháng 05 năm 2002, tiền thân là đơn vị hoạt động lâu năm trong lĩnh vựcthương mại dịch vụ và sản xuất vật liệu nội thất

Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH hai thành viên trở lên

và thi công nội thất

Là một doanh nghiệp nhỏ hoạt động trên thị trường nội thất, công ty TNHHthương mại sản xuất Thái Hàn có những thuận lợi và khó khăn nhất định:

 Thuận lợi:

- Công ty có quy mô nhỏ nên kinh phí hoạt động tương đối thấp

Trang 32

- Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, dễ dàng thay đổi,dễ dàng đáp ứng yêucầu, đòi hỏi của thị trường một cách nhanh chóng.

- Chủ sở hữu công ty có xu hướng thân mật với khách hàng, thườngtrực tiếp tiếp xúc với khách hàng, qua đó có thể đáp ứng một cách tích cựcyêu cầu của khách hàng

- Việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tươngđối gọn nhẹ, mối quan hệ giữa các bộ phận tương đối mật thiết và tránh được

sự chậm trễ, chồng chéo trong việc phối hợp giữa các bộ phận

- Nằm ở vị trí trung tâm thành phố Thái Bình nên tạo được nhiều mốiquan hệ kinh doanh, tìm kiếm khách hàng tiềm năng Ngoài ra công ty cũng

có chi nhánh tại Hà Nội và Hải phòng, 2 thành phố có nền kinh tế phát triển ởmiền Bắc, giúp việc mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng của công typhát triển

 Khó khăn:

- Doanh nghiệp khó khăn trong huy động vốn

- Khi thị trường có nhiều biến động, doanh nghiệp gặp khó khăntrong việc tìm những đơn đặt hàng mới, khách hàng mới, có nhiều đối thủcạnh tranh

2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn

Các hoạt động chính của Công ty TNHH thương mại sản xuấtThái Hàn:

- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng

- Bán buôn máy thiết bị và phụ tùng máy

- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng

- Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông

- Hoạt động viễn thông vệ tinh

Trang 33

- Lắp đặt hệ thống điện, hệ thống thoát nước, hoàn thiện các công trìnhxây dựng

- Tư vấn đầu tư, môi giới thương mại

- Quảng cáo và nghiên cứu thị trường

- Sản xuất các sản phẩm từ kim loại

- Sản xuất thạch cao, bê tông và các sản phẩm từ xi măng

-Sản xuất máy công cụ, sản xuất máy vật liệu xây dựng

- Kinh doanh vận tải hàng hoá

- Phá dỡ và San lấp mặt bằng

- Kinh doanh hạ tầng thương mại, cho thuê mặt bằng, cho thuê kho bãiCông ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn là một doanh nghiệpnhỏ hoạt động trong lĩnh vực thương mại và sản xuất vật liệu nội thất,công ty gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm bạn hàng hay cạnhtranh với các đối thủ khác, nhất là trong bối cảnh thị trường nhiều biếnđộng và ngày càng cạnh tranh khốc liệt Tuy nhiên, trong quá trình hìnhthành và phát triển của mình, bằng sự nỗ lực, cố gắng công ty đã gâydựng và duy trì nhiều mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, giúp cho việckinh doanh hoạt động của công ty ổn định và ngày càng phát triển Hiệnnay công ty thực hiện cung cấp vật liệu, nội thất cho nhiều công trìnhxây dựng trung tâm thương mại, công ty, nhà hàng…

Trang 34

Sơ đồ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH

thương mại sản xuất Thái Hàn

2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công

ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn

Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn:

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty TNHH thương mại sản xuất

Trang 35

Ngoài ra còn có bộ phận kho, đội sản xuất, cửa hàng

 Giám đốc: Ông Nguyễn Mạnh Cường, trực tiếp chỉ đạo sản xuất kinhdoanh, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanhcủa Công ty Thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, đầu tư liên doanh,liên kết với bên ngoài Phân công nhiệm vụ quản lý cho Phó giám đốc phụ trách

và chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ phân công cho Phó giám đốc

 Phó giám đốc dự án: Phụ trách trực tiếp phòng dự án, hỗ trợ Giámđốc trong việc lập kế hoạch thực hiện và thực hiện dự án

 Phó giám đốc sản xuất: Phụ trách trực tiếp phòng sản xuất, nghiêncứu, hỗ trợ Giám đốc trong các vấn đề liên quan đến sản xuất, lập kế hoạchsản xuất, tổ chức sản xuất

 Phó giám đốc kinh doanh: Phụ trách trực tiếp phòng kinh doanh,triển khai các công việc bán hàng, lập và duy trì các mối quan hệ khách hàng,thiết lập mạng lưới kinh doanh, hỗ trợ Giám đốc trong công tác kinh doanh,công tác chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty

 Phòng kế toán: Thực hiện công tác quản lý kế toán tài chính, lập cácbáo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước và công ty, thực hiện công tácquản lý kế toán quản trị, tham mưu cho Giám đốc trong quản lý và điều hànhhoạt động thuộc lĩnh vực tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác kế toán tài chínhtheo luật pháp và quy định của Nhà nước

 Phòng dự án: Tham mưu cho Phó giám đốc dự án về việc lập kếhoạch thực hiện dự án, chịu trách nhiệm việc thực hiện dự án, đảm bảo chấtlượng và đúng tiến độ

 Phòng sản xuất: Chịu trách nhiệm về lập kế hoạch và thực hiện bảotrì, sửa chữa thiết bị trong sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, sự an toàncho con người và thiết bị Chịu trách nhiệm trong việc thực hiện sản xuất đủ

số lượng sản phẩm đạt chất lượng yêu cầu

Trang 36

 Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về các công tác quản lý và giámsát kỹ thuật, chất lượng, công tác quản lý an toàn lao động, vệ sinh môitrường tại các dự án, công tác soát xét, lập, trình, duyệt thiết kế kỹ thuật, kiểmđịnh chất lượng công trình, chất lượng sản phẩm.

 Phòng kinh doanh: Tham mưu cho Phó giám đốc kinh doanh về việclập kế hoạch kinh doanh, chịu trách nhiệm triển khai các công việc bán hàng,thu thập thông tin về khách hàng, về công ty đối thủ

 Kho: Có trách nhiệm bảo quản và lưu trữ hàng hóa, thành phẩm, vật

tư, đảm bảo chất lượng và số lượng trong suốt thời gian lưu trữ

2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn

2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Công ty có quy mô nhỏ nên hiện vẫn thiếu nhân viên kế toán, vì vậymột kế toán viên phải đảm nhiệm nhiều phần hành kế toán khác nhau Côngtác kế toán các phần hành ở công ty như sau:

 Kế toán tiền:

+ Chịu trách nhiệm mở sổ kế toán tiền mặt để ghi chép hàng ngàyliên tục theo trình tự phát sinh nghiệp vụ thu chi quỹ, tính ra số tồn quỹ ởmọi thời điểm

+ Khi phát sinh nghiệp vụ thu chi tiền mặt, kiểm tra tính hợp pháp hợp

lý của chứng từ, ghi sổ quỹ

 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:

+ Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sựbiến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian laođộng và kết quả lao động

+ Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ về các khoảntiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động

Trang 37

+ Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ

về lao động tiến lương

 Kế toán chi phí kinh doanh:

+ Chịu trách nhiệm mở sổ kế toán theo dõi các khoản chi phí phát sinhtrong kỳ

+ Xem xét tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ làm căn cứ ghi sổ

+ Tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ, làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh

 Kế toán TSCĐ và vật tư :

+ Vào sổ chi tiết tăng giảm TSCĐ của công ty

+ Tính khấu hao TSCĐ của công ty

+ Lập báo cáo tổng hợp tăng giảm TSCĐ, vốn kinh doanh, nguồn vốnkhấu hao của toàn công ty

+ Vào sổ tổng hợp vật tư, công cụ dụng cụ

+ Lên bảng kê và hạch toán cũng như vào thẻ chi tiết theo dõi nhậpxuất, tồn vật tư

 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

+ Phản ánh, ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sựbiến động của từng loại hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủngloại và giá trị

+ Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản doanhthu, các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong doanhnghiệp, đồng thời theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu khách hàng

+ Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động, giám sát tìnhhình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và tình hình phân phối kết quả hoạt động

+ Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập Báo cáo tàichính và định kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng

và xác định và phân phối kết quả

Trang 38

 Kế toán thuế:

+ Hàng tháng tổng hợp thuế GTGT đầu vào, lập bảng kê thuế GTGTđầu vào, đầu ra

+ Xác định thuế GTGT phải nộp và được khấu trừ hàng tháng

+ Lập báo cáo chi tiết tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước

Kế toán thanh toán:

+ Phản ánh ghi chép kịp thời, đầy đủ, chính xác các khoản phải thu,phải trả của doanh nghiệp

+ Theo dõi tình hình thanh toán công nợ của doanh nghiệp với các bênliên quan, phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý kịp thời các khoản công nợquá hạn, không có khả năng thanh toán hoặc thu hồi

Sơ đồ tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn:

Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức phòng kế toán Công ty TNHH thương mại sản

xuất Thái Hàn

Phòng kế toán của công ty có 4 người, bao gồm 1 kế toán trưởng và 3

kế toán viên Công việc của các nhân viên phòng kế toán như sau:

Kế toán trưởng kiêm

Kế toán chi phí kinh doanh, bán hàng

Trang 39

Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: là người chịu trách nhiệm chung

về công tác kế toán trước Giám đốc, trực tiếp thực hiện các phần hành kế toánchi phí và giá thành, kế toán các hoạt động đầu tư tài chính, lập các báo cáotài chính

Kế toán tiền, thanh toán, TSCĐ, vật tư: chịu trách nhiệm trước kế toántrưởng về việc thực hiện các công việc liên quan đến phần hành kế toán tiền,thanh toán, TSCĐ, vật tư

Kế toán thuế, tiền lương, thủ quỹ: chịu trách nhiệm trước kế toántrưởng về việc thực hiện các công việc liên quan đến phần hành kế toán thuế,tiền lương và quản lý lượng tiền mặt tại quỹ

Kế toán chi phí kinh doanh, bán hàng: chịu trách nhiệm trước kế toántrưởng về việc thực hiện các công việc liên quan đến phần hành kế toán chiphí kinh doanh, bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

 Mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với các phòng ban, đơn vị, tổchức liên quan

Bộ phận kế toán của công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn đãhoàn thành tương đối tốt vai trò của mình trong mối quan hệ với ban lãnh đạo

và các bộ phận khác trong công ty:

 Với ban lãnh đạo công ty:

Trình các chứng từ cần thiết để lãnh đạo xem xét và kí duyệt.Kịp thời thông báo và giải trình các vấn đề phát sinh liên quan tới các nghiệp

vụ kinh tế tài chính của công ty

Tư vấn cho ban lãnh đạo phương hướng giải quyết các vấn đề liên quantới tài chính, đầu tư vốn sao cho có hiệu quả, tuy nhiên chức năng này của bộphận kế toán tương đối mờ nhạt

Lập báo cáo tài chính trình lãnh đạo kí duyệt

Trang 40

 Với bộ phận kinh doanh:

Phối hợp chặt chẽ với bộ phận kinh doanh theo dõi các hợp đồng muabán hàng hóa, vận chuyển hàng hóa, phát sinh và thanh toán công nợ.Theo dõi và xử lý kịp thời các vấn đề liên quan tới hoạt động nhập, xuất hàng,thanh toán tiền hàng

 Với cơ quan thuế:

Lập tờ khai quyết toán thuế và bảng cân đối tài khoản nộp cho cơ quanthuế đúng thời hạn quy định

Thanh quyết toán thuế với cơ quan thuế đúng thời hạn quy định.Hợp tác tích cực với cơ quan thuế khi có hoạt động thanh kiểm tra tại đơn vị

 Với nhà cung cấp, khách hàng…:

Kế toán thực hiện soát xét hóa đơn, chứng từ, hợp đồng mua bán hànghóa để thực hiện các hoạt động thu chi, ghi nhận công nợ, bù trừ công nợ mộtcách kịp thời và chính xác

Phát hiện sai sót, chênh lệch trong việc ghi nhận giá bán, tiền hàng,doanh thu, công nợ giữa bộ phận kế toán của công ty với nhà cung cấp, kháchhàng và có biện pháp xử lý kịp thời

2.1.4.2 Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty TNHH thương mại sản xuất Thái Hàn

CHƯƠNG 3: Chế độ kế toán: Công ty TNHH thương mại sảnxuất Thái Hàn thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theoThông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính

Ngày đăng: 14/03/2019, 22:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính Khác
2. Giáo trình Kế toán tài chính - Nhà xuất bản tài chính năm 2010 Chủ biên : GS. TS. Ngô Thế ChiTS .Trương Thị Thủy Khác
3. Chế độ kế toán doanh nghiệp - Nhà xuất bản Thống kê – năm 2008 Khác
4. Hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam - NXB Tài chính năm 2009 Khác
5. Kế toán tài chính -Trần Xuân Nam - Nhà xuất bản Thống kê năm 2010 Khác
6. Các tài liệu của Doanh nghiệp thương mại và vận tải Khác
7. Luận văn, chuyên đề của các khóa trước Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w