1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng FOB, hợp đồng CIF incoterms 2010 và thực tiễn sử dụng của thương nhân việt nam

105 162 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 9,09 MB

Nội dung

CFR: Tiền hàng và cước phí CIF: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí CIP: Cước phí và bảo hiểm trả tới CISG: Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa CPT: Cước phí trả tới DAF:

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ THỊ THU HẰNG

ĐỀ TÀI MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG FOB, HỢP ĐỒNG CIF INCOTERMS 2010 VÀ THỰC TIỄN

SỬ DỤNG CỦA THƯƠNG NHÂN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Quốc tế

Mã số: 60380108

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nông Quốc Bình

Hà Nội - 2017

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích dẫn đúng theo quy định

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này

Tác giả luận văn

Vũ Thị Thu Hằng

Trang 3

CFR: Tiền hàng và cước phí

CIF: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí

CIP: Cước phí và bảo hiểm trả tới

CISG: Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa

CPT: Cước phí trả tới

DAF: Giao hàng tại biên giới

DAP: Giao hàng tại nơi đến

DAT: Giao hàng tại bến

DDP: Giao hàng tại nơi đến, đã nộp thuế

DDU: Giao chưa nộp thuế

DEQ: Giao tại cầu cảng

DES: Giao tại tàu

EXW: Giao tại xưởng

FAS: Giao dọc mạn tàu

FCA: Giao cho người chuyên chở

FOB: Giao lên tàu

HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

ICC: Phòng Thương mại quốc tế

Incoterms: Các điều kiện thương mại quốc tế

ISBP: Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ

ISM: Bộ luật quản lý an toàn quốc tế

LMA/IUA: Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa chuẩn

UCP: Bản Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ

UNCTAD: Hội nghị của Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển

WTO: Tổ chức thương mại thế giới

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Các phương pháp tiến hành nghiên cứu 4

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 5

7 Bố cục của luận văn 5

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG FOB VÀ HỢP ĐỒNG CIF INCOTERMS 2010 6

1.1 Incoterms 2010 6

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Incoterms 2010 6

1.1.2 Quy định của Incoterms 2010 9

1.2 Hợp đồng FOB Incoterms 2010 13

1.2.1 Khái niệm hợp đồng FOB Incoterms 2010 13

1.2.2 Nội dung hợp đồng FOB Incoterms 2010 14

1.3 Hợp đồng CIF Incoterms 2010 21

1.3.1 Khái niệm hợp đồng CIF Incoterms 2010 21

1.3.2 Nội dung hợp đồng CIF Incoterms 2010 22

1.4 Vai trò của hợp đồng FOB và hợp đồng CIF Incoterms 2010 đối với các doanh nghiệp Việt Nam 27

1.4.1 Tác động tới doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Việt Nam 28

1.4.2 Tác động tới ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ của Việt Nam 31

1.4.3 Tác động tới nền kinh tế của Việt Nam nói chung 32

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 33

Chương 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG FOB VÀ HỢP ĐỒNG CIF INCOTERMS 2010 CỦA VIỆT NAM 34

Trang 5

2.3 Nguyên nhân của thực trạng sử dụng hợp đồng FOB và hợp đồng

CIF Incoterms 2010 của Việt Nam 38

2.3.1 Do hệ thống pháp luật và chính sách của nhà nước 38

2.3.2 Do các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Việt Nam 41

2.3.3 Do các ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ 45

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 53

Chương 3 GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ HỢP ĐỒNG FOB VÀ HỢP ĐỒNG CIF INCOTERMS 2010 CHO THƯƠNG NHÂN VIỆT NAM 54

3.1 Nâng cao hiệu quả áp dụng các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 54

3.2 Dẫn chiếu đúng các điều kiện của Incoterms 2010 trong hợp đồng FOB, hợp đồng CIF 57

3.2.1 Dẫn chiếu điều kiện Incoterms 2010 57

3.2.2 Dẫn chiếu các biến thể của điều kiện Incoterms 2010 60

3.2.3 Không dẫn chiếu Incoterms 2010 ở điều kiện Luật áp dụng 63 3.3 Đối với chủ thể hợp đồng FOB, CIF Incoterms 2010 là doanh nghiệp Việt Nam 64

3.3.1 Nâng cao trình độ, nhận thức của đội ngũ cán bộ - nhân viên 64

3.3.2 Lựa chọn loại hợp đồng Incoterms 2010 phù hợp 65

3.3.3 Chủ động giành quyền thuê phương tiện vận tải và bảo hiểm 66

3.4 Đối với các ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ 69

3.4.1 Ngành vận tải biển Việt Nam 71

3.4.2 Ngành bảo hiểm hàng hóa Việt Nam 78

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 82

KẾT LUẬN CHUNG 83

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, các quốc gia đều cam kết hạn chế đến mức tối thiểu và dần tiến tới xóa bỏ hoàn toàn mọi rào cản thương mại quốc tế, thương mại hàng hóa quốc tế ngày nay đang phát triển ở một trình độ mới Nhờ có

sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại, các hợp đồng thương mại hàng hóa quốc tế ngày nay có giá trị lớn hơn, đối tác rộng hơn nên quãng đường vận chuyển hàng hóa đi xa hơn Quãng đường xa, giá trị hợp đồng lớn đồng nghĩa với việc tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro hơn, đòi hỏi tất cả các giai đoạn của một giao dịch thương mại quốc tế cần phải được quan tâm và có quy định luật điều chỉnh trong hợp đồng mua bán của các bên Thương mại hàng hóa quốc tế ngày nay đòi hỏi các bên không chỉ đảm bảo đúng các tiêu chuẩn của hàng hóa và thanh toán đúng thời hạn, các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu hàng hóa còn cần phải thực hiện các hoạt động vận tải, giao nhận và bảo hiểm hàng hóa Luật áp dụng cho những vấn đề pháp lý này thường là các tập quán thương mại quốc tế - “tập hợp những quy tắc ứng xử bất thành văn hình thành từ các hành vi, cách ứng xử của thương nhân, và được các thương nhân coi là luật của mình” 1 là một nguồn luật quan trọng của thương mại quốc tế

Incoterms là tập quán thương mại quốc tế được dùng trong quá trình giao nhận hàng hóa, bao gồm những quy tắc chuẩn đảm bảo cả quyền lợi và nghĩa vụ của bên nhập khẩu và bên xuất khẩu hay nói cách khác là bên bán và bên mua Incoterms

2010 là sự tổng hợp có chọn lọc qua hơn 70 năm từ những chuyên gia hàng đầu thế giới về thương mại quốc tế soạn thảo, do đó hầu hết các hợp đồng thương mại lớn của các quốc gia phát triển đều sẽ áp dụng bộ quy tắc này Ngày nay, các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu thường sử dụng các điều kiện của Incoterms để đưa vào hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nhất là bản Incoterms 2010 – phiên bản ra đời sau

1 Hanoi Law University (2012), Textbook International Trade and Business Law, People’s Public

Security Publishing House, Hanoi, tr.566

Trang 7

cùng tính đến hiện nay Nó sẽ giúp cho công đoạn đàm phán hợp đồng thương mại của các bên được ngắn gọn hơn, đơn giản hóa bằng các quy tắc chuẩn đã được kiểm chứng qua thực tiễn, dễ dàng đi tới sự thống nhất, giúp cho các bên tiết kiệm được

về thời gian và chi phí

Việt Nam là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO đang tích cực hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, đẩy mạnh tự do hóa thương mại Đặc biệt, Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm ở khu vực Đông Nam Á, có vị trí địa

lý thuận lợi trong phát triển giao thông đường biển nên rất có tiềm năng phát triển ngoại thương, lưu thông hàng hóa bằng đường biển quốc tế Ngày nay, với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật biển cũng như của phương tiện vận tải biển trên thế giới, việc trao đổi mua bán hàng hóa bằng đường biển với các đối tác quốc tế ngày càng trở nên phổ biến và quen thuộc với các thương nhân Việt Nam Vận tải biển có nhiều ưu điểm như: các tuyến đường giao thông tự nhiên, không cần xây lắp; khối lượng hàng vận chuyển được lớn, quãng đường vận tải xa mà giá cước lại thấp, chỉ cao hơn giá cước đường sắt một phần nhỏ Tuy nhiên, quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế cũng tiềm ẩn không ít rủi ro dẫn đến phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên liên quan Vì vậy, cần có những quy định chung về vấn đề này làm căn cứ để thực hiện hợp đồng và xác định bên nào phải chịu trách nhiệm khi có sự cố, rủi ro xảy ra với hàng hóa

Các thương nhân xuất, nhập khẩu Việt Nam nhanh chóng làm quen với các điều kiện của Incoterms 2010, được xem là tiếng nói chung thống nhất của tất cả các thương nhân trên thế giới Trong đó, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu lựa chọn hai điều kiện là FOB và CIF để đưa vào trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của mình, còn được gọi là hợp đồng FOB, hợp đồng CIF Incoterms 2010

Bộ quy tắc mới nhất này đã được sửa đổi và cập nhật những quy định mới trong thương mại quốc tế và trở thành những kỹ năng cần thiết, không thể thiếu của các nhà xuất, nhập khẩu, người làm thương mại, giao nhận vận tải, bộ phận tín dụng thu hồi nợ trong các ngân hàng, các chuyên gia tài chính và luật sư… Việc am hiểu và

Trang 8

thực hiện hiệu quả các hợp đồng giao hàng theo điều kiện của Incoterms 2010 sẽ mang lại nhiều lợi ích cho phía Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều vấn đề khi sử dụng hợp đồng FOB và hợp đồng CIF Incoterms 2010, là những hợp đồng đã được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam Tình trạng này dẫn đến những hậu quả như xảy ra tranh chấp hợp đồng; không bảo

vệ được quyền lợi của mình và gây thiệt hại cho chính các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Việt Nam, cho các công ty vận tải, công ty bảo hiểm trong nước và nền kinh tế chung của đất nước

Do đó, luận văn xin được trình bày những vấn đề lý luận về hợp đồng FOB và hợp đồng CIF Incoterms 2010, thực tế sử dụng hai loại hợp đồng này và những vấn

đề còn tồn tại của các doanh nghiệp Việt Nam Trên cơ sở đó, luận văn xin đưa ra một số giải pháp thiết thực để các doanh nghiệp Việt Nam có thể lựa chọn và sử dụng các hợp đồng này một cách phù hợp, đúng đắn, chính xác và hiệu quả nhất

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Incoterms xuất hiện từ rất lâu trong thương mại quốc tế, được các thương nhân Việt Nam đưa vào sử dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tuy nhiên Incoterms cũng là đề tài còn khá mới mẻ đối với các nhà nghiên cứu luật pháp của Việt Nam Chúng ta thường chỉ thấy nó xuất hiện trên các luận văn nghiên cứu của nước ngoài chứ chưa có nhiều công trình nghiên cứu về Incoterms ở Việt Nam, đặc biệt là Incoterms 2010 – phiên bản mới nhất tính đến thời điểm này Các tài liệu nghiên cứu hiện nay chủ yếu giới thiệu tổng quan về Incoterms, những điểm mới của bản Incoterms 2010 so với bản Incoterms 2000, hướng dẫn cách sử dụng Incoterms 2010 mà chưa có những phân tích cụ thể cách áp dụng từng điều kiện của Incoterms 2010 vào các hợp đồng, cụ thể là điều kiện FOB, điều kiện CIF Incoterms 2010 - hai điều kiện được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam, chỉ ra những sai lầm mà người sử dụng thường mắc phải; từ đó đưa ra những chú ý, cách

sử dụng đúng và hiệu quả từng điều kiện Incoterms 2010 trong các hợp đồng ngoại thương cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và trình độ của Việt Nam

Trang 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích cách sử dụng hai loại hợp

đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng FOB, hợp đồng CIF theo các quy định của Incoterms 2010, thực trạng sử dụng hai loại hợp đồng này tại Việt Nam và đưa

ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng của hai loại hợp đồng FOB, CIF Incoterms 2010

Phạm vi nghiên cứu: Hợp đồng FOB, hợp đồng CIF Incoterms 2010 được hiểu

là những điều kiện của Incoterms 2010 sử dụng cho cả phương thức vận tải biển quốc tế và vận tải đường thủy nội địa Tuy nhiên, luận văn chỉ xin được xem xét, nghiên cứu các nội dung và nghĩa vụ giao nhận trong các quan hệ giao dịch quốc tế, không nghiên cứu phần sử dụng hợp đồng FOB, hợp đồng CIF Incoterms 2010 cho thương mại hàng hóa nội địa

Một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gồm các thỏa thuận của bên bán và bên mua quy định về rất nhiều nội dung khác nhau, tuy nhiên, do giới hạn số trang của luận văn cũng như thời gian nghiên cứu không cho phép luận văn có thể trình bày hết tất cả những nội dung đó Luận văn chỉ xin tập trung nghiên cứu nội dung giao nhận hàng hóa của hợp đồng FOB và hợp đồng CIF Incoterms 2010 theo quy định trong Incoterms 2010

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của bài luận văn là đưa ra những cái nhìn tổng quát và

cụ thể, làm rõ những vấn đề pháp lý cơ bản còn bị nhầm lẫn giữa hai loại hợp đồng FOB và CIF Incoterms 2010; chỉ ra những sai lầm trong quá trình sử dụng hai loại hợp đồng này tại Việt Nam Từ những nghiên cứu đó, kết hợp với thực tiễn thương mại quốc tế và trình độ phát triển của Việt Nam để rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc thực hiện giao nhận hàng hóa theo Incoterms 2010 ở Việt Nam

5 Các phương pháp tiến hành nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin: tác giả nghiên cứu các khía cạnh, các vấn đề của hợp đồng FOB, hợp đồng

Trang 10

CIF Incoterms 2010 trong mối quan hệ giữa các nội dung của hợp đồng FOB, CIF với nhau, giữa hoạt động xuất, nhập khẩu với các hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác Luận văn còn được nghiên cứu dựa trên sự kết hợp các phương pháp thu thập thông tin về thực trạng sử dụng hợp đồng FOB, CIF Incoterms 2010 của doanh nghiệp Việt Nam, tổng hợp tài liệu, phương pháp những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân bằng việc phân tích các hiện tượng thực tế, tổng hợp và diễn giải - quy nạp

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu tập quán thương mại quốc tế Incoterms - một nguồn luật quan trọng trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa; các nội dung mà Incoterms 2010 điều chỉnh trong các hợp đồng FOB, CIF đang được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay Luận văn phân tích thực trạng áp dụng hợp đồng FOB, CIF Incoterms 2010 để chỉ ra những điểm còn nhầm lẫn và sử dụng chưa chính xác, chưa hiệu quả, sau đó đưa ra những giải pháp thiết thực cho Việt Nam khi thực hiện các loại hợp đồng này trong môi trường thương mại quốc tế hiện đại và toàn cầu hóa như hiện nay

7 Bố cục của luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung bài luận văn bao gồm 03 chương:

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG FOB VÀ HỢP ĐỒNG CIF INCOTERMS 2010

Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG FOB VÀ HỢP ĐỒNG CIF INCOTERMS 2010 CỦA THƯƠNG NHÂN VIỆT NAM

Chương 3: GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ HỢP ĐỒNG FOB VÀ HỢP ĐỒNG CIF INCOTERMS 2010 CHO THƯƠNG NHÂN VIỆT NAM

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG FOB VÀ HỢP ĐỒNG

CIF INCOTERMS 2010 1.1 Incoterms 2010

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Incoterms 2010

1.1.1.1 Sự hình thành của các điều kiện Incoterms

Cuối năm 1918, sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tập trung khôi phục nền kinh tế quốc gia, từ đó từng bước phục hồi nền kinh tế thế giới vốn bị hủy hoại nghiêm trọng do hậu quả của chiến tranh Hàng loạt nhà máy, cơ sở sản xuất được tu sửa, xây mới và đưa vào hoạt động, cơ sở hạ tầng giao thông cũng được cải tạo xây dựng lại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông thương hàng hóa Nhu cầu mua bán ngày càng tăng, không chỉ trong phạm vi giữa các vùng miền trong cùng một quốc gia mà còn giữa các nước trên thế giới

Trong quá trình buôn bán trao đổi hàng hóa với nhau, các quốc gia luôn gặp phải rất nhiều khó khăn, nhất là trong quá trình thực hiện giao nhận hàng hóa, do rào cản của sự bất đồng ngôn ngữ, khác biệt về thói quen, phong tục tập quán thương mại, chế độ chính trị và luật pháp của các quốc gia cũng không giống nhau Những trở ngại này gây ra không ít thiệt hại, tốn kém cho đôi bên: đặc biệt là khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp, một số trường hợp không thể đi đến một phán quyết đúng đắn, hợp lý và nhanh chóng vì không biết dựa vào đâu để xác định quyền lợi

và nghĩa vụ các bên Để khắc phục tình trạng trên, một số quốc gia đã tiêu chuẩn hóa các quy định về thời gian, địa điểm và cách thức trao đổi hàng hóa giữa người bán và người mua, còn được gọi là điều kiện cơ sở giao nhận hàng hóa trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Các điều kiện này được các thương nhân quốc

tế áp dụng rộng rãi và phổ biến trong hoạt động kinh doanh của mình và dần dần trở thành tập quán thương mại quốc tế về điều kiện cơ sở giao nhận hàng hóa

Tuy nhiên, tập quán thương mại quốc tế ở mỗi vùng miền lại có những biến thể hoặc những cách hiểu khác nhau, không thống nhất, gây nhầm lẫn trong việc áp

Trang 12

dụng dẫn đến tranh chấp, kiện tụng, làm lãng phí thời gian và tiền bạc của các bên

Để khắc phục điều này, Phòng Thương mại Quốc tế (ICC – International Commercial Chamber) đã tập hợp những tập quán thương mại quốc tế về giao nhận

hàng hóa và xuất bản thành Incoterms (International Commercial Terms – Các điều

kiện thương mại quốc tế)

Incoterms ra đời nhằm mục đích giải thích những điều kiện cơ sở giao nhận hàng hóa thông dụng trong thương mại quốc tế một cách dễ hiểu nhất để các bên có thể sử dụng đúng cách và hiệu quả, thúc đẩy nhanh tốc độ đàm phán các hợp đồng ngoại thương, tránh được các vụ tranh chấp và kiện tụng làm lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức của con người và xã hội Incoterms cũng là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện việc khiếu nại và giải quyết tranh chấp (nếu có) giữa người mua

và người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Incoterms được nhiều doanh nghiệp trên thế giới thừa nhận và áp dụng vì tính thiết thực, rõ ràng và dễ hiểu, phản ánh xác thực các tập quán thương mại phổ biến trong buôn bán quốc tế

1.1.1.2 Sự phát triển của Incoterms

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, môi trường và điều kiện kinh doanh quốc

tế liên tục thay đổi, Incoterms cũng được cập nhật thường xuyên và hoàn thiện để thích hợp với thực tiễn thương mại quốc tế thời đại mới Phiên bản Incoterms đầu tiên được ban hành vào năm 1936, sau đó là các bản Incoterms được sửa đổi, cập nhật qua các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, phiên bản mới nhất tính đến hiện tại là Incoterms 2010 Các tập quán thương mại quốc tế Incoterms được ICC tái bản nhiều lần, thường xuyên được cập nhật nhằm thích ứng với những sự phát triển về khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại và thực tiễn giao nhận hàng hóa trong thương mại quốc tế thời kỳ mới Incoterms là tập quán thương mại quốc tế được sử dụng rất linh hoạt, bởi bản Incoterms ra đời sau không phủ định hiệu lực của bản Incoterms trước, cả 07 phiên bản Incoterms đến nay đều còn hiệu lực Đây

là sự khác biệt của Incoterms so với nhiều bộ nguyên tắc tập quán thương mại quốc

Trang 13

tế khác của ICC (ví dụ UCP 600 ra đời thay thế cho UCP 5002, ISBP 681 thay thế cho ISBP 6453…) Không như các nguyên tắc trong lĩnh vực thanh toán phải phụ thuộc nhiều vào hệ thống trung gian thanh toán có quy trình nghiệp vụ phức tạp và chặt chẽ như các tổ chức trung gian tài chính, ngân hàng…việc áp dụng Incoterms khá phổ biến và tự do, không phụ thuộc vào bất kỳ tổ chức nào Hơn nữa, Incoterms

là tập quán thương mại giữa các thương nhân, là ngôn ngữ giữa các thương nhân trong lĩnh vực vận tải giao nhận, chính vì vậy các bên có thể tùy chọn phiên bản Incoterms phù hợp nhất với ý chí của hai bên Thực tế, các phiên bản Incoterms cũ không phải là lạc hậu, chúng vẫn thích nghi và phù hợp với những phương thức vận tải truyền thống và tập quán, thói quen thương mại của nhiều doanh nghiệp, nhiều thương nhân Phiên bản Incoterms mới ra đời chỉ nhằm mục đích hợp lý hóa những nguyên tắc, quy định của Incoterms trước đó cho phù hợp với thực tiễn thương mại

và vận tải trên thế giới hiện đại Thực tế hiện nay, một số doanh nghiệp Việt Nam

và trên thế giới vẫn sử dụng các điều kiện của Incoterms 2000, thậm chí Incoterms

1990 cho hợp đồng thương mại quốc tế của mình

Có thể thấy được các bản Incoterms xuất bản trước năm 1990 thường lộn xộn, khó hiểu, các điều kiện được sắp xếp không có hệ thống và không có sự phân nhóm, mỗi điều kiện được trình bày riêng rẽ, độc lập, không thấy được mối quan hệ giữa chúng Trong bản Incoterms 1990, Incoterms 2000 và gần đây nhất là Incoterms

2010, Incoterms đã thể hiện được sự cải tiến và hoàn thiện về phương pháp trình bày, giúp người đọc và các nhà doanh nghiệp dễ hiểu, dễ nhớ và dễ nắm bắt, từ đó tạo sự thuận lợi trong việc so sánh, đối chiếu và lựa chọn các điều kiện Incoterms thích hợp để áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế

2 Bản Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (The Uniform Customs and Practice for Documentary Cradits – UCP) năm 2007, do Ủy ban Ngân hàng của Phòng Thương mại Quốc tế ban hành, gọi tắt là UCP 600 UCP 600 ra đời thay thế cho UCP 500 năm 1993

3 Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng

từ (International Standard Banking Practice for the Examination of Documents Under Documentary Credits – ISBP) năm 2007, được gọi tắt là ISBP 681 do ICC ban hành, thay thế cho phiên bản cũ ISBP 645

Trang 14

1.1.1.3 Sự ra đời của Incoterms 2010

Để phản ánh sự mở rộng của các khu vực mậu dịch tự do, việc sử dụng các phương tiện giao tiếp điện tử, các quan ngại về an ninh sau sự kiện 11/9 tại Mỹ và những biến đổi gần đây trong vận tải và thương mại quốc tế, Phòng Thương mại quốc tế - ICC đã cho xuất bản Incoterms 2010 là phiên bản mới nhất của Incoterm tính đến thời điểm hiện tại (2017), có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 Incoterms 2010

đã giảm số điều kiện thương mại từ 13 xuống còn 11, là kết quả của việc thay thế 04 điều kiện của Incoterms 2000 (DAF, DES, DEQ, DDU) bằng 2 điều kiện mới: DAT

và DAP Sự thay đổi này bắt nguồn từ xu hướng vận chuyển hàng hóa bằng container ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong giao thương và dường như các nhà soạn thảo cũng lo lắng với tình trạng các bên giao dịch thường chọn nhầm điều kiện hoặc lẫn lộn các điều kiện, dẫn đến các hợp đồng có nội dung mâu thuẫn hoặc không rõ ràng, gây khó khăn cho quá trình thực hiện Ngoài ra, Incoterms 2010 cũng đề cập đến việc sử dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh ngày càng phát triển và cả những thay đổi trong các tập quán vận tải, đặc biệt là đề cập đến nghĩa

vụ của người mua và người bán một cách bình đẳng Với sự trình bày nội dung đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu nhất, Incoterms 2010 đã chứng tỏ được sự hoàn thiện của mình, được cập nhật để bắt kịp được những xu hướng mới trong thương mại hiện đại, đã và đang trở nên gần gũi và thân thiết hơn đối với người sử dụng

1.1.2 Quy định của Incoterms 2010

1.1.2.1 Cấu trúc của Incoterms 2010

Bộ quy tắc gồm: trước tiên là phần giới thiệu chung và các giải thích chính; sau

đó là 11 điều kiện được trình bày theo thứ tự nấc thang với mức độ nghĩa vụ chuyển dần từ người bán sang người mua, trách nhiệm của người bán được sắp xếp từ tối thiểu đến tối đa: EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP, FAS, FOB, CFR, CIF Mỗi điều kiện của Incoterms 2010 có cấu trúc gồm 02 phần: phần hướng dẫn

sử dụng và phần nội dung của điều kiện Phần hướng dẫn sử dụng được quy định trước, giải thích những vấn đề cơ bản của mỗi điều kiện Incoterms 2010: khi nào thì

Trang 15

nên sử dụng hợp đồng này; những đặc điểm cơ bản của điều kiện Tuy nhiên, phần này không được coi là một bộ phận của từng điều kiện Incoterms 2010 mà chỉ nhằm giúp người sử dụng áp dụng một cách chính xác và hiệu quả các điều kiện Incoterms

Phần nội dung của điều kiện trình bày theo trật tự logic và khoa học: các điều kiện được chia thành nhóm, mỗi điều kiện gồm nghĩa vụ của người mua và người bán được trình bày trong 10 nhóm nghĩa vụ chính một cách đối ứng trên cùng một trang sách: cột bên trái là nghĩa vụ của người bán trình bày từ A1 đến A10; cột bên phải là nghĩa vụ của người mua tương ứng từ B1 đến B10 Điều đó cho thấy một cách rõ ràng: mỗi nghĩa vụ áp đặt đối với bên này sẽ giải phóng chính nghĩa vụ đó cho bên kia Các đoạn A1 đến A10 và B1 đến B10 trong Incoterms 2010 được quy định một cách rõ ràng nhất, tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu và so sánh

Mỗi điều kiện Incoterms 2010 có cấu trúc tương tự nhau để người xem có thể

dễ dàng theo dõi, đưa ra sự so sánh, phân biệt giữa các hợp đồng, tạo thuận lợi cho người sử dụng:

A1 Nghĩa vụ chung của người bán B1 Nghĩa vụ chung của người mua

A2 Giấy phép, kiểm tra an ninh và

A9 Kiểm tra – Đóng gói, bao bì – Ký

A10 Hỗ trợ thông tin và chi phí liên

Hỗ trợ thông tin và chi phí liên quan

Trang 16

1.1.2.2 Phân loại các điều kiện của Incoterms 2010

Incoterms 2000 được chia thành 04 nhóm dựa trên nghĩa vụ của các bên:

 Nhóm "E", gồm điều kiện EXW (Ex Works – Giao tại xưởng), đòi hỏi

người mua phải nhận hàng tại xưởng của người bán

 Nhóm "F" bao gồm các điều kiện: FCA (Free Carrier - Giao cho người

chuyên chở); FAS (Free Alongside Ship - Giao dọc mạn tàu) và FOB (Free On Board - Giao lên tàu), đòi hỏi người bán phải giao hàng cho người chuyên chở

 Nhóm "C" bao gồm: CFR (Cost and Freight – Tiền hàng và cước phí); CIF (Cost, Insurance, and Freight – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí); CPT

(Carriage Paid To – Cước phí trả tới) và CIP (Carriage and Insurance Paid To – cước phí và bảo hiểm trả tới), yêu cầu người bán phải thu xếp và thanh toán cho

việc vận tải hàng hóa, nhưng không chịu rủi ro về hàng hóa khi chúng đã được giao cho người chuyên chở

 Nhóm "D" gồm: DAF (Delivered At Frontier – Giao tại biên giới), DES

(Delivered Ex Ship – Giao tại tàu), DEQ (Delivered Ex Quay – Giao tại cầu cảng),

DDU (Delivered Duty Unpaid – Giao chưa nộp thuế) và DDP (Delivered Duty Paid – Giao đã nộp thuế), yêu cầu người bán chịu mọi chi phí và rủi ro mang hàng hóa

đến nước người mua và giao cho người mua tại địa điểm thỏa thuận

Không giống như bản Incoterms 2000, các điều kiện Incoterms 2010 được chia làm 02 nhóm căn cứ vào phương thức vận tải:

 Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải: bao gồm 07 điều kiện EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP và DDP, có thể sử dụng mà không phụ thuộc vào phương thức vận tải lựa chọn và cũng không phụ thuộc vào việc sử dụng một hay nhiều phương thức vận tải Các hợp đồng này có thể được sử dụng khi có một phần chặng đường được tiến hành bằng tàu biển hoặc khi hoàn toàn không có vận tải biển

 Các điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa: gồm các điều kiện có địa điểm giao hàng và nơi hàng hóa được chở tới người mua đều là cảng biển: FAS, FOB, CFR, CIF Ở ba điều kiện FOB, CFR và CIF, hàng hóa xem

Trang 17

như là đã được giao khi chúng đã được “xếp lên tàu”, thay cho việc sử dụng ranh giới tưởng tượng “lan can tàu” trong Incoterms 2000 Đây được coi là điểm tiến bộ

của Incoterms 2010 so với Incoterms 2000, phản ánh sát hơn thực tiễn thương mại quốc tế hiện đại

Incoterms 2010 là bộ các quy tắc hữu ích, gồm 11 điều kiện quy định rất nhiều các nội dung cụ thể như: giá cả hàng hóa; kiểm tra hàng hóa; thời hạn và điều kiện giao hàng; hợp đồng vận tải – bảo hiểm; chuyển giao rủi ro; trách nhiệm làm thủ tục

hải quan; phân chia chi phí…

1.1.3 Điều kiện FOB, điều kiện CIF theo Incoterms 2010

FOB và CIF được coi là các điều kiện có sự phân chia trách nhiệm thực hiện hợp đồng tương đối đồng đều giữa bên bán và bên mua Hai loại điều kiện này cũng được sử dụng khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, chứ không chỉ riêng Việt Nam Đồng thời, điều kiện FOB và CIF được sử dụng cho phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hoặc thủy nội địa, rất phù hợp với điều kiện địa hình tự nhiên của Việt Nam

FOB: (Free On Board – Giao hàng trên tàu): người bán giao hàng khi hàng

hóa đã được giao lên tàu tại cảng bốc hàng quy định và làm thủ tục thông quan xuất khẩu cho hàng hóa Phương tiện vận tải trong trường hợp này do người mua chỉ định và thông báo cho người bán Điều kiện này có nghĩa là người mua chịu mọi phí tổn và rủi ro ngay sau khi hàng được giao lên tàu tại cảng xuất khẩu Như vậy,

so với FAS cùng là điều kiện áp dụng cho phương thức vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa, điều kiện FOB nâng trách nhiệm của người bán thêm một mức cao hơn: Người bán phải chịu trách nhiệm xếp hàng lên trên tàu Điều này dẫn đến những khác biệt trong chứng từ vận tải, ví dụ: Vận đơn FAS thường là vận đơn nhận để xếp, còn vận đơn trong FOB thường là vận đơn xếp hàng

CIF: (Cost, Insurance & Freight – Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí):

Người bán giao hàng khi hàng được đặt lên tàu tại cảng đi Người bán cũng có nghĩa vụ trả các phí tổn và cước vận tải cần thiết để đưa hàng tới cảng đến quy định

Trang 18

nhưng rủi ro và mất mát về hư hại đối với hàng hóa cũng như mọi chi phí phát sinh thêm do các tình huống xảy ra sau thời điểm giao hàng được chuyển từ người bán sang người mua khi hàng được giao lên tàu Nghĩa vụ này giống như quy định của điều kiện CFR, tuy nhiên người bán có thêm nghĩa vụ mua bảo hiểm hàng hải để bảo vệ cho người mua trước những rủi ro về hư hại và tổn thất hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển

Việc quy định các điều kiện FOB, CIF theo Incoterms 2010 trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giúp cho các bên tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức, chi phí cho việc đàm phán, thống nhất những nội dung có liên quan đến kiểm tra hàng hóa; thời hạn và điều kiện giao hàng; hợp đồng vận tải – bảo hiểm; chuyển giao rủi ro; trách nhiệm làm thủ tục hải quan; phân chia chi phí…Các nội dung này đã được quy định trong Bộ quy tắc Incoterms 2010, sẽ được dẫn chiếu đến khi được các bên thỏa thuận áp dụng trong hợp đồng Bên cạnh đó, điều khoản FOB, CIF cũng có các quy định về cách tính giá cả hàng hóa theo từng điều kiện giao nhận hàng hóa mà các bên lựa chọn Ví dụ: khi các bên thống nhất mua bán hàng hóa theo điều kiện CIF, thì giá bán hàng hóa sẽ bao gồm: giá trị hàng hóa, cước phí vận chuyển và bảo hiểm Điều khoản FOB, CIF được quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các bên còn là căn cứ để xác định nguồn luật áp dụng điều chỉnh một số nội dung của hợp đồng Cụ thể, điều khoản FOB, CIF theo Incoterms 2010 được quy định trong hợp đồng, thì các vấn đề phát sinh tranh chấp

có liên quan đến những nội dung mà Incoterms 2010 giải thích, điều chỉnh thì sẽ tuân theo Incoterms 2010 để thực hiện Như vậy, điều khoản này giúp bổ sung nguồn luật áp dụng, bên cạnh nguồn luật áp dụng chung cho cả hợp đồng được quy định tại điều khoản “Luật áp dụng”

1.2 Hợp đồng FOB Incoterms 2010

1.2.1 Khái niệm hợp đồng FOB Incoterms 2010

Trong thương mại quốc tế, hợp đồng FOB Incoterms 2010 là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có chứa điều khoản FOB được giải thích theo cách hiểu của

Trang 19

bộ quy tắc Incoterms 2010 Điều kiện FOB (Free On Board – Giao hàng trên tàu) theo cách hiểu của Incoterms 2010 sử dụng cho những hợp đồng được thực hiện bằng phương tiện vận tải biển hoặc vận tải đường thủy nội địa Theo Incoterms

2010, hợp đồng FOB có nghĩa là người bán giao hàng lên con tàu do người mua chỉ định tại cảng xếp hàng chỉ định hoặc mua được hàng hóa đã sẵn sàng để giao như vậy Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa di chuyển từ người bán sang người mua khi hàng hóa được xếp lên tàu, và người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm này trở đi Theo đó, người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình khi hàng được “giao lên tàu”, ranh giới phân định trách nhiệm rủi ro “hàng lên tàu” của

bộ quy tắc Incoterms 2010 là một điểm mới, được đánh giá là tiến bộ hơn điểm phân định trong tưởng tượng “qua lan can tàu” của bản Incoterms 2000 Trong hợp đồng FOB theo quy định của Incoterms 2010, quyền thuê tàu vận tải thuộc về người mua Như vậy, hợp đồng FOB hay còn gọi là bán hàng theo giá FOB tức là giá của hàng hóa không bảo gồm cước phí vận tải và bảo hiểm, nhưng các bên có thể thỏa thuận thêm về vận tải và bảo hiểm

Theo hợp đồng FOB Incoterms 2010, người bán phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu (trừ trường hợp hợp đồng FOB được sử dụng cho phương thức vận tải thủy nội địa) nhưng không phải thông quan nhập khẩu, trả các khoản thuế nhập khẩu hoặc làm thủ tục thông quan nhập khẩu, các bên có thể thỏa thuận nghĩa vụ này do người mua thực hiện

1.2.2 Nội dung hợp đồng FOB Incoterms 2010

1.2.2.1 G iao – nhận hàng

Giao - nhận hàng có thể coi là nghĩa vụ cơ bản của các bên để thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó, giao hàng là trách nhiệm của bên bán và tương

ứng là việc nhận hàng của bên mua Thuật ngữ “giao hàng” có thể hiểu theo nhiều

nghĩa khác nhau trong tập quán và luật thương mại, nhưng trong Incoterms 2010, nó được sử dụng để chỉ địa điểm tại đó rủi ro về việc hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng được chuyển giao từ người bán sang người mua

Trang 20

Theo hợp đồng FOB Incoterms 2010, người bán phải giao hàng bằng cách đặt hàng hóa lên con tàu do người mua chỉ định tại địa điểm xếp hàng (nếu có) do

người mua chỉ định tại cảng xếp hàng chỉ định hoặc “mua” hàng hóa đã được giao

như vậy Trong cả hai trường hợp, người bán phải giao hàng tại cảng vào ngày hoặc trong thời hạn đã thỏa thuận theo cách thức thông thường của điều kiện FOB Incoterms 2010 quy định Nếu người mua không chỉ rõ địa điểm xếp hàng cụ thể và không giải thích gì thêm trong hợp đồng FOB, người bán có thể lựa chọn một địa điểm phù hợp nhất tại cảng xếp hàng chỉ định để giao hàng

Điều kiện FOB Incoterms 2010 đưa thêm nghĩa vụ “mua hàng đã được giao

như vậy” cho người bán như một phương án thay thế cho nghĩa vụ gửi hàng trong

các quy tắc Incoterms Cụ thể, trong điều kiện FOB Incoterms 2010 quy định: người

bán “mua sẵn hàng hóa đã được giao như vậy” được áp dụng trong trường hợp

hàng hóa được bán theo chuỗi, người bán mua lại hàng đã ở trên boong tàu để giao lại cho người mua mới, quy định này rất thông dụng trong buôn bán hàng nguyên liệu Hàng nguyên liệu đồng nhất, khác với hàng hóa chế biến, thường được bán ra

nhiều lần trong quá trình vận chuyển theo một “chuỗi” Khi điều này diễn ra, người

bán ở giữa chuỗi không phải là người “gửi” (ship) hàng vì chúng đã được gửi bởi người bán đầu tiên trong chuỗi, do đó, thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người

mua không phải bằng việc gửi hàng mà bằng việc “mua” hàng hóa đã được gửi

Người mua có nghĩa vụ nhận hàng khi hàng hóa được người bán giao theo cách thức thông thường của điều kiện FOB Incoterms 2010 và thỏa thuận của hai bên

1.2.2.2 Hợp đồng vận tải

Trong hợp đồng FOB Incoterms 2010: Người mua phải ký hợp đồng vận tải với chi phí của mình để vận chuyển hàng hóa từ cảng giao hàng được chỉ định; sau khi ký kết xong phải thông báo cho người bán biết các thông tin về con tàu, địa điểm xếp hàng (nếu có) và cảng xếp hàng đã được chọn Theo đó, người mua sẽ tự tìm kiếm, liên hệ với các công ty dịch vụ vận tải để kí kết hợp đồng, thường là các hợp đồng thuê tàu biển (hợp đồng thuê tàu chợ hoặc thuê tàu chuyến) Người mua có thể lựa

Trang 21

chọn kí kết hợp đồng với công ty vận tải có uy tín, chi phí hợp lý và phù hợp với điều kiện vận chuyển hàng hóa; có thể là công ty vận tải trong nước hoặc nước ngoài Hầu hết các nhà nhập khẩu đều lựa chọn công ty vận tải của nước mình để dễ dàng hơn trong việc thỏa thuận và ký kết các điều kiện của hợp đồng vận tải do hiểu rõ thị trường và cước phí vận tải trong nước để chủ động trong đàm phán chi phí thuê tàu; đồng thời việc này cũng tạo cơ hội phát triển cho các ngành vận tải trong nước Nghĩa

vụ ký kết hợp đồng vận tải cũng mang lại cho người mua cơ hội nhận được những khoản hoa hồng từ việc ký kết hợp đồng thường xuyên với một số hãng vận tải, chủ động trong quá trình giao nhận hàng hóa và lợi thế trong việc đàm phán hạ giá mua hàng hóa, do chi phí thuê vận tải được tính cả vào trong giá mua hàng hóa

Theo hợp đồng FOB Incoterms 2010: người bán không có nghĩa vụ đối với người mua về việc ký kết hợp đồng vận tải Tuy nhiên, nếu người mua có yêu cầu hoặc nếu theo tập quán thương mại và người mua không có ý kiến gì khác thì người bán có thể tự mình ký kết hợp đồng vận tải với các điều kiện thông thường Tuy nhiên, chi phí cho việc vận tải và rủi ro trong quá trình vận tải sẽ do người mua chịu, người bán chỉ phải chịu trách nhiệm tìm kiếm công ty vận tải phù hợp và ký kết hợp đồng thuê tàu Như vậy, khi được trực tiếp ký kết hợp đồng vận tải, người bán có thể lựa chọn những hãng vận tải phù hợp với điều kiện của người bán, chủ động được trong quá trình tập kết, bốc xếp hàng hóa lên phương tiện và hạn chế được các chi phí hoặc rủi ro phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa Bên giành được quyền thuê phương tiện vận tải sẽ có lợi hơn nên thường các nhà nhập khẩu lớn sẽ không dễ dàng nhường lại quyền vận tải cho bên bán, trừ trường hợp người mua không có đủ khả năng tìm kiếm phương tiện đáp ứng được yêu cầu chuyên chở của hàng hóa Tuy vậy, ký kết hợp đồng vận tải không phải là nghĩa vụ bắt buộc của người bán đối với người mua, do đó người bán có thể từ chối việc ký hợp đồng vận tải và phải nhanh chóng thông báo việc từ chối này cho người mua biết; khi đó nghĩa vụ này đương nhiên lại thuộc về bên mua

Trang 22

1.2.2.3 Hợp đồng bảo hiểm

Bảo hiểm không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với bên bán hay bên mua theo điều kiện FOB Incoterms 2010 nhưng các bên có thể đưa ra thỏa thuận thêm trong hợp đồng mua bán hàng hóa của mình về việc mua bảo hiểm cho hàng hóa Tuy nhiên, ngày nay, do sự bất ổn của an ninh, chính trị ở nhiều khu vực trên thế giới nên bảo hiểm hàng hóa trở thành nghĩa vụ thường xuyên hơn trong các hợp đồng FOB Incoterms 2010 Các bên cần tự thỏa thuận thêm các nội dung chi tiết như mức bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm và chi phí bảo hiểm… vì điều kiện FOB Incoterms

2010 không điều chỉnh vấn đề này Nếu người mua có nhu cầu mua bảo hiểm cho hàng hóa và tự chịu mọi rủi ro, chi phí mua bảo hiểm thì khi có yêu cầu của người mua, người bán phải cung cấp cho người mua các thông tin mà người mua cần để kí kết hợp đồng bảo hiểm Do đó, theo hợp đồng FOB Incoterms 2010 thì bên bán hoặc bên mua đều có thể giành quyền ký kết hợp đồng bảo hiểm và những quyền lợi kèm theo, tùy vào sự thỏa thuận và khả năng của mỗi bên

Nếu bên mua và bên bán có thỏa thuận về việc mua bảo hiểm cho hàng hóa, thì người bán thường chỉ phải chi trả bảo hiểm hàng hóa cho đến khi hàng được bốc xong lên trên tàu do người mua chỉ định tại điểm bốc hàng tại cảng bốc hàng đã nêu Người mua sẽ lo bảo hiểm hàng hóa cho phần chính của quá trình vận chuyển, tức là từ khi hàng được bốc lên tàu xong tại cảng đi vào ngày đã thống nhất trong hợp đồng Về nguyên tắc, người mua phải đảm bảo cho tàu đến cảng gửi hàng đúng thời hạn quy định, tuy nhiên, nếu tàu đến chậm, hàng hóa sẽ tồn ở trong kho lâu hơn

dự kiến và phải mất thêm chi phí lưu hàng Đây là trách nhiệm của người mua, nhưng trong thực tế, người bán thường là người trả những chi phí này, do đó, người bán cần đảm bảo rằng hợp đồng bảo hiểm của mình có thêm quy định bảo hiểm rủi

ro về chi phí lưu hàng

1.2.2.4 Thời điểm chuyển giao trách nhiệm rủi ro

Hợp đồng FOB Incoterms 2010 quy định: Người bán phải chịu tất cả rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa cho tới thời điểm hàng hóa được xếp trên tàu

Trang 23

mà người mua chỉ định hoặc được giao theo cách thức thông thường quy định tại mục A1 – B1 của điều kiện FOB Incoterms 2010 tại cảng bốc hàng chỉ định vào ngày hoặc thời hạn mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng; kể từ thời điểm này, người mua sẽ chịu mọi rủi ro về mất mát và hư hỏng của hàng hóa Như vậy, điểm chuyển giao trách nhiệm chịu rủi ro về thiệt hại, mất mát đối với hàng hóa từ người bán sang người mua là khi hàng được xếp trên tàu tại cảng gửi hàng

Ở hợp đồng FOB Incoterms 2000, người bán chỉ chịu trách nhiệm tới khi hàng được giao qua “lan can tàu” (Ship Rail), trách nhiệm được phân định qua một ranh giới trong tưởng tượng Nhưng đến Incoterms 2010, thuật ngữ “lan can tàu” đã

được thay thế bằng “ở trên tàu” (On Board the Vessel) Theo đó, người bán sẽ chuyển rủi ro liên quan tới lô hàng mình bán cho người mua khi hàng thực sự “ở

trên tàu” chứ không phải “lan can tàu” như trước nữa, thuật ngữ mới này ra đời

nhằm nhấn mạnh việc phân chia rủi ro từ người bán sang người mua một cách cụ thể, rõ ràng hơn so với Incoterms 2000

Trong hợp đồng FOB Incoterms 2010, điểm chuyển giao trách nhiệm về rủi ro hàng hóa cho người mua trùng với điểm người bán giao hàng cho người mua là khi hàng được xếp trên tàu do người mua chỉ định Đến thời điểm này, người bán đã hoàn thành xong nghĩa vụ giao hàng của mình và hết trách nhiệm đối với sự an toàn của hàng hóa trong quá trình giao nhận Không phải chịu trách nhiệm vận tải, bảo hiểm sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí và tránh được những rủi ro thiệt hại trong quá trình vận chuyển hàng hóa cho người bán, điều này từng được coi là ưu điểm của việc xuất khẩu theo hợp đồng FOB Tuy nhiên, trong thương mại quốc tế hiện đại, việc không giành được nghĩa vụ ký kết hợp đồng vận tải, bảo hiểm sẽ làm cho người bán mất đi rất nhiều lợi ích khác và quyền chủ động trong quá trình giao nhận hàng hóa

Incoterms 2010 cũng quy định trong một số trường hợp thì thời điểm chuyển giao rủi ro có thể lùi về trước đó nếu rủi ro xảy ra do lỗi của người mua Trường hợp người mua không thông báo đầy đủ cho người bán về tên tàu, địa điểm xếp

Trang 24

hàng và thời gian giao hàng cụ thể trong kiện thời gian giao hàng đã thỏa thuận; hoặc con tàu do người mua chỉ định không đến đúng hạn để người bán có thể thực hiện nghĩa vụ giao hàng theo quy định, không thể nhận hàng hoặc dừng việc nhận hàng trước thời gian được thông báo cho người bán thì thời điểm chuyển giao rủi ro trong trường hợp này được xác định như sau: kể từ ngày thỏa thuận các nội dung giao nhận hàng hóa trong hợp đồng FOB Incoterms 2010; hoặc nếu không có thỏa thuận về ngày này thì kể từ ngày được người bán thông báo về việc con tàu không thể nhận hàng trong thời hạn đã được thỏa thuận; hoặc nếu người bán không thông báo ngày nào như vậy thì kể từ ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng đã thỏa thuận Trong thực tiễn có trường hợp người mua lại ủy thác cho người bán thuê tàu thì thời điểm chuyển giao rủi ro có thể được người bán châm trước lùi lại muộn hơn Tuy nhiên, về mặt nguyên tắc, người mua vẫn phải chịu rủi ro vì việc chuẩn bị tàu là nghĩa vụ của người mua theo quy định của hợp đồng FOB Incoterms 2010, nếu người bán không thuê được tàu thì người mua vẫn phải gánh chịu hậu quả của việc không thuê được tàu

1.2.2.5 Phân chia chi phí

Theo quy định của hợp đồng FOB Incoterms 2010: người bán phải trả các khoản sau: mọi chi phí liên quan đến hàng hóa cho đến khi hàng hóa được giao theo đúng quy định tại mục A4 của điều kiện FOB Incoterms 2010; chi phí về thủ tục hải quan (trừ trường hợp áp dụng hợp đồng FOB Incoterms 2010 cho vận tải đường thủy nội địa), cũng như tất cả các thứ thuế, lệ phí và chi phí khác có thể phải trả khi xuất khẩu Người bán cũng phải trả: các chi phí về việc kiểm tra (như kiểm tra chất lượng, cân, đo đếm) cần thiết để giao hàng, kể cả các phí tổn cho bất kỳ việc kiểm tra nào trước khi gửi hàng theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu và chi phí đóng gói hàng hóa

Theo mục B6 của điều kiện FOB Incoterms 2010: người mua phải trả các khoản sau: mọi chi phí liên quan đến hàng hóa kể từ khi hàng hóa được giao theo đúng quy định, kể cả chi phí cho việc người bán thông báo cho người mua việc

Trang 25

hàng đã được giao hay việc con tàu không thể nhận hàng trong thời hạn thỏa thuận; chi phí cho việc kiểm tra bắt buộc trước khi gửi hàng (trừ việc kiểm tra theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu); trả tất cả các thứ thuế, lệ phí khác cũng như các chi phí làm thủ tục hải quan phải nộp khi nhập khẩu hàng hóa và chi phí vận tải qua nước khác

Trường hợp người mua không thông báo đầy đủ cho người bán về tên tàu, địa điểm xếp hàng và thời gian giao hàng cụ thể trong kiệng thời gian giao hàng đã thỏa thuận; hoặc con tàu do người mua chỉ định không đến đúng hạn để người bán có thể thực hiện nghĩa vụ giao hàng theo quy định, không thể nhận hàng hoặc dừng việc nhận hàng trước thời gian được thông báo cho người bán thì các chi phí phát sinh trong trường hợp này sẽ do người mua chịu

1.2.2.6 Nghĩa vụ khác

Theo hợp đồng FOB, ngoài các nghĩa vụ chung như: người bán phải cung cấp hàng hóa và các chứng từ phù hợp, còn người mua phải thanh toán tiền hàng theo quy định của hợp đồng mua bán; các bên mua và bán còn phải thực hiện một số nghĩa vụ như thực hiện các thủ tục thông quan và hỗ trợ thông tin và chi phí liên quan

Người bán phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu và chịu mọi chi phí để thông quan xuất khẩu, thông báo những thông tin cần thiết tới bên mua và thực hiện các nghĩa vụ cơ bản khác để thực hiện quá trình giao hàng và giúp đỡ bên mua trong quá trình nhận hàng Người mua sẽ chịu trách nhiệm thông quan nhập khẩu và thực hiện các nghĩa vụ tương ứng khác để nhận hàng từ người mua và thực hiện các thủ tục tiếp theo của hợp đồng mua bán hàng hóa

Thực hiện không đúng nghĩa vụ thông báo mà hợp đồng FOB Incoterms 2010 quy định có thể ảnh hưởng tới trách nhiệm và thời điểm chuyển giao rủi ro giữa bên bán và bên mua Người bán thông báo đầy đủ cho người mua: rằng hàng đã được giao hoặc tàu đã không nhận hàng theo thời gian đã thống nhất với chi phí và rủi ro liên quan tới thông báo sẽ do người mua chịu Người mua thông báo đầy đủ cho người bán: về tên tàu, chỗ bốc hàng, và khi cần thiết thì thông báo thời gian giao hàng cụ thể được lựa chọn trong thời hạn đã thống nhất

Trang 26

1.3 Hợp đồng CIF Incoterms 2010

1.3.1 Khái niệm hợp đồng CIF Incoterms 2010

Hợp đồng CIF Incoterms 2010 được hiểu là hợp đồng mua bán hàng hóa có chứa điều khoản CIF được giải thích theo cách hiểu của bộ quy tắc Incoterms 2010

Hợp đồng CIF (Cost, Insurance and Freight – Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí)

có nghĩa là người bán phải giao hàng đã thông quan xuất khẩu lên trên boong tàu tại cảng gửi hàng được chỉ định hoặc mua hàng đã giao như vậy và hàng hóa đã được người bán mua bảo hiểm Theo đó, hợp đồng CIF bán hàng hóa theo giá CIF bao gồm: giá bán của hàng hóa đó cộng với chi phí bảo hiểm và cước vận tải hàng hóa Rủi ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa di chuyển từ người bán sang người mua khi hàng được giao lên tàu ngay tại cảng gửi hàng, nhưng người bán vẫn phải

ký hợp đồng vận tải và trả các chi phí, cước phí cần thiết để đưa hàng hóa đến cảng đến quy định

Theo loại hợp đồng này, người bán phải cung cấp hàng hóa đảm bảo đúng theo hợp đồng, thuê tàu để chở hàng đến cảng đích quy định, và bốc hàng lên tàu tại cảng bốc quy định trong thời hạn quy định Người bán phải mua bảo hiểm cho hàng hóa với mức bảo hiểm tối thiểu và bằng đồng tiền dùng để thanh toán trong hợp đồng, cung cấp cho người mua một vận đơn đã bốc hàng hoàn hảo, lưu thông được

và một đơn bảo hiểm lưu thông được; nhưng trách nhiệm về rủi ro và chi phí phát sinh về mất mát, hư hỏng hàng hóa sẽ kết thúc cho đến khi hàng được xếp lên tàu ở cảng bốc hàng Người mua phải trả tiền hàng và nhận các chứng từ phù hợp với hợp đồng CIF Incoterms 2010, nhận hàng tại cảng đích đến, chịu mọi rủi ro và chi phí liên quan đến hàng hóa (trừ trách nhiệm và cước phí vận tải và bảo hiểm), kể từ khi hàng được xếp lên tàu tại cảng bốc.4

Điều kiện CIF của Incoterms 2010 được dẫn chiếu chính xác trong hợp đồng

mua bán hàng hóa quốc tế của các bên như sau: “CIF (cảng đến quy định)

Incoterms 2010”

4

Chú thích số 5, trang 127

Trang 27

1.3.2 Nội dung hợp đồng CIF Incoterms 2010

1.3.2.1 Nghĩa vụ giao – nhận hàng

Theo hợp đồng CIF Incoterms 2010, người bán có nghĩa vụ phải giao hàng lên tàu hoặc mua hàng đã giao như vậy tại cảng gửi hàng, giống như hợp đồng FOB Nếu hàng hóa được bán theo dạng chuỗi, người bán sẽ giao lại hàng hóa mua từ người bán trước đó và hàng đã được đặt trên boong tàu Tương tự như các hợp đồng CPT, CIP và CFR, theo hợp đồng CIF, người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi người bán giao hàng cho người chuyên chở theo cách thức được quy định cụ thể trong mỗi hợp đồng, chứ không phải khi hàng tới nơi đến Người vận chuyển có trách nhiệm đưa hàng tới cảng đến quy định theo hợp đồng vận chuyển đã kí kết, tại đây, người mua sẽ nhận hàng từ người chuyên chở Trong các hợp đồng CIF Incoterms 2010, người mua buộc phải chấp nhận phương thức giao hàng như vậy và nhận hàng từ người chuyên chở khi tàu tới tại cảng đến chỉ định Nếu không thực hiện đúng như vậy, người mua sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bán khi người bán là người đứng ra ký kết hợp đồng vận chuyển, hoặc trong trường hợp người ký hợp đồng vận chuyển là người mua thì người mua phải trả tiền phạt bốc dỡ chậm

Trong hoàn cảnh này, khi nói người mua phải “chấp nhận giao hàng” không

có nghĩa là người mua chấp nhận hàng hóa theo quy định của hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường, mà chỉ là người mua chấp nhận việc người bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng theo quy định của điều kiện CIF Incoterms 2010 Vì vậy, nếu người mua khi nhận hàng ở nơi đến phát hiện hàng hóa không phù hợp với những quy định trong hợp đồng mua bán, thì có thể dùng bất kỳ biện pháp nào mà hợp đồng mua bán và luật điều chỉnh hợp đồng đó cho phép để khiếu nại đối với người

bán, những vấn đề này hoàn toàn nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Incoterms

1.3.2.2 Hợp đồng vận tải

Theo hợp đồng CIF của Incoterms 2010, người bán có nghĩa vụ ký kết hợp đồng vận tải và trả các chi phí và cước phí cần thiết để vận chuyển hàng hóa từ địa

Trang 28

điểm giao hàng đã thỏa thuận (nếu có) tại nơi giao hàng tới cảng đến chỉ định, hoặc tới một địa điểm cụ thể tại cảng đến đó Hợp đồng vận tải phải được ký với các điều kiện thông thường và phải vận chuyển hàng hóa theo tuyến đường thông thường bằng một con tàu thuộc loại thường sử dụng để vận chuyển mặt hàng đó Các bên

nên xác định càng cụ thể càng tốt “địa điểm giao hàng” tại “nơi giao hàng” và

“địa điểm” tại “cảng đến” đã thỏa thuận, vì các chi phí cho đến địa điểm tại cảng

đến chỉ định do người bán chịu và người bán nên ký các hợp đồng vận tải đến đúng địa điểm này

Lựa chọn hợp đồng CIF Incoterms 2010, người bán sẽ phải thực hiện nhiều nghĩa vụ hơn người mua, nhưng đồng thời họ được nhận thêm một số lợi ích khác như: các khoản hoa hồng từ các công ty vận tải hợp tác thường xuyên; giá bán hàng hóa sẽ tăng cao hơn do gồm cả cước phí vận tải; chủ động trong việc giao hàng, không phải lệ thuộc vào việc điều tàu (hoặc container) do người mua chỉ định, giảm khả năng làm hư hỏng hàng đã tập kết tại cảng hoặc trong kho

1.3.2.3 Hợp đồng bảo hiểm:

Theo hợp đồng CIF Incoterms 2010, người bán phải ký hợp đồng bảo hiểm để

bảo hiểm những rủi ro cho người mua về mất mát hoặc thiệt hại của hàng hóa trong quá trình vận chuyển đến đích Người bán, phải bằng chi phí của mình, mua bảo hiểm cho hàng hóa với mức bảo hiểm tối thiểu là điều kiện C trong Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa chuẩn (LMA/IUA) hoặc bất kỳ điều kiện nào tương tự

Hợp đồng bảo hiểm tối thiểu phải bảo hiểm giá trị hàng hóa theo giá hàng quy định trong hợp đồng cộng với 10% (tức là tổng cộng 110%) và sử dụng đồng tiền ghi trong hợp đồng Bảo hiểm phải có hiệu lực ngay từ địa điểm người bán giao hàng theo quy định giao hàng của hợp đồng này và kết thúc ít nhất tại cảng đến quy định, hoặc tại một địa điểm đích chỉ định tại cảng đến hoặc đến tận nơi chỉ định của người mua đã được nêu trong thỏa thuận

Hợp đồng CIF Incoterms 2010 là một trong số ít các hợp đồng có đề cập đến nghĩa vụ bắt buộc mua bảo hiểm hàng hóa, theo đó, người bán có nghĩa vụ mua bảo

Trang 29

hiểm vì quyền lợi của người mua ở mức bảo hiểm tối thiểu Do vậy, người bán không thể biết yêu cầu chính xác của người mua và điều kiện, hoàn cảnh của người mua để mua mức bảo hiểm tốt nhất cho hàng hóa, giảm thiểu rủi ro cho người mua Theo hợp đồng CIF Incoterms 2010, người mua không tự ký kết hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, nhưng có thể yêu cầu mua bổ sung bảo hiểm để đảm bảo an toàn tối đa cho hàng hóa của mình trên đường vận chuyển Trường hợp muốn mua bảo hiểm bổ sung, người mua sẽ phải chịu mọi phí tổn và yêu cầu người bán mua bổ sung hoặc

tự mình mua bổ sung bảo hiểm Nếu người mua tự mua bảo hiểm bổ sung, người bán phải cung cấp cho người mua những thông tin người mua cần để tự mua bảo hiểm bổ sung với rủi ro và chi phí do người mua chịu Nếu muốn người bán mua bổ sung mức bảo hiểm, người mua cũng sẽ phải cung cấp những thông tin mà người bán cần, và người mua phải tự chịu các chi phí để thực hiện mua bảo hiểm bổ sung Mức bảo hiểm bổ sung như điều kiện A hoặc B của bản LMA/IUA hoặc bất

kỳ điều kiện nào tương tự, và/hoặc bảo hiểm với điều kiện bảo hiểm chiến tranh (Institue War Clauses) và/hoặc điều kiện bảo hiểm đình công (LMA/IUA) hoặc bất

kỳ điều kiện nào tương tự Khi quyết định về các điều kiện bảo hiểm, cần cân nhắc xem loại tổn thất, hư hỏng nào có thể xảy ra đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển Có thể thấy rằng hàng chế biến gia công được bảo hiểm tốt nhất theo phạm

vi bảo hiểm A do những rủi ro mất cắp, ăn cắp vặt, kê nhấc hoặc bảo hiểm không đúng, trong khi những hàng nguyên liệu thô lại chỉ cần sử dụng các điều kiện B hoặc C là đủ

Hợp đồng bảo hiểm phải được ký với người bảo hiểm hoặc công ty bảo hiểm

có uy tín để người mua hoặc bất kỳ người nào khác có lợi ích bảo hiểm đối với hàng hóa có thể khiếu nại trực tiếp từ người bảo hiểm Người bảo hiểm hoặc công ty bảo hiểm hàng hóa sẽ ủy quyền cho người mua hay bất kỳ người nào có quyền lợi bảo hiểm đối với hàng hóa được đòi bồi thường trực tiếp từ công ty bảo hiểm Người bán có nghĩa vụ phải cung cấp cho người mua hợp đồng bảo hiểm hay bất kỳ bằng chứng nào khác về phạm vi bảo hiểm để người mua có thể khiếu nại bảo hiểm khi

Trang 30

xảy ra rủi ro Người có trách nhiệm ký kết hợp đồng bảo hiểm đương nhiên sẽ nhận được những lợi ích nhất định, trong đó có việc chủ động trong việc bảo đảm quyền lợi cho mình và sự an toàn của hàng hóa, hợp tác với những công ty bảo hiểm có uy tín và quen thuộc để nhận được những ưu đãi, tạo cơ hội cho ngành bảo hiểm hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước phát triển…

1.3.2.4 Điểm chuyển giao trách nhiệm rủi ro

Rủi ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa di chuyển từ người bán sang người mua khi hàng được giao lên tàu hoặc mua hàng đã được giao như vậy tại cảng gửi hàng Tuy nhiên, nếu người mua không thực hiện đúng quy định về việc thông báo thời gian gửi hàng và/hoặc địa điểm nhận hàng tại cảng đến quy định (theo mục B7 của điều kiện CIF Incoterms 2010), người mua phải chịu mọi rủi ro

về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa kể từ ngày giao hàng thỏa thuận hoặc kể từ ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng thỏa thuận, với điều kiện hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng Mặc dù khi trích dẫn, các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu thường chỉ trích dẫn cảng đích đến, nhưng các bên nên thỏa thuận thêm tên cảng nơi sẽ gửi hàng đi, vì cảng gửi hàng có ý nghĩa rất quan trọng, đó là địa điểm chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua

Như vậy, nếu lựa chọn hợp đồng CIF Incoterms 2010, người bán mất thêm một khoản chi phí để thuê tàu và mua bảo hiểm, nhưng đồng thời họ lại nhận được những lợi ích từ việc ký kết hợp đồng vận tải, bảo hiểm, khoảng thời gian chịu trách nhiệm về rủi ro vẫn ít hơn, chỉ dừng lại tại cảng gửi hàng của nước người mua

1.3.2.5 Phân chia chi phí

Người bán sẽ phải chịu tất cả các chi phí liên quan đến hàng hóa cho tới khi hàng được giao xong lên tàu tại cảng gửi hàng theo quy định của hợp đồng CIF Incoterms 2010; chi phí mua bảo hiểm ở mức tối thiểu theo quy định của hợp đồng này; cước phí vận chuyển và tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc ký kết hợp đồng vận tải, kể cả các chi phí xếp hàng lên tàu và bất kỳ lệ phí nào khác để dỡ hàng tại cảng dỡ thỏa thuận mà người bán phải chịu theo hợp đồng vận tải Người

Trang 31

bán cũng phải chịu các chi phí thủ tục hải quan cần thiết để xuất khẩu (trừ trường hợp hợp đồng CIF Incoterms 2010 sử dụng cho vận tải nội địa), cũng như tất cả các thứ thuế, lệ phí và chi phí khác có thể phải trả khi xuất khẩu, và chi phí đối với phương tiện vận tải qua các nước mà người bán phải chịu theo hợp đồng vận tải Nếu theo hợp đồng chuyên chở, người bán phải trả các chi phí liên quan đến việc dỡ hàng tại địa điểm chỉ định tại cảng đến, thì người bán không có quyền đòi lại các chi phí đó từ người mua, trừ phi hai bên có thỏa thuận khác

Người mua chịu tất cả các chi phí liên quan đến hàng hóa kể từ khi hàng được giao xong lên tàu tại cảng gửi hàng theo quy định của hợp đồng (trừ các chi phí liên quan đến thủ tục xuất khẩu do người bán chịu); tất cả các chi phí và lệ phí liên quan đến hàng hóa khi quá cảnh cho đến khi hàng tới cảng đến (trừ các phí và lệ phí vận tải qua các nước mà người bán chịu theo hợp đồng vận tải); chi phí dỡ hàng kể cả phí lõng hàng (Lighterage)5 và phí cầu bến của hàng hóa (trừ phí và lệ phí của phương tiện vận tải theo hợp đồng vận tải); chi phí phát sinh khác liên quan đến hàng hóa do lỗi của người mua vì không thông báo thời gian gửi hàng và/hoặc địa điểm nhận hàng tại cảng đến quy định cho người bán; chi phí mua bảo hiểm bổ sung theo yêu cầu của người mua Người mua phải chịu tất cả các loại thuế, lệ phí

và chi phí khác cũng như các chi phí làm thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa,

và chi phí để hàng hóa qua bất kỳ nước thứ ba nào trừ khi đã bao gồm trong chi phí của hợp đồng vận tải

Khác với hợp đồng FOB Incoterms 2010, hợp đồng CIF Incoterms 2010 có

hai điểm tới hạn tách biệt nhau: Điểm phân chia chi phí là khi hàng tới cảng đến và

Điểm di chuyển rủi ro là khi hàng được xếp lên tàu tại cảng xếp hàng Trong khi

5

Lighterage (lõng hàng): Là cách bốc hoặc dỡ hàng khi tàu không cập trực tiếp cầu bến, phải neo đậu

ngoài cầu cảng và dụng sà lan (Lighter) để chuyển hàng hóa lên xuống tàu Lõng hàng xảy ra khi mớn nước không cho phép tàu cập cầu an toàn hoặc khi cầu bến bị ùn tắc hoặc khi trên tàu chở loại hàng đặc biệt mà tổ chức quản lý cảng buộc tàu phải bốc hoặc dỡ ngoài cầu cảng Lõng hàng sẽ làm tăng thêm chi phí bốc hoặc

dỡ hàng (Phí lõng hàng), cao hơn phí bốc/dỡ thông thường khi tàu bốc/dỡ trực tiếp tại cầu Nói chung, trong nhiều hợp đồng thuê tàu hay vận đơn đường biển chủ tàu thường quy định nếu xảy ra lỏng hàng thì người thuê tàu (Chủ hàng) phải gánh chịu phí lõng hàng kể cả những rủi ro do việc lỏ lõng ng hàng gây ra (Trích từ

“Những thuật ngữ thường dùng trong vận tải biển”, xem tại http://logistics4Việt thuong-dung-trong-hop-dong-van-tai-bien/ truy cập ngày 10/8/2017)

Trang 32

Nam.com/nhung-thuat-ngu-hợp đồng CIF Incoterms 2010 luôn chỉ rõ cảng đến thì nó có thể lại không chỉ rõ cảng xếp hàng Cảng xếp hàng là nơi mà rủi ro di chuyển từ người bán sang người mua nên có ý nghĩa đặc biệt đối với người mua và cả người bán, do vậy các bên nên quy định địa điểm này trong hợp đồng càng cụ thể càng tốt tại cảng đích

Như vậy, theo hợp đồng CIF Incoterms 2010, mặc dù trách nhiệm của người bán kết thúc khi hàng được xếp lên tàu tại cảng đi, nhưng người bán phải thuê tàu, trả cước vận chuyển và ký hợp đồng bảo hiểm để tránh cho bên mua những rủi ro đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển Nghĩa vụ và quyền định đoạt về vận tải và bảo hiểm sẽ thuộc về bên bán theo hợp đồng CIF Incoterms 2010 Việc chủ động tìm kiếm các công ty và ký kết các hợp đồng vận tải và bảo hiểm giúp cho bên bán theo hợp đồng CIF Incoterms 2010 có ưu thế hơn trong việc thỏa thuận giá mua bán hàng hóa và giành được nhiều lợi ích khác

1.3.2.6 Nghĩa vụ khác

Theo hợp đồng CIF Incoterms 2010, ngoài các nghĩa vụ chung như: người bán phải cung cấp hàng hóa và các chứng từ phù hợp, còn người mua phải thanh toán tiền hàng theo quy định của hợp đồng mua bán; các bên mua và bán còn phải thực hiện một số nghĩa vụ như các thủ tục thông quan, hỗ trợ thông tin và chi phí liên quan Người bán phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu và chịu mọi chi phí để thông quan xuất khẩu, thông báo những thông tin cần thiết tới bên mua và thực hiện các nghĩa vụ cơ bản khác để thực hiện quá trình giao hàng và giúp đỡ bên mua trong quá trình nhận hàng Người mua sẽ chịu trách nhiệm thông quan nhập khẩu và thực hiện các nghĩa vụ tương ứng khác để nhận hàng từ người mua và thực hiện các thủ tục tiếp theo của hợp đồng CIF Incoterms 2010

1.4 Vai trò của hợp đồng FOB và hợp đồng CIF Incoterms 2010 đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Các doanh nghiệp Việt Nam đã quen với hình thức xuất khẩu theo hợp đồng FOB, nhập khẩu theo hợp đồng CIF để tránh những nghĩa vụ thuê vận tải hay mua bảo hiểm Đôi khi, những nghĩa vụ này lại khó thực hiện đối với phía Việt Nam, do

Trang 33

phải đáp ứng những yêu cầu tiêu chuẩn rất cao và khắt khe của phía đối tác nước ngoài, trong khi năng lực của các doanh nghiệp và dịch vụ hỗ trở của Việt Nam còn hạn chế Hơn nữa, với những doanh nghiệp có những lô hàng xuất, nhập khẩu với khối lượng và giá trị không quá cao thì việc thuê tàu là không cần thiết, sẽ làm mất thời gian, tiền bạc và công sức cho bản thân doanh nghiệp

Tuy nhiên, mua CIF - bán FOB lại mang lại nhiều khó khăn hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam, cho các ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ cũng như nền kinh tế Việt Nam nói chung

1.4.1 Tác động tới doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Việt Nam

Khi để mất quyền thuê tàu và mua bảo hiểm vào tay các đối tác nước ngoài, doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Việt Nam sẽ bị phụ thuộc rất nhiều vào đối tác trong việc tiếp cận với phương tiện vận tải, bị động trong thời gian và địa điểm giao nhận hàng hóa, hậu quả có thể dẫn đến phải trả thêm những chi phí phát sinh như phí lưu kho, lưu bãi, lãi suất trả chậm… Đồng thời, khi chịu ít nghĩa vụ, doanh nghiệp Việt Nam phải chịu thiệt về giá hàng hóa, vì trong buôn bán hàng hóa quốc tế, cước phí vận tải chiếm một tỷ trọng khá lớn trong giá cả hàng hóa6, do đó bên chịu trách nhiệm vận tải sẽ có lợi hơn khi đàm phán về giá cả hàng hóa Thực tế chuyên chở hàng hóa bằng đường biển cho thấy tùy theo chặng đường từ cảng xếp đến cảng dỡ hàng nhìn chung, tiền cước chiếm kiệng 15% - 20% giá trị lô hàng Ước tính trong những năm tới, dự kiến nếu chúng ta có thể giành được quyền vận tải kiệng 50% thì lợi nhuận thu được sẽ rất lớn Nếu cứ mua CIF, bán FOB thì khoản tiền này sẽ lọt vào tay của các đối tác nước ngoài theo kiểu “mua tận gốc, bán tận ngọn” Các đối tác nước ngoài khi có quyền vận tải, bảo hiểm cũng có thể sẽ tìm thuê những con tàu nhiều tuổi, lai lịch không rõ ràng với giá cước thấp để hưởng phần giá cước chênh lệch Khi đồng ý ký kết với dịch vụ vận tải và bảo hiểm nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ để mất đi những khoản hoa hồng từ các hãng vận

6 Theo tính toán của UNCTAD, cước phí vận tải thường chiếm trung bình 10-15% giá FOB cảng gửi của hàng hóa, hoặc 8-9% giá CIF cảng đến

Trang 34

tải và bảo hiểm trong nước trả cho người thuê dịch vụ của họ, nhượng lại cho các đối tác nước ngoài Nếu như xảy ra tranh chấp, các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn trong việc khiếu nại, đòi bồi thường nếu doanh nghiệp vận tải, bảo hiểm do đối tác tìm kiếm là công ty vận tải, bảo hiểm nước ngoài

Nếu mất quyền chủ động thuê phương tiện vận tải hay mua bảo hiểm, các doanh nghiệp Việt Nam không chủ động được việc tìm hiểu thông tin của các hãng tàu và bảo hiểm, là tăng nguy cơ chịu rủi ro mất hàng, lừa đảo Trong thương mại hàng hóa quốc tế, không hiếm trường hợp hàng hóa được chuyên chở bằng những con tàu không rõ lai lịch và địa chỉ, dẫn đến hàng hóa bị tổn thất hoặc mất tích Cũng không ít trường hợp các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu thuê phải tàu có nguồn tài chính kém nên con tàu hư hỏng nặng, bị bắt giữ để trừ nợ và con tàu vĩnh viễn không đến được cảng đích, hợp đồng mua bán cũng vì vậy mà không thể hoàn thành được Một ví dụ về hợp đồng nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam sử dụng điều kiện CFR – một điều kiện tương tự với CIF:

Cuối năm 2006, tranh chấp phát sinh trong vấn đề thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm hàng hóa giữa doanh nghiệp ở Hà Nội (bên mua) vs Công ty ở Singapore (bên bán) thuê tàu PLJ (Hồng Kông) chở lô hàng thức ăn chăn nuôi trị giá 1.400.000 USD, theo điều kiện CFR Incoterms 2000, người bán có nghĩa vụ thuê tàu Vấn đề xảy ra khi soạn thảo hợp đồng, phía người mua Việt Nam đã bỏ sót không đưa thêm một điều kiện quy định về tình trạng pháp lý của con tàu tham gia chuyên chở lô hàng Trên đường vận chuyển, con tài PLJ đã bị cảnh sát Malaysia bắt giữ lại tại vùng biển Malaysia vì có bằng chứng đây là còn tàu đã bị cưỡng đoạt Sau đó con tàu PLJ này còn xảy ra một vụ nổ trên tàu gây nhiều thiệt hại, và bị một tàu chở dầu đâm phải, khiến cho tình trạng con tàu trở nên rất xấu, không thể cứu vãn được, phía Việt Nam đi tìm người để chịu trách nhiệm Tuy nhiên, bên phía người bán nhận được thông báo và trả lời rằng, họ đã nhận đủ tiền và người mua đã nhận đủ bộ chứng từ hợp lệ, người bán cũng đã giao hàng theo đúng quy định của điều kiện CFR Incoterms 2000 mà họ thỏa thuận, trách nhiệm đối với hàng hóa của

Trang 35

người bán chấm dứt khi hàng được giao qua lan can tàu Hợp đồng mua bán hàng hóa của hai bên cũng không có điều khoản nào quy định trách nhiệm của người mua

về tình trạng pháp lý của con tàu hay phải bồi thường cho người mua nếu con tàu bị bắt giữ Về phía công ty bảo hiểm cho lô hàng này là BMI và BVI của Việt Nam, họ cũng được miễn mọi trách nhiệm trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng, mất mát khi tàu bị bắt giữ theo Điều khoản miễn trừ của Điều kiện bảo hiểm ICC 19827

Còn phía hãng tàu, theo pháp luật Việt Nam8 và thông lệ quốc tế9, người vận chuyển cũng được thoát trách nhiệm đối với tổn thất hàng hóa xảy ra trong trường hợp tàu

bị bắt giữ Cuối cùng, người chịu thiệt hại lớn nhất chính là nhà nhập khẩu Việt Nam, phải chịu mất hoàn toàn lô hàng trị giá 1.400.000 USD và các khoản phí phát sinh khác Nếu như ngay khi soạn thảo hợp đồng, doanh nghiệp Việt Nam đưa thêm một điều khoản ngắn gọn như sau: “Người bán bảo đảm rằng con tàu do mình thuê không được dính líu tới bất cứ rắc rối, tranh chấp, khiếu nại, kiện tụng nào trong quá trình thực hiện hợp đồng”10 thì rõ ràng vị thế pháp lý của người mua Việt Nam trong việc đấu tranh đòi bồi thường sẽ có khả năng thỏa đáng hơn Hay một cách khác, nếu người mua Việt Nam chuyển sang mua hàng bằng điều kiện FOB Incoterms thì phía Việt Nam sẽ chủ động hơn trong việc tìm hiểu các thông tin về con tàu, có nhiều cơ hội và khả năng kiểm soát được các điều kiện về hợp đồng thuê tàu nói chung, về tình trạng pháp lý của con tàu và chủ tàu nói riêng, thì những thiệt hại lớn như trên đã không xảy ra

Mặt khác, nếu người chuyên chở là những hãng không có uy tín, họ sẵn sàng

ký lùi vận đơn, thậm chí phát hành vận đơn khống cho người bán Hiện tượng ký lùi vận đơn hiện nay rất phổ biến trong chuyên chở hàng hóa kể cả bằng tàu chợ lẫn tàu chuyến Mặc dù người chuyên chở có thể gặp những rắc rối khi ký lùi vận đơn cho

7 Mục 6.2, Điều khoản miễn trừ của Điều kiện bảo hiểm ICC 1982

8 Mục g, khoản 2, Điều 78 Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 (do vụ việc xảy ra vào cuối năm

2006 nên áp dụng Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005)

9 Mục g, khoản 2, Quy tắc IV Công ước Hague – Visby Rules

10 Võ Nhật Thăng (2016), “FOB hay CIF – Bài học từ một hợp đồng nhập khẩu” tại địa chỉ: http://viac.Việt Nam/thu-vien/fob-hay-cif-bai-hoc-tu-mot-hop-dong-nhap-khau-a544.html ngày truy cập 10/8/2017

Trang 36

người bán nhưng trong thực tế họ vận chấp nhận vì trong hầu hết các trường hợp, lý

do là nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường chứ không phải vì mục đích lừa đảo Cũng chính vì thiếu kinh nghiệm trong việc mua bảo hiểm trong quá trình vận chuyển cho hàng hóa cho nên nhiều trường hợp khách hàng mua bảo hiểm tại những công ty bảo hiểm có khả năng tài chính thấp, không có uy tín, thậm chí lừa đảo Khi hàng bị tổn thất có tốn bao nhiều công sức, chi phí cũng không đòi được bồi thường

1.4.2 Tác động tới ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ của Việt Nam

Chính vì thói quen “mua CIF - bán FOB” của các doanh nghiệp Việt Nam mà

các thương thuyền trong nước không có thị trường để phát triển, chỉ giành được rất ít thị phần vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu Do không tìm được nguồn hàng để vận tải, các chủ tàu Việt Nam thường phải áp dụng phương thức cho thuê định hạn một phần hoặc toàn bộ đội tàu của mình để giảm bớt những chi phí, thiệt hại khi đội tàu không hoạt động Đội tàu không hoạt động thường xuyên làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của đội tàu Việt Nam với các khách hàng trong nước, trong khu vực cũng như trên thế giới, không tạo được vị trí cũng như sự tin tưởng của khách hàng quốc tế

Việc đi ngược lại với xu thế của các nước phát triển, lựa chọn “mua CIF - bán FOB” của doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Việt Nam cũng làm cho các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam mất đi gần như hoàn toàn thị phần bảo hiểm trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế trong kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam hàng năm là rất lớn và còn có xu hướng tăng nhanh Ví dụ: Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 6/2017 đạt 35,88 tỷ USD, giảm 1,4% so với tháng trước Qua đó đưa kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa nửa đầu năm 2017 đạt 198,22 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, xuất khẩu trong tháng 6/2017 đạt gần 17,8 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng 5/2017 và kim ngạch xuất khẩu 6 tháng/2017 đạt 97,21 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước Nhập khẩu trong tháng 6/2017 đạt gần 18,09 tỷ USD, giảm 2% so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch nhập khẩu 6

Trang 37

tháng/2017 đạt 100,5 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2016.11 Vì vậy, việc các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Việt Nam để mất quyền mua bảo hiểm với lượng hàng hóa này là một thiệt hại vô cùng to lớn không chỉ đối với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và còn ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế quốc dân

1.4.3 Tác động tới nền kinh tế của Việt Nam nói chung

Nền kinh tế của Việt Nam nói chung cũng phải chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi

tình trạng “mua CIF - bán FOB” Việt Nam sẽ mất đi một khoản thuế thu nhập

doanh nghiệp, mất đi nguồn thu ngoại tệ lớn, giảm khả năng tự cân đối ngoại tệ do xuất khẩu với giá rẻ, các doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng ngoại tệ để mua dịch

vụ tại các hãng tàu nước ngoài Các doanh nghiệp Việt Nam mất quyền thuê tàu, mua bảo hiểm đồng nghĩa với việc đánh mất đi cơ hội phát triển, tăng thu doanh số dịch vụ cho các hãng tàu và bảo hiểm trong nước, mất đi cơ hội việc làm cho người lao động làm trong hai ngành này nói riêng và các thành phần kinh tế khác nói chung, tăng tỷ lệ thất nghiệp của cả nước Thị trường ngoại tệ của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng ít nhiều do nhập khẩu với giá cao, phải chi ngoại tệ nhiều vì chi phí thuê tàu và bảo hiểm của các hãng nước ngoài phải trả bằng ngoại tệ, nhưng nếu thuê tàu

và mua bảo hiểm trong nước thì có thể chi trả bằng nội tệ

11 “Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2017”, tại: https://customs.gov.Việt

Nam/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=1159&Category=Ph%u00e2n+t%u00edch+%u0111%u1 ecbnh+k%u1ef3&Group=Ph%u00e2n+t%u00edch ngày truy cập 10/8/2017

Trang 38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Incoterms là một trong những tập quán thương mại quốc tế phổ biến về hợp đồng giao nhận hàng hóa do Phòng Thương mại quốc tế (ICC) tập hợp và ban hành lần đầu tiên vào năm 1936 ICC đã liên tục cập nhật và sửa đổi các điều kiện Incoterms cho phù hợp với yêu cầu của thương mại quốc tế hiện đại, Incoterms

2010 là phiên bản ra đời muộn nhất tính đến nay Incoterms 2010 gồm 11 điều kiện, được chia thành hai nhóm, trong đó, điều kiện FOB và CIF thuộc nhóm điều kiện dùng cho phương thức vận tải biển Các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có sử dụng điều kiện cơ sở giao nhận hàng hóa FOB và CIF của Incoterms 2010 được gọi

là hợp đồng FOB và hợp đồng CIF Incoterms 2010 Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng FOB, CIF Incoterms 2010 được quy định bình đẳng, khá chi tiết trong Bộ quy tắc Incoterms 2010 Hợp đồng FOB Incoterms 2010 có nghĩa là người bán có nghĩa

vụ giao hàng lên tàu do người mua chỉ định tại cảng gửi hàng, kể từ thời điểm này, mọi trách nhiệm rủi ro đối với hàng hóa đều được chuyển giao sang người mua sau khi hàng được xếp lên tàu Đối với hợp đồng CIF Incoterms 2010, người bán có nghĩa vụ giao hàng lên tàu tại cảng gửi hàng và chịu trách nhiệm ký hợp đồng vận tải và bảo hiểm bằng chi phí của mình để chuyên chở hàng hóa tới cảng đến, tuy nhiên trách nhiệm về rủi ro đối với hàng hóa được chuyển giao sang cho người mua ngay từ thời điểm hàng được xếp lên tàu xong tại cảng gửi hàng Bên có trách nhiệm ký kết hợp đồng vận tải và bảo hiểm sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn những hãng vận tải và bảo hiểm phù hợp, có cơ hội nhận được nhiều lợi ích từ các hợp đồng này, tạo cơ hội cho ngành vận tải và bảo hiểm trong nước phát triển Các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu cũng chủ động hơn trong việc bảo đảm quyền lợi của mình, bảo bệ an toàn cho hàng hóa và chủ động trong quá trình giao nhận về thời gian, địa điểm Việc lựa chọn điều kiện giao nhận hàng hóa phù hợp và chính xác sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho chính các doanh nghiệp và các ngành dịch vụ hỗ trợ có liên quan của Việt Nam

Trang 39

Chương 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG FOB VÀ HỢP ĐỒNG CIF

INCOTERMS 2010 CỦA VIỆT NAM

Incoterms là một trong những tập quán quốc tế thông dụng nhất trên thế giới trong lĩnh vực thương mại quốc tế, từ khi ra đời cho đến nay Incoterms luôn đặt ra những yêu cầu cập nhật, cải tiến để phù hợp với tình hình thương mại quốc tế hiện đại Incoterms 2010 đã khắc phục những nhược điểm của các phiên bản Incoterms trước đó, tiếp tục là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu bằng đường biển ở nhiều quốc gia, phổ biến ở khắp các châu lục Âu – Á – Phi – Mĩ – Úc, các hệ thông pháp luật (common law, civil law, pháp luật xã hội chủ nghĩa…), các hệ thống chính trị (tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa…) Các doanh nghiệp trên toàn thế giới khi tham gia vào thương mại quốc tế đều “ngầm” thống nhất các quy phạm, quy tắc và khái niệm trong Incoterms, sử dụng Incoterms như một ngôn ngữ thương mại quốc tế thống nhất

Ngày nay, các doanh nghiệp đến từ các cường quốc về thương mại trên thế giới hay các quốc gia có nền ngoại thương phát triển đều có kỹ năng sử dụng và vận dụng linh hoạt các điều kiện Incoterms cũng như các phiên bản Incoterms khác nhau trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Việt Nam với chủ trương mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại với toàn cầu cũng đang tham gia vào các hợp đồng thương mại hàng hóa quốc tế có dẫn chiếu và sử dụng Incoterms, chủ yếu là các hợp đồng FOB, CIF của phiên bản Incoterms 2000 và Incoterms 2010 Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam do phải chịu nhiều ảnh hưởng của chiến tranh kéo dài, của thời kỳ đóng cửa kinh tế, bế quan tỏa cảng về cả tư tưởng, tư duy kinh tế và kỹ năng nghiệp vụ ngoại thương… nên nền kinh tế Việt Nam bước đi có phần chậm hơn so với kinh tế thế giới Các doanh nghiệp Việt Nam có sự tiếp xúc muộn hơn với pháp luật thương mại quốc tế nên việc đàm phán, lựa chọn và áp dụng các điều kiện Incoterms trong các hợp đồng ngoại thương còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất

là đối với phiên bản mới nhất Incoterms 2010

Trang 40

2.1 Thực trạng sử dụng hợp đồng FOB Incoterms 2010

Hợp đồng FOB Incoterms 2010 được sử dụng khá phổ biến trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam, có thể sử dụng cho hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng nhập khẩu hàng hóa Ở các nước phát triển, khi nhập khẩu, người mua luôn luôn đàm phán mua hàng theo hợp đồng FOB, để giành quyền thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm, hay còn gọi là mua hàng theo giá FOB (gọi tắt là mua FOB) Như đã được phân tích ở phần trên, việc giành được quyền thuê phương tiện vận tải hay ký kết hợp đồng bảo hiểm sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho phía người mua theo hợp đồng FOB Incoterms 2010, cũng như quốc gia của người mua Cũng theo quy định của hợp đồng FOB Incoterms 2010, nếu các bên lựa chọn áp dụng theo hợp đồng này thì việc ký kết hợp đồng bảo hiểm

là không bắt buộc, các bên có thể thỏa thuận thêm để mua bảo hiểm nếu muốn Tuy nhiên, ngày nay, vấn đề an ninh hàng hóa ngày càng được chú trọng, nên hầu hết các hợp đồng đều có thỏa thuận việc mua bảo hiểm hàng hóa, kể cả khi hợp đồng giao nhận hàng hóa mà các bên lựa chọn không quy định, để đề phòng những rủi ro xảy ra đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển, các doanh nghiệp nước ngoài luôn cố gắng và dùng mọi cách để nhận được quyền mua bảo hiểm cùng với quyền thuê phương tiện vận tải

Ngược lại, ở Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh xuất, nhập khẩu lại thường xuyên lựa chọn xuất khẩu theo giá FOB Incoterms 2010 (gọi tắt là bán FOB), nghĩa là nếu thương nhân Việt Nam là người bán thì sẽ lựa chọn hợp đồng FOB Incoterms 2010 Lựa chọn như thế, bên phía Việt Nam sẽ không có nghĩa vụ thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa, họ cho rằng điều này sẽ tránh được một số rủi ro trong việc thuê tàu và mua bảo hiểm như giá cước phí tăng, phí bảo hiểm tăng, không thuê được tàu, tàu không phù hợp và không mất chi phí thuê tàu và bảo hiểm Đây cũng là những lý do khiến các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam lựa chọn hợp đồng FOB Incoterms 2010 Tuy nhiên, trách nhiệm ít đồng nghĩa với việc lợi ích sẽ ít đi, lựa chọn này không làm cho các doanh nghiệp Việt Nam có

Ngày đăng: 14/03/2019, 20:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Trần Thị Tú Anh, Một số vấn đề pháp lý cơ bản và thực tiễn áp dụng tập quán thương mại quốc tế Incoterms trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề pháp lý cơ bản và thực tiễn áp dụng tập quán thương mại quốc tế Incoterms trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
9. Hoàng Văn Châu (dịch và hiệu đính), Các công ước quốc tế về vận tải và hàng hải, Nxb. Giao thông vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các công ước quốc tế về vận tải và hàng hải
Nhà XB: Nxb. Giao thông vận tải
10. Hanoi Law University (2012), Textbook International Trade and Business Law, People’s Public Security Publishing House, Hanoi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Textbook International Trade and Business Law
Tác giả: Hanoi Law University
Năm: 2012
11. Phạm Mạnh Hiền, Nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế, TP.Hồ Chí Minh, 9/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế
12. Khoa Luật - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1993), Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật
Tác giả: Khoa Luật - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
Năm: 1993
13. Nguyễn Thị Tuyết Mai, Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế - Những vấn đề pháp lý cơ bản, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế - Những vấn đề pháp lý cơ bản
14. Nguyễn Trần Phú (2015), Áp dụng tập quán thương mại trong giải quyết tranh chấp thương mại ở Hoa Kỳ, một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Luận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng tập quán thương mại trong giải quyết tranh chấp thương mại ở Hoa Kỳ, một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Trần Phú
Năm: 2015
15. Trần Lê Hà Phương (2012), Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế - Những vấn đề pháp lý cơ bản, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế - Những vấn đề pháp lý cơ bản
Tác giả: Trần Lê Hà Phương
Năm: 2012
16. Nguyễn Thái Việt, Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng FOB và CIF trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng FOB và CIF trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
17. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb. CAND, Hà Nội.C. Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb. CAND
Năm: 2012
24. Võ Nhật Thăng (2016), “FOB hay CIF – Bài học từ một hợp đồng nhập khẩu” tại địa chỉ: http://viac.Việt Nam/thu-vien/fob-hay-cif-bai-hoc-tu-mot-hop-dong-nhap-khau-a544.html ngày truy cập 10/8/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: FOB hay CIF – Bài học từ một hợp đồng nhập khẩu
Tác giả: Võ Nhật Thăng
Năm: 2016
6. Nghị định thƣ sửa đổi Công ƣớc Brussels 1924, gọi tắt là Quy tắc Visby 1968 (hay Quy tắc Hague – Visby) Khác
7. Điều kiện bảo hiểm ICC 1982B. SÁCH, GIÁO TRÌNH, LUẬN VĂN Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w