1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐIỀU CHỈNH TUỔI NGHỈ HƯU Ở VIỆT NAM

15 279 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 547,83 KB

Nội dung

TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC LẬP PHÁP Thông tin chuyên đề MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐIỀU CHỈNH TUỔI NGHỈ HƯU Ở VIỆT NAM Tài liệu phục vụ Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV Hà Nội, tháng 10 năm

Trang 1

TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC LẬP PHÁP

Thông tin chuyên đề

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐIỀU CHỈNH TUỔI NGHỈ HƯU Ở

VIỆT NAM

(Tài liệu phục vụ Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV)

Hà Nội, tháng 10 năm 2017

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP

Trang 2

MỤC LỤC

1 Quan điểm điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo hướng tăng tuổi nghỉ

2 Quan điểm giữ nguyên tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành ……… 8

3 Một số kiến nghị liên quan đến điều chỉnh tuổi nghỉ hưu……… 10

Danh mục tài liệu tham khảo……… 13

Trang 3

MỞ ĐẦU

Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là vấn đề nhạy cảm có tác động sâu rộng tới đời sống xã hội và luôn nhận được sự quan tâm của công luận Khi tuổi thọ của con người ngày càng có xu hướng tăng lên, số trẻ sinh ra ngày càng giảm đi thì việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là một xu hướng tất yếu

Điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu không phải là vấn đề mới vì đã được nghiên cứu và bàn thảo nhiều lần trong quá trình soạn thảo, sửa đổi Luật Bình đẳng giới năm 2007, Bộ luật Lao động năm 2012 và Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 Tuy nhiên, vấn đề tăng hay không tăng tuổi nghỉ hưu còn nhiều tranh cãi, chưa nhận được sự đồng thuận của tất cả mọi người

Để Đại biểu Quốc hội có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này, Viện nghiên cứu lập pháp xin cung cấp chuyên đề thông tin: “Một số vấn đề về điều chỉnh tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam”

Chuyên đề gồm những quan điểm, ý kiến và số liệu chứng minh được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu là những bài nghiên cứu, bài báo, báo cáo… Hy vọng chuyên đề sẽ cung cấp thêm thông tin hữu ích nhằm hỗ trợ phần nào Đại biểu Quốc hội trong quá trình xem xét, cho ý kiến về vấn đề này

Trang 4

1 Quan điểm điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo hướng tăng tuổi nghỉ hưu

- Theo các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước, Việt Nam cần điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo hướng tăng tuổi nghỉ hưu bởi các lý do sau:

+ Xu hướng già hóa dân số: tăng tuổi nghỉ hưu là giải pháp chủ động đón

nhận xu hướng già hóa dân số Khi Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già, tất yếu

sẽ thiếu nguồn lực lao động trẻ nên không thể không tính đến phương án kéo dài thời gian làm việc của người lao động

Do những thành tựu đạt được trong lĩnh vực y tế và kế hoạch hóa gia đình, mức sinh của nước ta đã giảm mạnh từ trung bình 4,8 con (năm 1979) xuống 2,33 con (năm 1999) và 2,07 con (năm 2007) Tuổi thọ bình quân đã tăng từ 68,6 tuổi (năm 1999) lên 72,2 tuổi (năm 2005) và dự kiến sẽ là 75 tuổi vào năm 2020 Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn “dân số già” vào năm 2017 Số lượng người cao tuổi không ngừng tăng lên Tỷ lệ người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) trong tổng dân số

đã tăng từ 6,9% (năm 1979) lên 9,45% (năm 2007), xấp xỉ ngưỡng dân số già theo khái niệm chung của thế giới Tỷ lệ này dự kiến là 11,24% vào năm 2020 và sẽ tăng lên tới 28,5% năm 2050 thuộc vào mức cao trong khối ASEAN sau Singapore (39,8%), Thái Lan (29,8%)1

Nhịp độ già hóa dân số ở nước ta trong thập niên 90 thế kỷ XX và 10 năm đầu của thế kỷ XXI đã nhanh hơn nhiều so với những năm 1980 (từ 25% lên 33%

và 35%), cao hơn nhịp độ tăng dân số (dân số tăng 20% và dân số già tăng 25% giai đoạn 1979 - 1989; còn trong giai đoạn 1989 - 1999 các tỷ lệ tương ứng là 18%

và 33%) Nếu nhìn toàn bộ thời kỳ từ 1979 đến 2007, dân số tăng lên 1,61 lần còn dân số cao tuổi tăng 2,17 lần Tốc độ già hoá của dân số nước ta khoảng 35 năm (tỷ lệ người cao tuổi từ 7% năm 1990 tăng lên 14% năm 2025)2

1 Phụ lục số 1 số liệu và tình hình về một số vấn đề có liên quan đến Bộ Luật Lao động (sửa đổi)

2 Phụ lục số 1 số liệu và tình hình về một số vấn đề có liên quan đến Bộ Luật Lao động (sửa đổi)

Trang 5

Người cao tuổi ở Việt Nam: Số lượng và tỷ lệ 3

(triệu người)

Số người trên

60 tuổi (triệu người)

Tỷ lệ người trên 60 tuổi (%)

+ Tuổi thọ bình quân của người dân Việt Nam tăng lên: đời sống vật chất,

công tác chăm sóc sức khỏe của người dân càng ngày càng được cải thiện, vì thế tuổi thọ bình quân của người dân nước ta mỗi năm một tăng Ở Việt Nam, chính sách hưu trí được bắt đầu từ năm 1961, khi đó tuổi nghỉ hưu được quy định là 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ, lúc đó tuổi thọ trung bình là 59 tuổi Tuy nhiên, đến năm 2014, tuổi thọ trung bình là 73 tuổi trong đó nam 70,6 tuổi, nữ 76 tuổi4

+ Gia tăng gánh nặng cho Qũy hưu trí: nếu tuổi nghỉ hưu vẫn giữ nguyên

như hiện nay thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội ngắn nhưng thời gian hưởng lương hưu dài hơn (do tuổi thọ trung bình tăng lên) thì sẽ tác động tiêu cực đến quỹ hưu trí Theo tính toán số năm hưởng lương hưu bình quân là 19,5 năm, trong

đó nam giới là 16,1 năm và nữ giới là 22,9 năm Tuy nhiên, tính trung bình, tiền đóng bảo hiểm xã hội của một người lao động làm việc trong 28 năm chỉ đủ chi trả cho chính người đó trong vòng 10 năm nên rõ ràng thời gian hưởng còn lại

3 Phụ lục số 1 số liệu và tình hình về một số vấn đề có liên quan đến Bộ Luật Lao động (sửa đổi)

4 Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu dưới góc nhìn lợi ích,

http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/xay-dung-phap-luat.aspx?ItemID=365

Trang 6

(khoảng 9,5 năm) sẽ phải lấy từ nguồn đóng góp của các thế hệ sau5 Hơn nữa, mặc dù tuổi nghỉ hưu quy định ở nước ta là 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam, song trong thực tế tuổi nghỉ hưu trung bình chỉ là 54,2 năm, trong đó với tuổi nghỉ hưu trung bình của nam là 55,6 tuổi và đối với phụ nữ, 52,6 tuổi6

Vì vậy, nếu với mức đóng góp và mức hưởng chế độ như quy định của chính sách hiện nay, dự báo về tình hình cân đối quỹ này như sau: năm 2023 số thu bằng số chi, từ năm 2024 trở đi để đảm bảo chi chế độ hưu trí, tử tuất, ngoài số thu trong năm phải trích thêm từ số dư của quỹ Đến năm 2037, nếu không có chính sách hoặc biện pháp tăng thu hoặc giảm chi thì số thu bảo hiểm xã hội trong năm

và số tồn tích bắt đầu không đảm bảo khả năng chi trả, các năm sau đó số chi lớn hơn rất nhiều so với số thu trong năm7

+ Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao: hiện tại, chúng ta có nguồn nhân

lực dồi dào, nhưng lại rất thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, có năng lực, kinh nghiệm, trình độ, nếu không điều chỉnh tuổi nghỉ hưu sẽ dẫn tới lãng phí nguồn nhân lực chất lượng cao

Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), khi tham gia vào thị trường ASEAN, số việc làm của Việt Nam đến năm 2025 có thể tăng lên 14,5% Điều này có nghĩa, Việt Nam đang có hơn 53 triệu lao động và sẽ có thêm 14,5 triệu lao động khác tìm được việc làm vào năm 2025

Báo cáo đánh giá của Ngân hàng thế giới năm 2014 thì Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao Phần lớn người sử dụng lao động rất khó khăn trong tuyển dụng lao động vì các ứng viên không có

kỹ năng phù hợp Về chất lượng nguồn nhân lực, tính theo thang điểm 10, Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nước Châu Á; trong khi Hàn Quốc đạt 6,91 điểm, Ấn Độ là 5,76 điểm, Ma-lai-xi-a là 5,59 điểm, Thái-lan là 4,94 điểm…Hơn nữa, theo đánh giá của Ngân hàng thế giới năm 2006, tuổi nghỉ hưu thấp làm cho

5 Báo cáo đánh giá tác động của dự án Luật sửa đổi, bổ sung của Bộ luật lao động (dự thảo lần 2 tháng 5 năm 2017)

6 Báo cáo đánh giá tác động của dự án Luật sửa đổi, bổ sung của Bộ luật lao động (dự thảo lần 2 tháng 5 năm 2017)

7 Phụ lục số 1 số liệu và tình hình về một số vấn đề có liên quan đến Bộ Luật Lao động (sửa đổi)

Trang 7

người lao động trẻ mất đi cơ hội học hỏi những người lao động có thâm niên để tích lũy kinh nghiệm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường lao động trong dài hạn Đây cũng là một tổn thất lớn cho thị trường lao động trong bối cảnh tỷ lệ lao động

có kỹ năng ở Việt Nam duy trì ở mức thấp, 21,52% quý I/20178

+ Người lao động đến tuổi nghỉ hưu vẫn có khả năng làm việc: thực tế hiện

nay cho thấy nhiều người nghỉ hưu đủ sức khỏe, khả năng làm việc và vẫn tiếp tục tham gia lao động Thực tế cho thấy tỷ lệ người lao động cao tuổi ở Việt Nam tiếp tục làm việc vẫn rất cao, có tới 60% người cao tuổi trong độ tuổi 60 - 69 đang làm việc, 30% trong độ tuổi 70 -79 và 11% từ 80 tuổi trở lên Tỷ lệ đi làm ở nam giới (45,3%) cao hơn nữ giới (34,9%)9 Một nghiên cứu về chỉ số khả năng làm việc (WAI) nhằm đánh giá khả năng lao động của người Việt Nam ở một số ngành nghề và ở các nhóm tuổi khác nhau đã được Viện Y học lao động Phần Lan công

bố Theo đó nhóm tuổi 21 - 30 có điểm WAI cao nhất Tuy nhiên, nhóm tuổi 51 -

60 vẫn còn 53,3% đối tượng có chỉ số WAI loại rất tốt và tốt Điều này khẳng định khả năng làm việc của nhóm người lao động trong độ tuổi này có thể kéo dài thêm, tức là việc tăng tuổi nghỉ hưu với nhóm này là hoàn toàn có thể10

+ Giúp cho người lao động đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn còn khả năng lao

động có thêm thu nhập: khi điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, một bộ phận người dân có cơ

hội kéo dài thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội, nên khi nghỉ hưu, họ có mức thu nhập cao hơn, tránh tình trạng như hiện nay, đại bộ phận người làm công ăn lương sau khi nghỉ hưu vô cùng khó khăn về tài chính do mức lương hưu thấp hơn nhiều so với thu nhập khi còn đi làm

+ Điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu là một trong những giải pháp các nước lựa

chọn để đối phó với sự mất cân đối của quỹ hưu trí; đặc biệt đây cũng là giải pháp

hiệu quả các nước sử dụng để hạn chế tác động của già hóa dân số Ví dụ như:

Pháp cũng là một nước có cơ cấu dân số già, trong tổng số 65 triệu người thì có 14

8 Bộ Lao động-Thương binh và xã hội: Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam, quý 1/2017

9 Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, 2012 Điều tra quốc gia về NCT Việt Nam năm 2011 (VNAS).

10 Báo cáo đánh giá tác động của dự án Luật sửa đổi, bổ sung của Bộ luật lao động (dự thảo lần 2 tháng 5 năm 2017)

Trang 8

triệu người trên 60 tuổi, 32 triệu người từ 20 tuổi đến dưới 60 tuổi và 19 triệu người dưới 20 tuổi Ngoài vấn đề già hóa dân số, nước Pháp còn đối mặt với hiện tượng người trong độ tuổi lao động không thích đi làm Hiện nay, ở Pháp cứ 1,5 người đi làm việc đóng bảo hiểm xã hội cho 1 người hưởng lương hưu, số tiền đóng của người lao động và người sử dụng lao động chỉ đủ chi trả 67,5% tiền lương hưu cho người nghỉ hưu và theo dự báo thì đến năm 2040 cứ 01 người làm việc đóng bảo hiểm xã hội cho 01 người hưởng lương hưu Vấn đề thâm hụt quỹ hưu trí đang là thách thức lớn đối với nước Pháp Để giải quyết tình tình trạng thâm hụt quỹ ngày càng gia tăng, Pháp đã tăng tuổi nghỉ hưu từ 60 tuổi đối với nữ lên 62 tuổi và từ 65 tuổi đối với nam lên 67 tuổi từ năm 2011 Theo lộ trình mỗi năm tăng 4 tháng, cụ thể11:

Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu của Cộng hòa Pháp

(Người sinh từ ngày 01/7/2011 đến ngày 01/01/1956)

nghỉ hưu trước cải cách

Thời điểm hưởng lương hưu trước cải cách

Số tuổi tăng thêm

Tuổi nghỉ hưu sau cải cách

Thời điểm hưởng lương hưu sau cải cách

Tuổi nghỉ hưu sau cải cách (lương hưu đầy đủ)

Thời điểm hưởng lương hưu đầy

đủ sau cải cách

4 tháng

1/11/2011 65 tuổi 4

tháng

1/11/2016

8 tháng

tháng

1/9/2017

4 tháng

61 tuổi

4 tháng

tháng

1/5/2020

11 Phụ lục vấn đề cân đối quỹ nghỉ hưu và tử tuất

Trang 9

1/01/1955 60 tuổi 1/01/2015 1 năm

8 tháng

61 tuổi

8 tháng

tháng

1/9/2021

Vấn đề cần cân nhắc ở đây là, không tăng tuổi nghỉ hưu đồng loạt trong tất

cả ngành nghề, lĩnh vực Người lao động bị suy giảm khả năng lao động, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, người làm công việc đặc thù như giáo viên mầm non, có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định, nhưng cho phép họ lựa chọn có nghỉ hưu trước hay không Còn người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có năng lực, kinh nghiệm, trình độ có thể tăng tuổi nghỉ hưu

Như vậy, xem xét tăng tuổi nghỉ hưu là cần thiết, nhưng phải được thực hiện hết sức thận trọng, có lộ trình rõ ràng, phù hợp với từng đối tượng, ngành nghề lao động, với thực tế xã hội trong từng giai đoạn

2 Quan điểm giữ nguyên tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành

Một luồng quan điểm khác là giữa nguyên tuổi nghỉ hưu như hiện nay Lý

do mà quan điểm này đưa ra như sau:

- Thứ nhất, thể trạng người Việt Nam nói riêng và người Á Đông nói chung chưa cho phép kéo dài tuổi làm việc Hơn nữa, theo số liệu thống kê cho thấy, hiện nay trong tổng số những người nghỉ việc hưởng lương hưu có khoảng 60% người nghỉ hưu trước tuổi quy định, trong đó phần lớn nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên12

- Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam hiện nay chưa thể giải quyết được hết số lao động hiện có Tăng tuổi nghỉ hưu sẽ giảm cơ hội việc làm cho lao động trẻ Hiện nay, tình trạng nhiều người lao động trong độ tuổi sung sức, trẻ khỏe không có việc làm, đặc biệt đội ngũ lao động có trình độ cao do được đào tạo trong nước và nước ngoài nhưng chưa có việc làm, thậm chí trong số đó còn có cả những người

12 Báo cáo thuyết minh chi tiết về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Trang 10

đã học xong cao học Theo con số thống kê hiện nay khoảng 280.000 người.13

Điều này dễ dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội bởi lớp trẻ bị thất nghiệp

- Thứ ba, theo kết quả khảo sát mới nhất do Viện Công nhân và Công đoàn thực hiện với hơn 5.000 phiếu gửi người lao động (chủ yếu là hỏi công nhân lao động, không có công chức, viên chức) tại ba miền Bắc, Trung, Nam về độ tuổi nghỉ hưu mà người lao động mong muốn thì 90% người lao động xin được nghỉ đúng tuổi, họ không thể làm thêm được nữa và cũng không muốn làm thêm nữa Trong số 90% đó có khoảng gần 30% người lao động muốn nghỉ sớm hơn và nhận tiền bảo hiểm xã hội sớm hơn ở tuổi 60 đối với nam và 55 đối với nữ

- Thứ tư, tăng tuổi nghỉ hưu sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp có người lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất bởi doanh nghiệp phải trả lương cao cho người lao động được tăng tuổi nghỉ hưu trong khi năng suất lao động lại không tăng, thậm chí còn giảm

- Thứ năm, tuổi càng cao sức khỏe càng giảm sút Hơn nữa, ở khu vực lao động trực tiếp, ví dụ như công nhân dệt may, da giày… khi đến 55 tuổi thường mắt

mờ, thao tác chậm chạp, năng suất lao động không cao Một thực tế đang diễn ra ở nước ta là người lao động trong khu vực dệt may, da giày, thủy sản từ 33 tuổi đến

35 tuổi bị người sử dụng lao động tìm cách sa thải14 Ngay trong khu vực sự nghiệp cũng có một số ngành nghề khó tăng tuổi nghỉ hưu Đơn cử như cô giáo dạy mầm non, tiểu học khó có thể bế các cháu và dạy múa hay điều dưỡng, y tá ở các bệnh viện cũng khó có thể kéo dài thời gian làm việc tới tuổi 60

- Thứ sáu, mặc dù người lao động sắp đến tuổi về hưu thường dày dặn kinh nghiệm hơn, có bản lĩnh hơn, hiểu rõ về cơ quan hơn, có thực tiễn hơn nhưng người lao động trẻ lại trẻ, khỏe, năng động, thích ứng với cái mới nhanh hơn (đặc

13 Kéo dài tuổi làm việc phải thực sự đem lại lợi ích cho người lao động, http://nld.com.vn/cong-doan/keo-dai-tuoi-lam-viec-phai-thuc-su-dem-lai-loi-ich-cho-nguoi-lao-dong-2017052713175136.htm

14 Tổng Liên đoàn Lao động không đồng tình tăng tuổi nghỉ hưu đồng loạt, http://www.baomoi.com/tong-lien-doan-lao-dong-khong-dong-tinh-tang-tuoi-nghi-huu-dong-loat/c/22127516.epi

Ngày đăng: 14/03/2019, 14:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w