1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SO SÁNH NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA 16 GIỐNG LẠC (Arachis hypogaea L.) VÀ 5 MẬT ĐỘ TRỒNG CỦA GIỐNG LẠC MD7 TẠI TRÀ VINH

129 136 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 1,86 MB

Nội dung

TÓM TẮT Đề tài “So sánh năng suất và chất lượng của 16 giống lạc và 5 mật độ trồng của giống lạc MD7 tại Trà Vinh” đã được tiến hành từ tháng 06 đến tháng 09 năm 2010 nhằm xác định đượ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

SO SÁNH NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA 16 GIỐNG

LẠC (Arachis hypogaea L.) VÀ 5 MẬT ĐỘ TRỒNG

CỦA GIỐNG LẠC MD7 TẠI TRÀ VINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

SO SÁNH NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA 16 GIỐNG

Trang 3

SO SÁNH NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA 16 GIỐNG

LẠC (Arachis hypogaea L.) VÀ 5 MẬT ĐỘ TRỒNG

CỦA GIỐNG LẠC MD7 TẠI TRÀ VINH

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

Hội đồng chấm luận văn:

Trung tâm CNSH TP HCM

Đại học Nông Lâm TP HCM

3 Phản biện 1: GS TS MAI VĂN QUYỀN

Viện CN Sau thu hoạch

4 Phản biện 2: TS TRẦN THỊ DUNG

Đại học Tôn Đức Thắng

5 Ủy viên: TS VÕ THÁI DÂN

Đại học Nông Lâm TP HCM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

HIỆU TRƯỞNG

Trang 4

LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Tôi tên là Nguyễn Thị Huyền Trang, sinh ngày 15 tháng 09 năm 1981, tại xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Con ông Nguyễn Văn Tím và

bà Nguyễn Thị Diệu Hiền

Tốt nghiệp Phổ thông Trung học tại trường Trung học Phổ thông Huỳnh Thị Hưởng, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang năm 2000

Tốt nghiệp Đại học ngành Nông học, hệ chính quy tại trường Đại học Nông Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005

Sau khi tốt nghiệp, tôi làm việc tại Công ty Dịch vụ Nông nghiệp Sài Gòn, quận 4 từ tháng 09/2006 đến 12/2006

Từ năm 2008 đến nay tôi học Cao học ngành Trồng trọt tại trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

Trang 6

CẢM TẠ

Chân thành cảm ơn:

- Ban Giám hiệu, quí Thầy Cô phòng Sau Đại học, giảng viên khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian theo học ở Trường

- Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Võ Thái Dân, khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, đã hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn tất luận văn tốt nghiệp

- Tôi xin chân thành cảm ơn chị Thái Nguyễn Quỳnh Thư và cô chú, anh chị công tác trong Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi,

hỗ trợ tận tình kinh nghiệm lẫn kinh phí nghiên cứu trong suốt thời gian thực hiện

đề tài

- Xin gởi lời cảm ơn đến tập thể lớp Cao học ngành Trồng trọt khóa 2007 và

2008 đã giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian làm đề tài

- Lòng biết ơn của con kính gửi đến Ba Mẹ đã giúp đỡ, động viên con trong suốt thời gian học tập

Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 2011

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

Trang 7

TÓM TẮT

Đề tài “So sánh năng suất và chất lượng của 16 giống lạc và 5 mật độ trồng

của giống lạc MD7 tại Trà Vinh” đã được tiến hành từ tháng 06 đến tháng 09 năm

2010 nhằm xác định được một đến hai giống lạc có năng suất cao hơn so với đối chứng 10% và có phẩm chất tốt để bổ sung vào cơ cấu giống địa phương và xác định mật độ trồng thích hợp cho giống lạc MD7 đạt năng suất cao, phẩm chất tốt ở Trà Vinh

Kết quả so sánh 16 giống lạc vụ Hè Thu năm 2010 tại Trà Vinh cho thấy: + 16 giống đều có thời gian sinh trưởng 91 – 97 ngày, tỷ lệ nảy mầm của các giống tương đối đồng đều nhau, khối lượng 100 hạt từ 41,6 – 61,4 g, khối lượng

100 quả từ 102,3 – 148,7 g, tỷ lệ nhân từ 55,1 – 75,8%, tỷ lệ chắc từ 77,2 – 99,1%,

có hạt màu hồng nhạt, cấp hạt đều, hàm lượng dầu cao (47,46 – 52,91%)

+ 2 giống có triển vọng là L24 và VD2 với tỷ lệ chắc lần lượt là 96,5% và 98,6%, năng suất thực tế đạt 3366,7 kg/ha (L24) và 2933,3 kg/ha (VD2) ở Cầu Ngang, 2 giống này có năng suất trung bình vượt đối chứng MD7 địa phương theo thứ tự 19% và 11%, khối lượng 100 hạt và 100 quả lớn hơn MD7, có khả năng kháng bệnh đốm lá và bệnh gỉ sắt ở mức khá (cấp 5)

Kết quả so sánh 5 mật độ trồng lạc của giống MD7 vụ Hè Thu năm 2010 tại Trà Vinh cho thấy: 5 mật độ trồng đều có khả năng sinh trưởng tốt, trong đó đáng chú ý mật độ 1, mật độ 1 có năng suất cao nhất trong 5 mật độ trồng Tăng mật độ, thu hẹp khoảng cách trồng làm tăng chiều cao cây, tăng năng suất thực tế của lạc nhưng ảnh hưởng làm giảm số quả chắc/cây, tỷ lệ nhân, tỷ lệ chắc, tỷ lệ quả 2 hạt Trồng theo nghiệm thức mật độ 1.000.000 cây/ha đạt năng suất và hiệu quả nhất

Trang 8

ABSTRACT

The thesis “Comparison of the yield and the quality of sixteen potential

groundnut varieties and five cultivation densities of MD7 variety in Tra Vinh province” was conducted from June to September 2010 in order to define one to

two varieties with good quality and have 10% increasing yield as high as that of the local variety MD7 This study aims to supply some potential groundnut varieties into the local groundnut production systems and also determines the suitable cultivation densities for MD7, the recent high-yield and good quality groundnut variety cultivated in Tra Vinh province

The comparison of yields and qualities of sixteen potential groundnut varieties in Tra Vinh province showed:

+ Sixteen varieties reached full maturity after 91 – 97 days The germination rates were similar among these cultivars; 100-seed mass varied from 41.6 to 61.4 grams, 100-pod mass differed from 102.3 to 148.7 grams, the percentage of sound mature seed and bolder seed were varied from 55.1 – 75.8% and 77.2 – 99.1%, respectively The uniform pinkish, high oil content seeds were in range of 47.46% – 52.91%

+ L24 and VD2 were considered as potential varieties which had 96.5% and 98.6% of bolder seed, respectively The average pot yield of these two varieties which cultivated at Cau Ngang was 3366.7 kg/ha (L24) and 2933.3 kg/ha (VD2), with the superiority of 19% and 11% over the local variety MD7, respectively In addition, these two varieties L24 and VD2 had 100-seed and 100-pot mass higher than those of MD7 variety, and they also had good tolerance ability to leaf spot and rust disease (grade 5)

The experiment of comparison about yields and qualities of five cultivation densities of the local variety MD7 grown in Tra Vinh province in 2010 indicated

Trang 9

the groundnut plants However, this reduced the firmness of nuts, the proportion sound mature seed and bolder seed and two-seed pots In sum, planting with density

of 1,000,000 plants/ha could obtain the best benefit and yield

Trang 10

MỤC LỤC

CHƯƠNG TRANG

Trang tựa

Trang Chuẩn Y i

Lý Lịch Cá Nhân ii

Lời Cam đoan iii

Cảm tạ iv

Tóm tắt v

Abstract vi

Mục lục viii

Danh sách các chữ viết tắt xii

Danh sách các hình xiii

Danh sách các bảng xiv

Chương 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 2

1.2 Mục tiêu 2

1.3 Đối tượng khảo sát 2

1.4 Giới hạn đề tài 2

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Sơ lược về cây lạc 3

2.2 Một số kết quả nghiên cứu về giống lạc trên thế giới và trong nước 4

2.2.1 Trên thế giới 4

2.2.2 Nghiên cứu trong nước 7

Trang 11

2.3 Các kết quả nghiên cứu về mật độ trồng lạc trên thế giới và trong nước 11

2.3.1 Trên thế giới 11

2.3.2 Nghiên cứu trong nước 12

2.4 Đặc điểm đất đai, khí hậu thời tiết ở tỉnh Trà Vinh 13

2.4.1 Đặc điểm đất đai 13

2.4.2 Khí hậu 14

Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

3.1 Nội dung nghiên cứu 17

3.2 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 17

3.2.1 Đặc điểm đất đai khu vực bố trí thí nghiệm 17

3.2.2 Đặc điểm khí hậu thời tiết khu vực bố trí thí nghiệm 18

3.3 Vật liệu nghiên cứu 19

3.4 Phương pháp thí nghiệm 20

3.4.1 Thí nghiệm 1: So sánh 16 giống lạc tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vụ Hè Thu 2010 20

3.4.1.1 Bố trí thí nghiệm 20

3.4.1.2 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 21

3.4.2 Thí nghiệm 2: So sánh 16 giống lạc tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh vụ Hè Thu 2010 25

3.4.3 Thí nghiệm 3: Xác định mật độ trồng lạc MD7 thích hợp tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vụ Hè Thu 2010 25

3.4.3.1 Bố trí thí nghiệm 25

3.4.3.2 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 26

Trang 12

3.5 Phương pháp xử lý số liệu 27

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28

4.1 Kết quả so sánh 16 giống lạc tại huyện Trà Cú và Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh 28 4.1.1 Tỷ lệ nảy mầm và thời gian sinh trưởng của 16 giống lạc 28

4.1.2 Màu sắc lá, hoa và dạng thân của 16 giống lạc 30

4.1.3 Chiều cao cây và số cành cấp 1 của 16 giống lạc 31

4.1.4 Tỷ lệ sâu, bệnh hại của các giống lạc 34

4.1.4.1 Sâu hại 34

4.1.4.2 Bệnh hại 34

4.1.5 Số quả chắc/cây của 16 giống lạc 35

4.1.6 Khối lượng 100 hạt và khối lượng 100 quả của 16 giống lạc 37

4.1.7 Tỷ lệ nhân và tỷ lệ chắc của 16 giống lạc 39

4.1.8 Tỷ lệ quả 1 hạt và tỷ lệ quả 2 hạt của 16 giống lạc 41

4.1.9 Các yếu tố hình dạng quả của 16 giống lạc 43

4.1.10 Chiều dài và chiều rộng quả của 16 giống lạc 45

4.1.11 Chiều dài và chiều rộng hạt của 16 giống lạc 46

4.1.12 Năng suất thực tế của 16 giống lạc 48

4.1.13 Chất lượng hạt của 16 giống lạc 50

4.2 Kết quả thí nghiệm so sánh 5 mật độ trồng lạc của giống MD7 53

4.2.1 Chiều cao cây và số cành cấp 1 ở 5 mật độ trồng 53

4.2.2 Khối lượng 100 hạt và số quả chắc/cây ở 5 mật độ trồng 55

4.2.3 Tỷ lệ chắc và tỷ lệ nhân ở 5 mật độ trồng 57

4.2.4 Tỷ lệ quả 1 hạt và tỷ lệ quả 2 hạt ở 5 mật độ trồng 59

Trang 13

4.2.6 Tương quan giữa các mật độ trồng lạc và các chỉ tiêu theo dõi 61

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 66

5.1 Kết luận 66

5.2 Đề nghị 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

PHỤ LỤC 72

Trang 14

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACIAR: The Australian Centre for International Agriculture (Trung tâm Nông

nghiệp Quốc tế Úc)

CIAT: Intrenational Center for Tropical Agriculture (Trung tâm Quốc tế Nông

nghiệp Nhiệt đới)

CLRRI: Cuu Long Delta Rice Research Institute (Viện Nghiên cứu Lúa Đồng bằng

sông Cửu Long)

FAO: Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lương Nông Quốc tế)

GLZ: Guiers Lake Zone (vùng hồ Guiers)

ICRISAT: International Crops Research Institute for the Semi-Arid Tropics (Viện Quốc tế Nghiên cứu Cây trồng vùng Nhiệt đới bán khô hạn)

IITA: International of Institute Tropic Agriculture (Viện Nông nghiệp Nhiệt đới

Quốc tế)

IRRI: International Rice Research Institute (Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế) MVZ: Middle Valley Zone

SRV: Senegal River Valley

VAAS: Vietnam Academy of Agricultural Sciences (Viện Khoa học Nông nghiệp

Việt Nam)

VASI: Vietnam Agricultural Sciences Institute (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông

nghiệp Việt Nam)

Trang 15

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm so sánh 16 giống lạc tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà

Vinh vụ Hè Thu 2010 17

Hình 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định mật độ trồng lạc MD7 thích hợp tại

huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vụ Hè Thu 2010 23

Hình 4.1 Đồ thị biểu diễn tương quan giữa mật độ trồng lạc và khối lượng 100 hạt

Trang 16

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1 Một số tính chất lý hóa học các loại đất thí nghiệm 18

Bảng 3.2 Đặc điểm yếu tố khí hậu thời tiết nơi thí nghiệm trong thời gian từ tháng 06/2010 đến tháng 09/2010 18

Bảng 3.3 Nguồn gốc 16 giống lạc được sử dụng trong thí nghiệm 19

Bảng 3.4 Bảng phân cấp bệnh đốm đen (Cercospora personata), bệnh đốm nâu (Cercospora arachidicola) và bệnh gỉ sắt (Puccinia arachidis) 23

Bảng 4.1 Tỷ lệ nảy mầm (%) và thời gian sinh trưởng (ngày) của 16 giống lạc 29

Bảng 4.2 Màu sắc lá, hoa và dạng thân của 16 giống lạc 31

Bảng 4.3 Chiều cao cây (cm) và số cành cấp 1 (cành/cây) của 16 giống lạc 32

Bảng 4.4 Thành phần và mức độ bệnh gây hại ở 16 giống lạc 35

Bảng 4.5 Số quả chắc/cây (quả/cây) của 16 giống lạc 36

Bảng 4.6 Khối lượng 100 hạt (g) và khối lượng 100 quả (g) của 16 giống lạc 38

Bảng 4.7 Tỷ lệ nhân (%) và tỷ lệ chắc (%) của 16 giống lạc 40

Bảng 4.8 Tỷ lệ quả 1 hạt (%) và tỷ lệ quả 2 hạt (%) của 16 giống lạc 42

Bảng 4.9 Các yếu tố hình dạng quả của 16 giống lạc 44

Bảng 4.10 Chiều dài (mm) và chiều rộng quả (mm) của 16 giống lạc 45

Bảng 4.11 Chiều dài (mm) và chiều rộng hạt (mm) của 16 giống lạc 47

Bảng 4.12 Năng suất thực tế (kg/ha) của 16 giống lạc 49

Trang 17

Bảng 4.13 Một số chỉ tiêu chất lượng hạt của 16 giống lạc 51

Bảng 4.14 Thành phần và hàm lượng các axit béo của 16 giống lạc 52

Bảng 4.15 Chiều cao cây (cm) và số cành cấp 1 (cành/cây) ở 5 mật độ trồng 54

Bảng 4.16 Khối lượng 100 hạt (g) và số quả chắc/cây (quả/cây) ở 5 mật độ trồng

56

Bảng 4.17 Tỷ lệ chắc (%) và tỷ lệ nhân (%) ở 5 mật độ trồng 58

Bảng 4.18 Tỷ lệ quả 1 hạt (%) và tỷ lệ quả 2 hạt (%) ở 5 mật độ trồng 59

Bảng 4.19 Năng suất thực tế (kg/ha) ở 5 mật độ trồng 61

Bảng 4.20 Tương quan giữa mật độ trồng lạc và các chỉ tiêu theo dõi ở Trà Cú 62

Bảng 4.21 Tương quan giữa mật độ trồng lạc và các chỉ tiêu theo dõi ở Cầu Ngang 63

Trang 18

Chương 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Trên thế giới, lạc (Arachis hypogaea L.) được xem là cây thực phẩm quan

trọng đứng hàng thứ 13, là nguồn cung cấp dầu ăn quan trọng thứ 4 và là nguồn cung cấp đạm thực vật thứ 3 (FAO, 2004) Hạt lạc chứa 25% đạm tổng số, 50% dầu, và 20% carbonhydrates (FAO, 2004) Cũng như các cây họ đậu khác, cây lạc

có khả năng cố định đạm sinh học, ước tính vi khuẩn nốt sần của rễ có khả năng cố định 72 – 124 kg N/ha/năm (La và Patterson, 1981)

Trong những năm gần đây diện tích lạc ở Việt Nam có chiều hướng giảm tại một số địa phương do sự cạnh tranh của các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn Tuy nhiên, một số địa phương khác lại đang phát triển diện tích lạc tạo sự đa dạng trong sản xuất; đặc biệt ở Đồng bằng Sông Cửu Long, diện tích lạc tập trung nhiều ở các tỉnh Long An, Trà Vinh, Sóc Trăng, Tiền Giang, Đồng Tháp và An Giang trên những vùng đất có sa cấu nhẹ như đất giồng cát, đất cồn, đất chân núi và đất phù sa cổ

Ở Trà Vinh, cây lạc đã được trồng từ rất lâu Với diện tích đất giồng cát trên 17 nghìn ha, diện tích trồng lạc ở Trà Vinh không ngừng được gia tăng trong những năm gần đây, tập trung chủ yếu ở các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú và Châu Thành Tuy nhiên, cơ cấu giống và kỹ thuật trồng còn tự phát, nông dân vẫn sử dụng giống lẫn tạp, thoái hóa, mật độ trồng và mùa vụ chưa phù hợp Nhu cầu bổ sung thêm các giống năng suất cao với các biện pháp thâm canh thích hợp kèm theo trở nên cấp thiết

Trang 19

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của sản xuất, đề tài “So sánh năng suất và

chất lượng của 16 giống lạc và 5 mật độ trồng của giống lạc MD7 tại Trà Vinh”

1.3 Đối tượng khảo sát

Mười sáu giống lạc được thu thập và nhập nội được chọn lọc bởi Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu

Năm mật độ trồng được khảo sát trên giống lạc MD7

1.4 Giới hạn của đề tài

Đề tài chỉ so sánh năng suất và chất lượng của 16 giống lạc tại huyện Trà Cú

và Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh vụ Hè Thu 2010

Năng suất và chất lượng của giống MD7 được khảo sát ở 5 mật độ trồng vụ

Hè Thu tại huyện Trà Cú và Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh

Trang 20

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Sơ lược về cây lạc

Nguồn gốc chính của loài lạc trồng (Arachis hypogaea L.) ở châu Mỹ Tuy

nhiên về trung tâm khởi nguyên vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau Theo Candoble (1982), lạc được thuần hóa ở Granchaco phía Tây Nam Braxin Krapovickas (1968) giả thuyết vùng thượng lưu sông Bolivia là trung tâm khởi nguyên của lạc

Lạc được nhập nội vào châu Phi và châu Á nhờ các nhà truyền giáo và những nhà thám hiểm (Arant, 1951; Woodroof, 1973) Woodroof (1973) giả thuyết lạc Bắc

Mỹ được mang đi bởi những thuyền buôn nô lệ nhưng thời gian và địa điểm nhập nội thì không có tài liệu

Krapovickas (1968) giả thuyết cây lạc được đưa từ bờ biển tây Peru tới Mexico và sau đó ngang qua Thái Bình Dương theo các thương thuyền Tây Ban Nha tới Philippines và các vùng khác thuộc Châu Á – Thái Bình Dương Do ít mẫn cảm với thời gian chiếu sáng và có tính chịu hạn tốt nên lạc được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới từ 40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam (Nigam và ctv, 1991)

Tại Việt Nam, lịch sử trồng lạc chưa được xác minh rõ ràng Theo Lê Song

Dự và Nguyễn Thế Côn (1979), cây lạc có thể nhập từ Trung Quốc vào nước ta ở thế kỷ 17 – 18

Trang 21

2.2 Một số kết quả nghiên cứu về giống lạc trên thế giới và trong nước

2.2.1 Trên thế giới

Hiện nay việc tuyển chọn các giống lạc được thực hiện chủ yếu tại một số cơ

sở nghiên cứu như: Viện Quốc tế Nghiên cứu cây trồng vùng Nhiệt đới Bán khô hạn (ICRISAT), Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới (CIAT), Viện Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới (IITA), Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR), Mạng lưới Đậu đỗ và Ngũ cốc châu Á (CLAN) và tại một số Viện, trường Đại học ở Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan Cho đến nay đã

có khá nhiều công trình nghiên cứu về chọn giống lạc nhưng nhìn chung vẫn tập trung chủ yếu theo hướng: Chọn các giống có năng suất và hàm lượng dầu cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chín sớm, có khả năng kháng bệnh và chịu hạn cao (Nguyễn Danh Đông, 1984)

Tại Ấn Độ, ICRISAT đã phóng thích được rất nhiều giống mới ứng dụng có kết quả tốt trong sản xuất, đặc biệt là từng vùng sinh thái điển hình như: GG6, phóng thích năm 1999 (Bharodia, 2000); AK159 (Deshmukh, 2000) Trong thời gian gần đây, một số giống đã được giới thiệu đáp ứng được yêu cầu sản xuất mở rộng như Pratap Mungphali2 (Nagda và Dashora, 2005); Phule Unap (Patil và ctv, 2005) Giống có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao: ICGV 96466, ICGV

96468, ICGV 96469 (Upadhyaya và Nigam, 2005)

Ở Hàn Quốc chương trình lai tạo giống lạc đã bắt đầu tại Trạm Thí nghiệm Cây trồng trong thập niên 1960, chương trình lai tạo bắt đầu từ 1969 và đã tạo ra giống Seodungtangkong được đưa vào sản xuất rộng rãi từ năm 1978 Năm 1982,

đã tạo ra 12 giống mới, trong đó nổi bật là giống “Shinpung” được lai tạo từ giống Virginia và Spanish Việc phát triển các giống mới cùng với việc cải tiến tập quán canh tác đã làm tăng sản lượng lạc nhân lên gấp 4 lần trong vòng 30 năm kể từ những chương trình nghiên cứu khoa học được thực hiện tại Hàn Quốc Hiện có

Trang 22

Ban Quản Trị Phát Triển Nông Thôn, đây sẽ là nguồn nguyên liệu rất quý cho công tác lai tạo các giống lạc mới (Rae, 1992)

Ở Trung Quốc, lạc là cây chủ yếu để lấy dầu Từ thập niên 1980 sản lượng lạc của Trung Quốc tăng rất nhanh do được đầu tư các tiến bộ kỹ thuật kết hợp với việc phát triển giống và kỹ thuật thâm canh Việc nghiên cứu và ứng dụng về cải tiến giống lạc đã có đóng góp rất đáng kể cho việc tăng sản lượng lạc ở Trung Quốc

và kết quả có trên 200 giống có năng suất cao được phát triển và phổ biến cho sản xuất ngay từ những năm cuối thập kỷ 50, tiềm năng năng suất của mỗi giống đã đạt tới 7,5 tấn/ha Một số giống như: Luhua 3, Zhonghua 2, Zhonghua 4, Yueyou 92

vµ, Yueyou 256 đã được xác định có tính kháng cao với các bệnh héo xanh vi khuẩn và bệnh gỉ sắt.

Boris và ctv (1997) so sánh năng suất của 2 giống lạc 55-437 (truyền thống)

và La Fleur 11 (mới), Senegal Năng suất của giống La Fleur 11 là 515,07 kg/ha, năng suất của giống 55-437 là 396,26 kg/ha, khi trồng cả 2 giống năng suất đạt 413,31 kg/ha

Ranaweera và Jayasundara (2004) xác định các giống lạc chín sớm thích nghi ở khu vực Anuradhapura và Mahaweli, Sri Lanka Kết quả cho thấy năng suất đậu quả trung bình 4,1 mt/ha đối với giống ICGV 93261 ở 3 vụ, tăng 21% và 29% tương ứng so với giống ‘Tissa’ (3,4 mt/ha) và Indi (3,2 mt/ha) ICGV 93261 có năng suất cao hơn ‘Indi’ là 31% ICGV 93261 có khối lượng 100 hạt là 53 g,

‘Tissa’ là 46 g Nghiên cứu cho thấy giống ICGV 93261 có tiềm năng năng suất trong cả hai điều kiện tưới và nước trời ở vùng Anuradhapura và Mahaweli, Ấn Độ

Virender và Kandhola (2007) nghiên cứu ảnh hưởng của ngày gieo đến năng suất các giống lạc Năng suất thực tế gieo ngày 10/05 là 2710 kg/ha cao hơn 8,4%

so với ngày 30/04, và khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với ngày gieo 20/05 (2603 kg/ha) Năng suất giảm khi hoãn ngày gieo từ 20/05 đến 20/06 Gieo vào 10/05 thu được năng suất thực tế cao hơn so với gieo ngày 20/05, 30/05, 10/06,

Trang 23

20/06 tương ứng 4,1, 9,8, 17,7 và 20,2% Năng suất quả gieo ngày 30/05 cao hơn so với các ngày gieo khác

Cisse và Diallo (2007) nghiên cứu 6 dòng đậu: Fleur 11, 55-437, 73-33,

78-936, GC8-35 và Hâtive de Séfa trong 3 vùng sinh thái ở Senegal: River Valley (SRV), Delta, Guiers Lake zone (GLZ) và Middle Valley zone (MVZ), Senegal trong mùa khô 2002 để đánh giá sự ổn định và sức sản xuất:

+ GC8-35 có năng suất là 4,5 và 3,9 tấn/ha ở hồ Guiers (GLZ) và thung lũng Middle (MVZ) Giống dễ bị tổn thương do môi trường không thích hợp: năng suất giảm còn 1,6 tấn/ha ở hồ Guiers (GLZ) Với năng suất trung bình cao nhất 3,3 tấn/ha, giống GC8-35 ít có khả năng để khai thác tiềm năng năng suất Giống này thích nghi cao với môi trường

+ Fleur11 có năng suất 4,2 và 2,6 tấn/ha ở hồ Guiers (GLZ) và thung lũng Middle (MVZ) cho thấy khả năng khai thác tiềm năng năng suất cao (thích nghi rộng)

+ Hâtive de Séfa đạt năng suất ổn định 3,6 và 2,0 tấn/ha ở hồ Guiers (GLZ)

và thung lũng Middle (MVZ), ở vùng không thích hợp năng suất chỉ đạt 2,4 tấn/ha

+ Giống 78-936 cũng có năng suất ổn định 3,4 và 2,9 tấn/ha ở hồ Guiers (GLZ) và thung lũng Middle (MVZ) Tuy nhiên, giống này nhạy cảm cao khi môi trường không thích hợp, năng suất giảm còn 0,4 tấn/ha

+ Năng suất giống 55-437 hơn 3 tấn/ha ở hồ Guiers (GLZ) và thung lũng Middle (MVZ), giống 73-33 đạt 3 tấn/ha ở hồ Guiers (GLZ) Các giống này thích nghi yếu với môi trường

Wang và ctv (2008) nghiên cứu giống Huayu31 – một giống lạc có hạt lớn được bán thương phẩm ở Shandong, Trung Quốc Huayu31 có năng suất quả là

5031 kg/ha và năng suất hạt là 3658 kg/ha Ở nhiều địa phương khác, Huayu31 có

Trang 24

năng suất quả trung bình là 5229 kg/ha và năng suất hạt là 3819 kg/ha, tăng tương ứng 11,4% và 12,6% so với giống Luhua11 Trong một cuộc kiểm tra đánh giá sản phẩm ở 8 địa điểm năm 2008, Huayu31 có năng suất quả là 4966 kg/ha và năng suất hạt là 3655 kg/ha, cao hơn tương ứng 7,2% và 11,8% so với giống đối chứng địa phương Fenghua1

+ Trong mùa Xuân, khi được trồng ở bán đảo Shandong, Huayu31 có quả và hạt lớn hơn Luhua9 Giống Huayu31 thể hiện tính chống chịu mặn và tiềm năng năng suất cao trong điều kiện đất kém màu mỡ

+ Theo báo cáo năm 2005 ở 4 địa điểm của Trung tâm Kiểm nghiệm và Điều tra Thực phẩm, Bộ Nông nghiệp, Trung Quốc, Huayu31 có hàm lượng protein 25%, 51,2% dầu, 5,2% độ ẩm, 43,1% acid oleic, và 37,4% acid linoleic

Kale và ctv (2009) nghiên cứu giống lạc TG51 ở Ấn Độ, thí nghiệm được tiến hành ở vùng IV trong mùa hè 04/2003 – 06/2005, TG51 có năng suất quả 2.675 kg/ha, và năng suất hạt 1.824 kg/ha Hạt chứa 49% hàm lượng dầu với 42,9% acid oleic, 36,5% acid linoleic và 13,0% acid palmitic

Ahmed và Mohamed (2009) cải tiến năng suất lạc trong điều kiện mặn bằng kích thích đột biến, nghiên cứu này được tiến hành 2005 – 2008 ở nông trại, Đại học South Valley, Qena dưới điều kiện mặn để chọn các dòng lạc có năng suất cao cùng với khả năng chịu mặn trong số 77 dòng Ba dòng: M6-13, M6-18, và M6-30 tạo ra năng suất quả và hạt cao hơn các dòng khác và hơn cả bố mẹ

2.2.2 Nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam công tác chọn tạo giống lạc chủ yếu được thực hiện tại Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu, Trung tâm Nghiên cứu

và Phát triển Đậu đỗ, Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long, Viện Nghiên cứu Ngô, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Hưng Lộc

Trang 25

Trước năm 2000, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đã nghiên cứu chọn tạo được 2 giống lạc mới (VD1 và VD5) có năng suất cao và ổn định Các giống mới này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống và đưa

ra sản xuất ở các tỉnh phía Nam năm 1999, được nông dân ưa chuộng Tuy nhiên các giống mới này có hạt lớn hơn giống địa phương không nhiều (Ngô Thị Lam Giang và ctv, 2003)

Từ năm 2001 đến nay, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đã tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các giống mới như VD2 (cỡ hạt lớn hơn VD1 và VD5) Giống này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận và cho phép đưa

ra sản xuất ở các tỉnh phía Nam năm 2003 Giống VD6 và VD7 được công nhận tạm thời năm 2004 (Ngô Thị Lam Giang và ctv, 2005)

Năm 2000 – 2003, trường Đại học Nông Lâm Huế đã tạo được giống lạc đột biến DT2 năng suất cao, thích hợp với vùng sinh thái Nam Trung Bộ bằng cách ứng dụng đột biến Coban 60 trên giống Sen Nghệ An (Lê Tiến Dũng, 2002)

Nguyễn Bảo Vệ và ctv (2005) kết luận giống VD03-5 có tỷ lệ quả chắc cao (86,4%), tỷ lệ nhân cao nhất (79,5%), năng suất cao và tương đối nổi bật (4,56 tấn/ha) trong vụ Thu Đông 2003; giống L14 có khối lượng 100 hạt cao nhất (61,4 g)

và năng suất quả quả cao nhất (5,7 tấn/ha) trong điều kiện vụ Thu Đông 2004 và giống MD7 có năng suất quả cao nhất (4,1 tấn/ha) trong vụ Xuân Hè 2005

Theo Phạm Đồng Quảng và ctv (2005), từ năm 1975 đến nay đã có 24 giống lạc đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận chính thức và tạm thời, trong đó có một số giống nổi bật là: VD1, VD2, VD6, VD7 (giống ngắn ngày); V79, L12 (giống cho vùng nước trời); L14, L06, MD7 (giống cho vùng thâm canh); L08 (phục vụ xuất khẩu)

Theo Võ Văn Long và ctv (2006, 2007, 2008, 2009 và 2010), hiện nay Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đang lưu giữ tập đoàn 130 mẫu giống lạc nhập nội

Trang 26

từ một số nước trên thế giới (Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan) Khi khảo sát tập đoàn các giống của Hàn Quốc cho thấy hầu hết đều có năng suất thấp hơn giống VD2 do chưa thích nghi với điều kiện sinh thái của Việt Nam Tuy nhiên, các giống này có khối lượng 100 hạt lớn, hàm lượng dầu cao, vỏ mỏng, cứng cây, phù hợp với mục tiêu chọn giống, có thể sử dụng làm vật liệu khởi đầu phục vụ cho công tác lai tạo giống Tương tự các giống của Hàn Quốc, các giống lạc nhập nội từ

Ấn Độ khi khảo sát tại Việt Nam cũng có năng suất thấp hơn giống VD2, nhưng các giống này có hàm lượng dầu cao, tính kháng bệnh gỉ sắtvà đốm lá cao, một số giống

có hàm lượng dầu thấp (dưới 40%) và dễ bóc vỏ lụa phù hợp cho ngành chế biến bánh kẹo, do vậy cũng góp phần làm đa dạng hóa nguồn gen, phục vụ cho công tác chọn tạo giống

2.2.3 Đặc điểm một số giống lạc thí nghiệm

có đặc tính chống chịu khá với bệnh héo xanh, bệnh đốm lá, sâu chích hút

Giống L12:

Giống lạc chịu hạn, được chọn lọc từ giống lạc Trung Quốc Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam

Cây cao trung bình 40 – 60 cm Lá có màu xanh nhạt Năng suất trung bình

là 30 – 35 tạ/ha Hạt đều Khối lượng 1000 hạt là 500 – 530 g Vỏ hạt có màu hồng sáng

Trang 27

Giống có đặc tính chống chịu trung bình với các loại bệnh đốm lá Khả năng chịu hạn khá

Giống có khả năng thích ứng rộng Trồng được nhiều vụ trong một năm, trên các loại đất khác nhau

Giống L23 và L24:

Giống lạc L23, L24 thuộc dạng hình thực vật Spanish, thân đứng, tán gọn, chống đổ tốt, lá xanh đậm, sinh trưởng khoẻ, ra hoa kết quả tập trung, nhiễm bệnh

lá (đốm nâu, đốm đen, rỉ sắt) ở mức độ trung bình Khối lượng 100 quả từ 145 –

150 g, khối lượng 100 hạt từ 58 – 61 g, tỷ lệ nhân từ 70 – 72%, có tiềm năng năng suất từ 50 – 55 tạ/ha Năng suất quả khô của L23 cao hơn L24 từ 13 – 23% trong vụ xuân và 20% ở vụ thu đông Vỏ hạt màu hồng, thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng, là giống chịu thâm canh cao Trồng được cả 2 thời vụ trong năm (vụ xuân và

vụ thu đông) trên đất có thành phần cơ giới cát pha, thịt nhẹ, dễ thoát nước

Giống VD2:

Giống lạc VD2 có tính chống chịu khá, năng suất cao và ổn định, trái và hạt đều thích hợp cho các vùng đất có độ phì và chế độ chăm sóc khác nhau, thích hợp cho cả ba vụ trồng/năm (Đông Xuân, Hè Thu, Mùa)

Giống MD9:

Giống lạc MD9 có nguồn gốc từ Trung Quốc, được Viện Bảo vệ Thực vật và Trung tâm nghiên cứu đậu đỗ - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam nhập nội

MD9 có thời gian sinh trưởng vụ xuân 125 – 130 ngày, vụ Thu Đông 108 –

110 ngày, năng suất tương ứng 30 – 40 và 20 – 34 tạ/ha; Thân có màu xanh, lá xanh đậm, chiều cao trung bình 35 – 40 cm, cứng cây, chống đỗ tốt, eo quả nông, vỏ quả hơi dày khó bóc bằng tay, vỏ hạt màu hồng nhạt dễ chuyển màu Tỷ lệ nhân 70,1%,

Trang 28

khối lượng 100 quả 144,3 g, khối lượng 100 hạt 55 g; giống kháng bệnh gỉ sắt, đốm nâu, đốm đen, bệnh thốiquả và sâu chích hút tốt, nhiễm trung bình đối với bệnh héo xanh vi khuẩn, chống chịu điều kiện bất thuận khá

Giống có đặc tính chống chịu trung bình với bệnh đốm đen, bệnh gỉ sắt; chống chịu kém với bệnh đốm nâu, có khả năng chịu hạn, chịu đất ướt tốt

2.3 Các kết quả nghiên cứu về mật độ trồng lạc trên thế giới và trong nước

2.3.1 Trên thế giới

Mishra và ctv (1998) nghiên cứu ảnh hưởng của giống và khoảng cách trồng đến năng suất của lạc ở Surguja, Madhya Pradesh, Ấn Độ thu được kết quả: giống Dh29 có năng suất cao nhất (2 tấn/ha) so với JL24 (1,2 tấn/ha) và J11 (1,1 tấn/ha), khoảng cách trồng 30 x 15 cm có năng suất cao hơn so với các khoảng cách khác Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Kalra (1984) và Agasimani (1984) Giống Dh29 thích hợp trồng ở khoảng cách 30 x 20 cm, giống J11 và JL24 trồng ở khoảng cách 30 x 15 cm

Rasekh và ctv (2010) nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức và mật độ trồng đến đặc điểm sinh l ý và năng suất của lạc ở Bandar Kyashahr năm 2002 Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại Phương thức trồng (kiểu ô vuông và chữ nhật) và mật độ trồng (3; 5,3; 8,3; và 14,8 cây/m2) là 2

Trang 29

yếu tố được nghiên cứu Kết quả cho thấy phương thức trồng ảnh hưởng có ý nghĩa đến chỉ số lá từ 45 – 90 ngày sau trồng theo kiểu ô vuông và kiểu ô vuông có chỉ số

lá cao hơn kiểu chữ nhật Mật độ trồng ảnh hưởng có ý nghĩa đến tổng chu kỳ sinh trưởng Ảnh hưởng của phương thức trồng và mật độ trồng có ý nghĩa đến tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ phát triển của trái, và chỉ số thu hoạch Phương thức trồng không ảnh hưởng đến thời kỳ hình thành hạt chắc và tỷ lệ hạt trên trái Phương thức trồng theo kiểu ô vuông và mật độ trồng 8,3 cây/m2 có năng suất trái cao hơn các nghiệm thức khác

2.3.2 Nghiên cứu trong nước

Trên giống VD1 đã cho thấy: mật độ trồng 20 x 20 cm (2 hạt/hốc), 20 x 22

cm (2 hạt/hốc) và 18 x 18 cm (1 hạt/hốc) cho năng suất cao hơn ở mật độ trồng 20 x

20 cm (1 hạt/hốc) một cách có ý nghĩa do ở mật độ trồng 20 x 20 cm (1 hạt/hốc) có

số cây thưa hơn các mật độ còn lại (Tôn Thất Trình, 1972)

Theo Nguyễn Bảo Vệ và ctv (2005), giống lạc MD7 đạt năng suất thực tế cao nhất khi trồng ở khoảng cách 15 x 15 cm (đạt 6 tấn/ha)

Cao Đức Thuận (2010) so sánh ảnh hưởng của 5 mật độ khoảng cách trồng đến sinh trưởng năng suất và chất lượng của giống lạc VD2 tại Gia Lai đã kết luận trồng theo nghiệm thức đối chứng với mật độ khoảng cách trồng 30 x 20 cm x 2 cây/lỗ (400000 cây/ha) đạt năng suất và hiệu quả kinh tế nhất, trồng theo nghiệm thức 2 với mật độ khoảng cách trồng 35 x 20 cm x 2 cây/lỗ (300000 cây/ha) cho hàm lượng lipid cao nhất (32,68%) Trồng theo nghiệm thức 5 với mật độ, khoảng cách trồng 20 x 20 cm x 2 cây/lỗ (500000 cây/ha) cho hàm lượng protein cao nhất (25,28%)

Ngô Khắc Khánh (2010) so sánh ảnh hưởng của các mật độ khoảng cách trồng có phun paclobutrazol trên sinh trưởng, năng suất và chất lượng của giống lạc Giấy vụ Xuân Hè 2010 trên đất xám tại Bình Phước kết luận có sự khác biệt giữa

Trang 30

các nghiệm thức về năng suất và phẩm chất hạt Trồng theo nghiệm thức 30 x 15

cm (450000 cây/ha) cho năng suất phẩm chất hạt (khối lượng 100 hạt đạt 33,1 g) và cũng đạt hiệu quả kinh tế cao nhất (5.709.000 đồng) trong 5 nghiệm thức thí nghiệm

2.4 Đặc điểm đất đai, khí hậu thời tiết ở tỉnh Trà Vinh

- Đất phù sa: chia thành các loại sau:

+ Đất phù sa phát triển trên chân giồng cát: phân bố chủ yếu ở Trà Cú, Duyên Hải và Châu Thành Đất này hình thành ở địa hình cao từ 0,8 - 1,2 m, không

bị ngập nước do thủy triều; đang được sử dụng trồng hoa màu với cơ cấu 2 - 3 vụ/năm hoặc luân canh lúa - màu Tuy nhiên, năng suất và mùa vụ chưa ổn định

+ Đất phù sa không nhiễm mặn: phân bố chủ yếu ở Cầu Kè, Càng Long, một phần nhỏ phân bố ở Tiểu Cần và Châu Thành Đất có độ cao từ 0,6 - 1,2 m, chủ yếu trồng lúa 2 - 3 vụ/năm, một số diện tích có thể trồng cây ăn quả hay hoa màu

+ Đất phù sa nhiễm mặn ít: nằm trong vòng cung mặn, nước kênh rạch bị nhiễm mặn 2 - 5 tháng; phân bố tập trung tại Trà Cú, Tiểu Cần và Cầu Ngang; một phần nhỏ phân bố ở Cầu Kè và Châu Thành Độ cao từ 0,6 - 1,2 m nên hầu như không bị ngập úng Đất thích hợp trồng lúa 2 vụ/năm hay 1 vụ lúa + 1 vụ màu hoặc trồng mía

Trang 31

+ Đất phù sa nhiễm mặn trung bình: có nguồn nước bị nhiễm mặn từ 6 - 8 tháng phân bố tập trung ở Cầu Ngang, Duyên Hải và một ít ở Trà Cú, Châu Thành Đất thấp nên thường bị ngập khi triều cường hoặc ngập theo mùa Điều kiện canh tác khá hạn chế, chỉ trồng lúa 1 vụ vào mùa mưa và kết hợp nuôi trồng thủy sản

Trang 32

Tỷ lệ ẩm độ trung bình cả năm biến thiên từ 80 - 85%, biến thiên ẩm độ có

xu thế biến đổi theo mùa; mùa khô đạt 79%, mùa mưa đạt 88% Riêng ẩm độ trung bình của tất cả các tháng đều đạt trên 90%, đây là điều kiện thích hợp cho sự phát triển và lây lan của một số dịch bệnh

Một năm có hai mùa gió: gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng 5 - 10, gió thổi

từ Biển Tây vào mang nhiều hơi nước gây ra mưa; gió mùa Đông Bắc hoặc Đông Nam (gió chướng) hoạt động từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau có hướng song song với các cửa sông lớn Gió chướng là nguyên nhân khiến cho nước biển dâng cao

và đẩy mặn truyền sâu vào nội đồng Vận tốc gió đạt cao nhất 5 - 8 m/s (chủ yếu trong tháng 2, 3) và thường mạnh vào buổi chiều Sự xuất hiện các đỉnh mặn do gió chướng tác động làm cho việc sản xuất không ổn định trong thời gian này

Sương muối: xuất hiện hàng năm tập trung từ tháng 12 năm trước đến tháng

2 năm sau Sương muối tạo thành do hiệu ứng của các yếu tố: độ ẩm cao cuối mùa mưa kết hợp với nhiệt độ thấp nhất trong năm và sự thịnh hành của gió chướng Do mang theo một hàm lượng muối đáng kể trong không khí, sương muối đã ảnh hưởng không ít đến tình hình sinh trưởng và phát triển của cây trồng

Tổng lượng bốc hơi toàn tỉnh cao, bình quân 1293 mm/năm Vào mùa khô, lượng bốc hơi rất mạnh từ 130 - 150 mm/tháng, nhất là các vùng giồng cát cao và khu vực sát biển, gây ra sự khô hạn gay gắt ở các vùng này

Tổng lượng mưa từ trung bình đến thấp (1588 – 1227 mm), phân bố không

ổn định và phân hoá mạnh theo thời gian và không gian Về thời gian, 90% lượng mưa của năm tập trung vào mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 Về không gian, lượng mưa giảm dần từ Bắc xuống Nam, cao nhất ở Càng Long, Trà Vinh; thấp nhất ở Cầu Ngang và Duyên Hải; ở các huyện gần biển, mùa mưa bắt đầu muộn nhưng kết thúc sớm Địa phương có số ngày mưa cao nhất là huyện Càng Long (118 ngày), thị xã Trà Vinh (98 ngày); thấp nhất là huyện Duyên Hải (77 ngày) và huyện Cầu Ngang (79 ngày)

Trang 33

Hạn hán hàng năm thường xảy ra gây khó khăn cho sản xuất với số ngày không mưa liên tục từ 10 – 18 ngày Cầu Kè, Càng Long, Trà Cú là các huyện ít bị hạn Huyện Tiểu Cần hạn đầu vụ (tháng 6, 7) là quan trọng trong khi các huyện còn lại: Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải hạn giữa vụ (tháng 7, 8) thường nghiêm trọng hơn

Trang 34

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: so sánh 16 giống lạc tại 2 huyện Trà Cú và Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh vụ Hè Thu 2010

Nội dung 2: so sánh 5 mật độ trồng của giống MD7 tại 2 huyện Trà Cú và Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh vụ Hè Thu 2010

3.2 Thời gian và địa điểm thí nghiệm

Các thí nghiệm được tiến hành trong vụ Hè Thu 2010 (06/2010 – 09/2010) tại hai địa điểm: xã Ngọc Biên (huyện Trà Cú) và xã Mỹ Long Nam (huyện Cầu Ngang), tỉnh Trà Vinh

3.2.1 Đặc điểm đất đai khu vực bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện trên nền đất giồng cát với các thành phần cơ giới như được trình bày trong bảng 3.1

Đất nơi bố trí thí nghiệm thuộc loại đất cát: đất ở Trà Cú có thành phần cát (86%) nhiều hơn Cầu Ngang (76%), khả năng thoát nước tốt Đất ít chua: ở Cầu Ngang có pH thấp hơn Trà Cú Các yếu tố đa lượng đạm, lân, kali tổng số trong đất tương đối thấp, trong khi đạm, lân, kali dễ tiêu tương đối cao Các chỉ tiêu này ở Cầu Ngang đều cao hơn Trà Cú Nhìn chung, thành phần đất ở hai địa điểm thí nghiệm rất thích hợp cho cây lạc sinh trưởng và phát triển, thành phần đất ở Cầu Ngang tốt cho

sự sinh trưởng phát triển của cây lạc hơn so với ở Trà Cú

Trang 35

Bảng 3.1 Một số tính chất lý hóa học các loại đất thí nghiệm

Thịt (%)

Sét (%) Cầu

(Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, 2010)

3.2.2 Đặc điểm khí hậu thời tiết khu vực bố trí thí nghiệm

Sự sinh trưởng và phát triển của cây lạc chịu tác động lớn từ các yếu tố khí

hậu Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất thông qua tác động đến số

hoa hình thành, tỷ lệ đậu quả, số hạt trong quả và tình hình sâu bệnh

Số liệu khí hậu thời tiết vụ Hè Thu 2010 được cung cấp bởi Phân viện Khí

tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam (bảng 3.2)

Bảng 3.2 Đặc điểm yếu tố khí hậu thời tiết nơi thí nghiệm trong thời gian từ tháng

06/2010 đến tháng 09/2010

Tháng

Nhiệt độ (0C) Lượng

mưa (mm)

Độ

ẩm (%)

Tổng giờ nắng (giờ)

Bốc hơi (mm)

Tốc độ gió tối đa (m/s)

(Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam, 2011)

Trong vụ Hè Thu 2010, nhiệt độ trung bình giữa các tháng ít biến động, dao

động từ 27,0 - 27,80C, ngưỡng nhiệt độ này rất thích hợp cho sự sinh trưởng, phát

Trang 36

triển cũng như tích lũy chất khô của cây lạc Lượng mưa cao nhất vào tháng 6 đạt 260,6 mm, lượng mưa này rất phù hợp cho giai đoạn đầu trong quá trình sinh trưởng của lạc Tổng số giờ nắng đạt 167,8 - 188,6 giờ/tháng thích hợp cho lạc sinh trưởng và phát triển Tốc độ gió tối đa 10 m/s dễ gây ngã đổ cây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng

3.3 Vật liệu nghiên cứu

Giống lạc được sử dụng trong thí nghiệm: gồm 16 giống lạc; được trình bày

ở bảng 3.3

Bảng 3.3 Nguồn gốc 16 giống lạc được sử dụng trong thí nghiệm

Tên giống Nghiệm thức (Phổ hệ) Nguồn gốc

L9801-3 1 (VD 1 x Thái Lan) Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu

L9803-7 2 (NC 33 x VD 3) Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu

L9803-8 3 (NC 33 x VD 3) Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu

L9804 4 (DL1 x VD1) Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu

VD01-1 5 ĐX1 - Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu

VD01-2 6 ĐX2 - Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu

ĐB3 7 Đột biến từ giống VD2 - Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu L07 8 Nhập nội từ Trung Quốc - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam L08 9 Nhập nội từ Trung Quốc - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam L12 10 Nhập nội từ Trung Quốc - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam L16 11 Nhập nội từ Trung Quốc - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam L23 12 Nhập nội từ Trung Quốc - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam L24 13 Nhập nội từ Trung Quốc - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam VD2 14 [Lỳ Đức Hòa x (ICGV 88396 x USA 54)] - Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu MD9 15 Viện KHKT Việt Nam chọn lọc

MD7 đ/c Viện KHKT Việt Nam chọn lọc

Trang 37

Các giống lạc được thử tỷ lệ nảy mầm trước khi gieo đều đạt hơn 85%, đảm bảo độ thuần, hạt giống không bị sâu bệnh

Phân bón dùng trong thí nghiệm: vôi: 300 kg/ha; urea (46% N): 90 kg/ha; super lân (16% P2O5): 450 kg/ha và KCl (60% K2O): 150 kg/ha

Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm so sánh 16 giống lạc tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà

Vinh vụ Hè Thu 2010

Trang 38

Số ô thí nghiệm: 16 nghiệm thức x 3 lần lặp lại = 48 ô Diện tích ô thí nghiệm là 10 m2, diện tích cho cả thí nghiệm 700 m2 Khoảng cách gieo 20 x 20 cm, gieo 2 hạt/hốc

Nền phân bón:

+ Bón lót: 45 kg urea + toàn bộ phân super lân + 75 kg KCl + 300 kg vôi + Bón thúc (20 NSG): 45 kg urea + 75 kg KCl, kết hợp xới xáo làm cỏ và vun gốc

3.4.1.2 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Mỗi ô thí nghiệm chọn 5 cây ở hai hàng giữa của ô để đo, đếm chỉ tiêu ngoài đồng (theo phương pháp của ICRISAT)

* Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển

- Tỷ lệ nảy mầm (%): số hạt nảy mầm trên tổng số hạt gieo, theo dõi vào giai đoạn 6 ngày sau gieo.

- Thời gian sinh trưởng (NSG): tính từ ngày gieo đến ngày thu hoạch, khi có trên 75% số quả già trên cây Quan sát toàn bộ cây trên ô

- Màu sắc hoa: màu vàng hoặc cam, quan sát màu sắc hoa ở giai đoạn 30 ngày sau gieo

- Màu sắc lá: quan sát màu sắc lá chét ở lá thứ 3 từ trên xuống khi lá mở hoàn toàn ở giai đoạn 30 ngày sau gieo

- Dạng thân: Quan sát đa số cây trên ô ở giai đoạn ra hoa rộ (đứng, nửa đứng,

bò ngang)

+ Thân đứng: lạc có thân đứng thẳng, nhánh lúc đầu cũng đâm thẳng lên, về sau dần dần ngã xuống đất

Trang 39

+ Thân bò: lạc cũng có thân thẳng đứng, nhưng nhánh thì nằm bò trên mặt đất

+ Thân nửa đứng: loại này có thân đứng và cành nghiêng

- Chiều cao cây (cm): đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính lúc thu hoạch ở 5 cây mẫu, tính trung bình 1 cây.

- Số cành cấp 1/cây: đếm số cành mọc từ thân chính Đếm số cành hữu hiệu (cành có quả) mọc từ thân chính của 5 cây mẫu/ô ở giai đoạn thu hoạch, tính trung bình 1 cây.

- Tỷ lệ sâu, bệnh hại (%): đánh giá vào thời điểm 15 ngày trước khi thu hoạch (bảng 3.4)

* Chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

- Số quả chắc/cây (quả/cây): đếm tổng số quả chắc trên 5 cây mẫu trên ô ở giai đoạn thu hoạch; tính trung bình cho 1 cây

- Khối lượng 100 quả (g): cân 100 quả khô (bỏ quả lép, non, chỉ lấy quả chắc) của 200 g mẫu quả ở giai đoạn sau thu hoạch, độ ẩm khoảng 10%.

- Khối lượng 100 hạt (g): cân 100 hạt nguyên vẹn không bị sâu, bệnh được tách từ mẫu quả ở trên, độ ẩm hạt khoảng 10%.

- Tỷ lệ khối lượng hạt chắc (%): cân khối lượng hạt 200 g mẫu quả, và cân khối lượng hạt chắc tách từ mẫu quả, tỷ lệ khối lượng hạt chắc (%) = (Khối lượng hạt chắc/khối lượng hạt của mẫu) x 100

- Tỷ lệ nhân (%): được tính từ 200 g mẫu quả khô trên từng ô thí nghiệm, tách hạt cân để xác định tỷ lệ nhân, cân 1 lần trên ô Tỷ lệ nhân (%) = (Khối lượng hạt mẫu/khối lượng quả của mẫu) x 100.

Trang 40

Bảng 3.4 Bảng phân cấp bệnh đốm đen (Cercospora personata), bệnh đốm nâu

(Cercospora arachidicola) và bệnh gỉ sắt (Puccinia arachidis)

2 Các chấm bệnh phân bố rãi rác, lan rộng ở các lá

3 Nhiều chấm bệnh xuất hiện ở tầng lá dưới thấp,

hiện diện các mô bị hủy hoại; rất ít chấm bệnh xuất

hiện ở tầng lá giữa

6 - 10

4 Nhiều chấm bệnh xuất hiện ở tầng lá dưới và tầng

lá giữa; các mô lá bị hại nặng ở các lá dưới thấp 11 - 20

5 Mô lá bị hủy hoại nặng ở các lá tầng dưới và tầng

giữa; các vết bệnh bắt đầu xuất hiện ở các lá tầng

trên nhưng không nặng lắm

21-30

6 Sự hủy hoại lan rộng ở các lá tầng dưới, mô lá bị

hủy hoại ở các tầng lá giữa; cùng với sự phân bố

dày đặc của các chấm bệnh; các chấm bệnh bắt đầu

lan rộng ở tầng lá trên

31-40

7 Sự hủy hoại lan rộng ở các lá tầng dưới và tầng

giữa, các chấm bệnh phân bố dày đặc ở các lá tầng

trên

41-60

8 Tất cả các lá tầng dưới, tầng giữa bị hại, các chấm

bệnh ở các lá tầng trên gây ra sự hủy hoại các mô

rất nặng

61-80

9 Tất cả các lá bị khô héo, cành trơ cọng 80-100

(Nguyễn Văn Chương, 2006)

Ngày đăng: 14/03/2019, 10:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ahmed M. S. H., and Mohamed S. M. S., 2009. Improvement of Groundnut (Arachis hypogaea L.) Productivity under Saline Condition Through Mutation Induction. World Journal of Agricultural Sciences 5 (6): 680 – 685 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Arachis hypogaea "L.) Productivity under Saline Condition Through Mutation Induction. "World Journal of Agricultural Sciences
2. Arant F. S., 1951. The Peanut – the Unpredictable Legume: a Symposium. Washington. The National Fertilizer Association, page 293 – 307 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Peanut – the Unpredictable Legume: a Symposium. "Washington
3. Boris E. B, Abdourahmane T., Aboubacar S., and Aly C., 1997. Yield Comparisons of Two Groundnut Varieties: Farm Level Evidence from Senegal, Indian academy of neurology, 28: 17 – 29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Indian academy of neurology
5. Cao Đức Thuận, 2010. So sánh ảnh hưởng của các mật độ khoảng cách trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của đậu phộng trong vụ mùa năm 2010 trên vùng đất đỏ Bazan huyện Trà Đa, tỉnh Gia Lai. Luận Văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông học. Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh, 37 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh ảnh hưởng của các mật độ khoảng cách trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của đậu phộng trong vụ mùa năm 2010 trên vùng đất đỏ Bazan huyện Trà Đa, tỉnh Gia Lai
6. Cisse M., and Diallo S., 2007. Evaluating performance and yield stability of some groundnut (Arachis hypogaea L.) varieties under irrigation in three agroecological zones of the Senegal River Valley. Biomedical and Life Sciences, Senegal, page 713 – 722 Sách, tạp chí
Tiêu đề: (Arachis hypogaea "L.) varieties under irrigation in three agroecological zones of the Senegal River Valley. "Biomedical and Life Sciences, Senegal
8. Kale D. M., Murty G. S. S., Badigannavar A. M., and Dhal J. K., 2009. New Trombay groundnut variety TG 51 for commercial cultivation in India. The Journal of Semi-Arid Tropical Agricultural Research, 7: 1 – 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of Semi-Arid Tropical Agricultural Research
9. Krapovickas A., 1968. The Origin, variablity and spread of the groundnut (Arachis hypogaea L.). The domestication and exploitation of plant and animals, London, page 443 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Origin, variablity and spread of the groundnut (Arachis hypogaea
10. La R. T. A., and Patterson T. G., 1981. How much nitrogen do legumes fix? Advances in agronomy, 34: 15 – 36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Advances in agronomy
12. Lê Tiến Dũng, 2002. Ứng dụng đột biến thực nghiệm tia gramma (لأ) tạo nguồn vật liệu khởi đầu, phục vụ công tác chọn tạo giống lạc mới, phù hợp với điều kiện sinh thái ở Thừa Thiên Huế. Luận án Tiến sĩ. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 178 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng đột biến thực nghiệm tia gramma ("لأ") tạo nguồn vật liệu khởi đầu, phục vụ công tác chọn tạo giống lạc mới, phù hợp với điều kiện sinh thái ở Thừa Thiên Huế
13. Mishra R. K., Tripathi A. K., Choudhary S. K., and Sharma R. B., 1998. Effect of Varieties and Plant Spacing on Growth and Yield of Groundnut in Surguja, Madhya Pradesh, India. Indian academy of neurology, 18: 37 – 38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Indian academy of neurology
14. Ngô Khắc Khánh, 2010. So sánh ảnh hưởng của các mật độ khoảng cách trồng có phun Paclobutrazol trên sinh trưởng, năng suất và chất lượng đậu phộng vụ Xuân Hè năm 2010 trên đất xám huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Luận Văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông học. Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh, 54 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh ảnh hưởng của các mật độ khoảng cách trồng có phun Paclobutrazol trên sinh trưởng, năng suất và chất lượng đậu phộng vụ Xuân Hè năm 2010 trên đất xám huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước
15. Ngô Thị Lam Giang, Thái Nguyễn Quỳnh Thư, Tạ Hùng và Đinh Viết Toản, 2003. Nghiên cứu chọn tạo giống đậu phộng, vừng, đậu tương và kỹ thuật sản xuất giống. Báo cáo nghiệm thu tại Hội Đồng khoa học Bộ Công Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chọn tạo giống đậu phộng, vừng, đậu tương và kỹ thuật sản xuất giống
16. Ngô Thị Lam Giang, Thái Nguyễn Quỳnh Thư, Tạ Hùng, Nguyễn Văn Minh, Đinh Viết Toản. 2005. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây lạc, vừng, đậu tương và xây dựng mô hình cơ giới hóa để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Báo cáo nghiệm thu tại Hội đồng Khoa học Bộ Công Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây lạc, vừng, đậu tương và xây dựng mô hình cơ giới hóa để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm
19. Nguyễn Văn Chương, 2006. Tuyển chọn giống lạc năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp một số vùng ở các tỉnh phía nam. Luận văn thạc sĩ, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển chọn giống lạc năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp một số vùng ở các tỉnh phía nam
18. Nguyễn Danh Đông, 1984. Cây lạc (Nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w