1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luanvan THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI có CÔNG với CÁCH MẠNG từ THỰC TIỄN QUẬN cẩm lệ, THÀNH PHỐ đà NẴNG

77 109 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 1 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tổ quốc vẹn toàn, để người dân đất Việt được sống trong hòa bình, tự do như hôm nay, cha ông ta đã mất mát không hề nhỏ. Đó chính là “cái bóng” của tượng đài hào quang chiến thắng. Dưới tượng đài đó là có hàng triệu, hàng triệu người con ưu tú của đất nước đã ngã xuống, hàng triệu, hàng triệu người đã hy sinh một phần thân thể và cũng có không biết bao nhiêu gia đình phải chịu ảnh hưởng của cuộc chiến. Hàng triệu thân nhân liệt sĩ ông bà, cha mẹ, người vợ, người chồng, người con, anh chị em mãi mãi không bao giờ được gặp lại những người thân yêu nhất của mình. Các anh hùng liệt sĩ, thương binh “đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi”, họ đã chiến đấu, hy sinh để Tổ quốc ta độc lập, tự do, thống nhất và dân tộc ta mãi mãi trường tồn. Chính những điều đó mà Đảng, Nhà nước cùng nhân dân đã không ngừng làm tốt công tác Đền ơn đáp nghĩa cả về chủ trương, chính sách, nhằm chăm lo để không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có công và thân nhân người có công. Nhà nước phân bổ nguồn ngân sách hằng năm dành cho đối tượng này rất lớn (riêng năm 2017, vào khoảng 17.500 tỉ đồng) để thực hiện các chế độ trợ cấp ưu đãi như: trợ cấp thường xuyên hàng tháng; sửa chữa, xây dựng mới nhà ở, nâng cấp cấp nghĩa trang; điều dưỡng, hỗ trợ về học tập, điều dưỡng, phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng; bảo hiểm y tế;….. Nhờ đó nhằm nâng cao đời sống vật chất ,góp phần ổn định và tinh thần cho các đối tượng người có công. Thực hiện chính sách đối với người có công không là sự ban ơn, mà thể hiện tinh thần trách nhiệm của Đảng và Nhà nước nhằm xoa dịu và bù đắp phần nào những những công lao 1 và mất mát to lớn đối với những người đã có công lao đóng góp đối với đất nước. Cẩm Lệ là quận vùng ven thành phố Đà Nẵng, là cửa ngõ ra vào thành phố từ phía Nam. Thời kháng chiến, Cẩm Lệ là một trong những nơi có trụ sở làm việc và cũng là nơi có cơ sở tập trung huấn luyện, đóng quân của chế độ cũ tại địa điểm Hoà Cầm và trung tâm quận Hoà Vang (nay là trung tâm hành chính của quận Cẩm Lệ). Nơi đây là địa bàn đấu tranh hết sức ác liệt giữa ta và địch. Nhiều gia đình sinh sống tại đây là cơ sở cách mạng trực tiếp hoặc gián tiếp cùng bám địch và chuẩn bị thời cơ để tiến công vào nội thị. Do vậy, số lượng người có công với cách mạng trên địa bàn quận là khá lớn, với 1.765 người vào cuối năm 2017 16. Trong những năm qua, quận Cẩm Lệ đã tổ chức thực hiện một cách hiệu quả và nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về người có công với cách mạng. Ngoài những chính sách người có công với cách mạng theo quy định của trung ương, thành phố, quận đã huy động từ quận đến phường và các tổ chức, cá nhân tham gia tích cực vào việc thực hiện chính sách người có công bằng những việc làm cụ thể như: tham gia huy động, đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa; thắp nến tri ân, phối hợp giữa Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên dâng hương tại các nghĩa trang vào tối 14 (Âm lịch) và ngày cuối tháng (Âm lịch); thường xuyên chăm sóc, phụng dưỡng các BMVNAH. Đây là những việc làm rất thiết thực, cụ thể, đã tác động một cách tích cực đến các đối tượng chính sách, nhằm giúp cho các đối tượng này ổn định cuộc sống và tạo niềm tin của các đối tượng chính sách đối với Đảng và Nhà Nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, thực hiện chính sách người có công trên địa bàn quận Cẩm Lệ vẫn còn một số mặt hạn chế như: Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách chưa được thực hiện rộng rãi; Đội ngũ làm công 2 tác lao động thương binh xã hội ở cơ sở không ổn định, năng lực tham mưu triển khai tổ chức thực hiện chưa đáp ứng được yêu cầu; Một số người dân nhận thức về chính sách chưa đúng, nên còn nhiều thắc mắc về chính sách; Một số văn bản hướng dẫn chậm, thiếu đồng bộ hoặc chưa rõ ràng; Thủ tục xét công nhận còn rườm rà, chưa rõ ràng, gây khó khăn cho các đối tượng; Chế độ trợ cấp chậm được bổ sung, điều chỉnh, chưa đáp ứng được nhu cầu cho các đối tượng; Việc triển khai thực hiện có nơi còn chủ quan, thiếu chặt chẽ trong quá trình xét duyệt, thẩm định nên việc xác định đối tượng được hưởng còn chưa đúng; một số trường hợp cố tình khai man; mức hỗ trợ còn thấp so với tốc độ gia tăng giá cả của đời sống xã hội đã dẫn đến tình trạng đời sống của nhiều người, nhiều gia đình chính sách chưa được bảo đảm; Những tồn tại, hạn chế này đã khiến hiệu quả tác động của chính sách chưa được như kỳ vọng. Đó chính là lý do mà em lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách người có công với cách mạng từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng”, nơi bản thân đang sinh sống và là lĩnh vực công tác thực tiễn của mình. Đề tài được thực hiện nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách người có công với cách mạng tại quận Cẩm Lệ. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài An sinh xã hội là tiếp cận rộng cho chính sách người có công với cách mạng. Thực tế, có nhiều nghiên cứu trên thế giới đề cập đến an sinh xã hội trên những khía cạnh khác nhau, trên cả phương diện phân tích lý thuyết lẫn mô hình thực nghiệm. Merriam (1978) phân tích tương đối hệ thống các nội dung lý thuyết gắn với hệ thống an sinh xã hội và những chỉ số cơ bản về phúc lợi xã hội. Leliveld (1991) nghiên cứu lý thuyết về hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt nhấn mạnh các nội dụng về đặc điểm, tính cần thiết, những nguyên tắt, những hình thức, và những nhân tố của hệ thống an sinh xã hội 3 của một quốc gia. BITS (2002) phân tích chuyên sâu hệ thống an sinh xã hội dưới các nội dung chủ yếu : (i) An sinh xã hội, việc làm và phát triển; (ii) Mở rộng các hỗ trợ xã hội; (iii) Bình đẳng giới; (iiii) Nguồn tài trợ bền vững cho bảo đảm xã hội. JICA (2009) phân tích lý thuyết về an sinh xã hội và thực tế hệ thống an sinh xã hội tại một số quốc gia châu Á. Không nhiều các nghiên cứu định lượng đo lường hiệu quả thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Sử dụng các phương pháp ước lượng, Peter Herrmann và cộng sự (2008) nghiên cứu tính hiệu quả của những khoản chi tiêu công phục vụ mục tiêu xã hội trong mô hình các quốc gia Châu Âu. Những kết quả ước lượng chỉ ra tính hiệu quả ý nghĩa của các khoản chi tiêu nhà nước trong việc giảm tỷ lệ nghèo đói quốc gia. Sử dụng dữ liệu từ các cuộc điều tra quốc gia trong thập kỷ qua, Svallfors (1995) đánh giá xem liệu những thay đổi gần đây về kinh tế và chính trị có tác động đến các chính sách phúc lợi của Thụy Điển trong dài hạn hay không? Kết quả thực nghiệm chỉ ra một sự ổn định ý nghĩa về tính hiệu quả trong những chính sách phúc lợi xã hội của Thụy Điển. Anu Muuri (2010) đo lường những nhân tố ảnh hưởng đến thái độ của người dân Phần Lan đối với chất lượng các dịch vụ phúc lợi xã hội, và đối với những lợi ích an sinh xã hội mà họ nhận được. Đầu tiên, tác giả mô tả một cách tổng quát các nghiên cứu gắn với phúc lợi xã hội dưới khía cạnh lý thuyết lợi ích. Sau đó, trên cơ sở dữ liệu của cuộc điều tra quốc gia Phần Lan tiến hành vào cuối năm 2006, sử dụng phương pháp hồi quy Logistic tác giả đã tìm thấy rằng : (1) Chất lượng dịch vụ phúc lợi xã hội và mức độ lợi ích an sinh xã hội phụ thuộc ý nghĩa vào giới tính, đặc biệt là vai trò ngày một gia tăng của người phụ nữ; (2) Những đối tượng yếu thế trong xã hội như những người gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm, những người phụ thuộc vào phúc lợi nhà nước, có thái độ tích cực nhất đối với những chính sách phúc lợi xã hội; (3) Những người sử dụng các dịch vụ phúc lợi xã hội 4 đánh giá cao ích lợi của hệ thống an sinh xã hội hơn người không sử dụng; (4) Những người có trình độ giáo dục đại học có một thái độ tích cực hơn so với những người khác trong đánh giá chất lượng các dịch vụ phúc lợi xã hội và mức độ lợi ích an sinh xã hội.

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THANH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI

CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN CẨM LỆ, THÀNH

PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THANH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ

ĐÀ NẴNG

Ngành: Chính sách công

Mã số: 834 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS HOÀNG HỒNG HIỆP

HÀ NỘI, năm 2018

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tổ quốc vẹn toàn, để người dân đất Việt được sống trong hòa bình, tự

do như hôm nay, cha ông ta đã mất mát không hề nhỏ Đó chính là “cái bóng”của tượng đài hào quang chiến thắng Dưới tượng đài đó là có hàng triệu,hàng triệu người con ưu tú của đất nước đã ngã xuống, hàng triệu, hàng triệungười đã hy sinh một phần thân thể và cũng có không biết bao nhiêu gia đìnhphải chịu ảnh hưởng của cuộc chiến Hàng triệu thân nhân liệt sĩ - ông bà, cha

mẹ, người vợ, người chồng, người con, anh chị em mãi mãi không bao giờđược gặp lại những người thân yêu nhất của mình Các anh hùng liệt sĩ,thương binh “đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi”, họ đã chiến đấu, hysinh để Tổ quốc ta độc lập, tự do, thống nhất và dân tộc ta mãi mãi trường tồn

Chính những điều đó mà Đảng, Nhà nước cùng nhân dân đã khôngngừng làm tốt công tác Đền ơn đáp nghĩa cả về chủ trương, chính sách, nhằmchăm lo để không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người cócông và thân nhân người có công Nhà nước phân bổ nguồn ngân sách hằngnăm dành cho đối tượng này rất lớn (riêng năm 2017, vào khoảng 17.500 tiđồng) để thực hiện các chế độ trợ cấp ưu đãi như: trợ cấp thường xuyên hàngtháng; sửa chữa, xây dựng mới nhà ở, nâng cấp cấp nghĩa trang; điều dưỡng,

hỗ trợ về học tập, điều dưỡng, phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng; bảo hiểm

y tế;… Nhờ đó nhằm nâng cao đời sống vật chất ,góp phần ổn định và

tinh thần cho các đối tượng người có công Thực hiện chính sách đối vớingười có công không là sự ban ơn, mà thể hiện tinh thần trách nhiệm củaĐảng và Nhà nước nhằm xoa dịu và bù đắp phần nào những những công lao

Trang 4

và mất mát to lớn đối với những người đã có công lao đóng góp đối với đấtnước.

Cẩm Lệ là quận vùng ven thành phố Đà Nẵng, là cửa ngõ ra vào thànhphố từ phía Nam Thời kháng chiến, Cẩm Lệ là một trong những nơi có trụ sởlàm việc và cũng là nơi có cơ sở tập trung huấn luyện, đóng quân của chế độ

cũ tại địa điểm Hoà Cầm và trung tâm quận Hoà Vang (nay là trung tâm hànhchính của quận Cẩm Lệ) Nơi đây là địa bàn đấu tranh hết sức ác liệt giữa ta

và địch Nhiều gia đình sinh sống tại đây là cơ sở cách mạng trực tiếp hoặcgián tiếp cùng bám địch và chuẩn bị thời cơ để tiến công vào nội thị Do vậy,

số lượng người có công với cách mạng trên địa bàn quận là khá lớn, với 1.765

người vào cuối năm 2017 [16].

Trong những năm qua, quận Cẩm Lệ đã tổ chức thực hiện một cáchhiệu quả và nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vềngười có công với cách mạng Ngoài những chính sách người có công vớicách mạng theo quy định của trung ương, thành phố, quận đã huy động từquận đến phường và các tổ chức, cá nhân tham gia tích cực vào việc thực hiệnchính sách người có công bằng những việc làm cụ thể như: tham gia huyđộng, đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa; thắp nến tri ân, phối hợp giữa Hội Cựuchiến binh và Đoàn Thanh niên dâng hương tại các nghĩa trang vào tối 14(Âm lịch) và ngày cuối tháng (Âm lịch); thường xuyên chăm sóc, phụngdưỡng các BMVNAH Đây là những việc làm rất thiết thực, cụ thể, đã tácđộng một cách tích cực đến các đối tượng chính sách, nhằm giúp cho các đốitượng này ổn định cuộc sống và tạo niềm tin của các đối tượng chính sách đốivới Đảng và Nhà Nước

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực hiện chính sách người có côngtrên địa bàn quận Cẩm Lệ vẫn còn một số mặt hạn chế như: Công tác phổbiến, tuyên truyền chính sách chưa được thực hiện rộng rãi; Đội ngũ làm công

Trang 5

tác lao động thương binh xã hội ở cơ sở không ổn định, năng lực tham mưutriển khai tổ chức thực hiện chưa đáp ứng được yêu cầu; Một số người dânnhận thức về chính sách chưa đúng, nên còn nhiều thắc mắc về chính sách;Một số văn bản hướng dẫn chậm, thiếu đồng bộ hoặc chưa rõ ràng; Thủ tụcxét công nhận còn rườm rà, chưa rõ ràng, gây khó khăn cho các đối tượng;Chế độ trợ cấp chậm được bổ sung, điều chinh, chưa đáp ứng được nhu cầucho các đối tượng; Việc triển khai thực hiện có nơi còn chủ quan, thiếu chặtchẽ trong quá trình xét duyệt, thẩm định nên việc xác định đối tượng đượchưởng còn chưa đúng; một số trường hợp cố tình khai man; mức hỗ trợ cònthấp so với tốc độ gia tăng giá cả của đời sống xã hội đã dẫn đến tình trạngđời sống của nhiều người, nhiều gia đình chính sách chưa được bảo đảm;Những tồn tại, hạn chế này đã khiến hiệu quả tác động của chính sách chưađược như kỳ vọng.

Đó chính là lý do mà em lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách người

có công với cách mạng từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng”, nơi

bản thân đang sinh sống và là lĩnh vực công tác thực tiễn của mình Đề tàiđược thực hiện nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiệnchính sách người có công với cách mạng tại quận Cẩm Lệ

2 Tình hình nghiên cứu

2.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài

An sinh xã hội là tiếp cận rộng cho chính sách người có công với cáchmạng Thực tế, có nhiều nghiên cứu trên thế giới đề cập đến an sinh xã hộitrên những khía cạnh khác nhau, trên cả phương diện phân tích lý thuyết lẫn

mô hình thực nghiệm Merriam (1978) phân tích tương đối hệ thống các nộidung lý thuyết gắn với hệ thống an sinh xã hội và những chi số cơ bản vềphúc lợi xã hội Leliveld (1991) nghiên cứu lý thuyết về hệ thống an sinh xãhội, đặc biệt nhấn mạnh các nội dụng về đặc điểm, tính cần thiết, nhữngnguyên tắt, những hình thức, và những nhân tố của hệ thống an sinh xã hội

Trang 6

của một quốc gia BITS (2002) phân tích chuyên sâu hệ thống an sinh xã hộidưới các nội dung chủ yếu : (i) An sinh xã hội, việc làm và phát triển; (ii) Mởrộng các hỗ trợ xã hội; (iii) Bình đẳng giới; (iiii) Nguồn tài trợ bền vững chobảo đảm xã hội JICA (2009) phân tích lý thuyết về an sinh xã hội và thực tế

hệ thống an sinh xã hội tại một số quốc gia châu Á

Không nhiều các nghiên cứu định lượng đo lường hiệu quả thực hiệncác chính sách an sinh xã hội Sử dụng các phương pháp ước lượng, PeterHerrmann và cộng sự (2008) nghiên cứu tính hiệu quả của những khoản chitiêu công phục vụ mục tiêu xã hội trong mô hình các quốc gia Châu Âu.Những kết quả ước lượng chi ra tính hiệu quả ý nghĩa của các khoản chi tiêunhà nước trong việc giảm tỷ lệ nghèo đói quốc gia Sử dụng dữ liệu từ cáccuộc điều tra quốc gia trong thập kỷ qua, Svallfors (1995) đánh giá xem liệunhững thay đổi gần đây về kinh tế và chính trị có tác động đến các chính sáchphúc lợi của Thụy Điển trong dài hạn hay không? Kết quả thực nghiệm chi ramột sự ổn định ý nghĩa về tính hiệu quả trong những chính sách phúc lợi xãhội của Thụy Điển Anu Muuri (2010) đo lường những nhân tố ảnh hưởng đếnthái độ của người dân Phần Lan đối với chất lượng các dịch vụ phúc lợi xãhội, và đối với những lợi ích an sinh xã hội mà họ nhận được Đầu tiên, tácgiả mô tả một cách tổng quát các nghiên cứu gắn với phúc lợi xã hội dướikhía cạnh lý thuyết lợi ích Sau đó, trên cơ sở dữ liệu của cuộc điều tra quốcgia Phần Lan tiến hành vào cuối năm 2006, sử dụng phương pháp hồi quyLogistic tác giả đã tìm thấy rằng : (1) Chất lượng dịch vụ phúc lợi xã hội vàmức độ lợi ích an sinh xã hội phụ thuộc ý nghĩa vào giới tính, đặc biệt là vaitrò ngày một gia tăng của người phụ nữ; (2) Những đối tượng yếu thế trong xãhội như những người gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm, những người phụthuộc vào phúc lợi nhà nước, có thái độ tích cực nhất đối với những chínhsách phúc lợi xã hội; (3) Những người sử dụng các dịch vụ phúc lợi xã hội

Trang 7

đánh giá cao ích lợi của hệ thống an sinh xã hội hơn người không sử dụng; (4)Những người có trình độ giáo dục đại học có một thái độ tích cực hơn so vớinhững người khác trong đánh giá chất lượng các dịch vụ phúc lợi xã hội vàmức độ lợi ích an sinh xã hội.

Blekesaune và Quadagno (2003) nghiên cứu thái độ của công chúng đốivới các chính sách công về phúc lợi xã hội ở cả hai cấp độ cá nhân và quốcgia Đối tượng chính sách gồm: những hỗ trợ công cộng cho người bệnh vàngười già, và những hỗ trợ công cộng cho những người thất nghiệp Đây cũngchính là những đối tượng mục tiêu của chính sách an sinh xã hội của nhànước Các tác giả đã tìm thấy rằng, cấp độ quốc gia là rất quan trọng trongviệc định hình thái độ của công chúng đối với các chính sách phúc lợi xã hội

ở các quốc gia công nghiệp phát triển Các tác giả lý giải rằng, các quốc giakhác nhau tạo ra niềm tin khác nhau cho công chúng về các vấn đề xã hộiquốc gia và về mối quan hệ giữa các cá nhân, nhà nước và các tổ chức khác.Ngoài ra, những hiểu biết và niềm tin của công chúng cũng ảnh hưởng ý

nghĩa đến thái độ công chúng đối với các chính sách phúc lợi xã hội mà nhànước cần phải theo đuổi

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Chính sách người có công với cách mạng là một chính sách lớn củaĐảng và nhà nước ta Chính vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu,bài viết viết về vấn đề chính sách người có công với cách mạng, trong đó có

đề cập đến công tác này ở góc độ lý luận, chính sách, thực tiễn, Một số côngtrình nghiên cứu như sau:

Mai Ngọc Cường (2009) trình bày những vấn đề lý luận cơ bản vềchính sách an sinh xã hội; phân tích hệ thống chính sách an sinh xã hội ở ViệtNam trong thời gian qua với những cấu thành cơ bản là bảo hiểm xã hội, bảo

Trang 8

hiểm y tế, trợ giúp và ưu đãi xã hội; đề xuất phương hướng và những giảipháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam.

Mai Ngọc Cường (2012) phân tích những thành tựu, những bất cập chủyếu của hệ thống chính sách an sinh xã hội Việt Nam Đặc biệt, tác giả tranhluận rằng chính sách an sinh xã hội chi là một hệ thống chính sách trong tổngthể chính sách xã hội của một quốc gia, bên cạnh chính sách an sinh xã hộicòn có nhiều chính sách xã hội khác Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất nhữngkhuyến nghị quan trọng nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách ansinh xã hội của Việt Nam trong thời gian tới

Với tiếp cận hệ thống an sinh xã hội bao gồm hai trụ cột là an sinh xãhội đóng - hưởng và an sinh xã hội không đóng góp, Mai Ngọc Cường(2013a) phân tích thực trạng an sinh xã hội ở Việt Nam, và những thành tựu,hạn chế và nguyên nhân hạn chế của nó Ngoài ra, tác giả khuyến nghị một sốvấn đề có ý nghĩa quan trọng để thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nước tanhững năm tới Cùng cách tiếp cận về hệ thống an sinh xã hội như trên, MaiNgọc Cường (2013b) cho rằng để phát triển hệ thống an sinh xã hội đến năm

2020, nhà nước cần đa dạng hóa hình thức bảo hiểm xã hội cho người laođộng khu vực phi chính thức và nông dân, chuyển căn cứ đóng bảo hiểm xãhội từ chỗ dựa vào tiền công, tiền lương hiện nay sang dựa trên toàn bộ thunhập của người tham gia, bổ sung thêm các chế độ bảo hiểm tai nạn, bảo hiểmthai sản vào chế độ hưởng của bảo hiểm xã hội thu nhập, nâng độ bao phủ trợgiúp xã hội đến năm 2020 khoảng 2,5-2,6% dân số Ngoài ra, tác giả cũng đềxuất cần đa dạng hóa việc tổ chức quản lý an sinh xã hội, tăng cường phối hợpquản lý kinh tế - xã hội với quản lý an sinh xã hội, tăng cường công tác kiểmtra, giám sát, tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác

an sinh xã hội

Trang 9

Mai Ngọc Anh (2012) đề cập đến vai trò, thực trạng, những thành công

và hạn chế của các chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công của ViệtNam Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những khuyến nghị trong việc thực thinhững chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công tại Việt Nam trong thờigian đến Quan niệm chính sách y tế như là một trong những chính sách xãhội cơ bản hướng tới các mục tiêu công bằng, phúc lợi và hòa nhập xã hội,Đặng Thị Lệ Xuân (2012) hướng tới việc phân tích thực trạng chính sách y tếViệt Nam trong việc đạt được các mục tiêu xă hội, đồng thời tác giả cũng đềxuất một số giải pháp cơ bản cho việc đạt được các mục tiêu đó

Tiếp cận hệ thống an sinh xã hội địa phương bao gồm ba trụ cột chủyếu: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội và xóa đói giảm nghèo,Phạm Văn Sáng và cộng sự (2009) đã tiến hành phân tích thực trạng hệ thống

an sinh xã hội của tinh Đồng Nai trong thời gian qua, đồng thời đề xuất nhữnggiải pháp nhằm đảm bảo an sinh xã hội của tinh Đồng Nai trong thời gian tới

Luận văn thạc sĩ “Thực hiện chính sách người có công với cách mạng

từ thực tiễn huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng”, của học viên Nguyễn VănVân, bảo vệ năm 2016 tại Học viện Khoa học xã hội, đã đề cập đến một sốvấn đề lý luận cơ bản, đánh giá thực trạng thực thi chính sách người có côngvới cách mạng, nêu lên những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại hạnchế, tổ chức thực hiện tốt hơn chính sách người có công với cách mạng trênđịa bàn huyện Hòa Vang

Luận văn thạc sĩ “Thực hiện chính sách an sinh xã hội thực tiễn quậnThanh Khê, thành phố Đà Nẵng”, của học viên Dương Thanh Phong, bảo vệnăm 2018 tại Học viện Khoa học xã hội đã làm rõ một số vấn đề lý luận vềthực thi chính sách an sinh xã hội, đánh giá thực trạng quá trình tổ chức thựchiện chính sách, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện chính sách

an sinh xã hội trên địa bàn quạn Thanh Khê

Trang 10

Luận văn thạc sĩ “Thực hiện chính sách đối với người có công với cáchmạng thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng”, của học viên Hồ VănDũng, bảo vệ năm 2016 tại Học viện Khoa học xã hội đã nêu việc nghiên cứu

lý luận, đánh giá thực trạng quá trình tổ chức thực hiện chính sách, nêu lênnhững phương hướng, giải pháp, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chínhsách đối với người có công trên địa bàn quận Thanh Khê

Trong luận án tiến sĩ “Thực thi chính sách anh sinh xã hội ở thành phố

Đà Nẵng hiện nay- thực trạng và giải pháp”, Lê Anh (2017) đã xây dựngphương hướng và chủ trương, quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng caochất lượng thực thi chính sách an sinh xã hội thành phố Đà Nẵng

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu quốc tế và trong nước đã đề cậpđược các vấn đề lý luận và thực tiễn việc thực hiện chính sách an sinh xã hội,chính sách người có công với cách mạng ở cấp quốc gia, địa phương Song hiệnvẫn chưa có công trình nghiên cứu đánh giá việc thực hiện chính sách người cócông với cách mạng tại địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng Vì vậy, tôi

quyết định chọn và thực hiện đề tài luận văn “Thực hiện chính sách người có công với cách mạng, từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng”.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn( thông qua nghiên cứu thực tiễn tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng) vềthực hiện chính sách người có công với cách mạng Từ đó, đề xuất một số giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có côngcách mạng tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách người có công vớicách mạng;

Trang 11

- Phân tích được thực trạng tình hình thực hiện chính sách người có công với cách mạng ở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng thời gian qua;

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách người có công với cách mạng tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu các nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách ưu đãingười có công trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Nghiên cứu việc thực hiện chính sách người có công với

cách mạng trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn

Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tuởng Hồ Chí Minh, và các quan điểm củaÐảng, Nhà nuớc Việt Nam làm phương pháp luận cơ bản thực hiện nghiên cứu

Trang 12

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng nhằm thu thập các ýkiến của một số đối tượng chính sách về thực hiện chính sách tại địa bàn quận CẩLệ; phân tích thống kê, mô tả nhằm làm rõ thực trạng tình hình thực hiện chínhsách trên địa bàn quận Đồng thời, kết hợp quan sát ghi chép hiện trường, nghiêncứu thực địa thông quan điền dã, làm cơ sở để đánh giá thực tiễn

- Phương pháp nghiên cứu định lượng, phân tích các kết quả điều tra theo từng tiêu chí

- Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: khảo sát bằng bảnghỏi 50 người dân đang hưởng chính sách người có công với cách mạng tạiphường Hòa An, nhằm tìm hiểu thực trạng việc thực hiện chính sách tại địaphương như đối chiếu với tình hình, phân tích kết quả kết quả thực hiện chínhsách để đưa ra đánh giá chung

- Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn sâu 6 cán bộ lao đông thươngbinh xã hội cấp phường để thu thập thông tin và đánh giá việc thực hiện chínhsách từ phía người thực thi chính sách

- Ngoài ra còn dựa trên phương pháp khác như: Phương pháp so sánh,diễn giải, quy nạp làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu, đồng thời trong quátrình nghiên cứu luận văn

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Trang 13

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, các phục lục, nội dungchính của luận văn được kết cấu thành 3 chương

Chương 1 Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách người có công vớicách mạng

Chương 2 Thực trạng thực hiện chính sách người có công với cáchmạng, tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Chương 3 Quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quảthực hiện chính sách người có công với cách mạng tại quận Cẩm Lệ, thànhphố Đà Nẵng

Trang 14

1.1.1 Khái niệm người có công với cách mạng

Thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồngcây”, trong những năm qua dù bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào của đất nước,công tác thương binh, liệt sĩ và người có công luôn được coi trọng, được sựquan tâm chi đạo đặc biệt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự hưởng ứngtham gia nhiệt tình và trách nhiệm của các ngành các cấp và toàn thể nhândân Hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách về tôn vinh, ưu đãi, chămsóc người có công ngày càng được hoàn thiện Đặc biệt, Hiến pháp 2013

“Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối vớingười có công với nước” (Khoản 1, Điều 59)

Ở mỗi thời kỳ, chế độ khác nhau thì chính sách người có công với cáchmạng cũng khác nhau Nhưng suy cho cùng thì chính sách ưu đãi đối vớingười có công là sự ghi nhận những công lao của họ cho đất nước, là nhữngchế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần, là sự bày tỏ lòng biết ơn đến nhữngngười đã hy sinh, đã cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước

Trong mấy chục năm qua, Đảng và Nhà nước ta coi việc thực hiện ưuđãi xã hội đối với người có công là quốc sách Chủ trương đó đã được luậthóa bằng hai Pháp lệnh quan trọng đó là: Pháp lệnh “ưu đãi người hoạt độngcách mạng, liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt độngkháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng” và Pháp lệnh “Quy định

Trang 15

danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng” Khái niệm người cócông được hiểu theo 2 nghĩa rộng, hẹp khác nhau.

Theo nghĩa rộng, người có công là người bình thường, làm việc đại

nghĩa, có công lao lớn đối với đất nước, đó là nghĩa vụ không bao giờ kể công

và không đòi hỏi cộng đồng phải báo nghĩa

Cụ thể hơn, người có công là cống hiến của họ vì lợi ích của đất nước,được nhân dân tôn vinh và được Nhà nước thông qua cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền ghi nhận theo qui định của pháp luật, đồng thời đảm bảo cho họcác chế độ ưu đãi về kinh tế, về chính trị, xã hội Ở đây, có thể thấy rõ nhữngtiêu chí cơ bản xác định nội hàm khái niệm người có công Đó phải là nhữngngười có thành tích đóng góp hoặc cống hiến lớn lao, xuất sắc vì lợi ích chungcủa đất nước Những cống hiến đó có thể được thực hiện trong các cuộckháng chiến vì độc lập tự do của Tổ quốc trong công cuộc xây dựng và pháttriển đất nước

Theo nghĩa hẹp, khái niệm người có công được xác định là những

người tham gia hoặc giúp đỡ cách mạng, họ đã hy sinh cả cuộc đời hoặc mộtphần thân thể hoặc có thành tích đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạngcủa nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Căn cứ pháp lý để thực hiện chính sách ưu đãi hiện nay được quy địnhtại Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Uỷ banthường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người

có công với cách mạng Theo pháp lệnh, thì có 12 nhóm được công nhận làNgười có công với cách mạng đó là: Người hoạt động cách mạng trước ngày

01 tháng 01 năm 1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm

1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Bà mẹ Việt Nam Anh hùng;Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳkháng chiến; Liệt sĩ; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh

Trang 16

(gọi chung là thương binh); Bệnh binh; Người có công giúp đỡ cách mạngNgười hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làmnghĩa vụ quốc tế; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.

1.1.2 Đặc điểm của người có công với cách mạng

Trong suốt chiều dài những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước,người có công cách mạng luôn tự hào và tôn trọng quá khứ Họ luôn có tinhthần yêu nước như hàng triệu chiến sĩ đã bị thương và vĩnh viễn ra đi, nhiềugia đình cùng một lúc đã mất đi nhiều người thân yêu nhất của mình Nhiềungười đã công hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp cáchmạng cao cả của Tổ Quốc Nhiều người vợ trẻ hưởng hạnh phúc vợ chồngchưa trọn một ngàn, rồi gáo bụi cả đời Sự hy sinh những thiệt thòi mất mát tolớn của những người còn sống khi người thân mất đi là không gì đo đếmđược Bước ra khỏi thời chiến, người có công với cách mạng những thươngtích, mất mát to lớn và bệnh tật nhưng vẫn tiếp tục đi đầu trên các lĩnh vực,góp phần xây dựng đất nước, quê hương ngày càng giàu đẹp; luôn gươngmẫu, đi đầu ủng hộ và chấp hành tốt các chủ trương chính sách pháp luật củaĐảng và nhà nước, là tấm gương để mọi người noi theo; họ luôn trung thànhvới chế độ mà mình đem sức lực, máu xương để bảo vệ; luôn xây dựng giađình ấm no, hạnh phúc; là những công dân gương mẫu, những tấm gươngsáng giáo dục thế hệ trẻ tích cực lao động, học tập trong sự nghiệp và bảo vệ

tổ quốc

Đối với thương binh, bệnh binh đã trải qua 2 cuộc chiến tranh chốngPháp và chống Mỹ: Đến nay, hiện còn ít, hầu hết ở tuổi cao và trung niên, họsống rất khiêm tốn, ít đòi hỏi quyền lợi các nhân; nhu cầu vật chất giản dị,hăng hái tham gia tích cực các hoạt động công tác xã hội Tuy nhiên, họ lànhững người chịu ảnh hưởng lớn từ tác động kinh tế thị trường với các chủ

Trang 17

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến đời sống, tinh thần, vậtchất của chính họ; có một số ít đối tượng có tư tưởng công thần, đưa ra yêu sách,đòi hỏi quá đáng , để trục lợi cho cá nhân và ảnh hưởng đến việc triển khai tổchức thực hiện chính sách người có công với cách mạng của Đảng và Nhà nước.

Đối với thân nhân liệt sỹ và người có công với cách mạng: Nỗi đauthương, mất mát của người thân là sự đau đớn lớn nhất đối với những người cha,

mẹ, vợ, người con liệt sỹ mà không thể bù đắp Vào các dịp Tết cổ truyền, ngày

lễ, họ rất cần sự quan tâm động viên, chia sẻ, đầm ấm trong những ngày này đặcbiệt này Tuy nhiên, người có công có những đặc điểm khác nhau trong công tácchăm sóc cũng khác nhau và phải tìm hiểu nhu cầu kỹ đặc điểm của họ Điều này

có ý nghĩa rất quan trọng để đưa ra những giải pháp chăm sóc tốt hơn, hỗ trợ phùhợp, đem lại hiệu quả cao về vật chất và tinh thần, nhằm bù đắp phần nào những

hy sinh cống hiến to lớn của bản thân người có công và thân nhân người có công,

phấn đấu vươn lên trong cuộc sống Tuy nhiên phải nhìn nhận thực tế rằng, vẫn

còn những khó khăn, thiệt thòi của họ trong cuộc sống hiện nay, như những MẹViệt Nam Anh Hùng nêu đơn đến nay tuổi các mẹ đã trên 80 tuổi nhưng lạikhông có người thân chăm sóc nên cần được sự quan tâm chăm sóc và chia sẽtình cảm; Các thương binh, bệnh binh đang chịu sự đau đớn của vết thương táiphát , bệnh tật và những di chứng chiến tranh để lại, nên cần phải động viên nổlực vượt qua khó khăn, bệnh tật

1.1.3 Chính sách người có công với cách mạng

Chính sách người có công với cách mạng là một chính sách nhân đạo,thể hiện sâu sắc bản chất ưu việt của xã hội ta, có liên quan tới nhiều lĩnh vựccủa đời sống xã hội như: Kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, lịch sử, pháp lý

và truyền thống đạo lý của dân tộc Đảng và Nhà nước ta tổ chức nghiên cứu,hoạch định ban hành hệ thống chính sách, chế độ và tổ chức thực hiện, kiểmtra việc thực hiện đến từng đối tượng tùy điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội

Trang 18

ở từng giai đoạn mà Nhà nước điều chinh chế độ ưu đãi xã hội theo hướngnâng cao và cải thiện hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần cho người cócông thể hiện sự quan tâm, biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với

sự hy sinh, cống hiến của họ cho đất nước; bù đắp một phần nào đó cho họ vềđời sống vật chất cũng như tinh thần Chính sách người có công với cáchmạng là chính sách quan trọng về vai trò và chức năng, sử dụng các biện phápkhác nhau để xây dựng và triển khai đưa các chính sách người có công vớicách mạng vào cuộc sống

1.1.3.1 Quan niệm về chính sách người có công với cách mạng

Chính sách người có công với cách mạng thể hiện chủ nghĩa nhân đạocao đẹp, thể hiện tryền thống đạo lý quý báu của dân tộc ta, truyền thống

“uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Thể hiện nghĩa vụ, tráchnhiệm và tình cảm của Nhà nước và cộng đồng đối với người có công chứkhông phải sự ban ơn, làm phúc, từ thiện, nhân đạo Bù đắp phần nào sự mấtmát to lớn, sự hy sinh cao cả của những người có công, thể hiện sự đoàn kếtgiúp đỡ nhau trong cộng đồng, là sự chia sẻ trong cộng đồng, giúp đỡ nhữngngười khó khăn do cuộc kháng chiến để lại nhằm đảm bảo một xã hội pháttriển lành mạnh

Trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước ta, chính sách người cócông với cách mạng không chi là thể hiện sự sinh động, sự quan tâm củaĐảng - Nhà nước và nhân dân đối với những người đã cống hiến, hy sinh chođộc lập, tự do, hạnh phúc và sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia mà còn là hànhđộng xã hội văn hóa, là bản chất của chế độ xã hội, trở thành một bộ phậntrong hệ thống chính sách xã hội và phương châm phát triển đất nước Nhữngnăm qua, riêng việc luôn điều chinh và mở rộng chế độ ưu đãi người có côngcho phù hợp với tình hình thực tế xã hội của đất nước đã góp phần quan trọngvào việc ổn định đời sống, từng bước nâng cao mức sống của các đối tượng

Trang 19

chính sách trong điều kiện đất nước có nhiều khó khăn, số người là đối tượng

có công lại rất lớn… mà chúng ta đã thực hiện đạt kết quả lớn như vậy là khátrọn nghĩa, vẹn tình Mặc dù chưa thật bằng lòng với những thành tích ấy,nhưng có thể nói chính sách người có công với cách mạng đã góp phần khôngnhỏ cho việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố hệthống chính trị, mở rộng dân chủ và làm thất bại mọi âm mưu chống phá của

kẻ thù dân tộc Việc ưu đãi đối với người có công là vấn đề của hôm nay, thiếtthực góp vào sự phát triển Nó trở thành động lực thúc đẩy xã hội, đặc biệt cótác dụng giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc cho thế hệ trẻ

1.1.3.2 Chính sách nhà nước đối với người có công với cách mạng

Kế tục truyền thống của cha ông, ngay từ khi đất nước mới giành đượcđộc lập, Đảng và Nhà nước ta đã sớm xây dựng chính sách ưu đãi xã hội, đặcbiệt là chính sách ưu đãi người có công với đất nước trong sự nghiệp bảo vệ

Tổ quốc và trong sự nghiệp xây dựng đất nước Được chia thành các giai đoạnnhư sau:

Giai đoạn từ 1945 đến 1954: Sau khi giành được chính quyền, nhân

dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng phải bắt tay ngay vào cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp Thời kỳ này đất nước gặp muôn vàn khó khăn, nhưngĐảng, Chính phủ sớm thiết lập một số văn bản pháp luật ưu đãi một số đốitượng có công như: thương binh, gia đình liệt sĩ, đồng thời động viên toàn dânlấy lên phong trào toàn dân chăm sóc giúp đỡ các đối tượng này

Ngày 16/2/1947 Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ký Sắclệnh số 20/SL “Về chế độ hưu bổng, thương tật đối với thương binh, tử sĩ”.Sau đó được sửa đổi, bổ sung bằng Sắc lệnh 242/SL ngày 12/10/1948 về

“Hưu bổng thương tật và tiền tuất cho thân nhân tử sĩ”, qui định về tiêu chuẩnxác nhận thương binh, truy tặng tử sĩ, thực hiện chế độ lương hưu thương tậtđối với thương binh, chế độ tiền tuất đối với gia đình tử sĩ Đây là văn bản

Trang 20

pháp luật đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa qui định vềnhững ưu đãi đối với người có công với cách mạng Sau đó Đảng – Nhà nước

ta còn ban hành nhiều chính sách, văn bản có liên quan quy định những vấn

đề về thương binh, tử sĩ…và những ưu đãi dành cho họ Đồng thời, Đảng –Nhà nước cũng khuyến khích, động viên toàn dân dấy lên phong trào giúp đỡ,chăm sóc đối tượng này như phong trào đón thương binh về làng, giúp binh sĩ

tử nạn, lập quỹ tình nghĩa…

Nghị định số 51/TB-NĐ ngày 27/7/1949 và Nghị định số 367/TB-NĐngày 30/08/1950 thì Nhà nước sẽ tổ chức các trại an dưỡng để thu nhận vàchăm sóc thương binh, bệnh binh

Giai đoạn từ 1955 đến 1975: Trong các văn bản ban hành trong thời kỳnày đáng chú ý nhất là Nghị định số 16/CP ngày 30/10/1964 kèm theo bảnĐiều lệ tạm thời về chế độ đãi ngộ với quân nhân, thanh niên xung phong, dânquân du kích với việc qui định chế độ thương tật mới là 8 hạng, mức khởiđiểm là 21% Quy định chế độ tiền tuất mới gồm tuất hàng tháng và tuất mộtlần đối với gia đình và thân nhân liệt sĩ Đồng thời, để phù hợp với tình hìnhthực tế của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đánh giá đúng và độngviên kịp thời sự đóng góp của nhân dân, pháp luật ưu đãi người có công đã bổsung các đối tượng mới đó là :

- Chế độ đối với dân công thời chiến (nghị định số77/CP ngày

Trang 21

có công, góp phần to lớn vào việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội,củng cố và tăng cường tiềm lực kháng chiến.

Giai đoạn từ 1976 đến 1985: Sau khi đất nước thống nhất, Nhà nước đã

ban hành hàng trăm văn bản chính sách ưu đãi người có công, bổ sung đốitượng, tiêu chuẩn xác nhận thương binh, bệnh binh, liệt sĩ trong công cuộcxây dựng bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế Trên cơ sở đó, chính sách

ưu đãi người có công trong giai đoạn này đã khắc phục được một số bất hợp

lý, hình thành hệ thống văn bản pháp quy có hiệu lực thống nhất trong cảnước Tuy nhiên, còn tản mạn, chắp vá, nội dung còn rườm rà, phức tạp, hạnchế trong việc giải quyết các vấn đề mang tính cơ bản, lâu dài của chế độ ưuđãi người có công

Giai đoạn từ 1986 đến 1994: Đây là giai đoạn có ý nghĩa đối với sự

phát triển của chế độ ưu đãi xã hội nước ta Trong bối cảnh lịch sử đất nước ta

từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, chế độ ưu đãi đốivới người có công đã có những thay đổi rất quan trọng, đáp ứng nhu cầu điềuchinh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực ưu đãi xã hội theo cơ chế mới Nhànước đã ban hành rất nhiều văn bản chính sách về chế độ ưu đãi, đánh dấubước chuyển biến quan trọng quyết định đến mọi đời sống của người có côngthông qua các văn bản quy phạm pháp luật Đáng chú ý là nghị định số236/HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng bổ sung, xóa bỏ sự khácbiệt trong các qui định ưu đãi do lịch sử để lại Cùng với sự chuyển đổi này,việc điều chinh bằng pháp luật các mối quan hệ xã hội cũng được thay đổi chophù hợp với cơ chế mới Chính sách ưu đãi người có công theo đó cũng đượcthay đổi, bổ sung cho hợp lý hơn (Quyết định số 79/HĐBT ngày 05/7/1989,Quyết định số 8/HĐBT ngày 05/01/1990, Nghị định số 27/CP ngày23/04/1993…)

Trang 22

Những năm cuối của giai đoạn này, đất nước đã dần ổn định, nền kinh

tế đã có sự phát triển, những mâu thuẫn xã hội của nền kinh tế thị trường trởnên mạnh mẽ, đòi hỏi Nhà nước phải có sự quan tâm hơn nữa đến chính sáchngười có công Nổi bật nhất là vào ngày 29/8/1994 Ủy ban Thường vụ Quốchội đã ban hành 02 văn bản rất quan trọng đối với chính sách người có công,

đó là Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ,thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡcách mạng; và Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ ViệtNam anh hùng” Tiếp theo đó Nhà nước đã ban hành một số Nghị định, Thôngtư… để hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh trên cũng như hoàn thiện hơn nhữngquy định về ưu đãi người có công Hai quy định này đã đánh dấu cho sự pháttriển, tiến bộ của pháp luật ưu đãi người có công trong hệ thống các chínhsách, pháp luật

Giai đoạn từ 1995 đến nay: Từ năm 1995 đến nay, công cuộc đổi mới

đất nước đạt nhiều thành tựu Tuy còn nhiều khó khăn nhưng nhìn chung đấtnước ta đang phát triển nhanh chóng về mọi mặt Đảng, Nhà nước đã có sựquan tâm sâu sắc đến mọi mặt đời sống của nhân dân, hệ thống chính sách,pháp luật đang ngày dần hoàn thiện Chính sách mở cửa, hội nhập đem lạichính sách đối với người có công nâng cao đời sống của người dân ngày càngtốt hơn

Trong giai đoạn này có một số điểm nổi bật, đánh dấu sự phát triển củapháp luật ưu đãi người có công Ngày 29/6/2005 Ủy ban thường vụ Quốc hội

đã ban hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01tháng 10 năm 2005 (thay thế cho Pháp lệnh ưu đãi người có công với cáchmạng năm 1994 - được sửa đổi năm 2000 và năm 2002) Pháp lệnh này đã mởrộng thêm một số đối tượng được hưởng ưu đãi (từ 7 lên đến 11 nhóm với 11

Trang 23

26/2005/PL-đối tượng, không chi bao gồm những người có công với cách mạng mà cònbao gồm cả thân nhân của họ); Trong công cuộc đổi mới đất nước, song songvới việc phát triển Nhà nước ta cũng đã quan tâm đặc biệt đối với đối tượngchính sách và cũng đã tiếp tục ban hành: Pháp lệnh số 04/2012/PL-UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổsung một số điều của Pháp Lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệulực kể từ ngày 01/09/2012; Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4năm 2013 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưuđãi người có công với cách mạng; Thông số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15tháng 5 năm 2013 hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiệnchế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung một số điều và điều chinh mức trợ cấpcho phù hợp cho tình hình thực tế bao gồm:

a Người có công với cách mạng:

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

- Liệt sĩ;

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

- Bệnh binh;

- Người có công giúp đỡ cách mạng;

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

Trang 24

- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày b Thân nhân người có công với cách mạng được quy định tại khoản 1 Điều

này

Trong phạm vi của luận văn, chi nêu những đối tượng có công được quy

định điều kiện, tiêu chuẩn trong Pháp lệnh Ưu đãi người có công, bao gồm [5]:

+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945, là

người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945

+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi

nghĩa tháng Tám năm 1945, là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công

nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt

động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa thángTám năm 1945

Liệt sĩ, là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc,

bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, củanhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng "Tổ quốc ghi công" thuộc một trongcác trường hợp sau đây: Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; trực tiếpđấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch; hoạt động cáchmạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục,kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hysinh; làm nghĩa vụ quốc tế; đấu tranh chống tội phạm; dũng cảm thực hiệncông việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứungười, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; do ốm đau, tai nạn khi đanglàm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặcbiệt khó khăn;thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh quyđịnh tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 của Pháp lệnh này chết vì vết thương táiphát Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ

Trang 25

quan có thẩm quyền giao; trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm.

+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng, là những Bà mẹ có chồng, con hoặc bản thân đã công hiến hy sinh vì sự nghiệp giải phóng Dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và

làm nghĩa vụ Quốc tế

+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến bao gồm: Người được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” theo quy định của pháp luật;

người được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lao động vì đã có thành tích đặcbiệt xuất sắc trong lao động, sản xuất phục vụ kháng chiến

+ Thương binh, là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy

giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền

cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh”.

+ Người hưởng chính sách như thương binh, là người không phải là

quân nhân, công an nhân dân, bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ

21 % trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này

được cơ quan có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh".

+ Bệnh binh, là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm

khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn

vị có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận bệnh binh".

+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, là người

được cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục

vụ chiến đấu từ tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng

mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học và do nhiễm chất độc hóa học dẫnđến một trong các trường hợp sau đây: Mắc bệnh làm suy giảm khả năng laođộng từ 21% trở lên; vô sinh; sinh con dị dạng, dị tật

Trang 26

+ Người họat động cách mạng hoặc họat động kháng chiến bị địch bắt tù, đày là người được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận trong thời gian bị tù, đày không khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến,

không làm tay sai cho địch

+ Người họat động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ Quốc tế, là người tham gia kháng chiến được Nhà nước tặng

Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến

+ Người có công giúp đỡ cách mạng, là người đã có thành tích giúp đỡ

cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm: Người được tặng Kỷniệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước"; người tronggia đình được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có côngvới nước" trước cách mạng tháng Tám năm 1945; người được tặng Huânchương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến; người trong gia đìnhđược tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến

Tóm lại, dù ở bất kỳ thời kỳ, chế độ nào thì tiêu chí cơ bản để xác địnhngười có công đó là những cống hiến xuất sắc của họ không chi trong cuộcđấu tranh bảo vệ, gìn giữ đất nước mà còn cả trong công cuộc xây dựng, đổimới và phát triển đất nước Những người có công có cống hiến, hy sinh, cócông lao to lớn đối với đất nước đều được ghi nhận, tôn vinh và thể hiện sựbiết ơn thông qua những chính sách trợ cấp, ưu đãi về vật chất lẫn tinh thần.Chính sách ưu đãi về chính trị, kinh tế, xã hội mà nhân văn sâu sắc Nó là sựthể hiện truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay Nógiáo dục cho thế hệ trẻ ý thức, trách nhiệm, lòng dũng cảm và tinh thần phầnđấu rèn luyện không ngừng để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triểnđất nước Với chức năng của mình, Nhà nước ban hành chính sách Ưu đãi xãhội và triển khai thực hiện chúng một cách tốt nhất, hiệu quả nhất Nhà nướcđóng vai trò vừa là người lãnh đạo, thực hiện vừa là người định

Trang 27

hướng cho việc triển khai pháp luật, chính sách về ưu đãi xã hội, huy động tối

đa nguồn lực từ cộng đồng, xã hội để giúp đảm bảo cho người có công đượchưởng những quyền lợi của mình, cải thiện cuộc sống của họ, giúp họ vượtqua khó khăn vươn lên và tiếp tục cống hiến cho đất nước trong công cuộc đổimới xây dựng tổ quốc

1.1.4 Thực hiện chính sách người có công với cách mạng

1.1.4.1 Khái niệm thực hiện chính sách người có công với cách mạng

Thực hiện chính sách người có công với cách mạng là chu trình chínhsách, quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách đến đối tượng chínhsách, được hiện thực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định nhằm đưachính sách người có công vào cuộc sống qua các nội dung cụ thể về nguyêntắc, tuân thủ theo một trình tự, thủ tục nhằm đạt đến mục tiêu của chính sách

1.4.1.2 Ý nghĩa của việc tổ chức thực hiện chính sách người có công với cách mạng

Tổ chức thực hiện chính sách người có công với cách mạng là việc làmrất quan trọng, nó không chi giúp ổn định đời sống của đối tượng đặc biệt này,

mà nó còn giúp họ hoà nhập với cộng đồng góp phần vào sự ổn định đời sốngcủa các đối tượng người có cộng Xây dựng chính sách đúng, chất lượng trongviệc triển khai, thực hiện một cách đúng đắn chính sách Nếu chính sáchngười có công với cách mạng không được tổ chức thực hiện đến nơi, đếnchốn, hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, sẽ dẫn đến sự thiếu tin tưởng

mà còn đem lại sự phản đối của nhân dân đối với các chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước Tuy nhiên, để có một chính sách tốt, thì tổ chức thựchiện, mới biết được chính sách có đúng, phù hợp và đi vào cuộc sống haykhông Trong quá trình thực hiện thực tiễn cần điều chinh, bổ sung và hoànthiện chính sách phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu trong cuộc sống.Đồng thời, phân tích, đánh giá chính sách (mức độ tốt, xấu) chi có cơ sở đầy

Trang 28

đủ, sức thuyết phục sau khi thực hiện Thực tiễn đánh giá một cách kháchquan, chính xác, chất lượng và hiệu quả của chính sách người có công vớicách mạng Để đưa chính sách vào cuộc sống là rất khó khăn, phức tạp chịu

sự tác động của nhiều yếu tố hoạch định và thực hiện chính sách có kinhnghiệm đề ra các giải pháp hiệu quả trong thực hiện chính sách

1.2 Nội dung các bước tổ chức thực hiện chính sách người có công với cách mạng

Để tổ chức thực hiện chính sách có hiệu quả cần phải tuân thủ một quytrình chặt chẽ thống nhất về quy trình nhằm phản ánh các bước trong việc tổchức triển khai và thực hiện chính sách Quy trình các bước đều có nhiệm vụ

rõ ràng phải có hiệu quả để tác động qua lại, nhằm đạt được mục tiêu tốt nhất

trong việc thực hiện chính sách, gồm các bước sau [20]:

1.2.1 Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách người có công với cách mạng

Để đạt được kết quả tốt và có hiệu quả trong tổ chức thực hiện chínhsách người có công với cách mạng, trước tiên cần phải tiến hành xây dựng kếhoạch triển khai thực hiện một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng từ kế hoạch tổchức điều hành, kế hoạch về các nguồn lực, kế hoạch thời gian triển khai, kếhoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách phù hợp với tình hình thực tế củađịa phương; đồng thời phải đảm bảo tuân thủ theo đúng quan điểm, mục tiêu,yêu cầu của chủ thể ban hành Khi xây dựng kế hoạch thực hiện chính sáchngười có công với cách mạng cần quy định những nội dung cơ bản sau:

- Kế hoạch tổ chức điều hành: Dự kiến cơ quan chủ trì phải phân công

rõ trách nhiệm cho từng cơ quan, tổ chức, từng cán bộ, công chức trong thựcthi chính sách, tránh chồng chéo nhiệm vụ giữa cơ quan này với cơ quan khác,cán bộ này với cán bộ khác

Trang 29

- Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực: Dự kiến về cơ sở vật chất, cáccông cụ, phương tiện kỹ thuật phục vụ tổ chức thực hiện, đảm bảo cung cấp

đủ nguồn lực tài chính, con người nhằm đảm bảo việc triển khai thực hiệndiễn ra được thuận lợi, mang lại hiệu quả

- Kế hoạch thời gian thực hiện: Dự trù thời gian duy trì chính sách, thờigian của các bước thực hiện chính sách từ phổ biến, tuyên truyền chính sáchđến tổng kết đánh giá, chia sẽ và rút kinh nghiệm thực hiện chính sách Mỗibước phải nêu rõ mục tiêu đưa ra và thời gian dự kiến

- Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách: Dự kiến về tiến độhình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện chính sách vềquy định nội dung, quy chế về tổ chức điều hành, về trách nhiệm, nhiệm vụ,quyền hạn của các cơ quan nhà nước, các chi bộ, công chức tham gia tổ chứcthực hiện chính sách, về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thểtrong tổ chức thực hiện chính sách

Kế hoạch triển khai chính sách ở lĩnh vực nào do lãnh đạo lĩnh vực đóxem xét góp ý dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách mới có giátrị pháp lý khi được mọi người đồng ý thực hiện, sau khi các lĩnh vực quyếtđịnh thông qua, Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách có thể điều chinhnếu kế hoạch đó không phù hợp với thực tế Việc điều chinh kế hoạch đó, docấp có thẩm quyền thông qua kế hoạch quyết định

1.2.2 Phổ biển, tuyên truyền chính sách người có công với cách mạng

Tuyên truyền, phổ biếnchính sách người có công với cách mạng là nhiệm

vụ quan trọng đối với các cơ quan có thẩm quyền, các đối tượng thực hiện chínhsách Phổ biến, tuyên truyền làm cho các đối tượng chính sách và mọi người dânnhận biết về mục đích, yêu cầu, đầy đủ, chính xác của chính sách để các bên cóliên quan tự giác tham gia thực hiện, đồng thời giúp cho cán bộ, công chức cótrách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách nhận thức được

Trang 30

đầy đủ tính chất, mức độ, quy mô, tầm quan trọng của chính sách đối với đờisống xã hội, để họ chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp đến mục tiêu chínhsách và triển khai thực hiện mang lại hiệu quả cao trong kế hoạch chính sách.

Công tác phổ biến, tuyên truyền được thể hiện nhiều hình thức nhưthông qua báo chí, phát thanh, truyền hình, tổ chức hội nghị, tờ rơi, các hìnhthức tuyên truyền khác Phổ biến, tuyên truyền rất quan trọng trong việc tổchức thực hiện chính sách Phổ biến, tuyên truyền chính sách phải kịp thời vàhiệu quả làm đối tượng chính sách tiếp cận, kê khai, thụ hưởng chính sáchnhanh chóng làm các cơ quan và cán bộ, công chức thực thi chính sách rútngắn thời gian, triệt để, đạt đến mục tiêu đề ra Nếu đối tượng thụ hưởngkhông hiểu chính sách thời gian kéo dài, bổ sung nhiều lần, gây khó khăn,phiền hà cho các tổ chức, cá nhân và các cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiệnchính sách đến việc tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách

1.2.3 Phân công, phối hợp thực hiện chính sách người có công với cách mạng

Để việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng đạt hiệu quảcao, cần phải phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, cácngành, các cấp, chính quyền địa phương Sự phân công phải đảm bảo tính cụthể, rõ ràng, chặt chẽ, khoa học và hợp lý, xác định cơ quan, cá nhân nào đóngvai trò chủ trì, cơ quan và cá nhân nào có chức năng phối hợp, tránh trườnghợp nêu chung chung Từ đó, đảm bảo quá trình thực hiện chính sách diễn rasuôn sẻ, thuận lợi, không bị chồng chéo, thiếu sót hoặc bị tắc nghẽn, khi kếhoạch thực hiện chính sách đã được phê duyệt

Thực tế, chính sách mới ban hành xong nhưng không thể triển khai thựchiện hoặc thực hiện không mang lại hiệu quả, đó là do sự phân công, trách nhiệmcho các cơ quan chủ quản và cơ quan phối hợp bị chồng chéo và không rõ ràng,thống nhất giữa các cơ quan chủ quản và cơ quan phối hợp dẫn đến gặp

Trang 31

khó khăn, xảy ra tình trạng né tránh, đùn đẩy hoặc ôm đồm dẫn đến không ailàm hết trách hoặc làm nửa vời không đến nơi, đến chốn Chính vì vậy, đểviệc tổ chức thực hiện chính sách người có công với cách mạng có hiệu quả,cần phải có sự thống nhất cao về quan điểm, mục tiêu, kế hoạch và hệ thốngchính trị, từ công tác lãnh đạo, chi đạo đến công tác tuyên truyền, vận động,công tác cung ứng nguồn lực tài chính, trang thiết bị và cơ sở vật chất đảmbảo đến thực hiện chính sách Trách nhiệm chính là ngành Lao động thươngbinh và xã hội và UBND các cấp.

1.2.4 Duy trì chính sách người có công với cách mạng

Duy trì chính sách người có công với cách mạng là hoạt động, là khâunhằm bảo đảm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng trong môitrường thực tế Vì thế, các cơ quan và người thực hiện chính sách phải thườngxuyên quan tâm tuyên truyền, cận động các đối tượng chính sách toàn xã hộitích cực tham gia vào quá trình thực thi chính sách để có những tham mưu, đềxuất để có những giải pháp phù hợp

Nếu việc thực thi chính sách người có công với cách mạng gặp phảinhững khó khăn do môi trường thực tế biến động thì cơ quan nhà nước chủđộng sử dụng các công cụ quản lý tác động nhằm tạo môi trường thuận lợicho việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng Trong một chừngmực nào đó, đảm bảo lợi ích các cơ quan nhà nước phối hợp, sử dụng biệnpháp hành chính để duy trì thực thi chính sách Đồng bộ của các chủ thể thamgia thực hiện chính sách làm góp phần duy trì một cách tích cực chính sáchngười có công với cách mạng

1.2.5 Điều chỉnh, bổ sung chính sách người có công với cách mạng

Bổ sung, điều chinh chính sách người có công với cách mạng là quantrọng đến quy trình tổ chức thực hiện chính sách Điều chinh chính sách thựchiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến chính sách người có công với

Trang 32

cách mạng phải phù hợp đến thực tế Cơ quan nào ban hành chính sách thì cơquan đó có quyền điểu chinh, bổ sung chính sách Nhưng trong thực tế, việcđiều chinh các biện pháp, cơ chế, chính sách diễn ra rất năng động, linh hoạt.Nên, các cơ quan nhà nước, các ngành, các cấp phải chủ động điều chinh, cơchế, chính sách để thực hiện có hiệu quả hơn, nhưng không thay đổi mục tiêuchính sách Nguyên tắc cần phải chấp hành khi điều chinh chính sách là đểchính sách tiếp tục tồn tại chi được điều chinh các biện pháp, cơ chế thực hiệnmục tiêu, hoặc bổ sung, hoàn chinh mục tiêu theo yêu cầu thực tế, chứ khôngcho phép điều chinh mà làm thay đổi mục tiêu, nghĩa là làm thay đổi chínhsách, thì coi như chính sách không thất bại Trong tổ chức thực hiện chínhsách người có công với cách mạng cần chú ý nguyên tắc Điều chinh chínhsách người có công với cách mạng đòi hỏi phải chính xác, hợp lý, nếu không

sẽ làm sai lệch chính sách, biến dạng chính sách, làm chính sách trở nên kémhiệu quả, thậm chí không tồn tại được

1.2.6 Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng

Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc thực hiện chính sách người có công vớicách mạng, kịp thời bổ sung, hoàn thiện chính sách, vừa chấn chinh công tác

tổ chức thực hiện chính sách, giúp cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thựchiện mục tiêu chính sách người có công với cách mạng Phải thường xuyênkiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện chính sách người có công với cáchmạng thường xuyên, liên tục từ cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách,đến các cơ quan và cán bộ, công chức được phân công thực hiện chính sách;kiểm tra chính sách đã được triển khai đúng không? tiến độ thực hiện như thếnào? việc tổ chức thực hiện có đúng nguyên tắc, quy trình, kế hoạch đã banhành hoặc đến tận được các đối tượng chính sách chưa? Kiểm tra tổ chức thựchiện chính sách người có công với cách mạng với mục đích không ngừa các

Trang 33

vi phạm sai sót có thể xảy ra, xử lý nghiêm khắc, vi phạm chấn chinh sai sót

đã xảy ra Do đó kiểm tra thực hiện chính sách người có công cách mạng cầnđược tiến hành đúng kế hoạch, bảo đảm các yêu cầu, các nguyên tắc kiểm tra,đánh giá kết luận các vi phạm sai sót phải chính xác và khách quan, xem xét

xử lý nghiêm khắc, chấn chinh và đúng mực Kiểm tra thực hiện chính sáchngười có công với cách mạng nhằm đánh giá những điểm mạnh, điểm yếutrong việc tổ chức thực hiện chính sách, để phát hiện những sai sót trong việclập kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách nhằm kịp thời điều chinh, nhằmphối hợp một cách nhịp nhàng độc lập đến các cơ quan, đối tượng thực thịchính sách, được tập trung thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu, giải phápchính sách, kịp thời khuyến khích những tích cực trong tổ chức thực hiệnchính sách người có công với cách mạng

1.2.7 Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách người có công với cách mạng

Tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm là quá trình xem xét, kết luận về chiđạo điều hành và chấp hành chính sách đến các cơ quan và cá nhân liên quanđược phân công thực hiện chính sách, lợi ích mang đến xã hội, hiệu quả chođối tượng hưởng lợi từ chính sách

Hằng năm, tiến hành tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm một lần Việctổng kết, đánh giá chi đạo điều hành về thực hiện chính sách người có công vớicách mạng từ Trung ương đến địa phương Tổng kết, đánh giá thực hiện chínhsách người có công với cách mạng, về tất cả các mặt, về việc xây dựng kế hoạchthực hiện chính sách đến lãnh đạo, chi đạo triển khai; công tác tuyên truyền, phổbiến; công tác phối hợp tổ chức thực hiện;, để biểu dương, nhưgx kết quả đặtđược, mặt khác nêu ra tồn tại, hạn chế, thiếu sót ở mức độ nào đó, đồng thời pháthiện những hạn chế, nêu thiếu sót hoặc phát sinh mới trong thực tiễn Dẫn đến,kiến nghị đến cấp có thẩm quyền nhằm bổ sung, điều chinh,

Trang 34

sửa đổi cho phù hợp thực tiễn đến quyền lợi người có công với cách mạng.Kết quả thực hiện chính sách là: Tinh thần đến mục tiêu chính sách; ýthức chấp hành các quy định về cơ chế, biện pháp thực hiện đến mục tiêuchính sách và hiệu quả chính sách đến điều kiện không gian và thời gian.

Do vậy tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách là mộtnhiệm vụ quan trọng trong tổ chức thực hiện chính sách, trên cở sơ tổng kết,đánh giá rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách một cách nghiêm túcmới biết được chính xác kết quả thực hiện chính sách và hiệu quả tổ chứcthực hiện chính sách người có công với cách mạng

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách người có công với cách mạng

- Thể chế chính sách người có công với cách mạng: Chính sách người

có công với cách mạng là trách nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội, thể hiệntrong việc Nhà nước tổ chức nghiên cứu, hoạch định, ban hành hệ thống chínhsách, chế độ và tổ chức thực hiện Chính sách này nhằm nâng cao và cải thiệnhơn nữa đời sống vật chất và tinh thần cho người có công, thể hiện sự quantâm, biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với sự hy sinh, cống hiếncủa họ cho đất nước Việc tổ chức thực hiện chính sách người có công vớicách mạng phải thích hợp, đảm bảo chắc chắn và ổn định Chính sách luônđược bổ sung, sửa đổi, cải thiện nhằm từng bước cải thiện đời sống của nhữngngười có công với cách mạng Các cơ quan chức năng từ trung ương đến địaphương, sự phối hợp kết hợp với các cấp, ngành có liên quan về việc chi đạođiều hành triển khai thực hiện chính sách người có công với cách mạng, nênchính sách sẽ phù hợp với thực tiễn cuộc sống thì việc thi chính sách sẽ thuậnlợi, khả thi Nếu chính sách người có công với cách mạng không phù hợp vớithực tiễn thì dẫn đến việc rất nhiều khó khăn, thậm chí không khả thi, thiếuhiệu quả như chính sách bị bó hẹp, Kế hoạch triển khai không được đồng nhất

Trang 35

[1], [20].

- Môi trường thực hiện chính sách: Yếu tố liên quan về điều kiện tự nhiên,kinh tế, xã hội của từng địa phương Những địa phương có vị trí thuận lợi, cóđiều kiện kinh tế xã hội phát triển, và có điều kiện tự nhiên thuận lợi, người dânnhận thức, hiểu biết tốt về chính sách người có công với cách mạng sẽ tác độngthúc đẩy việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng thuận lợi.Ngược lại, những địa phương có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên không thuận lợi,điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển, người dân nhận thức, hiểu biết kém vềchính sách người có công với cách mạng sẽ kìm hãm, ngăn trở các hoạt độngnày, dẫn đến thực hiện chính sách người có công với cách mạng kém hiệu quả.Chính vì vậy, địa phương ổn định, ít biến đổi về chính trị xã hội, kinh tế pháttriển, sẽ đưa đến sự ổn định về hệ thống chính trị, cũng góp phần thực hiện hiệu

quả chính sách người có công với cách mạng [1], [20].

- Nhận thức của xã hội và người dân: Cần tranh thủ sự đồng tình và ủng

hộ của người dân vì đây là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sựthành bại của chính sách người có công với cách mạng Đây là vấn đề lớn, cần

sự đóng góp của người dân, người dân vừa là trực tiếp tham gia thực hiệnchính sách, vừa trực tiếp thụ hưởng những lợi ích từ chính sách Nếu chínhsách người có công đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội về mục tiêu và biệnpháp thừa hành thì nó sẽ nhanh chóng đi vào lòng dân, được nhân dân ủng hộtrong việc thực hiện Nếu chính sách người có công với cách mạng khôngthiết thực với đời sống nhân dân, không phù hợp với điều kiện và trình độhiện có của nhân dân thì sẽ bị tẩy chay hoặc” bỏ rơi”, chính sách người cócông với cách mạng sẽ khó triển khai trong thực tiễn Tóm lại, chính sáchngười có công với cách mạng muốn được triển khai thực hiện tốt vào đời sống

xã hội cần phải có sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân

- Thể chế tổ chức bộ máy và cán bộ thực thi: Cần sự quan tâm đến năng

Trang 36

lực cán bộ công chức thực hiện chính sách người có công với cách mạng, vìđây là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả của tổ chức thực hiện chínhsách Các cán bộ, công chức khi được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chínhsách người có công với cách mạng, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và chấphành tốt kỷ luật trong lĩnh vực này mới đạt hiệu quả thực hiện chính sách.Đây là nhân tố quan trọng đối với mỗi cán bộ, công chức để thực hiện đưachính sách vào cuộc sống.Trong thực tế năng lực thiếu dẫn đến các cơ quan cóthẩm quyền đưa ra những kế hoạch dự kiến không sát thực tế, hiệu lựckhông

có, nguồn lực huy động bị lãng phí, hiệu quả làm biến dạng chính sách trongquá trình tổ chức thực hiện Cán bộ, công chức có đạo đức, năng lực thực tếcòn thể hiện ở thủ tục giải quyết giữa vấn đề trong quan hệ giữa các cơ quannhà nước với cá nhân và tổ chức trong xã hội Vì vậy, cán bộ, công chức nănglực chuyên môn có thì thực hiện chính sách tốt, không những chủ động điềuphối được các yếu tố chủ động tác động theo đinh hướng, mà ảnh hưởng tiêucực của các yếu tố khách quan trong công tác tổ chức thực hiện chính sáchmang lại kết quả

Trang 37

Tiểu kết Chương 1

Ban hành, thực hiện chính sách người có công với cách mạng là chủtrương của Đảng và Nhà nước ta phải kịp thời và đúng đắn Chương 1 đã nêulên một số vấn đề lý luận về người có công với cách mạng; phân tích làm rõnhân tố cơ bản ảnh hưởng, tác động đến việc thực hiện chính sách người cócông với cách mạng Đây là những luận cứ khoa học quan trọng làm cơ sởtiền đề cho việc đánh giá tình hình xây dựng, ban hành kế hoạch và tổ chứcthực hiện chính sách người có công với cách mạng ở cấp quốc gia và địaphương trong giai đoạn hiện nay Trong quá trình chuẩn bị tổ chức thực hiện

đã đưa ra các bước thực hiện theo quy trình chặt chẽ từ khâu xây dựng kếhoạch; phổ biến, tuyên truyền; phân công, phối hợp thực hiện nhằm đánhgiá, tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách đối với người cócông; đồng thời phân tích, đánh giá, dự lường các yếu tố tác động đến quátrình thực hiện chính sách để có những giải pháp phù hợp

Trang 38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ

NẴNG

2.1 Các nhân tố tác động đến việc tổ chức thực hiện chính sách người có công với cách mạng ở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Quận Cẩm Lệ được thành lập vào ngày 05/8/2005 theo Nghị định số102/2005/NĐ-CP của Chính phủ gồm 6 phường: Khuê Trung, Hòa Thọ Đông,Hòa Thọ Tây, Hòa Phát, Hòa An và Hòa Xuân Tổng diện tích tự nhiên toànquận vào khoảng 3.584,46 ha, dân số 111.468 người, mật độ dân số trung bình3.118 người/km2 [8].

Xét về mặt địa lý, Cẩm Lệ tiếp giáp với 5 quận, huyện khác của hànhphố Đà Nẵng là: Quận Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn vàhuyện Hòa Vang, có nhiều thuận lợi trong giao lưu và phát triển kinh tế, vănhóa và xã hội Quận Cẩm Lệ nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam là một trongnhững địa bàn trọng tâm phát triển không gian đô thị của thành phố, trên địabàn có nhiều trục lộ giao thông chính quốc lộ 1A, quốc lộ 14B, các tuyến giaothông nối liền với Cảng biển Tiên Sa Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng ; cócác công trình hạ tầng để phát triển kinh tế như: Khu công nghiệp, Trung tâmHội chợ triễn lãm quốc tế, khu du lịch sinh thái, Đây là những điều kiệnthuận lợi đến phát triển kinh tế xã hội

Cẩm Lệ còn là địa hình đa dạng, vùng đồng bằng hướng dốc chính từTây Bắc xuống Đông Nam Khu vực đồi núi phân bố tập trung ở phường HòaThọ Tây và một phần ở phường Hòa Phát, hầu hết là đồi núi thấp xen kẽ vớicác cánh đồng nhỏ, diện tích khoảng 130ha Vùng đồng bằng tương đối bằng

Ngày đăng: 14/03/2019, 07:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w