1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thuc hien chinh sach nguoi co cong voi cach mang tu thuc tien thanh pho tam ky tinh quang nam

63 150 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 792,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam liên tục phải đối mặt với chiến tranh. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ ở thế kỉ XX, những tổn thất của nhân dân ta về người và của, về cơ hội để phát triển đất nước là vô cùng to lớn, không chỉ ảnh hưởng đến những người của thời chiến đã trực tiếp tham gia và đã đóng góp công sức vào cuộc kháng chiến “thần thánh” đó, mà những di chứng của nó vẫn gieo rắc lên các thế hệ tương lai. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, đền ơn đáp nghĩa với NCC bảo vệ tổ quốc là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những vết thương vẫn còn đau buốt trên thân thể những người lính; nỗi cơ đơn của những người vợ, người mẹ, thân nhân liệt sĩ vẫn còn đó; đó chính là những tổn thất và thể xác và tâm hồn mà NCC và thân nhân của họ phải gánh chịu. Vì vậy, chúng ta phải có trách nhiệm thương yêu, giúp đỡ NCC và thân nhân của họ. Việc thực hiện chính sách thương binh, liệt sỹ, chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công giúp đỡ cách mạng là bổn phận, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội với tinh thần đền ơn đáp nghĩa nghĩa, tri ân đối với NCC. Trong quá trình xây dựng đất nước, Đảng, Nhà nước ta khẳng định thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với NCC vừa là tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm cao cả của cả hệ thống chính trị và toàn dân đối với người có cách mạng, đồng thời là giải pháp góp phần bảo đảm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh Liệt sĩ, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Suốt mấy chục năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người và gia đình có công giúp đỡ cách mạng và thường 3 xuyên bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ cách mạng, đến nay đã hình thành một hệ thống chính sách mà các nội dung đều gắn liền với việc thực hiện chính sách kinh tế xã hội và liên quan đến đời sống hàng ngày của hàng triệu NCC. Các chính sách ưu đãi này đã góp phần xoa dịu nỗi đau, giảm bớt những khó khăn về vật chất trong cuộc sống hành ngày, là nguồn động viên, khích lệ NCC vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, do Việt Nam là một nước nghèo, thiên tai hạn hán, lũ lụt thường xuyên, điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước gặp nhiều khó khăn, nguồn lực của Nhà nước chỉ đáp ứng một phần, nên công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống cho NCC với cách mạng vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, thực tế thực hiện chính sách còn nhiều tồn tại từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà gây khó khăn, cản trở cho cả cán bộ, công chức thực hiện chính sách và khó khăn cho người thụ hưởng chính sách. Ví dụ: Pháp lệnh Ưu đãi NCC tuy đã được sửa đổi, bổ sung kịp thời, nhưng một số văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh vẫn chưa bảo đảm sự thống nhất. Một số quy định liên quan công tác xác nhận NCC, thực hiện chính sách ưu đãi… còn bất cập, gây khó khăn cho công tác tổ chức, thực hiện. Đối tượng thuộc diện thụ hưởng chính sách ưu đãi ngày càng mở rộng, chế độ ưu đãi ngày càng nâng cao, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, nguyện vọng chính đáng của đối tượng NCC; vẫn còn đối tượng NCC chưa được công nhận để thụ hưởng chính sách ưu đãi; đời sống của một bộ phận NCC còn gặp nhiều khó khăn… Xuất phát từ yêu cầu khách quan, cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc và lý do như đã nêu ở trên, nên tôi đã lựa chọn vấn đề “Thực hiện chính sách NCC với cách mạng từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 4 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Những nghiên cứu, bài viết, đánh giá về thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại các địa phương cụ thể đã được những nhà hoạch định chính sách, các tác giả và độc giả quan tâm. Đến nay, đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu cũng như sách, báo, tạp chí viết về vấn đề này, tiêu biểu như: Cuốn sách “Một số vấn đề chính sách xã hội ở nước ta hiện nay” của tác giả Hoàng Chí Bảo. Tác giả khẳng định: Chính sách xã hội không ngừng thay đổi để phù hợp với đối tượng áp dụng. Đất nước ngày càng phát triển thì việc yêu cầu các chính sách phải xuất phát từ thực tiễn, gắn liền với lợi ích của đối tượng. Chính sách đối với NCC được thay đổi qua các thời kỳ, sự thay đổi đó có những mặt tích cực và tiêu cực trong việc triển khai, thực hiện chính sách. Luận án Phó tiến sỹ Luật học (1996) “Hoàn thiện pháp luật ưu đãi NCC ở Việt Nam Lý luận thực tiễn” của tác giả Nguyễn Đình Liêu. Luận án đã nêu những vấn đề cơ bản như: Khái niệm Pháp luật ưu đãi NCC, lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật này, thực trạng của pháp luật này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và việc hoàn thiện pháp luật ưu đãi NCC. Trong cuốn “Những điều cần biết về chính sách với NCC”, tác giả đã nêu rõ những căn cứ pháp lý về thực hiện chính sách ưu đãi với NCC ở nước ta. Bài viết đã đề cập đến các căn cứ pháp lý cụ thể và rõ ràng để mọi người và chính bản thân NCC biết được những quyền lợi nào họ được hưởng. Năm 2005, Nguyễn Thị Hằng, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐTBXH có bài: Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa chính sách ưu đãi xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, NCC với cách mạng trên Tạp chí Cộng sản số 72005. Bài “Chủ trương của Đảng đối với thương binh, liệt sỹ thời kỳ đổi mới” của tác giả Nguyễn Danh Tiên đăng trên Tạp chí Khoa học Quân sự tháng 72012. Bài viết đã khái quát những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác thương binh, liệt sỹ từ năm 1986 đến năm 2012. Đồng thời, đưa ra những đánh giá thực trạng để thấy được sự bất cập, những tồn tại quá trình thực hiện. 5 Cũng trong năm 2012, Nguyễn Duy Kiên Phó Cục trưởng Cục NCC, Bộ LĐTBXH có bài Chính sách NCC là trách nhiệm của toàn dân, Tạp chí Tuyên giáo số 72012. Bài viết này đã khái quát một số thành tựu của chính sách ưu đãi NCC trong những năm qua, đi sâu vào đánh giá tìm hiểu nguồn lực thực hiện chính sách ở nước ta. Tác giả bài viết nhận định: Đối với việc thực hiện các nguồn trợ cấp, ưu đãi thường xuyên đối với NCC với cách mạng thì Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nguồn lực này có ý nghĩa lớn đối với việc ổn định đời sống của NCC, bởi lẽ họ thường là những người không có lương cũng như bảo hiểm xã hội. Các bài viết, các nghiên cứu trên đã góp phần vào việc đánh giá, nhận định các vấn đề về chính sách, thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCC với cách mạng. Luận văn “Thực hiện chính NCC với cách mạng từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam” tuy không thuộc một chủ đề mới, nhưng điểm mới của luận văn chính là tìm hiểu, đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách NCC với cách mạng trên địa bàn cụ thể là thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam; điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả của chính sách ưu đãi xã hội với đối tượng NCC với cách mạng trên địa bàn thành phố Tam Kỳ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu các khái niệm, các vấn đề lý luận về thực hiện chính sách NCC với cách mạng để có cơ sở khoa học đánh giá thực trạng thực hiện chính sách tại thành phố Tam Kỳ; nêu lên những tồn tại, hạn chế, phân tích các nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách NCC với cách mạng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu các khái niệm, quan điểm dưới góc độ lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách NCC với cách mạng ở nước ta. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách NCC với cách mạng ở thành phố Tam Kỳ. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 6 4.1 Đối tượng nghiên cứu Là toàn bộ chính sách, chủ thể thực hiện chính sách, các điều kiện thực hiện chính sách NCC. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các quan điểm, chính sách, tình hình thực hiện chính sách NCC ở Việt Nam; thực trạng thực hiện chính sách NCC với cách mạng ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam từ năm 2012 đến nay và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách NCC với cách mạng ở nước ta trong thời gian tới. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng, đặt vấn đề nghiên cứu trong mối quan hệ với các vấn đề xung quanh và trong mối quan hệ giữa lý thuyết với thực tế. 5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 3

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam liên tục phải đốimặt với chiến tranh Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ ở thế kỉ XX,những tổn thất của nhân dân ta về người và của, về cơ hội để phát triển đất nước là

vô cùng to lớn, không chỉ ảnh hưởng đến những người của thời chiến đã trực tiếptham gia và đã đóng góp công sức vào cuộc kháng chiến “thần thánh” đó, mà những

di chứng của nó vẫn gieo rắc lên các thế hệ tương lai

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, đền ơn đáp nghĩa với NCC bảo vệ tổ quốc làtruyền thống tốt đẹp của dân tộc ta Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những vết thươngvẫn còn đau buốt trên thân thể những người lính; nỗi cơ đơn của những người vợ,người mẹ, thân nhân liệt sĩ vẫn còn đó; đó chính là những tổn thất và thể xác và tâmhồn mà NCC và thân nhân của họ phải gánh chịu

Vì vậy, chúng ta phải có trách nhiệm thương yêu, giúp đỡ NCC và thân nhâncủa họ Việc thực hiện chính sách thương binh, liệt sỹ, chăm sóc thương binh, bệnhbinh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công giúp đỡ cách mạng là bổn phận, trách nhiệmcủa Đảng, Nhà nước và toàn xã hội với tinh thần đền ơn đáp nghĩa nghĩa, tri ân đốivới NCC Trong quá trình xây dựng đất nước, Đảng, Nhà nước ta khẳng định thựchiện tốt chính sách ưu đãi đối với NCC vừa là tình cảm thiêng liêng, trách nhiệmcao cả của cả hệ thống chính trị và toàn dân đối với người có cách mạng, đồng thời

là giải pháp góp phần bảo đảm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, củng cố khốiđại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước.Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, đồng chí Nguyễn PhúTrọng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Các anh hùng liệt sĩ đãanh dũng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc Suốt mấy chục năm qua,Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, chế độ đối với thương binh,bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người và gia đình có công giúp đỡ cách mạng và thường

Trang 4

xuyên bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ cách mạng, đến nay đã hìnhthành một hệ thống chính sách mà các nội dung đều gắn liền với việc thực hiệnchính sách kinh tế - xã hội và liên quan đến đời sống hàng ngày của hàng triệuNCC Các chính sách ưu đãi này đã góp phần xoa dịu nỗi đau, giảm bớt những khókhăn về vật chất trong cuộc sống hành ngày, là nguồn động viên, khích lệ NCCvươn lên trong cuộc sống.

Tuy nhiên, do Việt Nam là một nước nghèo, thiên tai hạn hán, lũ lụt thườngxuyên, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước gặp nhiều khó khăn, nguồnlực của Nhà nước chỉ đáp ứng một phần, nên công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chămsóc sức khỏe và nâng cao đời sống cho NCC với cách mạng vẫn còn nhiều hạn chế

Bên cạnh đó, thực tế thực hiện chính sách còn nhiều tồn tại từ nhiều nguyênnhân khác nhau mà gây khó khăn, cản trở cho cả cán bộ, công chức thực hiện chínhsách và khó khăn cho người thụ hưởng chính sách Ví dụ: Pháp lệnh Ưu đãi NCCtuy đã được sửa đổi, bổ sung kịp thời, nhưng một số văn bản hướng dẫn thực hiệnPháp lệnh vẫn chưa bảo đảm sự thống nhất Một số quy định liên quan công tác xácnhận NCC, thực hiện chính sách ưu đãi… còn bất cập, gây khó khăn cho công tác tổchức, thực hiện Đối tượng thuộc diện thụ hưởng chính sách ưu đãi ngày càng mởrộng, chế độ ưu đãi ngày càng nâng cao, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầuthực tế, nguyện vọng chính đáng của đối tượng NCC; vẫn còn đối tượng NCC chưađược công nhận để thụ hưởng chính sách ưu đãi; đời sống của một bộ phận NCCcòn gặp nhiều khó khăn…

Xuất phát từ yêu cầu khách quan, cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn

sâu sắc và lý do như đã nêu ở trên, nên tôi đã lựa chọn vấn đề “Thực hiện chính

sách NCC với cách mạng từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam” làm đề

tài luận văn tốt nghiệp của mình

Trang 5

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Những nghiên cứu, bài viết, đánh giá về thực hiện chính sách NCC với cáchmạng tại các địa phương cụ thể đã được những nhà hoạch định chính sách, các tácgiả và độc giả quan tâm Đến nay, đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu cũngnhư sách, báo, tạp chí viết về vấn đề này, tiêu biểu như:

- Cuốn sách “Một số vấn đề chính sách xã hội ở nước ta hiện nay” của tác

giả Hoàng Chí Bảo Tác giả khẳng định: Chính sách xã hội không ngừng thay đổi đểphù hợp với đối tượng áp dụng Đất nước ngày càng phát triển thì việc yêu cầu cácchính sách phải xuất phát từ thực tiễn, gắn liền với lợi ích của đối tượng Chính sáchđối với NCC được thay đổi qua các thời kỳ, sự thay đổi đó có những mặt tích cực vàtiêu cực trong việc triển khai, thực hiện chính sách

- Luận án Phó tiến sỹ Luật học (1996) “Hoàn thiện pháp luật ưu đãi NCC ở Việt Nam - Lý luận thực tiễn” của tác giả Nguyễn Đình Liêu Luận án đã nêu những

vấn đề cơ bản như: Khái niệm Pháp luật ưu đãi NCC, lịch sử hình thành và pháttriển của pháp luật này, thực trạng của pháp luật này ở Việt Nam trong giai đoạnhiện nay và việc hoàn thiện pháp luật ưu đãi NCC

- Trong cuốn “Những điều cần biết về chính sách với NCC”, tác giả đã nêu

rõ những căn cứ pháp lý về thực hiện chính sách ưu đãi với NCC ở nước ta Bài viết

đã đề cập đến các căn cứ pháp lý cụ thể và rõ ràng để mọi người và chính bản thân NCC biết được những quyền lợi nào họ được hưởng

- Năm 2005, Nguyễn Thị Hằng, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH có bài:

Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa chính sách ưu đãi xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, NCC với cách mạng trên Tạp chí Cộng sản số 7/2005.

- Bài “Chủ trương của Đảng đối với thương binh, liệt sỹ thời kỳ đổi mới”

của tác giả Nguyễn Danh Tiên đăng trên Tạp chí Khoa học Quân sự tháng 7/2012.Bài viết đã khái quát những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nướcđối với công tác thương binh, liệt sỹ từ năm 1986 đến năm 2012 Đồng thời, đưa ranhững đánh giá thực trạng để thấy được sự bất cập, những tồn tại quá trình thựchiện

Trang 6

- Cũng trong năm 2012, Nguyễn Duy Kiên - Phó Cục trưởng Cục NCC, Bộ

LĐTBXH có bài Chính sách NCC - là trách nhiệm của toàn dân, Tạp chí Tuyên giáo số 7/2012 Bài viết này đã khái quát một số thành tựu của chính sách ưu đãi

NCC trong những năm qua, đi sâu vào đánh giá tìm hiểu nguồn lực thực hiện chínhsách ở nước ta Tác giả bài viết nhận định: Đối với việc thực hiện các nguồn trợ cấp,

ưu đãi thường xuyên đối với NCC với cách mạng thì Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.Nguồn lực này có ý nghĩa lớn đối với việc ổn định đời sống của NCC, bởi lẽ họthường là những người không có lương cũng như bảo hiểm xã hội

Các bài viết, các nghiên cứu trên đã góp phần vào việc đánh giá, nhận địnhcác vấn đề về chính sách, thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCC với cách mạng

Luận văn “Thực hiện chính NCC với cách mạng từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam” tuy không thuộc một chủ đề mới, nhưng điểm mới của luận văn

chính là tìm hiểu, đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách NCC với cách mạng trênđịa bàn cụ thể là thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam; điều này có ý nghĩa quantrọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả của chính sách ưu đãi xã hội với đốitượng NCC với cách mạng trên địa bàn thành phố Tam Kỳ

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu các khái niệm, các vấn đề lý luận về thực hiện chính sách NCC vớicách mạng để có cơ sở khoa học đánh giá thực trạng thực hiện chính sách tại thànhphố Tam Kỳ; nêu lên những tồn tại, hạn chế, phân tích các nguyên nhân, từ đó đềxuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách NCC với cách mạng

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu các khái niệm, quan điểm dưới góc độ lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách NCC với cách mạng ở nước ta

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

- Xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách NCC với cách mạng ở thành phố Tam Kỳ

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Trang 7

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Là toàn bộ chính sách, chủ thể thực hiện chính sách, các điều kiện thực hiện chính sách NCC

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu các quan điểm, chính sách, tình hình thực hiện chính sách NCC

ở Việt Nam; thực trạng thực hiện chính sách NCC với cách mạng ở thành phố Tam

Kỳ, tỉnh Quảng Nam từ năm 2012 đến nay và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quảthực hiện chính sách NCC với cách mạng ở nước ta trong thời gian tới

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng, đặtvấn đề nghiên cứu trong mối quan hệ với các vấn đề xung quanh và trong mối quan

hệ giữa lý thuyết với thực tế

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu dựa trên việc khai thác thông tin dữ liệu từ các nguồn cósẵn liên quan, bao gồm: các văn bản của Đảng, Nhà nước ở cả Trung ương và địaphương; thu thập thông tin trên mạng internet, một số sách, báo, tạp chí và công trìnhnghiên cứu khác như các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, ban ngành đoànthể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp, gián tiếp tới vấn đề chính sách NCC với cáchmạng ở nước ta nói chung và thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam nói riêng

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Ý nghĩa lý luận của luận văn góp phần bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lýluận về thực hiện chính sách công ở Việt Nam nói chung và thực hiện chính sáchNCC với cách mạng thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam nói riêng

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Thể hiện ở chỗ đã đề xuất các giải pháp mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, cáckinh nghiệm góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách NCC vớicách mạng tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam Luận văn có thể sử dụng làm tàiliệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về chuyên đề chính

Trang 8

sách ưu đãi xã hội, chính sách ưu đãi NCC với cách mạng chuyên ngành chính sáchcông ở nước ta.

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn được kết cấu thành 3 chương

Chương 1: Các khái niệm về thực hiện chính sách NCC với cách mạng Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách đối với NCC với cách mạng

thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện

chính sách đối với NCC với cách mạng ở nước ta hiện nay

KẾT LUẬN

Trang 9

CHƯƠNG 1 CÁC KHÁI NIỆM VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

1.1 Khái niệm NCC với cách mạng và chính sách NCC với cách mạng

1.1.1 Người có công

Cho đến nay, chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu lịch sử nào đề cập đến kháiniệm NCC; tuy nhiên, từ các dấu tích lịch sử để lại như đền thờ, miếu thờ, đìnhlàng được Nhân dân lập ra để thờ cúng Thành hoàng làng, những anh hùng kiệtxuất trong lịch sử dân tộc, thậm chí một số nhân vật truyền thuyết đã có công lậpnước, lập làng, mở mang bờ cõi hoặc có công lao trong các cuộc kháng chiến chốnggiặc ngoại xâm; có thể suy luận rằng quan niệm về NCC trong lịch sử khá rộng,không chỉ là những NCC trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, mà cònbao gồm cả những NCC đóng góp công sức để mở mang bờ cõi, lập nước, lập lànggiúp dân vượt qua thiên tai, địch họa

Tuy nhiên, khái niệm thương binh, liệt sĩ chính thức được sử dụng, đề cậptrong các văn bản cùng với sự thành công của Cách mạng tháng Tám và sự ra Nhànước Việt Nam dân chủ cộng hòa Càng về sau thì các đối tượng càng được mở rộnghơn và được gọi chung là: NCC Khái niệm “NCC” được gắn với việc quy định chế

độ chính sách ưu đãi trong Pháp lệnh ưu đãi NCC với cách mạng năm 1994 và đượcsửa đổi, bổ sung năm 2005 và 2012 như sau:

(1) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 - 01 - 1945 là người tham giahoạt động cách mạng trước ngày 01-01-1945; được kết nạp vào Đảng Cộng sảnĐông Dương hoặc được kết nạp lại trước ngày 19-8-1945, được cơ quan, tổ chức cóthẩm quyền công nhận theo quy định tại Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 24-12-1977 củaBan Bí thư Trung ương Đảng (khóa IV) về chính sách, chế độ đối với cán bộ, đảngviên hoạt động lâu năm và Thông tri số 07-TT/TC ngày 21-3-1979 của Ban Tổ chứcTrung ương hướng dẫn vận dụng tiêu chuẩn và xác nhận những đối tượng hưởng

Trang 10

1945 [14, tr.2].

(2) Người HĐCM từ ngày 01- 01-1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm

1945 là người hoạt động cách mạng thoát ly người đã tham gia trong các tổ chứccách mạng, lực lượng vũ trang từ cấp huyện hoặc cấp hành chính tương đương trởlên trong khoảng thời gian từ ngày 01-01-1945 đến ngày khởi nghĩa của từng địaphương và sau đó tiếp tục tham gia một trong hai cuộc kháng chiến (trừ trường hợp

do yêu cầu giảm chính, phục viên hoặc không đủ sức khỏe) [14, tr.5].

(3) Liệt sĩ là người hy sinh thuộc một trong các trường hợp: Chiến đấu bảo

vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; trực tiếp phục vụ chiếnđấu trong khi địch bắn phá: tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liênlạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu; làmnghĩa vụ quốc tế mà bị chết trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc bị thương, bị bệnhphải đưa về nước điều trị và chết trong khi đang điều trị; trực tiếp tham gia đấutranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội đượcquy định trong Bộ luật Hình sự; dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểmphục vụ quốc phòng và an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước vànhân dân; do ốm đau, tai nạn trong khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ởđịa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm

quyền giao… [14, tr.8].

(4) Bà mẹ Việt Nam anh hùng: Danh hiệu cao quý này được ban hành theo

Pháp lệnh ngày 29 tháng 8 năm 1994 của Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và được quy định trong Luật Thi đua khen thưởngnăm 2003

(5) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân: là danh hiệu cao quý được Nhà

nước phong tặng hoạt truy tặng theo quy định của pháp luật

(6) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến bao gồm: là danh hiệu

cao quý được Nhà nướctuyên dương vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao

động, sản xuất phục vụ kháng chiến.

(7) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh là người bị

Trang 11

thương trong các trường hợp: chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnhthổ, an ninh quốc gia; trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: tải đạn,cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hànghóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu; hoạt động cách mạng hoặc hoạt độngkháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lạithương tích thực thể; Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị thương trong khi thực hiện nhiệm

vụ… [14, tr.12].

(8) Bệnh binh là người bị mắc bệnh thuộc một trong các trường hợp sau:

chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; trực tiếpphục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá; hoạt động liên tục ở địa bàn có điều kiệnkinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 15 tháng trở lên;hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy địnhcủa pháp luật chưa đủ 15 tháng nhưng có đủ 10 năm trở lên công tác trong quân đội

nhân dân, công an nhân dân… [14, tr.16].

(9) Người HĐKC bị nhiễm CĐHH là người được cơ quan có thẩm quyền

công nhận đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ ngày 01 tháng 8 năm 1961đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học

ở chiến trường B, C, K; mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định làmsuy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; vô sinh; sinh con dị dạng, dị tật theo

danh mục dị dạng, dị tật do Bộ Y tế quy định [14, tr.18].

(10) Người hoạt động cách mạng hoặc HĐKC bị địch bắt tù, đày: là người

được tham gia hoạt động cách mạng mà bị tù đày Trong thời gian bị tù, đày người

đó không khai báo các vấn đề, nội dung có hại cho cách mạng, cho kháng chiến; họkhông làm tay sai, chỉ điểm cho địch

(11) Người HĐKC giải phóng dân tộc [14, tr.22].

(12) Người giúp đỡ cách mạng: là người đã có công giúp đỡ cách nmangj và được cơ quan có thẩm quyền công nhận [14, tr.22].

1.1.2 Nhu cầu, đặc điểm của NCC với cách mạng

1.1.2.1 Nhu cầu của NCC với cách mạng

Trang 12

NCC với cách mạng cũng như bao người dân bình thường khác trong xã hội,đều có nhu cầu, mong muốn có gia đình đông đủ, sum vầy, mạnh khỏe, có cuộcsống vật chất và tinh thần đầy đủ, ấm no và hạnh phúc, có điều kiện, cơ hội vươnlên làm giàu chính đáng Tuy nhiên, NCC là người đã tham gia kháng chiến, bảnthân họ có những thiệt thòi nhất định về sức khỏe, tinh thần, khuyết, thiếu nhữngđiều kiện, cơ hội phát triển như những thành phần khác trong xã hội; đại đa sốnhững đối tượng này đều ở trong hoàn cảnh rất khó khăn, cần được quan tâm, chămsóc, chia sẻ, động viên, hỗ trợ, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.

1.1.2.2 Đặc điểm của NCC với cách mạng

Vì đã trải qua những cuộc chiến nên NCC với cách mạng là những ngườiluôn luôn trân trọng quá khứ, tự hào về những công lao đóng góp của bản thân vàgia đình cho sự nghiệp cách mạng Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoạixâm, bảo vệ tổ quốc, vì mảnh đất máu thịt của quê hương, đất nước, họ đã khôngngại hy sinh tuổi thanh xuân, thân thể, sinh mạng, tài sản để cống hiến cho côngcuộc đấu tranh giành tự do cho đất nước, độc lập cho dân tộc

Khi đất nước được hòa bình, độc lập, thống nhất, thời thanh xuân trẻ trung,sôi nổi đã qua đi, thậm chí có nhiều người mất đi một phần thân thể của mình, mangtrong mình những vết thương không lành, làm ảnh hưởng tới sức khỏe, gây ra nỗiđau về thể xác, bệnh tật cho bản thân và tốn kém chi phí chữa bệnh của gia đình Vềvới cuộc sống đời thường, họ vẫn luôn sống gương mẫu, luôn thể hiện tinh thần đấutranh quyết liệt với những tiêu cực của xã hội Như vậy, có thể thấy, NCC là nhữngngười có uy tín, có sự ảnh hưởng, để vận động nhân dân hưởng ứng thực hiện cácchủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Tuy nhiên, trong bối cảnhđất nước không ngừng phát triển theo quy luật khách quan; môi trường, điều kiệncủa nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường đòi hỏi sự nhanh nhạy, thích nghi vàkhông “ưu tiên” cho người không bắt kịp xu thế; do đó với hoàn cảnh khó khăn, đôilúc họ cũng có tâm trạng mặc cảm, cảm thấy mình bị thiệt thòi, thua thiệt, mất máthơn so với những người xung quanh

1.1.3 Chính sách công

Trang 13

Hiện nay, thuật ngữ “chính sách” được sử dụng phổ biến trên sách báo, cácphương tiện thông tin và đời sống xã hội, tuy nhiên về mặt học thuật, vẫn chưa có

sự thống nhất về khái niệm chính sách Tại Việt Nam, Từ điển bách khoa toàn thư

đã đưa ra khái niệm chính sách như sau: Chính sách là tập hợp những quyết định,

chương trình, đề án, dự án về phương diện nào đó của chính phủ bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó.

Ở Việt Nam, khoa học chính sách công là một ngành khoa học, và khái niệmchính sách công đã được nhiều tác giả quan tâm Theo tác giả Lê Chi Mai - Học

viện Hành chính quốc gia, thì: chính sách công “là thuật ngữ dùng để chỉ một chuỗi các quyết định hoạt động của nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt

ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu xác định” [23].

Tác giả Đỗ Phú Hải đưa ra cách định nghĩa về chính sách công trong điều

kiện chính trị cụ thể của Việt Nam: “Chính sách công là một tập hợp các chương trình, quyết định chính trị có liên quan của Đảng và Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu và giải pháp, công cụ chính sách nhằm giải quyết các vấn đề xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định”[13] Như vậy, chính sách công là những quyết sách để

dẫn dắt, định hướng sự phát triển của xã hội theo mục tiêu của mình đồng thời đápứng nhu cầu xã hội của người dân Chính sách công có thể chi phối chung tới mọilĩnh vực của đời sống xã hội, song có những chính sách chỉ tập trung chi phối, cụthể riêng biệt đối với từng ngành, từng lĩnh vực của đời sống xã hội với những mụctiêu nhất định

Từ những quan niệm nêu trên, trong luận văn này, có thể hiểu chính sáchcông như sau: Chính sách công là tập hợp các quyết định chính trị - pháp lý, các chủtrương, đề án, dự án có liên quan tới một vấn đề cụ thể nào đó với một mục tiêu xácđịnh trong một thời gian nhất định Chủ thể ban hành chính sách sẽ đảm bảo nguồnlực; điều kiện để thực hiện chính sách nhằm đạt được mục tiêu đã được xác định

1.2.4 Chính sách NCC với cách mạng (hay còn gọi là chính sách ưu đãi NCC với cách mạng).

Chính sách NCC với cách mạng là một chính sách lớn có diện bao phủ rộng

Trang 14

trong hệ thống chính sách trợ giúp xã hội, là trách nhiệm và là sự ghi nhận, tôn vinhnhững cống hiến của họ đối với đất nước Chính sách ưu đãi NCC với cách mạngmột mặt thể hiện cam kết chính trị của Đảng, Nhà nước về trách nhiệm đối vớiNCC và thân nhân của họ; mặt khác nó là sự thể hiện những truyền thống đạo lý tốtđẹp của dân tộc Việt Nam Đây là những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc taqua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước Chính sách có giá trị giáo dục sâu sắc

và thể hiện sự tri ân đối với người có công Như vậy, chính sách NCC với cách

mạng là: tập hợp các quyết định, chương trình, đề án, dự án chính trị - pháp lý ở Trung ương, địa phương có liên quan đến NCC với cách mạng nhằm lựa chọn mục tiêu, giải pháp và công cụ chính sách để giải quyết các vấn đề liên quan theo mục tiêu tổng thể của chính sách đã được xác định.

1.2 Mục tiêu, nội dung, ý nghĩa của chính sách NCC với cách mạng

Chăm sóc, ưu đãi NCC với cách mạng không chỉ là trách nhiệm của Đảng,Nhà nước và toàn xã hội, mà còn thể hiện truyền thống và đạo lý của dân tộc “uốngnước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” Vì vậy, từ trước tới nay, trong bấtluận hoàn cảnh nào, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng luôn xác định chính sách đốivới thương binh, liệt sĩ và NCC với Tổ quốc là một trong những chính sách lớn, có

vị trí rất quan trọng trong chính sách an sinh xã hội Đặc biệt, trong sự nghiệp đổimới với chủ trương hướng về cơ sở, không để bất kỳ NCC nào thiệt thòi, Đảng vàNhà nước đã từng bước sửa đổi, bổ sung về đối tượng, định mức trợ cấp; chế độ ưuđãi đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, NCC với cách mạng Nghị quyết Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991) khẳng định:“Quan tâm chăm sócthương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những NCC với cách mạng, coi đó vừa làtrách nhiệm của Nhà nước, vừa là trách nhiệm của toàn dân; sớm ban hành chế độtoàn dân đóng góp vào quỹ đền ơn, trả nghĩa để chăm lo đời sống thương binh, gia

đình liệt sĩ và những NCC với cách mạng” [1,tr.74] Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội VII của Đảng cũng chỉ rõ: “có chính sách thích đáng đối với các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh

binh”; đồng thời, trở thành

Trang 15

một nguyên tắc hiến định ghi nhận ở Điều 67, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam.

Trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng ta tiếp tục khẳng định:Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi NCC với nước, vận động toàn xã hội tham giacác hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nâng cao mức sống về mặt vật chất, tinh thần củaNCC

Bên cạnh đó là nhiều văn bản khác cụ thể các hình thức, mức hỗ trợ đốivới NCC với cách mạng, cụ thể: Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19-7-2017 Ban Bí thưTrung ương Đảng, về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tácNCC cách mạng; Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 20-10-2013 hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách nhưthương binh không có giấy tờ; Thông tư liên tịch số 05/2013/TT-BLĐTBXH-BQPhướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi NCC vớicách mạng và thân nhân; Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg ngày 06-12-2013 của Thủtướng Chính phủ quy định về quy định về chế độ, chính sách và công tác bảo đảmđối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; Quyết định

số 35/2017/QĐ-TTg ngày 25-7-2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định

số 75/2013/QĐ- TTg ngày 06-12-2013 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số22/2013/QĐ-TTg ngày 26-4-2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ NCC vớicách mạng về nhà ở…

* Các chính sách ưu đãi cụ thể đối với NCC với cách mạng.

Chính sách ưu đãi đối với NCC được khẳng định nhiều trong các văn bảnquy phạm pháp luật, văn bản quy pháp quy, văn bản hành chính… Do có nhiềunhóm đối tượng nên có sự hỗ trợ khác nhau và định mức khác nhau, nhưng tựutrung lại thì các chính sách hỗ trợ chủ yếu tập trung vào các chế độ ưu đãi sau đây:

(1) Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần: Từ ngày28/7/2018, mức chuẩn để xác định mức phụ cấp, trợ cấp ưu đãi đối với NCC là1.515.000 đồng (theo quy định tại Nghị định số 99/2018/NĐ-CP ngày 12/7/2018của Chính phủ quy định mức phụ cấp, trợ cấp ưu đãi đối với NCC với cách

Trang 16

(2) Bảo hiểm y tế: Thực hiện theo Thông tư 25/2016/TT-BLĐTB&XH ngày26/7/2016 của Bộ LĐTB&XH hướng dẫn xác định, quản lý đối tượng tham gia bảohiểm y tế theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế

(3) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe: Thực hiện điều dưỡng tập trung hoặcđiêu dưỡng tại gia đình Mức quy định chế độ điều dưỡng được thực hiện theoThông tư 13 năm 2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

(4) Hỗ trợ người có công về nhà ở: đó là hỗ trợ về sửa chữa nhà, hoặc làm mới nhà ở cho người có công

(5) Được ưu đãi cộng điểm trong trong tuyển sinh, miễn giảm học phí, hỗ trợđào tạo, được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốcdân đến trình độ đại học; hỗ trợ vây vốn phát triển kinh tế … Thực hiện theo số36/2015/TT-BLĐTB&XH ngày 28/9/2015 của Bộ Lao động -Thương binh và xã hội

về hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạođối với NCC với cách mạng và con của họ

1.3 Quy trình và các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách NCC với cách mang.

1.3.1 Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách đối với NCC với cách mạng.

Tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng là một bước của chu trìnhchính sách Quá trình chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng là quá trìnhthực hiện trên thực tế các hoạt động; các quyết định về chi trả trợ cấp thường xuyên,đột xuất; hỗ trợ nhà ở… đối với NCC với cách mạng

Tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi NCC với cách mạng là hoạt động mangtính khách quan để duy trì công cụ chính sách theo yêu cầu quản lý của Nhà nước

và cũng là để đạt được mục tiêu đề ra của chính sách Đây là khâu kết nối các bướctrong chu trình chính sách NCC thành một hệ thống, từ khâu xây dựng chính sách,thực hiện chính sách, đánh giá và tổng kết chính sách, thiếu vắng công đoạn này thìchính sách chỉ tồn tại trên giấy tờ, không có giá trị thực tiễn

Trang 17

Thực hiện chính sách là khâu triển khai trên thực tế các hoạt động cụ thể, cógiá trị thực tiễn sâu sắc.

Xây dựng được chính sách NCC với cách mạng đúng, có chất lượng là rấtquan trọng; nhưng thực hiện đúng chính sách còn có ý nghĩa quan trọng hơn; bởi lẽtrong quá trình xây dựng chính sách thì bao trùm mọi địa phương; nhưng thực hiệnchính sách thì yếu tố vùng miền, yếu tố giữa chính các đối tượng trong cùng mộtnhóm cũng có sự khác nhau Như vậy, nếu chủ thể ban hành chính sách có ý nghĩa,

có giá trị, song nếu chính sách đó không được thực hiện có hiệu quả trên thực tếcũng sẽ trở thành lý luận suông, không đem lại giá trị cho đối tượng thụ hưởng màchính sách hướng tới; thậm chí còn ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước, chủ thể banhành chính sách, đặc biệt đối với những chính sách mang tính nhân văn sâu sắc nhưchính sách NCC với cách mạng Nếu chính sách NCC với cách mạng được thựchiện không đúng, tức là có sai lệch trong khâu thực hiện (sai lệch về mức trợ cấp,điều kiện hỗ trợ…), thì chính sách không hiệu qảu, gây thất thoát về kinh tế; mâtslongf tin của nhân dân đối với nhà nước

Qua thực tiễn tổ chức thực hiện thì nhà hoạch định chính sách sẽ đo lường,đánh giá được tính thực tiễn, sự phù hợp hay không phù hợp, chính sách có đi vàocuộc sống hay không đi vào cuộc sống Thực tế đã chứng minh, khi xây dựng chínhsách, các nhà hoạch định chính sách chưa nhận thấy, hoặc chưa phát hiện ra; ví dụ:

Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT ngày 4/7/2013 về việc sửađổi, bổ sung nhóm đối tượng hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh Cụ thể, đốitượng được bổ sung thêm: Bà mẹ Việt Nam anh hùng Khi quy định này được thựchiện trên thực tế đã gặp phải những bất cập, phản ứng từ nhân dân Như vậy, có thểkhẳng định: việc phân tích đánh giá chính sách NCC với cách mạng (mức độ tốt,xấu) chỉ có cơ sở đầy đủ, có sức thuyết phục sau khi thực hiện chính sách Thực tiễn

là câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất về hiệu quả của chính sách; kết quả thực hiệnchính sách NCC với cách mạng sẽ là thước đo, là cơ sở đánh giá một cách chính xác

và khách quan chất lượng, hiệu quả của chính sách NCC với cách mạng Như vậy,khâu tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng là rất quan trọng, là yếu tố

Trang 18

khẳng định giá trị thực tiễn của chính sách.

1.3.2 Các bước tổ chức thực hiện chính sách đối với NCC với cách mạng

Tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng là quá trình triển khainhiệm vụ, hoạt động đan xen, kế tiếp, tác động và bổ sung cho nhau; nhiệm vụ nàythành công sẽ là cơ sở để triển khai nhiệm vụ tiếp theo Để tổ chức thực hiện chínhsách có hiệu quả, không bỏ xót mục tiêu thì việc tổ chức cần phải tuân thủ một quytrình chặt chẽ và thống nhất Trình tự thực hiện các trong tổ chức thực hiện chínhsách tạo thành 01 quy trình thống nhất Mỗi bước trong quy trình có yêu cầu, nhiệm

vụ, có ý nghĩa khác nhau, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, bước này làđiều kiện, là căn cứ, cơ sở để thực hiện bước tiếp theo Hiệu quả của từng bước sẽgóp phần nâng cao hiệu quả của chính sách

1.3.2.1 Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách NCC với cách mạng

Tổ chức thực hiện chính sách công nói chung, thực hiện chính sách NCC vớicách mạng nói riêng để đảm bảo thống nhất và có hiệu quả cao cần phải thực hiệntheo kế hoạch.Vì tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng là quá trìnhphức tạp, nhiều cá nhân, tổ chức tham gia và diễn ra trong một thời gian dài Đểthống nhất và đảm bảo về thời gian, hoạt động cụ thể; nguồn kinh phí đảm bảo;trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động chính sách thì cần phải xây dựng kếhoạch triển khai thực hiện chính sách

- Kế hoạch khái quát, tổng hợp: gồm dự kiến các cơ quan chủ trì và cơ quanphối hợp triển khai thực hiện, kinh phí đảm bảo thực hiện; số lượng và chất lượngnhân sự tham gia tổ chức thực thi chính sách quyền và trách nhiệm của cán bộ quản

lý và cán bộ thực thi chính sách, cơ chế tác động của giữa cấp trong tổ chức thựchiện chính sách NCC với cách mạng

- Kế hoạch về nguồn lực: Dự kiến về các nguồn lực tài chính, các nguồn lực

kỹ thuật…

- Kế hoạch, thời gian cụ thể: Dự kiến thời gian duy trì, dự kiến thời gian thựchiện các bước tổ chức triển khai thực hiện chính sách, có thể gồm các hoạt động (có

Trang 19

thể kế hoạch hoặc công văn triển khai): Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến chính sách;

Kế hoạch triển khai thực hiện

- Kế hoạch kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật thực hiện chính sách: Trong

đó, cần dự kiến về thời gian, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thựchiện chính sách Các nội dung về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tậpthể trong tổ chức thực hiện chính sách cũng được đưa ra trong kế hoạch Lưu ý, việc

tổ chức kiểm tra, giám sát phải đảm bảo không ảnh hưởng tiêu cực tới việc thựchiện chính sách; không tổ chức nhiều đoàn kiểm tra 1 địa phương; không gây mấtthời gian tại cơ sở …

Sau khi các Kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền thông qua thì có giá trịthực hiện trên phạm vi theo quy định Tuy nhiên, trong quá trình triển khai kế hoạchthì có thể xem xét các điều kiện thực tế do đặc thù địa phương hoặc các điều kiệnkhách quan khác có thể ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện kế hoạch; thì các chủ thểthực hiện có thể có đề xuất, kiến nghị để điều chỉnh thời gian, phương pháp thựchiện Việc điều chỉnh này phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền

1.3.2.2 Phổ biến, tuyên truyền chính sách NCC với cách mạng

Phổ biến tuyên truyền chính sách giúp nhân dân, NCC và thân nhân, các chủthể tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và yêu cầu củachính sách, về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và

về tính khả thi của chính sách… để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu của nhà nước.Đồng thời, phổ biến tuyên truyền nội dung chính sách; đối tượng hướng tới củachính sách; thời gian thực hiện chính sách… giúp cho cán bộ công chức thực hiệnchính sách nhận thức được ý nghĩa, quy mô của chính sách đối với đời sống xã hội,

để họ chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp hoàn thành nhiệm vụđược giao Công tác phổ biến, tuyền tuyền chính sách NCC với cách mạng cần đượcthực hiện thường xuyên liên tục với nhiều hình thức như trực tiếp tiếp xúc, trao đổivới các đối tượng chính sách, hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin đạichúng như: các đài phát thanh, đài truyền hình, các báo, tạp chí… lựa chọn nàocũng phải chú ý đến tính kinh tế; tránh phô trương, lãng phí

Trang 20

1.3.2.3 Phân công phối hợp thực hiện chính sách NCC với cách mạng

Do thực hiện chính sách có nhiều chủ thể tham gia, do vậy cần có sự phâncông để đảm bảo tính thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, các ngành,các cấp Sự phân công, phối hợp thể hiện trách nhiệm liên đới giữa nhiều cơ quankhác nhau, cơ quan cấp trên với cấp dưới; cơ quan chuyên mon với cơ quan chỉ đạochung …

Trong phân công nhiệm vụ thực hiện chính sách NCC cần đặc biệt phát huy vaitrò của tập thể, cá nhân có sự ảnh hưởng lớn đối với nhóm đối tượng NCC hoặc chú ýđến khả năng, trình độ năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cá nhân

Việc phân công trong quá trình thực hiện phải chặt chẽ, khoa học và hợp lý,

cơ quan chịu trách nhiệm chính, có quan có trách nhiệm phối hợp …

1.3.2.4 Duy trì chính sách NCC với cách mạng

Duy trì chính sách NCC với cách mạng huy động sự tham gia của các chủ thể

để chính sách tiếp tục được thực hiện và đem lại giá trị thực tiễn Trong quá trìnhthực hiện chính sách, các chủ thể có trách nhiệm cần tham mưu đề xuất các giảipháp, các biện pháp nhằm cản trở, gây ảnh hưởng tới hiệu quả chính sách Đó là,khi thực hiện chính sách gặp những khó khăn do môi trường thực tế biến động đòihỏi đội ngũ cán bộ, công chức thực thi chính sách phải có năng lực hay kiến thức sửdụng hệ thống công cụ quản lý tác động nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho việcthực thi chính sách, đồng thời chủ động đề xuất với các cơ quan có thẩm qyền xemxét điều chỉnh chính sách cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế

1.3.2.4 Điều chỉnh chính sách NCC với cách mạng

Hoạt động điều chỉnh chính sách NCC với cách mạng là hoạt động có thể phátsinh trong tổ chức thực hiện chính sách Bởi lẽ, điều chỉnh chính sách là sự thay đổi cơchế thực hiện mà không rời xa mục tiêu nhưng chính sách phù hợp với yêu cầu quản lý

và tình hình thực tế Thông thường, trong quản lý nhà nước thì cơ quan nào ban hànhchính sách thì cơ quan đó có quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách, điều này nhằm đảmbảo tính thống nhất của chính sách Tuy nhiên, trên thực tế việc điều chỉnh các biệnpháp hoặc cơ chế trong thực hiện chính sách diễn ra rất năng động,

Trang 21

linh hoạt phù hợp với tình hình thực tiễn tại mỗi địa phương, vì thế cơ quan nhànước các ngành, các cấp, chủ động điều chỉnh biện pháp thực hiện có hiệu quảchính sách miễn là không làm thay đổi mục tiêu chính sách.

1.3.2.5 Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra thực hiện chính sách NCC với cách mạng

Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra là chức năng, là công cụ của quản lý Kiểm tra cóthể để hỗ trợ kỹ thuật hoặc kiểm tra để nhận định những khó khăn, thách thức trongquá trình thực hiện Thực tế, chính sách NCC với cách mạng được thực hiện trên địabàn rộng lớn, trong phạm vi cả nước Đồng thời, việc thực hiện do nhiều cơ quan, tổchức, cá nhân tham gia Bên cạnh đó, mỗi địa phương, vùng miền có các điều kiện

về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường khác nhau; cũng như trình độ,năng lực, tổ chức điều hành của các cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nướchoặc ở cùng hệ thống nhưng ở cấp khác nhau thì chất lượng tham mưu và giải quyếtcũng khác nhau Do vậy, hoạt động đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chínhsách là hoạt động bắt buộc phải thực hiện trong khâu thực hiện chính sách Qua đônđốc, theo dõi kiểm tra, quá trình thực hiện các hoạt động thực tiễn như: chi trả chínhsách, rà soát đối tượng, thẩm điịnh điều kiện để hưởng chính sách… một mặt, kiểmtra được chất lượng công việc mà cán bộ, công chức thực hiện; mặt khác kịp thời hỗtrợ kỹ thuật cho cán bộ thực hiện cũng như phát hiện nguyên nhân của những bấtcập, hạn chế

Hoạt động kiểm tra thực hiện chính sách NCC với cách mạng cần phải đượctiến hành theo kế hoạch, phải bảo đảm các nguyên tắc kiểm tra, phải đảm bảo tínhkhách quan, thông tin chính xác; sai phạm phải có căn cứ

1.3.2.6 Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách NCC với cách mạng

Tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện chính sách NCC là bước cuối cùng làhoạt động xem xét lại quá trình tổ chức các hoạt động cụ thể trong quá trinfht hwcujhiện trên thực tế Hoạt động tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chínhsách là quá trình xem xét lại, kết luận và chỉ đạo điều hành thực hiện chính sách là

Trang 22

các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở Công tác tổng kết đánh giá có thểtheo định kỳ hoặc hàng năm hoặc theo giai đoạn thực hiện Việc đánh giá không chỉtập trung vào hiệu quả thực hiện chính sách, vai trò của các chủ thể chính sách, mụctiêu hướng tới của chính sách và đánh giá được cả sự ảnh hướng của chính sách, sựđánh giá tới các chủ thể khác trong xã hội về chính sách Nghị định số 34/2016/NĐ-

CP ngày 14/5/2016 hướng dẫn thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

năm 2015 có quy định: “Tác động của chính sách được đánh giá gồm: Tác động về kinh tế …; tác động về xã hội ; tác động về giới của chính sách (nếu có) ; tác động của thủ tục hành chính (nếu có) ; tác động đối với hệ thống pháp luật…

Như vậy, để tổng kết, đánh giá công tác chỉ đạo điều hành thực hiện chínhsách NCC với cách mạng thì phải căn cứ vào kế hoạch triển khai thực hiện chínhsách và kế hoạch điều chỉnh (nếu có) Đồng thời có thể kết hợp sử dụng nhiều vănbản quy định mối quan hệ giữa các ngành, bộ, địa phương về việc phối hợp chỉ đạođiều hành tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng Bên cạnh đó, để đánhgiá toàn diện thì chủ thể đánh giá cần quan tâm đến việc thực thi chính sách của cácđối tượng trực tiếp và gián tiếp thụ hưởng chính sách NCC với cách mạng Việcđánh giá chính sách có thể dựa vào các yếu tố định lượng hoặc định tính Yếu tốđịnh lượng có thể thể là: số lượt NCC được hỗ trỡ, tổng kinh phí hỗ trợ; số nhà đượcsửa, xây mới hoặc yếu tố định tính, đó là: tinh thần hưởng ứng thực hiện đúngmục tiêu chính sách …

1.3.3 Những yếu tố đảm bảo trong việc tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi NCC với cách mạng

Trong quá trình thực hiện chính sách NCC với cách mạng, nhất thiết phảiđảm bảo các yếu tố sau: thực hiện đúng mục tiêu chính sách người có công với cáchmạng; thực hiện và đảm bảo tính hệ thống trong tổ chức thực hiện chính sách NCCvới cách mạng; đảm bảo tính pháp lý, khoa học và hợp lý trong tổ chức thực hiệnchính sách NCC với cách mạng

1.3.3.1 Thực hiện đúng mục tiêu chính NCC với cách mạng

Có thể nói chính sách NCC với cách mạng là chính sách mang ý nghĩa nhân

Trang 23

văn sâu sắc Mục tiêu chính của chính sách ưu đãi NCC với cách mạng là ưu đãi xãhội đối với NCC với cách mạng nhằm tri ân và giúp đỡ một phần khó khăn trongcuộc sống Mặt khác, khơi dậy tinh thần lạc quan, vươn lên, khắc phục mọi khókhăn trong cuộc sống với phương châm “còn sức còn cống hiến” hoặc như lời dạycủa Bác Hồ “Thương binh tàn mà không phế” Đó chính là sự lao động cần cù, ýthức tự vượt lên bệnh tật và mọi khó khăn trong cuộc sống, với ý thức không đòihỏi, trông chờ, ỉ lại vào Đảng, Nhà nước , đã thật sự là động lực tinh thần lớn laogiúp các anh, các chị ấy làm đẹp bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.

1.3.3.2 Yêu cầu đảm bảo tính hệ thống trong tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng

Với sự phân công rõ ràng và quy định trách nhiệm cụ thể của các cơ quan từTrung ương đến địa phương về vai trò, vị trí của chính sách NCC với cách mạng,

Bộ LĐ - TB&XH đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan như: Bộ Quốcphòng, Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh thành phố; Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai các hoạt độngthiết thực như: Khảo sát, đánh giá thực trạng; rà soát thực trạng đối tượng; hoạtđộng tổ chức thông tin, tuyên truyền các chế độ, chính sách về chính sách NCC vớicách mạng bằng nhiều hình thức phong phú và phù hợp như: tuyên truyền trên cácphương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các hội nghị tuyên truyền tại một số địaphương; đối thoại trực tiếp với các người dân; tổ chức, xuất bản các ấn phẩm tuyêntruyền tờ rơi, sách tìm hiểu về chính sách NCC với cách mạng, pano, áp phích

1.3.3.3 Đảm bảo tính pháp lý, khoa học và hợp lý trong tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng

Có thể thấy, việc quy định chính sách ưu đãi NCC với cách mạng được quyđịnh tại các văn bản quy phạm pháp luật; mang giá trị pháp lý cao Việc chuẩn bịsẵn sàng về cơ sở vật chất và nhân lực ở cả Trung ương và địa phương đảm bảochính sách được ban hành là triển khai ngay, không vướng mắc, đảm bảo giải quyếtđúng đối tượng, đúng chế độ và đúng thời hạn

Thời gian đầu thực hiện chính sách NCC với cách mạng, Cục NCC đã chủ

Trang 24

động phối hợp, tổ chức các đoàn khảo sát trao đổi, kịp thời tháo gỡ những khó khăn,vướng mắc trong giải quyết chế độ chính sách ưu đãi NCC với cách mạng theo quyđịnh hoặc tổ chức triển khai thí điểm để có những

1.3.3.4 Đảm bảo đảm lợi ích thực sự cho đối tượng thụ hưởng chính sách NCC với cách mạng

Chính sách NCC với cách mạng là nhằm giúp đỡ NCC tiếp cận nguồn vốnphát triển sản xuất, tăng thu nhập; giúp đỡ NCC tăng khả năng tiếp cận dịch vụ xãhội; chính sách chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm y tế dành cho chính bản thân NCC(nếu NCC có khả năng tự phục vụ và có nhu cầu đi điều dưỡng tập trung thì sẽ đượcđưa đến Trung tâm Điều dưỡng của tỉnh để thực hiện chăm sóc, điều dưỡng sứckhỏe); chính sách ưu đãi trong giáo dục đối với NCC và con của họ cũng hướng tớiviệc chia sẻ một phần đóng góp trong chi phí học tập, giảm bớt khó khăn

1.3.4 Các nhân tố, điều kiện ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng

- Thể chế chính sách NCC với cách mạng: Thể chế chính sách là trụ cột quan

trọng của hệ thống chính sách an sinh xã hội mà cụ thể là chính sách ưu đãi xã hội.Chính sách ưu đãi người có công sẽ xác định 02 nhóm chủ thể cơ bản: Chủ thể thựchiện chính sách (đó là các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc triên rkhaithực hiện chính sách) và Chủ thể hưởng lợi từ chính sách (đó là đối tượng người cócông)

Nếu chính sách ưu đãi NCC với cách mạng phù hợp với đòi hỏi với thực tiễncuộc sống thì việc thực hiện chính sách NCC với cách mạng sẽ thuận lợi, khả thi;ngược lại chính sách NCC với cách mạng không phù hợp với đòi hỏi với thực tiễncuộc sống thì việc thực hiện chính sách NCC với cách mạng sẽ khó khăn, thậm chíkhông khả thi, thiếu hiệu quả

- Chủ thể thực hiện chính sách (bao gồm cơ quan, tổ chức có chức ăng nhiệm vụ cụ thể): Nhân tố này có vai trò quyết định trong việc tổ chức các chính

sách NCC với cách mạng Cho dù chính sách có tốt đến mấy đi chăng nữa nhưng tổchức thực hiện không tốt thì chính sách sẽ không đi vào cuộc sống Do vậy, việc

Trang 25

cơ cấu tổ chức, năng lực, phẩm chất, phương thức phối hợp) để thực hiện có hiệuquả việc thực hiện chính sách NCC với cách mạng Về nguyên tắc, có thể thiết lập

hệ thống tổ chức độc lập cho từng hợp phần; nhưng cũng có thể sử dụng bộ máychính quyền hiện có để thực hiện, tùy điều kiện cụ thể Thể chế chính sách mangtính phổ cập thì chi phí quản lý ít và bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ và ngược lại,thể chế phức tạp thì chi phí quản lý tốn kém hơn; là nguyên nhân làm giảm hiệu quảviệc thực thi chính sách và giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước

- Sự đồng thuận của xã hội và nhân dân: Sự tồn tại, phát triển, duy trì của hệ

thống chính sách ưu đãi NCC với cách mạng phụ thuộc vào nhận thức chung vềChính sách ưu đãi NCC với cách mạng của xã hội Khi cộng đồng dân cư, các tổchức và nhà nước hiểu được ý nghĩa nhân văn của chính sách ưu đãi NCC với cáchmạng, từ đó có sự lan tỏa trong cộng đồng và thu hút cộng đồng tự nguyện và tíchcực tham gia, thì các hoạt động này mới có cơ hội phát triển và có giá trị thực tiễn

Sự đồng thuận của đối tượng thụ hưởng chính sách cũng là một yếu tố quantrọng góp phần cho việc thực hiện chính sách và là câu trả lời chính sách cho sự phùhợp của chính sách Nếu chính sách hỗ trợ những vấn đề người có công không cónhu cầu, hoặc không phù hợp với nhu cầu của gia đình thì họ không hưởng ứng

- Môi trường thực hiện chính sách NCC với cách mạng: Sự khác biệt về điều

kiện tự nhiên, xã hội của mỗi địa phương, vùng, miền: Những địa phương, vùng,miền có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, người dân có hiểu biết và nhậnthức về chính sách NCC với cách mạng thì việc thực hiện chính sách NCC với cáchmạng thuận lợi; ngược lại nơi nào có vị trí, điều kiện tự nhiên khó khăn, thì việcthực thi chính sách NCC với cách mạng khó khăn Tốc độ, quá trình phát triển kinh

tế của các địa phương, vùng, miền: Nếu địa phương nào có tốc độ phát triển kinh tếcao, nguồn nội lực vững vàng; công ăn việc làm, thu nhập của người lao động ổnđịnh, mức độ thất nghiệp thấp thì việc thực thi chính sách NCC với cách mạngthuận lợi và ngược lại

Yếu tố chính trị: Nơi nào ổn định, khoogn có các biểu hiện tiêu cực như bạo loạn, lật đổ thì việc thực hiện chính sách người có công cũng hiệu quả

Trang 26

1.3.5 Chủ thể thực hiện chính sách NCC với cách mạng

Trước hết, các chủ thể thuộc hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước.Chính sách NCC được ban hành và thực hiện trên phạm vi cả nước do vậy, hệ thốngcác cơ quan theo cấp chính quyền cũng bao gồm 4 cấp: Trung ương, tỉnh (thành phốtrực thuộc trung ương), huyện (quận, thị xã), xã (phường, thị trấn) Điều hành và chỉđạo chung thì do Chính phủ và UBND các cấp, còn chỉ đạo về công tác chuyên môn

và các hoạt động cụ thể thì do Bộ LĐ-TB&XH, và Sở LĐ-TB&XH các tỉnh (thànhphố) đến cơ sở thực hiện, cụ thể:

- Chính phủ và các bộ, ngành, trung ương:: Cơ quan điều hành chung, thống

nhất quản lý là Chính phủ; cơ quan chuyên môn là Bộ LĐ-TB&XH: Các Vụ, cácCục, Tổng cục, Trung tâm, các Viện, Tạp chí và các Trường đào tạo, bồi dưỡng cán

- Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan chuyên môn cấp huyện:: UBND cấp

huyện lãnh đạo, quản lý, điều hành việc thực hiện chính sách ASXH; Phòng LĐ-TB&XH

là cơ quan chuyên môn tham mưu UBND quận và chịu trách nhiệm chính trong thực hiện chính sách NCC với cách mạng trên địa bàn cấp huyện

- Ủy ban nhân dân cáp xã và bộ phận giúp việc: UBND phường lãnh đạo,

quản lý, điều hành việc thực hiện chính sách Giảm nghèo; Chính sách ưu đãi NCCvới cách mạng và cán bộ LĐ-TB&XH của phường trực tiếp thực hiện

Bên cạnh đó, còn có sự tham gia của hệ thống các cơ quan Trung ương, địaphương có một số nhiệm vụ tương đồng hoặc đối tượng có liên quan tới đảm bảothực hiện chính sách NCC

Trang 27

Kết luận Chương 1

Qua nghiên cứu các khái niệm và các nội dung cơ bản về thực hiện chínhsách NCC với cách mạng, có thể thấy rằng việc ban hành, thực hiện chính sách đốivới NCC là chủ trương, chính sách kịp thời và đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.Việc ban hành và đảm bảo các điều kiện thực hiện chính sách ưu đãi NCC được xuấtphát từ yêu cầu thực tiễn phù hợp điều kiện, tình hình của đất nước và đáp ứng yêucầu, nguyện vọng của các đối tượng và nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội

Tác giả đã phân tích làm rõ nhân tố cơ bản ảnh hưởng, tác động đến thực hiệnchính sách NCC với cách mạng Các chủ thể thực hiện chính sách NCC với cáchmạng Đây là các nội dung cơ bản, ảnh hưởng trực tiếp tới thực tiễn thực hiện chínhsách cũng như hiệu quả thực hiện chính sách

Trang 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

Ở THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM

2.1 Đặc điểm chung của thành phố Tam Kỳ và tỉnh Quảng Nam

Thành phố Tam Kỳ là tỉnh lỵ, đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh QuảngNam; cách thành phố Đà Nẵng 70 km về Phía Bắc; cách sân bay Chu Lai, cảng Kỳ

Hà khoảng 30 km, cách khu công nghiệp và nhà máy lọc dầu Dung Quất khoảng 40

km về phía Nam Các ngành kinh tế ở Tam Kỳ hiện nay đang chuyển dịch cơ cấukinh tế từ khu vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp; tập trung tăng nhanh tỷ trọngthương mại, dịch vụ và công nghiệp và giảm dần, tỷ lệ nông nghiệp và tỷ lệ laođộng trong khu vực nông nghiệp Tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành Thươngmại - dịch vụ luôn đạt từ 25 - 28%; góp phần vào phát triển kinh tế- xã hội của địa

phương [28].

Trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ có nhiều di tích lịch sử, văn hóa có ý nghĩagiáo dục truyền thống và tạo sức hút đối với du khách trong và ngoài tỉnh như: Địađạo Kỳ Anh, Tượng đài Chiến thắng Mậu Thân, Văn Thánh Khổng Miếu, khu ditích lịch sử Rừng cây mang tên Bác Hồ, Phủ đường Tam Kỳ, di tích lịch sử cáchmạng Chi bộ Đồng, tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng, Khu di tích lịch sử NúiChùa, Mộ cụ Thuyết vv , trong đó có 21 di tích được công nhận là di tích văn hóa,lịch sử cấp quốc gia và cấp tỉnh Các di tích lịch sử văn hoá này là nguồn tài nguyênđang được khai thác để thu hút du lịch và bảo tồn, tôn tạo nhằm phát huy, gìn giữgiá trị Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên này còn nhằm xác định bản sắc của đô thị,một điều quan trọng để nhận diện và tạo giá trị độc đáo cho đô thị

Thành phố Tam Kỳ là trung tâm kinh tế - văn hóa của tỉnh; có vị trí địa lý đặcbiệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Với thếmạnh và tiềm năng địa thế đặc thù, tương lai thành phố sẽ là địa phương trọng điểm

Trang 29

Bên cạnh đó, Quảng Nam là địa phương gánh chịu hậu quả nặng nề củachiến tranh, có số lượng đối tượng chính sách đông với hơn 330.000 người (chiếmtrên 23% dân số) Trong đó, có trên 65.400 liệt sĩ, trên 30.500 thương bệnh binh,trên 45.300 NCC giúp đỡ cách mạng… Đặc biệt, toàn tỉnh hiện nay có 14.792 Bà

mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH), trong đó có 911 mẹ còn sống [11] Số lượng

NCC của thành phố Tam Kỳ là: hơn 8.000 NCC với cách mạng (trong đó có 3.400liệt sĩ, 800 Mẹ Việt Nam Anh hùng (có 37 Mẹ còn sống), 7 cán bộ lão thành cáchmạng và tiền khởi nghĩa còn sống, 2 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cònsống, 1.200 thương, bệnh binh, 787 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ

bị nhiễm chất độc hóa học, 373 NCC giúp đỡ cách mạng, 401 người hoạt độngkháng chiến bị địch bắt tù đày thành phố đang thực hiện chi trả trợ cấp hằng tháng

cho 3.478 đối tượng với tổng kinh phí trên 4,9 tỷ đồng [10].

Với đặc điểm kinh tế- xã hội của tỉnh, thành phố như trên, đã có sự ảnhhưởng, sự tác động lớn tới việc thực hiện chính sách NCC với cách mạng, như sau:

Thứ nhất, Quảng Nam nói chung và thành phố Tam Kỳ nói riêng, luôn xác

định công tác an sinh xã hội, công tác thực hiện chính sách thương binh, liệt sĩ,NCC là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên chỉ đạo thực hiện và đạt nhiềukết quả Thành phố đã chú trọng trong việc bố trí nguồn lực; tuyên truyền, vận độngcho các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân nâng cao nhận thức về công tác chămsóc NCC Đẩy mạnh các phong trào “đền ơn đáp nghĩa” như phụng dưỡng MẹVNAH, chăm lo nhà ở cho NCC, huy động sổ tiết kiệm, quỹ đền ơn đáp nghĩa, hỗtrợ thương bệnh binh phát triển kinh tế, phong trào áo lụa tặng bà, phong trào đi tìmđịa chỉ đỏ…, thành phố đã tập trung chỉ đạo ban hành các văn bản triển khai việcthực hiện chính sách NCC với cách mạng

Thứ hai, công tác thực hiện và tuyên truyền chính sách NCC với cách mạng

được thực hiện song kết quả còn nhiều hạn chế Nhiều năm qua, thành phố đã phối hợpđẩy mạnh cuộc vận động toàn dân tham gia công tác “đền ơn đáp nghĩa” nhằm huyđộng nguồn lực hỗ trợ chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của NCC; đẩymạnh giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng, nâng cao nhận thức cho các

Trang 30

tầng lớp nhân dân, tiếp tục khẳng định công tác đền ơn, đáp nghĩa không chỉ là tráchnhiệm của Đảng và Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn dân song vẫn chưađáp ứng được nguyện vọng của nhân dân nói chung và đối tượng NCC nói riêng.

Thứ ba, Quảng Nam là địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó

khăn, Tam Kỳ là thành phố đang phát triển; đối tượng chính sách lớn, do vậy côngtác chăm sóc và mức hỗ trợ của tỉnh, thành phố đối với NCC còn nhiều hạn chế

Thứ tư, hệ thống chính sách văn bản hướng dẫn thực hiện còn dàn trải, chồng

chéo dẫn đến việc thực hiện còn lúng túng, chậm chạp dẫn đến việc khiếu nại củangười dân Thực tế, nhiều vấn đề bất cập từ chính sách của Trung ương khiến choquá trình thực hiện tại cơ sở còn nhiều vướng mắc

Thứ năm, cùng với khó khăn, vướng mắc chung của toàn quốc; đó là vấn đề

hồ sơ để xác nhận NCC Chiến tranh đã lùi xa song việc lưu giữ hồ sơ, giấy tờchứng minh còn ít; các nhân chứng lịch sử ngày một ít đi (do già cả, ốm đau ) nênviệc xác nhận NCC gặp không ít khó khăn

Thứ sáu, mặc dù Nhà nước đã nhiều lần nâng định mức hỗ trợ, song nhìn

chung mức hỗ trợ còn thấp, do vậy phụ cấp ưu đãi mới chủ yếu góp phần giải quyếtkhó khăn trước mắt cho NCC mà chưa tạo được nguồn lực chính hoặc nền tảng đểNCC vươn lên Do vậy, nếu các trường hợp này gặp rủi ro, thiên tai, ốm đau thìthoát nghèo lại tái nghèo

2.2 Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách đối với NCC với cách mạng

2.2.1 Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách ưu đãi NCC với cách mạng

Công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách ưu đãi NCC vớicách mạng tại thành phố Tam Kỳ bám sát sự chỉ đạo và các văn bản của Trung ương

và địa phương, đặc biệt là của Bộ LĐ - TB&XH, Chương trình hành động số CTr/TU ngày 1/10/2012 của Tỉnh ủy Quảng Nam về thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) “Một số vấn đề vềchính sách xã hội giai đoạn 2012-2020”, Chỉ thị số 22-CT-TU ngày 23/7/2012 củaTỉnh ủy Quảng Nam về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác

Trang 31

17-lao động, NCC và xã hội, Chỉ thị số 14/UBND ngày 24/7/2013 của Ủy ban nhândân tỉnh Quảng Nam về đẩy mạnh thực hiện công tác NCC với cách mạng trên địabàn tỉnh Quảng Nam, Quyết định số 2740/QĐ-UBND ngày 5/9/2013 của UBNDtỉnh Quảng Nam về việc Phê duyệt Đề án Hỗ trợ NCC với cách mạng về nhà ở trênđịa bàn tỉnh theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướngChính phủ, Quyết định số 32/2014/QĐ- UBND ngày 20/10/2014 của UBND tỉnhQuảng Nam về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.

Căn cứ vào Nghị quyết hàng năm và các văn bản chỉ đạo, Thành phố Tam Kỳ

đã bám sát nội dung các Quyết định và đã xây dựng nhiều kế hoạch tương ứng vớitừng nội dung cụ thể để triển khai thực hiện, và đã ban hành hàng chục công vănhướng dẫn, giao cho các ngành của thành phố và UBND các xã, phường cũng nhưcác cơ quan liên quan tham gia thực hiện Khi xây dựng các kế hoạch triển khai, cácvấn đề đã được đã nêu rõ về thời gian thực hiện, lộ trình thực hiện, tiến độ hoànthành Qua hệ thống văn bản, báo cáo hàng năm cho thấy các xã, phường đã triểnkhai thực hiện, bám sát sự chỉ đạo của cấp trên; các nội dung trong các kế hoạch,đảm bảo tiến độ, thời gian theo quy định

Bên cạnh các kế hoạch theo tiến độ của Trung ương; thành phố còn triển khainhiều kế hoạch nhằm tôn vinh những NCC tiêu biểu, kế hoạch tổ chức kỷ niệmnhân dịp ngày TBLS 27/7 hàng năm, các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, những

sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, tỉnh và của thành phố

2.2.2 Công tác tuyên truyền, tập huấn các quy định cụ thể về chính sách

ưu đãi NCC với cách mạng

Công tác tuyên truyền, phổ biến được thực hiện thường xuyên, bằng nhiềuhình thức, cụ thể:

- Tổ chức hội nghị tập huấn về thực hiện chính sách ưu đãi NCC cho cán bộ làm công tác người có công các cấp ; các ngành

- Phối hợp với các ngành tổ chức các Hội nghị chuyên đề về thực hiện chínhsách người có công Qua thực tiễn cho thấy, các nội dung về chính sách ưu đãi NCCcủa Đảng và Nhà nước được đông đảo nhân dân, hội viên… quan tâm và từng bước

Ngày đăng: 14/03/2019, 07:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w