Có ý kiến cho rằng vấn đề của BLDS năm 2015 không phải là có sử dụng thuật ngữ vật quyền hay không, mà là tinh thần của vật quyền, với ý nghĩa là một quyền năng rất mạnh của chủ thể đối
Trang 1-
ĐÀO THỊ TÚ UYÊN
QUYỀN HƯỞNG DỤNG THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ
VIỆT NAM NĂM 2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội - 2017
Trang 2-
ĐÀO THỊ TÚ UYÊN
QUYỀN HƯỞNG DỤNG THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ
VIỆT NAM NĂM 2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự
Mã số: 60380103
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN THỊ HUỆ
Hà Nội - 2017
Trang 3riêng tôi
Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích dẫn đúng theo quy định
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn
này
Tác giả luận văn
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài: 1
2 Tình hình nghiên cứu 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
3.1 Mục đích nghiên cứu 4
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 4
4.1 Đối tượng nghiên cứu 4
4.2 Phạm vi nghiên cứu: 4
5 Nội dung, và phương pháp nghiên cứu 5
5.1 Nội dung nghiên cứu: 5
5.2 Phương pháp nghiên cứu: 5
6 Ý nghĩa khoa học của luận văn 6
7 Bố cục của luận văn 6
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN HƯỞNG DỤNG 7
1.1 Một số khái niệm 7
1.1.1 Khái niệm Vật quyền 7
1.1.1.1 Định nghĩa vật quyền 7
1.1.1.2 Đặc điểm của vật quyền 13
1.1.1.3 Hệ quả của vật quyền 14
1.1.1.4 Phân loại vật quyền 15
1.1.2 Khái niệm quyền khác đối với tài sản 21
1.1.3 Khái niệm Quyền hưởng dụng 23
1.2 Quy định về quyền hưởng dụng của một số quốc gia trên thế giới 28
1.2.1 Pháp luật Dân sự Thái Lan: 29
1.2.2 Pháp luật Dân sự Philippines 30
Trang 51.3 Ý nghĩa của việc quy định quyền hưởng dụng 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 40
Chương 2 41
THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN HƯỞNG DỤNG TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 41
2.1 Quyền hưởng dụng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 41
2.1.1 Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng 41
2.1.1.1 Theo quy định của pháp luật: 42
2.1.1.2 Theo thỏa thuận của các bên: 45
2.1.1.3 Theo di chúc: 46
2.1.2 Hiệu lực của quyền hưởng dụng 46
2.1.3 Thời hạn của quyền hưởng dụng 48
2.1.4 Quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng 52
2.1.4.1 Quyền của người hưởng dụng 53
2.1.4.2 Nghĩa vụ của người hưởng dụng 56
2.1.5 Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản 61
2.1.6 Chấm dứt quyền hưởng dụng 65
2.2 So sánh quyền hưởng dụng với quyền sử dụng 66
2.3 Đánh giá những quy định quyền hưởng dụng trong BLDS năm 2015 71 2.3.1 Những ưu điểm 71
2.3.2 Những hạn chế 73
2.4 Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 85
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
Trang 6MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài:
Luật La Mã ra đời rất sớm vào khoảng thế kỉ VI – IV TCN khi Nhà nước La Mã hình thành Tuy nhiên, thời kì cộng hòa trở đi là giai đoạn phát triển hưng thịnh nhất của luật La Mã Vào thời kì này, lãnh thổ đế quóc La Mã được mở rộng nhất và nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh Luật La Mã lúc này có những phát triển vượt bậc như: đưa ra nhiều khái niệm có tính khái quát, có giá trị pháp lí cao, kĩ thuật lập pháp chuẩn xác, từ ngữ rõ ràng, trong sáng Thêm đó, Luật La Mã điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội quan trọng, phổ biến, đặc biệt là quan hệ trọng lĩnh vực dân sự về quyền sở hữu và hợp đồng
Vật quyền từ xưa tới nay trên thế giới vẫn được xem là phạm vi truyền thống của luật tài sản Thế nhưng, vật quyền lại ít được nhắc đến tên trong các văn bản pháp luật Việt Nam và ngay cả trong các giáo trình dạy luật dân sự, mặc dù nội dung của nó đã xuất hiện không ít (tuy chưa đầy đủ) trong Bộ luật Dân sự 2005 và trong một số đạo luật khác
BLDS năm 2015 đã có những thay đổi mới, đặc biệt là quy định về quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản theo hướng tách bạch giữa quan hệ thực tế của người chiếm hữu với tài sản và quan hệ giữa chủ sở hữu với chủ thể có quyền khác đối với tài sản khi có lợi ích trên cùng một tài sản Bên cạnh việc kế thừa có sửa đổi quy định về quyền sở hữu, Bộ luật bổ sung chế định quyền khác đối với tài sản với nội hàm là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác, bao gồm 3
quyền: Quyền đối với bất động sản liền kề; Quyền hưởng dụng; Quyền bề
mặt Sự bổ sung này có ý nghĩa quan trọng nhằm thể chế hóa các nghị quyết
của Đảng và nội dung, tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về sở hữu toàn dân,
sở hữu tư nhân; về xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế và điều tiết nền kinh
tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; về việc Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác
Trang 7yên tâm đầu tư, sản xuất, kinh doanh; về nguyên tắc tài sản hợp pháp của mọi
tổ chức, cá nhân đều được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và những ghi nhận về quyền hưởng dụng trong BLDS năm 2015, mặc dù hiện vẫn cần thời gian áp dụng quy định vào thực tiễn để có thể thấy được cái nhìn cụ thể hơn về việc
áp dụng quy định này có phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam hay không, song việc nghiên cứu, tìm hiểu về quyền hưởng dụng trong BLDS
năm 2015 hiện nay vẫn là việc rất cần thiết
2 Tình hình nghiên cứu
Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2017 đã ghi nhận quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản trong đó có quyền hưởng dụng Tuy nhiên, trên thế giới việc quy định và nghiên cứu về quyền hưởng dụng đã có từ rất lâu đời Việt Nam cũng đã có những công trình nghiên cứu tìm hiểu quy định về quyền hưởng dụng với mục đích đưa vào giảng dạy tại các trưởng đại học như Giáo trình Luật La Mã của TS Nguyễn Ngọc Điện - trường Đại học Cần Thơ, Giáo trình Luật La Mã của trưởng Đại học Luật Hà Nội, Lịch sử văn minh thế giới do Vũ Dương Ninh chủ biên Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về quyền hưởng dụng trong các Giáo trình vẫn thiên nhiều về tính lịch sử và mang tính chất giới thiệu
Trước khi BLDS 2015 ra đời thì đã có rất nhiều bài báo, tạp chí của nhiều tác giả nghiên cứu về quyền hưởng dụng, trong số đó, nổi bật nhất cần
kể các bài viết của tác giả Ngô Huy Cương – Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội – người đã có nhiều bài viết nghiên cứu về vấn đề này, tạo tiền đề nghiên
cứu cho các công trình nghiên cứu sau này như: “Ý tưởng về chế định quyền
hưởng dụng trong BLDS tương lai của Việt Nam”; “Tham luận 1:Tổng luận
về chế định tài sản trong Dự thảo BLDS 2005 sửa đổi” Các công trình
nghiên cứu đã Lược giải về các vật quyền và xác định vị trí của quyền hưởng dụng, và chỉ ra những quy định về quyền hưởng dụng theo Luật La Mã và của
Trang 8một số quốc gia trên thế giới chỉ ra các nội dung về khái niệm quyền hưởng dụng, quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng, quyền và nghĩa vụ của chủ
sở hữu, thời hạn quyền hưởng dụng, căn cứ phát sinh và chấm dứt của quyền hưởng dụng Xong vì các bài viết này được ra đời trước khi BLDS năm 2015
ra đời, do đó, có những nội dung cần nghiên cứu sâu hơn để phù hợp với quy định trong BLDS năm 2015 hiện nay
Sau khi BLDS năm 2015 được ban hành, đã có nhiều tác giả có công trình nghiên cứu về vật quyền và đề cập đến quyền hưởng dụng như:
- Tác giả Ngô Thùy Dương (2016), Hệ thống vật quyền trong BLDS
năm 2015, Luận văn thạc sĩ luật học Luận văn có giá trị tham khảo lớn khi đã
có cái nhìn tổng quát về hệ thống vật quyền trong BLDS năm 2015, đồng thời luận văn cũng có những phân tích, đánh giá về từng loại vật quyền, trong đó
có quyền hưởng dụng Song, với vị trí là một quyền thuộc trong hệ thống các vật quyền khác (vật quyền hạn chế), nên đối với quyền hưởng dụng luận văn mới chỉ dừng lại ở những phân tích và đánh giá ban đầu, chưa có cái nhìn sâu sắc hơn đối với riêng vấn đề này
- Tác giả Bùi Lê Thu (2016), Những điểm mới trong chế định quyền
sở hữu và các quyền khác đối với tài sản trong BLDS năm 2015 phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Luận văn thạc sĩluật học Cũng
giống như luận văn “Hệ thống vật quyền trong BLDS năm 2015” của tác giả
Ngô Thùy Dương, luận văn của tác giả Bùi Lê Thu cũng đã có những đề cập
về quyền hưởng dụng với tư cách là một trong các quyền khác đối với tài sản Song, luận văn cũng chưa có sự phân tích, đánh giá cụ thể đối với vấn đề này
Có thể thấy, hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu nào có nghiên cứu độc lập về quyền hưởng dụng được quy định trong BLDS năm 2015 Cùng với sự ra đời của BLDS năm 2015 với những ghi nhận về quyền hưởng dụng trong Bộ luật đòi hỏi có những công trình nghiên cứu một cách cụ thể về các quy định về quyền hưởng dụng bởi đây là một quyền mới được đưa vào BLDS năm 2015 và được đánh giá là còn khá lạ lẫm đối với người dân
Trang 9Do đó, với mong muốn đóng góp vào việc nghiên cứu quy định quyền
hưởng dụng một cách cụ thể và sâu sắc, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quyền hưởng dụng theo Bộ luật dân sự Việt Nam năm2015” làm đề tài luận văn
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền hưởng dụng, hiểu được bản chất pháp lý của quyền hưởng dụng Tìm hiểu quy định về quyền hưởng dụng trong Luật La Mã, luật một số quốc gia trên thế giới Phân tích các quy định của quyền hưởng dụng trong BLDS năm 2015 Có những so sánh với quy định trong pháp luật Việt Nam Từ đó rút ra những mối liên hệ, những bài học về việc áp dụng các quy định về quyền hưởng dụng trong
BLDS năm 2015 vào thực tiễn
4 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Quy định của pháp luật dân sự về quyền hưởng dụng
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Các quy định về quyền hưởng dụng trong pháp luật La Mã cổ đại: khái niệm, đặc điểm, nội dung, lược sử về quy định quyền hưởng dụng trong pháp luật La Mã
- Quy định về quyền hưởng dụng của pháp luật một số quốc gia trên thế giới (như Pháp, Thái Lan, Hoa Kỳ, )
Trang 10- Đối với pháp luật Việt Nam: Quy định về tài sản, quyền sở hữu và
quyền liên quan trong Bộ luật Dân sự (năm 2005, 2015)
5 Nội dung, và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu khái niệm, bản chất pháp lý về vật quyền, vật quyền khác
và quyền hưởng dụng
- Nghiên cứu quyền hưởng dụng trong Luật La Mã và Luật của một số quốc gia trên thế giới
- Nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam về quyền hưởng dụng
- So sánh quyền hưởng dụng với quyền sử dụng
- Đánh giá những quy định về quyền hưởng dụng trong BLDS năm
2015
- Có những kiến nghị để nâng cao khả năng thực thi pháp luật cũng như
hoàn thiện các quy định của pháp luật
5.2 Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, luận văn dự kiến sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích: Dựa vào hoàn cảnh kinh tế, xã hội, những quy định pháp luật La Mã để rút ra nhận xét và kết luận về quan điểm lập pháp của các nhà làm luật La Mã; dựa vào những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam để rút ra quan điểm pháp lý về vấn đề quyền hưởng dụng của các nhà làm luật Việt Nam;
- Phương pháp so sánh: So sánh quy định của pháp luật La Mã và các quốc gia trên thế giới về quyền hưởng dụng, thấy được những nét tương đồng
và khác biệt So sánh những quy định về quyền hưởng dụng với quy định về quyền sử dụng
- Phương pháp tổng hợp: Từ những phân tích và so sánh để rút ra kết luận về sự ảnh hưởng của pháp luật La Mã đối với pháp luật Việt Nam Rút ra
Trang 11những đánh giá về sự áp dụng quyền hưởng dụng trong pháp luật dân sự Việt
Nam hiện đại
6 Ý nghĩa khoa học của luận văn
Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận về vật quyền, quyền khác đối với tài sản và quyền hưởng dụng; phân tích thực trạng quy định về quyền hưởng dụng trong BLDS năm 2015; đánh giá những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại, và từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hiện hành về quyền hưởng dụng
7 Bố cục của luận văn
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quyền hưởng dụng
Chương 2: Thực trạng quy định về quyền hưởng dụng trong BLDS năm
2015 và Kiến nghị hoàn thiện
Trang 12Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN HƯỞNG DỤNG
ép của tự nhiên và tìm kiếm sự an toàn, họ buộc phải liên kết với nhau bằng
sự thỏa hiệp tương hỗ hình thành nên một liên minh gọi là Nhà nước1
Khi con người từ bỏ trạng thái tự nhiên thì pháp quyền xuất hiện Sự ra đời của Nhà nước và pháp luật đã buộc những chủ thể trong quan hệ xã hội phải từ bỏ các quyền mà họ giữ ở trạng thái tự nhiên để được hưởng các quyền khác Trong quan hệ tài sản, con người cần sự công nhận từ xã hội để xác lập quyền
sở hữu của họ lên những của cải mà họ làm ra, cần được pháp luật bảo vệ và được tôn trọng từ các chủ thể khác trong xã hội là một tất yếu khách quan trong đời sống xã hội dân sự Nhà nước bằng công cụ quản lý xã hội của mình
là pháp luật, phải thừa nhận khi một người có tài sản thì họ được xử sự với tài sản của mình như thế nào? Họ được thực hiện những quyền gì trên tài sản đó?
Có những cơ chế nào bảo vệ địa vị chủ sở hữu của họ đối với tài sản? Với vị trí quan trọng, vấn đề sở hữu luôn là vấn đề then chốt trong pháp luật dân sự không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với tất cả các nước khác trên thế giới
Soi chiếu trong chiều dài lịch sự pháp luật thế giới, các học giả pháp luật của bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng thường quay về tìm hiểu những chế định pháp luật xa xưa từ thời La Mã cổ đại Bởi lẽ Luật La Mã được xem
là một biểu tượng cổ điển nhất về mặt pháp luật của những biến động trong
1 Nguyễn Thị Hồi (2006), Một số quan điểm về nguồn gốc của Nhà nước , Hội thảo khoa học bàn về Sự ra đời của Nhà nước, tr.5
Trang 13đời sống kinh tế - chính trị của người La Mã Nói về luật La Mã, Gomsten
cho rằng: “Nghiên cứu luật pháp phải bắt đầu từ luật La Mã, bởi vì nếu
không nghiên cứu luật La Mã thì tốn phí biết bao công sức một cách vô ích để tìm thấy cái người ta đã tìm thấy từ lâu” Cũng không nằm ngoài sức ảnh
hưởng của Luật La Mã, nhiều quốc gia trên thế giới cho đến ngày nay cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc về việc quy định các cách thức xử sự gắn với nhóm hành vi cụ thể tác động lên tài sản
Khái niệm vật quyền xuất hiện trong Luật La Mã và được biết đến dưới
tên gọi jus in re (quyền trên vật), Luật La Mã cũng không đưa ra được một định nghĩa hoàn chỉnh về vật quyền như đối với trái quyền (jus ad rem) Song,
lý thuyết vật quyền đã được hoàn thiện trong học thuyết pháp lý Latin vào đầu thế kỉ XIX, sau khi Bộ luật Napoleon - Bộ luật dân sự đầu tiên trên thế giới ra đời, song song với sự hoàn thiện của lý thuyết về trái quyền Tại Bộ luật Napoleon (1984) vật quyền được quy định ngay trong phần thứ 2 Trong BLDS của Nhật Bản vật quyền được quy định tại phần hai (trái quyền tại phần ba) BLDS của Đức gồm 5 quyển và vật quyền được quy định tại Quyển
3 Theo luật vật quyền Trung Quốc định nghĩa: Vật quyền là việc độc quyền
được hưởng thụ hưởng trực tiếp và kiểm soát các thuộc tính cụ thể bao gồm
cả quyền sở hữu, hưởng hoa lợi và an toàn ngay trong quyền sở hữu 2
Do lý thuyết về vật quyền xuất phát từ Luật La Mã nên để hiểu khái
niệm vật quyền ta phải đi từ cách hiểu về “vật” của các luật gia La Mã Thuật ngữ “vật” (res) được sử dụng trong ngôn ngữ pháp lý Latin để chỉ một vật tồn
tại theo tính chất của nó, một vật có biểu hiện vật chất và cụ thể Mặc khác,
“res” cũng được hiểu như một quyền trừu tượng mà con người có được đối với vật3 Nếu vật là đối tượng của quyền thì con người là chủ thể của quyền Chính trong quan hệ đó mà vật được coi là tài sản Do vậy, hiểu theo cách cắt nghĩa chung nhất thì vật quyền là quyền đối với tài sản
2 Bùi Lê Thu (2016), Những điểm mới trong chế định quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản trong BLDS năm 2015 phục vụ
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Luận văn thạc sĩluật học, Hà Nội, tr.36
3 Nguyễn Ngọc Điện (2009), Giáo trình Luật La Mã, NXB.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.11 trích trong tài liệu: Ngô Thùy Dương (2016), Hệ thống vật quyền trong BLDS năm 2015, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.6
Trang 14Trong khoa học pháp lý, vật quyền được hiểu theo hai góc độc khác nhau:
Thứ nhất: vật quyền được hiểu là quyền thực hiện trực tiếp và ngay lập
tức trên một vật Người có vật quyền thực hiện các quyền của mình mà không cần sự hợp tác từ người khác4
Mặc dù trong Luật La Mã không đưa ra khái niệm vật quyền một cách hoàn chỉnh, tuy nhiên lý thuyết vật quyền lại được xây dựng từ kết quả phân tích các đặc điểm của quyền sở hữu trong Luật La Mã5
Khái niệm quyền sở hữu xuất hiện với ý nghĩa ghi nhận quyền năng của con người đối với tài sản của họ Nó có nhiệm vụ xác lập và bảo vệ quyền của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối tượng tài sản thuộc quyền sở hữu của chính mình Còn theo nghĩa hẹp thì quyền sở hữu được hiểu là mức độ xử sự
mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt với những điều kiện nhất định
Các luật gia La Mã đã nhận xét về bản chất của các quan hệ tài sản do tính xác định của các quan hệ đó Để đáp ứng một nhu cầu nào đó, một chủ thể có thể tạo ra một tài sản hoặc mua một tài sản, trên cơ sở đó họ là chủ sở hữu đối với tài sản đã tạo ra, đã mua Khi đã trở thành chủ sở hữu tài sản, họ
có toàn quyền đối với tài sản đó, thực hiện tất cả những hành vi tác động lên tài sản để thỏa mãn yêu cầu của mình và không phụ thuộc vào ý chí cũng như hành vi của người khác Ngoài ra, họ cũng có thể thỏa thuận với người khác (người là chủ sở hữu của tài sản) để sử dụng tài sản trong một thời hạn nhất định, trong trường hợp này họ sử dụng tài sản trong khuôn khổ đã thỏa thuận
và phải trả lại tài sản khi hết thời hạn sử dụng
Trong trường hợp thứ nhất, họ là người có quyền tuyệt đối với tài sản, quyền tài sản dạng này được gọi là vật quyền (quyền đối vật) Ở trường hợp thứ hai, quyền tài sản bị hạn chế bởi sự thỏa thuận và chỉ tồn tại trong một
Trang 15thời hạn nhất định, họ thực hiện quyền của mình phụ thuộc vào hành vi của người khác hoặc bị chi phối bởi hành vi của người khác, quyền tài sản dạng này được gọi là trái quyền (quyền đối nhân)
Từ sự phân biệt trên người ta nhận thấy sự khác nhau giữa vật quyền và trái quyền được thể hiện ở chỗ đối tượng của vật quyền là một vật xác định,
chủ thể quyền trực tiếp tác động lên vật (“attached to a thing”) Còn trái
quyền chính là hành vi chủ thể quyền, có quyền yêu cầu phía bên kia thực hiện hay không được thực hiện một hành vi nào đó Quyền đối vật được bảo
vệ tuyệt đối, bất cứ ai có hành vi cản trở người có quyền thực hiện của họ đều
bị coi là bất hợp pháp
Thứ hai, vật quyền được hiểu là toàn bộ các quy phạm pháp luật quy
định về vật với tư cách là đối tượng của vật quyền, nội dung của các loại vật quyền, căn cứ phát sinh, chấm dứt các loại vật quyền, nguyên tắc thực hiện, bảo vệ vật quyền, các hạn chế mà người có vật quyền phải tuân thủ khi thực hiện các quyền năng của mình6 Nói cách khác, theo góc độ này thì vật quyền chính là pháp luật về vật, về các quyền của chủ sở hữu và người không phải là chủ sở hữu đối với vật
Trong pháp luật dân sự Việt Nam, xét trong mối quan hệ giữa chế định quyền tài sản (vật quyền, trái quyền) với bản thân khái niệm tài sản, nếu việc xây dựng chế định vật quyền dựa trên lý thuyết quyền trực tiếp đối với vật sẽ không phù hợp trong điều kiện tài sản hiện nay không chỉ gồm vật mà còn gồm tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản Đồng thời, nếu xác định quyền sở hữu
là vật quyền trung tâm, thì giới hạn của quyền sở hữu càng không thể chỉ ở sở hữu đối với vật
Quyền tài sản là một cách nhìn nhận tài sản như một khái niệm pháp lý
Về mặt pháp lý, tài sản có thể được nhận biết như là một vật hoặc một quyền Việc phân loại tài sản chỉ được thực hiện sau khi việc lựa chọn cách tiếp cận – vật hay quyền – đã ngã ngũ Tài sản được phân loại theo những cách khác
6 Dương Đăng Huệ (2015), “Nên sử dụng khái niệm vật quyền trong Bộ luật Dân sự”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, số 13 (293), Tr 5
Trang 16nhau tuỳ theo nó được hiểu là vật hay quyền7
: – Là vật, tài sản được phân loại theo tiêu chí vật lý: vật có thể nhận biết được bằng giác quan tiếp xúc gọi là vật hữu hình; trong trường hợp ngược lại
ta có vật vô hình
– Là quyền, theo đó, quyền tài sản được chia thành hai lọai quyền là quyền đối vật và quyền đối nhân Quyền đối vật là các quyền được thực hiện trên các vật cụ thể và xác định; quyền đối nhân bao gồm các quyền tương ứng với các nghĩa vụ tài sản mà người khác phải thực hiện vì lợi ích của người có quyền (quyền của một người được phép yêu cầu người khác thực hiện một nghĩa vụ tài sản) Các quyền này được bảo đảm thực hiện bằng những cách thức khác nhau BLDS Việt Nam không chia các quyền tài sản thành vật quyền và trái quyền Bộ luật cũng không sử dụng những thuật ngữ như
“quyền đối vật”, “quyền đối nhân”
Trong pháp luật dân sự Việt Nam không coi quyền và vật như là những cách quan niệm khác nhau, cách hình dung khác nhau về tài sản, mà chỉ coi đây là các loại tài sản khác nhau
Cũng do đặt quyền tài sản đối lập với vật mà luật Việt Nam cũng không
có điều kiện tiếp nhận và vận dụng các khái niệm quyền đối vật và quyền đối nhân như trong luật Latinh Nói rõ hơn, Việt Nam không xây dựng khái niệm quyền thực hiện trực tiếp trên vật: quyền trong luật Việt Nam được hiểu là một mối quan hệ giữa một chủ thể và một hoặc nhiều chủ thể khác mà trong
đó một chủ thể được hưởng một lợi ích (có hoặc không có tính chất tài sản) và các chủ thể khác phải tôn trọng sự thụ hưởng đó Đặc biệt, việc hoàn thiện một số quyền tài sản có tính chất của quyền đối vật trong luật Latinh, trong điều kiện quyền đối vật không tồn tại trong luật Việt Nam, đã được thực hiện theo một cách rất riêng và trở nên không dễ tiếp cận bằng các phương pháp kinh điển
Đến BLDS năm 2015, trong suốt quá trình xây dựng BLDS, việc nên
7 Nguyễn Ngọc Điện (2005), tlđd chú thích 23, tr.17
Trang 17hay không nên đưa khái niệm “vật quyền” vào BLDS năm 2015 vẫn còn rất
nhiều tranh cãi
Nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội, ý kiến của Nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, các quy định về vật quyền, quyền địa dịch, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt… rất khó hiểu mà nội hàm không khác nhiều so với các quy định hiện hành Do đó, không nên sử dụng các thuật ngữ mới nếu những thuật ngữ trong BLDS hiện hành đã trở nên thông dụng, không có gì vướng mắc8
Có ý kiến cho rằng vấn đề của BLDS năm 2015 không phải là có sử
dụng thuật ngữ vật quyền hay không, mà là tinh thần của vật quyền, với ý
nghĩa là một quyền năng rất mạnh của chủ thể đối với tài sản, đó là quyền có thể được thực hiện trực tiếp và ngay tức khắc trên một vậtmà không phụ thuộc vào ý chí của người khác, có được thể hiện trong BLDS năm 2015 hay không và ở mức độ nào?9 Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng: “Mặc dù có
không ít ý kiến cho rằng, khái niệm vật quyền mang tính chất vay mượn từ nước ngoài và gây ra sự khó hiểu, xa lạ đối với người dân, song đây là thuật ngữ pháp lý đòi hỏi tính chuẩn mực Do vậy, cách thay đổi tên gọi như dự thảo là phù hợp, bao quát được nhiều loại quyền đối với vật đang tồn tại trong nền kinh tế thị trường”10
Mặc dù có sự tranh cãi rất gay gắt về việc nên hay không nên đưa thuật
ngữ “vật quyền” vào BLDS hay không, nhưng đến khi Bộ luật được ban hành
vẫn không sử dụng thuật ngữ vật quyền nhưng dựa vào khái niệm, tính chất cũng như các quy định về quan hệ tài sản trong BLDS năm 2015 so sánh với học thuyết vật quyền và luật của các nước áp dụng học thuyết này ta có thể xác định hệ thống vật quyền trong BLDS năm 2015
Việc xây dựng hệ thống vật quyền trong BLDS năm 2015 được thực
8 Trương Thị Diệu Thúy (2017), “Một số suy nghĩ về quy định liên quan đến vật quyền trong BLDS năm 2015”, Nghiên cứu lập pháp,
(03), tr 38
9 Trương Thị Diệu Thúy (2017), tlđd chú thích 25, tr.38
10 Theo Luật sư Lê Duy Lãm, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp - xay-dung-bo-luat-dan-su/c/16222119.epi
Trang 18http://www.baomoi.com/van-dung-ly-thuyet-vat-quyen-hiện dựa trên tiêu chí đối tượng của vật quyền có thuộc sở hữu của người có quyền hay không Quyền sở hữu vẫn được xây dựng là vật quyền trung tâm của hệ thống vật quyền Còn các vật quyền khác của người không phải là chủ
sở hữu được xây dựng trên cơ sở kế thừa của BLDS năm 2005 và tiếp thu từ BLDS của các nước trên thế giới Các vật quyền này có tính phái sinh từ quyền sở hữu và có nội dung hẹp hơn quyền sở hữu
Như vậy, mặc dù BLDS Việt Nam không sử dụng thuật ngữ “vật quyền” nhưng điều ấy không có nghĩa là pháp luật dân sự Việt Nam phủ nhận giá trị cũng như ưu điểm của học thuyết vật quyền Trong BLDS Việt Nam
năm 2005 phần “Tài sản và quyền sở hữu” và phần “Quyền sở hữu và các
quyền tài sản khác” trong BLDS Việt Nam năm 2015 để thể hiện được tinh
thần của vật quyền, theo đó, vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam được quy định theo hướng: là toàn bộ các quy phạm pháp luật quy định về căn cứ phát sinh, chấm dứt các loại vật quyền, nội dung vật quyền, nguyên tắc thực hiện, bảo vệ vật quyền, các hạn chế mà người có vật quyền phải tuân thủ khi thực hiện các quyền năng của mình
1.1.1.2 Đặc điểm của vật quyền
Thứ nhất, tính đối vật hay có nghĩa là vật quyền được thực hiện trực
tiếp lên trên đối tượng: Các chủ thể thực hiện vật quyền bằng những hành vi tác động trực tiếp lên tài sản như nắm giữ, khai thác công dụng, bảo quản, giữ gìn tài sản Đặc điểm này khiến vật quyền khác với trái quyền bởi trong quan
hệ trái quyền thì chủ thể được thực hiện quyền của mình không phải bằng hành vi tác động trực tếp lên đối tượng mà phải thông qua việc yêu cầu người khác thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định
Ví dụ: ông A có một chiếc xe máy, ông A có quyền sở hữu với chiếc xe máy, như vậy quyền sở hữu của ông A đối với xe máy, một khi được xác lập,
sẽ hòa nhập vào xe máy, chiếc xe máy đó là của ông A Để xác lập quyền sở hữu của mình, chỉ cần có ông A và chiếc xe máy, ông A có toàn quyền trong việc chiếm hữu chiếc xe máy, sử dụng, khai thác công dụng chiếc xe máy
Trang 19(cho thuê, chở người, chở đồ…), thậm chí là định đoạt số phận của chiếc xe máy ấy (mua bán, phá hủy, tháo dỡ, lắp ráp…)
Thứ hai, tính tuyệt đối (theo tiếng Latinh là “erga omnes”): vật quyền
được bảo vệ một cách tuyệt đối khỏi sự xâm phạm của bất kỳ chủ thể nào khác Vật quyền có hiệu lực với tất cả mọi người Trong quan hệ vật quyền thì chủ thể trung tâm là người có vật quyền, mọi người khác đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người mang vật quyền Pháp luật cho phép người mang vật quyền được kiện chống lại hành vi xâm phạm của bất kì chủ thể khác Ở nhiều quốc gia trên thế giới đều có quy định về việc bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản trong trường hợp tài sản bị một người thứ ba lấy khỏi chủ
sở hữu, mà hành vi lấy tài sản này nằm ngoài ý chí và sự mong muốn của chủ
sở hữu bằng phương thức trái pháp luật như trộm, cắp, lừa đảo
Và để đối kháng với người thứ ba, thì vật quyền phải được tồn tại một cách rõ ràng, minh bạch Để công bố sự tồn tại của vật quyền, luật của các nước cũng thiết lập hệ thống đăng ký hệ thống đăng ký bất động sản nhằm công khai hóa quyền, qua đó bảo vệ hữu hiệu quyền và lợi ích hợp pháp của các bên và là điều kiện để đối kháng với người thứ ba
Thứ ba, vật quyền phải được pháp luật quy định: Với đặc điểm là quyền
tuyệt đối, đối kháng với người thứ ba, vật quyền cần được công khai và được pháp luật quy định, nếu không được luật quy định thì không được công nhận
là vật quyền để đảm bảo cho trật tự giao dịch không bị xáo trộn
1.1.1.3 Hệ quả của vật quyền
Một là, Quyền đeo đuổi là hệ quả tự nhiên của vật quyền xuất phát từ
tính đối kháng của mọi chủ thể khác của vật quyền Quyền đeo đuổi được thực hiện trực tiếp trên vật, quyền đối vật cho phép người có quyền chỉ quan tâm đến sự tồn tại của vật mà không cần biết vật đang nằm trong tay ai, dù ai đang nắm giữ vật với bất kì tư cách ào thì cũng đều phải tôn trọng các quyền năng của người có vật quyền Chủ sở hữu có quyền kiện đòi lại tài sản thuộc quyền sở hữu của mình; chủ nợ nhận thế chấp có quyền yêu cầu kê biên và
Trang 20bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ, dù ở thời điểm yêu cầu được đưa ra, tài sản
có thể được người thế chấp bán cho người thứ ba và đang nằm trong sản nghiệp của người sau này
Hai là, Quyền ưu tiên cũng là một quyền của người có quyền đối vật,
khả năng loại tất cả những người có quyền đối nhân (và cả những người có quyền đối vật xếp sau mình trong thứ tự đăng ký) ra khỏi cuộc chạy đua nhằm thực hiện các quyền đối với tài sản liên quan Người mua tài sản, sau khi quyền sở hữu tài sản mua đã được chuyển giao mà tài sản chưa được giao, có quyền ưu tiên đối với tài sản so với các chủ nợ của người bán trong trường hợp người bán lâm vào tình trạng phá sản: nếu người mua tuyên bố nhận tài sản thì chủ nợ của người bán không có quyền yêu cầu kê biên tài sản đó Quyền ưu tiên của người có quyền đối vật phát huy rõ nét nhất trong trường hợp quyền đối vật magn tính chất của một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: người nhận thế chấp hoặc cầm cố có quyền ưu tiên được thanh toán bằng số tiền bán tài sản thế chấp hoặc cầm cố so với các chủ nợ không có bảo đảm của người thế chấp và người cầm cố
1.1.1.4 Phân loại vật quyền
Theo pháp luật La Mã cổ đại thì các luật gia La Mã đã chia vật quyền
thành hai loại là quyền trên tài sản của mình (tức quyền sở hữu – jus in re
propria) và quyền trên tài sản của người khác (tức vật quyền khác ngoài
quyền sở hữu – jus in re aliena) Những vật quyền khác ngoài quyền sở hữu
là các vật quyền không đầy đủ bằng quyền sở hữu và các quyền này cắt giảm bớt quyền của chủ sở hữu tài sản bởi các vật quyền khác ngoài quyền sở hữu
có được là do chủ sở hữu co một người hưởng lợi ích trên tài sản của mình11
Quyền sở hữu được coi là vật quyền lớn nhất làm khuôn mẫu cho các
vật quyền khác Nó được xem là vật quyền thống trị12
12 Ngô Huy Cương (2015), Tham luận 1:Tổng luận về chế định tài sản trong Dự thảo BLDS 2005 sửa đổi, Kỷ yếu Tọa đàm khoa học
Chế định tài sản, nghĩa vụ, hợp đồng trong dự thảo BLDS sửa đổi, Hà Nội, tr1-12
Trang 21xác về quyền sở hữu, nhưng họ lại nêu ra những quyền năng cơ bản của chủ
sở hữu Chủ sở hữu có quyền sử dụng đồ vật (ius utendi), quyền thu hoạch sản phẩm, lợi tức (Fruendi), quyền định đoạt (ius abutendi), quyền có đồ vật (ius possidendi) và quyền đòi lại đồ vật (ius vindecandi) – và mọi thứ quyền
lực đối với đồ vật mà pháp luật cho phép13
Quyền đối với tài sản của người khác (iusa in re aliena) Đương nhiên
đây là một chế định khá đặc biệt thời bấy giờ, vì bề ngoài chế định này có vẻ như bất hợp lý khi mà một người không phải chủ sở hữu đồ vật nhưng lại có quyền hạn đối với đồ vật đó Quyền trên tài sản của người khác được hiểu là quyền của chủ thể không phải là chủ sở hữu của tài sản đó nhưng lại được cấp cho quyền sử dụng và hưởng những lợi ích mà tài sản đó mang lại Quyền trên tài sản của người khác đầu tiên xuất phát từ khái niệm Servitus (Quyền dụng ích)14
Servitus là loại quyền thuê đất của người khác để đảm bảo việc sản xuất
và sinh hoạt trên đất của mình khi ở đó không đủ mọi điều kiện tối thiểu nhất
Về sau này không chỉ tồn tại Servitus dưới dạng quyền sử dụng đất đai của người khác, mà có dạng Servitus – sử dụng tất cả mọi thứ đồ vật khác Ví dụ: người lập di chúc trao quyền thừa kế đồ vật cho A và lại còn cho B sử dụng vĩnh viễn đồ vật đó (Quyền hưởng dụng).15
Như vậy, Quyền trên tài sản của người khác có hai nhánh lớn là địa
dịch (dịch quyền thuộc vật – predial servitude or real servitude) và dịch quyền thuộc người (personal servitude):
Dịch quyền thuộc vật hay địa dịch là một quan hệ trọng đó một bất
động sản gánh chịu dịch chuyển hay dịch lụy vì lợi ích của một bất động sản khác Từ thời La Mã cổ đại có lẽ người ta đã xét đến việc bất động sản có thể
bị chuyển nhượng và quyền trên bất động sản đối kháng hay loại trừ tất cả những người khác, do đó đã chia hai bất động sản liền kề thành bất động sản
13
Đại học Quốc gia Hà Nội (Khoa Luật Đại học Tổng hợp), Giáo trình Luật La Mã, NXB.CAND–Tr.61
14 Đại học Quốc gia Hà Nội (Khoa Luật Đại học Tổng hợp), tlđd chú thích 11
15 Đại học Quốc gia Hà Nội (Khoa Luật Đại học Tổng hợp), tlđd chú thích 11, tr 62
Trang 22gánh chịu dịch quyền và bất động sản được hưởng dịch quyền Bất kể ai có quyền đối với các bất động sản đó đều phải gánh chịu hoặc được hưởng dịch quyền tương ứng, có nghĩa là dịch quyền hay mối quan hệ dịch quyền được gắn trực tiếp vào các bất động sản liền kề Kỹ thuật lập pháp này rất quan trọng và bảo đảm sự ổn định về trậ tự các quan hệ hàng xóm Dịch quyền ở đây có thể là lối đi lại, quyền dẫn nước, thoát nước, quyền trổ cửa…
Dịch quyền thuộc người là một quan hệ mà trong đó, một tài sản tự
gánh chịu dịch quyên hay dịch lụy vì lợi ích của người khác Nó được chia
nhỏ thành các vật quyền cụ thể, trong các vật quyền đó thì quyền hưởng dụng (Ususfruct) là vật quyền lớn nhất.16
Quyền hưởng dụng theo luật La Mã định nghĩa là quyền suốt đời nhưng không được thừa kế cho người khác và không được chuyển nhượng Người có quyền này phải sử dụng đồ vật nói trên như một người chủ tốt và sử dụng đúng chức năng đồ vật (ví dụ người có quyền hưởng dụng được sử dụng vườn nho, anh ta không được xây dựng nhà ở trên đó cho dù việc xây dựng đó có ích hơn là trồng nho) Mọi lợi tức thuộc người hưởng dụng kể từ ngày chiếm giữ17
Quyền dùng được tách ra từ quyền hưởng dụng vào cuối thời kỳ Cộng
hòa18 Quyền dùng là quyền năng nhỏ hơn quyền hưởng dụng bởi người nắm quyền này chỉ có thể sử dụng tài sản của người khác để phục vụ cho nhu cầu của mình chứ không thể giữ lại hoa lợi Tuy nhiên, sau này các quy tắc liên quan tới hoa lợi trong quyền dùng cũng được nới lỏng hơn, theo đó người nắm quyền được giữ lại số lượng hoa lợi vừa đủ để phục vụ cho lợi ích của mình và gia đình như không có quyền bán hoặc có bất cứ người nào khác hưởng số hoa lợi này19
Quyền ở là quyền của một người được sử dụng căn nhà của một người khác đến hết cuộc đời của người nắm quyền Mặc dù trước đó quyền ở bị nghi
16 Ngô Huy Cương (2015), tlđd chú thích 10, tr.6
17
Đại học Quốc gia Hà Nội (Khoa Luật Đại học Tổng hợp), tlđd chú thích 11
18 Xem Andrew Borkowski and Paul du Plessis (2005), Textbook on Roman law Third edition Oxford university press Page 176
19 Xem Andrew Borkowski and Paul du Plessis (2005), tlđd chú thích 16, Page 176
Trang 23ngờ về tính độc lập với hai quyền khác là quyền hưởng dụng và quyền dùng nhưng vào cuối thời kỳ Đế chế quyền này đã được chính thức thừa nhận là một dịch quyền độc lập20
Quyền dùng nô lệ hoặc vật nuôi là một dạng đặc biệt của quyền dùng bởi quyền này chỉ hạn chế trong việc sử dụng hai đối tượng là nô lệ và vật nuôi Quyền này được tạo ra dựa trên cơ sở sự thỏa thuận và cũng chỉ được thừa nhận là một dịch quyền độc lập cho tới cuối thời kỳ Đế chế
Kế thừa các quy định từ các luật gia La Mã, ngày nay các luật gia hiện đại xây dựng các quy định về các vật quyền khác ngoài quyền sở hữu dựa trên
cơ sở do chủ sở hữu cho phép một người hưởng lợi ích trên tài sản của mình
Bên cạnh sự phân loại theo luật La Mã, theo học thuyết pháp lý châu
Âu cũng có nhiều cách phân loại vật quyền Cách phổ biến nhất là thiết lập hai
nhóm vật quyền là nhóm các vật quyền chính và nhóm các vật quyền phụ
Vật quyền chính là các vật quyền cho phép người có quyền thụ hưởng
các tiện ích vật chất của vật liên quan và việc thực hiện tác động một cách trực tiếp lên tình trạng vật chất của đối tượng Luật Latin ghi nhận khá nhiều quyền thuộc nhóm này: quyền sở hữu, quyền hạn chế thực hiện quyền sở hữu bất động sản (của người khác), quyền sở hữu bề mặt, quyền thuê đất dài hạn, quyền hưởng hoa lợi,… Trừ quyền sở hữu, các quyền còn lại cho phép người
có quyền khai tác lợi ích từ tài sản của người khác21
Vật quyền chính cho phép người có quyền không chỉ nắm giữ việc kiểm soát vật chất đối với tài sản mà còn có thể khai thác các khả năng và đặc biệt là giá trị kinh tế của tài sản Quyền sở hữu đứng đầu nhóm vật quyền này
do tính chất hoàn hảo của quyền năng: nó tạo điều kiện cho người có quyền thu được lợi ích từ việc khai thác một cách trọn vẹn các khả năng kinh tế của tài sản Các vật quyền chính khác có mức độ hoàn hảo của quyền năng thấp hơn, ví dụ như: quyền hưởng hoa lợi chỉ cho phép người có quyền thu hoa lợi
20 Xem Andrew Borkowski and Paul du Plessis, tlđd chú thích 16, Page 176
21 Viện khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) (2006), Từ điển luật học, NXB Từ điển Bách Khoa & NXB Tư pháp, Tr.847,848:
Trang 24từ việc khai thác tài sản, chứ không cho phép định đoạt tài sản; với quyền địa dịch, người có quyền chỉ được khai thác được tài sản ở một khía cạnh nào đó (chẳng hạn, sự tiện lợi về tầm nhìn, lối đi qua)…
Đặt quyền sở hữu bên cạnh các vật quyền chính khác, có thể nhận thấy được các vật quyền chính khác đều chỉ là một phần không trọn vẹn của quyền
sở hữu, được tách ra từ quyền sở hữu để trở thành một quyền độc lập
Vật quyền phụ là các vật quyền được thực hiện không phải nhằm thụ
hưởng tiện ích vật chất của vật liên quan mà nhằm khai thác giá trị tiền tệ của vật đó Các quyền này gắn với một quyền chủ nợ nhằm tăng cường hiệu lực của quyền chủ nợ đó Luật gọi chung các giao dịch phát sinh những quyền này là biện pháp bảo bảo đảm đối vật cho việc thực hiện nghĩa vụ22
Do đó, vật quyền phụ hay còn gọi dưới một cái tên khác là vật quyền bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, có tác dụng tạo ra sự an toàn cho người có quyền trong quá trình tham gia vào một quan hệ nghĩa vụ với tư cách trái chủ Thay
vì phải lệ thuộc vào vai trò chủ động của thụ trái để có được sự thực hiện nghĩa vụ thoả đáng, người có vật quyền có thể tác động vào giá trị tiền tệ của tài sản Loại vật quyền này chỉ trao cho người có quyền các quyền năng hạn chế đối với vật; các quyền năng này chỉ phát huy tác dụng trong những trường hợp được ghi nhận trong luật và được thực hiện theo những thể thức nghiêm ngặt Quyền của chủ nợ nhận thế chấp, nhận cầm cố là những ví dụ tiêu biểu cho các vật quyền thuộc nhóm này
Ngoài các hai cách phân chia phổ biến trên, trên thế giới còn tồn tại nhiều các phân loại vật quyền khác như:
Dựa trên quá trình hình thành của từng loại vật quyền và phương thức tồn tại của chúng, các nhà làm luật đã phân loại vật quyền thành: Vật quyền chính yếu và vật quyền phụ thuộc Vật quyền chính yếu là những vật quyền tồn tại độc lập và vì chính nó; còn vật quyền phụ thuộc lại tồn tại phụ thuộc vào vật quyền chính yếu Với cách phân loại này, vật quyền chính yếu chỉ bao
22 Viện khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) (2006), tldd chú thích 20, tr.847,848
Trang 25gồm quyền sở hữu vì vật quyền này đương nhiên tồn tại độc lập mà không cần phụ thuộc vào bất kỳ quyền nào khác Vật quyền phụ thuộc bao gồm các quyền hưởng dụng, quyền địa dịch, quyền bề mặt, quyền thuê đất dài hạn và các vật quyền bảo đảm vì những quyền này thực chất đều được tách ra từ các quyền năng nằm trong quyền sở hữu nên đương nhiên phụ thuộc vào quyền
sở hữu
Phân loại vật quyền thành các loại như vật quyền gốc và các vật quyền phái sinh Theo cách phân loại này thì quyền sở hữu là vật quyền gốc (vật quyền ban đầu), bởi vì theo trình tự thành lập thì quyền sở hữu đối với vật phải có trước tiên hay là phải được hình thành trước các vật quyền khác Sau khi có quyền sở hữu thì các vật quyền khác cũng sẽ được hình thành nhưng trên cơ sở quyền sở hữu đã có trước đó Như vậy, theo cách phân loại này thì quyền sở hữu chính là vật quyền gốc, các vật quyền khác được gọi là các vật quyền phái sinh (Quyền hưởng dụng, quyền bề mặt, quyền địa dịch, vật quyền bảo đảm…) Các vật quyền phái sinh này còn được hiểu là các vật quyền hạn chế, bởi vì các vật quyền hạn chế luôn mang tính không đầy đủ, trọn vẹn, không có đầy đủ quyền năng toàn mỹ như quyền sở hữu
Với từng tiêu chí khác nhau thì vật quyền sẽ được phân loại một cách khác nhau Song, tựu chung lại, dù hình thức phân loại ra sao thì chủ yếu vẫn
là sự thể hiện mối quan hệ xoay quanh quyền sở hữu và những vật quyền khác
có mức độ quyền năng thấp hơn quyền sở hữu Trong mối quan hệ đó, quyền
sở hữu là vật quyền trung tâm, có ảnh hưởng, chi phối đến tất cả các vật quyền còn lại Ngược lại, các vật quyền còn lại cũng có tác động người trở lại quyền sở hữu theo như nội dung quy định của vật quyền đó
Mỗi cách phân loại vật quyền khác nhau có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập mối quan hệ giữa các loại vật quyền, để từ đó hình thành hệ thống tư duy, sắp xếp vị trí các vật quyền này trong Bộ luật dân sự phù hợp hơn, hình thành kết cấu chỉnh thể hệ thống các vật quyền trong Bộ luật dân
sự
Trang 261.1.2 Khái niệm quyền khác đối với tài sản
Theo cách thức phân loại các vật quyền thời La Mã cổ đại, thì vật quyền được chia thành hai loại là: (1) quyền trên tài sản của mình – tức là quyền sở hữu và (2) quyền trên tài sản của người khác – tức là vật quyền khác ngoài quyền sở hữu
Trong bối cảnh của La Mã cổ đại, chế định về quyền trên tài sản của người khác được coi một chế định khá đặc biệt thời bấy giờ, vì bề ngoài chế định này có vẻ như bất hợp lý khi mà một người không phải chủ sở hữu đồ vật nhưng lại có quyền hạn đối với đồ vật đó Trong khi chủ sở hữu đồ vật được phép làm tất cả trong quyền hạn đối với đồ vật mà luật pháp cho phép, thì người sử dụng tài sản của kẻ khác chỉ giới hạn hành vi của mình đối với
đồ vật đó trong những hình thức cho phép: quyền thuê dịch vụ, quyền sử dụng đất của người khác theo thừa kế hoặc xây dựng trên đấy của người khác và cuối cùng là quyền cầm cố
BLDS Việt Nam năm 2005 mới chỉ quan tâm đến các căn cứ xác lập, chấm dứt các quyền sở hữu, các hình thức sở hữu hay nội dung của các quyền
sở hữu trong khi đó các vật quyền khác của những người không phải là chủ
sở hữu đối với tài sản chỉ được các nhà làm luật đề cập hết sức sơ sài, mờ nhạt
và tản mạn, mặc dù đây là những quyền tài sản hết sức quan trọng, đa dạng và phổ biến được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận
Trong BLDS 2005 mới chỉ đưa ra một cách “rụt rè” 23 về vật quyền
trên tài sản của người khác như sau:
“1 Người không phải là chủ sở hữu chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản không thuộc sở hữu của mình theo thỏa thuận với chủ sở hữu tài sản đó hoặc theo quy định của pháp luật
2 Các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản bao gồm:
23 Ngô Huy Cương, “Những bất cập về khái niệm tài sản, phân loại tài sản trong BLDS và Định hướng cải cách”, Nghiên cứu lập pháp
điện tử, tại địa chỉ: su-va-111inh-huong-cai-cach truy cập ngày 07/08/2017
Trang 27http://www.nclp.org.vn/ban_ve_du_an_luat/nhung-bat-cap-ve-khai-niem-tai-san-phan-loai-tai-san-cua-bo-luat-dan-a) Quyền sử dụng đất;
b) Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề;
c) Các quyền khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật
3 Việc chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu tài sản cho người khác không phải là căn cứ để chấm dứt các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản đó quy định tại khoản 2 Điều này
4 Các quyền đối với tài sản của người không phải là chủ sở hữu được bảo vệ theo quy định tại Điều 261 của Bộ luật này
5 Các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản phải đăng ký bao gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền
kề theo thỏa thuận và các quyền khác theo quy định của pháp luật”
Các Điều luật này thể hiện ý đồ của nhà làm luật muốn phân chia các vật quyền thành hai loại là các quyền trên tài sản của mình và các quyền trên tài sản của người khác Song đáng tiếc là hai điều luật này lại không nói được đầy đủ các vật quyền mà chỉ tập trung nói tới quyền sử dụng đất và quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề Trong khi đó chẳng biết vô tình hay hữu ý
mà Bộ luật Dân sự 2005 lại đề cập tới nhiều vật quyền hơn thế Để thấy rõ các bất cập của hai điều luật này cần giới thiệu quan niệm về vật quyền từ trước tới nay trên thế giới24
Nhận thấy những hạn chế trong quy định của BLDS 2005, khi tiến hành sửa đổi BLDS năm 2015, các nhà làm luật đã ghi nhận nhóm quyền này dưới tên gọi là quyền khác đối với tài sản (Phần thứ hai của BLDS năm 2015) BLDS năm 2015 đã chỉ rõ bên cạnh quyền sở hữu còn tồn tại các vật quyền khác (quyền khác đối với tài sản) là phân nhánh của quyền sở hữu hay còn
được coi như là các vật quyền hạn chế
BLDS năm 2015 đã bổ sung chế định về quyền của người không phải là
chủ sở hữu của tài sản tại Khoản 1 Điều 159 như sau: “Quyền khác đối với tài
sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở
24 Ngô Huy Cương, tlđd chú thích 28
Trang 28hữu của chủ thể khác”
Và cũng tuân theo đặc điểm chung của vật quyền là phải được pháp luật công nhận thì BLDS năm 2015 cũng đã liệt kê danh sách các quyền khác đối
với tài sản bên cạnh quyền sở hữu là: quyền đối với bất động sản liền kề,
quyền hưởng dụng, quyền bề mặt
Các loại quyền khác đối với tài sản có nội dung khác nhau, nhưng đều
có chung các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, đều có tính phái sinh từ một quyền sở hữu nào đó Điều này
có nghĩa là, trước một quyền khác đối với tài sản (vật quyền hạn chế) bao giờ cũng có một vật quyền gốc là quyền sở hữu
Thứ hai, nội dung của các quyền khác với tài sản luôn mang tính không
đầy đủ, không trọn vẹn so với quyền sở hữu, chính vì vậy người ta gọi các quyền này là vật quyền hạn chế
Thứ ba, được pháp luật quy định cụ thể các quyền khác đối với tài sản
Tóm lại, quyền khác đối với tài sản được hiểu là: quyền năng của một
chủ thể được thực hiện trên tài sản thuộc sở hữu của một chủ thể khác, có nội dung hạn chế hơn so với quyền sở hữu Các quyền khác đối với tài sản phải được pháp luật quy định trong BLDS, các chủ thể trong giao dịch không thể
tự mình đặt ra các loại quyền khác đối với tài sản theo ý muốn của mình
1.1.3 Khái niệm Quyền hưởng dụng
Quyền hưởng dụng là một vật quyền được ghi nhận từ rất sớm trong Luật La Mã Những ví dụ lâu đời nhất về quyền hưởng dụng được tìm thấy trong Bộ luật Hammurabi và Luật Môsê Luật Môsê đã quy định chủ sở hữu tài sản không được tận thu đồng ruộng, và dành một phần thu hoạch cho người nghèo
Theo pháp luật La Mã, quyền hưởng dụng được quy định là quyền tạm
thời để sử dụng và hưởng lợi từ tài sản của người khác, mà không thay đổi đặc tính của tài sản Khái niệm pháp lý này được xây dựng trong luật La Mã
và được sử dụng trong việc xác định hoa lợi từ đất giữa một nô lệ dưới dạng
Trang 29quyền hưởng dụng (Latin: "sử dụng và hưởng thụ" 25
) và chủ đất Bất kỳ tài sản nào mà một người nô lệ thu được do việc lao động của anh ta đều thuộc
về chủ đất đó26
Quyền hưởng dụng được nhìn nhận dưới góc độ là một phân nhánh từ quyền sở hữu Theo đó, quyền hưởng dụng là một quyền sử dụng tài sản thuộc về người khác và được hưởng hoa lợi và lợi tức mà không làm suy yếu
và ảnh hưởng đến tài sản Nội dung của quyền hưởng dụng bao gồm ba quyền nhỏ hơn là (1) quyền chiếm hữu tài sản (jus possessionis); (2) quyền sử dụng tài sản (jus utendi); (3) quyền hưởng hoa lợi từ tài sản (jus fruendi) Quyền sử dụng tài sản được hiểu là một quyền sử dụng (dùng) tài sản theo nghĩa trọn vẹn nhất nhưng không bao hàm hưởng hoa lợi và tiêu dùng tài sản đó27
Người hưởng dụng được chủ sở hữu của tài sản cấp cho quyền sử dụng, khai thác, hưởng lợi ích từ tài sản trong một khoảng thời gian nhất định, có thể là một năm, hoặc cho đến khi chết Không giống như chủ sở hữu, người hưởng dụng không có quyền định đoạt, nhưng anh ta có thể bán hoặc cho thuê quyền hưởng dụng của mình Quyền hưởng dụng là quyền của một người để sử dụng
và hưởng hoa lợi từ tài sản của người khác, tuy nhiên người nắm quyền hưởng dụng có nghĩa vụ bảo quản, gìn giữ tài sản đúng với tình trạng tài sản khi người này nhận được Thời gian hưởng dụng phụ thuộc vào thỏa thuận giữa chủ sở hữu tài sản và người hưởng dụng nhưng thông thường người hưởng dụng sẽ được hưởng dụng tài sản hết cuộc đời của mình28
Các hệ thống pháp luật dân sự hiện đại công nhận hai loại quyền hưởng dụng, bao gồm:
Quyền hưởng dụng hoàn hảo chỉ bao gồm những thứ mà một người
hưởng dụng (một người giữ tài sản theo quyền hưởng dụng) có thể sử dụng
mà không thay đổi đặc tính của chúng, chẳng hạn như đất đai, tòa nhà, hoặc
25 Nguyên văn: “use and enjoyment”
26 The Editors of Encyclopædia Britannica, Ususfruct law, tại địa chỉ https://www.britannica.com/topic/usufruct truy cập ngày 07/07/2017
Trang 30động sản; tuy nhiên, đặc tính của tài sản có thể bị thay đổi tự nhiên theo thời gian và bởi các yếu tố khác
Quyền hưởng dụng không hoàn hảo bao gồm tài sản có thể sử dụng
hoặc tiêu hao, chẳng hạn như tiền, các sản phẩm nông nghiệp và những thứ tương tự, cái mà không có lợi cho người sử dụng nếu anh ta không thể tiêu dùng, sử dụng chúng, hoặc thay đổi đặc tính của chúng29
Đối với những thiệt hại xảy ra do nguyên nhân chủ quan mà người có quyền hưởng dụng gây ra cho chủ sở hữu đều phải bồi thường Ví dụ: người hưởng dụng được chủ sở hữu cấp cho quyền hưởng dụng một con bò lấy sữa trong thời hạn 03 năm, nhưng trong thời gian hưởng dụng, người hưởng dụng
do không chăm sóc tốt cho con bò đã để cho con bò bị chết thì trong trường hợp này người hưởng dụng phải bồi thường cho chủ sở hữu của con bò
Khái niệm về quyền hưởng dụng cũng được ghi nhận trong BLDS một
số nước trên thế giới như:
Trong pháp luật dân sự Thái Lan, trong tiếng Thái, quyền hưởng dụng
là "Sidhi-kep-kin", được định nghĩa là cung cấp quyền sở hữu tạm thời cho
việc sử dụng và hưởng lợi từ tài sản cùng với lợi thế là có thể thu được lợi nhuận từ tài sản của người khác miễn là tài sản không bị hư hỏng hoặc thay đổi bằng bất cứ cách nào30
Theo pháp luật dân sự của cộng hoà Pháp quy định tại Điều 578 về
quyền của người hưởng hoa lợi, lợi tức: “Quyền hưởng dụng là quyền hưởng
tài sản mà thuộc về sở hữu của người khác như chính chủ sở hữu, nhưng với điều kiện phải bảo toàn tài sản đó” 31
Bộ luật dân sự Hà Lan cũng có quy định về quyền hưởng dụng, tại Điều
29 https://www.britannica.com/topic/usufruct truy cập ngày 15/07/2017
Nguyên văn: “Modern civil-law systems recognize two types of usufructs The perfect usufruct includes only those things that a
usufructuary (one who holds property under right of usufruct) can use without changing their substance, such as land, buildings, or movable objects; the substance of the property, however, may be altered naturally over time and by the elements The quasi-, or imperfect, usufruct includes property that is consumable or expendable, such as money, agricultural products, and the like, which would
be of no advantage to the usufructuary if he could not consume them, expend them, or change their substance”
30 http://www.siam-legal.com/realestate/Usufructs.php truy cập ngày 03/07/2017: “A usufruct, in Thai language, called "Sidhi-kep-kin",
provides temporary ownership rights for use and enjoyment of the property along with an advantage of being able to reap the profits from property belonging to another as long as the property is not damaged or altered in any way”
31 Điều 578 BLDS Pháp
Trang 31201 Quyển 3: “Quyền hưởng dụng là một vật quyền mà cho phép người khác
– người hưởng dụng – được quyền sử dụng một hoặc nhiều tài sản thuộc về chủ sở hữu và hưởng hoa lợi thu được từ những tài sản này”32
Như vậy, có thể thấy rất nhiều Bộ luật dân sự trên thế giới quy định về khái niệm quyền hưởng dụng tài sản với nội hàm của quyền này bao gồm
quyền sử dụng tài sản (quyền dùng) và quyền hưởng hoa lợi thu đươc từ tài sản
Bộ luật Dân sự 2005 của Việt Nam không có khái niệm quyền hưởng dụng và cũng không có quy định liên quan đến vấn đề này Nhưng đến Bộ luật Dân sự 2015 thì quyền hưởng dụng đã được quy định tại Mục 2 chương XIV, trong đó khái niệm quyền hưởng dụng được ghi nhận tại Điều 257 Bộ
luật dân sự như sau: “Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác
công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định” Quy định theo hướng quyền
hưởng dụng là một quyền mà chủ thể có quyền đó được khai thác công dụng
và hưởng hoa lợi, lợi tức từ vật thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác, với điều kiện việc thực hiện quyền này không được làm thay đổi tính chất, tính năng
sở hữu Tuy nhiên, ở một số quốc gia trên thế giới, BLDS đều gọi hai loại
này là hoa lợi tự nhiên (natural fruit) và hoa lợi dân sự (civil fruit) (hay hoa
lợi pháp lý) Hoa lợi tự nhiên là sản phẩm của đất hoặc súc vật Hoa lợi dân
32
http://www.dutchcivillaw.com/civilcodebook033.htm truy cập ngày 03/07/2017: Title 3.8 Usufruct, Article 3:201 Definition of
'usufruct': “A usufruct is a real property right that grants another person - the usufructuary - the right to make use of one or more assets
which belong to someone else - the main proprietor - and to enjoy the fruits produced by these assets”
Trang 32sự là thu nhập có được từ sản bởi hiệu lực pháp lý của pháp luật hoặc bởi một hành vi pháp lý (hợp đồng hay hành vi pháp lý đơn phương)33
Trong cuộc sống, quyền hưởng dụng tồn tại rất đa dạng và phức tạp dưới các hình thức khác nhau Để hiểu rõ hơn quyền này, chúng ta có thể
phân tích qua một ví dụ: Anh A và anh B là bạn thân của nhau Anh B đang
công tác tại một cơ quan nhà nước và đã trúng tuyển khóa đào tạo tại nước ngoài với thời gian 03 năm Trước khi đi, anh B đã giao cho anh A quyền hưởng dụng căn nhà của mình cho đến khi anh A hoàn thành khóa học và trở
về nước
Trong tình huống trên, anh B là chủ sở hữu đích thực đối với căn nhà, anh A chỉ là người hưởng dụng Trong thời gian hưởng dụng, anh A có quyền quản lý, sử dụng, khai thác công dụng của căn nhà để ở hoặc kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của bản thân và gia đình, song anh A không có quyền định đoạt với căn nhà đó (bán, tặng cho ), vì căn nhà vẫn là tài sản thuộc sở hữu của anh B và cũng chỉ anh B mới có quyền định đoạt nó
Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người hưởng dụng thông qua một giao dịch dân sự hoặc các trường hợp do pháp luật quy định để người hưởng dụng khai thác giá trị, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thì người hưởng dụng có một
số quyền đối với tài sản, quyền này phát sinh từ quyền của chủ sở hữu tài sản Cho nên, người hưởng dụng có các quyền như chủ sở hữu nhưng bị giới hạn bởi quy định pháp luật hoặc thỏa thuận của chủ sở hữu và người hưởng dụng Bởi khi giao cho người khác quyền hưởng dụng trên tài sản của mình, chủ sở hữu chỉ giao cho họ quyền nắm giữ, quản lý tài sản (quyền chiếm hữu) và khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản (quyền sử dụng), còn quyền định đoạt vẫn thuộc về chủ sở hữu Chỉ có chủ sở hữu tài sản mới có quyền định đoạt tài sản (bán, cho, tặng, thế chấp, để lại thừa kế…) tài sản đó theo quy định của pháp luật
Như vậy, Quyền hưởng dụng có thể được khái quát như sau: là quyền
33 Ngô Huy Cương (2010), tlđd chú thích 31, tr.30
Trang 33của chủ thể trên tài sản thuộc sở hữu của người khác Chủ thể được chủ sở hữu cấp quyền hưởng dụng trên tài sản (là đối tượng của quyền hưởng dụng), được phép sử dụng, khai thác và hưởng lợi từ tài sản của chủ sở hữu trong một thời hạn nhất định, và phải hoàn trả lại tài sản cho chủ sở hữu sau khi kết thúc thời hạn hưởng dụng (trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
có quy định khác của pháp luật)
1.2 Quy định về quyền hưởng dụng của một số quốc gia trên thế giới
Quyền hưởng dụng là một vật quyền được ghi nhận trong pháp luật La
Mã cổ đại và được pháp luật nhiều quốc gia ghi nhận
Trong Luật La Mã, một trong những nguyên nhân xuất hiện quyền hưởng dụng phải kể đến là do bối cảnh lịch sử tác động hình thành, thời La
Mã cổ đại người phụ nữ không hề có địa vị trong gia đình, người vợ không được gia nhập hợp pháp trong gia đình chồng Sau cái chết của chồng, người
vợ không có quyền thừa kế tài sản Để vượt qua sự bất công này, Luật La Mã
đã tạo ra “quyền hưởng dụng” (Ususfruct) Quyền hưởng dụng này đã cho
người góa bụa có thể tận hưởng tài sản của chồng sau khi chết ngay cả khi cô
ấy không phải là người thừa kế và chủ sở hữu Tài sản này thường được giao cho trẻ em vào thời điểm đó34
Trong nhiều hệ thống luật về quyền hưởng dụng, chẳng hạn như hệ thống Ejido ở Mexico, cá nhân hoặc nhóm chỉ có thể có quyền hưởng dụng của tài sản, chứ không phải là quyền sở hữu hợp pháp Quyền hưởng dụng tương tự quyền sở hữu bất động sản trọn đời của thông luật, ngoại trừ việc một quyền hưởng dụng có thể được cấp với một thời gian ngắn hơn tuổi đời
của người chủ tài sản (cestui que vie35
http://www.thailawonline.com/en/property/usufruct-contract/thai-usufruct-agreements.html truy cập ngày 03/07/2017
35 https://www.revolvy.com/main/index.php?s=Cestui%20que truy cập ngày 03/07/2017
36 Ususfructuary, tại địa chỉ: https://www.revolvy.com/main/index.php?s=Usufructuary&item_type=topic truy cập ngày 03/07/2017
Trang 34Phillipines Cụ thể:
1.2.1 Pháp luật Dân sự Thái Lan:
Luật Thương mại và luật Dân sự dựa trên Bộ luật Dân sự châu Âu,
cũng công nhận khái niệm về quyền hưởng dụng từ điều 1417 đến 1428
Quyền hưởng dụng có thể được thực hiện trong suốt cuộc đời hoặc tối
đa là 30 năm theo luật pháp Bên thứ ba muốn sử dụng phải đăng kí ở phòng địa chính địa phương, đối với chứng thư sở hữu Nor Sor Sam hoặc cao hơn
Cơ quan quản lý đất Thái Lan sẽ sử dụng các mẫu và hợp đồng riêng của họ Tuy nhiên, các bên có thể tự làm thỏa thuận riêng của họ37
Theo luật Thái Lan, người hưởng dụng có thể chuyển quyền hưởng dụng của mình cho bên thứ ba căn cứ theo luật Dân sự và Thương mại ở Điều
1422 Bên chuyển quyền hưởng dụng vẫn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra bởi bên thứ ba
Một đặc điểm thú vị của quyền hưởng dụng trong luật dân sự Thái Lan
là người hưởng dụng có thể ký hợp đồng thuê 30 năm với bên thứ ba Vì vậy, nếu người hưởng dụng ký hợp đồng thuê 30 năm trước khi chết, người thuê sẽ duy trì quyền thuê cho đến khi hết hạn Đây là một trong những quy định rất khác đối với nhiều quốc gia trên thế giới, quy định có tính đảm bảo cao hơn
về mặt lợi ích cho người hưởng dụng và người thuê quyền hưởng dụng, bởi lẽ: trong quy định của nhiều quốc gia trên thế giới, thì một trong những căn
cứ để chấm dứt quyền hưởng dụng là khi người hưởng dụng chết thì quyền hưởng dụng cũng chấm dứt và hệ quả là tài sản phải hoàn trả lại cho chủ sở hữu, như vậy trong trường hợp người hưởng dụng đã cho thuê quyền hưởng dụng của mình cho người thứ ba bằng một hợp đồng có đền bù, thì việc chưa
sử dụng hết thời hạn thỏa thuận đã phải hoàn trả lại tài sản sẽ ảnh hưởng lợi ích của người thứ ba
Trường hợp cụ thể được minh chứng qua Quyết định của Tòa án tối cao
số 2297/1998 nêu rõ rằng bên cho thuê không nhất thiết phải là chủ sở hữu tài
37 http://www.isaanlawyers.com/downloads/usufruct-agreement-thailand/ truy cập ngày 03/07/2017
Trang 35sản Do đó người hưởng dụng có thể cho thuê đất Mặc dù trong trường hợp người hưởng dụng chết trong thời hạn cho thuê, chỉ có quyền hưởng dụng sẽ
bị chấm dứt chứ không phải là hợp đồng cho thuê
Theo pháp luật Dân sự Thái Lan, nếu được yêu cầu bởi chủ sở hữu, người hưởng dụng có nghĩa vụ bảo đảm tài sản không bị thất thoát vì lợi ích của chủ sở hữu Họ phải đóng phí bảo hiểm trong suốt thời gian sử dụng và quyền của họ cũng được đăng ký trên giấy chứng nhận quyền sở hữu Trong trường hợp này, người hưởng dụng đã dùng tài sản bảo đảm không làm thất
thoát tài sản đảm bảo lợi ích cho chủ sở hữu
Theo Luật Đất Đai của Thái Lan thì người nước ngoài không được phép sở hữu đất đai ở quốc gia này, có rất ít trường hợp ngoại lệ hiếm có đối với quy tắc này (ví dụ như đầu tư 40 triệu baht, phê duyệt BOI, v.v )38 Đó là
lý do tại sao nhiều người nước ngoài đang tìm cách bảo đảm đầu tư bất động sản hoặc ít nhất là cho họ quyền được sở hữu bất động sản ngay cả khi họ không phải là chủ sở hữu "đầy đủ" Và quyền hưởng dụng đã mở ra cho họ một quyền năng rất mạnh, giúp họ được sử dụng, khai thác và hưởng một tài sản mà họ không phải là chủ sở hữu đầy đủ Và điều đó là hoàn toàn hợp
pháp
1.2.2 Pháp luật Dân sự Philippines
Luật Philippines liên quan đến quyền hưởng dụng được quy định chủ yếu ở Chương VI của Bộ luật Dân sự Philippines (từ Điều 562 đến Điều 612
Bộ luật Dân sự Philippines)39
Trong Bộ luật Dân sự Philippines, có nhiều cách thức thiết lập quyền hưởng dụng quy định (Điều 56440
) Dựa trên chất lượng hoặc loại tài sản, có thể phân loại quyền hưởng dụng thành 2 loại: (a) quyền hưởng dụng thông
40 https://philippinecivillaw.wordpress.com/category/06-usufruct/ Title VI, Chapter 1, Art.564 truy cập ngày 03/07/2017: “Usufruct may
be constituted on the whole or a part of the fruits of the thing, in favor of one more persons, simultaneously or successively, and in every case from or to a certain day, purely or conditionally It may also be constituted on a right, provided it is not strictly personal or intransmissible”
Trang 36qua quyền; (b) quyền hưởng dụng thông qua vật (things) Quyền hưởng dụng
thông qua vật được chia thành hai hình thức là (1) quyền hưởng dụng thông thường (tức là bao gồm quyền hưởng dụng đối với tài sản không bị tiêu hao); (2) quyền hưởng dụng không hoàn hảo (quyền hưởng dụng đối với tài sản tiêu hao)41
Ở đây, có thể hiểu: (1) quyền hưởng dụng thông qua quyền (a) được
hiểu là người hưởng dụng được chủ sở hữu tài sản cấp cho “quyền hưởng
dụng” mà thông qua quyền đó người hưởng dụng được hưởng lợi từ tài sản
Ví dụ: Bố cho con quyền hưởng lợi tức từ số tiền gửi tiết kiệm trong ngân hàng; A cho B được hưởng lợi tức từ số tiền lãi từ cổ phiếu, trái phiếu Quyền hưởng dụng thông thường (1) (quyền hưởng dụng hoàn hảo hay quyền hưởng dụng theo nguyên tắc) được hiểu là quyền hưởng dụng mà có đối tượng tác động là những vật không tiêu hao mà người hưởng dụng có thể khai thác, sử dụng mà không làm thay đổi hình dạng hay bản chất của vật mặc dù có thể bị làm hao mòn khi sử dụng như ngôi nhà, đất, đồ đạc…; (2) Quyền hưởng dụng không hoàn hảo (quyền hưởng dụng bất thường hay quyền hưởng dụng bất nguyên tắc) là quyền hưởng dụng mà có đối tượng tác động là các vật mà khi thực hiện quyền thì phải tiêu huỷ hoặc tiêu dùng nó như tiền, hạt cây, chất lỏng,…42
are preserved; b.Abnormal usufruct – this involves consumable property(also called quasi-usufruct)”
42 http://mylesreflection1.blogspot.com/2012/10/usufruct-explained.html truy cập ngày 10/07/2017
Nguyễn văn:“Normal usufruct or that which involves non-consumable things which the usufructuary can enjoy without altering their
form or substance, though they may deteriorate or diminish by time or by the use to which they are applied such as a house, a piece of land, furniture, etc It is also known as perfect or regular usufruct
Abnormal usufruct or that which involves things which would be useless to the usufructuary unless they are consumed or expended, such as money, grain, liquors It is also called imperfect, irregular, or quasiusufruct”
Trang 37phần sở hữu cũng đã trở nên không còn phù hợp với thế kỷ 21 cần phải có những cải cách nhất định Lí do cải cách pháp luật về tài sản đó là kể từ khi ra đời năm 1804 BLDS Pháp chưa có cải cách lần nào Có 2 lí do chính để cải cách bao gồm: các quy định của BLDS Pháp về tài sản từ năm 1804 đã kế thừa các quy định từ trước đó rất lâu; do sự phát triển kinh tế - xã hội cho nên các hình thức tài sản không còn như cũ mà đã thay đổi, có thêm nhiều hình thức mới Chính vì thế mà Pháp đã lập ra Ban cải cách bao gồm các công chứng viên, luật sư, các giáo sư ở các trường Đại học… Trong vòng 1,5 năm
đã làm việc rất tích cực để đi đến những văn bản cuối cùng vào năm 2009
Phần sở hữu vẫn để lại mô hình sở hữu trong các luật chuyên ngành Ban cải cách đưa ra vật quyền đặc định, đó là quyền hưởng dụng đặc biệt Số lượng vật quyền có sự hạn chế trong luật cũ nên muốn mở rộng hơn các quyền này Điểm mới nữa là liên quan đến quyền hưởng hoa lợi, trước đây liên quan đến thừa kế nhưng nay liên quan đến cả thương mại Điểm mới ở đây là hưởng hoa lợi trong 1 khoảng thời gian nhất định, ví dụ là 30 năm, nếu người đó chết đi thì quyền này vẫn tiếp tục Quy định mới này thuận lợi hơn cho những người thiết lập ra các công ty Điểm mới nữa là không phân tách quyền hưởng hoa lợi và quyền sở hữu Hiện nay theo pháp luật Pháp người hưởng hoa lợi không có quyền yêu cầu chủ sở hữu sửa chữa những tài sản mà
họ đang hưởng hoa lợi trên đó Theo quy định mới người hưởng hoa lợi không cần phải đợi chủ sửa chữa, nâng cấp mà họ có thể tự làm trước rồi yêu cầu chủ thanh toán lại Người sử dụng được tự mình bỏ chi phí để sửa chữa tài sản mà mình đang hưởng dụng, sử dụng nhưng không được làm thay đổi
cơ bản, bản chất của tài sản được giao
Lí do bổ sung quyền hưởng dụng đặc biệt đó là trên thực tế BLDS cũ
có số lượng vật quyền rất hạn chế, nếu trong luật không có vật quyền trong danh sách đó thì nó không tồn tại, cần phải mở rộng ra như vật quyền hưởng dụng đặc biệt gồm có quyền săn bắn, quyền câu cá Nó cũng đồng thời là quyền đối nhân vì phải có sự cho phép của người khác Những vật quyền này
Trang 38có thể có thời hạn hoặc không có thời hạn Dự thảo cũng xóa bỏ thủ tục rút gọn trong các vụ kiện liên quan đến tình trạng chiếm hữu bởi vì thực tế chỉ có khoảng 400 trường hợp 1 năm, đây là con số không lớn nên không cần thiết phải quy định43
Ở Pháp quyền hưởng dụng áp dụng trong thừa kế được thể hiện rõ nét nhất Theo luật pháp Pháp, một phần đương nhiên của di sản được chuyển cho vợ/chồng của người đã mất và con cái (với số tương ứng với số con), phần còn lại của di sản - di sản tự do - được tự do định đoạt theo di chúc Tuy nhiên, vợ/chồng còn sống có thể chọn phân chia phần thùa kế đương nhiên, hoặc chuyển đổi nó thành một quyền hưởng dụng, hoặc chia di sản thành các phần nhỏ và quyền hưởng dụng suốt đời cho con cái Nếu quyền hưởng dụng được chọn, quyền hưởng dụng được định giá để tính thuế từ việc thừa kế di sản căn cứ theo khả năng thanh toán bởi người vợ/chồng còn sống dựa trên thang tuổi của họ
Giá trị đồ dùng gia đình và đồ nội thất được tính theo công thức chuẩn dựa trên giá trị thẩm định tài sản thanh khoản tốt và tài sản thanh khoản kém, sau đó giá trị quyền hưởng dụng được chia cho người vợ/chồng còn sống và cuối cùng số dư còn lại được chia cho con cái của họ Điều này đơn giản hóa việc xử lý các đồ gia dụng do vợ/chồng còn sống được tự do bảo quản, thay thế hoặc định đoạt chúng theo ý muốn của mình trong suốt quãng đời của họ,
và giá trị bằng tiền của vật dụng được chuyển cho con của họ Quyền sở hữu tài sản không thể chuyển giao, và quyền hưởng dụng sẽ chấm dứt khi họ chết hoặc khi kết thúc thời hạn tính theo năm
1.2.4 Theo pháp luật một số bang của Hoa Kỳ:
Bang Louisiana
Mặc dù ở Hoa Kỳ hầu hết áp dụng quyền sở hữu bất động sản trọn đời theo quy định của thông luật thay vì quyền hưởng dụng, Louisiana nơi áp dụng dân luật, đặc biệt theo các mô hình của Pháp và Tây Ban Nha Ở
43 Báo cáo kinh nghiệm nước ngoài, tlđd chú thích 4
Trang 39Louisiana, các quyền hưởng dụng được tạo ra theo cách thức tương tự như các quyền sở hữu, bằng việc tặng cho, di chúc, hoặc theo quy định của luật
pháp Tuy nhiên, chúng thường được cấp cestui que vie (Cestui que vie là một
thuật ngữ cổ xưa của Luật Tài sản mô tả một người có lợi ích về đất đai do người khác giữ Quyền sở hữu và nghĩa vụ bảo vệ đất đai được giữ bởi người khác, nhưng việc sử dụng rừng có quyền thuê, lợi nhuận và các lợi ích khác từ đất đai)44
Trừ khi có quy định khác trong di chúc, phần của một người trong tài sản chung cộng đồng sẽ được chuyển lại con cháu dưới dạng chủ sở hữu đương nhiên Tuy nhiên, nếu người đó có vợ/chồng còn sống, người kia sẽ nhận được quyền hưởng dụng của phần đó cho đến khi chết hoặc tái hôn (Luật Dân sự số 890) Trong một số điều kiện nhất định, quyền hưởng dụng
có thể chuyển cho cha mẹ của người đã chết
Bang Georgia
Mặc dù Georgia không chung nguồn gốc dân luật với Louisiana, nhưng Đại hội đồng Georgia đã quy định về quyền hưởng dụng Ở Georgia, quyền
hưởng dụng là: "Các quyền hay đặc quyền thường phát sinh từ các mối quan
hệ giữa chủ nhà và người mướn nhà, và với những đặc quyền dành cho những người thuê nhà có ít quyền lợi hơn với bất động sản và bất động sản thuê theo năm" Theo luật Georgia, nếu chủ đất cho thuê dưới 05 năm, hợp đồng cho
thuê là một quyền hưởng dụng, và chủ sở hữu đất vẫn giữ bất động sản Ngoài
ra, tòa án Georgia xem xét bất kỳ mối quan hệ nào giữa một chủ sở hữu đất và
người thuê với những hạn chế "phổ biến đến mức về mặt cơ bản không phù
hợp với khái niệm bất động sản trong nhiều năm" hoặc chủ sở hữu đất giữ lại
"quyền chiếm hữu và định đoạt" đối với hoạt động kinh doanh trên bất động
sản là một quyền hưởng dụng Như vậy, trong pháp luật của Georgia thì thời hạn là một trong những căn cứ để xác định quyền hưởng dụng và thời hạn này
là 05 năm, ngắn hơn so với nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay vẫn quy định
là tối đa 30 năm
44 Địa chỉ: http://legal-dictionary.thefreedictionary.com/Cestui+Que truy cập ngày 03/07/2017
Trang 40 Quy định của một số quốc gia khác về quyền hưởng dụng
Scotland: Quyền thuê trọn đời, cái được biết đến trong luật Scots là
quyền hưởng dụng, là quyền nhận trọn đời lợi ích từ đất đai hoặc tài sản khác
mà không có quyền định đoạt đất đai hoặc tài sản đó Một cá nhân được
hưởng quyền này được gọi là liferenter Chủ sở hữu của một tài sản dưới
quyền hưởng dụng được gọi là fiar và quyền sở hữu được coi là lệ phí
Cuba: Quyền hưởng dụng đã được phục hồi như là một phần của cách
mạng nông nghiệp gắn liền với Thời kỳ Đặc biệt của Cuba Là một di sản của các biện pháp trừng phạt và một nền kinh tế đang gặp khó khăn, Cuba đã có nhiều tòa nhà đổ nát mà không thể sửa chữa Những tòa nhà này đã bị phá nát
và mảnh đất bị bỏ không trong nhiều năm cho đến khi tình trạng thiếu lương thực bắt buộc người dân Cuba phải sử dụng mọi mảnh đất Ban đầu, đây là một quá trình đặc biệt, khi người Cuba chủ động trồng thực phẩm của mình trong bất cứ mảnh đất có sẵn nào Quyền sử dụng nhưng không phải là quyền
sở hữu đã được chính thức hóa với một khung pháp lý sử dụng khái niệm quyền hưởng dụng để cho người nông dân quyền hưởng hoa lợi từ đất, nhưng không có quyền sở hữu đất
Qua sự tìm hiểu và phân tích một số nội dung các quy định về quyền hưởng dụng của một số quốc gia trên thế giới ở trên, chúng ta có thể thấy được những cái nhìn đa chiều hơn về quy định này ở mỗi quốc gia, tuy nhiên, tựu chung lại có thể đưa những nhận xét sau về quyền hưởng dụng như sau:
Thứ nhất, Về vị trí của quyền hưởng dụng trong hệ thống vật quyền
quyền hưởng dụng
Có thể thấy rằng, rất nhiều quốc gia trên thế giới mặc dù có sự khác nhau về mặt kinh tế - chính trị nhưng pháp luật của họ đều thừa nhận quyền hưởng dụng như một quyền phổ biến và quan trọng, cần được điều chỉnh trong xã hội Đa số các quốc gia đều ghi nhận quyền hưởng dụng là một vật quyền thuộc nhóm các vật quyền hạn chế, được phái sinh từ quyền sở hữu Đặc điểm này thể hiện rõ trong sự không đầy đủ về mặt quyền năng của