Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 87 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
87
Dung lượng
1,32 MB
Nội dung
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập, của riêng tôi Các kết luận, số liệu được sử dụng trong Luận văn Thạc sỹ này là trung thực, đảm bảo độ tin cậy Nội dung nghiên cứu của Luận văn Thạc sỹ chưa từng được đăng tải, công bố tại bất kì đâu Tác giả Luận văn Thạc sỹ i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC ii DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ vi PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN 7 1.1 Sự ra đời của điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và PICC 8 1.1.1 Quá trình soạn thảo Điều 420 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản 8 1.1.2 Sự ra đời của Hardship theo PICC 13 1.1.3 Sự ra đời của hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Công ước CISG 15 1.2 Khái niệm Hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo CISG, PICC và Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 17 1.2.1 Khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo CISG 17 1.2.2 Khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo PICC 18 1.2.3 Khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 21 1.3 So sánh Bất khả kháng và Hoàn cảnh thay đổi cơ bản 22 CHƯƠNG II – ĐIỀU KIỆN XÁC LẬP HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VÀ SO SÁNH VỚI CISG VÀ PICC.28 2.1 Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng 28 2.2 Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh 29 2.3 Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác 30 2.4 Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên 31 ii 2.5 Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích 33 CHƯƠNG III –QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG TRƯỜNG HỢP HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN VÀ NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 2015 40 3.1 Quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng của các bên trong hợp đồng 40 3.1.1 Luật không đặt ra nghĩa vụ phải đàm phán 42 3.1.2 Chủ thể trong đàm phán 42 3.1.3 Nghĩa vụ chứng minh 45 3.1.4 Khái niệm “thời hạn hợp lý” 46 3.2 Quyền yêu cầu Tòa án chấm dứt hoặc sửa đổi hợp đồng 47 3.2.1 Thẩm quyền của Tòa án bị bó hẹp 48 3.2.2 Việc xác định “chi phí để thực hiện hợp đồng” 49 3.3 Nghĩa vụ của các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết 50 3.4 Đánh giá thực trạng 52 3.4.1 Những điểm tích cực 52 3.4.2 Hạn chế 53 3.4.3 Nguyên nhân 54 CHƯƠNG IV- GIẢI PHÁP VỀ GIẢI THÍCH VÀ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN TẠI VIỆT NAM 56 4.1- Định hướng nhằm giải thích và áp dụng quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản 56 4.2 Các giải pháp 56 4.2.1 Giải pháp giải thích Điều 420 BLDS 2015 57 4.2.2 Đề xuất bổ sung cơ chế Trọng tài áp dụng Điều 420 63 4.2.3 Đề xuất về việc soạn thảo điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong hợp đồng 66 4.3 Kiến nghị 68 KẾT LUẬN 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 PHỤ LỤC 79 iii DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT UBND BLDS Ủy ban Nhân dân Bộ luật Dân sự ULIS Luật thống nhất về bán hàng hóa quốc tế CISG Công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế PICC Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế PECL Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng UNCITRAL Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế UNIDROIT Viện Thống nhất Tư pháp quốc tế WTO Tổ chức Thương mại Thế giới VIAC Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam ICSID Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ICC Phòng Thương mại Quốc tế Hardship Hoàn cảnh thay đổi cơ bản GS Giáo sư iv PGS TS Phó Giáo sư Tiến sĩ NXB Nhà xuất bản v với v TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài của Luận văn Thạc sỹ có tên là “Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế” Luận văn gồm 04 chương Chương I “Những vấn đề lý luận liên quan đến hoàn cảnh thay đổi cơ bản” Chương I gồm ba phần Phần 1.1 sẽ nêu Sự ra đời của điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo BLDS Việt Nam 2015, CISG và PICC (bao gồm quá trình soạn thảo Điều 420 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, sự ra đời của Hardship theo PICC và sự ra đời của hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Công ước CISG) Phần 1.2 giới thiệu khái niệm hoàn cảnh thay đởi cơ bản theo CISG, PICC và BLDS Việt Nam 2015 Phần 1.3 sẽ so sánh điểm giống và khác nhau giữa trường hợp bất khả kháng và hoàn cảnh thay đổi cơ bản Chương II của Luận văn Thạc sỹ “Điều kiện xác lập Hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo BLDS Việt Nam và so sánh với CISG và PICC”, người viết trước hết sẽ phân tích các điều kiện xác lập Hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo 05 điều kiện: (1) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng; (2) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh; (3) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác; (4) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên; (5) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích (ứng với từng mục) Người viết so sánh từng điều kiện để xác lập hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo BLDS Việt Nam 2015 với những điều kiện theo PICC và CISG Sau đó, người viết dẫn các ví dụ minh họa để phân tích các điều kiện này Ở chương III “Quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp Hoàn cảnh thay đổi cơ bản và những bất cập trong quy định của BLDS Việt Nam 2015”, người viết sẽ nêu các quyền và nghĩa vụ về đàm phán lại hợp đồng, quyền yêu cầu Tòa án chấm vi dứt hay sửa đổi hợp đồng và nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hợp đồng và phân tích những bất cập trong những quy định này Chương IV – chương cuối cùng của Luận văn Thạc sỹ “Giải pháp, đề xuất về giải thích và áp dụng quy định về thực hiện hợp đồng khi Hoàn cảnh thay đổi cơ bản tại Việt Nam”, người viết sẽ đề xuất giải pháp giải thích một số thuật ngữ trong điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản (phần 4.1) Phần 4.2 sẽ nêu đề xuất bổ sung cơ chế Trọng tài áp dụng Điều 420 Phần 4.3 sẽ là những đề xuất của người viết về việc soạn thảo điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong hợp đồng Cuối cùng, người viết sẽ nêu những kiến nghị để phù hợp với thực trạng hiện nay của nước ta vii PHẦN MỞ ĐẦU 1, Tính cấp thiết của đề tài Tiến trình phát triển của Bộ luật Dân sự Việt Nam đã trải qua ba lần thay đổi cơ bản: Từ Bộ luật Dân sự đầu tiên sau khi Việt Nam được hoà bình, thống nhất là Bộ luật Dân sự 1995 Sau gần 10 năm đi vào đời sống thực tiễn, Bộ luật Dân sự 1995 đã bộc lộ nhiều điểm bất cập và có nhiều quy định không còn phù hợp với thực tế xã hội luôn không ngừng phát triển, nên Bộ luật Dân sự 1995 đã được thay thế bằng Bộ luật Dân sự 2005 Cũng 10 năm sau sự ra đời của Bộ luật Dân sự 2005, Quốc hội Việt Nam luôn không ngừng xây dựng những dự thảo luật sửa đổi, bổ sung cho Bộ luật Dân sự nhằm loại bỏ những quy định còn bất cập, hạn chế và thay thế bằng những quy định có tính hợp lý và khả thi hơn Bộ luật Dân sự 2015 hiện hành đã ra đời phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế thế giới hiện nay là xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá đời sống kinh tế quốc tế Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phát triển không ngừng như hiện nay và bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa của Việt Nam nói riêng, các quan hệ dân sự và kinh tế ngày một trở nên phức tạp và mở rộng và được thể hiện dưới hình thức hợp đồng Hợp đồng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và xã hội như: là sự cụ thể hoá ý chí, nguyện vọng của các chủ thể khi giao kết, đồng thời thể hiện được phạm vi quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện hợp đồng, là cơ sở để các chủ thể giải quyết các tranh chấp khi phát sinh,… Trong quá trình giao kết hợp đồng, các chủ thể đều mong muốn hợp đồng có khả năng được thực hiện, bảo đảm được tính pháp lý đồng thời là cơ sở để xử lý các mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra (nếu có) Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan mà việc thực hiện hợp đồng trở thành một nghĩa vụ không thể thực hiện được hoặc thực hiện không trọn vẹn hoặc thực hiện không đúng như mong muốn giao kết ban đầu của các bên Vậy, những lý do khiến các bên không hoàn thành nghĩa vụ là gì, các bên có thể dự liệu trước được những nguyên nhân này bằng cách ghi nhận trong hợp đồng hay không, trong trường hợp nào được miễn thực hiện nghĩa vụ do 1 những nguyên nhân khách quan, và các cơ quan có thẩm quyền có thể can thiệp vào việc thực hiện nghĩa vụ khi xảy ra những sự kiện không lường trước này được hay không? Việt Nam là thành viên tích cực của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO năm 1 2 2007, và trở thành thành viên của CISG năm 2015, cũng như luôn tích cực tham khảo Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế để hoàn thiện pháp luật hợp đồng của nước mình Thuật ngữ “Hoàn cảnh thay đổi cơ bản” đã xuất hiện trong Bộ nguyên tắc UNIDROIT; trong khi đó, Công ước quốc tế CISG không quy định cụ thể về “Hoàn cảnh thay đổi cơ bản”, nhưng một số học giả vẫn cho rằng có tồn tại khái niệm này trong Công ước CISG Tuy nhiên, đây là một thuật ngữ khá mới mẻ trong pháp luật Việt Nam (lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015) Do vậy, khái niệm “hoàn cảnh thay đổi cơ bản” vẫn còn tương đối mơ hồ và thiếu tính cụ thể trong pháp luật Việt Nam Xuất phát từ những lý do nêu trên, người viết lựa chọn đề tài “Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế” Đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết trong việc thực hiện hợp đồng trong tình hình hiện nay 2- Tổng quan tình hình nghiên cứu a) Tình hình nghiên cứu nước ngoài Có rất nhiều công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến Hoàn cảnh thay đổi cơ bản Các công trình nghiên cứu đã đi sâu vào phân tích các điều kiện để đánh giá thế nào là Hoàn cảnh thay đổi cơ bản, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng khi xảy ra sự kiện này Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: “Hardship under the UN Convention on the International Sale of Goods (CISG)” của Markus Petsche, được đăng trên Tạp chí Vindobona Law Journal, 1 Ngày 11/01/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) 2 Ngày 18/12/2015, Việt Nam đã chính thức phê duyệt việc gia nhập Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc (“CISG”) để trở thành viên thứ 84 của Công ước này 2 “Fundamental Alteration of the Contractual Equilibrium under Hardship Exemption, Jurisprudence”, của Daniel Girsberger và Paulius Zapolskis, hay “Force majeure and hardship: Application in international trade practice with specific regard to the CISG and the UNIDROIT Principles of International Commercial Contracts” của Joern Rimke, Những công trình nghiên cứu kể trên là nguồn tài liệu rất giá trị để người viết nắm được những quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong CISG và PICC Đồng thời, những phân tích của các học giả trong những công trình nghiên cứu kể trên cũng là tài liệu tham khảo có ý nghĩa để so sánh với những quy định trong Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 b) Tình hình nghiên cứu trong nước Trong mối liên hệ so sánh “Hoàn cảnh thay đổi cơ bản” của Bộ luật Dân sự Việt Nam với các Công ước CISG và Bộ nguyên tắc UNIDRIOIT, hiện ở Việt Nam, có rất nhiều bài báo khoa học đăng trên các tạp chí, hay tại các hội nghị như Hội thảo Chế định hợp đồng trong Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) của PGS TS Đỗ Văn Đại, “Đề xuất diễn giải và áp dụng Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản” của PGS TS Nguyễn Minh Hằng và Trần Thị Giang Thu, được đăng trên Tạp chí kinh tế đối ngoại số 86/2016, hay “Điều khoản điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi (Hardship) trong pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam” của Lê Minh Hùng được đăng trên Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 6/2009,… Những công trình khoa học kể trên là nguồn tài liệu rất quý giá, là một trong những căn cứ giúp người viết có thêm nhiều thông tin quan trọng để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thiện bài luận văn này Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu so sánh các quy định về Hoàn cảnh thay đổi cơ bản của pháp luật Việt Nam trên cơ sở so sánh, đối chiếu các quy định của Công ước CISG, Bộ nguyên tắc UNIDROIT và đưa ra những đề xuất trong việc giải thích và áp dụng những điều khoản này Đây là Luận văn Thạc sỹ Luật học đầu tiên nghiên cứu so sánh cả ba văn bản này 3 Như vậy, có thể xảy ra khả năng hợp đồng các bên ký kết thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng lại xảy ra tình huống Hoàn cảnh thay đổi cơ bản và các bên không đạt được thỏa thuận trong thời hạn hợp lý Trong trường hợp này, Tòa án không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp do các bên đã có thỏa thuận Trọng tài theo Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010 Vậy Tòa án sẽ phải từ chối giải quyết và không thể áp dụng các quy định về điều chỉnh lại hợp đồng theo như quy định tại Điều 420 BLDS 2015 Với quy định này, nảy sinh sự thiếu nhất quán của pháp luật, không những làm cho vấn đề khó khăn hơn vì bó hẹp cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc, mà còn gây mâu thuẫn giữa các ngành luật với nhau Vậy liệu các bên có thể đưa tranh chấp ra trước Trọng tài để xem xét trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản hay không? Thực tiễn án lệ trên thế giới áp dụng PICC tại Tòa án trọng tài quốc tế ICC (số 7365/FMS, số 8873, 9994, 12446…) cũng như thực tiễn xét xử trọng tài của nhiều quốc gia (Hà Lan, Đức,…) cho thấy mặc dù luật chỉ định cơ quan xét xử là “Court” (Tòa án), tuy nhiên thuật ngữ “Tòa án” ở đây được diễn giải là bao gồm cả Tòa án Trọng tài (Arbitration Court) và vẫn cho phép Trọng tài có thẩm quyền xét xử trong trường hợp Hoàn cảnh thay đổi cơ bản 139 PGS.TS Đỗ Văn Đại cũng cho rằng: “Điều luật đề cập tới vai trò của “Tòa án” và thuật ngữ “Tòa án” đã được lý giải tại khoản 2 Điều 1:301 theo đó “Thuật ngữ Tòa án cũng được áp dụng cho Tòa án trọng tài” Nói cách khác, chủ thể được can thiệp để điều chỉnh lại hợp đồng không chỉ là Tòa án mà còn có thể cả Trọng tài” 140 b) Đề xuất diễn giải và sửa đổi Như đã phân tích ở trên, Trọng tài cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng Vì vậy, việc định đoạt số phận của hợp đồng nên là chức năng của cả Tòa án và Trọng tài Điều này là hoàn toàn hợp lý và có cơ sở để tiếp tục đề xuất yêu cầu sửa đổi, điều 139 PGS TS Nguyễn Minh Hằng và Trần Thị Giang Thu, (2016), tlđd 140 Đỗ Văn Đại (2015), “Bàn thêm về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Số 13, tr.31 – 40 65 chỉnh lại Điều 420 BLDS để tránh mâu thuẫn với Luật Trọng tài Thương mại 2010 cũng như phù hợp với thông lệ và thực tiễn quốc tế Vậy có nên chăng việc sửa đổi để tạo ra sự thống nhất trong quy định của pháp luật? Bản thân công việc của người viết và thực tiễn các tranh chấp hợp đồng thương mại tại Văn phòng Luật cũng sử dụng đến chế tài Trọng tài rất nhiều Do đó, người viết luôn mong mỏi có những điều chỉnh, sửa đổi luật hoặc thông tư hướng dẫn việc áp dụng quy định về Trọng tài trong trường hợp này Tuy nhiên, người viết cũng nắm được rằng việc sửa đổi là nên nhưng không phải có thể thực hiện ngay lập tức, nên trong Luận văn này, người viết sẽ đề xuất việc diễn giải Khoản 4, Điều 420 này như sau: Tòa án có quyền giải quyết tranh chấp dựa trên cơ sở có yêu cầu của nguyên đơn, tuy nhiên không bắt buộc các bên phải giải quyết tranh chấp tại Tòa án Trong trường hợp các bên có thỏa thuận Trọng tài, thì Trọng tài vẫn được vận dụng Điều 420 để giải quyết tranh chấp Cách diễn giải này sẽ tránh tình trạng không có cơ quan nào có thẩm quyền xét xử vụ việc 4.2.3 Đề xuất về việc soạn thảo điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong hợp đồng Điều khoản “hoàn cảnh thay đổi cơ bản” cần được các bên soạn thảo trong hợp đồng một cách chặt chẽ, để tránh những mâu thuẫn, rủi ro không đáng có khi sự kiện xảy ra Người viết đề xuất bên cạnh những quy định trong Điều 420 BLDS, nên soạn thảo thêm những điều khoản trong hợp đồng về hoàn cảnh thay đổi cơ bản như sau Một là, nên cân nhắc thỏa thuận về tính nghiêm trọng của thiệt hại do Hoàn cảnh thay đổi cơ bản gây ra (ví dụ giá tăng 50%,…) theo từng trường hợp cụ thể “1 Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng; b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh; 66 c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác; d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên; Tuy nhiên, một thiệt hại dưới 50% giá trị hợp đồng sẽ không được coi là thiệt hại nghiêm trọng đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.” Hai là, nên quy định về sự thiện chí và thời gian yêu cầu đàm phán “2 Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý và đầy đủ cơ sở Bên kia phải có nghĩa vụ thiện chí khi yêu cầu đàm phán hợp đồng được đưa ra Khoảng thời hạn hợp lý mà bên có lợi ích bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh thay đổi cơ bản có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng được tính từ thời điểm có đủ căn cứ xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản cho đến trước khi bên có lợi ích bị ảnh hưởng hoàn thành các nghĩa vụ trong hợp đồng Nếu ngoài khoảng thời hạn hợp lý mà bên có lợi ích bị ảnh hưởng không đưa ra yêu cầu đàm phán lại hoặc căn cứ chứng minh thì có thể ngầm hiểu rằng bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã từ bỏ quyền của mình, không mong muốn đàm phán lại và sẵn sàng chấp nhận thiệt hại do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.” Ba là, nên bổ sung Trọng tài là cơ quan có quyền sửa đổi chấm dứt hợp đồng trong trường hợp Hoàn cảnh thay đổi cơ bản “3 Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài: 67 a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định; b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản Bốn là, bổ sung quyền tự thỏa thuận của các bên về việc có tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hay không trong trường hợp Hoàn cảnh thay đổi cơ bản “4 Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc Tòa án, Trọng tài có quyết định khác.” Nếu quy định như vậy, quy định về Hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong hợp đồng có phần sẽ chặt chẽ hơn so với quy định tại Điều 420 BLDS Việt Nam 2015 Tuy nhiên, những đề xuất soạn thảo điều khoản trong hợp đồng như vậy chỉ mang tính chất tham khảo, các Luật sư, Doanh nghiệp nên soạn thảo điều khoản tùy vào từng trường hợp cụ thể 4.3 Một số kiến nghị Dựa trên những đề xuất người viết trình bày phía trên, người viết nhận thấy rằng việc hoàn thiện pháp luật (sửa đổi điều khoản, hoặc ban hành nghị định hướng dẫn,…) là điều rất cần thiết Sẽ rất lý tưởng nếu điều khoản hoàn cảnh thay đổi được bổ sung thêm nghĩa vụ chứng minh như sau: “2 Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý và đầy đủ cơ sở Bên kia phải có nghĩa vụ thiện chí khi yêu cầu đàm phán hợp đồng được đưa ra.” Hoặc bổ sung thêm cơ chế Trọng tài để không gây mâu thuẫn với luật chuyên ngành như nêu tại Mục 4.2: “4 Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, 68 trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc Tòa án, Trọng tài có quyết định khác.” Tuy nhiên, với đặc thù pháp luật Việt Nam hiện nay, việc sửa đổi hay ban hành một văn bản pháp luật đòi hỏi một thời gian dài và quy trình thông qua phức tạp Để sửa đổi hay ban hành một văn bản pháp luật cần phải trải qua những trình tự như sau: trình bày tờ trình về dự kiến sửa đổi, ban hành; Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể; sau khi dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với đại diện Chính phủ và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và xây dựng báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết; Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 141 Do đó, giải pháp hoàn thiện pháp luật khó có thể thực hiện được trong thời gian tới Từ năm 2015 tới nay, khi BLDS Việt Nam đã đi vào cuộc sống, các chủ thể trong hợp đồng vẫn phải thường xuyên sử dụng, viện dẫn điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong việc giải quyết những tranh chấp phát sinh Khi rơi vào những trường hợp như vậy, giải pháp tình thế (khi luật chưa kịp sửa đổi) cho các bên trong tranh chấp để xử lý dễ dàng hơn đó là việc quy định trực tiếp trong hợp đồng như đề xuất của người viết tại Mục 4.3 nêu trên Luật sư hoặc người soạn thảo hợp đồng có thể quy định trực tiếp về điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản tại hợp đồng Bên cạnh đó, các thẩm phán Tòa án có thể sử dụng cách giải thích như nêu tại Mục 4.1 để áp dụng trong những tình huống các bên đề nghị Tòa án giải thích hoặc sử dụng để giải thích, thỏa thuận giải pháp trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản 141 Xem thêm tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ngày 22/06/2015 69 Tóm lại, dựa trên những đề xuất ở trên, người viết kiến nghị những giải pháp liên quan đến việc diễn giải điều khoản và soạn thảo hợp đồng trong sự kiện hoàn cảnh thay đổi để có giá trị thực tiễn tối ưu TIỂU KẾT: Với những đề xuất nhằm hoàn cthiện các quy định của BLDS Việt Nam 2015 liên quan đến quy định hoàn cảnh thay đổi cơ bản, dựa trên những công việc thực tiễn của bản thân, người viết hi vọng những giải pháp được đề cập ở Chương IV này là những giải pháp phù hợp với thực tiễn và hỗ trợ phần nào các Luật sư tư vấn, Doanh nghiệp và Tòa án – Trọng tài trong việc giải thích và áp dụng điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản 70 KẾT LUẬN Với 04 chương trong bài Luận văn, người viết hi vọng đã mang tới một cái nhìn tổng quát về mặt lí luận và thực tiễn sự kiện hoàn cảnh thay đổi cơ bản trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Bài Luận văn đã nêu khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản, các điều kiện bổ sung để xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản thường thấy Hoàn cảnh thay đổi cơ bản được phân tích trong bài Luận văn dựa trên không chỉ điều khoản 79 của Công ước CISG, Điều 6.2.1, Điều 6.2.2 và Điều 6.2.3 PICC, Điều 420 BLDS Việt Nam 2015, mà còn dựa trên các vụ việc, bình luận của Hội đồng Điều hành UNIDROIT và ý kiến các học giả trong và ngoài nước Việc sử dụng điều khoản hoàn cảnh thay đổi là không thể phủ nhận từ nhu cầu làm cân bằng lại các nghĩa vụ hợp đồng của các bên trong quan hệ hợp đồng Tuy nhiên, việc áp dụng các điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản phải đáp ứng những điều kiện nhất định Trong Luận văn của mình, người viết đưa ra những án lệ “điển hình” liên quan đến điều khoản “impediment” (trở ngại khách quan) và “hardship” (hoàn cảnh thay đổi cơ bản) trên thế giới (trong đó có 02 vụ việc đã được xem xét tại Việt Nam) Những án lệ này đã tạo nên một bức tranh rộng lớn và sinh động về đời sống của hợp đồng và những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh từ hợp đồng trên thế giới hiện nay Qua phân tích các vụ việc này, người viết nhận thấy không phải mọi sự thay đổi về hoàn cảnh đều được coi là hoàn cảnh thay đổi cơ bản; cũng như không phải mọi vụ việc đều có thể áp đặt những tiêu chí đánh giá giống nhau Việc đánh giá sự kiện hoàn cảnh thay đổi cơ bản này thường được Tòa án, Trọng tài xem xét dưới nhiều góc độ và có những cách giải thích khác nhau về các thuật ngữ trong luật,… Hiện nay, pháp luật quốc tế cũng không có bất kì quy định nào là “hình mẫu” để các quốc gia áp dụng như một mẫu số chung Sự kiện hoàn cảnh thay đổi cơ bản cần được tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện trong hệ thống nội luật qua từng giai đoạn Đối với Việt Nam, Điều 420 của BLDS 2015 - quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản bộc lộ cả những ưu và khuyết điểm Giải pháp để điều khoản về hoàn cảnh thay đổi cơ bản phát huy được hiệu quả trong thực tiễn đó là hoàn thiện các bất cập của luật, đề cao vai trò, thẩm quyền của Tòa án – Trọng tài trong quá trình xét xử, và dựa trên thiện chí của các bên tham gia hợp đồng Để làm được điều này, các nhà soạn 71 thảo luật ở Việt Nam có thể tiếp tục học hỏi các chế định từ các điều khoản được ghi nhận trong Công ước CISG, PICC hay quy định của các nước khác để hoàn thiện những bất cập trong luật Đối với Tòa án – Trọng tài, thẩm phán và Trọng tài viên có thể coi phán quyết, quyết định của Tòa án, Trọng tài trong các án lệ cũng như ý kiến của học giả là một nguồn tham khảo trong việc nhận định trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, cũng như có hướng giải thích các thuật ngữ chưa được quy định trong luật một cách phù hợp Đối với các bên trong hợp đồng, khi xảy ra sự kiện nằm ngoài kiểm soát và gây bất lợi cho một bên, các bên cần phải nỗ lực đàm phán, tìm kiếm giải pháp khắc phục trên tinh thần cầu thị để đạt được mục tiêu hoàn thành nghĩa vụ quy định trong hợp đồng – mà chính luật sư, doanh nghiệp là đối tượng cần tiếp cận các quy định trong luật cũng như cách giải thích để tư vấn và hỗ trợ đàm phán kịp thời Qua đó, người viết đã đạt được nhiệm vụ nghiên cứu của mình đặt ra trong phần Mở đầu Xét về khía cạnh lí luận pháp lí lẫn thực tiễn, sự kiện hoàn cảnh thay đổi cơ bản vẫn là một vấn đề mới mẻ với Việt Nam (lần đầu tiên được ghi nhận trong BLDS 2015) và vẫn được coi là vấn đề “tốn không ít giấy mực” của các học giả trên thế giới Bởi vậy, trong khuôn khổ hạn chế của Luận văn này, những nội dung mà người viết đưa ra không thể bao quát được toàn bộ các khía cạnh pháp lí trong tất cả các Công ước, Bộ quy tắc,… và các án lệ trên thực tiễn hết sức phong phú, đa dạng của trường hợp này Do vậy, Luận văn khó có thể tiếp cận vấn đề “Hoàn cảnh thay đổi cơ bản” một cách toàn diện Bài Luận văn là những nỗ lực tối đa của người viết nhằm đưa tới cách tiếp cận vấn đề khách quan và đa chiều nhất Tuy vậy, do một số yếu tố như năng lực, ngôn ngữ, khả năng tiếp cận các án lệ, thời gian hạn chế,… bài Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tác giả bài Luận rất mong muốn nhận được sự trao đổi, đóng góp ý kiến từ các luật gia, luật sư, trọng tài viên, thẩm phán, các chuyên gia pháp lý, đặc biệt là các Doanh nghiệp tại Việt Nam và các quý bạn đọc để có thể rút kinh nghiệm, sửa đổi và tiếp tục hoàn thiện Người viết chân thành cảm ơn 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I Các văn bản pháp lý 1 Công ước Viên của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) ngày 01/01/1988 2 Bộ nguyên tắc UNIDROIT về Hợp đồng thương mại quốc tế (PICC) năm 2016 3 Bộ luật Dân sự Pháp ngày 10/02/2016 4 Sắc lệnh số 47, ngày 10/10/1945 5 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 ngày 14/06/2005 6 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 ngày 24/11/2015 7 Luật Thương mại Việt Nam 2005 ngày 14/06/2005 8 Luật Trọng tài thương mại 2010 ngày 17/06/2010 9 Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/06/2015 II- Phán quyết các vụ việc 10 Quyết định Giám đốc Thẩm số 14/2006/DS-GDT ngày 06/06/2006 về vụ án tranh chấp quyền sở hữu tài sản 11 Bản án số 06/2017/KDTM-ST ngày 26/12/2017 về tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản 12 Bản án số: 46/2020/DS-PT Ngày 12-3-2020 về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 13 Vụ Egypt v Yugo., [1989], Int'l Comm Arb No 628 14 Vụ Fibrosa SA v Fairbairn Lawson Combe Barbour Ltd [1943] AC 32 15 Vụ Spanish advertising agency, [2014], The Tribunal Supremo 16 Vụ Gaz de Bordeaux (CMS Gas Transmission Company v The Argentine Republic), Số ARB/01/8 (Phán quyết) [2005] ICSID 73 17 Vụ Schiedsgericht der Handelskammer, [1996], Hamburg Số 3229 18 Vụ United States (Raw Materials Inc v Manfred Forberich GmbH & Co.), [2004] U.S Federal District Court, Northern District of Illinois 19 Vụ Nuova Fucinati S.p.A v Fondmetal International A.B., [1993] Tribunale Civile (District Court) 20 Vụ Louis Dreyf Corp v Continental Grain Co., [1981] 21 Vụ Scafom International BV v Lorraine Tubes (S.A.S) [2009], Supreme Court 22 Vụ Himpurna California Energy Ltd v PT (Persero) Perusahaan Listruik Negara (Phán quyết chung thẩm) [1999], Yearbook Commercial Arbitration 2000 III- Tài liệu nghiên cứu là sách a) Sách Tiếng Việt 23 Đỗ Văn Đại (2014), Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 24 Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 (Sách chuyên khảo), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam 25 Nguyễn Ngọc Điện (2016), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1) – Trường Đại học Mở TP HCM, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội 26 Dịch giả: TS Nguyễn Minh Hằng (trưởng nhóm), Bộ nguyên tắc Unidroit về Hợp đồng thương mại quốc tế”, (2014), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội b) Sách Tiếng Anh 27 Brunner, C., (2009), Force Majeure and Hardship under General Contract Principles Exemption for NonPerformance in International Arbitration, NXB Kluwer Law International, Alphen aan den Rijin 74 28 Fritz Enderlein & Dietrich Maskow (1992), International Sales Law: United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods, NXB Oceana Publication, New York 29 F Hinestrosa (2008), Rapport Général-Révision du contrat, in Le Contrat, NXB Société de législation comparée 30 John Honnold (1989), Documentary History of the Uniform Law for International Sales, NXB Kluwer Law and Taxation Publishers, Deventer 31 Rolf Kofod, (2011), “Hardship in International Sales CISG and the UNIDROIT Principles 3.1.2.”, NXB Đại học Copenhagen, Copenhagen IV- Tài liệu nghiên cứu là báo chí a) Báo chí trong nước 32 Vũ Thị Lan Anh (2016), “Các vấn đề pháp lý đặt ra trong việc thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 337 33 Ngô Quốc Chiến (2015),“Điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi và việc sửa đổi Bộ luật Dân sự 2005”, Nghiên cứu lập pháp, số 14, tr 29 – 33 34 TS Đoàn Thị Phương Diệp (2019), “Pháp luật hợp đồng Việt Nam nhìn ở góc độ so sánh với luật Cộng hòa Pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 11(386) 35 Đỗ Văn Đại (2015), “Bàn thêm về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Số 13 36 PGS TS Nguyễn Minh Hằng và Trần Thị Giang Thu, (2016), “Đề xuất diễn giải và áp dụng Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản”, Tạp chí kinh tế đối ngoại, Số 86/2016 37 Lê Minh Hùng (2009), “Điều khoản điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi (Hardship) trong pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Số 6/2009 75 38 Nguyễn Thị Thúy Hường (2019), Hậu quả pháp lý khi hoàn cảnh có sự thay đổi cơ bản trong quá trình thực hiện hợp đồng, Tạp chí Tòa án 39 Trần Minh Tâm & Nguyễn Minh Hiển (2015), “Điều khoản Hardship trong Hợp đồng mua bán Hàng hóa quốc tế”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Số 70/2015, 50-59 40 Nguyễn Anh Thư, (2014), “Đề xuất sửa đổi, bổ sung qui định liên quan đến nguyên tắc thiện chí trong Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Số 30(3), 61-72 41 Ngô Thu Trang - Nguyễn Thế Đức Tâm (2017), “Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1(345), tr 60-67 b) Báo chí nước ngoài 42 Albert H Kritzer (1994), “International Contract Manual - Guide to Practical Applications of the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods”, Detailed Analysis 623 43 Angelika Awasthi & Gaurangi Kapoor (2018), “UNIDROIT Principles: Commercial Hardship in India context”, Indian Journal of Law & International Affairs, Số II(2), 47-63 44 Daniel Girsberger & Paulius Zapolskis, (2012), “Fundamental Alteration of the Contractual Equilibrium under Hardship Exemption”, Jurisprudence, Số 19(1), 121–141 45 Frederick R Fucci (2016), “Hardship and Changed Circumstances as Grounds for Adjustment or Non-Performance of Contracts Practical Considerations”, International Infrastructure Investment and Finance 46 B Nicholas (1984), “Impracticability and Impossibility in the U.N Convention on Contracts for the International Sale of Goods”, International Sales: The United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods, Số 5(02), 76 47 Niklas Lindström (2006), “Changed Circumstances and Hardship in the International Sale of Goods”, Nordic Journal of Commercial Law, Số 2006(1), 48 Zaccaria, E C (2005), The Effects of Changed Circumstances in International Commercial Trade, International Trade & Business Law Review, Số 9 V- Tài liệu nghiên cứu là bài viết hội thảo 49 Đỗ Văn Đại (2015), “Tham luận 4: Điều chỉnh Hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi”, Hội thảo chế định Hợp đồng trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), ngày 18 tháng Ba năm 2015, Bộ tư pháp, USAID và VIAC, Hà Nội, Việt Nam 50 Đàm Thị Diễm Hạnh và ThS Lê Thị Kim Oanh (2010), “Quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản dưới góc độ so sánh pháp luật Dân sự Việt Nam và Pháp – một số đề xuất, kiến nghị”, Hội thảo quốc tế: Trách nhiệm Dân sự và hợp đồng: Kinh nghiệm của Việt Nam và Liên minh Châu Âu, ngày 27 tháng Sáu năm 2019, Trường Đại học Luật, Đại học Huế và Hội Hợp tác pháp lý Châu Âu và Việt Nam, Thừa Thiên Huế, Việt Nam 51 Lukas Rusch (2019), “Force Majure and Hardship under the CISG”, Hội thảo th 13 Annual Generations in Arbitration Conference, ngày 31 Tháng Ba năm 2019, Hồng Kông 52 Ugo Draetta (2004), “Điều khoản về trường hợp bất khả kháng và điều khoản Hardship trong hợp đồng quốc tế”, Kỷ yếu Hội thảo “Hợp đồng thương mại quốc tế” do Nhà pháp luật Việt –Pháp, ngày 13-14, tháng Mười Hai năm 2004, Hà Nội, Việt Nam VI- Tài liệu từ các nguồn khác 53 Nguyễn Huy Hoàng (2015), Hệ quả pháp lý khi Hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Trường Đại học Trà Vinh 54 Jenni Miettinen (2015), Luận văn Thạc sỹ, “Interpreting CISG Article 79 (1): Economic impediment and the reasonability requirement” - Đại học University of Lapland 77 55 Lovro Klepac, (2017), Luận văn thạc sỹ, “The availability of a Hardship Defense under the UN Convention on Contracts for the International Sale of Goods (CISG)”, Trường Đại học Centeral European University VII- Trang WEB 56 http://cisgw3.law.pace.edu/cases 57 TS Nguyễn Minh Hằng; TS Đinh Thị Mỹ Loan, (2013), Đề xuất Việt Nam gia nhập Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/912-de-xuat-viet-nam-gia-nhap-cong-uocvien-ve-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te 58 http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/1214-thuan-loi-hon-trong-mua-banquoc-te-viet-nam-huong-den-gia-nhap-cisg 59 http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/9291-viet-nam-ap-dung-cong-uoc-vienve-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-tu-nam-2017 60 http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=81&NewsId=346916s 61.http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Deta il.aspx?ItemID=588&TabIndex=5&YKienID=540 78 PHỤ LỤC Bảng 01: Lý do Doanh nghiệp sẽ không sử dụng điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản Lý do sẽ không sử dụng Tỷ lệ phần trăm (%) Sẽ không có trường hợp Hoàn cảnh thay đổi diễn ra 19,23% Pháp luật Việt Nam chưa công nhận 88,46% Đã có điều khoản Bất khả kháng 84,61% Có những biện pháp khắc phụ như bảo hiểm, trái phiếu, đảm bảo, đàm phán,… 100% (Thực hiện bởi Trần Minh Tâm & Nguyễn Minh Hiển trong “Điều khoản Hardship trong Hợp đồng mua bán Hàng hóa quốc tế”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại (2015), Số 70, 50-59, Thời gian thực hiện: 12/2013 – 03/2014) 79 ... Nhân dân Bộ luật Dân ULIS Luật thống bán hàng hóa quốc tế CISG Cơng ước Liên Hợp Quốc hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế PICC Bộ nguyên tắc UNIDROIT hợp đồng thương mại quốc tế PECL Bộ nguyên tắc. .. hợp đồng hoàn cảnh thay đổi theo Bộ luật Dân Việt Nam 2015, CISG Bộ nguyên tắc UNIDROIT hợp đồng thương mại quốc tế? ?? Luận văn gồm 04 chương Chương I “Những vấn đề lý luận liên quan đến hoàn cảnh. .. 1.1.3 Sự đời hoàn cảnh thay đổi theo Cơng ước CISG 15 1.2 Khái niệm Hồn cảnh thay đổi theo CISG, PICC Bộ luật Dân Việt Nam 2015 17 1.2.1 Khái niệm hoàn cảnh thay đổi theo CISG