Điều này thể hiện ở chỗ, trong cả hai BLDS năm 1995 và 2005, bảo lưu quyền sở hữu chỉ là một trong các quyền luật định, cho phép bên bán tài sản có thể sử dụng để bảo vệ quyền lợi của mì
Trang 1GIÁP MINH TÂM
BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội - 2017
Trang 2GIÁP MINH TÂM
BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60380103
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Minh Oanh
Hà Nội - 2017
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn theo đúng quy định
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này
Tác giả luận văn
Giáp Minh Tâm
Trang 4Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO LƯU QUYỀN SỞ
HƯU 9
1.1 Khái niệm, đặc điểm của bảo lưu quyền sở hữu 9
1.1.1 Khái niệm bảo lưu quyền sở hữu 9
1.1.2 Đặc điểm của bảo lưu quyền sở hữu 13
1.2 Bản chất pháp lý của bảo lưu quyền sở hữu 18
1.3 Sự khác biệt giữa bảo lưu quyền sở hữu với các biện pháp bảo đảm bằng tài sản khác 23
1.4 Khái quát quy định pháp luật Việt Nam về bảo lưu quyền sở hữu 26
Chương 2 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU 31
2.1 Đối tượng và phạm vi bảo đảm của bảo lưu quyền sở hữu 31
2.1.1 Đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu 31
2.1.2 Phạm vi bảo đảm của bảo lưu quyền sở hữu 40
2.2 Hình thức của bảo lưu quyền sở hữu 43
2.3 Hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu 48
2.3.1 Các điều kiện có hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu 48
2.3.2 Thời điểm phát sinh hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu 52
2.3.3 Hiệu lực đối kháng với người thứ ba của bảo lưu quyền sở hữu 58
2.4 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo lưu quyền sở hữu 61 2.4.1 Quyền và nghĩa vụ của bên bán tài sản 61
2.4.2 Quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản 66
Trang 5LƯU QUYỀN SỞ HỮU 74
3.1 Những ưu điểm của quy định về bảo lưu quyền sở hữu trong BLDS năm 2015 743.2 Những điểm hạn chế và kiến nghị hoàn thiện quy định về bảo lưu quyền sở hữu trong BLDS năm 2015 77
3.2.1 Những hạn chế và kiến nghị chung về bảo lưu quyền sở hữu 77 3.2.2 Những hạn chế và kiến nghị cụ thể đối với các quy định về bảo lưu quyền sở hữu 80
KẾT LUẬN CHUNG 85
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Bảo lưu quyền sở hữu là một nội dung được ghi nhận trong tất cả các
Bộ luật dân sự (BLDS) năm 1995, 2005 và gần đây nhất là năm 2015 Như vậy, nếu xét về lịch sử hình thành thì bảo lưu quyền sở hữu không phải là quy định mới, nhưng dưới góc độ là một biện pháp bảo đảm thì đây là quy định xuất hiện lần đầu tiên trong BLDS năm 2015 Điều này thể hiện ở chỗ, trong
cả hai BLDS năm 1995 và 2005, bảo lưu quyền sở hữu chỉ là một trong các quyền luật định, cho phép bên bán tài sản có thể sử dụng để bảo vệ quyền lợi của mình trước sự vi phạm nghĩa vụ thanh toán của bên mua trong hợp đồng mua trả chậm, trả dần Tức là, trong hai BLDSBLDS, bảo lưu quyền sở hữu là một trong các quy định thuộc phần hợp đồng mua bán tài sản và xét về bản chất, nó chỉ giống như việc bên bán được quyền “chậm thực hiện nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu tài sản” sang cho bên mua Tuy nhiên, trong BLDS năm 2015, bảo lưu quyền sở hữu được ghi nhận là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Với vị trí là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, các vấn đề liên quan đến bảo lưu quyền sở hữu đã được quy định một cách rõ ràng, chi tiết Đây là cơ sở quan trọng cho các bên trong hợp đồng mua bán tài sản, đặc biệt là bên bán có căn cứ bảo vệ quyền và lợi ích của mình Đồng thời, tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có cơ sở pháp lý
cụ thể để có thể giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thực tế Tuy nhiên, các quy định liên quan đến bảo lưu quyền sở hữu trong BLDS năm 2015 lại được ghi nhận trong cả hai chế định (chế định hợp đồng và chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự), và đặc biệt khi nghiên cứu các quy định này, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề pháp lý cần phải được giải quyết như sau:
Thứ nhất, bảo lưu quyền sở hữu là một quyền của bên bán trong hợp
đồng mua trả chậm, trả dần hay là một biện pháp bảo đảm được áp dụng đối với mọi hợp đồng mua bán tài sản Sở dĩ đây được coi là một trong những
Trang 7vấn đề đầu tiên cần phải được giải quyết bởi vì việc ghi nhận bảo lưu quyền
sở hữu trong cả hai chế định với những quy định khác biệt đã khiến cho thực
tế tồn tại các luồng ý kiến khác nhau Có ý kiến cho rằng bảo lưu quyền sở hữu là quyền luật định, tức là quyền bảo lưu là do luật ghi nhận cho bên bán tài sản Ý kiến khác lại cho rằng, bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm hình thành theo thỏa thuận, vì để coi là biện pháp bảo đảm thì các bên phải xác lập văn bản (riêng, hoặc ghi vào hợp đồng) vấn đề bảo lưu quyền sở hữu tài sản
Thứ hai, đối tượng của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu là tài sản mua
bán (một loại tài sản) hay là quyền sở hữu tài sản (một loại vật quyền)? Đây là vấn đề còn chưa cụ thể và dẫn đến những cách hiểu khác nhau Có ý kiến cho rằng đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu là tài sản mua bán, vì bên bán có quyền đòi lại tài sản nếu bên mua không thanh toán đầy đủ tiền trong một thời hạn nhất định Nhưng lại có ý kiến cho rằng đối tượng của biện pháp này chỉ
là quyền sở hữu tài sản, bởi vì bên bán đã chuyển giao tài sản cho bên mua và chỉ giữ lại quyền sở hữu
Thứ ba, phạm vi bảo đảm của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu là gì?
Hiện nay, trong khoa học pháp lý dân sự, tồn tại hai luồng ý kiến trái chiều về phạm vi bảo đảm của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu Ý kiến thứ nhất cho rằng phạm vi bảo đảm của bảo lưu quyền sở hữu chỉ là nghĩa vụ thanh toán tiền mua tài sản, bởi vì nếu tại thời điểm nhận tài sản, bên mua đã thanh toán đầy đủ số tiền mua tài sản thì không đặt ra vấn đề bảo lưu quyền sở hữu Ý kiến thứ hai lại cho rằng, phạm vi bảo đảm của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu là tất cả nghĩa vụ của bên mua, bao gồm nghĩa vụ thanh toán (phát sinh cùng thời điểm với biện pháp bảo lưu quyền sở hữu) và nghĩa vụ hoàn trả lại tài sản (nghĩa vụ phát sinh sau thời điểm bảo lưu có hiệu lực)
Thứ tư, giá trị đích thực của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu là gì?
Thực tế tồn tại hai luồng ý kiến về giá trị đích thực của biện pháp này Có ý kiến cho rằng, bảo lưu quyền sở hữu cũng giống các biện pháp khác ở chỗ
Trang 8bảo vệ quyền lợi cho bên bán trước sự vi phạm của bên mua Tuy nhiên, ý kiến đối lập lại cho rằng, bảo lưu quyền sở hữu không đạt được các yêu cầu của một biện pháp bảo đảm, bởi vì nó không có tính dự phòng như các biện pháp bảo đảm khác, nên bên bán không có căn cứ để bảo vệ quyền lợi khi bên mua cố tình vi phạm Đặc biệt, nếu bên mua không thanh toán tiền và cũng không chịu trả lại tài sản mua bán thì biện pháp này đặt ra cũng không còn ý nghĩa
Thứ năm, phạm vi áp dụng của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu là gì?
Chính những quy định khác biệt về căn cứ phát sinh bảo lưu quyền sở hữu trong chế định hợp đồng và chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dẫn đến các
ý kiến mâu thuẫn nhau Có ý kiến cho rằng, bảo lưu quyền sở hữu chỉ áp dụng đối với hợp đồng mua trả chậm, trả dần bởi vì chỉ trong loại hợp đồng này, nghĩa vụ thanh toán tiền mua tài sản mới có thể được thực hiện sau khi đã nhận tài sản Ý kiến đối lập lại cho rằng, trong bất cứ hợp đồng mua bán tài sản nào, nếu xuất hiện sự kiện bên mua chậm thanh toán tiền thì quyền sở hữu đều được bảo lưu Mâu thuẫn này xuất phát từ các cách hiểu không thống nhất
về tên gọi của hợp đồng mua trả chậm, trả dần
Những vấn đề pháp lý đặt ra ở trên cho thấy quy định pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu còn nhiều bất cập cần phải được hoàn thiện và việc lựa
chọn nghiên cứu đề tài “Bảo lưu quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt
Nam” sẽ mang lại những giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần bảo
đảm hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong thời gian tới
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
BLDS năm 2015 là văn bản pháp lý đầu tiên ghi nhận bảo lưu quyền sở hữu là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Điều này khiến cho biện pháp bảo lưu quyền sở hữu vẫn là vấn đề mới và chưa có nhiều công trình khoa học được công bố có nghiên cứu về nội dung này
Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu có liên quan đến bảo lưu quyền sở hữu như sau:
Trang 9Thứ nhất, cuốn sách “Luật dân sự Việt Nam lược giải - Các hợp đồng dân sự thông dụng” của Tiến sĩ luật khoa - luật sư Nguyễn Mạnh Bách, được
nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành tháng 8 năm 1997 Cuốn sách đưa ra những bình giải về các hợp đồng dân sự thông dụng trong BLDS năm 1995, trong đó có hợp đồng mua trả chậm, trả dần - cơ sở của bảo lưu quyền sở hữu Liên quan đến mua trả chậm, trả dần và bảo lưu quyền sở hữu, tác giả cho rằng: (i) Về phương diện pháp lý, mua trả chậm, trả dần (hay trả góp) là một hợp đồng mua bán có kèm điều theo điều khoản trì hoãn việc chuyển quyền sở hữu cho đến khi tiền được thanh toán đầy đủ, và điều khoản tiêu hủy hợp đồng trong trường hợp người mua không trả một phân kì; (ii) việc mua bán đương nhiên bị hủy bỏ khi người mua không thanh toán một phân kỳ của giá tiền1
Thứ hai, cuốn sách “Hoàn thiện chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự” do TS Phạm Văn Tuyết và TS Lê Kim Giang đồng chủ biên và được
nghiên cứu tổng thể các quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong BLDS năm 2005 và một số quy định trong dự thảo BLDS sửa đổi Trong đó, bảo lưu quyền sở hữu đối với vật bán được đề cập từ trang 9 đến trang 11 cụ thể như sau: (i) Bảo lưu quyền sở hữu đối với vật bán được đặt ra trong các hợp đồng mua bán mà bên mua trả chậm, trả dần tiền mua tài sản; (ii) Quyền của bên bán là quyền kiểm soát lưu thông tài sản và là quyền pháp định và chỉ được giải trừ khi có sự thỏa thuận khác giữa các bên; (iii) Thực tiễn đời sống cho thấy, việc bảo lưu quyền sở hữu đối với vật bán chỉ có ý nghĩa là một biện pháp bảo đảm cho việc trả tiền mua trong các giao dịch mua trả chậm, trả dần những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu2
Thứ ba, cuốn sách “Bình luận khoa học BLDS của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015” do TS Nguyễn Minh Tuấn làm chủ biên
Trang 10và được nhà xuất bản Tư pháp phát hành ngày 21 tháng 10 năm 2016 Cuốn sách này đưa ra những phân tích, bình luận tổng thể các quy định trong BLDS năm 2015 Trong đó, liên quan đến vấn đề bảo lưu quyền sở hữu, cuốn sách này khẳng định: “Xét về bản chất, bảo lưu quyền sở hữu là việc ghi nhận quyền sở hữu cho chủ thể bán mặc dù tài sản đã được đưa vào giao dịch, thậm chí đã giao toàn bộ cho bên mua”3
đó đưa ra những bình luận, đánh giá về tất cả các quy định trong BLDS năm
2015 Về bảo lưu quyền sở hữu, cuốn sách chỉ điểm qua những nét khái quát nhất dựa theo những điều luật cụ thể, trong đó khẳng định rằng: (i) để bảo vệ quyền lợi của bên bán, các bên cần phải ghi rõ trong hợp đồng mua bán hoặc xác lập hợp đồng riêng về bảo lưu quyền sở hữu và đăng ký biện pháp bảo lưu quyền sở hữu4
; (ii) mua trả chậm, trả dần chỉ khả dụng với vật không tiêu hao5
Thứ năm, bài viết “Lập pháp, nhìn từ quy định bảo lưu quyền sở hữu tài sản” của TS Bùi Đức Giang đăng trên thời báo Kinh tế Sài gòn online
ngày 13/11/2016 Trong bài viết này, tác giả cho rằng, quy định về bảo lưu quyền sở hữu là quy định nửa vời, không thể xá định rõ ràng các bên trong quan hệ bảo đảm cũng như nghĩa vụ được bảo đảm Tác giả cũng cho rằng, quy định của BLDS năm 2015 đã vô tình tước đi quyền hưởng biện pháp bảo đảm của bên bán thông qua việc đặt nghĩa vụ cho bên bán phải hoàn trả bên mua số tiền đã nhận thanh toán từ bên này Đặc biệt tác giả cho rằng biện
Nguyễn Văn Cừ & Trần Thị Huệ (đồng chủ biên, 2017), Bình luận khoa học BLDS năm 2015 của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb CAND, Hà Nội, tr.528
5
Nguyễn Văn Cừ & Trần Thị Huệ (đồng chủ biên, 2017), Bình luận khoa học BLDS năm 2015 của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb CAND, Hà Nội, tr.679
Trang 11pháp bảo lưu quyền sở hữu như được quy định trong BLDS năm 2015 không phản ánh được bản chất của một biện pháp bảo đảm6
Tất cả các công trình được đề cập ở trên đều có đề cập đến bảo lưu quyền sở hữu ở các góc nhìn khác nhau Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện cả về lý luận và thực trạng pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu Hơn nữa, cũng chưa có công trình nào đưa ra những đánh giá toàn diện cũng như những kiến nghị hoàn thiện quy định trong BLDS năm
2015 về bảo lưu quyền sở hữu Trước thực trạng về tình hình nghiên cứu này cho thấy, việc tiếp tục nghiên cứu nhằm đưa ra những ý kiến hoàn thiện quy định về bảo lưu quyền sở hữu là đòi hỏi bức thiết Việc nghiên cứu đề tài “Bảo lưu quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam” sẽ mang lại những giá trị thiết thực cho công tác nghiên cứu, lập pháp và áp dụng trong thời gian tới
3 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quy định về
biện pháp bảo lưu quyền sở hữu trong BLDS năm 2015
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các quy định về biện pháp
bảo lưu quyền sở hữu trong BLDS năm 2015, có so sánh đối chiếu với các quy định về bảo lưu quyền sở hữu trong các văn bản trước đó để chỉ ra sự thay đổi phù hợp hay không phù hợp Đồng thời, luận văn cũng sẽ nghiên cứu
so sánh quy định pháp luật Việt Nam với pháp luật một số quốc gia trên thế giới về bảo lưu quyền sở hữu
4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu nghiên cứu: việc nghiên cứu luận văn nhằm mục tiêu đưa ra
những kiến nghị hoàn thiện quy định trong BLDS năm 2015 về bảo lưu quyền
sở hữu Đặc biệt là kiến nghị có nên lược bỏ hay vẫn tiếp tục giữ lại các quy định về bảo lưu quyền sở hữu với vị trí là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
6
Bùi Đức Giang (2016), Lập pháp, nhìn từ quy định của bảo lưu quyền sở hữu tài sản, Thời báo Kinh tế Sài gòn online, tại địa chỉ: http://www.thesaigontimes.vn/153622/Lap-phap-nhin-tu-quy-dinh-bao-luu-quyen-so-huu-tai-san.html, ngày truy cập 05/04/2017
Trang 12Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn có
những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:
(i) Luận văn sẽ nghiên cứu để chỉ ra những vấn đề lý luận cơ bản về bảo lưu quyền sở hữu để từ đó có quan điểm phù hợp cho việc phân tích, đánh giá quy định của pháp luật;
(ii) Luận văn sẽ phân tích thực trạng quy định của BLDS năm 2015 về bảo lưu quyền sở hữu Qua đó đưa ra những đánh giá về những quy định này;
(iii) Trên cơ sở những vấn đề lý luận và những phân tích, đánh giá quy định trong BLDS năm 2015, luận văn sẽ xây dựng hệ thống các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này
5 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận: việc nghiên cứu luận văn sẽ dưa trên cơ sở
phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin Đây được coi là kim chỉ nam cho việc định hướng các phương pháp nghiên cứu cụ thể của tác giả trong quá trình thực hiện luận văn Phương pháp này được tác giả sử dụng để nghiên cứu các vấn đề lý luận trong luận văn
* Phương pháp nghiên cứu cụ thể: trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích và bình luận để làm rõ những vấn đề lý luận
và quy định pháp luật hiện hành về bảo lưu quyền sở hữu;
- Phương pháp tổng hợp nhằm khái quát hoá thực trạng pháp luật bảo lưu quyền sở hữu, nhằm đưa ra những kiến nghị phù hợp;
- Phương pháp so sánh để nhằm chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa quy định của pháp luật Việt Nam qua các thời kì và giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số nước trên thế giới
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu luận văn
Ý nghĩa khoa học: luận văn là công trình khoa học nghiên cứu một
cách toàn diện các vấn đề lý luận về bảo lưu quyền sở hữu Do đó, việc
Trang 13nghiên cứu luận văn sẽ góp phần hình thành một bức tranh tổng thể các vấn
đề lý luận về bảo lưu quyền sở hữu Tác giả luận văn kỳ vọng rằng sẽ đưa ra những cách hiểu thống nhất về khái niệm, bản chất và những giá trị pháp lý của việc nghiên cứu quy định về bảo lưu quyền sở hữu
Ý nghĩa thực tiễn: Những phân tích, đánh giá các quy định của BLDS
năm 2015 là cơ sở quan trọng cho việc hoàn thiện quy định về bảo lưu quyền
sở hữu Qua đó, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật vào giải quyết các vụ việc có liên quan đến bảo lưu quyền sở hữu Việc nghiên cứu các quy định về bảo lưu quyền sở hữu trong các văn bản khác nhau ở các thời kì sẽ cho thấy những thay đổi tích cực trong các quy định về bảo lưu quyền sở hữu Ngoài ra, việc nghiên cứu so sánh với quy định của một số quốc gia sẽ góp phần đưa ra những bài học kinh nghiệm cho các nhà làm luật tham khảo khi sửa đổi các quy định về bảo lưu quyền sở hữu
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu theo 3 chương:
Chương 1 Một số vấn đề lý luận về bảo lưu quyền sở hữu
Chương 2 Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo
lưu quyền sở hữu
Chương 3 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu
Trang 14Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO LƯU QUYỀN SỞ HƯU 1.1 Khái niệm, đặc điểm của bảo lưu quyền sở hữu
1.1.1 Khái niệm bảo lưu quyền sở hữu
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như thế giới, luật dân sự luôn chiếm một vị trí quan trọng, bao gồm nhiều chế định điều chỉnh các nhóm quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân giữa các chủ thể bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý Chính vì vậy mà điểm đặc biệt của hệ thống pháp luật luật dân
sự so với hệ thống pháp luật hình sự hay hành chính là ở phương pháp điều chỉnh Sự đặc biệt này thể hiện ở chỗ luật dân sự điều chỉnh các quan hệ dân
sự bằng cách ghi nhận cho các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự được quyền tự do, tự nguyện, cam kết, thỏa thuận … về tất cả các vấn đề liên quan đến quan hệ mà mình tham gia Phương pháp điều chỉnh đặc trưng này thể hiện thông qua việc ghi nhận các nguyên tắc cơ bản của luật dân sự tại Điều 3 BLDS năm 2015
BLDS năm 2015 không phải là văn bản pháp luật đầu tiên ghi nhận các nguyên tắc cơ bản của luật dân sự Tuy nhiên, sau mỗi lần sửa đổi, các nguyên tắc cơ bản của luật dân sự đều được thay đổi và ngày càng được hoàn thiện hơn, thể hiện rõ phương pháp điều chỉnh của luật dân sự với tiêu chí
“việc dân sự cốt ở đôi bên” Để bảo đảm các văn bản pháp luật dân sự được ban hành phù hợp với tiêu chí này, quan điểm lập pháp của nước ta hiện nay thể hiện ở việc ghi nhận cho các chủ thể được quyền tự do làm tất cả những gì
mà luật không cấm Điều này thể hiện ở chỗ khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thể được quyền tự định đoạt về mọi vấn đề có liên quan đến quan hệ mà mình tham gia Tức là, chủ thể được tự do trong việc lựa chọn loại quan hệ mà mình muốn xác lập, đối tác mà mình mong muốn xác lập quan hệ, hình thức của quan hệ, nội dung của quan hệ, phương thức giải quyết tranh chấp, … Và đặc biệt, các chủ thể còn có quyền tự do trong việc lựa chọn
Trang 15biện pháp bảo đảm cho quyền và lợi ích của mình nhằm ngăn chặn, hạn chế
sự vi phạm của đối tác, hướng tới việc bảo vệ quyền và lợi ích của mình trước các hành vi vi phạm Như vậy, có thể thấy, các chế định luật dân sự (bao gồm
cả chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ) được xây dựng trên cơ sở của nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận của các chủ thể Hay nói cách khác, các nguyên tắc cơ bản của luật dân sự chính là cơ sở để ban hành các quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không phải là chế định mới xuất hiện trong BLDS năm 2015, mà đã tồn tại từ lâu cùng với sự hình thành của các văn bản pháp luật đầu tiên điều chỉnh các vấn đề dân sự (nội dung này sẽ được trình bày cụ thể trong mục 1.4) Tuy nhiên, trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, sự nhìn nhận của nhà làm luật về bản chất, vai trò của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cũng khác nhau Điều này được thể hiện rõ nét nhất trong sự thay đổi các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, cụ thể: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 có đề cập đến ba biện pháp bảo đảm đó là cầm cố, thế chấp và bảo lãnh bằng tài sản; Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm
1991 lại bổ sung thêm biện pháp đặt cọc; BLDS năm 1995 và BLDS năm
2005 đều quy định bảy biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, nhưng khác nhau ở chỗ biện pháp phạt vi phạm trong BLDS năm 1995 được thay bằng biện pháp tín chấp trong BLDS năm 2005 Tuy nhiên, có lẽ văn bản thể hiện sự hoàn thiện nhất về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chính là BLDS năm
2015, trong đó đã bổ sung thêm hai biện pháp bảo đảm mới so với BLDS năm
2005 đó là biện pháp cầm giữ tài sản và biện pháp bảo lưu quyền sở hữu Trong khoa học pháp lý dân sự, đây là hai trong các biến thể của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự7 Đây là những biện pháp bảo đảm có đối tượng là tài sản và có sự đặc biệt hơn so với các biện pháp bảo đảm có đối tượng là tài sản khác Điểm đặc biệt này thể hiện ở chỗ tài sản bảo đảm lại
7
Phạm Văn Tuyết và Lê Kim Giang (đồng chủ biên, 2015), Hoàn thiện chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự,
Nxb dân trí, Hà Nội, tr.6
Trang 16không thuộc sở hữu của bên bảo đảm8 Sự đặc biệt này không phải là yếu tố tạo ra những ưu thế của hai biện pháp này so với các biện pháp bảo đảm khác,
mà nó còn cho thấy những điểm bất hợp lý trong các quy định có liên quan, đặc biệt là bảo lưu quyền sở hữu
Dưới góc độ khoa học pháp lý dân sự, có lẽ đặc điểm quan trọng nhất của biện pháp bảo đảm chính là chức năng bảo đảm và tính dự phòng Điều này thể hiện ở chỗ các biện pháp bảo đảm phải có khả năng thay thế cho các nghĩa vụ khi các nghĩa vụ này bị vi phạm Tức là khi nghĩa vụ bị vi phạm, bên
có quyền có thể xử lý tài sản bảo đảm hoặc yêu cầu bên bảo đảm phải chuyển giao các lợi ích để thay thế cho các lợi ích bị mất nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho bên có quyền Tuy nhiên, căn cứ những quy định trong BLDS năm 2015, nhiều nhà nghiên cứu thể hiện sự hoài nghi về tính bảo đảm của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu
Cho đến nay, trong khoa học pháp lý dân sự hiện đại, chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về bảo lưu quyền sở hữu nói chung, biện pháp bảo lưu quyền sở hữu nói riêng Một số công trình nghiên cứu như tác giả đã đề cập trong phần tình hình nghiên cứu cũng chỉ đưa ra một vài nhận xét về bảo lưu quyền sở hữu chứ chưa có công trình nào xây dựng khái niệm
về bảo lưu quyền sở hữu Trong đó, mỗi công trình đều thể hiện sự nhìn nhận khác nhau về bảo lưu quyền sở hữu Theo đó, bảo lưu quyền sở hữu chỉ
là điều khoản trì hoãn việc chuyển quyền sở hữu cho đến khi bên mua thanh toán đầy đủ tiền mua tài sản9
Hay bảo lưu quyền sở hữu đối với vật bán chỉ
có ý nghĩa là một biện pháp bảo đảm cho việc trả tiền mua trong các giao dịch mua trả chậm, trả dần những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu10 Đặc biệt có quan điểm lại không thừa nhận bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm khi cho rằng “biện pháp bảo lưu quyền sở hữu như được quy định
Trang 17trong BLDS năm 2015 không phản ánh được bản chất của một biện pháp bảo đảm”11 Như vậy, mặc dù còn tồn tại nhiều quan điểm nhìn nhận khác nhau về bảo lưu quyền sở hữu Nhưng dưới góc độ pháp lý, bảo lưu quyền sở hữu đã được ghi nhận là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong BLDS năm 2015
Theo những quy định trong BLDS năm 2015, mục đích của bảo lưu quyền sở hữu là cho phép bên bán được tạm hoãn việc chuyển quyền sở hữu tài sản cho đến khi nào bên mua thanh toán hết tiền mua theo thời hạn đã thỏa thuận Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mục đích này chỉ thực sự có tính thực tiễn nếu tài sản mua bán là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu Bởi vì, khi bên mua không trả hết tiền theo thời hạn đã thỏa thuận, bên bán có quyền đòi lại tài sản
và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có Nhưng có thể quyền này sẽ không được đáp ứng nếu bên mua đã tẩu tán tài sản mua bán là tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu Đương nhiên, việc tẩu tán tài sản sẽ không thể thực hiện được nếu tài sản đó là loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu Hiện nay, luật không có quy định giới hạn loại tài sản có thể là đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu, nên các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận để lựa chọn phương thức mua bán phù hợp nhất và hạn chế rủi ro nhất đối với mình
Hiện nay, chưa có công trình khoa học nào đưa ra khái niệm về bảo lưu quyền sở hữu, nên việc xây dựng khái niệm về bảo lưu quyền sở hữu là một nội dung quan trọng nhằm góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống lý luận cơ bản về bảo lưu quyền sở hữu nói chung, biện pháp bảo lưu quyền sở hữu nói riêng Nhìn nhận dưới góc độ của một thuật ngữ thì “bảo lưu là giữ nguyên không thay đổi, chừa lại để dùng khi cần”12
, và bảo lưu quyền sở hữu chính là việc chủ sở hữu sẽ giữ lại quyền sở hữu tài sản mà lẽ ra sẽ phải chuyển cho bên mua
từ thời điểm bên mua nhận tài sản Tức là chủ sở hữu được tạm hoãn thực hiện
11
Bùi Đức Giang (2016), Lập pháp, nhìn từ quy định của bảo lưu quyền sở hữu tài sản, Thời báo Kinh tế Sài gòn online, tại địa chỉ: http://www.thesaigontimes.vn/153622/Lap-phap-nhin-tu-quy-dinh-bao-luu-quyen-so-huu-tai-san.html, ngày truy cập 05/04/2017
12
Viện ngôn ngữ (2014), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội, tr.54
Trang 18nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho bên mua cho đến khi bên mua trả tiền xong
Do đó, khái niệm bảo lưu quyền sở hữu có thể được hiểu như sau:
Bảo lưu quyền sở hữu là việc bên bán được tạm hoãn thực hiện nghĩa
vụ chuyển quyền sở hữu cho bên mua, nhằm bảo đảm cho việc bên mua sẽ thanh toán đầy đủ số tiền mua bán tài sản theo đúng thời hạn đã thóa thuận
1.1.2 Đặc điểm của bảo lưu quyền sở hữu
Bảo lưu quyền sở hữu là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, nên cũng có đầy đủ các đặc điểm chung của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ:
Thứ nhất, hình thành từ sự thỏa thuận của các bên
Đặc điểm này xuất phát từ phương pháp điều chỉnh đặc trưng của luật dân sự Đó là cho phép các bên tham gia quan hệ pháp luật dân sự được quyền
tự do, tự nguyện, cam kết, thỏa thuận về tất cả các vấn đề liên quan đến nội dung quan hệ mà mình tham gia Khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự, các bên chủ thể luôn bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, nên không bên nào được ép buộc bên nào xác lập biện pháp bảo đảm để bảo vệ cho quyền lợi của mình Pháp luật dân sự cũng tôn trọng quyền tự do lựa chọn các nội dung của quan
hệ mà các chủ thể tham gia Tức là biện pháp bảo đảm có được xác lập hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên Nếu nhận thấy sự cần thiết phải áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì một bên đề xuất xác lập và biện pháp bảo đảm chỉ thực sự được xác lập nếu có sự đồng ý của bên kia
Sự thỏa thuận này nếu thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì sẽ có giá trị với hai bên và có thể có hiệu lực với người thứ ba Khi biện pháp bảo đảm có hiệu lực sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như của người thứ ba liên quan đến biện pháp bảo đảm đó (ví dụ, bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ, và quyền này sẽ phát sinh khi biện pháp bảo đảm có giá trị) Như vậy, biện pháp bảo đảm được hình thành thông qua một hợp đồng (hợp
Trang 19đồng bảo đảm) - một trong hai loại giao dịch dân sự mà Điều 116 BLDS năm
2015 đã đề cập
Thứ hai, chỉ được thực hiện trên thực tế khi có sự vi phạm nghĩa vụ
Về cơ bản, cũng giống như các biện pháp bảo đảm khác, bảo lưu quyền
sở hữu cũng là một biện pháp bảo đảm được hình thành và có hiệu lực về mặt
lý thuyết Tức là biện pháp bảo lưu quyền sở hữu được xác lập và có hiệu lực cùng thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng mua bán tài sản Tuy nhiên, các biện pháp bảo đảm nói chung, biện pháp bảo lưu quyền sở hữu nói riêng chỉ được thực hiện trên thực tiễn nếu có sự vi phạm nghĩa vụ của bên kia (bên bán không thanh toán hết tiền) Trường hợp bên mua thanh toán đầy đủ số tiền mua tài sản theo thời hạn thỏa thuận (không có sự vi phạm nghĩa vụ xảy ra) thì biện pháp bảo lưu quyền sở hữu sẽ chấm dứt và quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến bảo lưu quyền sở hữu không được hiện thực hóa (quyền đòi lại tài sản của bên bán không được thực hiện, nghĩa vụ trả lại tiền cho bên mua cũng không được thực hiện trên thực tế, …) Mặc dù khi đó bên bán phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua, tuy nghĩa vụ này là nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng mua bán tài sản chứ không phát sinh từ biện pháp bảo lưu quyền sở hữu
Thứ ba, tạo ra phương thức bảo vệ quyền lợi cho bên bị vi phạm
Trên thực tế, khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ mà các bên không
áp dụng biện pháp bảo đảm trước đó thì bên có quyền vẫn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết nhằm bảo vệ quyền lợi của mình Tuy nhiên, ngay cả khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành quyết định giải quyết tranh chấp và xác định nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ, thì cũng không có căn cứ khẳng định chắc chắn rằng bên có nghĩa vụ thực hiện hoặc sẽ
có khả năng thực hiện nghĩa vụ đó Điều này thường tạo tâm lý e ngại cho các chủ thể khi quyết định xác lập một quan hệ với chủ thể khác Song, thay vì việc thu hẹp các mối quan hệ, các bên có thể lựa chọn áp dụng một biện pháp bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ Khi đến hạn mà nghĩa
Trang 20vụ không được hoàn thành, bên có quyền có thể tự mình thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của mình trước sự vi phạm đó thông qua việc xử
lý tài sản bảo đảm hoặc thực hiện các quyền yêu cầu phát sinh từ biện pháp bảo đảm Như vậy, thay vì phải khởi kiện yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác buộc người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ, bên nhận bảo đảm có thể tự mình bảo vệ quyền lợi của mình trước sự vi phạm đó (có thể tiến hành xử lý tài sản bảo đảm để khấu trừ vào nghĩa vụ)
Thứ tư, ngăn chặn sự vi phạm nghĩa vụ xảy ra
Khi quan hệ nghĩa vụ được xác lập có kèm theo biện pháp bảo đảm, bên bảo đảm (thường là bên có nghĩa vụ) luôn nằm trong tình trạng có thể gặp bất lợi về tài sản nếu vi phạm nghĩa vụ với bên có quyền Trên thực tế, khi lựa chọn áp dụng biện pháp bảo đảm, bên nhận bảo đảm thường cân nhắc, tính toán áp dụng biện pháp nào là tối ưu nhất và có thể thay thế tốt nhất cho nghĩa
vụ bị vi phạm (ví dụ, mặc dù pháp luật không có quy định bắt buộc về giá trị tài sản bảo đảm, nhưng bên nhận bảo đảm thường yêu cầu bên bảo đảm phải giao tài sản có giá trị lớn hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm) Do đó, khi biện pháp bảo đảm được xác lập có khả năng thay thế nghĩa vụ càng cao thì bên bảo đảm sẽ đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng về lợi ích lớn bấy nhiêu Đây chính là yếu tố tác động khiến cho bên có nghĩa vụ phải tuân thủ nghĩa
vụ với bên có quyền Từ đó có thể ngăn ngừa sự vi phạm xảy ra
Ngoài những đặc điểm chung của biện pháp bảo đảm, biện pháp bảo lưu quyền sở hữu còn có những đặc điểm riêng, có thể phân biệt với các biện pháp bảo đảm khác như:
Thứ nhất, bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm gắn liền với hợp
đồng mua bán tài sản
Thông thường, phạm vi áp dụng của biện pháp bảo đảm sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận lựa chọn của các bên tại thời điểm xác lập Tức là, biện pháp bảo đảm thường được xác lập để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ bất kỳ căn cứ nào (nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng hoặc nghĩa vụ
Trang 21ngoài hợp đồng) Tuy nhiên, bảo lưu quyền sở hữu thực chất là việc bên bán tạm ngừng thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua cho đến khi bên mua thanh toán hết tiền mua tài sản Do đó bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm được xác lập chỉ nhằm bảo đảm cho việc thanh toán tiền mua tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán tài sản
Thứ hai, tài sản bảo đảm không thuộc sở hữu của bên bảo đảm
Thông thường, với các biện pháp bảo đảm có đối tượng là tài sản, đối tượng của biện pháp bảo đảm không trùng lặp với đối tượng của hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm Tài sản bảo đảm thường sẽ thuộc sở hữu của bên bảo đảm Điều này bảo đảm cho khả năng thay thế của biện pháp bảo đảm đối với nghĩa vụ chính khi bị vi phạm Tức là khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì bên nhận bảo đảm có thể xử lý tài sản bảo đảm để bù đắp vào giá trị nghĩa
vụ bị vi phạm
Đối với biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, đối tượng của biện pháp bảo đảm này lại chính là đối tượng của hợp đồng mua bán, và đặc biệt tài sản bảo đảm trong biện pháp này không thuộc sở hữu của bên bảo đảm Mặc dù, BLDS không xác định cụ thể bên mua tài sản là bên bảo đảm, nhưng bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền mua tài sản, nên bên bảo đảm chính là bên mua tài sản, còn bên nhận bảo đảm là bên bán Hơn nữa, bên mua lại được nhận và sử dụng tài sản bảo đảm, nên khả năng bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán là rất cao Khi bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán, việc bên bán có đòi được tài sản đã giao cho bên mua hay không cũng là một vấn đề khó dự liệu trên thực tiễn Việc đòi lại tài sản trong trường hợp này chỉ thực sự khả thi nếu tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu Nếu tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì khả năng tài sản bị bên mua tẩu tán sẽ thường xảy ra
Thứ ba, là một trường hợp cụ thể của hoãn thực hiện nghĩa vụ trong
hợp đồng song vụ
Trang 22Về nguyên tắc, khi hợp đồng mua bán tài sản có hiệu lực, bên bán phải giao tài sản và chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua, còn bên mua phải trả tiền cho bên bán Việc bên nào phải thực hiện nghĩa vụ trước sẽ do các bên thỏa thuận Đối với trường hợp mua trả chậm, trả dần, bên bán là bên phải thực hiện nghĩa vụ trước, và thông thường, khi giao tài sản bên bán phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua Tuy nhiên, trong trường hợp mua trả chậm, trả dần, việc bên mua được thanh toán tiền mua tài sản sau khi đã nhận tài sản một thời gian có thể là nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm nghĩa vụ của bên mua Hơn nữa, phương thức mua bán trả chậm, trả dần cũng cho thấy khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên mua không cao như các trường hợp mua bán thông thường Chính vì vậy, bên bán có quyền tạm hoãn việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho đến khi bên mua hoàn thành xong nghĩa vụ trả tiền
Thứ tư, tài sản bảo đảm không bị xử lý ngay cả khi có sự vi phạm nghĩa
vụ của bên có nghĩa vụ
Về nguyên tắc, khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì bên nhận bảo đảm sẽ tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo một trong các phương thức đã thỏa thuận hoặc luật quy định Tuy nhiên, đối với biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, ngay cả khi bên mua không thanh toán tiền mua thì tài sản bảo đảm cũng không bị xử lý Điều này là bởi tài sản bảo đảm trong trường hợp này thuộc
sở hữu của chính bên nhận bảo đảm (bên bán), nên khi bên mua không thanh toán hết tiền mua tài sản, thay vì thực hiện quyền xử lý tài sản, bên bán sẽ thực hiện quyền đòi lại tài sản từ bên mua Hơn nữa, khi bên bán đòi lại tài sản thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ trả lại số tiền mua tài sản đã thanh toán Xét về hình thức, việc thực hiện nghĩa vụ của các bên đối với nhau giống như việc hoàn trả cho nhau những gì đã nhận Do đó có thể thấy, đối với biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, sự vi phạm nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ không dẫn đến hoạt động xử lý tài sản bảo đảm mà lại dẫn đến việc khôi phục lại tình trạng ban đầu của hợp đồng mua bán
Trang 23Thứ năm, bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm phải được xác
lập dưới hình thức văn bản
Không giống như BLDS năm 2005, hầu hết các biện pháp bảo đảm đều phải được xác lập bằng hình thức văn bản (trừ biện pháp ký cược) Trong BLDS năm 2015, hình thức của giao dịch dân sự nói chung, hình thức của giao dich bảo đảm nói riêng được quy định chung tại Điều 119 Tuy nhiên, cùng với biện pháp tín chấp, BLDS năm 2015 quy định bảo lưu quyền sở hữu phải được xác lập bằng văn bản (văn bản riêng hoặc ghi vào hợp đồng mua bán) Bởi vì, thông thường khi bên bán chuyển giao tài sản cho bên mua thì quyền sở hữu sẽ thuộc về bên mua từ thời điểm nhận tài sản (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc luật liên quan có quy định khác) Theo đó, bên bán chỉ được bảo lưu quyền sở hữu nếu như các bên lập văn bản riêng hoặc xác lập một điều khoản về bảo lưu quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán tài sản Tức là bảo lưu quyền sở hữu phải do các bên thỏa thuận Sự thỏa thuận này chỉ có tính xác thực nếu được thể hiện thông qua hình thức bằng văn bản Căn
cứ quy định tại Điều 331 BLDS năm 2015, nếu hợp đồng mua bán được xác lập bằng miệng mà các bên không lập văn bản về bảo lưu quyền sở hữu thì có thể hợp đồng mua bán vẫn phát sinh hiệu lực, nhưng biện pháp bảo lưu quyền
sở hữu sẽ không được hình thành
1.2 Bản chất pháp lý của bảo lưu quyền sở hữu
Mua trả chậm, trả dần là hình thức mua bán được quy định từ lâu trong
hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam Cùng với hình thức mua bán này, bên bán có quyền được bảo lưu quyền sở hữu cho đến khi bên mua thanh toán hết tiền mua tài sản Căn cứ các quy định về mua trả chậm, trả dần trong các BLDS 1995 (Điều 457), BLDS năm 2005 (Điều 461) và thậm chí là BLDS năm 2015 (Điều 453), có thể nhận thấy rằng điểm chung của ba Điều luật này
là đều xác định “bên bán được bảo lưu quyền sở hữu cho đến khi bên mua thanh toán hết tiền mua tài sản, nếu không có thỏa thuận khác” Tức là có thể
Trang 24nhận thấy bảo lưu quyền sở hữu là một “quyền pháp định”13 mà BLDS trao cho bên bán trong hợp đồng mua trả chậm, trả dần Quyền này đương nhiên phát sinh khi hợp đồng mua trả chậm, trả dần có hiệu lực và “chỉ được giải trừ khi có thỏa thuận khác giữa các bên”14 Theo đó, khi các bên giao kết hợp đồng mua bán theo phương thức trả chậm, trả dần mà không có thỏa thuận gì liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu hay bảo lưu quyền sở hữu thì đương nhiên bên bán được bảo lưu quyền sở hữu cho đến khi bên mua thanh toán hết tiền mua tài sản
Trong BLDS năm 2015, bảo lưu quyền sở hữu không chỉ được xác định
là một quyền pháp định gắn với hợp đồng mua bán trả chậm, trả dần mà còn được coi là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Vấn đề đặt ra
là khi bảo lưu quyền sở hữu được xác định là một biện pháp bảo đảm thì quyền của bên bán trong hợp đồng mua bán tài sản có sự thay đổi gì so với quyền của bên bán khi bảo lưu quyền sở hữu được coi là một quyền pháp định?
Khi bảo lưu quyền sở hữu vẫn là một quyền pháp định trong các BLDS năm 1995 và 2005, pháp luật không có quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của bên bán cũng như bên mua trong hợp đồng mua trả chậm, trả dần Tuy nhiên, có thể xác định được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hai trường hợp:
(i) Nếu bên mua thanh toán hết tiền mua tài sản trong thời hạn đã thỏa thuận thì quyền sở hữu tài sản sẽ thuộc về bên mua Việc chuyển quyền sở hữu này có thể là tự động đối với trường hợp tài sản mua bán là tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, việc chuyển quyền sở hữu cho bên mua phải thông qua thủ tục đăng ký sang tên, nên bên bán có nghĩa vụ thực hiện thủ tục sang tên cho bên mua (trừ trường hợp luật có liên quan quy định khác về thời điểm chuyển quyền sở hữu đối
Trang 25với tài sản phải đăng ký Ví dụ, thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 12 Luật nhà ở năm 2014 có thể là thời điểm bên mua thanh toán hết tiền mua tài sản) Như vậy, có thể thấy rằng, việc bên mua thanh toán hết tiền mua tài sản theo đúng thời hạn thỏa thuận chính là điều kiện để bên bán chuyển quyền sở hữu cho bên mua
(ii) Nêu bên mua không thanh toán tiền mua tài sản trong thời hạn đã thỏa thuận thì quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc về bên bán Lúc này, việc chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua không được thực hiện bởi vì điều kiện để chuyển quyền sở hữu đã không xảy ra Theo đó, bên bán có quyền đòi lại tài sản từ bên mua, đồng thời bên bán phải trả lại bên mua số tiền còn lại sau khi đã trừ hao mòn và tiền bồi thường thiệt hại (nếu có) Đồng thời, bên mua có nghĩa vụ trả lại tài sản cho bên bán và có quyền nhận lại số tiền đã trả cho bên bán sau khi khấu trừ các khoản chi phí phải thanh toán
Khi bảo lưu quyền sở hữu trở thành một trong các biện pháp bảo đảm trong BLDS năm 2015, căn cứ các quy định tại các Điều 332 và 333 có thể nhận thấy quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua không có sự thay đổi so với khi bảo lưu quyền sở hữu chưa phải là một biện pháp bảo đảm Trong đó, quyền quan trọng nhất của bên bán vẫn chính là quyền đòi lại tài sản từ bên mua và nghĩa vụ cơ bản nhất của bên bán vẫn là nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền bên mua đã trả sau khi trừ đi các khoản chi phí liên quan
Với những phân tích trên cho thấy, cho dù bảo lưu quyền sở hữu chỉ là một quyền pháp định gắn liền với hợp đồng mua bán trả chậm, trả dần hay là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì quyền và nghĩa vụ của các bên vẫn không có sự thay đổi Thậm chí, mục đích của bảo lưu quyền sở hữu trong hai trường hợp này cũng hoàn toàn giống nhau đó là buộc bên mua phải thanh toán hết số tiền mua tài sản theo thỏa thuận Có chăng sự thay đổi ở đây chỉ là thay đổi về vị trí của bảo lưu quyền sở hữu trong kết cấu của BLDS Vậy bản chất thực sự của bảo lưu quyền sở hữu là gì?
Trang 26Về lý thuyết, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là các biện pháp có chức năng bảo đảm và tính dự phòng, nhằm thay thế cho nghĩa vụ chính khi đến hạn thực hiện mà bên có nghĩa vụ vì một lý do nào đó không thể hoàn thành nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật Đây là đặc tính quan trọng nhất của biện pháp bảo đảm Theo đó, quyền lợi của bên mang quyền luôn được bảo đảm Tức là khi nghĩa vụ chính bị vi phạm, bên nhận bảo đảm có thể xử lý tài sản bảo đảm để khấu trừ nghĩa vụ bị vi phạm hoặc có thể yêu cầu người thứ ba thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ Do đó, nếu một biện pháp được quy định mà không có tính dự phòng thì không thể bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ với bên nhận bảo đảm (bên có quyền)
Trước đây, BLDS năm 1995 đã ghi nhận “phạt vi phạm” là một trong các biện pháp bảo đảm Tuy nhiên, thực tế cho thấy, biện pháp phạt vi phạm không đáp ứng được yêu cầu cơ bản của một biện pháp bảo đảm là dự phòng khả năng thực hiện nghĩa vụ Dưới góc độ lý luận, phạt vi phạm được hiểu là
sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ sẽ bị phạt vi phạm với một mức phạt nhất định Nhưng trên thực tế, khi bên có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ chính thì việc nộp phạt vi phạm cũng không thể được thực hiện Tức là phạt vi phạm không có chức năng bảo đảm và tính dự phòng nên không đáp ứng được yêu cầu cơ bản của một biện pháp bảo đảm Vì vậy, đến BLDS năm 2005, phạt
vi phạm đã không còn được coi là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Cũng giống như biện pháp phạt vi phạm trong BLDS năm 1995, biện pháp bảo lưu quyền sở hữu trong BLDS năm 2015 cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của một biện pháp bảo đảm Bởi vì, dưới góc độ pháp lý, bảo lưu quyền sở hữu áp dụng đối với hợp đồng mua bán tài sản, theo đó bên bán được
Trang 27bảo lưu quyền sở hữu cho đến khi bên mua thanh toán đầy đủ số tiền mua tài sản Nếu bên mua không thanh toán đầy đủ tiền mua tài sản trong thời hạn quy định, bên bán có quyền đòi lại tài sản và có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu tài sản bị mất mát, hư hỏng Như vậy, bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm đảm cho nghĩa vụ thanh toán của bên mua tài sản đối với bên bán tài sản Tính bảo đảm của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu chính là sự ghi nhận quyền được đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản nhằm thay thế cho nghĩa vụ thanh toán tiền mua tài sản không được thực hiện Tuy nhiên, xét trên thực tế, nếu bên mua không thanh toán đủ tiền mua tài sản, đồng thời có hành vi tẩu tán tài sản thì khi đó việc đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có) có thực hiện được không? Có cơ sở nào để bảo đảm cho những quyền này được đáp ứng trên thực tiễn? Rõ ràng, dưới góc độ thực tiễn, bên bán hoàn toàn không có bất cứ thứ gì để bảo đảm cho quyền yêu cầu bên mua thanh toán đúng hạn, quyền đòi lại tài sản từ bên mua cũng như quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên mua làm mất mát, hư hỏng tài sản Với những phân tích này, tác giả cho rằng, bảo lưu quyền sở hữu không có được đặc tính quan trọng của một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (đó là chức năng bảo đảm và tính dự phòng)
Dưới góc độ pháp lý, khi hợp đồng mua bán có hiệu lực pháp luật, nghĩa vụ cơ bản nhất của bên bán là giao tài sản và chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua, còn nghĩa vụ cơ bản nhất của bên mua phải trả tiền mua tài sản cho bên bán Việc bên bán hay bên mua phải thực hiện nghĩa vụ trước sẽ
do các bên thỏa thuận hoặc do luật quy định Đối với hợp đồng mua trả chậm, trả dần có thể thấy bên bên bán phải thực hiện nghĩa vụ trước (giao tài sản sau
đó mới được nhận đầy đủ số tiền bán tài sản) Điều này có thể khiến cho bên bán gặp phải rủi ro khi bên mua không thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán toàn bộ số tiền Để hạn chế rủi ro cho bên bán (bên phải thực hiện nghĩa vụ trước), bên bán có thể lựa chọn áp dụng quyền được hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ theo quy định tại Điều 411 BLDS năm
Trang 282015 Nghĩa vụ được hoãn ở đây chính là nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu cho bên mua (nghĩa vụ thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu) Nghĩa vụ này được hoãn cho đến khi bên mua trả hết tiền mua tài sản Như vậy, với những phân tích này, tác giả cho rằng về bản chất, bảo lưu quyền sở hữu chính là việc bên bán được tạm hoãn việc thực hiện nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua cho đến khi bên mua thanh toán hết số tiền mua tài sản theo thỏa thuận
1.3 Sự khác biệt giữa bảo lưu quyền sở hữu với các biện pháp bảo đảm bằng tài sản khác
BLDS năm 2015 quy định chín biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Trong đó bảy biện pháp bảo đảm có đối tượng là tài sản bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký quỹ, ký cược, cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu Về hình thức, bảo lưu quyền sở hữu cũng giống các biện pháp bảo đảm có đối tượng là tài sản khác ở một số điểm như: đối tượng của biện pháp bảo đảm là tài sản, xác lập thông qua giao dịch bảo đảm, mục đích của biện pháp bảo đảm là nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ với bên nhận bảo đảm, … Tuy nhiên, nghiên cứu các vấn đề pháp
lý có liên quan, tác giả nhận thấy bảo lưu quyền sở hữu có những sự khác biệt nhất định so với các biện pháp bảo đảm có đối tượng là tài sản khác, cụ thể như sau:
Thứ nhất, xét về bản chất:
Bảo lưu quyền sở hữu chỉ là quyền tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu phát sinh từ hợp đồng mua bán tài sản, đồng thời không mang chức năng bảo đảm và không có tính dự phòng nên chưa đáp ứng được yêu cầu của một biện pháp bảo đảm Trong khi đó, các biện pháp bảo đảm bằng tài sản khác đều có chung một đặc tính quan trọng đó là mang chức năng bảo đảm và có tính dự phòng, tức là nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật,
Trang 29bên bảo đảm có thể xử lý tài sản bảo đảm để thay thế cho phần nghĩa vụ không được thực hiện
Thứ hai, về đối tượng:
Trong biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, tài sản bảo đảm không thuộc sở hữu của bên mua tài sản (bên bên bảo đảm) mà lại thuộc sở hữu của bên bán tài sản (bên nhận bảo đảm) Điều này có thể khiến cho bên bán không có cơ
sở thực tiễn để bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, và đó cũng
là yếu tố cho thấy bảo lưu quyền sở hữu không đáp ứng được các yêu cầu cần thiết của một biện pháp bảo đảm
Trong các biện pháp bảo đảm bằng tài sản khác, tài sản bảo đảm thường thuộc sở hữu của bên bảo đảm (trừ biện pháp cầm giữ tài sản, tài sản
bị cầm giữ có thể không thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ nhưng bên có nghĩa vụ là chủ thể đang có quyền đối với tài sản bị cầm giữ) Đặc biệt, bên nhận bảo đảm được nắm giữ tài sản hoặc có quyền chi phối đối với tài sản bảo đảm, có quyền xử lý tài sản bảo đảm Đây là cơ sở để bên nhận bảo đảm
có căn cứ bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị vi phạm, và cũng chính là yếu tố khẳng định các biện pháp này đáp ứng được yêu cầu của một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Thứ ba, về phạm vi bảo đảm:
Đối với các biện pháp bảo đảm có đối tượng là tài sản khác, phạm vi bảo đảm có thể do các bên thỏa thuận và có thể là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ Tuy nhiên, đối với bảo lưu quyền sở hữu, phạm vi bảo đảm do luật quy định và chỉ bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán tiền mua tài sản mà không bảo đảm cho nghĩa vụ trả lại tài sản bảo đảm cũng như nghĩa vụ bồi thường thiệt hại (nếu có)
Thứ tư, quyền của bên nhận bảo đảm khi có sự vi phạm nghĩa vụ của
bên có nghĩa vụ:
Đối với các biện pháp bảo đảm có đối tượng là tài sản khác, khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ, bên nhận bảo đảm được quyền: xử lý tài sản bảo
Trang 30đảm (cầm cố, thế chấp); sở hữu tài sản bảo đảm (đặt cọc, ký cược); yêu cầu người thứ ba chuyển giao tài sản bảo đảm để khấu trừ nghĩa vụ (ký quỹ); hoặc được nắm giữ, chi phối tài sản bảo đảm một cách trực tiếp cho đến khi nghĩa
vụ được thanh toán xong (cầm giữ tài sản) Xét về bản chất, quyền của bên nhận bảo đảm trong các biện pháp này là vật quyền, bởi vì bên nhận bảo đảm được quyền chi phối trực tiếp đối với tài sản bảo đảm
Tuy nhiên, đối với bảo lưu quyền sở hữu, khi bên mua không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán tiền mua tài sản theo đúng thời hạn thỏa thuận, bên bán chỉ có quyền yêu cầu bên mua phải hoàn trả tài sản Xét về bản chất, quyền này là trái quyền vì quyền này có được đáp ứng hay không còn phụ thuộc vào việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả của bên mua
Thứ năm, về phạm vi áp dụng:
Bảo lưu quyền sở hữu chỉ áp dụng với hợp đồng mua bán tài sản Tuy nhiên, các biện pháp bảo đảm bằng tài sản khác có thể áp dụng với nhiều loại hợp đồng khác nhau, thậm chí có thể áp dụng cả với nghĩa vụ ngoài hợp đồng (ngoại trừ biện pháp ký cược chỉ áp dụng với hợp đồng thuê động sản) Như vậy, so với đa số các biện pháp bảo đảm bằng tài sản khác, bảo lưu quyền sở hữu có phạm vi áp dụng hẹp hơn Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố thể hiện sự hạn chế của bảo lưu quyền sở hữu so với các biện pháp bảo đảm bằng tài sản khác, mà nó thể hiện sự phù hợp với bản chất của bảo lưu quyền sở hữu như đã phân tích ở mục 1.2 nói trên
Thứ sáu, về hình thức xác lập:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 331 BLDS năm 2015, bảo lưu quyền
sở hữu phải được xác lập dưới hình thức văn bản (có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi vào hợp đồng mua bán) Tuy nhiên, đối với các biện pháp bảo đảm bằng tài sản khác, BLDS không quy định cụ thể hình thức xác lập các biện pháp này Trên thực tế, tùy từng trường hợp cụ thể với từng đối tượng khác nhau mà luật có liên quan có thể quy định bắt buộc về hình thức xác lập của biện pháp bảo đảm bằng tài sản nào đó Trong trường hợp luật liên quan
Trang 31không có quy định bắt buộc về hình thức thì các biện pháp bảo đảm bằng tài sản khác sẽ được xác lập theo hình mà các bên thỏa thuận
1.4 Khái quát quy định pháp luật Việt Nam về bảo lưu quyền sở hữu
* Giai đoạn trước khi có BLDS năm 1995:
Trong thời kì phong kiến, văn bản pháp luật đồ sộ nhất còn được lưu giữ cho đến ngày nay chính là Bộ luật Hồng Đức được ban hành dưới triều đại nhà Lê Đây là Bộ luật được ban hành với tư tưởng coi pháp luật là công
cụ duy trì quyền lực của giai cấp thống trị, nên hầu hết các quy định đều được hình sự hóa Trong đó, các quy định của pháp luật dân sự chỉ đan xen trong các quy định pháp luật hình sự chứ không có sự tách biệt độc lập Trong Bộ luật này, các quy định về hợp đồng (khế ước) cũng được quan tâm ở một mức
độ nhất định, nhưng chủ yếu tập trung vào ba loại hợp đồng cơ bản là mua bán, thuê và cho vay Về vấn đề bảo đảm thực hiện hợp đồng, Bộ luật này có
đề cập đến cầm cố tài sản (Điều 587) và bảo lĩnh để vay nợ (Điều 590) và tuyệt đối không có quy định liên quan đến bảo lưu quyền sở hữu
Ở thời kì thuộc địa, nước ta bị chia cắt làm ba miền với ba hệ thống pháp luật dân sự khác nhau Hệ thống pháp luật dân sự ở ba miền được thể hiện thông qua ba bộ dân luật, cụ thể:
Bộ dân luật Bắc kỳ năm 1931 Trong Bộ luật này, chế định hợp đồng mua bán được quy định khá chi tiết, và mặc dù không trực tiếp quy định về mua trả chậm, trả dần và bảo lưu quyền sở hữu, nhưng vẫn có những quy định tương tự với bảo lưu quyền sở hữu trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành
Cụ thể như: nếu không có định hạn để trả tiền, thì người bán có thể giữ lại của bán cho đến khi trả tiền xong (Điều 906); nếu người mua không trả tiền thì người bán có thể thỉnh cầu bãi việc bán đi được (Điều 951) và khi đó người mua phải trả lại vật mua cùng các hoa lợi đã thu được, và người bán phải hoàn lại tất cả các món tiền do người mua đã nộp để tính vào giá mua (Điều 955)
Bộ dân luật Trung kỳ 1936 Cũng giống như Bộ dân luật Bắc kỳ, Bộ luật này cũng không có quy định cụ thể về bảo lưu quyền sở hữu, nhưng quy
Trang 32định về nghĩa vụ của người mua có nhiều nội dung giống với quy định về bảo lưu quyền sở hữu trong BLDS năm 2015 Ví dụ như: Điều 1082 quy định
“nếu người mua không trả tiền thì người bán có thể kêu xin tiêu sự bán”; Điều
1086 quy định bên mua phải trả lại vật mua, bên bán phải trả lại tiền
Bộ dân luật Nam kỳ giản yếu năm 1972 Cũng giống như hai Bộ dân luật Bắc kỳ và Trung kỳ, Bộ dân luật Nam kỳ cũng không có quy định cụ thể
về bảo lưu quyền sở hữu Tuy nhiên, nghiên cứu các quy định có liên quan, có thể nhận thấy những hậu quả pháp lý khi người mua tài sản không trả tiền mua tài sản như: người bán có quyền xin tiêu hủy việc đoạn mại - nghĩa là bán đứt15
(Điều 1054); người mua phải hoàn lại đồ vật nhưng không phải hoàn lại hoa lợi đã thâu được, nếu ngay tình, người bán phải hoàn lại giá tiền, nhưng không phải trả tiền lời, nếu không có lỗi (Điều 1058)
Từ năm 1945, các văn bản pháp luật được ban hành chủ yếu điều chỉnh các vấn đề về hôn nhân gia đình, bồi thường thiệt hại Các quy định về hợp đồng trong giai đoạn này chưa được trú trọng bởi vì việc mua bán vẫn theo sự quản lý chặt chẽ của nhà nước chứ không được tự do, tự nguyện như hiện nay Do đó, quy định về mua bán trả chậm, trả dần và bảo lưu quyền sở hữu chưa xuất hiện trong các văn bản pháp luật
Năm 1986, Đại hội Đảng lần thứ VI đã thông qua chính sách đổi mới toàn diện nền kinh tế, vấn đề tự do giao kết hợp đồng được thừa nhận như một nguyên tắc cơ bản Theo đó, năm 1989, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế Tuy nhiên, trong Pháp lệnh này, chỉ có ba biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng được thừa nhận là thế chấp, cầm cố và bảo lãnh Để tiếp tục khẳng định vai trò của hợp đồng trong sự phát triển của nền kinh tế, năm 1991, Hội đồng Nhà nước tiếp tục thông qua Pháp lệnh Hợp đồng dân sự Tuy nhiên, Pháp lệnh này chỉ quy định về bốn biện pháp bảo đảm là thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, đặt cọc Như vậy, cả hai Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế và Pháp lệnh Hợp đồng dân sự đều không có quy định về mua trả chậm, trả dần và bảo lưu quyền sở hữu
* Giai đoạn từ khi có BLDS năm 1995:
15
Viện ngôn ngữ (2014), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội, tr.370
Trang 33Năm 1995, BLDS được Quốc hội thông qua với sự toàn diện các chế định luật dân sự Trong đó, lần đầu tiên mua trả chậm, trả dần được quy định thành một trường hợp mua bán cụ thể và là một căn cứ làm phát sinh bảo lưu quyền sở hữu của bên bán như một quyền pháp định
Năm 2005, Quốc hội tiếp tục thông qua BLDS mới thay thế cho BLDS năm 1995 Trong đó, mua trả chậm, trả dần được quy định tại Điều 461 là kế thừa hoàn toàn quy định về mua trả chậm, trả dần tại Điều 457 BLDS năm
1995 Trong Bộ luật này, bảo lưu quyền sở hữu vẫn được coi là một quyền pháp định phát sinh từ hợp đồng mua bán trả chậm, trả dần
Cũng trong năm 2005, Quốc hội thông qua Luật Nhà ở, trong đó tại Điều 95 quy định về mua bán nhà ở trả chậm, trả dần Mặc dù Điều luật này không quy định trực tiếp về vấn đề bảo lưu quyền sở hữu nhà ở, nhưng lại quy định thời điểm bên mua được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
và được bán, tặng cho, đổi nhà ở cho người khác sau khi đã trả đủ tiền cho bên bán nhà ở, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác Do đó, có thể hiểu rằng, Luật nhà ở năm 2015 đã gián tiếp quy định về vấn đề bảo lưu quyền sở hữu nhà ở cho bên bán trong trường hợp mua bán nhà ở trả chậm, trả dần
Năm 2014, Quốc hội ban hành Luật Nhà ở mới thay thế Luật nhà ở năm 2005 Cũng giống như Luật nhà ở năm 2005, Luật nhà ở năm 2014 không có quy định trực tiếp về bảo lưu quyền sở hữu nhà ở Tuy nhiên, Điều
125 Luật này lại quy định về mua bán nhà ở trả chậm, trả dần, trong đó xác định thời điểm bên mua được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và được bán, tặng cho, đổi nhà ở cho người khác sau khi đã trả đủ tiền cho bên bán nhà ở, trừ trường hợp có thỏa thuận khác Đây là quy định kế thừa hoàn toàn quy định tại Điều 95 BLDS năm 2005 và coi như đã gián tiếp quy định
về bảo lưu quyền sở hữu nhà ở
Năm 2015, sau gần mười năm thi hành, BLDS năm 2005 đã được thay thế bằng BLDS mới được Quốc hội thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017) Đây là Bộ luật được ban hành với sự thay đổi tổng thể từ kết cấu cho đến nội dung Trong đó ngoài những nội dung kế thừa quy định của BLDS năm 2005, nhiều nội
Trang 34dung được sửa đổi, bổ sung và nhiều nội dung được ban hành mới Đặc biệt, bảo lưu quyền sở hữu không chỉ được xác định là một quyền pháp định gắn với mua trả chậm, trả dần tại Điều 453 mà còn được thừa nhận là một trong chín biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, và được quy định từ Điều 331 đến Điều 334 Như đã phân tích trong mục 1.3 ở trên, sự thay đổi vị trí của quy định về bảo lưu quyền sở hữu chỉ tạo ra sự thay đổi về hình thức (từ một quyền pháp định gắn với hợp đồng mua trả chậm, trả dần thành một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ), chứ không tạo ra sự thay đổi về bản chất quy định Bởi vì, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong bảo lưu quyền sở hữu trong hai chế định về cơ bản là vẫn tương tự nhau, và đặc biệt, theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu thì bảo lưu quyền sở hữu không phản
Những ý kiến xoay quanh vấn đề bảo lưu quyền sở hữu có thật sự đáp ứng được yêu cầu của một biện pháp bảo đảm là một trong những vấn đề khẳng định việc xem xét, hoàn thiện quy định này trong thời gian tới là cần thiết
16
Bùi Đức Giang (2016), Lập pháp, nhìn từ quy định của bảo lưu quyền sở hữu tài sản, Thời báo Kinh tế Sài gòn online, tại địa chỉ: http://www.thesaigontimes.vn/153622/Lap-phap-nhin-tu-quy-dinh-bao-luu-quyen-so-huu-tai-san.html, ngày truy cập 05/04/2017
Trang 35KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Việc nghiên cứu các vấn đề lý luận bao giờ cũng là nội dung quan trọng đầu tiên phải triển khai trong hầu hết các đề tài luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ luật học Do đó, trong chương 1, tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản nhất về bảo lưu quyền sở hữu Cụ thể:
Về khái niệm bảo lưu quyền sở hữu, thông qua việc nghiên cứu cơ sở hình thành, tác giả cho rằng “Bảo lưu quyền sở hữu là việc bên bán được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho bên mua, nhằm bảo đảm cho việc bên mua sẽ thanh toán đầy đủ số tiền mua bán tài sản theo đúng thời hạn đã thóa thuận”
Trên cơ sở nghiên cứu và xây dựng khái niệm bảo lưu quyền sở hữu, cùng với những nghiên cứu liên quan đến các vấn đề lý luận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nói chung, tác giả đã chỉ ra những đặc điểm riêng của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu
Một nội dung quan trọng trong chương 1 đó là bản chất pháp lý của bảo lưu quyền sở hữu tại mục 1.2 Trong mục này, tác giả chỉ ra những điểm giống nhau giữa bảo lưu quyền sở hữu với tư cách là một quyền pháp định và bảo lưu quyền sở hữu với tư cách là một biện pháp bảo đảm Đồng thời, chỉ ra bản chất của việc bảo lưu quyền sở hữu để qua đó chỉ ra rằng bản chất của bảo lưu quyền sở hữu là việc bên bán thực hiện quyền tạm hoãn việc chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua
Ngoài ra, trên cơ sở những nghiên cứu về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, tác giả đã chỉ ra những điểm khác biệt giữa bảo lưu quyền sở hữu với các biện pháp bảo đảm có đối tượng là tài sản khác Cuối cùng, tác giả khái quát sự phát triển quy định pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu qua các thời kỳ
Trang 36Chương 2 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ
BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU 2.1 Đối tượng và phạm vi bảo đảm của bảo lưu quyền sở hữu
2.1.1 Đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu
2.1.1.1 Điều kiện của tài sản là đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu
Để có thể trở thành đối tượng của biện pháp bảo đảm, cũng giống như các biện pháp bảo đảm bằng tài sản khác, tài sản là đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu cũng phải thỏa mãn các điều kiện nhất định Dưới góc độ pháp
lý, đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu cũng chính là đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản nên các điều kiện đối với tài sản mua bán cũng chính là các điều kiện được áp dụng đối với tài sản là đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu
Cụ thể như sau:
Thứ nhất, phải là tài sản được phép giao dịch
Dưới góc độ lý luận, khi phân loại theo quy chế pháp lý thì tài sản bao gồm ba loại đó là tài sản cấm lưu thông, tài sản hạn chế lưu thông và tài sản
tự do lưu thông Để có thể trở thành đối tượng của hợp đồng mua bán nói chung, đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu nói riêng, tài sản phải thuộc loại được phép lưu thông Tài sản đó có thể là tài sản tự do hoặc hạn chế lưu thông, thậm chí lưu thông theo những điều kiện khắt khe nhưng không thuộc trường hợp bị cấm lưu thông Sở dĩ tài sản bị cấm lưu thông không thể trở thành đối tượng của hợp đồng mua bán nói chung, đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu nói riêng bởi vì việc lưu thông các loại tài sản đó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc phòng, đến sự phát triển của nền kinh
tế quốc dân hoặc ảnh hưởng đến các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Do đó, những loại tài sản đã bị cấm lưu thông thì các chủ thể không được mua bán các loại tài sản đó, và đương nhiên tài sản đó không thể trở thành đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu
Trang 37Dưới góc độ pháp lý, quy định về đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản còn gây ra nhiều tranh cãi trong giới khoa học pháp lý Tại khoản 1 Điều
431 năm 2015 về đối tượng của hợp đồng mua bán có quy định: “ … Trường
hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị hạn chế chuyển nhượng thì tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phải phù hợp với các quy định đó” Quy định này dẫn đến hai cách hiểu khác nhau về đối tượng của hợp
đồng mua bán nói chung, đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu nói riêng
Cách hiểu thứ nhất, đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản vẫn có thể
là tài sản bị cấm giao dịch nếu việc xác lập giao dịch phù hợp với quy định
đó Tức là theo cách hiểu này, có thể tài sản nhất định thuộc loại cấm giao dịch theo một văn bản luật cụ thể, nhưng trong trường hợp đặc biệt theo một văn bản luật khác, tài sản đó vẫn có thể được đưa vào chuyển nhượng
Cách hiểu thứ hai cho rằng, quy định tại khoản 1 Điều 431 BLDS năm
2015 phải được hiểu theo hướng khi đã có văn bản luật quy định danh mục các tài sản cấm hoặc hạn chế chuyển nhượng thì khi các bên xác lập hợp đồng chuyển nhượng các loại tài sản đó phải tuân theo quy định của văn bản luật đã quy định danh mục này Tức là các bên không thể xác lập hợp đồng mua bán, chuyển nhượng đối với các tài sản đã bị cấm giao dịch
Tác giả cho rằng cách hiểu thứ hai là phù hợp với lý luận, bởi vì mỗi loại tài sản được tạo ra đều có những lợi ích nhất định Bên cạnh những lợi ích mà tài sản mang lại, việc cho phép lưu thông, khai thác, sử dụng tài sản trên thực tế cũng có thể mang lại những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội, an ninh quốc phòng hoặc nền kinh tế quốc dân Do đó, việc đưa ra quy định về các loại tài sản cấm giao dịch là cần thiết để nhà nước có thể kiểm soát các hoạt động có liên quan đến loại giao dịch đó Về lý luận, việc nhà nước đã đưa ra quy định về tài sản cấm chuyển nhượng rồi lại ban hành một quy định khác cho phép chuyển nhượng loại tài sản đó là không thực tế Thậm chí, nếu thực tế tồn tại những quy định mâu thuẫn như vậy thì quy định
đó sẽ khó có thể được thi hành và sớm muộn cũng sẽ phải sửa đổi cho phù
Trang 38hợp Cho dù quy định của luật còn gây ra nhiều tranh cãi, nhưng trên thực tế, việc thi hành một quy định phải bảo đảm sự phù hợp với các quy định khác và phù hợp với thực tiễn cuộc sống Với những phân tích này, tác giả cho rằng tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán nói chung, đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu nói riêng phải là tài sản được phép giao dịch
Thứ hai, phải thuộc sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán
Bản chất của hợp đồng mua bán tài sản là việc bên bán chuyển quyền
sở hữu cho bên mua Việc chuyển quyền sở hữu này chính là việc bên bán thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu của mình Dưới góc độ pháp lý, quyền định đoạt là một trong ba quyền năng thuộc quyền sở hữu của
chỉ có chủ sở hữu mới có quyền định đoạt tài sản Do đó, tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán nói chung, đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu nói riêng phải thuộc sở hữu của bên bán Tuy nhiên, trong những trường hợp luật định, người bán tài sản có thể không phải là chủ sở hữu tài sản Tức là theo quy định của luật, người không phải là chủ sở hữu tài sản nhưng cũng có quyền bán tài sản cho người Cụ thể:
(i) Bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm trong các trường hợp được quy định tại Điều 299 BLDS năm 2015 Ví dụ, A cầm cố tài sản để vay B, khi hết hạn mà A không trả được thì B có quyền xử lý tài sản cầm cố thông qua một trong các phương thức mà các bên thỏa thuận hoặc luật định (ví dụ bán trực tiếp)
(ii) Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế tài sản của người phải thi hành
án thông qua việc bán đấu giá tài sản theo quy định của Luật thi hành án dân
sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) Đây cũng là trường hợp bên bán tài sản không phải là chủ sở hữu tài sản nhưng lại là người có quyền bán tài sản theo quy định của luật Về lý luận, việc bán đấu giá tài sản cũng có thể
17
Điều 158 BLDS năm 2015 quy định: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài
sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”;
Trang 39dẫn đến việc bên mua đấu giá chậm thanh toán tiền mua tài sản đấu giá trong một thời hạn nhất định Tuy nhiên, dưới góc độ thực tiễn, đây cũng là một trong những trường hợp khó có thể xảy ra, bởi vì việc bán đấu giá tài sản của người phải thi hành án nhằm bảo đảm việc thi hành kịp thời, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, nên việc bán trả chậm, trả dần dường như không có tính thực tiễn đối với trường hợp này
(iii) Bên giữ tài sản trong hợp đồng gửi giữ tài sản có quyền bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng nhằm hạn chế thiệt hại có thể xảy ra đối với bên gửi giữ tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 558 BLDS năm 2015
Thứ ba, phải được xác định cụ thể
Đây không phải là điều kiện áp dụng riêng đối với tài sản mua bán, mà với bất cứ đối tượng nào của quan hệ nghĩa vụ nói chung, quan hệ hợp đồng nói riêng (dù là tài sản hay là công việc) cũng đều phải được xác định một cách cụ thể Trong quan hệ mua bán nói chung, quan hệ bảo lưu quyền sở hữu nói riêng, tài sản phải được xác định cụ thể về số lượng, chất lượng, chủng loại, mô tả chi tiết đặc điểm hình dáng, màu sắc,… của tài sản Đây là việc cần thiết, bởi nó là yếu tố quyết định xem quan hệ hợp đồng có được xác lập hay không18 Đồng thời, việc xác định cụ thể tài sản mua bán sẽ ảnh hưởng đến việc xác định bên bán có thực hiện nghĩa vụ giao tài sản đúng theo thỏa thuận hay không Trong bảo lưu quyền sở hữu, việc xác định cụ thể về tài sản bảo lưu sẽ giúp cho bên bán có thể thực hiện quyền đòi lại tài sản một cách dễ dàng hơn trong trường hợp bên mua không thanh toán hết tiền mua tài sản
Thứ tư, không phải là tài sản đang có tranh chấp về quyền sở hữu
Như đã phân tích ở điều kiện thứ hai nói trên, về nguyên tắc thì tài sản mua bán phải thuộc sở hữu của bên Tài sản đang có tranh chấp về quyền sở hữu thì không thể xác định được tài sản đó có thuộc sở hữu của bên bán hay không Nếu một bên cố tình bán tài sản khi chưa xác định được quyền sở hữu
18
Về lý luận, bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng phải xác định cụ thể đối tượng của hợp đồng mà mình đề nghị giao kết là gì Đây được coi là yếu cơ bản quyết định giá trị của lời đề nghị giao kết hợp đồng và quyết định hợp đồng có được giao kết hay không
Trang 40tài sản thuộc về mình hay thuộc về bên kia tranh chấp thì khó có thể bảo đảm
Hợp đồng được xác lập trong trường hợp này sẽ vi phạm một trong những nguyên tắc cơ bản của luật dân sự đó là nguyên tắc trung thực Đồng thời, điều này có thể khiến cho bên mua trở thành bên bị lừa dối trong hợp đồng mua bán Tất cả những
sự vi phạm này đều có thể dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng Việc giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng có thể khiến cho không chỉ quyền và lợi ích của các bên bị ảnh hưởng mà nhà nước cũng phải bỏ ra các chi phí để giải quyết các yêu cầu của mỗi bên Do đó, để ngăn chặn những hậu quả này, việc cấm mua bán tài sản đang có tranh chấp về quyền sở hữu là một quy định phù hợp cả về lý luận và thực tiễn
Thứ năm, không phải là tài sản đang bị kê biên để chờ thi hành án hoặc
để thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Việc kê biên tài sản trong từng trường hợp đều nhằm những mục đích
cụ thể Đối với trường hợp kê biên tài sản để thi hành án thì mục đích là nhằm bảo đảm quyền lợi ích người phải thi hành án Đối với tài sản thuộc diện chờ thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (chờ thực hiện quyết định thu hồi giải phóng mặt bằng) thì mục đích thường là hướng tới các lợi ích quốc gia hoặc lợi ích công cộng Việc bán tài sản đang bị kê biên sẽ dẫn tới mục đích của việc kê biên không đạt được khiến cho quyền lợi của chủ thể hoặc quyền và lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng bị ảnh hưởng
Do đó, việc cấm mua bán tài sản đang bị kê biên là quy định phù hợp cả về lý luận và thực tiễn
Thứ sáu, không phải là đối tượng của các biện pháp bảo đảm khác
Về nguyên tắc, tài sản là đối tượng của các biện pháp bảo đảm (như cầm cố, thế chấp) thì bên bảo đảm không được bán tài sản bảo đảm đó, trừ