1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật của người lao động công ty honda việt nam năm 2015 và yếu tố liên quan

101 309 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

Mặc dù được sự quan tâm của lãnh đạo của nhà máy, hiện đại hóa dâychuyền sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường cho người lao động.Tuy nhiên Công ty Honda Việt Nam cũng như các

Trang 1

TRẦN HỒNG HIẾU

THùC TR¹NG M¤I TR¦êNG, SøC KHáE

-BÖNH TËT CñA NG¦êI LAO §éNG C¤NG TY HONDA

VIÖT NAM, N¡M 2015 Vµ YÕU Tè LI£N QUAN

Chuyên ngành : Y học dự phòng

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS KHƯƠNG VĂN DUY

Trang 2

Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này,tôi đã được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các bạn bè và gia đình.Nhân dịp này, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới:

PGS TS Khương Văn Duy - người Thầy đã trực tiếp giảng dạy, tận

tình hướng dẫn, hết lòng tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiêncứu và hoàn thành luận văn này

Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Bộ môn Sức Khỏe Nghề Nghiệp trườngĐại Học Y Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình họctập và tiến hành điều tra hoàn thành luận văn này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc công ty Honda ViệtNam đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè, nhữngngười luôn bên cạnh giúp đỡ động viên và khuyến khích tôi trong nhữngtháng ngày học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2016

TRẦN HỒNG HIẾU

Trang 4

Kính gửi:

Phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học Y Hà Nội.

Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp trường Đại học Y Hà Nội.

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm luận văn một cách khoahọc, chính xác và trung thực Các kết quả thu được trong luận văn là có thật

và chưa được công bố trên bất kỳ tài liệu khoa học nào

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2016

Học viên làm luận văn

TRẦN HỒNG HIẾU

Trang 5

BMI Body mass index

CN Công nhân

CXK Cơ xương khớp

DN Doanh nghiệp

ĐTL Đau thắt lưng

GDP Gross Domestic Product

MTLĐ Môi trường lao động

STEL Short-term exposure limit

TCCP Tiêu chuẩn cho phép

TK Thần kinh

TM Tim mạch

TMH Tai mũi họng

TNLĐ Tai nạn lao động

TWA Time-weighted average

THA Tăng huyết áp

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngành công nghiệp sản xuất ô tô - xe máy ở nước ta ngày nay đang làmột ngành hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Phát triển ngànhcông nghiệp này sẽ là động lực và sức mạnh để giúp đất nước hoàn thànhcông cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa và trở thành một nước phát triển Sựảnh hưởng của nó đến các ngành công nghiệp khác là rất đáng kể và thể hiện

là một trong những ngành xương sống của nền kinh tế Đặc biệt, sẽ có nhữngtác động trực tiếp mang tính tích cực lên một số ngành công nghiệp và dịch

vụ mà Việt Nam đang rất cần, như hóa dầu, thép, phân phối

Gắn liền với lợi ích và xu thế phát triển đó Nhu cầu tuyển dụng ngàymột tăng và đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng nhân lực Vì vậy, công tácchăm sóc sức khỏe người lao động là một vấn đề được các cấp, các ngànhquan tâm đặc biệt Hiện nay có không ít người lao động phải làm việc trongmôi trường nhiều yếu tố nguy hiểm độc hại như tiếng ồn, bụi, hóa chất, khôngkhí ôi nhiễm, làm việc tăng ca, thêm giờ… đã gây ảnh hưởng nghiêm trọngđến sức khỏe

Được thành lập vào năm 1996, Công ty Honda Việt Nam là liên doanhgiữa Công ty Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian Honda Motor (TháiLan) và Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam với 2ngành sản phẩm chính: xe máy và xe ô tô Sau 20 năm có mặt tại Việt Nam,Honda Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thành một trong nhữngcông ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy và nhà sản xuất ô tô uytín tại thị trường Việt Nam Tọa lạc tại phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên,tỉnh Vĩnh Phúc, nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô và xe máy của Công ty HondaViệt Nam với gần 8000 cán bộ người lao động, cùng với vốn đầu tư lên đến

Trang 8

gần 400 triệu USD Đây là nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô - xe máy có quy môlớn nhất tại Việt Nam

Mặc dù được sự quan tâm của lãnh đạo của nhà máy, hiện đại hóa dâychuyền sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường cho người lao động.Tuy nhiên Công ty Honda Việt Nam cũng như các nhà máy sản xuất ô tô, xemáy ở Việt Nam và trên thế giới vẫn luôn tồn tại một số yếu tố tác hại nghềnghiệp như tiếng ồn trong phân xưởng hàn dập, hơi khí độc trong phân xưởngđúc, phun sơn… một số yếu tố đã vượt quá giới hạn tối đa cho phép gây ảnhhưởng đến sức khỏe người lao động là nguyên nhân gây các bệnh điếc nghềnghiệp, viêm mũi họng, dị ứng… cho người lao động Các bệnh nghề nghiệp

đã làm chất lượng cuộc sống của người lao động giảm sút, ảnh hưởng đếnnăng suất lao động Vì vậy, việc tìm hiểu những yếu tố môi trường gây hại vàtình trạng sức khỏe - bệnh tật của người lao động, để từ đó áp dụng một sốbiện pháp ngăn chặn tác hại của nó để bảo vệ sức khỏe người lao động là vô

cùng cần thiết Vì vậy tôi tiến hành đề tài “Thực trạng môi trường, sức

khỏe, bệnh tật của người lao động Công ty Honda Việt Nam năm 2015 và yếu tố liên quan” với các mục tiêu sau:

1) Mô tả thực trạng môi trường lao động của Công ty Honda Việt Nam

năm 2015

2) Mô tả tình hình sức khỏe và phân tích một số yếu tố liên quan của

người lao động tại Công ty Honda Việt Nam năm 2015

Trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị nhằm hạn chế những tác hại củamôi trường lao động đến sức khỏe người lao động trên cơ sở khoa học và cótính khả thi

Trang 9

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 TÌNH HÌNH CHUNG VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VÀ XE MÁY TẠI VIỆT NAM

1.1.1 Ngành công nghiệp ô tô

Ngành công nghiệp ô tô không chỉ giữ một vị trí quan trọng trong việcthúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển thông qua đáp ứng nhu cầu giaothông vận tải, góp phần phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại mà còn

là một ngành kinh tế mang lại lợi nhuận rất cao nhờ sản xuất ra những sảnphẩm có giá trị vượt trội Sớm nhận thức được tầm quan trọng của ngànhcông nghiệp này, các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức,Hàn Quốc… đã rất chú trọng phát triển ngành công nghiệp ô tô của riêngmình trong quá trình công nghiệp hoá để phục vụ không chỉ nhu cầu trongnước mà còn xuất khẩu sang các thị trường khác Ngành công nghiệp sảnxuất, lắp ráp ô tô Việt Nam gồm 2 khối: doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước Việc phát triển ngành côngnghiệp ô tô ở nước ta đã góp phần kích thích sự phát triển của hàng loạtngành công nghiệp khác, đồng thời giải quyết được một số lượng lớn việc làmcho người lao động, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước

1.1.2 Ngành công nghiệp xe máy

Hàng năm, ngành công nghiệp xe máy trong nước tuy non trẻ, nhưng cũng tạo ra chỗ làm cho khoảng 100 ngàn lao động trong các nhà máy, xưởng lắp ráp, sửa chữa bảo hành, các đại lý bán xe máy Các chuyên gia đánh giá,thị trường Việt Nam có điều kiện để trở thành trung tâm sản xuất xe máy lớntại châu Á và ngành công nghiệp phụ trợ có điều kiện tốt để phát triển mạnh.Thị trường này sẽ giúp Việt Nam có điều kiện trở thành trung tâm sản xuất xe

Trang 10

máy lớn tại châu Á và ngành công nghiệp phụ trợ có điều kiện tốt để pháttriển mạnh Khi thị trường trong nước đã bão hòa, các doanh nghiệp phụ trợchuyển sang sản xuất linh kiện cho công nghiệp ô tô Theo số liệu của Hiệphội Xe đạp Xe máy VN, toàn quốc hiện nay có 52 cơ sở sản xuất lắp ráp xemáy, trong đó có 22 DN quốc doanh, 7 DN liên doanh Tổng số vốn đầu tưđạt khoảng 100 triệu USD, riêng hãng Honda trong 10 năm qua đã đầu tư đến

194 triệu USD cho sản xuất và kinh doanh xe máy

1.2 MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 1.2.1 Các khái niệm môi trường, môi trường lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, điều kiện lao động, bảo

hộ lao động, dây chuyền sản xuất

Định nghĩa: "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vậtchất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởngtới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên"(theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam) Theo định nghĩa rộngnhất thì môi trường là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnhhưởng tới một vật thể, sự kiện Môi trường sống của con người chia thành:môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo [1]

An toàn lao động là việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trìnhlao động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động(Quốc hội ban hành luật số 84/2015/QH13 quy định về An toàn lao động, Vệsinh lao động) An toàn lao động là tình trạng điều kiện lao động không gâynguy hiểm trong sản xuất (theo từ điển bách khoa toàn thư)

Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổchức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trongsản xuất đối với người lao động Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố

có hại, trước hết phải nghiên cứu sự phát sinh và tác động của các yếu tố có

Trang 11

hại đối với cơ thể con người, trên cơ sở đó xác định tiêu chuẩn giới hạn chophép của các yếu tố trong môi trường lao động, xây dựng các biện pháp vệsinh lao động (tài liệu về công tác bảo hộ lao động của Bộ lao động - Thươngbinh và Xã hội).

Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹthuật, tự nhiên thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượnglao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lạigiữa chúng, tạo điều kiện hoạt động của con người trong quá trình sản xuất

Bảo hộ lao động dưới góc độ pháp lý được hiểu là chế định bao gồmtổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm xác định cácđiều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động có tính chất bắt buộc,các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hay khắc phục những yếu tố nguy hiểm,độc hại trong môi trường lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe và nhâncách cho người lao động

Dây chuyền sản xuất: sản xuất ô tô, xe máy là dây truyền sản xuất theocông nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất được hiểu là các hoạt động kế tiếpnhau, thực hiện theo một thứ tự nhất định Theo Luật Khoa học và Côngnghệ: công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật, có kèm theo hoặckhông kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thànhcác sản phẩm [2]

Các yếu tố nguy hiểm có hại: là những yếu tố của điều kiện lao độngkhông thuận lợi, vượt quá giới hạn của tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép,làm giảm sức khỏe người lao động, gây bệnh nghề nghiệp Đó là vi khí hậu,tiếng ồn, rung, phóng xạ, ánh sáng, bụi, các chất, hơi, khí độc, các sinh vật cóhại Trong một điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố

có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệpcho người lao động, gọi đó là các yếu tố nguy hiểm và có hại

Trang 12

1.2.2 Điều kiện vi khí hậu

Vi khí hậu trong môi trường lao động sản xuất hay còn gọi là điều kiệnkhí tượng trong môi trường sản xuất bao gồm: nhiệt độ không khí, độ ẩmkhông khí, tốc độ chuyển động của không khí và cường độ bức xạ nhiệt từ các

bề mặt xung quanh Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, phùhợp với sinh lý của con người Điều kiện khí tượng đó có thể ảnh hưởng tớiquá trình sinh học trong điều hòa nhiệt độ của cơ thể và có thể gây bệnh tậtcho người lao động khi mà các phản ứng sinh lý sinh hóa bị rối loạn [3]

Độ ẩm cao có thể dẫn đến tăng độ dẫn điện của vật cách điện, tăng nguy cơ

nổ do bụi, khí, cơ thể khó đào thải nhiệt qua mồ hôi Các yếu tố tốc độ gió, bức xạnhiệt nếu cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đều ảnh hưởng đến sứckhoẻ, gây bệnh tật và giảm khả năng lao động của con người

Theo Lưu Đức Hòa (2003), làm việc lâu trong điều kiện vi khí hậu lạnh

và ẩm có thể mắc các bệnh thấp khớp, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi vàlàm cho bệnh lao nặng thêm Vi khí hậu lạnh và khô làm cho rối loạn vậnmạch thêm trầm trọng, gây khô niêm mạc, nứt nẻ da Vi khí hậu nóng ẩm làmgiảm khả năng bay hơi của mồ hôi, gây rối loạn thăng bằng nhiệt, làm chomệt mỏi xuất hiện sớm, nó còn tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển gâybệnh ngoài da [4]

Theo Phùng Văn Hoàn (1992), nghiên cứu môi trường lao động về mùalạnh và sức khỏe của người lao động ở các lò công nghiệp cơ khí cho thấy:ảnh hưởng cả yếu tố vi khí hậu nóng tới môi trường lao động của các lò cơkhí (lò rèn, lò thép), có phần giảm nhiều nhưng vẫn gây ra những biến đổisinh lý và bệnh lý ở người lao động lao động trong khu vực đó [5]

1.2.3 Tiếng ồn và rung trong sản xuất

Trang 13

Định nghĩa: “Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần

số khác nhau, được sắp xếp một cách ngẫu nhiên, gây cảm giác khó chịu chongười nghe, cản trở con người làm việc và nghỉ ngơi” [6]

Tiếng ồn chủ yếu gây ra những rối loạn ở cơ quan thính giác, nếu tiếng ồn quálớn (> 90dBA) ngoài khả năng có thể bị điếc thì còn có thể gây ra những rốiloạn ở tim mạch (hồi hộp đánh trống ngưc, tăng huyết áp), suy nhược thầnkinh và hội chứng dạ dày tá tràng Trong nghiên cứu này tỷ lệ ù tai là 80%,nghe kém là 52% [7]

Với ngành cơ khí thì tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ động cơ của các loạimáy Ngoài ra còn từ các hoạt động như tiếng gò, rèn, đập, tiếng va chạm của

sự lắp ráp các sản phẩm, tiếng chuyển động của các chi tiết máy tự động hoặcbán tự động Bên cạnh đó còn có tác động từ phía con người như tiếng bướcchân di chuyển trong phân xưởng, tiếng người nói chuyện, trao đổi

Rung từng bộ phận có ảnh hưởng cục bộ xuất hiện ở tay, ngón tay khilàm việc với cưa máy, búa máy, máy đánh bóng Rung gây ra hội chứngRaynaud, mất cảm giác, ngoài ra gây thương tổn huyết quản, thần kinh, khớpxương, cơ bắp, xúc giác và lan rộng, thâm nhập vào hệ thống thần kinh trungương, hệ tuần hoàn nội tiết Rung toàn thân thường xảy ra đối với những ngườilàm việc trên phương tiện giao thông, máy hơi nước, máy nghiền Chấn độnglàm co hệ thống huyết mạch, tăng huyết áp và nhịp đập tim Tuỳ theo đặc tínhchấn động tạo ra thay đổi ở từng vùng, từng bộ phận trên cơ thể người

1.2.4 Bụi trong sản xuất

Bụi trong môi trường lao động là bụi phát sinh từ quá trình sản xuất.Bụi là một tập hợp nhiều phần tử có kích thước nhỏ bé và tồn tại lâu trongkhông khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi,khói mù, được hình thành từ sự vỡ vụn của vật chất do lực tự nhiên hoặc doquá trình sản xuất gây nên [6]

Trang 14

Mức độ nguy hiểm, có hại của bụi phụ thuộc vào tính chất lý học, hóahọc của bụi Bụi có thể gây cháy hoặc nổ ở nơi có điều kiện thích hợp, làmgiảm khả năng cách điện của bộ phận cách điện, gây chập mạch Gây màimòn thiết bị trước thời hạn, làm tổn thương cơ quan hô hấp xây xát, viêmkinh niên, tuỳ theo loại bụi có thể dẫn đến viêm phổi, ung thư phổi, gây bệnhngoài da, gây tổn thương mắt.

Nghiên cứu về rối loạn thông khí phổi ở người lao động tiếp xúc vớibụi silic của Tạ Tuyết Bình, Lê Trung, Phạm Ngọc Quỳ (2003) cho thấy tỷ lệngười lao động tiếp xúc với bụi phổi - silic có rối loạn thông khí phổi là13,4%, trong số này chủ yếu là rối loạn thông khí hạn chế, sau đó là rối loạnthông khí hỗn hợp, ít gặp rối loạn thông khí tắc nghẽn đơn thuần [8], [9]

Từ tác hại của bụi tác động lên hệ thống hô hấp gây bệnh bụi phổi (tổnthương xơ hóa phổi), bệnh VPQ phổi tắc nghẽn, đã dẫn đến những rối loạnchức năng tim mạch như tăng áp lực động mạch phổi, biến đổi HA, nhịp tim,trục điện tim… [10]

1.2.5 Hơi khí độc và các hóa chất có hại

Khí CO2 thường phát sinh ở một số ngành kỹ nghệ (cơ khí, rượu bia…)

và xuất hiện ở những nơi làm việc kín gió, đông người, trong hang sâu, dướigiếng Nó là chất khí không màu, không mùi và có cảm giác tê ở nồng độ thấpgây nên các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi và có thểngất, ở nồng độ cao có thể gây ngất ngay Nồng độ tiêu chuẩn trong không khí

là £ 18000mg/m3 theo TCVS của Bộ Y tế trong Quyết định số BYT

3733/2002/QĐ-Khí CO là một chất khí không màu, không mùi, bắt cháy và có độctính cao Khí thải của động cơ đốt trong tạo ra sau khi đốt các nhiên liệu gốccácbon có chứa CO Khí CO phát sinh có thể là dấu hiệu cho thấy về tìnhtrạng máy móc Khí CO cực kỳ nguy hiểm, do việc hít thở phải một lượng

Trang 15

quá lớn CO sẽ dẫn tới thương tổn do giảm oxy trong máu hay tổn thương hệthần kinh cũng như có thể gây tử vong Nồng độ tiêu chuẩn £ 40mg/m3, nếunồng độ cao hơn 229mg/m3 có thể gây nguy hiểm đến tính mạng

Khí SO2(sunfua dioxit) cũng là một trong những chất ô nhiễm hàng đầuthường được quy kết là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tác hạicho sức khỏe của người lao động SO2 kích ứng niêm mạc mắt và các đường

hô hấp trên Ở nồng độ rất cao, SO2 gây viêm kết mạc, bỏng và đục giác mạc

Hóa chất ngày càng được sử dụng nhiều hoặc phát sinh ra trong cácngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp như chì, asen, benzen, các khí bụi,các dung dịch axit, bazơ, các loại muối Chất độc hóa học có thể ở trongtrạng thái rắn, lỏng, khí, bụi tùy thuộc điều kiện nhiệt độ và áp suất,hóa chất xâm nhập vào cơ thể và gây ra các bệnh mạn tính nguy hiểm

1.2.6 Tác động của stress

Các stress trong môi trường lao động như tiếng ồn, hơi khí độc, thiếuánh sáng… Ảnh hưởng rất nhiều tới gánh nặng tâm thần, là nguyên nhân gópphần làm tăng HA, tăng nhịp tim, tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành Hậuquả của stress liên quan đến nghề nghiệp là mắc các bệnh về tâm sinh lý, bệnh

về tim mạch Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Ngà về đánh giá căngthẳng của người điều khiển hệ thống tự động tại một Công ty xi măng: 54,5%

số đối tượng có dấu hiệu nặng đầu, 31,8% có dấu hiệu đau đầu, 22,7% có dấuhiệu mệt mỏi toàn thân và 9,1% có dấu hiệu khó thở [11], [12]

Kết quả nghiên cứu của Đơn vị An toàn và Sức khoẻ nghề nghiệp(ACTU) của Australia: 72,5% số đối tượng nghiên cứu có biểu hiện đau đầuthường xuyên, 71,2% có dấu hiệu mệt mỏi trường diễn, 65,3% có dấu hiệuhay cáu giận, 60% số đối tượng có dấu hiệu mất ngủ, 59,8% có dấu hiệu chánnản, 58,8% có dấu hiệu mất tập trung khi làm việc, 43,9% có dấu hiệu haynghi ngờ người khác, 40% giảm sút trí nhớ [13]

Tác động của stress ở nơi làm việc lên hệ thống hô hấp là thông qua

Trang 16

những thay đổi chức năng của hệ TK giao cảm gây giãn tiểu phế quản hoặc phógiao cảm gây co tiểu phế quản, làm thay đổi chức năng thông khí phổi [14].

1.2.7 Tác động của ecgonomi vị trí lao động

Các yếu tố ecgonomi trong lao động bao gồm các yếu tố liên quanđến tổ chức lao động, tư thế lao động… có thể ảnh hưởng lớn đến an toàn

và sức khỏe của NLĐ nông nghiệp như gây tai nạn lao động, gây đau mỏilưng, đau cột sống… Do yêu cầu của công nghệ và tổ chức lao động màngười lao động có thể phải lao động với cường độ cao quá mức theo ca,kíp; tư thế làm việc gò bó trong thời gian dài, mang vác nặng hoặc động táclao động đơn điệu, hoặc làm việc với trách nhiệm cao gây căng thẳng thầnkinh Các yếu tố này đều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động

và gây mất an toàn lao động

Theo thống kê của WHO có hơn 50% bệnh nghề nghiệp là do yếu tốecgonomies chủ yếu liên quan tới tư thế lao động không hợp lý gây ra ỞThụy Điển, năm 1980 có 52,9% bệnh nghề nghiệp gây nên do yếu tốergonomis, trong khi đó bệnh nghề nghiệp do tiếng ồn chỉ chiếm 12,1% ỞViệt Nam tuy nền kinh tế đã phát triển hơn trước nhiều song vẫn còn có rấtnhiều khó khăn do vậy hầu hết trang thiết bị dây chuyền máy móc của ta lànhập ngoại Sự không phù hợp giữa các loại máy móc được thiết kế cho ngườinước ngoài với đặc điểm nhân trắc của Việt Nam chính là nguyên nhân làmtăng tư thế lao động bất hợp lý

Trang 17

Phóng xạ là dạng đặc biệt của bức xạ Tia phóng xạ phát ra do sự biếnđổi bên trong hạt nhân nguyên tử của một số nguyên tố và khả năng ion hóavật chất Các tia phóng xạ gây tác hại đến cơ thể người lao động dưới dạng rốiloạn chức năng của thần kinh trung ương, bị bỏng hoặc giộp đỏ vị trí nơiphóng xạ chiếu vào, cơ quan tạo máu bị tổn thương gây thiếu máu, vô sinhhoặc ung thư.

1.3 SỨC KHỎE VÀ BỆNH TẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG

1.3.1 Các khái niệm

Theo WHO thì “sức khỏe là trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thểchất, tinh thần và phúc lợi xã hội chứ không chỉ là không có bệnh tật” Còntrong chiến lược bảo vệ sức khỏe nhân dân 1999 - 2000 của Bộ Y tế đã nêu rõ

“sức khỏe là trạng thái thoải mái đầy đủ về thể chất, tâm thần và xã hội chứkhông chỉ bó hẹp vào nghĩa là không có bệnh hay thương tật, đây là mộtquyền cơ bản của con người Khả năng vươn lên đến một sức khỏe cao nhất

có thể đạt được là mục tiêu xã hội quan trọng liên quan đến toàn thế giới vàđòi hỏi sự tham gia của nhiều tổ chức xã hội khác nhau chứ không đơn thuần

là của riêng ngành y tế” [15]

Sức khỏe môi trường bao gồm tất cả những vấn đề liên quan tới sứckhỏe, tình trạng ốm, bị bệnh và bị thương tật của con người do phải chịu tácđộng từ các yếu tố môi trường vật lý, hóa học, sinh học, xã hội và tâm lý(Nguồn UNESP và WHO, 1998)

1.3.2 Bệnh nghề nghiệp

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do ảnh hưởng và tác động thườngxuyên, kéo dài của các yếu tố có hại phát sinh trong sản xuất lên cơ thể ngườilao động Đây là hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệphoặc liên quan đến nghề nghiệp Bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hạicủa nghề nghiệp, tác động tới người lao động Bệnh xảy ra từ từ hoặc cấp

Trang 18

tính Một số bệnh nghề nghiệp không chữa khỏi để lại di chứng Bệnh nghềnghiệp có thể phòng tránh được Bệnh nghề nghiệp thường diễn biến âm thầmtrong các giai đoạn đầu của bệnh và chỉ thể hiện các triệu chứng bệnh rõ saukhi đã phát triển qua một thời gian dài, nếu không phát hiện sớm, cách ly vàđiều trị kịp thời, bệnh sẽ nặng dần và gây tàn phế cho người bệnh.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hiện nay đã phân loại bệnh nghềnghiệp thành 29 nhóm với hàng trăm bệnh khác nhau Ở Việt Nam, đến nay(tháng 5 năm 2015) đã có 34 bệnh được công nhận là bệnh nghề nghiệp đượchưởng chế độ bảo hiểm

1.3.3 Phân loại sức khỏe

Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe cho khám tuyển và khám định kì chongười lao động được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành trong Quyết định số 1613của Bộ Y tế Đối tượng áp dụng là công dân Việt Nam trên 15 tuổi và khôngmắc các bệnh mãn tính Trong đó, có 5 mức phân loại sức khỏe bao gồm:

Sức khoẻ loại I: Sức khoẻ rất tốt

Sức khoẻ loại II: Sức khoẻ tốt

Sức khoẻ loại III: Sức khoẻ trung bình

Sức khoẻ loại IV: Sức khoẻ loại kém

Sức khoẻ loại V: Sức khoẻ loại rất kém

Đối tượng được phép lao động là các đối tượng từ loại I đến loại IIIthuộc nhóm sức khỏe tốt Một số đối tượng đặc biệt ở loại IV phải được bố trívào những công việc phù hợp Loại V khuyến cáo không được lao động Loại

IV và loại V thuộc nhóm sức khỏe không tốt

Bác sĩ khám phân loại sức khỏe riêng lẻ cho từng mục của thể lựcchung và bệnh tật Sau đó đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe dựa trên tổnghợp chung

Loại I: cả 13 chỉ số đều đạt loại

Trang 19

Loại II: chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất là loại II, xếp loại II.

Loại III: chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất là loại III, xếp loại III

Loại IV: chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất là loại IV, xếp loại IV

Loại V: chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất là loại V, xếp loại V

1.3.4 Các nghiên cứu về tác động của môi trường tới sức khỏe người lao động

Theo Kustov (1988), tác động phối hợp cả VKH, tiếng ồn, bụi, làmngười lao động chóng mặt, mệt mỏi về thể lực và tâm lý biến đổi các chứcnăng sinh lý cơ bản, giảm khă năng lao động nếu tác động kéo dài gây suygiảm sức khỏe, tỷ lệ bệnh tật tăng cao nhất là các bệnh liên quan đến hô hấp:VPQ mạn tính… và một số bệnh không đặc hiệu khác như tiêu hóa, thần kinh,tim mạch [16]

Theo nghiên cứu của Đào Phú Cường, Tạ Tuyết Bình, Nguyễn BíchDiệp và cộng sự về môi trường làm việc ở một số cơ sở cơ khí thấy tỷ lệ mẫukhông đạt TCVSCP: nhiệt độ là 43,6%,tốc độ gió 16,3%,độ ẩm 79,5%,tiếng

ồn 83,1% [17]

Từ tác hại của bụi tác động lên hệ thống hô hấp gây bệnh bụi phổi (tổnthương xơ hóa phổi), bệnh VPQ phổi tắc nghẽn, đã dẫn đến những rối loạnchức năng tim mạch như tăng áp lực động mạch phổi, biến đổi HA, nhịp tim,trục điện tim… [10]

Hoàng Khải Lập tiến hành nghiên cứu tại 4 nhà máy cơ khí là: Nhàmáy cơ khí Diezen Sông Công, Nhà máy Luyện gang thuộc Công ty Gangthép Thái Nguyên, Xí nghiệp Luyện kim màu II Thái Nguyên và Nhà máyThép Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh cho thấy môi trường lao động bị ô nhiễmnặng, chủ yếu là bụi, nhiệt độ cao và hơi khí độc Sức khoẻ công nhân chủyếu là loại III [18]

Các stress trong môi trường lao động như tiếng ồn, hơi khí độc, thiếuánh sáng… Ảnh hưởng rất nhiều tới gánh nặng tâm thần, là nguyên nhân góp

Trang 20

phần làm tăng HA, tăng nhịp tim, tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành Hậuquả của stress liên quan đến nghề nghiệp là mắc các bệnh về tâm sinh lý, bệnh

về tim mạch [11]

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Tú, tỷ lệ mẫu không đạtTCVSCP ở ngành đúc, cơ khí: nhiệt độ 16,6%, độ ẩm 8,16%, tốc độ gió16,3%, ánh sáng 15,3%, ồn 23,5% [19]

Theo Phùng Văn Hoàn khi nghiên cứu tác động phối hợp của VKHnóng với hơi khí độc và bụi môi trường lao động tới sức khỏe và bệnh tật ởngười lao động vận hành lò công nghiệp cơ khí cũng cho thấy sau lao độngnhịp hô hấp tăng lên rõ rệt Nguyễn Bá Chẳng, Phạm Văn Đoàn nghiên cứuảnh hưởng của xăng dầu đến sức khỏe của người lao động cho thấy có 9,2%

CN có chì niệu, sạm da (13,2%), mắt (72%) [5], [20]

Nguyễn Thị Toán nghiên cứu ở các nhà máy cơ khí cho thấy: hầu hết các

vị trí lao động đều chịu ảnh hưởng của tiếng ồn và mức dao động tối đa đều vượtTCVSCP từ 2 đến 14dBA.Việc bố trí quá nhiều máy móc trong không gian trậthẹp của nhà xưởng đã làm tăng tiếng ồn do tác dụng cộng hưởng cũng là nguyênnhân làm người lao động phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn [21]

Theo Occup Med (1997), nghiên cứu bệnh hô hấp trong người lao độngtiếp xúc với Colophan thông lượng khói hàn trên 152 lao động nữ (tỷ lệ tổngthể tham gia = 97%) cho thấy có 75 (49%) người lao động trả lời phỏng vấn

có các triệu chứng thở khò khè tái phát dai dẳng và/hoặc tức ngực; 36 (24%)người lao động có tiền sử điển hình của bệnh hen suyễn lao động, vệ sinh laođộng và thêm 6 (4%) người lao động có tiền sử của bệnh hen suyễn trước đây

và bệnh trở nên tồi tệ hơn khi làm việc; 21 (14%) lực lượng lao động phànnàn thường xuyên khó thở khi gắng sức vừa phải, 41 người lao động (27%) cócác triệu chứng liên quan đến công việc của mũi hoặc cổ họng và 25 (16%) cótriệu chứng mắt liên quan đến công việc [22]

Nguyễn Đức Đãn và cộng sự nghiên cứu thấy không có sự khác biệt về

số đo các mẫu vi khí hậu giữa 2 dây chuyền sản xuất Tiếng ồn ở cả 2 dây

Trang 21

chuyền công nghệ đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép Nồng độ bụi tại các cơ

sở sử dụng dây chuyền công nghệ cũ cao hơn tiêu chuẩn cho phép Nồng độhơi khí độc ở 2 dây chuyền đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép [23]

Nghiên cứu của Scherbak E.A cho thấy ở người lao động phải thườngxuyên tiếp xúc với nóng ẩm cao có tỷ lệ bệnh mạch vành và bệnh cao HA lầnlượt là (11,6%; 27,7%) cao hơn so với người không tiếp xúc thường xuyênvới tỷ lệ là (6,7%; 15,7%) [24]

Kết quả nghiên cứu của Đơn vị An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp(ACTU) của Australia: 72,5% số đối tượng nghiên cứu có biểu hiện đau đầuthường xuyên, 71,2% có dấu hiệu mệt mỏi trường diễn, 65,3% có dấu hiệuhay cáu giận, 60% số đối tượng có dấu hiệu mất ngủ, 59,8% có dấu hiệu chánnản, 58,8% có dấu hiệu mất tập trung khi làm việc, 43,9% có dấu hiệu haynghi ngờ người khác, 40% giảm sút trí nhớ Tác động của stress ở nơi làmviệc lên hệ thống hô hấp là thông qua những thay đổi chức năng của hệ thầnkinh giao cảm gây giãn tiểu phế quản hoặc phó giao cảm gây co tiểu phếquản, làm thay đổi chức năng thông khí phổi [13], [14]

Theo nghiên cứu khác của Đào Phú Cường, Tạ Tuyết Bình, NguyễnBích Diệp và cộng sự về “tư thế làm việc và đau mỏi cơ xương ở công nhân

cơ khí” cho thấy công nhân phải làm việc ở tư thế bất lợi: 29,9% công nhântrả lời họ phải làm việc trong tư thế ngồi xổm, 87,9% phải cúi gặp đầu, 37,1%phải cúi gặp người, 64,4% phải xoay hoặc nghiêng người, 38,6% phải với taycao Công nhân phàn nàn về đau mỏi cơ là 5,1%, thắt lưng là 71,1%, vai là58,4%, đùi 30,5%, cánh tay 20,8% Tỷ lệ đau mỏi cơ xương có xu hướng tăngtheo thâm niên công tác [25]

Nghiên cứu về rối loạn thông khí phổi ở người lao động tiếp xúc vớibụi silic của Tạ Tuyết Bình, Lê Trung, Phạm Ngọc Quỳ (2003) cho thấy tỷ lệngười lao động tiếp xúc với bụi phổi - silic có rối loạn thông khí phổi là

Trang 22

13,4%, trong số này chủ yếu là rối loạn thông khí hạn chế, sau đó là rối loạnthông khí hỗn hợp, ít gặp rối loạn thông khí tắc nghẽn đơn thuần [8], [9].

1.4 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ CÔNG TY HONDA VIỆT NAM

Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa Công ty HondaMotor Nhật Bản, Công ty Asian Honda Motor Thái Lan và Tổng Công tyMáy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam Với khuôn viên 84 ha, cótrồng cây xanh, công ty xây dựng 2 nhà máy lắp ráp xe máy và 01 nhà máylắp ráp ô tô Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và lắp ráp xe máy và phụ tùng

xe máy nhãn hiệu Honda; sản xuất và lắp ráp ô tô dưới 9 chỗ ngồi

Vốn điều lệ: 62.900.000 USD (theo Giấy phép Đầu tư)

Vốn đầu tư: 290.427.084 USD

Hành chính:

• Diện tích nhà máy: 681,000m2

• Diện tích nhà xưởng 418,081m2

• Số người lao động: > 8,000 trong đó hơn 1,200 là lao động nữ [26]

Đặc điểm môi trường lao động của người lao động nhà máy: do làm

việc theo dây truyền sản xuất nên mỗi vị trí lao động chỉ thao tác từng chi tiếtsản phẩm, từng động tác đơn lẻ, lặp đi lặp lại liên tục, tư thế làm việc ít thayđổi trong suốt ca làm việc chủ yếu là đứng, cúi, vặn, bê vác… công việc mangtính tập thể rất cao, bị phụ thuộc tốc độ dây chuyền sản xuất Vì vậy, NLĐphải chịu áp lực rất lớn về cường độ, thời gian làm việc và tiến độ công việc tất cả những yếu tố trên đã gây ra những tác động tiêu cực cho sức khỏe, cácbệnh liên quan đến nghề nghiệp như đau cột sống thắt lưng, đau dạ dày,chóng mặt, giảm trương lực cơ hay bệnh do các nguy cơ gây căng thẳng nghềnghiệp (CTNN) ở NLĐ xuất hiện

Công ty Honda thực hiện chế độ làm việc 2ca/ngày: ca sáng: 6h00 14h45, ca chiều: 14h50 - 23h 20; ngày nghỉ hàng tháng: 6 ngày (2 ngày thứ

Trang 23

-7 và 4 chủ nhật) Điều đó sẽ tăng năng xuất lao động, tăng hiệu quả sử dụngtrang thiết bị nhưng đối với người lao động vì phải luân phiên quay vòng giờlàm việc, nên ảnh hưởng sức khỏe và an toàn trong lao động Những ảnhhưởng này có thể là tức thời như rối loạn giấc ngủ, rối loạn nhịp sinh học, mất

an toàn trong lao động, sự giao tiếp với xã hội và gia đình… có thể là nhữngảnh hưởng lâu dài như các vấn đề về tiêu hoá và tim mạch, sinh lý thần kinh,chuyển hóa vì có sự đảo lộn trong nhịp ngày đêm

Quy trình công nghệ, quy trình sản xuất: áp dụng quy trình công nghệ tiêntiến theo Honda Nhật Bản đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và quy trình sản xuất

về cơ bản bao gồm 10 công đoạn: dập, hàn, sơn, đùn ép, đúc, gia công cơ, lắpráp động cơ, tổng lắp, kiểm tra cuối cùng, chuyên chở và đóng thùng…

Đặc điểm nhà xưởng: nhà xưởng kiên cố, xây dựng thành khối liên

hoàn, có hệ thống mái che, hệ thống cửa thoát hiểm đảm bảo, diện tích cho 1chỗ làm việc phù hợp đảm bảo Nhà xưởng được xây dựng phù hợp với côngnghệ sản xuất

Đặc điểm nguyên vật liệu: chủ yếu nhập khẩu và là các loại vật liệu có

yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn (dây hàn, sơn và phụ gia, nhựa, nhôm thỏiHD2-BS1, nhôm thỏi HS1-S, cát THW14 và cát THP17)

Cụ thể môi trường làm việc của các phân xưởng:

* Phòng vận hành máy hàn rập kim loại (WE):

- Đặc điểm điều kiện làm việc: nhịp điệu cử động cao, tư thế làm việc gò

bó, mang cầm vật nặng trong suốt ca làm việc, chịu tác động của hơi khí độc

- Công việc: hàn điện, hàn hơi

Trang 24

* Phòng kỹ thuật chất lượng EQ (chạy thử xe):

- Đặc điểm điều kiện làm việc: làm việc ngoài trời, chịu tác động củatiếng ồn, bụi, hơi khí độc, căng thẳng thần kinh tâm lý

- Mô tả công việc: chạy xe trên đường chạy thử xe không có mái che

* Phòng sơn - nhựa PA:

- Đặc điểm điều kiện làm việc: tiếp xúc thường xuyên với dung môihữu cơ, tư thế làm việc gò bó, vận chuyển vật nặng trong suốt ca

- Mô tả công việc: cấp hóa chất, đo nồng độ nước thải và vớt cặn sơntrong bể tuần hoàn.Sấy khô sơn chống rỉ, phun sơn bóng

* Phòng đúc động cơ (DC):

- Đặc điểm điều kiện làm việc: chịu tác động hơi khí độc, bụi, nóng,

ồn, dung môi hữu cơ, rung cục bộ, tư thế làm việc gò bó, cúi khom, mangcầm vật nặng

- Mô tả công việc: pha trộn cát, đất sét để làm khuôn đúc, phá khuônđúc bằng chầy hơi, làm sạch vật đúc, vận hành máy đánh bóng bề mặt chi tiết(shot blash) sản xuất ôtô, xe máy, vận hành máy cắt gọt kim loại (máy cắtgate), vận hành máy sơn phủ bề mặt khuôn đúc, mài khô, làm sạch vật đúc, láicầu trục và sửa khuôn đúc

* Phòng PA-4R (lò sấy sơn chống rỉ, buồng phun sơn bóng):

- Đặc điểm điều kiện làm việc: môi trường làm việc nóng, nguy cơcháy nổ cao, chịu tác động bức xạ nhiệt, tiếp xúc thường xuyên với dung môi

- Mô tả công việc: sấy khô sơn chống rỉ, phun sơn bóng

Từ đặc điểm môi trường làm việc tại các phân xưởng trên chúng ta cóthể tóm tắt yếu tố nguy cơ của các công đoạn sản xuất ô tô, xe máy như sau:

Quá trình sản xuất ô tô - xe máy gồm các công đoạn và yếu tố nguy

cơ sau:

Trang 25

Phun Sơn (phòng sơn, nhựa) Rơi đổ, trơn trượt, nhiệt, khí cháy, xăng dầu

Cắt Bavia (phòng hàn, dập) Tiếng ồn, va chạm

Pha sơn Bụi silic, thiếu ánh sáng, benzen, mangan, rung toàn

thân, rung cục bộ Đánh bóng Bụi silic, bụi tổng hợp, thiếu ánh sáng

Nghiền nhựa Bụi silic, bụi tổng hợp, nhiệt, thiếu ánh sáng, rung cục

bộ, rung đứng Hàn gas, hàn điện Va chạm thiết bị, rơi đổ, trươn trượt, làm việc trên cao,

điện, hơi khí độc: chì, mangan, crom, CO, CO2, nhiệt, điện từ trường, bức xạ nhiệt, bụi kim loại, tiếng ồn Vận hành máy dập Tiếng ồn, rung

Kiểm tra đánh bóng, taro Rung, bụi

Bảo dưỡng, sửa chữa, gia

Xăng dầu Phun sơn bảo vệ số khung

(phòng lắp giáp)

Chì

Trang 26

Công ty Honda Việt Nam chi nhánh Vĩnh phúc

Trang 27

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU

∗Phần in đậm là phần lựa chọn nội dung nghiên cứu

Bệnh nghềnghiệp

Tai nạn laođộng

Bệnh thông thường

Môi trường lao động

Yếu tốsinh học

Yếu tố vật lý

Yếu tố hóa học

NGƯỜI LAO ĐỘNG

Yếu tố khác

Yếu tố

Lý hóa

Trang 28

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

• Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ tháng 02/2016 đến tháng 11/2016

• Địa điểm nghiên cứu: Công ty Honda Việt Nam, phường Phúc Thắng,thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Hình 2.1: Bản đồ hành chính thị xã Phúc Yên nơi Công ty Honda Việt Nam đóng

2.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.2.1 Môi trường lao động

Môi trường lao động tại Công ty Honda Việt Nam, bao gồm các nhómyếu tố sau:

• Vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm không khí, tốc độ gió,

• Bức xạ nhiệt,

• Tiếng ồn, rung,

Trang 29

• Chiếu sáng,

• Bụi toàn phần,

• Hơi, khí độc: CO2, CO, SO2, NO2, NO,

• Dung môi: Toluen, Xylen, Benzen, CxHy

2.2.2 Người lao động

− Tiêu chuẩn lựa chọn:

• Người lao động được khám chữa bệnh tại Trạm y tế có thời gian làmviệc tại Công ty ít nhất 12 tháng trở lên, tham gia trực tiếp hoặc giántiếp vào quá trình sản xuất

• Hồ sơ có đầy đủ thông tin cần thiết liên quan đến biến số nghiên cứu

− Tiêu chuẩn loại trừ:

• Người lao động tại Công ty có thời gian làm việc dưới 12 tháng vànhững đối tượng là hợp đồng ngắn hạn

• Hồ sơ khám sức khỏe và khám bệnh không đầy đủ thông tin

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả hồi cứu

2.3.2 Mẫu nghiên cứu và kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu

a) Cỡ mẫu:

− Cỡ mẫu khảo sát các yếu tố môi trường lao động: toàn bộ số liệu đo môitrường đã được thực hiện trong năm 2015 của Trung tâm bảo vệ sức khỏe vàmôi trường tỉnh Vĩnh Phúc theo qui định ở Công ty

− Cỡ mẫu khảo sát tình hình sức khỏe của người lao động: toàn bộ hồ sơ khámsức khỏe và bệnh tật người lao động của Công ty năm 2015 với đầy đủ tiêuchuẩn lựa chọn

Trang 30

b) Kỹ thuật chọn mẫu:

− Mẫu đo môi trường lao động: sử dụng kỹ thuật chọn mẫu chủ đích tại các địađiểm dây chuyền sản xuất do Trung tâm bảo vệ sức khỏe và môi trường tỉnhVĩnh Phúc đo đạc theo qui định ở Công ty

− Người lao động: sử dụng kỹ thuật chọn mẫu có chủ đích, dựa trên tất cả hồ sơkhám sức khỏe và khám bệnh của người lao động Công ty Honda theo đủ tiêuchuẩn lựa chọn

2.3.3 Biến số, chỉ số nghiên cứu và phương pháp, công cụ thu thập số liệu

Mục tiêu Biến số Chỉ số Pháp thu Phương

thập

Công cụ thu thập

ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt)

Ghi chép lại từ biểu mẫu đo môi trường

Biểu Mẫu

Đo Môi Trường

Yếu tố Bụi, tiếng ồn, rung, ánh sáng

Tính nồng độ bụi, tiếng

ồn, rung, ánh sáng tại các phân xưởng

Tính tỷ lệ % phân xưởng

có các chỉ số đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.

Ghi chép lại từ biểu mẫu đo môi trường

Biểu Mẫu

Đo Môi Trường

Yếu tố hóa học (Hơi khí độc, dung môi)

Tính nồng độ hơi khí độc, dung môi trung bình tại từng phân xưởng.

Tính tỷ lệ % phân xưởng

có chỉ số hóa học đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.

Ghi chép lại từ biểu mẫu đo môi trường

Biểu Mẫu

Đo Môi Trường

Mục tiêu 2:

Mô tả tình

hình sức

Tuổi Giới Tính tuổi theo nămTính tỉ lệ % người lao

động theo nhóm tuổi, tuổi nghề, giới và vị trí

Ghi chép lại từ

hồ sơ khám SKĐK và sổ khám bệnh

Hồ sơ khám SKĐK và

sổ khám

Trang 31

Ghi chép lại từ

hồ sơ khám SKĐK và sổ khám bệnh

Hồ sơ khám SKĐK và

sổ khám bệnh Phân loại sức

khỏe

Tính tỉ lệ % người lao động có sức khỏe loại I,

II, III, IV, V theo giới

Ghi chép lại từ

hồ sơ khám SKĐK và sổ khám bệnh

Hồ sơ khám SKĐK và

sổ khám bệnh

Bệnh tật Tính tỉ lệ % người lao

động mắc các bệnh thông thường theo giới, nhóm tuổi và tuổi nghề

Ghi chép lại từ

hồ sơ khám SKĐK và sổ khám bệnh

Hồ sơ khám SKĐK và

sổ khám bệnh

Tính tỷ lệ mắc thô và mắc chuẩn các bệnh thông thường

Ghi chép lại từ

hồ sơ khám SKĐK và sổ khám bệnh

Hồ sơ khám SKĐK và

sổ khám bệnh

Một số yếu tố liên quan Tính tỉ suất chênh giữa phân loại sức khỏe chung

theo giới, nhóm tuổi, tuổi nghề và vị trí làm việc

Ghi chép lại từ

hồ sơ khám SKĐK và sổ khám bệnh

Hồ sơ khám SKĐK và

sổ khám bệnh

Tính tỉ suất chênh giữa tỉ

lệ mắc các bệnh thông thường với vị trí làm việc

Ghi chép lại từ

hồ sơ khám SKĐK và sổ khám bệnh Ghi chép lại từ biểu mẫu môi trường

Hồ sơ khám SKĐK và

sổ khám bệnh Biểu Mẫu Môi Trường

2.3.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Trang 32

Số liệu sau khi thu thập xong được nhập trên phần mềm MicrosoftExcel 2010 Sau khi nhập xong, số liệu chuyển sang phần mềm SPSS 21.0 để

xử lý, phân tích Trong phân tích số liệu, sử dụng:

Các loại test so sánh như T- test và χ2

Tính OR, khoảng tin cậy 95%

Các công cụ Exel, Word được dùng hỗ trợ

2.3.5 Sai số và khống chế sai số nghiên cứu

a) Sai số do chọn mẫu: chọn những hồ sơ ngoài tiêu chuẩn nghiên cứu

Khống chế: xác định tiêu chuẩn rõ ràng, cụ thể Thu thập đủ thông tin

về đối tượng đầy đủ, chính xác

b) Sai số do thu thập thông tin:

− Môi trường lao động:

Sai số: có thể ghi chép thiếu thông tin.

Khống chế: kiểm tra cẩn thận trước khi nhập số liệu.

− Sức khỏe, bệnh tật người lao động:

Sai số: do sao chép thông tin từ hồ sơ khám sức khỏe, số khám chữa

bệnh; nhập số liệu vào máy vi tính

Khống chế: để khống chế sai số do nhập số liệu, phải sử dụng 2 người

nhập số liệu vào 2 máy tính khác nhau có phần mềm bắt lỗi, sau đó phân tíchthử, nếu cả 2 bộ số liệu trùng khớp nhau mới chuyển phân tích

2.3.6 Đạo đức trong nghiên cứu

− Nghiên cứu được tiến hành sau khi thông qua Hội đồng Khoa học củaTrường đại học Y Hà Nội

− Nghiên cứu được chấp thuận của Công ty Honda và kết quả nghiên cứu sẽđược phản hồi cho công ty

− Các số liệu nghiên cứu được bảo mật, chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiêncứu và kết quả nghiên cứu được đề xuất sử dụng vào mục đích nâng cao sứckhỏe cho người lao động, ngoài ra không có mục đích nào khác

Chương 3

Trang 33

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

3.1.1 Đặc điểm vi khí hậu

Bảng 3.1: Đặc điểm vi khí hậu theo phân xưởng

Phân xưởng

Nhiệt độ ( o C) Độ ẩm (%)

Tốc độ gió (m/s)

Bức xạ nhiệt (W/m 2 )

3,66

Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình tại tất cả các phân xưởng đều vượt quáTCCP, trong đó, cao nhất tại phân xưởng đúc động cơ (38,780C), và thấp nhấttại phân xưởng sơn - nhựa (34,180C)

Trang 34

Độ ẩm: độ ẩm trung bình tại tất cả các phân xưởng đạt mức TCCP, vớimức trung bình chung là 58,39%.

Tốc độ gió: tốc độ gió tại phân xưởng nằm trong TCCP

Bức xạ nhiệt: bức xạ nhiệt tại các phân xưởng có giá trị nằm trong TCCP

Bảng 3.2: Tỷ lệ mẫu vi khí hậu đạt tiêu chuẩn theo phân xưởng

Phân xưởng

Nhiệt độ (%) Độ ẩm (%)

Tốc độ gió (%)

Bức xạ nhiệt (%)

có số mẫu đạt cao nhất cũng chỉ là 20,7%

Trang 35

Độ ẩm: tỉ lệ các mẫu đạt TCCP ở các phân xưởng đều ở mức 100%.Tốc độ gió: tỉ lệ các mẫu đạt TCCP ở các phân xưởng đều ở mức 100%.Bức xạ nhiệt: tỉ lệ các mẫu đạt TCCP ở các phân xưởng đều ở mức 100%.

3.1.2 Các yếu tố vật lý

Bảng 3.3: Mức ồn tương đương, rung trung bình trong môi trường lao

động theo phân xưởng lao động

Phân xưởng

Mức ồn tương đương (dBA)

Rung (cm/s)

và mức ồn ở bộ phận hành chính là 75,24dBA cao hơn TCCP

Mức rung trung bình tại tất cả các phân xưởng nằm trong TCCP

Trang 36

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ tiếng ồn, rung đạt tiêu chuẩn theo phân xưởng

Tỉ lệ mẫu tiếng ồn đạt TCCP cao nhất ở bộ phận kĩ thuật khác là73,1%, và thấp nhất tại phân xưởng hàn dập là 26,9%

Tỉ lệ mẫu mức rung đạt cao nhất ở các phân xưởng lắp ráp, sơn nhựa vàhành chính; thấp nhất tại phân xưởng đúc động cơ

Trang 37

Bảng 3.4: Đặc điểm chiếu sáng theo phân xưởng lao động

Trang 38

Bảng 3.5: Nồng độ bụi trung bình môi trường lao động

Trang 39

0,35±0,17Lắp ráp 360±0,0 6,25±0,0 0,2±0,0 0,3±0,0 0,4±0,0

0,15±0,05Phòng sơn -

Đúc động cơ 214±52,99 1,13±0,6

9 0,183±0,09

0,18±0,08

0,16±0,06

Kỹ thuật khác 238,75±66,8

5 6,1±9,53 0,60±0,88

0,16±0,13

0,18±0,18

0,24±0,13

0,26±0,17

Trang 40

Bảng 3.7: Tỷ lệ các mẫu đo hơi khí độc đạt tiêu chuẩn theo phân xưởng

Tỉ lệ mẫu đo các hơi khí độc CO2, SO2, NO2 và NO đạt tiêu chuẩn ở tất

cả các phân xưởng là 100% Tuy nhiên có nhiều mẫu đo nồng độ CO khôngđạt ở một số phân xưởng, như tỉ lệ trung bình mẫu đo khí CO đạt ở các phânxưởng chỉ là 94%, trong đó thấp nhất là bộ phận kĩ thật khác (87,5%)

Ngày đăng: 18/06/2017, 10:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w