1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp điển hóa – nghiên cứu lý luận, phân tích, so sánh các mô hình pháp điển hóa điển hình trên thế giới và kiến nghị đối với việt nam

248 102 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 248
Dung lượng 32,48 MB

Nội dung

M ục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu m ột cách toàn diệ n, có hệ thống các vấn đề lý luận về pháp điển hóa cũng như mô hình pháp điển hóa của một số nước trên thế giới và Việt Nam nh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHÍ THỊ THANH TU YỀN

PHÁP ĐIỂN HÓA - NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN, PHÂN TÍCH,

SO SÁNH CÁC MÔ HÌNH PHÁP ĐIỂN HÓA ĐIỂN HÌNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

M ã số : 62 38 01 01

LUẬN Á N TIẾN SĨ LUẬT HỌ C

Người hướng dẫn khoa học: 1 GS.TS Lê Minh Tâm

2 PGS.TS Lê Văn Long

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin ca m đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công

bố trong bất kỳ công trình nào khác

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Phí Thị Thanh Tuyền

Trang 3

1.4 Các giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu 24

Chươn g 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN V Ề PHÁP ĐIỂN HÓA VÀ MÔ HÌNH

PHÁP ĐIỂN HÓA

26

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp điển hóa và m ô hình pháp điển hóa 67

Chương 3: MÔ HÌNH PHÁP ĐIỂN HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC V À

KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY

73

3.2 M ô hình pháp điển hóa c ủa Cộng hòa Liên bang Đức 82 3.3 M ô hình pháp điển hóa c ủa Hợp c húng quốc Hoa Kì 88

3.7 Những điểm tương đồng, khác biệt giữa các mô hình pháp điển hóa

và kinh nghiệm thực tiễn đối với Việt Nam hiện nay

109

Chương 4: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH

PHÁP ĐIỂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

117

4.1 Thực trạng mô hình pháp điển hóa ở Việt Nam hiện nay 117

Trang 4

4.2 Quan điểm và giải pháp hoàn thiện m ô hình pháp điển hóa ở Việt

Nam hiện nay

Trang 5

DANH M ỤC CÁC TỪ VIẾ T TẮ T

HTPL : Hệ thống pháp luật QPPL : Quy phạm pháp luật VBQPPL : Văn bản quy phạm phá p luật XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Trang 7

M Ở ĐẦ U

1 Tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài

Xây dựng nhà nước phá p quyề n xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhâ n dâ n, do nhân dân và vì nhân dân là m ột chủ trương lớn đã được ghi nhận trong các nghị quyết của Đảng và được Nhà nước thể chế hóa trong các quy định của Hiến phá p năm 2013 Để xây dựng nhà nước pháp quyền thì cần phải có m ột hệ thống pháp luật (HTPL) hoàn thiện C hính vì vậy, ngày 24/5/2005 B ộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiế n lược xây dựng và hoàn thiện HTPL Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, trong đó đề ra m ục tiêu:

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiệ n pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phầ n quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền c on người, quyền tự do, dân ch ủ của c ông dân, góp phần đưa nước ta trở thành nước công nghiệ p theo hướng hiện đại vào năm 2020 [38]

Cùng với việc đề ra mục tiêu, Nghị quyết số 49-NQ/TW của B ộ Chính trị

về chiến lược cải cách tư pháp từ nay đến nă m 2020 c òn đặt ra nhiề u giải pháp hoà n thiện hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo vai trò quản lý xã hội bằ ng pháp luật của Nhà nước

Thực tế cho thấy, công tác hệ thống hóa phá p luật đặc biệt là pháp điển hóa pháp luật đã bước đầu phát triển, có một số văn bả n quy phạm pháp luật (VBQPPL) được thống kê và lên danh m ục, một số VBQPPL khác được pháp điển hóa Bên cạnh đó các VBQPPL được sửa đổi, bổ sung và được Quốc hội thông qua ngà y càng nhiề u Theo thống kê của Cơ sở dữ liệu c ủa Văn phòng Quốc hội, trong khoả ng thời gian từ tháng 9/1945 c ho đến đầu thá ng 02/2009, tổng số VBQPPL

Trang 8

được ban hành còn hiệu lực thi hành là 19.095 văn bản Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quả n lý kinh tế Trung ương, HTPL Việt Nam đang rơi và o tình trạng "không đầy đủ, không rõ ràng, không c ụ thể, không tương thích, không minh bạch, không tiên liệu trước, không hợp lý, không hiệu quả và không hiệu lực" [34] Hiện nay, số lượng VBQPPL được ban hành rất lớn; nhiều chủ thể ban hành, nhiều hình thức VBQPPL trong khi chưa có cơ sở dữ liệu VBQPPL nào tập hợp được đầy đủ, bảo đảm chính xác và độ tin cậy cao; các văn bản chưa được rà soát, phân loại, sắp xếp một cách hệ thống… Thậm c hí, trong m ột số lĩnh vực phá p luật,

số lượng văn bản được ban hành đư ợc đánh giá ở mức độ "lạm phát", vượt quá nhu cầu điều c hỉnh và á p d ụng pháp luật đã là m cho hệ thống văn bản trở nên c ồng kềnh C hính những tồn tại trên đã ảnh hưởng nhất định đến công cu ộc xây dựng Nhà nước pháp quyền và hoàn thiện HTPL Việt Nam Từ những thực trạng nêu trên, Chiến lược xây dựng và hoàn thiệ n HTPL Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã xác định các tiêu chí cơ bản của HTPL Việt Nam là đồng

bộ, khả thi, công khai, minh bạch phù hợp với yê u cầu xây dựng nền kinh tế thị trường và N hà nước pháp quyền XHCN

Để khắc phục thực trạng trên đồng thời cũng nhằm thực hiện các nội dung

mà Nghị quyế t số 48-NQ/TW đặt ra, ngày 16/4/2012, Ủ y ba n Thư ờng vụ Q uốc hội đã thông qua Phá p lệnh P há p điể n hệ thống quy phạm phá p luật (QP PL) (sa u đây gọi tắt là Pháp lệnh Pháp điển) Pháp lệnh Pháp điển được ban hành và chính thức c ó hiệ u lực từ 01/7/2013 v ới những quy định khái quát về khá i niệm , thẩ m quyề n, nội dung, hình thức, trình tự và thủ tục tiến hành pháp điển hóa ở Việt Na m hiệ n na y K ế tiếp đó, ngà y 27/6/2013 Chính phủ ba n hành N ghị định số 63/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Pháp điển và đến ngày 29/4/2014 Bộ Tư pháp tiế p tục ba n hành T hông tư s ố 13/2014/TT-BTP hư ớng dẫ n thực hiệ n P háp lệ nh Phá p điể n Như vậ y, việc ba n hành Phá p lệ nh P há p điển cùng các văn bản hư ớng dẫn thực hiện có ý nghĩa quan trọng, bước đầu tạo lập cơ sở phá p lý, tạo tiề n đề cho việc tiến hà nh pháp điển hóa ở nư ớc ta hiệ n na y Xuấ t phá t

từ thực tế đó càng khẳ ng định nhu cầ u thực sự cần thiết và cấp bách c ủa việc nghiê n cứ u phá p điể n ở Việ t Na m hiệ n na y

Trang 9

Như vậy, hệ thống hóa, pháp điển hóa pháp luật ở Việt Nam hiện nay là một nhiệm vụ trọng tâm, việc tiếp tục nghiê n cứu và đưa ra những kiến nghị nhằ m nâng cao chất lượng hoạt động pháp điể n hóa ở Việt Nam là hết sức cần thiết Từ

thực tế này khẳng định, việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài "Pháp điển hóa -

nghiên cứu lý luận, phân tích, so sánh các mô hình ph áp điển hóa điển hình trên thế giới v à kiến nghị đối v ới Việt N am" sẽ có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc

2 M ục đích và nhiệm vụ nghiên c ứu của lu ận án

2.1 M ục đích nghiên cứu

Luận án nghiên cứu m ột cách toàn diệ n, có hệ thống các vấn đề lý luận về pháp điển hóa cũng như mô hình pháp điển hóa của một số nước trên thế giới và Việt Nam nhằm hướng tới mục đích cuối cùng là đánh giá thực trạng để tìm ra giải pháp góp phần hoàn thiện mô hình pháp điển hóa và thúc đẩy hoạt động pháp điển hóa ở nước ta hiện nay

2.2 Nhiệm vụ n ghiên cứu

Với mục đích nêu trên, luận án cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

Một là, kế thừa các vấn đề lý luận về pháp điển hóa mà các công trình của

các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các học giả đã giải quyết (như vấn đề khái niệm, đặc điểm, kết quả của pháp điển hóa)

Hai là, trên cơ sở kế thừa một số nội dung đã được giải quyết, luận án sẽ

tiếp tục làm sâu sắc thêm các vấn đề lý luận về pháp điển hóa như về nguyên tắc, điều kiện - tiền đề, các yếu tố ảnh hưởng của pháp điển hóa

Ba là, luận án sẽ bổ sung thêm những vấ n đề lý luận khác liên quan đến

pháp điển hóa như lý thuyết mô hình pháp điển hóa, phác họa cấu trúc cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết lập mô hình pháp điển hóa của một quốc gia

Bốn là, luận án tập trung sâu vào việc nghiên cứu mô hình pháp điển của

một số quốc gia điển hình trên thế giới Đ ó là những nước tiêu biểu cho các HT PL

lớn trên thế giới như Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc và Singapore Trên

cơ sở nghiên cứu về mô hình của các nước kể trên, tác giả sẽ có sự đối chiếu, so sánh để tìm ra tính ưu việt trong mỗi mô hình cụ thể, từ đó rút ra nhữ ng bài học kinh nghiệm vận dụng vào Việt Nam

Trang 10

Năm là, trên cơ sở phân tích, so sánh mô hình pháp điển điển hình trên thế

giới, tác giả sẽ đi tìm hiểu, phân tích, làm rõ các vấn đề lý lu ận và thực tiễn về pháp điển hóa ở Việt Nam hiện nay; đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện mô hình pháp điển hóa ở Việt Nam hiện nay

3 Đối tượn g và ph ạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tư ợng nghiên c ứu

Luận án nghiên cứu về pháp điển hóa của một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam dưới góc độ pháp điển hóa đối với VB QPPL, không nghiên cứu pháp điển hóa đối với các loại nguồn của pháp luật khác như tập quán pháp, tiền lệ pháp hay án lệ

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về mặt không gian: Luận án tập trung nghiên cứu về các mô hình pháp điển

hóa của một số nước điển hình trên thế giới và Việt Nam Khái niệm "điển hình" luận án khai thác kết hợp dưới hai góc độ vừa là các quốc gia tiêu biểu của nhóm

HTPL chính trên thế giới vừa là sự điển hình về phương thức ph á p điển hóa cơ bản

Đó là Pháp, Đức - đại diện cho nhóm nước thuộc HT PL châu  u lục địa (Civil Law); Hoa Kỳ, Cana da - đại diện cho nhóm nước thuộc HTPL Anh - M ỹ (C om mon Law); Trung Quốc - đại diện cho nhóm nước thuộc HTPL X HCN; Singa pore - đại diện cho nhóm nước thuộc các HTPL khác và Việt Nam

Về mặt thời gian: Luận án nghiên cứu về hoạt động pháp điển hóa của các

quốc gia trong đời sống pháp lý thực tế hiện nay Tại Việt Nam, luận án tập trung nghiên cứu chủ yếu từ năm 1992 đến năm 2017; đặc biệt phân tíc h sâu sắc, chi tiết hơn giai đoạn từ khi Pháp lệnh Pháp điển hệ thống QPPL được ban hành cho đến hiện nay

4 Phương pháp luận và phươn g pháp nghiên c ứu của lu ận án

Cơ sở phương pháp luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng những phương phá p chính như: phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh để lý giải những vấn đề lý luận cơ bản, thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động pháp điển hóa ở Việt Nam hiện nay

Trang 11

Phương pháp duy vật biện chứng được sử dụng xuyên suốt trong luận án Các vấn đề thuộc nội dung của luận án được nghiê n cứu với m ối qua n hệ tác động qua lại lẫn nhau trong m ột tổng thể và đặt trong điều kiện kinh tế - xã hội, nhu cầu

và mục đích quả n lý nhà nước

Phương pháp phân tích được sử dụng để xem xét, đánh giá cụ thể, sâu sắc các vấn đề lý luậ n về pháp điể n hóa với các khía cạnh khác nhau Bên cạnh đó, phương pháp này còn được sử dụng để so sánh các mô hình pháp điển hóa trên thế giới; đánh giá thực trạng pháp điển hóa ở Việt Nam và đưa ra những định hướng, giải phá p để nâng cao chất lượng của hoạt động nà y

Phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hóa, rút ra những nhận xét, kết luận về từng nội dung của luận án Xem xét về vấn đề phá p điển hóa trong việc hoà n thiệ n HTPL được nhìn nhận không xuất phát từ biể u hiện đơn lẻ mà mang tính phổ biến, điển hình Đ ồng thời, khi nghiên cứu về hoạt động pháp điển hóa những nhận định rút ra luôn đư ợc đặt trong tổng thể với các hoạt động hoàn thiệ n pháp luật khác như rà soát, kiểm tra, xử lý VBQPPL , theo dõi thi hành VBQPPL

Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương phá p mô tả trong m ột vài trường hợp

để làm rõ về hiện trạng mô hình pháp điển hóa của một số quốc gia trên thế giới từ

đó có những đánh giá, phân tích một cách thỏa đáng

Các phương pháp nghiên cứu trên đây luôn được sử dụng kết hợp với nhau nhằm m ục đích bả o đảm cho nội dung nghiên cứu của luận án vừa có tính khái quát vừa có tính cụ thể cần thiết để xem xét, đá nh giá m ột cách toàn diện về phá p điể n hóa, đưa ra các giải pháp phù hợp với Việt Nam hiện nay

5 Nhữn g đón g góp m ới về kh oa h ọc của luận án

Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện dưới góc độ lý luận Nhà nước và pháp luật về pháp điển hóa để khai thác các mô hình tổ chức, thực hiện pháp điển hóa điể n hình ở các quốc gia thuộc những HTPL lớn trên thế giới

Kết quả nghiên cứu về mặt lí luậ n và thực tiễn mô hình tổ c hức, thực hiện pháp điển hóa của các quốc gia và Việt Nam góp phần nhận diện, đánh giá tổng quan, hiểu sâu sắc hơn về vai trò, giá trị của pháp điển hóa

Trang 12

Luận án đưa ra một số định hướng, giải pháp và kiế n nghị góp phần tổ chức, thực hiệ n hoạt động phá p điể n hệ thống qui phạ m pháp luật ở Việt Nam hiệ n nay, bảo đảm sự hoàn thiện, hài hòa pháp luật phục vụ công cuộc đổi mới đất nước

6 Ý n ghĩa kh oa học và thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu của luậ n án sẽ bổ sung, hoà n thiện và làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về phá p điển hóa Đ ồng thời, góp phần tiế p tục phát triển, hoàn thiện những tri thức lý luậ n về pháp điển hóa trong HTPL Việt Nam hiện nay

Luận án cũng đư ợc sử dụng làm tài liệu tha m khảo c ó giá trị trong hoạt động nghiên cứu và giảng dạy đối với chuyên ngành Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật cũng như các nhà hoạt động thực tiễn

Các giải pháp mà luận án đưa ra cũng có ý nghĩa quan tr ọng trong quá trình hoàn thiện chính sách, pháp luật về pháp điển hóa Đ ồng thời, nó cũng c ó giá trị tham khảo đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xây dựng, tổ chức và thực hiệ n pháp luật

7 Kết cấu của lu ận án

Ngoài phầ n mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận á n gồm bốn chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chương 2: Cơ sở lý luận về pháp điển hóa và mô hình pháp điển hóa

Chương 3: M ô hình pháp điển hóa của một số nước và kinh nghiệ m đối với

Việt Nam hiện nay

Chương 4: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện mô hình pháp điển hóa ở

Việt Nam hiện nay

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌN H NG HIÊN C ỨU LIÊN QUAN Đ ẾN ĐỀ TÀ I

Pháp điển hóa - nghiên cứu lý luận, phân tích, so sánh các mô hình pháp điển hóa điển hình trên thế giới là một đề tài có nội dung, đối tượng, phương pháp nghiê n cứu rộng và phức tạp Trên thực tế đã có nhiều công trình nghiê n cứu trong nước và ngoài nước, tiếp cận cả về lí luận và thực tiễn ở những góc độ, mức độ, phạm vi khác nhau

1.1 Các côn g trình nghiên cứu ở n goài nước

1.1.1 Nh óm c ông trình n ghiên c ứu lí luận về pháp điển h óa

Trong cuốn "The science of law and law making being an introduction to law, a general view of its forms and substance, and a discussion of the question of codification" by R.FLOYD CLARKE, A.B ,.LL.B of the new york bar, LONDON:

M ARM ILIAN &CO., LTD, 1898 (tạm dịch là "Các khoa học về phá p luật và xây dựng pháp luật là một giới thiệu về pháp luật, một cái nhìn chung về hình thức và nội dung của nó, và thảo luận về các vấn đề pháp điển hóa") C uốn sách này không trực tiếp nghiên cứu vào các nội dung cơ bả n của phá p điển hóa như khái niệm , nguyên tắc, quy trình, thủ tục,… mà đi sâu tìm hiểu vào khoa học pháp lý về luật và vấn đề xâ y dựng luật Tuy nhiên, chính từ việc tìm hiểu về khoa học pháp lý và việc xây dự ng luật mà tác giả c uốn sách nhậ n thức được hoạt động pháp điển hóa có ý nghĩa quan trong trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật quốc gia nói riêng và trong ngành khoa h ọc pháp lý về luật nói chung Như vậy, dù chỉ nghiên cứu về pháp điển hóa dưới góc độ các câu hỏi thảo luận đặt ra nhưng ít nhiều cuốn sách đã nhìn nhận được vị trí và vai trò quan trọng của hoạt động pháp điển hóa Đ ặc biệt,

cuốn sách có kết lại bằng m ột câu "codification, presupposing infinite knowledge, is

a dre am ", thể hiện giấc mơ c ủa tác giả mong muốn đạt được m ục đíc h cao cả của

pháp điển hóa để đem lại thành công cho việc xây dựng pháp luật cũng như khoa học pháp lý về phá p luật

Tiếp cận dưới góc độ khái quát các vấ n đề lý luậ n về phá p điể n hóa, cuốn

sách "Codific ation in International Perspective " - Pháp điển hóa trong nhậ n thức

Trang 14

quốc tế của tác giả W ang, W en-Yeu (Editors), bản quyền năm 2014 C uốn sách nghiê n cứu những nội dung khái quát về phá p điển hóa và gắn phá p điển hóa và o các lĩnh vực pháp lý khác nhau Tác giả kết cấu thành 19 chapters (19 chương) bắt đầu từ việc nghiên cứu những vấn đề lý thuyết và lịch sử chung của pháp điển hóa (Chapter 1: Codification, de codification a nh recodification: history, politics and procedure - tìm hiểu về lịch sử, chính trị và thủ tục của pháp điển hóa) Tuy nhiên,

vì giới hạn trong một chương của cuốn sách nên sự tiếp cận và nghiên cứu các vấn

đề lý luận chung của pháp điển hóa còn sơ sài, khái quát Các nội dung kế tiếp của cuốn sách gắ n việc nghiê n cứu pháp điển hóa với những lĩnh vực cụ thể, chẳng hạ n như "pháp điển hóa của pháp luật tư nhân trong thời hậu Xô viết", "pháp điển hóa luật hình sự vượt ra ngoài nhà nư ớc quốc gia" và "pháp điển hóa mề m của pháp luật

tư nhân"… Như vậy, nhìn m ột cách tổng thể, những nội dung nghiên cứu về lý thuyết và lịch sử pháp điển hóa c òn ít và sơ sài, đòi h ỏi phải tiếp tục nghiên cứu và luận giải sâu sắc hơn ở các công trình kế tiếp

1.1.2 Nh óm c ông trình n ghiên cứu th ực tiễn về ph áp điển hóa

Cuốn sách "C odification in East Asia" - Pháp điển hóa ở Đông Á (ba o g ồm

các tài liệu được lựa chọn từ Hội nghị chuyên đề IACL 2) của tác giả W ang, W Yeu (Editors), bản quyền năm 2014 C uốn sách này nghiên cứu về pháp điển hóa ở khu vực Đông Á V ề tổng thể, cuốn sách bao g ồm 19 chương, m ỗi chương có đi sâ u nghiê n cứu vào hoạt động pháp điển hóa của từng quốc gia như Trung Qu ốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đồng thời cũng rút ra bài học so sánh từ hoạt động phá p điển hóa ở Nhật Bản, Ấn Đ ộ và Indonexia Tuy nhiên, việc nghiên cứu về pháp điển hóa chủ yế u bị giới hạn trong m ột số lĩnh vực nhất định như luật thương mại, luật hành chính, luật dân sự và tư pháp quốc tế ở Đông Á nên nhữ ng giá trị mà nó đem lại không nhiề u M ặc dù vậy, cuốn sách cũng đư ợc coi là tài liệu tham khảo qua n trọng đối với tác giả luận án, cung cấp cho tác giả một vài kinh nghiệm về pháp điển hóa ở các nước Đông Á, từ đó c ó những kiến nghị phù hợp với Việt Nam hiện nay

en-Tiếp theo, cuốn "Codification in the united state s: An address delivered before the graduating classes at the sixtieth anniversary Yale law sc hool " (Pháp

điển hóa ở Hoa Kỳ: M ột địa chỉ cung cấp trước khi các lớp tốt nghiệp tại lễ kỷ niệm

Trang 15

sáu mươi năm trường Luật Yale) on June 24th, 1884, by HON.GEORGE HOADLY, LL.D Đây là cuốn sách chuyên khảo nghiên cứu về một số nội dung cơ bản trong hoạt động phá p điển hóa của Hoa K ỳ Nội dung cơ bản của cuốn sách nghiê n cứu về lịch sử và các quy định về phá p điển hóa của Hoa K ỳ cũng như sản phẩm c ủa hoạt động này C uốn sách nghiên cứu khá chi tiết về quy trình, sản phẩ m của hoạt động pháp điển hóa, từ quy trình chung của toàn liê n ba ng đến quy trình c ụ thể của các bang và sản phẩm tương ứng Như vậy, có thể thấy cuốn sác h là tài liệu tham khảo quan trọng về các nội dung của hoạt động pháp điể n của Hoa K ỳ, đặc biệt là về quy trình pháp điể n tại quốc gia nà y M ặc dù, các vấn đề lý luận chung về pháp điển hóa như khái niệm, đặc điểm, các nguyên tắc, vai trò… chưa được khai thác

và việc so sánh về hoạt động này giữa Hoa K ỳ với các nước khác cũng chưa đư ợc cuốn sách nêu ra nhưng nội dung của cuốn sách thực sự có giá trị đối với tác giả luận án

Một công trình nghiên cứu về pháp điển hóa được thực hiện tại Pháp, cuốn

Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Ngọc Vũ với tiêu đề "La codification francaise comme reference pour le legislateur vietnamien " (Tài liệu tham khảo pháp điển hóa

ở Pháp cho cơ quan xây dựng pháp luật ở Việt Nam ) Luận án này được thực hiện

và bảo vệ thành công ở Pháp vào năm 2013 Luậ n án được kết cấu thành ba phần chính ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung chính tập trung giải quyết các vấn đề về chính sách hay định hướng cho việc tiến hành pháp điển hóa ở Pháp; tìm hiểu về lịch sử, điều kiện, thuận lợi và khó khăn đối với việ c tiến hành pháp điển hóa ở Pháp; vấn đề quy trình, thủ tục và kết quả của hoạt động này ở Pháp Phần kết của luận án người nghiên cứu cũng đã đưa ra một vài kiến nghị cho việc tiến hành hoạt động pháp điển hóa ở Việt Nam Có thể thấy, đây là một công trìn h nghiên cứu khá toàn diện vấn đề pháp điển hóa ở Pháp Công trình này có nhiều giá trị bổ ích đối với tác giả luận án đặc biệt là trong việc giải quyết một phần nội dung chương 3 nghiên cứu so sánh pháp điển của các nước trên thế giới (bao gồm nghiên cứu cả về hoạt động pháp điển hóa của nước Pháp)

Báo cáo về "Kinh nghiệm so sánh về pháp điể n hóa ở C ộng hòa Pháp và một số nư ớc C hâu Âu" của Bà Elisabeth Catta - C huyên gia C ộng hòa P háp (các

nguồn dẫn chiế u được sử dụng để soạn thảo Bá o cáo này xuất phát từ một nghiê n

Trang 16

cứu được thực hiện vào thá ng 8 năm 2007 bởi Tổng vụ pháp luật của liên minh châu âu, và m ột số được tìm từ trang web c ủa các nước thành viên liê n minh - Bả n dịch của Nguyễn H ữu Huyên, Chuyên viên V ụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Tư phá p) T ại báo cáo, bà Elisabeth Catta cũng đã có sự phân tích c hi tiết về HTPL của m ột số nước châu Âu nói chung và Cộng hòa Pháp nói riêng; bà cũng đưa ra m ột cách tiếp cận về pháp điể n hóa, đó là m ột thủ tục theo đó các văn bả n cần được pháp điển hóa

sẽ bị bãi bỏ, sa u đó được tha y thế bằng m ột văn bản duy nhất nhưng không là m tha y đổi các văn bản gốc Tuy nhiên, theo bà để tiến hành pháp điển hóa được như nội dung nêu trên thì đòi hỏi trước tiên phải có sự cập nhật các văn bản khác nhau bằng cách đưa vào các sửa đổi, bổ sung, sau đó làm việc lại trên một văn bản duy nhất nhằm đạt được một văn bản cuối cùng đảm bảo tính liê n kết và dễ hiểu Như vậy, c ó thể thấy báo cáo của bà Elisabeth đã có phần nà o tiếp cận, diễn giải khá chi tiết về cách thức, thủ tục tiế n hà nh phá p điể n hóa của C ộng hòa P háp và của Liên minh Châu Âu Tuy nhiên, cách tiếp cận đó mới chỉ giúp chúng ta hiểu về cách thức pháp điển hóa của một châu lục và rõ ràng sự điển hình cũng chưa bao trùm phạm vi thế giới cũng như kinh nghiệm cho Việt Nam thì báo cáo của bà chưa đề cập tới

Nghiên cứu về pháp điển hóa ở Trung Quốc, Tiến sĩ K ong Qingjia ng - Giáo

sư Luật, Khoa Luật, Đại Học Zhejiang Gongshang, Trung Q uốc với báo cáo "Mâu thuẫn giữa các văn b ản quy phạm pháp luật và việc xử lý chúng ở Trung Quốc"

(báo cáo tại H ội thả o rà soát và hệ thống hóa VBQPPL tổ chức năm 2006, 2007 tại Nhà phá p luật Việt - Pháp, Đ ại học Luật Hà N ội) Tại báo cáo, ông đã phâ n tích m ột cách sâu sắc về thực trạng của HTPL của Trung Qu ốc, thẳ ng thắn nêu ra những mâ u thuẫn, nguyên nhân và cách giải quyết các mâu thuẫ n trong HTPL của Trung Quốc

Có thể thấ y, hầ u như trong bá o cáo không có bất kì cụm từ nào đề cập tới cái gọi là

"pháp điể n hóa" nhưng nế u nghiên cứu kĩ thì thấy biện pháp tốt nhất để giải quyết mâu thuẫn chính là pháp điể n hóa Bài viết thực sự là tài liệ u có giá trị tham khảo sử dụng trong luận án đặc biệt trong c hương so sá nh các mô hình pháp đi ển hóa trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Na m

Cùng cách tiếp cận về pháp điển hóa của một quốc gia, báo cáo của Giáo sư

danh dự Đại học Luật Victoria Bill Neison với tiêu đề "Quan niệm của Canada về

Trang 17

pháp điểm hóa - kinh nghiệm và kỹ thuật" (được sự tài trợ của Dự án LERAP, cấu

trúc luật so sánh, hoạt động 3222) tháng 1 năm 2006 (báo cáo được trình bày tại

Tòa đàm "P háp điển hóa trong pháp luật Việt Nam" do Bộ Tư pháp tổ chức vào

năm 2006) Tại báo cáo, giáo sư Bill Neison đã phân tích hoạt động pháp điển hóa ở Canada và cụ thể là tại bang Bristish Columbia - một bang dẫn đầu của Canada trong việc rà soát, hệ thống hóa và pháp điển hóa Tác giả bài viết cho rằng pháp điển hóa theo nghĩa rộng nhất, chỉ dẫn tới những quy trình, thủ tục, quy tắc và thực tiễn chi phối việc xây dựng, soạn thảo, hợp nhất và ban hành các VBQPPL trong một lĩnh vực điều chỉnh nhất định Trên cơ sở đó, tác giả đi sâu t ìm hiểu về kỹ thuật cũng như sản phẩm, kinh nghiệm pháp điển hóa tại bang Bristish Columbia Như vậy, mặc dù chỉ tập trung phân tích hoạt động pháp điển hóa tại một bang của Canada, nhưng bài viết đã cung cấp cho chúng ta nhữ ng thông tin bổ ích về kinh nghiệ m pháp điển hóa tại Ca nada để ít nhiều có thể áp dụng và o hoạt động phá p điển hóa ở Việt Nam hiện nay

Tóm lại: Có khá nhiều công trình nghiên cứu ngoài nước về các vấn đề liên

quan đến hoạt động pháp điển hóa Ở một mức độ nhất định, những công trình nê u trên đã giải quyết được một số nội dung như vai trò, ý nghĩa, thực tiễn pháp điển hóa tại một số khu vực, quốc gia đơn lẻ Tuy nhiên, còn khá nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện lý thuyết về pháp điển hóa cũng như mô hình pháp điển hóa như khái niệm về pháp điển hóa, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này; khái niệm mô hình pháp điển hóa, xây dựng các mô hình pháp đ iển hóa điển hình trên thế giới… cần được giải quyết trong cuốn luận án này

1.2 Các côn g trình nghiên cứu ở tron g nước

1.2.1 Nh óm c ông trình n ghiên c ứu lí luận về pháp điển h óa

Nghiên cứu về vấn đề pháp điển hóa, tác giả đã có dịp tiếp xúc với m ột số công trình nghiên cứu quan trọng, có giá trị cao trong khoa học pháp lý V ới tính chất khá gần với hoạt động xây dựng pháp luật, hơn nữa với mục tiê u của hoạt động pháp điển hóa là hướng tới hoàn thiện HTPL, trong quá trình triển khai đề tài, khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học về HTPL, về xây dựng và hoà n thiện HTPL

đã được các tác giả tiếp cận với nhiều khía cạnh khác nhau:

Trang 18

Cuốn sách của GS.TS Lê M inh Tâm Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhâ n dân, Hà N ội,

năm 2003, đã gợi mở khá nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến nội dung của luận

án Cuốn sách được tác giả phân tích sâu sắc về bản chất, giá trị và hình thức của pháp luật làm tiền đề để luận giải những vấn đề cơ bản c ủa xây dựng và hoà n thiệ n HTPL Theo tác giả, pháp luật là sự biểu hiện của vă n minh và văn hóa; là cơ sở để đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm, bảo vệ quyền, tự do dân chủ, lợi ích hợp phá p, chính đá ng của con người, bả o đảm c ông bằng, bình đẳng trong xã hội, là nhâ n tố qua n trọng bả o đả m phát triển bề n vững của xã hội Đ ặc biệt, c uốn sách đã tiếp cận quan niệm về pháp luật theo nghĩa rộng, theo đó pháp luật không chỉ bao gồm những quy tắc xử sự chung (pháp luật thực định) mà còn bao hàm cả mục đíc h, tư tư ởng và nguyê n tắc của pháp luật

Bên cạnh đó, cu ốn sách Xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo phát triể n bền vững ở Việt Nam hiện nay do PGS.TS Nguyễn Văn Đ ộng chủ biê n

cũng đã luận giải sâu sắc và biện chứng giữa sự hoàn thiện của HTPL với mục tiêu đảm bảo phát triển bền vững Các tác giả đã nghiên cứu thông qua việc tiếp cận vai trò của pháp luật đối với phát triển bề n vững ở Việt Nam hiện nay để phâ n tích cơ

sở lý luậ n về xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo đảm phát triển bền vững, đánh giá thực trạng phá p luật và công tác xâ y dựng, hoàn thiệ n pháp luật ở nước ta, nghiê n cứu kinh nghiệm c ủa m ột số quốc gia trên thế giới và đề xuất giải pháp cho Việt Nam trong th ời gian tới Tuy c uốn sách không đề cập trực tiếp về pháp điể n hóa như ng nội dung của cuốn sách đã đem lại nhiều giá trị bổ ích để luận giải có tính hệ thống về vấn đề pháp điển hóa đặc biệt là ở Việt Na m hiệ n nay

Tiếp đó, c uốn sách Xây dựng v à hoàn thiện hệ thống pháp lu ật Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của PGS.TS Nguyễn

Minh Đoan đã phân tích rất nhiều vấn đề từ khái quát đến cụ thể về HTPL cũng như đặt việc xây dựng và hoàn thiện HTPL trong bối cảnh của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Từ việc lý giải những đặc điểm cũng như tiêu chí để xác định chất lượng của HTPL cho đến các khái niệm về VBQPPL, đánh giá tác đ ộng của

Trang 19

VBQPPL và trách nhiệm c ủa người xâ y dự ng phá p luật Ngoài ra, tác giả c òn đề cập đến trách nhiệm phá p lý của chủ thể ban hành cũng như tha m gia vào quá trình xây dự ng phá p luật Đây là một trong những biện pháp hữu hiệ u để nâng cao chất lượng VBQPPL từ đó gia tăng đáng kể hiệu quả của hoạt động pháp điển hóa

Ngoài ra, cu ốn sách B ảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam do PGS.TS P han Trung Lý c hủ biê n năm 2011, cũng đã tiếp cận và lý giải các

vấn đề liên qua n đến việc hoà n thiện HTPL Tác giả đã tiếp cận về tính thống nhất cũng như các điều kiện để bảo đảm tính thống nhất của HTPL Việt Nam từ yêu cầu

và thực trạng bảo đảm tính thống nhất; các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc bả o đảm tính thống nhất của HTPL và so sánh với việc bảo đảm tính thống nhất của HTPL một số nước Có thể nói, những giải pháp được nhóm tác giả nghiên cứu về bảo đả m tính thống nhất c ủa HTPL sẽ giúp ích khá nhiều cho luận án trong việc đề xuất các giải pháp và xây dự ng mô hình pháp điển hóa phù h ợp với Việt Nam

Nghiên cứu m ột cách cụ thể về pháp điển hóa từ những góc độ lý luận chung cho đến các nội dung cụ thể về đặc điểm, cấp độ, nguyên tắc, truyền thống,

GS.TS Lê M inh Tâm với bài viết M ấy vấn đề lý luận về pháp điển hóa, Tạp chí

Luật học, số 7/2006 V ới bài viết này, Giáo sư đã giải quyết một số vấn đề lý luậ n

cơ bản như khái niệm - thuật ngữ pháp điển, pháp điển hóa; nội dung các cấp độ của pháp điển; hình thức pháp điển hóa; m ột số điều kiện và tiền đề tiến hành pháp điển hóa Đặc biệt, trong bài viết tác giả khẳng định để tiến hành pháp điển hóa thành công cần chuẩn bị tốt các tiền đề, điều kiện cần thiết về chính sách pháp luật, triết lý pháp luật, các nguồn luật, các phương phá p, kinh nghiệ m và kĩ thuật phá p lý M ặt khác, tác giả cũng nhấ n mạnh sự cần thiết của các điều kiệ n về tổ chức, về cơ sở pháp lý, về tài c hính, về nhân lực… để bảo đảm cho việc tiế n hà nh phá p điể n hóa thuận lợi và đạt hiệu quả cao Tuy nhiên, trong phạ m vi nghiên cứu của m ột bài tạ p chí, tác giả chưa có điều kiện để triển khai vấn đề và phân tíc h n ội dung m ột cách

cụ thể, sâu sắc về pháp điển hóa M ặc dù vậy, nó được coi là một tài liệu tham khả o giá trị đối với tác giả luậ n án trong việc nghiên cứu các nội dung c ó tính lý luận về pháp điển hóa

Trang 20

Dưới góc độ truyền thống, coi pháp điển hóa là một hình thức của hệ thống

hóa pháp luật, tác giả TS Nguyễn Thị H ồi với bài viết M ột cách tiếp cận về hệ thống hóa pháp luật, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 9/2008 Theo đó, tác giả đã

đưa người đọc đến với một cách tiếp cận mới về các hình thức của hệ thống hóa pháp luật N ế u như quan điểm truyền thống thường tiếp cậ n dưới góc độ hệ thống hóa ba o gồm tập hợp hóa và pháp điển hóa, thì trong bài viết tác giả đưa ra cách tiếp cận theo đó hệ thống hóa bao g ồm có tập hợp hóa và quy điển hóa, trong quy điể n hóa sẽ có pháp điển hóa Có thể thấy, cách tiếp cận của tác giả bài viết khá mới lạ

và cần được tiế p tục nghiên cứu

Đi sâu hơn vào các nội dung về khái niệm, đặc điểm của pháp điển hóa,

tác giả H oàng Vă n Á nh với tiê u đề M ột số vấn đề c ơ bản x ung quanh k hái niệm , đặc điểm và các cấp độ pháp điển hóa, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 2/2008

Bằng sự nghiên cứ u của m ình, tác giả bài viết c ho rằng phá p điể n hóa là việc đưa toà n bộ phá p luật và o hệ thống, tức là hoạt động nhằ m trật tự hóa phá p luật Bà i viết nê u ra hai cấ p độ của phá p điển hóa trong đ ó cấ p độ thấ p tức là hệ thống hóa , pháp điển hóa là việc sưu tầm, tập hợp, phân loại, sắp xếp các văn bản pháp luật the o m ột trật tự nhất định phục vụ c ông tác nghiê n cứu, tuyê n truyề n, phổ biế n phá p luậ t Còn pháp điển hóa ở mức độ cao là việc tổng hợp toà n bộ các quy định của pháp luật trong m ột lĩnh vực nhất định; tổ c hức việc đánh giá hiệ u quả phá p luật của các Q PPL, đưa ra nhữ ng bổ sung, sửa đổi cần thiết và các quy định mới trong m ột văn bả n pháp luật mới là Bộ luật nhằ m điều c hỉnh một các h toàn diệ n nhữ ng qua n hệ xã hội của lĩnh vực đó Q ua n điểm về cấp độ phá p điể n hóa đư ợc tác giả thể hiệ n trong bài viế t cũng là quan điể m mà hầu hết c ác nhà khoa h ọc nghiê n cứu về phá p điể n hóa đều đồng tình ủng hộ Chính bởi vậy, bài viết rất c ó giá trị tham khả o đối với tác giả luận á n đặc biệt trong chư ơng giải quyết các vấ n

đề lý luận về pháp điển

Tiếp tục nghiên cứu lý luận về pháp điển, đặc biệt đi sâu và o các nguyên

tắc, tác giả PGS.TS Lưu Kiếm Thanh và T hS T ống D uy Tình c ó bài viết Những nguyên tắc pháp điể n hóa cơ sở quan trọng để hoàn thiệ n hệ thống pháp lu ật, Tạp

Trang 21

chí Quản lý nhà nước, số 10/2011 V ới bài viết này, các tác giả muốn nhấ n mạnh vai trò quan trọng của phá p điển hóa trong quá trình hoàn thiệ n HTPL và coi trọng các nguyên tắc tiến hành hoạt động này Bài viết nêu ra một số nguyên tắc tại Việt Nam như đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp chế, thực tiễn, khoa học, sử dụng kinh nghiệ m pháp lý - quản lý, dân chủ, kĩ thuật pháp lý Các tác giả bài viết qua n niệm pháp điển hóa như m ột hoạt động sáng tạo pháp luật và các nguyên tắc nêu trên là cơ sở quan trọng để thực hiện hoạt động sáng tạo pháp luật Tuy nhiên, với việc c oi pháp điển hóa là hoạt động sáng tạo phá p luật, có thể c ó những ý kiế n trao đổi thê m bởi vì sáng tạo pháp luật là một hoạt động rất r ộng ha y nói cách khác c hính là hoạt động xây dựng pháp luật theo nghĩa rộng, c òn phá p điể n hóa thì được hiểu theo nghĩa hẹp hơn nhiều M ặc dù vậy, bài viết cũng là tài liệu tham khảo c ung cấp một cách nhìn khác về ý nghĩa c ủa pháp điển hóa

Năm 2010, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường thuộc Trường Đại học

Luật Hà N ội, Kiểm tra, rà soát, xử lý, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp lu ật với

mã số LH-09-08/ĐHL-HN do TS Bùi Thị Đào làm c hủ nhiệ m Đ ề tài được nhóm tác giả nghiên cứu công phu với cách tiếp truyền thống về pháp điển hóa với tư cách

là một hình thức của hoạt động hệ thống hóa V ới cách tiếp cận đó, nhóm tác giả đã luận giải một vài nội dung của pháp điển hóa từ khái niệm, đặc điểm cho đến đánh giá sơ lược thực trạng pháp điển hóa ở Việt Nam và đề xuất giải pháp, trong đó tác giả nhấn mạnh việc phải coi trọng hơn nữa hoạt động pháp điể n hóa Tuy nhiên, v ới

sự giới hạn của một công trình khoa học cấp cơ sở, hơn nữa lại nghiên cứu về nhiề u nội dung mà phá p điển hóa c hỉ là m ột nội dung nghiên cứu trong phần về hệ thống hóa VBQPPL nên về cơ bản công trình chưa đi sâu giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp điển hóa

Bên cạnh đó, cu ốn sách Pháp điển hóa - những vấn đề lý luận và thực tiễn

do tác giả Đặng Văn Chiến chủ biê n nă m 2015 N ội dung cuốn sách nghiên cứu m ột

số vấn đề lý luậ n về pháp điển hóa, hoạt động phá p điển hóa của một số quốc gia trên thế giới bằ ng các phương thức khác nha u, có thể bằng cách xâ y dự ng Bộ luật mới, hoặc có khi là xây dựng bộ phá p điển theo chủ đề… Tuy nhiê n, chính việc

Trang 22

nhóm tác giả của cuốn sách chưa đưa đến cho người đọc một khái niệm về phá p điển hóa cũng như mô hình pháp điển hóa là hạn chế mà đòi hỏi các công trình khác cần tiếp tục nghiê n cứu M ặc dù vậ y, không thể phủ nhậ n những giá trị mà c uốn sách đã đem lại cho bạn đọc về một cái nhìn đối với pháp điển hóa - một hoạt động cần tiến hành thường xuyên, liên tục C hính vì vậy, c uốn sách vẫn được coi là công trình tham khả o có giá trị đối với tác giả luận án Những vấn đề còn hạn chế, thiế u sót của nhóm tác giả cuốn sách về pháp điển hóa, tác giả luận án sẽ phần nào khắc phục trong luận án này, đặc biệt là vấn đề về khái niệm phá p điển hóa và mô hình pháp điển hóa

Có thể thấy, nghiê n cứu cơ sở lý luận của pháp điển hóa đã có các công trình khoa học nghiên cứu ở những khía cạnh, mức độ, phạm vi khác nha u nhưng nhìn chung chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện cơ sở lý luận của pháp điển hóa, đặc biệt là vấn đề cơ sở lý luận của mô hình pháp điể n hóa Các vấn đề nêu trên cần được tiế p tục nghiên cứu và giải quyết trong luận án này

1.2.2 Nh óm c ông trình n ghiên c ứu th ực tiễn về ph áp điển hóa

Dưới góc độ thực tiễn, một số nhà khoa học đã nghiên cứu về hoạt động pháp điển hóa từ kinh nghiệm của nước ngoài và đưa ra kiến nghị đối với Việt Nam

Tác giả TS Nguyễn A m Hiểu với bài viết Kinh nghiệm pháp điể n hóa và vấn đề của Việt Nam, Tạp chí N hà nước và phá p luật, số 6/2006 Bài viết đã luận giải khái

quát về hoạt động pháp điể n hóa của một số nước như Pháp, Đ ức, Hoa K ỳ, Lào, Campuc hia và Hàn Quốc Bằng sự nghiên cứu m ột cách khái quát đó, tác giả bài viết đã đưa ra một vài kết luận về các hình thức pháp điển hóa, đặc biệt với kết luậ n thứ ba trong bài viết, ông cho rằng hệ thống hóa là một hình thức của pháp điển hóa Trên cơ sở tìm hiểu về hoạt động pháp điển hóa của một số nước, tác giả khẳng định việc nghiên cứu pháp điển hóa ở Việt Nam hiện nay là thật sự cần thiết nhưng rất tiếc trong bài viết của m ình ông lại không đưa ra bất kì kinh nghiệ m nà o để tiế n hành pháp điển hóa ở nước ta Tuy nhiên, cũng cần có sự đồng cảm với tác giả vì sự giới hạ n của m ột bài tạp c hí không cho phép tác giả có thể triển khai mọi vấn đề về pháp điển hóa trong bài viết của mình Cũng tiếp mạch nghiên cứu về kinh nghiệm

Trang 23

nước ngoài, ThS Cao Xuân Phong có bài viết Pháp điển hóa kinh nghiệm nước ngoài và thực tiễn Việt N am, Tạp c hí Dân chủ và pháp luật, số 6/2006

Khác với các tác giả nêu trên nghiê n cứu hoạt động pháp điển hóa của rất

nhiều quốc gia thì đến tác giả Nguyễn P hước Thọ với bài viết M ột số kinh nghiệm pháp điển hóa, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10/2011 Tác giả đã tập trung nghiên cứu

về hoạt động pháp điển hóa của nước Đức, trong đó chủ yế u khai thác về quy trình tiến hành pháp điển hóa của nhà nước nà y, qua đó rút ra m ột số kinh nghiệm đối với Việt Nam Kinh nghiệm lớn nhất từ việc nghiên cứu về hoạt động phá p điển hóa tại Đức mà tác giả bài viết nêu ra là cần phải coi pháp điển hóa là m ột nội dung quan trọng của cải cách, hoàn thiện HTPL, hoạt động nà y phải được làm một cách thường xuyên, liên tục Hơn nữa, mục tiêu, yêu cầu và các phương thức tiến hành pháp điển hóa cần được thể chế hóa bằng các quy định của pháp luật Tác giả bài viết nhận định: "Đây là bài học quan trọng nhất rút ra từ kinh nghiệm pháp điển hóa của Cộng hòa Liên ba ng Đ ức, mà cốt lõi là không ngồi chờ đến khi hệ thống phá p luật trở nê n quá cồng kềnh, phức tạp, quá sức chịu đựng của xã hội m ới tiến hành pháp điển hóa, mới thay đổi quan niệm, cách tiếp cận trong thực hiện pháp điển hóa" [106, tr 29]

Tiếp mạch nghiê n cứu đó, GS.TS Pha n Trung Lý và Lê Thanh Hoàn v ới

bài viết Quy trình lập pháp và pháp điển hóa ở Cana da, T ạp chí Nghiên cứu lập

pháp, số 11/2010 Có thể thấ y, bài viết là sự nghiên cứu khá chi tiết các vấn đề thuộc về kỹ thuật, quy trình lậ p pháp và phá p điể n hóa ở Ca nada Nghiên cứu về hoạt động pháp điể n hóa tại Canada, các tác giả thấy về cơ bản việc phá p điển hóa cũng tiến hành tương tự như Hoa kì, tuy nhiên ở Canada, họ thực tế hơn bởi họ không c ố gắ ng xây dựng các Bộ luật hoành tráng như Hoa Kì Thậm c hí, việc phá p điển hóa ở một số bang của Canada như bang British Columbia, pháp điển hóa được thực hiện dưới ba hình thức là xây dựng Bộ luật, ban hà nh đạo luật sửa nhiều luật (omnibus law) và thực hiệ n rà soát, hệ thống hóa Trong phạm vi nghiên cứu của một bài tạp chí mới chỉ dừng ở việc gợi m ở các vấn đề nhưng thực sự có ý nghĩa

Trang 24

quan trọng trong việc nghiê n cứu và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng phá p điển hóa ở nước ta hiện nay

Thêm vào đó, nghiên cứu về pháp điển hóa án lệ của m ột số quốc gia trên

thế giới để đưa ra m ột số gợi m ở cho Việt Nam c ó bài viết Tiếp thu kinh nghiệm từ Pháp và Th ụy Sĩ trong pháp điển hóa vấn đề án lệ của tác giả PGS.TS Đ ỗ Văn Đ ại,

Tạp chí nghiê n cứu Lập pháp, số 20 (276), kỳ 2 thá ng 10/2014 Trong bài viết, tác giả có lập luận về lịc h sử và bài học rút ra từ việc phá p điể n hóa án lệ của hai quốc gia có HTPL khá gần với Việt Nam là P háp và Th ụy Sĩ, từ đó đặt ra vấn đề cho nước ta Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị đã có chủ trương về việc nghiê n cứu, áp dụng án lệ, đặc biệt từ tháng 6/2014 khi mà sáu bả n án lệ đầu tiê n được công bố và đưa vào sử dụng tại Việt Nam Điều này đặt ra vấn đề có pháp điển hóa án lệ hay không và quan trọng là pháp điển hóa án lệ ra sao cho hiệu quả thì rất cần sự tham khảo kinh nghiệ m của các quốc gia đi trước đặc biệt là Pháp và Thụy Sĩ Có thể thấy, bài viết đem lại giá trị tham khả o quan trọng đối với tác giả luận án trong việc tiếp tục nghiê n cứu về pháp điển hóa, đó không chỉ là pháp điể n hóa VBQPPL mà c ó thể sẽ cả pháp điển hóa án lệ ở nước ta hiện nay

Dưới góc độ truyền thống, pháp điển hóa với tư cách là m ột hình thức của

hệ thống hóa pháp luật, PGS.TS Nguyễ n Văn Đ ộng có bài viết M ột số ý kiến về nâng cao c hất lư ợng và hiệu quả hệ thống hóa pháp luật ở nước ta hiện nay, Tạp

chí Dân chủ và pháp luật, số 5/2005 Bài viết tập trung nghiên cứu các nội dung về

hệ thống hóa phá p luật ở Việt Nam hiện na y và từ đó đưa ra một số giải phá p để nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong đó ít nhiều c ó liên quan đến hoạt động pháp điển hóa

Tiếp cận dưới góc độ lịch sử, truyền thống pháp điển của Việt Nam, tác giả

Nguyễn Đình L ộc có bài viết Truyền thống pháp điển hóa qua các triều đại phong kiến Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 14/2008 Tác giả bài viết c ho rằng,

hoạt động pháp điể n hóa ở Việt Nam đã được tiến hành từ khá lâu - nga y từ các triều đại phong kiế n và sản phẩm chính là sự ra đời của các Bộ luật thời phong kiế n như Bộ Hình thư triều Trần, Bộ Quốc triều hình luật triều Lê Từ thực tế lịch sử

Trang 25

đó, tác giả khẳng định Việt Nam đã có một truyền thống pháp điển hóa bắt nguồn từ các triều đại phong kiến cho đến hiệ n nay, đó chính là sự tiếp nối truyền thống của cha ông qua các triều đại, thế hệ Như vậy, bài viết đã cung cấp một cái nhìn lịch sử

về hoạt động nà y ở Việt Nam để từ đó đúc rút những kinh nghiệ m cho việc triển khai hoạt động pháp điển hóa ở Việt Nam hiện nay

Gắn việc nghiên cứu pháp điển hóa với các quy định pháp luật hiện hành,

tác giả PGS.TS Nguyễn Thị Thu Vân với bài viết Q uan điểm tiế p cận về pháp điể n trong pháp lệ nh pháp điể n hệ thống quy phạm pháp luật, Tạ p c hí Q uả n lý nhà

nước, số 224, tháng 9/2014 Bài viết bàn về các quy định trong Pháp lệnh Pháp điển

hệ thống QPPL năm 2012 và có gợi m ở một số vấn đề thực tiễn đặt ra cho hoạt động pháp điển hóa ở Việt Nam như vấn đề về kỹ thuật, hình thức, nội dung pháp điển hóa

Dưới góc độ một hoạt động mang tính kỹ thuật, tác giả Mai Văn Minh có

bài viết Pháp điển hóa Pháp lệnh Tổ chức Viện kiểm sát quân sự vào Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Tạp chí Kiểm sát, số 9/2013 Bài viết chủ yếu nghiên cứu

pháp điển hóa với tính cách như hoạt động mang tính kỹ thuật và m ục đích chủ yếu

là làm cho các quy định pháp luật trong lĩnh vực tổ chức Viện kiểm sát được tinh gọn, hiệ u quả cao hơn bằng việc tạ o ra m ột văn bản duy nhất N hư vậ y, bài viết mặc

dù không c ó giá trị nhiều trong việc tìm hiể u về pháp điển hóa nói chung từ lý luậ n đến thực tiễn, như ng ít nhiều xét trong một lĩnh vực cụ thể thì cũng đem lại những giá trị nhất định

Tiếp cận pháp điển hóa dưới góc độ kỹ thuật, thực tiễn và gắn với các quy định của Pháp lệnh Pháp điển hệ thống QPPL năm 2012 ở Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật đã giành m ột số c huyê n đề tháng 11/2015 với các bài viết của

nhiều tác giả nghiên cứu về pháp điển hóa Chẳng hạn như Công tác xây dựng bộ pháp điển ở Việt Nam của TS Đồng Ngọc Ba và Hoàng Linh Cầm; Vai trò của công tác pháp điển trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật của tác giả M ạc Thị Hoa và Trần Thanh Loa n; bài viết Q uy trình thực hiệ n pháp điển đối với đề mục của tác giả Nguyễn Duy Thắ ng và P hùng Thị Hương; bài Kỹ thuật thực hiện pháp điể n

Trang 26

đối với đề m ục của Nguyễn Duy Thắng và Hà Minh Hảo… Các bài viết này đều chủ

yếu đi vào những vấn đề thực tiễn ma ng tính kĩ thuật của phá p điển hóa ở nước ta hiện na y mà gần như thiếu vắng sự lập luận và giải thích về các vấn đề lý luậ n chung của pháp điể n Tuy nhiê n, thông qua các bài viết trong số chuyên đề của Tạp chí Dân chủ và phá p luật đã cung cấp cho tác giả luận án bức tranh khái quát về hoạt động pháp điển hóa ở nước ta hiệ n na y, từ đó c ó những nghiên cứu và đề xuất hợp lý để nâng cao hiệu quả pháp điển hóa ở Việt Nam

Cũng trong năm 2010, một đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Viện

Nghiên cứ u khoa học phá p lý thu ộc B ộ Tư phá p M ô hình bộ pháp điể n c ác lĩnh vực pháp luật Việt N am Đề tài được thực hiệ n bởi các nhà khoa học , các c huyê n

gia đầu ngành khoa học pháp lý nghiên cứ u các nội dung để xây dựng mô hình bộ pháp điển cho các lĩnh vực pháp luật ở Việt Nam chẳng hạn như lĩnh vực dân sự , hình sự T uy nhiên, các n ội dung trong đề tài c hủ yếu khai thác và nghiê n cứ u dưới góc độ cụ thể của từng lĩnh vực nên các vấn đề mang tính lý luận về pháp điển, về mô hình pháp điển của các nư ớc khác trên thế giới ít đư ợc chú trọng M ặc

dù vậ y, c ông trình nghiên cứ u nà y vẫn đem lại nhữ ng giá trị tha m khả o đối với tác giả luậ n án

Thêm vào đó, Tòa đàm khoa học với chủ đề Pháp điển hóa trong pháp luật Việt Nam , được tổ chức hồi tháng 5/2006 v ới nhiều tham luận c ủa các nhà khoa h ọc, nhà nghiên cứu về phá p điển hóa C hẳng hạn: bài viết Pháp điển hóa m ột số vấn đề

cơ bản về lý luận và thực tiễn, của TS Lê Hồng Sơn - Cục trưởng Cục kiểm tra văn

bản, Bộ Tư pháp, trình bà y vắn tắt các quan điểm về pháp điển hóa của các nước thuộc HTPL khác nhau và đưa ra quan điểm của tác giả về hoạt động phá p điển hóa

tại Việt Nam; Hoặc bài M ột số suy nghĩ bước đầu về pháp điể n hóa - từ góc nhìn lý luận và thực tiễn lịch sử, của TS Nguyễn Đình L ộc - Ủy ban pháp luật của Quốc

hội, nghiên cứu về phá p điển hóa ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử khác nhau;

Hoặc bài Pháp điển hóa - thực chất, nội dung những giới hạn và điểm dừng cần thiết, của GS.TS Lê M inh Tâm - Hiệu trưởng trường Đ ại học Luật Hà Nội Tuy

nhiên, cơ bản các bài viết tham gia Tọa đàm khoa học mới dừng lại ở việc gợi mở

Trang 27

các vấn đề về lý luận và thực tiễn về pháp điển hóa tại Việt Nam để các nhà khoa học tiếp tục nghiê n cứu và làm sâ u sắc thê m

Tiếp đến, cuốn Luận án tiến sĩ của tác giả N guyễn Thị Minh Hà với nhan đề

Pháp điển hóa pháp luật về ban hành văn bản quy phạ m pháp luật ở Việt Nam hiện nay, thực hiện tại Học việ n Khoa học xã hội năm 2008 Luận án đã giải quyết m ột

số vấn đề lý luận cơ bản về pháp điển hóa như khái niệm, quy trình… đặc biệt luận

án cũng có sự phân biệt khá sâu sắc sự khác nhau giữa pháp điển hó a với tập hợp hóa, với xây dự ng pháp luật ở Việt Nam hiện nay Ngoài ra, luận án cũng ít nhiều đánh giá thực trạng và đề xuất các phương hướng, giải pháp về pháp điển hóa gắn với pháp luật về ban hành VBQPPL ở Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, vì phạm vi nghiê n cứu của luận á n tập trung và o Việt Nam và trong m ột lĩnh vực là pháp luật

về ban hành VBQPPL cho nên những nhận định mà tác giả đưa ra chưa có tính bao quát mà luôn gắn với lĩnh vực pháp luật về ban hành VBQPPL cho nên các vấn đề như nguyên tắc, tiền đề, điều kiện… của pháp điển hóa thì không được nghiên cứu trong luận án Mặc dù vậy, ở một góc độ nào đó công trình vẫn đem lại những giá trị tham khảo nhất định đối với tác giả luận án, cung cấp một bức tranh về pháp điển hóa pháp luật về ban hành VBQPPL những năm 2008 ở Việt Nam, từ đó tác giả sẽ

có cách nhìn nhận và đánh giá hợp lý về hoạt động pháp điển hóa ở nước ta hiện nay

Ngoài ra, các luận vă n thạc sĩ của Đào Trọng Giáp về C ông tác hệ thống hóa pháp lu ật của các cấp chính quyền ở Gia Lai - Thực trạng và giải pháp nă m 2009; hoặc như luận vă n tiêu đề Lý luận và thực tiễn về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy ph ạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Đình Thơ bảo vệ nă m

2013 đều ít nhiều khai thác m ột khía cạnh rất nhỏ nội dung về pháp điển hóa với tư cách là m ột hình thức của hệ thống hóa pháp luật Bản thân tác giả luận án này c ũng

đã có dịp nghiên cứu về pháp điển hóa ở Việt Nam với đề tài luận văn thạc sĩ, Pháp điển hóa - những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay Luận văn đã

được bảo vệ tháng 3/2010 tại Trường Đại học Luật Hà N ội Tuy nhiên, ở góc độ của một luận văn thạc sĩ tác giả mới c hỉ dừng lại ở việc khai thác, nghiên cứu các vấn đề

lý luận cũng như thực tiễn của hoạt động pháp điển hóa ở Việt Nam là ch ủ yếu M ặc

Trang 28

dù, khi luận giải về khái niệm phá p điển hóa tác giả cũng có cách tiếp cận về quan niệm pháp điển hóa của các nước trên thế giới nhưng với giới hạn ở đề tài luậ n vă n thạc sĩ, công trình chưa có điề u kiện phân tíc h m ột cách sâu sắc, có hệ thống về các điều kiện ảnh hưởng cũng như việc nghiên cứu so sánh mô hình pháp điển hóa của các nước trên thế giới Phần trình bày về thực trạng pháp điển hóa ở Việt Nam còn nhiều hạn chế Chính bởi vậy, tác giả luận án c ũng rất sa y mê và m ong m uốn những nội dung còn bỏ ngỏ trong luận văn thạc sĩ năm 2010 sẽ được giải quyết m ột cách tối đa trong luận á n nà y

Cuốn Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật

do Bộ Tư pháp biên soạn năm 2014, tái bản năm 2017 Nội dung cuốn sác h nghiê n cứu pháp điển hóa dưới góc độ thực tế, nghiệp vụ ở nước ta hiện nay Bởi vậy, ngoài việc giải thíc h về khái niệm pháp điển QPPL, các nội dung khác của phá p điển hóa như nguyên tắc, các yếu tố ảnh hưởng, thực trạng, giải pháp… còn chưa được nêu ở trong cuốn sách Tuy nhiên, cuốn sách cũng được coi là tài liệu tham khảo quan trọng trong việc tác giả đề xuất những giải phá p để nâ ng cao chất lượng pháp điển hóa ở Việt Nam hiện nay Nhìn chung có khá nhiều công trình nghiên cứu về phương hướng, giải pháp cho hoạt động pháp điển hóa ở Việt Nam hiện nay Tuy nhiê n, về cơ bản sự đóng góp cũng như ý nghĩa mà chúng mang l ại chưa cao

Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu để tìm ra những phương hư ớng, giải pháp để thiết lập mô hình pháp điển hóa phù hợp với Việt Nam là điề u thực sự cần thiết

Tóm lại: Nghiên cứu ở phạm vi trong nư ớc, cũng có khá nhiều công trình

nghiê n cứu về pháp điể n hóa, tuy nhiên, chưa có công trình nào ti ếp cận pháp điể n hóa dưới góc độ so sánh các mô hình pháp điển điển hình và đề xuất kiến nghị cho Việt Nam M ỗi công trình nghiên cứu nêu trên về cơ bản chỉ dừng lại ở việc tiếp cận từng góc độ đơn lẻ, hoặc là về nguyên tắc, hoặc là đưa ra khái niệm nhưng còn khá nguyên sơ chưa toát lên bản chất của pháp điển hóa… Thiết nghĩ, vì giới hạn ở những cấp độ khác nhau, phạm vi tiếp cận khác nhau nên nhìn chung các công trình trên vẫn còn những hạn c hế nhất định Liên quan đến phá p điển hóa còn rất nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ C hẳng hạ n, các yếu tố ảnh hưởng tới việc xây

Trang 29

dựng m ô hình phá p điển hóa, so sánh m ột vài mô hình pháp điển tiê u biểu trên thế giới… Đặc biệt, việc nghiê n cứu, so sánh các mô hình pháp điể n hóa điển hình trên thế giới và đề xuất kiến nghị đối với Việt Nam là việc làm quan trọng, đem lại ý nghĩa lớn đối với quá trình hoàn thiện HTPL Việt Nam giai đoạ n từ nă m 2010 - 2020

1.3 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Từ thực tế các công trình nghiên cứu về pháp điển hóa nêu trên, với đề tài

luận án "Pháp điển hóa - nghiên cứu lý luận, phân tích, so sánh các mô hình

pháp điển hóa điển hình trên thế giới và kiến nghị đối với Việt Nam", cần phải

tiếp tục một số công việc sau:

Tiếp tục kế thừa một số vấn đề lý luận về pháp điển hóa mà các công trình nghiên cứu về pháp điển hóa của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các học giả đã giải quyết ở từng khía cạnh đơn lẻ Chẳng hạn như những nội dung về khái niệm, đặc điểm của pháp điển hóa; vai trò của pháp điển hóa; nguyên tắc tiến hành pháp điển hóa

Với quan điểm tiếp nhận có chọn lọc và so sánh, luận án sẽ tiếp tục kiến giải những khía cạnh về phương diện lí luận, pháp lí và thực tiễn để nhận thức thấu đáo hơn về các mô hình pháp điển hóa Đó là các vấn đề về khái niệm mô hình pháp điển hóa; chủ thể và quy trình pháp điển hóa; các yếu tố ảnh hưởng và những điều kiện bảo đảm của pháp điển hóa

Bên cạnh các vấn đề lí luận, luận án tập trung nghiên cứu mô hình pháp điển hóa của một số nước như Hoa Kì, Pháp, Đức, Canada, Trung Quốc, Singapore

Từ việc phân tích mô hình của một số nước nêu trên, luận án rút ra những điểm tương đồng, khác biệt giữa các mô hình và đưa ra một số kinh nghiệm thực tiễn về pháp điển hóa áp dụng ở Việt Nam hiện nay

Thêm vào đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng hoạt động pháp điển hóa ở Việt Nam hiện nay cũng là một công việc quan trọng của luận án Chính tính đặc thù của Việt Nam sẽ đặt ra những vấn đề cần phải giải quyết trong việc tiếp nhận, hình thành mô hình pháp điển hóa một cách thích ứng và hiệu quả

Trên cơ sở phân tích, so sánh mô hình pháp điển hóa của một số nước trên thế giới, nghiên cứu vào hoạt động pháp điển hóa ở Việt Nam hiện nay, luận án sẽ

Trang 30

đưa ra một số quan điểm, giải pháp, kiến nghị hoàn thiện mô hình pháp điển hóa ở Việt Nam hiện nay

1.4 Các giả thuyết kh oa h ọc và câu hỏi n ghiên cứu

1.4.1 Các giả thuyết khoa học

Từ những phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả đã xác định:

Giả thuyết khoa học 1: Lý luận về pháp điển hóa ở Việt Nam còn yếu và

thiếu Cần thiết nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm pháp điển hóa của các nước trên thế giới và vận dụng hợp lý vào Việt Nam

Giả thuyết khoa học 2: Việt Nam sẽ vận dụng hoàn toàn các yếu tố trong mô

hình pháp điển hóa của Pháp vào việc tiến hành pháp điển hóa Bởi, thực tế hệ thống pháp luật của Việt Nam có khá nhiều điểm tương đồng với hệ thống pháp luật của Pháp

Giả thuyết khoa học 3: Thực tế, việc tiến hành pháp điển hóa để tạo ra Bộ

pháp điển ở Việt Nam bị thất bại, cần phải tìm hướng đi mới cho hoạt động này

1.4.2 Câu h ỏi n ghiên cứu

Từ những phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả xác định có bốn câu hỏi nghiên cứu chính cần giải đáp, tương ứng với bốn chương của luận án:

Câu hỏi nghiên cứu 1: Những lý thuyết, quan điểm khoa học nào là nền

tảng cho việc nghiên cứu pháp điển hóa và mô hình pháp điển hóa?

Câu hỏi nghiên cứu 2: Bản chất và nhữ ng nội dung cơ bản của pháp điển

hóa và mô hình pháp điển hóa Dựa vào đâu để xác định các mô hình pháp điển hóa điển hình trên thế giới?

Câu hỏi nghiên cứu 3: Thực tiễn mô hình pháp điển hóa của một số nước

(điển hình) trên thế giới như thế nào và đem lại những kinh nghiệm g ì đối với thực tiễn pháp điển hóa ở Việt Nam hiện nay?

Câu hỏi nghiên cứu 4: Thực trạng mô hình pháp điển hóa ở Việt Nam hiện

nay ra sao và cần thực hiện các giải pháp cơ bản nào để hoàn thiện mô hình pháp điển hóa ở nước ta hiện nay?

Trang 31

Kết luận chương 1

Nghiên cứu tổng qua n tình hình nghiên c ứu liên qua n đến đề tài "Pháp điển hóa - nghiên cứu lý luận, phân tích, so sánh các m ô hình pháp điển hóa điển hình trên thế giới và kiến nghị đối với Việt Nam " có thể thấy, phá p điển hóa là vấn đề

không hoàn toàn m ới vì vậy c ó một số vấn đề lý luận c ũng như thực tiễn đã được các chuyên gia, nhà nghiê n c ứu, nhà khoa h ọc giải quyết như:

- Vấn đề lý luận về khái niệ m, vai trò, phương thức pháp điển hóa;

- Vấn đề thực hiệ n pháp điển hóa của một số nước và Việt Nam

Tuy nhiê n, nhìn chung các công trình nghiê n cứu về phá p điển hóa nêu trên còn rời rạc và sơ sài (chủ yếu dưới dạng các bài viết Tạp chí, bài tham luận hội thảo) Việc tiếp tục nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp điển hóa

là thực sự cần thiết Do vậ y, luận án sẽ tiếp tục nghiê n cứu các vấn đề sa u:

- Về mặt lý luận: kế thừa và phát triển những nội dung mà các nhà khoa học trước đã tìm hiểu về pháp điển hóa Bên cạnh đó, nghiên cứu thêm các nội dung lý luận về qui trình, n ội dung c ủa phá p điển hóa; lý thuyết về m ô hình pháp điển hóa (bao gồm khái niệm, cấu trúc và các loại mô hình pháp điể n hóa điển hình); các yếu

tố ảnh hưởng, tác động đến pháp điển hóa và mô hình pháp điển hóa;

- Về mặt thực tiễn: Luận á n nghiê n cứu pháp điể n hóa tại các quốc gia trên thế giới nhưng tập trung vào một số quốc gia điển hình như Pháp, Đ ức, Hoa Kì, Canada, Trung Q uốc, Singapore trong m ối tương quan so sánh từ đó đưa ra những kinh nghiệm đối với Việt Nam; nghiên cứu thực trạng pháp điển hóa tại Việt Nam để đưa ra quan điểm, giải pháp hoàn thiện mô hình pháp điển hóa ở nước ta hiện nay

Trang 32

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP ĐIỂN HÓA VÀ MÔ HÌN H PHÁP ĐIỂN HÓA

2.1 Cơ sở lý luận về ph áp điển h óa

2.1.1 Khái niệ m ph áp điển h óa

Thuật ngữ pháp điển hóa đã được sử dụng khá ph ổ biến trong khoa học lý luận và thực tiễn pháp lý quốc tế Ở nước ta, pháp điển là m ột từ Việt cũ, một danh

từ dùng để chỉ m ột B ộ luật [122, tr 741], tương tự như chữ "C ode" trong tiếng Anh

Bộ luật khác với các văn bản phá p luật khác về quy m ô, tính toàn diệ n, tính hệ thống, tính ổn định và giá trị pháp lý cao của nó Vì vậ y, việc có được những B ộ luật lớn, hoàn chỉnh để có thể sử dụng lâu dài, ổn định là mong mu ốn của nhiề u người, nhiều quốc gia T hực tế lịch sử đã cho thấy, ngay từ thời cổ đại một số quốc gia trên thế giới đã xây dựng thành công những Bộ luật lớn mà cho đế n ngày na y vẫn được c oi là di sản c ủa văn hóa pháp lý thế giới Ví dụ như: Bộ luật Ham urabi được xây dựng từ thế kỉ 18 trước công nguyên - cách đây gần 4.000 năm là m ột minh chứng điể n hình Xu hướng xây dựng các B ộ luật tổng hợp tiếp tục phát triển khá mạ nh mẽ trong những giai đoạn tiếp theo và c ho đến nay nhiề u nước vẫn tiế p tục quá trình đó, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ Như vậy, "pháp điển" cần được hiểu là Bộ luật, hàm chứa trong đó hệ thống các QPPL do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ cụ thể Từ cách hiểu về

"pháp điển", thuật ngữ "pháp điển hóa" trong tiếng Việt [122, tr 431], "Codification" trong tiếng Anh dùng để thể hiện m ột khái niệm về m ột loại hình hoạt động xâ y dựng và hoàn thiện pháp luật có những đặc thù riêng về phương phá p, nguyê n tắc, trình tự, thủ tục và kỹ thuật pháp lý

Pháp điển hóa là m ột hoạt động lớn và phức tạp Hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều cách hiểu và tiếp cận khác nhau về vấ n đề này Có thể, khái lược qua một số quan điểm phổ biến sa u:

Quan điểm thứ nhất cho rằng:

Pháp điển hóa là bước tiếp theo của hệ thống hóa pháp luật và bản chất của nó là chuyển hóa các đạo luật và vă n bản quy phạ m pháp luật (the o

Trang 33

từng lĩnh vực lớn) vào những cuốn tuyển tập lớn gọi là Bộ pháp điển Công việc pháp điển hóa có quy mô và tầm mức cao hơn hệ thống hóa nhưng không phải nhằm mục đích thông qua những văn bản mới Pháp điển hóa nhằm tập hợp những văn bản hiện hành nhưng nói đúng hơn là hợp nhất những quy định pháp luật [101]

Quan điểm trên tồn tại chủ yếu ở các nước thuộc HTPL châu Âu lục địa (HTPL Continental hay còn gọi là hệ thống luật Roma - Giecmanh), nơi mà ý tư ởng pháp điển hóa có từ rất lâu đời Tuy nhiên, quan điểm trên cơ bản cũng chỉ mang tính c hất tương đối bởi nghiên cứu vào quá trình pháp điển hóa c ủa từng quốc gia trong HTPL châu Âu lục địa thực chất không hoàn toàn gi ống nhau Về đại thể, các luật gia châu Âu lục địa coi pháp điển hóa có bản chất là hợp nhất những quy định pháp luật Bởi theo quan điểm trên, một trong những nguyên tắc cơ bả n trong c ông tác pháp điển hóa là không làm thay đổi nội dung của văn bản Có lẽ, quan niệm như vậy chưa thực sự đi tới cái đích cuối cùng của pháp điển hóa là nhằm giúp người dân có thể hiểu biết pháp luật một cách đầy đủ nhất

Như vậy, theo quan điểm trên thì pháp điển hóa có quy mô và tầm mức cao hơn hệ thống hóa pháp luật và là sự hợp nhất các quy định của pháp luật (của từng lĩnh vực) Tuy nhiên, quan điểm này vẫn còn m ột số hạn chế, vì thông thường cơ quan pháp điển hóa phải đứng trước một khối lượng lớn các văn bản cần pháp điển, trong khi những văn bản nà y không đồng nhất về khái niệm, thời gian ban hành, ch ủ thể ban hành, đối tượng điều chỉnh Do vậy, nếu tuân theo nguyên tắc không tha y đổi nội dung của văn bản thì m ục đích của công tác pháp điển hóa là tạo ra những điều kiện tốt nhất cho người sử dụng không đạt được

Hơn nữa, bản chất của pháp điển hóa và hợp nhất văn bản pháp luật là không hoà n toà n giống nhau Cụ thể:

Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật hoàn toà n là m ột tha o tác kỹ thuật nhằm xử lý hình thức chứ không phải nội dung của văn bản, vì thế, khi tiến hành hợp nhất, yếu tố kĩ thuật luôn được ưu tiên hơn so với việc phân tích

về mặt pháp lý Ngư ời phụ trách hợp nhất không có nghĩa vụ giải thích văn bản pháp luật mà chỉ cập nhật vào vă n bản gốc những nội dung đã đư ợc

Trang 34

sửa đổi theo quy định của phá p luật, không xử lý toà n bộ các văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ xử lý văn bản được sửa đổi [91, tr 4]

Vì vậy, công tác hợp nhất VBQPPL diễ n ra gầ n như lập tức, ngay sa u khi văn bản sửa đổi, bổ sung được thông qua, được công bố và có hiệu lực thi hành Đây là công việc được tiến hành thường xuyên với phương châm tiết kiệm thời gian

và làm gọn nhẹ văn bản để người đọc c ó trong tay một VBQPPL rõ ràng mà không phải tham c hiếu đến m ột văn bản khác C òn phá p điển hóa được xem là bước cao hơn của hợp nhất "Khác với hợp nhất, pháp điển hóa là thao tác làm thay đổi nội dung pháp lý của văn bản" [91, tr 4] Ngoài ra, hoạt động pháp điển hóa chỉ được tiến hành khi có nhu cầu pháp điển chứ không thường xuyên như hoạt động hợp nhất VBQPPL Như vậy, quan niệm thứ nhất về pháp điển hóa còn nhiều điểm chưa phù hợp

Quan điểm thứ hai cho rằng:

Pháp điển hóa là việc tập hợp các quy định pháp luật hiện hành theo những tiê u chí cụ thể để tạo ra các văn bản quy phạ m phá p luật có giá trị ứng dụng cao Thực chất của công việc pháp điển hóa là cho ra đời, bổ sung, cập nhật thường xuyên các tập án lệ, những tình huống, vụ việc pháp lý cụ thể đã có tiền lệ theo từng lĩnh vực của đời sống [101]

Có thể thấy, quan điểm thứ hai tồn tại khá phổ biến ở các nước thuộc hệ thống luật Anglo Sắc xông, hệ thống thông luật - common law, nơi mà ý nghĩa quan tr ọng hàng đầu thuộc về tố tụng chứ không phải là pháp luật vật chất Việc xây dựng HTPL theo tinh thần và tư tưởng pháp điển hóa kiểu châ u Âu lục địa không được đặt ra (mối liên hệ giữa luật vật c hất và luật tố tụng ở đâ y được diễn tả cô đọng trong câu ngạn ngữ của người Anh "Các hình thức tố tụng đi trước pháp luật") Như vậy, có thể thấy việc tiến hành pháp điển hóa sẽ phụ thuộc khá lớn vào nguồn luật của mỗi quốc gia Theo đó, những nước thuộc hệ thống Common Law, với việc chủ yếu sử dụng nguồn luật án lệ (case law) nên có sự khác biệt nhất định với các nước thuộc hệ thống Civil Law Với quan điểm nà y, thực chất của pháp điể n hóa là hoạt động tậ p hợp hóa các quy định pháp luật Tuy nhiên, quan điểm trên chưa thực sự hợp lí Bởi:

Tập hợp hóa là hình thức thu thậ p và sắ p xế p các quy định c ủa pháp luật hoặc các nguồn luật the o những trật tự nhất định như theo c huyê n đề,

Trang 35

theo ngành quả n lý, theo cơ quan ban hà nh, tên g ọi, thời gian ba n hành văn bản … thành các tập luật lệ đáp ứng yêu cầu của các chủ thể tập hợp

và chủ thể sử dụng [112, tr 381-382]

Trong khi pháp điển hóa là hoạt động có tính sáng tạo được tiến hành theo những trình tự luật định, không những để loại bỏ những văn bản, QPPL lỗi thời mà còn xây dựng, bổ sung những QPPL m ới K ết quả của quá trình pháp điển hóa thường là một văn bản pháp luật mới ra đời hoặc có giá trị pháp lý cao hơn, có phạm vi điều chỉnh rộng hơn, bao quát hơn, c ó kĩ thuật phá p lý hoàn chỉnh hơn hoặc đáp ứng tất cả các yêu cầu đó

Có thể thấy, tập hợp hóa và phá p điể n hóa là hai khái niệm không đồng nhất với nhau hoàn toàn, nhưng chúng c ó m ối quan hệ c hặt chẽ với nha u, hỗ trợ cho nhau nhằ m đạt được mục đích to lớn là hoàn thiện HTPL Tập hợp hóa là khâ u chuẩn bị cơ sở cần thiết để tiến hành pháp điển hóa và pháp điể n hóa cũng chỉ tiến hành thành công khi hoạt động tậ p hợp hóa được thực hiện đúng đắn Điều này đòi hỏi các quốc gia khi tiến hà nh phá p điển hóa cầ n có sự kết hợp chặt c hẽ để có thể phát huy tối đa hiệ u quả của hệ thống hóa phá p luật

Do vậy, quan điểm về phá p điển hóa nêu trên có chăng chỉ hợp lý với nguồn phá p luật c ủa hệ thống C om mon Law - chủ yế u sử dụng case law Trên thực

tế, khó c ó thể phù hợp với các nước thuộc hệ thống Civil Law khi mà nguồn phá p luật thành văn (VBQPPL) đư ợc coi trọng Vì vậy, việc nghiên cứu về pháp điển hóa cần phải được thực hiệ n trên một bình diệ n đa c hiều

Quan điểm thứ ba cho rằng:

Pháp điển hóa là quá trình làm cho các văn bản quy phạm pháp luật thống nhất với nhau bằng cách chỉnh lý lại nội dung của chúng Pháp điển hóa luôn mang tính chất hình thức Trong quá trình pháp điển hóa những phần quy phạm pháp luật lạc hậu sẽ bị hủy bỏ, các phần c ủa vă n bả n quy phạ m pháp luật được liên kết và sắp xếp theo đầ u mục, hình thành nên kết cấu của văn bản đã được pháp điển hóa với nội dung đặc thù của nó [1]

Có thể thấy, quan điểm về pháp điển hóa nêu trên tồn tại khá phổ biến ở một số nước như Nga, Trung Quốc,… Theo đó, bản chất của pháp điển hóa chính là

Trang 36

hoạt động chỉnh lý văn bản pháp luật Tuy nhiên nghiên cứu lý luậ n cho thấ y không nên đồng nhất hai khái niệm này Bởi:

Về thực chất, việc chỉnh lý văn bản là đưa vào văn bản m ọi sửa đổi đã được tiến hành, có nghĩa là viết lại văn bản đó trên tinh thần sửa đổi Đ ó

là một c ông việc tối thiể u phải làm để m ọi người c ó thể tiế p cận, hiểu rõ hơn thực trạng các văn bản luật và văn bản dưới luật Tại một số nước, việc phá p điển hóa thực ra chỉ là việc chỉnh lý văn bản [55, tr 19]

Như vậy, quan điểm nêu trên về pháp điển hóa chưa mang tính toàn diện, chỉ bảo đảm tính chất kĩ thuật, bởi hoạt động chỉnh lý văn bả n không phải là m ột đảm bảo để đưa ra kết quả là một VBQPPL điều chỉnh toàn diện quan hệ xã hội cần pháp điển Do vậy, không nên đồng nhất pháp điển hóa với chỉnh lý văn bản pháp luật

Quan điểm thứ tư cho rằng:

Pháp điển là quá trình làm thành m ột pháp điển (Bộ luật) tức là tập hợp,

hệ thống hóa các vă n bả n pháp luật hiện hành, xem xét nội dung, loại bỏ các điều không còn phù hợp, mâu thuẫn, chồng chéo, bổ sung những điều còn thiếu, những điều cần dự liệu đáp ứng yêu cầu phát triển c ủa các quan hệ xã hội để ban hành thà nh m ột Bộ luật Nhà nước pháp điển hóa luật hình sự, luật tố tụng hình sự, luật dân sự, luật lao động và ban hành các Bộ luật hữu quan Phá p điể n hóa là hoạt động lập pháp khác v ới hệ thống hóa pháp luật (hệ thống hóa pháp luật là hoạt động c ó tính chất chuyên m ôn hành chính) [110, tr 364]

Nhìn chung, bản c hất pháp điển hóa được phân tích trong quan điểm nêu trên chính là xây dựng pháp luật Đây là qua n điểm khá phổ biến trong giới học giả, nhà nghiên cứu ở Việt Nam từ trước đến nay Tuy nhiê n, thiết nghĩ ở m ột góc độ nào đó nên có sự tách biệt giữa pháp điển hóa và xây dựng pháp luật để tìm hiểu đúng bản chất của hai khái niệm này M ặc dù mục đích cuối cùng mà pháp điển hóa hướng tới suy cho cùng là để xây dựng một HTPL hoàn thiện, nhưng không có nghĩa là đồng nhất pháp điển hóa với xây dựng pháp luật

Nghiên cứu lý luận về hai thuật ngữ nà y, có thể thấy:

Trang 37

Xây dựng pháp luật là quá trình hoạt động vô cùng qua n trọng, phức hợp bao gồm nhiều các hoạt động kế tiếp nhau, liên hệ chặt chẽ với nhau, do nhiều tổ c hức và các cá nhân c ó vị trí, vai trò, c hức năng, quyề n hạ n khác nha u cùng tiế n hà nh, nhằ m chuyể n hóa ý c hí nhà nư ớc thà nh những quy định pháp luật dựa trên những nguyên tắc nhất định và được thể hiện dưới nhữ ng hình thức pháp lý nhất định mà chủ yếu là văn bản quy phạ m pháp luật Hoạ t động xây dự ng phá p luật theo nghĩa hẹ p c hỉ ba o gồm hoạt động ba n hà nh pháp luật c ủa các cơ quan, nhà nư ớc, nhà c hức trách c ó thẩm quyền, còn the o nghĩa rộng bao gồm tất cả những hoạt động (của cả nhà nước và xã hội) có liên quan đến việc ban hành pháp luật [111, tr 483-484]

Xây dựng pháp luật được diễn ra theo một quá trình nhất định N ội dung của hoạt động này thể hiện ở quy trình xây dựng các VBQPPL , bao gồm việc tìm hiểu nhu cầu điều chỉnh pháp luật từ các quan hệ xã hội, việc soạn thảo dự thảo, thảo luận dự thảo, thông qua, công b ố, vấ n đề hiệu lực và đưa các văn bản đó vào đời sống Như vậy, về cơ bả n khái niệ m xâ y dựng pháp luật rộng hơn khái niệm phá p điể n hóa

Pháp điển hóa theo cách hiểu nêu trên thì giai đoạn sau được tiến hành bằng phương pháp xây dựng pháp luật, như ng phải dựa trên nền tảng những VBQPPL đã được ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội cần pháp điển, có nghĩa là quan hệ xã hội đó đã được điều chỉnh bằng phá p luật nhưng c hưa đầy đủ hoặc chưa được hệ thống Pháp điển hóa là quá trình hoàn thiệ n ở mức độ cao về pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội đó Còn xâ y dựng pháp luật c ó thể hiểu là hoạt động ba n hà nh phá p luật để điều chỉnh những quan hệ xã hội nói chung, qua n hệ xã hội này có thể đã được điều chỉnh hoặc chưa được điều chỉnh Đây là điểm khác nhau rất cơ bản của khái niệm pháp điển hóa và khái niệm xây dựng pháp luật Do vậy, không thể sử dụng thuật ngữ pháp điển hóa để áp dụng cho hoạt động ban hành VBQPPL nói chung khi

mà quan hệ xã hội đó chưa đư ợc điều chỉnh tương đối cơ bả n trong các VBQPPL đã ban hành trước đó Vì vậy không nên đồng nhất hai khái niệm này với nhau

Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng mặc dù hai khái niệm xây dựng pháp luật và pháp điển hóa không đồng nhất với nhau như ng chúng cũng khô ng tách biệt nhau

Trang 38

hoàn toàn Theo quan niệ m thông thường, ở m ột số nước và Việt Nam thì pháp điển hóa luôn gắn với quy trình lập pháp, do kết quả sau c ùng của công tác pháp điể n hóa chính là việc ba n hành một văn bản mới có thể với tên gọi là B ộ luật

Bên cạnh đó ở Việt Nam thuật ngữ pháp điể n hóa cũng đư ợc giải thích một cách khái quát và được trình bày trong Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật của một số trường đại học thể hiệ n như sau: "Pháp điể n hóa là hình thức các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành rà soát, tập hợp và sắp xếp các quy định pháp luật đang c ó hiệu lực (trừ Hiến pháp) thành một chỉnh thể thống nhất, khoa học để tạo thành m ột văn bản quy phạ m pháp luật m ới hoặc bộ pháp điển" [111, tr 488]

Như vậy, pháp điển hóa gắn liền với tập hợp hóa và trên cơ sở tập hợp hóa Không thể pháp điển hóa VBQPPL nếu không xuất phát điểm từ c ông tác tập hợp hóa VBQPPL Việc pháp điển hóa nhằ m mục đích ban hà nh VBQPPL bảo đảm tính chặt chẽ, thống nhất để điều c hỉnh m ột nhóm qua n hệ xã hội rộng lớn Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở qua n điể m về phá p điể n hóa như trong Giáo trình c ủa Trường Đại học Luật Hà Nội thì vẫn chưa làm nổi bật được tính đặc thù, sự khác biệt giữa pháp điển hóa với tập hợp hóa Do vậy, trên tinh thần kế thừa những điểm hợp lý của quan điể m về pháp điển hóa nêu trên cần có sự phát triển thuật ngữ để đạt được mục đíc h cu ối cùng c ủa pháp điể n hóa là xâ y dự ng HTPL toàn diện, trật tự sâu sắc

Tóm lại, pháp điển hóa là một hình thức của hệ thống hóa pháp luật, có mối quan hệ chặt chẽ với tập hợp hóa, hợp nhất văn bả n phá p luật, chỉnh lý văn bả n pháp luật và xây dựng pháp luật Theo đó:

Pháp điển hóa là hoạt động cấu trúc, trật tự hóa về nội dung, hình thức đối với hệ thống pháp luật thực định được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục, hình thức luật định nhằm phát hiệ n, loại bỏ các quy định không còn phù hợp; đồng thời thay thế, bổ sung, cập nhật, sắp xếp các quy định pháp luật mới để tạo ra Bộ luật hoặc Bộ pháp điển bảo đảm cho quá trình tổ chức, thực hiện pháp luật được thuận lợi và đạt hiệ u quả trên thực tế

Như vậy, từ cách hiểu về pháp điển hóa nêu trên, có thể rút ra m ột số đặc điểm cơ bản sau:

- Pháp điể n hóa là hoạt động do các ch ủ thể c ó thẩ m quyền thực hiệ n

Trang 39

Điều này nhằm bảo đảm tính chất chuyên m ôn hóa của hoạt động pháp điển hóa, góp phần nâng cao chất lượng tiến hành công tác này Đây cũng là đặc điểm quan trọng giúp chúng ta nhận diện đư ợc hoạt động pháp điển hóa với các hoạ t động khác như hợp nhấ t các V BQP PL hoặc tập hợp hóa pháp luậ t N ếu như hợp nhất các VB QPPL hoặc tập hợp hóa phá p luậ t c ó thể do bất kì c hủ thể nà o tiến hà nh tùy the o nhu cầ u, mục đích c ủa họ thì phá p điể n hóa là hoạt động đặc biệt bởi c hỉ c ó chủ thể có thẩ m quyền hoặc được nhà nước ủy quyề n mới c ó thể tiến hành hoạt động nà y Bên cạ nh đó, còn có sự tha m gia của các loại chủ thể khác trong quá trình thực hiện phá p điển hóa nhưng vai trò c hi phối và quyết định

cơ bản thuộc về chủ thể có thẩm quyền tiến hành pháp điển hóa Thực tế tại các quốc gia khá c nha u v ới nhữ ng đặc thù về kinh tế - xã hội, truyền thống pháp luật, HTPL thực định… mà việc quy định thẩ m quyề n thực hiệ n phá p điể n hóa sẽ không hoà n toà n gi ống nha u

Chẳng hạ n: tại P háp, cơ bả n từ năm 1989 c ho đến hiện nay, chủ thể có thẩm quyề n tiến hành pháp điển hóa là Chính phủ, Nghị viện và Ủy ban tối cao pháp điể n hóa Hoặc ở Việt Nam, theo qui định của Pháp lệnh pháp điển hệ thống qui phạ m pháp luật năm 2012 thì có tới 4 nhóm chủ thể có thẩm quyền tiến hành pháp điể n hóa, cụ thể đó là các bộ, cơ quan nga ng bộ; T òa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dâ n tối cao, Kiểm toán Nhà nư ớc; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịc h nước thực hiện pháp điển đối với các QPPL theo thẩm quyền pháp luật quy định

Như vậy, nhìn chung ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, chủ thể thực hiện pháp điển hóa phải là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Đối tượng của pháp điển hóa phải là các VBQPPL, QPPL đang còn hiệu lực pháp lý

Đây là một đặc trưng quan trọng của pháp điển hóa Việc ghi nhận như trên

có ý nghĩa lớn, bởi chỉ có những QPPL và VBQPPL đang còn hiệu lực pháp lý mới tham gia vào điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội Mục đích của hoạt động pháp điển hoá chính là giúp cho pháp luật mang lại hiệu quả cao trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội Chính xuất phát từ mục đích của việc ph áp điển hóa mà VBQPPL và QPPL được pháp điển hóa phải đang c òn hiệu lực pháp lý

Trang 40

Về nguyên tắc, mọi QPPL còn hiệu lực trong các văn bản khi được phân chia theo chủ đề, đề mục pháp điển thì phải tập hợp để thực hiện pháp điển hóa Nếu bỏ sót VBQPPL nào đó có nghĩa là chưa làm đúng quy định và quy trình pháp điển hóa Thông qua việc tập hợp đầy đủ các VBQPPL là đối tượng pháp điển hóa thì mới có thể loại bỏ được các QPPL chồng chéo, mâu thuẫn, trùng lặp, bổ sung các QPPL, VBQPPL mới khi cần

- Pháp điển hóa phải được tiến hà nh the o quy trình, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định chặt c hẽ

Về cơ bản, pháp điể n hóa là một hoạt động được tiến hành trên phạm vi tương đối rộng lớn và thường diễn ra trong thời gian dài Do vậy, để bảo đảm hiệu quả thì pháp điển hóa cần phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục, hình thức chặt chẽ mà pháp luật các nhà nước quy định Trình tự, thủ tục đó thường bao gồm nhiều giai đoạn mà trong đó việc tập hợp, sắp xếp các QPPL thuộc các nguồn luật khác nhau

sẽ không thể thiếu N goài ra, sẽ còn các giai đoạn khác tùy the o tính đặc thù về truyền thống phá p luật và điều kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Hình thức phá p điển hóa cũng cần phải được quy định cụ thể, chặt chẽ dựa trên đặc trưng của các quốc gia, đó có thể là pháp điể n hóa hình thức hoặc pháp điển hóa nội dung hoặc là

sự kết hợp c ủa cả hai hình thức nêu trên Thậm chí, c ó thể là pháp điển hóa c hính thức hoặc pháp điển hóa không chính thức; phá p điển hóa hoặc tái phá p điể n hóa …

- Kết quả của pháp điển hóa là việc tạo ra các văn bản pháp điển, có tên gọi

là Bộ luật hoặc Bộ pháp điển

Tùy thuộc quốc gia khác nha u, kết quả của phá p điển hóa c ó thể vừa tạo ra

Bộ luật vừa tạo ra Bộ pháp điển, hoặc chỉ tạ o ra một sản phẩ m là Bộ luật hoặc B ộ pháp điển Giá trị ứng dụng của Bộ luật hoặc Bộ pháp điển trên thực tế có sự khác nhau ở các nước trên thế giới C ụ thể:

Đối với Bộ luật: thông thường đó là kết quả của việc pháp điển hóa đối với các lĩnh vực pháp luật tương đối ổn định Bộ luật là văn bản vừa có giá trị pháp lý, viện dẫn trong quá trình điều chỉnh các quan hệ xã hội vừa có giá trị tra cứu, thực tiễn lớn

Đối với Bộ pháp điển: thông thường đó là kết quả pháp điển hóa đối với những lĩnh vực phá p luật khi mà tính chất các quan hệ xã hội còn nhiều thay đổi

Ngày đăng: 13/03/2019, 21:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w