1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3

41 828 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 411,46 KB

Nội dung

Để thực hiện tốt việc dạy và học môn Tự nhiên – Xã hội, người giáo viên phảithực hiện đổi mới các phương pháp dạy học sao cho học sinh là người chủ động,nắm bắt kiến thức của môn học một

Trang 1

TIỂU LUẬN Môn: Phương pháp dạy học Tự nhiên – Xã hội

Giảng viên hướng dẫn: Cô Kiều Thị Thu Giang

Hà Nội, năm 2018

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HỆ CƠ QUAN LỚP 3

NGUYỄN TRÀ MY

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NÔI

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

2 Mục đích nghiên cứu

3 Tài liệu tham khảo

4 Danh mục viết tắt

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Tìm hiểu về phương pháp “Bàn tay nặn bột” 1.1 Khái niệm phương pháp “Bàn tay nặn bột”

1.2 Bản chất của phương pháp “Bàn tay nặn bột”

1.3 Các nguyên tắc của phương pháp “Bàn tay nặn bột”

1.4 Tiến trình dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”

1.5 Các kỹ thuật dạy học và rèn luyện kĩ năng cho học sinh trong phương pháp “Bàn tay nặn bột”

Chương 2: Vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học chủ đề Hệ cơ quan 3.1 Mục tiêu dạy học chủ đề Hệ cơ quan lớp 3

3.2 Nội dung chủ đề Hệ cơ quan lớp 3

3.3 Vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học chủ đề Hệ cơ quan lớp 3

PHẦN KẾT LUẬN

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài:

Các môn về Tự niên – Xã hội nhằm giúp học sinh lĩnh hội những tri thức banđầu và thiết thực về con người, tự nhiên và xã hội xung quanh Qua đó, phát triểncho các em năng lực quan sát, năng lực tư duy, lòng ham hiểu biết khoa học và khảnăng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, góp phần hình thành nhân cách cho họcsinh Để thực hiện tốt việc dạy và học môn Tự nhiên – Xã hội, người giáo viên phảithực hiện đổi mới các phương pháp dạy học sao cho học sinh là người chủ động,nắm bắt kiến thức của môn học một cách tích cực sáng tạo góp phần hình thànhphương pháp và nhu cầu tự học, tự phát hiện, tự giải quyết các tình huống có vấn đềđược đặt ra trong bài học Từ đó chiếm lĩnh nội dung mới của bài học, môn học Từthực tế giảng dạy và đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học, tôi thực hiện nghiêncứu về “Vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học chủ đề Hệ cơ quanlớp 3”

Môn Tự nhiên - Xã hội nói chung cung cấp, trang bị cho học sinh những kiếnthức về tự nhiên và xã hội trong cuộc sống hàng ngày xảy ra xung quanh các em.Chủ đề “Hệ cơ quan” của môn Tự nhiên – Xã hội lớp 3 nói riêng cung cấp, trang bịcho học sinh những kiến thức, rèn luyện kĩ năng và giáo dục thái độ về các hệ cơquan (cơ quan hô hấp, cơ quan tuần hoàn, cơ quan bài tiết nước tiểu, cơ quan thầnkinh), vệ sinh các hệ cơ quan và phòng một số bệnh liên quan đến các hệ cơ quanđó

“Phương pháp bàn tay nặn bột” và một trong những phương pháp dạy họctích cực, lấy người học làm trung tâm, là chủ thể của hoạt động chiếm lĩnh những trithức mới Hơn nữa, phương pháp bàn tay nặn bột lại rất phù hợp để dạy học cácmôn Tự nhiên – Xã hội, nhất là với chủ đề có tính trìu tượng như chủ đề hệ cơ quan

ở lớp 3

Trang 4

Khi áp dụng “phương pháp bàn tay nặn bột” giúp học sinh khi học những chủ

đề có tính trừu tượng như chủ đề hệ cơ quan lớp 3 được lĩnh hội kiến thức tự nhiênhơn, dễ hiểu hơn, học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức vì vậy sẽ ghi nhớ được lâu hơn.Nếu không áp dụng phương pháp này, chủ đề về hệ cơ quan sẽ là một chủ đề rấtkhó để triển khai dạy cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ Từ đó dẫn đến học sinh khónắm bắt được nội dung của bài học, ý đồ dạy học của giáo viên không đạt được

Từ những lí do trên tôi thấy “phương pháp bàn tay nặn bột” là một phươngpháp dạy học tích cực, giúp học sinh chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội nhữngkiến thức mới Hơn nữa còn giúp người giáo viên triển khai bài dạy một cách sángtạo, dễ dàng đạt được ý đồ dạy học hơn nhất là đối với chủ đề hệ cơ quan lớp 3 Vìvậy ở bài Tiểu luận này, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu về: “Vận dụng phương pháp

“Bàn tay nặn bột” trong dạy học chủ đề Hệ cơ quan lớp 3”

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài của tôi được xây dựng nhằm đưa ra các kiến thức về “phương phápbàn tay nặn bột” và cách áp dụng phương pháp này vào dạy học chủ đề hệ cơquan môn Tự nhiên – Xã hội lớp 3, giúp người giáo viên nâng cao chất lượngdạy học môn Tự nhiên – Xã hội lớp 3 Giáo viên có thể áp dụng vào trongnhiều các loại bài Tự nhiên – Xã hội Do đó, nếu được áp dụng và sử dụnghiệu quả, các biện pháp này sẽ là một giải pháp hỗ trợ hữu ích cho cả ngườidạy và học

3 Tài liệu tham khảo

1 “Phương pháp bàn tay nặn bột- một phương pháp cần quan tâm” – website

dhsptn.edu.vn

2 Giáo trình “Phương pháp dạy học các môn học về Tự nhiên và Xã hội” –

Nguyễn Thị Thuấn (chủ biên)

3 Giáo trình “Cơ sở Tự nhiên và Xã hội” – Nguyễn Thị Thuấn (chủ biên).

4 Danh mục viết tắt

PPPBTNB Phương pháp bàn tay nặn bột

Trang 5

tổng hợp kiến thức.” Theo “Phương pháp bàn tay nặn bột- một phương pháp cần quan tâm” – website dhsptn.edu.vn.

1.2 Bản chất của phương pháp “Bàn tay nặn bột”

BTNB chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho HS bằng các thí nghiệm tìm tòi– nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trongcuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra,

Trang 6

Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, BTNB luôn coi HS là trung tâmcủa quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiếnthức dưới sự giúp đỡ của GV.

1.3 Các nguyên tắc của phương pháp “Bàn tay nặn bột”

Dạy học theo PPBTNB hoàn toàn khác nhau giữa các lớp khác nhau phụ thuộc vàotrình độ của HS Giảng dạy theo PPBTNB bắt buộc GV phải năng động, không theomột khuôn mẫu nhất định (một giáo án nhất định) GV được quyền biên soạn tiếntrình giảng dạy của mình phù hợp với từng đối tượng HS, từng lớp học Tuy vậy, đểgiảng dạy theo PPBTNB cũng cần phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

1- HS phải hiểu rõ câu hỏi đặt ra hay vấn đề trọng tâm của bài học Để đạt đượcyêu cầu này bắt buộc HS phải tham gia vào các bước hình thành các câu hỏi.2- Tự làm thí nghiệm là cốt lõi của việc tiếp thu kiến thức khoa học

3- Tìm tòi nghiên cứu khoa học đòi hỏi HS nhiều kĩ năng Một trong các kĩnăng cơ bản đó là thực hiện một quan sát có chủ đích

4- Học khoa học không chỉ là hành động với các đồ vật, dụng cụ thí nghiệm mà

HS còn cần phải biết lập luận, trao đổi, biết viết cho mình và người kháchiểu

5- Dùng tài liệu khoa học để kết thúc quá trình tìm tòi – nghiên cứu

6- Khoa học là một công việc cần sự hợp tác

1.4 Tiến trình dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”

- Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề

- Bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu của học sinh

- Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm

- Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu

- Bước 5: Kết luận kiến thức mới

1.5 Các kỹ thuật dạy học và rèn luyện kĩ năng cho học sinh trong phương pháp “Bàn tay nặn bột”

1.5.1 Tổ chức lớp học:

a Bố trí vật dụng trong lớp học:

Ứng dụng vào chuẩn bị cho mỗi tiết học

Thực hiện dạy học khoa học theo PPBTNB có rất nhiều hoạt động theo nhóm Vìvậy nếu muốn tiện lợi cho việc thảo luận, hoạt động nhóm thì lớp học nên được sắpxếp bàn ghế theo nhóm cố định:

Trang 7

- Các nhóm bàn ghế cần sắp xếp hài hòa theo số lượng HS trong lớp;

- Cần chú ý đến hướng ngồi của các HS sao cho tất cả học sinh đều nhìn thấy rõthông tin trên bảng;

- GV nên lưu ý đối với các HS bị các tật quang học ở mắt như cận thị, loạn thị để bốtrí cho các em ngồi với tầm nhìn không quá xa bảng chính, màn hình máy chiếu

- Khoảng cách giữa các nhóm không quá chật, tạo điều kiện đi lại dễ dàng cho HSkhi lên bảng trình bày, di chuyển khi cần thiết;

- Chú ý đảm bảo ánh sáng cho HS;

- Đối với những bài học có làm thí nghiệm thì GV cần có chỗ để các vật dụng dựkiến làm thí nghiệm cho HS Không nên để sẵn các vật dụng làm thí nghiệm lên bàncủa HS trước khi dạy học vì có thể sẽ gây mất tập trung với HS và có thể sẽ làm lộ

ý đồ dạy học của GV khi muốn HS tự đề xuất thí nghiệm nghiên cứu Cũng với các

lí do nói trên mà GV nên thu hồi các đồ dung dạy học không cần thiết (sau khi đã

sử dụng xong cho mục đích dạy học và chuyển nội dung dạy học);

- Mỗi lớp học nên có một tủ đựng đồ dung dạy học cố định (kính lúp, tranh ảnh, môhình, cân, kéo cắt giấy,…) Nếu có điều kiện để thực hiện gợi ý này, GV sẽ khôngphải vất vả di chuyển đồ dung dạy học mỗi khi thực hiện tiết dạy Nếu không làmđược như gợi ý trên, GV có thể để các đồ dung dạy học ở phòng bộ môn hoặcphòng thiết bị GV có thể nhờ HS giúp mình để di chuyển các đồ dung dạy họctrong trường hợp lớp đông và đồ dung dạy học nhiều Cần nhắc nhở HS cẩn thậnkhi di chuyển đồ dùng dạy học, chỉ nên cho HS mang các đồ vật nhẹ, không dễ vỡ,

hư hỏng vì độ tuổi của các em chưa đủ để điều khiển tốt các hoạt động hành vi củamình

- Một số trường hợp có phòng học bộ môn hoặc phòng học đặc biệt thì nên bố trícác vật dụng theo yêu cầu trong phòng này để thuận lợi cho việc dạy học của GV vàHS;

- Chú ý sắp xếp bàn ghế không nên gập ghềnh vì gây khó khăn cho HS khi làm một

số thí nghiệm cần sự cân bằng hoặc gây khó khăn khi viết

b Không khí làm việc trong lớp:

Ứng dụng vào bước 1 trong quá trình dạy học để tạo hứng thú cho HS

PPBTNB cần một không khí làm việc thoải mái, HS có thể tham gia và ham thíchcác hoạt động dạy học

Để có một bầu không khí học tập sôi nổi trong lớp, GV cần xây dựng không khílàm việc và mối quan hệ giữa các học sinh dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và đối xửcông bằng, bình đẳng giữa các HS trong lớp Tránh tuyệt đối luôn khen ngợi quámức một vài HS nào đó hoặc để cho các HS khá, giỏi trong lớp luôn làm thay công

Trang 8

việc của cả nhóm, trả lời tất cả các câu hỏi nêu ra mà không tạo cơ hội làm việc chocác HS khác GV cần phải chú ý bao quát lớp học, khuyến khích các HS có ý tưởngtốt nhưng rụt rè không dám trình bày.

Một không khí làm việc tốt trong dạy học theo PPBTNB có hiệu quả là GV tạođược sự thoải mái cho tất cả các HS, việc học không trở nên là một điều gì đó quácăng thẳng, các HS có thể tham gia và ham thích các hoạt động dạy học được GV tổchức trong lớp như: thực hiện thí nghiệm, suy nghĩ, thảo luận, trao đổi, trình bàybằng lời nói hay viết…

1.5.2 Giúp học sinh bộc lộ quan niệm ban đầu:

Ứng dụng vào bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu của học sinh

Quan niệm ban đầu của HS thường là các quan niệm hay khái quát chung về sựvật, hiện tượng, có thể sai hoặc chưa chính xác về mặt khoa học GV nên khuyếnkhích HS trình bày ý kiến của mình; GV phải biết chấp nhận và tôn trọng nhữngquan điểm sai của HS; không nên có nhận xét đúng – sai sau khi HS trình bày.Nếu một vài HS nào đó nêu ý kiến đúng, GV không nên vội vàng khen ngợi hoặc

có những biểu hiện chứng tỏ ý kiến đó là đúng vì nếu làm như vậy GV đã vô tìnhlàm ức chế các HS khác tiếp tục muốn trình bày biểu tượng ban đầu Biểu tượngban đầu của HS càng đa dạng, phong phú, càng sau lệch với ý kiến đúng thì tiết họccàng sôi nổi, thú vị, gây hứng thú cho HS Do đó, ý đồ dạy học của GV càng dễthực hiện được

Khi HS làm việc cá nhân để đưa ra biểu tượng ban đầu bằng cách viết hay vẽ ragiấy thì GV nên tranh thủ đi một vòng quan sát và chọn nhanh những biểu tượngban đầu không chính xác, sai lệch lớn với kiến thức khoa học Nên chọn nhiều biểutượng ban đầu khác nhau để đối chiếu, so sánh ở bước tiếp theo của tiến trìnhphương pháp Làm tương tự khi HS nêu biểu tượng ban đầu bằng lời nói GV tranhthủ ghi chú những ý kiến khác nhau lên bảng Những ý kiến tương đồng nhau thìchỉ nên ghi lên bảng một ý kiến đại diện vì nếu ghi hết sẽ rất mất thời gian và ghinhiều sẽ gây khó khăn trong việc theo dõi các ý kiến khác nhau của GV cũng nhưcủa HS

Sau khi có các biểu tượng ban đầu khác nhau, phù hợp với ý đồ dạy học, GV giúp

HS phân tích những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa các ý kiến, từ đó hướngdẫn cho HS đặt câu hỏi cho những sự khác nhau đó

1.5.3 Kĩ thuật tổ chức hoạt động thảo luận cho học sinh:

Ứng dụng vào bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thựcnghiệm

Trang 9

Dạy học theo PPBTNB chú trọng nhiều đến hoạt động thảo luận của HS vì như đãnói ở trên hoạt động tìm tòi – nghiên cứu để xây dựng kiến thức mới của HS là kếtquả của hoạt động hợp tác Trong quá trình thảo luận, các HS được kết nối với nhaubằng chủ đề thảo luận và trao đổi xoay quanh chủ đề đó HS cần được khuyến khíchtrình bày ý kiến cá nhân của mình trước các HS khác, từ đó rèn luyện cho HS khảnăng biểu đạt, đồng thời thông qua đó có thể giúp các HS trong lớp đối chiếu, sosánh với suy nghĩ, ý kiến của mình Những ý kiến trái ngược quan điểm luôn là sựkích thích mạnh mẽ cho sự thảo luận sôi nổi của lớp học

Để điều khiển tốt hoạt động thảo luận của HS trong lớp học, ngoài việc tổ chức dạyhọc thoải mái, không gò bó, tạo một không khí làm việc tốt cho HS, GV cần chú ýđến một số gợi ý sau để thực hiện điều khiển hoạt động của lớp học được thànhcông:

- Thực hiện tốt công tác tổ chức nhóm và thực hiện hoạt động nhóm cho HS

- Khi thực hiên lệnh thảo luận nhóm, GV cần chỉ rõ việc thành lập nhóm làmviệc (nhóm nhiều người hay nhóm hai người), nội dung thảo luận là gì? Mụcđích của thảo luận Lệnh yêu cầu của GV càng rõ rang và chi tiết thì HS cànghiểu rõ và thực hiện đúng yêu cầu Không nên đưa ra các lệnh chung chung

- Khi HS thảo luận, cần để không khí lớp học sôi nổi, tất nhiên không có nghĩa

là ồn ào và lộn xộn Nhắc nhở HS trao đổi, thảo luận vừa nghe trong nhóm(đối với thảo luận nhóm nhỏ)

- Trong một số trường hợp, vấn đề thảo luận được thực hiện với tốc độ nhanhbởi có nhiều ý kiến của các HS khá giỏi, GV nên làm chậm tốc độ thảo luậnlại để các học sinh có năng lực yếu hơn có thể tham gia Tất nhiên việc làmchậm lại tùy thuộc vào thời gian của tiết học

- GV nên để một thời gian ngắn (5 – 10 phút) cho HS suy nghĩ trước khi trả lời

để HS có thời gian chuẩn bị tốt các ý tưởng, lập luận, câu chữ Khoảng thờigian này có thể giúp HS xoáy sâu thêm suy nghĩ về phần thảo luận hoặc đưa

ra các ý tưởng mới

- Nếu quan sát thấy một HS nào đó còn rụt rè chưa muốn nêu ý kiến mặc dù

GV cảm nhận được em này đang muốn nói, GV cần khuyến khích, thậm chíchỉ định để HS này mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình GV cũng nên phântích cho HS hiểu là cần phải nêu ý kiến cá nhân của mình để người khác đượcbiết, thông qua đó mọi người có thể so sánh với ý kiến của mình để cùngtranh luận xây dựng kiến thức

- GV tuyệt đối không được nhận xét ngay là ý kiến của nhóm này đúng hay ýkiến của nhóm khác sai Nên quan sát nhanh và chọn nhóm có ý kiến khôngchính xác nhất cho trình bày trước để gây mâu thuẫn, kích thích các nhóm

Trang 10

khác có ý kiến chính xác hơn phát biểu bổ sung Để tránh mất thời gian khicác nhóm có ý kiến bổ sung lặp lại ý kiến nhóm trước, GV yêu cầu các nhómtiếp theo chỉ bổ sung ý kiến khác biệt hoặc bổ sung thêm những ý còn thiếu,làm rõ những ý chưa rõ ràng

- Khi HS trình bày ý kiến chưa đúng, GV không nên chê bai hoặc nhận xét tiêucực để ránh sự rụt rè, xấu hổ của HS Những nhận xét tiêu cực không đúngthời điểm và nhất là khi HS trình bày trước tập thể lớp sẽ phản tác dụng giáodục, gây bất lợi cho quá trình dạy học, vì sau đó HS ngại không chịu phátbiểu hoặc phát biểu miễn cưỡng khi được yêu cầu, gây không khí nặng nềcho lớp học

- Khi một HS có ý kiến ngây ngô, gây cười cho cả lớp hoặc một bộ phận HS,

GV nên chấn chỉnh và phân tích cho HS thấy rằng cần phải tôn trọng ý kiếncủa người khác Việc chấn chỉnh này nên thực hiện một cách nhẹ nhàng

- Khi trả lời hoặc nêu ý kiến cá nhân, đa số HS có thói quen nhìn vào GV vàhướng phần trả lời của mình vào GV GV chú ý nhắc nhở nhẹ nhàng để HSbiết là mình đang thảo luận với các bạn trong lớp chứ không phải đang thảoluận với GV

- Như đã nói, vai trò của GV trong PPBTNB, cũng giống như đối với cácphương pháp dạy học tích cực khác, đó là hướng dẫn Người GV không phải

là trung tâm của quá trình dạy học, chỉ nói và đặt câu hỏi mà ngược lại, giáoviên nên nói ít cũng như hạn chế đưa ra những câu trả lời chuẩn xác cho HS.Điều quan trọng ở đây là GV hướng dẫn cho HS thảo luận, giúp các em tìmthấy được sự thống nhất ý kiến và khuyến khích HS thảo luận tích cực

- Khi HS bế tắc trong thảo luận, GV có thể gợi ý thêm bằng các câu hỏi gợi ýhoặc những câu khẳng định mang tính chất dẫn dắt để HS chú ý đến những

dữ liệu, thông tin, đặc điểm liên quan đến việc tìm ra câu trả lời

- Cho phép HS thảo luận tự do, tuy nhiên GV cần hướng dẫn HS tới các kếtluận khoa học chính xác của bài học

- Trong quá trình thảo luận mở theo tinh thần phương pháp bàn tay nặn bột HS

có thể sẽ đặt ra những câu hỏi khó, vượt ngoài tầm kiến thức trong chươngtrình hoặc những câu hỏi mà với những thí nghiệm thực hiện không thể tìm

ra câu trả lời hay chứng minh, thậm chí đôi khi GV gặp những câu hỏi khóvượt khả năng kiến thức của mình để trả lời cho HS Cách giải quyết khi điềukhiển thảo luận là GV nên ghi lại những câu hỏi trên bảng, có thể sắp xếptheo một tiêu chí nào đó tùy theo mục đích dạy học hoặc phân thành hainhóm: nhóm câu hỏi có thể trả lời qua việc thực hiện thí nghiệm, tìm tòi,nghiên cứu của HS và nhóm câu hỏi không thể tìm thấy câu trả lời qua việc

Trang 11

thực hiện thí nghiệm, HS sẽ tìm được câu trả lời từ giáo viên, từ các nhà khoahọc, từ sách báo, tài liệu hoặc internet.

1.5.4 Kĩ thuật tổ chức hoạt động nhóm trong phương pháp bàn tay nặn bột:

Ứng dụng vào bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu

Hoạt động nhóm giúp HS làm quen với phong cách làm việc hợp tác với nhau giữacác cá nhân Kĩ thuật hoạt động nhóm được thực hiện ở nhiều phương pháp dạy họckhác, không phải một đặc trưng của PPBTNB Tuy nhiên, trong việc dạy học theoPPBTNB, hoạt động nhóm được chú trọng nhiều và thông qua đó giúp HS làm quenvới phong cách làm việc khoa học, rèn luyện ngôn ngữ cho HS

Yêu cầu khi chia nhóm cho học sinh theo phương pháp bàn tay nặn bột:

- Mỗi nhóm không được quá nhiều HS: nhóm làm việc lí tưởng là từ 4 – 6 HS

Vì khi số lượng đông sẽ có một số HS không có cơ hội làm việc nếu các HSnày rụt rè hoặc một số HS sẽ không chịu làm việc do chây lười

- Mỗi nhóm HS cần được tổ chức gồm một nhóm trưởng – là người đại diệncho nhóm trình bày trước lớp các ý kiến, quan điểm của nhóm mình và mộtthư kí để ghi chép chung các phần thảo luận của nhóm hay phần trình bày ragiấy

- Trong quá trình HS thảo luận theo nhóm, GV nên di chuyển đến các nhóm,tranh thủ quan sát hoạt động của các nhóm GV không nên đứng một chỗ trênbàn giáo viên hoặc bục giảng để quan sát lớp học Việc di chuyển của GV cóhai mục đích cơ bản: quan sát, bao quát lớp, làm cho HS hoạt động nghiêmtúc hơn vì có GV tới; khịp thời phát hiện những nhóm thực hiện lệnh thảoluận sai để điều chỉnh hoặc tranh thủ chọn ý kiến kém chính xác nhất của mộtnhóm nào đó để yêu cầu phần trình bày đầu tiên trong phần thảo luận, cũngnhư nhận biết nhanh ý kiến của nhóm nào chính xác nhất để trình bày saucùng

- Trong quá trình quan sát, khi phát hiện nhóm nào thực hiện sai lệnh thì GVchỉ nên nói nhỏ, đủ nghe cho nhóm đó để điều chỉnh lại hoạt động, không nênnói to làm ảnh hưởng và phân tán sự chú ý của các nhóm khác

1.5.5 Kĩ thuật đặt câu hỏi của giáo viên:

Ứng dụng vào bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu

Trong dạy học theo PPBTNB, câu hỏi của GV đóng một vai trò quan trọng trong

sự thành công của phương pháp và thực hiện tốt ý đồ dạy học Một câu hỏi “tốt” cóthể giúp HS xác định rõ phần trả lời của mình và làm tiến trình dạy học đi đúnghướng Người ta gọi những câu hỏi này là “câu hỏi mở” vì nó kích thích một “hànhđộng mở”, khuyến khích HS suy nghĩ tới những câu hỏi riêng của HS và phương án

Trang 12

trả lời những câu hỏi đó Trong dạy học GV thường sử dụng các câu hỏi nêu vấn đề

và câu hỏi gợi ý

+ Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học hay môđun kiến thức Câu hỏinêu vấn đề là câu hỏi đặc biệt nhằm định hướng học sinh theo chủ đề của bài họcnhưng cũng đủ “mở” để kích thích sự tự vấn của học sinh Chất lượng của câu hỏinêu vấn đề sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ý đồ dạy học ở các bước tiếp thoe của tiến trìnhphương pháp và sự thành công của bài học

+ Câu hỏi gợi ý là các câu hỏi được đặt ra trong quá trình làm việc của HS Câuhỏi gợi ý có thể là câu hỏi “ít mở” hơn hoặc là dạng “câu hỏi đóng” Vai trò của nónhằm gợi ý, định hướng cho HS rõ hơn hoặc kích thích một suy nghĩ mới của HS.Giáo viên đặt các câu hỏi gợi ý tùy thuộc vào tình huống xảy ra trong lớp học, xuấtphát từ hoạt động học của HS (làm thí nghiệm, thảo luận,…)

Một số lưu ý khi đặt câu hỏi cho học sinh:

- Khi đặt câu hỏi nên để một thời gian ngắn cho HS suy nghĩ hoặc có thời gian traođổi nhanh với các HS khác, từ đó giúp HS tự tin hơn khi trình bày và trình bàymạch lạc hơn khi có thời gian chuẩn bị;

- Tuyệt đối không được gọi tên HS sau đó mới đặt câu hỏi;

- Khi nêu câu hỏi, GV cần nói to, rõ Nếu trường hợp HS chưa nghe rõ câu hỏi thìphải nhắc lại, tuy nhiên không nên nhắc lại nhiều lần vì làm như vậy sẽ phân tán HS

do HS tưởng rằng GV đưa ra câu hỏi mới;

- Câu hỏi không nên quá dài vì như vậy HS sẽ không thể nắm bắt yêu cầu của câuhỏi

- Đối với các câu hỏi gợi ý, GV nên đặt câu hỏi ngắn, yêu cầu trong một phạm vihẹp mà mình muốn gợi ý cho HS Nếu là những câu hỏi gợi ý cho một nhóm khicác HS đang thảo luận thì chỉ nên nói với một âm lượng vừa đủ cho nhóm này nghe

để tránh phân tán suy nghĩ của các nhóm khác không liên quan

- Trong khi điều khiển tiết học

1.5.6 Rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh thông qua dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột:

Ứng dụng vào bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thựcnghiệm và bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu

Mặc dù phương pháp bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học dựa trên thựcnghiệm tìm tòi - nghiên cứu, nhưng ngoài việc làm thực nghiệm, khám phá kiếnthức, HS cần được chú ý rèn luyện ngôn ngữ nói và viết Đây là một đặc điểm quantrọng của phương pháp và cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong dạy học khi mà

HS đang trong quá trình phát triển ngôn ngữ

Trang 13

Dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột là sự hòa quyện ba phần gần như tươngđương nhau đó là thực nghiệm, nói và viết Phương pháp bàn tay nặn bột yêu cầudthời gian để ghi chép cá nhân, để thảo luận xây dựng tập thể những câu thuật lạikiến thức đã được trao đổi và học cách thức sử dụng các cách thức viết khác nhau.

1.5.7 Kĩ thuật chọn ý tưởng, nhóm ý tưởng của học sinh

Trong các tiết học theo phương pháp bàn tay nặn bột, ý kiến phát biểu của HS rất đadạng, vì vậy đòi hỏi người GV phải nắm bắt ý kiến phát biểu của từng HS, từngnhóm và phân loại những ý tưởng đó để thực hiện được ý đồ dạy học

Khi chọn ý tưởng và nhóm ý tưởng của HS, GV cần lưu ý những điểm sau:

- Cho HS phát biểu tự do, không nhận xét đúng, sai các ý kiến đó ngay sau khi

HS phát biểu

- Khi HS nêu ý tưởng phải tránh trùng lặp ý tưởng, gây mất thời gian

- Đối với những ý tưởng phức tạp hay có nhiều ý kiến khách biệt, GV có thểghi chú lại để tiện quan sát, khi ghi chú có thể ghi những ý kiến chung gầnnhau để tiện cho việc nhận xét của HS

- Đối với những biểu tượng ban đầu được học sinh trình bày bằng hình vẽ, sơ

đồ, mô tả bằng cách viết vào vở thực hành, GV phải quan sát và chọn cáchình tiêu biểu, có những điểm sai lệch rõ rệt nhất để trình bày, giúp HS dễ sosánh, nhận xét

- Việc nhóm ý tưởng, GV nên có chủ ý nhanh, nhưng nên để cho một, hai HSnhận xét các ý kiến mà HS khác vừa nêu Sau đó, GV có thể giúp HS thấy rõnhững khác biệt của ý tưởng, tạo sự thắc mắc để HS đề xuất các thí nghiệmkiểm chứng

- Khi yêu cầu HS phát biểu cần chú ý về mặt thời gian, hướng dẫn HS trả lờivào thẳng câu hỏi, không trả lời vòng vo mà trả lời ngắn gọn, đủ ý

- Ý kiến của HS càng khác biệt, càng sai lệch với kiến thức đúng thì tiết họccàng sôi nổi, Gv cũng dễ điều khiển tiết học hơn

- Khi yêu cầu HS nhận xét ý kiến của HS trước, không yêu cầu nhận xét đúng/sai, nên hướng “đồng ý và có bổ sung” hoặc “không đồng ý và có ý kiếnkhác”

- GV cần tóm tắt ý tưởng của HS khi viết ghi chú trên bảng

1.5.8 Kĩ thuật hướng dẫn học sinh đề xuất thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu hay phương án tim câu trả lời.

- Đối với ý kiến hay vấn đề đặt ra đơn giản, ít phương án, thí nghiệm chứng minhthì GV có thể cho HS trả lời trực tiếp phương án mà HS đề xuất

Trang 14

- Đối với các ý kiến phức tạp, thí nghiệm cần thực hiện để kiểm chứng, HS khó đềxuất đầy đủ và chuẩn xác, GV có thể chuẩn bị một loạt các vật dụng liên quan đếnviệc làm thí nghiệm sau đó yêu cầu các nhóm lên lấy các đồ dùng cần thiết để làmthí nghiệm.

- Phương án tìm câu trả lời hay thí nghiệm kiểm chứng đều xuất phát từ những khácbiệt của ý tưởng ban đầu của HS GV nên xoáy sâu vào những điểm khác biệt đó đểgiúp HS đặt câu hỏi thắc mắc, thôi thúc HS đề xuất các phương án để tìm ra câu trảlời

- Một số phương án tìm câu trả lời có thể không phải làm thí nghiệm mà tìm câu trảlời bằng cách nghiên cứu các tài liệu: SGK, quan sát trên vật thật, trên mô hình,tranh vẽ,

- GV nên giúp các em suy nghĩ đơn giản với các vật liệu thí nghiệm thân thiện, gầngũi, quen thuộc

- Khi HS đề xuất phương án tìm câu trả lời, GV không nên nhận xét đúng,sai mànên hỏi ý kiến các HS khác nhận xét,phân tích

- GV cũng nên chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống HS không nêu được phương ánhoặc phương án đưa ra quá ít, nghèo nàn về ý tưởng

1.5.9 Kĩ thuật hướng dẫn HS sử dụng vở thực hành

- Yêu cầu HS chuẩn bị vở thực hành cẩn thận

- Yêu cầu HS nên dùng ít nhất 2 màu mực thống nhất từ đầu đến cuối

- Khi vẽ, có thể dùng bút chì để dễ tẩy xóa

- Ghi thời gian học vào đầu trang vở khi bắt đầu tiết học có sử dụng vở thực hành

đó để lấy thông tin, nhắc nhở HS bám vào mục đích của thí nghiệm

- Đối với các thí nghiệm cần đo đạc và lấy số liệu, GV yêu cầu HS ghi chép lại các

số liệu để từ đó rút ra nhận xét

Trang 15

- Cùng một thí nghiệm kiểm chứng nhưng với các nhóm khác nhau, HS có thể bố tríthí nghiệm khác nhau theo quan niệm của các em, GV không được nhận xét đúng,sai và cũng không có biểu hiện để HS biết ai đang làm đúng, ai đang làm sai.Khuyến khích HS độc lập thực hiện giữa các nhóm.

1.5.11 So sánh, đối chiếu kết quả thu nhận được với kiến thức khoa học

Ngoài việc hướng dẫn HS hình thành kiến thức, GV cũng nên giới thiệu thêm sách,tài liệu hay thông tin trên internet mà HS có thể có điều kiện tiếp cận được để giúpcác em hiểu sâu hơn về kiến thức đã học, không bằng lòng và dừng lại với nhữnghiểu biết yêu cầu trong chương trình, GV phải biết lựa chọn tài liệu đơn giản, dễhiểu, phù hợp cho HS tham khảo và không xem đấy là yêu cầu bắt buộc

1.5.12 Đánh giá HS trong dạy học theo PPBTNB:

- Đánh giá HS qua quá trình thảo luận, trình bày, phát biểu ý kiến tại lớp học

- Đánh giá HS trong quá trình làm thí nghiệm

- Đánh giá HS thông qua sự tiến bộ nhận thức của HS trong vở thực hành

Chương 2: Vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học chủ đề Hệ

- Học sinh chỉ và nói tên các bộ phận của các cơ quan trên sơ đồ

- HS giữ vệ sinh các cơ quan trong cơ thể

- HS phòng tránh được một số bệnh thường gặp ở các cơ quan

c Thái độ:

- HS yêu thích, hứng thú với môn học

Trang 16

- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ quan trong cơ thể.

3.2 Nội dung chủ đề Hệ cơ quan lớp 3

a Cơ quan hô hấp:

- Nhận biết trên sơ đồ tên, vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp.

- Tập thở sâu, thở không khí trong sạch

- Phòng một số bệnh lây qua đường hô hấp

b Cơ quan tuần hoàn:

- Nhận biết trên sơ đồ tên, vị trí các bộ phận của cơ quan tuần hoàn

- Hoạt động lao động và tập thể dục, thể thao vừa sức

- Phòng bệnh tim mạch

c Cơ quan bài tiết nước tiểu:

- Nhận biết trên sơ đồ tên, vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu

- Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu

d Cơ quan thần kinh:

- Nhận biết trên sơ đồ tên, vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh

- Biết hoạt động, sinh hoạt điều độ

3.3 Vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học chủ đề Hệ cơ quan lớp 3

Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề

*Yêu cầu:

- Là một tình huống do GV chủ động đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài học

- Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học

- Câu hỏi phải phù hợp với trình độ HS, gây mẫu thuẫn nhận thức và kích thích tính

tò mò của HS

- GV phải dung câu hỏi mở, tuyệt đối không được dung câu hỏi đóng

Ví dụ: Bài 6 “Máu và cơ quan tuần hoàn”

Trang 17

- GV dẫn dắt: “Em đã bị đứt tay hoặc trầy da bao giờ chưa? Khi bị đứt tayhoặc trầy da, bạn nhìn thấy gì ở vết thương? Các em đã bao giờ thắc mắcrằng cơ quan nào có nhiệm vụ vận chuyển máu đi khắp cơ thể không? Để giảiđáp cho thắc mắc này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vào bài học ngày hôm nay,bài 6: Máu và cơ quan tuần hoàn”.

Bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu của học sinh

*Yêu cầu:

- GV khuyến khích HS nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về sự vật,hiện tượng mới

- GV cho HS trình bày bằng nhiều hình thức: viết, vẽ, nói,…

- GV không nhất thiết phải chú ý tới các quan niệm đúng, cần phải chú trọng đếncác quan niệm sai

Ví dụ: Bài 6 “Máu và cơ quan tuần hoàn

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

-Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm “Cô

sẽ phát cho mỗi nhóm 1 mô hình người,

nhiệm vụ của các em sẽ thảo luận với

nhau, vẽ và chú thích các bộ phận của

cơ quan tuần hoàn Theo các em cơ

quan tuần hoàn gồm những thành phần

nào và vị trí cụ thể của chúng ra sao

Thời gian thảo luận của mỗi nhóm là

8ph.”

-Mời đại diện của mỗi nhóm lên trình

bày ý tưởng của nhóm mình

-Mời HS nhận xét các phần trình bày

-HS hoạt động theo nhóm

-Đại diện mỗi nhóm lên trình bày

-HS nhận xét, bổ sung

Trang 18

Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.

*Yêu cầu:

a Đề xuất câu hỏi:

- Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu, GV giúp HS đề xuất câuhỏi

- GV cần khéo léo chọn lựa một số biểu tượng ban đầu khác biệt trong lớp, từ đó

HS đặt câu hỏi liên quan đến bài học để giúp HS so sánh

b Đề xuất phương án thực nghiệm nghiên cứu:

- Từ những câu hỏi của HS, GV nêu câu hỏi cho HS đề nghị các em đề xuất thựcnghiệm để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi đó

- GV ghi chú lên bảng các đề xuất của HS để các ý kiến không trùng lặp

- Khuyến khích HS tự đánh giá ý kiến của nhau hơn là ý kiến của GV nhận xét

Ví dụ: Bài 6 “ Máu và cơ quan tuần hoàn”

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

-Mời HS nêu những câu hỏi thắc mắc

-GV hướng dẫn HS đề xuất phương án

để kiểm chứng

-GV chốt lại phương án: xem video clip

giới thiệu về cơ quan tuần hoàn

-HS nêu câu hỏi

-HS đề xuất phương án-HS lắng nghe

Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu

*Yêu cầu:

- Quan sát, mô hình và ưu tiên thực nghiệm trên vật thật

- Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu, GV giúp HS đề xuất câuhỏi

- GV cần khéo léo lựa một số biểu tượng ban đầu khác biệt trong lớp từ đó HS đặtcâu hỏi liên quan đến bài học để giúp hs so sánh

Ví dụ: Bài 6 “Máu và cơ quan tuần hoàn”

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

-GV cho HS xem video -HS xem video

Bước 5: Kết luận kiến thức mới

Ví dụ: Bài 6 “Máu và cơ quan tuần hoàn”

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

Trang 19

-GV nêu yêu cầu

“Vừa rồi lớp mình đã được xem video

giới thiệu về cơ quan tuần hoàn, vậy

bây giờ chúng ta tiếp tục làm việc theo

nhóm, nhiệm vụ của các nhóm là thảo

luận và ghi chú lại vị trí, trên của các

bộ phận trong cơ quan tuần hoàn vào

phiếu thảo luận nhóm Thời gian dành

cho mỗi nhóm là 5 phút”

-GV mời đại diện các nhóm lên trình

bày phần thảo luận của nhóm mình

-Mời HS nhận xét

-GV chốt kết luận đúng: Cơ quan tuần

hoàn gồm tim và các mạch máu Tim

luôn co bóp đẩy máu vào hai vòng tuần

* Bài 1: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp

Trang 20

- Học sinh chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ.

- Học sinh chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào, thở ra

1.3 Thái độ:

Học sinh hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống con người

- Học sinh hứng thú và yêu thích môn học

II Chuẩn bị:

2.1 Chuẩn bị của giáo viên:

- Phiếu học tập, tranh phóng to hình 2,3 trong SGK/trang 5 không có chú thích

- Phần thưởng

-Video giới thiệu về cơ quan hô hấp, cảnh tập dưỡng sinh

- Powerpoint trình chiếu bài dạy và thiết kế trò chơi

2.2 Chuẩn bị của học sinh:

+ Mọi người đang tậpdưỡng sinh

+ Không khí rất thanhbình

+ Tập dưỡng sinh rất

Ngày đăng: 13/03/2019, 21:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w