Những nguyên nhân chuyển biến của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thành chủ nghĩa tư bản độc quyền - Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển qua hai giai đoạn: Giai đoạn chủ n
Trang 1Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân
Lớp học phần: Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2 (216)-45
NHÓM THUYẾT TRÌNH I Nội dung thuyết trình:
Chương VI: Học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước
Phần I: Chủ nghĩa tư bản độc quyền
1 Những nguyên nhân chuyển biến của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thành chủ nghĩa tư bản độc quyền
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển qua hai giai đoạn: Giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền
Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện do những nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất: Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của khoa học – kỹ
thuật đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn
Thứ hai: Những thành tựu khoa học – ký thuật, một mặt làm xuất hiện những ngành
sản xuất mới đòi hỏi xí nghiệp phải có quy mô lớn; mặt khác, nó dẫn đến tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy tư bản, thúc đẩy phát triển sản xuất lớn
Thứ ba: Trong điều kiện phát triển của khoa học- kỹ thuật, sự tác động của các quy
luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản như quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy, ngày càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn
Thứ tư: Cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến kĩ thuật, tăng
quy mô tích lũy để thắng thế trong cạnh tranh Đồng thời, cạnh tranh gay gắt làm cho các nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản, còn các nhà tư bản lớn phát tài, làm giàu với số
tư bản tập trung và quy mô xí nghiệp ngày càng to lớn
Thứ năm: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa
làm phá sản hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy nhanh chóng quá trình tích lũy
và tập trung tư bản
Thứ sáu: Sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành đòn bẩy
mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền
==>>V.I.Lênin khẳng định : “Cạnh tranh tự do sinh ra tích tụ và tập trung sản xuất,
tích tụ và tập trung sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền” VD: Ngày 20/08/1976, Vinamilk được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy
Trang 2- Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost).
- Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina)
- Nhà máy sữa Bột Dielac (tiền thân là nhà máy sữa bột Nestle') ( Thụy Sỹ)
2 Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản đôc quyền
a Sự tập trung sản xuất và các tổ chưc độc quyền
-Là đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc
-Điều này dẫn đến : +) có ít xí nghiệp lớn
+) cạnh tranh gay gắt bởi các xí nghiệp lớn
Sự thỏa hiệp , thỏa thuận dẫn đến khuynh hướng tổ chức độc quyền
- Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá nào đó nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao
-Những hình thức độc quyền cơ bản là: cácten, xanhđica, tờrớt, côngxoócxiom
* Hình thức độc quyền Các ten : Là liên minh độc quyền về giá cả, quy mô sản
lượng, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán Tuy nhiên họ vẫn độc lập về sản xuất và lưu thông nên liên minh độc quyền không vững chắc
- Ví dụ : khi tham gia vào hình thức này các nhà tư bản sản xuất sản phẩm phải
thỏa thuận giá bán ở các khu vực khác nhau như nhà sản xuất A bán ở TP là
100000 đồng thì , nhà sản xuất B bán ở ngoại thành là 100000 đồng và nhà sản xuất C bán ở nông thôn là 100000 đ
* Hình thức Xanhđica : Các tổ chức tham gia thì vẫn giữ độc lập về sản xuất nhưng
mất độc lập về lưu thông Mục đích của xanhđica là thống nhất đầu mối mua và bán
để mua nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng hoá với giá đắt nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.Hình thức này phát triển hơn, ổn định và mạnh mẽ hơn so với Cacten và
mạnh ở Nga và Đức Ở hình thức này người cung cấp nguyên liệu và người tiêu dùng bị thiệt và nhà tư bản thì được lợi.
- Ví dụ : Nhà tư bản nguyên liệu từ thành phố A nhưng lại bán sản phẩm trên
khắp đất nước
* Hình thức Tơ rớt : hình thức độc quyền cao hơn hai hình thức trên, thống nhất cả
việc sản xuất và tiêu dùng tài vụ do một ban quản trị quản lý Các nhà tư bản tham gia thu lợi nhuận theo cổ phần
=> Như vậy, người tham gia vào Tơrớt mất hết độc lập cả trong SX lẫn trong LT Họ trở thành cổ đông thu lợi tức cổ phần
- Đây là hình thức tổ chức độc quyền hoàn thiện vì tất cả hoạt động của các nhà
TB bây giờ (SX cái gì, bán ở đâu, giá bao nhiêu?) căn cứ vào quy định của hội đồng quản trị Tơrớt là hình thức tổ chức độc quyền mang tính bản chất nhất, cốt lõi nhất
và ổn định nhất vì nó khắc phục được những thiếu sót của các hình thức độc quyền khác Đây là hình thức đánh dấu bước ngoặt của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa,
sở hữu tư nhân chuyển thành sở hữu tập thể
Trang 3* Hình thức Công xooc xiom : trình độ cao và quy mô lớn hơn các hình thức độc
quyền trên Liên minh giữa các tổ chức trình độ và quy mô lớn Bao gồm cả các nhà
tư bản , các xanhđi ca, tơ rớt thuộc các ngành khác nhưng liên quan với nhau như kinh tế, khoa học kỹ thuật … tạo thành một liên kết dọc, phụ thuộc về tài chính vào nhóm tư bản kếch xù Nguời đứng đầu thường là một ngân hàng tài chính cỡ lớn
- Ví dụ : nhà sản xuất giấy liên kết với nhà sản xuất đường từ mía hay đồ gỗ
b Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính
b1 Tư bản tài chính
* Nguồn gốc:
- Cùng với quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp cũng diễn
ra quá trình tích tụ và tập trung tư bản trong Ngân hàng dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền ngân hàng
- Quy luật tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng cũng giống như trong công
nghiệp, do quá trình cạnh tranh các ngân hàng vừa và nhỏ bị thôn tính, dẫn đến hình thành những ngân hàng lớn.Khi sản xuất trong công nghiệp tích tụ ở mức độ cao, nó
sẽ tìm kiếm các ngân hàng lớn hơn, thích hợp với điều kiện tài chính và tín dụng của mình Điều này dẫn đến các ngân hàng nhỏ phải chấm dứt sự tồn tại của mình hoặc sáp nhập vào ngân hàng lớn Quá trình này thúc đẩy các tổ chức độc quyền ngân hàng
ra đời
- Độc quyền Ngân hàng là những hình thức tổ chức liên minh của các tư bản ngân hàng nhằm chi phối các hoạt động tài chính, tín dụng, ngân hàng để thu lợi nhuận độc quyền cao.
Vd: Giai đoạn 1997-2004 xuất hiện nhiều vụ sáp nhập cảu ngân hàng thương mại cổ
phần nông thông vào ngân hàng thương mai cổ phần đô thị như Ngân hàng Tân Hiệp sáp nhập vào Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Thạnh Thắng sáp nhập vào Ngân Hàng Sài Gòn thương tín, Nguyên nhân những vụ sáp nhập này là do những ngân hàng nhỏ hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, mặt khác những ngân hàng nông thôn này muốn sáp nhập để phát triển thành ngân hàng thương mại đô thị mạnh hơn
- Sự hình thành các tổ chức độc quyền ngân hàng gắn liền với vai trò mới của ngân hàng Từ chỗ là trung tâm phát hành và quản lý tiền tệ, là trung tâm thanh toán,
ngân hàng có thêm chức năng kiểm soát và giám sát các hoạt động kinh tế Từ đó
quá trình xâm nhập tương ứng trở lại của các độc quyền công nghiệp vào ngân hàng diễn ra, đó là quá trình độc quyền hóa trong công nghiệp và trong ngân hàng xoắn
xuýt với nhau và thúc đẩy lẫn nhau làm nảy sinh một thứ tư bản mới là tư bản tài chính.
=> Theo Lê-nin : “Tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít ngân hàng đốc quyền lớn nhất, với tư bản của những liên minh độc quyền các nhà công nghiệp”
b2 Đầu sỏ tài chính
* Sự hình thành
Trang 4- Trong TB tài chính, có một nhóm nhỏ gồm những nhà TB giàu có nhất, có thế lực nhất được gọi là bọn đầu sỏ tài chính
- Đầu sỏ tài chính là tư bản tài chính được nhân cách hoá, bọn đầu sỏ tài chính
có đầy đủ sức mạnh và bản chất mà tư bản tài chính truyền cho Chúng trực tiếp nắm
và khống chế toàn bộ sự phát triển của nền KTQD Từ quyền lực kinh tế, đầu sỏ tài chính thâu tóm cả quyền lực chính trị, xã hội, biến bộ máy nhà nước thành công cụ phục vụ cho lợi ích của mình
* Cơ chế thống trị
- Chế độ tham dự: là chế độ kiểm soát của một công ty lớn nhất với tư cách là một công ty gốc (hay là công ty mẹ) đối với những công ty khác, dựa trên cơ sở nắm số cổ phiếu TB tài chính, số cổ phiếu khống chế thường là trên 50% tổng số cổ phiếu của công ty gốc
- Ngoài chế độ tham dự, TB tài chính còn sử dụng những thủ đoạn như: lập công ty mới, phát hành trái khoán, kinh doanh công trái, đầu cơ chứng khoán có giá ở sở giao dịch, đầu cơ ruộng đất… để thu được lợi nhuận độc quyền cao
* Thế lực
- Kinh tế: nắm các mạch quan trọng, các ngành then chốt
- Chính trị: chi phối mọi đường lối đối nội và đối ngoại Chúng chi phối các cơ quan nhà nước và biến nó thành phúc lợi cho mình Sự thống trị của tài phiệt là nguyên nhân nảy sinh các chủ nghĩa phản động như phát xít, quân phiệt, việc chạy đua vũ trang và chiến tranh ở các nước đang phát triển
VD: Ukraine: Cuộc chơi của giới đầu sỏ tài chính
Theo lãnh đạo đảng đối lập Vitali Klitschko ở đây, điều duy nhất các đầu sỏ tài chính mong muốn là việc tạo ra các quy định rõ ràng để “đảm bảo rằng họ có thể giữ được tài sản.”
c) Xuất khẩu tư bản
- Theo Lênin : xuất khẩu tư bản là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyển còn đặc
điểm của giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh là xuất khẩu hàng hóa
+ Xuất khẩu tư bản là đầu tư tư bản ra nước ngoài nhằm mục đích sản xuất giá trị thặng dư tại nước sở tại
VD: Công ty cử người sang nước ngoài xây dựng công ti con để làm ăn và thu về lợi
nhuân cho công ti trong nước
+ Xuất khẩu hàng hóa là mang hàng hóa ra nước ngoài để thực hiện giá trị và giá trị thặng dư
VD: xuất khẩu quần áo, bánh kẹo ra nước ngoài để thu lại giá trị và giá trị thặng dư.
- Động cơ của Xuất khẩu tư bản:
Trang 5+ Một số ít nước tư bản phát triển đã tích lũy được một khối lượng tư bản lớn và có tình trạng một số “tư bản thừa” tương đối cần tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận so với đầu tư trong nước
+ Bởi do tiến bộ kĩ thuật nên các nước tư bản phát triển có cấu tạo hữu cơ tư bản tăng, tỉ suất lợi nhận thấp trong khi những nước lạc hậu về kinh tế, rất thiếu tư bản nên tỉ suất lợi nhuận cao và rất hấp dân đối với các nhà đầu tư tư bản
- Về hình thức đầu tư, XK tư bản có thể chia thành XK tư bản hoạt động(đầu tư trực
tiếp) và xuất khẩu tư bản cho vay(đầu tư gián tiếp)
- XK tư bản trực tiếp là đưa tư bản ra nước ngoài để trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận cao
- XK tư bản gián tiếp là hình thức cho chính phủ,thành phố hay một ngân hàng ở nước ngoài vay tư bản tiền tệ có thu lãi
- Về chủ sở hữu tư bản, XK tư bản có thể chia thành XK tư bản nhà nước và XK tư
bản tư nhân
+ XK tư bản nhà nước là nhà nước tư bản độc quyển dùng nguồn vốn từ ngân quỹ của mìn để đầu tư vào nước nhập khẩu tư bản nhằm thực hiện những mục tiêu về kinh tế, chính trị và quân sự
+ XK tư bản tư nhân là hình thức XK tư bản do tư nhân thực hiên Nó thường được đầu tư vào những ngành kinh tế có vòng quay tư bản ngắn và thu dc lợi nhuận độc quyền cao
- Ảnh hưởng của XK tư bản:
+ Tiêu cực: Là công cụ để bành trướng sự thống trị, nô dịch của tư bản tài chính trên phạm vi toàn thế giới
+ Tích cực: Tác động tích cực đến nền kinh tế các nước nhập khẩu, thúc đẩu quá trình chuyển biến từ cơ cấu kinh tế thuần nông thành nông-công-nghiệp
d Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền
∗Đặc điểm phân chia thế giới về mặt kinh tế
- Quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản tăng lên cả
về quy mô và phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tập đoàn tư bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế
- Thực chất sự phân chia thế giới về mặt kinh tế là sự phân chia thị trường tiêu thụ hàng hóa và đầu tư
Dưới chủ nghĩa tư bản, thị trường trong nước luôn luôn gắn với thị trường ngoài nước Trong thời đại tư bản độc quyền, vấn đề thị trường ngày càng trở nên đặc biệt gay gắt, do đó nhu cầu về thị trường ngoài nước tăng lên rất lớn Trong điều kiện này, các độc quyền không đơn thuần cần thị trường tiêu thụ mà cần thị trường có sự đảm bảo, ổn định thường xuyên, ngăn được mọi kẻ cạnh tranh
- Sự đụng độ trên trường quốc giữa các đế quốc dân tộc có sức mạnh kinh tế to lớn
và được sự ủng hộ của nhà nước “của mình”, cuộc đấu tranh ác liệt giữa chúng tất
Trang 6trong những lĩnh vực hoặc những thị trường nhất định Sự thỏa hiệp và cạnh tranh giữa các đế quốc dân tộc của các nước tư bản khác nhau đã dẫn đến sự hình thành các độc quyền quốc tế và sự phân chia về kinh tế giữa chúng
- Sự hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế đánh dấu một giai đoạn tích tụ và tập trung tư bản cao hơn, vì quá trình tích tụ và tập trung tư bản đã dẫn tới quy mô sản xuất vượt ra khỏi biên giới quốc gia
Như vậy, các tổ chức độc quyền quốc tế có vai trò to lớn thúc đẩy quá trình xã hội hóa xã hội, ứng dụng khoa học kỹ thuật ngày một hiện đại hơn
∗ Sự phân chia thị trường trong thời đại ngày nay
- Chủ thể phân chia thị trường thế giới không chỉ có các tổ chức độc quyền quốc gia
mà bên cạnh đó còn có các nhà nước, quốc gia, dân tộc tư bản phát triển và đang phát triển
Do tính toàn cầu của nền kinh tế nên kinh tế thế giới về kinh tế thế giới ngày càng tăng, sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các liên minh độc quyền quốc tế có bước phát triển mới Để bảo vệ lợi ích của mình, các liên minh độc quyền quốc tế sử dụng các nhà nước nhằm chi phối các tổ chức kinh tế khu vực
- Kết quả của sự phân chia kinh tế thế giới hình thành các liên minh và khối liên kết khu vực
VD: Điển hình của loại liên minh này là Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), Ngoài
ra còn có NAFTA (Khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ), ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á), OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ)…
đ, Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc:
Sự phân chia thế giới về kinh tế được củng cố và tăng cường bằng việc phân chia thế giới về lãnh thổ
-V.I Lênin đã chỉ ra rằng : “Chủ nghĩa tư bản phát triển càng cao, nguyên liệu càng thiếu thốn, sự cạnh tranh càng gay gắt và việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu trên toàn thế giới càng ráo riết, thì cuộc đấu tranh để chiếm thuộc địa càng quyết liệt hơn.”
-Nguyên nhân:
Các cường quốc đế quốc ra sức xâm chiếm thuộc địa bởi vì:
Thuộc địa là nơi đảm bảo nguồn nguyên liệu và thị trường thường xuyên
Thuộc địa là nơi tương đối an toàn trong cạnh tranh, bảo đảm thực hiện đồng thời mục đích về kinh tế, quân sự, và chính trị
Trên thị trường thuộc địa, các cường quốc tư bản dễ dàng loại trừ được các đối thủ cạnh tranh, dễ dàng nắm được độc quyền nguyên liệu và thị trường tiêu thụ
Chủ nghĩa tư bản phát triển càng cao, nhu cầu nguyên liệu càng lớn, sự cạnh tranh càng gay gắt thì cuộc đấu tranh để chiếm thuộc địa càng quyết liệt
-Kết quả:
Những cuộc xâm chiếm thuộc địa bắt đầu phát triển mạnh từ sau năm 1880, đến cuối XIX đầu XX, các nước đế quốc đã hoàn thành việc phân chia lãnh thổ thế giới
Trang 7Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều làm thay đổi sâu sắc
sự so sánh lực lượng giữa các đế quốc ở cuối XIX đầu XX, sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều (đế quốc già nhiều thuộc địa, đế quốc trẻ ít thuộc địa) dẫn đến những mâu thuẫn giữa các đế quốc và sự tranh giành thị trường thuộc địa giữa các đế quốc với nhau ngày càng gay gắt
Từ đó đưa đến một cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới
Đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất
1914-1918 và cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945
Bản chất của chủ nghĩa đế quốc về mặt chính trị là sự hiếu chiến, xâm lược :
đó là sự xâm lược nước ngoài, là hệ thống thuộc địa nảy sinh từ yêu cầu kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền
Kết luận: Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc có liên quan chặt chẽ với nhau, nói lên bản chất của chủ nghĩa đế quốc về mặt kinh tế là sự thống trị của chủ nghĩa tư bản độc quyền, về mặt chính trị là hiếu chiến, xâm lược.
3 Sự hoạt động của qui luật giá trị và qui luật giá trị thặng dư trong giao đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền.
a, Quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, độc quyền đối lập với cạnh tranh tự do Nhưng sự xuất hiện của độc quyền không thủ tiêu được cạnh tranh, trái lại nó còn làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng gay gắt và có sức phá hoại to lớn hơn.
Trong giao đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, cạnh tranh tồn tại ở rất nhiều mặt
- Một là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc
quyền Các tổ chức độc quyền tìm mọi cách chèn ép, chi phối, thôn tính các xí
nghiệp ngoài độc quyền bằng các biện pháp như: Độc chiếm nguồn nguyên liệu, nguồn nhân công, phương tiện vận tải, tín dụng, …
Khiến cho các tổ chức ngoài độc quyền bị động trong nhiều mặt.
VD: Trước đây ở Việt Nam, khi kinh doanh xăng dầu còn mang tính độc quyền, Mỗi
lần tăng giá đều trình bày khó khăn riêng của mình, nhưng để biết thực sự ngành này
có khó khăn hay không vẫn là một nghi vấn lớn cho người tiêu dùng Nhưng vì xăng
là một mặt hàng thiết yếu nên vẫn phải được sử dụng
- Hai là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau Loại cạnh tranh này có
nhiều hình thức: cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong một ngành kết thúc bằng một sự thỏa hiệp hoặc bằng sự phá sản của một bên; cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền khác ngành có liên quan với nhau về nguồn nguyên liệu, kĩ thuật
Tổ chức độc quyền nào mạnh hơn sẽ có ưu thế hơn.
Trang 8- Ba là, cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền những nhà tư bản tham gia
cácten, xanhđica cạnh tranh với nhau để giành thị trường tiêu thụ có lợi hoặc dành tỉ
lệ sản xuất cao hơn, các thành viên của tơrớt và côngxoócxiom cạnh tranh với nhau
để chiếm cổ phần khống chế từ đó chiếm địa vị lãnh đạo và phân chia lợi nhuận có lợi hơn
Ngay trong nội bộ các tổ chức độc quyền cũng xảy ra cạnh tranh.
Độc quyền và cạnh tranh có quan hệ mật thiết với nhau không thể tách dời
b, B iểu hiện hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền
-Độc quyền là biểu hiện mới mang những quan hệ mới, nhưng nó không vượt ra khỏi các quy luật của chủ nghĩa tư bản mà là sự tiếp tục mở rộng phát triển những xu thế sâu sắc nhất của chủ nghĩa tư bản và của nền sản xuất hàng hóa nói chung từ đó xuất hiện những biểu hiện mới của quy luật kinh tế
- Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất còn trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền quy luật giá trị biểu hiện thành giá cả độc quyền
Giải thích: đối với tổ chức độc quyền sẽ áp đặt giá cả độc quyền (thấp khi mua, cao khi bán) và về thực chất giá cả độc quyền vẫn không thoát ly và không phủ định cơ
sở của nó là giá trị Các tổ chức độc quyền thi hành chính sách giá cả độc quyền chẳng qua là chiếm đoạt một phần giá trị và giá trị thặng dư của những người khác
Ví dụ về các hãng điện thoại độc quyền như iphone độc quyền đưa ra giá cả
-Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân Còn giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền quy luật độc quyền cao là hình thức biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư(do các tổ chức độc quyền thao túng nền kinh tế bằng giá cả độc quyền và thu đc lợi nhuận độc quyền cao)
Giải thích: ta phải hiểu nguồn gốc của độc quyền cao là lao động không công của công nhân ở các xí nghiệp độc quyền, một phần giá trị thặng dư của các nhà tư bản vừa và nhỏ bị mất đi do thua thiệt trong cuộc cạnh tranh, nhân dân lao động ở các nước tư bản và các nước thuộc địa,phụ thuộc,
Quy luật trong giai đoạn này phản ánh quan hệ thống trị và bóc lột của tư bản độc quyền trong tất cả các ngành kinh tế của xã hội tư bản và trên toàn thế giới
Ví dụ: trong xã hội cũ công nhân bị bóc lột sức lao động làm việc không công tạo ra
giá trị thặng dư nhưng bị các nhà tư bản độc quyền chiếm giữ hết