Thạc sĩ, tiến sĩ, chuyên đề, luận văn, khóa luận, đề tài
PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Toàn cầu hóa, quốc tế hóa ngày nay đang trở thành xu thế tất yếu đối với bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Quá trình này tạo ra những cơ hội phát triển nhưng không phải đồng đều nhau giữa các nước, đồng thời cũng đem lại những thách thức to lớn cho quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Từ năm 1986, Đảng ta đã xác định: "Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, thừa nhận và khuyến khích sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân có lợi cho quốc kế dân sinh; cải cách kinh tế theo hướng thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; mở cửa và có sự chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới; giữ vững ổn định chính trị xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội", đã tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế cùng phát triển. Bàn về kinh tế tư nhân, có nhiều vấn đề rất nhạy cảm, phức tạp cả về vấn đề lý luận và thực tiễn chính trị - xã hội. Bởi lẽ, mặc dù chủ trương của Đảng về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa xuyên suốt từ các kỳ Đại hội lần thứ VI, VII, VIII, IX; Quốc hội đã ban hành nhiều luật có liên quan đến việc khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển; Chính phủ đã có nhiều chính sách cụ thể hoá chủ trương đường lối của Đảng và luật pháp nhằm khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển. Nhưng cho đến nay thực tiễn phát triển kinh tế tư nhân đang còn nhiều ý kiến thảo luận, cần được tiếp tục nghiên cứu cả về mặt lý luận và giải pháp thực tiễn. Khu vực kinh tế tư nhân trong những năm qua đã có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội đất nước, tạo thêm nhiều việc làm và nhiều 1 của cải xã hội. Nhìn chung khu vực kinh tế tư nhân có ưu thế nổi trội: suất đầu tư thấp, dễ chuyển đổi phương hướng sản xuất phù hợp với kinh tế thị trường. Tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân khá ổn định trong thời gian qua. Trong thập kỷ 90 (thế kỷ XX), toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ có 331 doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân hoạt động, gồm 296 doanh nghiệp tư nhân, 29 công ty trách nhiệm hữu hạn và 6 công ty cổ phần với tổng số vốn đăng ký kinh doanh 90,2 tỷ đồng. Bình quân mỗi năm có 33 doanh nghiệp thành lập mới, vốn đăng ký bình quân là 0,27 tỷ đồng/đơn vị. Những con số này so với mặt bằng chung của cả nước và so với chính tiềm năng của địa phương quả thật còn quá nhỏ bé. Dấu hiệu tăng tốc bắt đầu xuất hiện khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực vào năm 2000, cùng với việc bãi bỏ hơn 100 loại giấy phép, số lượng các doanh nghiệp đăng ký trong tỉnh tăng lên khá nhanh so với những năm trước. Đến ngày 30-6-2003, toàn tỉnh đã có 1.074 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với số vốn đăng ký là 1.368,676 tỷ đồng. Trong đó có 746 doanh nghiệp tư nhân, 215 công ty trách nhiệm hữu hạn, 53 công ty cổ phần (trong đó có 13 công ty chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước). Chỉ cần một phép so sánh nhỏ cũng có thể thấy sự tăng trưởng đột phá của khối doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân. Trong vòng hơn 3 năm (từ năm 2000 đến ngày 30-6-2003), riêng số doanh nghiệp mới đã gấp hơn 2 lần tổng số đăng ký của 10 năm trước đó. Không chỉ đơn thuần tăng về số lượng, ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp cũng được mở rộng hơn do không bị hạn chế bởi quy định về vốn pháp định cũng như điều kiện kinh doanh. Từ 01-01-2000 đến nay, toàn tỉnh đã có 215 doanh nghiệp đăng ký bổ sung ngành nghề, 85 doanh nghiệp đăng ký thay đổi vốn với số vốn tăng thêm là 93,2 tỷ đồng. 2 Được khuyến khích phát triển, lực lượng doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Năm 2001, khối doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp hơn 42,3% GDP toàn tỉnh; tham gia 58,2% trong tổng mức bán lẻ hàng hoá của tỉnh; giải quyết việc làm cho hơn 400 nghìn lao động, chiếm 88% lao động của tỉnh. Chỉ tính 9 tháng đầu năm 2003, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực này tăng trưởng cao, đạt 269,9 tỷ đồng. Kết quả này có được là do nhiều doanh nghiệp đã đầu tư đổi mới thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, ký được nhiều hợp đồng dài hạn với các đối tác trong và ngoài nước. Vướng mắc lớn nhất hiện nay là việc đánh giá vai trò và tác dụng của kinh tế tư nhân chưa được khuyến khích mạnh mẽ, vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân chưa được khẳng định dứt khoát. Quan điểm của Đảng trên một số vấn đề cụ thể về kinh tế tư nhân chưa được làm rõ để tạo được sự thống nhất cao. Một số cơ chế, chính sách của Nhà nước chưa phù hợp với đặc điểm của kinh tế tư nhân, đại bộ phận là doanh nghiệp vừa và nhỏ; quản lý nhà nước có phần buông lỏng và sơ hở, đặc biệt là sự mất công bằng trong các chính sách ưu đãi giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp của tư nhân vẫn còn tồn tại. Trong bối cảnh chung của khu vực kinh tế tư nhân trong cả nước như vậy, kinh tế tư nhân ở Thành phố Huế cũng không là ngoại lệ. Xuất phát từ thực tế đó, để góp phần đánh giá đúng đắn thực trạng phát triển cũng như để thấy được những khó khăn, vai trò, vị trí của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trong giai đoạn hiện nay, từ đó có thể đề xuất một số giải pháp để phát triển khu vực này ở Thành phố Huế, chúng tôi đã chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp phát triển Kinh tế tư nhân ở Thành phố Huế". 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Hệ thống hoá những lý luận về phát triển các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân. 3 - Đánh giá thực trạng các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn Thành phố Huế trong thời gian vừa qua. - Đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: là các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn Thành phố Huế. - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn Thành phố Huế. 4 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN 1.1. KHÁI NIỆM VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Bàn về Kinh tế tư nhân, có nhiều vấn đề rất nhạy cảm, phức tạp cả về vấn đề lý luận và thực tiễn chính trị - xã hội. Bởi lẽ, mặc dù chủ trương của Đảng về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa xuyên suốt từ các kỳ Đại hội lần thứ VI, VII, VIII, IX; Quốc hội đã ban hành nhiều Luật có liên quan đến việc khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển; Chính phủ đã có nhiều chính sách cụ thể hoá chủ trương đường lối của Đảng và luật pháp nhằm khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển. Nhưng cho đến nay thực tiễn phát triển kinh tế tư nhân đang còn nhiều ý kiến thảo luận, cần được tiếp tục nghiên cứu cả về mặt lý luận và giải pháp phát triển. Xét về mặt sở hữu, kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đều thuộc cùng loại hình sở hữu tư nhân, khác với sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể. Nhưng về mặt lý luận quan điểm thì kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân là hai thành phần kinh tế khác nhau; khác nhau về trình độ phát triển lực lượng sản xuất và bản chất quan hệ sản xuất. Tuy nhiên trong thực tế việc phân định ranh giới rạch ròi đâu là kinh tế cá thể, tiểu chủ đâu là kinh tế tư bản tư nhân không phải là việc làm đơn giản bởi sự vận động biến đổi không ngừng của hai thành phần kinh tế này và ảnh hưởng của nhiều yếu tố thời đại, đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Thực tế ở nước ta hiện nay chưa xác định được tiêu chí thế nào là kinh tế cá thể, tiểu chủ thế nào là kinh tế tư bản tư nhân nên cũng chưa thể phân định rõ ranh giới giữa hai thành phần kinh tế này. Mặc dù vậy, Nghị quyết đại hội 5 IX của Đảng đã khẳng định: Kinh tế tư nhân là một trong 6 thành phần kinh tế của nước ta, kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức, trong đó hợp tác xã là nòng cốt; kinh tế cá thể, tiểu chủ ở cả nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài; kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển trong tất cả các ngành nghề mà luật pháp không cấm; kinh tế tư bản Nhà nước phát triển đa dạng dưới nhiều hình thức liên kết, liên doanh; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được tạo lập môi trường phát triển thuận lợi. Như vậy, kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường Việt Nam bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, kinh tế tư nhân được hiểu bao gồm các loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân (DNTN), Công ty trách nhiệm hữu hạn (CTTNHH) và Công ty cổ phần (CTCP) được thành lập theo Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật Công ty (từ năm 1991 đến năm 1999) và Luật Doanh nghiệp (từ năm 2000) do Nhà nước ban hành. 1.1.1. Doanh nghiệp tư nhân Theo điều 99 Luật Doanh nghiệp năm 1999, Doanh nghiệp tư nhân được định nghĩa như sau: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp [1]. Định nghĩa trên đã cho thấy rõ các đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân đó là: - Do một cá nhân làm chủ, tức là do một người bỏ vốn đầu tư và làm chủ. Người đó trở thành chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp. Nhưng không phải bất kỳ cá nhân nào cũng có quyền thành lập doanh nghiệp mà chỉ những người thoả mãn điều kiện Luật định mới được quyền thành lập. Với tư cách là 6 chủ sở hữu duy nhất, mọi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân đều do chủ doanh nghiệp quyết định. Chủ doanh nghiệp có thể trực tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp hoặc thuê người khác làm Giám đốc, quản lý điều hành doanh nghiệp. Nhưng dù có thuê người khác làm Giám đốc thì chủ doanh nghiệp vẫn có toàn quyền đối với doanh nghiệp và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp vẫn là đại diện trong tranh chấp trước toà . - Tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp: Tức là chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ trong kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu kinh doanh bị thua lỗ hay gặp rủi ro, chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản của mình, bao gồm cả tài sản bỏ ra kinh doanh và các tài sản thuộc sở hữu cá nhân khác. - Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân: Doanh nghiệp tư nhân không được thừa nhận có tư cách pháp nhân vì nó không thoả mãn đầy đủ tất cả các điều kiện của một pháp nhân theo quy định tại điều 94 Bộ luật dân sự. Doanh nghiệp tư nhân được đăng ký thành lập và chủ doanh nghiệp có thể thiết lập một cơ cấu tổ chức chặt chẽ nhưng doanh nhiệp tư nhân vẫn không được công nhận có tư cách pháp nhân, vì không có sự tách bạch giữa tài sản của doanh nghiệp tư nhân và tài sản của chủ doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp có thể dùng tài sản của doanh nghiệp để chi dùng cho cá nhân và có thể dùng các tài sản khác để chi dùng cho doanh nghiệp. Do không có sự tách bạch giữa tài sản bỏ ra kinh doanh và các tài sản khác nên chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp. 1.1.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn 7 Khác với các chủ thể kinh doanh khác, công ty trách nhiệm hữu hạn không được hình thành trên cơ sở thực tiễn kinh doanh của các thương gia, mà nó là sản phẩm của hoạt động lập pháp. Tức là, mô hình CTTNHH do các nhà làm luật xây dựng nên mà trước đó chưa có mô hình trên thực tế. Như vậy, việc hình thành CTTNHH ngược với sự ra đời của các loại công ty trước đó là có mô hình trên thực tế và pháp luật chỉ thừa nhận khi quy định vào luật. Theo Luật Doanh nghiệp 1999, CTTNHH ở Việt Nam gồm hai loại: CTTNHH một thành viên và CTTNHH có từ hai thành viên trở lên. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên Theo điều 26 Luật Doanh nghiệp CTTNHH có từ hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó: - Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng cho người khác không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết. - Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi (50). Từ quy định của luật, chúng ta có thể định nghĩa CTTNHH có từ hai thành viên trở lên như sau: CTTNHH là doanh nghiệp có hai đến không quá năm mươi thành viên góp vốn thành lập và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi số vốn góp vào công ty. CTTNHH mang các đặc điểm sau: - Có tư cách pháp nhân. CTTNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Thành viên công ty không nhiều và thường là quen biết nhau. Để trở thành thành viên CTTNHH thì phải có phần vốn góp, mà muốn mua được 8 phần vốn góp thì phải được Hội đồng thành viên hoặc có các thành viên bán vốn góp mà các thành viên khác không mua, điều này rất khó nếu các thành viên công ty không muốn cho người ngoài gia nhập và thường họ chỉ nhận những người mà họ biết rõ. - Thành viên có trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của công ty. - Vốn góp được xác định theo tỷ lệ phần trăm. Khi thành lập công ty các thành viên phải góp vốn đúng hạn và đầy đủ. Vốn góp của các thành viên phải được ghi nhận thành phần trăm vốn góp vào vốn điều lệ của công ty. Các quyền lợi và nghĩa vụ vật chất của thành viên sẽ được xác định theo tỷ lệ phần vốn góp như: lợi nhuận của công ty sẽ được phân chia theo tỷ lệ vốn góp; việc phân chia tài sản khi giải thể, phá sản công ty cũng được xác định trên cơ sở tỷ lệ vốn góp; việc quyết định các chức danh quản lý của công ty . - Thành viên chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết. - CTTNHH không được quyền phát hành cổ phiếu. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Theo khoản 1 điều 46 Luật Doanh nghiệp, CTTNHH một thành viên là DN do một tổ chức làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn điều lệ của DN [1]. Khái niệm trên cho thấy CTTNHH một thành viên mang các đặc điểm sau: - Một chủ sở hữu, nhưng chủ sở hữu phải là một tổ chức có tư cách pháp nhân. - Có tư cách pháp nhân, tài sản của công ty độc lập với tài sản của chủ sở hữu, mặc dù đó là công ty một chủ sở hữu. 9 - CTTNHH một thành viên mặc dù cũng là loại hình DN một chủ như DNTN, nhưng nó có chế độ pháp lý khác với DNTN xuất phát từ sự khác nhau về chủ thể làm chủ sở hữu. DNTN là DN do một cá nhân làm chủ. Đã là một cá nhân thì không thể tách bạch rõ giữa tài sản bỏ ra kinh doanh và các tài sản khác, còn đối với CTTNHH một thành viên, chủ sở hữu là một pháp nhân. Một pháp nhân đầu tư để thành lập một DN khác có tư cách pháp nhân thì rõ ràng tài sản giữa hai pháp nhân phải hoàn toàn độc lập với nhau mặc dù một bên là chủ sở hữu. - Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ khác của DN trong phạm vi số vốn điều lệ của DN. - Chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. - Quyền định đoạt là một trong những quyền cơ bản của chủ sở hữu, nên chủ sở hữu có quyền định đoạt số vốn điều lệ đã đầu tư vào công ty. Chủ sở hữu CTTNHH một thành viên có thể chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức hoặc cá nhân khác. - Không được quyền phát hành cổ phiếu. 1.1.3. Công ty Cổ phần Theo khoản 1 điều 51 Luật Doanh nghiệp năm 1999 thì Công ty cổ phần được định nghĩa như sau: CTCP là DN trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào DN. - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết cho người khác và trong 3 năm đầu, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập có thể chuyển nhượng cổ phần cho 10 . chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, xác định rõ hơn quan điểm của Đảng đối với kinh tế tư nhân là: kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư nhân. Việt Nam gồm kinh tế Nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản Nhà nước; và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.