luận văn, khóa luận, đề tài, chuyên đề, thạc sĩ, tiến sĩ
Trang 1Chương 1 Tổng quan
1.1 Cơ sở hình thành
Đối với mỗi doanh nghiệp, việc tìm được những nhân viên có trình độ, khả năng làmviệc tốt trong giai đoạn hiện nay là rất khó Vì đây là mục tiêu chung của các doanh nghiệpnên việc lôi kéo nhân viên có năng lực diễn ra hết sức gay gắt Do đó, hầu hết các doanhnghiệp đều mong muốn giữ được một đội ngũ nhân viên vừa có năng lực lại vừa trung thànhvới doanh nghiệp
Thực tế cho thấy có rất nhiều doanh nghiệp đều phải đau đầu trước những bài toán khó
về nhân sự Tuy nhiên, nguồn lực tài chính của mỗi doanh nghiệp cũng có giới hạn, vì thế việc
sử dụng biện pháp tăng lương hay khen thưởng hoàn toàn không phải là biện pháp lâu dài cho
sự ổn định và cân bằng trong nội bộ doanh nghiệp Mặt khác nếu gây sức ép cho họ bằngcách: cam kết giấy tờ hay gây áp lực về trách nhiệm thì họ sẽ thấy công việc có quá nhiều áplực và kết quả là họ sẽ nhanh chóng rời bỏ doanh nghiệp
Đối với mỗi cá nhân làm kinh tế đều hiểu rất rõ tầm quan trọng của nhân sự đối với sựthành công hay thất bại của doanh nghiệp Doanh nghiệp nhất định sẽ thành công nếu có mộtđội ngũ nhân sự có năng lực và gắn bó thật sự với doanh nghiệp
Với tất cả lao động, ai cũng mong muốn có được một môi trường làm việc tốt, phù hợpvới khả năng, lại được hưởng mức lương cao, đồng nghiệp thân thiện, có chế độ đãi ngộ tốt,
…
Chính vì thế mà vấn đề về môi trường làm việc nên được đặc biệt chú trọng Với đề tài
“ Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến môi trường làm việc tại CO.OP MART LONG XUYÊN ” sẽ là một điển hình để có thể tìm ra các giải pháp tốt nhằm cải thiện môi trường
làm việc tại CO.OP MART LONG XUYÊN nói riêng và tất cả các doanh nghiệp khác nóichung Vấn đề về môi trường làm việc sẽ giúp doanh nghiệp có thể giữ được nhân viên mộtcách hiệu quả hơn, xây dựng một đội ngũ nhân viên gắn bó, trung thành với doanh nghiệp.Ngoài ra, đề tài còn mang lại những thông tin cần thiết cho những lao động có nhu cầu tìmkiếm cơ hội việc làm trong tương lai tại CO.OP MART LONG XUYÊN
1.2 Mục tiêu đề tài
- Mô tả môi trường làm việc tại doanh nghiệp CO.OP MART LONG XUYÊN
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố bên trong doanh nghiệp đến môi trườnglàm việc tại doanh nghiệp
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm cải thiện tốt hơn môi trường làm việc tại doanh nghiệpnghiên cứu
1.3 Phạm vi và nội dung nghiên cứu
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: môi trường làm việc tại CO.OP MART LONG XUYÊN
Trang 2- Phạm vi không gian : CO.OP MART LONG XUYÊN
- Phạm vi thời gian : thời gian nghiên cứu được tiến hành từ ngày 18/03/2010 đến ngày15/05/2010
- Phạm vi nội dung : chỉ phân tích các yếu tố bên trong về nhân sự của doanh nghiệp đểtìm ra những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường làm việc của CO.OPMART LONG XUYÊN Phân tích thực trạng trên bằng các số liệu sơ cấp và thứ cấplấy từ doanh nghiệp Từ đó, có thể đưa ra một số kiến nghị giúp doanh nghiệp có thểhoàn thiện hơn môi trường làm việc tại doanh nghiệp mình
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu sơ cấp : dùng phương pháp phỏng vấn bằng bảng câu hỏi
Số liệu thứ cấp : lấy số liệu từ báo cáo nhân sự, khái quát tình hình hoạt độngcủa doanh nghiệp
Đối tượng chọn phỏng vấn : Nhân viên làm việc tại CO.OP MART LONGXUYÊN
- Phương pháp xử lý số liệu và phân tích :
Phân tích báo cáo nhân sự : để tìm hiểu mức độ phù hợp của việc bố trí nhân
sự và mức độ gắn bó của các nhân viên đối với doanh nghiệp
Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng của môi trường làm việc tại doanh nghiệpbằng phần mềm Excel ( số liệu được lấy từ bản câu hỏi chính thức )
+ Phương pháp thống kê mô tả
+ Phương pháp phân tích tương quan
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp
1.4 Ý nghĩa nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học : phân tích được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong về
nhân sự có ảnh hưởng đến môi trường làm việc tại một doanh nghiệp cụ thể, đồng thời sẽ
là một điển hình cho các doanh nghiệp khác cải thiện tốt môi trường làm việc tại cơ sởmình
Ý nghĩa thực tiễn : giúp doanh nghiệp cải thiện môi trường làm việc Từ một môi
trường làm việc tốt sẽ giúp nhân viên làm việc có hiệu quả hơn, gắn bó hơn với doanhnghiệp, nâng cao năng suất làm việc, giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn
Đồng thời giúp lao động làm việc tại doanh nghiệp có được một môi trường làm việc
thoải mái, nâng cao hiệu quả làm việc, đảm bảo chất lượng cuộc sống lao động
Trang 3Chương 2 Cơ sở lý thuyết
2.1 Môi trường làm việc
2.1.1 Định nghĩa
Là tập hợp các yếu tố của môi trường lao động (bao gồm đất đai, mặt bằng sản xuất,nhà kho phân xưởng, phòng thí nghiệm, các trang thiết bị máy móc cùng với điều kiện khítượng như mưa, nắng, nhiệt độ, áp suất, độ ẩm,… mà trong lúc làm việc người lao động phảitiếp xúc) có tác động lên trạng thái chức năng cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ laođộng, sức khỏe, quá trình tái sản xuất lao động và hiệu quả lao động của họ trong hiện tại cũngnhư về lâu dài
2.1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến môi trường làm việc.
2.1.2.1 Các chính sách của doanh nghiệp
a Tiền lương, tiền công.
Tiền lương: Là số tiền trả cho người lao động một cách cố định và thường xuyêntheo một đơn vị thời gian ( ngày, tháng, năm ) Tiền lương thường được trả cho các cán bộquản lý và các nhân viên chuyên môn, kỹ thuật
Tiền công: Là số tiền trả cho người lao động tùy thuộc vào thời gian làm việc thực
tế ( giờ, ngày ) hay số lượng sản phẩm thực tế sản xuất ra hay tùy thuộc vào khối lượng côngviệc đã hoàn thành Tiền công thường được trả cho công nhân sản xuất, các nhân viên bảodưỡng, bảo trì thiết bị…
b Tiền thưởng:
Là một hình thức khuyến khích vật chất, làm tăng thêm thu nhập cho người lao động,nhằm xác nhận sự đóng góp tích cực có hiệu quả cụ thể của người lao động vào kết quả hoạtđộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khuyến khích người lao động gắn bó với doanhnghiệp, đã nổ lực càng tiếp tục nổ lực hơn, có lợi cho bản thân và cho doanh nghiệp
Phúc lợi của doanh nghiệp bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hưu trí, nghỉphép, nghỉ lễ, ăn trưa do doanh nghiệp đài thọ, trợ cấp cho nhân viên có con đông hoặc cóhoàn cảnh khó khăn, quà tặng của doanh nghiệp cho nhân viên trong dịp sinh nhật, cưới hỏi,mừng thọ ông bà cha mẹ nhân viên,…
Ý nghĩa của phúc lợi:
+ Phúc lợi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cuộc sống cho người lao động
Trang 4+ Làm tăng uy tín của doanh nghiệp trên thương trường, làm người lao động cảm thấyphấn chấn, từ đó giúp tuyển mộ và giữ gìn một lực lượng lao động có trình độ cao.
+ Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, sẽ thúc đẩy vànâng cao năng suất lao động
+ Giúp giảm bớt gánh nặng xã hội trong việc chăm lo cho người lao động
Bảo hiểm xã hội:
Bảo hiểm xã hội là việc tạo ra nguồn thu nhập thay thế trong trường hợp nguồn thu nhập bìnhthường bị gián đoạn đột ngột hoặc mất hẳn, bảo vệ cho những người lao động làm công ănlương trong xã hội Trong các cơ chế chủ yếu của hệ thống an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội làtrụ cột quan trọng nhất
Theo quy định tại Điều 3 Luật BHXH: BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phầnthu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào QuỹBHXH
Nhà nước quy định bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng cho các doanh nghiệp sửdụng từ 10 người trở lên, ở các doanh nghiệp đó người lao động được hưởng các chế độ trợcấp bảo hiểm xã hội, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tiền tửtuất
Người lao động đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất(không tính phụ cấp khu vực như hiện nay) Từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm một lần đóng thêm1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%
- Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng BHXH trên quỹ tiền lương, tiền công bằng15% (3% vào quỹ ốm đau, thai sản, 1% tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, 11% hưu trí tửtuất) Từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng 14%
Cũng theo quy định người sử dụng lao động giữ lại 2% (trong số 3% đóng vào quỹ ốmđau, thai sản) để chi trả kịp thời chế độ cho người lao động và thực hiện quyết toán hàng quývới BHXH
Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội (bao gồm tiền lương và chi phí hành chính) hiện nayđối với BHXH Việt Nam áp dụng như các đơn vị sự nghiệp có thu Quốc hội đã thảo luận kỹ
và cũng có nhiều ý kiến khác nhau, cuối cùng được thống nhất thông qua ở Điều 95, LuậtBHXH là: "Chi phí quản lý BHXH bắt buộc hàng năm được trích từ tiền sinh lời của hoạtđộng đầu tư quỹ và bằng mức chi phí của cơ quan hành chính nhà nước"
Quy định rõ về quyền và trách nhiệm của các bên tham gia BHXH, đặc biệt là của tổchức công đoàn như sau:
Về quyền: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động tham gia BHXH; yêucầu người sử dụng lao động, tổ chức BHXH cung cấp thông tin về BHXH của người lao động;kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về BHXH
Về trách nhiệm: Tuyên truyền, phổ biến chế độ chính sách, pháp luật về BHXH đối vớingười lao động; kiến nghị tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật
về BHXH; tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về BHXH
Trang 5Bảo hiểm xã hội nhằm kích thích nhân viên hăng hái lao động sản xuất nâng cao năngsuất lao động cá nhân Khi khỏe mạnh họ tham gia lao động sản xuất, nhân viên được công tytrả lương, khi ốm đau,thai sản, tai nạn lao động, đã có bảo hiểm xã hội trợ cấp thay thế nguồnthu nhập bị mất Vì vậy, cuộc sống của họ và gia đình họ luôn được đảm bảo Nhân viên yêntâm trong lao động, gắn bó tận tình với công việc, với nơi làm việc Từ đó, tạo cho họ tư thếtích cực lao động, góp phần gắn bó lợi ích của nhân viên với lợi ích của doanh nghiệp.
Đối với công ty, việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động mà nình sử dụng vềmặt kinh tế mà nói công ty cũng có lợi vì không bỏ ra khoản tiền lớn để trang trải cho ngườilao động bị mất hoặc giảm khả năng lao động
Bảo hiểm y tế:
Là khoản tiền hàng tháng của người lao động và người sử dụng lao động đóng cho các
cơ quan bảo hiểm xã hội để được đài thọ khi có nhu cầu khám chữa bệnh Quỹ này được hìnhthành bằng cách trích theo tỷ lệ 3% trên tổng số tiền lương cấp bậc ( trong đó, 2% tính vào chiphí sản xuất kinh doanh, 1% còn lại do người lao động đóng góp )
Bảo hiểm y tế nhằm góp phần giữ gìn, khôi phục hoặc cải thiện tình hình sức khỏe của nhânviên trong trường hợp bị ốm đau; cũng là góp phần giữ gìn và khôi phục, cải thiện khả nănglao động để họ sớm trở lại làm việc và sinh hoạt như bình thường
d Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
Đào tạo: được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể
thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình Đó chính là quá trình học tập làmcho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nângcao trình độ kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn
Phát triển: là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của
người lao động nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướngtương lai của tổ chức
2.1.2.2 Điều kiện làm việc:
Là các yêu cầu về vật chất và tinh thần khi thực hiện một công việc nào đó Nó baogồm quyền và nghĩa vụ của mình khi thực hiện nhiệm vụ đó Điều kiện làm việc thể hiện tronghợp đồng lao động, quy chế làm việc của đơn vị
2.1.2.3 Quan hệ với đồng nghiệpNgười lao động nhận được nhiều thứ từ công việc chứ không chỉ có tiền Đối vớingười lao động, công việc cũng thỏa mãn nhu cầu tương tác Vì vậy họ sẽ không ngạc nhiênkhi có những người cộng tác hỗ trợ sẽ làm tăng sự thỏa mãn với công việc Hành vi của ngườilãnh đạo cũng là nhân tố chủ yếu xác định sự thỏa mãn Sự thỏa mãn của người lao động tănglên khi người lãnh đạo của họ là người hiểu biết, thân thiện, biết đưa ra những lời khen ngợikhi người lao động làm tốt công việc, biết lắng nghe ý kiến của người lao động, biết quan tâmđến lợi ích của người lao động
2.1.2.4 Thách thức của công việc:
Người lao động có xu hướng thích làm những công việc tạo cho họ nhiều cơ hội sửdụng những kỹ năng và năng lực của họ cho nhiều nhiệm vụ, tự do và sự phản hồi từ công
Trang 6việc Những đặc tính này tạo cho công việc mang tính thách thức Công việc mang tính tháchthức kém thì tạo sự nhàm chán Sự thách thức có nghĩa là không quá dễ cũng không quá khó.Một công việc mang tính thách thức sẽ làm hài lòng và thỏa mãn người lao động.
2.1.2.5 Cơ hội thăng tiếnKhông phải người lao động nào cũng theo đuổi việc kiếm tiền Nhiều người lao độngluôn cố gắn theo đuổi mục tiêu thăng tiến Sự thăng tiến tạo cơ hội cho sự phát triển cá nhân,trách nhiệm nhiều hơn, và địa vị xã hội cao hơn Nếu người lao động nhận thức được rằng cácquyết định đề bạt trong tổ chức là công bằng thì điều này sẽ tạo cho họ một sự thỏa mãn.2.2 Thuyết hai nhân tố F.Herzberg:
Để xây dựng học thuyết hai nhân tố, Herzberg đã tiến hành phỏng vấn 203 nhân viên
kế toán và kỹ sư tại Mỹ Việc lựa chọn hai đối tượng trên để phỏng vấn được lý giải bởi tầmquan trọng của các nghề này trong hoạt động kinh doanh ở Mỹ Phát hiện của Herzberg đã tạo
ra một sự ngạc nhiên lớn vì nó đã đảo lộn nhận thức thông thường Các nhà quản lý thườngcho rằng đối ngược với thỏa mãn là bất mãn và ngược lại Nhưng, Herzberg lại cho rằng đốinghịch với bất mãn không phải là thỏa mãn mà là không bất mãn và đối nghịch với thỏa mãnkhông phải là bất mãn mà là không thỏa mãn
Từ những thông tin thu thập được, F.Herzberg chỉ ra rằng đối nghịch với bất mãnkhông phải là sự thỏa mãn Các nhân tố lien quan tới sự thỏa mãn đối với công tác – còn đượcgọi là các nhân tố động viên – và các nhân tố này là khác biệt với các nhân tố lien quan đến sựbất mãn – còn được gọi là các nhân tố duy trì
Đối với các nhân tố động viên nếu được giải quyết tốt sẽ tạo ra sự thỏa mãn từ đó độngviên người lao động làm việc tích cực, chăm chỉ hơn Nhưng nếu không được giải quyết tốt thìtạo ra tình trạng không thỏa mãn chứ chưa chắc gây bất mãn Trong khi đó đối với các nhân tốduy trì nếu giải quyết không tốt sẽ tạo ra sự bất mãn, nếu giải quyết tốt sẽ tạo ra tình trạngkhông bất mãn chứ chưa chắc có tình trạng thoả mãn
Nếu điều kiện làm việc hoặc chính sách đã tốt rồi thì tốt hơn nữa cũng không làm tănghiệu quả làm việc Nhưng nếu chính sách hay điều kiện làm việc tồi tệ hoặc trở nên tồi tệ thì
sẽ làm giảm hiệu quả công việc
Học thuyết này giúp cho các nhà quản trị biết được các yếu tố gây ra sự bất mãn chonhân viên và từ đó tìm cách loại bỏ những nhân tố này Ví dụ, nhân viên có thể bất mãn vớicông việc vì mức lương của họ quá thấp, cấp trên giám sát quá nghiêm khắc, quan hệ với đồngnghiệp không tốt Như vậy, nhà quản trị phải tìm cách cải thiện mức lương, giảm bớt giám sát
và xây dựng tình đồng nghiệp tốt hơn Tuy nhiên khi các nhân tố gây bất mãn được loại bỏ thìcũng không có nghĩa là nhân viên sẽ hài lòng Nếu muốn động viên nhân viên, làm cho họ hàilòng trong công việc thì người quản trị cần chú trọng đến những yếu tố như sự thành đạt, sựthừa nhận và giao việc Ví dụ, nhân viên sẽ cảm thấy hài lòng với công việc khi họ được giaoviệc đúng khả năng và tính cách của mình, có cơ hội để học tập, nâng cao kỹ năng nghềnghiệp và được thăng tiến
- Các nhân tố duy trì:
+ Phương pháp giám sát
Trang 7+ Hệ thống phân phối thu nhập
+ Quan hệ với đồng nghiệp
+ Điều kiện làm việc
+ Sự thách thức của công viêc
+ Cơ hội thăng tiến
+ Ý nghĩa của các thành tựu
+ Sự nhận dạng khi công việc được thực hiện
+ Ý nghĩa của các trách nhiệm
Với đề tài này tôi tập trung phân tích những yếu tố trong hai nhóm nhân tố nóitrên Một số nhân tố được tập trung phân tích cẩn thận để thể hiện mức độ ảnh hưởng
mà tôi cho rằng các yếu tố đó là các yếu tố có liên quan mật thiết nhất đối với môitrường làm việc.Mặt khác do thời gian có hạn nên chỉ chọn ra một số yếu tố này nhằmđảm bảo chất lượng của đề tài trong thời gian cho phép
Trang 82.3 Mô hình nghiên cứu
Với thuyết hai nhân tố trên thì với một nhà quản trị giỏi phải biết:
- Không thể mong đợi sự thỏa mãn của nhân viên nếu chỉ thực hiện viện xóa đi nhữngnguyên nhân gây ra sự bất mãn
- Vấn đề quản trị đòi hỏi nhà quản trị phải giải quyết tốt cả hai nhóm nhân tố động viên
và duy trì Nói cách khác, nhà quản trị phải biết tạo ra sự thỏa mãn đồng thời phải loại trừ sựbất mãn trong nhân viên
Môi trường làm việc
Các yếu tố duy trì Các yếu tố động viên
Thách thức của công việc
Cơ hội thăng tiến tại doanh nghiệp
Quan
hệ với đồng nghiệp
Trang 9Bản hỏi nháp
Phân tích, tổng hợp
Đưa ra kiến nghị/Đề xuất biện pháp
Soạn thảo báo cáoTiến hành nghiên cứu (bản hỏi chính)
Trang 10Chương 3 Giới thiệu doanh nghiệp
3.1 Lịch sử hình thành
Hệ thống Co.op Mart là chuỗi siêu thị bán lẻ trực thuộc Sài Gòn Co.op, bao gồm 40siêu thị tại TP.HCM và các tỉnh miền Nam và Nam Trung Bộ Các siêu thị Co.op Mart có đặcđiểm chung là thân thiện, gần gũi với khách hàng, mang đến cho khách hàng sự tiện lợi vànhiều dịch vụ tăng thêm Với phương châm “Hàng hóa chất lượng, giá cả phải chăng, phục vụ
ân cần”, Co.op Mart đã được ngày càng nhiều khách hàng chọn lựa để đến mua sắm và thưgiãn cùng gia đình mỗi ngày Thực phẩm tươi sống tươi ngon, thực phẩm công nghệ đa dạng,
đồ dùng phong phú với nhiều mẫu mã mới, hàng may mặc thời trang, chất lượng, giá phảichăng, cùng với dịch vụ khách hàng phong phú, tiện lợi và sự thân thiện của nhân viên
Co.opMart là lý do Co.opMart trở thành “Nơi mua sắm đáng tin cậy, bạn của mọi nhà”.
- Tên công ty viết bằng tiếng Việt : công ty TNHH Thương Mại Sài Gòn – An Giang
- Tên viết bằng tiếng Anh: SAIGON–ANGIANG TRADING
COMPANY LIMITED
- Tên viết tắc: SAGICO CO., LTD
Công ty TNHH Thương Mại Sài Gòn – An Giang gọi tắc là SAGICO, ra đời từ năm 2006
do 04 thành viên góp vốn hình thành đó là: Liên Hiệp Hợp Tác Xã Thương Mại TP.HCM(SAIGON CO.OP) , Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn (SATRA), Công Ty Cổ Phần XuấtNhập Khẩu An Giang (ANGIMEX), Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản ThựcPhẩm An Giang (AFIEX) nhưng chính thức đưa vào hoạt động ngày 11 tháng 02 năm 2007.Với phương châm: “ Nơi mua sắm đáng tin cậy – Bạn của mọi nhà ” Cùng với đội ngũ cán bộphục cụ tận tình, năng nổ, ân cần luôn phấn đấu đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng cao củakhách hàng
Thông tin sơ lược về Co.op mart Long Xuyên:
Hàng hóa kinh doanh tại siêu thị được giám sát theo tiêu chuẩn 5S: Sàng Lọc, SẵnSàng, Sắp Xếp, Săn Sóc, Sạch Sẻ
Trang 11 Giám sát hệ thống nước sinh hoạt định kỳ theo tiêu chuẩn quy định của trung tâm Y
BỘ PHẬN
HỔ TRỢ BÁN
BỘ PHẬN QUẢN
TRỊ (KẾ TOÁN TRƯỞNG)
&
TP)
TỔ SPM(TT
&
TP)
TỔ SPC(TT
&
TP)
TỔ QCK
M &
TN(TT)
TỔ BV(TT
TT)
KHU CHO THU
Ê HỢP TÁC
TK&
PK, CÁC NHÂN VIÊN
TK&
PK, CÁC NHÂN VIÊN
CÁC NHÂN VIÊN
CÁC NHÂN VIÊN
CÁC
NHÂ
N
VIÊN
Trang 123.2Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: Bao gồm:
BAN GIÁM ĐỐC:
- Giám Đốc: là người lãnh đạo điều hành công việc và chịu trách nhiệm cao nhất về mọi
hoạt động kinh doanh và thực hiện kế hoạch của công ty
- Phó Giám Đốc: Là người quản lý bộ phận kinh doanh trong đơn vị và chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về các mặt công tác được Giám đốc ủy nhiệm
- Kế Toán Trưởng: Tổ chức chặt chẽ công tác hạch toán, giám sát toàn bộ hoạt động kinh
doanh của công ty; Lập báo cáo quyết toán do Bộ Tài Chính đề ra; Theo dõi thu hồi công nợkịp thời, đầy đủ, chính xác, không thể thất thoát tài sản của công ty; Tổ chức kiểm kê cân đốitiền hàng, nghiên cứu vận dụng các chính sách tài chính kế toán, thống kê, đề xuất các biệnpháp hạn chế khó khăn, vạch ra các phương án tổ chức trong lĩnh vực tài chính kế toán
CÁC TỔ, BỘ PHẬN:
- TỔ THU NGÂN: Nhiệm vụ tính tiền và thu tiền của khách, chuẩn bị tiền lẻ cho ca làm
việc, chăm sóc khách hàng,…
- TỔ BẢO VỆ: Kiểm tra các ổ klhóa, cửa, và theo dõi hàng hóa mất mát,….
- CÁC TỔ ( NGÀNH HÀNG) : Bao gồm ngàng hàng luân chuyển thường xuyên và hàng
luân chuyển không thường xuyên theo dõi hàng hoá trong kho, quầy kệ và chịu trách nhiệm vềhàng hoá như đặt hàng hay xuất trả hàng bán chậm cho nhà cung cấp,…
- CÁC BỘ PHẬN: bao gồm tổ chức hành chánh, bảo trì, vi tính, giám sát kho, quảng cáo
khuyến mãi , nhân viên chất lượng, bộ phận thủ quỹ
+ BỘ PHẬN KẾ TOÁN: Theo dõi và viết thiếu Thu-Chi hàng ngày, kiểm kê và niêm
phong tồn quỹ hàng ngày, theo dõi nhập tồn hàng hóa, lập phiếu nhập xuất hàng, theo dõi biếnđộng về giá cả để kịp thời thông báo ngành hàng kiểm tra hay điều chỉnh khi cần thiết,…
+ BỘ PHẬN THỦ QUỸ: Nhận và kiểm tiền thu chi hàng ngày, kiếm quỹ cùng kế toán
khi cuối ngày,…
+ BỘ PHẬN GIÁM SÁT KHO: Kiểm tra hàng xuất – nhập, đổi trả tại kho, ký nhận vào
hóa đơn xuất đổi trả của nhà cung cấp, giát sát và kiểm tra các nhân viên giao hàng tại kho,…
+ BỘ PHẬN VI TÍNH: Vận hành và quản trị mạng nội bộ, sử dụng và khai thác các phần
mềm ứng dụng, bảo quản máy mốc, thiết bị điện thoại,…
+ BỘ PHẬN TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH: Tư vấn cho giám đốc về các vấn đề liên quan
đến chính sách, chế độ, lao động tiền lương, tiền thưởng của đơn vị, đề xuất với giám đốc thựchiện đào tạo nhân viên, quản lý bộ phận tạp vụ…
+ BỘ PHẬN CHẤT LƯỢNG: Xây dựng chỉ tiêu chất lượng, tham gia và giám sát việc
thực hiện duy trì các quá trình quản lý theo hệ thống quản lý chất lượng đã được thiết lập tạiđơn vị, phân phối cập nhật tài liệu và thu hồi tài liệu lỗi thời tại đơn vị,…
+ BỘ PHẬN QUẢNG CÁO KHUYẾN MÃI: Thực hiện các chương trình khuyến mãi
tại đơn vị, chương trình hậu mãi khách hàng,…
Trang 13+ BỘ PHẬN BẢO TRÌ: Thực hiện và theo dõi việc bảo trì các trang thiết bị của
đơn vị, sữa chữa các thiết bị hư hỏng, kiểm tra an toàn hệ thống điện,…
3.3 Tình hình nhân sự
Tổng số lao động hiện tại của Co.op mart có khoảng 160 nhân viên
Tuy nhiên trong hiện tại với quy mô phục vụ ngày càng mở rộng nên nhu cầu tuyểndụng thêm nhân viên đang có xu hướng ngày càng tăng
Chế độ làm việc: nhân viên làm việc tại Co.op mart làm việc với nhịp độ khá cao tuynhiên vẫn đảm bảo không quá 48 giờ/ tuần ( 8 giờ/ ngày, 6 ngày/ tuần )
Nhân viên phục vụ tại Co.op mart làm việc theo ca nhưng bảo đảm tất cả các ngàytrong tuần đều có nhân viên phục vụ khách hàng Đặc biệt vào các ngày lễ, tết số lượng kháchhàng tại Co.op mart có xu hướng tăng lên rõ rệt nên nhân viên làm việc tại đây phải làm việcvới nhịp độ cao hơn nhiều so với ngày thường Vào các ngày lễ, tết do nhu cầu mua sắm củakhách hàng tăng lên rất nhiều nên nhân viên làm việc tại Co.op mart Long Xuyên vẫn phải đilàm trong những ngày này Tuy nhiên, bù lại nhân viên sẽ được nghỉ bù vào những ngày khác
và được hưởng các chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp một cách xứng đáng, đảm bảo quyền lợicủa người lao động
Đặc biệt nhân viên luôn được điều động công tác khá linh hoạt để kịp thời đáp ứng chotính chất đặc thù của ngành nghề này: luôn có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các bộ phận của doanhnghiệp
Doanh nghiệp luôn đảm bảo lợi ích của người lao động đúng với luật lao động củapháp luật Việt Nam.Đảm bảo các chính sách đãi ngộ đối với nhân viên tạo sự ổn định chocuộc sống người lao động Mặc dù đặc điểm của ngành nghề là làm việc với nhịp độ cao thếnhưng doanh nghiệp với sự quản lý của ban lãnh đạo luôn giải quyết thỏa đáng các kỳ nghỉcho nhân viên
Trang 14Chương 4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Thiết kế nghiên cứu
- Phương pháp được sử dụng thực hiện đề tài :
+ Nghiên cứu sơ bộ: tiến hành khảo sát và nghiên cứu các vấn đề xung quanh có liênquan đến chủ đề nghiên cứu với một số nhân viên CO.OP MART LONG XUYÊN (Theo dạngđối đáp trực tiếp hay phỏng vấn thử) với một mẫu nhỏ để thử nghiệm mức độ đầy đủ thông tin
từ bản câu hỏi được thiết kế nháp
+ Nghiên cứu chính thức : (định tính + định lượng ) tiến hành chỉnh sửa ,cho bản câuhỏi hỏi hoàn chỉnh đưa vào phỏng vấn.,làm sạch số liệu và đưa vào xử lý cho kết quả phântích và báo cáo Từ đó, đưa ra sự ảnh hưởng của các yếu tố đến môi trường làm việc đi đến kếtquả cần thực hiện của đề tài
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Lấy số liệu từ cả 2 dạng sơ cấp và thứ cấp
+ Nguồn cung cấp: các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báocáo nhân sự của doanh nghiệp, và các số liệu thu thập trực tiếp từ bản câu hỏi phỏngvấn các nhân viên tại CO.OP MART LONG XUYÊN
+ Cách thức thu thập: đến trực tiếp doanh nghiệp để phỏng vấn, gởi bản câu hỏi, và xincác báo cáo có liên quan đến đề tài
Trang 15Chương 5 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến môi trường làm việc tại CO.OP MART LONG XUYÊN.
5.1 Tổng hợp thông tin mẫu
Tổng số bản hỏi phát ra: 50 bản
Tổng số bản hỏi thu về: 50 bản
Số bản hỏi dùng làm nghiên cứu: 50 bản Tất cả các bản câu hỏi đều phù hợp với yêucầu của công tác nghiên cứu Thông qua quá trình phỏng vấn thử một số nhân viên bản câu hỏiđược hiệu chỉnh lại một cách hoàn chỉnh đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của đề tài
Cơ cấu mẫu được sử dụng làm mẫu nghiên cứu với 30 nam và 20 nữ, đa phần ít có sựphân biệt về độ tuổi (nhóm tuổi dao động từ 20 đến 40 tuổi)
cơ cấu mẫu
nam , 60%
nữ, 40%
5.2 Phân tích kết quả nghiên cứu
Đầu tiên để đi vào việc phân tích kết quả nghiên cứu, ta tính các chỉ số trung bình theocác chỉ số quy định cho thang đo Likert giả định cho từng điểm số trong bảng câu hỏi
Sau khi tính chỉ số trung bình cho cùng một tiêu chí của 50 mẫu tương ứng thu thậpđược Theo các mức điểm tương ứng đã quy định trong bảng câu hỏi thì mức điểm số trungbình là 3
- Với các chỉ số trung bình về chính sách của doanh nghiệp trong việc quản lý nhânviên, điều kiện làm việc và quan hệ với đồng nghiệp sẽ có ý nghĩa như sau:
+ Chỉ số trung bình nhỏ hơn 3: thể hiện đa số nhân viên của doanh nghiệp không hàilòng với chỉ tiêu này Nói cách khác, điều đó sẽ khiến nhân viên cảm thấy không thoải mái,kéo lùi năng suất làm việc của nhân viên Nếu chỉ số trung bình tính ra được là nhỏ hơn 3 thìdoanh nghiệp cần phải xem xét lại và đưa ra quyết định cải thiện hợp lý tương ứng cho chỉ tiêuđó
+ Chỉ số trung bình bằng 3: đối với tiêu chí này nhân viên của doanh nghiệp còn ítquan tâm hoặc tiêu chí này của doanh nghiệp đã không khiến nhân viên hài lòng nhưng khôngphải là họ cảm thấy bất mãn về tiêu chí đó Tuy nhiên, trong trường hợp này doanh nghiệpcũng cần nên xem xét lại: nếu tỷ lệ nhân viên chọn chỉ tiêu “tương đối” là quá nhiều thì điều
đó chứng tỏ nhân viên không mấy quan tâm đến đến tiêu chí này hay tiêu chí này không khiến
họ cảm thấy nó có ảnh hưởng nhiều đến họ, họ cảm thấy thờ ơ vói tiêu chí đó Vậy cần nghiêncứu lại xem thực sự yếu tố đó có ảnh hưởng đến môi trường làm việc của nhân viên tại doanh
Trang 16nghiệp không? Cần kiểm tra lại mức độ tương quan của yếu tố này với môi trường làm việc tạidoanh nghiệp.
+ Chỉ số trung bình lớn hơn 3: đa số nhân viên của doanh nghiệp cảm thấy hài lòng vớitiêu chí này Khi mức độ hài lòng càng cao (chỉ số trung bình càng lớn) càng làm nhân viêncảm thấy thoải mái, cảm thấy được quan tâm, cảm thấy gắn bó thực sự với doanh nghiệp, …điều này sẽ là nguồn động lực thúc đẩy nhân viên làm việc một cách tốt hơn, ngày càng nângcao năng suất làm việc, tạo điều kiện cần thiết để doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh, ngày một nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ
- Với các chỉ số trung bình về sự thách thức của công việc và cơ hội thăng tiến tại doanhnghiệp sẽ có ý nghĩa như sau:
+ Chỉ số trung bình nhỏ hơn 3: thể hiện đa số nhân viên của doanh nghiệp không đồng
ý với chỉ tiêu này Nói cách khác, nhân viên cảm thấy doanh nghiệp còn chưa thực hiện tốttiêu chí đã nêu Nếu chỉ số trung bình tính ra được là nhỏ hơn 3 thì doanh nghiệp cần phải xemxét lại và đưa ra quyết định cải thiện hợp lý tương ứng cho chỉ tiêu đó Vì đây là những tiêuchí mang tính chất động viên, vì thế nó hết sức cần thiết cho kế hoạch thu hút nhân tài củadoanh nghiệp Doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa mức độ quan trọng của các tiêu chí này
+ Chỉ số trung bình bằng 3: tiêu chí này của doanh nghiệp đã không thu hút được sựquan tâm của nhân viên nhưng không phải là họ hoàn toàn phủ nhận nó Tuy nhiên, trongtrường hợp này doanh nghiệp cũng cần nên xem xét lại: nếu tỷ lệ nhân viên chọn chỉ tiêu
“tương đối” là quá nhiều thì điều đó chứng tỏ nhân viên cảm thấy thờ ơ vói tiêu chí đó.Cầnđưa ra quyết định xem xét đúng mức đối với nhóm nhân tố động viên này Và cũng cần nghiêncứu lại xem thực sự yếu tố đó có ảnh hưởng đến môi trường làm việc của nhân viên tại doanhnghiệp không? Cần kiểm tra lại mức độ tương quan của yếu tố này với môi trường làm việc tạidoanh nghiệp
+ Chỉ số trung bình lớn hơn 3: đa số nhân viên của doanh nghiệp đồng ý với tiêu chínày Khi mức độ đồng ý càng cao (chỉ số trung bình càng lớn) càng chứng tỏ doanh nghiệp đãthực hiện khá tốt cho công tác động viên nhân viên của mình Điều này sẽ là nguồn động lựcthúc đẩy nhân viên làm việc một cách tốt hơn, ngày càng nâng cao năng suất làm việc, tạođiều kiện cần thiết để doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, ngày mộtnâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ và hơn hết sẽ mang đến một nguồn nhân lực giỏitrong tương lai lâu dài của doanh nghiệp
- Các chỉ số trung bình của từng tiêu chí tương ứng được thể hiện ngay bên phải biểu
đồ cho từng tiêu chí tương ứng với mỗi tiêu chí một
5.2.1 Chính sách của doanh nghiệp trong việc quản lý nhân viên
+ Lương và phụ cấp khác:
Khi nhân viên được nhận vào làm việc tại Co.op mart sau thời gian từ 2 đến 4 thángthử việc tùy theo từng công việc ( nhân viên văn phòng hay nhân viên bán hàng, phục vụ….)trở thành nhân viên chính thức của Co.op mart Long Xuyên Mức lương tại doanh nghiệpđược tính theo chức vụ.(hệ số lương tính theo chức danh nhân với mức lương căn bản)
Hình thức trả lương được tính theo tháng, trả lương vào thẻ ATM
+ Thời gian làm việc và nghỉ phép