1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2035, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

37 520 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Vị trí Sơ đồ vị trí, mối quan hệ của Hải Phòng với Bắc bộ và Nam Trung Hoa Thành phố Hải Phòng thuộc vùng châu thổ sông Hồng, là đầu mối giaothông quan trọng và là cửa ngõ chính ra biển

Trang 1

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2035, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Trang 2

MỤC LỤC

I PHẦN MỞ ĐẦU 3

1.1 Tổng quan 3

1.2 Lý do và sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch 4

1.3 Các căn cứ lập điều chỉnh quy hoạch 6

II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ 9 2.1 Đánh giá chung thực trạng phát triển kinh tế xã hội và phát triển đô thị 9

2.2 Đánh giá thực hiện quy hoạch theo Quyết định 1448/QĐ-TTg 14

2.3 Một số nội dung được duyệt theo Quyết định số 1448/QĐ-TTg không còn phù hợp với tình hình hiện nay 18

III DỰ BÁO SƠ BỘ PHÁT TRIỂN 18

3.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển đô thị 18

3.2 Phạm vi nghiên cứu 19

3.3 Tính chất đô thị 20

3.4 Động lực phát triển đô thị 20

3.5 Sơ bộ dự báo quy mô đô thị 20

IV CÁC YÊU CẦU NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH 23

4.1 Tổng quan và quá trình phát triển đô thị Hải Phòng qua các thời kỳ 23

4.2 Phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng 23

4.3 Các kinh nghiệm quốc tế 25

4.4 Phân tích các tiền đề phát triển đô thị 26

4.5 Dự báo về phát triển quy mô dân số, đất đai 26

4.6 Hướng phát triển đô thị 27

4.7 Định hướng phát triển không gian: 28

4.8 Định hướng quy hoạch sử dụng đất: 28

4.9 Định hướng phát triển một số không gian chính trong đô thị 30

4.10 Định hướng khung hạ tầng kỹ thuật 31

4.11 Quy hoạch xây dựng đợt đầu đến năm 2025 và các chương trình đầu tư xây dựng 33

V HỒ SƠ SẢN PHẨM 34

5.1 Phần bản vẽ 34

5.2 Thuyết minh 35

5.3 Các văn bản liên quan 35

5.4 Mô hình 35

VI DỰ TOÁN KINH PHÍ LẬP QUY HOẠCH 35

VII TỔ CHỨC THỰC HIỆN 36

7.1 Tiến độ thực hiện 36

7.2 Tổ chức thực hiện 36

7.3 Lấy ý kiến về điều chỉnh quy hoạch 36

VIII.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37

IX PHỤ LỤC 37

Phụ lục 1 Văn bản pháp lý 37

Phụ lục 2 Góp ý và Tiếp thu - giải trình 37

Phụ lục 3 Bản vẽ thu nhỏ 37

Trang 3

NHIỆM VỤĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

ĐẾN NĂM 2035, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

1 PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Tổng quan

1.1.1 Vị trí

Sơ đồ vị trí, mối quan hệ của Hải Phòng với Bắc bộ và Nam Trung Hoa

Thành phố Hải Phòng thuộc vùng châu thổ sông Hồng, là đầu mối giaothông quan trọng và là cửa ngõ chính ra biển của vùng Bắc bộ và cả nước; cáchThủ đô Hà Nội khoảng 100km, Hải Phòng là đô thị cảng trên 100 năm, là đô thịloại 1 trực thuộc Trung ương, có vị trí đặc biệt quan trọng, là trung tâm cấp Quốcgia của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

Với diện tích đất tự nhiên khoảng 1.561,75 km2, là vùng chuyển tiếp giữađồng bằng châu thổ sông Hồng và vùng núi ven bờ Đông Bắc, Hải Phòng giápbiển và được bao bọc bởi các dòng sông; bờ biển có chiều dài khoảng 125km với

5 cửa sông lớn, có nhiều vùng vịnh đẹp các luồng lạch sâu, rộng, ít sa bồi; cókhoảng 400 hòn đảo, trong đó đảo Bạch Long Vỹ nằm giữa Vịnh Bắc bộ cáchThành phố khoảng 135km Hải Phòng có địa thế thuận lợi đối với phát triển kinh

Trang 4

tế - xã hội và đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc phòng, có điều kiện giaothông thuận lợi trên tất cả các mặt đường thủy, đường bộ, đường sắt và hàngkhông

Là khu vực trọng yếu trong vai trò phòng thủ quốc gia trên biển

1.2 Lý do và sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch

Là thành phố cảng - công nghiệp, phát triển dựa trên mối quan hệ giữavùng Duyên hải Bắc bộ với vùng Thủ đô Hà Nội và vùng Đồng bằng Sông Hồng,Hải Phòng có vị trí đặc biệt quan trọng, là vùng cửa ngõ biển của vùng kinh tếNam Trung Hoa và Bắc bộ Việt Nam thông qua chiến lược “hai hành lang và mộtvành đai kinh tế” với vai trò vận tải hàng hoá trong quan hệ thương mại trong vàngoài nước, dịch vụ chuyển tải giữa các vùng kinh tế phía Bắc và vành đai kinh tếbiển vịnh Bắc bộ, có vai trò quyết định sự phát triển của vùng Duyên hải Bắc bộđồng thời tác động lớn đến Vùng Thủ đô Hà Nội- Vùng kinh tế trọng điểm phíaBắc

Sự hội tụ - giao thoa tại khu vực Hải Phòng - Hạ Long là sự khẳng định caohơn về vai trò trung tâm kinh tế và du lịch biển, không chỉ ở tầm khu vực Bắc bộ

và Quốc gia mà còn ở tầm Quốc tế, “đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũinhọn, là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, có trọngtâm, trọng điểm, hiệu quả, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao; xã hội hóacao và có nội dung văn hóa sâu sắc” như Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũinhọn đã đề ra

Ngày16/9/2009 Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 1448/QĐ-TTgphê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm

2025, tầm nhìn đến năm 2050 Đồ án này đã định hướng phát triển kinh tế, xã hộigiai đoạn ngắn hạn cũng như dài hạn cho thành phố, làm cơ sở để các ngành xâydựng, kế hoạch phát triển trong các giai đoạn tương ứng; trên cơ sở đó thành phốthực hiện được một số Quy hoạch đô thị, quy hoạch chuyên ngành đã được phêduyệt như: Quy hoạch chung khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, quy hoạch phân khucác quận, quy hoạch chung các thị trấn, quy hoạch giao thông vận tải đường bộthành phố, quy hoạch xử lý CTR thành phố và nhiều đồ án quy hoạch đô thị,quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành đang triển khai nghiên cứu

Trang 5

Kết luận Số 72-KL/TW ngày 10/10/2013, Bộ Chính trị yêu cầu: “Trên cơ

sở tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 32 và vận dụng sáng tạo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và các nghị quyết của Trung ương, từ nay đến năm

2020, Hải Phòng cần phát triển theo hướng phát huy tối đa các nguồn lực, lợi thế

để xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại, trung tâm dịch vụ, công nghiệp lớn có sức cạnh tranh cao; là trọng điểm phát triển kinh tế biển của cả nước; trung tâm giáo dục - đào tạo, y tế và khoa học - công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, cửa chính ra biển của các địa phương phía Bắc và hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc…” Kết luận này là kim chỉ nam xác định quan điểm chỉ đạo

cho thành phố Hải Phòng phát triển theo hướng bền vững

Tình hình phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng của thành phố Hải Phòng

đã và đang có nhiều biến động lớn, từ các dự án phát triển hạ tầng trọng yếu quốcgia đang được ưu tiên phát triển như (cảng Hàng không quốc tế Cát Bi, đườngcao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cảng cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng, đường bộ venbiển, cải tạo quốc lộ 10…), sự hình thành các đô thị (Bắc Sông Cấm, Tràng Cát,Our City,…), các công nghiệp (Nam Đình Vũ, Tràng Duệ, Vship,…) và các dự

án quan trọng khác (cầu Tân Vũ - Lạch Huyện, cầu Bạch Đằng, cầu Hoàng VănThụ, cầu Nguyễn Trãi ; các khu du lịch tại Đồ Sơn, Cát Bà, Vũ Yên,…), đồngthời nhiều dự án phát triển vượt qua quy mô định hướng của quy hoạch chungđược duyệt Các yếu tố này đã tạo ra sức ép về hệ thống hạ tầng đô thị, sự liênkết vùng đòi hỏi cần có sự sắp sếp khoa học phối hợp hợp lý các khu chức năng

đô thị trong quá trình phát triển

Xu thế đô thị hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Hải Phòngđang và sẽ diễn ra hết sức mạnh mẽ Cơ cấu kinh tế ngày càng thay đổi theo xuhướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ gắn với việc phát triển văn hoá, xã hội,bảo vệ tài nguyên môi trường Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được nâng cấp đạt tiêuchuẩn quốc tế, cơ sở hạ tầng xã hội được đầu tư xây dựng nhằm nâng cao chấtlượng sống của người dân, nâng cao trình độ dân trí

Biến đổi khí hậu, biểu hiện là sự tăng lên của nhiệt độ trung bình toàn cầu

và hệ quả là mực nước biển dâng Đây là một trong những thách thức thức tácđộng rất lớn đến phát triển đô thị thành phố Hải Phòng đến năm 2035, tầm nhìnđến năm 2050

Quy hoạch chung xây dựng thành phố theo quyết định 1448/QĐ-TTg đếnnay đã đi vào thực hiện được 8 năm Căn cứ Điều 46 - Luật Quy hoạch đô thị,quy hoạch này cần được rà soát đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điềuchỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn, đồng thời

bổ sung, định hướng việc phát triển đô thị những năm tiếp theo

Xuất phát từ những lý do trên; thực hiện chủ trương của Chính phủ tại vănbản số 8959/VPCP-KTN ngày 20/10/2016, việc lập Điều chỉnh quy hoạch chungthành phố Hải Phòng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 là hết sức cần thiết

và cấp bách nhằm đánh giá thực trạng phát triển đô thị Hải Phòng trong giai đoạnvừa qua; lập quy hoạch xây dựng đồng bộ giữa các khu vực trong tổng thể chungtoàn thành phố, đáp ứng được yêu cầu thực tế, phù hợp với xu thế phát triển kinh

Trang 6

tế - xã hội và định hướng phát triển của thành phố trong tương lai; nâng cao chấtlượng môi trường sống, cơ sở hạ tầng và cảnh quan đô thị; bảo đảm tính kế thừa,không ảnh hưởng lớn đến các dự án đầu tư đang triển khai đồng thời giữ vữngquốc phòng - an ninh trong tình hình mới.

1.3 Các căn cứ lập điều chỉnh quy hoạch

1.3.1 Nghị quyết của Bộ Chính trị

Nghị quyết 32-NQ/TW ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị về “Xây dựng vàphát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đấtnước” và Kết luận số 72-KL/TW ngày 10/10/2013 của Bộ Chính trị về “Tiếp tụcđẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW”;

1.3.2 Các Luật do Quốc hội ban hành

Luật Quy hoạch đô thị (2009); Luật Xây dựng (2014); Luật Di sản văn hóa

và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá (2009); Luật Bảo

vệ Môi trường (2005); Luật Du lịch (2012); Luật Đất đai (2013); Luật Đầu tưcông (2014); Luật Điện lực (2014), Luật Tài nguyên nước (2012);

1.3.3 Các Nghị định, thông tư

Nghị định 37/2010/NĐ-CP, 07/4/2010, Chính phủ,Lập, thẩm định, phêduyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Nghị định 38/2010/NĐ-CP, 07/4/2010, Chính phủ, Quản lý không gian,kiến trúc và cảnh quan đô thị;

Nghị định 44/2015/NĐ-CP, 6/5/2015, Chính phủ, Quy định chi tiết một sốnội dung về quy hoạch xây dựng;

Nghị định 70/2012/NĐ-CP, 18/9/2012, Chính phủ, Quy định thẩm quyền,trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tíchlịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

Nghị định 19/2015/NĐ-CP, 14/2/2015, Chính phủ, Quy định chi tiết một sốđiều của Luật Bảo vệ môi trường;

Nghị định 92/2007/NĐ-CP, 1/6/2007, Chính phủ, Quy định chi tiết thihành một số điều của Luật Du lịch;

Nghị định 43/2014/NĐ-CP, 15/5/2014, Chính phủ, Quy định chi tiết thihành một số điều của Luật Đất đai;

Nghị định 118/2015/NĐ-CP, 15/5/2014, Chính phủ, Quy định chi tiết thihành một số điều của Luật Đầu tư;

Nghị định 02/2016/NĐ-CP, Chính phủ, Sửa đổi bổ sung một số điều củaNghị định 152/2007/NĐ-CP, 10/10/2007, về Khu vực phòng thủ; và Nghị định152/2007/NĐ-CP, 10/10/2007, về Khu vực phòng thủ;

Nghị định 43/2015/NĐ-CP, 06/05/2015, Chính phủ, Quy định lập, quản lýhành lang bảo vệ nguồn nước;

Nghị định 35/2015/NĐ-CP, 13/04/2015, Quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

Trang 7

Thông tư 19/2010/TT-BXD, 20/10/2010, Bộ Xây Dựng, Hướng dẫn lậpQuy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị;

Thông tư 01/2011/TT-BXD, 27/1/2011, Bộ Xây Dựng, Hướng dẫn ĐMCtrong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;

Thông tư 01/2016/TT-BXD, 01/02/2016, Bộ Xây Dựng, Ban hành Quychuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật;

Thông tư 12/2016/TT-BXD, 29/6/2016, Bộ Xây Dựng, Quy định về hồ sơcủa nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạchkhu chức năng đặc thù;

Thông tư số 05/2017/TT-BXD ngày 05/04/2017 của Bộ Xây dựng về việcHướng dẫn xác định, quản lý chi quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;

1.3.4 Các Quyết định, Văn bản của Chính phủ, các Bộ ban ngành

Các Quyết định số: 865/QĐ-TTg ngày 10/7/2008, 34/2009/QĐ-TTg ngày02/3/2009, 758/QĐ-TTg ngày 08/6/2009, 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012,201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013, 2623/QĐ-TTg ngày 31/12/2013, 198/QĐ-TTgngày 25/01/2014 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt: Quy hoạch xây dựng VùngDuyên hải Bắc Bộ đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch pháttriển Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ đến năm 2020, Chương trình nângcấp đô thị quốc gia giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2020, Chương trình phát triển

đô thị Quốc gia giai đoạn 2012 – 2020, Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam,

Đề án "Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn

2013 - 2020", Quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; và các Quyết định số:21/QĐ-TTg ngày 08/1/2009; 1327/2009/QĐ-TTg ngày 24/8/2009; 1436/QĐ-TTgngày 10/9/2009 và 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng chính phủ phêduyệt quy hoạch phát triển: giao thông vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt,cảng biển Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 92/2003/QĐ- TTg ngày 9/5/2003 của Thủ tướng chính phủcông nhận Hải Phòng là đô thị loại 1;

Quyết định số 271/ 2006/ QĐ- TTg ngày 27/11/ 2006 của Thủ Tướng chínhphủ về việc phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xãhội thành phố Hải Phòng đến năm 2020;

Quyết định số 1448/QĐ- TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng chính phủ vềviệc phê duyệt quy hoạch điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố HảiPhòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Đô thị ViệtNam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;

Công văn số 8959/VPCP-KTN ngày 20/10/2016 của Văn phòng Chính phủ

về việc chủ trương điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòngđến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050

1.3.5 Các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn, Quy phạm kỹ thuật

Trang 8

Các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia: QCXDVN 01:2008/BXD về quy hoạchxây dựng; QCVN 14:2008/BTNMT về nước thải sinh hoạt; QCVN 14:2009/BXD

về quy hoạch XD nông thôn; QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp;QCVN 07:2016/BXD về các công trình hạ tầng kỹ thuật;

Các Tiêu chuẩn Quốc gia: TCXDVN 259: 2001 Tiêu chuẩn thiết kế chiếusáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị; TCXDVN 33:2006 Cấpnước – Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế; TCXDVN104:2007 Đường đô thị-Yêu cầu thiết kế; TCVN 4454:2012 về Quy hoạch xâydựng nông thôn - Tiêu chuẩn thiết kế;

Quy phạm trang bị điện: 11 - TCN – (19, 20, 21) – 2006 do Bộ Công côngnghiệp ban hành năm 2006;

1.3.6 Các Nghị quyết, Quyết định, Văn bản của UBND thành phố

Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 03/1/2012 của Thành uỷ Hải Phòng về pháttriển và quản lý đô thị Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

Nghị quyết số 12-NQ/ĐH ngày 24/10/2015 của Đại hội Đảng bộ thành phốlần thứ XV, Nhiệm kỳ 2015-2020;

Nghị quyết số 20/2012/NQ-HĐND ngày 12/12/2012 của Hội đồng nhândân thành phố Khóa XIV, kỳ họp thứ 5 về Nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chínhsách đẩy mạnh phát triển và tăng cường quản lý đô thị theo hướng văn minh hiệnđại giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến 2025;

Quyết định số 1706/QĐ-UBND ngày 10/10/2012 của Ủy ban nhân dânthành phố về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết số 04-NQ/TU ngày 03/01/2012 của Thành uỷ;

Quyết định số 1339/2016/QĐ-UBND Ngày 11/7/2016 của Ủy ban nhândân TP ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị chung TP HảiPhòng;

Công văn số 473/UBND-QH ngày 03/02/2017 của Ủy ban nhân dân thànhphố về việc lập nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố đếnnăm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

1.3.7 Các nguồn tài liệu, số liệu, cơ sở bản đồ

Các chiến lược phát triển Khu kinh tế ven biển, Khu chế xuất; các quyhoạch, chiến lược chuyên ngành khác có liên quan v.v ;

Các quyết định thành lập, chia tách địa giới hành chính trên địa bàn;

Các quy hoạch vùng, quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, quy hoạch phânkhu quận, huyện, thị trấn, thị tứ… được duyệt trên địa bàn thành phố;

Các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận, huyện được duyệt;

Các dự án quy hoạch đô thị, xây dựng, chuyên ngành được duyệt;

Các quy chuẩn, quy phạm, văn bản, tài liệu, bản đồ có liên quan

Trang 9

2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

2.1 Đánh giá chung thực trạng phát triển kinh tế xã hội và phát triển đô thị

2.1.1 Tổng quan:

a Điều kiện tự nhiên

Hải Phòng có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển đô thị hiện đại; địahình địa mạo phong phú, có đường bờ biển dài và nhiều sông ngòi bao quanh làtiềm năng lớn cho việc phát triển kinh tế đặc biệt là kinh tế biển

Khí hậu Hải Phòng mang đặc điểm chung của vùng đồng bằng Bắc bộ vớiđiểm yếu là sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa và chịu ảnh hưởng của thuỷtriều, gió bão, động đất, sóng thần tuy nhiên cũng có điểm mạnh là khu vựcmang đặc trưng khí hậu của vùng ven biển, thuận lợi cho nghỉ dưỡng

b Hiện trạng đất đai (Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng 2016)

Tổng diện tích đất tự nhiên (ĐTN): 156.176 ha (chiếm 0,47% tổng diệntích tự nhiên cả nước) Trong đó: Đất nông nghiệp: 83.310 ha, chiếm 53,34% diệntích ĐTN; đất phi nông nghiệp: 64.821 ha, chiếm 41,51% diện tích ĐTN; đấtchưa sử dụng: 8.045 ha, chiếm 5,15% diện tích ĐTN

Bình quân đất xây dựng đô thị của Hải Phòng năm 2016 là 150 m2/người,xấp xỉ TP Hà Nội (149m2/người) tuy nhiên còn khá cao so với Quảng Ninh (83m2/người) và TP Hồ Chí Minh (107 m2/người) trong khi chỉ tiêu đất xây dựng đôthị đến năm 2020 đối với các đô thị ven biển theo Định hướng quy hoạch tổng thểphát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2020 là 80m2/người

c Hiện trạng dân số và lao động (Niên giám thống kê TP Hải Phòng 2016)

Hiện trạng dân số thành phố Hải Phòng đến năm 2016 là: 1.980.800 người,trong đó: Thành thị: 46,74%; Nông thôn: 53,26%; mật độ dân số trung bình:1.268 người/km2; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,89%, giảm so với năm 2010

Tổng số lao động 1.131.600 người, trong đó: Nam 50,11%; Nữ 49,89%.Lao động tại đô thị: 42,74%; nông thôn: 57,26%; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo:32,30%; tỷ lệ thất nghiệp: 3,44%

2.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Thành phố Hải Phòng là thành phố Cảng và công nghiệp, cơ cấu kinh tếđang chuyển dịch mạnh theo hướng dịch vụ - công nghiệp Hiện trạng phát triểnkinh tế năm 2016 của Hải Phòng như sau:

- Tổng sản phẩm trong nước (GRDP) năm 2016 (theo giá so sánh 2010)ước đạt 104.059 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ, đạt kế hoạch (kế hoạch tăng10,5 - 11,0%), trong đó: nhóm nông, lâm, thủy sản ước tăng 1,01%; nhóm côngnghiệp - xây dựng ước tăng 11,6%; nhóm dịch vụ ước tăng 10,8% so với cùng kỳ

Cơ cấu các ngành “Dịch vụ - Công nghiệp, xây dựng - Nông, lâm, thủy sản”tương ứng “57,22% - 40,47% - 6,35%” GRDP bình quân đầu người (theo giáhiện hành) ước đạt 3.017 USD, đạt kế hoạch

Trang 10

- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2016 ước tăng 17,02% so với cùng

kỳ, đạt kế hoạch (kế hoạch tăng 17,0 - 18,0%), trong đó có một số ngành có tốc

độ tăng trưởng cao như: sản xuất thiết bị truyền thông, sản xuất sản phẩm điện tửdân dụng, may trang phục, sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa

- Hoạt động thương mại, dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thudịch vụ tiêu dùng ước đạt 91.192 tỷ đồng, tăng 13,04% so với cùng kỳ Tổng kimngạch xuất khẩu ước đạt 5,16 tỷ USD, tăng 19,57% so với cùng kỳ, đạt kế hoạch(kế hoạch tăng 18,5 - 19,5%) Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 5,27 tỷ USD,tăng 17,44% so với cùng kỳ

- Sản lượng hàng hỏa thông qua các cảng ước 80,01 triệu tấn, tăng 17,2%

so với cùng kỳ, đạt kế hoạch (kế hoạch 80 triệu tấn) Vận tải hàng hóa ước tăng10,29% về tấn và tăng 1,95% về tấn.km so với cùng kỳ Vận tải hành khách ướctăng 10,17% về người và tăng 11,76% về người.km so với cùng kỳ

- Tổng lượt khách du lịch đến Hải Phòng ước 5,96 triệu lượt khách, tăng6,02% so với cùng kỳ, bằng 104,57% kế hoạch năm, trong đó khách quốc tế đạt759,03 nghìn lượt, tăng 6,36% so cùng kỳ

- Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản ước 14.083,7 tỷ đồng, tăng 1,31% sovới cùng kỳ, không đạt kế hoạch (kế hoạch tăng 2,5 - 3,0%), trong đó: giá trị sảnxuất nông nghiệp tăng 0,15%, giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng 2,53%, giá trị sảnxuất thủy sản tăng 4,34% so với cùng kỳ Năng suất lúa cả năm ước thực hiện63,05 tạ/ha Tình hình chăn nuôi trên địa bàn thành phố ổn định, không có dịchbệnh xảy ra Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản ước tăng 6,11% sovới cùng kỳ, trong đó sản lượng nuôi trồng tăng 2,04%, sản lượng khai thác tăng8,89% so với cùng kỳ

2.1.3 Thực trạng phát triển đô thị

Hệ thống đô thị Hải Phòng gồm đô thị Trung tâm (07 quận) và 11 thị trấnhuyện lỵ, trong đó: gồm 1 Đô thị loại I: Là đô thị trung tâm gồm 7 quận HồngBàng; Ngô Quyền; Lê Chân; Kiến An; Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn; 11 đô thịgồm: Các thị trấn: Minh Đức, Núi Đèo, An Dương, An Lão, Trường Sơn, TiênLãng, Vĩnh Bảo, Núi Đối, Cát Bà, Cát Hải và Huyện đảo Bạch Long Vỹ

Hải Phòng là một trong những thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh vàmạnh so với trung bình cả nước Năm 2015, tỷ lệ đô thị hóa toàn thành phố đạt46,73%, gấp 1,40 lần trung bình toàn quốc (trung bình toàn quốc 33,40%), đứngthứ 03 trong các tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Tỷ lệ đô thịhóa của Hải Phòng gần bằng tỷ lệ đô thị hóa của thành phố Hà Nội (47,55%),thấp hơn tỉnh Quảng Ninh (61,7%) là tỉnh đang có định hướng phát triển trởthành đô thị Loại I trực thuộc trung ương và còn thấp hơn nhiều so với thành phố

Đà Nẵng (87,3%) và thành phố Hồ Chí Minh (81,9%)

Mật độ phân bố đô thị toàn thành phố đạt xấp xỉ 12 đô thị /1.000km2.Thành phố phát triển mạnh về phía Đông và Đông Nam

* Về công tác quy hoạch:

Quy hoạch đô thị và khu chức năng đặc thù: Từ khi Điều chỉnh Quy hoạchchung xây dựng thành phố được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến nay Thành

Trang 11

phố đã phê duyệt quy hoạch phân khu của 7 quận là Đồ Sơn, Lê Chân, NgôQuyền, Dương Kinh, Hồng Bàng, Kiến An và Hải An; đã phê duyệt quy hoạch 5

đô thị vệ tinh (thị tứ Tam Cường, thị trấn Vĩnh Bảo, Minh Đức, Tiên Lãng và AnLão); QHC khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải đến năm 2025; Quy hoạch chi tiết tỷ lệ1/2000 khu vực đảo Cát Hải thuộc khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải Hiện naythành phố có 17 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (đến thờiđiểm 2016) có tổng diện tích 9.504 ha và 37 cụm công nghiệp

Quy hoạch chuyên ngành: Các quy hoạch hạ tầng kỹ thuật như quy hoạchcấp nước, quy hoạch thoát nước, quy hoạch sử dụng điện năng, quy hoạch thugom và xử lý chất thải, quy hoạch nghĩa trang, quy hoạch bảo vệ các nguồn tàinguyên đất, tài nguyên nước và tài nguyên khoáng sản ; quy hoạch ngành nhưquy hoạch văn hoá, thể dục thể thao, du lịch, y tế, giáo dục, chợ, mạng lưới xăngdầu được tập trung triển khai và phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu phát triểnbền vững

* Chỉnh trang, tái thiết đô thị:

Các khu đô thị cũ từng bước tập trung nâng cấp, cải tạo chỉnh trang, táithiết đô thị: Thành phố đẩy mạnh công tác rà soát, đánh giá tiến tới xây dựng lạicác khu chung cư cũ (trên 200 khu chung cư), khu đất xen kẹt; tích cực, kiênquyết thực hiện di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường đô thị ra cáckhu, cụm công nghiệp tập trung để dành quỹ đất xây dựng các công trình côngcộng nhằm cải thiện chất lượng sống; phê duyệt và triển khai đầu tư xây dựngcông viên cây xanh từ bến xe Tam Bạc đến chân cầu đường bộ Tam Bạc để tạo

bộ mặt đô thị thống nhất và có bẳn sắc riêng

Tập trung cải tạo nút giao thông (Ngã sáu Máy Tơ, Quán Mau, Ngã tư LêHồng Phong giao Nguyễn Bỉnh Khiêm ); nâng cấp đường giao thông đô thị(đường 356 đoạn 2A từ ngã ba Nguyễn Bỉnh Khiêm đến đập Đình Vũ; đườngĐông Khê 2; mở rộng đường Nguyễn Bình, mở rộng hè tại các tuyến phố trungtâm như: Tô Hiệu, Lạch Tray, Trần Nguyên Hãn, cải tạo vỉa hè khu vực dải vườnhoa trung tâm thành phố…)

* Phát triển đô thị mới:

Trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố được duyệt,thành phố đã và đang phát triển, thu hút đầu tư xây dựng các khu đô thị mới theođịnh hướng:

- Mở rộng về phía Bắc Sông Cấm: xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị BắcSông Cấm (khởi công trong quý I/20017), hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các khu đôthị gắn với công nghiệp như Vsip, Bến Rừng làm cơ sở hình thành quận mới

- Mở rộng về phía Đông, Đông Nam: quy hoạch khu vực Cát Hải thành “đảothông minh Cát Hải” (Cathai smart island) gắn với Cảng cửa ngõ quốc tế HảiPhòng và khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải Khai thác hết quỹ đất xây dựng các khu

đô thị mới Nam Hải, Đông Hải, Tràng Cát, Cảng ven sông Cấm và khu côngnghiệp, Cảng Đình Vũ làm cơ sở hình thành 1 quận mới

- Mở rộng về phía Nam dọc đường Phạm Văn Đồng: Hình thành các khu đôthị mới dọc đường 353, 355, khu đô thị mới Anh Dũng, Hòa Nghĩa, các trung tâm

Trang 12

hội chợ triển lãm quốc tế, liên hợp thể dục thể thao thành phố và khu giáo dụcđào tạo, nghỉ dưỡng ven biển và vành đai xanh sông Đa Độ

- Hình thành một khu dân cư lớn phía Tây thành phố trên cơ sở Mở rộngquận Hồng Bàng sang huyện An Dương gồm các xã Nam Sơn, An Đồng

- Mở rộng về phía Tây Nam: Phát triển mở rộng quận Kiến An bằng các khu

đô thị mới như: Cựu Viên, khu du lịch cảnh quan sông Lạch Tray, núi ThiênVăn

- Mở rộng về phía Tây Bắc: Phát triển các khu ở hiện có, các khu đô thị mớithuộc huyện An Dương kết hợp với các khu công nghiệp làm cơ sở để hình thànhmột quận mới

* Thực trạng hệ thống hạ tầng xã hội khung:

- Nhà ở: diện tích trên 39.436.725m2 với 458.436 căn; diện tích ở bình

quân: 20,3m2/người (đô thị 20,1m2/người, nông thôn 20,4m2/người) Số liệu này

so với mục tiêu quốc gia về nhà ở (Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm

2020 và tầm nhìn đến năm 2030) là thấp hơn bình quân toàn quốc (22m2/người)

- Trung tâm hành chính - chính trị: Theo điều chỉnh Quy hoạch chung

thành phố đã được phê duyệt, Trung tâm hành chính - chính trị mới thành phốđược bố trí tại Khu đô thị Bắc Sông Cấm Thành phố đang khẩn trương triển khaicác thủ tục để hoàn thành theo định hướng quy hoạch 07 quận là Đồ Sơn, LêChân, Ngô Quyền, Dương Kinh, Hồng Bàng, Kiến An, Hải An Ngoài trung tâmhành chính tập trung quận Hải An đã được đầu tư xây dựng, trung tâm hành chínhtập trung quận Dương Kinh và Hồng Bàng đang được đầu tư xây dựng, các côngtrình trung tâm hành chính tập trung của 5 quận khác chưa được đầu tư

- Y tế - giáo dục - văn hóa, thể thao: Đến nay trên địa bàn thành phố đã có

03 bệnh viện đa khoa thành phố, 05 bệnh viện đa khoa quận, 08 bệnh viện đakhoa huyện, 01 bệnh viện đa khoa thị trấn, 07 bệnh viện chuyên khoa thành phố,

03 trung tâm y tế chuyên khoa thành phố, 01 trung tâm kiểm dịch y tế QT thànhphố, 01 trung tâm kiểm nghiệm DPMP thành phố, 01 trung tâm y tế truyền thôngGDSK thành phố; 01 trung tâm y tế dự phòng thành phố; 01 trung tâm cấp cứu

115 thành phố, 07 trung tâm y tế quận, 07 trung tâm y tế huyện, 224 trung tâm y

- Dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí: Hệ thống chợ, siêu

thị - trung tâm thương mại, dịch vụ đô thị đầy đủ, phục vụ tốt cho nhu cầu ngườidân, hình thành những trung tâm thương mại lớn theo hướng hiện đại Dịch vụ dulịch phát triển với tiềm năng lớn ở chuỗi du lịch Đồ Sơn - Cát Bà - Vịnh HạLong Vui chơi giải trí mới phát triển ở một số loại hình cao cấp

* Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung:

Trang 13

- Giao thông:

 Giao thông đối ngoại: Vận tải đường bộ chiếm tỷ lệ cao (chiếm 70-80%tổng lượng hàng qua cảng), quốc lộ 5 và quốc lộ 10 vẫn đóng góp vai trò chính;Vận tải đường sắt chiếm tỷ lệ thấp, giao cắt bằng nhiều với đường đô thị (khu vực

đô thị cũ) Thiếu đường sắt kết nối với cảng Đình Vũ, nhất là với cảng cửa ngõQuốc tế Hải Phòng (đang xây dựng); Đường thủy nội địa: Năng lực thông qua cáccảng, bến thủy nội địa vẫn còn hạn chế; Cảng biển: Chưa đáp ứng được yêu cầuphát triển dài hạn Quy mô đầu tư nhỏ, số lượng cầu bến nhiều, thiếu các bếncảng nước sâu, các bến cảng container trung chuyển quốc tế Hệ thống logisticschủ yếu là công tác vận chuyển Các kho tàng, bến bãi dịch vụ vệ tinh phát triển

tự phát, nhỏ lẻ, manh mún

 Giao thông đô thị trung tâm: Thiếu các tuyến đường trục chính đô thị theohướng Đông - Tây và hướng Bắc - Nam, thiếu các tuyến đường vành đai kết nốicác khu vực, thiếu các tuyến đường kết nối từ trung tâm đến các huyện Tỷ lệ đấtgiao thông đô thị rất thấp chỉ đạt 3,52% (tối thiểu theo quy định là 20%-25%) Tỷ

lệ vận tải hành khách công cộng thấp chỉ đạt 6,05% (đô thị loại I là 20% - 30%)

 Giao thông các đô thị vệ tinh: Tỷ lệ đất giao thông đô thị thấp chỉ đạt từ4,7% đến 14,8% (tối thiểu theo quy định là 20%) Tỷ lệ vận tải hành khách côngcộng thấp chỉ đạt 1% (đô thị loại IV, V là 2% - 5%)

 Cấp điện: 100% người dân được dùng điện Khu vực các quận, chỉ tiêucấp điện sinh hoạt đạt 1000kwh/người/năm thấp so với quy định (QCXDVN01:2008/BXD là 2.100kwh/người/năm) Khu vực đô thị vệ tinh: chỉ tiêu cấp điệnsinh hoạt cho Núi Đèo, An Lão, Núi Đối, Cát Bà từ 1080kwh/người/năm đến1250kwh/người/năm, so với tiêu chuẩn là đảm bảo; Các đô thị còn lại gồm MinhĐức, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt từ 650 kwh/người/năm đến850kwh/người/năm là chưa đạt (QCXDVN 01:2008/BXD là1000kwh/người/năm)

 Cấp nước: Cấp nước đô thị thành phố Hải Phòng tương đối tốt so với cáctỉnh thành trến toàn Quốc Tỷ lệ cấp nước cho đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh đạt100%; Khu vực đô thị trung tâm là 140lít/ng-ngđ thấp so với tiêu chuẩn(QCXDVN 01:2008/BXD là 180lít/ng-ngđ); Khu vực đô thị vệ tinh từ 90lít/ng-ngđ đến 120lít/ng-ngđ là tương đối đảm bảo so với tiêu chuẩn (QCXDVN01:2008/BXD là 100lít/ng-ngđ)

- Cao độ nền và thoát nước mưa:

 Khu vực đô thị trung tâm: Đô thị cũ không đảm bảo cao độ nền tối thiểu(đô thị xây dựng từ thời Pháp) Mật độ đường cống thoát nước chính khu vực là0,84 km/km2 chưa đạt (chỉ tiêu 4,0km/km2) Cao độ nền khu đô thị mới xâydựng theo quy hoạch được duyệt

 Khu vực các đô thị vệ tinh: Mật độ đường cống thoát nước chính khu vực

từ 1,03 km/km2 đến 2,5 km/km2 chưa đạt (chỉ tiêu 3,0km/km2)

- Thoát nước thải: Đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh chưa có hệ thống thoátnước thải và trạm xử lý nước thải Sáu khu công nghiệp đã có trạm xử lý nướcthải Các cụm công nghiệp (trừ cụm công nghiệp Tân Liên), các bệnh viện (trừ

Trang 14

14/37 bệnh viện lớn) là chưa có trạm xử lý nước thải

- Chiếu sáng: Nguồn cung cấp cho chiếu sáng chưa tách riêng nguồn dândụng Cột chiếu sáng một số tuyến đường vẫn đi chung cột điện lực, lưới điện vẫn

đi nổi gây mất mỹ quan đô thị; Khu vực đô thị trung tâm: Tỷ lệ chiếu sáng đườngphố chính là 95,5% và ngõ xóm là 65% là chưa đạt (theo chỉ tiêu là 100%); Khuvực các đô thị vệ tinh: Tỷ lệ chiếu sáng đường phố chính từ 70% đến 85% và ngõxóm từ 35% đến 50% là chưa đạt (theo chỉ tiêu là 90% và 85%)

- Quản lý chất thải rắn (CTR):

 Khu vực đô thị trung tâm: Chôn lấp tại các khu xử lý CTR hiện có TràngCát, Đình Vũ hiện đang quá tải, trong khi đó khu xử lý CTR Gia Minh đang xâydựng Tỷ lệ CTR sinh hoạt được thu gom 97% gần đạt chỉ tiêu (QCXDVN01:2008/BXD là 100%)

 Khu vực đô thị vệ tinh: Tỷ lệ CTR sinh hoạt được thu gom từ 75% đến90%, một số đô thị đạt chỉ tiêu (QCXDVN 01:2008/BXD là ≥ (85-90%))

2.2 Đánh giá thực hiện quy hoạch theo Quyết định 1448/QĐ-TTg

a Quy mô dân số và phân bố dân cư

- Dân số đô thị Hải Phòng đến thời điểm năm 2016 là 925.900 người, đạtđược 38,6% so với mục tiêu năm 2025 đặt ra là 2.400.000 người

- Dân số đô thị trung tâm (7 quận) đến thời điểm năm 2016 là 832.200người, đạt được 39,6% so với mục tiêu năm 2025 đặt ra là 2.100.000 người

- Dân số đô thị các thị trấn đến thời điểm năm 2016 là 93.700 người, đạtđược 31,2% so với mục tiêu năm 2025 đặt ra là 300.000 người

b Quy mô đất xây dựng đô thị

- Đất xây dựng đô thị đến thời điểm năm 2016 là 13.743,03ha Đạt được29,6% so với mục tiêu năm 2015 đặt ra là khoảng 23.000 đến 24.000ha Đạt được10,4% so với mục tiêu năm 2025 đặt ra là khoảng 47.500 đến 48.900ha

c Định hướng phát triển không gian đô thị

- Nhà ở: Về cơ bản các kết quả trên đều đạt và vượt mục tiêu phấn đấu theo

“Chương trình phát triển nhà ở thành phố đến năm 2005, định hướng phát triểnđến năm 2010-2020”

- Trung tâm hành chính - chính trị: đã có quy hoạch quỹ đất dành cho các

trung tâm hành chính - chính trị tập trung cấp thành phố và cấp quận Thành phốphấn đấu trong quý I/2017 sẽ triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuậtKhu đô thị Bắc Sông Cấm làm cơ sở cho xây dựng trung tâm hành chính - chínhtrị tập trung thành phố

- Y tế - giáo dục - văn hóa, thể thao: cơ bản đầy đủ hệ thống công trình các

cấp, đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu và đời sống nhân dân Đã có các công trìnhcấp quốc gia (Đại học hàng hải Việt Nam, Khu liên hợp đua thuyền sông Giá, các

di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia…), cấp vùng (bệnh viện Việt Tiệp cơ sở 2,các bệnh viện chuyên ngành; Đại học Hải Phòng, Đại học Y Dược Hải Phòng;Khu liên hợp thể thao thành phố ) cấp thành phố và cấp đô thị

Trang 15

- Dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí: Hệ thống chợ, siêu

thị - trung tâm thương mại, dịch vụ đô thị đầy đủ, phục vụ tốt cho nhu cầu ngườidân, hình thành những trung tâm thương mại lớn theo hướng hiện đại Dịch vụ dulịch phát triển với tiềm năng lớn ở chuỗi du lịch Đồ Sơn - Cát Bà - Vịnh HạLong Vui chơi giải trí mới phát triển ở một số loại hình cao cấp

c1 Những nội dung đã thực hiện được

* Đối với đô thị trung tâm

- Góc độ quy hoạch: Đã lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 đối với 7 quận

hiện hữu Khu vực các quận mới mới chỉ lập quy hoạch quận Bắc Sông Cấm vàkhu vực Tràng Cát – Cát Hải

* Đối với đô thị vệ tinh: Đã lập quy hoạch tỷ lệ 1/2.000 đối với 12 thị trấn (Minh

Đức, Núi Đèo, Núi Đối, An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Cát Bà, Quảng Thanh,Lưu Kiếm)

- Phát triển các đô thị mới: Các khu đô thị mới đang hình thành trong cáckhu vực hiện hữu và một số khu vực dự kiến phát triển quận mới như: Khu đô thịBến Rừng, khu đô thị Bắc Sông Cấm, khu đô thị An Dương, khu đô thị Our City,khu đô thị Xi măng, khu đô thị PG An Đồng

- Về hạ tầng xã hội: Hệ thống hạ tầng xã hội đang được đầu tư xây dựng

- Về công nghiệp:

+ Đã hình thành 6 khu công nghiệp (KCN Nomura, KCN Đồ Sơn, KCNĐình Vũ, KCN Tràng Duệ, KCN Nam Cầu Kiền, KCN An Hưng – Đại Bản).+ Đang san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng KCN Nam Đình Vũ

- Về hạ tầng kỹ thuật:

 Giao thông:

Đường bộ: Đã hoàn thành tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; Quốc

lộ 37 đang được cải tạo nâng cấp; đang triển khai thi công cải tạo nâng cấp quốc

lộ 10 đoạn từ cầu Nghìn đến Quán Toan; quốc lộ 5 được đầu tư cải tạo mặtđường; đã động thổ khởi công xây dựng tuyến đường bộ ven biển

Đường biển: Các cảng khu vực Đình Vũ đã hình thành Cảng cửa ngõ Quốc

tế Hải Phòng đang được xây dựng (02 bến khởi động)

Đường thủy nội địa: Mạng lưới đường thủy khá thuận lợi, kết nối với cácđịa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng Về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu vậnchuyển hàng hóa, hành khách hiện tại

Đường hàng không: Đã cải tạo nâng cấp Cảng hành không Quốc tế Cát bi Hệ thống giao thông đô thị khu vực trung tâm đã được nâng cấp cải tạo.Các tuyến đường trục chính đang xây dựng như: đường trục chính đô thị vốn vayngân hàng thế giới (WB), nâng cấp mở rộng đường trục KCN Đình Vũ, đườngphía Tây Nam khu CN Đình Vũ, đường bao Đông Nam quận Hải An, đường NgôGia Tự, đang xây dựng đường Tân Vũ - Lạch huyện (dự kiến hoàn thành8/2017),

Trang 16

 Cấp nước: Các nhà máy nước An Dương, Vật Cách, Cầu Nguyệt, VĩnhBảo, Đồ Sơn, Tiên Lãng, Cái Giá, Minh Đức, An Tiến, Quang Trung đã đượcnâng công suất; Xây mới NMN Thủy Sơn, NMN Tam Cường.

 Thoát nước mưa: Hệ thống cống thoát nước đã được cải tạo, về cơ bảnđáp ứng tốt tiêu thoát nước cho đô thị Cao độ nền các khu vực xây dựng mới đãđảm bảo theo quy hoạch được duyệt

 Thoát nước thải: Khu vực đô thị trung tâm đang triển khai xây dựngđường cống bao thu gom, giếng tách nước mưa, trạm bơm nước thải, khu xử lýnước thải Vĩnh Niệm theo Dự án thoát nước mưa, nước thải và quản lý CTRthành phố (giai đoạn 1) Các khu công nghiệp đang hoạt động (6 khu) đã có trạm

xử lý nước thải riêng

Cấp điện và chiếu sáng công cộng:

Cấp điện ổn định phục vụ sinh hoạt, công nghiệp, với tỷ lệ đạt 100% (trừđảo Bạch Long Vỹ) đáp ứng phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa Thành phố.Lưới điện trong đô thị dần dần được ngầm hóa nhất là lưới 22kV

Chiếu sáng: Chiếu sáng các tuyến đường chính đô thị cơ bản đảm bảo đạt tỷ

lệ theo quy định Chiếu sáng công viên, vườn hoa, được thành phố quan tâmđầu tư nhất là dải vườn hoa trung tâm, đường Lê Hồng Phong,

c2 Những nội dung chưa thực hiện được

- Về Quy hoạch: Chưa có quy hoạch của 3 quận mới (Bến Rừng, Tây Băc và

Trang 17

- Đường sắt tốc độ cao từ Hà Nội kết nối Hải Phòng, kết nối ra cảng Đình

Vũ, Nam Đình Vũ, cảng cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng, cảng Nam Đình Vũ vàđường sắt Vùng duyên hải Bắc Bộ chưa được xây dựng

- Chưa hình thành cảng hàng không quốc tế Hải Phòng tại Tiên Lãng

- Chưa xây dựng các tuyến đường trục chính đô thị theo hướng Đông - Tây,hướng Bắc - Nam, các tuyến đường vành đai Tỷ lệ đất dành cho giao thông đôthị chưa đạt và còn thiếu nhiều; Chưa xây dựng các tuyến đường sắt đô thị

 Cấp nước: Chưa xây dựng các NMN tập trung như NMN Ngũ Lão, NMNQuảng Thanh, NMN Hưng Đạo, NMN Kim Sơn, NMN Đình Vũ

 Thoát nước mưa: Hệ thống thoát nước mưa chưa tách riêng hệ thống thoátnước thải Các hồ điều hòa chưa được xây dựng

 Thoát nước thải: Các khu xử lý nước thải chưa xây dựng

 Quản lý chất thải rắn (CTR): Các khu xử lý CTR chưa được xây dựng (trừkhu xử lý CTR Gia Minh)

 Cấp điện: Cấp điện sinh hoạt đô thị trung tâm thấp, chưa đạt chỉ tiêu(QCXDVN 01:2008/BXD là 2.100kwh/người/năm)

c3 Những nội dung đã thực hiện nhưng không theo Quy hoạch chung (do tình

hình phát triển thực tế, bao gồm cả các nội dung đã được Thủ tướng Chính phủcho phép điều chỉnh, điều chỉnh cục bộ, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩmquyền đồng ý theo quy định pháp luật…)

- Về quy hoạch sử dụng đất:

+ Khu dịch vụ hậu cần sau cảng (quận Hải An)

+ Đảo Hòn Dáu (quận Đồ Sơn)

+ Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (quận Đồ Sơn)

+ Đảo Vũ Yên (quận Hải An và huyện Thủy Nguyên)

+ Đảo Cát Hải (huyện Cát Hải)

+ Khu công nghiệp Tràng Duệ (huyện An Dương)

+ Cụm công nghiệp Tân Liên (huyện Vĩnh Bảo)

+ Sân golf Xuân Đám (huyện Cát Hải)

+ Sân golf An Lão (huyện An Lão)…

- Về quy hoạch hạ tầng kỹ thuật:

+ Đã chuyển đổi một phần hồ Đôn Nghĩa (quận Lê Chân) thành chức năngkhác

+ Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng đoạn từ ga Hùng Vương ra cảng cửa ngõquốc tế Hải Phòng, hiện nay đang trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật

+ Đã xây dựng bến xe Thượng Lý

+ Đã phê duyệt Quy hoạch bến xe khách Dương Kinh tại phường HảiThành

Trang 18

+ Quy hoạch nghĩa trang: Rà soát phù hợp với đồ án Quy hoạch nghĩa trangthành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đang trình UBNDthành phố phê duyệt

+ Quy hoạch chất thải rắn: Rà soát phù hợp với Quyết định số UBND ngày 11/10/2012 về việc phê duyệt quy hoạch xử lý chất thải rắn trên địabàn thành phố Hải Phòng đến năm 2025

1711/QĐ-+ Trạm 110kV Bridgestone (trạm khách hàng), Lưu Kiếm, khu đô thị Xi

Măng, Quán Trữ và các tuyến 110kV cấp nguồn cho trạm biến áp trên

2.3 Một số nội dung được duyệt theo Quyết định số 1448/QĐ-TTg không còn phù hợp với tình hình hiện nay

- Các khu, cụm công nghiệp dọc sông Văn Úc thuộc địa bàn 2 huyện TiênLãng và An Lão

- Quân cảng Nam Đồ Sơn

- Sân bay Tiên Lãng

3 DỰ BÁO SƠ BỘ PHÁT TRIỂN

3.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển đô thị

3.1.1 Quan điểm

Trên cơ sở: Kết luận Số 72-KL/TW ngày 10/10/2013 của Bộ Chính trị; CácChiến lược phát triển: Bền vững, Xanh, biển Đông, … Quan điểm phát triển đôthị Hải Phòng cụ thể như sau:

- Tư tưởng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu:khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo đảm hài hoà giữa bảo tồn vàphát triển, phát triển và bảo tồn; sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, tàinguyên nước, tài nguyên khoáng sản; sử dụng tiết kiệm năng lượng gắn với bảo

vệ môi trường sinh thái và ứng phó biến đổi khí hậu - nước biển dâng; phát triểncân đối giữa phát triển đô thị và các vùng nông thôn

- Quy hoạch đô thị đồng bộ với cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật: sử dụngtài nguyên thiên nhiên hợp lý và có hiệu quả Cải tạo khu vực đô thị cũ với pháttriển các khu đô thị mới, phát huy bản sắc kiến trúc đô thị Hải Phòng

- Tính khả thi và tính hiệu quả: Kế thừa, phát huy các mặt được của Quyhoạch chung thành phố, Quy hoạch vùng và các quy hoạch cấp trên khác đã đượcduyệt; cập nhật các dự án lớn có ảnh hưởng lớn đến sử dụng đất, môi trường, bốcục không gian kiến trúc đô thị

- Phát triển Kinh tế - Xã hội: Quy hoạch đô thị phù hợp với tiềm năng, vịthế của thành phố cảng biển, đô thị trung tâm cấp quốc gia; từng bước và liên tục

sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội; kết cấu ngành nghề đô thị bảo đảmnăng suất, chất lượng tổng hợp Phát triển ngành nghề đô thị, quan tâm các ngành

sử dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao thay thế cho công nghệ thấp, lạchậu

Ngày đăng: 11/03/2019, 00:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w