1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đối chiếu hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng anh và tiếng việt

474 722 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 474
Dung lượng 5,11 MB

Nội dung

DANH MỤC BẢNGBảng 1: Thông tin nghiệm viên người Mĩ và người Việt...100Bảng 2: Các chiến lược cảm ơn của nam giới, nữ giới người Mĩ và người Việt khi được đồng nghiệp lớn tuổi khen mặc b

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ THỊ THÚY VÂN

ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP CẢM ƠN

TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu

Mã số: 9.22.20.24

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các tư liệu và

số liệu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa đượccông bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

Đỗ Thị Thúy Vân

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Vũ Thị Thanh Hương, người đã dành thời gian cùng tâm huyết hướng dẫn tôi hoàn thành luận

án trong suốt thời gian qua.

Tôi xin cảm ơn Viện Ngôn ngữ học, Khoa Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học

xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện để tôi có được môi trường học tập và nghiên cứu thuận lợi nhất.

Tôi xin cảm ơn tạp chí Ngôn ngữ và đời sống và Tạp chí Nhân lực Khoa học

xã hội đã tạo điều kiện cho tôi công bố những kết quả nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện luận án.

Tôi xin cảm ơn Thư viện Ngôn ngữ học, Thư viện Quốc gia, Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện Học viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận với nguồn tư liệu phục vụ cho luận án của tôi.

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Khoa Ngoại ngữ, Học viện Khoa học xã hội – nơi tôi công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các học viên của tôi đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Tác giả luận án

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ

ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 7

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu 7

1.1.1.Tình hình nghiên cứu ở trên thế giới 7

1.1.2.Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 14

1.2.Cơ sở lí luận 18

1.2.1.Lý thuyết hành vi ngôn ngữ 18

1.2.2.Hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong lý thuyết hội thoại 27

1.2.3.Một số vấn đề về ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu ngôn ngữ 35

1.2.4.Phân tầng xã hội và phân tầng ngôn ngữ học xã hội 36

1.2.5.Một số vấn đề ngôn ngữ và văn hóa liên quan đến hành vi cảm ơn và hồi

đáp cảm ơn 38

1.3 Tiểu kết chương 1 40

Chương 2: ĐỐI CHIẾU CÁC CHIẾN LƯỢC CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP CẢM ƠN TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 42

2.1.Đối chiếu các chiến lược cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt 42

2.1.1.Chiến lược cảm ơn trực tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt 42

2.1.2.Chiến lược cảm ơn gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt 58

2.1.3 Những điểm tương đồng và khác biệt về các chiến lược cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt 76

2.2.Đối chiếu các chiến lược hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt 83

2.2.1.Chiến lược hồi đáp cảm ơn trực tiếp 83

2.2.2 Chiến lược hồi đáp cảm ơn gián tiếp 88

2.2.3 Những điểm tương đồng và khác biệt về các chiến lược hồi đáp cảm ơn

trong tiếng Anh và tiếng Việt 95

2.3 Tiểu kết chương 2 97

Chương 3: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP CẢM ƠN TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ GIỚI TÍNH VÀ TUỔI 99

Trang 5

3.1.Tư liệu và thông tin nghiệm viên 99

3.2.Phương pháp phân tích 100

3.3.Đối chiếu hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt từ góc độ giới tính 101

3.3.1.Các chiến lược cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ giới tính 101

3.3.2 Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ giới

tính 114 3.3.3 Những điểm tương đồng và khác biệt về các chiến lược cảm ơn và hồi

đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ giới 121

3.4.Đối chiếu hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt từ góc độ tuổi 124

3.4.1 Các chiến lược cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 125

3.4.2 Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3 Những điểm tương đồng và khác biệt về các chiến lược cảm ơn và hồi

đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 136

3.4.Tiểu kết chương 3 142

KẾT LUẬN 144

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 148

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 149

PHỤ LỤC……….

Trang 6

Chiến lược hồi đáp cảm ơn trực tiếpChiến lược hồi đáp cảm ơn gián tiếpChiến lược trực tiếp

Phiếu "Hoàn thiện diễn ngôn" Động từ

Động từ ngữ vi Người nghe Hồiđáp cảm ơn Hành vi cảm ơnHành vi ngôn ngữHội thoại

Người gia ân Người hàm ânPhim MĩPhim Việt Người nóiTiểu chiến lượcTiểu chiến lược cảm ơnTiểu chiến lược hồi đáp cảm ơnTình huống

Tình huống 1

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Thông tin nghiệm viên người Mĩ và người Việt 100Bảng 2: Các chiến lược cảm ơn của nam giới, nữ giới người Mĩ và người Việt khi được đồng nghiệp lớn tuổi khen mặc bộ trang phục đẹp 110Bảng 3: Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của nam giới, nữ giới người Mĩ và người Việt khi được bạn bè cảm ơn về món quà sinh nhật 114Bảng 4: Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của nam giới, nữ giới người Mĩ và người Việt khi được đồng nghiệp cảm ơn về món quà sinh nhật 115Bảng 5: Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của nam giới, nữ giới người Mĩ và người Việt khi được người thân cảm ơn về món quà sinh nhật 116Bảng 6: Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của nam giới, nữ giới người Mĩ và người Việt khi được bạn bè cảm ơn về lời khen mặc bộ trang phục đẹp 118Bảng 7: Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của nam giới, nữ giới người Mĩ và người Việt khi được đồng nghiệp cảm ơn về lời khen mặc bộ trang phục đẹp 119Bảng 8: Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của nam giới, nữ giới người Mĩ và người Việt khi được người thân trong gia đình cảm ơn về lời khen mặc bộ trang phục đẹp 120Bảng 9: Các chiến lược cảm ơn của 3 nhóm tuổi người Mĩ và người Việt khi nhận được món quà sinh nhật từ đồng nghiệp 125Bảng 10: Các chiến lược cảm ơn của 3 nhóm tuổi người Mĩ và người Việt khi nhận được món quà sinh nhật người thân 126Bảng 11: Các chiến lược cảm ơn của 3 nhóm tuổi người Mĩ và người Việt khi được đồng nghiệp khen mặc bộ trang phục đẹp 128Bảng 12: Bảng 11: Các chiến lược cảm ơn của 3 nhóm tuổi người Mĩ và người Việt khi được người thân khen mặc bộ trang phục đẹp 129Bảng 13: Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của 3 nhóm tuổi người Mĩ và người Việt khi được đồng nghiệp cảm ơn về món quà sinh nhật 130Bảng 14: Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của 3 nhóm tuổi người Mĩ và người Việt khi được người thân cảm ơn về món quà sinh nhật 131

Trang 8

Bảng 15: Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của 3 nhóm tuổi người Mĩ và người Việt khi được đồng nghiệp cảm ơn về lời khen mặc bộ trang phục đẹp 133Bảng 16: Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của 3 nhóm tuổi người Mĩ và người Việt khi được người thân cảm ơn về lời khen mặc bộ trang phục đẹp 134

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi nhận được món quà sinh nhật từ bạn bè cùng giới 99Biểu đồ 2: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi nhận được món quà sinh nhật từ bạn bè cùng giới 101Biểu đồ 3: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi nhận được món quà sinh nhật từ bạn bè khác giới 102Biểu đồ 4: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi nhận được món quà sinh nhật từ bạn bè khác giới 102Biểu đồ 5: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi nhận được món quà sinh nhật từ đồng nghiệp lớn tuổi 103Biểu đồ 6: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi nhận được món quà sinh nhật từ đồng nghiệp lớn tuổi 103Biểu đồ 7: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi nhận được món quà sinh nhật từ đồng nghiệp bằng tuổi 101Biểu đồ 8: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi nhận được món quà sinh nhật từ đồng nghiệp bằng tuổi 101Biểu đồ 9: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi nhận được món quà sinh nhật từ đồng nghiệp nhỏ tuổi 102Biểu đồ 10: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi nhận được món quà sinh nhật từ đồng nghiệp nhỏ tuổi 102Biểu đồ 11: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi nhận được món quà sinh nhật từ bố, mẹ 103Biểu đồ 12: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi nhận được món quà sinh nhật từ bố, mẹ 103Biểu đồ 13: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi nhận được món quà sinh nhật từ anh, chị 104Biểu đồ 14: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi nhận được món quà sinh nhật từ anh, chị 104Biểu đồ 15: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi nhận được món quà sinh nhật từ em 104

Trang 10

Biểu đồ 16: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi nhận được món quà sinh nhật từ em 104Biểu đồ 17: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi nhận được món quà sinh nhật từ vợ, chồng 105Biểu đồ 18: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi nhận được món quà sinh nhật từ vợ, chồng 105Biểu đồ 19: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi được bạn

bè cùng giới khen mặc bộ trang phục đẹp 106Biểu đồ 20: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi được bạn bè cùng giới khen mặc bộ trang phục đẹp 106Biểu đồ 21: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi được bạn

bè khác giới khen mặc bộ trang phục đẹp 107Biểu đồ 22: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi được bạn bè khác giới khen mặc bộ trang phục đẹp 107Biểu đồ 23: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi được

bố, mẹ khen mặc bộ trang phục đẹp 109Biểu đồ 24: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi được bố, mẹ khen mặc bộ trang phục đẹp 109Biểu đồ 25: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi được anh,chị khen mặc bộ trang phục đẹp 110Biểu đồ 26: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi được anh, chị khen mặc bộ trang phục đẹp 110Biểu đồ 27: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi được

em khen mặc bộ trang phục đẹp 111Biểu đồ 28: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi được em khen mặc bộ trang phục đẹp 111Biểu đồ 29: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi được

vợ, chồng khen mặc bộ trang phục đẹp 111Biểu đồ 30: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi được vợ, chồng khen mặc bộ trang phục đẹp 111

Trang 11

1 Tính cấp thiết của đề tài MỞ ĐẦU

1.1 Trong các nghi thức giao tiếp thì cảm ơn và hồi đáp cảm ơn là một nghithức giao tiếp có tính phổ quát (universal), theo đó, với tư cách là hành vi ngônngữ, hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn cũng được nghiên cứu trong ngôn ngữhọc, là hành vi thể hiện phép lịch sự (politeness) của mỗi con người trong giaotiếp khi người nói cảm ơn (thanker) muốn thể hiện để ghi nhận thái độ tốt củangười kia, tức là người nhận lời cảm ơn (thankee) Đến lượt mình, người nhậnlời cảm ơn cảm thấy cần có sự phản hồi nhằm xác nhận lời cảm ơn của người nóicảm ơn

1.2 Mỗi nền văn hóa đều có cách nói cảm ơn về sự giúp đỡ, khen,tặng, động viên, thăm hỏi và hồi đáp lời cảm ơn trong giao tiếp thườngnhật Tuy nhiên, mỗi một ngôn ngữ, mỗi một văn hóa lại có những cách thứcthể hiện hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn khác nhau Việc bày tỏ lòng biết ơn

và hồi đáp lại lời cảm ơn phù hợp có thể giúp cải thiện mối quan hệ giữangười nói và người nghe Ngược lại, thiếu hoặc bày tỏ lòng biết ơn và hồi đáplại lời cảm ơn không phù hợp có thể khiến người nghe không hài lòng, qua đóđôi khi làm xấu đi mối quan hệ giữa người nói và người nghe, gây ra những

cú sốc văn hóa (culture shocks) trong giao tiếp liên văn hóa

1.3 Trong thời kỳ hội nhập, tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu được sử dụngtrong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội Theo xu thế đó, người ViệtNam rất chú trọng đến việc học ngoại ngữ, đặc biệt là học tiếng Anh, người nướcngoài cũng cần hiểu biết về hóa Việt Nam để hội nhập, giao thương giữa hai nềnvăn hóa Nghiên cứu theo hướng đối chiếu Anh - Việt, trong đó hành vi cảm ơn

và hồi đáp cảm ơn được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực Tuy nhiên cho đếnnay chưa có một công trình nào đi sâu vào nghiên cứu về các chiến lược cảm ơn

và hồi đáp cảm ơn để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt trong các chiếnlược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt, cũng như các nhân

Trang 12

tố tác động đến việc sử dụng các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn của người

Mĩ nói tiếng Anh và người Việt

Trang 13

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài

“Đối chiếu hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt”

nhằm lấp đầy khoảng trống này

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1.Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận án là thông qua việc nghiên cứu các chiến lược thực hiệnhành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt, chỉ ra các điểmgiống và khác nhau giữa chúng để góp phần vào nghiên cứu hành vi ngôn ngữ vàđối chiếu Anh – Việt

2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhằm đạt được các mục đích đã đề ra, luận án hướng đến việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

1) Tổng quan các tình hình nghiên cứu trước đó và chỉ ra hướng nghiên cứu củaluận án

2)Xây dựng bộ khung lí thuyết liên quan đến đề tài luận án

3) Khảo sát hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việtnhằm tìm ra các chiến lược thực hiện hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn tronghai ngôn ngữ

4) Tìm hiểu những điểm tương đồng và dị biệt về chiến lược thực hiện hành vi cảm

ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt

5) Xem xét sự chi phối giữa nhân tố giới tính và tuổi đến việc thực hiện các chiếnlược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn của người Mĩ nói tiếng Anh và người Việt

3 Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu

3.1.Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trongtiếng Anh và tiếng Việt

3.2.Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu này được giới hạn ở hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn của người

Mĩ nói tiếng Anh và người Việt được biểu hiện bằng ngôn từ và phi ngôn từ

3.3.Tư liệu nghiên cứu

Tư liệu nghiên cứu được chúng tôi thu thập từ hai nguồn chính là từ phim

Trang 14

và phiếu "Hoàn thiện diễn ngôn" (DCT).

Trang 15

Tư liệu từ phim: Luận án sử dụng ngữ liệu từ những bộ phim nổi tiếng được

sản xuất ở giai đoạn sau những năm 1939 cho đến năm 2017, phát sóng trêntruyền hình Việt Nam và truyền hình Mĩ Tuy nhiên, có phim Mĩ được chuyểnthể từ truyện xuất bản năm 1811 và phim Việt chuyển thể từ truyện xuất bảnnăm 1936 Lý do chúng tôi muốn khảo cứu các chiến lược cảm ơn và hồi đápcảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt ở giai đoạn khá dài để xem liệu có sự biếnđổi gì trong việc sử dụng các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong hai ngônngữ

Luận án sử dụng nguồn ngữ liệu phim vì hành vi cảm ơn (HVCO) và hồi đápcảm ơn (HĐCO) là một cặp thoại không thể tách rời, vì vậy, cặp trao đáp này phảiđược đặt trong ngữ cảnh cụ thể Việc lấy bối cảnh tự nhiên từ phim giúp choviệc nhận diện HVCO và HĐCO được hiệu quả hơn, đặc biệt dấu hiệu giao tiếp phingôn từ sẽ được thể hiện rõ trong phim

Từ 15 Phim Mĩ, luận án nhận diện được 240 cặp cảm ơn và hồi đáp, 20 bộphim Việt, thống kê được 169 cặp (Chi tiết xin xem ở Phụ lục 1)

Các ví dụ bằng tiếng Anh và ngữ liệu từ phim Mĩ được dịch ra tiếng Việt,phần lớn các ví dụ tiếng Anh từ phim Mĩ có thể dịch với cấu trúc và nghĩa tươngđương, nhưng có một số ví dụ khi dịch sang tiếng Việt phải được Việt hóa theođúng văn phong của tiếng Việt và đúng bối cảnh trong phim cho nên những lời dịch

đó hơi khác so với văn bản tiếng Anh

Tư liệu được thực hiện từ phiếu "Hoàn thiện diễn ngôn" (DCT): Luận án sử

dụng phiếu "Hoàn thiện diễn ngôn" để thu thập ngữ liệu về hành vi cảm ơn vàhồi đáp cảm ơn từ học viên người Việt đang học thạc sĩ tiếng Anh không chuyên vàngười Mĩ có trình độ học vấn từ đại học trở lên thông qua hai tình huống (TH).TH1: Khi được tặng quà sinh nhật và nhận được lời cảm ơn về món quà sinh nhật.TH2: Khi được khen mặc bộ trang phục đẹp và nhận được lời cảm ơn về việc khenmặc bộ trang phục đẹp

Chúng tôi lựa chọn hai tình huống trên để khảo sát vì đã có một số côngtrình sử dụng hai tình huống này để nghiên cứu trong tiếng Anh, hai tình huốngnày cũng được sử dụng phổ biến trong tiếng Việt Hai tình huống này có nội

Trang 16

dung cảm ơn gần tương đương nhau, nên mọi sự khác biệt trong cách thứccảm ơn và hồi đáp cảm ơn có thể qui cho sự khác biệt thuộc về yếu tố người nóihoặc người nghe (mối

Trang 17

quan hệ về quyền hoặc khoảng cách) Những kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng sẽ dễ dàng được so sánh với các kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài.

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng thêm một số tư liệu từ website và tư liệu

do cá nhân thu thập được một cách không chính thức

4 Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu

Các phương pháp chủ đạo được sử dụng: phương pháp miêu tả, phươngpháp phân tích hội thoại, phương pháp đối chiếu, cụ thể như sau:

a Phương pháp miêu tả

Ở chương 2, luận án sử dụng phương pháp miêu tả định tính để khảo sátđặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơntrong tiếng Anh và tiếng Việt

Ở chương 3, phân tích định lượng được sử dụng nhằm tìm hiểu mối tươngliên giữa nhân tố giới tính và nhân tố tuổi đến việc sử dụng các chiến lược cảm

ơn và hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt

b Phương pháp phân tích hội thoại

Luận án sử dụng phương pháp này để nhận diện các hành vi cảm ơn và hồiđáp cảm ơn trong các sự kiện lời nói, trong hội thoại nhằm tìm ra các chiến lượccảm ơn và chiến lược hồi đáp cảm ơn

c Phương pháp đối chiếu

Dựa trên các kết quả đã phân tích, phương pháp đối chiếu được sử dụng đểđối chiếu các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn của người Mĩ nói tiếngAnh và người Việt Để tìm ra các điểm tương đồng và dị biệt chúng tôi đã sử dụngnguyên tắc đối chiếu hai chiều

Ngoài ra, luận án còn sử dụng các thủ pháp khác như: thủ pháp mô hìnhhóa nhằm mô hình hóa các biểu thức của các chiến lược cảm ơn và hồi đápcảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt Thủ pháp thống kê phân loại được thực hiện

và xử lý bằng phần mềm SPSS

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Trang 18

Luận án là một công trình đi sâu vào nghiên cứu một cách có hệ thống cácchiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt theo cách tiếp

Trang 19

cận của dụng học xã hội (socio- pragmatics), góp phần làm rõ sự tương đồng vàkhác biệt của hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt,đồng thời chỉ ra sự tác động của nhân tố giới tính và tuổi tới việc sử dụng cặp hành

vi này và chỉ ra mối quan hệ có tính đặc thù giữa ngôn ngữ và văn hóa trong haingôn ngữ

6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án

6.1.Ý nghĩa lý luận

Thông qua các tư liệu cụ thể, luận án góp phần minh chứng hành vi cảm ơn vàhồi đáp cảm ơn là phổ quát, luận án nghiên cứu và làm rõ về khái niệm hành vicảm ơn, xây dựng khái niệm hồi đáp cảm ơn, chiến lược cảm ơn và chiến lượchồi đáp cảm ơn Bên cạnh đó, luận án phân tích và chỉ ra sự tác động của nhân tốgiới tính và tuổi đến việc sử dụng các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn củangười Mĩ và người Việt

6.2.Ý nghĩa thực tiễn

Việc so sánh đối chiếu các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếngAnh và tiếng Việt góp phần đưa ra những giả định về tính phổ quát và tính đặc thùcủa ngôn ngữ trong giao tiếp

Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việchọc tập, nghiên cứu hay giảng dạy môn tiếng Anh cho người Việt Nam và tiếngViệt cho người nước ngoài Ngoài ra, kết quả của luận án cũng sẽ góp phầntrong việc dịch thuật giữa tiếng Anh và tiếng Việt

7 Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết Luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chínhcủa luận án được cấu trúc thành ba chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận.

Chương này trình bày một cách ngắn gọn tổng quan tình hình nghiên cứu liênquan đến hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trên thế giới và ở Việt Nam, đồngthời trình bày cơ sở lí luận liên quan đến đề tài, bao gồm: Khái quát hóa các lýthuyết về hành vi ngôn ngữ, hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn, lý thuyết hội

Trang 20

thoại, lý thuyết ngôn ngữ học đối chiếu và sự phân tầng trong ngôn ngữ học xãhội…

Trang 21

Chương 2: Đối chiếu các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt.

Chương này mô tả và phân tích các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơntrong tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó so sánh, đối chiếu những điểm tương đồng

và khác biệt trong việc sử dụng các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn về cấutrúc ngữ nghĩa

Chương 3: Đối chiếu hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt từ góc độ giới tính và tuổi.

Chương 3 trình bày và phân tích các kết quả khảo sát phiếu Hoàn thiệndiễn ngôn để tìm ra sự ảnh hưởng của nhân tố giới tính và tuổi đến việc sửdụng các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn của người Mĩ nói tiếng Anh vàngười Việt

Trang 22

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở trên thế giới

Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu hành vi cảm ơn và hồi đápcảm ơn Các nghiên cứu này tập trung vào nghiên cứu hành vi cảm ơn và hồi đápcảm ơn của người bản ngữ nói tiếng Anh, hoặc là nghiên cứu hành vi cảm ơn củangười phi bản ngữ nói tiếng Anh, hoặc là nghiên cứu so sánh đối chiếu với một sốngôn ngữ khác, hay một số nghiên cứu hành vi cảm ơn trong giao tiếp liên văn hóa.Nhưng dù theo hướng nào thì các nghiên cứu đều tập trung vào hai nội dung lớn

sẽ được chúng tôi điểm luận dưới đây

i Nghiên cứu việc sử dụng các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm cảm ơn

Theo nội dung nghiên cứu này có công trình của Jung (1994) “Speech Acts of

"Thank You" and Responses to It in American English.” Tác giả nghiên cứu hành vicảm ơn và hồi đáp lời cảm ơn được sử dụng trong trong tiếng Anh – Mĩ Để thuthập dữ liệu, phương pháp chính được tác giả dùng là phương pháp dân tộc họccủa Hymes (1972), ngoài ra dữ liệu từ văn bản và từ chương trình truyền hìnhcũng được sử dụng trong nghiên cứu

Kết quả cho thấy, cảm ơn về cơ bản được sử dụng để bày tỏ sự cảm kíchmột ân huệ và chức năng cơ bản này cũng được mở rộng thêm như: chức năng

mở đầu cuộc hội thoại, ngắt nghỉ, kết thúc cuộc thoại hay dùng để chào tạm biệt

và trả lời khẳng định, những chức năng này được ngầm ẩn trong lời cảm ơn.Như vậy, lời cảm ơn có thể mang nhiều hàm ý trong những ngữ cảnh khác nhau.Jung (1994) đã phân hồi đáp lời cảm ơn thành sáu loại: Chấp nhận(Acceptance); Khước từ (Denial); Có đi có lại (Reciprocity); Bình phẩm(Comments); Cử chỉ phi ngôn từ (Non-verbal gestures); Không đáp lại (No-response)

Mặc dù nghiên cứu đã đưa ra được một số kết quả, tuy nhiên, tác giả mới

Trang 23

chỉ liệt kê ra được những chức năng của cảm ơn và hồi đáp cảm ơn mà chưa đi sâuvào

Trang 24

phân tích và không đưa ra các mô hình cảm ơn và hồi đáp cảm ơn Dù vậy, sự phânloại hồi đáp lời cảm ơn sẽ là những gợi ý về việc phân loại các chiến lược hồi đáptrong nghiên cứu của chúng tôi.

Năm 1996, Aijmer tiến hành một nghiên cứu để khảo sát chức năng và cácchiến lược cảm ơn Nghiên cứu của Aijimer dựa trên Bộ ngữ liệu hội thoại Anh ngữLondon-Lund Corpus Tác giả đề cập cảm ơn như là một hành vi ngôn ngữ biểucảm có “lực ngôn trung" (illocutionary force) [70, tr.34] Tác giả đã mã hóa đượctám chiến lược cảm ơn và sáu chiến lược hồi đáp cảm ơn Kết quả của nghiêncứu chỉ ra rằng, dạng thức biểu đạt cảm ơn được sử dụng thường xuyên

nhất là thanks/thank you.

Cheng (2005) trong công trình “An exploratory cross-sectional study ofinterlanguage pragmatic development of expressions of gratitude by Chineselearners of English” đã khảo sát các chiến lược cảm ơn trong tiếng Anh và tiếngTrung Quốc Dữ liệu được thu thập bằng phiếu hoàn thiện diễn ngôn (DCT) thôngqua tám tình huống Có 152 nghiệm viên tham gia được chia thành 5 nhóm,trong đó 3 nhóm là những người học tiếng Anh gồm: Nhóm người học tiếng Anhthứ nhất (G1) bao gồm 14 sinh viên đang theo học kỳ đầu tiên khóa sau đạihọc tại một trường đại học của Mĩ Nhóm người học tiếng Anh thứ hai (G2) gồm

23 sinh viên đã sống tại Mĩ được một năm Nhóm người học tiếng Anh thứ ba (G3)gồm 16 sinh viên đã sống tại Hoa Kỳ 4 năm trở lên Hai nhóm còn lại là ngườibản ngữ gồm: Nhóm người bản ngữ nói tiếng Trung (NSC) bao gồm 64 sinh viêncao học tại một trường Đại học ở Đài Loan Nhóm người bản ngữ nói tiếng Anh(NSE) gồm 35 sinh viên cao học tại Đại học Iowa

Các câu trả lời của các nghiệm viên được mã hóa thành tám chiến lược: Cảm

ơn (Thanking); Sự cảm kích (appreciation); Cảm xúc tích cực (Positive feelings);Xin lỗi (Apology); Thừa nhận sự áp đặt (Recognition of imposition); Trả ân(Repayment); Các chiến lược khác (Others); Hô ngữ (Alerters)

Tác giả sử dụng phương pháp mô tả định lượng và phân tích T-test nhằm tìm

ra sự khác biệt về ngữ dụng học, đồng thời phân biệt hành vi cảm ơn giữa ba

Trang 25

nhóm người học tiếng Anh Kết quả cho thấy, nhóm NSC và NSE có xu hướng sửdụng

Trang 26

các chiến lược cảm ơn khác nhau trong các tình huống khác nhau Trong khi đó, cả

ba nhóm người học tiếng Anh đều có xu hướng sử dụng các chiến lược cảm

ơn giống nhau, ngoại trừ chiến lược Trả ân Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa

ra mô hình các chiến lược cảm ơn khá đầy đủ Tuy vậy, với số lượng 152 nghiệmviên tham gia khảo sát lại được phân thành nhiều nhóm, dẫn đến sự chồng chéokhi phân tích dữ liệu Hơn nữa, có những nhóm số lượng nghiệm viên ít nên kếtquả khảo sát sẽ khó đảm bảo độ tin cậy, xác thực Tác giả cũng chỉ mới dừng lại ởviệc khảo sát các chiến lược cảm ơn mà không khảo sát các chiến lược hồi đáp cảmơn

Farnia và Suleiman (2009) đã tiến hành một nghiên cứu thí điểm để khảosát các chiến lược bày tỏ lòng biết ơn của người Iran học tiếng Anh Đối tượngtham gia nghiên cứu bao gồm: học viên Iran học tiếng Anh và người bản ngữ nóitiếng Anh Đối với nghiệm viên là người Iran được chia làm hai nhóm: trình độtrung cấp và trình độ cao, mỗi nhóm 10 người Đối với người bản ngữ, gồm 10người bản ngữ nói tiếng Farsi được lựa chọn từ những sinh viên đại học tại Iran, và

10 người bản ngữ nói tiếng Anh là những sinh viên người Mĩ Các nghiệm viên đượcphát phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT gồm 14 câu hỏi Sau khi thu thập số liệu, các câutrả lời được mã hóa dựa vào tám chiến lược cảm ơn của Cheng (2005)

Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng, người bản ngữ nói tiếng Farsi sử dụngchiến lược cảm ơn rất khác so với người bản ngữ nói tiếng Anh Người Iran sử dụng

nhiều chiến lược cảm ơn hơn người Mĩ Tuy nhiên, ngoại trừ chiến lược thừa nhận sự hàm ân và cảm xúc tích cực thì không có khác biệt nào đáng kể trong

việc sử dụng các chiến lược cảm ơn giữa người bản ngữ nói tiếng Anh và người bảnngữ nói tiếng Farsi Tương tự, không có khác biệt đáng kể nào trong việc sử dụngcác chiến lược cảm ơn giữa hai nhóm học ngoại ngữ ở 2 trình độ là trung cấp vàtrình độ cao Các kết quả này cho thấy, trình độ và sự thông thạo ngoại ngữ khôngảnh hưởng đến việc sử dụng các chiến lược bày tỏ lòng biết ơn bằng tiếng Anh củacác nhóm nghiệm viên

Mặc dù nghiên cứu cũng chỉ ra được một số kết quả có ý nghĩa, nhưng do

Trang 27

số lượng nghiệm viên tham gia khảo sát tương đối ít nên không bảo đảm tính đạidiện, không thể áp dụng chung cho tất cả học viên Iran khác Vì vậy, kết quảnghiên cứu khó đảm bảo sức thuyết phục.

Trang 28

Çiğdem và cộng sự (2010) thực hiện nghiên cứu các chiến lược bày tỏ lòng biết

ơn của những người nói tiếng Anh trình độ cao là người Thổ Nhĩ Kỳ và người Iran.Nghiên cứu sử dụng phiếu câu hỏi diễn ngôn của Cheng (2005) để thực hiện khảosát thông qua 8 tình huống Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, cả người Thổ Nhĩ Kỳ

và người Iran nói tiếng Anh đều sử dụng hầu hết các chiến lược giống như tám chiếnlược cảm ơn của Cheng (2005) để thể hiện lòng biết ơn Tuy nhiên, độ dài của câunói thì lại có phần khác nhau, người bản ngữ nói tiếng Anh sử dụng số lượng từ ítnhất, trong khi đó, độ dài câu nói của sinh viên Thổ Nhĩ Kỳ nhiều hơn so với sinhviên Iran Dựa vào các tình huống khảo sát, tác giả cho rằng, người Thổ Nhĩ Kỳ vàngười Iran ưa sử dụng những lời cảm ơn trau chuốt hơn để bày lòng biết ơn

Reza và Sima (2012) trong nghiên cứu “Cross-cultural Comparison ofGratitude Expressions in Persian, Chinese and American English” đã so sánh cácchiến lược bày tỏ lòng biết ơn của người người Ba Tư, người Trung Quốc học tiếngAnh và người bản ngữ nói tiếng Anh Những người tham gia được yêu cầu hoànthành phiếu câu hỏi diễn ngôn (DCT) dựa vào các tình huống của Eisenstein vàBodman (1993) và áp dụng tám chiến lược cảm ơn của Cheng (2005) Kết quả chothấy, mặc dù chiến lược cảm ơn dùng động từ ngữ vi “thank” là chiến lược được

ưa sử dụng nhất trong cả ba nhóm, nhưng người Ba Tư học tiếng Anh sử dụng

chiến lược thể hiện cảm giác tích cực nhiều hơn người Trung Quốc và người bản

ngữ nói tiếng Anh Điều đó có thể là do họ muốn giữ thể diện của mình Vì vậy, đểthể hiện lịch sự, người Ba Tư thường dịch dựa theo những công thức ngữ nghĩa,theo văn hóa của họ sang ngôn ngữ đích Do việc chuyển di văn hóa không phùhợp này gây ra sự hiểu nhầm cho người bản ngữ nói tiếng Anh Như vậy, việc xácđịnh cảm ơn vì điều gì và cảm ơn ai cũng có sự khác biệt giữa người bản ngữ nóitiếng Anh và người Trung Quốc Người bản ngữ nói tiếng Anh coi mọi người làbình đẳng và việc bày tỏ lòng biết ơn sẽ được thể hiện như nhau trong mọi tìnhhuống mà họ cần giúp đỡ, đề nghị và sử dụng dịch vụ Trong khi đó, người TrungQuốc có xu hướng cảm ơn tới những ai giúp đỡ họ nhiều lần

Farenkia (2012) khảo cứu các chiến lược mà người Canada nói tiếng Anh sử

Trang 29

dụng để đáp lại lời cảm ơn dựa vào sự phân loại hồi đáp lại lời cảm ơn của Aijmer

Trang 30

(1996) Kết quả cho thấy, người tham gia sử dụng năm chiến lược khác nhau, trong

đó chiến lược giảm thiểu ân huệ được sử dụng thường xuyên nhất Chiến lược

này chủ yếu được lựa chọn trong mối quan hệ là bạn thân và khi nói với người

lạ Kết quả này cũng cho thấy, người nói tiếng Anh Canada dường như có cùnglựa chọn với người nói Tiếng Anh Mỹ, tiếng Anh Ailen và tiếng Anh Anh khi đáp lạilời cảm ơn Về độ dài của câu nói để đáp lại lời cảm ơn, kết quả cho thấy rằngnhững người tham gia có xu hướng sử dụng những câu nói đơn giản khi đáp lạilời cảm ơn thay vì những câu nói phức tạp

ii Nghiên cứu các nhân tố chi phối hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn

Nghiên cứu của Cheng (2005) cho thấy, các biến ngữ cảnh như địa vị xã hội,mức độ thân quen và mức độ áp đặt có ảnh hưởng đáng kể đến tần suất sử dụngcác chiến lược cảm ơn của người học tiếng Anh Tuy vậy, hạn chế của nghiêncứu là không tính đến yếu tố giới tính và tuổi tác xem hai nhân tố này có ảnhhưởng như thế nào đến việc thể hiện lòng biết ơn

Trong nghiên cứu “Expressing Gratitude in American English”, Eisenstein

và Bodman (1986) đã khảo sát 14 tình huống, 7 tình huống đầu tiên được thửnghiệm với 56 người Mĩ bản địa nói tiếng Anh sau đó điều chỉnh 7 tình huống cònlại và thử nghiệm với 67 người phi bản ngữ ở các lớp học tiếng Anh đến từ nămquốc gia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật bản, Nga và Tây Ban Nha Các tác giả chorằng, mẫu ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp giữa những người có địa vị xã hộikhông bằng nhau hoặc bằng nhau đều giống nhau Tuy nhiên, các tác giả cũng thấyrằng việc cảm ơn đã bị hạn chế, hoặc không được trau chuốt trong nhữngtrường hợp những người đối thoại không cùng địa vị xã hội, trong khi việc bày tỏlòng biết ơn giữa những người bạn lại thể hiện lời cảm ơn không chỉ mang tínhkhuôn mẫu mà còn thể hiện sự chu đáo, kỹ càng Nghiên cứu cho thấy người bảnngữ nói tiếng Anh thể hiện hành vi cảm ơn một cách thống nhất trong các ngữcảnh cụ thể

Nghiên cứu cũng cho thấy, hành vi cảm ơn là một hành vi phức hợp, có thểbao hàm cả những cảm nghĩ tích cực và tiêu cực về phía người gia ân và người hàm

Trang 31

ân, là một hành vi đe dọa thể diện cho thấy người nói ghi nhận mình đã nợngười nghe một ân huệ, điều này hạ thấp thể diện của người nói Bản chất của lờicảm ơn,

Trang 32

vừa tạo nên sự thân ái giữa những người đối thoại, lại vừa có thể đe dọa thể diện của người nói.

Tedjaatmadja và cộng sự (2011) nghiên cứu các chiến lược bày tỏ lòng biết ơncủa người bản ngữ nói tiếng Anh (người Mĩ) và người phi bản ngữ nói tiếng Anh làngười Indonesia gốc Hoa ở Subaraya Số liệu được thu thập từ các câu hỏi trong 24tình huống với bốn mối quan hệ là người lạ, sếp/ cấp trên, bạn bè, các thànhviên trong gia đình/ bạn thân Nghiên cứu đã sử dụng khung phân tích củaHavekate (1984) về tám chiến lược bày tỏ lòng biết ơn để phân tích dữ liệu Kếtquả cho thấy, cả người Mĩ và người Indonesia gốc Hoa phần lớn đều sử dụng cáchnói thẳng, trực tiếp trong việc bày tỏ lòng biết ơn, thậm chí người Indonesia gốcHoa sử dụng các cách thức nói thẳng và dứt khoát khi được tặng quà, nhận lờikhen, sự giúp đỡ hay nhận một ân huệ cho dù lớn hay là nhỏ với tần suất nhiềuhơn cả người Mĩ Điều này cũng cho thấy đặc điểm sắc tộc không phải là nhân tốduy nhất ảnh hưởng đến việc bày tỏ lòng biết ơn, thay vào đó là các nhân tốkhác, cụ thể là việc tiếp xúc ngôn ngữ (language exposure) hay thể hiện thái độđối với cả hai nền văn hóa cũng đóng vai trò rất quan trọng Cách thể hiện lòngbiết ơn bằng tiếng Anh của người Mĩ và người Indonesia gốc Hoa: theo từng thờiđiểm đã được nghiên cứu cũng đã thay đổi do sự chuyển di văn hóa

Nghiên cứu về ảnh hưởng của khoảng cách xã hội và mức độ hàm ơn, Vajiheh

và Abbas (2011) đi sâu vào phân tích ảnh hưởng của hai biến xã hội (socialvariable) là khoảng cách xã hội và mức độ hàm ơn nhằm tìm ra những chiến lược

mà người nói tiếng Anh bản địa và người Ba Tư học tiếng Anh sử dụng để bày tỏlòng biết ơn trong các tình huống khác nhau, từ đó rút ra những điểm khác biệtgiữa hai nền văn hoá, hai ngôn ngữ Nghiên cứu được thực hiện với sự tham giacủa 75 sinh viên cùng độ tuổi đến từ khoa tiếng Anh, trường Đại học Isfahan và

24 sinh viên người Mĩ Các tác giả sử dụng phiếu hoàn thiện diễn ngôn (DCT)nhằm thu thập ngữ liệu nhằm tìm hiểu cách đáp lời cảm ơn bằng lời nói trong cáctình huống khác nhau của người tham gia Kết quả cho thấy, người Ba Tư và ngườibản ngữ nói tiếng Anh đã có những phản hồi rất đa dạng Do ảnh hưởng bởi các

Trang 33

yếu tố xã hội nên sinh viên Ba Tư đã diễn đạt lời cảm ơn bằng tiếng Anh khôngphù hợp, không

Trang 34

giống với tiếng Anh bản ngữ Điều đó chứng tỏ người Ba Tư học tiếng Anh đãchuyển một phần quy tắc ngữ dụng từ ngôn ngữ mẹ đẻ sang tiếng Anh, vì họtưởng những quy tắc đó mang tính phổ cập với tất cả các ngôn ngữ.

Ngoài ba nhân tố chi phối hành vi cảm ơn được các nhà ngôn ngữ học nghiêncứu ở trên, thì giới tính cũng là một nhân tố quan trọng thể hiện sự khác nhautrong biệc bày tỏ lòng biết ơn và hồi đáp cảm ơn Nghiên cứu nhân tố này cócác công trình của Reza và Sima (2011) và Cui (2012) Kết quả của hai nghiên cứuđều cho thấy, đối với nhóm nguời phi bản ngữ nói tiếng Anh thì nữ giới sử dụngcác cách bày tỏ lòng biết ơn thường xuyên hơn nam giới Ngoài ra, trongnghiên cứu của mình, Cui (2012) còn chỉ ra rằng nữ giới nói lời cảm ơn dài hơn sovới nam giới

Trong nghiên cứu của mình, Farashaiyan và Hua (2012) đã miêu tả và so sánhcác chiến lược bày tỏ lòng biết ơn của sinh viên người Iran học tiếng Anh và sinhviên người Malaysia sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai trong các tình huốngkhác nhau Nghiên cứu đã sử dụng Phiếu câu hỏi diễn ngôn (DCT) để khảo sát 20sinh viên người Iran và 20 sinh viên người Malaysia Các nhân tố xã hội cũng đượckhảo sát qua hai nhóm tham gia nghiên cứu là: địa vị xã hội, mức độ áp đặt và giớitính Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những tương đồng và khác biệt về các chiếnlược bày tỏ lòng biết ơn của sinh viên người Iran và Malaysia, điều này phản ánh sựkhác biệt trong giá trị và quy tắc văn hóa của hai nền văn hóa không phải là nềnvăn hóa phương Tây Kết quả nghiên cứu cũng đã chứng minh yếu tố ngữ cảnh vàgiới tính có ảnh hưởng đáng kể đến các chiến lược và tần suất sử dụng các chiếnlược bày tỏ lòng biết ơn Các tác giả cho rằng, sự khác nhau về giới dẫn đến sựkhác nhau trong việc sử dụng ngôn ngữ, cả nam giới người Iran và ngườiMalaysia đều sử dụng nhiều chiến lược cảm hơn so với nữ giới Tuy vậy, cũnggiống như một số công trình khác, số lượng nghiệm viên tham gia trong nghiêncứu này khá hạn chế, mỗi ngôn ngữ chỉ có 20 người

Công trình của Kolsoum (2015) và các cộng sự nghiên cứu về việc sử dụngcác chiến lược cảm ơn của người nói tiếng I-ran ở Ilam dựa vào giới tính và tuổi

Trang 35

Kết quả nghiên cứu cho thấy, giới tính và tuổi không ảnh hưởng đến việc sử dụngcác chiến lược cảm ơn của người nói tiếng I-ran ở Ilam Có thể thấy, đây là nghiên

Trang 36

cứu đầy đủ về cả hai nhân tố giới tính và tuổi, tuy nhiên nghiên cứu này chỉ giớihạn ở chiến lược cảm ơn và các tác giả cũng không đưa ra được các biểu thứcngôn ngữ cảm ơn trong mỗi chiến lược.

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, hành vi cảm ơn đặc biệt là hồi đáp cảm ơn hiện nay chưa đượcnghiên cứu sâu rộng Có một số công trình nghiên cứu liên quan đến hành vicảm ơn và hồi đáp cảm ơn một cách thuần Việt hay nghiên cứu theo hướng đốichiếu tiếng Việt với ngôn ngữ khác, cụ thể được chúng tôi tổng hợp theo cácnội dung nghiên cứu sau đây:

i Nghiên cứu về nghi thức lời nói

Công trình đầu tiên theo hướng nghiên cứu này có thể kể đến luận án Phótiến sĩ của Phạm Thị Thành (1995) Tác giả nghiên cứu về “Nghi thức lời nói tiếngViệt hiện đại qua các phát ngôn: chào, cảm ơn, xin lỗi” Tác giả phân loại các phátngôn có hành vi cảm ơn dựa vào nghĩa biểu hiện thành hai loại phát ngôn:Phát ngôn tường minh và phát ngôn hàm ẩn, mỗi loại phát ngôn, tác giả đưa ranhững cấu trúc cụ thể Các phát ngôn cảm ơn được biểu hiện một cách tường

minh gồm bốn cấu trúc: cảm ơn, cảm ơn đối tượng giao tiếp ạ, xin có lời cảm ơn

đối tượng giao tiếp, chủ thể giao tiếp xin gửi đến đối tượng giao tiếp lời cảm ơn.Các phát ngôn cảm ơn được biểu hiện một cách hàm ẩn gồm năm cấu trúc: cấutrúc khẳng định, cấu trúc băn khoăn, cấu trúc khen: Đối tượng giao tiếp + tính

chất + quá!, cấu trúc tiếp nhận: Chủ thể giao tiếp xin đối tượng giao tiếp, Chủ thể giao tiếp sẽ không quên ơn đối tượng giao tiếp.

Nguyễn Văn Lập (2005), trong luận án tiến sĩ đã phân loại nghi thức lời nói trongtiếng Việt thành những hành vi như: hành vi thu hút sự chú ý, hành vi chào hỏi… vàhành vi cảm ơn được tác giả phân loại dựa theo bốn tiêu chí sau:

Đối với sự hàm ơn nhỏ: người hàm ân thường sử dụng động từ ngữ vi

“cảm ơn” để bày tỏ lòng biết ơn đối với người gia ân

Đối với sự hàm ơn lớn: người hàm ân thường sử dụng động từ ngữ vi “đội ơn,

đa tạ, cảm tạ, biết ơn, tri ân” để bày tỏ lòng biết ơn đối với người gia ân

Trang 37

Cảm ơn về lời mời, lời tặng: người hàm ân thường sử dụng động từ ngữ vi

“xin” để đáp lại ân huệ của người gia ân

Cảm ơn để từ chối lịch sự: người hàm ân thường sử dụng động từ ngữ vi “cảmơn” Luận án tiến sĩ của Huỳnh Thị Nhĩ (2010) nghiên cứu về nghi thức lời nóitiếng Anh Mỹ hiện đại qua các phát ngôn: Chào, cảm ơn và xin lỗi Tác giả đã chỉ

ra sự tương đồng phát ngôn cảm ơn trong tiếng Anh – Mĩ và tiếng Việt về tìnhhuống cảm ơn, về chiến lược cảm ơn, về cấu trúc của phát ngôn cảm ơn và chỉ ranhững khác biệt trong cấu trúc của phát ngôn cảm ơn giữa hai ngôn ngữ Trong

tiếng Việt, thường xuất hiện những bộ phận đứng trước như: xin, cho tôi được, thành thật hoặc làm tăng thêm thái độ lịch sự, thành khẩn, biết ơn của người nói khi dùng các phó từ tình thái chỉ mức độ cao như: thật, thật là, rất, rất

là Theo tác giả, người Việt thường không sử dụng phát ngôn cảm ơn chính

danh một cách tường minh trong mối quan hệ thân mật, thay vào đó sử dụng các

ngữ đoạn hàm ẩn như: khách sáo quá, bày vẽ làm gì, vẽ chuyện… Trong khi đó,

người Mĩ thường xuyên sử dụng các phát ngôn cảm ơn mang nghĩa tường minhtrong các tình huống hằng ngày nhằm thể hiện sự lịch sự trong văn hóa của mộtcộng đồng hay của xã hội thông qua những cấu trúc phát ngôn cảm ơn ở dạng vô

nhân xưng như: Thank you (for), Many thanks (for), That’s very kind of you, …

Ba nghiên cứu trên của các tác giả Phạm Thị Thành (1995), Nguyễn Văn Lập(2005), Huỳnh Thị Nhĩ (2010) đều đã đưa ra những cấu trúc và đã phân tích hành vicảm ơn khá khái quát và cụ thể Tuy nhiên, các tác giả không đi sâu vào nghiên cứuhành vi cảm ơn mà chỉ đề cập đến như một phần nội dung nhỏ hay lồngghép nghiên cứu với các nghi thức khác Trong nghiên cứu của Nguyễn VănLập và Huỳnh Thị Nhĩ có nêu ra tình huống sử dụng cấu trúc có chứa hành vicảm ơn và hồi đáp cảm ơn nhưng không đi vào phân tích cụ thể

Lê Tuyết Nga (2010), nghiên cứu các phát ngôn cảm ơn trong tiếng Việt đốichiếu với tiếng Đức Tác giả cho rằng cả hai ngôn ngữ, tiếng Việt và tiếng Đức đều

có một lượng phát ngôn cảm ơn phong phú, đa dạng với nhiều cấu trúc khác

Trang 38

nhau để biểu đạt các nghĩa tình huống và sắc thái biểu cảm Cũng như một sốnghiên cứu nêu trên, nghiên cứu này cũng chỉ ra được sự khác biệt rõ nhất làngười Việt ưa

Trang 39

cách nói hàm ẩn, gián tiếp Trong khi đó, để thể hiện tính lịch sự, người Đức

thường xuyên sử dụng lời nói cảm ơn trực tiếp

ii Nghiên cứu việc sử dụng các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn

Nghiên cứu về cảm ơn và hồi đáp cảm ơn có luận văn thạc sĩ của Ngô HữuHoàng (1998), tác giả nghiên cứu về các mô hình cảm ơn và hồi đáp cảm ơn theohướng giao tiếp liên văn hóa Nghiên cứu được thực hiện với 100 người làngười bản ngữ nói tiếng Anh và người Việt thông qua việc trả lời bảng hỏi Kếtquả cho thấy, mặc dù có sự khác nhau về nghề nghiệp, giới tính, tình trạng hônnhân, … hoặc có mối quan hệ thân quen hay xa lạ, người bản ngữ nói tiếng Anh có

xu hướng sử dụng cách nói cảm ơn trực tiếp nhiều hơn cách nói gián tiếp tronghầu hết các tình huống Người Việt lại ưa lựa chọn cách nói cảm ơn gián tiếptrong các tình huống và các mối quan hệ Người Việt cho rằng, lời nói cảm ơntrực tiếp nên được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt, quan trọng tùythuộc vào ân huệ, sự giúp đỡ, vai trò, mức độ thân quen,… của người đối thoại.Trong tiếng Anh, cũng giống như mô hình cảm ơn, hồi đáp cảm ơn cũng đượcquy ước mang tính công thức Kết quả nghiên cứu của Ngô Hữu Hoàng đã tổnghợp được 5 cách diễn đạt mà tác giả coi như là những chiến lược đáp lại lời cảm

ơn là: Chấp nhận lời cảm ơn bằng cách phủ nhận hoặc từ chối ân huệ; Chấp nhận lờicảm ơn bằng cách thể hiện sự sẵn lòng; Im lặng; Cảm ơn lại; Thay đổi chủ đề

Mặc dù, công trình này cũng đã đưa ra được các biểu thức cảm ơn và cácbiểu thức đáp lại lời cảm ơn, tuy nhiên đây chỉ là công trình nghiên cứu ở bậcthạc sĩ theo hướng liên văn hóa, tác giả phần lớn mới chỉ đưa ra được những biểuthức mà chưa đi sâu vào phân tích Hơn nữa, nghiên cứu chỉ sử dụng một loạingữ liệu là bảng hỏi nên việc nghiệm viên trả lời sẽ thụ động, chưa bắt nguồn từ

cơ sở thực tế sử dụng ngôn ngữ

Tác giả Nguyễn Thị Lương (2010), Lương Hinh (2010), giới thiệu một cáchkhái quát các hình thức cảm ơn trực tiếp, cảm ơn gián tiếp của người Việttrên phương diện ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của các hình thức cảm ơn bằnglời

Trang 40

Nghiên cứu theo hướng ngữ dụng có công trình của Nguyễn Thị Mến (2012),tác giả phân loại các chức năng ngữ dụng của lời cảm ơn trong tiếng Việt thànhbốn

Ngày đăng: 08/03/2019, 00:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w