Trong các nghi thức giao tiếp thì cảm ơn và hồi đáp cảm ơn là một nghi thức giao tiếp có tính phổ quát universal, theo đó, với tư cách là hành vi ngôn ngữ,hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơ
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ THỊ THÚY VÂN
ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP CẢM ƠN
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
Mã số: 9.22.20.24
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HÀ NỘI - 2019
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các tư liệu và số liệutrong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa được công bố trongbất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án
Đỗ Thị Thúy Vân
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Vũ Thị Thanh Hương, người đã dành thời gian cùng tâm huyết hướng dẫn tôi hoàn thành luận án trong suốt thời gian qua.
Tôi xin cảm ơn Viện Ngôn ngữ học, Khoa Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học
xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện để tôi có được môi trường học tập và nghiên cứu thuận lợi nhất.
Tôi xin cảm ơn tạp chí Ngôn ngữ và đời sống và Tạp chí Nhân lực Khoa học
xã hội đã tạo điều kiện cho tôi công bố những kết quả nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin cảm ơn Thư viện Ngôn ngữ học, Thư viện Quốc gia, Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện Học viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận với nguồn tư liệu phục vụ cho luận án của tôi.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Khoa Ngoại ngữ, Học viện Khoa học xã hội – nơi tôi công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các học viên của tôi đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tác giả luận án
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN .7
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu 7
1.1.1.Tình hình nghiên cứu ở trên thế giới 7
1.1.2.Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 14
1.2.Cơ sở lí luận 18
1.2.1.Lý thuyết hành vi ngôn ngữ 18
1.2.2.Hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong lý thuyết hội thoại 27
1.2.3.Một số vấn đề về ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu ngôn ngữ 35
1.2.4.Phân tầng xã hội và phân tầng ngôn ngữ học xã hội 36
1.2.5.Một số vấn đề ngôn ngữ và văn hóa liên quan đến hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn 38
1.3 Tiểu kết chương 1 40
Chương 2: ĐỐI CHIẾU CÁC CHIẾN LƯỢC CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP CẢM ƠN TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 42
2.1.Đối chiếu các chiến lược cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt 42
2.1.1 Chiến lược cảm ơn trực tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt 42
2.1.2 Chiến lược cảm ơn gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt 58
2.1.3 Những điểm tương đồng và khác biệt về các chiến lược cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt 76
2.2.Đối chiếu các chiến lược hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt 83
2.2.1.Chiến lược hồi đáp cảm ơn trực tiếp 83
2.2.2 Chiến lược hồi đáp cảm ơn gián tiếp 88
2.2.3 Những điểm tương đồng và khác biệt về các chiến lược hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt 95
2.3 Tiểu kết chương 2 97
Chương 3: ĐỐI CHIẾU HÀNH VI CẢM ƠN VÀ HỒI ĐÁP CẢM ƠN TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ GIỚI TÍNH VÀ TUỔI 99
3.1.Tư liệu và thông tin nghiệm viên 99
Trang 53.2.Phương pháp phân tích 100
3.3 Đối chiếu hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt từ góc độ giới tính 101
3.3.1.Các chiến lược cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ giới tính 101
3.3.2 Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ giới
tính 114
3.3.3 Những điểm tương đồng và khác biệt về các chiến lược cảm ơn và hồi
đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ giới 121
3.4 Đối chiếu hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt từ góc độ tuổi 124
3.4.1.Các chiến lược cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 125
3.4.2 Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 130 3.4.3 Những điểm tương đồng và khác biệt về các chiến lược cảm ơn và hồi
đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt từ góc độ tuổi 136
3.4 Tiểu kết chương 3 142
KẾT LUẬN 144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 149
PHỤ LỤC……….
Trang 6Chiến lược hồi đáp cảm ơn trực tiếpChiến lược hồi đáp cảm ơn gián tiếpChiến lược trực tiếp
Phiếu "Hoàn thiện diễn ngôn"
Động từĐộng từ ngữ vi Người nghe Hồi đáp cảm ơnHành vi cảm ơnHành vi ngôn ngữ Hội thoại
Người gia ân Người hàm ânPhim Mĩ Phim Việt Người nóiTiểu chiến lượcTiểu chiến lược cảm ơnTiểu chiến lược hồi đáp cảm ơnTình huống
Tình huống 1Tình huống 2
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Thông tin nghiệm viên người Mĩ và người Việt 100Bảng 2: Các chiến lược cảm ơn của nam giới, nữ giới người Mĩ và người Việt khi được đồng nghiệp lớn tuổi khen mặc bộ trang phục đẹp 110Bảng 3: Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của nam giới, nữ giới người Mĩ và người Việt khi được bạn bè cảm ơn về món quà sinh nhật 114Bảng 4: Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của nam giới, nữ giới người Mĩ và người Việt khi được đồng nghiệp cảm ơn về món quà sinh nhật 115Bảng 5: Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của nam giới, nữ giới người Mĩ và người Việt khi được người thân cảm ơn về món quà sinh nhật 116Bảng 6: Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của nam giới, nữ giới người Mĩ và người Việt khi được bạn bè cảm ơn về lời khen mặc bộ trang phục đẹp 118Bảng 7: Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của nam giới, nữ giới người Mĩ và người Việt khi được đồng nghiệp cảm ơn về lời khen mặc bộ trang phục đẹp 119Bảng 8: Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của nam giới, nữ giới người Mĩ và người Việt khi được người thân trong gia đình cảm ơn về lời khen mặc bộ trang phục đẹp 120Bảng 9: Các chiến lược cảm ơn của 3 nhóm tuổi người Mĩ và người Việt khi nhận được món quà sinh nhật từ đồng nghiệp 125Bảng 10: Các chiến lược cảm ơn của 3 nhóm tuổi người Mĩ và người Việt khi nhận được món quà sinh nhật người thân 126Bảng 11: Các chiến lược cảm ơn của 3 nhóm tuổi người Mĩ và người Việt khi được đồng nghiệp khen mặc bộ trang phục đẹp 128Bảng 12: Bảng 11: Các chiến lược cảm ơn của 3 nhóm tuổi người Mĩ và người Việt khi được người thân khen mặc bộ trang phục đẹp 129Bảng 13: Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của 3 nhóm tuổi người Mĩ và người Việt khi đượcđồng nghiệp cảm ơn về món quà sinh nhật 130Bảng 14: Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của 3 nhóm tuổi người Mĩ và người Việt khi đượcngười thân cảm ơn về món quà sinh nhật 131
Trang 8Bảng 15: Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của 3 nhóm tuổi người Mĩ và người Việt khi đượcđồng nghiệp cảm ơn về lời khen mặc bộ trang phục đẹp 133Bảng 16: Các chiến lược hồi đáp cảm ơn của 3 nhóm tuổi người Mĩ và người Việt khi đượcngười thân cảm ơn về lời khen mặc bộ trang phục đẹp 134
Trang 9DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi nhận được món quà sinh nhật từ bạn bè cùng giới 99Biểu đồ 2: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi nhận được món quà sinh nhật từ bạn bè cùng giới 101Biểu đồ 3: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi nhận được món quà sinh nhật từ bạn bè khác giới 102Biểu đồ 4: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi nhận được món quà sinh nhật từ bạn bè khác giới 102Biểu đồ 5: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi nhận được món quà sinh nhật từ đồng nghiệp lớn tuổi 103Biểu đồ 6: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi nhận được món quà sinh nhật từ đồng nghiệp lớn tuổi 103Biểu đồ 7: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi nhận được món quà sinh nhật từ đồng nghiệp bằng tuổi 101Biểu đồ 8: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi nhận được món quà sinh nhật từ đồng nghiệp bằng tuổi 101Biểu đồ 9: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi nhận được món quà sinh nhật từ đồng nghiệp nhỏ tuổi 102Biểu đồ 10: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi nhận được món quà sinh nhật từ đồng nghiệp nhỏ tuổi 102Biểu đồ 11: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi nhận được món quà sinh nhật từ bố, mẹ 103Biểu đồ 12: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi nhận được món quà sinh nhật từ bố, mẹ 103Biểu đồ 13: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi nhận được món quà sinh nhật từ anh, chị 104Biểu đồ 14: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi nhận được món quà sinh nhật từ anh, chị 104Biểu đồ 15: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi nhận được món quà sinh nhật từ em 104
Trang 10Biểu đồ 16: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi nhận được món quà sinh nhật từ em 104Biểu đồ 17: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi nhận được món quà sinh nhật từ vợ, chồng 105Biểu đồ 18: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi nhận được món quà sinh nhật từ vợ, chồng 105Biểu đồ 19: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi được bạn
bè cùng giới khen mặc bộ trang phục đẹp 106Biểu đồ 20: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi được bạn bè cùng giới khen mặc bộ trang phục đẹp 106Biểu đồ 21: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi được bạn
bè khác giới khen mặc bộ trang phục đẹp 107Biểu đồ 22: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi được bạn bè khác giới khen mặc bộ trang phục đẹp 107Biểu đồ 23: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi được
bố, mẹ khen mặc bộ trang phục đẹp 109Biểu đồ 24: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi được bố, mẹ khen mặc bộ trang phục đẹp 109Biểu đồ 25: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi được anh, chị khen mặc bộ trang phục đẹp 110Biểu đồ 26: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi được anh, chị khen mặc bộ trang phục đẹp 110Biểu đồ 27: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi được
em khen mặc bộ trang phục đẹp 111Biểu đồ 28: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi được em khen mặc bộ trang phục đẹp 111Biểu đồ 29: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Mĩ khi được
vợ, chồng khen mặc bộ trang phục đẹp 111Biểu đồ 30: Các chiến lược cảm ơn của nam giới và nữ giới người Việt khi được vợ, chồng khen mặc bộ trang phục đẹp 111
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Trong các nghi thức giao tiếp thì cảm ơn và hồi đáp cảm ơn là một nghi
thức giao tiếp có tính phổ quát (universal), theo đó, với tư cách là hành vi ngôn ngữ,hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn cũng được nghiên cứu trong ngôn ngữ học, làhành vi thể hiện phép lịch sự (politeness) của mỗi con người trong giao tiếp khingười nói cảm ơn (thanker) muốn thể hiện để ghi nhận thái độ tốt của người kia, tức
là người nhận lời cảm ơn (thankee) Đến lượt mình, người nhận lời cảm ơn cảmthấy cần có sự phản hồi nhằm xác nhận lời cảm ơn của người nói cảm ơn
1.2 Mỗi nền văn hóa đều có cách nói cảm ơn về sự giúp đỡ, khen, tặng,
động viên, thăm hỏi và hồi đáp lời cảm ơn trong giao tiếp thường nhật Tuynhiên, mỗi một ngôn ngữ, mỗi một văn hóa lại có những cách thức thể hiện hành
vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn khác nhau Việc bày tỏ lòng biết ơn và hồi đáp lạilời cảm ơn phù hợp có thể giúp cải thiện mối quan hệ giữa người nói và ngườinghe Ngược lại, thiếu hoặc bày tỏ lòng biết ơn và hồi đáp lại lời cảm ơn khôngphù hợp có thể khiến người nghe không hài lòng, qua đó đôi khi làm xấu đi mốiquan hệ giữa người nói và người nghe, gây ra những cú sốc văn hóa (cultureshocks) trong giao tiếp liên văn hóa
1.3 Trong thời kỳ hội nhập, tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu được sử dụng
trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội Theo xu thế đó, người ViệtNam rất chú trọng đến việc học ngoại ngữ, đặc biệt là học tiếng Anh, người nướcngoài cũng cần hiểu biết về hóa Việt Nam để hội nhập, giao thương giữa hai nềnvăn hóa Nghiên cứu theo hướng đối chiếu Anh - Việt, trong đó hành vi cảm ơn
và hồi đáp cảm ơn được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực Tuy nhiên cho đến naychưa có một công trình nào đi sâu vào nghiên cứu về các chiến lược cảm ơn và hồiđáp cảm ơn để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt trong các chiến lược cảm
ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt, cũng như các nhân tố tác độngđến việc sử dụng các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn của người Mĩ nói tiếngAnh và người Việt
Trang 12Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Đối chiếu hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt” nhằm lấp
đầy khoảng trống này
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là thông qua việc nghiên cứu các chiến lược thực hiện hành vicảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt, chỉ ra các điểm giống và khácnhau giữa chúng để góp phần vào nghiên cứu hành vi ngôn ngữ và đối chiếu Anh – Việt
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm đạt được các mục đích đã đề ra, luận án hướng đến việc thực hiện các nhiệm vụnghiên cứu sau:
1) Tổng quan các tình hình nghiên cứu trước đó và chỉ ra hướng nghiên cứu củaluận án
2) Xây dựng bộ khung lí thuyết liên quan đến đề tài luận án
3) Khảo sát hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việtnhằm tìm ra các chiến lược thực hiện hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong haingôn ngữ
4) Tìm hiểu những điểm tương đồng và dị biệt về chiến lược thực hiện hành vi cảm
ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt
5) Xem xét sự chi phối giữa nhân tố giới tính và tuổi đến việc thực hiện các chiếnlược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn của người Mĩ nói tiếng Anh và người Việt
3 Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này được giới hạn ở hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn của người Mĩ nói tiếng Anh và người Việt được biểu hiện bằng ngôn từ và phi ngôn từ
3.3 Tư liệu nghiên cứu
Tư liệu nghiên cứu được chúng tôi thu thập từ hai nguồn chính là từ phim và phiếu
"Hoàn thiện diễn ngôn" (DCT)
Trang 13Tư liệu từ phim: Luận án sử dụng ngữ liệu từ những bộ phim nổi tiếng được sản xuất
ở giai đoạn sau những năm 1939 cho đến năm 2017, phát sóng trên truyền hình Việt Nam
và truyền hình Mĩ Tuy nhiên, có phim Mĩ được chuyển thể từ truyện xuất bản năm 1811 vàphim Việt chuyển thể từ truyện xuất bản năm 1936 Lý do chúng tôi muốn khảo cứu cácchiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt ở giai đoạn khá dài đểxem liệu có sự biến đổi gì trong việc sử dụng các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơntrong hai ngôn ngữ
Luận án sử dụng nguồn ngữ liệu phim vì hành vi cảm ơn (HVCO) và hồi đáp cảm ơn(HĐCO) là một cặp thoại không thể tách rời, vì vậy, cặp trao đáp này phải được đặt trongngữ cảnh cụ thể Việc lấy bối cảnh tự nhiên từ phim giúp cho việc nhận diện HVCO vàHĐCO được hiệu quả hơn, đặc biệt dấu hiệu giao tiếp phi ngôn từ sẽ được thể hiện rõ trongphim
Từ 15 Phim Mĩ, luận án nhận diện được 240 cặp cảm ơn và hồi đáp, 20 bộ phim Việt,thống kê được 169 cặp (Chi tiết xin xem ở Phụ lục 1)
Các ví dụ bằng tiếng Anh và ngữ liệu từ phim Mĩ được dịch ra tiếng Việt, phần lớncác ví dụ tiếng Anh từ phim Mĩ có thể dịch với cấu trúc và nghĩa tương đương, nhưng cómột số ví dụ khi dịch sang tiếng Việt phải được Việt hóa theo đúng văn phong của tiếngViệt và đúng bối cảnh trong phim cho nên những lời dịch đó hơi khác so với văn bản tiếngAnh
Tư liệu được thực hiện từ phiếu "Hoàn thiện diễn ngôn" (DCT): Luận án
sử dụng phiếu "Hoàn thiện diễn ngôn" để thu thập ngữ liệu về hành vi cảm ơn vàhồi đáp cảm ơn từ học viên người Việt đang học thạc sĩ tiếng Anh không chuyên vàngười Mĩ có trình độ học vấn từ đại học trở lên thông qua hai tình huống (TH).TH1: Khi được tặng quà sinh nhật và nhận được lời cảm ơn về món quà sinh nhật TH2:Khi được khen mặc bộ trang phục đẹp và nhận được lời cảm ơn về việc khen mặc bộtrang phục đẹp
Chúng tôi lựa chọn hai tình huống trên để khảo sát vì đã có một số công trình sử dụnghai tình huống này để nghiên cứu trong tiếng Anh, hai tình huống này cũng được sử dụngphổ biến trong tiếng Việt Hai tình huống này có nội dung cảm ơn gần tương đương nhau,nên mọi sự khác biệt trong cách thức cảm ơn và hồi đáp cảm ơn có thể qui cho sự khác biệtthuộc về yếu tố người nói hoặc người nghe (mối
Trang 14quan hệ về quyền hoặc khoảng cách) Những kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng sẽ dễ dàng được so sánh với các kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng thêm một số tư liệu từ website và tư liệu do cá nhânthu thập được một cách không chính thức
4 Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ đạo được sử dụng: phương pháp miêu tả, phương pháp phântích hội thoại, phương pháp đối chiếu, cụ thể như sau:
a Phương pháp miêu tả
Ở chương 2, luận án sử dụng phương pháp miêu tả định tính để khảo sát đặc điểmhình thức và ngữ nghĩa của các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh vàtiếng Việt
Ở chương 3, phân tích định lượng được sử dụng nhằm tìm hiểu mối tương liên giữanhân tố giới tính và nhân tố tuổi đến việc sử dụng các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơncủa người Mĩ và người Việt
b Phương pháp phân tích hội thoại
Luận án sử dụng phương pháp này để nhận diện các hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm
ơn trong các sự kiện lời nói, trong hội thoại nhằm tìm ra các chiến lược cảm ơn và chiếnlược hồi đáp cảm ơn
c Phương pháp đối chiếu
Dựa trên các kết quả đã phân tích, phương pháp đối chiếu được sử dụng để đối chiếucác chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn của người Mĩ nói tiếng Anh và người Việt Đểtìm ra các điểm tương đồng và dị biệt chúng tôi đã sử dụng nguyên tắc đối chiếu hai chiều.Ngoài ra, luận án còn sử dụng các thủ pháp khác như: thủ pháp mô hình hóa nhằm môhình hóa các biểu thức của các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh vàtiếng Việt Thủ pháp thống kê phân loại được thực hiện và xử lý bằng phần mềm SPSS
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là một công trình đi sâu vào nghiên cứu một cách có hệ thống các chiến lượccảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt theo cách tiếp
Trang 15cận của dụng học xã hội (socio- pragmatics), góp phần làm rõ sự tương đồng và khác biệtcủa hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt, đồng thời chỉ ra sự tácđộng của nhân tố giới tính và tuổi tới việc sử dụng cặp hành vi này và chỉ ra mối quan hệ
có tính đặc thù giữa ngôn ngữ và văn hóa trong hai ngôn ngữ
6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
Thông qua các tư liệu cụ thể, luận án góp phần minh chứng hành vi cảm ơn và hồi đápcảm ơn là phổ quát, luận án nghiên cứu và làm rõ về khái niệm hành vi cảm ơn, xây dựngkhái niệm hồi đáp cảm ơn, chiến lược cảm ơn và chiến lược hồi đáp cảm ơn Bên cạnh đó,luận án phân tích và chỉ ra sự tác động của nhân tố giới tính và tuổi đến việc sử dụng cácchiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn của người Mĩ và người Việt
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Việc so sánh đối chiếu các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh vàtiếng Việt góp phần đưa ra những giả định về tính phổ quát và tính đặc thù của ngôn ngữtrong giao tiếp
Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc học tập,nghiên cứu hay giảng dạy môn tiếng Anh cho người Việt Nam và tiếng Việt cho ngườinước ngoài Ngoài ra, kết quả của luận án cũng sẽ góp phần trong việc dịch thuật giữa tiếngAnh và tiếng Việt
7 Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết Luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính củaluận án được cấu trúc thành ba chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận.
Chương này trình bày một cách ngắn gọn tổng quan tình hình nghiên cứu liên quanđến hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trên thế giới và ở Việt Nam, đồng thời trình bày cơ
sở lí luận liên quan đến đề tài, bao gồm: Khái quát hóa các lý thuyết về hành vi ngôn ngữ,hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn, lý thuyết hội thoại, lý thuyết ngôn ngữ học đối chiếu và
sự phân tầng trong ngôn ngữ học xã hội…
Trang 16Chương 2: Đối chiếu các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Chương này mô tả và phân tích các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếngAnh và tiếng Việt, từ đó so sánh, đối chiếu những điểm tương đồng và khác biệt trong việc
sử dụng các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn về cấu trúc ngữ nghĩa
Chương 3: Đối chiếu hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt từ góc độ giới tính và tuổi.
Chương 3 trình bày và phân tích các kết quả khảo sát phiếu Hoàn thiện diễn ngôn đểtìm ra sự ảnh hưởng của nhân tố giới tính và tuổi đến việc sử dụng các chiến lược cảm ơn
và hồi đáp cảm ơn của người Mĩ nói tiếng Anh và người Việt
Trang 17Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở trên thế giới
Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn.Các nghiên cứu này tập trung vào nghiên cứu hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn của ngườibản ngữ nói tiếng Anh, hoặc là nghiên cứu hành vi cảm ơn của người phi bản ngữ nói tiếngAnh, hoặc là nghiên cứu so sánh đối chiếu với một số ngôn ngữ khác, hay một số nghiêncứu hành vi cảm ơn trong giao tiếp liên văn hóa Nhưng dù theo hướng nào thì các nghiêncứu đều tập trung vào hai nội dung lớn sẽ được chúng tôi điểm luận dưới đây
i Nghiên cứu việc sử dụng các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm cảm ơn
Theo nội dung nghiên cứu này có công trình của Jung (1994) “Speech Acts of "ThankYou" and Responses to It in American English.” Tác giả nghiên cứu hành vi cảm ơn và hồiđáp lời cảm ơn được sử dụng trong trong tiếng Anh – Mĩ Để thu thập dữ liệu, phương phápchính được tác giả dùng là phương pháp dân tộc học của Hymes (1972), ngoài ra dữ liệu từvăn bản và từ chương trình truyền hình cũng được sử dụng trong nghiên cứu
Kết quả cho thấy, cảm ơn về cơ bản được sử dụng để bày tỏ sự cảm kích một ân huệ
và chức năng cơ bản này cũng được mở rộng thêm như: chức năng mở đầu cuộc hội thoại,ngắt nghỉ, kết thúc cuộc thoại hay dùng để chào tạm biệt và trả lời khẳng định, những chứcnăng này được ngầm ẩn trong lời cảm ơn Như vậy, lời cảm ơn có thể mang nhiều hàm ýtrong những ngữ cảnh khác nhau
Jung (1994) đã phân hồi đáp lời cảm ơn thành sáu loại: Chấp nhận (Acceptance);Khước từ (Denial); Có đi có lại (Reciprocity); Bình phẩm (Comments); Cử chỉ phi ngôn từ(Non-verbal gestures); Không đáp lại (No- response)
Mặc dù nghiên cứu đã đưa ra được một số kết quả, tuy nhiên, tác giả mới chỉ liệt kê rađược những chức năng của cảm ơn và hồi đáp cảm ơn mà chưa đi sâu vào
Trang 18phân tích và không đưa ra các mô hình cảm ơn và hồi đáp cảm ơn Dù vậy, sự phân loại hồiđáp lời cảm ơn sẽ là những gợi ý về việc phân loại các chiến lược hồi đáp trong nghiên cứucủa chúng tôi.
Năm 1996, Aijmer tiến hành một nghiên cứu để khảo sát chức năng và các chiến lượccảm ơn Nghiên cứu của Aijimer dựa trên Bộ ngữ liệu hội thoại Anh ngữ London-LundCorpus Tác giả đề cập cảm ơn như là một hành vi ngôn ngữ biểu cảm có “lực ngôn trung"(illocutionary force) [70, tr.34] Tác giả đã mã hóa được tám chiến lược cảm ơn và sáuchiến lược hồi đáp cảm ơn Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng, dạng thức biểu đạt cảm ơn
được sử dụng thường xuyên nhất là thanks/thank you.
Cheng (2005) trong công trình “An exploratory cross-sectional study of interlanguagepragmatic development of expressions of gratitude by Chinese learners of English” đã khảosát các chiến lược cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Trung Quốc Dữ liệu được thu thậpbằng phiếu hoàn thiện diễn ngôn (DCT) thông qua tám tình huống Có 152 nghiệm viêntham gia được chia thành 5 nhóm, trong đó 3 nhóm là những người học tiếng Anh gồm:Nhóm người học tiếng Anh thứ nhất (G1) bao gồm 14 sinh viên đang theo học kỳ đầu tiênkhóa sau đại học tại một trường đại học của Mĩ Nhóm người học tiếng Anh thứ hai (G2)gồm 23 sinh viên đã sống tại Mĩ được một năm Nhóm người học tiếng Anh thứ ba (G3)gồm 16 sinh viên đã sống tại Hoa Kỳ 4 năm trở lên Hai nhóm còn lại là người bản ngữgồm: Nhóm người bản ngữ nói tiếng Trung (NSC) bao gồm 64 sinh viên cao học tại mộttrường Đại học ở Đài Loan Nhóm người bản ngữ nói tiếng Anh (NSE) gồm 35 sinh viêncao học tại Đại học Iowa
Các câu trả lời của các nghiệm viên được mã hóa thành tám chiến lược: Cảm ơn(Thanking); Sự cảm kích (appreciation); Cảm xúc tích cực (Positive feelings); Xin lỗi(Apology); Thừa nhận sự áp đặt (Recognition of imposition); Trả ân (Repayment); Cácchiến lược khác (Others); Hô ngữ (Alerters)
Tác giả sử dụng phương pháp mô tả định lượng và phân tích T-test nhằm tìm ra sựkhác biệt về ngữ dụng học, đồng thời phân biệt hành vi cảm ơn giữa ba nhóm người họctiếng Anh Kết quả cho thấy, nhóm NSC và NSE có xu hướng sử dụng
Trang 19các chiến lược cảm ơn khác nhau trong các tình huống khác nhau Trong khi đó, cả banhóm người học tiếng Anh đều có xu hướng sử dụng các chiến lược cảm ơn giống nhau,
ngoại trừ chiến lược Trả ân Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra mô hình các chiến
lược cảm ơn khá đầy đủ Tuy vậy, với số lượng 152 nghiệm viên tham gia khảo sát lại đượcphân thành nhiều nhóm, dẫn đến sự chồng chéo khi phân tích dữ liệu Hơn nữa, có nhữngnhóm số lượng nghiệm viên ít nên kết quả khảo sát sẽ khó đảm bảo độ tin cậy, xác thực.Tác giả cũng chỉ mới dừng lại ở việc khảo sát các chiến lược cảm ơn mà không khảo sátcác chiến lược hồi đáp cảm ơn
Farnia và Suleiman (2009) đã tiến hành một nghiên cứu thí điểm để khảo sát các chiếnlược bày tỏ lòng biết ơn của người Iran học tiếng Anh Đối tượng tham gia nghiên cứu baogồm: học viên Iran học tiếng Anh và người bản ngữ nói tiếng Anh Đối với nghiệm viên làngười Iran được chia làm hai nhóm: trình độ trung cấp và trình độ cao, mỗi nhóm 10 người.Đối với người bản ngữ, gồm 10 người bản ngữ nói tiếng Farsi được lựa chọn từ những sinhviên đại học tại Iran, và 10 người bản ngữ nói tiếng Anh là những sinh viên người Mĩ Cácnghiệm viên được phát phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT gồm 14 câu hỏi Sau khi thu thập sốliệu, các câu trả lời được mã hóa dựa vào tám chiến lược cảm ơn của Cheng (2005)
Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng, người bản ngữ nói tiếng Farsi sử dụng chiến lượccảm ơn rất khác so với người bản ngữ nói tiếng Anh Người Iran sử dụng nhiều chiến lược
cảm ơn hơn người Mĩ Tuy nhiên, ngoại trừ chiến lược thừa nhận sự hàm ân và cảm xúc tích cực thì không có khác biệt nào đáng kể trong việc sử dụng các chiến lược cảm ơn giữa
người bản ngữ nói tiếng Anh và người bản ngữ nói tiếng Farsi Tương tự, không có khácbiệt đáng kể nào trong việc sử dụng các chiến lược cảm ơn giữa hai nhóm học ngoại ngữ ở 2trình độ là trung cấp và trình độ cao Các kết quả này cho thấy, trình độ và sự thông thạongoại ngữ không ảnh hưởng đến việc sử dụng các chiến lược bày tỏ lòng biết ơn bằng tiếngAnh của các nhóm nghiệm viên
Mặc dù nghiên cứu cũng chỉ ra được một số kết quả có ý nghĩa, nhưng do số lượngnghiệm viên tham gia khảo sát tương đối ít nên không bảo đảm tính đại diện, không thể ápdụng chung cho tất cả học viên Iran khác Vì vậy, kết quả nghiên cứu khó đảm bảo sứcthuyết phục
Trang 20Çiğdem và cộng sự (2010) thực hiện nghiên cứu các chiến lược bày tỏ lòng biết ơn củanhững người nói tiếng Anh trình độ cao là người Thổ Nhĩ Kỳ và người Iran Nghiên cứu sửdụng phiếu câu hỏi diễn ngôn của Cheng (2005) để thực hiện khảo sát thông qua 8 tìnhhuống Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, cả người Thổ Nhĩ Kỳ và người Iran nói tiếng Anhđều sử dụng hầu hết các chiến lược giống như tám chiến lược cảm ơn của Cheng (2005) đểthể hiện lòng biết ơn Tuy nhiên, độ dài của câu nói thì lại có phần khác nhau, người bản ngữnói tiếng Anh sử dụng số lượng từ ít nhất, trong khi đó, độ dài câu nói của sinh viên Thổ Nhĩ
Kỳ nhiều hơn so với sinh viên Iran Dựa vào các tình huống khảo sát, tác giả cho rằng, ngườiThổ Nhĩ Kỳ và người Iran ưa sử dụng những lời cảm ơn trau chuốt hơn để bày lòng biết ơn.Reza và Sima (2012) trong nghiên cứu “Cross-cultural Comparison of GratitudeExpressions in Persian, Chinese and American English” đã so sánh các chiến lược bày tỏlòng biết ơn của người người Ba Tư, người Trung Quốc học tiếng Anh và người bản ngữnói tiếng Anh Những người tham gia được yêu cầu hoàn thành phiếu câu hỏi diễn ngôn(DCT) dựa vào các tình huống của Eisenstein và Bodman (1993) và áp dụng tám chiếnlược cảm ơn của Cheng (2005) Kết quả cho thấy, mặc dù chiến lược cảm ơn dùng động từngữ vi “thank” là chiến lược được ưa sử dụng nhất trong cả ba nhóm, nhưng người Ba Tư
học tiếng Anh sử dụng chiến lược thể hiện cảm giác tích cực nhiều hơn người Trung Quốc
và người bản ngữ nói tiếng Anh Điều đó có thể là do họ muốn giữ thể diện của mình Vìvậy, để thể hiện lịch sự, người Ba Tư thường dịch dựa theo những công thức ngữ nghĩa,theo văn hóa của họ sang ngôn ngữ đích Do việc chuyển di văn hóa không phù hợp nàygây ra sự hiểu nhầm cho người bản ngữ nói tiếng Anh Như vậy, việc xác định cảm ơn vìđiều gì và cảm ơn ai cũng có sự khác biệt giữa người bản ngữ nói tiếng Anh và ngườiTrung Quốc Người bản ngữ nói tiếng Anh coi mọi người là bình đẳng và việc bày tỏ lòngbiết ơn sẽ được thể hiện như nhau trong mọi tình huống mà họ cần giúp đỡ, đề nghị và sửdụng dịch vụ Trong khi đó, người Trung Quốc có xu hướng cảm ơn tới những ai giúp đỡ
họ nhiều lần
Farenkia (2012) khảo cứu các chiến lược mà người Canada nói tiếng Anh sử dụng đểđáp lại lời cảm ơn dựa vào sự phân loại hồi đáp lại lời cảm ơn của Aijmer
Trang 21(1996) Kết quả cho thấy, người tham gia sử dụng năm chiến lược khác nhau, trong đó
chiến lược giảm thiểu ân huệ được sử dụng thường xuyên nhất Chiến lược này chủ yếu
được lựa chọn trong mối quan hệ là bạn thân và khi nói với người lạ Kết quả này cũng chothấy, người nói tiếng Anh Canada dường như có cùng lựa chọn với người nói Tiếng Anh
Mỹ, tiếng Anh Ailen và tiếng Anh Anh khi đáp lại lời cảm ơn Về độ dài của câu nói để đáplại lời cảm ơn, kết quả cho thấy rằng những người tham gia có xu hướng sử dụng nhữngcâu nói đơn giản khi đáp lại lời cảm ơn thay vì những câu nói phức tạp
ii Nghiên cứu các nhân tố chi phối hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn
Nghiên cứu của Cheng (2005) cho thấy, các biến ngữ cảnh như địa vị xã hội, mức độthân quen và mức độ áp đặt có ảnh hưởng đáng kể đến tần suất sử dụng các chiến lược cảm
ơn của người học tiếng Anh Tuy vậy, hạn chế của nghiên cứu là không tính đến yếu tố giớitính và tuổi tác xem hai nhân tố này có ảnh hưởng như thế nào đến việc thể hiện lòng biếtơn
Trong nghiên cứu “Expressing Gratitude in American English”, Eisenstein vàBodman (1986) đã khảo sát 14 tình huống, 7 tình huống đầu tiên được thử nghiệm với 56người Mĩ bản địa nói tiếng Anh sau đó điều chỉnh 7 tình huống còn lại và thử nghiệm với
67 người phi bản ngữ ở các lớp học tiếng Anh đến từ năm quốc gia, Trung Quốc, HànQuốc, Nhật bản, Nga và Tây Ban Nha Các tác giả cho rằng, mẫu ngôn ngữ sử dụng tronggiao tiếp giữa những người có địa vị xã hội không bằng nhau hoặc bằng nhau đều giốngnhau Tuy nhiên, các tác giả cũng thấy rằng việc cảm ơn đã bị hạn chế, hoặc không đượctrau chuốt trong những trường hợp những người đối thoại không cùng địa vị xã hội, trongkhi việc bày tỏ lòng biết ơn giữa những người bạn lại thể hiện lời cảm ơn không chỉ mangtính khuôn mẫu mà còn thể hiện sự chu đáo, kỹ càng Nghiên cứu cho thấy người bản ngữnói tiếng Anh thể hiện hành vi cảm ơn một cách thống nhất trong các ngữ cảnh cụ thể.Nghiên cứu cũng cho thấy, hành vi cảm ơn là một hành vi phức hợp, có thể bao hàm
cả những cảm nghĩ tích cực và tiêu cực về phía người gia ân và người hàm ân, là một hành
vi đe dọa thể diện cho thấy người nói ghi nhận mình đã nợ người nghe một ân huệ, điềunày hạ thấp thể diện của người nói Bản chất của lời cảm ơn,
Trang 22vừa tạo nên sự thân ái giữa những người đối thoại, lại vừa có thể đe dọa thể diện của người nói.
Tedjaatmadja và cộng sự (2011) nghiên cứu các chiến lược bày tỏ lòng biết ơn củangười bản ngữ nói tiếng Anh (người Mĩ) và người phi bản ngữ nói tiếng Anh là ngườiIndonesia gốc Hoa ở Subaraya Số liệu được thu thập từ các câu hỏi trong 24 tình huốngvới bốn mối quan hệ là người lạ, sếp/ cấp trên, bạn bè, các thành viên trong gia đình/ bạnthân Nghiên cứu đã sử dụng khung phân tích của Havekate (1984) về tám chiến lược bày
tỏ lòng biết ơn để phân tích dữ liệu Kết quả cho thấy, cả người Mĩ và người Indonesia gốcHoa phần lớn đều sử dụng cách nói thẳng, trực tiếp trong việc bày tỏ lòng biết ơn, thậm chíngười Indonesia gốc Hoa sử dụng các cách thức nói thẳng và dứt khoát khi được tặng quà,nhận lời khen, sự giúp đỡ hay nhận một ân huệ cho dù lớn hay là nhỏ với tần suất nhiềuhơn cả người Mĩ Điều này cũng cho thấy đặc điểm sắc tộc không phải là nhân tố duy nhấtảnh hưởng đến việc bày tỏ lòng biết ơn, thay vào đó là các nhân tố khác, cụ thể là việc tiếpxúc ngôn ngữ (language exposure) hay thể hiện thái độ đối với cả hai nền văn hóa cũngđóng vai trò rất quan trọng Cách thể hiện lòng biết ơn bằng tiếng Anh của người Mĩ vàngười Indonesia gốc Hoa: theo từng thời điểm đã được nghiên cứu cũng đã thay đổi do sựchuyển di văn hóa
Nghiên cứu về ảnh hưởng của khoảng cách xã hội và mức độ hàm ơn, Vajiheh vàAbbas (2011) đi sâu vào phân tích ảnh hưởng của hai biến xã hội (social variable) làkhoảng cách xã hội và mức độ hàm ơn nhằm tìm ra những chiến lược mà người nói tiếngAnh bản địa và người Ba Tư học tiếng Anh sử dụng để bày tỏ lòng biết ơn trong các tìnhhuống khác nhau, từ đó rút ra những điểm khác biệt giữa hai nền văn hoá, hai ngôn ngữ.Nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của 75 sinh viên cùng độ tuổi đến từ khoa tiếngAnh, trường Đại học Isfahan và 24 sinh viên người Mĩ Các tác giả sử dụng phiếu hoànthiện diễn ngôn (DCT) nhằm thu thập ngữ liệu nhằm tìm hiểu cách đáp lời cảm ơn bằng lờinói trong các tình huống khác nhau của người tham gia Kết quả cho thấy, người Ba Tư vàngười bản ngữ nói tiếng Anh đã có những phản hồi rất đa dạng Do ảnh hưởng bởi các yếu
tố xã hội nên sinh viên Ba Tư đã diễn đạt lời cảm ơn bằng tiếng Anh không phù hợp,không
Trang 23giống với tiếng Anh bản ngữ Điều đó chứng tỏ người Ba Tư học tiếng Anh đã chuyển mộtphần quy tắc ngữ dụng từ ngôn ngữ mẹ đẻ sang tiếng Anh, vì họ tưởng những quy tắc đómang tính phổ cập với tất cả các ngôn ngữ.
Ngoài ba nhân tố chi phối hành vi cảm ơn được các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu ởtrên, thì giới tính cũng là một nhân tố quan trọng thể hiện sự khác nhau trong biệc bày tỏlòng biết ơn và hồi đáp cảm ơn Nghiên cứu nhân tố này có các công trình của Reza vàSima (2011) và Cui (2012) Kết quả của hai nghiên cứu đều cho thấy, đối với nhóm nguờiphi bản ngữ nói tiếng Anh thì nữ giới sử dụng các cách bày tỏ lòng biết ơn thường xuyênhơn nam giới Ngoài ra, trong nghiên cứu của mình, Cui (2012) còn chỉ ra rằng nữ giới nóilời cảm ơn dài hơn so với nam giới
Trong nghiên cứu của mình, Farashaiyan và Hua (2012) đã miêu tả và so sánh cácchiến lược bày tỏ lòng biết ơn của sinh viên người Iran học tiếng Anh và sinh viên ngườiMalaysia sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai trong các tình huống khác nhau Nghiêncứu đã sử dụng Phiếu câu hỏi diễn ngôn (DCT) để khảo sát 20 sinh viên người Iran và 20sinh viên người Malaysia Các nhân tố xã hội cũng được khảo sát qua hai nhóm tham gianghiên cứu là: địa vị xã hội, mức độ áp đặt và giới tính Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ranhững tương đồng và khác biệt về các chiến lược bày tỏ lòng biết ơn của sinh viên ngườiIran và Malaysia, điều này phản ánh sự khác biệt trong giá trị và quy tắc văn hóa của hainền văn hóa không phải là nền văn hóa phương Tây Kết quả nghiên cứu cũng đã chứngminh yếu tố ngữ cảnh và giới tính có ảnh hưởng đáng kể đến các chiến lược và tần suất sửdụng các chiến lược bày tỏ lòng biết ơn Các tác giả cho rằng, sự khác nhau về giới dẫnđến sự khác nhau trong việc sử dụng ngôn ngữ, cả nam giới người Iran và người Malaysiađều sử dụng nhiều chiến lược cảm hơn so với nữ giới Tuy vậy, cũng giống như một sốcông trình khác, số lượng nghiệm viên tham gia trong nghiên cứu này khá hạn chế, mỗingôn ngữ chỉ có 20 người
Công trình của Kolsoum (2015) và các cộng sự nghiên cứu về việc sử dụng các chiếnlược cảm ơn của người nói tiếng I-ran ở Ilam dựa vào giới tính và tuổi Kết quả nghiên cứucho thấy, giới tính và tuổi không ảnh hưởng đến việc sử dụng các chiến lược cảm ơn củangười nói tiếng I-ran ở Ilam Có thể thấy, đây là nghiên
Trang 24cứu đầy đủ về cả hai nhân tố giới tính và tuổi, tuy nhiên nghiên cứu này chỉ giới hạn ởchiến lược cảm ơn và các tác giả cũng không đưa ra được các biểu thức ngôn ngữ cảm ơntrong mỗi chiến lược.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hành vi cảm ơn đặc biệt là hồi đáp cảm ơn hiện nay chưa được nghiêncứu sâu rộng Có một số công trình nghiên cứu liên quan đến hành vi cảm ơn và hồi đápcảm ơn một cách thuần Việt hay nghiên cứu theo hướng đối chiếu tiếng Việt với ngôn ngữkhác, cụ thể được chúng tôi tổng hợp theo các nội dung nghiên cứu sau đây:
i Nghiên cứu về nghi thức lời nói
Công trình đầu tiên theo hướng nghiên cứu này có thể kể đến luận án Phó tiến sĩ củaPhạm Thị Thành (1995) Tác giả nghiên cứu về “Nghi thức lời nói tiếng Việt hiện đại quacác phát ngôn: chào, cảm ơn, xin lỗi” Tác giả phân loại các phát ngôn có hành vi cảm ơndựa vào nghĩa biểu hiện thành hai loại phát ngôn: Phát ngôn tường minh và phát ngôn hàm
ẩn, mỗi loại phát ngôn, tác giả đưa ra những cấu trúc cụ thể Các phát ngôn cảm ơn được
biểu hiện một cách tường minh gồm bốn cấu trúc: cảm ơn, cảm ơn đối tượng giao tiếp ạ, xin có lời cảm ơn đối tượng giao tiếp, chủ thể giao tiếp xin gửi đến đối tượng giao tiếp lời
cảm ơn Các phát ngôn cảm ơn được biểu hiện một cách hàm ẩn gồm năm cấu trúc: cấu
trúc khẳng định, cấu trúc băn khoăn, cấu trúc khen: Đối tượng giao tiếp + tính chất + quá!, cấu trúc tiếp nhận: Chủ thể giao tiếp xin đối tượng giao tiếp, Chủ thể giao tiếp sẽ không quên ơn đối tượng giao tiếp.
Nguyễn Văn Lập (2005), trong luận án tiến sĩ đã phân loại nghi thức lời nói trong tiếngViệt thành những hành vi như: hành vi thu hút sự chú ý, hành vi chào hỏi… và hành vi cảm
ơn được tác giả phân loại dựa theo bốn tiêu chí sau:
Đối với sự hàm ơn nhỏ: người hàm ân thường sử dụng động từ ngữ vi “cảm ơn” đểbày tỏ lòng biết ơn đối với người gia ân
Đối với sự hàm ơn lớn: người hàm ân thường sử dụng động từ ngữ vi “đội ơn, đa tạ,cảm tạ, biết ơn, tri ân” để bày tỏ lòng biết ơn đối với người gia ân
Trang 25Cảm ơn về lời mời, lời tặng: người hàm ân thường sử dụng động từ ngữ vi “xin” đểđáp lại ân huệ của người gia ân.
Cảm ơn để từ chối lịch sự: người hàm ân thường sử dụng động từ ngữ vi “cảm ơn”.Luận án tiến sĩ của Huỳnh Thị Nhĩ (2010) nghiên cứu về nghi thức lời nói tiếng Anh
Mỹ hiện đại qua các phát ngôn: Chào, cảm ơn và xin lỗi Tác giả đã chỉ ra sự tươngđồng phát ngôn cảm ơn trong tiếng Anh – Mĩ và tiếng Việt về tình huống cảm ơn, vềchiến lược cảm ơn, về cấu trúc của phát ngôn cảm ơn và chỉ ra những khác biệt trongcấu trúc của phát ngôn cảm ơn giữa hai ngôn ngữ Trong tiếng Việt, thường xuất hiện
những bộ phận đứng trước như: xin, cho tôi được, thành thật hoặc làm tăng thêm
thái độ lịch sự, thành khẩn, biết ơn của người nói khi dùng các phó từ tình thái chỉ mức
độ cao như: thật, thật là, rất, rất là Theo tác giả, người Việt thường không sử dụng
phát ngôn cảm ơn chính danh một cách tường minh trong mối quan hệ thân mật, thay
vào đó sử dụng các ngữ đoạn hàm ẩn như: khách sáo quá, bày vẽ làm gì, vẽ chuyện…
Trong khi đó, người Mĩ thường xuyên sử dụng các phát ngôn cảm ơn mang nghĩa tườngminh trong các tình huống hằng ngày nhằm thể hiện sự lịch sự trong văn hóa của mộtcộng đồng hay của xã hội thông qua những cấu trúc phát ngôn cảm ơn ở dạng vô nhân
xưng như: Thank you (for), Many thanks (for), That’s very kind of you, …
Ba nghiên cứu trên của các tác giả Phạm Thị Thành (1995), Nguyễn Văn Lập (2005),Huỳnh Thị Nhĩ (2010) đều đã đưa ra những cấu trúc và đã phân tích hành vi cảm ơn khákhái quát và cụ thể Tuy nhiên, các tác giả không đi sâu vào nghiên cứu hành vi cảm ơn màchỉ đề cập đến như một phần nội dung nhỏ hay lồng ghép nghiên cứu với các nghi thứckhác Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Lập và Huỳnh Thị Nhĩ có nêu ra tình huống sửdụng cấu trúc có chứa hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn nhưng không đi vào phân tích cụthể
Lê Tuyết Nga (2010), nghiên cứu các phát ngôn cảm ơn trong tiếng Việt đối chiếu vớitiếng Đức Tác giả cho rằng cả hai ngôn ngữ, tiếng Việt và tiếng Đức đều có một lượngphát ngôn cảm ơn phong phú, đa dạng với nhiều cấu trúc khác nhau để biểu đạt các nghĩatình huống và sắc thái biểu cảm Cũng như một số nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu nàycũng chỉ ra được sự khác biệt rõ nhất là người Việt ưa
Trang 26cách nói hàm ẩn, gián tiếp Trong khi đó, để thể hiện tính lịch sự, người Đức thường xuyên
sử dụng lời nói cảm ơn trực tiếp
ii Nghiên cứu việc sử dụng các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn
Nghiên cứu về cảm ơn và hồi đáp cảm ơn có luận văn thạc sĩ của Ngô Hữu Hoàng(1998), tác giả nghiên cứu về các mô hình cảm ơn và hồi đáp cảm ơn theo hướng giao tiếpliên văn hóa Nghiên cứu được thực hiện với 100 người là người bản ngữ nói tiếng Anh vàngười Việt thông qua việc trả lời bảng hỏi Kết quả cho thấy, mặc dù có sự khác nhau vềnghề nghiệp, giới tính, tình trạng hôn nhân, … hoặc có mối quan hệ thân quen hay xa lạ,người bản ngữ nói tiếng Anh có xu hướng sử dụng cách nói cảm ơn trực tiếp nhiều hơncách nói gián tiếp trong hầu hết các tình huống Người Việt lại ưa lựa chọn cách nói cảm ơngián tiếp trong các tình huống và các mối quan hệ Người Việt cho rằng, lời nói cảm ơntrực tiếp nên được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt, quan trọng tùy thuộc vào ânhuệ, sự giúp đỡ, vai trò, mức độ thân quen,… của người đối thoại
Trong tiếng Anh, cũng giống như mô hình cảm ơn, hồi đáp cảm ơn cũng được quy ướcmang tính công thức Kết quả nghiên cứu của Ngô Hữu Hoàng đã tổng hợp được 5 cách diễnđạt mà tác giả coi như là những chiến lược đáp lại lời cảm ơn là: Chấp nhận lời cảm ơn bằngcách phủ nhận hoặc từ chối ân huệ; Chấp nhận lời cảm ơn bằng cách thể hiện sự sẵn lòng; Imlặng; Cảm ơn lại; Thay đổi chủ đề
Mặc dù, công trình này cũng đã đưa ra được các biểu thức cảm ơn và các biểu thứcđáp lại lời cảm ơn, tuy nhiên đây chỉ là công trình nghiên cứu ở bậc thạc sĩ theo hướng liênvăn hóa, tác giả phần lớn mới chỉ đưa ra được những biểu thức mà chưa đi sâu vào phântích Hơn nữa, nghiên cứu chỉ sử dụng một loại ngữ liệu là bảng hỏi nên việc nghiệm viêntrả lời sẽ thụ động, chưa bắt nguồn từ cơ sở thực tế sử dụng ngôn ngữ
Tác giả Nguyễn Thị Lương (2010), Lương Hinh (2010), giới thiệu một cách khái quátcác hình thức cảm ơn trực tiếp, cảm ơn gián tiếp của người Việt trên phương diện ngữpháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của các hình thức cảm ơn bằng lời
Nghiên cứu theo hướng ngữ dụng có công trình của Nguyễn Thị Mến (2012), tác giảphân loại các chức năng ngữ dụng của lời cảm ơn trong tiếng Việt thành bốn
Trang 27chức năng chính Tác giả cho rằng trong ngữ cảnh khác nhau, lời cảm ơn lại mang nhữngsắc thái biểu cảm khác nhau, như trong trường hợp để biểu thị lòng biết ơn hay lựa chọnkhác nhau và dùng cấu trúc phức tạp gồm đầy đủ các thành phần hơn với các thành phần
mở rộng Đối với những trường hợp lời cảm ơn có chức năng như yếu tố lịch sự, chẳng hạnnhư khi nhận hay từ chối lời mời, chuyển, dừng và kết thúc lời thoại hay mang ý nghĩa mỉamai, người Việt thường chọn cách diễn đạt đơn giản có sử dụng động từ ngữ vi “cảm ơn”
iii Nghiên cứu các nhân tố chi phối hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn
Đoàn Văn Huấn (2005), nghiên cứu các chiến lược cảm ơn nhằm đánh giá ba nhân
tố chi phối hành vi cảm ơn là: quyền lực (P- Power), khoảng cách xã hội (D - SocialDistance) và mức độ áp đặt (R- Absolute Ranking of Impositions) giữa người nói vàngười nghe Ngữ liệu được tác giả khảo sát qua phiếu câu hỏi diễn ngôn (DCT) Kết quảcho thấy, trong những tình huống khảo nghiệm, những người bản ngữ nói tiếng Anh vàngười Việt học tiếng Anh lựa chọn hình thức khác nhau để bày tỏ lòng biết ơn và với tầnsuất khác nhau Trong khi người Việt học tiếng Anh có xu hướng sử dụng hành vi cảm ơnthường xuyên hơn trong những cảnh huống có mức độ hàm ơn thấp, thì những người bảnngữ nói tiếng Anh có xu hướng sử dụng hành vi này thường xuyên hơn trong những cảnhhuống có mức độ hàm ơn cao
Cũng theo khuynh hướng nghiên cứu nhân tố chi phối hành vi cảm ơn, Phạm AnhToàn (2010) nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách xã hội tới việc bày tỏ lòng biết ơntrong tiếng Việt Kết quả nghiên cứu cho thấy, khoảng cách xã hội có ảnh hưởng lớn đếncách bày tỏ lòng biết ơn trong các mối quan hệ liên nhân Điều này được phản ánh trongcách thức các đối tượng tham gia giao tiếp lựa chọn chiến lược hành vi có chủ đích trựctiếp, chiến lược hành vi có chủ đích gián tiếp hay chiến lược hành vi đa chủ đích Nhìnchung, người nói tiếng Việt bản địa cảm ơn người lạ nhiều hơn so với người thân Hay nóicách khác, những người thân thường ít nói lời cảm ơn với nhau Theo tác giả, đó là bởi vìnói “cảm ơn” với những người thân có thể làm giãn khoảng cách xã hội giữa người nói vàngười nghe, khiến người nghe có cảm giác người nói xa lạ và khách sáo
Trang 28Tóm lại, các công trình nghiên cứu của các tác giả trên đã góp phần làm sáng tỏ nhữngkhái niệm, đặc điểm, chức năng và so sánh các chiến lược bày tỏ lòng biết ơn của tiếng Anhvới các ngôn ngữ khác Đây cũng chính là những cơ sở lý thuyết cùng những kinh nghiệmnghiên cứu thực tiễn giúp chúng tôi tham khảo và sử dụng trong nghiên cứu của mình Tuynhiên, chúng tôi nhận thấy hiện tại chưa có một nghiên cứu nào ở cấp độ tiến sĩ nghiên cứu
về hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt một cách toàndiện nhằm khái quát hóa các chiến lược cảm ơn và hồi đáp cảm ơn, đồng thời chỉ ra đượcnhững nhân tố như tuổi, giới tính chi phối việc thực hiện hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơntrong tiếng Anh và tiếng Việt Chính vì vậy, nghiên cứu muốn tập trung làm sáng tỏ nhữngkhoảng trống trên
Trong công trình đầu tiên “How to do things with words” Austin (1962) quan niệmrằng, con người khi giao tiếp, trong quá trình chuyển tải một ý nghĩa nào đó, không chỉthực hiện một phát ngôn đáp ứng được quy luật ngữ pháp và từ vựng để nó có một nghĩađầy đủ mà còn “cùng một lúc thực hiện ba hành vi” thông qua phát ngôn ấy
i Hành vi tạo lời (locutionary act), tức là quá trình người nói hình thành phátngôn dựa vào các quy luật ngữ/từ pháp, làm cho phát ngôn có nghĩa đen/trựctiếp, hay còn được gọi là nghĩa mệnh đề (propositional meaning)
ii Hành vi ở lời (illocutionary act), tức là phát ngôn có một chức năng tươngtác thông qua mệnh đề thông tin trong một tình huống nhất định nào đó.iii Hành vi mượn lời (perlocutionary) là kết quả hoặc tác động được tạo ra từ phát ngôn trong một ngữ cảnh cụ thể
Trang 29Xét ví dụ sau:
(1) Sp1 nói với Sp2
Giờ mình bị mệt.
Phát ngôn này có thể được hiểu:
Về hành vi tạo lời: Nghĩa mệnh đề là thông tin về trạng thái thể chất của người nói chứ không bao hàm bất cứ ý nghĩa nào khác
Về hành vi ở lời: Phát ngôn này tạo ra ít nhất là một trong những hành vi sau đây: (i)Yêu cầu gián tiếp của người nói với người nghe rằng đừng có làm phiền; (ii) Nhờ giúp với
ý nhờ người nghe giúp, có thể là mua thuốc hay làm gì đó; (iii) Từ chối với ngụ ý người nóikhông làm gì đó
Về hành vi mượn lời: Khi phát ngôn đã chứa đựng ít nhất là một trong những chứcnăng trên, người nói mong muốn người nghe nhận biết được là mình đang mệt để có thái
độ hay hành vi phù hợp
Phần lớn các nhà nghiên cứu dụng học đều cho rằng trong ba hành vi nói trên thì hành
vi ở lời là hành vi quan trọng nhất và là đối tượng thường được tập trung nghiên cứu nhiềunhất, và hành vi ở lời cũng chính là đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu
Wittgenstein đã thực hiện nghiên cứu bằng cách liệt kê các hành vi ngôn ngữ nhưngông cho rằng không thể phân loại được chúng Dựa vào thử nghiệm của Wittgenstein,Austin (1962) phân loại thành năm nhóm hành vi chính là:
(i) Hành xử (Exercitives): Là những hành vi đưa ra những quyết định thuận lợi
hay chống lại một chuỗi hành vi nào đó như: ra lệnh, chỉ huy, biện hộ, khuyến cáo
là các hành vi ngôn ngữ như bổ nhiệm, đặt tên, cảnh cáo…
(ii) Phán xử (Verdictives): Là những hành vi đưa ra những lời phán xét như:
xét xử, miêu tả, đánh giá, phân tích…
(iii) Cam kết (Commissives): là những hành vi ràng buộc người nói vào một
chuỗi những hành động nhất định: hứa hẹn, giao ước, thề…
(iv) Trình bày (Expositives): Là những hành vi dùng để trình bày các quan
niệm, giải thích như: khẳng định, phủ nhận, từ chối, bác bỏ …
Trang 30(v) Ứng xử (Behavitives): Là những hành vi dùng để phản ứng với cách cư xử
của người khác như: cảm ơn, xin lỗi, khen, chào, phàn nàn [7, tr.121]Theo cách phân loại này, hành vi cảm ơn được Austin (1962) xếp vào nhóm hành vi
Ứng xử.
Có một số ý kiến của các nhà nghiên cứu không đồng tình với cách phân loại củaAustin, đặc biệt là Searle (1969) cho rằng Austin không đưa ra các tiêu chí trong cách phânloại hành vi ngôn ngữ một cách rõ ràng Ông cho rằng, phải phân loại các hành động ở lờichứ không phải phân loại các động từ gọi tên chúng Vì vậy, Searle đã đề xuất một bộ tiêuchí gồm 12 tiêu chí để phân biệt các hành động ở lời, trong đó 3 tiêu chí đầu là quan trọngnhất:
1) Đích tại lời (Difference in the point or purpose of a type of illocution.)
2) Hướng khép lời với hiện thực mà lời đề cập đến (Difference in the direction of fitbetween words and the world.)
3) Trạng thái tâm lý được thể hiện (Difference inexpressed psychological states.)Dựa vào ba tiêu chí quan trọng trên, Searle đã phân thành năm nhóm hành vi cơ bản:
(i) Tái hiện (Representatives): là những hành vi xác nhận cho người nói sự thật
của một sự việc như: quả quyết, xác nhận, báo cáo
(ii) Điều khiển (Directives): là khi người nói cố gắng khiến người nghe phải
làm điều gì đó như: yêu cầu, ra lệnh, thỉnh cầu, cầu xin …
(iii) Cam kết (Commissives): là những hành vi buộc người nói phải thực hiện
việc gì trong tương lai như: hứa, đề nghị, đe dọa …
(iv) Biểu cảm (Expressives): là những hành vi bộc lộ trạng thái tâm lý như:
cảm ơn, xin lỗi, khen ngợi…
(v) Tuyên bố (Declaratives): là những hành vi đem lại sự tương ứng giữa nội
dung được gợi ý và sự thật như: chỉ định một chủ tọa, đề cử một thí sinh, kết hôn,rửa tội [7, tr.126]
Như vậy, theo bảng phân loại của Searle (1969) thì hành vi cảm ơn thuộc vào nhóm
hành vi Biểu cảm Dựa trên hướng phân loại này, chúng tôi nhận diện và phân
Trang 31loại được hành vi ngôn ngữ cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh và tiếng Việt
trong nghiên cứu của mình
(4) I must write and thank Mary for the present (Tôi phải viết và cảm ơn Mary về
món quà.); Thank sb for doing sth (cảm ơn ai đã làm điều gì.), ví dụ (5) She said
goodbye and thanked us for coming (Cô ấy chào tạm biệt và cám ơn chúng tôi đã
đến.)
[122, tr.1673]Theo từ điển tiếng Anh Oxford (2014), thuật ngữ "gratitude" (lòng biết ơn) được địnhnghĩa là cảm giác biết ơn và muốn bày tỏ lời cảm ơn của bạn [122, tr.705] Thuật ngữ
gratitude và thanking được hầu hết các học giả như Eisenstein và Bodman (1986, 1993);
Aijmer (1995); Schauer and Adolph (2006) … sử dụng để thay thế cho nhau Một số cáchọc giả khác cho rằng, hai từ này không giống nhau vì các biểu thức bày tỏ lòng biết ơn
bao gồm tất cả các biểu thức có thể sử dụng để thể hiện lòng biết ơn, còn thanks và thank you là các từ vựng sử dụng cùng với các biểu thức khác để cảm ơn Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thanking (cảm ơn) vì hành vi ngôn ngữ cảm ơn được cho là có chức năng và cách sử dụng phổ biến hơn so với bày tỏ lòng biết ơn.
Khi chúng ta muốn thực hiện một hành vi sinh lý hay vật lý thì chúng ta cần phải cónhững điều kiện để có thể thực hiện được hành vi đó như phải có sức khỏe, có nhu cầu thực
sự Hành vi ở lời là hành vi xã hội nên càng cần phải có các điều kiện sử dụng cụ thể, chânthực để nó có thể diễn ra thích hợp với ngữ cảnh của phát ngôn Theo Searle (1969), có bốnđiều kiện để nhận diện một hành vi ở lời:
Trang 32Điều kiện nội dung mệnh đề (Propositional content condition): là điều kiện chỉ
ra bản chất của hành vi, có thể là một mệnh đề đơn giản hay một hàm mệnh đề Cóthể là một hành động của người nói (như hứa hẹn) hay một hành động của ngườinghe (lệnh, yêu cầu)
Điều kiện chuẩn bị (Preparatory condition): Bao gồm những hiểu biết của
người phát ngôn về năng lực, lợi ích, ý định của người nghe và về các quan hệ giữangười nói và người nghe
Ví dụ, hành vi hứa đòi hỏi người hứa hẹn có ý muốn thực hiện lời hứa và người nghecũng thực sự mong muốn lời hứa được thực hiện
Điều kiện chân thành (Sincerity condition): Là điều kiện nhằm chỉ ra các trạng
thái tâm lí tương ứng của phát ngôn như hứa hẹn đòi hỏi ý định của người nói
Điều kiện căn bản (Essential condition): Là điều kiện đưa ra kiểu trách nhiệm mà
người nói hoặc người nghe bị ràng buộc khi hành vi ở lời đó được phát ra Trách nhiệm cóthể rơi vào hành động sẽ được thực hiện (ra lệnh, hứa hẹn) hoặc đối với tính chân thực củanội dung (một lời xác tín buộc người nói phải chịu trách nhiệm về sự đúng đắn của điều nóira)
Dựa vào bốn điều kiện thực hiện hành vi ở lời của Searle (1969), chúng tôi tiến hànhnhận diện và xác định các điều kiện thực hiện hành vi cảm ơn như sau:
i Điều kiện chuẩn bị: Là người nghe (Sp2 – Người gia ân) trước đó đã có
hành động gia ân (hành động gia ân đó có thể bằng vật chất như hành động tặng quàhay sự trợ giúp về tinh thần, như an ủi, động viên, cho mượn sách, cho vay tiền…)đối với Sp1 (người hàm ân)
ii Điều kiện nội dung mệnh đề: Một sự hàm ân, một cái nợ của người nói
(Sp1), vì lí do đó mà Sp1 cảm ơn
iii Điều kiện chân thành: Sp1 cảm thấy mình mắc nợ và cần phải cảm ơn và
đánh giá cao về hành động của Sp2
iv Điều kiện căn bản: Sp1 cảm thấy trách nhiệm của mình đối với sự chân
thực trong hành vi cảm ơn của mình
Từ những cơ sở lý thuyết trên, chúng tôi đưa ra định nghĩa hành vi cảm ơn là hành
vi mà ở đó người nói muốn thể hiện sự ghi nhận sự giúp đỡ của người nghe,
Trang 33hoặc đáp lại một ân huệ (ân huệ đó có thể là bằng vật chất như một vật hoặc một món quà,hay phi vật chất như lời chúc, thông báo, lời khen…) Hành vi cảm ơn được sử dụng khôngchỉ để đáp lại sự gia ân, sự giúp đỡ, sự ủng hộ về vật chất hoặc tinh thần đã có ở trong quákhứ mà còn có ở trong tương lai.
Xét hai ví dụ sau:
(6) Tại bến xe buýt, Tiên Sa đuổi theo đánh bọn cướp và lấy lại túi cho cô bị cướp
Tiên Sa: Túi của cô đây ạ.
Cô bị cướp túi: Cảm ơn cô rất nhiều Cô tên gì vậy? [PhV13](7) Thủy Tiên đến gặp và trao đổi với ông giám đốc
Ông Giám đốc: Tôi hứa sẽ cố gắng hết sức để không phụ lòng mong đợi của
cô Thủy Tiên
Ở ví dụ (6), cô bị cướp túi cảm ơn Tiên Sa vì Tiên Sa đã lấy lại được túi từ tay bọncướp Như vậy, sự gia ân mà Tiên Sa thực hiện đã xảy ra rồi Còn ở ví dụ (7), lời ông Giámđốc nói là một lời hứa và sự gia ân này không phải đã xảy ở trong quá khứ, mà sẽ đượcthực hiện trong tương lai
1.2.1.3 Biểu thức ngữ vi
Trong hội thoại, khi các đối ngôn giao tiếp với nhau cũng là lúc các phát ngôn được
tạo lập để thực hiện một hành vi nào đó Các phát ngôn ngữ vi (performative utterance) là
sản phẩm và là phương tiện của các hành vi ở lời khi hành vi này được thực hiện một cáchtrực tiếp, chân thực
Biểu thức ngữ vi (performative expression) (BTNV) “là những thể thức nói năng đặc
trưng cho hành vi ở lời, là dấu hiệu ngữ pháp, ngữ nghĩa của các hành vi ở lời.” [dẫn theo
7, tr.92] Nhờ các biểu thức ngữ vi chúng ta nhận biết được các hành vi ở lời Để phân biệtđược các biểu thức ngữ vi cần phải có các phương tiện chỉ dẫn Các dấu hiệu chỉ dẫn nàyđược Searle (1979) gọi là những phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời (illocutionary forceindicating devices – IFIDs) Các phương tiện chỉ dẫn là các mô hình đặc trưng tương ứngvới hành vi ở lời, hay các từ ngữ chuyên dùng để tạo các mô hình và là các dấu hiệu đểngười nghe biết được hành vi nào đang được thực hiện, ví dụ:
Trang 34(8) Khi Sp1 nói với Sp2: You look so beautiful today (Hôm nay trông chị đẹp
lắm), trong phát ngôn này người nghe hiểu rằng thông tin mệnh đề ở đây khôngphải thực sự “đẹp” hay “không đẹp” mà thường có khuynh hướng hiểu là Sp1 vừamới thực hiện một hành vi khen Sp2 Như vậy, phát ngôn trên có kết cấu đặc trưngcho biểu thức ngữ vi của hành vi khen
Trong cấu trúc của một biểu thức ngữ vi, động từ ngữ vi (performative verbs)
(ĐTNV) là một thành tố quan trọng, nó có thể được thể hiện trong chức năng ngữ
vi, chức năng ở lời Động từ ngữ vi là những động từ mà khi phát âm chúng ra cùng với biểu thức ngữ vi (có khi không cần biểu thức ngữ vi đi kèm) là người nói thực
Không phải bao giờ một động từ ngữ vi cũng được dùng trong chức năng ngữ vi mà
nó có thể được dùng với chức năng miêu tả, hay vừa dùng trong chức năng ngữ vi vừadùng trong chức năng miêu tả Austin cho rằng, động từ ngữ vi chỉ được dùng trong chứcnăng ngữ vi (có hiệu lực ngữ vi) khi trong phát ngôn nó được dùng ở ngôi thứ nhất (Sp1),thời hiện tại (hiện tại phát ngôn), thể (voice) chủ động và thức (mood) thực thi (indicative)
[7, tr.98]Trong một biểu thức ngữ vi, dựa vào tính chất có hay không có động từ ngữ vi, chúng
ta có thể phân loại được hai loại biểu thức ngữ vi tường minh (explicit) và biểu thức ngữ vihàm ẩn (implicit) Tuy nhiên cũng có những dấu hiệu khác là các IFIDs đặc trưng cho cácbiểu thức ngữ vi ứng với hành vi ở lời cũng là dấu hiệu tường minh
Xét các ví dụ sau:
(9) Em cảm ơn anh rất nhiều về sự giúp đỡ của anh trong thời gian vừa qua (10) I am very grateful to you for your help.
(Tôi rất biết ơn bạn về sự giúp đỡ của bạn.)
(11) Nếu không có sự giúp đỡ của anh trong thời gian vừa qua thì em không
Trang 35hiệu IFIDs đặc trưng cho biểu thức ngữ vi tường minh ứng với hành vi cảm ơn, còn ở phátngôn (11) không có động từ ngữ vi “cảm ơn” hay các từ có nghĩa cảm ơn trực tiếp nênđược gọi là biểu thức ngữ vi hàm ẩn.
1.2.1.4 Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp
Hành vi ngôn ngữ xét trong mối quan hệ giữa mục đích diễn đạt và hình thức diễn đạt
có thể chia thành hai loại là hành vi ngôn ngữ trực tiếp (direct speech acts) và hành vi ngônngữ gián tiếp (indirect speech acts)
Hành vi ngôn ngữ trực tiếp: là “hành vi ngôn ngữ được thực hiện ở những phát
ngôn có quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng và là hành vi được thựchiện đúng với đích ở lời và điều kiện sử dụng” [146, tr 54-55]
Ví dụ, một câu trần thuật được dùng để nhận định hay để khuyên một ai đó nên làm một
việc gì đó người nói sử dụng hành vi khuyên, chẳng hạn: “Tôi khuyên anh nên gọi điện lại cho cô ấy”, hành vi ngôn ngữ này là hành vi ngôn ngữ trực tiếp Như vậy, theo chúng tôi,
hành vi ngôn ngữ trực tiếp là sự nói thẳng vào vấn đề, không chứa hàm ý hay ẩn ý gì
Hành vi ngôn ngữ gián tiếp: “là hành vi ngôn ngữ có quan hệ gián tiếp giữa một chức
năng và một cấu trúc.” [146, tr.55] hay Searle (1975) cho rằng “một hành vi ở lời được thựchiện gián tiếp thông qua sự thực hiện một hành vi ở lời khác gọi là hành vi gián tiếp” [133,tr.72] Vì vậy, khi người nói sử dụng một hành vi ngôn ngữ gián tiếp thì người nghe phảidựa vào cả những hiểu biết về ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho cả hai người để suy
ra hiệu lực ở lời của hành vi ngôn ngữ ấy
Ví dụ, một câu trần thuật dùng để nhận định thì đó là hành động trực tiếp, nhưng câutrần thuật được dùng để cầu khiến thì đó lại là một HVNN gián tiếp
Searle (1979) nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của HVNN gián tiếp với đặc tínhmệnh đề thông tin của phát ngôn không phải lúc nào cũng chứa động từ ngữ vi mà thường
có mối quan hệ gián tiếp với chức năng giao tiếp trong ngữ cảnh
(12) Sp1 nói với Sp2
Sp1: Would you like to go shopping with me?
(Bạn có muốn đi mua sắm với mình không?)
Sp2: I have an appoitment now.
Trang 36(Giờ tớ lại có hẹn)
(13) Nếu không có bác thì vợ chồng em không biết xoay sở thế nào đây? [HT]
Ở ví dụ (12), Sp1 đã sử dụng mô hình là câu hỏi dạng nghi vấn would you like to …?
nhưng đây không phải là một câu hỏi, Sp1 không chỉ mong đợi một câu trả lời mà mong
một hành động Ngữ cảnh này được hiểu như là hành vi ngôn ngữ gián tiếp là rủ rê, gợi ý
Sp2 đi mua sắm, và việc Sp2 sử dụng câu trần thuật để đáp lại cũng gián tiếp từ chối lời rủ
rê đó Hay phát ngôn ở ví dụ (13) người nói đã gián tiếp cảm ơn sự giúp đỡ của người
nghe, sự giúp đỡ đó có thể bằng vật chất (cho vay tiền), hay là một hành động (trông nhà)
Như vậy, hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp có mối quan hệ rất
chặt chẽ với nhau, hiệu lực ở lời gián tiếp là cái thêm vào hiệu lực ở lời trực tiếp Muốn nhận
biết được hành vi ngôn ngữ gián tiếp thì trước hết người nghe phải nhận biết được hành vi ngôn
ngữ trực tiếp Nhận ra được hành vi ngôn ngữ gián tiếp là kết quả của hoạt động suy ý từ
hành vi ngôn ngữ trực tiếp mà Sp1 phát ngôn
1.2.1.5 Hành vi cảm ơn trực tiếp và hành vi cảm ơn gián tiếp
Dựa trên định nghĩa của Searle (1969) về sự phân biệt giữa các HVNN trực tiếp và
gián tiếp, hành vi cảm ơn trực tiếp và hành vi cảm ơn gián tiếp được nhận diện như sau:
Hành vi cảm ơn trực tiếp: Là hành vi cảm ơn có sự phù hợp giữa hiệu lực ở lời với hình
thức câu chữ dùng để biểu thị hành vi đó Do vậy, để nhận diện được hành vi này chúng ta cầndựa vào phương tiện từ vựng: Động từ ngữ vi “thank” (cảm ơn) giữ vai trò hạt nhân có chứcnăng là vị ngữ trung tâm của câu, “I thank you”, có chủ ngữ ngôi thứ nhất “I/We” (có thể tỉnhlược) và tân ngữ ngôi thứ hai “you” Ngoài ra còn có những động từ, danh từ, tính từ có nghĩacảm ơn, đó là những dấu hiệu chỉ báo ở lời để cảm ơn một cách trực tiếp như:
Thanks Grateful Thankful Appreciate
…
Lời cảm ơn, sự cảm ơn… Biết ơn
Cảm kích
…
Trang 37Hành vi cảm ơn gián tiếp: Hành vi cảm ơn gián tiếp được thực hiện thông qua một
hành vi ngôn ngữ khác, vì vậy, phải dựa các mô hình đặc trưng tương ứng với hành vi ở lời,các từ ngữ chuyên dùng, dựa vào ngữ cảnh và phải suy ý thì mới nhận diện được hành vicảm ơn gián tiếp
(14) Sp1 nói với Sp2 khi được tặng quà sinh nhật
Sp1: You are so kind-hearted.
Trong ví dụ này, về hình thức đây là một lời khen, nhưng trong ngữ cảnh này rõ ràng làhành vi cảm ơn được Sp2 thực hiện một cách gián tiếp thông qua hành vi khen bằng việc sử
dụng tính từ “kind-hearted” Như vậy, hành vi khen Sp2 được Sp1 sử dụng như là một lời
cảm ơn nhằm đáp lại món quà mà Sp2 đã tặng cho mình
(15) Vân và Huy cùng nhau đi bộ trên núi nói chuyện
Huy: Khi nào em có chuyện gì thì cứ gọi cho điện cho anh nhé, anh luôn sẵn sàng.
Vân: Như thế thì phiền anh quá Anh còn có nhiều việc phải làm mà [PhV8]
Ở ví dụ (15), khi được Huy nói luôn sẵn sàng giúp cô bất cứ khi nào cô cần,Vân cho rằng như vậy sẽ làm phiền đến anh Bằng việc từ chối nhận sự giúp đỡ từ Huy,Vân ngầm thể hiện lòng biết ơn của mình một cách gián tiếp Như vậy, để nhận diện đượchành vi cảm ơn gián tiếp phải dựa vào ngữ cảnh giao tiếp cụ thể
1.2.2 Hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong lý thuyết hội thoại
Nhiệm vụ của luận án là đối chiếu hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn trong tiếng Anh
và tiếng Việt Do vậy, việc nghiên cứu hành vi cảm ơn và hồi đáp cảm ơn phải đặt trongcấu trúc hội thoại, nghĩa là phải có các nhân vật tham gia trong một cuộc thoại, người nói(Sp1) thực hiện hành vi cảm ơn và người nghe (Sp2) hồi đáp lại hành vi cảm ơn của Sp1.Tuy nhiên, lý thuyết hội thoại bao gồm nhiều vấn đề, ở đây luận án chỉ trình bày một sốvấn đề về lý thuyết hội thoại có liên quan đến việc triển khai đề tài
1.2.2.1 Các quy tắc hội thoại
Để một cuộc hội thoại diễn ra bình thường, các đối ngôn trong cuộc thoại phải tuântheo những quy tắc nhất định Orecchioni chia quy tắc hội thoại thành ba
Trang 38nhóm: quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời, quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại
và quy tắc chi phối quan hệ liên nhân trong hội thoại [dẫn theo 7, tr.225]
Quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời: trong khi giao tiếp các đối ngôn phải ý thức
được vai trò của mình trong cuộc hội thoại Người nói (S) – người nghe (H) và đổi vai Hthành S, và S thành H Khi các đối ngôn giao tiếp, không có quy ước nào về độ dài của mỗilượt lời Tuy nhiên, để tránh chồng chéo các lượt lời hay làm gián đoạn cuộc hội thoại thìthường các đối ngôn tự ngầm hiểu sự luân phiên lượt lời đó
Quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại: Đây là nói đến cấu trúc, đến quan hệ giữa các
lượt lời với nhau Sự liên kết giữa hai lượt lời là sự liên kết giữa hành vi dẫn nhập hay sựkích thích (stimulus) và hành vi hồi đáp hay sự phản hồi (responding) Trong đó, có nhiềuphát ngôn trong hội thoại cần phải có sự hồi đáp riêng biệt như hành vi cảm ơn cần phải cómột hồi đáp lời cảm ơn Tuy vậy, người tham gia trong hội thoại cũng phải sử dụng nhữngchiến lược giao tiếp và phương tiện biểu đạt để lựa chọn cách thức hồi đáp khác nhau hoặctuân theo, hoặc từ chối hay là lờ đi
Quy tắc chi phối quan hệ liên nhân: Trong tương tác hội thoại, quan hệ cá nhân giữa
những người tham hội thoại rất quan trọng, đó là mối quan hệ ngang (quan hệ thân – sơ),quan hệ dọc (quan hệ vị thế xã hội)
Quan hệ ngang: là mối quan hệ gần gũi, thân cận hay xa cách giữa những người thamgia trong giao tiếp Bằng cách sử dụng những từ xưng hô: tôi/ tao/ mình
- anh/ chị/ mày/ bạn, đã thể hiện mối quan hệ thân – sơ, trọng – khinh giữa những người tham gia giao tiếp
Quan hệ dọc: là quan hệ tôn ti trong xã hội, tạo thành các vị thế trên dưới được thểhiện qua yếu tố quyền lực, cương vị xã hội, giới, độ tuổi…
Trong hội thoại, mỗi phát ngôn đều có quan hệ trực tiếp với những phát ngôn đi trước
nó hoặc bản thân nó định hướng cho những phát ngôn tiếp theo hay hành vi ngôn ngữ A sẽkéo theo sự hồi đáp hành vi ngôn ngữ B, lượt lời thứ nhất có chức năng định hướng cholượt lời thứ hai Trong trường hợp này, chúng tôi đề cập đến khái niệm “cặp thoại” TheoNguyễn Đức Dân (1998), “Các cặp thoại không phải
Trang 39được nói ra một cách ngẫu nhiên tùy tiện Chúng được tổ chức theo một quy cách chặt chẽ
và tuân theo những quy tắc chi phối hội thoại.” [10, tr.96]
1.2.2.2 Cặp kế cận
Trong giao tiếp, sự hồi đáp có thể bằng các HVNN tương thích với hành vi dẫn nhậplập thành các cặp thoại như: Hành vi hỏi – trả lời, hành vi chào – chào, hành vi cầu khiến –nhận lời hoặc từ chối, hành vi cảm ơn – hồi đáp, hành vi xin lỗi
– hồi đáp, hành vi đề nghị - đáp ứng, hoặc cũng có thể được thực hiện bằng các hành vi bất
kỳ, không tương thích với hành vi dẫn nhập Cùng bàn về vấn đề này, Đỗ Hữu Châu (2012)cho rằng, “ngay cả những hành vi tự thân không cần sự hồi đáp như hành vi cảm thán hay
Như vậy, cặp kế cận là hai phát ngôn, kế cận nhau, do hai người nói khácnhau (Sp1 và Sp2) nói ra có quan hệ trực tiếp với nhau Hai phát ngôn của cặp kếcận do Sp1 và Sp2 nói ra có sự tương thích về mặt chức năng
Trong hội thoại giữa những người tham gia hội thoại có sự tương tác Sự tương tácnày là tác động qua lại đối với hành động của nhau giữa những người tham gia hội thoạithông qua sự tương tác bằng lời (verbal communication) hoặc không bằng lời (phi ngôn từ,non- verbal communication) Theo tác giả Nguyễn Quang (2007), “giao tiếp phi ngôn từ làtoàn bộ các bộ phận kiến tạo nên giao tiếp không thuộc mã ngôn từ (verbal code), có nghĩa
Giao tiếp phi ngôn từ được hiện thực hóa thông qua hai kiểu: Cận ngôn ngữ(Paralanguage) và Ngoại ngôn ngữ (Extralanguage) Kiểu Ngoại ngôn ngữ gồm ba
Trang 40loại: Ngôn ngữ thân thể (Body language), Ngôn ngữ vật thể (Object language) và Ngôn
Trong nghiên cứu của mình chúng tôi chỉ tập trung vào loại Ngôn ngữ thân thể, đó làánh mắt, các biểu hiện trên khuôn mặt, hay cử chỉ, điệu bộ của đầu, vai và tay Vì đây cũngchính là tiểu chiến lược cảm ơn hay hồi đáp cảm ơn được thể hiện bằng cử chỉ phi ngôn từ
1.2.2.3 Cặp thoại cảm ơn và hồi đáp cảm ơn
Hành vi cảm ơn và hồi đáp lời cảm ơn tạo thành một cặp thoại hay cặp kế cận Đểthực hiện được cặp thoại cảm ơn và hồi đáp cảm ơn hành vi cảm ơn cần có ba thành tố
cơ bản mà theo Orecchioni (1997) gọi đó là: “quà – cảm ơn – phản ứng sau lời cảm ơn”
[47, tr.73] Quà ở đây có thể hiểu như là lý do mà người hàm ân sẽ cảm ơn hay chính là
ân huệ có thể bằng vật chất hay tinh thần, hay một hành vi mà người gia ân đã làm hoặc
sẽ làm cho người hàm ân và mang lại lợi ích cho người hàm ân Trong hội thoại có sửdụng hành vi cảm ơn, hiệu quả của hành vi cảm ơn sẽ được củng cố nếu người gia ânchấp nhận hoặc ghi nhận sự hàm ơn của người hàm ân và được thể hiện thông qua hồiđáp lời cảm ơn là phản ứng sau lời cảm ơn của người gia ân Nhận diện được hồi đáp lờicảm ơn vì theo lý thuyết hội thoại nó là hành vi đi sau, hay về mặt ngữ nghĩa có liênquan đến hành vi của người nói
(17) Trong một nhà hàng sang trọng, Bill và Sebastian đang bắt tay nhau
Bill: Hi.
(Chào)
Sebastian: Bill Thanks for having me back.
(Chào Bill, cảm ơn vì cho tôi trở lại làm việc)
Bill: You're welcome.