Biện pháp bảo vệ quyền giám sát của nhà đầu tƣ

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khi tham gia quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam (Trang 37)

Nhƣ trên đã phân tích, đặc điểm nổi bật của quỹ đó là các nhà đầu tƣ cùng góp tiền để thành lập quỹ nhƣng không trực tiếp tham gia hoạt động đầu tƣ mà giao quyền quyết định điều hành hoạt động hàng ngày của quỹ cho Công ty quản lý quỹ. Vì vậy để đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp của nhà đầu tƣ, hạn chế tình trạng công ty quản lý quỹ lạm dụng tài sản của nhà đầu tƣ trục lợi, quyền giám sát hoạt động quỹ của các nhà đầu tƣ cần phải đƣợc bảo vệ.

Theo pháp luật hiện hành, nhà đầu tƣ đƣợc thực hiện quyền của mình thông qua Đại hội nhà đầu tƣ chứng khoán. Các vấn đề quan trọng nhất của quỹ đầu tƣ chứng khoán phải đƣợc Đại hội nhà đầu tƣ quỹ đầu tƣ chứng khoán thông qua. Đại hội nhà đầu tƣ bao gồm tất cả các nhà đầu tƣ tham gia

38

góp vốn vào quỹ đầu tƣ chứng khoán. Đại hội nhà đầu tƣ hoạt động theo cơ chế đại hội. Đại hội nhà đầu tƣ đƣợc tiến hàng thƣờng niên hoặc bất thƣờng. Ngoài hình thức tổ chức cuộc họp thƣờng niên hoặc bất thƣờng, đại hội nhà đầu tƣ có thể thông qua các quyết sách theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản. Mỗi một chứng chỉ quỹ tƣơng ứng với một phiếu bầu.

Nhƣng đại hội nhà đầu tƣ chứng khoán chỉ có quyền quyết định các vấn đề chung nhất, cơ bản nhất, có tính định hƣớng nhƣ: thành lập ban đại diện quỹ; quy định quyền và nghĩa vụ, thù lao của thành viên ban đại diện quỹ; quyết định thù lao trả cho công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát; xem xét và xử lý vi phạm của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và Ban đại diện quỹ gây tổn thất cho quỹ đầu tƣ chứng khoán; quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ đầu tƣ chứng khoán, Hợp đồng giám sát; quyết định việc niêm yết chứng chỉ quỹ đóng; quyết định các thay đổi cơ bản trong chính sách đầu tƣ, phƣơng án phân phối lợi nhuận, mục tiêu đầu tƣ của quỹ đầu tƣ chứng khoán và giải thể quỹ đầu tƣ chứng khoán; quyết định thay đổi công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát; yêu cầu công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát trình sổ sách hoặc giấy tờ giao dịch tại Đại hội nhà đầu tƣ; thông qua các báo cáo về tình hình tài chính, tài sản và hoạt động hàng năm của quỹ đầu tƣ chứng khoán; thông qua việc lựa chọn tổ chức kiểm toán đƣợc chấp thuận để kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm của quỹ đầu tƣ chứng khoán; các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại Điều lệ quỹ đầu tƣ chứng khoán.

Quyền trực tiếp giám sát công ty quản lý quỹ trong hoạt động quản lý quỹ của các nhà đầu tƣ đƣợc giao cho Ban Đại diện quỹ. Ban Đại diện quỹ là cơ quan do Đại hội nhà đầu tƣ bầu nên. Ban đại diện quỹ có từ 3 đến 11 thành viên, có nhiệm vụ đại diện cho Đại hội nhà đầu tƣ thực hiện các quyền: giám sát hoạt động của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và các tổ chức cung cấp dịch vụ cho Quỹ đại chúng phù hợp với Điều lệ quỹ và quy định

39

pháp luật; kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình và phƣơng pháp xác định giá trị tài sản ròng của Quỹ đại chúng; kiến nghị chính sách và mục tiêu đầu tƣ của Quỹ đại chúng; kiến nghị mức lợi nhuận phân phối cho ngƣời đầu tƣ; thông qua thời hạn và thủ tục phân phối lợi nhuận; kiến nghị việc thay đổi công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát; các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại Điều lệ quỹ.

Quyết định của Ban đại diện quỹ đƣợc thông qua theo hình thức cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản, mỗi thành viên của ban đại diện có một phiếu bầu. Quyết định của Ban đại diện quỹ đƣợc thông qua khi đƣợc đa số phiếu thông qua.

Mặc dù thông qua các cơ quan đại diện của mình nhà đầu tƣ có thể giám sát hoạt động của quỹ. Tuy nhiên những nhà đầu tƣ tham gia quỹ đầu tƣ thƣờng là ngƣời không chuyên về chứng khoán vì vậy việc giám sát thông qua cơ quan đại diện của mình có thể còn nhiều hạn chế, hơn nữa cơ quan đại diện của nhà đầu tƣ cũng khó có thể theo sát từng giao dịch của quỹ. Vì vậy việc giám sát hoạt động của quỹ còn cần những đơn vị có chuyên môn khác giúp đỡ, đó chính là ngân hàng giám sát, ngân hàng lƣu ký.

Ngân hàng giám sát là Ngân hàng thƣơng mại có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lƣu ký chứng khoán có chức năng thực hiện các dịch vụ lƣu ký chứng khoán và giám sát việc quản lý quỹ đại chúng, đƣợc Công ty quản lý quỹ đại diện cho các nhà đầu tƣ ký hợp đồng giám sát.

Vai trò giám sát, đối trọng của ngân hàng giám sát thể hiện trên các khía cạnh nhƣ sau:

- Ngân hàng giám sát là đơn vị lƣu giữ tài sản của quỹ, tách bạch với tài sản của công ty quản lý quỹ. Ngân hàng giám sát thực hiện lƣu ký tài sản của

40

quỹ đại chúng. Hoạt động lƣu ký tài sản của quỹ có thể đƣợc ngân hàng Giám sát tự thực hiện hoặc giao cho một ngân hàng lƣu ký khác theo hợp đồng.

- Ngân hàng giám sát là đơn vị thực hiện hoạt động thu, chi, thanh toán và chuyển giao tiền, chứng khoán liên quan đến hoạt động của quỹ đại chúng theo yêu cầu hợp pháp của công ty quản lý quỹ.

- Ngân hàng giám sát có trực tiếp giám sát để bảo đảm công ty quản lý quỹ quản lý quỹ đại chúng quản lý tài sản của quỹ tuân thủ quy định tại Luật chứng khoán và Điều lệ quỹ đầu tƣ chứng khoán; xác nhận báo cáo do công ty quản lý quỹ lập có liên quan đến quỹ đại chúng; giám sát việc tuân thủ chế độ báo cáo và công bố thông tin của công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật; Định kỳ cùng công ty quản lý quỹ đối chiếu sổ kế toán, báo cáo tài chính và hoạt động giao dịch của quỹ đại chúng.

- Ngân hàng giám sát có trách nhiệm báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nƣớc khi phát hiện công ty quản lý quỹ, và tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ quỹ đầu tƣ chứng khoán.

Ngân hàng lƣu ký là ngân hàng thƣơng mại hoạt động tại Việt Nam đƣợc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nƣớc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lƣu ký chứng khoán và đƣợc Trung tâm lƣu ký chứng khoán chấp thuận trở thành thành viên lƣu ký. Ngân hàng lƣu ký đƣợc thực hiện hoạt động lƣu ký tài sản của Quỹ đầu tƣ (nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao tài sản cho khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu tài sản).

Để ngân hàng giám sát, ngân hàng lƣu ký thực hiện vai trò giám sát và lƣu ký chứng khoán một cách công minh, khách quan, tránh tƣ lợi, pháp luật Việt Nam hiện hành còn quy định những biện pháp nhằm ngăn ngừa hành vi trục lợi nhƣ:

41

- Quy định công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát, ngân hàng lƣu ký phải động lập về mặt tổ chức, tài chính.

- Nhân viên, ngƣời giữ chức vụ quản lý của những đối tƣợng này không đƣợc đồng thời làm việc hoặc có quyền, nghĩa vụ của đối tƣợng kia.

- Những ngƣời thân thích của ngƣời giữ chức vụ quản lý của đối tƣợng này không đƣợc làm việc hoặc có quyền, nghĩa vụ của đối tƣợng kia.

Nhƣ vậy cơ chế giám sát hoạt động của quỹ đã tạo nên thế đối trọng đối với công ty quản lý quỹ. Ban đại diện quỹ, ngân hàng giám sát có quyền giám sát hoạt động của quỹ, có quyền báo cáo các hành vi vi phạm của công ty quản lý quỹ lên cơ quan chức năng, điều này khiến cho công ty quản lý quỹ e ngại khi sử dụng tài sản của quỹ không đúng Điều lệ và quyết định của Đại hội nhà đầu tƣ. Nhƣng với mỗi giao dịch pháp luật cũng không đòi hỏi công ty quản lý quỹ phải lấy ý kiến của ban đại diện quỹ và ngân hàng giám sát, vì vậy hoạt động quản lý quỹ của công ty quản lý quỹ vẫn đảm bảo linh hoạt, hiệu quả.

Tuy nhiên hoạt động giám sát của ngân hàng giám sát chỉ thực sự hiệu quả khi ngân hàng có năng lực giám sát. Pháp luật đã quy định nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ giám sát của ngân hàng. Thế nhƣng nhìn vào thực tế, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam còn non trẻ, nghiệp vụ giám sát hoạt động của quỹ đầu tƣ chứng khoán cũng chỉ mới nảy sinh chƣa đƣợc 10 năm (kể từ năm 2004), vì vậy chắc chắn ngân hàng Việt Nam còn chƣa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Do vậy việc nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng giám sát cũng là vấn đề cần lƣu ý.

2.4. Bảo vệ quyền đƣợc hạn chế và giảm thiểu rủi ro phát sinh trong hoạt động đầu tƣ cho nhà đầu tƣ khi tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán

Nhƣ đã phân tích tại chƣơng 1, khi tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán, nhà đầu tƣ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Vì vậy để việc tham gia quỹ đầu

42

tƣ chứng khoán thực sự hiệu quả, pháp luật cần đặt ra các biện pháp nhằm hạn chế và giảm thiểu rủi ro, thiệt hại về mặt tài sản cho nhà đầu tƣ. Dƣới đây, tác giả sẽ phân tích các biện pháp pháp luật hiện hành nhằm hạn chế và ngăn ngừa rủi ro đối với nhà đầu tƣ khi tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán.

2.4.1. Pháp luật quy định trong mỗi công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán phải có hệ thống quản trị rủi ro (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh sự giám sát của Đại hội nhà đầu tƣ, Ban đại diện nhà đầu tƣ, ngân hàng giám sát, nhằm giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tƣ mỗi công ty chứng khoán có trách nhiệm tự xây dựng hệ thống quản trị rủi ro của mình và hệ thống quản trị rủi ro cho quỹ đầu tƣ chứng khoán mình quản lý, hàng năm phải có công tác tự rà soát, đánh giá lại hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro từ đó đƣa ra các phƣơng án hoàn thiện hệ thống này.

Hội đồng quản trị hoặc hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu của công ty quản lý quỹ có trách nhiệm tổ chức hệ thống quản trị rủi ro trong doanh nghiệp của mình. Hệ thống quản trị rủi ro phải dựa trên các chính sách, quy trình quản trị rủi ro xây dựng theo thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện thị trƣờng Việt Nam, bảo đảm nhận diện đầy đủ, xác định đƣợc quy mô rủi ro tiềm ẩn trong các hoạt động của công ty, rủi ro tiềm ẩn trong các quy trình nghiệp vụ, hệ thống của công ty, rủi ro tiềm ẩn trong danh mục đầu tƣ của từng khách hàng ủy thác. Tùy vào loại hình rủi ro, mức độ phức tạp của tài sản đầu tƣ và yêu cầu của khách hàng ủy thác, công ty phải đƣa ra mức độ chấp nhận rủi ro phù hợp.

Hệ thống quản trị rủi ro gồm hai thành tố là cơ cấu nhân sự và chiến lƣợc, chính sách quản trị rủi ro. Hệ thống quản trị rủi ro phải phù hợp với quy mô, phạm vi hoạt động, lĩnh vực đầu tƣ, loại hình tài sản của công ty. Trƣởng bộ phận quản trị rủi ro phải có chứng chỉ phù hợp về quản trị rủi ro hoặc có trình độ và năng lực đáp ứng nhu cầu về quản trị rủi ro theo quy định nội bộ công ty.

43

Chiến lƣợc và chính sách quản trị rủi ro phải đƣợc lập thành văn bản và lƣu trữ tại trụ sở của công ty đồng thời cung cấp cho Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc theo yêu cầu. Danh sách nhân sự thuộc bộ phận quản trị rủi ro cũng cần nộp cho Ủy ban chứng khoán.

Biện pháp này khiến cho mỗi công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tƣ chứng khoán phải có ý thức có thể kiểm soát rủi ro của chính mình, từ đó giúp giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tƣ. Đây là một biện pháp hay, đòi hỏi sự năng động, sáng tạo và tự chủ của mỗi công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tƣ chứng khoán. Với quy định pháp luật nêu trên mỗi công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tƣ chứng khoán sẽ buộc phải tổ chức hệ thống kiểm soát rủi ro phù hợp với chính mình và không ngừng cải tiến chúng.

Tuy nhiên nhà nƣớc cũng cần có cơ chế kiểm tra gắt gao vấn đề này tránh tình trạng đây chỉ là hình thức, trên thực tế không phát huy hiệu quả.

2.4.2. Pháp luật quy định quỹ đầu tư phải có danh mục đầu tư hiệu quả

Nhằm phân tán rủi ro và đảm bảo khả năng thu hồi vốn của quỹ đại chúng, pháp luật quy định chặt chẽ danh mục đầu tƣ của quỹ đầu tƣ chứng khoán. Theo đó quỹ đầu tƣ chứng khoán đƣợc tập trung đầu tƣ vào những chứng khoán có tính thanh khoản cao, an toàn, phù hợp với điều lệ quỹ. Bên cạnh đó quỹ không đƣợc sử dụng vốn của mình để thực hiện hoạt động mạo hiểm, có thể dễ dàng dẫn đến tình trạng không thể thu hồi vốn.

Để đa dạng hóa danh mục đầu tƣ, pháp luật cho phép quỹ đầu tƣ chứng khoán đầu tƣ vào nhiều loại tài sản. Nhìn chung các loại quỹ đầu tƣ chứng khoán đƣợc thực hiện các hoạt động đầu tƣ nhƣ: gửi tiền tại các ngân hàng thƣơng mại, đầu tƣ vào các công cụ thanh toán, trái phiếu nhà nƣớc, cổ phiếu, phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn. Nhƣ vậy ta thấy mặc dù lĩnh vực đầu tƣ của quỹ đầu tƣ tƣơng đối phong phú nhƣng không bao gồm các

44

loại hàng hóa thông thƣờng và các loại hàng hóa có tính rủi ro cao nhƣ đầu tƣ vào kim khí quý, đá quý, ngoại tệ …

Bên cạnh đó nhằm phân tán rủi ro pháp luật quy định quỹ chỉ đƣợc đầu tƣ một tỷ lệ vốn nhất định của mình vào một tổ chức hoặc một nhóm tổ chức có liên quan. Với mỗi tổ chức quỹ đầu tƣ vào tỷ lệ vốn đầu tƣ chỉ chiếm từ 10% – 20% tài sản của quỹ. Với nhóm tổ chức có quan hệ với nhau thì tổng mức vốn đầu tƣ không vƣợt quá 30% tài sản của quỹ. Thậm chí với những loại tài sản có tính thanh khoản thấp, nhiều rủi ro nhƣ cổ phiếu chƣa niêm yết quỹ đầu tƣ chứng khoán chỉ đƣợc đầu tƣ 10% tài sản của quỹ.

Trong những trƣờng hợp đặc biệt tỷ lệ đầu tƣ trên đƣợc phép sai lệch, tuy nhiên đây đều là những trƣờng hợp bất khả kháng hoặc không lƣờng trƣớc đƣợc, ví dụ nhƣ: biến động giá trên thị trƣờng của tài sản trong danh mục đầu tƣ của quỹ; thực hiện các khoản thanh toán hợp pháp của quỹ; hoạt động hợp nhất, sáp nhập, mua cổ phiếu quỹ, chào mua công khai chứng khoán của các tổ chức phát hành; Quỹ mới đƣợc đăng ký thành lập hoặc tăng vốn hoặc hợp nhất quỹ, sáp nhập quỹ mà thời gian hoạt động không quá sáu (06) tháng, kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ hoặc giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ điều chỉnh có hiệu lực; quỹ đang trong thời gian thanh lý tài sản để giải thể. Ngay khi phát hiện ra tỷ lệ đầu tƣ sai biệt, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm nhanh chóng điều chỉnh lại cơ cấu đầu tƣ của mình.

Với quy định nêu trên, các quỹ đầu tƣ buộc phải đa dạng hóa danh mục đầu tƣ, qua đó giúp nhà đầu tƣ phân tán rủi ro, giảm thiểu thiệt hại do biến động thị trƣờng.

2.4.3. Pháp luật hạn chế các hoạt động tiềm ẩn rủi ro đối với quỹ

Để hạn chế các rủi ro và cũng nhằm hạn chế các hành vi lạm quyền dẫn

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khi tham gia quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam (Trang 37)