Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nhà đầu tƣ khi tham gia quỹ

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khi tham gia quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam (Trang 30)

* Nhóm quyền đƣợc tự do tham gia thị trƣờng chứng khoán gồm: quyền đƣợc mua chứng chỉ quỹ, đƣợc chuyển nhƣợng chứng chỉ quỹ và quyền đƣợc yêu cầu công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát mua lại chứng chỉ quỹ mở. Nhóm quyền này chỉ đƣợc bảo vệ mạnh mẽ khi nhà đầu tƣ đƣợc cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời.

* Nhóm quyền đƣợc bảo vệ trƣớc các hành vi vi phạm gồm:

- Quyền đƣợc tự bảo vệ của nhà đầu tƣ khi quyền và lợi ích của nhà đầu tƣ bị xâm hại.

- Nhà đầu tƣ đƣợc bảo vệ quyền nhận bồi thƣờng thiệt hại hoặc nhận khoản đền bù thích hợp khi công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho nhà đầu tƣ và quỹ đầu tƣ chứng khoán.

- Nhà đầu tƣ có quyền đƣợc nhà nƣớc bảo vệ khỏi các vi phạm pháp luật do các chủ thể liên quan thực hiện.

1.5. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nhà đầu tƣ khi tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán quỹ đầu tƣ chứng khoán

Bảo vệ nhà đầu tƣ là một trong những nội dung quan trọng nhất của pháp luật về chứng khoán và quỹ đầu tƣ chứng khoán. Nói tổng quát pháp luật về bảo vệ nhà đầu tƣ chứng khoán khi tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán là tổng thể các quy định điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà đầu tƣ với các chủ thể liên quan nhằm xác lập, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ, đồng thời cung cấp các công cụ pháp lý hỗ trợ nhà đầu tƣ trong việc thực hiện các quyền và thụ hƣởng lợi ích hợp pháp đó.

31

Luật pháp các quốc gia có nền tài chính – chứng khoán phát triển đều rất chú trọng đến vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tƣ. Ví dụ ở Hòa Kỳ đã có riêng một đạo luật nhằm bảo vệ nhà đầu tƣ chứng khoán đó là Luật bảo vệ nhà đầu tƣ chứng khoán năm 1970. Luật này lập ra một cơ quan có chức năng bảo vệ nhà đầu tƣ chứng khoán gọi là SIPC, đồng thời định ra trình tự, thủ tục chặt chẽ và rõ ràng để cơ quan này thực hiện chức năng bảo vệ nhà đầu tƣ.

Ở Việt Nam, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ chứng khoán nói chung và nhà đầu tƣ tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán nói riêng luôn đƣợc quan tâm từ khi thị trƣờng chứng khoán xuất hiện cho tới nay. Luật chứng khoán Việt Nam năm 2006 ghi nhận nguyên tắc “bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ”, coi đây là nguyên tắc quan trọng trong vận hành thị trƣờng chứng khoán. Luật chứng khoán Việt Nam năm 2006 cũng đã hệ thống hóa đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ khi tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán. Các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ khi tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán đƣợc đề cập trong nhiều văn bản thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam. Qua tổng thể các văn bản quy định về chứng khoán, quỹ đầu tƣ chứng khoán, có thể thấy quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ đƣợc bảo vệ bằng các biện pháp nhƣ sau:

* Bảo vệ bằng biện pháp dân sự:

Biện pháp dân sự cho phép nhà đầu tƣ bảo vệ quyền sở hữu của mình, quyền đƣợc hƣởng lợi nhuận từ hoạt động đầu tƣ. Biện pháp dân sự cung cấp cho nhà đầu tƣ công cụ nhằm phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền sở hữu hợp pháp, đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp của mình nếu bị xâm phạm. Các công cụ này có thể là các hoạt động nhƣ hợp đồng, tự đàm phán, tự thỏa thuận hoặc có thể là khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền.

32 * Bảo vệ bằng biện pháp hành chính

Các biện pháp hành chính đƣợc áp dụng để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ cần thiết phải có vai trò của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, ví dụ nhƣ Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc, Bộ tài chính … Biện pháp hành chính đƣợc áp dụng có thể là biện pháp quản lý và biện pháp xử lý vi phạm hành chính.

Cơ quan quản lý nhà nƣớc có thể áp dụng các biện pháp quản lý đối với công tác phát hành chứng chỉ quỹ tức là khâu lựa chọn hàng hóa để đƣa ra thị trƣờng. Bên cạnh đó cơ quan quản lý nhà nƣớc còn có thẩm quyền quản lý và tiến hành kiểm tra, thanh tra hoạt động của quỹ đầu tƣ chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát. Biện pháp này giúp cho hoạt động của quỹ đầu tƣ chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát đi đúng quỹ đạo, hạn chế thấp nhất hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo vệ nhà đầu tƣ.

Cơ quan quản lý nhà nƣớc còn có thẩm quyền tiến hành xử lý vi phạm hành chính các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán, hoạt động của quỹ đầu tƣ chứng khoán và hoạt động của các chủ thể có liên quan. Biện pháp này nhằm trừng phạt, răn đe các hành vi vi phạm, hạn chế bớt các hành vi vi phạm, góp phần mang lại tính công bằng và minh bạch trong hoạt động của quỹ đầu tƣ chứng khoán.

* Bảo vệ bằng biện pháp hình sự: là các biện pháp nhằm đấu tranh, phòng chống tội phạm trong lĩnh vực hoạt động của quỹ, công ty quản lý quỹ, giao dịch chứng chỉ quỹ. Đây là biện pháp có tính răn đe cao nhất, nghiêm khắc nhất. Mọi hành vi đƣợc coi là tội phạm khi đƣợc quy định trong Bộ luật Hình sự. Mặc dù trong Bộ luật hình sự không nêu đính danh các hành xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ khi tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán Việt Nam đƣợc coi là tội phạm. Nhƣng nếu đích thực có các hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ tham gia quỹ đầu

33

tƣ chứng khoán xảy ra ngƣời áp dụng luật cũng có thể vận dụng các cấu thành của 03 tội nêu trên và các tội khác có liên quan nhƣ lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội cố ý làm trái quy định của nhà nƣớc về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế.

Nhƣ vậy các hành vi xâm phạm nhà đầu tƣ khi tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán đã đƣợc xử lý bởi chế tài nghiêm khắc nhất – chế tài hình sự.

34

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 tác giả đã tập chung phân tích cơ sở lý luận về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ khi tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán. Quỹ đầu tƣ chứng khoán ra đời và tồn tại là nhu cầu tất yếu của thị trƣờng chứng khoán. Nhà đầu tƣ tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán là một biện pháp nhằm bảo vệ chính mình. Nhƣng hình thức đầu tƣ nào cũng tiềm ẩn những rủi ro mà nhà đầu tƣ phải đối mặt. Hơn nữa khi tiền không nằm trong tay nhà đầu tƣ mà đƣợc đƣa vào quỹ đầu tƣ chứng khoán để công ty quản lý quỹ quản lý và tiến hành đầu tƣ thì rõ ràng nhà đầu tƣ đang phó mặc tài sản của mình cho ngƣời khác và họ rơi vào thế yếu, càng dễ bị tổn thƣơng.

Với những ƣu điểm của mình, quỹ đầu tƣ chứng khoán đang là một trong mô hình đầu tƣ chứng khoán đƣợc nhà nƣớc ta đầu tƣ phát triển. Mà muốn thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán thì quyền và lợi ích của nhà đầu tƣ khi tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán phải đƣợc bảo vệ. Vì vậy nhà nƣớc ta đã xây dựng đƣợc hệ thống các biện pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ khi tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán.

Những nội dung cơ bản đƣợc nêu tại chƣơng này là cơ sở lý luận để nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ khi tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán ở Việt Nam, đánh giá những thành tựu đạt đƣợc và đề ra những bất cập, những hạn chế cần khắc phục, để góp phần xây dựng thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ngày càng vững vàng, trong sạch, chuyên nghiệp.

35

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NHÀ ĐẦU TƢ THAM GIA

QUỸ ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1. Bảo vệ quyền sở hữu của nhà đầu tƣ

Quyền sở hữu bao gồm các quyền năng: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Khi tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán nhà đầu tƣ đã ủy thác tài sản của mình cho công ty quản lý quỹ. Nhƣ vậy liệu quyền sở hữu của nhà đầu tƣ có còn đƣợc bảo đảm?

Nhận thức đƣợc vấn đề này, pháp luật Việt Nam hiện hành đã có nhiều biện pháp nhằm bảo đảm quyền sở hữu của nhà đầu tƣ.

Thứ nhất: mặc dù nhà đầu tƣ không trực tiếp nắm giữ tài sản của mình nhƣng pháp luật đã cung cấp cho họ cách thức để chứng minh quyền chiếm hữu của mình đó là biện pháp lập sổ đăng ký nhà đầu tƣ/thành viên của quỹ và biện pháp thƣờng xuyên xác định tài sản ròng của quỹ đầu tƣ chứng khoán. Để đảm bảo quyền sở hữu của nhà đầu tƣ công ty quản lý quỹ của mọi loại quỹ đều phải lập sổ đăng ký nhà đầu tƣ/thành viên góp vốn của quỹ. Sổ này phải ghi nhận đầy đủ các giao dịch phát sinh của khách hàng liên quan tới chứng chỉ quỹ. Thông tin về tài sản của nhà đầu tƣ trên sổ đăng ký nhà đầu tƣ/thành viên góp vốn là bằng chứng về quyền sở hữu của nhà đầu tƣ.

Bên cạnh đó công ty quản lý quỹ còn phải thƣờng xuyên xác định tài sản ròng của quỹ để từ đó có định hƣớng cho các hoạt động của quỹ. Tổ chức xác định tài sản ròng, kết quả đánh giá tài sản ròng phải đƣợc thông qua ngân hàng giám sát và ban đại diện quỹ.

Việc lập sổ đăng ký nhà đầu tƣ/thành viên góp vốn cộng với chứng chỉ ký quỹ có trong tay nhà đầu tƣ là bằng chứng xác nhận chủ thể đầu tƣ vào quỹ

36

và tỷ lệ vốn góp của họ trong quỹ. Từ đó có căn cứ để xác định đƣợc phần quyền và lợi ích của nhà đầu tƣ trong quỹ.

Việc thƣờng xuyên xác định tài sản ròng của quỹ giúp cho các nhà đầu tƣ/thành viên của quỹ nắm bắt đƣợc tình hình hoạt động của quỹ, từ đó có thể đƣa ra các quyết định đầu tƣ đúng đắn. Đồng thời đây cũng là căn cứ để xác định lợi nhuận của mỗi nhà đầu tƣ khi chia lợi nhuận đồng thời cũng là căn cứ để xác định khối lƣợng tài sản nhà đầu tƣ đƣợc hƣởng khi giải thể quỹ.

Thứ hai pháp luật cho phép nhà đầu tƣ thực hiện quyền định đoạt trong khuôn khổ nhất định. Mặc dù hoạt động thƣờng ngày của quỹ đầu tƣ chứng khoán đƣợc giao cho công ty quản lý quỹ. Nhƣng không phải công ty quản lý quỹ đƣợc toàn quyền quyết định các hạng mục đầu tƣ. Quỹ đầu tƣ chứng khoán phải hoạt động theo định hƣớng đƣợc nêu trong Điều lệ của quỹ và định hƣớng đã đƣợc Đại hội nhà đầu tƣ thông qua. Nhƣ vậy hoạt động của quỹ không thể thoát ly hoàn toàn ý chí của nhà đầu tƣ mà phải tuân thủ theo những định hƣớng cơ bản do Đại hội nhà dầu tƣ xác định. Quy định này nhằm tránh tình trạng công ty quản lý quỹ tự ý sử dụng tài sản của quỹ vào mục đích trục lợi, tƣ lợi.

Bằng các biện pháp nêu trên pháp luật Việt Nam hiện hành đã đảm bảo đƣợc quyền sở hữu của nhà đầu tƣ khi tham gia quỹ đầu tƣ chứng khoán.

2.2. Bảo vệ quyền đƣợc hƣởng lợi nhuận của nhà đầu tƣ phát sinh từ hoạt động đầu tƣ của quỹ đầu tƣ chứng khoán và quyền đƣợc lợi ích và hoạt động đầu tƣ của quỹ đầu tƣ chứng khoán và quyền đƣợc lợi ích và tài sản đƣợc chia hợp pháp từ việc thanh lý tài sản quỹ đầu tƣ chứng khoán

Các nhà đầu tƣ đƣợc công ty quản lý quỹ chi trả lợi tức phát sinh từ hoạt động của quỹ. Việc trả lợi tức phải tuân thủ quy định tại bản cáo bạch và thông tin trên trang thông tin điện tử của công ty quản lý quỹ. Việc chi trả lợi

37

tức có thể bằng tiền hoặc chứng chỉ quỹ. Nếu chi trả bằng chứng chỉ quỹ thì phải đƣợc Đại hội nhà đầu tƣ thông qua.

Việc phân chia lợi tức đƣợc thực hiện sau khi đã trử đi mọi nghĩa vụ tài chính của quỹ đầu tƣ chứng khoán. Và việc phân chia lợi tức chỉ đƣợc thực hiện khi đảm bảo sau khi phân chia tổng giá trị ròng của quỹ tối thiểu là 50 tỷ đồng và phải bảo đảm thanh toán đƣợc hết khoản nợ đến hạn.

Khi quỹ bị giải thể, nhà đầu tƣ đƣợc bảo đảm phân chia tài sản còn lại của quỹ sau khi đã trử đi mọi nghĩa vụ tài sản của quỹ theo tỷ lệ vốn góp. Khi quỹ giải thể, đại hội nhà đầu tƣ có quyền chỉ định tổ chức kiểm toán độc lập để kiểm tra, đánh giá toàn bộ hoạt động thanh lý, thẩm định việc phân chia tài sản của quỹ cho nhà đầu tƣ để bảo đảm việc thanh lý quỹ, phân chia tài sản đƣợc thực hiện công bằng, minh bạch.

Ngoài những biện pháp nêu trên, quy định thƣờng xuyên xác định tài sản ròng của quỹ và phải thông báo kết quả này tới nhà đầu tƣ cũng góp phần bảo vệ quyền đƣợc nhận lợi nhuận của nhà đầu tƣ.

2.3. Biện pháp bảo vệ quyền giám sát của nhà đầu tƣ

Nhƣ trên đã phân tích, đặc điểm nổi bật của quỹ đó là các nhà đầu tƣ cùng góp tiền để thành lập quỹ nhƣng không trực tiếp tham gia hoạt động đầu tƣ mà giao quyền quyết định điều hành hoạt động hàng ngày của quỹ cho Công ty quản lý quỹ. Vì vậy để đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp của nhà đầu tƣ, hạn chế tình trạng công ty quản lý quỹ lạm dụng tài sản của nhà đầu tƣ trục lợi, quyền giám sát hoạt động quỹ của các nhà đầu tƣ cần phải đƣợc bảo vệ.

Theo pháp luật hiện hành, nhà đầu tƣ đƣợc thực hiện quyền của mình thông qua Đại hội nhà đầu tƣ chứng khoán. Các vấn đề quan trọng nhất của quỹ đầu tƣ chứng khoán phải đƣợc Đại hội nhà đầu tƣ quỹ đầu tƣ chứng khoán thông qua. Đại hội nhà đầu tƣ bao gồm tất cả các nhà đầu tƣ tham gia

38

góp vốn vào quỹ đầu tƣ chứng khoán. Đại hội nhà đầu tƣ hoạt động theo cơ chế đại hội. Đại hội nhà đầu tƣ đƣợc tiến hàng thƣờng niên hoặc bất thƣờng. Ngoài hình thức tổ chức cuộc họp thƣờng niên hoặc bất thƣờng, đại hội nhà đầu tƣ có thể thông qua các quyết sách theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản. Mỗi một chứng chỉ quỹ tƣơng ứng với một phiếu bầu.

Nhƣng đại hội nhà đầu tƣ chứng khoán chỉ có quyền quyết định các vấn đề chung nhất, cơ bản nhất, có tính định hƣớng nhƣ: thành lập ban đại diện quỹ; quy định quyền và nghĩa vụ, thù lao của thành viên ban đại diện quỹ; quyết định thù lao trả cho công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát; xem xét và xử lý vi phạm của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và Ban đại diện quỹ gây tổn thất cho quỹ đầu tƣ chứng khoán; quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ đầu tƣ chứng khoán, Hợp đồng giám sát; quyết định việc niêm yết chứng chỉ quỹ đóng; quyết định các thay đổi cơ bản trong chính sách đầu tƣ, phƣơng án phân phối lợi nhuận, mục tiêu đầu tƣ của quỹ đầu tƣ chứng khoán

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khi tham gia quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam (Trang 30)