Bảo vệ quyền giao dịch chứng chỉ quỹ của nhà đầu tƣ

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khi tham gia quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam (Trang 53)

Nhà đầu tƣ đƣợc quyền mua chứng chỉ quỹ, chuyển nhƣợng chứng chỉ quỹ/phần vốn góp mà mình sở hữu. Tuy nhiên với mỗi loại quỹ thì quyền này lại đƣợc thể hiện khác nhau.

Điều 12 Thông tƣ 224/2012/TT-BTC quy định rất rõ thành viên của quỹ đóng có quyền tự do chuyển nhƣợng chứng chỉ quỹ nhƣng các văn bản pháp luật không nêu rõ cơ chế giao dịch giữa các nhà đầu tƣ.

Điều 26 Thông tƣ 224/2012/TT-BTC quy định thành viên quỹ mở cũng có quyền tự do chuyển nhƣợng chứng chỉ quỹ nhƣng đối tƣợng nhận chuyển nhƣợng phải là tổ chức và không phải thuộc trƣờng hợp cấm đầu tƣ chứng khoán và sau khi chuyển nhƣợng quỹ vẫn phải bảo đảm có tối đa 30 thành viên. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm báo cáo Ủy ban chứng khoán về việc chuyển nhƣợng chứng chỉ quỹ của các thành viên.

Chỉ có quỹ mở là có đầy đủ quy định pháp lý làm hành lang cho hoạt động chuyển nhƣợng chứng chỉ quỹ tiến hành. Để thực hiện quyền giao dịch chứng chỉ quỹ mở trên thị trƣờng chứng khoán nhà đầu tƣ cần mở tài khoản (có thể lựa chọn loại tài khoản do mình đứng tên hoặc tiểu khoản – mở trên tài khoản của đại lý ký danh). Mọi giao dịch, lệnh mua, lệnh bán, lệnh chuyển đổi phải thực hiện thông qua tài khoản này.

Để tránh tình trạng mua khống, bán khống, hoặc gây nguy hiểm cho quỹ, chứng chỉ quỹ chỉ đƣợc giao dịch khi các lệnh phải đƣợc ghi nhận đầy đủ, chính xác, kịp thời và rõ ràng thời điểm nhận lệnh, ngƣời nhận lệnh từ nhà đầ tƣ. Công ty quản lý quỹ và tổ chức dịch vụ chỉ đƣợc thực hiện các lệnh trƣớc thời điểm đóng sổ lệnh. Nếu có sai sót đại lý phân phối phải báo cáo cho công ty quản lý quỹ trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày giao dịch. Nếu không thông báo đại lý phân phối phải chịu trách nhiệm trƣớc nhà đầu tƣ. Bên cạnh đó lệnh mua chỉ

54

đƣợc thực hiện khi nhà đầu tƣ đã chuyển tiền vào tài khoản, lệnh bán chỉ thực hiện đƣợc khi nhà đầu tƣ sở hữu đủ số chứng chỉ quỹ ghi trên lệnh bán.

Ngoài ra công ty quản lý quỹ có trách nhiệm tổ chức các phiên giao dịch chứng chỉ quỹ ít nhất 02 (hai) lần trong một tháng. Khi nhà đầu tƣ giao dịch với công ty quản lý quỹ, công ty quản lý quỹ còn có quyền thực hiện một phần giao dịch nếu rơi vào một trong các trƣờng hợp sau:

- Tổng giá trị các lệnh bán (kể cả lệnh bán từ hoạt động chuyển đổi) trừ tổng giá trị các lệnh mua (kể cả lệnh mua từ hoạt động chuyển đổi) tại ngày giao dịch chứng chỉ quỹ lớn hơn mƣời phần trăm (10%) giá trị tài sản ròng của quỹ; hoặc

- Việc thực hiện toàn bộ lệnh giao dịch của nhà đầu tƣ dẫn tới:

+ Giá trị tài sản ròng của quỹ xuống dƣới năm mƣơi (50) tỷ đồng; hoặc + Giá trị phần đơn vị quỹ hoặc số đơn vị quỹ còn lại trên tài khoản của nhà đầu tƣ thấp hơn giá trị tối thiểu hoặc số lƣợng đơn vị quỹ tối thiểu để duy trì tài khoản của nhà đầu tƣ đã đƣợc quy định tại điều lệ quỹ và công bố tại bản cáo bạch (nếu có); hoặc

+ Giá trị tài sản ròng còn lại hoặc số đơn vị quỹ còn lại của quỹ thấp hơn giá trị tài sản ròng tối thiểu hoặc số đơn vị quỹ lƣu hành tối thiểu đã đƣợc quy định tại điều lệ quỹ và công bố tại bản cáo bạch (nếu có); hoặc

+ Số lƣợng đơn vị quỹ lƣu hành vƣợt quá khối lƣợng tối đa (nếu có) đã đƣợc quy định tại điều lệ quỹ và công bố tại bản cáo bạch; hoặc

- Các trƣờng hợp khác theo quy định tại điều lệ quỹ và đã đƣợc công bố tại bản cáo bạch.

Chứng chỉ quỹ có thể bị tạm dừng giao dịch khi xảy ra một trong các sự kiện sau:

55

- Công ty quản lý quỹ không thể thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ mở theo yêu cầu do nguyên nhân bất khả kháng;

- Công ty quản lý quỹ không thể xác định giá trị tài sản ròng của quỹ mở vào ngày định giá mua lại chứng chỉ quỹ mở do Sở Giao dịch Chứng khoán

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khi tham gia quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam (Trang 53)