“Truyền đạo Thiên Chúa... Điều đó có liên quan gì đến chính sách thuộc địa không? Chẳng ai trả lời rằng không, trừ khi có định kiến...”. Giám mục Guébriant, bề trên của Nha Thừa Sai Paris đã viết như vậy trong tạp chí Correspondant số 25119312. Ba mươi bảy năm sau, vào 1968, giữa chiến tranh nóng bỏng ở Việt Nam, một bức thư sau đây của các giáo chức kitô Pháp3 được gởi đến các đồng nghiệp của họ tại Mỹ: “Phải thừa nhận rằng, vì chính sách mà các chính phủ nước họ đã áp dụng, các người kitô thường bị đồng hóa, trước mắt các dân tộc Á Phi, với đế quốc và thực dân, hôm qua cũng như hôm nay. Nhìn vấn đề như vậy thì đơn giản thái quá, và các giáo hội kitô còn phải tốn nhiều công sức lắm để tái lập sự thật. Nhưng, cho đến hôm nay, nhiều hình thức can thiệp khác của các quốc gia được xem là kitô lại dựng thêm nhiều cản trở mới cho việc du nhập của thánh kinh vào Á Phi. Việc ném bom ở miền Bắc Việt Nam không phải là hình thức can thiệp duy nhất, nhưng là hình thức lộ liễu nhất.” Hai giai đoạn lịch sử khác nhau, hai ngôn ngữ kitô khác nhau. Bề trên của Nha Thừa Sai Paris, hiện thân của tiếng nói lương tâm bình thản trong giai đoạn thuộc địa, nhấn mạnh dây liên hệ nối kết sự truyền giáo với chính sách thuộc địa, trong khi các giáo chức kitô Pháp, ấm ức trong mặc cảm lương tâm của thời hậu thuộc địa, muốn làm trong trắng Nhà thờ bằng cách đổ lỗi cho các quốc gia, kẻ duy nhất phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng tôn giáo để phục vụ chính sách thuộc địa. Đâu là sự thật? Tìm hiểu sự thật lịch sử đâu có phải để kết tội ai hay để gây bất hòa giữa tôn giáo này với tôn giáo khác. Ngược lại, hiểu lịch sử chính là để đừng vấp nữa những sai lầm trong quá khứ những sai lầm đến từ bên ngoài đã làm máu chảy giữa những người con của cùng dân tộc. Tôn giáo là thiêng liêng, và tự do tôn giáo là tự do căn bản của con người. Chính vì tôn trọng sự thiêng liêng đó mà mọi lạm dụng tôn giáo vì một mục đích khác, hoặc để độc tôn, cần phải đề phòng triệt để. Việt Nam là trường hợp điển hình của lạm dụng, là ví dụ tiêu biểu của một mô hình thuộc địa lấy tôn giáo vừa làm phương tiện vừa làm cứu cánh cho thống trị. Bởi vậy, trước khi đi sâu vào lịch sử Việt Nam, tưởng cũng nên nhắc lại sơ lược mô hình đó trong bối cảnh chung của sự bành trướng thuộc địa Âu châu. Năm điểm sau đây được xem như nổi bật nhất: I. Trước hết, ai cũng thấy sự phát triển song song, trong lịch sử thuộc địa Âu châu, giữa hành động thuộc địa và hành động truyền giáo. Nói “song song” cũng không đúng hẳn, bởi vì, như một nhà ngoại giao Pháp đã nhận xét hóm hỉnh, “đó là hai đường song song vượt qua khỏi mọi luật lệ của hình học để gặp nhau hoài”4. Nghĩa là, bất cứ ở đâu trong thế giới Á Phi, sự truyền giáo đều được phát triển nhờ xâm chiếm thuộc địa, chiếm đóng quân sự, cắt nhượng lãnh thổ, trấn áp chính trị. Như vậy, giáo xứ Alger đã được dựng lên ở Algérie. “Sự kiện lịch sử này thật đáng ghi nhớ, bởi vì giám mục xuất hiện lại, sau nhiều thế kỷ vắng bóng, trên đất Phi châu mà ngày xưa thánh Augustin và thánh Cyprien đã từng đặt gót”5. Như vậy, Trung Quốc đã bị bắt buộc mở ra cho ảnh hưởng của đạo Chúa dưới áp lực của Âu châu, nhất là của Pháp, hai lần can thiệp liên tiếp để ký hiệp ước 1858, từ đó Trung Quốc phải thừa nhận cho các thừa sai toàn quyền tự do truyền đạo. Cũng như vậy, giáo hoàng Pie X tạo mọi sự dễ dàng cho việc nước Ý chinh phục Tripolitaine, ở Libye, bởi vì đó cũng là chiến tranh chống ngoại đạo. Nhà viết sử Thiên Chúa giáo Paul Lesourd viết: “Biết bao nhiêu trường hợp đã cho thấy: các thừa sai không thể làm được gì vững chắc nếu không dựa vào sự ủng hộ thông minh của quốc gia thuộc địa, dù chỉ là để bảo vệ các tín đồ tân tòng chống lại kẻ thù của họ hay chống lại tà giáo như ở châu Úc”6. Vì lý do đó, Giáo hội Thiên Chúa công nhận rành mạch chính nguyên tắc của việc xâm chiếm thuộc địa7. Xâm chiếm thuộc địa là một “công trình giáo dục về kinh tế, xã hội, chính trị”, là “thực hiện chức năng đem lại văn minh do luật thiên nhiên ban cho các quốc gia tự do và có ý thức trách nhiệm”8. Hồng y Verdier nói rõ: xâm chiếm thuộc địa “nằm trong chương trình của Thượng Đế, như một hành động bác ái tập thể mà trong một thời điểm nào đó, một dân tộc thượng đẳng phải làm đối với các giống dân xấu số như một bổn phận phát sinh từ chính văn hóa thượng đẳng của dân tộc đó”9. Nói một cách khác, các nhà đạo đức Thiên Chúa giáo tìm cách biện minh cho một quyền thuộc địa ngay trong cả thời gian mà việc xâm chiếm thuộc địa bị chỉ trích toàn bộ10
Trang 2Lời người dịch
TỔNG LUẬN TRƯỚC KHI VÀO ĐỀ
TÌNH HÌNH GIA TÔ GIÁO TẠI VIỆT NAM VÀ BANG GIAO PHÁP-VIỆT TRƯỚC 1857 PHẦN MỘT: GIA TÔ GIÁO VÀ CÔNG CUỘC XÂM CHIẾM NAM KỲ
CHƯƠNG I: CUỘC VIỄN CHINH NAM KỲ: MỘT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO
CHƯƠNG II: MẤT NAM KỲ VÀ THỪA NHẬN GIA TÔ GIÁO
CHƯƠNG III: NỀN TẢNG GIA TÔ GIÁO CỦA VIỆC THIẾT LẬP CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA PHÁP Ở NAM KỲ
PHẦN HAI: CHÍNH SÁCH THUỘC ĐỊA VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CÁC GIÁO SĨ THỪA SAI TẠI BẮC KỲ
CHƯƠNG IV: HUYỀN THOẠI VỀ THUYẾT BẮC KỲ LY KHAI
CHƯƠNG V: KẾ HOẠCH XÂM LĂNG CỦA ĐÔ ĐỐC DUPRÉ
CHƯƠNG VI: CUỘC VIỄN CHINH CỦA GARNIER, NỘI CHIẾN VÀ CHÍNH SÁCH CỦA PHILASTRE
CHƯƠNG XI: CHÍNH SÁCH THỐNG TRỊ, XÂM LĂNG VÀ SÁT NHẬP
LỜI KẾT: ALBERT SARRAUT VÀ SỰ NỔI DẬY CỦA PHONG TRÀO DÂN TỘC VIỆT NAM
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3Tác phẩm của Giáo sư Cao Huy Thuần, ra đời cách đây 30 năm, vẫn luônluôn mới Bởi vì đó là một kho tàng tài liệu lịch sử Và bởi vì công trìnhnghiên cứu này vẫn là sách đầu tay của ai muốn tìm hiểu lịch sử mất chủquyền của Việt Nam hồi thế kỷ 19
Tác phẩm này trước hết là một luận án tiến sĩ quốc gia đệ trình trước Đạihọc Paris năm 1969[1] Trong thời chiến tranh, một bản dịch vội vã được phổbiến hạn chế trong nước, ngoài tầm hay biết của tác giả ở xa Năm 1988, mộtbản dịch lại được xuất bản rộng rãi ở Hoa Kỳ, vẫn ngoài tầm hay biết của tácgiả lúc sách được phát hành
Để tài liệu lịch sử đó không bị những bản dịch vội vã diễn dịch sai lạc, và
để xác nhận tính cách thuần túy khoa học của công trình nghiên cứu, tác giảxuất bản nguyên văn tiếng Pháp, năm 1990, với sự bảo trợ của Đại học Yale.Dưới nhan đề: “Les missionnaires et la politique coloniale française au VietNam, 1857-1914”, tác phẩm lược bỏ đoạn vào đề của luận án Chúng tôi giữnguyên phần vào đề ở đây và dịch theo ấn bản Yale
Nguyện vọng của tác giả là tự mình dịch tác phẩm của mình như đã dịchphần tổng luận Sức khỏe và công việc bộn bề của ông ở Đại học Amienskhông cho phép ông thực hiện ý định Chúng tôi, thấy việc phải làm, khôngngại khó khăn, tự lấy trách nhiệm cung cấp một bản dịch nghiêm chỉnh
Tất nhiên bản dịch chưa phải hoàn hảo, nhiều từ chưa được vừa ý, vănphong nhiều chỗ vẫn còn là văn dịch Nhưng dịch những tài liệu lịch sử thìphải dịch càng sát càng tốt, nhiều khi phải hy sinh văn khí Dịch thế nào đểbản dịch vừa được đọc trôi chảy, vừa giữ nguyên sự thật lịch sử: đó là cốgắng của người dịch
Paris, tháng 11 năm 1999
Nguyên Thuận
Trang 4“Truyền đạo Thiên Chúa Điều đó có liên quan gì đến chính sách thuộcđịa không? Chẳng ai trả lời rằng không, trừ khi có định kiến ” Giám mụcGuébriant, bề trên của Nha Thừa Sai Paris đã viết như vậy trong tạp chíCorrespondant số 25/1/1931[2] Ba mươi bảy năm sau, vào 1968, giữa chiếntranh nóng bỏng ở Việt Nam, một bức thư sau đây của các giáo chức ki-tôPháp[3] được gởi đến các đồng nghiệp của họ tại Mỹ: “Phải thừa nhận rằng,
vì chính sách mà các chính phủ nước họ đã áp dụng, các người ki-tô thường
bị đồng hóa, trước mắt các dân tộc Á Phi, với đế quốc và thực dân, hôm quacũng như hôm nay Nhìn vấn đề như vậy thì đơn giản thái quá, và các giáohội ki-tô còn phải tốn nhiều công sức lắm để tái lập sự thật Nhưng, cho đếnhôm nay, nhiều hình thức can thiệp khác của các quốc gia được xem là ki-tôlại dựng thêm nhiều cản trở mới cho việc du nhập của thánh kinh vào Á Phi.Việc ném bom ở miền Bắc Việt Nam không phải là hình thức can thiệp duynhất, nhưng là hình thức lộ liễu nhất.”
Hai giai đoạn lịch sử khác nhau, hai ngôn ngữ ki-tô khác nhau Bề trêncủa Nha Thừa Sai Paris, hiện thân của tiếng nói lương tâm bình thản tronggiai đoạn thuộc địa, nhấn mạnh dây liên hệ nối kết sự truyền giáo với chínhsách thuộc địa, trong khi các giáo chức ki-tô Pháp, ấm ức trong mặc cảmlương tâm của thời hậu thuộc địa, muốn làm trong trắng Nhà thờ bằng cách
đổ lỗi cho các quốc gia, kẻ duy nhất phải chịu trách nhiệm về việc sử dụngtôn giáo để phục vụ chính sách thuộc địa Đâu là sự thật?
Tìm hiểu sự thật lịch sử đâu có phải để kết tội ai hay để gây bất hòa giữatôn giáo này với tôn giáo khác Ngược lại, hiểu lịch sử chính là để đừng vấpnữa những sai lầm trong quá khứ - những sai lầm đến từ bên ngoài đã làmmáu chảy giữa những người con của cùng dân tộc Tôn giáo là thiêng liêng,
và tự do tôn giáo là tự do căn bản của con người Chính vì tôn trọng sựthiêng liêng đó mà mọi lạm dụng tôn giáo vì một mục đích khác, hoặc đểđộc tôn, cần phải đề phòng triệt để
Việt Nam là trường hợp điển hình của lạm dụng, là ví dụ tiêu biểu củamột mô hình thuộc địa lấy tôn giáo vừa làm phương tiện vừa làm cứu cánhcho thống trị Bởi vậy, trước khi đi sâu vào lịch sử Việt Nam, tưởng cũngnên nhắc lại sơ lược mô hình đó trong bối cảnh chung của sự bành trướngthuộc địa Âu châu Năm điểm sau đây được xem như nổi bật nhất:
I Trước hết, ai cũng thấy sự phát triển song song, trong lịch sử thuộc địa
Âu châu, giữa hành động thuộc địa và hành động truyền giáo Nói “songsong” cũng không đúng hẳn, bởi vì, như một nhà ngoại giao Pháp đã nhận
Trang 5xét hóm hỉnh, “đó là hai đường song song vượt qua khỏi mọi luật lệ của hìnhhọc để gặp nhau hoài”[4] Nghĩa là, bất cứ ở đâu trong thế giới Á Phi, sựtruyền giáo đều được phát triển nhờ xâm chiếm thuộc địa, chiếm đóng quân
sự, cắt nhượng lãnh thổ, trấn áp chính trị
Như vậy, giáo xứ Alger đã được dựng lên ở Algérie “Sự kiện lịch sử nàythật đáng ghi nhớ, bởi vì giám mục xuất hiện lại, sau nhiều thế kỷ vắngbóng, trên đất Phi châu mà ngày xưa thánh Augustin và thánh Cyprien đãtừng đặt gót”[5] Như vậy, Trung Quốc đã bị bắt buộc mở ra cho ảnh hưởngcủa đạo Chúa dưới áp lực của Âu châu, nhất là của Pháp, hai lần can thiệpliên tiếp để ký hiệp ước 1858, từ đó Trung Quốc phải thừa nhận cho các thừasai toàn quyền tự do truyền đạo Cũng như vậy, giáo hoàng Pie X tạo mọi sự
dễ dàng cho việc nước Ý chinh phục Tripolitaine, ở Libye, bởi vì đó cũng làchiến tranh chống ngoại đạo Nhà viết sử Thiên Chúa giáo Paul Lesourd viết:
“Biết bao nhiêu trường hợp đã cho thấy: các thừa sai không thể làm được gìvững chắc nếu không dựa vào sự ủng hộ thông minh của quốc gia thuộc địa,
dù chỉ là để bảo vệ các tín đồ tân tòng chống lại kẻ thù của họ hay chống lại
tà giáo như ở châu Úc”[6]
Vì lý do đó, Giáo hội Thiên Chúa công nhận rành mạch chính nguyên tắccủa việc xâm chiếm thuộc địa[7] Xâm chiếm thuộc địa là một “công trìnhgiáo dục về kinh tế, xã hội, chính trị”, là “thực hiện chức năng đem lại vănminh do luật thiên nhiên ban cho các quốc gia tự do và có ý thức tráchnhiệm”[8] Hồng y Verdier nói rõ: xâm chiếm thuộc địa “nằm trong chươngtrình của Thượng Đế, như một hành động bác ái tập thể mà trong một thờiđiểm nào đó, một dân tộc thượng đẳng phải làm đối với các giống dân xấu sốnhư một bổn phận phát sinh từ chính văn hóa thượng đẳng của dân tộcđó”[9] Nói một cách khác, các nhà đạo đức Thiên Chúa giáo tìm cách biệnminh cho một quyền thuộc địa ngay trong cả thời gian mà việc xâm chiếmthuộc địa bị chỉ trích toàn bộ[10]
II Từ đó, dựa vào nhau là điểm nổi bật thứ hai: nếu sự truyền giáo dựavào đô hộ của Âu châu thì, ngược lại, sự đô hộ này, để được vững chắc, cũngphải tìm hậu thuẫn về lý thuyết cũng như về thực hành nơi các thừa sai vànơi chính tôn giáo mới
1) Trên lý thuyết, tôn giáo mới tạo tính chính đáng cho hành động thuộcđịa Về điểm này, hai giai đoạn cần được phân biệt trong lịch sử bành trướng
Âu châu Giai đoạn thứ nhất chủ yếu có tính cách tôn giáo Từ thế kỷ 15,giáo hoàng đã đặt ra nghĩa vụ cho các nước Thiên Chúa giáo phải chinh phục
Navigateur vì tài vượt biển khám phá đất mới của ông, được giáo hoàng
Trang 6cả xứ sở mà ông đặt chân giữa Phi châu và Ấn Độ Sau khi nhắc lại bổn phậncủa Henri là phải “chinh phục các xứ không tin đạo và chưa bị nhiễm trùngcủa dịch hạch Hồi giáo, và phải dạy cho họ biết danh hiệu của Thiên Chúa”,giáo chỉ 1454 phán: “Trong hiện tại và trong tương lai, tất cả những chinhphục trải dài từ mũi Bojador, mũi Non, bờ biển Guinée và tất cả vùng Đôngđều đặt dưới chủ quyền của vua Alfonse ngay bây giờ và mãi mãi cho đếnkhi tận thế”[11] Hai năm sau, ngày 13/3/1456, giáo hoàng Calixte III banhành một giáo chỉ thứ hai xác nhận độc quyền của Bồ Đào Nha trên một nửathế giới mới, nửa kia được ban cho Tây Ban Nha Độc quyền của Bồ lạiđược xác nhận một lần nữa trong giáo chỉ Inter Caetera do giáo hoàngAlexandre VI ban hành ngày 4/5/1493 Đất đai là thuộc về Chúa và đại diệncủa Chúa có quyền sử dụng tất cả những đất đai nào không thuộc tín đồ củamình, bởi vì những kẻ dị giáo và phản giáo không có một quyền chiếm hữuchính đáng nào trên bất cứ mảnh đất nào Do đó, việc ban cấp đất đai donhững kẻ đó chiếm hữu mặc nhiên bao hàm nghĩa vụ làm họ thần phục, làm
họ cải đạo, tự nguyện hay ép buộc, và như vậy là vì phúc lợi tối đa của họ.Các vua chúa Âu châu một dạ thừa nhận chân lý hiển nhiên đó Khi ủynhiệm Jacques Cartier và Roberval đi Canada năm 1540 và 1541, vuaFrançois 1er ra lệnh các ông ấy phải “giáo dục dân bán khai bản xứ đểthương và kính Thượng Đế và Chân Lý của Ngài” Hiến chương mà nữhoàng Elisabeth nước Anh ban hành năm 1660 cho một công ty thuộc địabuộc công ty này phải “tôn trọng những bổn phận cao hơn là nghĩa vụthương mại”: bổn phận cải giáo[12] Cây thập tự thánh hóa những chinh phục
và hoài bão làm giàu: bởi vậy, lúc tay tàn bạo Fernand Cortez đổ bộ lên bờbiển Mễ Tây Cơ năm 1519, ông ta thành lập một thương điếm lấy tên làVilla Rica de la Vera Cruz, Thành Phố Phồn Vinh Của Cây Thập Tự ĐíchThực[13]
Giai đoạn bành trướng thuộc địa thứ hai tách rời chính trị và tôn giáo trên
lý thuyết Đã đành chiến thắng Alger năm 1830, dưới thời vua Charles X,mang tính chất tôn giáo chẳng khác gì đợt bành trướng đầu tiên của Pháp - ởCanada, ở Louisiana, ở Saint Domingue, ở Đông Ấn, và sau đó ở Sénégal -nhưng ông vua cuối cùng rất sùng Thiên Chúa đó bị lật đổ vài tuần sau chiếnthắng Bành trướng thuộc địa hồi thế kỷ 19 có lý do chủ yếu là kinh tế - tìmthị trường cho kỹ nghệ đang mở mang - hoặc chính trị: không để cho mộtnước Âu châu khác nhanh chân hơn chiếm trước Tuy vậy, nước nào cũng cónhu cầu tìm cho ra một lý thuyết để biện minh và tạo tính chính đáng chohành động thuộc địa Và bởi vì văn hóa châu Âu là Thiên Chúa giáo, lýthuyết đó chỉ có thể lấy hứng từ đó mà thôi Họ bảo: chinh phục các nước xa
Trang 7xôi là để mang ánh sáng của đạo Chúa, mang văn minh Thiên Chúa đến chocác giống dân sống trong bóng tối của những tín ngưỡng man di Bởi vậy,khi bà xơ Jahouvey khởi hành đi Guyanne, vua Louis-Philippe đích thân đến
dự lễ thánh bên cạnh bà Tác giả G Goyau viết: với cử chỉ đó, vua muốnchứng tỏ rằng “giữa văn minh của nước Pháp và các dân tộc da đen, không
có chiếc cầu nào khác hơn là Thiên Chúa”[14] Làm sao giải thích nhữngcuộc chiến tranh chinh phục và biện minh cho những tàn bạo của giết chóc?
“Một văn minh cao hơn mang đến cho vùng đất đẹp đẽ đó đủ để biện minhcho hành động của chúng ta trước mắt loài người và trước mắt Thượng Đế”,Changarnier trả lời như vậy giữa chiến trận Algérie[15] Napoléon III có nói
gì khác hơn đâu sau đó: “Ta phải mang các giống dân ở châu Úc và ở Úc lạigần châu Âu và làm cho họ tham dự vào ân huệ của đạo Thiên Chúa và củavăn minh” Thuộc địa và văn minh, hai từ ngữ đó không rời nhau được nữa.Thuộc địa, đó là thực hiện một chức năng của văn minh và văn minh đượchiểu chính thức dưới nghĩa Thiên Chúa Kẻ xâm chiếm thuộc địa, vì vậy,khoác một bộ mặt cao quý và đáng yêu; ông ấy đem đến ân huệ, ông ấy hành
xử một chức năng tâm linh, ông ấy chẳng khác gì một tông đồ[16]
Lý thuyết đó được đào sâu thêm nữa nhờ các tác giả Thiên Chúa có tài ởthế kỷ 20 Linh mục Delos quả quyết rằng việc xâm chiếm thuộc địa phảiđược sự hỗ trợ của đạo Thiên Chúa “Đã đành văn minh hóa không phải làtruyền giảng phúc âm Phúc âm siêu việt các nền văn minh, nhưng khôngmột văn minh đích thực nào không cần đến phúc âm Trong một nước cóthuộc địa, nền văn minh thượng đẳng chỉ có thể nảy nở trong ánh sáng đó,nương tựa vào giáo huấn đó, nâng đỡ bởi ân sủng đó Văn minh hóa khôngphải là truyền giảng phúc âm, nhưng không ai có thể làm văn minh màkhông truyền giảng phúc âm”[17]
Làm thế nào nước có thuộc địa thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ đó? “Trựctiếp, bằng cách dần dần thay đổi luật lệ và phong tục để du nhập luật tựnhiên Gián tiếp, gián tiếp mà thôi, bằng cách nâng đỡ việc truyền giáo chứkhông phải ép buộc theo đạo, để lan truyền tôn giáo đích thực”[18] Như vậynhà thờ của thừa sai sẽ trở thành yếu tố chính của công tác thuộc địa “Nếucông trình thuộc địa không nâng đỡ sự bành trướng của văn minh ThiênChúa, công trình đó sẽ trở thành chuyện kiếm tiền thấp hèn hoặc chuyện tínhtoán chính trị nông cạn: nó không còn chính đáng nữa”[19]
2) Về thực tiễn, đạo Chúa, theo các lý thuyết gia Thiên Chúa và các viênchức thuộc địa cao cấp, tạo sự gần gũi giữa các dân tộc bản xứ và các nước
Âu châu: đó là dây liên kết giữa các xã hội bản xứ và xã hội Tây phương.Giám mục Guébriant làm sáng tỏ điểm này: “Khi một người bản xứ thuộc
Trang 8đó đã nghĩ sai như thế nào, đã có thành kiến gì, đã sợ hãi gì, đã ghét bỏ gì,chắc chắn trong đầu người đó không còn một trở ngại gì nữa để gần gũi, hợptác, hòa lẫn với những người theo đạo Chúa trong những chủng tộc khác,nhất là với người da trắng, và sẽ hiểu họ tận đáy lòng, nếu đừng có chuyện gìxảy ra khiến người đó chướng mắt, thất vọng Làm gần gũi trí óc và tình cảm
là kết quả của việc cải giáo, và cải giáo là tận cùng của công sức thừa sai.Công việc của dân tộc có thuộc địa, đứng về mặt chính đáng mà xét, sẽ được
vô cùng dễ dãi Công việc đó dễ dãi, dù cho số dân đã được cải đạo hãy cònrất ít, bởi vì số lượng ít ỏi không phải là cản trở không thể vượt qua đối vớivai trò làm gạch nối”[20]
Cùng trong ý tưởng đó, P Leroy-Beaulieu, một trong những lý thuyết giasáng chói nhất của chủ nghĩa thuộc địa, viết trong cuốn “Về việc khai thácthuộc địa đối với những dân tộc tiên tiến”, được xem như tứ thư ngũ kinhcủa các thuộc địa gia: “Nếu nước Pháp phạm một sai lầm khi khai chiến vớiHồi giáo thì nước Pháp cũng sẽ không biết phòng xa gì hơn nếu không tìmcách cải đạo các dân tộc trong tất cả các nước chiếm đóng Sénégal, Niger,Congo, Oubanghi, Madagascar, tất cả đều đang chờ đợi các thừa sai Hồng yLavigerie, người đang có những dự án lớn, phải đưa đại đa số thừa sai củaông, nếu ông muốn đạt những kết quả sâu rộng và vững chắc, đến nhữngnước mà Pháp đã cai trị từ lâu hoặc mới chiếm ở Tây Phi và Trung Phi.Đừng để mất một năm nào nữa Có hơn mười triệu người ở đấy cần phảichinh phục ngay cho đạo Chúa để đạo Hồi đừng chiếm trước ta vì đạo ấy đã
du nhập vào rồi” Leroy-Beaulieu viết tiếp: “Khai hóa tinh thần và vật chất,giám hộ với nhân từ, giáo dục với kiên nhẫn các dân tộc - hay nói cho đúnghơn, các bộ lạc đó - không thể chỉ duy nhất giao cho các thương gia củachúng ta, các viên chức hành chánh của chúng ta, hay các thầy giáo củachúng ta, làm như thế là điên rồ Đạo Chúa, với đức tính dịu dàng, với lònghướng thượng, với tình thương đối với kẻ hèn là người giáo dục duy nhất
có thể làm dễ dàng sự tiếp xúc giữa người Âu châu với người bán khai man
di và có thể từ từ, trong một hai thế hệ, không cần đột biến, với nhữngphương pháp giản lược, làm cho các giống dân bán khai man di đó hiểu vănminh của chúng ta và góp phần vào việc phát triển văn minh đó”[21]
Muốn trích hàng ngàn câu như vậy cũng chẳng khó gì, bởi vì điều đó đãtrở thành hiển nhiên
3) Cuối cùng, vẫn trên thực tiễn, đạo Chúa là phương tiện hiệu quả nhất
để đồng hóa những dân tộc bị trị Đồng hóa là chính sách cổ truyền củaPháp, nói chung là chính sách cổ truyền, thân thuộc, của các nước Latinh[22].Toàn quyền Pasquier giải thích: “Quả thật người Pháp dễ dàng trong việc
Trang 9tiếp xúc với người bản xứ, đến với người đó, vui vẻ với người đó Sự dễdàng đó có gốc rễ từ sức mạnh đồng hóa, hoặc bẩm sinh, hoặc do lý giải,khiến người Pháp tự mình đến gần người bản xứ, không phải để bắt gặp hayhiểu biết tư tưởng của người đó, mà để áp đặt tư tưởng của mình trên ngườiđó”[23].
Lý tưởng đồng hóa đó đã ngự trị lâu đời trên lịch sử, trên đời sống chínhtrị của nước Pháp, bắt nguồn từ tư tưởng cổ điển và từ luật La Mã TừMontaigne, người Pháp đã học rằng “mỗi người mang trong mình toàn vẹn
số phận của nhân loại”, rằng “mọi rợ và văn minh chỉ khác nhau có độc cáiquần”, do đó chỉ cần thay đổi nguyên tắc sống và thói quen là đủ để lập lạiđồng nhất Michelet dạy: “Ta thường giải thích chiến tranh là do tính thíchchinh phục của ta mà ra, và ta đã lầm Tuy nhiên, tính nhiệt thành hoán cải làđộng cơ thúc bách nhất Người Pháp ưa nhất là để dấu ấn nhân cách củamình trên kẻ bại trận, không phải nhân cách riêng của mình đâu, mà như làmẫu mực của thiện và mỹ - niềm tin rất ngây thơ Người Pháp tin rằng mìnhkhông thể làm điều gì có lợi cho thế giới hơn là cho tư tưởng của mình,phong tục của mình, cách sống của mình Người Pháp hoán cải những dântộc khác như thế với thanh kiếm nơi tay và, sau khi thắng trận, nửa vì tự phụnửa vì thiện cảm, người Pháp trình bày cho họ thấy họ sẽ có lợi như thế nàokhi trở thành người Pháp”[24]
Ít văn chương hơn và cụ thể hơn, Colbert, nhà chính trị lỗi lạc của vuaLouis XIV, chỉ đạo như sau cho viên chức được phái đi Canada: “Phải giáohuấn dân bản xứ bằng châm ngôn của tôn giáo chúng ta và bằng cả phongtục của chúng ta, thế nào để dân chúng ở Canada và dân Pháp tập hợp thànhmột dân tộc”[25] Chính sách đồng hóa, nói theo lời của giám mục Bruno deSoluges, là “khuynh hướng tự nhiên của một nhà giáo dục nhân từ, tin chắcnơi phương pháp tuyệt diệu đã đào tạo nên mình, muốn áp dụng cho học tròcủa mình để họ cũng thành ra chính mình”[26] Bởi vậy, dù cho “đồng hóa làchính sách cai trị thuộc địa, thật là bất công nếu người ta không xem đó nhưcũng có một giá trị tâm linh” Hơn thế nữa, như “tiếng vang của Phúcâm”[27] Các tác giả Thiên Chúa giáo tranh nhau đưa phúc âm vào chuyệnthuộc địa: Phúc âm, nói như Delacommune, “có thể được xem như mộtchính sách thuộc địa tâm linh”[28]
Hệ luận tất nhiên của chính sách đồng hóa là dẹp bỏ văn minh bản địa,công trình mà các thừa sai đã làm với tất cả nhiệt huyết Ở Á châu, ai cũngbiết, họ tấn công vào việc thờ cúng tổ tiên Chỉ trích ra đây một chứng từthôi của G Curzon: “Trừ một vài nhân vật rất hiếm hoi có đầu óc phóngkhoáng, các thừa sai lấy thái độ thù nghịch không nhân nhượng đối với tất cả
Trang 10tôn giáo và tất cả luân lý bản xứ: họ hoàn toàn bất cần đếm xỉa những khíacạnh tích cực và ảnh hưởng đạo đức của những triết lý đó, cũng như sứcmạnh chi phối đầu óc người Trung Hoa và uy quyền mà các triết lý đó đã unđúc từ ngàn xưa Đó là trường hợp của việc thờ cúng tổ tiên mà các thừa sainhất quyết từ chối không nhân nhượng Người Trung Hoa vốn bằng lòngvới tôn giáo của họ và chỉ yêu cầu một điều thôi là cứ để họ sống yên nhưthế, bỗng bị tuyên truyền tấn công tràn ngập mà mũi nhọn đầu tiên là đâmvào điều thân thiết nhất của họ Đối với họ, đạo đức của Khổng giáo baogồm bổn phận của con đối với gia đình và bổn phận đối với quốc gia Cácthừa sai buộc họ cải đạo bằng cách từ khước ngay cả bản chất công dân,buộc họ phải nhận điều kiện tiên quyết là chối bỏ nguyên tắc đầu tiên làmđiểm tựa cho mọi đạo đức Khổng giáo ” Tác giả đặt câu hỏi: “Ví thử cóngười truyền đạo nào đó của một tôn giáo mới nào đó đổ bộ lên nước Anh,
ví thử người đó thuộc một chủng tộc mà ta ghét và khinh bỉ, và ví thử họ bắtđầu tuyên truyền bằng cách tấn công vào quyển Thánh Kinh và bài xích lòngtin vào các tông đồ, ta sẽ đón tiếp người đó như thế nào nhỉ?”[29]
III Vì công cuộc truyền giáo chỉ có thể thực hiện một cách hiệu quả nhờchinh phục và mở mang thuộc địa, và vì các nước Âu châu tìm thấy nơi đạoChúa khí giới sắc bén nhất, hậu quả tất nhiên là hợp tác chặt chẽ giữa hànhđộng chính trị và hành động tôn giáo: đây là khía cạnh thứ ba của vấn đề.Nguyên do gì đã khiến triều đình Louis-Philippe nhận lãnh việc bảo vệ sứmạng thừa sai ở Trung Quốc? Chủ yếu là chính trị Không cạnh tranh nổi vớiAnh trên địa hạt thương mại, nước Pháp hy vọng tìm thấy nơi việc bảo vệcác thừa sai một khí cụ để gây ảnh hưởng, có thể đối phó về mặt chính trị với
vị thế quan trọng mà Anh đã chiếm được nhờ thương mại “Nếu đem so sánhviệc trao đổi mậu dịch giữa Âu châu và Trung Hoa, nước Pháp hoàn toànyếu kém so với Anh, vậy mà uy thế của ta ở Trung Hoa nếu không nói là hơnthì cũng bằng uy thế nước Anh Nước Pháp, nhờ dựa trên uy thế tôn giáo,chiếm lại được uy thế thiếu vắng trên địa hạt thương mại”[30]
Napoléon III suy nghĩ y hệt Lấy cớ gì mà liên quân Anh-Pháp tấn côngTrung Quốc năm 1857? Về phía Anh, vì Trung Quốc xâm phạm lá cờ Anh;
về phía Pháp, vì một thừa sai (Chapdelaine), hoạt động bất hợp pháp, bị giết
ở Quảng Tây Các thừa sai Pháp chê chính sách thuộc địa Anh là chỉ biếtbuôn bán, thấp như chân vịt; chính sách thuộc địa Pháp mới cao cả giá trịđạo đức và tâm linh Tờ báo Avenir du Tonkin viết: “Nơi các nước khác, lá
cờ theo sau thương mại; số mệnh của chúng ta là lá cờ theo sau cây thậpgiá”[31]
Thế nhưng, đừng nói nước Anh chỉ biết lợi ích thương mại Nước Anhcũng có thừa sai của họ và các vị đó cũng hưởng ân huệ rất hiệu quả của các
Trang 11về những vấn đề liên quan thuần túy đến tiền bạc của họ, thế rồi hai chiếnhạm Anh ngược dòng Dương Tử ào đến giải quyết vấn đề chẳng cần thảoluận gì cả “phô bày ồ ạt lực lượng mỗi khi chính quyền dám chống lại thừasai” Panikkar kể thêm: để thành lập một cơ sở thừa sai trong thung lũngthượng nguồn Dương Tử năm 1858, Muirhead kéo theo cả một đại đội binhsĩ; trong tàu chiến của liên minh, giáo sĩ Mỹ Henri Bodget đổ bộ lên ThiênTân[32] Nước Đức cũng làm thế thôi: hai thừa sai Đức bị giết, lập tức quânđội Đức đổ bộ, và, để đền bù, tách chiếm một phần Sơn Đông[33]
Ở Ấn Độ, các viên chức cai trị Anh lấy thái độ trung lập, và chính phủAnh, rất thực tế, không hề nâng đỡ thứ tuyên truyền quá thô thiển, độc ác, cóthể làm tổn thương tình cảm của người Ấn và làm thiệt hại sự trung thànhcủa những thành phần cộng tác với chính quyền Anh Tuy vậy, một cáchgián tiếp, chính quyền Anh cũng giúp đỡ rất nhiều giáo sĩ của họ “Luật lệ
mà người Anh thiết lập công khai bảo vệ những người mới cải đạo; họ đượchưởng quyền thừa kế, có quyền buộc vợ phải theo tôn giáo mới Chínhquyền Anh cũng khuyến khích thừa sai đến công tác tại những bộ lạc bánkhai, bởi vì họ biết rằng người Ấn không phiền hà gì chuyện đó”[34]
Về phía người Mỹ, liên minh giữa chính trị và tôn giáo là nét đặc biệt củachính sách Mỹ ở Trung Quốc Gần như một tập tục, họ chọn nhân viên ngoạigiao và lãnh sự trong hàng thừa sai hoặc cựu thừa sai Ashmore vừa là thừasai đầy nhiệt huyết vừa là lãnh sự Mỹ tại Sou-Tchéou; viên đại sứ Mỹ cuốicùng tại Trung Quốc chưa cộng sản, Leighton Stuard, đã sống tại đấy nhưmột thừa sai[35]
Đó là Á châu Còn Phi châu thì sao? Giám mục Augouard đã tuyên bốnhư thế này trong tờ La Liberté du Sud-Ouest số 26/8/1921: “Hiểm nguy lớnnhất tại Congo đến từ các mục sư Mỹ và Anh Họ đến hàng loạt, rất đông, đikhắp các nước thuộc địa của Pháp, tung vãi đầy tay đô la và đồng bảng Anh.Giá như họ hành động vì mục đích tôn giáo! Tôi không tin như thế và Toànquyền Augagneur cũng không tin như thế, bởi vì, trong một phúc trình gởicho bộ trưởng thuộc địa, ông tuyên bố rằng những tuyên truyền mệnh danh
là tôn giáo kia dường như là một tổ chức thuộc địa đích thực nhắm mục đíchđặt chân trên đất Phi châu thuộc Pháp Những hành động tương tự cũng diễn
ra ở Côte d’Ivoire và Caméroun, nơi mà các cựu thừa sai Đức, nhập tịchThụy Sĩ, vừa trở lại hoạt động như trước 1914 ”
Đồng ý với giám mục, Revel, thanh tra thuộc địa, phúc trình như sau:
“Đâu đâu cũng thấy những kẻ bất mãn: ở đây, tại Côte d’Ivoire, họ đoàn kết
Trang 12ta, trong một thời gian ngắn, sẽ nhượng Côte d’Ivoire cho láng giềng Từ đó,phong trào sôi động và bất phục tùng diễn ra Xứ Côte d’Ivoire bỗng chia ralàm hai phe, phe Gia Tô và phe Tin Lành Đối với dân bản xứ, Tin Lành cónghĩa là Anh hoặc Mỹ, và Gia Tô đồng nghĩa với Pháp ”
Kết luận của phúc trình: “Gia Tô hoặc Tin Lành, đó sẽ là Côte d’Ivoirecủa tương lai Chúng ta có thể nói thêm: Pháp hoặc Anh, bởi vì vấn đề tôngiáo được cộng thêm vấn đề chính trị”[36]
Và như thế, các nước Gia Tô tìm cách gởi đến thuộc địa các thừa saithuộc quốc tịch của mình và đồng thời tìm cách thực hiện quyền giám sáttrên tất cả thừa sai Gia Tô hoạt động trong những quốc gia hãy còn độc lập.Đến nỗi các nhà chính trị chống Vatican nhất, chống giáo hội nhất ở “chínhquốc”, đóng vai trò bảo vệ nhiệt thành nhất đối với các thừa sai Gia Tô ởthuộc địa và yêu cầu Vatican công nhận những đặc ân đặc quyền tương ứngvới vai trò đó[37] Nước Pháp, chống tôn giáo từ Cách Mạng 1789 và trunglập về tôn giáo từ 1905, đặc biệt thực hiện ở bên ngoài chức năng “trưởng nữcủa Giáo hội” của mình Gambetta tuyên bố một câu bất hủ: “Chống cố đạokhông phải là món hàng xuất cảng” Suốt thời gian khủng hoảng đầu tiên vìcao trào chống cố đạo từ 1880 đến 1889, bang giao giữa Paris và Bộ Truyềngiáo Vatican tiếp diễn bình thường Sứ quán Pháp tại Vatican vẫn hoạt độngkhông gián đoạn Giáo hoàng Léon XIII và hồng y Rampolla (bộ trưởngngoại giao) vẫn dành cho nước Pháp thái độ ân cần Tuy chống cố đạo khéttiếng nhất, Jules Ferry không hề từ chối sự giúp đỡ của thừa sai, ngược lạicòn nâng đỡ hoạt động của giám mục Lavigerie ở Tunisie và Algérie “Quan
hệ giữa Lavigerie với lãnh sự Roustan, với bộ trưởng Waddington, vớiGambetta, với Ferry, mở đường Tunisie cho ảnh hưởng của ta và súng đạncủa ta Thừa sai được Paris xem như những người Pháp ái quốc nhất và vô vịlợi nhất: chính sách chống cố đạo ở bên trong tương ứng với một sự hợp tácchân tình giữa Lavigerie và nước Pháp ở bên ngoài Ngay sau khi thiết lậpnền bảo hộ của ta ở Tunisie, Lavigerie được bổ nhiệm cai quản địa phậnTunisie vào tháng 6 năm 1881, và chính nhờ những chỉ dẫn của giám mục
mà Gambetta đã ban hành những quyết định hành chánh đầu tiên tạiđấy”[38] Trong đợt khủng hoảng thứ hai vì chính sách chống cố đạo, từ 1901đến 1907, tình trạng hợp tác cũng tốt đẹp không khác “Công trình truyềnđạo Gia Tô thật là công trình quốc gia”[39], kết luận đó đến từ hai phía, phíanhà thờ cũng như phía Nhà nước “Bất cứ lúc nào, sự thù ghét của kẻ chốngđạo cũng im tiếng trước danh dự quốc gia và người cầm quyền đã từng trụcxuất các linh mục Dòng Tên ra khỏi nước Pháp tự tuyên bố mình là bạn, là
Trang 13IV Thế nhưng không phải không có mâu thuẫn giữa việc cải đạo và chínhsách thuộc địa Tại sao? Tại vì, về phía Nhà thờ, họ biết rằng khi dựa vào thếlực bên ngoài để bành trướng, họ dễ bị quần chúng bản xứ nhìn họ như công
cụ của đế quốc, thực dân Ngược lại, về phía chính quyền thuộc địa, họ biếtrằng nếu nâng đỡ tôn giáo mới của Âu châu lộ liễu quá, sự chống đối củadân chúng trước sự xâm nhập thô bạo của tôn giáo đó sẽ có ảnh hưởng taihại trên việc thu phục nhân tâm mà họ phải làm để củng cố đô hộ thuộc địa.Mâu thuẫn giữa lợi ích tôn giáo và lợi ích thuộc địa là khía cạnh thứ tư củavấn đề
1) Các thừa sai, nhất là các vị được gởi qua Viễn Đông, ý thức được nguy
cơ của liên minh giữa tôn giáo và chính trị từ lâu Thừa sai Léon Joly thanphiền: “Lạ thật, đau đớn thật, rõ ràng thật, Viễn Đông từ khước đạoChúa!”[41] Linh mục Louvet, sử gia của Nha thừa sai, không nói gì kháchơn: “Chẳng cần tự mình che giấu sự thật làm gì: Trung Hoa nhất quyết từchối đạo Chúa Giới sĩ phu kiêu hãnh thì ghét bỏ chúng ta hơn bao giờ hết,khẩu hiệu nẩy lửa kêu gọi dân chúng loại trừ bọn quỷ quái Âu châu xuất hiệncùng khắp, và có lẽ không xa nữa đâu cái ngày mà Giáo hội Trung Hoa đẹp
đẽ này, Giáo hội đã được dựng lên với bao nhiêu công phu khó nhọc, sẽ bịngập trong máu của tông đồ và của con cái họ” Tại sao đạo Chúa bị từkhước như vậy? Louvet công nhận rằng điều đó chẳng phải phát xuất từ lòngcuồng tín tôn giáo, bởi vì không có dân tộc nào khoan hòa về tôn giáo nhưTrung Hoa Chỉ vì người Trung Hoa đồng hóa xâm lược tôn giáo với xâmlược đế quốc; chỉ vì “đằng sau tông đồ của đức Giê-su, người Trung Hoathấy Âu châu, tư tưởng của Âu châu, văn minh của Âu châu mà họ khôngmuốn nhận với bất cứ giá nào, vì họ bằng lòng với văn hóa của tổ tiênhọ”[42]
Lỗi tại ai? Thừa sai Joly gán cho các chính quyền Âu châu: các chínhquyền này cứ nhắc nhở mãi công trình của các tông đồ trong việc chinh phụcthuộc địa, “không suy nghĩ rằng sự xưng tụng bất cẩn đó đã xác nhận lờibuộc tội của sĩ phu Á châu và biện minh cho sự tàn sát của họ dưới danhnghĩa yêu nước Xưng tụng như thế sẽ gây ảnh hưởng tai hại ở Đông Dương
và ở Trung Hoa Dân chúng ở đấy sẽ khai thác luận cứ đó và rốt cuộc là dân
da vàng sẽ liên kết với nhau để chống dân Âu châu, đưa đến sự suy tàn củaGiáo hội và của nền đô hộ Âu châu”[43]
Nhưng lỗi cũng tại chính các thừa sai Joly viết: phần đông các thừa saikhông thấy nguy cơ đó, không từ khước những lời xưng tụng trên, còn khoáitrá nhận lãnh, bổ túc thêm nữa, và tiếp tục sống nhờ lưỡi gươm của thế
Trang 14quyền “Cho đến giờ đây, tại Viễn Đông, sự truyền đạo bị ghét, nhưng sựghét bỏ đó lại là một tôn vinh Bởi vì chính tên đao phủ lắm khi phải thầmphục nạn nhân mà họ xử trảm Bây giờ trở đi, người Á châu biết rõ rằngđộng đến thừa sai là phải trả giá đắt như thế nào, nhưng khi trả giá, họ họcđược quyền khinh bỉ Đạo Chúa, khi làm công cụ cho một Tổ quốc dướitrần thế, dù cho Tổ quốc đó lớn đến đâu đi nữa, dù cho vai trò đó đẹp đếnđâu trong lịch sử thế giới, là một đạo Chúa thấp lùn, không làm ai kính phục,cũng như sự đô hộ của Pháp ở An Nam không làm ai kính phục về tính chínhđáng”[44].
Muốn cứu đạo Chúa, cách duy nhất là tách đạo đó ra khỏi bối cảnh đếquốc, thuộc địa Louvet viết: “Vấn đề có tính cách chính trị nhiều hơn tôngiáo, có thể nói hầu như hoàn toàn chính trị Ngày nào mà nước Trung Hoathông minh hiểu được rằng họ có thể vừa là Trung Hoa vừa là tín đồ đạoChúa, ngày nào mà họ thấy giáo đồ bản xứ đứng đầu Giáo hội ở Trung Hoa,ngày đó đạo Chúa sẽ cư trú vĩnh viễn trong xứ sở 400 triệu dân to lớn này,
và sự cải đạo của Trung Hoa sẽ là sự cải đạo của toàn thể Viễn Đông Trung Hoa không nhận văn minh Âu châu Phải tách rời minh bạch vấn đềtôn giáo với vấn đề chính trị”[45]
Rốt cục rồi các giáo hoàng cũng phải thấy điều đó Giáo hoàng Benoit
XV tuyên bố trong sắc chỉ Maximum Illud ngày 30/11/1919: “Mỗi ngườihãy nghe Chúa dạy: “Hãy quên nước của con và nhà của cha mẹ con” Mỗingười hãy nhớ rằng mình có một vương quốc để bành trướng, không phảivương quốc của con người mà là vương quốc của Chúa Đáng buồn thay khicác thừa sai quên mất phẩm giá của mình đến độ đặt tổ quốc của mình ở trầnthế này trên Tổ quốc trên trời và phục vụ với một lòng nhiệt thành lộ liễu sứcmạnh, ảnh hưởng và vinh quang của nước mình trên tất cả mọi thứ Nếu cácthừa sai cứ buông mình theo những mục đích trần thế như vậy, và, thay vìhành động như những tông đồ thực sự, lại chứng tỏ mình cũng quan tâmphục vụ lợi ích của tổ quốc mình, lập tức công trình của họ sẽ bị dân chúngchê bai, và dân chúng sẽ nghĩ rằng đạo Chúa chỉ là tôn giáo của ngoại quốc,theo đạo là nhận sự cai trị và đô hộ của nước ngoài và từ khước Tổ quốc củamình”[46]
Tầm quan trọng của nhận định này khiến giáo hoàng Pie XI phải nhắc lạimột lần nữa ngày 19/6/1926 trong sắc chỉ Ab Ipsis Pontificatus Exordiis:
“Không phải các thủ lãnh của xã hội dân sự mà chính Thượng Đế đã gọi cácthừa sai để làm công trình thần thánh đó Các thừa sai không phải là sứ giảcủa loài người mà là sứ giả của Thượng Đế, những sứ giả đang tiếp tụcphụng vụ công trình mà chúa Giê Su đã giao cho các tông đồ của Ngài Bổnphận của các thừa sai là không được nâng đỡ lợi ích của Tổ quốc mình,
Trang 151926 Đó là thời gian mà các phong trào dân tộc bắt đầu nổi lên mạnh
mẽ ở các thuộc địa và ở Trung Quốc Nhà viết sử Latourette nói lên quantâm của các giáo hoàng: được đế quốc Tây phương áp đặt và bảo vệ, đạoChúa có nguy cơ rơi vào số phận của chủ nhân và người liên kết nếu đế quốc
bị tấn công và tiêu hủy[48] Nhưng đó là lý thuyết Trên thực tế, đâu đâu cácthừa sai cũng tuyên bố và hành động như dưới thời giáo hoàng Léon XIII[49].Tại sao vậy? Lý do rất đơn giản Thừa sai phải chống đỡ trên hai mặt: ở
maçonnerie[50] giáng xuống họ; ở thuộc địa, họ phải chống lại phản ứng củadân chúng và những cản trở của văn hóa, phong tục, luật lệ bản xứ Để thắngtrên mặt trận thứ nhất, họ phải chứng tỏ rằng họ là những chiến sĩ hữu hiệunhất cho lý tưởng của nước họ Để thành công trên mặt trận thứ hai, họkhông thể không nương nhờ vào chính quyền thuộc địa và liên kết với chínhquyền đó
“mẫu quốc”, họ phải đỡ những đòn mà các đảng chống cố đạo và giới franc-Trong tinh thần đó, giám mục Chaptal, phó quản trị địa phận Paris, tándương thống chế Lyautey như sau: “Với tài năng tổ chức tuyệt diệu, thốngchế luôn luôn biết sử dụng cho lợi ích nước Pháp tất cả những lực lượng đạođức, dù là tôn giáo Bởi vậy, ngài đã biết từ lâu giá trị của cống hiến tâm linhđến từ hành động thừa sai Ngài tin rằng nếu ngài bỏ lỡ một cơ hội không sửdụng vai trò của thừa sai trong việc xây dựng nền móng và bành trướngthuộc địa, ngài sẽ phạm một bất công không tha thứ được và một lầm lỗi đốivới Tổ quốc”[51]
Các lý thuyết gia Thiên Chúa giáo như P Lesourd chẳng hạn đào sâu một
lý luận thâm thúy hơn: không có một mâu thuẫn nào trong tâm hồn thừa sai
cả, bởi vì phục vụ cho văn minh tức là phục vụ cho đạo Chúa “Nhiệm vụvăn minh” mà nước Pháp theo đuổi khiến lý tưởng thuộc địa trùng hợp với lýtưởng của thừa sai
Dù sao đi nữa, thực tế vẫn sống động hơn lý thuyết, và thực tế là sự cấukết với chính quyền, ở chính quốc cũng như ở thuộc địa, khiến tôn giáo mớikhông nẩy nở được Cản trở đó chỉ có thể vượt qua bằng cách thiết lập mộtgiáo đồ bản xứ, một giáo hội bản xứ, quan tâm sống chết của giáo hoàngBenoit XV và Pie XI trong sắc chỉ Maximum Illud và Rerum Ecclesiae Phảiđợi đến sau thế chiến thứ hai và trong những năm 50, các lý thuyết gia ThiênChúa giáo mới bắt đầu đặt “vấn đề thuộc địa trước lương tâm Thiên Chúa
Trang 162) Đứng về mặt chính sách thuộc địa, thừa sai vẫn luôn luôn được xemnhư các người phù trợ cho văn hóa Tây phương, “lính canh dũng cảm”giương cao ngọn cờ Tổ quốc[52] Thế nhưng, phần vì ảnh hưởng của trào lưuchống cố đạo ở chính quốc, phần vì phương pháp cải đạo thô thiển của thừasai, các viên chức cai trị ý thức rằng công việc của thừa sai làm dân chúngghét lây chính quyền thuộc địa Ngược với lý luận của thừa sai, họ nói: dânchúng ghét người Âu châu bởi vì đàng sau Âu châu dân chúng thấy thừa sai
“Đóng thùng thuốc phiện và thừa sai, quý vị sẽ được dang tay tiếp đón”, đó
là câu nói của một quan chức Trung Quốc với lãnh sự Anh[53] Thừa sai luônluôn can thiệp để người mới cải đạo không bị tòa án bản xứ xét xử, luôn luônbiến những cộng đồng giáo dân thành những tiểu quốc trong một quốc gia,chỉ nhận mệnh lệnh và quyền uy duy nhất từ linh mục “Như thế là phục vụcho quyền lợi nước Pháp sao?”, Toàn quyền De Lanessan hỏi như vậy
V Tình trạng đó, cộng thêm với những yếu tố chính trị và chiến thuậtkhác, đưa đến việc nảy sinh ra một lý thuyết thuộc địa mới để thay thế cho lýthuyết đồng hóa cổ truyền: đó là lý thuyết liên hợp, cha sinh mẹ đẻ của chủtrương “Pháp-Việt đề huề” thời những năm 30 Đây là khía cạnh thứ nămcủa vấn đề
Từ cuối thế chiến thứ nhất, chính sách đồng hóa bị chính sách liên hợpđánh bại trên lý thuyết vì liên hợp được xem như có khả năng quyến rũ tầnglớp thượng lưu bản xứ đang ngấm ngầm ngã theo những phong trào dân tộc.Tất nhiên đây là vấn đề chỉ đặt ra đối với chính sách thuộc địa của Pháp;nước Anh từ đầu vẫn chung thủy với chính sách indirect rule Với liên hợp,các nhà cai trị Pháp thử tái lập tập quán cũ, phong tục cũ, văn hóa cũ trongcác nước thuộc địa, tán dương bằng diễn văn, bằng sách báo, bằng ngôn từvăn vẻ, sự hợp tác giữa văn minh Tây phương và văn minh bản xứ mà trướcđây họ muốn triệt hạ, hy vọng rằng chính sách “phóng khoáng” đó sẽ lôi kéolại được giới trí thức đang ngấm chất men của những chủ thuyết dân chủphương Tây, hoặc của kinh nghiệm Nhật Bản và Trung Quốc, hoặc của CáchMạng Tháng Mười
Song song với khuynh hướng đó, các thừa sai cũng tỏ ra thay đổi thái độđối với các định chế xã hội truyền thống trong các nước thuộc địa, và, thay
vì triệt hạ như trước đây, họ bắt đầu đưa ra lý thuyết Thiên Chúa hóa nhữngđịnh chế đó Họ nói: nhiệm vụ của giáo hội thừa sai chỉ chấm dứt khi khôngnhững con người mà cả những định chế đều được Thiên Chúa hóa “Khi rửatội cho những gì đích thực là nhân bản trong những văn hóa cổ truyền, và khithanh lọc những giá trị đó để làm chúng sống lại trong Thiên Chúa, Nhà thờđưa những giá trị đó đến tận cùng tột, đến tận sung mãn, đến tận hoàn hảo
Trang 17của chúng Những đức tính chỉ vỏn vẹn trần thế của Khổng tử, thừa sai sẽbiến đổi chúng bằng đức bác ái của Thiên Chúa và mang đến cho chúngnhững công hiệu mới”[54] Trong tinh thần đó, những công trình nghiên cứuvăn hóa bản xứ được đặc biệt chú trọng, như những nghiên cứu mà linh mụcTempel ở Congo Bỉ đã miệt mài trong nhiều năm để tìm hiểu phong tục, tâm
lý, luận lý của người da đen ở Phi châu trong mục đích làm cho Thiên Chúađược hiểu trong đầu họ Nói như giám mục Dellepiane ở Congo Bỉ, “phảilàm thế nào để người bản xứ cảm thấy, trong giáo hội, rằng đó là giáo hộicủa họ”[55]
Công việc thâm nhập vào đầu óc của mỗi dân tộc thuộc địa như thế chỉ cóthể thực hiện từ từ do chính người bản xứ, bởi vì thừa sai Âu châu, dù thôngthái bao nhiêu đi nữa, cũng không thể suy nghĩ thế cho cái đầu của ngườithuộc địa Một lần nữa, việc dựng xây một giáo đồ bản xứ và một giới tríthức bản xứ trong ánh sáng của Chúa là quan trọng biết dường nào Khi Pie
XI đích thân chủ lễ phong chức cho 6 giám mục Trung Hoa đầu tiên ngày28/10/1926 tại nhà thờ Saint Pierre, vị giáo hoàng đó muốn chứng tỏ rằngđối với Vatican, vấn đề xây dựng giáo hội bản xứ là vấn đề sinh tử của giáohội Thiên Chúa
Như vậy, trên lý thuyết suông, chẳng có gì mâu thuẫn giữa chính sách liênhợp của viên chức thuộc địa và cái nhìn chiến lược tương lai sắc lẻm củagiáo hội Thiên Chúa Hơn thế nữa, cái nhìn đó còn tạo thêm uy thế cho chínhsách của Galliéni, của Vollenhoven, của Brazza, của Sarraut Giáo hoàng PieXII nói gì trong giáo chỉ Summi Pontificatus? “Được Thượng Đế ủy tháccho ánh sáng khôn ngoan trong nhiệm vụ giáo dục, Giáo hội của Thiên Chúakhông thể nghĩ đến việc tấn công hoặc khinh khi những đặc tính riêng biệt
mà mỗi dân tộc gìn giữ như gia bảo với lòng hiếu thảo và niềm hãnh diệncủa họ Mục tiêu của Giáo hội là đạt cho được sự đồng nhất siêu nhiên trongtình thương phổ quát được cảm nhận và được thực hành chứ không phảitrong sự giống nhau hoàn toàn ở ngoài mặt, hời hợt, nông cạn ”[56].Vollenhoven nói gì? “Phải nên làm mềm dẻo và tốt đẹp những cơ chế riêngbiệt của các thuộc địa, thay vì tìm cách xây lên, bất chấp nét đặc thù của mỗi
xứ, một lâu đài với kiến trúc giống nhau chẳng thuận lợi gì cho việc mởmang những dân tộc mà chúng ta tìm đến.”
Hòa âm như một bản hợp xướng Nhưng đấy chỉ là hoa mỹ của diễn văn
và của ước mong thần thánh Trong thực tế, hai chính sách, của thừa sai vàcủa thuộc địa, không mấy đổi thay Thảng hoặc Sarraut có dùng khẩu khírồng mây để vinh thăng văn hóa cổ truyền trước cử tọa tinh hoa của Hà Nội,lập tức thừa sai mỉa mai, phản kháng
• • •
Trang 18Tác giả công trình nghiên cứu chắc đã không nghĩ đến đề tài này và đãxem những chuyện kể ra trên đây như thuộc vào quá khứ xa xăm, hơn nữa,như những chuyện mà ai cũng biết, kể lại nhàm tai, nếu không đọc vài hàngtrong tờ báo Le Monde giữa lúc quân đội Mỹ ồ ạt đổ vào Việt Nam năm
1966 Vài hàng ngắn ngủi trích lại một bài thánh giảng của hồng y Spellmantrong đêm thánh lễ Giáng sinh mà ông đã đích thân từ Mỹ bay qua Việt Nam
để cử hành tại Sài Gòn trước quân đội Mỹ: “Quân đội Mỹ đến đây khôngphải chỉ là đến như chiến sĩ của quân đội Hoa Kỳ mà còn đến như chiến sĩcủa Thiên Chúa Chiến tranh Việt Nam là chiến tranh để bảo vệ văn minh Mọi giải pháp khác với chiến thắng quân sự là không thể quan niệmđược ”[57]
Thế thì chuyện xưa hay chuyện nay? Sau lưng hay lồ lộ trước mắt? Giữathời thuộc địa, người Pháp ưa nói thế này: “Trong bụng mỗi người An Namđều có một ông quan” Tác giả không muốn gì hơn là mai đây, trong nước
An Nam đã trở thành Việt Nam toàn vẹn tự chủ, trong bụng của thời sự nónghổi dưới đất không còn thập thò những chuyện trên trời như chuyện sẽ kể rasau đây
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com
Trang 19Về vấn đề thứ nhất, nên lưu ý quốc tịch của các đoàn tàu Các thươngnhân Bồ Đào Nha, cường quốc hàng hải số một thời đó, là những người Tâyphương đầu tiên đến Việt Nam Từ năm 1557, họ đã thường xuyên lui tớiHội An ở Đàng Trong (thuộc phần đất của Chúa Nguyễn lúc bấy giờ) Người
Hà Lan, sau khi đóng đô thường trực tại Batavia từ đầu thế kỷ 17, cũng theochân người Bồ nhưng lại muốn dồn nỗ lực làm ăn với Đàng Ngoài (thuộcphần đất của Chúa Trịnh), cả ở Hà Nội Theo sau các đoàn thương nhân làcác đoàn giáo sĩ thừa sai Các giáo sĩ đầu tiên lập căn cứ ở Việt Nam, từ đầuthế kỷ 17, là các thừa sai Dòng Tên (Jésuites) Bồ Đào Nha; họ giữ khư khưthế độc quyền và tự trị của họ Đến năm 1649, Alexandre de Rhodes, sau khi
bị trục xuất vĩnh viễn khỏi Việt Nam từ vài năm trước, đệ trình lên giáoquyền Rô-ma một kế sách nhằm thiết lập một chức vị giám mục nằm ngoàiquyền hạn của giáo đoàn Bồ Đào Nha Nhận được sự sủng ái của Giáohoàng, De Rhodes cũng muốn tách việc truyền giáo đến các nước Á châukhỏi uy quyền thế tục Bồ Đào Nha Được mãn nguyện, vị giáo sĩ Dòng Tênngười Pháp gốc Avignon này quyết định biến việc thiết lập các giáo phậnthành nhiệm vụ của người Pháp Gặp phải sự chống đối quyết liệt của người
Bồ, dựa trên căn bản độc quyền mà giáo hoàng Alexandre Borgia đã trao cho
họ từ năm 1493, kế hoạch của Alexandre de Rhodes phải đợi mãi đến năm
1658, sau khi ông chết, mới thấy kết quả, khi Rô-ma bổ nhiệm hai Khâm saitòa thánh người Pháp, là François Pallu và Lambert de la Motte, làm việctrực tiếp với Giáo hoàng Khi đó, Hội Truyền giáo Hải ngoại được thành lập,
và lịch sử của Hội này liên hệ mật thiết với lịch sử chiếm đóng thuộc địa củaPháp tại Việt Nam
Vậy, khác với người Bồ, những thử nghiệm thương mại của người Phápchỉ được thực hiện sau việc bổ nhiệm các Khâm sai của tòa thánh FrançoisPallu, tin rằng sự thành công trong việc truyền giáo lệ thuộc mật thiết với sựthành công trong việc giao thương của Tây phương, đề nghị vào năm 1658
Trang 20“Mặc dầu cuộc du hành đến Trung Quốc có mục đích chính là vinh danhThiên Chúa và cải đạo các linh hồn, chúng ta không bỏ qua việc kết thêm lợiích vào đó, và để chứng minh rằng lợi tức thu nhận có thể lên đến hơn batrăm phần trăm, chúng ta cần phải biết bố trí sắp đặt ”[58]
Vì mục đích ấy, năm 1660, ông ký hợp đồng với một công ty ở thành phốRouen đảm trách việc trang bị một chiếc tàu để chở ông đến Việt Nam, vớicác điều khoản hợp tác như sau:
“Như ước nguyện chính của công ty này là tạo dễ dàng cho việc ổn địnhchuyến đi của các ngài giám mục , qui định rằng sẽ chỉ nhận lên tàu, cùngvới các giáo sĩ thừa sai, những tùy tùng và bộ hạ của họ, không lấy tiền phítổn trên hành lý và thực phẩm của họ và sẽ đưa họ đến một hay nhiều hảicảng ở Bắc kỳ, Nam kỳ hay Trung Quốc tùy ý ” (điều XIII)
“Đối lại với nghĩa cử này, các giám mục nói trên được Công ty yêu cầulưu ý không bỏ sót điều gì trong các xứ ấy và cử người ghi chép rõ các việcbán mua, để khi trở về tường trình đầy đủ và trung thực việc quản lý củahọ ” (điều XIV)[59] Chiếc tàu xứ Rouen này bị một trận bão phá hủy, nên
kế hoạch đó bị thất bại Nhưng, vào năm 1664, Colbert lập Công ty ĐôngẤn; Pallu bèn chăm chú hướng hoạt động của công ty đến Bắc kỳ Trong cácthư viết cho Colbert, ông cho biết những tin tức thương mại và chính trị vềđất nước mà ông truyền giáo Vào lúc bị một cơn bão thổi tạt vào bờ biểnPhi Luật Tân, giám mục Pallu đang mang một “kế hoạch thành lập cơ sở củaCông ty Hoàng gia Ấn” ở vương quốc Bắc kỳ Nhưng các nhà buôn không bịmắc mưu; họ biết rõ “tham vọng và đầu óc xâm lăng của các giáo sĩ thừa saimuốn xúi giục thiết lập khắp nơi những thương cuộc, nhất là ở Bắc kỳ, để họ
có thể thiết lập ở đó việc truyền giáo của họ”[60]
Thời gian các thừa sai Pháp đến Việt Nam trùng hợp với lúc các Chúa cóthái độ cứng rắn đối với việc truyền bá Gia Tô giáo Lệnh trục xuất, lúc đầuđược áp dụng lỏng lẻo, dần dần trở nên gắt gao hơn Những tranh chấp giữacác giáo sĩ Dòng Tên người Bồ và các Khâm sai tòa thánh đã góp phần làmnặng nề thêm mối nghi ngờ của các Chúa: các giáo sĩ người Bồ tố cáo cácKhâm sai là những tên gian manh và những kẻ gây rối Tuy vậy, tuy có lệnhtrục xuất, các giáo sĩ Dòng Tên, là y sĩ, nhà trắc địa, nhà toán học, được cácChúa Nguyễn tin cậy hơn, vẫn tiếp tục lưu lại ở Đàng Trong và giữ các chức
vụ quan trọng trong phủ Chúa, cũng như những đồng nghiệp của họ bênTrung Quốc Ở Đàng Ngoài, các giáo sĩ Dòng Đa Minh Tây Ban Nha đã đến
từ năm 1673, do các giám mục Pháp triệu thỉnh từ Manila, và đã thiết lập cơ
Trang 21Năm 1787, hiệp ước đầu tiên giữa Pháp và Việt Nam ra đời Nguyễn Ánh,
bị Tây Sơn đánh đuổi, chạy ra lập căn cứ ở Hà Tiên và đã gặp giám mụcPigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) ở đó năm 1784 Là người của hội Truyềngiáo Hải ngoại, vị này cố vấn cho chúa nên cầu viện vua Louis XVI ChúaNguyễn Ánh chấp nhận đề nghị này, giám mục liền lên đường trở về Pháp,điều đình với Bộ trưởng Ngoại giao lúc bấy giờ, là Montmorin, về một hiệpước liên minh được ký ngày 28 tháng 11 năm 1787 Vua Pháp cam kết gởiquân đội và tàu chiến để giúp Nguyễn Ánh trong nỗ lực khôi phục uy quyềntrên các xứ sở của ông; bù lại ‘Vua Nam kỳ’ sẽ nhượng cho Pháp các đảogần Đà Nẵng và Côn Lôn và để cho Pháp độc quyền tự do buôn bán, khôngcho bất cứ nước Âu châu nào khác Nhưng hiệp ước này vô hiệu Chế độquân chủ Pháp đang nghiêng ngửa và kiệt quệ vì chiến tranh ở châu Mỹ,không đủ sức dự vào một cuộc chiến xa xôi như thế
Khi lên ngôi vua với hiệu Gia Long, Nguyễn Ánh cố tránh những quan hệchính thức có tính cách cam kết chính trị với các chính quyền Tây phương đểkhỏi sa vào những lỗi lầm dẫn đến số phận của Ấn Độ mà ông đã biết Vìvậy, ông đã từ chối tái lập quan hệ thương mại với nước Anh, đã bị cắt đứt
từ năm 1700 Tương tự như thế, ông đã không chịu tiếp thuyền trưởng Pháp,Kergariou, của tàu Cybèle, khi vị chỉ huy này đến Đà Nẵng năm 1817 để đòiVua phải áp dụng hiệp ước 1787 đã chết non khi vừa ra đời và cắt nhượngCôn Đảo Cùng năm này, Quận công Richelieu gởi đến cho Chaigneau, mộtcựu sĩ quan hải quân đang làm quan trong triều vua Gia Long, một văn thưyêu cầu cho biết những tin tức về Việt Nam Trong văn thư, Quận công viết:
“Thưa ông, ông có thể tham gia vào những quan điểm ưu ái của chính phủbằng cách, trước hết, với mọi phương tiện mà địa vị hiện giờ của ông cóđược, hỗ trợ cho các cuộc kinh doanh đầu tiên của các chủ tàu của chúng ta
và, kế đó, gởi cho tôi những tin tức chính xác giúp tôi thấy điều gì tốt nhấtphải làm để đạt được mục đích đã nhắm, tức là thiết lập một nền thương mạiđều đặn và thường trực với xứ mà ông đang ở”[61]
Gia Long qua đời khi người Anh đã chiếm Singapour Minh Mạng lên nốingôi, tiếp tục giữ thái độ thận trọng và dè dặt đối với tham vọng của người
Âu châu Khi vua Louis XVIII đề nghị ký một hiệp ước thương mại, MinhMạng trả lời: “Nếu người của nước Ngài muốn đến buôn bán trong vươngquốc chúng tôi, họ phải tuân theo luật của xứ sở này, đó là điều thuận lý”[62]
Từ 1831 đến 1839, các quan hệ giữa Pháp và Việt Nam bị gián đoạn.Những người Âu duy nhất còn ở lại Việt Nam là các giáo sĩ thừa sai Nhưngtrước mắt các Vua nhà Nguyễn, hoạt động của họ có vẻ còn nguy hiểm hơn
Trang 22áp lực thương mại Tây phương Thật vậy, sự tham gia tích cực của các thừasai trong loạn Lê Văn Khơi, từ 1833 đến 1836, với ước vọng tạo Nam kỳthành một vương quốc ly khai và sùng tín, đã làm Minh Mạng tức giận, đưađến chỉ thị đầu tiên cấm việc truyền giáo Các nhà chép sử ghi nhận rằng cácchỉ thị cấm đạo nghiêm ngặt nhất đều ra đời sau các năm 1833-1835; và chỉ
từ khi đĩ, kể từ lúc Gia Long lên ngơi, các thừa sai đầu tiên bị hành xử
Năm 1839, Anh can thiệp quân sự tại Trung Quốc “Chiến tranh nhaphiến” bùng nổ Vua Minh Mạng hiểu ngay mối đe dọa của các đế quốcphương Tây đè nặng trên nước mình Ơng cho rằng nên thận trọng thăm dị ýđịnh của các cường quốc Âu châu hầu đi đến một thỏa hiệp trên vấn đề tơngiáo cũng như trên vấn đề thương mại Vì mục đích đĩ, từ đầu năm 1840,nhà Vua đã gởi nhiều đồn sứ thần đến Penang, Calcutta, Batavia, Paris vàLuân Đơn Tại Paris, đồn sứ thần khơng được vua Louis Philippe tiếp kiến:các giáo sĩ truyền giáo hải ngoại, để ngăn chận việc ký kết một hịa ước mà
họ nghi là phải gánh chịu những thua thiệt, đã mưu mơ vận động ở triều đình
và trình bày Minh Mạng như một kẻ thù cứng cỏi của tơn giáo (Gia Tơ giáo).Giáo hồng cũng phản đối
Khi các sứ thần trở về Huế, Minh Mạng vừa mới băng hà Dưới triềuThiệu Trị, sự cấm đạo chấm dứt Theo lời yêu cầu của Đại tá Levêque,thuyền trưởng tàu Hérọne, Tân Vương mới vừa lên ngơi đã trả tự do cho 5giáo sĩ thừa sai đang bị kết án tử hình Chiếc Alcmêne, thuộc hạm đội của
Đơ đốc Cécile, cũng đến, năm 1845, để xin phĩng thích giám mục Lefèbvre
và cũng được thỏa mãn Sau khi được đưa đến Singapour, vị giám mục này
đã nhanh chĩng trở lại Việt Nam, bất chấp các lệnh Vua mà ơng đã biết Bịbắt giữ ở cửa sơng Sài Gịn, ơng chỉ bị gởi trả về Singapour
Nhưng áp lực Tây phương gia tăng và vũ lực đi kèm theo sau sự thuyếtphục Anh Quốc, nhờ hiệp ước Nam Kinh (1842), chiếm được Hồng Kơng
và mở cửa 5 cảng Pháp cũng giựt được các mối lợi tương tự, qua hiệp ướcHồng Phố (1844), cùng với lời hứa cho tự do truyền giáo Theo lời kêu gọicủa các thừa sai, “Đế chế tháng Bảy” (của Pháp thời đĩ) muốn can thiệp vàoViệt Nam để đạt những đặc nhượng tương tự Trong mục đích đĩ, Pháp pháiđến Việt Nam hai tàu chiến dưới sự chỉ huy của Rigault de Genouilly Vị sĩquan này đưa tối hậu thư địi bãi bỏ lệnh trục xuất giáo sĩ thừa sai và địi Gia
Tơ giáo phải được chấp nhận ở Việt Nam như tại Trung Quốc Trong lúcthương thuyết đang diễn ra ở Đà Nẵng, người Pháp thấy các thuyền buồmViệt Nam đến gần, liền tấn cơng khơng báo trước và đánh đắm tồn bộ đồnthuyền (1847)
Báo động tung ra từ cuộc tấn cơng đĩ làm cho vua Tự Đức, kế ngơi vuaThiệu Trị, hiểu sự trầm trọng của tình hình Trước các hiểm họa như thế,
Trang 23triều đình Huế không tìm ra cách tự vệ nào khác hơn là chính sách “bế quantỏa cảng” triệt để Trong khi đó, khó khăn ngày càng gia tăng trong quan hệcủa triều đình Huế với các giáo sĩ thừa sai do những khuấy rối và những âmmưu xen vào nội bộ của chính hoàng gia Vụ Hồng Bảo là mồi lửa châm vàothùng thuốc súng Bị gạt khỏi ngôi vua, Hồng Bảo, anh cả của vua Tự Đức,muốn qui tụ người Gia Tô vào cuộc nổi dậy chống vua, và đồng đảng củaông trao tiền trước cho các thừa sai hầu được sự trợ giúp của người Tâyphương Âm mưu bại lộ, Tự Đức ban hành lệnh trục xuất đầu tiên của ông(1848) chống lại “những kẻ cả gan đến độ quyến rũ một hoàng thân” Hai chỉthị khác, vào năm 1851 và 1855, trục xuất các thừa sai vẫn cứ tiếp tục vàoViệt Nam Triều đại “Đế chế thứ nhì” (ở Pháp thời đó) đánh dấu một bànhtrướng mới của Pháp Năm 1855, Napoléon III ra lệnh cho sứ đoàn của ôngtại Trung Quốc tập trung mọi tài liệu về các phái bộ thừa sai ở Đông Dương,vùng đất mà ông muốn che chở và muốn tìm khách hàng để đương đầu vớiAnh Quốc Sứ bộ Montigny được gởi đến Huế để đòi tự do truyền giáo vàthương mại, cùng với việc lập Lãnh sự Quán ở Kinh đô và các thương cuộc
ở Đà Nẵng Trước sứ bộ ít lâu, một tàu chiến, Catinat, đã đến Đà Nẵng Thấyphía Việt Nam phòng ngự, chiếc Catinat tấn công cảng này rồi rút lui (1856).Montigny, đến Huế vào tháng 1 năm 1857, không đạt được gì cả và phải ra
về, không được Vua Tự Đức tiếp
Tình hình là như vậy khi ở Bắc diễn ra vụ hành quyết giám mục Diaz,người Tây Ban Nha, bị kết tội vi phạm luật pháp quốc gia Biến cố cuối cùngnày dẫn đến cuộc chiến
Trang 24CHIẾM NAM KỲ
Khởi đầu, cuộc viễn chinh Nam kỳ chỉ là một biểu dương lực lượng nhằm
uy hiếp và buộc triều đình Huế phải chấp nhận nguyên tắc tự do truyền giáo.Rồi do tình thế, cuộc viễn chinh trở thành giai đoạn đầu của một cuộc chiếmđóng thuộc địa lâu dài
Nhưng các Toàn quyền đầu tiên của “Nam kỳ thuộc Pháp”, trong khi theođuổi mục đích thực dân, vẫn không quên mục tiêu tôn giáo ban đầu: họ ướcmong biến thuộc địa giàu đẹp này thành một đế quốc Gia Tô mạnh mẽ ởViễn Đông Họ xác nhận rằng người Pháp không thể làm gì tốt đẹp và vữngchắc ở Nam kỳ nếu không biến nó thành một xứ Gia Tô bằng cách áp dụngchặt chẽ chính sách đồng hóa
Trang 25VẤN ĐỀ TÔN GIÁO
Đêm 31 tháng 8 năm 1858, một hạm đội do Đô đốc Rigault de Genouillychỉ huy xuất hiện trước căn cứ Đà Nẵng Ngày 1 tháng 9 năm 1858, viên chỉhuy này, sau khi buộc các quan Việt Nam phải giao thành lũy phòng ngự choông trong vòng 2 giờ, đã ra lệnh cho liên quân Pháp - Tây Ban Nha đổ bộ.Sau một trận đánh khá dữ dội, thành lũy bị tràn ngập và bị chiếm Cuộc đổ
bộ này mở một giai đoạn mới trong lịch sử Việt Nam, giai đoạn thực dânthống trị
Chắc hẳn Napoléon III đã nghĩ đến các khía cạnh chiến lược, kinh tế vàthương mại khi quyết định thực hiện cuộc biểu dương hải quân này tại ĐàNẵng Ý tưởng có được một điểm tựa hải quân ở Viễn Đông đã được Guizotđưa ra; từ lâu Pháp đã hiểu sự cần thiết phải có trong vùng biển Việt Nammột cảng tiếp liệu, sửa chữa và ẩn trú cho tàu bè của mình[63] Các bận tâmkinh tế trước đây đã thúc đẩy các cường quốc Tây phương can thiệp vàoTrung Quốc cũng có một vai trò trong vấn đề Việt Nam; chính trong mốiliên hệ với vấn đề Trung Quốc mà Napoléon III đã lấy quyết định trên vấn
đề Việt Nam[64] Việc hạm đội của Rigault de Genouilly đã tham chiến bêncạnh lực lượng Anh trong các trận chiến ở Trung Quốc - chiến tranh chấmdứt với hiệp ước Thiên Tân ngày 27 tháng 6 năm 1858 - cho thấy bận tâm
ấy Thật vậy, vào thời đó, vấn đề mở cửa các thị trường ở Viễn Đông trở nênngày càng rõ nét dưới sức ép của chủ nghĩa tư bản sơ khai
Tuy vậy không thể nói rằng Napoléon III đã có một mục tiêu thuộc địa rõrệt khi phái Rigault de Genouilly đến Đà Nẵng Đúng hơn, ông ta đã lấyquyết định đó dưới ảnh hưởng của tình hình chính trị trong nước Muốn thiếtlập một chế độ độc tài, Napoléon III cần có các thành công quân sự hầu vuốt
ve tự ái dân tộc, đồng thời cho phép ông tưởng thưởng quân đội và thăngchức những sĩ quan mà ông muốn bảo đảm sự trung thành Mặt khác,Napoléon III dựa vào đảng Thiên Chúa để cai trị Đảng này ủng hộ ông trongnhững năm đầu Đế chế, nhưng sau đó, vấn đề Rô-ma khiến những ngườiThiên Chúa xa ông: họ sợ rằng chủ trương thống nhất nước Ý mà ông bảotrợ sẽ đem lại những hậu quả tai hại cho uy quyền của Giáo hoàng Chính vì
để kéo lại những người Thiên Chúa đó mà Napoléon III muốn làm thỏa mãn
họ bằng cách hỗ trợ những đòi hỏi của các phái bộ truyền giáo ở Viễn Đông,củng cố vị thế truyền thống của nước Pháp “trưởng nữ của Giáo hội”, nângcao uy danh của Hoàng đế trong mắt những người bảo thủ và người ThiênChúa, như một vị vua bảo vệ quyền lợi của con chiên
Trang 26mù tịt hoàn toàn của các bộ trưởng thời ấy về một xứ mà lúc đó người Phápgọi là Cochinchine Điều này phản ánh rõ trong các chỉ thị mà Napoléon IIIgởi cho Rigault de Genouilly
I CÁC VẬN ĐỘNG CỦA NHỮNG GIÁO SĨ THỪA SAI BÊN CẠNH NAPOLÉON III
Khởi đầu cho cuộc “biểu dương” hải quân nói trên, được quyết định với
sự đồng thuận của chính phủ Tây Ban Nha, là những vận động mạnh mẽ củacác thừa sai bên cạnh Hoàng đế cũng như bên cạnh sứ bộ Pháp ở TrungQuốc Các đại diện của Pháp ở Trung Quốc, theo lời kêu gọi của những thừasai, luôn luôn yêu cầu can thiệp vào Việt Nam Về vấn đề này, Đặc phái viênngoại giao De Bourboulon đã viết thư hai lần, vào tháng 8 và 9 năm 1852,cho Bộ trưởng Ngoại giao Năm 1855, De Courcy, bí thư của sứ bộ Pháp ởTrung Quốc, theo lệnh của Hoàng đế muốn tập trung các tài liệu về các phái
bộ truyền giáo ở Đông Dương, đã tiếp xúc với các Khâm sai tòa thánh ởXiêm (nay là Thái Lan), Việt Nam và Cam Bốt; chính từ những tin tức docác vị này cung cấp mà chính phủ Pháp đã quyết định gởi Montigny đếnthực hiện sứ mệnh trong các vùng này
Nhưng chính yếu nhất là những vận động được sự hỗ trợ của các nhân vậtquan trọng như Tổng Giám mục Bonnechose của vùng Rouen[65] và củachính Hoàng hậu: những vận động ấy đã thành công trong việc thuyết phụcNapoléon III dù lúc ấy ông không có kế hoạch thuộc địa nào rõ rệt Các vậnđộng này đến từ hai giáo sĩ thừa sai: linh mục Huc, thành viên của Hội thánhLazarre, cựu sứ bộ tòa thánh ở Trung Quốc, Tartarie và Tây Tạng, tác giảcủa sách Gia Tô giáo ở Trung Quốc, Tartarie và Tây Tạng cùng nhiều tácphẩm khác về Trung Quốc; và giám mục Pellerin, Khâm sai tòa thánh tạiBắc Nam kỳ
A Các thỉnh cầu của linh mục Huc
Trong văn thư gởi lên Hoàng đế, linh mục Huc trình bày các mối lợi màviệc chiếm Việt Nam có thể mang lại cho Pháp[66]
Lợi về chiến lược: “Đà Nẵng nằm trong tay người Pháp sẽ là một hải cảngkhông ai tấn công nổi và là cứ điểm quan trọng nhất để chế ngự Bắc Á.”Lợi về kinh tế và thương mại: “Lãnh thổ Cochinchine[67] mầu mỡ có thểsánh được với các vùng nhiệt đới giàu có nhất Xứ này thích hợp cho việctrồng trọt mọi sản phẩm thuộc địa Các sản phẩm chính và phương tiện trao
Trang 27đổi hiện có là đường, gạo, gỗ xây dựng, ngà voi, v.v ; sau hết là vàng vàbạc mà các mỏ rất phong phú đã được khai thác từ lâu.”
Lợi về tôn giáo, tất nhiên: “Dân chúng hiền hòa, cần mẫn, rất dễ dãi đốivới việc truyền bá đức tin Gia Tô Chỉ cần một ít thời gian là có thể cải hóatoàn bộ thành tín đồ Gia Tô và con dân trung thành với Pháp.”
Tức là trên mọi phương diện, theo linh mục Huc, Cochinchine là đồn trạmthuận tiện nhất cho Pháp Mặt khác, việc chiếm đóng xứ này là “việc dễ nhấttrên đời, không tốn kém gì cả cho nước Pháp”, bởi vì dân chúng “rên xiếtdưới chế độ bạo tàn kinh khủng nhất sẽ đón tiếp chúng ta như những ngườigiải phóng và ân nhân” Tóm lại, vì rất quan trọng cho Pháp phải có một cơ
sở giàu và mạnh ở Viễn Đông, nên dứt khoát phải chiếm Cochinchine Vàphải làm gấp chừng nào hay chừng ấy vì Anh cũng đã “dòm ngó Đà Nẵng”.Chính linh mục Huc đã dâng văn thư này lên Hoàng đế vào tháng 1 năm
1857 Napoléon III đưa sang cho Bộ trưởng Ngoại giao Walewski, và ôngnày yêu cầu Cintrat, Giám đốc Cục Chính trị, làm bản báo cáo về văn thưnày Sau báo cáo, Napoléon III quyết định giao phó vấn đề cho một Uỷban[68] được thành lập ngày 24 tháng 4 năm 1857
Sau cuộc hội kiến với Napoléon III, linh mục Huc tràn đầy hy vọng.Trong thư đề ngày 21 tháng 5 năm 1857 gởi Chưởng lý của các phái bộtruyền giáo ở Hồng Kông, ông viết: “Có lẽ Ngài sẽ thấy lại chuyện mới lạ tạiCochinchine Tôi đã thảo luận lâu với Hoàng thượng về vấn đề này”[69]
B Các thỉnh cầu của giám mục Pellerin
Thất vọng vì sự thất bại của sứ bộ Montigny, giám mục Pellerin quyếtđịnh theo lời khuyên của đồng sự “đi Pháp để trình bày với Hoàng đế tìnhtrạng thê thảm của các phái bộ thừa sai do các biện pháp nửa vời gây nên”.Đến Pháp vào đầu tháng 5, ngày 16 tháng 5 ông trình bày trước Uỷ ban vàngày 21 tháng 5 trao cho Uỷ ban một bản trần tình chi tiết, trước khi đượcNapoléon III tiếp kiến Trong một bức thư gởi cho một thừa sai ở Tây Tạng,ông tường thuật vài chi tiết đáng lưu ý về cuộc hội kiến ấy: “Hoàng đế đãtiếp tôi rất niềm nở và còn ban cấp cho tôi nhiều hơn những gì tôi xin Hoàng
đế hết sức sẵn lòng giúp đỡ các phái bộ và ý Hoàng thượng muốn rằng cácthừa sai Pháp phải được tự do ở khắp nơi; phải cầu nguyện Thiên Chúa giữlại người của Chúa trên ngai Các phái bộ của Ngài, các phái bộ ở TriềuTiên, ở Nhật Bản cũng sắp được tự do nay mai, phải hy vọng điều đó NướcPháp sẽ dựng cơ sở vững vàng tại các xứ đó, và rồi sẽ không còn sự ngượcđãi nữa” [70]
Nhưng sự việc có vẻ kéo dài mãi Giám mục sốt ruột và thấy nên nhắc
Trang 28An Nam; hiện giờ máu họ đang đổ và tình cảnh họ còn kinh khủng hơn từkhi có cuộc vận động sau chót của nước Pháp Nếu bây giờ chẳng ai làm gì
cả cho chúng tôi, e rằng Gia Tô giáo sẽ bị tiên diệt tại các vùng đất có vẻ rấtsẵn sàng đón nhận ân đức của tôn giáo này và của văn minh Chúng tôikính xin Hoàng thượng đừng bỏ rơi chúng tôi Điều mà Hoàng thượng bancho chúng tôi sẽ khiến cho ân phúc của Thiên Chúa ban xuống cho Hoàngthượng và triều đại huy hoàng của Hoàng thượng ” [71]
Sau đó, giám mục Pellerin trở về Rô-ma và được Giáo hoàng Pie XI tánthành các vận động của ông
Xuyên qua những can thiệp của linh mục Huc và của giám mục Pellerin,
ta ghi lại ý tưởng chính sau đây: cuộc viễn chinh mà hai vị ấy thỉnh cầu,nhân danh các thừa sai ở Việt Nam, không phải là một cuộc biểu dương lựclượng đơn thuần, cũng không phải là một cuộc chiếm đóng tạm thời một haynhiều địa điểm trên lãnh thổ Việt Nam; rõ ràng đây là một cuộc viễn chinhthuộc địa, vì nó nhằm xây dựng một thuộc địa Pháp vĩnh viễn ở góc này củaViễn Đông Ý tưởng này được một giáo sĩ thừa sai khác, linh mục Legrand
de la Liraye, trình bày hùng hồn hơn trong bản luận cương ông gởi choNapoléon III vào khoảng tháng 12 năm 1857 Cho đến nay các người viết sửkhông biết tài liệu này [72], có lẽ vì vận động của linh mục Legrand quá trễ:thật vậy, Napoléon III đã ra lệnh can thiệp vào Việt Nam từ tháng 11 năm1857
C Luận cương của linh mục Legrand de la Liraye
Điều độc đáo của linh mục Legrand là muốn xem vấn đề “trước hết cótính cách chính trị” Thái độ này làm mếch lòng các thừa sai khác, nhưng nócho phép ông trình bày vấn đề một cách rõ ràng, không quanh co, dưới mọikhía cạnh, chính trị, kinh tế, quân sự, nhất là quân sự, vì ông muốn đóng vaimột nhà chiến lược
1 Lợi ích chính trị và chiến lược
Theo linh mục Legrand, chỉ cần nhìn vị thế địa lý của “xứ An Nam”,người ta hiểu ngay việc chiếm đóng xứ này là quan trọng đến đâu cho nướcPháp: “Trong hiện tình, khi Anh chiếm trọn Ấn Độ đến tận Singapour vàchuẩn bị xiết chặt hơn nữa Trung Quốc, cần cắt đứt sự giao thông giữa cácthuộc địa của họ, rồi cùng với Tây Ban Nha ở Phi Luật Tân, Hà Lan ở Java
và Sumatra dựng lên một chướng ngại nào đó, một điểm trọng tài cho ngườithua trận nếu muốn nói thế, một điểm giám sát đối với kẻ thắng trận quá
Trang 29tham lam, một điểm nương thân và trú ẩn cho tàu bè của chúng ta hình nhưđang lang thang phiêu bạt trong khắp vùng Viễn Đông này, và cuối cùng làmột điểm tiếp tế và thương mại cho những người trung gian buôn bán gia vịcủa chúng ta vốn chỉ được các lá cờ nước ngoài bảo đảm và che chở nơivùng đất quá xa Tổ quốc này.”
2 Lợi ích kinh tế
Vương quốc này rất xứng đáng với một cơ sở thuộc địa xét về mặt giàu cócủa đất đai, vốn hơn hẳn Phi Luật Tân, Java và Bornéo, cũng như về mặt dânchúng, vốn “dễ bảo, thông minh và siêng năng” Tài nguyên của xứ ấy “sẽkhiến nước Pháp yêu thích vùng đất đẹp nhất và quí nhất này so với cácthuộc địa cũ và mới của Pháp”
3 Khả năng xâm chiếm
Vùng đất mỹ miều và quí giá này sẵn sàng rơi vào tay Pháp, vì nhiều lý
do Trước hết, dân chúng luôn luôn trung thành với nhà Lê bị truất ngôi “bởicác biến cố lớn của cuối thế kỷ trước”; họ đau khổ dưới chính phủ hiện thời,
“một chính phủ tàn bạo, bất công, lừa dối và đầy cưỡng đoạt khiến cho đấtnước ngày càng thêm đau khổ và vì thế đang cựa mình và sẵn sàng nổi dậy”.Trước viễn tượng sự nổi dậy đó, quân binh “run sợ và chán nản trong hầuhết các tỉnh miền Bắc”; đằng khác, quân đội này vừa mới chứng tỏ sự bất lựcqua việc cầu hòa với những người Trung Quốc nổi loạn và cướp phá ở vùng
đó thay vì phải đánh tan
Sự nổi loạn cũng đang ấp ủ ở phía Nam, nơi có 2 dân tộc thiểu số đangsống nhục nhã: đó là người Chăm (trước kia gọi là người Chàm)[73] bị đưatrở lui về tình trạng bộ lạc ở tỉnh Bình Thuận, và người Cam Bốt “bị buộcphải nhượng cho kẻ chiến thắng tất cả các cửa sông và các vùng phù sa mênhmông của con sông lớn được tạm dùng làm biên giới”
Cùng với các yếu tố bất ổn đó, ông Vua không con nối dõi sau mười haymười lăm năm kết hôn, “đang đắm chìm trong những khoái lạc sa đọa nhất,chỉ biết sống giữa hơn năm nghìn cung phi mà ông chỉ vui thú lúc tắm hoặclúc đóng tuồng với họ” Còn quan lại, “họ chia làm hai phe để giành giậtchức vụ và thu nạp bộ hạ; họ tạo nên đầy rẫy những kẻ tham lam, ăn của đút
và gian ác, tại các tỉnh bọn này lấy sự đau khổ của dân chúng làm trò vui vàđàn áp họ”
Phải chăng nước Pháp sợ một cuộc viễn chinh tốn kém? Hãy yên tâm!
“Hải quân An Nam có thể nói là không còn nữa từ sau vụ Đà Nẵng năm1847: đã có lệnh không đóng thuyền theo kiểu Âu châu nữa, còn ghe trongnước thì thiếu vũ trang và thiết bị” Vậy, không có gì phải sợ về mặt thủy
Trang 30chiến Trên bộ ư? “Quân đội thiếu tổ chức và khí giới: quân đội đó có tínhdân sự hơn là quân đội, họ không biết dùng đại bác và súng, chỉ có một sốrất hiếm là có khả năng sử dụng” Quân đội đó có khoảng 60.000 hay 70.000người cho toàn xứ, không thể tập hợp tại một địa điểm quá số 10.000 hay15.000 tinh binh, mà “theo ý tôi, kỹ thuật chiến đấu và lòng can đảm khôngthể chống nổi một trung đoàn Pháp” Sau hết: “Thành lũy bị hư nát, chỉ còncác lũy tre bao bọc thành phố và làng mạc là còn đáng ngại đôi chút, nhưngvới các chất liệu dễ cháy đó, không có gì khó khăn cho việc chiến thắng, vảlại tôi không tin rằng dân tộc đó có đủ can đảm để quyết tâm chiến đấu sauthành lũy này”.
Kết luận: trái đã quá chín rồi, không thể không rụng; lạy Chúa đừng để nórơi vào tay người Anh! Mọi người, dân chúng và chính quyền, “tôi nói, mọingười mong thấy nước Pháp cắm cờ Pháp trên các bờ biển này” Mọi ngườisốt ruột, ngạc nhiên trước thái độ bất động của Pháp, trước sự chậm trễ,trước các vận động sai lầm cho đến nay, mọi người mong đợi “từng ngàyđược thấy tàu chiến của chúng ta đến dùng súng đại bác đòi hỏi” nhữngquyền lợi mà hiệp ước 1787 đã dành cho Pháp, những quyền lợi mà người
An Nam cho đến nay đã phủ nhận “một cách bất công và hèn hạ”
4 Kế hoạch xâm lăng
Đó là các nhận định đại cương Còn về kế hoạch xâm lăng, linh mụcLegrand de la Liraye đề nghị một cuộc tấn công ngoại giao được tiếp nốibằng một can thiệp vũ trang trong trường hợp thất bại
Về tấn công ngoại giao, trước hết, hãy dâng một tặng phẩm cho Vua: đó
là lệ thường của xứ này; huống hồ “tặng vật luôn luôn có hệ quả tốt”; kế đến,trình tại Đà Nẵng hoặc tại cửa sông dẫn vào Kinh đô một bức thư nói về tự
do thương mại, về những sỉ nhục mà “nước này đã gây cho Pháp”, những bấtcông đối với người Pháp khi tàn phá việc buôn bán của họ, khi xử tử cácthừa sai Gia Tô giáo, khi kết tội những người Gia Tô là thủ phạm của nhữngkhuyến cáo “đúng đắn và ôn hòa” mà nước Pháp đã nhiều lần đưa ra để bênhvực họ, cuối cùng về sự bội ơn “mà nước này đã phạm trước mắt toàn thếgiới khi đoạn tuyệt một cách vô liêm sỉ với một nước đồng minh” sau khi đãtiếp nhận “biết bao giúp đỡ về người và tiền bạc” Để kết luận, ta đòi:
- quyền đại diện bằng một đoàn sĩ quan tại nhiều điểm (Phú Quốc, CamRanh, Đà Nẵng, Cửa Cấm) để bảo đảm tự do lưu thông, tự do buôn bán tạicác cảng lớn trong nước, tự do tôn giáo cho mọi tín đồ Gia Tô và quyền cưtrú cho các thừa sai như dưới thời Gia Long;
- chiếm giữ vĩnh viễn Đà Nẵng và các đảo phụ cận, Hội An ở phía Nam
và Hải Vân, Cù Lao Chàm ở phía Bắc để làm điểm trú ẩn, tiếp liệu và kho
Trang 31- cuối cùng, một liên minh phòng thủ và tấn công
Trong hai điều sẽ có một, hoặc Vua chấp nhận yêu cầu của Pháp, hoặcVua “tức giận và từ chối” Trong trường hợp đầu, Pháp sẽ lập nền bảo hộ, sẽđối xử đàng hoàng với Vua và giữ Vua ở lại ngôi cùng các đặc quyền “vớicác điều kiện hợp lý” Nhưng linh mục Legrand không tin giả thuyết này.Vậy chỉ còn giả thuyết sau, thế là chiến tranh “Theo tôi, chiến tranh là cáchduy nhất để đạt kết quả nghiêm chỉnh đối với nước ấy Phải chấp nhận chiếntranh như là cách tốt nhất, phải đánh gấp Bắc kỳ, Huế và Đà Nẵng cùng lúc,nếu được thì lật đổ chính phủ, bàn chuyện giải phóng hai dân tộc chiến bại ởNam kỳ và đặt lên ngôi ở Bắc kỳ một kẻ tự xưng là con cháu nhà Lê”.[74]
Để tỏ ra là một người có năng khiếu về quân sự không kém năng khiếu về
tổ chức giáo hội, ông đưa ra cả một kế hoạch hành quân đầy đủ, nêu lên cácphương tiện sử dụng, chỉ rõ các điểm nên chiếm, giải thích lý do, ước lượng
số tàu và quân đội đưa vào cuộc chiến, v.v Cuối cùng, ông ta tình nguyệntham gia cuộc viễn chinh với tư cách thông ngôn để tuyển mộ tại chỗ “nhữngngười bản xứ gia nhập vào đội binh của chúng ta và họ sẽ hết sức vui mừngkhi được mang vũ khí cùng với phù hiệu nước Pháp”
Tóm lại, chính sách mà linh mục Huc, giám mục Pellerin và linh mụcLegrand chủ xướng là một chính sách xâm chiếm thuộc địa Chính sách xâmchiếm này được cả một chiến dịch báo chí của người Gia Tô hậu thuẫn trongnhững tháng cuối cùng của năm 1857 Vì mục đích đó, tờ Univers của LouisVeuillot đã phổ biến bài tựa của linh mục Huc trong tác phẩm của ông tamang tên Le Christianisme en Chine, au Tibet et dans la Tartarie (Gia Tôgiáo ở Trung Quốc, Tây Tạng và Tartarie): “Thật là đẹp đẽ và vinh dự chotriều đại Napoléon III nếu thiết lập được ảnh hưởng của Pháp tại ĐôngDương trên những nền tảng vững chắc và nếu có thể đòi cả việc thực hiệnnhững quyền đã ký kết trong hiệp ước Versailles với Vua Louis XVI”[75].Tiếp theo là các bài báo khác, xuất bản trong các số tháng 12, lên án cácbiện pháp nửa vời và đòi hỏi xâm lăng: “Xứ Cochinchine sẽ thuộc về chúng
ta ngay khi nào chúng ta muốn xuất hiện ở đó Đất xâm chiếm giàu có này
sẽ trả đủ ngay trong năm đầu mọi chi phí cho một cuộc chiếm đóng bằngquân sự”[76]
Chính Louis Veuillot viết một loạt ba bài xã luận vào tháng 4 tán dươngcông trình thừa sai truyền giáo và đòi hỏi một chính sách đế quốc cực đoannhư của nước Anh và nước Nga: “Những thay đổi mà sự bành trướng ấy[của Nga và Anh] đã gây nên cho sự quân bình cũ của Âu châu, buộc chúng
ta phải có Madagascar ở Ấn Độ dương, Nam kỳ trong biển Hoa Nam, và
Trang 32Tập san Gia Tô, tờ Correspondant, đăng một bài ngày 25 tháng 12 của tácgiả P Douhaire cũng lên án những biện pháp nửa vời: “Hoặc chúng ta đừnglàm gì cả hoặc phải có quyết tâm, vì chúng ta có đủ sức mạnh và can đảm,
để hoàn thành một chinh phục ” Bài báo chứng minh lợi ích kinh tế vàchính trị của việc chiếm đóng Nam kỳ, điều này đem lại cho kỹ nghệ Pháp tơlụa, bông, đường Tác giả không quên nói thêm, theo kiểu của các thừa sai:cuộc chinh phục sẽ dễ dàng và người Pháp sẽ được đón tiếp như người giảiphóng[78]
Thái độ của Uỷ ban Nam kỳ ra sao trước các dẫn dụ đó của những thừasai?
Ba vấn đề khác thuộc các lãnh vực kinh tế, chính trị, quân sự và thuộcđịa Can thiệp vào Nam kỳ có lợi gì về kinh tế và thương mại? Các lợi íchchính trị ra sao? Những phương tiện nào sẽ phải sử dụng cho cuộc viễnchinh này? Tính chất của thuộc địa Pháp ở Nam kỳ sẽ là thế nào?
A Vấn đề kinh tế và thương mại
Việt Nam được các giáo sĩ thừa sai trình bày như là một xứ rất giàu Giámmục Retord viết: “Nước Pháp sẽ tìm thấy ở xứ sở đẹp đẽ này nhiều mỏ vàng,bạc, đồng, sắt và than đá, nhiều gỗ tốt để đóng tàu; Pháp sẽ có một hải cảng
an toàn cho các hạm đội và thực phẩm cho lính thủy của mình Tại đóngười ta còn có thể thiết lập một nền thương mại quan trọng về gạo, bông,muối, cau, lụa, tơ cùng nhiều mặt hàng khác ”[80]
Trang 33Các lời tuyên bố như vậy hấp dẫn đại diện của Bộ Thương mại Fleurytrình bày cho các đồng sự về việc kỹ nghệ Pháp đang cần các thị trường mới.Ông cho biết, hằng năm người Pháp tiêu thụ 25 triệu đơn vị[82](*) đườngngoại nhập, 20 triệu đơn vị gạo, 17 triệu đơn vị cây thuốc nhuộm, 62 triệuđơn vị tơ sống, 65 triệu đơn vị gỗ để chế tạo và 121 triệu đơn vị bông Nam
kỳ có giúp được chăng cho thị trường Pháp, hoặc ở mặt xuất cảng, hoặc ởmặt nhập cảng?[83] Fourichon và Jaurès trả lời rằng họ hoàn toàn tin tưởngnơi viễn cảnh ấy: “Nam kỳ đáp ứng đầy đủ các điều đó, nếu không ở mặttiêu thụ thì ít ra cũng ở mặt sản xuất”[84]
B Lợi thế chính trị
Lợi ích kinh tế có vẻ hiển nhiên Nhưng, theo Fleury, các lý lẽ chính trịmới là quyết định, còn các quan tâm thương mại chỉ đứng hàng thứ yếu[85].Đây cũng là quan điểm của linh mục Huc, vì trong văn thư ông đặc biệt nhấnmạnh trên lý do chính trị của cuộc viễn chinh: theo ông, miền Viễn Đông sắp
bị xáo trộn Dùng lại các ý tưởng của một thừa sai, Đô đốc Fourichon nêucâu hỏi: “Trong lúc người Nga bành trướng xuống phía Nam sông Amour(Ái Tử) và trên quần đảo phía Bắc nước Nhật Bản, trong lúc Anh chắc chắn
sẽ chiếm Chusan và có thể luôn cả Đài Loan cùng các điểm tuyệt vời dọcduyên hải Trung Quốc, trong lúc người Hà lan mở rộng sự thống trị của họđến Mã Lai, trong lúc người Mỹ tìm ở đó những căn cứ trú ẩn và tiếp liệu,trong lúc Tây Ban Nha đang mở mang nhóm quần đảo Phi Luật Tân xinhđẹp, lẽ nào Pháp chỉ có thể đóng vai trò bàng quan, không nghĩ cách làmsống lại những ngày huy hoàng của sự bành trướng hàng hải và thuộc địacủa mình?”
Trang 34bộ Truyền giáo Hải ngoại ở Hồng Kông, và giám mục Retord, Khâm sai Tòathánh tại Tây Bắc bộ, cũng lặp đi lặp lại mãi điều đó với Đại diện của Pháptại Trung Quốc[87]
Các giáo sĩ thừa sai ấy xác nhận rằng chắc chắn người Pháp sẽ nhận được
sự giúp đỡ và hợp tác của người Gia Tô Linh mục Huc, dù chưa hề sống tạiViệt Nam, tuyên bố rằng 600.000 con chiên bản xứ, tuyệt đối trung thành vớinhững thừa sai, vẫn còn giữ truyền thống hữu nghị đối với Pháp Giám mụcPellerin còn đi xa hơn nữa và quả quyết rằng 600.000 con chiên này sẽ giúp
đỡ người Pháp, và những thầy giảng do các thừa sai đào tạo “biết phong tục,tập quán và hầu như rành ngôn ngữ của chúng ta” có khả năng “trở thành nơiđào tạo để chúng ta tuyển những quan lại mới”
Các tuyên bố này gây ảnh hưởng to lớn trên Uỷ ban, và Uỷ ban dùngnhững tin tức do các thừa sai cung cấp như là của mình Đô đốc Fourichon
và Đại tá Jaurès khẳng định rằng sự đón tiếp của dân chúng sẽ tuyệt vời,rằng người Pháp phải “dự tính trước một cuộc đón tiếp đầy thiện cảm”, rằng
họ sẽ “được dân chúng, bị đè nén dưới sách nhiễu và gông cùm của quan lại,tiếp nhận như những người giải phóng”, rằng phải tin vào sự giúp đỡ của600.000 người Gia Tô bản xứ, là “những người mà chúng ta phải nương tựangay từ đầu” và có thể “một số nào đó sẽ gia nhập quân đội chúng ta”[88].Cũng bị ảnh hưởng như vậy, Cintrat tin rằng “sự đón tiếp chỉ có thể làthuận lợi cho người Pháp” từ phía dân chúng mong muốn một cuộc thay đổichế độ vì “sự tàn bạo ghê tởm đang nghiền nát họ”[89]
Chỉ có Bá tước Brenier là tỏ ra dè dặt Ông nói: “Có thể chúng ta sẽ được
sự ủng hộ của những người dân bị đàn áp bởi một chính phủ tàn bạo, thamlam và bóc lột, họ sẽ xem chúng ta như là những người giải phóng, nhưngchúng ta không nên chờ đợi nơi họ một sự hợp tác thiết thực, có thể ngoạitrừ từ phía những giáo dân, và cả điều này cũng có vẻ đáng ngờ”[90] Sự dèdặt này sẽ được thực tế chứng minh là có lý
D Tính chất của thuộc địa sẽ thiết lập
Có 3 giải pháp được đề nghị: chiếm đóng một số điểm ở bờ biển, chiếmhữu toàn bộ cùng với việc loại bỏ dòng họ đang trị vì, và đặt một nền bảo hộ.Các thừa sai, đặc biệt những người ở Bắc bộ, rõ ràng muốn một giải phápbảo hộ Sau khi nói đến nền bảo hộ trong trường hợp Vua Việt Nam chấpthuận các điều kiện do Pháp áp đặt, linh mục Legrand nghĩ rằng ngay cảtrong trường hợp chiến tranh xảy ra, cũng nên giữ lại chính phủ quân chủtừng cai trị thỏa đáng một nước lớn như thế với một dân số đông đảo như
Trang 35thế: “Chính phủ đó hoàn toàn đủ cho nhu cầu của dân chúng, trong khichúng ta, dù trong hai mươi năm, có thể trong năm mươi năm, chúng takhông thể lập lại được một chính phủ vừa làm cho dân chịu đựng nổi vừa cóích cho mục tiêu của chúng ta”[91].
Quan điểm của giám mục Retord càng rõ rệt hơn Ông tuyên bố: “NướcPháp phải làm cái gì to lớn, quan trọng, vững bền và xứng đáng với nước đó
và với Hoàng đế của nước đó Nếu nước Pháp chinh phục xứ này (và việcnày không khó) và cai trị trực tiếp, người dân Bắc kỳ sẽ khá hài lòng, nhưng
họ thích sống dưới sự bảo hộ và ảnh hưởng của Pháp với một ông vua riêngcủa nước họ hơn”[92]
Linh mục Huc có vẻ muốn đi xa hơn: chế độ bảo hộ, theo ông, chỉ là giaiđoạn đầu; mục đích cuối cùng là chiếm hữu toàn bộ xứ này Ông giải thíchtrước Uỷ ban Nam kỳ: “Có một gia đình xưng là nhánh vua chính thống mà
có lẽ chúng ta có thể sử dụng để lật đổ triều đại hiện giờ ; nên, ngay từnguyên tắc, phải thiết lập chế độ bảo hộ, cùng với việc giữ nhà Vua lại ở trênngôi, nghiên cứu việc tổ chức xứ sở ấy (xứ này tổ chức gần giống chúng ta)
và cuối cùng tuyên bố làm chủ xứ đó”[93] Dù sao ông cũng chấp nhận chế
độ bảo hộ như là phương cách thích hợp nhất cho giai đoạn đầu của cuộcxâm lăng
Về phần giám mục Pellerin, lúc đầu ông tuyên bố chỉ cần đến Huế buộcnhà vua ký một hiệp ước và công bố một sắc dụ Nhưng khi Cintrat vàFleury tỏ ý nghi ngờ về hiệu quả của hành động đó để bảo vệ quyền lợi tôngiáo, thương mại và chính trị, giám mục lựa chọn dứt khoát giải pháp bảo
hộ Ông nói: “Sự ký một hiệp ước với Vua, sự có mặt của một lãnh sự, việc
mở các cảng, việc phô trương lực lượng hải quân có thể bảo đảm mọi quyềnlợi của chúng ta, nhưng một sự chiếm đóng hay một nền bảo hộ thì thíchđáng hơn nhiều” Để xác định rõ ý kiến của mình, ông khuyên “ngay khi vừađến, nên bắt giữ Vua và để lại cho Vua một quyền hữu danh vô thực” thay vìtuyên bố truất phế Vua và chiếm đóng xứ sở, là các biện pháp mà theo ông
“có thể đụng chạm đến tình cảm quốc gia và gây nên rắc rối về đối nội cũngnhư đối ngoại” Ông cũng tiên liệu trường hợp bi thảm là nhà Vua sẽ tự treo
cổ “cùng với tể tướng của Vua”: nếu thế, càng tốt, chúng ta sẽ cai trị “vớingười kế vị, người này chắc chắn không có cùng những lý do tự ái để tự sát”.Kết luận lạc quan sau đây lôi cuốn lòng tin của mọi người trong Uỷ ban:
“Việc giữ nguyên ngôi vị Vua cùng với những lợi ích mà dân chúng sẽ đượchưởng từ sự công bình, thanh liêm của chính thể do Pháp lãnh đạo, sẽ làmcho tên tuổi nước Pháp được tôn vinh và làm cho toàn xứ vui mừng tiếpnhận nền bảo hộ của Pháp”[94]
Trang 36Tại sao các giáo sĩ thừa sai lại thích chế độ bảo hộ? Lý do thật giản dị.Mộng ước của mọi thừa sai là nắm được một ông vua hết lòng với họ, mộtConstantin phương Đông Bởi vậy các thừa sai ở Bắc bộ đã tạo nên mộtngười mà họ muốn có ngày đặt lên ngôi ở Bắc: đó là một con chiên tự nhận
là con cháu nhà Lê[95] Chính vì vậy, linh mục Legrand và giám mục Retord
- cả hai vị đều là thừa sai tại Bắc bộ - đều triệt để ủng hộ chế độ bảo hộ cùngvới sự thay đổi triều đại
Về sự thay đổi triều đại, quan điểm của giám mục Pellerin không rõ ràng
Vì không có liên hệ với “con cháu nhà Lê”, giáo khu của ông ta ở Nam bộ,giám mục tỏ vẻ khá dửng dưng đối với việc thay đổi triều đại Trong bảnđiều trần, ông khuyên thay đổi triều đại hiện hành, “bị dân chúng căm ghét”,bằng một triều đại khác và chắc chắn triều đại này sẽ biết ơn nước Pháp.Trong lời báo cáo miệng trước Uỷ ban, ông xác nhận việc trở lại của nhà Lê
có thể xảy ra, nhưng điều này có thể kéo theo vài khó khăn, vì theo ông,hoàng tộc họ Nguyễn đang trị vì, do chế độ đa thê, gồm con cháu khoảng3.000 người có lợi để bảo tồn ngôi Vua Vì thế, ông có vẻ không chống đốiviệc giữ lại triều đại đương quyền, dĩ nhiên với điều kiện tạo nên được mộtngười thay Vua Tự Đức, chấp nhận nền bảo hộ của Pháp và quyền lãnh đạotinh thần của những thừa sai
Uỷ ban chấp nhận hoàn toàn quan điểm của các thừa sai bằng cách nhấttrí tuyên bố ủng hộ việc thiết lập một chế độ bảo hộ như là một giải pháp vừachứa đựng các điều kiện thuận lợi cho quyền lợi Pháp vừa không khó thựchiện[96] Để bắt đầu, họ đề nghị, vẫn theo ý kiến của các thừa sai, chiếm giữ
ba thủ đô: Huế, Kẻ Chợ (tức Hà Nội ngày nay), Sài Gòn, và cảng ĐàNẵng[97] Các thảo luận của Uỷ ban đưa đến ba ý kiến chính sau đây:
1 Quan tâm thuộc địa đã rõ ràng Đại diện Bộ Thương mại, Fleury,không ngừng nhấn mạnh trên “sự lợi ích, sự cần thiết tuyệt đối của nền kỹnghệ chúng ta phải có các thị trường và nơi tiếp liệu mới” Ông báo cho Uỷban biết rằng nhiều chủ tàu ở các cảng Pháp, nhất là ở Nantes, đã bày tỏ ýđịnh phái các tàu mang hàng đến Đông Dương với mong muốn được sự bảođảm an ninh và che chở của chính phủ Pháp trong các vùng biển quanh
đó[98]
2 Nhưng các lợi thế vật chất không phải là động cơ duy nhất thúc đẩy Uỷban chấp nhận kế hoạch chiếm đóng thuộc địa tại Việt Nam Nhiều ý tưởngkhác cũng góp phần vào đó Trước hết là ý niệm về uy tín, do Cintrat chủtrương Các sử gia ngày nay có khuynh hướng nhấn mạnh điểm này nhất.Brunchswig, chẳng hạn, cho rằng đó là nỗi bận tâm chính trong chính sáchthuộc địa của các vua Pháp[99] Thật vậy, tuy hoài nghi về lợi ích vật chất mà
Trang 37và giải pháp sau là chính đáng”[100]
Như vậy, trong mắt của Bá tước Brenier, các cuộc xâm lược của người
Âu châu là sự chiến thắng của văn minh chống lại man di: “Đừng quên rằng
Âu châu, nghĩa là văn minh, đang trên đường chống lại Á châu đại diện choman di, nó tiến đánh trên mọi mặt các quốc gia già nua đang trầm mình trongchế độ chuyên chế nhục mạ nhất; ở Thổ Nhĩ Kỳ, ở Ai Cập, Ba Tư, Ấn Độ vàsắp đến là Trung Quốc, nền văn minh đang thiết lập dần dần bằng chính trị
và đôi khi bất chấp chính trị Nước Pháp không thể ngồi yên, bấtđộng ”[101]
Do đó, ông kết luận, thực hiện một hành động trực tiếp trên chính phủNam kỳ và tạo dựng ở đó một thể chế thích hợp, để bảo đảm các quyền lợi
ấy, là một nghĩa vụ quốc gia đối với tôn giáo, văn minh và đối với nềnthương mại của Pháp[102] Christianisme (Ki Tô giáo), Civilisation (vănminh) và Commerce (thương mại) là chủ thuyết ‘ba C’ nổi danh màLivingstone hằng rao giảng
3 Vì thiếu tư liệu chính xác về Việt Nam, Uỷ ban chỉ tin theo những bằngchứng của các giáo sĩ thừa sai Sự đối chiếu với thực tế sẽ cho người Phápthấy giá trị của những bằng chứng đó Thế nhưng, như chúng ta sẽ thấy,chính sách thuộc địa Pháp tại Việt Nam lại dựa trên những ý tưởng phần lớn
là sai lầm ấy
Uỷ ban chia tay ngày 10 tháng 5 năm 1857 và các thỉnh nguyện đượctrình lên cho Hoàng đế Hai tháng sau, ngày 16 tháng 7, vấn đề Việt Namđược đưa ra lần đầu tiên trước Hội đồng Bộ trưởng Thái độ của các bộtrưởng của Napoléon III ra sao?
Trang 38Trước khi Uỷ ban Nam kỳ nhóm họp, đề nghị của linh mục Huc được BộNgoại giao nghiên cứu kỹ lưỡng Một bản luận cương về vấn đề này đượcsoạn thảo, và tác giả tỏ ra đặc biệt không tán thành các cuộc viễn chinh xaxôi và việc lập thuộc địa mới[103]
A Bản luận cương của Bộ Ngoại giao
Trước tiên, bản luận cương bác bỏ mọi quả quyết của linh mục Huc vềquyền của Pháp đòi thi hành hiệp ước 1787 Về vấn đề này, bản trần tìnhphân biệt rõ giữa hành động cá nhân của giám mục Bá Đa Lộc và sự giúp đỡchính thức mà Pháp chưa hề thực hiện Vì không viện dẫn quyền ra được,nên sẽ phải dùng đến sức mạnh và “muốn chiếm các phần đất của xứ Nam
kỳ bằng vũ lực, thì đó là chiến tranh chống Nam kỳ, một cuộc chiến phinghĩa và có lẽ sẽ kéo dài sau khi chiếm được Đà Nẵng và có thể kéo chúng tavào một chuỗi hành động khó khăn cùng với những chi phí rất tốn kém ởmột vùng đất quá xa xôi như thế”
Mặt khác, bản luận cương cũng không tán thành việc chiếm Đà Nẵng, vìcảng này không có lợi ích gì cả trên bình diện chiến lược cũng như thuộc địa.Trên bình diện chiến lược, khi muốn kiến tạo các cơ sở xa xôi như thế, thìviệc kiến tạo phải gắn liền với một tư tưởng tổng thể, với một hệ thống các
cứ điểm hàng hải và thuộc địa để có thể vừa làm chỗ dựa vừa làm liên kết
“Vậy mà, một khi chiếc Ile de France không còn nữa, Đà Nẵng trong tayngười Pháp chỉ là một đồn cô lập, khó bảo vệ và có thể còn khó duy trì hơnnữa, vì không thể nhận được chỗ dựa cùng sự bảo vệ của Bourbon, hay củaPondichéry, nhất là khi có chiến tranh trên biển Bởi vậy, việc chiếm đóng
Đà Nẵng chỉ là nguồn gốc của những bối rối và nguy hiểm vì nó sẽ phânchia và làm suy yếu lực lượng Hải quân Pháp, do chỗ phải xây dựng tại đócác căn cứ để giữ an ninh cho những cơ sở của chúng ta”
Trên bình diện thuộc địa, việc chiếm đóng Đà Nẵng có nguy cơ đem đếncho Pháp những thất vọng tai hại và đáng tiếc Về điểm này, tác giả bản luậncương trưng ra một công văn đề ngày 20 tháng 7 năm 1788 của Conway,Toàn quyền tại Pondichéry, gởi cho Thống chế De Castres, Bộ trưởng Hảiquân, trong đó Conway mô tả Đà Nẵng như là một xứ nghèo nàn khốn khổ,không sản xuất được gì cả, có lẽ ngoại trừ gạo, “một ốc đảo vắng vẻ bêncạnh một lục địa hoang vu” Về mặt ngoại thương của Nam kỳ, Conway phátbiểu rằng “hầu như nó hoàn toàn nằm trong tay người Trung Hoa”, mộtnhóm dân siêng năng, tằn tiện, khéo léo, người Pháp khó mà cạnh tranh nổi
Vì thương mại của Pháp ở Nam kỳ gần như không có gì cả, và nhất là thiếunhững yếu tố thích đáng để sinh sôi nẩy nở, tương lai thuộc địa ở đó chỉ cóthể là “rất đáng ngờ”
Trang 39Tác giả bản luận cương đề nghị những gì? Điều cốt yếu là đừng tạo ảotưởng về thương mại Pháp ở Viễn Đông: “Ở Viễn Đông, chúng ta chỉ cónhững quyền lợi rất bé nhỏ so với những quyền lợi của nước Anh, người làmchủ Ấn Độ và nhiều thuộc địa quan trọng khác, của Hà Lan, người làm chủJava, và của Hoa Kỳ mà thương mại với Trung Quốc đã và đang ngày càngbành trướng mạnh Tại đó chúng ta chỉ có thể có một vị thế tương xứng với
sự thấp yếu đó: mọi ảo tưởng về vấn đề này có thể đem lại những nguy hại”.Nếu Pháp không có những quyền lợi thương mại đáng kể ở Viễn Đông,vậy Pháp có thể đóng vai trò gì trong các vùng biển Hoa Nam? “Hiện giờ, sứmệnh của chúng ta thu gọn trong vai trò quan sát kỹ lưỡng những biến cố sắpxảy ra, bảo vệ tích cực cho tôn giáo và nhân loại, tạo ảnh hưởng văn minh -
vì đó vốn là nhiệm vụ của nước Pháp - giám sát việc thi hành các hiệp ước
đã hiện hữu và, trong mức độ có thể, khuyến khích những thử nghiệm yếuđuối và rụt rè của ngành thương mại của chúng ta cùng với tất cả những gì
có thể cải thiện tình trạng đó tại các vùng xa xôi” Phái bộ Pháp tại TrungQuốc, các tòa lãnh sự và các căn cứ hải quân Pháp đủ để làm các công việcnày rồi
Tóm lại, tác giả bản luận cương chỉ làm theo chính sách mà nền ngoạigiao Pháp đương thời đã ấn định, chính sách này xem các vấn đề thuộc địa ởViễn Đông chỉ là thứ yếu, thậm chí vô nghĩa, đối với các vấn đề chính trị ởchâu Âu Vấn đề kinh tế không làm bận tâm đến những người trách nhiệmcủa nền ngoại giao Pháp; chỉ có châu Âu mới đáng cho họ chú ý Vì thế, tácgiả bản trần tình bác bỏ các gợi ý của linh mục Huc, cho rằng các gợi ý này
“không thể chấp nhận được trên mặt pháp lý và hiệp ước, cũng như ở mặt lợiích và còn khó chấp nhận hơn nữa về mặt cần thiết” Theo tác giả, ngườiPháp đã có khá nhiều vấn đề và công việc ở châu Âu, ở cận Đông, ở châu
Mỹ, ở Algérie để còn nghĩ đến việc lao mình vào những phiêu lưu khác, vàoviệc tạo ra “từ tay mình, giữa các vùng biển Ấn Độ và Trung Quốc, cácnguồn lo âu và rắc rối mới cho Pháp”
Chúng ta không biết quan điểm riêng của Bộ trưởng Ngoại giao về bảnluận cương Nhưng chúng ta không thể không lưu ý đến chỗ bổ ích của tàiliệu ấy, vì nó phản ánh trung thực chính sách chung của Bộ Ngoại giao thờiđó; chính sách này không ưa những cuộc viễn chinh chiếm thuộc địa xa xôi
B Thái độ của các bộ trưởng của Napoléon III
Về điểm này, có một bức thư rất đáng chú ý, của Quận công Walewski đệlên Napoléon III, đề ngày 16 tháng 7 năm 1857, trong đó Bộ trưởng Ngoạigiao tường trình cho Hoàng đế kết quả cuộc thảo luận của Nội các trên vấn
đề Việt Nam[104] Ngay trong câu đầu, Walewski cho biết rằng “vấn đề Nam
kỳ đã không được sự tán thành” nơi các đồng sự của ông
Trang 40Bộ trưởng Tài chánh xác nhận ông ta không biết gì về Nam kỳ, khôngbiết Nam kỳ ở đâu, và tuyên bố ngay là ông không tán thành khoản chi 6triệu Một bộ trưởng khác khuyên đừng lưu ý những mẩu chuyện được kểbởi những thủy thủ và những giáo sĩ thừa sai: những gì họ tường thuật, ôngnói, “không hiểu theo nghĩa thông thường được” Một bộ trưởng khác cònđánh giá “dự án ấy như một kế hoạch xuất ra từ bộ óc của những thừa sai vàche đậy mưu đồ tối tăm của ‘chủ nghĩa Dòng Tên’ (jésuitisme)”, trong khiđồng sự của ông bên Bộ Tôn giáo thì “vội vã minh oan là không dính líu đếnmọi sáng kiến và cả mọi đồng lõa trong một vấn đề có thể đụng chạm đếnquyền lợi của Giáo hội”.
Bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa, Đô đốc Hamelin, còn tỏ ra hoài nghihơn, không tin rằng công việc có thể đem lại lợi ích trên bình diện kinh tế.Nam kỳ sẽ tạo thành một nơi tiêu thụ cho sản phẩm kỹ nghệ của chúng tachăng? Vâng, “cho vàng của chúng ta”, ông trả lời một cách giễu cợt
Cuối cùng, Walewski lưu ý Hội đồng Bộ trưởng về ý tưởng mà NapoléonIII đã “cân nhắc kỹ”: đây không phải là “sự chuẩn bị lớn lao nhằm hoànthành một kế hoạch chinh phục đã được quyết định dứt khoát, nhưng là mộtcuộc viễn chinh tương đối nhỏ mà người chỉ huy nhận những chỉ thị co giãncho phép hành động tùy theo hoàn cảnh và, nếu các tin tức không đúng sựthật, thì chỉ giới hạn trong việc đánh chiếm Đà Nẵng để đòi thực hiện nhữngyêu sách của chúng ta và các bảo đảm cho tương lai”
Thư của Walewski cho chúng ta biết nhiều điều Trước hết, việc can thiệpvào Việt Nam đã được quyết định rồi, vào lúc đó Thứ hai, chính NapoléonIII đã quyết định; ông đưa vấn đề ra trước các bộ trưởng, không phải để hỏi
ý kiến của họ, mà chỉ để báo cho họ biết quyết định và ý nghĩ của ông Thứ
ba, ông có vẻ không có một ý định thuần túy thuộc địa Bởi vì các thừa saicầu viện ông, bởi vì chiến hạm của Rigault de Genouilly lúc đó đóng ở vùngbiển Trung Quốc, không xa Việt Nam, bởi vì phải làm một hành động gì đó,thế thì phải biểu dương lực lượng hải quân trước Đà Nẵng; hạ hồi thế nào sẽtính sau Trước mắt các bộ trưởng,“vấn đề Nam kỳ” là việc cá nhân củaHoàng đế, là liên quan đến quyền lợi của Gia Tô giáo hơn là quyền lợi thuộcđịa Vấn đề này lệ thuộc ý muốn riêng của Hoàng đế; trước ý muốn đó, họphải nghiêng mình
Cuộc viễn chinh đã được quyết định, chỉ còn vấn đề thực hiện Ngày 25tháng 11 năm 1857, phó Đô đốc Rigault de Genouilly, chỉ huy trưởng cáccăn cứ hải quân Pháp trên các vùng biển Hoa Nam, nhận được các chỉ thịđầu tiên của Bộ trưởng
IV CÁC CHỈ THỊ CỦA ĐÔ ĐỐC RIGAULT DE GENOUILLY