Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975
Trang 11
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với những cuộc đấu tranh giữ nước
vĩ đại, chống lại các thế lực xâm lược mạnh hơn nhiều lần, thắng lợi cuối cùng vẫn thuộc về dân tộc Việt Nam Để giành được thắng lợi là tổng hòa các yếu tố làm nên sức mạnh của dân tộc của Việt Nam đó là lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân và đường lối lãnh đạo đúng đắn, trong
đó có chính sách đối ngoại phù hợp Trải qua hàng ngàn năm, chống lại các thế lực phong kiến phương Bắc hùng mạnh hơn nhiều lần, tổ tiên người Việt
đã để lại những bài học đối ngoại hết sức quý báu như, dĩ bất biến ứng vạn biến, ngoại giao tâm công, vừa đánh vừa đàm Cái bất biến chính là quyền lợi của quốc gia, dân tộc, cái vạn biến chính là phương pháp đấu tranh linh hoạt, biến hóa để đạt được mục tiêu, ngoại giao tâm công là dùng nhân nghĩa đánh vào lương tri để tập hợp lực lượng đồng thời thức tỉnh kẻ thù, vừa đánh vừa đàm, kết hợp nhịp nhàng đấu tranh trên mặt trận quân sự và ngoại giao để giành thắng lợi, đồng thời tạo cơ hội để có thể hàn gắn mối quan hệ giữa hai nước sau này
Sau Cách mạng Tháng 8/1945, ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Với sự kiện trọng đại này, thật sự Việt Nam đã giành được độc lập, Tuyên ngôn khẳng định: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự
do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy" [69, tr 9] Để thể hiện quyết tâm đó, cả dân tộc Việt Nam đã đồng lòng, chung sức đấu tranh để bảo vệ nền độc lập, giành chiến thắng vang dội trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc Đóng góp vào thành công hiển hách đó, phải kể đến đường lối đối ngoại hết sức linh hoạt, mềm dẻo trong thời đại Hồ Chí Minh
Từ năm 1954 đến năm 1975 trong hoàn cảnh cả nước phải đương đầu với đế quốc Mỹ với tiềm lực kinh tế, quốc phòng đứng đầu thế giới, trong khi
Trang 22
giữa các nước xã hội chủ nghĩa có những bất đồng sâu sắc, đặc biệt là Liên
Xô và Trung Quốc Đối ngoại của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp lực lượng, tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, tạo thêm thế và lực cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam Trong đối ngoại từ năm
1954 đến năm 1975, Việt Nam biết phân hóa, cô lập kẻ thù, tập hợp lực lượng, giúp cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc nhận được nhiều sự ủng hộ tích cực của các lực lượng tiến bộ và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới Trong đó, ngay cả nhân dân Mỹ cũng thực hiện các phong trào phản chiến rầm rộ, góp phần buộc Chính phủ Mỹ phải rút quân khỏi Việt Nam Mặt khác, đối ngoại đã phối hợp hiệu quả với đấu tranh chính trị và quân sự, đánh bại từng bước, đánh đổ từng bộ phận âm mưu xâm lược của Mỹ, vạch trần các thủ đoạn lừa bịp để tiến hành leo thang chiến tranh của Mỹ và Chính quyền Việt Nam Cộng hòa Qua đó, giúp nhân dân thế giới hiểu được tinh thần yêu chuộng hòa bình, chính nghĩa của dân tộc Việt Nam, nhận được sự động viên, ủng hộ, giúp đỡ và tiếp thêm nghị lực cho dân tộc Việt Nam tiến lên giành thắng lợi cuối cùng
Hiện nay, Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vấn đề đối ngoại trở nên hết sức quan trọng, góp phần quyết định nhiều vấn đề lớn liên quan đến sự phát triển của đất nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việc cân bằng trong mối quan hệ với các nước lớn, xây dựng lòng tin trong quan hệ với các nước đối tác chiến lược, các nước láng giềng, các nước bạn bè truyền thống đang là một bài toán khó hiện nay Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh giao lưu, hợp tác với thế giới của Việt Nam với phương châm "hòa nhập nhưng không hòa tan" đang đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi Việt Nam phải xử lý khôn khéo các mối quan hệ Đặc biệt, hiện nay tình hình tranh chấp ở Biển Đông đang diễn ra hết sức phức tạp, có những diễn biến khó lường, ảnh hưởng hoặc trực tiếp đe dọa đến độc lập, chủ quyền của Việt Nam Do đó, những kinh nghiệm quý báu trong đối ngoại để bảo vệ
Trang 33
độc lập dân tộc và thống nhất đất nước từ năm 1954 đến năm 1975 vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn và mang tính thời sự sâu sắc Với lý do trên, tác giả
chọn đề tài "Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trên lĩnh
vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975" làm luận án Tiến sĩ lịch sử,
chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc
2 Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1 Mục đích
Luận án phân tích làm rõ cơ sở hoạch định, nội dung chính sách đối ngoại và quá trình triển khai đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam
từ năm 1954 đến năm 1975 từ đó rút ra nhận xét và kinh nghiệm
2.2 Nhiệm vụ của luận án
- Phân tích cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc từ năm 1954 đến năm 1975;
- Phân tích nội dung chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc từ năm 1954 đến năm 1975;
- Phân tích quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam trong công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc từ năm 1954 đến năm 1975;
- Nhận xét và rút ra kinh nghiệm về cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận án nghiên cứu quá trình bảo vệ độc lập dân tộc
trên lĩnh vực đối ngoại để tập hợp các lực lượng tiến bộ trên thế giới ủng hộ Việt Nam tiến hành chống Mỹ, cứu nước, bảo vệ độc lập dân tộc trong bối cảnh thế giới đang diễn ra Chiến tranh lạnh
Trang 44
Về thời gian: Luận án nghiên cứu cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân
tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975: Mốc thời gian năm 1954, là năm Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Pháp rút hết quân về nước, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, cũng là năm cả dân tộc Việt Nam bước vào cuộc đấu tranh chống sự can thiệp của Mỹ để bảo vệ độc lập dân tộc Năm
1975, Việt Nam kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, trong đó có sự đóng góp công sức rất lớn của mặt trận đối ngoại
Về phạm vi nội dung: Trọng tâm nghiên cứu của luận án là nội dung
chính sách đối ngoại của Đảng Lao động Việt Nam được đề ra từ Đại hội II đến Đại hội III trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, từ năm 1954 đến năm 1975 Đồng thời, luận án phân tích quá trình triển khai hoạt động đối ngoại của Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Trong đó, luận án chỉ tập trung nghiên cứu việc triển khai chính sách đối ngoại trong quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa; quan hệ với Lào và Campuchia; quan hệ với các nước dân chủ, các tổ chức tiến bộ và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới; triển khai chiến lược đánh - đàm để giành thắng lợi cuối cùng vào năm 1975
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận, luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và hệ thống phương pháp luận sử học mácxít Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quan hệ quốc tế và tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh Đồng thời, luận án còn dựa trên Cương lĩnh chính trị, đường lối đối ngoại của Đảng Lao động Việt Nam nêu ra ở các văn kiện trong các đại hội, hội nghị của Đảng Lao động
Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975
- Phương pháp nghiên cứu của luận án là: Phương pháp lịch sử,
phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu, thống
kê, khái quát, tổng hợp, lôgic, quy nạp, diễn dịch v.v
Trang 55
5 Những đóng góp của luận án
- Luận án phân tích làm rõ quan niệm về bảo vệ độc lập dân tộc trên lĩnh vực đối ngoại và cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975
- Luận án phân tích nội dung chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam để bảo vệ độc lập dân tộc từ năm 1954 đến năm 1975 bao gồm: Mục tiêu, tư tưởng chỉ đạo, nguyên tắc, phương châm, phương hướng
và nhiệm vụ đối ngoại mà Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề ra Trên cơ sở đó, luận án làm rõ quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam để bảo vệ độc lập dân tộc từ năm 1954 đến năm 1975 Đồng thời, luận án rút ra nhận xét về thuận lợi, khó khăn và kinh nghiệm của quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc trên lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy môn Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc tế học và Quan hệ
quốc tế
6 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở hoạch định và nội dung chính sách đối ngoại của
Việt Nam nhằm đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc từ năm 1954 đến năm 1975
Chương 3: Triển khai đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam
trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975
Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm về cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập
dân tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975
Trang 66
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1 Các nghiên cứu trong nước
1.1.1.1 Các công trình liên quan đến cơ sở hoạch định và nội dung chính sách đối ngoại Việt Nam để đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc giai đoạn 1954 - 1975
Thứ nhất, các công trình liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam, tiêu biểu có các công trình như:
Phan Văn Rân, Nguyễn Hoàng Giáp (2010), Chủ quyền quốc gia
trong xu thế toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra với Việt Nam [90] Các tác giả nêu
ra khái niệm độc lập dân tộc của một quốc gia là sự tự chủ trong việc lựa chọn đường lối phát triển, tự quyết mọi vấn đề thuộc về thẩm quyền quốc gia và thực thi quyền lực thông qua các hoạt động lập pháp, tư pháp mà không có sự
can thiệp từ bên ngoài; Nguyễn Viết Thảo (2014), Bảo vệ chủ quyền quốc gia
và độc lập dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa [95], tác giả đã nêu ra khái niệm
độc lập dân tộc là chủ quyền về pháp lý trên tất cả các mặt lãnh thổ, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại, an ninh mà không bị phụ thuộc vào các thế
lực bên ngoài; Nguyễn Tất Giáp, Nguyễn Thị Quế, Mai Hoài Anh (2015), Mối
quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay [32],
giúp bổ sung rõ thêm khái niệm độc lập, tự chủ theo quan điểm trong hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay, trong đó nhấn mạnh đến mối quan hệ
giữa kinh tế và chính trị tác động đến đối ngoại; Thái Văn Long (2006), Độc
lập dân tộc của các nước đang phát triển trong xu thế toàn cầu hóa [57], tác
giả đã phân tích về khái niệm độc lập dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa và nội dung bảo vệ độc lập của các nước đang phát triển trong xu thế toàn cầu hóa;
Trang 77
Nguyễn Duy Quý (1996), Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội [88],
tác giả đưa ra quan điểm về độc lập dân tộc của quốc gia là không bị áp bức, bóc lột, đói nghèo, lạc hậu, tụt hậu, có điều kiện để vươn lên phát triển và
bình đẳng với các quốc gia khác trên thế giới; Mai Hải Oanh (2016), Độc lập
dân tộc - Lợi ích cơ bản của đất nước [87], tác giả đã trình bày về khái niệm
độc lập dân tộc, trong đó khẳng định, độc lập dân tộc được thể hiện rõ nhất ở hai nội dung là quyền tối cao quốc gia dân tộc trong phạm vi lãnh thổ và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế
Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế (đồng chủ biên - 2013), Chính
sách đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới [31] các tác giả đã trình bày về quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh về quan
hệ quốc tế và nội dung quá trình triển khai chính sách đối ngoại Việt Nam từ
năm 1986 đến Nay; Nguyễn Dy Niên (2009), Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí
Minh [84], tác giả đã hệ thống hóa, giúp làm rõ nguồn gốc, quá trình hình
thành, nội dung chủ yếu, phương pháp, phong cách, nghệ thuật trong tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, nêu một số bài học kinh nghiệm của ngoại giao Việt Nam và việc vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trở thành kim chỉ nam trong hoạch định đường lối đối ngoại của Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975
Nguyễn Anh Thái (1998), Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 1975 [94],
tác giả đã phân tích về lịch sử thế giới và quan hệ quốc tế từ năm 1954 đến năm 1975, nêu rõ mục tiêu và việc triển khai đối ngoại của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước lớn như Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc Cuốn sách là cơ
sở để kiểm chứng một số sự kiện lịch sử đối ngoại liên quan, giúp làm sáng tỏ thêm một số vấn đề quan hệ quốc tế trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại; Trương Hữu Quýnh (chủ biên -
1998), Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập I [87], các tác giả đã trình bày về
lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy đến nửa đầu thế kỷ XIX; Đinh Xuân
Lâm (chủ biên - 1998), Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập II [51], các tác giả
Trang 88
đã trình bày lịch sử Việt Nam từ 1858 - 1945; Lê Mậu Hãn (chủ biên - 1999),
Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập III [35], các tác giả trình bày khái quát lịch
sử Việt Nam từ 1945 - 1995 Các công trình này, đã khái quát về sự nghiệp dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam và những bài học truyền thống quý báu trong đấu tranh ngoại giao làm cơ sở, tiền đề cho những hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước, bảo vệ độc lập dân tộc (1954 - 1975)
Nguyễn Trọng Hậu (2004), Hoạt động đối ngoại của Nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa thời kỳ 1945 - 1950 [37], tác giả đã trình bày những hoạt
động đấu tranh ngoại giao của Việt Nam trong 5 năm (1945 - 1950), kết hợp đấu tranh ngoại giao với đấu tranh chính trị và quân sự, giúp Việt Nam đứng vững trong vòng vây kẻ thù, tạo cơ sở và tiền đề để hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại ở những giai đoạn sau; Nguyễn Phúc Luân (2004),
Ngoại giao Việt Nam từ Việt Bắc đến Hiệp định Giơnevơ [60], cuốn sách trình
bày chính sách đối ngoại thời chiến, ngoại giao trong giai đoạn đầu toàn quốc kháng chiến, chủ trương và biện pháp đối ngoại trong bối cảnh cuộc kháng chiến bị phong tỏa Ngoại giao của Việt Nam đã tích cực phá thế bao vây, cải thiện cục diện chiến tranh theo hướng có lợi cho Việt Nam, thêm bạn, bớt thù, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi, tranh thủ sự đồng tình, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa nhằm tạo thế và lực cho cuộc kháng chiến chống Pháp Những kinh nghiệm trong giai đoạn này, trở thành một trong những cơ sở quan trọng để Đảng Lao động Việt Nam và Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại từ năm 1954 đến năm 1975;
Lê Kim Hải (2005), Hồ Chí Minh với quan hệ ngoại giao Việt - Pháp thời kỳ
1945 - 1946 [34], tác giả đã tái hiện thời kỳ hết sức khó khăn của cách mạng
Việt Nam, nhưng dưới bàn tay chèo lái tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có những sách lược ngoại giao linh hoạt, hiệu quả, đã đưa chính quyền cách mạng và nhân dân Việt Nam vượt quan những khó khăn Đồng thời, tác giả còn phân tích đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Chủ
Trang 99
tịch Hồ Chí Minh trong phân hóa, cô lập kẻ thù và các mối quan hệ trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao từ năm 1945 đến năm 1946 Những bài học lớn trong ngoại giao của Việt Nam trong thời kỳ này, trở thành
cơ sở rất quan trọng cho việc hoạch định chính sách đối ngoại để bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước
Thứ hai, các công trình liên quan đến nội dung chính sách đối ngoại của Việt Nam:
Tiêu biểu là công trình của Trường Chinh (1963), Tiến lên dưới lá cờ
của Đảng [8], tập hợp các bài viết của cố Tổng Bí thư Trường Chinh, rút ra
những bài học qua 30 năm lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Trong đó,
đề ra nhiệm vụ trước mắt cho toàn Đảng, toàn dân, khẳng định Đảng Lao động Việt Nam đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh
cụ thể của cách mạng Việt Nam, động viên tất cả mọi người hăng hái thực hiện nghị quyết Đại hội III của Đảng, thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước; Lê Duẩn (1976) Dưới lá
cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới [13], tác giả đã khẳng định đường lối đúng đắn mà Đảng
và Nhà nước Việt Nam đề ra trong trong mặt trận đối ngoại để đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế là nhân
tố quan trọng dẫn đến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ; Phạm Văn
Đồng (1965), Toàn dân đoàn kết, chống Mỹ cứu nước [29], trong đó nêu ra
chính sách đối ngoại của Việt Nam là đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa anh em, đoàn kết với nhân dân thế giới, thái độ kiên quyết chống Mỹ, cứu nước Đồng thời, ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của Lào, Campuchia và trình bày những thành quả tích cực trong đối ngoại của Việt Nam; Phạm Văn
Đồng (1975), Thắng lợi vĩ đại, tương lai huy hoàng [30], tác giả đã hệ thống
khá toàn diện quá trình xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ và quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của dân tộc Việt Nam từ năm 1954 đến năm
1975, trong đó có mặt trận đối ngoại, góp phần vào thắng lợi vĩ đại của dân
Trang 1010
tộc Việt Nam trước đế quốc Mỹ Tác giả cũng khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn, tranh thủ sự giúp đỡ các nước anh em, bạn bè năm châu, nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới tạo thành mặt trận rộng rãi, mạnh mẽ, giúp Việt Nam chiến thắng Nội dung cuốn sách cũng lên án việc leo thang chiến tranh của Mỹ, ủng hộ cách mạng Lào, Campuchia, khẳng định lập trường kiên định đòi Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược đối với Việt Nam Sự thống nhất nước Việt Nam phải do nhân dân hai miền Việt Nam tự giải quyết bằng phương pháp hòa bình, trên cơ sở dân chủ, không có sự can thiệp của nước
ngoài; Nguyễn Chương (1960), Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền
Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà [42], tác giả đã phân tích về
sự giúp đỡ của phe xã hội chủ nghĩa là nhân tố quan trọng, đẩy mạnh đoàn kết quốc tế là nhân tố đảm bảo xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất
nước nhà thắng lợi; Nhà xuất bản Quân đội nhân dân (1971), Đoàn kết, tin
tưởng, quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược, cuốn sách tập hợp các bài
xã luận báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, đài Giải phóng Trong đó khẳng định, tinh thần đoàn kết trong nước, đoàn kết quốc tế, truyền thống đấu tranh anh dũng và tin tưởng cuối cùng cuộc kháng chiến chống Mỹ sẽ thắng lợi;
Nguyễn Xuân Tú (2003), Đảng chỉ đạo giành thắng lợi từng bước trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thời kỳ 1965 - 1975 [127], tác giả tập trung
phân tích sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng, thể hiện trong việc ra sức đánh thắng cuộc chiến tranh bằng lục quân của Mỹ ở miền Nam, kết hợp và giành thắng lợi từng bước trên cả ba lĩnh vực chính trị, quân sự và ngoại giao; Nguyễn Mạnh
Hùng và Phạm Minh Sơn (đồng chủ biên - 2008), Đối ngoại Việt Nam truyền
thống và hiện đại [47], cuốn sách góp phần làm sáng tỏ những kinh nghiệm
quý báu hình thành nên truyền thống ngoại giao Việt Nam và những chặng đường phát triển giúp ngoại giao trở thành vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh giành độc lập, bảo vệ độc lập của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam Cuốn sách đã khái quát truyền thống đối ngoại Việt Nam từ thời dựng nước đến Cách mạng Tháng Tám 1945, với các sự kiện lịch sử tiêu biểu về
Trang 1111
ngoại qua các thời kỳ lịch sử Đồng thời, phân tích khái quát đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ, cứu nước, tập trung phân tích làm rõ sự phối hợp giữa ngoại giao với
chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa; Hoàng Đức Thịnh (2015), Đường lối
tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế của Đảng giai đoạn 1965 - 1975 [96], tác giả tập
trung phân tích nguồn gốc, cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành quan điểm của Đảng Lao động Việt Nam về tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, trong đó làm
rõ mục tiêu, phương hướng, nội dung, đối tượng mà hoạt động tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế hướng tới, chỉ ra phương châm và yêu cầu của hoạt động Tác giả đã phân tích làm nổi bật các biện pháp chỉ đạo của Đảng, phác họa khá đầy đủ phong trào quốc tế ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, qua đó rút ra những thành công, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong quá trình Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; Vũ Dương Ninh (2016), Cách mạng
Việt Nam trên bàn cờ quốc tế, lịch sử và vấn đề [86], tác giả đã phân tích quá
trình đấu tranh anh dũng, gian khổ để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam kể từ khi tuyên bố độc lập năm 1945 đến năm 1975 với những cơ hội, thuận lợi, khó khăn và thách thức Trong đó, Việt Nam đã chịu sự tác động nhiều phía trong quan hệ quốc tế và ngược lại tình hình Việt Nam tác động ngược trở lại đối với tình hình thế giới Đồng thời, tác giả cũng phân tích về đường lối đối ngoại của Việt Nam, mối quan hệ giữa các mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, trước tác động của tình hình thế giới để bảo vệ độc lập dân tộc giai đoạn 1945 đến năm 1975
1.1.1.2 Các công trình liên quan đến quá trình triển khai đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc trên lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975
Nguyễn Vũ - Nguyễn Thái Anh (2008), Hồ Chí Minh về nghệ thuật
ngoại giao [130] cuốn sách tập hợp các thư, điện văn của Chủ tịch Hồ Chí
Trang 1212
Minh gửi các nước lớn như Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, Pháp, gửi cá nhân lãnh đạo và chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa, đảng cộng sản một số nước, nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới Bên cạnh đó còn có nội dung các bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các chuyến thăm, hội đàm ngoại giao Qua đó, giúp người đọc hiểu biết thêm nhiều vấn đề và khía cạnh trong việc triển khai nội dung đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong chống Mỹ, cứu nước từ năm 1954 đến năm 1975; Khu di tích Chủ tịch Hồ
Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (2010), Hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí
Minh với các nước Châu Á (1954 - 1969) [50], cuốn sách là công trình sưu
tầm, tập hợp các bài viết, các hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nước châu Á trong giai đoạn 1954 - 1969 Nội dung cuốn sách, góp phần làm rõ thêm nhiều vấn đề về việc triển khai hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh Qua đó cho thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng lĩnh vực đối ngoại, Người trực tiếp thực hiện các hoạt động ngoại giao với việc thực hiện nhiều chuyến thăm, gửi nhiều thư từ, điện văn đến các nước và chỉ đạo sát sao công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam để phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Trong đó, tư tưởng chủ đạo là luôn đoàn kết với tất cả các nước anh em, chính phủ và nhân dân yêu chuộng hòa bình ở châu Á
Mai Văn Bộ (1985), Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật [5], đây
là hồi ký của nhà ngoại giao Mai Văn Bộ, ghi lại những điều mắt thấy, tai nghe, giúp người đọc hiểu được những thủ đoạn của Mỹ, đồng thời hiểu rõ cuộc đấu tranh kiên quyết, khôn khéo của Việt Nam trên mặt trận ngoại giao Trong đó, Việt Nam đã kết hợp hiệu quả đấu tranh ngoại giao với hoạt động quân sự trên chiến trường, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế để buộc Mỹ phải tiếp xúc và đàm phán theo điều kiện có lợi cho Việt Nam; Lưu Văn Lợi (1996),
Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam, Tập 1 (Ngoại giao Việt Nam 1954 -
1975) [56], tác giả đã khái quát ngắn gọn những bài học ngoại giao của Việt Nam trong lịch sử, đặc biệt tập trung phân tích cuộc đấu tranh ngoại giao của
Trang 1313
Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 góp phần thực hiện hai nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc, nhấn mạnh đến quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc của Việt
Nam; Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến
tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975 thắng lợi và bài học [2], các tác giả
đã dựng lại một cách khái quát, chân thực, phân tích về những sự kiện lịch sử chính yếu, những đánh giá về sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc chiến tranh cách mạng 30 năm (1945 - 1975) Từ đó, rút ra một số bài học lớn làm nên thắng lợi của Việt Nam, bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, biết phân hóa, cô lập kẻ thù, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các lực lượng cách mạng và của cả loài người tiến bộ Đặc biệt, nội dung cuốn sách nhấn mạnh đến vai trò đối ngoại của Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975, nêu ra nhiều số liệu về sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam Qua đó khẳng định, sự thành công trong lĩnh vực đối ngoại là một trong nhân tố quan trọng góp phần làm nên thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam; Nguyễn Phúc Luân chủ biên
(2001), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập, tự do (1945 -
1975) [59], các tác giả đã tập trung trình bày đấu tranh ngoại giao thời kỳ giữ vững chính quyền cách mạng vừa mới thành lập (8/1945 - 12/1946), ngoại giao Việt Nam thời kỳ chống Pháp (1947 - 1954) và thời kỳ chống Mỹ (1954 -
1975); Nguyễn Phúc Luân (2005), Ngoại giao Việt Nam trong cuộc đụng đầu
lịch sử [61], tác giả đi sâu phân tích đường lối, chính sách, sự kết hợp giữa
đấu tranh ngoại giao với chính trị, quân sự và những thành tựu nổi bật của ngoại giao Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ Cuốn sách góp phần trả lời câu hỏi: Tại sao một nước nghèo, lạc hậu như Việt Nam lại có thể chiến thắng một nước
có tiềm lực hàng đầu về kinh tế, quốc phòng, khoa học công nghệ như Mỹ?
Bộ Quốc phòng Việt Nam, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1991), Lịch
sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) [128], nội dung cuốn sách
Trang 1414
trình bày mối quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia trong phối hợp đánh Mỹ, liên minh này là tất yếu khách quan, trở thành quy luật tồn tại, phát triển và làm nên những thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của ba nước
Đông Dương; Lê Đình Chỉnh (2007), Quan hệ đặc biệt hợp tác toàn diện Việt
Nam - Lào trong giai đoạn 1954 - 2000 [9], tác giả phân tích đến mối quan hệ
Việt Nam - Lào trong giai đoạn 1954 - 1975, mối quan hệ láng giềng anh em
đặc biệt của hai nước Việt Nam - Lào, đoàn kết của hai dân tộc cùng chiến đấu
để giành thắng lợi trước đế quốc Mỹ; Đảng Nhân dân Cách mạng Lào - Đảng
Cộng sản Việt Nam (2011), Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào -
Việt Nam (1930 - 2007), Biên niên sự kiện I (1930 - 1975) [28], nội dung cuốn
sách đã phản ánh khá đầy đủ quá trình hình thành và phát triển mối quan hệ đoàn kết chiến đấu của hai nước Việt - Lào, Lào - Việt trong cuộc đấu tranh chống Pháp, chống Mỹ, giành và bảo vệ độc lập dân tộc Đặc biệt, những sự kiện lịch sử từ năm 1954 đến năm 1975 phản ánh tình đoàn kết, sự hợp đồng chiến đấu hiệu quả giữa hai nước cùng chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân đội Việt Nam nối tiếp nhau quán triệt sâu sắc đường lối của Đảng Lao động Việt Nam thực hiện nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ cách mạng Lào Đáp lại, Đảng Nhân dân cách mạng Lào và nhân dân Lào trong điều kiện của mình đã hết lòng giúp đỡ Việt Nam, trong đó sự giúp đỡ Việt Nam trong việc mở tuyến đường Trường Sơn Tây để chi viện cho miền Nam là một minh chứng sống động về sự đoàn kết và giúp đỡ của Lào; Trần
Nam Tiến (2010) Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ thực trạng và triển vọng [123],
tác giả đã giành một phần nói về quan hệ Việt - Mỹ trong giai đoạn 1954 -
1975, trong đó Mỹ thực hiện Chiến lược toàn cầu can thiệp sâu vào tình
hình Việt Nam bằng cách dựng lên chính quyền Việt Nam Cộng hòa là giai
đoạn cực xấu trong quan hệ hai nước; Nguyễn Đình Thực (2001), Chủ trương
của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ đối ngoại với ASEAN (1967 - 1995),
tác giả có giành một phần phân tích về quan hệ Việt Nam - ASEAN giai đoạn 1967 - 1975
Trang 15Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full