Nhảy cao là nội dung được bộ giáo dục đưa vào phần cứng của chương trình TD 8 và đã thể hiện được sự kế thừa phù hợp với các nội dung đã học bật nhảy… ở lớp 6, 7 trước đó ,là tiền đề để
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Kết hợp một số trò chơi dân gian vào giảng dạy nội dung nhảy cao để học sinh học tốt nội dung nhảy cao theo xu hướng tích cực hoá người học
I Mở đầu:
Hiện nay trong các môn học ở nhà trường đang dạy theo phương pháp đổi mới, một phương pháp dạy theo xu hướng tích cực hoá người học Thể dục cũng là môn học được áp dụng phương pháp đổi mới và đã được thực hiện Qua bốn năm cho thấy phương pháp đỏi mới đã mang lại hiệu quả giáo dục cao, phù hợp với đặc tính lứa tuổi học sinh đặc biệt là học sinh trung học cơ sở Nhảy cao là nội dung được bộ giáo dục đưa vào phần cứng của chương trình TD 8 và đã thể hiện được sự kế thừa phù hợp với các nội dung đã học (bật nhảy…) ở lớp 6, 7 trước đó ,là tiền đề để phát huy các tố chất kỷ thuật, nâng cao sức mạnh, sức bật của đôi chân và nâng cao kỷ năng vận động…
1.Lý do chọn đề tài:
Nhảy cao là một môn có động tác tự nhiên kế thừa những động tác đơn giản đã học ở lớp 6,7, trong chương trình hiện nay việc sử dụng hạn chế trò chơi vận động và một số trò chơi chưa mang tính bổ trợ cao điều này dẫn đến chưa có sự nhảy vọt về phát triển và định hình động tác, học sinh luyện tập thiếu tích cực chưa gay hưng phấn trong học tập Mặt khác việc đưa vào một số trò chơi chưa phù hợp với lứa tuổi điều kiện sân bãi, dẫn đến học sinh luyện tập quá sức, thiếu an toàn, dễ gây chấn thương…
vì vậy việc cần bổ sung nhiều trò chơi dân gian vào trong giờ luyện tập làm cho học sinh ham thích luyện tập, luyện tập tích cực, động tác định hình nhanh và tốt hơn, điều này đã thực sự khai thác tính tự giác, tích cực của học sinh và đó cũng chính là những phương pháp đưa học sinh vào hoạt động theo hướng tích cực hoá người học
2.Mục đích nghiên cứu:
Nhảy cao là môn mang tính sức mạnh sức bật và khéo léo Vì vậy, việc luyện tập để phát triển các tố chất này đòi hỏi người tập phải luyện tập nhiều và khối lượng luyện tập lớn, người tập phải luyện tập động tác được lập đi lập lại nhiều lần, mà độ tuổi học sinh lớp 8 thì rất hiếu động ( nhu cầu được chơi là hết sức cần thiết) Vì vậy chúng ta không thể áp đặt cho học sinh hoạt động theo những động tác đơn lẻ, cứng nhắc, thiếu sinh động, hoặc tổ chức những trò chơi thiếu tính vận động phù hợp, điều này dẫn đến học sinh luyện tập nhàm chán, cũng như không kích thích nhu cầu vận động của lứa tuổi Để khắc phục những tồn tại đó việc xen vào những trò chơi vận doing kết hợp với trò chơi dân gian sẽ khắc phục được tính nhàm chán thụ động,
Trang 2ngoài ra việc áp dụng trò chơi điều đó có nghĩa đã chuyển một lượng vận động lớn của việc luyện tập động tác sang phương pháp tổ chức trò chơi hẳn sẽ kích thích được học sinht tích cực luyện tập
3 Đối tượng phạm vi nghiêng cứu:
Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS Trần Kiệt Tôi nhận thấy ở độ tuổi học sinh lớp 8 là rất cần việc áp dụng trò chơi dân gian vào giảng dạy môn nhảy cao nên tôi áp dụng nghiên cứu ở học sinh lớp 8 trong phạm vi ở trường
4 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thực tế ở học sinh THCS và chương trình mới hiện nay quá ít trò chơi và trò chơi vận động phù hợp để đem lại hiệu quả cao hơn về thực hiện giảng dạy động tác nhất là nội dung nhảy cao, để học sinh name được kỷ thuật động tác tốt, luyện tập tích cực hăng say, đồng thời bảo tồn lưu giữ bản sắc, tôi đã tìm tồi lựa chọn đúc kết được một số trò chơi dân gian để bổ sung và biên soạn chương trình giảng dạy học sinh 8
5 Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tìm tòi trò chơi dân gian
- Phân loại tính vận động của trò chơi
- Biên soạn lại chương trình nhảy cao có kết hợp tổ chức trò chơi
- Phân loại thể lực, đối tượng để vận dụng trò chơi
- Đánh giá so sánh kết quả thực hiện
6 Nội dung đề tài:
“ Kết hợp một số trò chơi dân gian vào nội dung nhảy cao lớp 8 để học sinh học tốt nội dung nhảy cao theo xu hướng tích cực hoá người học”
I Phần mở đầu:
1 Lý do chọn đề tài.
2.Mục đích nghiêng cứu
3 Đối tượng phạm vi
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
6 Nội dung
II Nội dung đề tài:(gồm 3 chương)
Chương I:
1 Cơ sở pháp lý
2 Cơ sở lý luận
3 Cơ sở thực tiễn Chương II
Trang 31 Khái quát phạm vi
2 Thực trạng
3 Nguyên nhân của thực trạng Chương III
1 Cơ sở đề xuất giải pháp
2 Các các giải pháp chủ yếu
3 Tổ chức, triển khai, thực hiện III Kết luận và kiến nghị:
1 Kết luận
2 Kiến nghị
II Nội dung đề tài:
Chương I: Cơ sử lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu
1. Cơ sở pháp lý:
- Theo công văn số 1336/GD – ĐT ngày 26/10/2006 của sở giáo dục đào tạo Phú Yên về việc triển khai và thực hiện chuyên đề, phát huy tính hiệu quả trong việc áp dụng các chuyên đề quản lý giáo dục và quá trình dạy học
- Phòng giáo dục huyện đông hoà có công văn số 348/ GD – ĐT về việc hướng dẫn nghiên cứu viết chuyên đề chuyên môn ngày 10/11/2006
2 Cơ sở lý luận:
Việc vận dụng trò chơi vào phương pháp luyện tập không phải là những gì mới lạ chỉ có điều lâu nay chúng ta chưa vận dụng hợp lý việc dùng trò chơi để giải quyết bổ trợ cho kỷ thuật động tác, và đặc biệt hơn là chúng ta chưa thực sự quan tâm chú ý đến những trò chơi dân gian Vận dụng trò chơi dân gian đã kết hợp hài hòa được tính giáo dục cao và bổ trợ cho kỷ thuật động tác tốt, nó thúc đẩy được sự tự động hóa hoạt động của học sinh, hoạt động “ học và chơi”, nó giải quyết thỏa mãn tâm sinh lý lứa tuổi mang lại hiệu quả giáo dục cao đây là điều mới mà lâu nay chúng ta chưa tích cực khai thác
3. Cơ sở thực tiễn:
Môn nhảy cao ở TD 8 nếu biên soạn và giảng dạy đúng theo phân phối chương trình và áp dụng trò chơi bổ trợ theo SGK Thực tế cho thấy học sinh luyện tập chưa hứng thú, không phát huy được tính tích cực sáng tạo của học sinh, dẫn đến giờ dạy kém sinh động học sinh luyện tập động tác thiếu hiệu quả, định hình kỷ thuật động tác chậm, đó là chưa nói đến chưa có trò chơi được phân loại và bố trí luyện tập cho từng nhóm trình độ thể lực dẫn đến một số học sinh có thể lực kém ngại khi tổ chức chơi những trò chơi ở SGK Từ đó quá trình tìm tòi nghiên cứu tôi đưa ra giải pháp và
Trang 4thực hiện bằng việc bổ sung nhiều hơn nữa trò chơi dân gian và biên soạn tiết dạy có nhiều nhóm đối tượng (phân loại theo trình độ thể lực) Đã mang lại hiệu quả rõ rệt
Chương II : Thực trạng của đề tài nghiên cứu
1 Khái quát phạm vi :
Phạm vi nghiên cứu được thực hiện trong toàn bộ học sinh khối 8 ở trường và được so sánh kết quả 2 khoảng thời gian trước khi thực hiện đề tài (2005 – 2006) và sau khi thực hiện đề tài (2006 – 2007)
2 Thực trạng đề tài nghiên cứu:
Qua quá trình giảng dạy nội dung nhảy cao TD 8 : tổng số 8 tiết, trong 8 tiết đó ngoài việc luyện tập kỹ thuật động tác chính chương trình chỉ xen vào một số động tác bổ trợ đã được học ở lớp 6,7 như ( chạy đà chính diện, bật nhảy duỗi thẳng chân lăn qua xà, chạy đà giậm nhảy co chân qua xà v.v…) để rèn luyện sức mạnh chân Với nội dung đơn lẻ mang tính hệ thống được kéo dài trong suốt 8 tiết dẫn đến giáo viên giảng dạy cũng như việc tiếp thu động tác của học sinh trở nên nhàm chán, thiếu sinh động, gây cho học sinh chán tiếp thu trong giờ học Để có được hiệu quả cao và đặc biệt phù hợp với đặc tính lứa tuổi, giáo dục ý thức dân tộc giữ gìn bản sắc, người giáo viên cần nghiên cứu tìm tòi nhiều trò chơi dân gian như : ( bật cóc, chạy vượt chướng ngại, giành cờ, phóng bước, đá gà, nhảy qua dây, đá kiện v.v…) Những trò chơi này cần phải kết hợp hài hòa trong phương án tổ chức giờ học phù hợp mới khơi dậy tính tích cực hóa học sinh và đem lại hiệu qủa giáo dục thiết thực
Trò chơi dân gian là một mảng văn hóa đậm nét của dân tộc, được đúc kết lưu giữ và nó được tồn tại trên mặt giáo dục rèn luyện và phát triển Tất cả những yếu tố này là rất cần với lứa tuổi học sinh đặc biệt là học sinh 6,7,8 chúng ta vừa trang bị ý thức lưu giữ bản sắc văn hóa Việt Nam vừa đưa tính vận động phát triển của trò chơi vào để hổ trợ kỹ thuật động tác Đặc biệt là trò chơi dân gian mang tính vận động kỹ thuật cũng như phương pháp tổ chức chơi rất phù hợp với đặc tính học sinh lớp 8 như (bật cóc, giành cờ, lò cò, nhảy qua dây…) Giáo viên phân bố khoảng thời gian hợp lý để có thể kết hợp một hoặc hai trò chơi trên một tiết dạy
Ví dụ: Tiết 28 / TD 8 : sau thời gian ôn phần giậm nhảy- đá lăn, giáo viên có thể bố trí trò chơi như nhảy qua dây hoặc vượt chướng ngại… trong khoảng 7 – 10 phút, điều này sẽ tạo nên tâm lý thỏa mái trước khi chuyển sang nội dung mới đó là “ kỹ thuật qua xà và hoàn thiện chạy đà – giậm nhảy – trên không – tiếp đất”
* Để kết hợp tốt trò chơi dân gian vào nội dung nhảy cao giáo viên cần lưu ý : + Phương pháp tổ chức
+ Loại hình trò chơi
Trang 5+ Phương pháp đánh giá, tuyên dương
Trong khi tổ chức trò chơi giáo viên cần chú ý đến sức khỏe, thể lực, từ đó có thể chia nhỏ số học sinh trong lớp thành tổ hoặc nhóm để chơi, giáo viên chỉ dẫn giúp đỡ các em tự tập và cùng tìm ra đấu pháp để chiến thắng, thúc đẩy sự khám phá, suy luận, sáng tạo của học sinh Để có thể dạy theo phương pháp tích cực hóa đối với môn
TD nói chung và nội dung nhảy cao nói riêng việc vận dụng nhiều trò chơi vào bài tập là điều tất yếu vì thế đương nhiên rất cần có sân bãi và trang thiết bị Có thể nói đây là vấn đề bức xúc nhất và hết sức nan giải do hậu quả bao năm để lại Nên xu hướng để khắc phục chúng ta sử dụng hai biện pháp song song
+ Đề xuất với ban giám hiệu, chính quyền địa phương, các nhà quản lý giáo dục hổ trợ trang thiết bị cho hoạt động TDTT
+ Giáo viên suy nghĩ và tự tạo đồ dùng thiết bị để có thể áp dụng phương pháp dạy học tích cực hóa ngay trên những gì đang có Ngoài ra cần phải phối hợp với học sinh chỉ dẫn các em cách làm dụng cụ đơn giản để học tập
Chương III: Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài
1 Cơ sở đề xuất các giải pháp:
Dựa vào cơ sở sự so đo lực lượng để tranh giành thành tích cao hoặc ngôi thứ Yếu tố đối kháng, sự va chạm quyền lợi thể hiện mạnh mẽ hơn khi chơi nhiều trò chơi vận động, dân gian, không những thế ở đây tinh thần trách nhiệm, tính đồng đội, tính kỷ luật thực hiện theo chiến thuật mà tổ nhóm đã đề ra nhằm giành chiến thắng được thể hiện rất rõ ràng trong nhiều trò chơi dân gian, tìm tòi phân loại nhiều trò chơi cho nhiều nhóm đối tượng thể lực dẫn đến tất cả học sinh điều có thể chơi và cuối cùng đều đi đến mục đích hình thàh kỷ thuật động tác và phát triển kỉ năng qua các động tác trò chơi
2 Các giải pháp chủ yếu:
- Trãi nghiệm thực tế tìm tòi ghi chép cụ thể các trò chơi dân gian, loại bỏ những trò chơi không phù hợp với đặc tính lứa tuổi, phân loại tính chất vận động của trò chơi Để tổ chức áp dụng cho nhiều nhóm đối tượng
- Biên soạn lại chương trình nhảy cao TD 8, theo điều kiện địa phương, điều kiện sân bãi, điều kiện trang thiết bị, có cân nhắc bố trí thời lượng trò chơi trong từng tiết (phân phối chương trình của bộ không có trò chơi)
- Có kế hoạch kiểm tra trình độ thể lực cho từng lớp ngay từ đầu năm
Ví dụ: 8A có 3 nhóm trình độ thể lực (A1, A2, A3) 8B có 3 nhóm trình độ thể lực (B1, B2, B3)
Từ đó có giải pháp bố trí trò chơi phù hợp cho nhóm đối tượng
Trang 6- Đánh giá và so sánh kết quả kiểm tra học sinh ở cuối chương nhảy cao (ở năm
2005 – 2006: trước khi áp dụng) và (2006 – 2007 sau khi áp dụng)
Qua so sánh kết quả cho thấy: sau khi áp dụng đề tài chất lượng động tác học sinh hình thành tốt hơn rất nhiều, số điểm tăng lên rõ rệt (khá, giỏi:60%, TB40%, không có điểm yếu, kém
3 Tổ chức, triển khai thực hiện:
- Giáo viên thống kê trò chơi và loại hình trò chơi, tính vận động trò chơi
- Biên soạn phân phối chương trình (phần nhảy cao TD 8)
- Hội đồng khoa học nhà trường: phê duyệt triển khai đề tài
- Kiểm tra phân loại (trình độ thể lực từng lớp)
- Áp dụng tổ chức giảng dạy
III Kết luận và kiến nghị:
1 Kết luận:
Qua việc vận dụng một số trò chơi dân gian kết hợp với trò chơi vận động để luyện tập môn nhảy cao TD 8, thực sự đã cho một kết quả đáng ghi nhận, mức độ động tác đã tốt hơn, thành tích được so sánh hai khoản thời gian tăng lên đáng kể, tất cả học sinh đã hình thành được kỉ năng khá tốt, và đặc biệt giờ học nhảy cao hết sức sinh động, đa số học sinh đều rất ham thích và luyện tập rất tích cực, điều đó cho ta thấy tích cực hóa học sinh trong giờ học thể dục nhất là môn nhảy cao không thể thiếu phương pháp vận dụng trò chơi đặc biệt là trò chơi dân gian
2 Kiến nghị:
Theo nội dung cũng như yêu cầu phương pháp mới hiện nay, điều kiện sân tập chưa đáp ứng được, trang thiết bị dụng cụ quá hạn chế đã ảnh hưởng rất lớn đến việc giảng dạy Đặc biệt hơn nhà trường cũng như chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc dạy và việc học TD ở nhà trường Vậy để thực hiện tốt hiệu quả giáo dục nói chung và môn TD nói riêng việc bố trí và xây dựng khu tập TD
ở trường là hết sức cần thiết, nhà trường cần trang bị tốt hơn nữa về trang thiết bị dụng cụ dạy học để có thể tổ chức một giờ học đáp ứng được yêu cầu và nội dung
Hoà Hiệp Nam, ngày 14 tháng 3 năm 2007
Người viết
Ngô Văn Dũng