1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.Vị trí địa lý:
2.1.1.Vị trí địa lý:
Hình 01: Vị trí địa lý xã Tân Chi – huyện Tiên Du
Xã Tân Chi nằm ở phía Đông Nam của huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh, có địa giới hành chính:
- Phía Bắc giáp xã Việt Đoàn, Lạc Vệ - Phía Nam giáp sông Đuống
- Phía Đông giáp huyện Quế Võ - Phía Tây giáp xã Minh Đạo
Trên địa bàn xã có tuyến quốc lộ 38 chạy qua với tổng chiều dài là 4,84 km và phía nam có dòng sông Đuống chảy qua. Đây là một thế mạnh của xã trong việc lưu thông hàng hoá, giao lưu kinh tế văn hoá với các địa phương khác trong vùng.
Tân Chi là vùng đất ven sông, địa hình tương đối bằng phẳng, ít bị chia cắt. Cố thể chia xã Tân Chi theo các cấp địa hình như sau:
- Địa hình cao, vàn cao chiếm 10% diện tích. - Địa hình vàn, vàn thấp chiếm 67,23% diện tích. - Địa hình trũng chiếm 10% diện tích.
- Địa hình ngoài đê chiếm 12,77% diện tích. 2.1.3 Khí hậu
Tân Chi mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt trong năm:
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau với khí hậu lạnh khô hành và ít mưa.
- Mùa xuần từ tháng 4 đến tháng 9 với khí hậu nhiệt đới ẩm và mưa nhiều. - Lượng mưa trung bình cả năm từ 1.400-1.600 mm, tập trung đến 80% vào mùa mưa.
- Nhiệt độ bình quân hàng năm là 23,5 0C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất khoảng 300c (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 16,2 0C (tháng 1).
- Độ ẩm không khí trung bình hằng năm là 83 %. Trong đó các tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3 và tháng 4 từ 86-88 %, thấp nhất là tháng 12 là 77 %.
- Hướng gió thịnh hành là hướng Đông Nam thường thổi vào mùa mưa và gió mùa đông bắc thổi vào mùa khô kéo theo các luồng gió lạnh.
Qua số liệu khí tượng thuỷ văn cho thấy khí hậu của xã tương đối ổn định và thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
2.1.4 Thuỷ văn:
Qua điều tra khảo sát cho thấy hệ thống thuỷ văn của xã có nguồn nước dồi dào đảm bảo đủ nước cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế xã hội và đời sống dân sinh.
- Nguồn nước mặt cung cấp cho cây trồng chủ yếu dựa vào các ao hồ, đầm và thùng lạch trong đầm thông qua hệ thống kênh mương. Ngoài ra sông Đuống cũng là nguồn cung cấp nước tưới phù sa cho đồng ruộng của xã Tân Chi.
- Nguồn nước ngầm tuy chưa được khoan thăm dò và tính toán cụ thể nhưng qua khảo sát thực tế sử dụng của nhân dân qua các giếng đào và giếng khoan thì nước ngầm của xã có độ sâu từ 15-20 m với chất lượng nước khá tốt.
2.1.2 Các nguồn tài nguyên: 2.1.2.1 Tài nguyên đất:
Đất đai xã Tân Chi được hình thành từ lâu đời qua quá trình bồi tụ của phù sa sông Đuống. Theo các kết quả điều tra khảo sát của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp năm 2000, tỉ lệ bản đồ 1/10.000 chung cho toàn huyện Tiên Du, thổ nhưỡng ở xã Tân Chi cho thấy một số loại đất sau:
- Đất phù sa được bồi ngoài đê sông Đuống (Pb): được phân bố ở ngoài đê sông Đuống, đất có thành phần cơ giới nhẹ, kiềm yếu, các chất dinh dưỡng khác từ trung bình đến khá, thích hợp cho cây rau màu và các cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất phù sa không được bồi, không có tầng Glây và loang lổ (P): được hình thành do bồi tụ của sông Đuống từ lâu đời. Phân bố hầu hết trên địa bà xã ở các địa hình gò và vàn cao. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, không chua, nghèo lân tổng số và dễ tiêu, ka li tổng số và dễ tiêu đều cao. Đất thích hợp cho trồng lúa và hoa màu.
- Đất phù sa Glây (Pg): phân bố ở các địa hình vàn và vàn thấp ở hầu hết các thôn trong xã đều có như khu bờ Đầm, khu đồng Tây… đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng hàm lượng mùn và đạm trong đất khá, lân dễ tiêu nghèo. Đất thích hợp cho trồng lúa và cây vụ đông.
2.1.2.2 Tài nguyên nhân văn:
Tân Chi cũng như nhiều địa phương khác của huyện Tiên Du - Bắc Ninh là vùng đất có lịch sử gắn liền với nền văn minh lúa nước, trên mảnh đất này người dân từ xa xưa đã biết đắp đê trị thuỷ bảo vệ mùa màng, xây dựng hệ thống thuỷ lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp. Tân chi là nơi gìn giữ được các di sản cũng như phong tục tập quán của người Việt Nam nói chung và người Kinh Bắc nói riêng. Trong các làng xóm đều có đình chùa, miếu thờ Đức Thánh Hoàng, tế lễ thần linh và là nơi tổ chức lễ hội. Nhân dân Tân Chi với tinh thần cần cù lao động, giàu sức
sáng tạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, UBND xã, người dân trong xã đã đoàn kết chung sức chung lòng xây dựng quê hương trên con đường công nghiệp hoá hiện đạo hoá nông nghiệp, nông thôn. Bộ mặt làng quê ngày càng thay đổi, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần.
2.1.3 Cảnh quan môi trường
Cảnh quan môi trường của xã Tân Chi mang đậm nét làng quê Bắc Bộ trong thời kỳ đổi mới. Những xóm làng được quần tụ lâu đời, trong mỗi thôn làng đều lưu giữ được những di tích của đình chùa, miếu mạo mang đậm nét văn hoá của người dân Kinh Bắc. Cùng với sự đổi mới của đất nước, Tân Chi đã trên con đường xây dựng nông thôn mới, các cơ sở hạ tầng đã được quan tâm xây dựng thoả đáng phù hợp với phát triển chung của xã hội. Trong khu dân cư, đường giao thông được bê tông hoấ tới ngõ xóm, nhiều hộ gia đình xây được nhà cao tầng, cảnh quan môi trường nông thôn được bảo đảm xanh, sạch đẹp. Môi trường nông nghiệp nông thôn đã chú trọng vào sản xuất. Việc sử dụng đất tối ưu được coi là nền tảng để xây dựng nền nông nghiệp sinh thái với phương châm đất nào cây ấy, đã gắn chặt đất - nước – cây trồng thành một thể thống nhất.
* Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường:
Qua điều tra khảo sát thực tế về điều kiên tự nhiên, tài nguyên, cảnh quan môi trường trên địa bàn xã cho thấy có một số lợi thế và hạn chế sau đây đối với sự phát triển kinh tế xã hội của xã:
- Tân Chi có một vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc giao lưu về kinh tế và văn hoá với các địa phương khác cả về đường bộ và đường thủy
- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, do vậy khí hậu của Tân Chi thích hợp với nhiều loại cây trồng.
- Đất đai của Tân Chi bằng phẳng, màu mỡ, có tiềm năng lớn trong sản xuất nông nghiệp, nhất là nền nông nghiệp hàng hoá.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên về điều kiện tự nhiên thì Tân Chi cũng còn có một số khó khăn cần được hạn chế và khắc phục:
hạn hán cục bộ vẫn thường xảy ra, tuy nhiên không thường xuyên và ở phạm vi hạn hẹp nhưng vẫn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
- Việc bố trí cơ cấu cây trồng trên diện tích đất canh tác của xã chưa được hợp lý, do vậy chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích canh tác.