ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---NGUYỄN THÀNH TRUNG THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG “CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN ” - VẬT LÍ 10 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC TÍC
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-NGUYỄN THÀNH TRUNG
THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG “CÂN BẰNG
VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN ” - VẬT LÍ 10 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC TÍCH CỰC, SÁNG TẠO
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-NGUYỄN THÀNH TRUNG
THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG “CÂN BẰNG
VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN ” - VẬT LÍ 10 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC TÍCH CỰC, SÁNG TẠO
CỦA HỌC SINH
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp giảng dạy Vật lí
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VĂN KHẢI
THÁI NGUYÊN - 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học PGS TSNguyễn Văn Khải đã tận tình chỉ dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa sau đại học, khoa Vật lí,các thầy cô giáo giảng dạy cùng toàn thể các bạn học viên lớp cao học K20trường ĐHSP – ĐHTN đã tận tình giảng dạy, góp nhiều ý kiến quý báu cho tôitrong suốt quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và làm luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo của trườngTHPT Lương Phú – Phú Bình – Thái nguyên đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này
Thái nguyên, tháng 04 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thành Trung
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trongmột công trình nào khác
Thái nguyên, tháng 04 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thành Trung
Trang 5NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CNTT-TT công nghệ thông tin truyền thông (ICT)
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh phương pháp dạy học tích cực và phương pháp dạy học
truyền thống 13
Bảng 1.2: Sử dụng sách phục vụ cho giảng dạy của giáo viên……… 43
Bảng 1.3: Phương pháp dạy học của giáo viên………44
Bảng 1.4: Mục đích, động cơ, hứng thú và cách thức học môn vật lý của học sinh ……… 45
Bảng 1.5: Khả năng nhận thức, mức độ tích cực của HS………45
Bảng 3.1: Số lượng, chất lượng học tập giữa kì I của HS năm học 2013- 2014 84
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả thái độ, tình cảm, tác phong của HS 91
Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra lần 1 91
Bảng 3.4: Xếp loại kiểm tra lần 1 92
Bảng 3.5 : Phân phối tần suất kết quả kiểm tra lần 1 93
Bảng 3.6 : Phân phối tần suất lũy tích kết quả kiểm tra lần 1 94
Bảng 3.7 : Kết quả kiểm tra lần 2 95
Bảng 3.8: Xếp loại kiểm tra lần 2 96
Bảng 3.9 : Phân phối tần suất kết quả kiểm tra lần 2 97
Bảng 3.10 : Phân phối tần suất lũy tích kết quả kiểm tra lần 2 98
Bảng 3.11: Kết quả kiểm tra lần 3 99
Bảng 3.12: Xếp loại kiểm tra lần 3 100
Bảng 3.13 : Phân phối tần suất kết quả kiểm tra lần 3 101
Bảng 3.14 : Phân phối tần suất lũy tích kết quả kiểm tra lần 3 102
Bảng 3.15: Tổng hợp các thông số thống kê qua ba bài kiểm tra TNSP 104
Trang 7DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ VÀ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ xếp loại kiểm tra lần 1 93
Đồ thị 3.1: Đồ thị đường phân phối tần suất lần 1 94
Đồ thị 3.2: Đồ thị đường phân phối tần suất lũy tích lần 1 94
Biểu đồ 3.2 : Biểu đồ xếp loại kiểm tra lần 2 97
Đồ thị 3.3 : Đồ thị đường phân phối tần suất lần 2 98
Đồ thị 3.4 : Đồ thị đường phân phối tần suất lũy tích lần 2 98
Biểu đồ 3.3 : Biểu đồ xếp loại kiểm tra lần 3 101
Đồ thị 3.5: Đồ thị đường phân phối tần suất lần 3 102
Đồ thị 3.6: Đồ thị đường phân phối tần suất lũy tích lần 3 102
Trang 8MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
I Lí do chọn đề tài 1
II Mục đích nghiên cứu 2
III Giả thuyết khoa học 2
IV Nhiệm vụ nghiên cứu 2
V Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
VI Phương pháp nghiên cứu 3
VII Đóng góp của đề tài 3
VIII Cấu trúc của đề tài 4
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển nhận thức tích cực, sáng tạo của HS 5
1.1 Tổng qua các vấn đề nghiên cứu 5
1.2 Phát triển nhận thức tích cực, sáng tạo 6
1.2.1 Tính tích cực hoạt động nhận thức của HS 6
1.2.1.1 Tính tích cực hoạt động nhận thức là gì ? 6
1.2.1.2 Những biểu hiện của tính tích cực hoạt động nhận thức của HS 9
1.2.1.3 Phân loại tính tích cực hoạt động nhận thức 10
1.2.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến tính tích cực nhận thức 10
1.2.1.5 Biện pháp chung phát huy tính tích cực 11
1.2.2 Tính sáng tạo trong dạy học vật lí 14
1.2.2.1 Khái niệm về tính sáng tạo 14
1.2.2.2 Vai trò và những biểu hiện của tính sáng tạo trong hoạt động nhận thức của HS 15
1.2.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến tính sáng tạo trong hoạt động nhận thức của HS 18
1.2.2.4 Các biện pháp phát triển tính sáng tạo 23
Trang 91.3 Các bước thiết kế tiến trình hoạt động dạy học kiến thức theo hướng phát
huy tính tích cực, sáng tạo của HS 29
1.3.1 Dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS 30
1.3.2 Tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong nguyên tắc DH 31
1.3.3 Phương Pháp sư phạm tích cực 36
1.3.4 Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm 36
1.3.5 Phương pháp dạy học tích cực 37
1.4 Nghiên cứu thực trạng dạy học các kiến thức về chương “ Cân bằng và chuyển động của vật rắn” 40
1.4.1 Mục đích 40
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu 41
1.4.3 Kết quả 41
Kết luận chương I 47
Chương II: Thiết kế tiến trình dạy học các kiến thức về chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” (Vật lí 10) theo hướng phát triển nhận thức tích cực, sáng tạo của HS 48
2.1 Chương trình SGK vật lí 10 và nội dung kiến thức chương “ Cân bằng và chuyển động của vật rắn” 48
2.1.1 Chương trình SGK vật lí 10 48
2.1.2 Vị trí, vai trò, cấu trúc chương “ Cân bằng và chuyển động của vật rắn” – vật lí 10 50
2.1.2.1 Vị trí, vai trò chương “ Cân bằng và chuyển động của vật rắn” 50
2.1.2.2 Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” 51
2.2 Tổ chức hoạt động dạy và học một số bài chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS THPT 52
2.2.1 Xây dựng kế hoạch DHTC cho một số bài cụ thể 52
Trang 102.2.1.1 Các hoạt động xây dựng tiến trình DHTC 52
Trang 112.2.1.2 Xây dựng kế hoạch bài học
54 Bài 17: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song (Tiết 1) 55
Bài 17: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song (Tiết 2) 63
Bài 18 : Cân bằng của một vật có trục quay cố định Momen lực 70
Kết luận chương II 79
Chương III: Thực nghiệm sư phạm 80
3.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 80
3.1.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm 80
3.1.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 80
3.2 Đối tượng và phương pháp thực nghiệm 81
3.2.1 Đối tượng của thực thực nghiệm sư phạm 81
3.2.2 Khống chế những những ảnh hưởng tới kết quả TNSP 81
3.2.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 81
3.3 Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 82
3.3.1 Căn cứ để đánh giá 82
3.3.2 Đánh giá, xếp loại 83
3 4 Các giai đoạn thực nghiệm sư phạm 83
3.4.1 Công tác chuẩn bị cho thực nghiệm sư phạm 83
3.4.1.1 Chọn lớp thực nghiệm và đối chứng 84
3.4.1.2 Chọn các bài thực nghiệm 84
3.4.1.3 Các giáo viên cộng tác thực nghiệm sư phạm 84
3.4.1.4 Lịch lên lớp 84
3.4.2 Kết quả và xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm 85
3.4.2.1 Tính khả thi của tiến trình dạy học đã soạn thảo 85
3.4.2.2 Yêu cầu chung về cách xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm 90
3.4.2.3 Kết quả thực nghiệm sư phạm 91
Trang 123.5 Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm 104
3.5.1 Đánh giá định tính qua thống kê 104
3.5.2 Đánh giá định lượng qua bài kiểm tra 105
Kết luận chương III 106
Kết luận chung 107
Tài liệu tham khảo 110
Phụ lục………113
Trang 13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ht t p : / / w w w.lr c - tnu.edu v n/
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
MỞ ĐẦU
Bước vào thế kỷ XXI cả nước đang nỗ lực phấn đấu để đến năm 20 của thế kỷ sẽ hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước Trước yêu cầu đó GD phải đổi mới toàn diện cả nội dung, PP nhằm đào tạo ra những con người có khả năng đáp ứng được nhu cầu của xã hội Hội nghị lần
thứ hai BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam khoá VIII đã nêu ra: “Nhiệm vụ và
mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi…” Để đạt
được mục tiêu đề ra, Hội nghị cũng đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp
giáo dục-Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy học…”.
Tuy nhiên trong thực tế việc giảng dạy ở trường phổ thông trongnhững nămvừa qua vẫn còn chậm đổi mới PPDH vẫn xoay quanh, thầy đọc - trò ghi cóxen kẽ vấn đáp, giải thích, minh hoạ là chính GV không cố gắng tổ chức cho
HS hoạt động nhóm Các tiết dạy sử dụng ít T/N vì sợ không thành công và mấtnhiều thời gian để chuẩn bị cũng như thực hiện Kiểu DH như vậy không phát huy được TTC của HS, làm cho khả năng tự học, tự tìm tòi nghiên cứu, của HS
bị hạn chế
Đã có nhiều nghiên cứu vấn đề phát huy TTC, tự chủ của HS trong DH
vật lí Về nghiên cứu lý luận có: “Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh
trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông” Nguyễn Đức Thâm - Nguyễn Ngọc
Hưng (1999) “Chiến lược dạy học giải quyết vấn đề Tổ chức, định hướng
hoạt động tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề và tư duy khoa học cho học sinh”
Phạm Hữu Tòng (2001).
Trang 14Về nghiên cứu vận dụng lý luận vào dạy học ở phổ thông có: “Thiết kế tiến
trình hoạt động dạy học các kiến thức về Lực ma sát theo SGK vật lý lớp 10 thí điểm ban khoa học tự nhiên nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ của học sinh
trong học tập ” Nguyễn Thị Hương- ĐHSP Hà Nội (2004) “Một số biện pháp
phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh học nghề khi dạy một số kiến thức chương- Dòng điện trong các môi trường- lớp 11 Bổ túc văn hoá THPT”
Lương Thị Tâm - ĐHSP Thái Nguyên (2006) “Thiết kế nội dung và tiến trình
hoạt động dạy học chương- Động học chất điểm- Vật lý lớp 10-THPT theo định
hướng phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự chủ của học sinh” Thân
Thị Ngọc Tâm - ĐHSP Hà Nội (2006)…Nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu
thiết kế tiến trình hoạt động DH (một số kiến thức) chương “Cân bằng và
chuyển động của vật rắn” SGK vật lí lớp 10.
Nghiên cứu sách giáo khoa vật lý lớp 10 ban cơ bản, Tôi nhận thấy
chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” có nội dung kiến thức phong
phú và tương đối trừu tượng với HS, vì vậy cũng gây nhiều khó khăn cho việc dạy và học Với mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu nâng cao chất
lượng, hiệu quả dạy và học vật lí chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Thiết kế tiến
trình dạy học các kiến thức về “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” (Vật
lí 10) theo hướng phát triển nhận thức tích cực, sáng tạo của học sinh.
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiến trình dạy học các kiến thức về “Cân bằng và chuyển độngcủa vật rắn” (Vật lí 10) theo hướng phát triển nhận thức tích cực, sáng tạo của học sinh
III GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu thiết kế được tiến trình dạy học phù hợp với lí luận dạy học vật lí hiệnđại thì sẽ phát huy được nhận thức tích cực, sáng tạo của học sinh
IV NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu các quan điểm hiện đại về DH
Trang 15sinh
- Nghiên cứu lí luận về năng lực tư duy sáng tạo của học sinh trong dạy
- Nghiên cứu lí luận về dạy và học
- Nghiên cứu hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học
- Nghiên cứu hoạt động dạy học theo hướng phát huy năng lực tư duysáng tạo
- Nghiên cứu chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn ” (Vật lí10 )
- Điều tra thực trạng về việc rèn luyện tính tự lực, năng lực tư duy, sángtạo của học sinh trường THPT
- Thiết kế tiến trình dạy học các kiến thức về “Cân bằng và chuyển độngcủa vật rắn” (Vật lí 10) theo hướng phát triển nhận thức tích cực, sáng tạo củahọc sinh
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT
V ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Hoạt động dạy và học của GV và HS trong giờ học vật lí
- Nội dung một số kiến thức thuộc chương “Cân bằng và chuyển động củavật rắn” theo SGK vật lí lớp 10
VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lí luận
- Điều tra và tổng kết kinh nghiệm sư phạm
- Thực nghiệm sư phạm
VII ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Góp phần làm sáng tỏ hệ thống lý luận về dạy học theo hướng phát huytính sáng tạo của người học
- Đề xuất một số giải pháp để giáo viên phát huy năng lực sáng tạo chohọc sinh trường THPT
Trang 16- Kết quả nghiên cứu của đề tài nói chung và các bài dạy có thể làm tàiliệu tham khảo cho GV phổ thông.
VIII CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động dạy học theo
hướng phát triển nhận thức tích cực, sáng tạo của học sinh
Chương II: Thiết kế tiến trình dạy học các kiến thức về chương “Cân bằng và
chuyển động của vật rắn” (Vật lí 10) theo hướng phát triển nhận thức tích cực,sáng tạo của học sinh
Chương III: Thực nghiệm sư phạm.
Trang 17CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NHẬN
THỨC TÍCH CỰC, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH 1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Có thể nói, dạy học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, bồi dưỡngphương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn khôngcòn là vấn đề quá mới mẻ Cách đây 2500 năm, Khổng Tử đã quan niệm “học”trước hiểu là “bắt chước”, thứ hai “học” để cho biết, thứ ba “học” để làm SauKhổng Tử, nhiều nhà sư phạm lỗi lạc thế kỉ XVII cũng đã đưa ra nhữngphương pháp dạy học bắt HS phải tìm tòi suy nghĩ để tự nắm bắt bản chất của
sự vật - hiện tượng: J.A.Komenxki và J.J.Ruxô cho rằng phải hướng HS tíchcực tự giành kiến thức bằng cách tìm hiểu, khám phá và sáng tạo; A.Distecvecthì cho rằng người GV tồi là người cung cấp cho HS chân lí, người GV giỏi làngười dạy HS tìm ra chân lí Ngày nay, xu hướng dạy học này đã trở thành xuthế chung của các nhà trường trên thế giới và trở thành yêu cầu bắt buộc đốivới các nhà trường Việt Nam Khoản 2, điều 28 luật giáo dục Việt Nam ghi rõ:
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Là một môn học mang tính ứng dụng cao, vì thế giảng dạy bộ môn Vật lítrong trường phổ thông càng phải tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu nêutrên Đặc thù bộ môn đã cho thấy việc sử dụng thiết bị hỗ trợ dạy học để làmnổi bật bản chất của các hiện tượng Vật lí là rất cần thiết Trong đó, thí nghiệmVật lí đã được nhiều nhà sư phạm sử dụng như là một phương pháp dạy họctích cực Vấn đề này được các tác giả trình bày trong công trình nghiên cứu,
như: “Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học Vật lí ở trường
Trang 18phổ thông” Nguyễn Đức Thâm - Nguyễn Ngọc Hưng (1999) “Chiến lược
dạy học giải quyết vấn đề Tổ chức, định hướng hoạt động tìm tòi sáng tạo giải
quyết vấn đề và tư duy khoa học cho học sinh” Phạm Hữu Tòng (2001).
Về nghiên cứu vận dụng lý luận vào dạy học ở phổ thông có:
“Thiết kế tiến trình hoạt động dạy học các kiến thức về Lực ma sát theo SGK
vật lý lớp 10 thí điểm ban khoa học tự nhiên nhằm phát huy tính tích cực, tự
chủ của học sinh trong học tập ” Nguyễn Thị Hương- ĐHSP Hà Nội (2004).
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh học nghề khi
dạy một số kiến thức chương- Dòng điện trong các môi trường- lớp 11 Bổ túc
văn hoá THPT” Lương Thị Tâm - ĐHSP Thái Nguyên (2006).
Các công trình này cho ta thấy trong dạy học vật lí việc sử dụng cácphương pháp dạy học phù hợp là điều rất cần thiết và không thể thiếu tronggiảng dạy bộ môn vật lí Nó đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện tốtmục tiêu giáo dục, đã giúp học sinh nâng cao được tính tích cực, tự lực trongviệc chiếm lĩnh tri thức Tuy nhiên khi dạy học chương “Cân bằng và chuyểnđộng của vật rắn” (chương trình vật lí 10) làm thế nào để giúp học sinh pháthuy được tính tích cực sáng tạo trong hoạt động nhận thức của học sinh thìchưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể vì vậy chúng tôi quyết định nghiêncứu vấn đề này
1.2 Phát triển nhận thức tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí
1.2.1 Tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh
1.2.1.1 Tính tích cực hoạt động nhận thức là gì ?
TTC nhận thức trong hoạt động là một tập hợp các hoạt động nhằm làmchuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếpthu tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập [32]
Trang 19TTC, nét tính cách rất quan trọng trong nhân cách thể hiện ở năng lực làmthay đổi thực tiễn, theo nhu cầu, mục đích của mình trong hoạt động sản xuất,học tập, sáng tạo, đấu tranh,…
TTC cần phải được định hướng đúng đắn, phải nhằm phục vụ cho nhữngmục đích tốt đẹp, cao cả, thì hoạt động của con người mới có giá trị đích thực,mới đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội Nét tính cách này cần được GDngay từ bé bằng cách tạo ra những tình huống để trẻ em tự tìm cách thỏa mãnđòi hỏi, đôi khi người lớn có thể mách bảo, nhưng tránh lối làm thay khiến tạodần cho trẻ tính ỷ lại, thụ động, chờ đợi Kết quả của mỗi lần tự làm như vậy sẽđộng viên trẻ hăng hái tự lập giải quyết các nhu cầu của mình và dần dần chủđộng tham gia vào công việc chung của gia đình, tập thể Để duy trì liên tụcTTC cần có sự theo dõi và đánh giá của người lớn và tập thể, kể cả khi việc làmthành công cũng như khi khó khăn, trở ngại
TTC nhận thức là trạng thái hoạt động nhận thức Hạt nhân cơ bản củaTTC nhận thức là hoạt động tư duy của cá nhân được tạo nên do thúc đẩy của
hệ thống nhu cầu đa dạng Nhu cầu nhận thức cái mới, nhu cầu vươn lên mộttrình độ cao hơn là nguồn gốc TTC hoạt động nhận thức của HS TC là mộtbiểu hiện của ý thức khi đã có ý thức thì HS sẽ TC, chủ động và sáng tạo trongmọi tình huống Trong học tập TTC nhận thức của HS đặc trưng bởi khát vọnghọc tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức[32]
Tính “TC nhận thức” của HS theo Tiến sĩ I.F Kharlamop (Liên Xô cũ ) cóthể được định nghĩa như sau:
Nói chung, TTC là trạng thái hoạt động của các chủ thể, nghĩa là củangười hành động Vậy TTC nhận thức là trạng thái hoạt động của HS, đặctrưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắmvững kiến thức
Trang 20Kết quả của việc học chỉ thực sự có được khi HS tích cực và chủ động tham gia vào quá trình DH Cấu trúc của hoạt động học cùng với các yếu tố hợpthành cơ bản của nó có thể biểu diễn theo sơ đồ hình 1.1.
Nguồn kiến
thức Hoạt độngnhận thức Kết quả của hoạt độngnhận thức
Lời nói sinh
lí, tinh thần tráchnhiệm…
Hành động trí tuệ:
a)“Lĩnh hội” tài liệu
b)Thông hiểu tàiliệu
c) Ghi nhớ kiến thức
d) Luyện tập vậndụng kiến thức vàothực tiễn
e) Ôn tập, khái quáthoá và hệ thống hoátài liệu đã học
g) Tự kiểm tra
Sự chú ý có chủ định,
sự cần mẫn, tính hamhiểu biết, lòng say mêhọc tập
Biểu tượng
Thông hiểu
Nắm vững sự kiện,khái niệm
Hình thành kĩ năng, kĩxảo
Hệ thống kiến thức vàđào sâu kiến thức
Phát hiện mức độ nắmvững kiến thức
Sự phát triển chungcủa HS, hình thànhquan điểm và niềmtin, phát triển năngkhiếu và thiên tư
Hình 1.1: Cấu trúc của hoạt động học cùng với các yếu tố hợp thành cơ bản.
Trong quá trình DH, khối lượng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của HS tănglên, tầm hiểu biết được mở rộng, quan điểm và niềm tin chính trị được hìnhthành Khía cạnh đặc biệt quan trọng của sự phát triển là sự biến đổi về chất
Trang 21của bản thân hoạt động nhận thức và tư duy nói chung Chỉ trong quá trình họctập TC, HS mới rèn được kĩ năng kiến thức, sự say mê học tập, và cả sự hoànthiện những năng lực nhận thức chung và riêng Tất cả những cái đó dẫn tớiviệc hoàn thiện nhân cách nói chung, và làm phong phú thêm những nhu cầunhân thức và tinh thần.
Như vậy, việc học cần dựa trên nền tảng của hoạt động nhận thức TC của
HS và đòi hỏi HS phải có thái độ và tinh thần TC như vậy
1.2.1.2 Những biểu hiện của tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh
HS là chủ thể của quá trình học tập, chỉ thực sự đạt kết quả cao nếu HS làngười có ý thức chủ động TC và sáng tạo TTC ở đây là thái độ của HS muốnnắm vững kiến thức, hiểu sâu sắc nội dung học tập bằng mọi cách và cố gắng
để vận dụng những hiểu biết ấy vào cuộc sống
TTC hoạt động nhận thức của HS được biểu hiện qua các dấu hiệu sau:
- Có chú ý học tập không?
- Có hăng hái tham gia vào mọi hình thức hoạt động học tập hay không(thể hiện ở việc hăng hái phát biểu ý kiến, ghi chép )?
- Có hoàn thành những nhiệm vụ được giao không?
- Có ghi nhớ tốt những điều đã được học không?
- Có hiểu bài học không?
- Có thể trình bày lại nội dung bài học theo ngôn ngữ riêng không?
- Có vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn không?
- Tốc độ học tập có nhanh không?
- Có hứng thú trong học tập hay chỉ vì một ngoại lực nào đó mà phải học?
- Có quyết tâm, có ý chí vượt khó khăn trong học tập không?
- Có sáng tạo trong học tập không?
Về mức độ TC của HS trong quá trình học tập có thể không giống nhau,
có một số dấu hiệu sau đây:
Trang 22- Tự giác học tập hay bị bắt buộc bởi những tác động bên ngoài (gia đình,bạn bè, xã hội).
- Thực hiện yêu cầu của thầy giáo theo yêu cầu tối thiểu hay tối đa?
- TC nhất thời hay thường xuyên liên tục?
- TC tăng lên hay giảm dần?
- Có kiên trì vượt khó hay không?
Ngoài những biểu hiện nói trên mà GV dễ nhận thấy còn có những biểu vềmặt xúc cảm, khó nhận thấy hơn, như thờ ơ hay hào hứng, phớt lờ hay ngạcnhiên, hoan hỉ hay buồn chán trước một nội dung nào đó của bài học hoặc khitìm ra lời giải hay cho một bài tập khó…Những dấu hiệu này khó biểu hiện vàkhác nhau ở từng cá thể HS, bộc lộ rõ ở HS các lớp dưới, kín đáo ở HS các lớptrên
1.2.1.3 Phân loại tính tích cực hoạt động nhận thức
Tùy theo việc huy động và mức độ huy động các chức năng tâm lý màngười ta phân ra 3 loại TTC:
- TTC tái hiện: Chủ yếu dựa vào trí nhớ và tư duy tái hiện
- TTC tìm tòi: Đặc trưng bằng sự bình phẩm, phê phán, tìm cách độc lậpgiải quyết vấn đề, TC về mặt nhận thức, óc sáng tạo, lòng khao khát hiểu biết,hứng thú học tập
- TTC sáng tạo: Là cấp độ cao nhất của TTC, đặc trưng bằng sự khẳngđịnh con đường riêng của mình, không giống như con đường mà mọi người đãthừa nhận, đã trở thành chuẩn mực, để đạt được mục đích Dĩ nhiên mức độsáng tạo của HS là có hạn nhưng đó là mầm mống để phát triển trí sáng tạo vềsau này [32]
1.2.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến tính tích cực hoạt động nhận thức
Nhìn chung TTC nhận thức phụ thuộc vào những nhân tố sau đây [33]:
* Bản thân HS
- Đặc điểm hoạt động trí tuệ (tái hiện, sáng tạo )
Trang 23- Năng lực (hệ thống tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo, sựtrải nghiệm cuộc sống )
- Tình trạng sức khỏe
- Trạng thái tâm lí (hứng thú, xúc cảm, chú ý, nhu cầu, động cơ, ý chí )
- Điều kiện vật chất, tinh thần (thời gian, tiền của, không khí đạo đức)
- Môi trường tự nhiên, xã hội
- Quan tâm, động viên
- Tạo điều kiện về cuộc sống
- Tạo môi trường học tập
* Xã hội
- Động viên, khen thưởng
- Xây dựng tốt quan hệ con người với con người
1.2.1.5 Biện pháp chung phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh
Phát huy TTC hoạt động nhận thức của HS cần phải chú ý đến tính chấtđộc đáo riêng của quá trình nhận thức ở HS và đặc điểm tâm lý ở lứa tuổi này
Các biện pháp nâng cao TTC nhận thức của HS trong giờ lên lớp có thể tóm
Trang 24có tính thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt, suy nghĩ hàng ngày, thỏa mãn nhu cầu nhận thức của HS.
- Phải dùng các PP đa dạng: nêu vấn đề, T/N, thực hành, so sánh, tổ chứcthảo luận, sêmina và phối hợp chúng với nhau
- Kiến thức phải được trình bày trong dạng động, phát triển và mâu thuẫnvới nhau, tập trung vào những vấn đề then chốt, có lúc diễn ra một cách độtngột, bất ngờ
- Sử dụng các phương tiện DH hiện đại
- Sử dụng các hình thức tổ chức DH khác nhau: cá nhân, nhóm, tập thể,tham quan, làm việc trong vườn trường, phòng T/N
- Luyện tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong các tình huống mới
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá, khen thưởng và kỉ luật kịp thời, đúng mức
- Kích thích TTC qua thái độ, cách ứng xử giữa GV và HS
- Phát triển kinh nghiệm sống của HS trong học tập qua các phương tiệnthông tin đại chúng và các hoạt động xã hội
- Tạo không khí đạo đức lành mạnh trong lớp, trong trường, tôn vinh sựhọc nói chung và biểu dương những HS có thành tích học tập tốt
- Có sự động viên, khen thưởng từ phía gia đình và xã hội
* Một vài đặc điểm về tính tích cực của HS [33].
- TTC của HS có mặt tự phát và mặt tự giác:
+ Mặt tự phát: là những yếu tố tiềm ẩn, bẩm sinh thể hiện ở tính tò mò,hiếu kì, hiếu động, linh hoạt và sôi nổi trong hành vi mà trẻ đều có ở nhữngmức độ khác nhau Cần coi trọng những yếu tố tự phát này, nuôi dưỡng, pháttriển chúng trong DH
+ Mặt tự giác: là trạng thái tâm lí có mục đích và đối tượng rõ rệt, do đó
có hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng đó TTC tự giác thể hiện ở óc quan sát,tình phê phán trong tư duy, trí tò mò khoa học
Trang 253 HS làm việc một mình Tự học, kết hợp với nhóm, tổ và
sự giúp đỡ của thày giáo
4 Dạy thành từng bài riêng biệt Hệ thống bài học
- TTC nhận thức phát sinh không chỉ từ nhu cầu nhận thức mà còn từ nhucầu sinh học, nhu cầu đạo đức thẩm mỹ, nhu cầu giao lưu văn hóa Hạt nhân
cơ bản của TTC nhận thức là hoạt động tư duy của cá nhân được tạo nên do sựthúc đẩy của hệ thống nhu cầu đa dạng
- TTC nhận thức và TTC học tập có liên quan chặt chẽ với nhau nhưngkhông phải là một Có một số trường hợp, TTC học tập thể hiện ở hành độngbên ngoài, mà không phải là TTC trong tư duy
Đó là những điều cần lưu ý khi đánh giá TTC nhận thức của HS Gần đây,một số nhà lí luận cho rằng: với những HS khá, giỏi, thông minh việc sử dụnggiáo cụ trực quan, PPDH nêu vấn đề đôi khi như là một vật cản, làm chậm quátrình tư duy vốn diễn ra rất nhanh và diễn ra qua trực giác của các em này
DH tích cực có thể xem là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của nhà trường hiện đại và có thể lấy đó phân biệt với nhà trường truyền thống Sau đây
là bảng so sánh một vài nét về hai phương pháp dạy học của hai nhà trường đó
Bảng 1.1: So sánh phương pháp dạy học tích cực và phương pháp dạy học truyền thống [33].
Trang 265 Coi trọng trí nhớ.
Coi trọng độ sâu của kiến thức,không chỉ nhớ mà còn suy nghĩ, đặt ra nhiều vấn đề mới
6 Ghi chép tóm tắt
Làm sơ đồ, MH, làm bộc lộ cấutrúc bài học, giúp HS dễ nhớ và vận dụng
7 Chỉ dừng lại ở câu hỏi, bài tập Thực hành nêu ý kiến riêng
8 Không gắn lí thuyết với thực
hành
Lí thuyết kết hợp với thực hành,vận dụng kiến thức vào cuộc sống
10 Nguồn kiến thức hạn hẹp Nguồn kiến thức rộng lớn
1.2.2 Tính sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí [25], [28]
1.2.2.1 Khái niệm về tính sáng tạo
Theo nghĩa thông thường, sáng tạo là một tiến trình phát kiến ra các ý
tưởng và quan niệm mới, hay một kết hợp mới giữa các ý tưởng và quan niệm
đã có Hay đơn giản hơn, sáng tạo là một hành động làm nên những cái mới.
Theo Bách khoa toàn thư Liên Xô (Nga): "Sáng tạo là một loại hoạt động mà
kết quả của nó là một sản phẩm tinh thần hay vật chất có tính cách tân, có ý nghĩa xã hội, có giá trị".
Hay từ điển bách khoa Việt Nam (tập 3): Sáng tạo là "Hoạt động tạo ra
cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có ".
Trang 27Khó tìm được một định nghĩa rõ ràng nào cho khái niệm sáng tạo và nănglực sáng tạo Các từ điển thường chỉ cho ta một vài hiểu biết khái quát và phiếndiện về nội dung phong phú của các khái niệm đó Ta biết hoạt động sáng tạo làmột loại hoạt động tinh thần riêng có của con người, mà sản phẩm của nóthường là những phát minh hoặc phát hiện mới mẻ, độc đáo của tư duy và trí
tưởng tượng Có người nói " sáng tạo là nhìn cùng một việc như mọi người
nhưng nghĩ về một điều nào đó khác" Tính mới, tính độc đáo là những tính
chất cốt yếu của kết quả sáng tạo; khả năng tư duy và trí tưởng tượng là những
năng lực cần thiết cho sáng tạo.
Như vậy, có thể hiểu năng lực sáng tạo là khả năng tạo ra những giá trịmới về vật chất và tinh thần, tìm ra cái mới, giải pháp mới, công cụ mới, vậndụng thành công những hiểu biết đã có vào hoàn cảnh mới
Năng lực sáng tạo phản ánh hoạt động lí tính của con người, đó là khảnăng nhận thức thế giới, phát hiện ra các quy luật khách quan và sử dụng nhữngquy luật đó vào việc cải tạo thế giới tự nhiên, phục vụ loài người Năng lựcsáng tạc biểu hiện trình độ tư duy phát triển ở mức độ cao của con người
Phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của học sinh là bồi dưỡng cho hệcách suy nghĩ, phong cách học tập, làm việc khoa học, rèn luyện các thao tác tưduy logic, tư duy biện chứng, rèn luyện các kĩ năng, phát triển ở họ tư duy khoahọc, tư duy Vật lí và năng lực vận dụng kiến thức vào các tình huống khácnhau
1.2.2.2 Vai trò và những biểu hiện của tính sáng tạo trong hoạt động nhận thức của học sinh
a Vai trò của tính sáng tạo
Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp diễn với nhịp độ cao, đã đặt ranhiều vấn đề mới không chỉ trong các lĩnh vực Khoa học - Công nghệ mà cảnhững vấn đề rất chung, rất tổng quát như trong lĩnh vực tư duy và hoạt động
Trang 28kinh tế xã hội.
Mỗi phát minh xuất hiện kéo theo hàng loạt phát minh khác, nó được ứngdụng nhanh chóng vào kĩ thuật và sản xuất, đưa lại những thành tựu kì diệu chokhoa học và cuộc sống con người Điều đó tác động trực tiếp đến mục tiêu, nộidung và phương thức dạy học; Đồng thời, là đòi hỏi bức thiết phải phát triển tưduy và năng lực sáng tạo cho thế hệ trẻ Việc đào tạo người lao động cho xãhội hiện đại, không chỉ học tập trong nhà trường mà còn có khả năng tự học, tựhoàn thiện mình, nghĩa là "Học một biết mười" Muốn vậy người học sinh phải
có tư duy phát triển, có năng lực sáng tạo, có tri thức khoa học, sẵn sàng đápứng các nhu cầu của thời đại
Phát triển tư duy và năng lực sáng tạo có tác dụng thiết thực để học sinhchủ động xây dựng, chiếm lĩnh kiến thức, biết vận dụng kiến thức vào thực hành,
từ đó kiến thức của họ trở nên vững chắc và sinh động Đồng thời, giúp cho việcphát hiện và bồi dưỡng đội ngũ những người lao động có trình độ cao, nhữngnhân tài cho đất nước
Kiến thức Vật lí được hình thành, phát triển và ứng dụng vào thực tiễnluôn luôn gắn liền với hoạt động tư duy và sáng tạo của con người trong hoàncảnh xác định Do đó, phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của học sinh vừa làmục đích vừa là phương tiện trong nghiên cứu và dạy học Vật lí ở trường phổthông
b Biểu hiện của tính sáng tạo.
, nhưng quá trình sáng tạo củacon người thường bắt đầu từ một ý tưởng mới, bắt nguồn từ tư duy sáng tạo của
mỗi người Người có tư duy sáng tạo thường có các đặc trưng sau: có óc tư duy
độc lập và óc phê phán; không suy nghĩ gò bó, không phụ thuộc vào cái cũ, không theo đường mòn; luôn luôn đi vào các vấn đề bản chất nhằm tìm ra quy luật; có khả năng say sưa nung nấu các ý tưởng mới; trước một tình huống, một vấn đề phải giải quyết, họ luôn tìm ra giải pháp mới, độc đáo tối ưu… và đôi khi, họ có các phát
Trang 29minh, kiến giải mà một số người đương thời chưa hiểu, cho là họ phiêu lưu, mạo hiểm…
Theo Guiford và Loowenfield (hai nhà nghiên cứu Mĩ có công trình độclập: một người có nghiên cứu về tính sáng tạo khoa học, người kia về tính sáng
tạo nghệ thuật) đã thống nhất về tiêu chí của tính sáng tạo (1958): Có tính nhạy
cảm về thế giới, tính linh hoạt và năng động tư duy, có cá tính, năng khiếu biến đổi sự vật, tư duy phân tích và tổng hợp, năng lực tổ chức.
1) Trong rất nhiều trường h
cũ và tình huống mới càng xa nhau bao nhiêu thì độ sáng tạo càng cao
2) Nhìn thấy vấn đề mới trong những điều kiện quen biết đúng quy cách.3) Nhìn thấy chức năng mới của đối tượng quen biết
4) Nhìn thấy cấu trúc của đối tượng nghiên cứu thực chất của đối tượngnày là nhanh chóng nhìn thấy cấu trúc của đối tượng như các bộ phận các yếu
tố các mối quan hệ giửa chúng
5) Kĩ năng nhìn thấy nhiều lời giải cho một bài toán thực chất của kĩ năngnày là tâm lí chấp nhận những lời giải khác nhau những cách giải quyết khácnhau xem xét đối tượng ở những khía cạnh khác nhau đôi khi mâu thuẫn nhau6) Kĩ năng biết phối hợp các phương thức giải quyết vấn đề đã biến thànhmột phương thức mới
7) Kĩ năng sáng tạo một phương thức giải độc đáo khi đã biết các phươngthức giải mới
8) Biết kiểm tra đánh giá giải quýêt vấn đề của bản thân và của những ngườikhác
9) Biết điều chỉnh các phương án giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng
và phù hợp với điều kịên thực tiễn
Trang 3010) Tự chủ, tin tưởng vào khả năng giải quyết các vấn đề bản thân khôngnản trí trước một vấn đề khó mà tìm mọi cách để tìm mọi cách để có phương ángiải quyết tốt nhất
về tiếp thị, một giải pháp mới về quản lý kinh doanh, của một giáo viên có thể
là một đổi mới về phương pháp dạy, một cách gợi cảm trong việc học toán họchay văn chương, của một nhà khoa học có thể là một phát hiện những điều bị ẩngiấu hay một phát minh ra những tri thức chưa từng biết v.v Cái chung nhấtcủa sáng tạo là tìm kiếm những cái mới, một tri thức mới hay một cách vậndụng mới của những tri thức đã có, một phương pháp mới hay một giải phápmới cho một , nói gọn lại là tìm những đóng góp mới
Trang 31để giải quyết các vấn đề mà con người gặp phải trong cuộc sống Có nhữngsáng tạo lớn làm nên những tên tuổi lẫy lừng, nhưng đối với đại đa số conngười bình thường, phấn đấu trở thành người sáng tạo, không hy vọng sẽ có têntuổi được thế giới thừa nhận, mà chỉ mong được một đời sống có ý nghĩa.
1.2.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến tính sáng tạo trong nhận thức của học sinh
a Di truyền và đặc điểm cá nhân:
André P Walton, (2003) trong bài viết "Các tác động của các yếu tố
cá nhân về sự sáng tạo", cho rằng: sáng tạo có thể dựa trên một số yếu tố nhưhọc tập, kinh nghiệm, động lực, trí tưởng tượng, cá tính và các yếu tố có thểảnh hưởng đến tính sáng tạo của con người Sáng tạo có các hình thức khácnhau, sự nảy sinh các ý tưởng, sáng tạo trong các phương pháp tiếp cận, các sảnphẩm, nghệ thuật, các hệ thống, giải pháp, tình huống, chiến lược, thay đổi,phương pháp, kỹ thuật, thiết kế, phương pháp điều trị và nghiên cứu Nghiêncứu sáng tạo cần phải tìm kiếm các tình huống mơ hồ để tìm lời giảithích, minh chứng bằng sự kiện hoặc câu trả lời thỏa mãn sự tò mò của mộtngười
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sáng tạo đó là yếu tố ditruyền và đặc điểm cá nhân Di truyền là hiện tượng chuyển những tí n h
trạng của cha mẹ cho con cái thông qua gen c ủa bố mẹ Trong sinh h ọ c, ditruyền chuyển những đặc trưng sinh học từ một sinh vật cha mẹ đến con cái và
nó đồng nghĩa với di chuyển gen, gen thừa nhận mang thông tin sinh học (haythông tin di truyền) Ngoài ra, các đặc điểm về tính cách, nhận thức và tư duycủa con cái có thể được tiếp nhận từ bố mẹ thông qua môi trường sinh hoạt giađình (các thói quen, quy định của gia đình gọi là g i a p h o n g , nề nế p ) Ở conngười, xác định đặc trưng nào phụ thuộc vào di truyền và đặc trưng nào phụthuộc vào m ôi trườ n g t hường gây tranh cãi; đặc biệt là đối với những đặc tínhphức tạp như trí t h ô n g m i n h v à m à u da; giữa t ự n h iên v à n u ôi dưỡn g Yếu tố di
Trang 32truyền có vai trò quan trọng quyết định đến năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân.Ngoài ra, các yếu tố di truyền cũng được phản ánh trong quan hệ huyếtthống Năng lực sáng tạo còn phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi cá nhân như:tính kiên trì, sự ham hiểu biết, óc tò mò, sự lao động cần cù và đam mê, khảnăng giải quyết vấn đề, tư duy linh hoạt…Tất cả mọi người đều có năng lựcsáng tạo nhưng tiềm năng sáng tạo còn ít được khám phá do những quan niệmcho rằng năng lực sáng tạo là một năng lực cao siêu hay do tính tự kỉ của conngười cho rằng mình không có năng lực sáng tạo Lí do quan trọng hơn là nềngiáo dục còn chưa chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, phát triển môi trườngdạy học khuyến khích sự sáng tạo, chương trình giáo dục và đào tạo còn nặng
về nhồi nhét tri thức, đồng nhất người học và khá xa lạ với các ý tưởng sángtạo
b Môi trường giáo dục, xã hội và vai trò của công nghệ đối với sự phát triển sáng tạo
Sáng tạo ngoài chịu tác động của một số yếu tố nội tại như gen, não, tínhcách, giá trị, kỹ năng nhận thức, tâm trí, động lực bên trong thì còn chịu tácđộng của các yếu tố bên ngoài như giáo dục, xã hội, việc làm, kinh tế, văn hóa,công nghệ …Điểm quan trọng ở đây là các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnhhưởng lẫn nhau Các yếu tố bên ngoài hỗ trợ cải thiện các yếu tố bên trongbằng cách tác động lên năng lực sáng tạo Học tập, ví dụ, là một yếu tố ảnhhưởng đến cả yếu tố bên trong và bên ngoài của sự sáng tạo Sáng tạo và hìnhthành những điều mới cần kiến thức và việc học tập mới Cá nhân liên tục họchỏi, phát triển cảm xúc, trí tưởng tượng, kinh nghiệm của họ trong môi trườngcủa họ Một trong những yếu tố bên ngoài của việc học chẳng hạn như hệ thốnggiáo dục, môi trường học tập, quá trình học hỏi, năng lực giáo viên có thể gây
ra các rào cản đối với tiềm năng sáng tạo Ví dụ, ở trường, học sinh không có
đủ thời gian cho việc học, đọc, kiểm tra, đặt câu hỏi Để đào tạo và giáo dụcnên những con người sáng tạo cần có một nền giáo dục sáng tạo Nền giáo dục
Trang 33sáng tạo chứa đựng trong nó những học sinh sáng tạo, các nhà giáo dục sángtạo và một môi trường tự do khuyến khích sự sáng tạo Những con người sángtạo đó được giáo dục và đào tạo bằng những phương pháp và nội dung dạy họcsáng tạo dựa trên một viễn cảnh phát triển sáng tạo và các chiến lược giáo dụcsáng tạo Nội dung dạy học sáng tạo chứa đựng trong nó các sự thật, các mốiquan hệ và các hiện thực của cuộc sống, nơi khởi nguồn của tư duy, của cáckhám phá và của các vấn đề nảy sinh cần được giải quyết khi đi qua quá trìnhnhận thức của con người Phương pháp dạy học sáng tạo dựa trên nền tảng củatrí tưởng tượng và phát triển các năng lực tưởng tượng Albert Einstein đã rút rakết luận rằng: "Suy luận logic dẫn bạn từ A đến B Sự tưởng tượng dẫn bạn đếnkhắp mọi nơi” Tư duy đa chiều, nhìn nhận sự vật từ những góc cạnh khác nhau
là các yếu tố cần thiết của sáng tạo và có nhiều phương pháp để phát triển cácnăng lực tư duy kiểu như vậy như phương pháp tư duy khác thường, tư duyphân kì, các phương pháp động não…Chất lượng và hiệu quả của hoạt độngdạy học chịu chi phối của các yếu tố bên trong và bên ngoài, nhưng trước hếtphải kể đến ảnh hưởng của các yếu tố thuộc cấu trúc hoạt động dạy học Tiếpcận hoạt động dạy học theo quan điểm sư phạm học tương tác, không chỉ dừnglại ở việc xác định đúng các yếu tố tham gia hoạt động dạy học, chức năngriêng biệt của từng yếu tố và quan hệ giữa chúng, mà chủ yếu là làm rõ sự tácđộng tương hỗ giữa các yếu tố tạo thành một tập hợp liên kết chặt chẽ Các yếu
tố này liên quan với nhau và phụ thuộc lẫn nhau Con người sáng tạo là sảnphẩm của nền giáo dục sáng tạo và nền giáo dục sáng tạo vừa là tiền đề vừa làsản phẩm của con người sáng tạo, của các nhà lãnh đạo và giáo viên sáng tạo.Nền giáo dục sáng tạo cần có một môi trường tự do và có các điều kiện khuyếnkhích phát triển sự sáng tạo từ các nhà lãnh đạo cấp cao, từ các chính sách vàchiến lược của đất nước dành cho sự sáng tạo
Một tổ chức, một đất nước sáng tạo là một đất nước có môi trường tự do khuyến khích các ý tưởng mới và cung cấp các điều kiện để biến các ý tưởng
Trang 34thành các sản phẩm mới, các dịch vụ mới phục vụ con người Đó cũng là lí do
vì sao càng ngày càng có nhiều nước chuyển sang xây dựng và phát triển nềnkinh tế thị trường
Trong vô vàn chiến lược và cách thức để hiện thực hóa “lấy người học làmtrung tâm”, việc áp dụng công nghệ thông tin truyền thông (ICT) vào giáo dụcđược xem là một công cụ mạnh và hữu ích Các nhà giáo dục thế giới quanniệm, sống trong môi trường kĩ thuật số, khi học sinh thành thạo ICT thì việccán bộ quản lí giáo dục và giáo viên thiếu các năng lực ICT là điều không thểchấp nhận được Từ đó, xác lập các chuẩn cho nhà trường, sử dụng ICT là công
cụ để dạy - học và quản lí, tạo các trang web phục vụ dạy và học Học sinh cầnđược khám phá các kiến thức mới trên mạng, phát triển web, blog của riêngmình, sáng tạo, trình bày và bảo vệ các quan điểm cá nhân Đặc biệt, giáo
viên, thay việc yêu cầu HS “học những kiến thức này và làm như thế này” bằng
“hãy sáng tạo kiến thức và cách làm", dạy HS học nơi tìm kiếm thông tin thaycho việc "dạy cái gì", giúp HS sử dụng ICT để thể hiện năng lực sáng tạo vàphẩm chất của mình Đồng thời, thay việc dạy trong lớp bằng việc dạy trongthế giới thực mà HS đang sống Với tác động của CNTT-TT, môi trường dạyhọc cũng thay đổi, nó tác động mạnh mẽ tới mọi thành tố của quá trình quản lý,giảng dạy, đào tạo và học tập dựa trên sự hỗ trợ của hệ thống các hạ tầngCNTT-TT và các phần mềm ứng dụng đi kèm Việc ứng dụng CNTT-TT vàophương pháp giảng dạy đã thay đổi cả vai trò của học sinh và giáo viên Ngàynay trong hệ thống giáo dục hiện đại, giáo viên đã phải dần dần trở thành ngườihướng dẫn học sinh biết dùng máy tính và Internet để tự tìm nội dung, hìnhthành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động, sáng tạo, giáoviên đóng vai trò tạo điều kiện thuận lợi và tháo gỡ khó khăn cho học sinh, giúphọc sinh xây dựng tư duy sáng tạo Internet đã nối mạng toàn cầu với số lượnglớn thông tin đã được số hoá, con người có thể tìm kiếm, trích lọc, tổng hợpthông tin trong những “kho kiến thức” khổng lồ được liên kết tích hợp với
Trang 35nhau, biến chúng thành nguồn tài nguyên quý giá, có thể chia sẻ, trao đổi thôngtin trên phạm vi toàn cầu một cách dễ dàng Internet đã hỗ trợ điều kiện để họcsinh chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rènluyện của bản thân mình Nền giáo dục Việt Nam nếu thiết kế lại mục tiêu, nộidung, phương pháp và hình thức dựa trên các tri thức và phương pháp sáng tạo
sẽ phát triển được nhiều năng lực sáng tạo đang tiềm ẩn trong con người ViệtNam Với các năng lực sáng tạo được khai phá Việt Nam sẽ bứt phá và trởthành một đất nước hùng mạnh như bất kì một đất nước hùng mạnh và giàu cónào khác trên thế giới này
1.2.2.4 Các biện pháp phát triển tính sáng tạo của học sinh [1].
1 Tạo nhu cầu hứng thú, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh.
Có thể tạo ra nhu cầu, hứng thú bằng cách kích thích bên ngoài như khenthưởng, sự ngưỡng mộ của bạn bè, gia đình, sự hứa hẹn một tương lai tươi đẹp,thực tế, xây dựng quê hương đất nước
Nhu cầu hứng thú có thể nảy sinh ngay trong quá trình học tập, nghiên cứumột môn học, một bài học khi học sinh đứng trước những tình huống nhận thức
- Những tình huống điển hình hay gặp trong dạy học vật lí là:
2 Tăng cường sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học.
Tư duy là dạng hoạt động tri thức diễn ra trong ý thức con người, có nguồngốc thực tiễn Tư duy phản ánh hiện thực khách quan vào trong óc Tư duy cónhững quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính, sử dụng những tài liệu cảmtính, những kinh nghiệm thực tế, những cơ sở trực quan sinh động Vì vậy trong
Trang 36dạy học giáo viên phải tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học để cung cấp tài liệu cảm tính làm cơ sở cho nhận thức lí tính của học sinh.
3 Xây dựng một logic nội dung phù hợp với đối tượng học sinh.
Sau khi chọn một yêu cầu thích hợp với nội dung khoa học, cần phải lựachọn một con đường hình thành thích hợp Theo quan điểm hoạt động, dạy học
là liên tiếp tổ chức cho học sinh tự lực hoạt động để giải quyết vấn đề, qua đó
mà chiếm lĩnh kiến thức Bởi vậy, giáo viên cần phải phân chia một vấn đề lớnthành một chuỗi những vấn đề nhỏ hơn mà học sinh có thể tự lực giải quyếtđược với sự hướng dẫn cần thiết của giáo viên Đối với mỗi đối tượng học sinh
cụ thể ở từng vùng, từng trường, từng lớp giáo viên vẫn có thể và cần thiết tựhoạch định ra một con đường thích hợp với những nét riêng phù hợp với họcsinh của mình để có thể đưa họ đến một mục tiêu đã quy định trong chươngtrình chung Xét về mặt này thì công việc của người giáo viên luôn luôn đòi hỏimột sự sáng tạo
4 Rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hiện các thao tác tư duy, những hoạt động nhận thức phổ biến trong học tập vật lí.
Trong quá trình nhận thức vật lí, học sinh phải luôn luôn thực hiện cácthao tác chân tay, các thao tác tư duy và các hoạt động nhận thức
Để cho học sinh có thể tự lực hoạt động nhận thức có kết quả và hoạtđộng với tốc độ ngày càng nhanh thì giáo viên luôn luôn phải có kế hoạch rènluyện cho học sinh Những thao tác tư duy lại diễn ra trong đầu học sinh, nêngiáo viên không thể quan sát được mà uốn nắn trực tiếp Mặt khác, học sinhcũng không thể quan sát được hành động trí tuệ của giáo viên mà bắt chước.Bởi vậy, giáo viên có thể sử dụng những cơ sở định hướng sau để giúp học sinh
có thể tự lực thực hiện những thao tác tư duy đó
Giáo viên tổ chức quá trình học tập sao cho ở từng giai đoạn, xuất hiệnnhững tình huống bắt buộc học sinh phải thực hiện các thao tác tư duy và hành
Trang 37động nhận thức mới có thể giải quyết được vấn đề và hoàn thành được nhiệm
6 Rèn luyện ngôn ngữ vật lí cho học sinh.
Trang 38Ngôn ngữ là hình thức biểu hiện của tư duy Mỗi khái niệm vật lí đượcbiểu đạt bằng một từ, mỗi định nghĩa, định luật vật lí được phát biểu bằng mộtmệnh đề, mối suy luận gồm nhiều phán đoán liên tiếp Tuy kiến thức vật lí rất
đa dạng nhưng những cách phát biểu các định nghĩa, quy tắc, định luật vật lícũng có những hình thức chung nhất định, giáo viên có thể chú ý rèn luyện chohọc sinh quen dần
Để mô tả một loạt các hiện tượng, cần những thuật ngữ diễn tả những dấuhiệu đặc trưng của loại hiện tượng đó
7 Tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động sáng tạo và giải các bài tập sáng tạo
Để vận dụng hiệu quả các quan điểm lí luận dạy học hiện đại vào tiến trìnhdạy học vật lí, nhằm phát triển ở HS hoạt động tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn
đề, trước tiên GV phải hiểu rõ tiến trình nhận thức sáng tạo các tri thức khoahọc nói chung và tiến trình nhận thức khoa học xây dựng kiến thức vật lí nóiriêng
Khi khảo sát chu trình sáng tạo khoa học, ta đã biết hai giai đoạn khó khănhơn cả đòi hỏi sự sáng tạo, là giai đoạn từ sự kiện cảm tính tới việc xây dựng
mô hình giả thuyết trừu tượng và giai đoạn chuyển từ một hệ quả lí thuyết sangviệc kiểm tra bằng thực nghiệm Giai đoạn thứ nhất đòi hỏi sự giải thích hiệntượng, trả lời câu hỏi : "tại sao ? " Còn giai đoạn thứ hai lại đòi hỏi thực hiệnmột một TN nhằm tạo ra một hiện tượng thực, đáp ứng với những yêu cầu đãcho, nghĩa là trả lời câu hỏi : "Làm thế nào ? " Tương ứng với hai trường hợp
trên là bài tập sáng tạo : Bài tập nghiên cứu và bài tập thiết kế chế tạo.
Những biện pháp nêu trên có thể sử dụng đồng thời hoặc từng phần, tuỳthuộc vào đặc điểm lứa tuổi HS, vào điều kiện dạy học và đặc điểm của kiếnthức cần dạy
Trang 39- Cần coi sự học tập của HS là quá trình giải quyết các nhiệm vụ nhận thức(giải quyết vấn đề).
- Quá trình nhận thức đòi hỏi sự sáng tạo (nhất là ở những giai đoạn cầntới trực giác) ; vì vậy, khi dạy học, nên để cho HS trải qua các giai đoạn của sựsáng tạo (nêu dự đoán, đề xuất phương án TN kiểm tra) Tuy nhiên, cần lưu ýtới sự hạn chế về trình độ nhận thức, vốn sống và kinh nghiệm của họ để lựachọn được các biện pháp rèn luyện năng lực sáng tạo phù hợp
- Cần đảm bảo các điều kiện để HS có thể tham gia các hoạt động sángtạo
- Cũng do những sự hạn chế nói trên của HS cần có sự định hướng, giúp
đỡ của GV hoặc sự trao đổi, hợp tác với bạn bè khi HS hoạt động nhận thức.Khi giải các bài tập sáng tạo này, ngoài việc phải vận dụng một số kiếnthức đã học, HS bắt buộc phải có những ý kiến độc lập, mới mẻ, không thể suy
ra một cách lôgic từ những kiến thức đã học
Từ đặc trưng của hoạt động sáng tạo, từ đặc điểm của hoạt động nhận thức của
HS, khi chú ý đến tiến trình giải quyết vấn đề khi xây dựng kiến thức vật lí,chúng ta thấy rằng cần lựa chọn các biện pháp phát triển hoạt động tìm tòi sángtạo giải quyết vấn đề phù hợp cho HS
Như trên đã phân tích, tư duy sáng tạo của HS có mối liên hệ chặt chẽ vớitính tự giác, tích cực, tự lực, với tri thức và với năng lực giải quyết vấn đề, nănglực tự học và năng lực nghiên cứu khoa học của HS Vì vậy việc vận dụngphương pháp dạy học nêu vấn đề, việc hướng dẫn, tổ chức cho HS tự học là cácbiện pháp quan trọng để HS tự giác, tích cực, tự lực trong học tập, nắm vững trithức, qua đó rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo
8 Rèn luyện cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề
Kiến thức Vật lí bao gồm hiểu biết về các các hiện tượng, các khái niệm,các định luật các thuyết Vật lí, các tư tưởng, phương pháp nhận thức và các ứng
Trang 40dụng của vật lí, là kết quả hoạt động của hoạt động tư duy, là tiền đề của hoạtđộng sáng tạo của con người trong quá trình tìm hiểu và cải tạo thế giới tựnhiên.
- Quá trình quan sát, phân tích các sự kiện, hiện tượng Vật lí, làm các thí
nghiệm khái quát để hình thành các khái niệm, nghiên cứu mối quan hệ giữa
hiện tượng, các đại lượng, hình thành các định luật và thuyết Vật lí là cơ sở pháttriển tư duy cho học sinh Các định luật và các thuyết Vật lí cho phép chỉ ra cácquy luật vận động, phát triển và hiểu rõ bản chất, nguyên nhân của các hiệntượng và quá trình biến đổi của thế giới tự nhiên Đó chính là kết quả cao nhấtcủa hoạt động tư duy của con người trong việc tìm hiểu, nhận thức thế giới tựnhiên
- Quá trình nghiên cứu, ứng dụng các phương trình, công thức Vật lí vào
thực tiễn, giải thích các hiện tượng, giải các bài toán Vật lí kĩ thuật có tác
dụng phát triển năng lực sáng tạo, rèn luyện các thao tác tư duy và ngôn ngữcủa học sinh
- Các kiến thức Vật lí ở các mức độ khác nhau đều là những kết luận rút rasao một quá trình tư duy logic dựa trên những kết quả quan sát, thí nghiệm, đolường và tính toán về các hiện tượng tự nhiên Thông thường các kiến thức Vật
lí được trình bày bằng hai con đường thể hiện quá trình tư duy Vật lí: Conđường đi từ quan sát, thí nghiệm, đo đạc tiến lên khái quát theo phương phápquy nạp và con đường từ lí thuyết mà phân tích, ứng dụng để giải thích, suy racác hệ quả, để dự đoán theo phương pháp diễn dịch Tất nhiên, dù bằng conđường nào cũng phải đảm bảo tính hệ thống, nhất quán, chính xác và chặt chẽcủa khoa học Vật lí Mỗi biểu thức, kết luận rút ra đều cần thiết chỉ rõ ý nghĩaVật lí và mối liên hệ bản chất của nó Rõ ràng kiến thức Vật lí có vai trò đặcbiệt trong việc phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của học sinh
- Quá trình nghiên cứu, thực nghiệm, giải các bài toán Vật lí thường sử
dụng các phương pháp nhận thức tổng quát của khoa học: Phương pháp giả