1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án_2

29 4,9K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 2,14 MB

Nội dung

Tâm hồn con người trân trọng tình bạn tri kỉ: - Niềm vui bất ngờ khi có bạn hiền đến thăm khi mình đã từ quan về quê ở ẩn Phân tích câu 1 - Tình cảm gắn bó sâu nặng thể hiện trong mong

Trang 1

BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 NĂM 2017-2018 (CÓ ĐÁP ÁN)

Header Page 1 of 128

Footer Page 1 of 128

Trang 2

1 Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn 7 năm 2017-2018

có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh

2 Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn 7 năm 2017-2018

có đáp án - Phòng GD&ĐT Lục Ngạn

3 Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn 7 năm 2017-2018

có đáp án - Phòng GD&ĐT Tam Dương

4 Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn 7 năm 2017-2018

có đáp án - Phòng GD&ĐT Tam Đường

5 Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn 7 năm 2017-2018

có đáp án - Trường THCS Cách Mạng Tháng Tám

6 Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn 7 năm 2017-2018

có đáp án - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

7 Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn 7 năm 2017-2018

có đáp án - Trường THCS Phổ Văn

Header Page 2 of 128

Footer Page 2 of 128

Trang 3

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)

-

Câu 1 (4,0 điểm) Đọc bài ca dao sau:

“Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

1 Nêu nội dung và phương thức biểu đạt chính của bài ca dao trên (1,0 điểm)

2 Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong bài ca dao? Nêu tác dụng của

biện pháp tu từ đó (1,0 điểm)

3 Em có nhận xét gì về giọng điệu của bài ca dao? (1,0 điểm)

4 Em thấy cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay như thế nào? Hãy

chia sẻ suy nghĩ của em trong 5- 6 câu văn (1,0 điểm)

Câu 2 (6,0 điểm)

Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau:

“Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”

(Trích “Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm”)

Câu 3 (10,0 điểm)

Một nhà văn Pháp đã nói:

“Đọc một câu thơ hay là ta đã bắt gặp tâm hồn một con người”

Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của nhà thơ Nguyễn Khuyến, em hãy làm sáng tỏ

ý kiến trên

……… Hết………

Họ và tên thí sinh:………… ………Họ, tên chữ ký GT1:………

Số báo danh:……… ….………Họ, tên chữ ký GT2:………

ĐỀ CHÍNH THỨC Header Page 3 of 128

Footer Page 3 of 128

Trang 4

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 7

Thang điểm 20

Câu 1(4 điểm)

1.(1,0 điểm)

- Nội dung chính của bài ca dao: Bài ca dao là lời than thân của một người con gái

tự hào về vẻ đẹp của mình nhưng lại băn khoăn, lo lắng cho số phận không biết sẽ

+ Hình ảnh so sánh “ thân em” như “tấm lụa đào” gợi lên hình ảnh cô gái có vẻ

đẹp trẻ trung, duyên dáng, mềm mại

+ Biện pháp so sánh còn gợi lên số phận phụ thuộc, bấp bênh may rủi của người

phụ nữ

3 Giọng điệu:

- Giọng điệu trong bài ca dao là giọng điệu ngậm ngùi, than vãn

- Giọng điệu trong bài ca dao là lời than thân của người con gái, biết mình đẹp,

nhưng lại rất băn khoăn lo lắng về một tương lai bấp bênh “biết vào tay ai” khi họ

không có quyền lựa chọn hạnh phúc cho mình Bài ca dao như một tiếng thở dài

buông xuôi, cam chịu , ngậm ngùi

4 Bài viết đúng dung lượng số câu , súc tích, không sai chính tả, lỗi ngữ pháp;

đúng chủ đề

* Bài viết của học sinh có thể khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý sau:

- Ngày nay người phụ nữ được đối xử bình đẳng, được tôn vinh, trân trọng

- Người phụ nữ ngày nay có vai trò quan trọng trong xã hội, có thái độ tự tin, có

tinh thần vươn lên làm chủ cuộc đời

- Tuy vậy , vẫn còn có hiện tượng người phụ nữ bị đối xử bất công, bị bạo lực gia

đình…

Câu 2(6 điểm)

1 Yêu cầu về kĩ năng:

+ Đảm bảo bài văn hoàn chỉnh 3 phần mở-thân-kết, đúng kiểu bài nghị luận

2 Yêu cầu về kiến thức:

a) Giải thích câu nói: 1,5 đ

+ “ Giông tố” ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ

dội

+ “Cúi đầu”: đầu hàng những khó khăn, thử thách

+ Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu

trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan

B Khẳng định, chứng minh vấn đề: 3,0 đ

Có thể triển khai các ý:

+ Khẳng định : Câu nói trên là hoàn toàn đúng

+ Câu nói là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời kháng chiến

chống Mĩ Họ sống thật đẹp và hào hùng

0,5đ 0,5đ

0,25đ 0,25đ 0,25đ

0,25đ

0,5đ 0,5đ

0,25đ 0,75 đ

0,5đ

0,5đ 0,5đ 0,5đ

0,25đ 0,25đ Header Page 4 of 128

Footer Page 4 of 128

Trang 5

+ Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục ( Dẫn

chứng cụ thể)

+ Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người (Dẫn chững cụ thể)

+ Nếu con người gục ngã trước giông tố, con người sẽ thất bại và không thể trưởng

thành (dẫn chứng)

c) Bài học nhận thức: 1,0 đ

- Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: Sống không sợ gian nan, thử

thách, phải có nghị lực và bản lĩnh để đương đầu và vượt qua thử thách

- Phê phán những người nản chí, nản lòng

- Bài học rút ra cho bản thân: Trong học tập, trong cuộc sống bản thân phải luôn có

ý thức phấn đấu vươn lên Phải đương đầu với thử thách và thất bại thì mới đủ

nghị lực để đạt đến thành công trong cuộc sống

Lưu ý: Học sinh có thể làm nhiều cách và triển khai ý có thể khác đáp án nhưng

vẫn phải đảm bảo đúng ý nghĩa mà câu nói hướng đến

Nếu bài viết không đưa ra được hệ thống dẫn chứng thuyết phục, cụ thể thì chỉ cho

tối đa ½ số điểm của mỗi ý chứng minh Cho điểm tối đa hs lấy d/c chứng minh

sau khi nêu tất cả các lập luận

1,0đ

1,0đ 0,5

0,5đ 0,25đ 0,25đ

Câu 3 (10,0 điểm):

1 Yêu cầu về kĩ năng:

- Xác định đúng kiểu bài chứng minh nhận định về văn học

- Viết bài phải có bố cục rõ ràng, có luận điểm, luận cứ, luận chứng

- Trình bày sạch đẹp, câu chữ rõ ràng, hành văn giàu cảm xúc và trôi chảy

2 Yêu cầu về kiến thức:

- Giải nghĩa từ ngữ: “đọc”(tìm hiểu, suy ngẫm), “câu thơ hay”(có giá trị nội dung,

nghệ thuật), “bắt gặp”(phát hiện ra, đồng cảm), “tâm hồn”(con người tinh thần bên

trong con người)

- Khái quát ý nghĩa: Câu nói khẳng định: Tìm hiểu thơ, người đọc sẽ thấy được con

người bên trong – con người tinh thần của nhà thơ

- Đọc Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến , ta gặp một con người luôn đề cao và

trân trọng tình bạn tri kỉ, một con người có tâm hồn thanh cao, gắn bó với cuộc

sống đồng quê, cũng là một con người thâm trầm, hóm hỉnh

b) Chứng minh vấn đề: 6,0 đ

4,0đ

1 Tâm hồn con người trân trọng tình bạn tri kỉ:

- Niềm vui bất ngờ khi có bạn hiền đến thăm khi mình đã từ quan về quê ở ẩn

(Phân tích câu 1)

- Tình cảm gắn bó sâu nặng thể hiện trong mong muốn tiếp đãi bạn hiền và lời đùa

vui hóm hỉnh (Phân tích 6 câu thơ tiếp theo)

- Lời khẳng định tình bạn tri kỉ vượt qua mọi thứ vật chất tầm thường (Câu cuối)

Header Page 5 of 128

Footer Page 5 of 128

Trang 6

2 Tâm hồn một con người có nếp sống thanh cao, gắn bó với lao động, với đồng

quê : - Từ quan về quê sống cuộc sống giản dị, thanh bần

- Giới thiệu với bạn về những thứ cây nhà lá vườn do tự tay mình làm ra

- Dùng ngôn ngữ bình dân chửa ra cây, vừa rụng rốn ,

3 Tâm hồn của một bậc cao nhân, vừa đùa vui hóm hỉnh, vừa thâm trầm sâu xa:

- Sau lời chào là những câu thơ ẩn chứa nụ cười hóm hỉnh, tất cả đều có nhưng lại

chẳng có thứ gì để có thể thết đãi bạn quý Cả miếng trầu cũng không có

- Bài thơ mang ý nghĩa sâu sắc về một tình bạn cao đẹp, vượt qua tất cả hoàn cảnh,

thời gian, địa lí, vượt qua mọi thứ vật chất tầm thường Bài thơ thể hiện tài năng

của nhà thơ, cũng thể hiện trí tuệ, sự uyên bác của một nhân cách lớn

1 Đánh giá về nghệ thuật thể hiện: thể thơ thất ngôn bát cú, ngôn ngữ giản dị

nhiều khẩu ngữ, kết cấu độc đáo bất ngờ ở câu kết

2 Nội dung: Đọc bài thơ ta bắt gặp vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến:

một con người uyên bác, một nhà thơ lớn, sống thanh cao, giản dị , trọng tình

nghĩa Ông là một tác giả lớn trong nền văn học trung đại Việt Nam

3 Đánh giá chung về vấn đề cần nghị luận:

- Thơ ca, nghệ thuật là nơi người nghệ sĩ giãi bày tâm tư, cảm xúc, rung động trước

* Kết bài: - Đánh giá khái quát lại vấn đề

- Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ

Trang 7

PHÒNG GD&ĐT LỤC NGẠN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

NĂM HỌC 2017 – 2018

Môn: Ngữ văn lớp 7 Ngày thi: 12/4/2018

Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1 (4,0 điểm)

Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về

Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên

Mẹ dành hết tuổi xuân vì con

Mẹ dành những chăm lo tháng ngày

Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ

Mẹ là ánh sáng của đời con

Là vầng trăng khi con lạc lối Dẫu đi trọn cả một kiếp người Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru…

(Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung)

a Xác định các từ láy có trong lời bài hát trên

b Em hiểu thế nào về nghĩa của từ đi trong câu: “Dẫu đi trọn cả một kiếp người”?

c.Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong những câu sau:

Mẹ dành hết tuổi xuân vì con

Những câu ca trên gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa của lời cảm ơn trong cuộc sống?

Trang 8

PHÒNG GD&ĐT LỤC NGẠN HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn: Ngữ văn 7

2

(6,0

điểm)

1 Về hình thức:

- Bố cục bài viết rõ ràng, kết cấu mạch lạc, ngắn gọn

- Văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt…

2 Về nội dung: Thí sinh có thể viết bài theo nhiều cách, dưới đây là những

gợi ý định hướng chấm bài

- Giải thích: Cảm ơn là từ đáp thể hiện sự biết ơn của mình với lòng tốt

hay sự giúp đỡ của người khác Nó chính là cách thể hiện tình cảm, lối ứng xử của con người có văn hóa, lịch sự và biết tôn trọng những người xung quanh mình

- Chứng minh:

+ Khẳng định ý nghĩa và đưa ra những biểu hiện cũng như vai trò, tác

dụng của lời cảm ơn trong cuộc sống

+ Lấy một số dẫn chứng, những câu chuyện nhỏ trong cuộc sống hay văn học để làm sáng tỏ

+ Khẳng định: Cảm ơn là nét sống văn minh của con người có học thức,

có giáo dục Cảm ơn hoàn toàn không phải là hình thức phức tạp hóa ứng

xử, là sự khách sáo mà nó là một sự cần thiết, là quy tắc giao tiếp giữa con người với con người Bạn đang tự làm đẹp mình khi biết nói hai từ

3

(10,0

điểm)

1 Yêu cầu chung:

- Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần; dẫn chứng chính xác; văn viết

trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng

- Học sinh biết lựa chọn bài ca dao phù hợp

Header Page 8 of 128

Footer Page 8 of 128

Trang 9

2 Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể sắp xếp các ý theo nhiều cách nhưng về

cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau:

a Dẫn dắt, giới thiệu hai văn bản và nêu cảm nhận chung về hình ảnh người dân lao động

b Hai tác phẩm của hai tác giả khác nhau, ở hai thời điểm và hoàn cảnh khác nhau nhưng đều gặp gỡ ở sự cảm nhận sâu sắc, tinh tế về hình ảnh, thân phận của người dân lao động với sự cảm thương, lo lắng, xót xa trước cuộc sống lầm than của họ trong xã hội cũ

c Tuy nhiên mỗi tác phẩm lại có cách cảm nhận và thể hiện khác nhau:

* Hình ảnh người dân lao động trong Chùm ca dao than thân (Qua bài Thương thay thân phận con tằm):

+ Trước hết, hai chữ Thương thay được điệp lại bốn lần ở vị trí đầu câu

lục là lời tự than và than cho những kiếp người khác của người dân lao động đã làm cho giọng điệu bài ca dao đầy xót thương, oán trách

+ Con tằm và lũ kiến là hai hình ảnh ẩn dụ cho những thân phận nhỏ

nhoi, thấp cổ bé họng sống âm thầm dưới đáy xã hội cũ Đó là những kiếp người suốt đời đầu tắt mặt tối bị bòn rút sức lực, kiếm ăn được mấy

mà cả đời phải đi tìm mồi Thật bất công, kẻ thì ngồi chỗ mát ăn bát vàng; kẻ thì ăn không hết, người lần chẳng ra

+ Hạc và con cuốc lại là ẩn dụ về những thân phận phải nếm trải nhiều bi kịch cuộc đời Hạc muốn lánh đường mây để tìm một cuộc sống khoáng đạt, để thỏa chí tự do nhưng chim cứ bay mỏi cánh giữa bầu trời với những cố gắng thật vô vọng Con cuốc lại là biểu hiện của phận người với nỗi oan trái, bất công dù có kêu ra máu cũng không được lẽ công

bằng nào soi tỏ

+ Khẳng định: Với biện pháp nghệ thuật điệp ngữ và ẩn dụ, bài ca dao như một bức tranh sống động về nỗi khổ nhiều bề của người dân lao động trong xã hội cũ Qua đó, thể hiện niềm đồng cảm, xót thương và lên

án, tố cáo xã hội phong kiến bất công

* Hình ảnh người dân lao động trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của

Phạm Duy Tốn:

+ Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn được coi là bông hoa đầu mùa

của truyện ngắn hiện đại Việt Nam Với hai thủ pháp đặc sắc là tương phản và tăng cấp, tác giả đã làm sống lại cuộc sống lầm than, cơ cực của người dân lao động dưới chế độ thực dân nửa phong kiến

+ Trong tác phẩm, Phạm Duy Tốn đã đặt người dân vào bối cảnh: Ra sức

vật lộn để giữ gìn tính mạng một khúc đê làng X, thuộc phủ X (Học sinh lựa chọn chi tiết để phân tích) Đó là một cảnh tượng nhốn nháo, căng thẳng, cơ cực, khốn khổ và nguy hiểm vô cùng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc

+ Sự bất lực của sức người trước sức nước, sự yếu kém của thế đê trước sức mạnh ngày càng tăng của thiên nhiên thì thảm họa tất sẽ xảy ra: cảnh

đê vỡ Người dân rơi vào thảm cảnh, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không

1,0 1,5

5,0 Header Page 9 of 128

Footer Page 9 of 128

Trang 10

nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết

+ Khẳng định: Với hai thủ pháp tương phản và tăng cấp, Sống chết mặc bay đã thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than

cơ cực của người dân lao động đồng thời lên án, tố cáo thái độ vô trách

nhiệm, vô nhân tính của quan lại phong kiến với bản chất lòng lang dạ thú

d Qua hai văn bản, ta dễ dàng nhận thấy sự giao thoa trong cảm xúc của các tác giả Nếu tác giả dân gian sử dụng hình thức lời thơ lục bát với giọng điệu xót xa, thương cảm cùng những hình ảnh mang tính biểu tượng thì Phạm Duy Tốn lại dùng lời văn cụ thể, sinh động với việc vận dụng khéo léo hai thủ pháp tương phản và tăng cấp Sự cảm nhận và phản ánh của các tác giả thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm với lòng cảm thương, xót xa trước cuộc sống lầm than, cơ cực của người dân lao động

Đó còn là lời phản kháng, lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công, vô nhân tâm, vô nhân tính

e Khái quát lại vấn đề và rút ra bài học

Trang 11

PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG

ĐỀ CHÍNH THỨC

Đề thi này gồm 01 trang

ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: NGỮ VĂN 7

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (4,0 điểm)

Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ sau:

“Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta, Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa

Chỉ biết quên mình, cho hết thảy, Như dòng sông chảy, nặng phù sa”

(Trích “Theo chân Bác” - Tố Hữu)

Câu 2 (6,0 điểm)

- Đem chia đồ chơi ra đi ! – Mẹ tôi ra lệnh

Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi Dìu

em vào trong nhà, tôi bảo:

- Không phải chia nữa Anh cho em tất

Tôi nhắc lại hai ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống Em buồn bã lắc đầu:

- Không, em không lấy Em để hết lại cho anh

(Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài, Ngữ văn 7, Tập I) Đoạn trích cho em cảm nhận được điều gì? Hãy viết một đoạn văn khoảng

một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình

Câu 3 (10,0 điểm)

Sự gặp gỡ và khám phá riêng về tình yêu quê hương đất nước qua hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (Tĩnh dạ tứ) của Lý Bạch và “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh

Trang 12

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TAM DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN

NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn: NGỮ VĂN 7

Câu 1

(4điểm)

* Học sinh chỉ ra được phép tu từ được dùng trong đoạn thơ trên

là phép tu từ điệp ngữ Từ “thương” được nhắc đi nhắc lại 3 lần trong 2 câu thơ đầu

- Phép tu từ so sánh trong hai câu thơ sau: So sánh sự hi sinh quên mình của Bác với hình ảnh dòng sông chảy nặng phù sa

* Phân tích tác dụng:

+ Viết về Bác Hồ kính yêu - đó là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các nhà văn, nhà thơ Tố Hữu cũng trân trọng dành một phần tâm hồn mình viết về Bác Đoạn thơ trên được trích trong trường ca “Theo chân Bác” của Tố Hữu

+ Trong đoạn thơ tác giả dùng điệp từ “thương” ở 2 câu thơ đầu để nói về tình thương yêu rộng lớn bao la của Bác dành cho

ta - những người dân đất Việt cũng như toàn thể nhân dân lao động nghèo khổ trên thế giới Tình yêu thương của Bác còn bao trùm cả vạn vật trong thiên nhiên

+ Hai câu thơ sau tác giả dùng phép tu từ so sánh thật độc đáo Tác giả đã so sánh sự hi sinh quên mình vì dân vì nước của Bác như dòng sông lặng lẽ chảy trôi ngàn đời mang lượng phù

sa bồi đắp cho những cánh đồng phì nhiêu

+ Đoạn thơ có 4 câu sử dụng hài hoà 2 phép tu từ điệp ngữ

và so sánh giúp ta hiểu tình thương, sự hi sinh cao cả của Bác dành cho ta Mỗi chúng ta đều xúc động vô cùng khi đọc đoạn thơ trên

b Học sinh viết đoạn văn nghị luận về tình cảm gia đình

- Yêu cầu về mặt kỹ năng: Hình thức là một đoạn văn diễn đạt

rõ ràng, linh hoạt, không mắc các lỗi câu, chính tả; có sự thống nhất chủ đề trong toàn đoạn

- Yêu về mặt kiến thức: Trên cơ sở nội dung đoạn trích trong

văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" học sinh cần làm

rõ một số ý cơ bản:

+ Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý, được thể

2,0 Header Page 12 of 128

Footer Page 12 of 128

Trang 13

hiện một cách phong phú, đa dạng trong cuộc sống

+ Trong đời sống mỗi người, tình cảm gia đình có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong việc hình thành nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc…

+ Hiện nay, tình trạng hôn nhân đổ vỡ, tình cảm gia đình bị rạn nứt ngày một nhiều dẫn đến những cuộc chia ly, gây tổn thương cho tâm hồn những đứa trẻ và nhiều hệ lụy khác cho xã hội

+ Mỗi người cần trân trọng, gìn giữ, xây dựng tình cảm gia đình bền vững, vượt qua khó khăn, thử thách, không để xảy ra chia lìa, đổ vỡ…

1,0 1,0

1,0 1,0

Câu 3

(10điểm) A.Yêu cầu về hình thức - Học sinh xác định đúng kiểu bài nghị luận văn học giải thích,

chứng minh

- Bài viết có bố cục rõ ràng

- Diễn đạt mạch lạc, ngôn từ trong sáng, không viết sai chính tả

B.Yêu cầu nội dung:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

- Sự gặp gỡ: sự giao thoa, đồng điệu giữa hai tâm hồn thi sĩ

- Những khám phá riêng: lối đi riêng, con đường riêng, một cách thể hiện riêng tạo nên sự độc đáo của tác phẩm

- Hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”(Tĩnh dạ tứ) và

“Cảnh khuya” là sự đồng điệu tâm hồn nhạy cảm, yêu quê hương đất nước của Lý Bạch và Hồ Chí Minh nhưng mỗi bài lại

có một cách thể hiện độc đáo

b Chứng minh:

b.1 Sự gặp gỡ giữa hai bài thơ

- Đều là những bài thơ tức cảnh sinh tình, thi hứng đều cất lên từ một đêm trăng

- Cả hai bài thơ đều viết theo thể tứ tuyệt, ngôn ngữ hàm xúc, tả

ít gợi nhiều

- Cả hai bài thơ đều thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước thầm kín

b.2 Những khám phá riêng của hai bài thơ

* Phương diện miêu tả thiên nhiên:

- Bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (Tĩnh dạ tứ) của Lý Bạch: Bức tranh thiên nhiên nơi đất khách quê người, khung

1,0

1,0

2,0

2,0 Header Page 13 of 128

Footer Page 13 of 128

Trang 14

cảnh có vẻ xa lạ vắng vẻ Vẻ đẹp không gian huyền ảo, thơ mộng, yên tĩnh

- Bài “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh: Miêu tả cảnh đêm ở núi rừng Việt Bắc: Tiếng suối chảy róc rách trong veo nghe như tiếng hát Ánh trăng chiếu xuống tán cây cổ thụ, lọt qua kẽ lá, in xuống mắt đất Từng hình khối, màu sắc lồng vào nhau, lung linh kì ảo

- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm Điểm lẻ được làm tròn đến 0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài

Header Page 14 of 128

Footer Page 14 of 128

Ngày đăng: 01/03/2019, 21:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w