Thực trạng pháp luật Việt Nam về vi phạm nghĩa vụ Hợp đồng mua bán

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về Hợp đồng mua bán Doanh nghiệp tư nhân (Trang 95)

mua bán Doanh nghiệp tƣ nhân và các chế tài

2.6.1 Vi phạm nghĩa vụ hợp đồng

Pháp luật Việt Nam không có các quy định trực tiếp về các trƣờng hợp đƣợc coi là vi phạm hợp đồng mua bán DNTN. Do đó, việc xác định hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán DNTN đƣợc căn cứ vào các quy định về vi phạm hợp đồng và vi phạm nghĩa vụ dân sự nói chung.

Vi phạm hợp đồng, theo Luật Thƣơng mại 2005, là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật Thƣơng mại 2005 (Khoản 12, Điều 3).

Bộ luật Dân sự 2005 tuy không quy định trực tiếp về vi phạm nghĩa vụ nhƣng khoản 1, Điều 302 có quy định về hậu quả pháp lý do vi phạm hợp đồng là bên có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

Luật Thƣơng mại 2005 đi theo quan điểm phân loại vi phạm hợp đồng thành vi phạm cơ bản và vi phạm không cơ bản. Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt đƣợc mục đích của việc giao kết hợp đồng (Khoản 13, Điều 3) và từ đó có thể suy ra các vi phạm còn lại là vi phạm không cơ bản. Công ƣớc Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, ngày 11/04/1980 (“Công ƣớc Viên 1980”) quan điểm về vi phạm cơ bản nhƣ sau: “Một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà ngƣời bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất điều mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu đƣợc hậu quả đó và một ngƣời có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu đƣợc nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tƣơng tự" (Điều 25). So với Luật Thƣơng mại 2006, khái niệm vi phạm cơ bản tại Công ƣớc Viên 1980 có bổ sung thêm trƣờng hợp loại trừ hành vi vi phạm đƣợc coi là vi phạm cơ bản là " trừ phi

87

bên vi phạm không tiên liệu đƣợc hậu quả đó và một ngƣời có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu đƣợc nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tƣơng tự".

Tuy nhiên, thực tế tranh chấp kinh doanh thƣơng mại cho thấy không dễ dàng xác định đâu là vi phạm cơ bản. Mặc dù Công ƣớc Viên 1980 có bổ sung thêm trƣờng hợp loại trừ nhƣ nêu trên nhƣng cũng không rõ quy định nêu trên có áp dụng cho trƣờng hợp ngƣợc lại hay không, tức để chứng minh hành vi vi phạm đó không bị coi là vi phạm cơ bản thì bên bị vi phạm có cần chứng minh bên vi phạm có thể tiên liệu đƣợc hậu quả của hành vi vi phạm vì ngƣời có lý trí minh mẫn bình thƣờng trong hoàn cảnh tƣơng tự có thể tiên liệu đƣợc hậu quả đó. Còn đối với Luật Thƣơng mại 2005 thì cho đến nay vẫn chƣa có hƣớng dẫn chi tiết về vi phạm cơ bản.

Căn cứ vào mục đích của hợp đồng mua bán DNTN và cơ sở xác định vi phạm cơ bản nêu tại Luật Thƣơng mại 2005, có thể nhận thấy các vi phạm cơ bản nghĩa vụ Hợp đồng mua bán DNTN là các bên không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng dẫn đến bên bị vi phạm không đạt đƣợc mục đích của việc giao kết, nhƣ bên bán không chuyển giao doanh nghiệp, bên mua không trả tiền hay bên bán DNTN đã thiết lập một vật quyền phụ thuộc trên tài sản đem bán, có thể là một tài sản nào đó trong doanh nghiệp đã đƣợc mang đi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho chủ DNTN trong một giao dịch khác nhƣ tài sản bị mang đi thế chấp ngân hàng để bảo đảm cho khoản vay của chủ doanh nghiệp (tức bên mua đã vi phạm nghĩa vụ khai báo thông tin gây thiệt hại cho bên bán và theo quy định của pháp luật, tài sản đã đem cầm cố, thế chấp thì không đƣợc chuyển nhƣợng cho ngƣời khác, việc chuyển nhƣợng tài sản đã cầm cố, thế chấp là trái pháp luật vì nó xâm phạm đến quyền lợi của chủ nợ khác, tức bên nhận thế chấp).

2.6.2 Các chế tài do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng

Về hậu quả pháp lý của vi phạm hợp đồng, Luật Thƣơng mại 2005 có sự phân biệt hậu quả pháp lý (tức chế tài) tƣơng ứng với từng loại vi phạm, cụ thể: với các vi phạm cơ bản, bên bị vi phạm có quyền tạm ngừng thực hiện hợp đồng (Điều 308), đình chỉ thực hiện hợp đồng (Điều 310) hoặc hủy hợp đồng (Điều 312); với

88

những vi phạm không cơ bản, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ thực hiện hợp đồng trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác (Điều 293).

Ngoài các chế tài quy định tại Luật Thƣơng mại 2005 nhƣ nêu trên, Bộ luật Dân sự 2005 còn quy định các chế tài sau: bồi thường thiệt hại, buộc thực hiện đúng nghĩa vụ, thỏa thuận phục hồi nghĩa vụ bằng chi phí của chủ nợ, phạt vi phạm.

Nhƣ đã phân tích cấu trúc và nguồn pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán DNTN, việc vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán DNTN sẽ dẫn đến bên vi phạm không chỉ phải chịu các chế tại nêu tại luật dân sự, luật thƣơng mại mà có thể phải chịu cả các chế tài tƣơng ứng đƣợc quy định tại các quy định pháp luật khác có liên quan nhƣ luật doanh nghiệp, luật đất đai, luật sở hữu trí tuệ…

Trong phạm vi Luận văn, tác giả không đi sâu phân tích thực trạng pháp luật về tất cả các chế tài mà chỉ tập trung vào một số chế tài điển hình như phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, đơn phương chấm dứt hợp đồng, vô hiệu hợp đồng. Ngoài ra, tác giả tập trung phân tích các quy định về miễn trừ trách nhiệm khi có vi phạm hợp đồng.

2.6.2.1 Chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

Chế tài phạt vi phạm đƣợc quy định tại Điều 422, Bộ luật Dân sự 2005 và Điều 300, Luật Thƣơng mại 2005. Phạt vi phạm là một chế tài độc lập với chế tài bồi thƣờng thiệt hại hay chỉ là việc ấn định trƣớc khoản tiền bồi thƣờng thiệt hại (ƣớc khoản dự phạt) đối với một hành vi vi phạm nghĩa vụ nào đó. Theo luật pháp một số nƣớc, phạt vi phạm chỉ do các bên thỏa thuận, đƣợc gọi là điều khoản phạt (clause penale) và mang bản chất là việc ấn định trƣớc khoản tiền bồi thƣờng thiệt hại (dommages conventionnels) [5, 418]. Ƣu thế của phạt vi phạm là bên bị vi phạm không phải chứng minh thiệt hại thực tế xảy ra mà vẫn đƣợc quyền đòi bên vi phạm thanh toán theo mức phạt đã thỏa thuận trƣớc. Pháp luật Việt Nam phần nào đi xa hơn luật pháp phƣơng Tây, theo đó, phạt vi phạm là một chế tài luật định, là biện pháp trừng phạt bên vi phạm hợp đồng, độc lập với chế tài bồi thƣờng thiệt hại. Chế tài phạt vi phạm có ý nghĩa tích cực trong việc bắt buộc các bên thực hiện đúng cam

89

kết, ngăn ngừa các vi phạm có thể xảy ra. Vì vậy, Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thƣơng mại 2005 đều quy định phạt vi phạm là chế tài độc lập với chế tài bồi thƣờng thiệt hại.

Về mức phạt vi phạm, theo Bộ luật Dân sự thì mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ khi pháp luật có quy định khác (Khoản 2, Điều 422); còn theo Luật Thƣơng mại thì mức phạt vi phạm bị hạn chế ở mức tối đa là 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm. Mua bán DNTN là hoạt động thƣơng mại (mua bán một loại hàng hóa đặc biệt, chính là DNTN) nhằm mục đích sinh lợi, nên theo quy định của Luật Thƣơng mại 2005 thì mua bán DNTN thuộc đối tƣợng điều chỉnh của Luật Thƣơng mại. Do đó, khi thỏa thuận về mức phạt vi phạm hợp đồng, các bên cần chú ý thỏa thuận mức phạt trong phạm vi luật quy định (tức không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm).

Chế tài bồi thƣờng thiệt hại không đƣợc quy định cụ thể tại Bộ luật Dân sự 2005 nên việc áp dụng chế tài này phải quay về quy định chung về trách nhiệm dân sự (từ Điều 300 đến Điều 310). Mặc dù không có điều luật nào liệt kê đầy đủ các căn cứ của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại nhƣ Điều 303, Luật Thƣơng mại 2005, nhƣng qua tinh thần các điều luật này, ta có thể thấy trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại phát sinh khi:

(i) có hành vi vi phạm hợp đồng (Khoản 1, Điều 302, Bộ luật Dân sự 2005). Điều kiện này phát sinh khi có sự tồn tại hợp đồng và có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng. Hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng thể hiện dƣới các hình thức sau: từ chối thực hiện nghĩa vụ (nhƣ từ chối chuyển giao DNTN, từ chối thanh toán tiền chuyển nhƣợng…); chậm thực hiện nghĩa vụ (nhƣ bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền chuyển nhƣợng trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng mua bán DNTN nhƣng đến ngày thứ 40 bên mua mới thực hiện việc thanh toán); thực hiện một phần nghĩa vụ (nhƣ bên mua có nghĩa vụ thanh toán 50% tiền chuyển nhƣợng trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng mua bán DNTN nhƣng vào ngày này bên mua mới chỉ thanh toán 40% tiền chuyển nhƣợng); thực hiện không đúng nghĩa vụ; không thực hiện một nghĩa vụ phụ: trong hợp đồng có rất nhiều

90

nghĩa vụ, có nghĩa vụ chính và có nghĩa vụ thứ yếu. Thông thƣờng chỉ có hành vi vi phạm nghĩa vụ chính mới dẫn đến hành vi vi phạm toàn bộ nghĩa vụ theo hợp đồng. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu ngƣời có nghĩa vụ đã hoàn thành nghĩa vụ chính nhƣng lại không thực hiện nghĩa vụ phụ. Chẳng hạn bên bán đã bàn giao khối tài sản là đối tƣợng của hợp đồng mua bán DNTN, bên mua đã thanh toán tiền chuyển nhƣợng nhƣng bên bán cố tính không thực hiện việc công chứng hợp đồng mua bán hoặc không thực hiện một số thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật để bên mua có thể đăng ký lại DNTN dƣới tên bên mua. Khi đó, bên mua có thể coi việc thực hiện toàn bộ hợp đồng đã bị vi phạm vì việc thực hiện nghĩa vụ phụ này có ý nghĩa không thể thiếu đƣợc cho lợi ích mà hợp đồng mang lại cho bên mua hoặc là điều kiện không thể thiếu để các bên hoàn thành giao dịch;

(ii) có thiệt hại thực tế (Điều 307, Bộ luật Dân sự 2005): về nguyên tắc, số tiền mà Tòa án buộc bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm phải bù đắp đƣợc mọi tổn thất mà ngƣời này phải gánh chịu do hành vi vi phạm hợp đồng. Nói cách khác, số tiền bồi thƣờng thiệt hại cho phép đặt ngƣời bị vi phạm vòa hoàn cảnh mà lẽ ra ngƣời này đƣợc hƣởng nếu ngƣời có nghĩa vụ thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng. Đây cũng là thể hiện nguyên tắc bồi thƣờng toàn bộ đã đƣợc luật pháp thế giới thừa nhận. Theo thông lệ trên thế giới, tiền bồi thƣờng thiệt hại sẽ bao gồm hai loại: tổn thất đã xảy ra và khoản lợi lẽ ra thu đƣợc từ hợp đồng. Việc chứng minh tổn thất đã xảy ra không quá phức tạp nếu so với việc chứng minh khoản lợi lẽ ra thu đƣợc từ hợp đồng. Thông thƣờng, yêu cầu bồi thƣờng những khoản lợi không chắc chắn, quá xa xôi về mặt thời gian hoặc phụ thuộc vào nhiều may rủi đều bị Tòa án từ chối. Luật Thƣơng mại 2005 cũng nhƣ Luật Thƣơng mại 1997 đều theo cách tiếp cận này của pháp luật thế giới. Tuy nhiên, Khoản 2, Điều 307, Bộ luật Dân sự 2005 không phân định rạch ròi tổn thất đã xảy ra và khoản lợi lẽ ra thu đƣợc từ hợp đồng mà chỉ quy định ba loại thiệt hại đƣợc yêu cầu bồi thƣờng, bao gồm: tổn thất về tài sản; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút. Vấn đề khó khăn ở chỗ, liệu thu nhập thực tế bị giảm sút có đồng nghĩa với khoản lợi trực tiếp lẽ ra thu đƣợc từ hợp đồng hay không. Trong các

91

tranh chấp thực tế, nhiều thẩm phán vẫn hiểu thiệt hại thực tế bị mất, bị giảm sút phải là thiệt hại đã xảy ra rồi và thƣờng từ chối các yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại đối với các khoản lợi lẽ ra thu đƣợc từ hợp đồng. Điều 307, Bộ luật Dân sự 2005 không có quy định nào tƣơng tự Khoản 2, Điều 301, Luật Thƣơng mại 2005 nên trong thời gian tới, tòa án nhân dân tối cao cần có hƣớng dẫn cụ thể hơn. Riêng đối với nghĩa vụ trả tiền, Khoản 2, Điều 305, Bộ luật Dân sự 2005 quy định ngƣời có nghĩa vụ chậm trả tiền thì ngƣời đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nƣớc công bố tƣơng ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật quy định khác. Nghĩa vụ trả tiền phát sinh từ rất nhiều hợp đồng khác nhau, trong đó có hợp đồng mua bán DNTN và theo đó, số tiền lãi trên khoản tiền chậm trả luôn đƣợc tính là một khoản bồi thƣờng mà ngƣời có quyền không phải chứng minh có thiệt hại thực tế xảy ra;

(iii) có mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm và thiệt hại: bản chất đây là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hải xảy ra, bên bị vi phạm phải chứng minh thiệt hải xảy ra xuất phát trực tiếp từ nguyên nhân là hành vi vi phạm. Vì vậy, các loại thiệt hại gián tiếp sẽ không đƣợc xem xét đến khi tính toán mức bồi thƣờng thiệt hại. Ngoài ra, khi xác định thiệt hại, luật pháp nhiều nƣớc còn áp dụng nguyên tắc ngƣời bị vi phạm có nghĩa vụ ngăn chặn hoặc hạn chế thiệt hại khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ và nguyên tắc thiệt hại xảy ra phải là thiệt hại mà các bên có thể lƣờng trƣớc hay tiên liệu đƣợc khi ký kết hợp đồng [8]. Vì vậy, Tòa án thƣờng không chấp nhận yêu cầu bồi thƣờng của nguyên đơn đối với những thiệt hại lẽ ra ngƣời này có thể tránh đƣợc nếu đã có hành động ngăn chặn hoặc hạn chế thiệt hại. Tƣơng tự nhƣ vậy đối với những thiệt hại mà các bên không thể lƣờng trƣớc đƣợc khi ký kết hợp đồng [63]. Bộ luật Dân sự 2005 không có điều luật nào quy định nguyên tắc bên bị vi phạm phải có nghĩa vụ ngăn chặn hoặc hạn chế thiệt hại khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ nhƣng Điều 305, Luật Thƣơng mại 2005 quy định bên yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ đƣợc hƣởng do hành vi vi

92

phạm hợp đồng gây ra; nếu bên yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi p hạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế đƣợc. Mua bán DNT thuộc đối tƣợng điều chỉnh của luật thƣơng mại nên các bên khi giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán DNTN cần chú ý tuân theo các quy định riêng biệt của Luật thƣơng mại về bồi thƣờng thiệt hại nhƣ nêu trên;

(iv) ngƣời vi phạm có lỗi: Bộ luật dân sự 2005 quy định điều kiện này nhƣng Luật Thƣơng mại 2005 lại không coi lỗi là căn cứ của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong hợp đồng. Theo Khoản 1, Điều 308, Bộ luật Dân sự 2005, ngƣời không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Nhƣng theo Khoản 3, Điều 302 thì lỗi của ngƣời vi phạm là lỗi suy đoán, tức về nguyên tắc, bên có quyền chỉ cần chỉ ra hành vi vi phạm của bên kia mà không phải chứng minh lỗi vì việc chứng minh không có lỗi

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về Hợp đồng mua bán Doanh nghiệp tư nhân (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)