Đưa thông tin KH&CN thực sự trở thành hạ tầng nền tảng cho hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia” là một trong những nhiệm vụ then chốt trong Chương trình hành động của Bộ Khoa học và
Trang 1HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC
HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN,
THỐNG KÊ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỤC THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA
Trang 2DANH MỤC CÁC BÁO CÁO THAM LUẬN
1 Tổng quan hiện trạng và định hướng hoạt
động thông tin, thống kê khoa học và công
3 Báo cáo kết quả xây dựng Hệ thống thông tin
khoa học và công nghệ
Cục Thông tin KH&CN quốc gia - Bộ Khoa học
và Công nghệ
4 Hoạt động thông tin, thống kê khoa học và
công nghệ phục vụ nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ trong quân đội
Cục Khoa học quân sự -
Bộ Quốc phòng
5 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
hoạt động khoa học và công nghệ tại Bộ Tài
nguyên và Môi trường
Cục Công nghệ thông tin và dữ liệu TNMT-
Bộ Tài nguyên và Môi trường
6 Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ của
Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN
tp Hồ Chí Minh năm 2017
Trung tâm Thông tin & Thống kê KH&CN-Sở KH&CN tp Hồ Chí Minh
7 Tình hình hoạt động thông tin khoa học và
công nghệ năm 2017: Kết quả, đề xuất và
kiến nghị
Sở KH&CN tỉnh Bến Tre
8 Tình hình triển khai Nghị định
54/2016/NĐ-CP
Trung tâm Thông tin & Thống kê KH&CN-Sở KH&CN tỉnh Binh Dương
9 Giải pháp liên kết phát triển và chia sẻ nguồn
tin khoa học và công nghệ vùng Đồng bằng
Trung tâm Thông tin KH&CN-Sở KH&CN
Trang 3sông Cửu Long tp Cần Thơ
10 Hoạt động thông tin và thống kê khoa học và
công nghệ tỉnh Lâm Đồng
Sở KH&CN tỉnh Lâm Đồng
11 Tình hình hoạt động thông tin, thống kê khoa
học và công nghệ tỉnh Nam Định
Trung tâm TT-ƯDTB KH&CN tỉnh Ninh Thuận- Sở KH&CN tỉnh Ninh Thuận
12 Thực trạng và một số đề xuất nâng cao hiệu
quả hoạt động thông tin, thống kê khoa học
và công nghệ
Trung tâm TT&TK KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế
13 Xây dựng và phát triể Mạng lưới thông tin
khoa học và công nghệ thành phố Hải Phòng
Trung tâm Thông tin & Thống kê KH&CN-Sở KH&CN tp Hải Phòng
14 Hoạt động thông tin và thống kê khoa học và
công nghệ tỉnh Nam Định
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định
15 Một số kết quả nghiên cứu, ứng dụng công
nghệ tin học nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác thông tin truyền thông và thống kê
khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ
Trung tâm TT&TK KH&CN tỉnh Phú Thọ
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ
16 Thái Nguyên chú trọng đẩy mạnh hoạt động
thông tin và thống kê khoa học và công nghệ
Trung tâm TT&TK KH&CN tỉnh Thái Nguyên
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên
17 Phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ
trong thời đại công nghệ số
Thư viện KH&CN quốc gia - Cục Thông tin KH&CN quốc gia
Trang 418 Thông tin khoa học và công nghệ phục vụ
lãnh đạo, quản lý trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trung tâm Phân tích thông tin - Cục Thông tin KH&CN quốc gia
19 Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học
và công nghệ
Trung tâm Cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN-Cục Thông tin KH&CN quốc gia
20 Hoạt động của Trung tâm Mạng Thông tin
khoa học và công nghệ tiên tiến -VinaREN
Trung tâm Mạng Thông tin KH&CN tiên tiến- Cục Thông tin KH&CN quốc gia
21 Báo cáo đánh giá tình hình triển khai thực
hiện công tác thống kê khoa học và công
nghệ giai đoạn 2015-2017
Trung tâm Thống kê KH&CN-Cục Thông tin KH&CN quốc gia
22 Giới thiệu Hệ thống thủ tục đăng ký kết quả
thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
trực tuyến
Phòng Quản lý Thông tin, Thư viện, Thống kê KH&CN-Cục Thông tin KH&CN quốc gia
23 Hội thông tin khoa học và công nghệ Việt
Nam với việc phát triển hoạt động thông tin
khoa học và công nghệ
Hội thông tin khoa học
và công nghệ Việt Nam
Trang 5TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG THÔNG
TIN, THỐNG KÊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Ths Đào Mạnh Thắng, Ths Võ Thị Thu Hà Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
Khoa học và Công nghệ nói chung, thông tin, thống kê KH&CN nói riêng
đã và đang được nhìn nhận như một động lực và nền tảng phát triển nhanh, bền vững đất nước, yếu tố hàng đầu cho phát triển kinh tế tri thức Trong điều kiện cách mạng KH&CN đang diễn ra với quy mô rộng lớn, KH&CN ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội thì thông tin, thống kê KH&CN thực sự trở thành nguồn lực quan trọng không thể thiếu được trong xã hội thông
tin Đặc biệt, nhiệm vụ “Phát triển nguồn tin khoa KH&CN quốc gia Phát triển, hoàn thiện và vận hành các cơ sở dữ liệu về KH&CN Triển khai toàn diện công tác thống kê KH&CN và đổi mới sáng tạo Đưa thông tin KH&CN thực sự trở thành hạ tầng nền tảng cho hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia” là một trong những nhiệm vụ then chốt trong Chương trình hành động của
Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 ban hành kèm theo Quyết định số 07/QĐ-BKHCN ngày 09/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
I HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, THỐNG KÊ KH&CN
1.1 Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động thông tin, thống kê KH&CN
1.1.1 Xây dựng, ban hành văn bản pháp quy về thông tin, thống kê KH&CN
Đến thời điểm này, hoạt động thông tin, thống kê KH&CN đã có được hành lang pháp lý đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động thông tin, thống kê KH&CN, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thông tin, thống kê KH&CN Nhiều nội dung quy định về thông tin, thống kê KH&CN được lồng ghép vào các văn bản pháp quy của Chính phủ và của Bộ Khoa học và Công nghệ
Trang 6a) Cơ sở pháp lý chung về thông tin, thống kê KH&CN
- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế “4) Phát huy và tăng cường tiềm lực KH&CN quốc gia: Phát
triển hạ tầng thông tin và thống kê KH&CN quốc gia hiện đại”
- Luật khoa học và công nghệ số 29/2013/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2013 đã tạo ra nền tảng pháp lý cho hoạt động KH&CN nói chung trong đó có hoạt động thông tin KH&CN Tuy không có điều nào trong Luật đề cập trực tiếp đến lĩnh vực thông tin, thống kê KH&CN nhưng nội dung
về thông tin, thống kê KH&CN được thể hiện trong một số điều của Luật
- Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 27/10/2014 của Chính phủ quy định
về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN, tại các Điểm c và i
Khoản 1 Điều 4 “c) Xây dựng hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia và thống
kê về khoa học và công nghệ; i) Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, truyền thông,
hoạt động thông tin và thống kê khoa học và công nghệ; tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế”
- Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 “c)
Thông tin, thống kê khoa học và công nghệ: Phát triển mạnh mẽ dịch vụ cung cấp, tổng hợp - phân tích thông tin, số liệu thống kê khoa học và công nghệ bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu lãnh đạo, quản lý, dự báo, hoạch định chiến lược, chính sách phát triển, sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường khoa học
và công nghệ Tăng cường cập nhật, chia sẻ và cung cấp thông tin phục vụ đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ tại các trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp khoa học và công nghệ Nhân rộng và tăng cường mô hình phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.”
- Quyết định 1318/QĐ-BKHCN ngày 05/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ
KH&CN chủ yếu giai đoạn 2016-2020 “Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quốc
gia về KH&CN song song với phát triển toàn diện công tác thống kê KH&CN, công khai thông tin về kết quả, hiệu quả hoạt động KH&CN trên toàn quốc;
Trang 7Tăng cường tiềm lực thông tin KH&CN quốc gia, dành tỷ lệ hợp lý ngân sách hoạt động KH&CN cho công tác thông tin KH&CN Hoàn thiện và sử dụng hiệu quả hạ tầng thông tin, thống kê KH&CN quốc gia Thúc đẩy việc phát triển
và ứng dụng Mạng VinaREN kết nối phục vụ hội nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN ở Trung ương và địa phương”
- Quyết định số 79/QĐ-BKHCN ngày 19/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành chương trình hành động của Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 của Chính phủ
về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 “d) Đầu tư
hạ tầng thoongtin, cơ sở vật chất cho các tổ chức thông tin, thống kê KH&CN Thúc đẩy việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ KH&CN và thông tin về ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN Xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN nhằm đảm bảo cung cấp thông tin, dữ liệu về hoạt động KH&CN, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về quản lý nhà nước, phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, đào tạo, hợp tác quốc tế và các nhu cầu khác của xã hội”
- Quyết định số 1570/QĐ-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 15/6/2016 ban hành Chương trình hành động của Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ
về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 “i) Cung cấp hạ tầng thông tin tiên tiến, kết nối quốc tế tốc độ cao thông qua Mạng Nghiên cứu và đào tạo Việt Nam (VinaREN); hỗ trợ kết nối và khai thác các kết quả nghiên cứu phục
vụ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và phục vụ doanh nghiệp”
- Quyết định số 2431/QĐ-BKHCN ngày 30/8/2016 của Bộ trưởng Bộ KH&CN ban hành Chương trình hành động của Bộ KH&CN thực hiện Nghị quyết
số 64/NQ-CP ngày 22/7/2016 của Chính phủ “Phát triển nguồn tin KH&CN phục
vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ Xây dựng Đề án trình Thủ tướng Chính phủ làm căn cứ để phát triển hệ thống nguồn tin KH&CN, bao gồm nguồn tin trong nước và nguồn tin quốc tế với đầy đủ các cơ
sở dữ liệu tiệm cận trình độ KH&CN của khu vực và thế giới Dành tỉ lệ họp lý ngân sách hoạt động KH&CN cho thông tin KH&CN Thúc đẩy việc phát triển
và ứng dụng mạng VinaREN kết nối phục vụ hội nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học và phát triến công nghệ Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động
Trang 8của các trung tâm thông tin và thống kê KH&CN ở Trung ương và địa phương”
- Quyết định số 87/QĐ-BKHCN ngày 09/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 09/01/2017 ban hành Chương trình hành động của Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà
nước năm 2017 “Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án phát triển
nguồn tin khoa KH&CN quốc gia Phát triển, hoàn thiện và vận hành các cơ sở
dữ liệu về KH&CN Triển khai toàn diện công tác thống kê KH&CN và đổi mới sáng tạo Đưa thông tin KH&CN thực sự trở thành hạ tầng nền tảng cho hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia”
- Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 15/10/2014 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện đã quy định tên của tổ chức thông tin, thống kê KH&CN là Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ Là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng thông tin, thống kê KH&CN phục vụ công tác quản lý nhà nước của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” nhằm thực hiện các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 về việc phổ biến kiến thức KH&CN Hệ tri thức Việt số hóa được xây dựng thông qua việc tổng hợp, hệ thống hóa, việt hóa, số hóa, lưu trữ và phổ biến tri thức trong mọi lĩnh vực, trước hết là hỗ trợ cho giáo dục đào tạo, đổi mới sáng tạo và các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân như pháp luật, y tế, kỹ thuật sản
xuất
b) Cơ sở pháp lý về thông tin KH&CN
- Nghị định số 11/2014/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động thông tin KH&CN được ban hành đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thực tiễn hoạt động quản
lý nhà nước về hoạt động thông tin KH&CN, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thông tin KH&CN
Trang 9- Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/10/2015 về
Chính phủ điện tử “ Xây dựng hệ thống thông tin quản lý đề tài, dự án khoa học
và công nghệ trên mạng điện tử….”
- Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ KH&CN Nội dung Thông tư đã cụ thế hóa một chu trình thông tin hoàn chỉnh về tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN từ tổ chức thu thập, hình thức báo cáo thông tin về nhiệm vụ KH&CN đang tiến hành; hồ sơ, thủ tục, trình tự đăng ký, lưu giữ và báo cáo thông tin kết quả thực hiện nhiệm
vụ KH&CN; thu thập, báo cáo kết quả ứng dụng thực hiện nhiệm vụ KH&CN;
và công bố thông tin về nhiệm vụ KH&CN
- Thông tư số 10/2017/TT-BKHCN ngày 28/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng, duy trì và phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN Cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN là công cụ quan trọng và thiết yếu đảm bảo cho việc công khai, minh bạch trong hoạt động KH&CN và kết quả hoạt động KH&CN; xây dựng và triển khai Chính phủ điện tử Cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN được hình thành nhằm cung cấp dữ liệu, thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về KH&CN, phục vụ hoạch định chính sách, lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, giáo dục và đào tạo, sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả, đẩy mạnh vai trò đóng góp quan trọng của KH&CN đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội
c) Cơ sở pháp lý về thống kê KH&CN
- Luật thống kê số 89/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2105 Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với công tác phân tích, hoạch định và điều hành chính sách về tình hình kinh tế-xã hội của quốc gia, các chỉ tiêu phù hợp với thực tiễn Việt Nam và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc
tế, Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia đượcquy định kèm theo Luật Trong Danh mục có 07 chỉ tiêu về KH&CN: Số Tổ chức KH&CN; Số người trong các
tổ chức KH&CN; Số người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Số sáng chế được cấp văn bằng, bảo hộ; Chỉ số đổi mới công nghệ và thiết bị; Tỷ lệ chi đổi mới công nghệ so với tổng vốn cố định của doanh nghiệp; Chi cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
- Nghị định 94/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thống kê
Trang 10- Nghị định 95/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về
- Quyết định số 1757/QĐ-BKHCN ngày 27/8/2009 về Danh mục các cuộc điều tra thống kê khoa học và công nghệ ngoài Chương trình điều tra thống kê quốc gia gồm cuộc Điều tra Hội nhập quốc tế về KH&CN; Điều tra nhận thức công chúng về KH&CN; Điều tra về đổi mới công nghệ
- Thông tư số 25/2015/TT-BKHCN ngày 26/11/2015 quy định chế độ báo cáo thống kê cơ sở về KH&CN bao gồm 06 biểu báo cáo: Thông tin chung về đơn vị báo cáo; Nhân lực hoạt động KH&CN; Chi cho KH&CN; Nhiệm vụ KH&CN; Hợp tác quốc tế trong hoạt động KH&CN; Giải thưởng KH&CN
- Thông tư 26/2015/TT-BKHCN quy định Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở KH&CN bao gồm 11 biểu báo cáo, trong đó gồm 06 biểu báo cáo của chế độ báo cáo thống kê cơ sở và thêm 05 biểu báo cáo: Hoạt động đánh giá, thẩm định, giám định, ứng dụng và phát triển công nghệ tại địa phương; Tiêu chuẩn đo lường chất lượng; Năng lượng nguyên tử, an toàn bức
Trang 11đúng hướng và hiệu quả đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu phục
vụ hoạt động nghiên cứu, đào tạo khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
1.1.2 Cụ thể hóa các văn bản của Chính phủ về hoạt động thông tin, thống kê KH&CN và các văn bản hướng dẫn thực hiện
Xác định được tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước về hoạt động thông tin, thống kê KH&CN, các tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH&CN cấp bộ, cấp tỉnh đã nghiêm túc triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thông tin, thống kê KH&CN Ngoài việc tổ chức hội nghị quán triệt và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về thông tin, thống kê KH&CN cho các đối tượng thực hiện, một số đã chủ động cụ thể hóa các văn bản để tạo được cơ sở thuận lợi triển khai công tác như tại các Bộ: Quốc phòng, Nông nghiệp và phát triển nông thôn,.v.v ; tại các tỉnh: Tp Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Bình Dương, Sơn La, Bình Định, Quảng Bình, Thái Nguyên, v.v
1.2 Tổng quan hoạt động của các tổ chức thông tin, thống kê KH&CN
1.2.1 Tổ chức, nhân lực, kinh phí
a) Tổ chức
Để đảm bảo sự phối hợp thống nhất về quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong toàn bộ mạng lưới thông tin, thống kê trên cả nước, có sự thống nhất ngành dọc các tổ chức thông tin, thống kê KH&CN từ trung ương đến địa phương, tại các Điều 26, 27, 28 của Nghị định số 11/2014/NĐ-CP đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH&CN, trong đó, Cục Thông tin KH&CN quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin cấp quốc gia Hiện nay, đã có 30 bộ, ngành và 63 địa phương đã chỉ định các đơn vị thực hiện tổ chức đầu mối thông tin KH&CN Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 15/10/2014 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn
về KH&CN thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện đã có 30/63 Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN
Trang 12Hình 1 Tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH&CN cấp bộ
Hình 2 Tỷ lệ tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH&CN cấp tỉnh
Sau khi Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 4/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập và các văn bản hướng dẫn được ban hành, việc thực hiện chủ yếu tại các tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH&CN cấp tỉnh Theo số liệu báo cáo của 63 Sở Khoa học và Công nghệ, đa số các Trung tâm đã, đang xây dựng phương án tự chủ mức nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư
25 20
5 10 15 20
thường xuyên Bảo đảm một phần chi thường xuyên Nhà nước bảo đảm toàn bộ
Hình 3: Số tổ chức đã và đang xây dựng phương án tự chủ theo Nghị định
54/2016/NĐ-CP
Vụ, Cục KH&CN 16
Viện khoa học/chiến lƣợc 10
Trung tâm Thông tin 5
Trang 13b) Nhân lực
Thực tế, khó thống kê được nhân lực làm công tác thông tin, thống kê tại các bộ, ngành vì các tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH&CN cấp bộ đa số là các Vụ, Cục, Viện, không chuyên về thông tin, thống kê Riêng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Viện Hàn lâm KH&XH Việt Nam là có đơn vị sự nghiệp chuyên trách về thông tin, thống kê KH&CN
Tại địa phương, nhân lực làm công tác thông tin, thống kê tại các Sở Khoa học và Công nghệ ước tính khoảng 600 người Số nhân lực được đào tạo chuyên ngành thông tin, thống kê không đáng kể, chủ yếu là kiêm nhiệm
Hình 4: Số nhân lực thực hiện công tác thông tin, thống kê tại các Sở KH&CN
c) Kinh phí
Việc phân bổ ngân sách chi cho hoạt động thông tin, thống kê KH&CN tại các bộ, ngành và địa phương khác nhau
Đối với các tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH&CN cấp
bộ đa số là các Vụ, Cục, Viện Công tác thông tin, thống kê là một trong những nhiệm vụ chuyên môn, chủ yếu là công tác quản lý KH&CN, xử lý, lưu trữ hồ
sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký kết quả nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở Vì vậy, nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí và không tách riêng kinh phí cho hoạt động thông tin, thống kê KH&CN Riêng tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH&CN tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và Viện Hàn lâm KH&XH Việt Nam có phân rõ kinh phí cho hoạt động thông tin KH&CN vì là đơn vị sự nghiệp công lập nhà nước thực hiện công tác thông tin KH&CN của Viện nhưng không có kinh phí dành cho hoạt động thống kê KH&CN
Trang 14Đối với các tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH&CN cấp tỉnh, do đặc thù loại hình tổ chức đa số là các Trung tâm nên kinh phí dành cho hoạt động thông tin, thống kê KH&CN được ghi thành mục chi riêng trong mục lục ngân sách nhà nước hằng năm cho KH&CN của địa phương Việc phân bổ ngân sách chi cho hoạt động thông tin, thống kê KH&CN căn cứ vào khả năng ngân sách, nhu cầu thực tiễn của mỗi địa phương Kinh phí cho hoạt động thông tin và thống kê KH&CN được giao theo hình thức khác nhau như: theo nội dung
đề xuất trong kế hoạch đầu năm; theo hình thức khoán (tổ chức thông tin và thống kê tự cân đối các mục chi, trong đó bao gồm cả hoạt động bộ máy và chi cho thông tin KH&CN) Các tỉnh/thành cấp kinh phí cho hoạt động thông tin và thống kê dao động trung bình từ 1,7 tỷ đồng trở lên chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng
d) Cơ sở vật chất-kỹ thuật
Đối với tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH&CN cấp bộ
là các Cục, Viện, Trung tâm đều có trụ sở riêng Hiện nay, có trên 30% tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH&CN cấp tỉnh có trụ sở riêng nằm ngoài trụ sở của Sở KH&CN Hầu hết các tổ chức thông tin, thống kê KH&CN đều được trang bị các thiết bị thiết yếu phục vụ cho công việc như máy tính, máy in, đường mạng,… Tuy nhiên, nhìn chung chưa được đầu tư nhiều về cơ
sở vật chất-kỹ thuật, chậm được nâng cấp và chưa đáp ứng được yêu cầu
1.2.2 Thực hiện chức năng, nhiệm vụ thông tin, thống kê KH&CN
a) Công tác phát triển nguồn tin KH&CN
- Kinh phí phát triển nguồn tin
Công tác phát triển nguồn thông tin KH&CN được quan tâm ở hầu hết các cơ quan, tổ chức nghiên cứu, đặc biệt là các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu - nơi tập trung các hoạt động nghiên cứu, đào tạo chủ yếu Song trên thực tế, vấn đề phát triển nguồn thông tin KH&CN đang là bài toán khó đặt ra đối với hầu hết các cơ quan thông tin bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, trong đó nguồn kinh phí bổ sung hàng năm là yếu tố quyết định Ngân sách phân bổ cho các tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH&CN cấp bộ, cấp tỉnh không đồng đều Phần lớn ngân sách dùng để mua và xuất bản các ấn phẩm thông tin Qua báo cáo của một số bộ, ngành và địa phương, kinh phí cho công tác phát triển nguồn tin KH&CN của một số tổ chức thông tin KH&CN như sau:
Trang 15Bảng 1: Kinh phí phát triển nguồn tin KH&CN ở một số cơ quan thông
tin (1)
Mức kinh phí dành
cho phát triển nguồn
tin (tỷ đồng)
Cơ quan thông tin thuộc bộ, ngành, địa phương
Trên 10 tỷ Cục Thông tin KH&CN quốc gia (Bộ KH&CN)
Từ 5 tỷ đến 10 tỷ Viện Hàn lâm KH&CN VN
Từ 0,1 đến 0,3 tỷ
Sở KH&CN: Hà Nam, Quảng Ninh, Nghệ An, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Nam Định, Bình Dương, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Trà Vinh
Từ 0,05 đến 0,1 tỷ
Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước VN, Viện KH Thanh tra (Thanh tra chính phủ), Sở KH&CN Tiền Giang
Từ 0,03 đến 0,05 tỷ Sở KH&CN: Quảng Nam, Bến Tre, Hà Tĩnh, Bắc Giang
Trang 16- Nguồn tin
Theo số liệu thống kê năm 2016, cả nước có 30.069 đầu sách với 334,3 triệu bản sách, trong đó sách khoa học xã hội 15 triệu bản với 7.950 đầu sách, sách kỹ thuật 4,10 triệu bản với 1.599 đầu sách Không tính khoảng 350.000 bản sách KH&CN của Cục Thông tin KH&CN quốc gia, mỗi cơ quan bộ, ngành, viện nghiên cứu hiện có trung bình khoảng 933 bản sách KH&CN, gấp 2,5 lần trung bình tại một tổ chức dịch vụ KH&CN (378 bản) Trung bình chung tại các đơn vị, số bản sách KH&CN là 767 bản/đơn vị
Tạp chí KH&CN là nơi xuất bản những thông tin cập nhật nhất về thành tựu nghiên cứu trên các lĩnh vực KH&CN Tính đến năm 2015, trong số trên
500 tên tạp chí được xuất bản trong nước, có tổng cộng 334 tạp chí khoa học được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đưa vào danh sách xem xét, tính điểm cho các bài báo được công bố trong đó Trong số đó, một tạp chí được xếp vào danh mục tạp chí uy tín của CSDL Web of Science của Thomson Reuters,
là tạp chí Advances in Natural Sciences: Nanoscience and Nanotechnology (ANSN) của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Đây là tạp chí đầu tiên của Việt Nam có chỉ số ảnh hưởng (IF - Impact Factor) trên 1,5, đạt chuẩn hàng đầu quốc tế Ngoài ra, Việt Nam còn có hai tạp chí (Toán học) được xếp loại trong CSDL Scopus của Nhà xuất bản Elsevier Đó là: Acta Mathematica Vietnamica của Viện Toán học từ năm 2011 và Vietnam Journal
of Mathematics (Hội Toán học Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) từ năm 2014 Từ đầu năm 2016, có thêm tạp chí Journal of Science: Advanced Materials and Devices của Đại học Quốc gia Hà Nội được xuất bản bởi nhà xuất bản hàng đầu thế giới về KH&CN là Elsevier Trong số
334 tạp chí khoa học nói trên chỉ có 26 (0,078%) tạp chí xuất bản toàn phần hoặc một phần bằng tiếng Anh Như vậy, chưa nói về chất lượng khoa học, chúng ta thấy số lượng các tạp chí khoa học bằng tiếng Anh của chúng ta còn quá ít ỏi
Bên cạnh nguồn tin công bố dạng truyền thống như trên, do ảnh hưởng của sự bùng nổ thông tin số hoá, trong thời gian mười năm trở lại đây, xu hướng giảm dần việc bổ sung nguồn tài liệu truyền thống và tăng cường các nguồn thông tin điện tử đang là xu hướng chung và diễn ra ngày một mạnh mẽ Hầu hết các cơ quan thông tin đều có những CSDL tự xây dựng hoặc các CSDL mua
từ bên ngoài, trong đó nhiều cơ quan thông tin lớn đã đầu tư nguồn kinh phí không nhỏ để mua các CSDL nước ngoài như Cục Thông tin KH&CN quốc gia; Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Bách khoa
Trang 17Hà Nội; Trung tâm Thông tin thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Sở Khoa học và Công nghệ tp Hồ Chí Minh Chỉ tính riêng Cục Thông tin KH&CN quốc gia, trong vài năm gần đây đã đầu tư khoảng 80% kinh phí bổ sung tài liệu hàng năm (trung bình 10 tỷ VND mỗi năm) cho việc phát triển các nguồn thông tin KH&CN nước ngoài Việc thay đổi cơ cấu nguồn thông tin KH&CN này phần lớn là để đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của đất nước và nhu cầu sử dụng nguồn tin điện tử ngày một tăng của người dùng tin Tuy nhiên, do chưa có quy định về việc theo dõi, giám sát hiệu quả sử dụng của các nguồn tin KH&CN trên quy mô quốc gia nên xảy ra hiện tượng nhiều cơ quan cùng mua một CSDL sử dụng riêng trong khi đó có thể cùng chia sẻ để giảm thiểu nguồn kinh phí
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN và kỷ yếu các hội nghị, hội thảo khoa học được gọi là nguồn tài liệu xám Theo số liệu thống kê về thực hiện đăng ký, giao nộp báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN tại Cục Thông tin KH&CN quốc gia, số lượng nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia năm
2016 cao nhất do năm 2015 là năm kết thúc các nhiệm vụ thuộc các Chương trình quốc gia Số lượng nhiệm vụ KH&CN cấp bộ tính đến tháng 11/2017 tăng nhiều so với năm 2015 và năm 2016
Cơ sở
Hình 5: Số liệu nhiệm vụ KH&CN thực hiện đăng ký, lưu giữ tại Cục Thông tin
KH&CN quốc gia
Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu khoa học tại các địa phương trong thời gian qua đã triển khai đầy đủ trên các lĩnh vực khoa học Từ năm 2015 đến nay, thực hiện báo cáo thông tin nhiệm vụ KH&CN theo quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN, đã có trên 1.000 báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh của 51/63 tỉnh sau khi thực hiện đăng ký tại địa phương, đã gửi về Cục Thông tin KH&CN quốc gia, hiện nay số báo cáo này được xử lý và cập nhật vào CSDL nhiệm vụ KH&CN để đăng tải lên trang thông tin điện tử của Cục Thông tin KH&CN quốc gia
Trang 18b) Công tác xử lý và phục vụ thông tin
Thông tin KH&CN, thông tin thống kê KH&CN đã được các tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH&CN tổng hợp, xử lý số liệu tổng hợp để cung cấp cho công tác hoạch định chiến lược, chính sách phát triển KH&CN, kinh tế-xã hội Hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng
và Nhà nước về KH&CN; giới thiệu những thành tựu, tiến bộ KH&CN; các mô hình kinh tế hiệu quả, các ngành nghề phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của địa phương, đặc biệt là các mô hình ứng dụng thành công tiến bộ KH&CN vào đời sống và sản xuất, ứng dụng vào thực tiễn rộng rãi được triển khai chủ yếu tại các tỉnh Hàng năm, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã xuất bản các ấn phẩm thông tin KH&CN như bản tin, tạp chí, sổ tay hướng dẫn, phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh xây dựng và phát sóng chuyên mục KH&CN
Ngoài Cục Thông tin KH&CN quốc gia biên soạn và phát hành Sách Khoa học công nghệ Việt Nam hàng năm nhằm cung cấp bức tranh toàn cảnh về hoạt động KH&CN trong nước với nhiều số liệu thống kê cập nhật, Sở Khoa học và Công nghệ tp Hồ Chí Minh đã biên soạn “Sách Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh” trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ
Từ năm 2016, với vai trò là tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH&CN cấp quốc gia, Cục Thông tin KH&CN quốc gia đã tiến hành một số nội dung mới trong việc đổi mới nội dung và hình thức cung cấp thông tin KH&CN đến với xã hội như: thực hiện tóm tắt 502 kết quả nghiên cứu các đề tài và công trình nghiên cứu KH&CN cấp quốc gia để công bố trên Cổng thông tin của Cục, của Bộ; Gửi thông tin hàng ngày, tuần tin điện tử, Bản tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vào địa chỉ email của các Sở Khoa học và Công nghệ Nội dung các gói thông tin bao gồm các sự kiện hoạt động liên quan đến KH&CN, chiến lược, chính sách và các thành tựu KH&CN trong nước và thế giới, thông tin về chuyển giao công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, v.v
c) Công tác phát triển hạ tầng thông tin KH&CN làm nền tảng trong việc xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng duy trì và phát triển cơ sở dữ liệu KH&CN
Đáp ứng nhu cầu thông tin chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đồng thời giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành quản lý cũng như hoạch định chiến lược phát triển ngành KH&CN, việc xây dựng các CSDL phục vụ cho công tác chuyên môn luôn được các bộ, ngành
Trang 19và địa phương chú trọng đầu tư Hiện nay, ngoài cơ sở dữ liệu (CSDL) đặc thù của ngành, một số bộ đã và đang xây dựng CSDL về quản lý khoa học như tại
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường,v.v… Đây là CSDL quản lý nhiệm vụ KH&CN từ khâu tuyển chọn, xét chọn, phê duyệt, giao kinh phí cho đến khi nghiệm thu nhiệm vụ Tại địa phương, trên 92% các Sở KH&CN đều đã xây dựng CSDL như CSDL quản
lý đề tài, dự án KH&CN, CSDL thống kê kết quả xác lập quyền Sở hữu trí tuệ; CSDL nhân lực KH&CN; CSDL sách, báo, tạp chí; v.v… Ngoài ra, từ năm
2017, các Sở Khoa học và Công nghệ còn được tiếp cận và khai thác nguồn lực thông tin KH&CN quốc gia trên nền tảng hạ tầng Mạng thông tin KH&CN tiên tiến (VinaREN) tại trang thông tin http://ttkhcn.vista.gov.vngồm:
CSDL về công bố
KH&CN Việt Nam
gần 232.000 tài liệu tài liệu đăng tải trên các tạp chí KH&CN Việt Nam, các kỷ yếu hội nghị, hội thảo KH&CN, trong đó trên 130.000 tài liệu có đính kèm tài liệu gốc định dạng tệp Pdf.*
CSDL thông tin nhiệm
vụ KH&CN
gần 5.000 nhiệm vụ KH&CN đang tiến hành, gần 25.000 báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN, gần 600 báo cáo ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN
các ấn phẩm Tổng luận KH&CN, Sách KH&CN Việt Nam,.v.v
Với các nguồn tin KH&CN được chia sẻ tạo tiền đề cho việc cung cấp thông tin phục vụ cho các cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN thẩm định nội dung trong quá trình xét chọn, tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN và phục vụ cho cộng đồng nghiên cứu nói chung
c) Công tác thống kê KH&CN
Mặc dù, kinh phí triển khai cho hoạt động thống kê KH&CN tại hầu hết các bộ, ngành và địa phương còn hạn chế, thậm chí không có kinh phí để triển khai Nhân lực làm công tác thống kê còn mỏng, chủ yếu là kiêm nhiệm Việc tổ
Trang 20chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê KH&CN cho các cán bộ làm công tác thống kê ở các địa phương và các tổ chức hoạt động KH&CN trên địa bàn còn hạn chế Việc thu thập thông tin từ các đối tượng báo cáo còn chậm và thiếu
do chưa thấy được tầm quan trọng của thông tin thống kê KH&CN Các bộ, ngành và địa phương đã thực hiện tương đối nghiêm túc về triển khai chế độ báo cáo thống kê cơ sở, chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, triển khai các cuộc điều tra thống kê trong Chương trình điều tra thống kê quốc gia (Nghiên cứu và phát triển; Tiềm lực KH&CN) và các cuộc điều tra thống kê ngoài Chương trình điều tra thống kê quốc gia (Hội nhập quốc tế về KH&CN, Nhận thức công chúng về KH&CN)
d) Công tác xúc tiến phát triển thị trường công nghệ
Trong thời gian vừa qua, hoạt động xúc tiến phát triển thị trường công nghệ đã có sự thay đổi Ngoài việc tổ chức Chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) cấp quốc gia được tổ chức theo định kỳ 2 năm/lần, hoạt động tổ chức đã hướng về các Techmart chuyên ngành nhằm quảng bá chuyên sâu về một ngành, một lĩnh vực cụ thể Việc tổ chức này chủ yếu tại Cục Thông tin KH&CN quốc gia và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Tại Techmart Online, Thông tin đã thu thập, xử lý công nghệ thiết bị chào bán để giới thiệu trong Techmart online hơn 600 công nghệ và thiết bị, 1.100 tin tức về thị trường KH&CN, 500 công nghệ tìm mua; đã kết nối 500 nhu cầu công nghệ và tư vấn hỗ trợ nhiều doanh nghiệp
1.3 Đánh giá chung
1.3.1 Đánh giá kết quả thực hiện
Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Lãnh đạo các bộ, ngành và đia phương, hoạt động thông tin, thống kê KH&CN đã có những đóng góp quan trọng trong quá trình quản lý, chỉ đạo, điều hành, hoạch định chính sách, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tăng cường tiềm lực KH&CN, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cụ thể:
- Vai trò vị trí của thông tin, thống kê KH&CN từng bước được khẳng định, nhiều nội dung đã được cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật, được đưa vào các văn bản quan trọng của Đảng, Nhà nước
- Tạo lập được mạng lưới tổ chức hoạt động thông tin, thống kê KH&CN trong cả nước là điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai toàn bộ hoạt động
Trang 21thông tin, thống kê KH&CN trên toàn quốc, đã có sự gắn kết trong quá trình triển khai xuyên suốt trong toàn mạng lưới
- Công tác phục vụ thông tin, đặc biệt là thông tin phục vụ lãnh đạo tiếp tục được chú trọng nâng cao chất lượng cả về nội dung và hình thức, tăng cường gắn kết chặt chẽ hơn với nhu cầu thực tế xã hội trong nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh Nội dung và hình thức thông tin, thống kê KH&CN đã không ngừng được đổi mới, phát triển thông qua nhiều hình thức, đặc biệt là việc chia sẻ và cung cấp thông tin KH&CN trong toàn mạng lưới tổ chức thông
tin KH&CN với mục tiêu “Liên kết cùng phát triển”
- Công tác thống kê KH&CN ngày càng được chú trọng, đa số các tổ chức đã nhận thức rõ được yếu tố quan trọng của thông tin thống kê nên số liệu cập nhật đúng, đủ, chính xác theo quy định
1.3.2 Một số khó khăn, tồn tại
- Các tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH&CN gặp khó khăn trong việc thực hiện xây dựng phương án tự chủ theo Nghị định 54/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động thông tin, thống kê KH&CN còn thiếu thốn, vẫn chưa được đầu tư đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của hoạt động thông tin, thống kê KH&CN
- Ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động thông tin, thống kê còn khiêm tốn, đặc biệt là kinh phí dành cho công tác phát triển nguồn tin KH&CN trong
đó nguồn tin KH&CN nước ngoài là hầu như không có
- Sự phối hợp giữa Cục Thông tin KH&CN quốc gia và các tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH&CN cấp bộ còn mờ nhạt Chủ yếu được triển khai thông qua các Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ với các bộ, ngành
- Việc triển khai thực hiện thu thập thông tin nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia khá thuận lợi và ổn định tuy nhiên đối với các nhiệm vụ cấp bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở và báo cáo về ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN vẫn chưa được đầy đủ và kịp thời như quy định
- Hầu hết các đơn vị chưa nhận thức được nhiệm vụ thống kê KH&CN là nhiệm vụ quan trọng đối với ngành KHCN nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nên một số đơn vị thuộc đối tượng báo cáo thống kê KH&CN
Trang 22phối hợp chưa tốt, nộp báo cáo chậm, chưa cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác
- Tính ràng buộc và xử lý vi phạm đối với các tổ chức chủ trì nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước trong việc thực hiện đăng ký, giao nộp kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN đã có nhưng chưa đủ sức răn đe Chưa có
xử lý vi phạm đối với các tổ chức không thực hiện chế độ báo cáo thống kê KH&CN nên khó khăn trong quá trình thu thập thông tin báo cáo
II ĐỊNH HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC THÔNG TIN, THỐNG KÊ KH&CN
Tiếp tục triển khai thực hiện định hướng chiến lược phát triển công tác thông tin, thống kê KH&CN là một bộ phận cấu thành của chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam từ nay đến năm 2020, trong thời gian tới, công tác thông tin, thống kê KH&CN cần tập trung thực hiên các trọng tâm công tác như sau:
1 Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thông tin, thư viện và thống kê KH&CN: Hoàn thiện hành lang pháp lý về thông tin, thống kê KH&CN; Kiện toàn tổ chức và hoạt động các tổ chức thông tin, thống kê KH&CN đầu mối ở các bộ, ngành và địa phương; Hướng dẫn triển khai các văn bản về thông tin, thống kê KH&CN tới các tổ chức đầu mối thông tin của các bộ, ngành và địa phương, các tổ chức KH&CN trong cả nước; Đẩy mạnh sự phối hợp, gắn kết về chuyên môn, nghiệp vụ trong toàn mạng lưới; Tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác thông tin, thống kê KH&CN tại các bộ, ngành và địa phương về thực hiện đăng ký, lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN, thực hiện các chế
độ báo cáo thống kê, điều tra thống kê về KH&CN
2 Đầu tư hạ tầng thông tin, cơ sở vật chất cho tổ chức thông tin, thống kê KH&CN Duy trì và phát triển Cổng thông tin/Website của cơ quan; tham gia kết nối, khai thác các mạng, đặc biệt là mạng VinaREN phục vụ thiết thực cho công tác nghiên cứu và đào tạo, quản lý KH&CN
3 Phát triển tiềm lực thông tin KH&CN: bổ sung, phát triển toàn diện các nguồn tin KH&CN trong nước và quốc tế, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo
4 Tham gia tích cực các hợp phần được phân công và phân cấp trong việc xây dựng và phát triển CSDL quốc gia về KH&CN Phối hợp xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu KH&CN đặc thù tại các bộ, ngành và địa phương Để bảo đảm góp phần vào sự công khai, minh bạch trong các hoạt động KH&CN, tiếp tục tái cấu trúc Mạng VinaREN như một yếu tố nòng cốt của hạ tầng thông
Trang 23tin, gắn kết việc xây dựng và khai thác các CSDL quốc gia về KH&CN giữa Cục Thông tin KH&CN quốc gia và các tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH&CN cấp bộ, cấp tỉnh và các đơn vị thành viên trong toàn mạng lưới
5 Nâng cao công tác xử lý thông tin và phục vụ thông tin, đặc biệt trong việc đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan, đầy đủ và kịp thời của các thông tin theo yêu cầu của lãnh đạo, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức
và cá nhân Công tác xử lý thông tin chuyển hướng tạo ra các sản phẩm thông tin có giá trị gia tăng cao như để cung cấp cho công tác hoạch định chiến lược, chính sách phát triển KHCN và kinh tế-xã hội, cung cấp thông tin phục vụ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp nâng cao năng lực công nghệ, phát triển các giải pháp, quy trình công nghệ và sản phẩm mới, sẵn sang nắm bắt cơ hội cũng như đối mặt với các thách thức của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
6 Tổ chức thực hiện nghiêm túc các chế độ báo cáo thống kê cơ sở, tổng hợp về KH&CN và các cuộc điều tra thống kê về KH&CN tại các Bộ, ngành và địa phương nhằm cập nhật được đầy đủ những số liệu thông tin thống kê chính xác, đầy đủ phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và là một trong những cơ sở quan trọng để phân tích, đánh giá vai trò của ngành KH&CN trong phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh
7 Tăng cường hoạt động thông tin giao dịch công nghệ, kết nối cung cầu, phổ biến thông tin công nghệ, tư vấn thông tin công nghệ, tham gia Chợ Công nghệ và Thiết bị Việt Nam quốc gia và các Chợ công nghệ và thiết bị chuyên
đề, chuyên ngành nhằm đẩy mạnh giao dịch thương mại về công nghệ, thiết bị
và sản phẩm KH&CN mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
8 Tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin, thống kê KH&CN về kỹ năng xử lý thông tin, mô tả, khai thác phần mềm, thống kê KH&CN cho các cán bộ thông tin, thống kê trên toàn quốc nhằm nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ thông tin, thống kê KH&CN
Trang 24XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN TỰ CHỦ THEO NGHỊ ĐỊNH 54/2016/NĐ-CP VÀ
Xác định mức độ bảo đảm chi TX và chi ĐT
Phân loại tổ chức để xây dựng PA tự chủ
Lấy ý kiến cơ quan tài chính đối với PA
Phê duyệt PA tự chủ
Thực hiện PA tự chủ
Thực hiện nhiệm vụ TXTCN
Trang 25Xác định mức độ bảo đảm chi TX
và chi ĐT
Nguồn thu sự nghiệp
c) Từ cung cấp dịch vụ SN công sử dụng NSNN;
d)Chênh lệch thu chitừ dịch vụ, SX-KD sau thuế;
Trang 26Chi thường xuyên
a) Chi tiền lương công chức, viên chức, người lao độngb) Chi hoạt động chuyên môn (chi nhiệm vụ KH&CN,…) ;c) Chi quản lý;
đ) Chi thường xuyên khác (nếu có)
Phân loại tổ chức
để xây dựng PA tự chủ
Tổ chức tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư
đáp ứng một trong những điều kiện sau:
a) Có mức tự bảo đảm chi thường xuyên >100% và tự bảođảm chi đầu tư (thu phí để lại + Quỹ PTHĐSN > khấuhao và hao mòn) ;
b) Chỉ thực hiện dịch vụ không thuộc danh mục dịch vụ sựnghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước;
c) Cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNNtheo giá, phí đã tính đầy đủ chi phí (cả khấu hao TSCĐ)
Trang 27Phân loại tổ chức
để xây dựng PA tự chủ
Tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm
chi thường xuyên
Có mức tự bảo đảm chi thường xuyên >100%
hoặc là tổ chức chỉ thực hiện cung ứng các dịch vụ
sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo
Trang 28Phân loại tổ chức
để xây dựng PA tự chủ
Tổ chức khoa học và công nghệ công lập do Nhà
nước bảo đảm chi thường xuyên
là tổ chức có mức tự bảo đảm chi thường xuyên dưới
10% hoặc không có nguồn thu
Xây dựng Phương án tự chủ
Tổ chức KH&CN công lập xây dựng Phương
án tự chủ và trình cơ quan chủ quản (mẫu PA theo TT 90/2017/TT-BTC)
Trang 29Trình Phương án tự chủ
- Cơ quan chủ quản của tổ chức KH&CN công lập trình
Phương án tự chủ lên Sở, ban, ngành
- Cơ quan chủ quản của tổ chức KH&CN công lập trình
Phương án của các tổ chức KH&CN lên Bộ
Lấy ý kiến cơ quan tài chính về PA tự chủ
- Sở, ban, ngành lấy ý kiến Sở Tài chính đối với PA tự chủ của tổ chức KH&CN thuộc quyền quản lý
- Bộ, cơ quan ở Trung ương lấy ý kiến Bộ Tài chính đối với PA tự chủ của tổ chức KH&CN thuộc quyền quản lý
Trang 30Thời gian thực hiện PA tự chủ
- Phương án tự chủ thực hiện ổn định trong 3 năm, trường hợp có biến động về chức năng, nhiệm vụ, nguồn thu thì có thể điều chỉnh sớm hơn.
- Sau ba năm xây dựng PA phù hợp với thực tiễn để thực hiện trong giai đoạn mới
Trang 31đơn vị mới
Được thành lập, giải thể
Quyết định danh mục, cơ cấu vị trí việc làm Quyết định số lượng người làm việc
Đề xuất số lượng người làm việc để
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
Đề xuất số lượng người làm việc để
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
Trang 32thu nhập
Không giới hạn
Không quá
3 lần quỹ lương
2,5 lần quỹ lương (>70%)
2 lần quỹ lương (30-70%) 1,5 lần quỹ lương (<30%)
Không quá
1 lần quỹ lương
Trang 33Về chi thu nhập tăng thêm
a) Tạm trích Quỹ bổ sung thu nhập (tối đa không
quá 70% số chênh lệch thu lớn hơn theo quý).
b) Nếu chênh lệch thu-chi thực tế cao hơn số đơn
vị tự xác định, tiếp tục trích lập các Quỹ c) Nếu chênh lệch thu-chi thực tế thấp hơn số
đơn vị tự xác định, thì số kinh phí đã chi vượt được trừ vào số dư của Quỹ khen thưởng, phúc lợi, nếu vẫn thiếu thì trừ vào số chênh lệch thu chi dành trích Quỹ năm sau hoặc trừ vào Quỹ tiền lương của đơn vị.
Không quá 3 tháng tiền lương
Không quá 3 tháng tiền lương
2,5 tháng tiền lương (>70%)
2 tháng tiền lương (30-70%) 1,5 tháng tiền lương (<30%)
Không quá 1 tháng tiền lương
Trang 34Giao quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp
Giao quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp
Giao quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp
Không được cho thuê hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh khác
Thực hiện Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng
1. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao lập danh mục, thuyết minh và dự toán kinh phí.
2. Đơn vị tham mưu về KH, TC, TCCB và quản lý KH&CN thẩm trình (có thể lập Hội đồng)
3. Được vận dụng phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng
4. Đơn vị tham mưu về KH, TC, TCCB và quản lý KH&CN đánh giá, trình cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu và giao năm sau.
Trang 35Tổng mức kinh phí thực hiện nhiệm vụ TXTCN
Tổng mức kinh phí thực hiện nhiệm vụ
TXTCN
1. Quỹ tiền lương, phụ cấp của biên chế được giao
46/2016/QĐ-TTg)
nguồn thu phí được để lại và thu hoạt động dịch vụ, SX-KD sau khi trừ chi phí và nộp thuế)
Trang 36HỆ THỐNG THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
BÁO CÁO KẾT QUẢ XÂY DỰNG
Trang 38HIỆN TRẠNG VỀ CSDL
năm 1987 Đến nay, STD có trên 227.000 biểu ghi, trong đó hơn 100.000
biểu ghi có đính kèm tài liệu gốc định dạng tệp PDF (trung bình mỗi năm,
STD được cập nhật thêm khoảng 12.000 tài liệu mới)
ghi mô tả thư mục và tóm tắt (trung bình cập nhật khoảng 1200-1500
nhiệm vụ/năm)
tạp chí xuất bản ở nước ngoài, có nhan đề và tóm tắt bằng tiếng Việt.
VNDOC được cập nhật thêm khoảng 6.000 tài liệu mới)
4 Tài liệu KH&CN
5 Công nghệ, công nghệ cao, chuyển giao
6 Thống kê khoa học và công nghệ
7 Doa nh nghiệp khoa học và c ông nghệ.
8 KH&CN trong khu vực và trên thế giới.
9 Khá c
Thu thập/tiếp nhận thông tin
Kiểm tra, xử lý thông tin
(tiền máy)
Kiểm tra, xử lý, số hóa thông tin
Cập nhật thông tin vào CSDL Xuất bản thông tin
Tra cứu khai thác Thống kê, báo cáo
Đơn vị quản lý thông tin
Tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH &CN Quốc gia/cấp B ộ/cấp Tỉnh
Nguồn cung cấp thông tin
Trang 39MÔ HÌNH NGHIỆP VỤ
7
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ
Trang 40http://sti.vista.gov.vn http://sti.vista.gov.vn/[tên_bộ_ngành/
địa_phương] http://chiase.vista.gov.vn
QUẢN TRỊ HỆ THỐNG: THAM SỐ HỆ THỐNG, SAO LƯU DỮ LIỆU, KHÔI PHỤC DỮ LIỆU, NHẬT KÝ
HỆ THỐNG QUẢN TRỊ NGƯỜI DÙNG QUẢN TRỊ DANH MỤC
KHAI THÁC CSDL
(Web, Mobile, mạng xã hội, )
CHÍNH QUYỀN/ TỔ CHỨC/ CÔNG DÂN
TỔ CHƯC KHCN NHÀ KHOA HỌC KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
QUẢN LÝ NGHIỆP VỤ GIAO NỘP GỬI/ NHẬN BÁO CÁO KIỂM SOÁT XUẤT BÀN