1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng quan về hình thái của loài ốc cối

5 273 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 716,5 KB
File đính kèm tổng quan về hình thái loài ốc cối.zip (677 KB)

Nội dung

Họ ốc cối thuộc nhóm họ Conidae là một trong những họ có số lượng loài rất lớn trong nghành động vật thân mềm. Cho đến nay, trên thế giới người ta đã xác định được có khoảng 700 loài ốc cối, chủ yếu thuộc giống Conus thuộc loại ăn thịt, có nọc độc. Chúng là nguồn thực phẩm quan trọng đối với con người. Nhiều loài trong họ Conidae có vỏ rất đẹp và là mặt hàng mỹ nghệ có giá trị. Ngoài ra một số loài trong họ ốc này có tuyến độc rất nguy hiểm có thể gây chết người.Tuy nhiên thuốc tổng hợp bào chế từ độc tố ốc cối có tác dụng giảm đau gấp hàng nghìn lần morphine mà không gây nghiện (B.H. (theo Nature), 2006), (“Độc tố ốc sên giảm đau tốt gấp 10.000 lần morphine”, http:vnexpress.netGLKhoahoc2002073B9BE578). Do vậy chúng đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu động vật thân mềm từ hàng trăm năm nay.

Trang 1

TỔNG QUAN VỀ HÌNH THÁI

1.1 Giới thiệu về ốc cối.

1.1.1 Giới thiệu về ốc cối

Họ ốc cối thuộc nhóm họ Conidae là một trong những họ có số lượng loài rất

lớn trong nghành động vật thân mềm Cho đến nay, trên thế giới người ta đã xác định

được có khoảng 700 loài ốc cối, chủ yếu thuộc giống Conus thuộc loại ăn thịt, có nọc

độc Chúng là nguồn thực phẩm quan trọng đối với con người Nhiều loài trong họ

Conidae có vỏ rất đẹp và là mặt hàng mỹ nghệ có giá trị Ngoài ra một số loài trong

họ ốc này có tuyến độc rất nguy hiểm có thể gây chết người.Tuy nhiên thuốc tổng hợp bào chế từ độc tố ốc cối có tác dụng giảm đau gấp hàng nghìn lần morphine mà không gây nghiện (B.H (theo Nature), 2006), (“Độc tố ốc sên giảm đau tốt gấp 10.000 lần morphine”, http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2002/07/3B9BE578/) Do vậy chúng

đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu động vật thân mềm từ hàng trăm năm nay 1.1.2 Hệ thống phân loại ốc cối

Ngành: Mollusca (Linnaeus, 1758)

Lớp: Gastropoda (Cuvier, 1795)

Bộ: Sorbeoconcha (Ponder & Lindberg, 1997)

Tổng họ: Conoidea (Fleming, 1822)

Họ: Conidae (Rafinesque, 1815)

Giống: Conus (Linnaeus, 1758)

1.1.3 Đặc điểm hình thái

Họ ốc cối có vỏ

dạng hình thoi hay

hình trái tim (một

số vùng ở Việt

Nam ngư dân

thường gọi là ốc

trái tim), tháp vỏ

thấp, tầng thân

lớn, miệng vỏ hẹp

dài, trục vỏ thẳng,

không có nếp uốn vặn, mép trong và mép ngoài miệng vỏ đơn giản, nắp vỏ bằng chất sừng, da vỏ có vân với nhiều màu sắc sặc sỡ Cùng với sự đa dạng về loài thì chúng cũng có kích cỡ rất khác nhau Loài có kích cỡ lớn nhất có dài đến 23cm

Trang 2

1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng

Ốc cối là những loài động vật ăn thịt, thức ăn của chúng là các loài giun, các loài ĐVTM khác hoặc các loài cá nhỏ Chất độc được tiết ra từ những tuyến độc và được tiêm vào con mồi thông qua răng bên nhọn của dải răng chitin

1.3.5 Đặc điểm sinh sản của ốc cối

Quá trình thụ tinh tiến hành trong xoang áo Cơ quan giao phối là một tua đầu biến đổi, có rãnh ở giữa và các giác bám kém phát triển Khi thụ tinh thì con đực lấy một ít bao tinh từ túi Needham rồi chuyển vào xoang áo của con cái và gắn chặt vào

lỗ sinh dục cái Trứng bé và có ít noãn hoàng Noãn hoàng dùng để cung cấp chất dự trữ cho quá trình phát triển của phôi Trong quá trình phát triển mắt được hình thành

từ lá phôi ngoài, tua miệng được chuyển ra phía trước và xếp quanh miệng Phát triển trực tiếp không qua biến thái

1.1.6 Đặc điểm sinh thái phân bố

Các loài ốc cối chủ yếu được tìm

thấy ở những vùng biển nhiệt đới,

chúng thường sống trong các rạn

san hô, rạn đá hoặc ở vùng triều,

nhiều loài còn sống ở những vùng

nước sâu hàng trăm mét

Trong họ ốc cối có một số loài

được liệt vào danh sách các sinh vật biển độc hại như Conus geographus, C textile,

C striatus… chúng được xem là mối nguy hiểm đối với con người.

1.2 Độc tố của ốc cối và cơ chế gây độc của ốc cối.

1.2.1 Giới thiệu độc tố của ốc cối

Độc tố ốc cối là các

peptide có hoạt tính gây độc

thần kinh gọi là conotoxin

chứa trong ống độc, là vũ khí

hữu hiệu giúp chúng bắt mồi,

cạnh tranh sinh học và tự bảo

vệ

Trang 3

Conotoxin gồm có các conopeptide (những peptide nhỏ chứa nhiều liên kết disulfide và gốc cysteine) và conantokins (những peptide không chứa gốc cysteine mà thường đặc trưng bởi gốc gama – carbocyglutamic acid – Gla)

Tuyến nọc độc chứa lượng lớn các peptide có tác động chọn l ọc lên hệ thần kinh ngoại biên và trung tâm thần kinh của động vật có xương sống và không xương sống Các thành phần khác nhau sẽ có tác động riêng biệt lên các ion và các thụ thể cũng như các nhân tố khác của hệ thông tin liên lạc giữa các tế bào

Tuyến nọc độc của ốc cối chứa peptide ngắn được gọi là conotoxin, mỗi loài ốc cối sản sinh ra một hỗn hợp các peptide độc rất phực tạp, có cấu trúc và tính dược lý đặc trưng Conotoxin gồm những nhóm sau:

+ α - Conotoxin : Tê liệt hệ thần kinh của động vật có xương sống( tác động lên thụ thể acetylcholine)

+ µ - Conotoxin : tác động lên kênh Na+

+ ω - Conotoxin : tác động vào kênh Ca+

+ κ - Conotoxin : tác động lên kênh K+

http://www.theconesnail.com/explore-cone-snails/body-anatomy

1.2.2 Cơ chế gây độc của ốc cối

Khi lọt vào cơ thể, phân tử độc của ốc cối liền phá vỡ liên lạc giữa các tế bào Khi tín hiệu thần kinh đưa dọc tủy sống lên não, cần có sự vận chuyển ion canxi qua lại màng tế bào Đường qua lại của ion canxi được gọi là kênh canxi Độc tố ốc ngăn chặn sự qua lại của canxi qua màng tế bào làm cho các tín hiệu không truyền lên được não dẫn đến hệ thống thông tin giữa các tế bào bị phá vỡ

1.2 Các nghiên cứu trong nước và ngoài nước.

1.5.1 Những nghiên cứu ngoài nước:

Chính nhờ vào khả năng phá vỡ liên lạc giữa các tế bào mà các nhà khoa học

có thể hiểu được cơ chế hoạt động của tế bào Tuy nhiên nghiên cứu chất độc của ốc cối tỏ ra nhiều hứa hẹn nhất ở lĩnh vực chữa bệnh Hiện nay các nhà nghiên cứu đang bào chế thuốc chữa trị cho các bệnh thuộc hệ thần kinh tự động miễn dịch, ung thư và triệu chứng đau mạn tính

Cho đến nay khoa học chỉ mới nghiên cứu được khoảng 100 phân tử nọc độc, trong đó có 95% chỉ được thực hiện trên 3 trong tổng 500 loài ốc cối Trong vòng 20 năm qua, đã có hơn 2600 cuộc nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá một cách chính xác về đóng góp quan trọng của các độc tố chiết xuất từ ốc cối đối với ngành

Trang 4

dược và sinh học tế bào Khoa học chỉ mới chiết xuất và phân tích được khoảng 100 độc tố từ nguồn tiềm năng chứa tới 50000 độc tố của ốc cối

Năm 1998 ông Dr Bruce Liverr, Dept (miền Đông Nam Autralia) đã nghiên cứu và cho biết độc tố ốc cối gồm nhiều loại khác nhau: tetrodotoxin, saxitoxin, contoxin

Năm 1999 trong tờ báo “đa dạng sinh học của giống Conus (Fleming, 1822):

Nguồn phong phú các peptide có hoạt tính sinh học” của Fredesric Le Gall, Philippe Favreau, Georges Richard, Evelyne Benoit, Yves Letourneux và Jordi Molgo (Pháp)

nghiên cứu tổng quan về đa dạng sinh học của họ Conidae, ảnh hưởng của môi trường sống lên Conidae đồng thời mô tả các cơ quan của tuyến độc gồm: vòi hút, hầu, ống

dẫn độc, túi nọc độc, túi răng kitin và các loại conotoxin trong hệ thống độc tố ốc cối Cũng trong năm này các nhà khoa học Mỹ là Manami Nishi và Alan Jkohn đã nghiên

cứu so sánh túi răng kitin của 11 loài trong giống Conus spp

Năm 2002, Jennifer Marshall, Wayne P Kelley, Stanislav S Rubakhin, Jon-Paul Bingham, Jonathan V Sweedler và Wiliam F Gilly trong “Những yếu tố tương

quan đến giải phẫu về sự sản sinh độc tố trong Conus califonicus” mô tả chi tiết về

cấu trúc mô của ống dẫn độc và giải răng kitin đồng thời cho biết chức năng các cơ

quan trong tuyến nọc độc của Conus californicus.

Năm 2008, các nhà khoa hoc người Mỹ đưa ra kết quả nghiên cứu khi sử dụng

kỹ thuật di truyền để phân định và mô tả một số loài trong giống conus spp mà trước

đây biện pháp mô học thông thường chưa thực hiện được

5.1.2 Những nghiên cứu trong nước:

Năm 2006, Đào Việt Hà - viện Hải Dương Học Nha Trang đưa tin: “Loài ốc bùn Nassarius papillosus được xác định là đối tượng gây ra vụ ngộ độc ngày

17-10-2006 tại Quảng Ngãi” Tại Việt Nam đã xác định được ít nhất 3 loài ốc cối chứa độc

tố dưới dạng nọc độc có khả năng gây chết người, nhưng qua con đường chích khi chúng ta vô tình đụng chạm, cầm nắm phải chứ không phải qua đường tiêu hóa

Cũng từ mẫu ốc trên tại viện Passter Nha Trang lại có kết quả sau khi phân tích là đối tượng gây ra vụ ngộ độc trên với cái tên Pimple Nassa chứa độc tố tetrodotoxin giống như độc tố có trong cá nóc - là loại độc tố thần kinh cực độc

Kết quả tổng kết các tài liệu nghiên cứu động vật thân mềm ở

vùng biển Khánh Hòa của ông Bùi Quang Nghị (1999), cho thấy ở Khánh

Hòa họ ốc cối có 38 loài Theo thống kê về thành loài động vật thân mềm

Trang 5

tại phòng mẫu Viện Nuôi trồng Thủy sản III của Nguyễn Chính và Lê Thị

Ngọc Hòa (2001), họ ốc cối có 33 loài Tài liệu này cũng cho biết, ốc cối

phân bố ở nhiều khu hệ khác nhau, vùng nước nông, trung triều đến hạ

triều, thậm chí đến độ sâu 100 m Nền đáy có thể là đáy đá, san hô, vách

đá, đáy bùn hoặc cát

Nhìn chung, cho đến nay các nghiên cứu về họ ốc cối chỉ dừng lại ở mức độ lập danh mục và phân loại, chưa có các nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm sinh học và sinh thái

Ngày đăng: 01/03/2019, 14:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w