1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY TỪ NGUYÊN LIỆU GIẤY THU HỒI TẠI CÔNG TY GIẤY HƯNG THỊNH

94 394 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

Việc các công ty này sử dụng các thiết bị hiện đại, quy trình công nghệ mới vào trong sản xuất để cho ra các sản phẩm giấy với chất lượng rất cao đã có ảnh hưởng rất to lớn cho ngành côn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY TỪ NGUYÊN LIỆU GIẤY THU HỒI TẠI CÔNG TY GIẤY HƯNG THỊNH

Họ và tên sinh viên: PHẠM THỊ VÂN ANH

Niên khóa: 2006-2010

Tháng 07/ 2010

Trang 2

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY TỪ NGUYÊN LIỆU GIẤY

THU HỒI TẠI CÔNG TY GIẤY HƯNG THỊNH

Tác giả

PHẠM THỊ VÂN ANH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu

cấp bằng kỹ sư ngành Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy

Giáo viên hướng dẫn:

TS Phan Trung Diễn

Tháng 07 năm 2010

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn:

- Ba mẹ, anh chị và những người thân yêu đã ủng hộ, chăm lo, giúp đỡ tôi về mặt vật chất lẫn tinh thần trong suốt thời gian học tập

- Ban Giám hiệu cùng toàn thể thầy cô giáo trường Đại Học Nông Lâm TPHCM

- Quý thầy cô Khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là quý thầy cô bộ môn Công nghệ sản xuất Giấy và Bột giấy

- Thầy TS Phan Trung Diễn, giáo viên hướng dẫn đề tài đã tận tâm giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

- Chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, cán bộ công nhân viên công ty TNHH Hưng Thịnh cùng toàn thể các anh chị ở phòng công nghệ, phân xưởng DIP, tổ sản xuất giấy, đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực tập tốt nghiệp tại công ty

- Các bạn bè đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài

TPHCM, tháng 07/2010 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Vân Anh

Trang 4

Đề tài thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất giấy in, giấy viết, giấy photocopy… từ dây chuyền bột DIP Tìm hiểu về hóa chất và các thiết bị sử dụng trong dây chuyền, kiểm tra một số tính chất sản phẩm giấy đầu ra

Ngoài ra còn có làm một số thí nghiệm như đo độ trắng và một số tính chất khác như độ dày, chiều dài đứt, độ cobb, độ tro của 2 loại giấy cùng định lượng 50g/m2 nhưng sản xuất theo hai công thức phối trộn bột khác nhau Từ đó lập các so sánh và vẽ biểu đồ cho thấy sự khác nhau của 2 loại giấy này và đưa ra kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất 2 loại giấy này đặc biệt là về độ trắng

Trang 5

MỤC LỤC

TRANG TỰA i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG ix

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ x

Chương 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2.Mục đích của đề tài 2

1.3 Mục tiêu của đề tài 2

1.4 Giới hạn của đề tài 2

Chương 2: TỔNG QUAN 3

2.1 Tổng quan về ngành giấy 3

2.1.1 Tình hình phát triển của ngành giấy Việt Nam trong những năm gần đây và dự báo sau này 3

2.1.2.Thuận lợi, khó khăn của ngành giấy Việt Nam trong quá trình hội nhập: 5

2.2 Tổng quan về công ty TNHH Hưng Thịnh 9

2.2.1.Giới thiệu chung về công ty 9

2.2.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 10

2.2.3 Sản phẩm của công ty 11

2.2.4.Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy tại công ty 11

2.2.5.Tình hình nguyên liệu cung cấp cho công ty 11

2.3 Tổng quan về giấy thu hồi 12

2.3.1.Tổng quan 12

2.3.2.Ưu điểm của việc sử dụng giấy thu hồi 12

2.3.3.Phân loại nguyên liệu giấy thu hồi 13

2.3.4.Thu mua, vận chuyển và tồn trữ nguyên liệu 13

2.3.5.Chất lượng nguyên liệu 13

Trang 6

2.3.6.Kiểm soát chất lượng nguyên liệu 14

Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

3.1 Nội dung nghiên cứu 15

3.2 Phương pháp nghiên cứu 15

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 17

4.1 QUY TRÌNH SẢN XUẤT BỘT DIP 17

4.1.1.1Công đoạn quậy thủy lực và xử lý rác thô 18

4.1.1.2 Công đoạn phân ly xơ sợi và tách tạp chất 20

4.1.1.3 Công đoạn tuyển nổi khử mực 20

4.1.1.4 Công đoạn tinh lọc tạp chất 21

4.1.1.5 Công đoạn cô đặc, rửa bột 21

4.1.1.6 Công đoạn xử lý nước thải 24

4.1.2 Nguyên liệu sử dụng sản xuất bột DIP tại công ty 26

4.1.2.1 Phân loại nguyên liệu 26

4.1.2.2 Công thức phối trộn và tỉ lệ sử dụng 27

4.1.3 Hóa chất sử dụng trong dây chuyền DIP 29

4.1.3.1 Các loại hóa chất 29

4.1.3.2 Lượng dùng và điểm cho các loại hóa chất 33

4.1.4 Máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất bột DIP 33

4.1.4.1 Quậy thủy lực nồng độ cao 33

4.1.4.2 Công đoạn tách tạp chất 38

4.1.4.3 Công đoạn sàng lọc 40

4.1.4.4 Công đoạn tuyển nổi 41

4.1.4.5 Công đoạn cô đặc, rửa bột 45

4.2.QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY 48

4.2.1 Thuyết minh dây chuyền sản xuất giấy 49

4.2.1.1 Công đoạn phối trộn bột 49

4.2.1.2 Hệ thống nghiền bột 49

4.2.1.3 Thùng điều tiết - pha loãng nồng độ 50

4.2.1.4 Công đoạn tinh lọc bột 52

4.2.1.5 Công đoạn lên lưới xeo 55

Trang 7

4.2.1.6 Công đoạn ép 58

4.2.1.7 Công đoạn sấy 59

4.2.1.8 Cán láng- Cuộn- cắt 61

4.2.2 Định mức hóa chất sử dụng 62

4.3.Một số loại giấy không hợp quy cách khi kiểm tra thành phẩm 62

4.4 So sánh một số tính chất giữa 2 loại giấy CD1- GK1 64

4.4.1 So sánh các loại nguyên liệu và tỉ lệ sử dụng giữa 2 loại giấy CD1-GK1 65

4.4.2 So sánh các thông số hoạt động 2 loại giấy CD1 và GK1 69

4.4.3 Kết quả kiểm tra một số tính chất giấy CD1- GK1 70

4.4.4.Biểu đồ so sánh một số tính chất của giấy CD1 và GK1 72

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75

5.1 Kết luận 75

5.2 Kiến nghị 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

WTO : Tổ chức thương mại thế giới

DIP : Deinking Pulp

VPPA : Hiệp hội giấy Việt Nam

AFTA : Tổ chức thương mại châu Á- Thái Bình Dương

OCC : Old corrugated Containers

ONP : Old newspaper

OMG : Old magazine

HK : Hầm chứa bột khử mực

CHĐBM : Chất hoạt động bề mặt

ISO : International Standardization Organization

CTCP : Công ty cổ phần

Trang 9

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty giấy Hưng Thịnh 10

Hình 2.2: Sản phẩm giấy của công ty Hưng Thịnh 11

Hình 4.1 : Cấu tạo quậy thủy lực 34

Hình 4.2: Cánh khuấy thủy lực 35

Hình 4.3: Đáy của quậy thủy lực- Dao nghiền- Lỗ thoát bột 35

Hình 4.4: Thiết bị máy phân ly nhà máy sử dụng 38

Hình 4.5 : Cấu tạo máy phân ly 38

Hình 4.6 : Cấu tạo cánh khuấy và mặt sàng 39

Hình 4.7: Máy tách rác 40

Hình 4.8: Hình chiếu thiết bị sàng thô 41

Hình 4.9 : Thiết bị tuyển nổi 42

Hình 4.11: Đầu ống hình sao 42

Hình 4.13: Cấu tạo thiết bị tuyển nổi 43

Hình 4.14 : Thùng phân lượng 44

Hình 4.15 : Cấu tạo thiết bị rửa bột (lô xẻ rãnh) 45

Hình 4.16 : Cấu tạo thiết bị rửa bột (lô trơn) 45

Hình 4.17 : Vít ép ở giữa 2 lô 46

Hình 4.19 : Cấu tạo thùng điều tiết 51

Hình 4.20 : Cấu tạo thiết bị lọc côn 52

Hình 4.21 : Cụm lọc 3 cấp nhà máy sử dụng 54

Hình 4.22 : Sàng áp lực 55

Hình 4.23: Thùng đầu máy xeo 56

Hình 4.24 : Dàn lưới 57

Hình 4.25: Lô Dandy và hòm hút chân không áp lực cao 58

Hình 4.26: Lô ép 59

Hình 4.27: Cấu tạo lô sấy 60

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Nhu cầu bột giấy Việt Nam từ năm 2008 đến 2015 4

Bảng 2.2 : Nhu cầu giấy Việt Nam từ năm 2008 đến 2015 5

Bảng 2.3: Bảng hiệu suất bột giấy thu hồi đạt được với từng loại sản phẩm 12

Bảng 4.1: Nguyên liệu sản xuất giấy 26

Bảng 4.2 : Định mức chuẩn đánh thủy lực 27

Bảng 4.3 : Nguyên liệu Công thức giấy CD1 (ngày 2/4/2010 – 10/4/2010) 27

Bảng 4.4 : Nguyên liệu Công thức giấy GK1 28

Bảng 4.5: Các loại hóa chất sử dụng 33

Bảng 4.6: Vận tốc phun bột ứng với chiều cao cột chất lỏng 56

Bảng 4.7 : Hóa chất sử dụng sản xuất giấy 62

Bảng 4.8: Giấy bị lỗi – Nguyên nhân - Cách khắc phục 62

Bảng 4.9: So sánh tỉ lệ nguyên liệu sử dụng cho giấy CD1 và giấy GK1 65

Bảng 4.10 : Độ trắng của các loại nguyên liệu 68

Bảng 4.11 : So sánh độ trắng của bột giữa công thức CD1 và GK1 tại một số vị trí 68

Bảng 4.12 : Thông số hoạt động 70

Bảng 4.13 : Kết quả kiểm tra một số tính chất giấy CD1(7/4/2010) 71

Bảng 4.14: Kết quả kiểm tra một số tính chất giấy GK1 (14/4/2010) 71

Trang 11

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ khối dây chuyền sản xuất bột DIP ( line 1) 17

Sơ đồ 4.2 : Dây chuyền bột line 2 22

Sơ đồ 4.3: Quy trình sản xuất bột line3 23

Sơ đồ 4.4: Sơ đồ xử lý nước thải 25

Sơ đồ 4.5: Sơ đồ quy trình sản xuất giấy 48

Sơ đồ 4.6: Sơ đồ nghiền bột của nhà máy 50

Sơ đồ 4.7: Sơ đồ hoạt động thùng điều tiết 51

Sơ đồ 4.8: Sơ đồ phối bột giấy CD1 67

Sơ đồ 4.9: Sơ đồ phối bột giấy GK1 68

Biểu đồ 4.1: Biểu đồ so sánh độ trắng giấy CD1- GK1 72

Biểu đồ 4.2 : Biểu đồ so sánh chiều dài đứt giữa giấy CD1 và GK1 72

Biểu đồ 4.3: Biểu đồ so sánh một số tính chất khác giữa giấy CD1 và GK1 73

Trang 12

Chương 1

MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Giấy là một sản phẩm không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của con người

Nó được sử dụng rộng rãi và có liên quan mật thiết đến các hoạt động như in ấn, giáo dục, báo chí, văn học, hội họa và trong các ngành công nghiệp bao gói, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và một số ngành nghề đặc trưng khác Ngày nay mặc dù đã có sự phát triển vượt bậc của các phương tiện truyền thông hiện đại nhưng ngành giấy vẫn đứng vững và tiếp tục phát triển theo nhu cầu của xã hội

Công nghiệp giấy là nền công nghiệp quan trọng trên thế giới, nó đang và còn tiếp tục phát triển với tốc độ cao Hiện nay trên thế giới đã sản xuất khoảng 600 chủng loại giấy mang nhiều tính năng và nhiều công dụng khác nhau: giấy để in, giấy để viết, giấy bao bì, giấy cảm quang, giấy thấm hút, giấy trang trí, …

Năm 2007, nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các rào cản thương mại chấm dứt, môi trường kinh doanh, đầu tư sẽ thông thoáng hơn, minh bạch hơn, thuận lợi hơn, dễ dự báo hơn tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài dễ dàng xâm nhập và đầu tư trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là ngành giấy Việc các công ty này sử dụng các thiết bị hiện đại, quy trình công nghệ mới vào trong sản xuất để cho ra các sản phẩm giấy với chất lượng rất cao đã có ảnh hưởng rất to lớn cho ngành công nghiệp sản xuất giấy của nước nhà

Vì vậy yêu cầu đặt ra cho các công ty trong nước là không những phải đáp ứng được yêu cầu về chất lượng sản phẩm, mà còn phải đáp ứng được mẫu mã đẹp, phù hợp với mục đích tiêu dùng, thị hiếu của người sử dụng đồng thời phải có sự cạnh tranh về giá cả thị trường để thu hút nhu cầu sử dụng Nghiên cứu cho rằng có quá nhiều lợi ích khi sử dụng giấy loại phế thải thay thế cho nguồn xơ sợi nguyên thuỷ như giảm chi phí đầu tư xây dựng nhà máy bột, giảm tiêu hao năng lượng, giảm chi phí đầu

Trang 13

tư xử lý ô nhiễm và cuối cùng là giảm chi phí cho sản xuất giấy Đây chính là một trong những giải pháp hữu hiệu cho ngành công nghiệp giấy nước ta hiện nay

Từ những thực tiễn nêu trên, được sự phân công của Bộ môn Công nghệ sản xuất Giấy và Bột Giấy khoa Lâm Nghiệp, dưới sự hướng dẫn của thầy TS Phan Trung Diễn, và sự đồng ý của Ban giám đốc công ty TNHH giấy Hưng Thịnh, tôi tiến hành

thực hiện đề tài: “ Khảo sát quy trình sản xuất giấy từ nguyên liệu giấy thu hồi tại công ty TNHH Hưng Thịnh”

1.2.Mục đích của đề tài

Nghiên cứu quy trình sản xuất bột và giấy từ nguyên liệu giấy thu hồi tại công

ty TNHH Hưng Thịnh trên cơ sở tìm hiểu về các loại nguyên liệu từ giấy thu hồi, loại hóa chất, máy móc thiết bị, công nghệ sử dụng trong sản xuất giấy tại công ty

1.3 Mục tiêu của đề tài

Quá trình nghiên cứu được tập trung vào các mục tiêu sau:

 Tiến hành khảo sát thực tế quy trình công nghệ tại nhà máy, đánh giá tình hình sản xuất dựa trên các kết quả ghi nhận được

 Các loại nguyên liệu, hóa chất, thiết bị sử dụng trong quy trình sản xuất

 Thực hiện các thí nghiệm làm mẫu giấy handsheet tại phòng công nghệ của công ty để đo thử độ trắng và một số tính chất khác như độ cobb, độ dày, chiều dài đứt, độ tro của sản phẩm giấy mà công ty sản xuất

 So sánh những mẩu thử sản phẩm giấy cùng định lượng nhưng sản xuất theo các công thức phối trộn khác nhau từ đó đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến một số tính chất của sản phẩm giấy đầu ra

1.4 Giới hạn của đề tài

Do thời gian và kiến thức để thực hiện đề tài có giới hạn, tôi chỉ tập trung khảo sát quá trình công nghệ sản xuất bột DIP và giấy tại công ty TNHH Hưng Thịnh Đề tài khảo sát dựa trên số liệu thu thập thực tế tại công ty, và có tham khảo nguồn tài liệu

từ sách, báo, internet, thư viện…

Các thí nghiệm làm mẫu giấy handsheet và tiến hành đo lấy kết quả được thực hiện tại công ty TNHH Giấy Hưng Thịnh

Trang 14

Chương 2

TỔNG QUAN2.1 Tổng quan về ngành giấy

2.1.1 Tình hình phát triển của ngành giấy Việt Nam trong những năm gần đây

và dự báo sau này:

- Ngành giấy là một trong những ngành được hình thành từ rất sớm tại Việt Nam, khoảng năm 284 Từ giai đoạn này đến đầu thế kỷ 20, giấy được làm bằng phương pháp thủ công để phục vụ cho việc ghi chép, làm tranh dân gian, vàng mã…

- Tùy theo mục đích sử dụng khác nhau sản phâm giấy được chia thành 4 nhóm:

• Nhóm 1: Giấy dùng cho in, viết (giấy in báo, giấy in và viết…

• Nhóm 2: Giấy dùng trong công nghiệp (giấy bao bì, giấy chứa chất lỏng …)

• Nhóm 3: Giấy dùng trong gia đình (giấy ăn, giấy vệ sinh…)

• Nhóm 4: Giấy dùng cho văn phòng (giấy fax, giấy in hóa đơn…)

Hiện nay ở Việt Nam chỉ sản xuất được các loại sản phẩm như giấy in, giấy in báo, giấy bao bì công nghiệp thông thường, giấy vàng mã, giấy vệ sinh chất lượng thấp, giấy tissue chất lượng trung bình… còn các loại giấy và các tông kỹ thuật như giấy kỹ thuật điện-điện tử, giấy in tài liệu bảo mật vẫn chưa sản xuất được

- Quy hoạch và phát triển ngành giấy trong 10 năm:

 4/9/1998, thủ tướng chính phủ ra quyết định số 160/1998 về quy hoạch phát triển ngành giấy Việt Nam:

Từ 2000 đến nay tốc độ phát triển vượt xa dự kiến năm 1997

Từ 2005 tăng từ 800.000 tấn/ năm  1.230.000 tấn/năm

Năm 2010 tăng từ 1.200.000 tấn / năm  1.980.000 tấn/năm

 Chỉ tiêu tiêu thụ giấy đầu người:

Năm 2005 tăng từ 9.3 kg/người/năm  14.82 kg/người/năm

Năm 2010 tăng từ 13 kg/người/năm  23 kg/người/năm

Trang 15

 Sản phẩm bột giấy không đạt mục tiêu quy hoạch cũ đã dự báo Nguyên

nhân do tiến bộ đầu tư trồng rừng nguyên liệu giấy và đầu tư của các nhà sản xuất bột

giấy đều chậm hoặc dừng thực hiện các dự án Ngành công nghiệp giấy chủ yếu tập

trung ở các tỉnh phía Bắc trong khi nguồn nguyên liệu lại tập trung nhiều ở khu vực

miền Trung và các tỉnh phía Nam vì vậy nguồn nguyên liệu chưa đáp ứng được mục

tiêu quy hoạch

 Năng lực sản xuất bột giấy và bột giấy thấp: Thị trường giấy Việt nam

còn nhiều khoảng trống, đặc biệt là phân khúc sản phẩm giấy bao bì và giấy in viết,

năng lực sản xuất mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu tiêu dùng nội địa do đó

đây là các mảng thị trường phát triển tiềm năng trong tương lai Bên cạnh đó, ngoại trừ

2 doanh nghiệp lớn là Giấy Bãi Bằng và Giấy Tân Mai tự chủ được khoảng 80% nhu

cầu bột cho sản xuất giấy, các doanh nghiệp khác đều phải nhập khẩu bột giấy

 Nếu các dự án hiện tại đi vào hoạt động đúng tiến độ thì đến hết năm

2011, Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu giấy trong tương lai xa hơn khi chúng ta

có lợi thế nằm giữa khu vực có nhu cầu sử dụng lớn nhất thế giới Mục tiêu của ngành

giấy Việt Nam là phấn đấu đến năm 2010 xuất khẩu đạt 120.500 tấn giấy các loại, đến

năm 2015 sẽ xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn

Tổng công suất các dự án sản xuất giấy hiện nay là 2.625 ngàn tấn với thời gian

dự kiến hoàn thành từ 2008 đến 2011 trong đó gồm 8 dự án có công suất dưới 100.000

tấn/năm; 5 dự án công suất từ 100.000 – 200.000 tấn/năm; 5 dự án công suất trên

200.000 tấn/năm.(nguồn: Tạp chí công nghệ ngành giấy)

 Nhu cầu phát triển trong công nghiệp giấy và bột giấy Việt Nam từ năm

Trang 16

Bảng 2.2 : Nhu cầu giấy Việt Nam từ năm 2008 đến 2015

(nguồn: Tạp chí công nghệ ngành giấy)

 Các dự án mở rộng năng lực sản xuất bột giấy

Hàng loạt các dự án bột đang được triển khai đầu tư Lượng bột nhập khẩu dự kiến

sẽ giảm do nhu cầu trong nước giảm và một số dự án lớn cũng đi vào hoạt động Theo

kế hoạch đến năm 2012 hàng loạt dự án sản xuất bột lớn, cả bột hóa (bột nấu tẩy cho

sợi dài) và bột cơ (bột mài) đồng loạt đi vào hoạt động, khi đó năng lực sản xuất bột

giấy toàn ngành sẽ tăng rất cao

Theo hiệp hội giấy Việt Nam (VPPA) năng lực sản xuất bột của Việt Nam năm

2008 đã tăng thêm 20.000 tấn Từ năm 2009 đến cuối năm 2011 hàng loạt dự án lớn sẽ

đi vào hoạt động, năng lực sản xuất bột của ngành giấy Việt Nam sẽ tăng thêm 1,9

triệu tấn vào năm 2011 Theo tính toán của VPPA (năm 2011 tổng năng lực sản xuất

của ngành giấy là 2,2 triệu tấn bột trong khi tiêu dùng trong nước dự kiến là 1,6 triệu

tấn năm 2015 Do đó Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu bột giấy vào tương lai

không xa Nhìn chung từ 2009 đến 2011, công suất các nhà máy giấy của Việt Nam

hiện nay sẽ tăng thêm khoảng 100 – 330 nghìn tấn bột/năm

2.1.2.Thuận lợi, khó khăn của ngành giấy Việt Nam trong quá trình hội nhập:

 Thuận lợi

Thứ nhất, các doanh nghiệp trong ngành giấy có thể tiếp cận được những thị

trường rộng lớn hơn với những ưu đãi thương mại (giảm thuế quan và phi thuế, quy

chế MFN, NT, ) để tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và cung ứng được nguồn nguyên nhiên

liệu, thiết bị với giá cạnh tranh Khi hội nhập AFTA, các doanh nghiệp giấy được xâm

Trang 17

nhập vào một thị trường rộng lớn trên 500 triệu dân, đặc biệt một số nước như Brunây, Malaixia, Singapo lại dành riêng cho Việt Nam một số ưu đãi riêng ngoài thuế ưu đãi dành cho hội nhập Hiện nay, thuế nhập khẩu của các trang thiết bị nhập vào Việt Nam

đã được cắt giảm sẽ giúp các doanh nghiệp giấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận những thiết bị mới hơn với mức giá thấp hơn

Thứ hai, hội nhập mở ra cơ hội tiếp thu công nghệ mới, phương thức quản lý tiên tiến của các cường quốc về công nghiệp giấy như Inđônêxia, Thái Lan, để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh cho ngành giấy Việt Nam

Thứ ba, quá trình hội nhập sẽ mang lại những cơ hội cho việc phát triển quan hệ đối tác với nước ngoài Việc mở mang, phát triển tốt quan hệ đối tác với nước ngoài sẽ quyết định rất nhiều đến đường hướng phát triển và sự thành bại của doanh nghiệp Thứ tư, khả năng tiếp cận tốt hơn các nguồn tài chính, tín dụng đa dạng cả trong

và ngoài nước để tăng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh Các khoản đầu tư hàng năm của Nhà nước cho ngành giấy còn quá ít so với đòi hỏi thực tế, nên các nguồn tài chính huy động từ các kênh khác sẽ rất cần thiết cho các doanh nghiệp giấy để tiến hành hiện đại hoá, đổi mới máy móc trang thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh cả ở thị trường trong nước và trong khu vực

Thứ năm, thông qua cọ xát, cạnh tranh, ngành giấy sẽ học hỏi và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, tri thức, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ nhân lực vốn còn rất hạn chế của ngành

 Khó khăn:

 Biến động giá bột giấy

- Tháng 12/2005 đến tháng 7/2008 giá bột giấy liên tục tăng Tuy nhiên bắt đầu từ tháng 8/2008 dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu với hàng loạt dây chuyền sản xuất bột bị đóng cửa, tiêu dùng giấy giảm sút trầm trọng đã đẩy giá bột giấy vào sự suy giảm chưa từng có, tốc độ ngày càng nhanh hơn, giá bột giấy chạm đáy vào tháng 2/2009 thấp hơn cả giá bột giấy vào năm 2005

- Bắt đầu từ tháng 3/2009 giá bột giấy thế giới có xu hướng phục hồi do nhu cầu của Trung Quốc tăng cao 6 tháng đầu năm nhập khẩu bột của Trung Quốc đã đạt 7 triệu tấn, tăng 41% so với cùng kỳ năm trước Đến tháng 7 năm 2009 giá bột giấy các loại

đã tăng tối thiểu 20% so với mức đáy trước đó, tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với

Trang 18

mức đỉnh vào hồi tháng 8/2008 Các chuyên gia dự báo rằng giá bột giấy trong những tháng tới có khả năng tiếp tục tăng lên do nhu cầu tích trữ bột của Trung Quốc tiếp tục tăng cao nhằm dự trữ bột cho các nhà máy xeo giấy mới sẽ hoạt động vào năm 2010

và việc ngưng sản xuất của nhiều nhà máy bột trước đây đã dẫn đến tính trạng khan hiếm bộ (nguồn: http://www.vnpaper.net)

 Biến động giá các sản phẩm giấy

Nhìn chung từ năm 2006-2008 giá các loại sản phẩm giấy liên tục tăng cao Đến cuối năm 2008 đầu năm 2009, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, giá giấy thế giới giảm mạnh, giá giấy của các công ty trong nước đã giảm mạnh Tuy nhiên đến tháng 8/2009 đến nay, giá các sản phẩm giấy có xu hướng tăng trở lại sau khi giá bột giấy thế giới tăng, đồng thời nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi

Có thể thấy, giấy in báo là loại sản phẩm biến động giá nhiều nhất, trong khi sản phẩm giấy bao bì công nghiệp có dao động giá hẹp hơn

 Sản xuất giấy trong nước

Với nhóm giấy làm bao bì và nhóm giấy in và giấy viết, giấy in báo các doanh nghiệp trong nước mới chỉ cung cấp được các sản phẩm chất lượng thấp, các sản phẩm chất lượng cao đều phải nhập khẩu, khối lượng nhập khẩu lớn Mảng giấy tissue, các doanh nghiệp cơ bản chiếm lĩnh được thị trường nội địa và xuất khẩu một phần Giấy vàng mã chủ yếu là xuất khẩu Như vậy trong những năm tới, triển vọng phát triển tiềm năng sẽ nằm ở mảng phân khúc giấy in báo, giấy in viết và giấy làm bao bì Tại mảng sản phẩm giấy Tissue cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn do trong thời gian qua nhiều cơ sở sản xuất giấy đã tập trung phát triển sản phẩm này

 Ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đối với ngành giấy

Theo cam kết WTO đến năm 2012 chúng ta sẽ phải giảm thuế nhập khẩu giấy xuống 20%, hiện nay đang ở mức 29% Như vậy, trong tương lai không xa, ngành giấy của Việt nam sẽ không còn được hưởng chính sách bảo hộ nhiều như hiện nay nữa Thực tế cho thấy thuế nhập khẩu giảm tạo áp lực cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp sản xuất giấy Năm 2008, thuế nhập khẩu giấy theo CEPT giảm từ 5% xuống 3% và theo cam kết WTO giảm từ 32% xuống còn 20%-25% Cùng với sự suy giảm mạnh của giá giấy thế giới dẫn đến thực trạng giá giấy nhập khẩu thấp hơn giá giấy sản xuất trong nước, khiến cho các doanh nghiệp sản xuất giấy không tiêu thụ được hàng và tồn

Trang 19

kho lớn Do vậy có thế thấy, ngành giấy Việt nam chưa chủ động trong việc hoạt động theo cơ chế thị trường Và tương lai không xa, khi nhà nước buộc phải dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan, nếu không kịp thời thay đổi, nâng cao hiệu quả sản xuất, ngành giấy Việt Nam có khả năng thua ngay trên sân nhà Bên cạnh thuế nhập khẩu giấy, các sản phẩm giấy hiện nay chịu mức thuế giá trị gia tăng 5%

Điển hình là 2 dự án: Dự án Nhà máy bột giấy Kon Tum đã được chuẩn bị từ trước năm 2000, dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2003 với công suất 150.000 tấn bột tẩy trắng/năm nhưng đã bị ngưng triển khai

Dự án thứ hai là Nhà máy giấy Thanh Hóa với công suất 50.000 tấn bột và 60.000 tấn giấy/năm (từ 2003 - 2009) và từ năm 2010 sẽ nâng lên 100.000 tấn bột và 150.000 tấn giấy/năm Thế nhưng, khởi công từ tháng 2/2003 đến nay vẫn nằm hoang

vu Trong khi đó, nhiều nhà máy sản xuất bột hóa không tẩy từ gỗ tre, nứa có quy mô nhỏ phải ngừng sản xuất vì nước thải gây ô nhiễm môi trường, ngành giấy càng thiếu bột trầm trọng hơn.(nguồn:http://www.tinkinhte.vn)

 Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam

 Định hướng phát triển nguồn nguyên liệu giấy

Trước tiên ta phải phân tích, lựa chọn và đưa ra những phương án quy hoạch phù hợp cho từng vùng trên nguyên tắc tập trung diện tích, ổn định và có điều kiện thâm canh cơ giới Thứ hai, xác định cây trồng phù hợp với từng vùng sinh thái và các giải pháp kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nhằm tăng năng suất rừng trồng Thứ ba, đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đầu tư phù hợp trong kinh doanh và lợi dụng rừng Thứ tư, phải có phương án tổ chức sản xuất phù hợp với tình hình sản xuất mới

Trang 20

 Chiến lược thị trường

Trước mắt, ngành giấy không nên tham vọng quá nhiều vào thị trường xuất khẩu mà nên hướng tới thị trường nội địa trước đã Nếu giành được thắng lợi trên sân nhà, ngành giấy Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội để xâm nhập thị trường khu vực

 Về chủng loại mẫu mã Muốn sản phẩm cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, các doanh nghiệp ngành giấy cần phải đa dạng hoá chủng loại, mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường Một mặt, phải duy trì các mặt hàng truyền thống là giấy in, giấy viết Mặt khác, phải xem xét khả năng đầu tư sản xuất những mặt hàng mà trên thị trường đang

có nhu cầu rất lớn như mặt hàng giấy bao bì công nghiệp cao cấp, giấy couché, giấy duplex tráng phấn, giấy ảnh và các loại giấy cao cấp khác

 Về chất lượng Hiện nay, trong số các sản phẩm được sản xuất và bán ra trên thị trường của các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hay các hộ sản xuất thủ công, vấn đề chất lượng đang rất đươc quan tâm Rất nhiều sản phẩm vẫn tiếp tục được sản xuất và vẫn tiếp tục được tiêu thụ mặc dù không theo một tiêu chuẩn chất lượng quốc gia hay quốc tế nào Để không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm cần hướng vào việc thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9002

 Sử dụng nguồn nguyên liệu giấy thu hồi là một giải pháp rất thiết thực trong nỗ lực nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành giấy việt Nam thời kỳ hội nhập (nguồn: http://www.thuvientructuyen.vn)

2.2 Tổng quan về công ty TNHH Hưng Thịnh

2.2.1 Giới thiệu chung về công ty

Công ty TNHH Giấy Hưng Thịnh (gọi tắt là Công ty Hưng Thịnh) được thành lập vào ngày 25/06/2002 chuyên sản xuất giấy và các thiết bị vật tư ngành giấy có nhà máy đặt tại KCN Sóng Thần 1- Huyện Dĩ An- Tỉnh Bình Dương Tháng 12/2002 công

ty chính thức cho ra sản phẩm giấy đầu tiên

Liên tục trong năm 2004, 2005 công ty đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất giấy thứ 2, thứ 3 với nhiều cải tiến kỹ thuật và công suất lớn hơn- cho ra những sản

Trang 21

phẩm chất lượng ngày càng cao Năm 2006, công ty đã đầu tư thành công hệ thống làm bột giấy cho nguyên liệu bột giấy đầu vào làm cho chất lượng sản phẩm nâng thêm một bước nữa, và hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng được nâng lên rất nhiều

Qua hơn 4 năm xây dựng và phát triển, Công ty Hưng Thịnh luôn có những bước đột phá không ngừng, và đến nay số công nhân của công ty là trên 150 công nhân hoạt động 3 ca, với công suất là 5000 tấn giấy/năm tương đương với doanh số gần 50 tỉ đồng/năm, đạt tốc độ tăng trưởng 150%/năm và lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước

Với những thành công đã đạt được, BGĐ và toàn thể nhân viên Công ty Hưng Thịnh

đã mạnh dạn đầu tư 20.000 m2 đất ở KCN Nam Tân Uyên (Bình Dương) và đã tiến

hành xây nhà máy mới, lắp ráp hệ thống máy giấy khép kín - hiện đại Đó là nền móng cho sự khẳng định, và phát triển lâu dài của Công ty Hưng Thịnh trong tương lai

2.2.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty giấy Hưng Thịnh

Giám đốc chi nhánh Nam Tân Uyên

Kcs kiểm phẩm

Tổ máy xeo

Tổ máy cắt

Tổ

xử

lý nước thải

Tổ

cơ khí

cơ điện

Kho vật

cơ điện

Tổ

lò hơi

Trang 22

2.2.3 Sản phẩm của công ty

Hình 2.2: Sản phẩm giấy của công ty Hưng Thịnh

2.2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy tại công ty

Trong quá trình sản xuất của công ty giấy Hưng Thịnh, do thiết kế dây chuyền

và thiết bị chưa thật hiện đại nên sản phẩm mà công ty sản xuất ra chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước và phạm vi nhỏ phù hợp nhu cầu khách hàng

Những sản phẩm của công ty cung cấp cho các khách hàng là Tân Tiến, Hưng Hưng, Tân Cường Phát, Fuda (Đài Loan), Sunrise Hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty đã mở rộng sang nước ngoài

Mặt hàng sản phẩm chủ yếu của công ty là giấy in, giấy viết, giấy báo, giấy photocopy

2.2.5 Tình hình nguyên liệu cung cấp cho công ty

Công ty sản xuất giấy dựa trên nguồn nguyên liệu là giấy thu hồi có nguồn gốc chủ yếu trong nước như tập chữ, sách báo cũ, vé số, hồ sơ Ngoài ra công ty còn sử dụng nguồn nguyên liệu từ nước ngoài như các loại giấy trắng nhập, giấy for, giấy táo,

Trang 23

bistan bên cạnh các loại bột kralf xớ dài, xớ trung, xớ ngắn chủ yếu nhập từ Nhật, Indo Tình hình cung cấp nguyên liệu cho công ty luôn biến đổi để phù hợp với sản xuất, giá cả thị trường nhằm thu lợi nhuận cao nhất

Bảng 2.3: Bảng hiệu suất bột giấy thu hồi đạt được với từng loại sản phẩm

Loại sản phẩm giấy Hiệu suất đạt được

Giấy khử mực ( loại bột hoá từ giấy văn hoá ) 60 - 70%

Giấy khử mực ( loại bột gỗ từ giấy báo, tạp chí ) 80 - 85%

2.3.2 Ưu điểm của việc sử dụng giấy thu hồi

 Lợi ích sử dụng giấy nguyên liệu

Theo các doanh nghiệp sản xuất giấy, việc đầu tư mới, nâng cấp dây chuyền tái chế giấy phế liệu vừa nâng cao được chất lượng bột giấy, vừa kích thích thu gom trong nước phát triển, góp phần giảm lượng gỗ phải khai thác, giảm lượng nước cần dùng và năng lượng, giảm các chất thải gây ô nhiễm Mỗi tấn giấy được tái chế tương đương giảm đi một tấn giấy phải chôn lấp hoặc đốt để hủy bỏ Trong khi đó, giấy có thể tái chế từ 4 đến 6 lần trước khi xơ sợi ngắn để có thể làm thành tờ giấy

So với sản xuất giấy từ bột gỗ keo lai (bột nhiệt cơ), sản xuất 1 tấn bột từ giấy vụn sẽ giảm được 3 m3 khối gỗ, 1.500kW điện, 35 đến 45m3 nước, ô nhiễm môi

Trang 24

trường giảm đáng kể Hơn nữa sản xuất bột nhiệt cơ phải sử dụng hệ thống bóc vỏ và chặt dăm mảnh gây tiếng ồn và bụi rất nhiều, nhưng sử dụng nguồn giấy vụn thì không

có vấn đề này Về công nghệ sản xuất bột bằng giấy vụn đơn giản và dễ xử lý nguồn nước thải hơn so với bột nhiệt cơ Nhờ đó, giá thành cho một tấn bột thành phẩm bằng giấy phế liệu thấp hơn 2 triệu đồng so bột nhiệt cơ (nguồn:http://www.hbbs.com.vn)

2.3.3 Phân loại nguyên liệu giấy thu hồi

Giấy đã qua sử dụng: thu từ các hộ gia đình, văn phòng, cửa hàng, siêu thị gồm một số loại như giấy báo cũ (ONP), tạp chí cũ (OMG), giấy vé số, bao bì, giấy văn phòng Giấy bao bì và hộp cacton cũ: thường được sử dụng để sản xuất hộp cacton, quá trình xử lý giấy lọai này thường không cần công đọan khử mực Giấy báo

cũ và giấy tạp chí cũ, hai loại giấy này có thể gom chung với nhau vì thành phần bột giấy của chúng giống nhau là có chứa tỷ lệ cao là bột gỗ

Việc phân tách nguyên liệu cần phải có một số thiết bị phụ trợ như các trống nghiền có lưới để loại những thành phần có kích thước nhỏ, các thiết bị có từ tính để tách tạp chất là kim loại hoặc là các máy thổi để loại thành phần có trọng lượng nhẹ

2.3.4 Thu mua, vận chuyển và tồn trữ nguyên liệu

Để thực hiện giai đoạn vận chuyển nguồn giấy thu hồi đã qua phân loại, chúng cần được qua khâu đóng gói, sắp xếp, đóng thành kiện hoặc cắt nhỏ

Để tồn trữ giấy thu hồi cần phải đóng thành kiện, loại giấy có giá thành thấp thì

có thể tồn trữ ở ngoài trời, điều này có thể ảnh hưởng đến một số tính chất cơ lý của giấy như giảm độ bền gấp, giảm chiều dài đứt và làm giảm độ trắng nếu thời gian tồn trữ này lâu Khi tồn trữ ở nhà kho thì tính chất xơ sợi hầu như không thay đổi Đặc biệt đối với loại giấy đem khử mực thì thời gian càng kéo dài, mực càng khó tách ra khỏi

bề mặt giấy (do chất kết dính trong thành phần mực in bị trùng hợp oxy hóa) do vậy với loại này thì thời gian tồn trữ càng ngắn càng tốt (nguồn: Kỹ thuật xenlulo và giấy)

2.3.5 Chất lượng nguyên liệu

Chất lượng giấy thu hồi được xác định dựa vào các yếu tố như độ sạch, độ đồng đều, chất lượng xơ sợi Việc kiểm soát chất lượng giấy thu hồi cần phải được thực hiện nghiêm ngặt nhằm mục đích ổn định chất lượng đầu vào, góp phần đảm bảo quá trình khử mực tối ưu

Trang 25

2.3.6 Kiểm soát chất lượng nguyên liệu

Chất lượng giấy loại có ảnh hưởng đến chất lượng bột khử mực và từ đó có ảnh hưởng rất lớn đối với sản phẩm giấy thành phẩm vì vậy cần phải có một hệ thống kiểm soát chất lượng tốt Những đặc tính kĩ thuật cần quan tâm như là: độ sạch của nguyên

liệu, hàm lượng xơ sợi, chất lượng xơ sợi (tính chất của xơ sợi có trong giấy thu hồi

như bột hóa, bột cơ, bột tẩy hoặc không tẩy, sợi ngắn hay sợi dài sẽ quyết định chất lượng bột tái sinh), hàm lượng độ ẩm và độ tuổi của giấy loại; phương pháp đóng bành, kích cỡ bành

Trang 26

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra trong quá trình tiến hành thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tập trung vào các nội dung chính sau:

3.1.1 Khảo sát dây chuyền sản xuất bột DIP công ty TNHH Giấy Hưng Thịnh

 Sơ đồ khối dây chuyền sản xuất bột DIP ở công ty

 Thuyết minh dây chuyền sản xuất bột DIP

 Khảo sát nguyên liệu sử dụng

 Khảo sát hóa chất sử dụng trong dây chuyền DIP

 Khảo sát máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất bột DIP

3.1.2 Khảo sát dây chuyền sản xuất giấy tại công ty TNHH Giấy Hưng Thịnh

 Sơ đồ khối dây chuyền sản xuất giấy

 Thuyết minh dây chuyền sản xuất giấy

 Khảo sát các loại hóa chất sử dụng trong dây chuyền sản xuất giấy

 Khảo sát máy móc thiết bị - nguyên lý làm việc - Vận hành và xử lý sự cố trong dây chuyền sản xuất giấy

3.1.3 So sánh một số tính chất giữa 2 loại giấy CD1- GK1 cùng định lượng 50g/m2

trên cơ sở để so sánh và đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến các tính chất của 2 loại giấy trên

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Khảo sát dây chuyền sản xuất bột DIP tại công ty TNHH Giấy Hưng Thịnh:

 Quan sát, ghi nhận và vẽ sơ đồ khối dây chuyền sản xuất bột DIP từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đầu vào cho tới sản phẩm bột đầu ra để có được cái nhìn tổng quan về từng công đoạn trong dây chuyền

Trang 27

 Quan sát, thống kê tổng hợp cũng như lấy mẫu một số nguyên liệu được sử dụng trong dây chuyền sàn xuất bột DIP, tìm hiểu về cách nhận dạng, sự khác biệt về tính chất, thành phần kết cấu và xuất xứ của các loại nguyên liệu

3.2.2 Khảo sát quy trình sản xuất giấy

 Quan sát và ghi nhận thực tế quá trính lưu hành của bột để vẽ sơ đồ khối dây chuyền sản xuất giấy từ khâu phối trộn các loại bột cho đến giấy thành phẩm đầu ra

 Theo dõi, tổng hợp, thống kê quá trình chuẩn bị các loại hóa chất sử dụng, các điểm cho hóa chất, công dụng của chúng trong quá trình sản xuất giấy

 Quan sát và ghi nhận các thiết bị máy móc, các thông số hoạt động, nguyên lý vận hành và cách khắc phục các sự cố xảy ra

3.2.3 So sánh một số tính chất giữa 2 loại giấy CD1 và GK1

 Lấy mẫu những loại nguyên liệu công ty sử dụng như: hồ sơ nội, SGK, vé số, tập chữ, giấy For, các loại bột nhập xớ dài, xớ trung, xớ ngắn để làm tờ giấy handsheet và đo độ trắng nguyên liệu đầu vào, từ đó so sánh tỉ lệ và độ trắng của dung dịch bột sử dụng để sản xuất cho từng loại giấy

 Từ công thức phối trộn và tỉ lệ nguyên liệu sử dụng, tôi tiến hành lấy dung dịch bột ở một số vị trí như: quậy thủy lực, hầm chứa bột sau nghiền, hầm chứa bột phối trộn, thùng điều tiết để làm mẫu giấy handsheet để so sánh độ trắng dung dịch bột của 2 loại giấy trên

 Theo dõi các ca sản xuất ra 2 loại giấy CD1 và GK1 để lấy số liệu thực tế và tính toán xử lý số liệu để xác định và so sánh một số tính chất của 2 loại giấy này để đưa ra kết luận về sự khác biệt giữa chúng

Phương pháp tiến hành làm mẫu giấy handsheet và đo các tính chất như độ trắng, độ cobb, chiều dài đứt, độ dày được trình bày chi tiết trong phần phụ lục

Trang 28

Máy rửa tốc độ cao số 2

Thùng cao vị

Tuyển nổi 2

Hồ HK3

Máy rửa tốc độ cao số 1

Sàng áp lực dạng khe

Lọc cát 3 cấp giai đoạn 2 Thùng cao vị

rác

Trang 29

4.1.1 Thuyết minh dây chuyền công nghệ

Nhà máy Nam Tân Uyên sử dụng phương thức khử mực bằng phương pháp tuyển nổi

và rửa Nguyên liệu được tuyển nổi 2 lần giúp tăng khả năng khử mực và tạp chất, làm tăng độ trắng cho giấy

 Quy trình bột DIP (line1)

4.1.1.1Công đoạn quậy thủy lực và xử lý rác thô

Quậy thủy lực là quá trình dùng lực cơ học tác động để tạo hệ phân tán bột giấy trong nước Bằng cách làm lỏng lẻo các liên kết trong cấu trúc bột giấy khô, quá trình phân tán làm giảm kích thước mảnh bột và làm xơ sợi tách rời nhau, huyền phù bột được hình thành và có thể bơm trong hệ thống vận chuyển của nhà máy

Mục đích của công đoạn này là để nạp các loại nguyên liệu theo đúng khối lượng, tỷ lệ mà công thức phối chế yêu cầu Sau đó trộn đều các hóa chất với nguyên liệu, rồi đánh tơi các loại giấy tái chế thành xơ sợi riêng biệt ở nồng độ cao (C: 14-16%) Tiếp theo là phân tán các hạt mực mang màu, tách rác và các tạp chất thô có trong các nguyên liệu giấy và xơ sợi thô, để cho các loại tạp chất này không bị tích tụ gây hư hỏng và giảm hiệu suất làm việc của máy móc

Yêu cầu cho công đoạn này là nồng độ bột phải phù hợp và ổn định, hóa chất phải được trộn đều để có thể phát huy hết tác dụng, giấy nguyên liệu phải được đánh rã hoàn toàn, lớp màu trong nguyên liệu phải phân tán vào dung dịch bột ở mức độ đúng theo quy định Việc kiểm tra lưu lượng nước pha loãng, lượng hóa chất sử dụng, nhiệt

độ, thời gian quậy bột phải chính xác

 Nhà máy sử dụng quậy thủy lực 1 và quậy thủy lực 2, ngoài ra còn có thủy lực 3 chuyên dùng đánh giấy phế đầu xeo và các loại bột như kralf xớ dài, xớ ngắn và xớ trung cùng với một số nguyên liệu trắng nhập khác như PS31, TNSPS, táo trắng…

Nguyên nhân: trong nguồn nguyên liệu nhà máy nhập về có nhiều loại, trong đó

có một số loại rất khó đánh tan màu nên có thể để lại những hạt màu chưa bị phân tán vào dung dịch bột (chủ yếu là loại giấy hồ sơ, giấy in nhiều màu hoặc các loại giấy có lớp keo bảo vệ mực in) Vì vậy cần tách riêng ra 3 thủy lực để có thể tận dụng tối đa công suất và năng suất hoạt động của thiết bị

Trang 30

 Một quy trình quậy bột thủy lực 1 bao gồm các bước sau:

Giấy loại nguyên liệu các loại được công nhân phân loại, lựa chọn kỹ càng Đây

là một bước rất quan trọng trước khi tiến hành cho nguyên liệu vào đánh thủy lực vì thành phần và tính chất của nguyên liệu ành hưởng rất nhiều đến chất lượng giấy thành phẩm đầu ra Sau khi nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn sàng thì đưa nguyên liệu lên băng tải

để cấp nguyên liệu cho thiết bị quậy thủy lực

Quậy thủy lực 1 có dung tích 10 m3 đánh 1 cối 1400 kg giấy tái sinh (hồ sơ nội , SGK, vé số lá, bistan màu, tập chữ … ) Thông thường sau một mẻ bột, thì công nhân vận hành máy phải tiến hành vệ sinh thiết bị quậy thủy lực

Nguyên nhân : Khi xong một mẻ bột mà không vệ sinh thiết bị thì các tạp chất còn sót lại chưa bị đánh tan sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng bột, làm cánh khuấy bị tắc nghẽn dẫn đến hư hỏng hoặc giảm năng suất làm việc

 Trình tự làm việc :

Sau khi đã tiến hành vệ sinh máy móc, mở van cấp nước dưới đáy thủy lực, đồng thời mở luôn van cấp hơi đặt ở dưới đáy Mục đích là để gia tăng nhiệt độ giúp cho xơ sợi trong giấy mềm ra, dễ bị đánh tan rã Nhiệt độ nước đạt 600 C

Tiếp theo cho hóa chất vào gồm có:

NaOH (14 kg/cối 1400 kg giấy)

Na2 SiO3 (32 kg/cối 1400 kg giấy)

Tẩy mực MONOPOL PE 3001 (3kg/cối 1400kg giấy)

Cho giấy loại vào đánh thủy lực khoảng 10 phút cho mực phân tán đều trong dung dịch bột (thủy lực 1 giấy khó tan màu thì tăng thời gian đánh) Tiếp theo cho thêm hóa chất H2O2 (30kg/cối 1400 kg giấy) rồi tiếp tục đánh tơi bột trong thời gian 15-20 phút cho tới khi nhiệt độ đạt 70-800c Tổng thời gian đánh bột là 30-35 phút Khi thấy các hạt mực phân tán trong dung dịch bột, hơi bốc lên nhiều thì phải khóa van hơi lại vì hơi nóng quá cao làm cho áp lực hơi dưới đáy thiết bị lớn dẫn đến bột bị văng, bắn ra ngoài thiết bị gây thất thoát Tiếp theo cho tiến hành thử bột thấy hạt mực

đã phân tán đều và nổi lên trên bề mặt dung dịch bột thì mở van bơm bột dưới đáy cấp lên máy tách rác

Trang 31

Việc kiểm tra chất lượng bột ở khâu quậy thủy lực rất quan trọng vì kiểm tra không kỹ thì lượng mè (hạt mực mang màu) còn sót lại sẽ gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến chất lượng bột thành phẩm

Nồng độ bột khi quậy thủy lực khoảng 15% qua bơm Tại dòng bột bơm đi có dòng nước pha loãng dung dịch bột thành nồng độ 3-4% qua máy tách rác

4.1.1.2 Công đoạn phân ly xơ sợi và tách tạp chất

Tiếp theo bột sẽ được cấp qua máy tách rác với mục đích là loại bỏ những tạp chất còn sót lại trong bột không thể đánh tan như đầu keo, đinh kim, các mảnh kim loại, dây nilon Sau mỗi ca làm việc phải xả máy làm vệ sinh thật kỹ máy tách rác, lấy các tạp chất rác thải ra ngoài, để máy không bị tắc nghẽn Bột sạch từ máy tách rác sẽ được tiếp tục cấp sang hồ chứa HK1 Phần bột thải từ máy tách rác sẽ cho qua sàng quay tách rác để loại bỏ rác bẩn lần nữa, thu hồi lượng bột sạch cấp vào hồ HK1, còn rác thải từ sàng quay thì thải bỏ Bột từ hồ HK1 sẽ được bơm đến lọc nồng độ cao Mục đích là để tách bỏ các tạp chất (cát, đá, thủy tinh…) Sau đó bột sạch sẽ đi qua sàng áp lực để loại bỏ những đám bột chưa tan hết trong quá trình nghiền thủy lực Bột sạch sẽ tiếp tục được bơm qua hồ HK2

Bột từ HK2 đi qua tiếp cụm lọc cát 1 nhằm tăng khả năng loại bỏ tạp chất bẩn như cát, đá kim loại còn sót trong bột Sau đó bột sạch được bơm qua tuyển nổi 1 để khử mực, màu, chất dơ bám trên xơ sợi

4.1.1.3 Công đoạn tuyển nổi khử mực

Mục đích của công đoạn này là để tách những hạt mực in đã phân tán ra khỏi dòng bột Nguyên tắc hoạt động của công đoạn này là dùng những bọt khí được tạo thành từ trong lòng chất lỏng để kết dính những hạt mịn mang tính kỵ nước (hạt màu) vào bọt khí, sau đó những hạt bọt khí này sẽ mang những hạt kị nước nổi lên trên mặt thoáng của chất lỏng rồi được dụng cụ gạt tách ra khỏi dòng bột Từ đó có thể làm cho bột sạch hơn, không còn hoặc chỉ còn ít lượng hạt màu sót lại trong bột dẫn đến chất lượng giấy sau khi ra cuộn đạt chất lượng tốt hơn

Sử dụng công đoạn tuyển nổi khử mực in trong quy trình sản xuất giấy từ nguyên liệu thu hồi là vì trong dòng bột có các chất như nước, xơ sợi là những hạt mang tính ái nước và những hạt mực phân tán là những hạt có tính kị nước (hạt có mang gốc dầu) Khi chạy thiết bị, dòng bột được cấp vào tạo thành một áp lực hút

Trang 32

không khí bên ngoài vào hỗn hợp hình thành nhiều bọt khí trong lòng chất lỏng Các hạt màu kị nước sẽ bám vào các bọt khí này và chuyển động lên trên (vì chúng có khối lượng riêng nhỏ) và ta có thể tách riêng các tạp chất màu này Ở phía dưới chỉ còn dung dịch bột sạch

Và sau công đoạn tuyển nổi dòng bột sạch sẽ được bơm lên thùng phân lượng (thùng cao vị) Mục đích chính của thiết bị này là phân phối lượng bột ổn định được đưa ra từ tuyển nổi đến các công đoạn khác

4.1.1.4 Công đoạn tinh lọc tạp chất

Công đoạn tách tạp chất chủ yếu dùng các cylon hoặc các rây sàng để tách các tạp chất có tỷ trọng cao hơn tỷ trọng của xơ sợi hay có kích thước không đều

Bột từ thùng phân lượng sẽ được bơm qua cụm lọc cát 2 sau đó cấp qua tiếp một sàng áp lực dạng khe để tinh lọc các tạp chất nhỏ còn sót lại trong bột Sử dụng 3 cấp lọc giúp tận dụng tối đa năng suất tinh lọc của thiết bị, loại bỏ những chất bẩn dơ sót trong bột, tăng chất lượng bột đồng thời thu hồi tối đa lượng bột tốt

Sau khi qua sàng áp lực dạng khe thì bột sạch sẽ được bơm vào cho máy rửa 1 nhờ vào áp lực tạo ra từ sàng khe

4.1.1.5 Công đoạn cô đặc, rửa bột

Nhà máy sử dụng thiết bị rửa bột nhờ lô lưới quay tách nước và cô đặc bột Vì trong các công đoạn trước đó phải dùng tất cả các loại hóa chất (ở quậy thủy lực) mặc

dù có xử lý bằng H2O2 nhưng vẫn còn tạp chất hay phẩm màu còn sót lại do đó việc rửa bột là cần thiết Công đoạn rửa bột sẽ giúp cung cấp lượng bột sạch, từ đó có thể

sử dụng để phối trộn với các loại bột khác trong hệ thống sản xuất giấy của công ty

Bột sau khi ra máy rửa 1 nồng độ khoảng 8-10% chảy xuống hồ bột HK3 rồi được pha loãng nồng độ xuống 1% cấp cho tuyển nổi 2 để tăng thêm tác dụng khử mực, màu có trong bột Bột sạch tiếp tục cấp vào máy rửa 2 để rửa sạch, cô đặc bột, nồng độ sau khi ra máy rửa 2 là 10-12% chảy xuống hồ HK4

Tiếp theo bột được quậy đều tại hồ HK4 sau đó được pha loãng tại đầu bơm bột

để nồng độ đạt 3.8% sau đó bơm lên sàng nghiêng tách bớt nước, ổn định nồng độ và chảy xuống hồ pha phối chuẩn bị phối trộn bột cho phù hợp từng loại giấy

Trang 33

 Quy trình bột line 2

Sơ đồ 4.2 : Dây chuyền bột line 2

 Quy trình sản xuất bột (line 2)

Quy trình tương tự đối với quậy thủy lực 2 (thể tích khoảng 5 m3), nhưng khác với thủy lực 1 là ở thủy lực 2 chỉ cho nguyên liệu dễ đánh tan màu (bistan trắng, giấy in màu) Chính vì sử dụng nguồn nguyên liệu dễ đánh tan màu nên lượng hóa chất sử dụng cũng ít hơn so với thủy lực 1 Cụ thể lượng dùng hóa chất ở thủy lực 2 là :

NaOH (4 kg/cối 500 kg giấy)

Na2 SiO3 (4 kg/cối 500kg giấy)

Tẩy mực MONOPOL PE 3001 (500 g/cối 500kg giấy) Lượng hóa chất tẩy mực giảm 6 lần so với thủy lực 1

H2O2 (5 kg/cối 500kg)

Sau khi đã đánh tan bột giấy ở thủy lực 2 cũng phải kiểm tra lượng hạt màu còn sót lại trong bột rồi mới mở van cấp bột lên máy phân ly 1.Mục đích là để phân tán, đánh tơi những bó sợi, đồng thời tách loại các đám xơ sợi chưa bị đánh tan Tại phân ly dung

Pha phối cấp cho nghiền hồ H 7

Giấy loại nguyên

Trang 34

dịch bột phải được pha loãng bột tới nồng độ 2.5-3% để tăng hiệu suất làm việc của máy phân ly

Bột từ máy phân ly nồng độ 2.5% sẽ bơm qua máy tách rác để loại bỏ tạp chất như đinh ghim, dây nilon, kẹp giấy còn sót trong dung dịch bột sau đó bơm qua hồ chứa rồi bơm lên thùng pha loãng để nồng độ khoảng 1 - 1.2% cấp vào cụm lọc tách tạp chất dơ bẩn như kim loại, thủy tinh, nhựa…lẫn trong dòng bột tái sinh

Sau đó bột được cấp qua sàng áp lực dạng khe để sàng lọc lấy bột tốt, loại bỏ tạp chất lần nữa rồi cấp qua máy rửa 3 để rửa sạch bột khỏi hóa chất, vắt nước nâng nồng độ bột lên Quy trình này sử dụng nguyên liệu tương đối sạch, ít màu nên không cần đi qua các công đoạn tinh lọc, tuyển nổi như dây chuyền 1

Bột sau khi ra máy rửa nồng độ 7% sẽ được pha loãng tại đầu bơm và bơm qua

hồ thành phẩm line 2 với nồng độ 3.5 %, sau đó tiếp tục cấp bột lên sàng nghiêng để tách nước, loại bớt hóa chất còn sót lại trong bột đồng thời ổn định nồng độ bột để đạt nồng độ 4% và bột sạch chảy xuống hồ pha phối cho nghiền

 Quy trình line 3

Sơ đồ 4.3: Quy trình sản xuất bột line3

Nếu sử dụng thủy lực 3 dung tích 5 m3 đánh bột và các loại giấy trắng nhập như bột krafl xớ dài, bột xớ trung, bột xớ ngắn, táo trắng, trắng nhập PS31, trắng nhập SPS, giấy For thì tại thủy lực 3 không cần cho hóa chất vì các loại nguyên liệu này trắng,

Sàng nghiêng

Giấy loại, giấy phế đầu xeo

Đánh tơi thủy lực 3

Phối trộn cấp cho nghiền H9

Hồ 8

Bột

Sàng nghiêng

Hồ H7

Trang 35

sạch, không mang màu Sử dụng nước trắng thu hồi cấp vào quậy thủy lực Nhiệt độ 60-700 C Thời gian đánh tại thủy lực 3 là 30-35 phút cho giấy hoàn toàn tan rã với nồng độ 15% sau đó mở van cấp bột lên sàng nghiêng để tách nước, ổn định nồng độ bột để lượng bột chảy xuống hồ 7 đạt 4%

Nếu cho thủy lực 3 đánh giấy phế đầu xeo, giấy bị đứt thải bỏ trong quá trình sản xuất thì sau khi đánh rã nguyên liệu tại thủy lực đạt nồng độ 16% cho mở van pha loãng đầu bơm cấp lên thùng pha loãng Từ thùng pha loãng nồng độ 3.8% bơm sang

hồ H8 và từ H8 bơm bột qua sàng nghiêng để tách nước, ổn định nồng độ dòng bột chảy xuống hồ H9 là 4%

4.1.1.6 Công đoạn xử lý nước thải

Nước thải từ máy rửa, tuyển nổi sẽ qua một thiết bị xử lý nội vi (FTV) xử lý bớt hóa chất để tái sử dụng ngay, phần thải khi qua thiết bị FTV sẽ thải ra hồ chứa nước thải tập trung rồi từ đây nhà máy đã thiết kế một dây chuyền xử lý nước thải Nước thải qua nhiều hồ và thiết bị lắng, lọc, tuyển nổi (DAF) làm tăng khả năng tách lọc tạp chất bẩn, sau khi đạt độ sạch cần thiết thì cấp ngược trở lại tái sử dụng để tiết kiệm nước

Nước thải từ các công đoạn sản xuất bột line 1,2,3 sẽ được đưa ra hồ tập trung nước thải sau đó qua một sàng quay để gạt lại phần xơ sợi còn sót, tách nước Bột thu hồi này đang được nhà máy tận dụng để chạy dây chuyền làm giấy bao bì Nước từ sàng quay sẽ chứa vào hồ chứa nước thải rồi từ đó bơm lên thiết bị tuyển nổi DAF Đây là thiết bị mới hiện đại để tách loại các tạp chất rắn vì tạp chất rắn sẽ nổi lên trên

bề mặt và được vớt ra ngoài đưa qua xeo nguội xử lý bùn

Còn dung dịch nước thải sẽ chảy qua các thiết bị lắng hình côn để các tạp chất còn lại lắng xuống đáy thiết bị, phần nước trong phía trên sẽ được tách ra chứa vào hồ chứa nước trong sau đó qua tiếp hồ vi sinh xử lý lần nữa rồi thải bỏ Nước trong được bơm qua thùng chứa nước sạch cung cấp trở lại cho dây chuyền sản xuất bột và giấy

Bùn và các tạp chất lấy ra từ dưới đáy các thiết bị lắng và DAF sẽ được đưa qua xeo nguội để xử lý và được chứa trong hồ chứa tạp chất sau đó qua hệ thống lắng dài

và tiếp theo qua 3 bể ép bùn để thu hồi lại nước đưa trở ngược về hồ chứa nước thải, còn bùn thì thải bỏ

Trang 36

Hệ thống xử lý nước thải rất quan trọng trong bất cứ nhà máy nào vì nó có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng bột và thành phẩm giấy đầu ra khi đưa nước thải đã qua xử lý tái sử dụng trong sản xuất và đồng thời cũng có tác động đến môi trường xung quanh nên cần thiết kế và sử dụng sao cho thích hợp để đạt chất lượng nước như quy định và tận dụng tái sử dụng nước tối đa

Bùn thải bỏ Bùn lọt lưới

xeo nguội

H2 O

bùn

Thải bỏ

Sơ đồ 4.4: Sơ đồ xử lý nước thải

Bột tái sử dụng chạy giấy bao bì

Nước thải từ

sản xuất bột

DIP Line 1 2 3

Sàng quay lọc lại bột,

Thùng điều tiết

Hồ tập trung nước

Hồ chứa tạp chất

Lắng dài

3 bể ép bùn

Trang 37

4.1.2 Nguyên liệu sử dụng sản xuất bột DIP tại công ty

4.1.2.1 Phân loại nguyên liệu

Nhà máy Tân Uyên Công ty giấy Hưng Thịnh sử dụng rất nhiều loại nguyên liệu nhằm

đáp ứng nhu cầu sản xuất, thỏa mãn chất lượng đầu ra của sản phẩm bột DIP Để chủ

động khi nguồn nguyên liệu giấy thu hồi có biến động, phân xưởng đã đưa ra nhiều

công thức phối trộn các nguyên liệu với nhau

Các nguyên liệu mà nhà máy đang sử dụng : loại có nguồn gốc từ nước ngoài

( Nhật, Mỹ, Alien, Bazil, Indonexia… ) chỉ chiếm khoảng 5% còn lại là nguyên liệu

trong nước

Bảng 4.1: Nguyên liệu sản xuất giấy

STT GIẤY LOẠI NỘI GIẤY LOẠI NHẬP BỘT NHẬP

1 Giấy báo cũ Táo màu ít (rìa cắt in ít màu) Kraft xớ dài

2 Tạp chí cũ Táo nhiều màu (rìa cắt in nhiều màu) Kraft xớ trung

3 Sách giáo khoa cũ Táo bóng (rìa cắt phủ keo bề mặt) Kraft xớ ngắn

4 Tập chữ Táo trắng ( rìa cắt không màu)

5 Cùi vé số Bì thư màu

6 Hồ sơ nội Hồ sơ nhập

Trang 38

4.1.2.2 Công thức phối trộn và tỉ lệ sử dụng

Nhà máy có nhiều công thức phối trộn khác nhau để sản xuất ra các loại giấy có tính

chất khác nhau phù hợp với nhu cầu của nhiều khách hàng

Công thức sử dụng là công thức (GK1) , ngoài ra còn có công thức <1 (CD1) , công

thức 1 (CT1), công thức 2 (CT2), công thức 4 (CT4), công thức tái sinh…

ĐM (%)/mẻ

ĐM (%)/mẻ

ĐM (%)/mẻ

2 Giấy báo nội 12

3 Giấy báo ngoại

3 Bristal màu ruột ngà

5 Đĩa táo màu ít 10

Bảng 4.3 : Nguyên liệu Công thức giấy CD1 (ngày 2/4/2010 – 10/4/2010)

Trang 39

Bảng 4.4 : Nguyên liệu Công thức giấy GK1

Trang 40

4.1.3 Hóa chất sử dụng trong dây chuyền DIP

4.1.3.1 Các loại hóa chất

Nguyên liệu được quậy trong môi trường nước nóng cùng với các loại hóa chất chủ yếu: NaOH, H2O2, Na2SiO3, EDTA, chất hoạt động bề mặt Ngoài ra còn có các hóa chất trong khâu xử lý nước thải như PAC, phèn nhôm, polymer anion

 NaOH

NaOH được sử dụng với hai mục đích chính:

 Thủy phân và xà phòng hóa những hợp chất có trong mực in, làm chúng dễ tan vào trong nước để dễ tách ra khỏi bột giấy trong các công đoạn tiếp theo

 Tạo môi trường kiềm làm tăng trương nở xơ sợi của bột giấy, làm cho quá trình phân tán từ giấy thành sợi bột diễn ra dễ dàng hơn, từ đó các liên kết giữa mực in và sợi bột dễ bị đứt hơn, mực in dễ tách ra khỏi sợi bột hơn

=> NaOH được cho vào giai đoạn đầu của quá trình quậy thủy lực Tỷ lệ sử dụng là 0.8-1.5 % so với bột khô tuyệt đối Tuy nhiên tỷ lệ này tùy thuộc vào thành phần của bột giấy và loại nguyên liệu giấy thu hồi

 Na2SiO3 (thủy tinh lỏng)

Nhà máy cho dung dịch Na2SiO3 vào quậy thủy lực trước khi cho H2O2 nhằm các mục đích sau:

 Đây là chất cheIant, có nghĩa hóa chất này có khả năng vô hiệu hóa các ion kim loại do đó hạn chế được phản ứng thủy phân H2O2

 Khi hóa chất Na2SiO3 thủy phân sẽ giải phóng ra ion OH- , do đó tạo môi trường kiềm có tác dụng:

- Trương nở xơ sợi

- Tác nhân làm tăng khả năng thấm ướt giấy thu hồi

- Là tác nhân phân tán các hạt mực in, cản trở sự kết tủa các hạt mực in lên xơ sợi bột

Ngày đăng: 28/02/2019, 14:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Ngọc Bích, 2003. Kỹ thuật xenlulo và giấy. Đại học Bách Khoa TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật xenlulo và giấy
2. Vũ Tiến Hy, 2006. Kỹ thuật sản xuất bột giấy. Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật sản xuất bột giấy
3. Vũ Tiến Hy, 2006. Tuyển tập: Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy, cơ sở thiết kế công nghệ nhà máy giấy. Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy, cơ sở thiết kế công nghệ nhà máy giấy
4. Võ Quốc Lập, 2008. Máy và thiết bị công nghệ sản xuất giấy. Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM. (Lưu hành nội bộ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Máy và thiết bị công nghệ sản xuất giấy
5. Đặng Thị Thanh Nhàn, 2007. Công nghệ sản xuất bột giấy. Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM. (Lưu hành nội bộ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ sản xuất bột giấy
6. Cao Thị Nhung, 2005. Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy. Trường ĐHBK TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy
7. Cao Thị Nhung, 2004. Các yếu tố công nghệ và tính chất các loại giấy. Đại học Bách Khoa TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố công nghệ và tính chất các loại giấy
8. Phạm Thị Ngọc Thu, 2004. Kiểm tra thử nghiệm giấy và bột giấy. Công ty giấy Tân Mai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra thử nghiệm giấy và bột giấy
9. Lê Tiểu Anh Thư, 2008. Tính chất giấy và phụ gia giấy. Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM. (Lưu hành nội bộ).TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính chất giấy và phụ gia giấy
11. Christopher J. Biermann, 1996. Handbook of Pulping and Papermaking. Second Edition. Adademic Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Handbook of Pulping and Papermaking
12. Gary A. Smook, 1992. Handbook for Pulp and Paper Tecnologists. Second Edition. Angus Wilde Publications Sách, tạp chí
Tiêu đề: Handbook for Pulp and Paper Tecnologists
13. “Paper Making Science and Technology”, đĩa CD gồm 19 tập, FAPET, Finland, 1998.TÀI LIỆU INTERNET 14.&lt;http://wwwvppa.com.vn 15.&lt;http://wwwvietpaper.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Paper Making Science and Technology”

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w