1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG HỒI MÀU CỦA GIẤY

63 75 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 688,29 KB

Nội dung

Kết quả đạt được của đề tài là giấy được làm từ nguyên liệu bột CTMP có độ hồi màu rất cao so với bột hóa.. Hiện tượng hồi màu của giấy và bột giấy do nhiều yếu tố tác động đến: nhiệt độ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG HỒI MÀU CỦA GIẤY

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN HOÀNG QUI

Niên khóa: 2006 – 2010

Tháng 7/2010

Trang 2

NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG HỒI MÀU CỦA GIẤY

Tác giả

NGUYỀN HOÀNG QUI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu

cấp bằng Kỹ sư ngành Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy

Giáo viên hướng dẫn:

ThS LÊ TIỂU ANH THƯ

Tháng 07 năm 2010

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành được đề tài này ngoài sự nổ lực cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được nhiều sự giúp đỡ từ phía các tổ chức, cá nhân

Qua đề tài này, tôi xin gửi lời cảm ơn tới:

Quý thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, bộ môn Công nghệ giấy và bột giấy trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức quí báu cho tôi trong suốt khóa học

Cô Lê Tiểu Anh Thư đã tận tâm giảng dạy, hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã cho phép tôi sử dụng phòng thí nghiệm của trường để thực hiện được đề tài này

Ks Hồ Thị Thùy Dung, Người quản lý phòng thí nghiệm bộ môn Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm

Ban giám đốc công ty giấy Tân Mai, các anh trong phân xưởng sản xuất bột CTMP, ở tổ công nghệ đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu quí báu

Tất cả thành viên lớp DHO6GB đã động viên, gớp ý chân thành

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài “Nghiên cứu hiện tượng hồi màu của giấy” đã được tiến hành tại phòng thí nghiệm Nghiên cứu và chế biến lâm sản giấy và bột giấy trường ĐH Nông Lâm

TP Hồ Chí Minh từ ngày 15/03/2010 đến ngày 15/07/2010

Nội dung nghiên cứu là tìm hiểu hiện tượng hồi màu của giấy từ nguyên liệu bột CTMP và bột hóa Từ đó so sánh hiện tượng hồi màu của hai loại giấy này và tìm cách khắc phục hiện tượng hồi màu của nó Nguyên liệu để tiến hành nghiên cứu là bột hóa nhập khẩu, bột CTMP thành phẩm sản xuất tại nhà máy giấy Tân Mai và chất phụ gia CaCO3, thí nghiệm được thực hiện bằng cách thay đổi tỷ lệ % CaCO3 là 0 %,

15 %, 20 %, 25 %, 30 %, tiến hành lão hóa nhân tạo cho mẫu, quá trình lão hóa được thực hiện bằng cách gia nhiệt cho mẫu trong tủ sấy Thời gian sấy được thay đổi là 3 giờ, 5 giờ, 7 giờ Nhiệt độ được cài đặt ở mức cố định là 1200C. Từ đó xác định sự ảnh hưởng của loại nguyên liệu bột đến độ hồi màu, xác định ảnh hưởng của tỷ lệ % CaCO3 đến độ trắng, độ hồi màu Xác định ảnh hưởng của thời gian sấy đến độ trắng,

độ hồi màu

Kết quả đạt được của đề tài là giấy được làm từ nguyên liệu bột CTMP có độ hồi màu rất cao so với bột hóa Sau 7 giờ lão hóa, độ trắng của bột hóa giảm đi 1,58

% ISO, độ trắng của bột CTMP giảm 5,89 % ISO Giá trị mức giảm độ trắng chính là

độ hồi màu Khi phối trộn với CaCO3 thì độ trắng của bột CTMP tăng lên, mẫu không phối trộn thì giá trị độ trắng ban đầu là 70,12 % ISO, mẫu được phối trộn 30 % CaCO3 giá trị độ trắng ban đầu là 72,85 % ISO Sau khi tiến hành lão hóa (trong 7 giờ), mẫu không phối trộn CaCO3 giá trị độ trắng là 64,22 % ISO, mẫu được phối trộn

30 % CaCO3 giá trị độ trắng là 69,61 % ISO Thời gian lão hóa càng lâu thì giá trị độ hồi màu càng cao, giá trị độ trắng càng thấp Ở tỷ lệ 20 % CaCO3, khi lão hóa trong 3 giờ, 5 giờ, 7 giờ giá trị độ hồi màu lần lượt là 2,26 % ISO, 2.96 % ISO, 3,44 % ISO

và giá trị độ trắng lần lượt là 69,65 % ISO, 68,98 % ISO, 68,20 % ISO

Trang 5

MỤC LỤC

Trang tựa i

Cảm tạ ii

Tóm tắt iii

Mục lục iv

Danh sách các chữ viết tắt vi

Danh sách các hình vii

Danh sách các bảng viii

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Nội dung nghiên cứu 2

1.4 Giới hạn đề tài 2

Chương 2 TỔNG QUAN 3

2.1 Tổng quan về bột cơ 3

2.1.1 Khái niệm bột cơ 3

2.1.2 Đăc điểm của bột cơ 3

2.1.3 Ứng dụng của bột cơ 5

2.1.4 Tổng quan về bột CTMP 6

2.1.5 Dây chuyền sản xuất bột CTMP của Tân Mai 7

2.1.5.1 Sơ đồ khối dây chuyền sản xuất bột CTMP 7

2.1.5.2 Thuyết minh dây chuyền sản xuất bột CTMP 8

2.2 Tổng quan về chất độn 10

2.2.1 Khái niệm về chất độn 10

2.2.2 Một số loại chất độn thường dùng trong ngành giấy 10

2.2.3 Ảnh hưởng của chất độn đến cấu trúc và tính chất của giấy 11

2.2.4 Tổng quan về chất độn CaCO3 13

2.3 Tổng quan về độ trắng 15

2.3.1 Định nghĩa độ trắng 15

Trang 6

2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ trắng và các biện pháp khắc phục 16

2.4 Lý thuyết về sự hồi màu của giấy, bột giấy 19

2.4.1 Khái quát 19

2.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hồi màu 21

2.4.3 Phương pháp giảm độ hồi màu 24

2.4.4 Cách tính hiện tượng hồi màu 26

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

3.1 Nguyên liệu và thiết bị 27

3.1.1 Nguyên liệu 27

3.1.2 Thiết bị và dụng cụ 28

3.2 Nội dung nghiên cứu 31

3.2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 31

3.2.2 Thuyết minh sơ đồ thí nghiệm 33

3.3 Phương pháp nghiên cứu 34

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36

4.1 Ảnh hưởng của loại nguyên liệu bột CTMP và bột hóa tới độ hồi màu 36

4.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ % CaCO3 tới độ trắng và độ hồi màu của giấy từ nguyên liệu bột CTMP 38

4.2.1 Độ trắng ban đầu của các mẫu khi phối trộn CaCO3 38

4.2.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ % CaCO3 tới độ trắng và độ hồi màu ở các mức thời gian sấy, nhiệt độ 1200C 39

4.3 Ảnh hưởng của thời gian sấy tới độ trắng và độ hồi màu của giấy từ nguyên liệu bột CTMP 42

4.3.1 Ảnh hưởng của thời gian sấy tới độ trắng của giấy 42

4.3.2 Ảnh hưởng của thời gian sấy tới độ hồi màu của giấy 43

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44

5.1 Kết luận 44

5.2 Kiến nghị 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

PHỤ LỤC 47

Trang 7

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NBSK Northern bleached softwood kraft

NSSC Neutral sulfite semichemical (pulp)

PCC Precipitated calcium carbonate (CaCO3 kết tủa) GCC Ground carbonate calci (CaCO3 nghiền từ đá vôi)

EDTA Ethylen Diamin Tetra Axetat Natri

PGW-S Super Pressure Groundwood

TB Giá trị trung bình

Trang 8

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1: Hình ảnh phóng đại của PCC và GCC 13

Hình 2.2: Sơ đồ khối quá trình sản xuất chất độn GCC 14

Hình 2.3: Sơ đồ khối quá trình sản xuất chất độn PCC 14

Hình 2.4: Mối liên hệ giữa độ trắng với tia hấp thụ và tia tán xạ ánh sáng 16

Hình 2.5: Cấu trúc của lignin 17

Hình 2.6: Hồi màu do nhiệt của bột cơ được sản xuất từ các loại gỗ mềm Canada 20

Hình 2.7: Ảnh hưởng của ion sắt đến sự hồi màu bột PGW 23

Hình 3.1: Cân kỹ thuật 28

Hình 3.2: Bơm hút chân không 28

Hình 3.3: Máy đánh tơi bột 29

Hình 3.4: Máy khuấy que 29

Hình 3.5: Cân định lượng 29

Hình 3.6: Bình hút ẩm 29

Hình 3.7: Máy xeo giấy tay 30

Hình 3.8: Tủ sấy 30

Hình 3.9: Máy đo độ trắng 30

Hình 3.10: Sơ đồ tiến hành thí nghiệm 1 31

Hình 3.11: Sơ đồ tiến hành thí nghiệm 2 32

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện độ trắng của giấy từ nguyên liệu bột CTMP và bột hóa trước và sau sấy 36

Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện độ hồi màu của giấy từ nguyên liệu bột CTMP, bột hóa 37 Hình 4.3: Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa độ trắng và tỷ lệ % CaCO3 38

Hình 4.4: Độ trắng trước và sau sấy trong thời gian 3 giờ 39

Hình 4.5: Độ hồi mau sau khi sấy trong thời gian 3 giờ 39

Hình 4.6: Độ trắng trước và sau sấy trong thời gian 5 giờ 40

Hình 4.7: Độ hồi màu sau khi sấy trong thời gian 5 giờ 40

Hình 4.8: Độ trắng trước và sau khi sấy trong thời gian 7 giờ 41

Hình 4.9: Độ hồi màu sau khi sấy trong thời gian 7 giờ 41

Trang 9

Hình 4.10: Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của thời gian sấy tới độ trắng 42 Hình 4.11: Đồ thị thể hiện ảnh hưởng cảu thời gian sấy tới độ hồi màu 43

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Các loại bột cơ 4

Bảng 2.2: Độ trắng của các loại bột cơ được sản xuất từ gỗ vân 5

Bảng 2.3: Độ trắng của một số loại bột được sản xuất bằng các công nghệ khác nhau 17

Bảng 2.4: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ hồi màu của bột hay giấy 21

Bảng 2.5: Độ hồi màu phụ thuộc vào độ ẩm 24

Bảng 2.6: Bảng tiêu chuẩn kiểm tra lão hóa 26

Bảng 3.1: Đặc điểm kỹ thuật bột CTMP 27

Bảng 3.2: Đặc điểm kỹ thuật bột hóa 27

Bảng 3.3: Đặc điểm kỹ thuật chất độn GCC 27

Bảng 3.4: Bảng tỷ lệ phối trộn CaCO 3 33

Bảng 4.1: Giá trị độ trắng ban đầu của các mẫu khi phối trộn CaCO3 38

Trang 11

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Giấy là một trong những phát minh lâu đời của nền văn minh nhân loại Nó là một sản phẩm không thể thiếu của bất kỳ quốc gia, xã hội nào Giấy không những được dùng trong ghi chép, in ấn mà ngày nay nó phát triển trên nhiều lĩnh vực: bao bì, vận chuyển hàng hoá, vật liệu cách điện, xây dựng, y tế…tốc độ phát triển các ngành công nghiệp khác đã thúc đẩy nhu cầu giấy bao bì và các lọai giấy khác ngày càng tăng Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa thì nhu cầu tiêu thụ giấy là rất lớn

Nhu cầu giấy sử dụng trên thế giới là 50 kg/người/năm Ở các nước phát triển

150 – 250 kg/người/năm Riêng ở Việt Nam ước tính năm 2010 là 15 kg/người/năm với mức tiêu dùng ngày càng cao này đòi hỏi các nhà đầu tư phải nâng cao năng suất, đổi mới công nghệ và phải có kiến thức sâu rộng về ngành công nghệ giấy

Nhu cầu tiêu thụ giấy gia tăng lên bên cạnh đó thì những yêu cầu về chất lượng cũng được quan tâm đến Giấy in, giấy viết phải đảm bảo được độ trắng, khả năng bắt mực khi in ấn, tránh hiện tượng bị lem mực,… Việc tồn trữ và bảo quản giấy để sử dụng trong một thời gian dài thường làm giảm vẻ mỹ quan của giấy Và một trong những yếu tố làm giảm vẻ mỹ quan của giấy đó là hiện tượng tờ giấy bị vàng đi sau một thời gian sử dụng hay còn gọi là hiện tượng hồi màu của giấy Hiện tượng hồi màu của giấy và bột giấy do nhiều yếu tố tác động đến: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,… Đặc biệt đối với các loại giấy được sản xuất từ thành phần bột cơ thì hiện tượng hồi màu lại diễn ra càng nhanh hơn

Hiện tượng ngã màu vàng của giấy sau thời gian sản xuất và sử dụng là một trở ngại lớn cần được khắc phục Do đó tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu hiện tượng hồi màu của giấy” nhằm mục đích hiểu rõ hơn về hiện tượng này và tìm ra một số biện pháp khắc phục đối với bột hóa nhiệt cơ

Trang 12

1.2 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá ảnh hưởng của loại bột, hàm lượng độn, thời gian sấy tới độ hồi màu của giấy Từ đó rút ra phương pháp làm giảm độ hồi màu của giấy

1.3 Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu ảnh hưởng của loại nguyên liệu bột CTMP và bột hóa đến độ hồi màu

Nghiên cứu ảnh của tỷ lệ % CaCO3 tới độ trắng và độ hồi màu của giấy từ nguyên liệu bột CTMP

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian sấy tới độ trắng và độ hồi màu của giấy từ nguyên liệu bột CTMP

1.4 Giới hạn đề tài

Đề tài “Nghiên cứu hiện tượng hồi màu của giấy” được thực hiện tại phòng thí nghiệm của trung tâm nghiên cứu và chế biến lâm sản giấy và bột giấy trường ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Do thời gian và điều kiện thiết bị phòng thí nghiệm còn hạn chế nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hiện tượng hồi màu của giấy từ nguyên liệu bột CTMP, nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ sử dụng chất độn đến hiện tượng này,

không đi vào các cơ chế phản ứng hóa học và các yếu tố ảnh hưởng khác

Trang 13

Chương 2

TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về bột cơ

2.1.1 Khái niệm bột cơ

Bột cơ là loại bột giấy được sản xuất bằng cách mài hoặc nghiền nguyên liệu

gỗ, nghĩa là dùng tác dụng cơ học là chính để sản xuất bột giấy

Trong công nghệ sản xuất bột cơ, các bó sợi chịu tác dụng của lực chấn động gây ra trong cối mài hay đĩa nghiền, làm cho cấu trúc ban đầu bị lỏng lẻo cho đến khi các bó sợi được tách ra Các quy trình sản xuất bột cơ chỉ sử dụng một lượng nhỏ hóa

chất cũng được xếp vào nhóm bột cơ và được gọi là bột hóa cơ Quá trình sản xuất bột

có chất lượng tốt cần phải đạt các chỉ tiêu sau:

+ Các bó sợi phải được tách hoàn toàn ra khỏi cấu trúc gỗ

+ Chiều dài sợi không bị cắt quá ngắn

+ Các sợi phải được chổi hóa

Có hai phương pháp chính để sản xuất bột cơ: phương pháp mài và phương pháp nghiền Phương pháp mài cho bột có độ che phủ cao nhưng tính chất cơ lý lại kém Phương pháp nghiền cho bột có tính cơ lý cao hơn nhưng tính quang học lại kém hơn so với bột gỗ mài

2.1.2 Đăc điểm của bột cơ

Phương pháp sản xuất bột cơ cho hiệu suất cao từ 85 – 98 % trong khi đó bột hóa chỉ đạt hiệu suất 40 – 45 % Bột cơ có độ hồi màu cao hơn so với bột hóa So với phương pháp sản xuất bột hóa, bột cơ ít tốn chi phí sản xuất hơn, công nghệ đơn giản hơn Bột cơ có một số tính chất tốt để làm giấy như: chỉ số tán xạ ánh sáng cao (độ đục cao), độ trắng thích hợp, độ nhẵn và độ khối cao, tạo hình tốt, khả năng in ấn tốt

Trang 14

Bảng 2.1: Các loại bột cơ

Stone Groundwood (SGW) Bột mài ở áp suất khí quyển

Nhiệt độ nước tưới vào 70 – 750C Hiệu suất: 98,5 %

Pressure Groundwood (PGW) Bột mài ở áp suất 2,5 bar

Nhiệt độ nước tưới < 1000C Hiệu suất: 98,5 %

Super Pressure Groundwood

(PGW-S)

Bột mài ở áp suất 4,5 bar Nhiệt độ nước tưới vào >1000C Hiệu suất 98 %

Refiner Mechanical Pulp (RMP) Bột nghiền đĩa sản xuất từ dăm ở áp suất

khí quyển Dăm được rửa và có thể có giai đoạn xử lý sơ bộ với hơi nước trước khi nghiền

Hiệu suất: 97,5 % Pressure Refiner Mechanical Pulp

(PRMP)

Giống như RMP nhưng quá trình nghiền thực hiện dưới áp suất và nhiệt độ cao Hiệu suất: 97,5 %

Thermomechanical Pulp (TMP) Bột nhiệt cơ dăm gỗ được gia nhiệt có áp

suất bằng hơi nước 3 – 5 bar, Nhiệt độ 140 – 1550C

Hiệu suất: 97,5 % Chemimechanical Pulp (CMP) Bột hóa cơ: có thể được sản xuất theo

phương pháp mài hoặc nghiền, gỗ được

xử lý sơ bộ với hóa chất Hiệu suất: 80 – 95 % Chemithermomechanical Pulp (CTMP) Bột hóa nhiệt cơ

Hiệu suất > 90 %

(Nguồn: Jan Sundholm, 1998)

Trang 15

Bảng 2.2: Độ trắng của các loại bột cơ được sản xuất từ gỗ vân

lý và độ bền theo thời gian không cao Các sản phẩm giấy thông dụng là giấy báo, giấy

ép quang hay giấy tráng phấn định lượng thấp Yêu cầu chính cho loại giấy này là khả

năng chạy máy và khả năng in ấn

Những ứng dụng khác của bột cơ là làm các loại bao bì, giấy dán tường, giấy sinh hoạt, giấy vệ sinh, khăn ăn hay các loại sản phẩm có độ hấp phụ cao Các loại hộp làm từ bao bì ba lớp với lớp sóng ở giữa là bột SGW, các bao bì chứa chất lỏng có thể dùng CTMP thay thế cho bột sulfat CTMP còn được sử dụng trong thành phần các loại sản phẩm giấy hấp thụ cao Một số loại giấy dán tường chứa 70 % bột cơ, ngoài ra

trong thành phần một số loại giấy (giấy in, giấy viết) có chứa khoảng 5 – 20 % bột cơ

Trang 16

2.1.4 Tổng quan về bột CTMP

Dăm gỗ được xử lý với những tác chất hóa học trước khi nghiền ở nhiệt độ lớn hơn 1000C nhằm mục đích làm mềm và hòa tan một phần nhỏ lignin có trong dăm gỗ

để giúp cho quá trình tách sơ sợi được dễ dàng hơn, sơ sợi ít bị tổn hại hơn nên độ bền

cơ lý cao hơn Các hóa chất sử dụng thông thường nhất là NaOH và Na2SO3 hoặc NaOH và H2O2, bột sản xuất theo phương pháp này gọi là bột hóa nhiệt cơ (CTMP) Thông thường với loại gỗ mềm, lượng Na2SO3 thay đổi từ 1  5 % trên hàm lượng gỗ, pH của dung dịch có giá trị từ 9 đến 10 Khi pH lớn hơn 10, độ trắng của bột

sẽ giảm Nhiệt độ xử lý dăm 110  1400C, có thể tiến hành hoặc trong pha lỏng hoặc trong pha hơi, thời gian xử lý từ 1  20 phút Sau giai đoạn xử lý này, lignin sẽ trở nên

ái nước hơn và sau quá trình nghiền, sợi sẽ trở nên đàn hồi hơn Dung dịch NaOH cũng có thể làm tăng độ trương của lignin và hydrat cacbon nhưng có thể làm cho lignin bị sẫm màu Việc sử dụng H2O2 nhằm cải thiện độ trắng cho bột

Bột hóa nhiệt cơ có thể thay thế cho bột hóa trong thành phần một số loại giấy Hoặc được sử dụng trong một số sản phẩm giấy mà bột nhiệt cơ không thể đáp ứng, đặc trưng là loại giấy vệ sinh Bởi vì bột nhiệt cơ bị mất đi khả năng hấp phụ nước trong quá trình sấy, còn bột hóa nhiệt cơ thì có tính chất tương tự như loại bột hóa Khả năng hấp phụ nước không bị ảnh hưởng trong quá trình sấy, điều này được giải thích chính giai đoạn xử lý dăm gỗ với hóa chất đã lấy đi phần nhựa, mà đây được xem

là nguyên nhân của việc giảm độ hấp phụ nước.1

Trang 17

2.1.5 Dây chuyền sản xuất bột CTMP của Tân Mai

2.1.5.1 Sơ đồ khối dây chuyền sản xuất bột CTMP

Nghiền đợt 2 11S150/320

Băng tải dăm

Vis hồi lưu

Nghiền đợt1 11S080/090

Vis cơ đặc

12 S

Hồ chứa 11G160

Hồ chứa bột 12G070

Tháp chứa

13G040

Tang cơ đặc

13 S010

Sàng cong 13S130/220

Sàng áp lực

Vis trộn

Đường bột thu hồi

Đường hơi

Trang 18

2.1.5.2 Thuyết minh dây chuyền sản xuất CTMP

Dây chuyền sản xuất bột CTMP gồm 4 giai đoạn:

45 %, DTPA 10 %, chất trợ thẩm thấu nếu cần)

 Nghiền dăm: nghiền thô và nghiền tinh

Nghiền thô bố trí 2 máy nghiền S080 và S090 làm việc song song nhau làm việc có áp lực hơi nước với áp suất nghiền từ 1,5 – 2,5 bar Trong quá trình nghiền có cho thêm lượng nước trắng cần thiết vào và một lượng nhiệt nhằm làm chảy mềm lignin giúp quá trình nghiền tốt hơn Mục đích của công đoạn nghiền thô này là tách rời liên kết trong gỗ thành các chùm xơ sợi Nồng độ sau nghiền 40 – 50 %, độ nghiền khoảng 15 – 25 0SR

Để xơ sợi được tách rời nhau, chổi hóa tốt hơn, mềm mại hơn và liên kết tốt với nhau hơn người ta bố trí thêm giai đoạn nghiền đợt 2 hay còn gọi là nghiền tinh Về cấu tạo cũng như nguyên tắc hoạt động nghiền tinh và nghiền thô rất giống nhau Chúng chỉ khác ở chỗ mục đích sử dụng ở từng công đoạn mà lắp đặt dao nghiền và khoảng cách giữa các dao nghiền cho phù hợp Ở nghiền tinh nồng độ nghiền thấp hơn nghiền thô, nồng độ khoảng 20 – 25 % và độ nghiền từ 25 – 40 0SR

Trang 19

 Sàng chọn và làm sạch

Bột đưa sang sàng áp lực (12S040 và 12S210) có nồng độ 3 % Nhiệm vụ của sàng là làm sạch bột, loại bỏ những tạp chất cũng như những xơ sợi có kích thước lớn hơn lỗ sàng 1,8 mm Dưới áp lực của dòng bột và cánh khuấy những xơ sợi có kích thước nhỏ hơn lỗ sàng sẽ chui qua lưới sàng gọi là bột hợp cách, còn phần có kích thước lớn hơn lỗ sàng bị giữ lại gọi là phần không hợp cách Phần bột không hợp cách được đưa sang sàng cong (13S130, 13S220) để xử lý lại và tận dụng phần xơ sợi còn sót trong đó Bột hợp cách từ sàng cong được chứa ở bể 12G070 và được bơm lên thùng điều tiết C330 và nhờ vis cô đặc (S170, S230) cung cấp lại cho giai đoạn nghiền đợt 2 (nghiền tinh)

Bột hợp cách từ sàng áp lực được pha loãng đến nồng độ khoảng 1 – 2 % và tiếp tục được làm sạch bằng hệ thống lọc cyclon 3 cấp Nhiệm vụ của lọc ly tâm là để loại bỏ các tạp chất nặng như: cát, đá, sạn Nguyên lý làm việc của lọc dựa vào lực ly tâm và trọng lực Dòng bột vào cyclon theo phương tiếp tuyến với ống và dưới một áp lực tạo ra dòng xoáy lực ly tâm, những vật có khối lượng lớn chịu ảnh hưởng mạnh của lực ly tâm bị văng ra thành ống và nhờ trọng lực lắng xuống đáy cyclon và được thải bỏ Phần bột nhẹ ít chịu lực ly tâm được hút lên theo ra ngoài

 Công đoạn cô đặc và tẩy trắng

Bột sau lọc có nồng độ rất thấp 1 – 1,2 % cần phải cô đặc qua hệ thống tang cô đặc để nâng nồng độ bột lên >9 % nhằm thuận lợi cho việc tẩy trắng và lưu trữ Thiết

bị cô đặc là tang quay lô lưới, khi lô lưới quay, nước vào bên trong các nang và thoát

ra ngoài dưới tác dụng của lực hút chân không Nó được tạo ra là do chênh lệch mức nước bên trong lòng tang và mức dung dịch bột bên ngoài tạo nên, khi tang quay nước bên trong sẽ chuyển động tạo nên lực hút rất lớn hút nước của dung dịch bột bên ngoài tang vào bên trong lòng tang

Dòng bột hợp cách từ lọc cấp 1 được đưa về hệ thống tang cô đặc Hệ thống này gồm hai thiết bị: tang tiền cô đặc và tang cô đặc, hoạt động theo nguyên tắc hút chân không nhằm nâng cao nồng độ bột giấy trước khi qua tháp tẩy Việc cô đặc bột

có ý nghĩa quan trọng nó giúp nâng cao nồng độ bột giảm được hóa chất tiêu tốn, nâng cao hiệu quả tẩy, loại bớt tạp chất trong dòng bột loãng và giúp kiểm soát pH dễ dàng hơn

Trang 20

Bột từ tang cô đặc xuống vis tải và vis tải này sẽ đưa bột vào vis trộn, tại đây hóa chất tẩy trắng được cho vào, sau đó bột được đưa xuống tháp chứa nhờ băng tải Điều kiện tẩy như sau:

2.2.2 Một số loại chất độn thường dùng trong ngành giấy

Cao lanh (Al 2 O 3 SiO 2 )

Cao lanh là sản phẩm phân hủy của alumina silicat kiềm, thành phần hóa học chủ yếu là SiO2 (45 – 47 %), Al2O3 (35 – 38 %), Fe2O3, K2O, TiO2, chất cháy được (12 – 13 %) Thành phần của những chất này phụ thuộc vào nơi khai thác cao lanh Cao lanh có cấu trúc hai lớp, một lớp tứ diện silicat, một lớp bát diện alumina

Thuận lợi khi sử dụng Cao lanh: Giá cả hợp lý, độ trắng tương đối cao, bền trong môi trường hóa học, độ rắn thấp, tỷ trọng vừa phải, hạt có dạng đĩa nên có diện tích bề mặt riêng lớn và hệ số tán xạ cực tốt, khả năng thấm mực và có độ bền màu mực tốt

Một nhược điểm của Cao lanh là hệ số khúc xạ rất gần với Cellulose

Bột talc

Thành phần hóa học chủ yếu của bột talc là silicat magie ngậm nước (MgO.SiO.3nH2O) Bột talc được sản xuất bằng cách nghiền quặng talc, sau đó tuyển nổi và phân loại theo kích thước hạt

Bột talc có đặc điểm nổi bật là rất mềm, kỵ nước nhất trong số các loại chất độn

sử dụng trong ngành giấy, do vậy nó thường được sử dụng làm chất hấp phụ các tạp

Trang 21

chất kỵ nước, hạt nhựa cây mịn lẫn trong dòng bột của cả hai quá trình sản xuất bột và sản xuất giấy Khi sử dụng bột talc làm chất độn dễ gặp hiện tượng tạo bọt trong dòng bột do tính kỵ nước của nó gây ra

Bột talc có độ trắng cao nên thường được sử dụng trong các loại giấy cần độ trắng như giấy in, giấy viết

Bột đá vôi (CaCO 3 )

Bột đá vôi có hai loại chủ yếu, đó là sản phẩm thiên nhiên bằng cách nghiền đá vôi thiên nhiên gọi là GCC hay bột đá nặng, loại sản phẩm kết tủa được tổng hợp là PCC gọi là bột kết tủa hay bột đá nhẹ

Canxicacbonat xuất hiện trong nhiều khoáng thiên nhiên khác nhau, các khoáng quan trọng nhất là calcite, aragonite và vaterite, trong đó thông dụng nhất là calcite được tìm thấy nhiều trong đá vôi

Bột dioxit titan (TiO 2 )

TiO2 xuất hiện ở 3 dạng tinh thể: anatas, rutil và brookit, nó có một đặc tính đặc biệt vừa là chất độn và vừa là bột màu Dioxit titan thường là sản phẩm nhân tạo, chỉ một lượng nhỏ là sản phẩm từ khoáng tự nhiên Có hai dạng được sử dụng trong ngành giấy là anatase và rutile, trong đó rutile thì bền và chặt hơn Bột talc có độ trắng, độ phản xạ và độ tán xạ ánh sáng cao, hạt nhỏ, mịn nên chúng là loại chất độn có chất lượng cao Nhược điểm của bột talc là giá đắt và độ bảo lưu thấp nên ít được sử dụng trong ngành giấy

Bột hydroxit nhôm (Al(OH) 3 )

Bột hydroxit nhôm là sản phẩm nhân tạo khi chế biến quặng boxit ở điều kiện nhiệt độ 2000C và áp suất 20 at

Bột hydroxit nhôm có độ trắng cao, kích thước hạt nhỏ, hình dạng dẹt, vừa được sử dụng làm chất độn vừa là chất tráng phủ bề mặt để tăng độ trắng, độ bóng cho giấy

2.2.3 Ảnh hưởng của chất độn đến cấu trúc và tính chất của giấy

 Ảnh hưởng của chất độn đến tính chất cơ lý của giấy

Độ bền của tờ giấy phụ thuộc vào liên kết giữ các xơ sợi Vì các chất độn không

có khả năng hình thành liên kết, hạn chế sự liên kết của xơ sợi làm số lượng liên kết

Trang 22

trên một đơn vị diện tích tờ giấy giảm nên khi tăng tỉ lệ sử dụng chất độn sẽ làm giảm

độ bền cơ lý của giấy, nhất là độ chịu kéo

Độ chịu lực của giấy giảm do các ứng suất hình thành trong cấu trúc tờ giấy như ở các lổ, các chổ rạn Khi xơ sợi được thay bằng chất độn thì có nghĩa là số lượng

xơ sợi trên một đơn vị thể tích sẽ giảm vì thế khả năng chiu lực của giấy cũng giảm Khi tỉ lệ sử dụng chất độn thấp trong khoảng 2 % - 3 % thì độ bền cơ lý của giấy hầu như không thay đổi so với giấy không sử dụng chất độn Chỉ khi tỉ lệ chất độn cao hơn các giá trị này thì tỉ lệ chất độn càng tăng, độ bền cơ lý càng giảm

 Ảnh hưởng của chất độn đến tính chất quang học của giấy

Các loại chất độn thường có độ trắng cao hơn xơ sợi nên chất độn cũng được sử dụng để tăng độ trắng cho giấy

Khi sử dụng chất độn, số lượng các lổ trống trong tờ giấy tăng lên làm tăng mức

độ khúc xạ của ánh sáng vì thế độ đục của giấy cũng được cải thiện đáng kể

Tỉ lệ sử dụng chất độn càng cao thì độ thấu sáng của giấy càng đều vì khi đó kích thước của các lỗ trống trong kết cấu của tờ giấy trở nên đồng đều hơn so với kích thước của các lỗ trống trong tờ giấy không sử dụng chất độn

Chất độn có khả năng làm giảm độ hồi màu của giấy, đặc biệt là giấy làm từ bột

 Ảnh hưởng của chất độn đến cấu trúc của tờ giấy

Cấu trúc của tờ giấy như độ xốp, độ hỏng…phụ thuộc rất nhiều vào hình dạng

và kích thước của hạt chất độn Một số nhà nghiên cứu cho rằng khi sử dụng chất độn, chúng sẽ lắp đầy vào các lổ trống trong cấu trúc của tờ giấy làm tờ giấy chặt hơn, nhưng thực tế thì ngược lại Điều này được giải thích là vì các hạt chất độn làm cản trở

sự tiến lại gần nhau của các xơ sợi nên kết quả là độ xốp và độ thấu khí của giấy sẽ tăng lên Nhưng khi giấy có sử dụng chất độn và qua cán láng thì độ chặt của tờ giấy

Trang 23

để sản xuất các loại giấy carton, sản phẩm giấy thu được sẽ có độ xốp cao, khi đó việc

sử dụng các loại chất độn có kích thước hạt nhỏ hơn so với kích thước lỗ hổng giữa các xơ sợi sẽ làm tăng độ chặt của giấy

Khi sử dụng chất độn thì tính chất hai mặt của tờ giấy cũng tăng lên Điều này được giải thích là khi tờ giấy được hình thành trên bộ phận lưới, quá trình thoát nước

và lực hút chân không làm cho các thành phần mịn và các hạt chất độn bị hút về phía

bề mặt tiếp xúc với lưới (mặt lưới) của tờ giấy, điều này làm cho tờ giấy có sự khác biệt nhau ở hai mặt gọi là tính hai mặt của tờ giấy Tính hai mặt của tờ giấy được khắc phục bằng cách xeo giấy bằng máy xeo lưới đôi, khi đó quá trình thoát nước diễn ra ở

cả hai mặt, làm giảm sự khác biệt ở hai mặt của tờ giấy

CaCO3 được chia ra làm 2 loại là GCC và PCC

Hình 2.1: Hình ảnh phóng đại của PCC và GCC

Trang 24

Khí khói lò Nước Vôi

 Bột canxicacbonat nghiền (GCC)

GCC thường được sử dụng để gọi chung các loại chất độn sau khi đã tinh chế qua nghiền CaCO3 thu được từ đá phấn, đá vôi, đá hoa GCC có ưu điểm là giá rẽ và phổ biến

Hình 2.2: Sơ đồ khối quá trình sản xuất chất độn GCC

 Bột canxicacbonat kết tủa (PCC)

PCC hoàn toàn là sản phẩm tổng hợp PCC được sản xuất công nghiệp bằng cách nghiền, phân hủy CaCO3 tự nhiên tạo ra CaO, sau đó xút hóa CaO tạo Ca(OH)2sau đó cho kết tủa tạo CaCO3 tinh khiết bằng khí CO2

Hình 2.3: Sơ đồ khối quá trình sản xuất chất độn PCC

Đóng gói

Nghiền mịn

Tuyển nổi

Ly tâm

Quặng Nghiền đập Rửa Nghiền đập lần

2

Nghiền mịn

Phân loại

Trang 25

 Ưu nhược điểm của PCC và GCC

Ưu điểm

Phổ biến, giá thành rẻ, độ trắng cao, cho giấy có độ đục cao, bảo lưu tốt, giấy lâu bị hồi màu

Nhược điểm

Khả năng thoát nước thấp, giấy xốp

CaCO3 chỉ được dùng trong môi trường bazơ (kiềm) không dùng trong môi trường axit vì trong môi trường axit CaCO3 bị phân hủy tạo khí CO2 gây sủi bọt ảnh hưởng xấu đến tính chất và cấu trúc của giấy, đặc biệt là các tính chất bề mặt vì khi băng giấy trong quá trình hình thành còn ướt nếu có không khí thoát ra sẽ phá hủy bề mặt giấy

Hệ số phản xạ R: là tỷ số được biểu diễn bằng phần trăm (%) giữa bức xạ được phản xạ bởi một vật thể và bức xạ được phản xạ bởi một vật thể khuếch tán phản xạ lý tưởng trong cùng một điều kiện

Hệ số phản xạ đặc trưng R∞: là hệ số phản xạ của một lớp hoặc một tập nguyên liệu có độ dày đủ để đảm bảo tính mờ đục, nghĩa là khi tăng độ dày của tập bằng cách tăng số lượng tờ vẫn không làm thay đổi kết quả đo hệ số phản xạ

Độ trắng ISO (Hệ số phản xạ khuếch tán xanh): là hệ số phản xạ đặc trưng được đo trên máy đo phản xạ tiêu chuẩn, với bộ lọc hoặc chức năng tương ứng có chiều dài bước sóng hữu hiệu là 457 nm , chiều rộng tại 1/2 độ cao là 44 nm, được điều chỉnh để lượng UV (cực tím) của ánh sáng tới trên bề mặt mẫu thử tương đương với nguồn sáng

C của CIE (Commission Internationale de l’élairage)

Trang 26

Hình 2.4:Mối liên hệ giữa độ trắng của bột với tia hấp thụ ánh sáng và tia tán xạ ánh

K, Na, Ca, Mg, P, S, Si, Fe… Trong quá trình tẩy trắng bột giấy các ion Fe, Cu, Co… thúc đẩy phản ứng cắt mạch hydratcacbon gây ảnh hưởng xấu đến hiệu suất và

độ trắng của giấy

Xenlulo và hemixenlulo có màu trắng và không tạo ra màu sắc cho bột giấy Màu của bột là do các nhóm mang màu của lignin tạo ra Hàm lượng lignin trong gỗ lá rộng (20 – 30 %) thấp hơn trong gỗ lá kim (27 – 30 %), do vậy bột sản xuất từ gỗ lá kim thường có màu sẫm hơn bột gỗ lá rộng

Trang 27

Lignin là thành phần có hại đối với tính chất tạo giấy của bột giấy Lignin là thủ phạm chính gây ra hiện tượng ngả vàng, lão hóa của giấy

Hình 2.5: Cấu trúc của lignin

(Nguồn: Johan Gullichson, 1998)

Trang 28

Ưu điểm của công nghệ sản xuất bột sulphit là sản xuất ra loại bột trắng dễ tẩy

có thể đạt đến độ trắng cao nhất Khi tăng hàm lượng kiềm trong dịch nấu sulphit thì hiệu suất của bột cũng tăng lên, chất lượng bột thu được tăng cao hơn có màu sáng hơn, độ bền cơ lý cũng tăng cao

Đối với bột sulphat sự có mặt của Na2S trong dịch nấu làm tăng tính chọn lọc của phản ứng tách loại lignin Nếu tăng độ sulphua đến 40 % thì màu sắc của bột trở nên đen hơn, bột cứng hơn

Bột cơ có hàm lượng lignin cao nên không thể tẩy trắng tới cùng mức độ như bột hóa và lại có độ hồi màu cao

Khi sản xuất bột CRMP nếu xử lý sơ bộ dăm mảnh với dung dịch kiềm nguội NaOH có bổ sung thêm Na2SO3 hoặc H2O2 sẽ cải thiện tính năng của bột so với RMP đồng thời hạn chế được hiện tượng độ trắng của bột bị giảm

 Rửa bột

Bột sau khi nấu cần được rửa nhằm tách kiềm đen ra khỏi bột vừa nấu Quá trình rửa bột càng hiệu quả thì khả năng tẩy trắng bột càng cao và độ trắng của giấy cũng tăng theo

 Tẩy trắng

Ảnh hưởng trực tiếp đến độ trắng của giấy Bột giấy sau khi được sản xuất bằng

phương pháp cơ học hoặc hóa học thường có màu vàng sáng hoặc sẫm Bột giấy này

có thể dùng được ngay để sản xuất các loại giấy không cần độ trắng cao như giấy bao

bì, giấy in báo,…Nhưng nếu cần bột để sản xuất những loại giấy có độ trắng cao như giấy in, giấy viết, giấy vệ sinh,…thì bột giấy cần phải qua công đoạn tẩy trắng

Muốn đạt được độ trắng cao và ổn định thì phải áp dụng quy trình tẩy nhiều giai đoạn

 Chất độn

Là những chất bột trắng vô cơ: bột cao lanh, bột đá vôi, bột thạch cao, bột talc, bột dioxyt titan….được sử dụng trong thành phần sản xuất giấy Sử dụng chất độn làm tăng độ trắng và độ đục cho giấy

Độ trắng của giấy được tổng hợp từ độ trắng của xơ sợi và độ trắng của các chất phụ gia nhất là độ trắng của chất độn sử dụng trong quá trình sản xuất giấy Kích thước của các hạt chất độn càng nhỏ thì tác dụng làm tăng độ trắng của giấy càng cao

Trang 29

Để sản xuất giấy người ta thường sử dụng chất độn có độ trắng cao hơn xơ sợi, thỉnh thoảng có trường hợp ngược lại tùy theo yêu cầu thực tế

 Chất lượng nước sử dụng trong nhà máy

Chất lượng nước sử dụng có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho độ trắng, nước phải trong, không màu, không chứa các muối oxit sắt Do đó nước cấp cho sản xuất giấy trắng cần phải được tách bỏ các ion kim loại nặng và tách lọc các chất cặn mịn

Độ trắng là một tính chất rất quan trọng của các loại giấy in, viết, giấy photocopy…Độ trắng của giấy chịu ảnh hưởng của độ trắng của bột giấy, các hóa chất phụ gia, chất độn và chất lượng nước dùng để xeo giấy Muốn sản xuất giấy trắng người ta phải xử lý khử ion kim loại và tách lọc bỏ những tạp chất mịn có trong nước cấp

Qui trình xử lý nước cấp theo ba bước sau:

B1: Khử các ion kim loại nặng, nhất là các ion kim loại sắt 2 (Fe2+), sắt 3 (Fe3+) bằng cách oxy hóa sắt 2 thành sắt 3 rồi kết tủa chúng bằng kiềm và đông tụ keo chúng bằng phèn

B2: Lắng các chất đông tụ, keo tụ trong bể lắng

B3: Lọc sạch nước cấp khỏi các chất cặn mịn mà quá trình lắng chưa lọc bỏ hết Quá trình này có thể thực hiện bằng cách cho nước qua bể lọc cát

 Sử dụng chất trắng quang học để làm trắng giấy

Chất trắng quang học là các chất có khả năng hấp thụ tia cực tím trong ánh sáng mặt trời rồi phản xạ lại bằng các tia nhìn thấy được, vì vậy làm tăng được cường độ của tia phản xạ làm cho người nhìn vào giấy cảm nhận được là giấy trắng hơn

Tuy nhiên không phải lúc nào cũng sử dụng chất trắng quang học một cách

có hiệu quả Không nên sử dụng chất trắng quang học khi trong thành phần bột có chứa trên 20 % bột xenlulo không tẩy hoặc bột cơ Vì các loại bột này cũng có khả năng hấp thụ mạnh các tia cực tím, vì thế nó làm hạn chế tác dụng của chất làm trắng quang học.

2.4 Lý thuyết về sự hồi màu của giấy, bột giấy

2.4.1 Khái quát

Hiện tượng ngả vàng hay còn gọi là hiện tượng hồi màu hoặc hiện tượng lão hóa là hiện tượng giảm độ trắng sau khi sản xuất, gây ra bởi tác dụng của ánh sáng

Trang 30

hoặc của nhiệt độ cao Hiện tượng này gây tác hại trong quá trình bảo quản và trong quá trình sử dụng vì nó làm giảm mỹ quan và chất lượng của sản phẩm, nhất là các loại giấy in, giấy viết, giấy photocopy, giấy báo Lão hóa là quá trình thay đổi về thành phần hóa học, giấy trở nên vàng giảm độ bền cơ lý, các xơ sợi trở nên giòn, dễ gãy vụn Hiện tượng hồi màu có thể được phân loại theo hai quá trình:

 Hồi màu do nhiệt: Hồi màu dưới tác dụng nhiệt là nguyên nhân của việc tồn trữ trong tối có nhiệt độ và độ ẩm Những loại gỗ khác nhau có thành phần chất trích

ly khác nhau nên độ trắng bị mất đi cũng khác nhau Phương pháp nấu bột cũng ảnh hưởng đến quá trình bột hồi màu Những tính chất bột như độ pH và hàm lượng ion sắt cũng ảnh hưởng đến hồi màu nhiệt

Hình 2.6: Hồi màu do nhiệt của bột cơ được sản xuất từ các loại gỗ mềm Canada

(Nguồn: Jan Sundholm, 1998) Các loại gỗ mềm có hệ số hấp thụ ánh sáng càng cao thì độ hồi màu càng cao

 Hồi màu quang hóa: phản ứng tạo màu do sự oxy hóa khi giấy chịu tiếp xúc với ánh sáng Hồi màu quang hóa có thể làm giảm độ trắng của bột cơ và bột hóa cơ trong khoảng 20 – 30 điểm Hồi màu quang hóa gây ra do phản ứng oxy hóa bởi tia

UV Hồi màu quang hóa ít bị phụ thuộc vào độ ẩm và độ pH của bột hơn so với hồi màu nhiệt

Hồi màu là một trở ngại đối với nhiều loại bột và sản phẩm giấy và nguyên liệu

gỗ Nếu hiện tượng hồi màu được khắc phục ta có thể dùng bột cơ hay bột hóa cơ để thay bột hóa trong sản xuất các loại giấy chất lượng cao

Trong quá trình sản xuất, bột bị biến đổi màu sắc bởi các tác nhân ánh sáng và nhiệt độ Bột sản xuất theo phương pháp hóa được tẩy với clo dễ xảy ra sự hồi màu

Trang 31

Ngoài ra mục tiêu của quá trình sản xuất bột hóa là quy trình sản xuất khép kín Do vậy hệ thống nước sử dụng được khép kín, các hợp chất hòa tan khác nhau được tăng lên trong quá trình sản xuất kết quả là các hợp chất hòa tan đó bám lên xơ sợi làm ảnh hưởng đến tính chất quang học và độ hồi màu của bột

2.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hồi màu

Có 3 nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tính chất quang học và độ hồi màu của giấy: nguyên liệu, phương pháp sản xuất, và quá trình tồn trữ

Bảng 2.4: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ hồi màu của bột hay giấy

Nguyên liệu Quá trình sản xuất Quá trình tồn trữ Thành phần xơ sợi

Tuổi, quá trình sinh trưởng

Điều kiện và thời gian tồn trữ

Phương pháp sản xuất Thông số quá trình sản xuất Hóa chất tẩy

Chất phụ gia

Ánh sáng Không khí Nhiệt

Độ ẩm Thời gian (Nguồn: Ingegerd Forsskahl, 1998)

 Nguyên liệu

Nguyên liệu phải có chất lượng tốt không có sự thiệt hại bởi côn trùng hay vi sinh vật Nguyên liệu là một yếu tố quan trọng trong vấn đề tồn trữ

Thành phần hóa học trong thành tế bào, lớp trung gian có màu sắc khác nhau:

xơ sợi có màu sáng và dễ bị ảnh hưởng bởi tia sáng, lớp trung gian có màu tối hơn Các nhóm màu này trong gỗ chưa được xử lý được gọi là nhóm màu chromophore Chromophore là thành phần chính có trong lignin gây nên hiện tượng ngả vàng cho bột Loại gỗ cũng làm ảnh hưởng đến sự ổn định độ trắng của bột (Dence, 1996) Bột sản xuất từ gỗ thiết san ở phương Tây có màu vàng hơn so với bột gỗ vân sam sau

18 giờ sấy ở nhiệt độ 1050C Lõi của gỗ thông và vỏ gỗ vân sam chứa một vài thành phần hóa học không ổn định nó sẽ được chuyển thành nhóm chromophore dưới điều kiện ánh sáng và là nguyên nhân làm vàng bột cơ

 Quá trình sản xuất

 Rửa bột

Sau khi tẩy trắng nếu bột không được rửa kỹ mà đem đi xeo thì giấy có thể bị ngả vàng Ví dụ như trường hợp cùng một loại bột giấy, nếu bột không được rửa kỹ

Ngày đăng: 28/02/2019, 13:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Ngọc Bích, 2003. Kỹ Thuật Xenlulo Và Giấy. NXB Đại học Quốc gia TP. HỒ CHÍ MINH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ Thuật Xenlulo Và Giấy
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia TP. HỒ CHÍ MINH
2. Vũ Tiến Hy, 2006. Công nghệ sản xuất bột giấy. Nhà xuất bản Bộ giáo dục và đào tạo trường Đại học Nông lâm, TP. HỒ CHÍ MINH, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ sản xuất bột giấy
Nhà XB: Nhà xuất bản Bộ giáo dục và đào tạo trường Đại học Nông lâm
3. Cao Thị Nhung, 2005. Các yếu tố công nghệ và tính chất các loại giấy. NXB Đại học Quốc gia TP. HỒ CHÍ MINH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố công nghệ và tính chất các loại giấy
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia TP. HỒ CHÍ MINH
4. Cao Thị Nhung, 2003. Công Nghệ Sản Xuất Bột Giấy Và Giấy. NXB Đại học Quốc gia TP.HỒ CHÍ MINH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công Nghệ Sản Xuất Bột Giấy Và Giấy
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia TP.HỒ CHÍ MINH
5. Lê Tiểu Anh Thư, 2009. Phụ gia giấy. Tài liệu lưu hành nội bộ trường Đại học Nông Lâm TP.HỒ CHÍ MINH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phụ gia giấy
6. Lê Tiểu Anh Thư, 2009. Tính chất giấy.. Tài liệu lưu hành nội bộ trường Đại học Nông Lâm TP.HỒ CHÍ MINH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính chất giấy
7. Viện công nghiệp giấy và xenlulô, 2004. Sổ tay phòng thí nghiệm Khác
8. Ingederd Forsskahl, 1998. Chapter 5, Brightness reversion. Book 3, Paper Making Science and Technology Khác
9. Jan Sundholm, 1998. Chapter 2, What is mechanical pulp? Book 5, Paper Making Science and Technology Khác
10. Johan Gullichson, 1998. Chapter 2, Fiber line operations. Book 6, Paper Making Science and Technology Khác
11. PPT Lab, AIT. August, 2004. Commonly Used Standard Methods Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w