1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN QUẢN LÝ NƯỚC ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM SÚ Ở HUYỆN MỸ XUYÊN, TỈNH SÓC TRĂNG

75 120 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN QUẢN LÝ NƯỚC ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM SÚ Ở HUYỆN MỸ XUYÊN, TỈNH SÓC TRĂNG VÕ THỊ LÀNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀN

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN QUẢN LÝ NƯỚC ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM SÚ Ở HUYỆN MỸ

XUYÊN, TỈNH SÓC TRĂNG

VÕ THỊ LÀNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN & KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2010

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại

Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ TÁC

ĐỘNG CỦA DỰ ÁN QUẢN LÝ NƯỚC ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI

TÔM SÚ Ở HUYỆN MỸ XUYÊN, TỈNH SÓC TRĂNG” do Võ Thị Lành, sinh viên

khóa 32, ngành PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN & KHUYẾN NÔNG, đã bảo vệ thành

công trước hội đồng vào ngày

LÊ QUANG THÔNG Người hướng dẫn,

Ngày tháng năm 2010

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm 2010 Ngày tháng năm 2010

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Với tất cả lòng kính trọng, con xin gởi lòng biết ơn đến Cha Mẹ và những người thân trong gia đình đã cùng nuôi dưỡng, dạy dỗ con khôn lớn và học thành tài như ngày hôm nay

Em trân trọng kính gởi lòng biết ơn chân thành đến Quý Thầy Cô, đặc biệt là Quý Thầy Cô khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập tại trường

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Quang Thông – người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này

Tôi kính gởi lời cảm ơn đến anh Phan Thanh Lâm – người trực tiếp hướng dẫn tôi cùng các anh chị ở phòng Nguồn lợi, Viện nuôi trồng thủy sản 2, phòng Thống Kê UBND huyện Mỹ Xuyên, UBND các xã, cùng các hộ gia đình trên địa bàn huyện đã nhiệt tình hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt luận văn này

Và cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè đã chia sẻ, trao đổi và quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình học tập vừa qua

Xin chân thành cảm ơn!

TPHCM, ngày … tháng … năm 2010 Sinh viên thực hiện

Võ Thị Lành

Trang 4

Trên cơ sở phân tích số liệu điều tra 50 hộ và số liệu thứ cấp từ các cơ quan có liên quan, đề tài xác định những lợi ích mà người dân nhận được từ dự án, đánh giá hiệu quả của

dự án đối với nuôi tôm sú, phân tích những tác động của dự án đến người nuôi tôm từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn mà người nuôi tôm gặp phải

Trang 5

By analysing primary data of 50 farm households and second data from offices concern, the thesis determines benefits that shrimp – farmers get from the project, valuates the efficiency of the project to tiger shrimp hatching, analyses impacts of the project on tiger shrimp- farmers, thence proposes solutions to solve difficulties that shrimp- farmers encounter

Trang 6

MỤC LỤC

Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

2.1.2 Khí hậu, thời tiết 3

2.1.3 Đất đai thổ nhưỡng, nước 3

2.2 Điều kiện Kinh tế-xã hội 6

Trang 7

2.4.2 Hạn chế 18

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1 Cơ sở lý luận 19 3.1.1 Vai trò của ngành thủy sản đối với nền kinh tế 19

3.1.2 Tầm quan trọng của nông hộ và kinh tế nông hộ 19

3.1.5 Mối liên hệ giữa dự án với cộng đồng 23

3.1.6 Khái niệm hiêu quả kinh tế 26

3.2 Giới thiệu chung về hoạt động nuôi tôm sú của địa phương 26

3.2.2 Phân bố 27 3.2.3 Môi trường sống 27

3.2.4 Tập tính ăn 27 3.2.5 Bệnh và cách phòng bệnh 27

3.2.6 Giá trị dinh dưỡng 29

3.3.5 Quản lý môi trường nước ao, ruộng nuôi 32

3.3.6 Quản lý dịch bệnh 33

3.3.7 Thu hoạch và bảo quản 33

3.4 Phương pháp nghiên cứu 33

3.4.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 33

3.4.2 Phương pháp phân tích và xủ lý số liệu 34

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35

Trang 8

4.1.1 Việc quản lý nước của dự án 35

4.1.2 Lợi ích, tác động của dự án đối với người nuôi tôm và địa phương 36

4.2.1 Điểm mạnh 37 4.2.2 Điểm yếu 38 4.2.3 Cơ hội 38 4.2.4 Thách thức 39 4.3 Tình hình nuôi tôm sú của các hộ tham gia dự án 39

4.3.1 Diện tích nuôi tôm trong các CLB/HTX 39

4.3.3 Nguồn gốc và chất lượng giống 40

4.4 Thực trạng về vốn, kĩ thuật 41

4.4.1 Thực trạng về vốn 41

4.4.2 Thực trạng về kĩ thuật 41

4.6 Phân tích hiệu quả kinh tế 44

4.6.1 Hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú qua một số năm 44

4.6.2 So sánh xu hướng thay đổi 46

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51

5.1 Kết luận 51 5.2 Kiến nghị 51

5.2.2 Đối với các cơ quan,ban ngành có liên quan 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

PHỤ LỤC 54

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

109 BC- UBND 109 Báo cáo- Ủy ban nhân dân

CLB/HTX Câu lạc bộ/Hợp tác xã

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

ĐT- TTTH Điều tra- tính toán tổng hợp

HQKT Hiệu quả kinh tế

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTTS Nuôi trồng thủy sản

UBND Ủy ban nhân dân

WWF Dự án bảo tồn động vật hoang dã thế giới

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Thống Kê Các Loại Đất Huyện Mỹ Xuyên, Tỉnh Sóc Trăng 4

Bảng 3.2 Phân Loại Giá Tôm Theo Kích Cỡ (năm 2009) 44

Bảng 3.3 Chi Phí Đầu Tư Trên Một ha Vụ Tôm Sú Vùng Dự Án Huyện Mỹ Xuyên

Trang 11

Hình 3.5 Biểu Đồ Thể Hiện Sự Thay Đổi về Năng Suất Tôm Sú 48

Trang 12

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Phiếu điều tra

Phụ lục 2 Kết quả nuôi tôm sú bình quân năm 2007

Phụ lục 3 Bảng kết quả nuôi tôm sú bình quân năm 2008

Trang 13

Tuy nhiên sự phát triển quá nhanh nghề nuôi tôm trong những năm gần đây, kèm theo đó là kĩ thuật nuôi lạc hậu, nuôi theo tự phát đã làm thay đổi không nhỏ diện mạo của đồng ruộng, trước tiên là sự thay đổi về quá trình sử dụng nước cho việc nuôi tôm và trồng lúa, tiếp theo là sự thay đổi về chất lượng nguồn nước do quá trình tăng cường sản xuất một cách tự phát và kĩ thuật sản xuất lạc hậu Sự thay đổi về chất lượng nguồn nước theo chiều hướng tiêu cực này chính là nguyên nhân kéo theo hiệu quả sản xuất ngày càng giảm sút Từ đó, việc quản lý nguồn nước cho sản xuất bền vững là rất cần thiết

Để góp phần giải quyết một phần những vấn đề trên, Ủy Hội sông Mê Kông kết hợp với Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 đã thực hiện dự án tăng cường quản lý nước tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.nhằm giúp chính quyền địa phương và người dân xây dựng kế hoạch và đưa ra chính sách đúng đắn để quản lý nước trong vùng Tuy nhiên, sau 7 năm thực hiện, dự án đã thực sự giúp cải thiện sinh kế cho người dân hay chưa thì việc đánh giá tác động của dự án là rất thiết thực mà trước hết

là tác động của dự án đối với hiệu quả nuôi tôm sú

Trang 14

1.2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu việc thực hiện dự án quản lý nước, xác định được xu hướng thay đổi của nuôi tôm, từ đó đánh giá được tác động của dự án đối với hiệu quả kinh tế nuôi tôm

Xác định lợi ích, tác động của dự án đối với người nuôi tôm và địa phương Đánh giá hiệu quả của dự án

Đề xuất biện pháp nhằm giải quyết những khó khăn mà người nuôi tôm trong vùng dự án gặp phải

1.3 Phạm vi nghiên cứu

3 nhóm dự án: nhóm tham gia giai đoạn 1(từ năm 2003); nhóm tham gia giai đoạn 2 (năm 2006) và nhóm tham gia năm 2007

Các hộ nuôi tôm sú có tham gia vào dự án ở huyên Mỹ Xuyên

1.4 Giới hạn của luận văn

Luận văn chỉ đánh giá hiệu quả kinh tế của nuôi tôm trên một số vùng thuộc phạm vi dự án, kết quả được suy rộng cho toàn bộ vùng

Luận văn chỉ phân tích dựa trên số liệu từ năm 2007 dến năm 2009 để thấy được xu thế thay đổi của tình hình sản xuất

Trang 15

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1 Vị trí địa lý và địa hình

Huyện Mỹ Xuyên nằm ở phía Tây Nam thị xã Sóc Trăng, phía Bắc giáp với các huyện: Thạnh Trị, Mỹ Tú, thị xã Sóc Trăng; phía nam giáp huyện Vĩnh Châu; phía Đông giáp huyện Long Phú; phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu

Diện tích tự nhiên toàn huyện : 54.445 ha, bao gồm 1 thị trấn và 15 xã

Nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam của thị xã Sóc Trăng và áng ngữ các tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh và ĐBSCL cùng với tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo lợi thế cho Mỹ Xuyên mở rộng giao lưu với bên ngoài

2.1.2 Khí hậu, thời tiết

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với sự chi phối về vị trí địa lý và địa hình, khí hậu ở Sóc Trăng nói chung và Mỹ Xuyên nói riêng có những đặc trưng như sau:

Nhiệt độ cao đều quanh năm (trung bình 26-270C), rất thuận lợi cho thâm canh tăng năng suất, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi

Lượng mưa lớn, nhưng do tập trung theo mùa và thường không ổn định trong thời kì đầu và cuối của mùa mưa nên cần phải chủ động tưới nước vào mùa khô, đầu mùa mưa và tiêu úng trong mùa mưa Lượng mưa lớn và phân bố tập trung vào mùa mưa nên không thuận lợi cho nuôi tôm nước mặn vào mùa này

Thời tiết khá ôn hòa nên đảm bảo cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định

2.1.3 Đất đai thổ nhưỡng, nước

2.1.3.1 Đất đai thổ nhưỡng

Trang 16

Theo bản đồ đất tỷ lệ 1/50000 trong phạm vi huyện Mỹ Xuyên, toàn huyện có 4 nhóm

đất, bao gồm 8 đơn vị phân loại, cụ thể:

Bảng 2.1 Thống Kê Các Loại Đất Huyện Mỹ Xuyên, Tỉnh Sóc Trăng

Mỹ Xuyên đến năm 2010)

Mỹ Xuyên nằm ở vùng ven biển, với tác động của các yếu tố địa hình, khí hậu, thủy

văn và hoạt động sản xuất của con người đã ảnh hưởng lớn đến quá trình phát sinh,

phát triển của các loại đất, nhìn chung đất đai trong huyện có một số đặc điểm nổi bật

như sau:

Nhóm đất mặn có thành phần cơ giới nặng (hàm lượng sét trên 40%), thoát

nước kém, độ phì tiềm tàng khá cao thể hiện: tầng mặt khá giàu chất hữu cơ, hàm

lượng Kali và Cation trao đổi trung bình Mặn là yếu tố hạn chế đối với sử dụng vào

mục đích nông nghiệp của nhóm đất này, nhưng lại có lợi thế cao về phát triển nuôi

trồng thủy sản nước mặn và lợ; nếu được quản trị tốt và kết hợp với bố trí cơ cấu sử

Trang 17

dụng hợp lý và quan tâm đúng mức với các biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường thì

có thể đem lại hiệu quả cao và lâu bền

Nhóm đất mặn tuy có độ phì không cao nhưng lại thích hợp với nhiều loại rau màu

Nhóm đất phèn nằm ở vị trí thấp trũng, có độ phì tiềm tàng cao nhưng bị hạn chế bởi độc tố phèn, cần phải chú trọng biện pháp cải tạo khi sử dụng vào nông nghiệp

và đặc biệt là trong nuôi trồng thủy sản

Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người cao (0,5 ha/người), cao hơn đáng kể

so với toàn tỉnh, gấp 1,6 lần so với bình quân toàn ĐBSCL, gấp 2 lần so với bình quân chung toàn quốc

2.1.3.2 Nước

Chế độ thủy văn trong phạm vi của huyện bị chi phối bởi 3 yếu tố chính: thủy triều biển Đông, mưa nội vùng, dòng chảy sông Mỹ Thanh và một phần từ sông Hậu, được phân hóa khá sâu sắc theo mùa

Thủy triều biển Đông: thủy triều biển Đông thuộc dạng bán nhật triều không đều, với đặc điểm chính: đỉnh triều cao, chân triều thấp, mực nước bình quân thiên về chân triều Với tác động của thủy triều biển Đông thì hầu hết dòng chảy trên các kênh rạch trong huyện là dòng chảy 2 chiều trong phần lớn thời gian trong năm, tạo thuận lợi cho việc lấy nước mặn tự chảy cho nuôi tôm vào mùa khô

Dòng chảy sông Mỹ Thanh: Sông Mỹ Thanh chi phối mạnh mẽ đến chế độ thủy văn trên kênh rạch huyện Mỹ Xuyên Chế độ thủy văn sông Mỹ Thanh chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy triều biển Đông, nước sông Hậu đổ về và chế độ mưa nội vùng, sông chỉ có nước ngọt vào mùa mưa, bị xâm nhập mặn trong suốt mùa khô, có chức năng như là trục tiêu cho canh tác vào mùa mưa và dẫn mặn cho nuôi trồng thủy sản vào mùa khô

Chế độ mưa nội vùng: Chế độ mưa có tác động rất lớn đến dòng chảy của kênh rạch nội vùng, nhưng ảnh hưởng không lớn đến dòng chảy của sông chính Các trận mưa đầu mùa có tác dụng tiêu độc cho đồng ruộng nhưng cũng chính là tác nhân gây ô nhiễm cho mạng lưới kênh rạch Vì vậy, mưa đến sớm với lượng mưa lớn và kéo dài vào cuối mùa khô thường gây tác hại lớn cho nuôi trồng thủy sản

Trang 18

Nhìn chung, nét nổi bật trong đặc điểm thủy văn của Mỹ Xuyên là không bị ngập lũ, ảnh hưởng của thủy triều khá mạnh, có thể tiêu tự chảy vào mùa mưa và dẫn nước mặn vào mùa khô, là những thuận lợi rất cơ bản cho đa dạng hóa cơ cấu kinh tế (Nguồn: Theo đánh giá năm 1999 của Trung tâm điều tra đánh giá tài nguyên nước- Cục quản lý nước và công trình thủy lợi)

2.2 Điều kiện Kinh tế-xã hội

Công tác kế hoạch hóa gia đình đã được thực hiện khá tốt nên tốc độ tăng dân

số tự nhiên năm 2009 chỉ còn khoảng 1,17%

Nét nổi bật trong đặc điểm dân số của Sóc Trăng nói chung và Mỹ Xuyên nói riêng là có tỷ lệ đồng bào Khơmer cao và tỷ lệ người Hoa cũng rất đáng kể, trong đó mặt bằng dân trí, trình độ thâm canh và ý thức phát triển kinh tế của một bộ phận đáng

kể trong cộng đồng người Khơmer chưa cao

Dân cư phân bố không đồng đều, phần lớn tập trung ven các tuyến đường Quôc

2.2.1.2 Lao động

Lao động xã hội năm 2009 khoảng 87.990 người, chiếm 58,66% dân số trung bình, cao hơn so với trung bình toàn tỉnh Trong đó, trên 85% lao động tham gia vào các thành phần kinh tế, lao động nông nghiệp (kể cả nuôi trồng thủy sản) chiếm trên 80%

Trang 19

Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các khu vực còn chậm, nhưng trong khu vực

I chuyển dịch cơ cấu lao động khá nhanh theo hướng chuyển lao động thuần nông sang thủy sản và nông nghiệp kết hợp nuôi trồng thủy sản

Về trình độ sản xuất, nhìn chung, nông dân ở Mỹ Xuyên khá nhạy bén với ứng dụng tiến bộ kĩ thuật, nhưng do hạn chế về công tác đào tạo (mới có 4,5-5% lao động được đào tạo) nên khả năng tiếp nhận kịp thời các tiến bộ kĩ thuật với yêu cầu tri thức ngày càng cao còn nhiều hạn chế, nhất là trong cộng đồng người Khơmer

Nhìn chung, lao động huyện Mỹ Xuyên có số năm kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản khá cao, trung bình khoảng 13 năm kinh nghiệm (Nguồn: Theo điều tra)

Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các khu vực còn chậm, nhưng trong khu vực

I chuyển dịch lao động khá nhanh theo hướng chuyển lao động thuần nông sang thủy sản và nông nghiệp kết hợp nuôi trồng thủy sản Đến nay toàn huyện đã có 14.375 hộ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, chiếm 38,2% tổng số hộ toàn huyện

Năm 2009, giải quyết việc làm mới cho 3.390 người, lao động làm việc tại nước ngoài 25 người, dạy nghề cho 4.200 người (Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh

tế xã hội năm 2009 huyện Mỹ Xuyên)

2.2.2 Cơ sở hạ tầng

2.2.2.1 Hệ thống giao thông

Mỹ Xuyên có nhiều tuyến giao thông thủy bộ huyết mạch của ĐBSCL và của tỉnh Sóc Trăng đi qua: Đường thủy Quốc gia, sông Mỹ Thanh, Quốc lộ 1, Tỉnh lộ 8, Tỉnh lộ 11, rất thuận lợi cho vận chuyển sản phẩm ra bên ngoài theo đường bộ, đường sông và đường biển

Trang 20

Tuy nhiên, chất lượng đường còn thấp, ngoại trừ quốc lộ và tỉnh lộ là đường nhựa, các tuyến khác đường đất còn chiếm tỷ lệ rất cao, các tuyến đường huyện mặt đường còn hẹp, một số bến phà còn kém chất lượng

Về đường thủy:

Có 3 tuyến đường thủy chính bao gồm 1 tuyến quốc gia, 2 tuyến tỉnh, cùng với mạng lưới kênh rạch khá dày đặc, rất thuận lợi cho việc vận chuyển sản phẩm trong huyện và từ ngoài huyện ra bên ngoài

Các công trình thủy lợi trên có khả năng ngăn mặn, tiêu úng, thau chua, tưới tiêu cho 21.000 -23.000 ha lúa hè thu, hầu hết diện tích lúa mùa, cung cấp nước mặn cho các xã nuôi tôm

Tuy nhiên, mức độ đồng bộ trong xây dựng để tạo thành một hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển sản xuất với trình độ cao thì còn có sự khác nhau giữa các vùng dự án

Hơn nữa, nhiều công trình cũng đã và đang bị xuống cấp, cần phải tiếp tục ưu tiên đầu tư cho các công trình thủy lợi mà đặc biệt là thủy lợi phục vụ các loại hình phát triển nông ngư kết hợp, hiện còn nhiều hộ gặp khó khăn trong việc cấp và thoát nước cho vuông tôm (Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2009 và

Trang 21

giải pháp chủ yếu thực hiện nhiệm vụ năm 2010 – Số 109 BC-UBND - UBND huyện

2.2.3 Y tế, văn hóa, giáo dục

2.2.3.1 Y tế

Đến nay, toàn huyện đã có 16 trạm xá, 2 phòng khám khu vực, 1 trung tâm y tế với tổng số 185 giường bệnh

Số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế 11 trạm

Giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 14,50%

Ngành Y tế ngày càng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Năm 2009, trên địa bàn huyện xảy ra 670 ca sốt xuất huyết (giảm 230 ca so với năm 2008), cúm A/H1N1 xảy ra 16 ca tại Trường Dân tộc nội trú đã được khống chế, khoanh vùng và điều trị kịp thời (không có trường hợp tử vong)

Nhìn chung, công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm và đạt kết quả tốt; chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên; công tác phòng, chống dịch bệnh được triển khai tích cực, một số bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch được khống chế, các dự án thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia thực hiện khá tốt theo kế hoạch đề ra (Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2009 huyện Mỹ Xuyên)

2.2.3.2 Văn hóa

Ngành Văn hoá - Thông tin phối hợp với Đài truyền thanh, các ngành, các cấp

tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thông tin, tuyên truyền phục vụ các ngày Lễ, Tết, sự kiện lớn trong năm như: Tết Nguyên đán kỷ Sửu năm 2009, ngày lễ truyền

Trang 22

thống của đồng bào dân tộc Khơmer, ngày Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9; tuyên truyền phục vụ công tác gọi công dân nhập ngũ; công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, cúm A(H1N1), dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; luật an toàn giao thông

Hệ thống truyền thanh huyện kịp thời đưa tin phản ánh các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương

Qua kết quả bình xét, trong năm 2009 tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá là 86%; khu dân cư tiên tiến là 72 khu; ấp văn hoá là 58 ấp và tỷ lệ cơ quan đạt chuẩn văn hoá là 95,89%

Toàn huyện mở 23 lớp chống mù chữ với 105 học viên; 39 lớp phổ cập giáo dục Tiểu học với 241 học sinh; 30 lớp phổ cập giáo dục Trung học cơ sở với 469 học sinh

Xây dựng 07 nhà văn hoá xã và 78 nhà văn văn hoá ấp

Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá là 86%; khu dân cư tiên tiến là 72 khu; ấp văn hoá là 58 ấp, và tỷ lệ cơ quan đạt chuẩn văn hoá là 95,89% (Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2009 và giải pháp chủ yếu thực hiện nhiệm vụ năm

2010 – Số 109 BC-UBND - UBND huyện Mỹ Xuyên)

2.2.3.3 Giáo dục

Đến nay, tất cả các xã đều có trường tiểu học, trung học cơ sở trong đó có 2 trường vừa là trung học cơ sở vừa là phổ thông trung học, 1 trường phổ thông trung học, 5 trường mẫu giáo So với yêu cầu phát triển giáo dục, cần phải phát triển thêm các điểm trường phổ thông trung học và trường học hệ mầm non, nâng cấp cơ sở trường lớp và trang bị thêm các thiết bị dạy học

Số trường đạt chuẩn quốc gia là 11 trường

Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi (mẫu giáo - nhà trẻ 78%; tiểu học 95,50%; trung học cơ sở 90%; trung hoc phổ thông 55%)

2.2.4 Tình hình phát triển kinh tế

2.2.4.1 Cơ cấu ngành nghề nông nghiệp

Trồng trọt:

Trang 23

Đến nay, trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp, có vai trò to lớn trong phát triển nông nghiệp và tăng nguồn thu nhập cho nông dân Kết quả trồng trọt năm 2009 như sau:

Trồng lúa: Tổng sản lượng lúa 271.062 tấn, tăng 12.901 tấn

Trồng màu: Diện tích trồng màu 8.998 ha, tăng 288 ha

Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp liên tục tăng Chăn nuôi ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc tăng nguồn thu nhập cho người nông dân

Kết quả chăn nuôi của huyện đạt được trong năm 2009 như sau:

Tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện là 50.500 con Trong đó: heo 41.160 con, tăng 984 con so với năm 2008; trâu 174 con, tăng 4 con so với năm 2008; bò là 9.166 con, tăng 230 con; đàn gia cầm 219.620 con, tăng 3.330 con (Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2009 huyện Mỹ Xuyên)

Nuôi trồng thủy sản:

Diện tích nuôi trồng thủy sản 18.205 ha, trong đó nuôi tôm sú 16.657 ha Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 9.731 tấn, tăng 259 tấn, trong đó sản lượng tôm sú là 9.392 tấn, tăng 905 tấn (so với năm 2008) (Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Mỹ Xuyên năm 2009)

2.2.4.2 Tình hình đời sống dân cư

Tốc độ tăng trưởng kinh tế 10,50%; trong đó: khu vực I tăng 2,22%, khu vực II tăng 12,24%, khu vực III tăng 23,82% (so với năm 2008)

GDP bình quân đầu người 712 USD/người/năm, tăng 9,20% (60 USD)

Cơ cấu kinh tế trong GDP (theo giá hiện hành): khu vực I, II, III là: 51,05% - 20,89% - 28,06% (năm 2008 là 53,48% - 20,08% - 26,44%)

Trang 24

Năm 2009, giảm được 2.276 hộ nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 15,84% (Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2009 và giải pháp chủ yếu thực hiện nhiệm vụ năm 2010 – Số 109 BC-UBND - UBND huyện Mỹ Xuyên)

2.2.4.3 Tình hình đầu tư kinh tế

Tổng thu ngân sách nhà nước 47,030 tỷ đồng (giảm 6,75% so với năm 2008) Tổng chi ngân sách trong cân đối 133,855 tỷ đồng

Nhìn chung, thu ngân sách năm 2009 giảm so với cùng kỳ, nguyên nhân do tình hình sản xuất kinh doanh ở một số lĩnh vực còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh thuỷ sản, thức ăn tôm

Các Chi nhánh Ngân hàng NN & PTNT huy động vốn trong năm 2009 đạt 225

tỷ đồng (kể cả ngoại tệ quy đổi)

Doanh số cho vay đầu tư sản xuất, kinh doanh là 325 tỷ đồng (tăng 51,16%), tổng thu nợ 296 tỷ đồng, tổng dư nợ 364 tỷ đồng Nhìn chung, hoạt động tín dụng trên địa bàn huyện vẫn đang phát triển tương đối ổn định

Hoạt động tài chính tiền tệ còn chưa mạnh, tín dụng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, nhất là trong phát triển nuôi trồng thủy sản (Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2009 huyện Mỹ Xuyên)

2.2.4.4 Tình hình khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản

Thủy sản là một ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của huyện Mỹ Xuyên, NTTS là giải pháp chiến lược nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn định, có sức cạnh tranh cao và tăng nguồn thu nhập cho nông dân, nên đã được tập trung phát triển và đã thu được nhiều thành công, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng giá trị sản xuất của khu vực I, cũng như cho toàn nền kinh tế

Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng rất nhanh, từ 9.681 ha năm 1995 lên 18.205

ha năm 2009, (trong đó nuôi tôm sú 16.657ha)

Cùng với việc mở rộng diện tích nuôi trồng, khâu thâm canh cũng đã được chú trọng, nên năng suất và sản lượng NTTS cũng tăng nhanh Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 9.731 tấn (tăng 259 tấn so với năm 2008), trong đó sản lượng tôm sú là 9.392 tấn, tăng 905 tấn

Trang 25

Mỹ Xuyên là huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản đứng thứ nhất và chiếm tới 39% diện tích NTTS của Tỉnh, đã và đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển NTTS của Tỉnh

NTTS mà trọng tâm là nuôi tôm đã đóng vai trò chủ lực trong xuát khẩu của Tỉnh và tăng thu nhập cho nông dân ở vùng mặn

Phương thức NTTS cũng ngày một đa dạng, với nhiều mô hình nông- ngư kết hợp: tôm sú- lúa (vùng mặn), lúa- tôm càng xanh, cá (vùng ngọt), nuôi chuyên tôm, cá, cua

Tuy nhiên, NTTS ở Mỹ Xuyên cũng còn một số hạn chế và những vấn đề cần quan tâm giải quyết như sau:

- Còn nặng về phát triển theo chiều rộng mà chưa đầu tư đúng mức vào chiều sâu, chưa xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ cho NTTS trên phạm vi rộng lớn, nên chưa giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn định trong phát triển NTTS, rủi ro còn lớn

- Việc mở rộng nhanh chóng diện tích nuôi tôm trái vụ đã gây thiệt hại lớn không chỉ trong vụ nuôi mà còn tăng nguy cơ phát triển dịch bệnh vào vụ sản xuất chính, nhiều hộ nuôi tôm ngày càng lún sâu vào nợ nần

- Mới chú trọng về nuôi tôm nước mặn- lợ mà chưa chú trọng đến nuôi cá và nuôi tôm nước ngọt, nhất là nuôi trong ruộng lúa

- Chưa đồng bộ giữa mở rộng diện tích với xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ như giống, thức ăn, chế biến

- Các hỗ trợ về tín dụng và các hoạt động khuyến ngư còn chưa mạnh, công tác thu mua còn chưa chặt chẽ nên người sản xuất còn thiệt thòi về giá

Mặc dù, diện tích thiệt hại đối với tôm nuôi chính vụ năm 2009 trên địa bàn huyện không đáng kể, nhưng do có sự biến động giá từ cuối năm 2008 nên phần lớn nông dân thiếu vốn đầu tư phải chọn phương thức thả nuôi thưa, bên cạnh đó do tỷ lệ giống sau khi thả đạt không cao, nông dân thiếu vốn đầu tư thức ăn tôm chậm lớn, dẫn đến sản lượng đạt thấp so với kế hoạch

Trước những khó khăn trên, ngay từ đầu vụ tôm năm 2009, UBND tỉnh cũng đã

có chính sách hỗ trợ vốn thả giống và thức ăn tôm cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa

Trang 26

bàn huyện với tổng số tiền là 1,758 tỷ đồng (Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Mỹ Xuyên năm 2009)

Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình bị ngập mặn 6 tháng vào mùa khô nên tôm sú

là loài thích hợp và được người dân lựa chọn làm nguồn sinh kế cho mình

Tôm sú của huyện chủ yếu được nuôi theo hình thức quãng canh cải tiến và bán thâm canh, trong đó, phổ biến là quãng canh cải tiến (chiếm 80% diện tích nuôi) do chi phí đầu tư thấp hơn so với hình thức bán thâm canh, phù hợp với điều kiện vốn của nhiều hộ gia đình

Diện tích thiệt hại năm 2009 là 1.008 ha, chiếm 6% diện tích thả giống

Diện tích khắc phục 155 ha/170 hộ, diện tích khắc phục này bị thiệt hại 75,2 ha/116 hộ, chiếm 48,5% diện tích thả khắc phục

Diện tích thu hoạch dứt điểm 15.649 ha/13.768 hộ, trong đó bán thâm canh thu hoạch được 3.224 ha, lãi 9.702 ha (62%), hòa vốn là 3.130 ha (20%), lỗ 2.817 ha (18%)

2.2.4.2 Tình hình phát triển công nghiệp, thương mại và xây dựng cơ bản

của Chính phủ, khôi phục hoạt động trong những tháng cuối năm

Nhìn chung, giá trị sản xuất công nghiệp giảm không đáng kể so với năm trước

Thương mại:

Hoạt động thương mại trên địa bàn huyện vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, nhờ phát huy hiệu quả các gói kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng của Chính phủ

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng ước lượng năm 2009 là 3.020

tỷ đồng, trong đó tổng mức bán lẻ là 2.054 tỷ đồng (tăng 29,75% so với năm 2008) và tổng mức bán buôn là 976 tỷ đồng (tăng 30,31% so với năm 2008)

Trang 27

Việc chấp hành các thủ tục đầu tư và xây dựng được thực hiện tốt; các dự án được bố trí vốn đầu tư đều đảm bảo tuân thủ các quy định về thủ tục đầu tư và xây dựng, cũng như các quy định về phân bổ kế hoạch vốn đầu tư

Tuy nhiên, tiến độ thực hiện các công trình xây dựng cơ bản năm 2009 còn chậm, nguyên nhân do công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn…

2.3 Giới thiệu về dự án quản lý nước

2.3.1 Mục tiêu của dự án

Mục tiêu trước mắt:

Nông dân, chính quyền địa phương cấp huyện và xã góp phần vào việc nuôi tôm bền vững bằng việc phối hợp cùng quản lý nguồn nước và đa dạng hóa các vấn đề sinh kế ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

Tăng cường khả năng quản lý của các tổ chức nông dân thuộc các xã được chọn

ở huyện Mỹ Xuyên được phát triển, củng cố và tăng cường

Khả năng quản lý của cán bộ địa phương các cấp trong việc cùng quản lý nguồn nước với người nuôi tôm ở huyện Mỹ Xuyên được củng cố

Tạo cơ hội cho việc đa dạng hóa sinh kế và xúc tiến các hoạt động thí điểm

Mục tiêu lâu dài:

Quản lý có sự tham gia và phối hợp bởi các nhà quản lý, sử dụng nguồn lợi thủy sinh vật góp phần vào việc cải thiện năng suất, kinh tế nông hộ và sự bền vững môi trường cho nghề nuôi tôm quy mô gia đình ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

Có thể thấy được mục tiêu của dự án được trình bày qua mô hình sau:

Trang 28

Nguồn: Báo cáo tổng kết dự án năm 2009- Viện NTTS 2

2.3.2 Quy mô của dự án

Giai đọan 1 của dự án đã được thực hiện từ năm 2003-2005 Đơn vị tham gia được lựa chọn là Câu lạc bộ số 4 (CLB 4) và hợp tác xã (HTX) Phú Lợi Kết quả đạt được của mô hình quản lý đồng thuận của hai tổ chức nông dân này sẽ được áp dụng

và phát triển trong giai đọan 2 của dự án

Giai đọan 2 của dự án được thực hiện từ năm 2006-2008 Đầu năm 2006, thực hiện trên 11 CLB/HTX ở 06 xã của huyện Mỹ Xuyên Năm 2007 triển khai trên 9 xã

có nuôi tôm của huyện thuộc khu vực kênh Thạnh Mỹ với tổng số 15 CLB/HTX tham gia

2.3.3 Thành phần có liên quan

Dự án tăng cường tham gia quản lý nước tại Mỹ Xuyên được triển khai từ hợp phần “ Quản lý nghề cá hồ chứa nước lưu vực sông Mêkông 2” được thực hiện giữa sự phối hợp của Ủy hội sông Mêkông và các cơ quan phụ trách thủy sản Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam

Trang 29

Dự án được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu NTTS 2 với sự hỗ trợ về kinh phí của Ủy hội Sông Mê Kông (trên 1 tỷ đồng/năm) Dự án đã tiếp cận phương pháp

"Quản lý đồng thuận"

Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 phụ trách cung cấp và tổ chức tập huấn,

hỗ trợ các nhóm nông dân phát triển mô hình của họ; liên lạc với các đối tác khác bàn

về các vấn đề ảnh hưởng đến các tổ chức nông dân tham gia

Cán bộ địa phương cấp độ tỉnh, huyện, xã bao gồm (Phòng NN & PTNT huyện

Mỹ Xuyên, Trạm khuyến ngư huyện Mỹ Xuyên, UBND xã ) luôn sát cánh với người dân địa phương (CLB & HTX) để hỗ trợ người dân địa phương các vấn đề về mặt kĩ thuật và quản lý

Có 15 tổ chức nông dân ở huyện Mỹ Xuyên bao gồm các CLB & HTX có nhiệm vụ quản lý hoạt động của mình, được chỉ đạo bằng các quyết định và điều lệ của

tổ chức; đặt vấn đề hỗ trợ từ các cơ quan kĩ thuật, quản lý trong các vấn đề liên quan đến môi trường xung quanh, kĩ thuật nuôi, huy động vốn hỗ trợ

2.4 Đánh giá chung về tổng quan

2.4.1 Lợi thế

Nhìn chung, huyện Mỹ Xuyên có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế với thế mạnh là nông – ngư nghiệp và thương mại dịch vụ

Kinh tế liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân 10,50%, cơ cấu kinh

tế đã có bước chuyển đổi theo chiều hướng tích cực (khu vực I tăng 2,22%, khu vực II tăng 12,24%, khu vực III tăng 23,82%), thu nhập của người dân không ngừng được nâng lên, các mặt hàng thế mạnh của huyện được phát triển tốt, nhiều chính sách đã và đang phát huy tác dụng, tạo đà cho phát triển với nhịp độ cao trong những năm tới

Tài nguyên sinh vật đa dạng, nhất là tài nguyên thủy sản; khí hậu, đất đai, nguồn nước thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng hóa, công nghiệp hóa – hiện đại hóa; có nhiều thuận lợi cho xây dựng các vùng chuyên canh với năng suất, chất lượng và ưu thế cạnh tranh cao, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản

Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người cao so với nhiều huyện khác trong tỉnh và ĐBSCL (0,5 ha/người); tiềm năng tăng vòng quay và hiệu quả sử dụng đất còn khá lớn

Trang 30

Trình độ thâm canh của nông dân khá cao, nhạy bén với ứng dụng tiến bộ kĩ thuật, mạnh dạn đầu tư cho phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông hộ

Nếu được tăng cường đầu tư, Mỹ Xuyên sẽ là một trong những huyện có thể đạt tốc độ tăng trưởng cao ở khu vực I, đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ở Sóc Trăng

2.4.2 Hạn chế

Tỷ lệ đáng kể diện tích ở Mỹ Xuyên là đất phèn mặn (chiếm 77,3% diện tích), một số khu vực bị ngập úng và khó tiêu thoát, nếu không có giải pháp khắc phục phù hợp thì có thể gây tác hại lớn đến sản xuất

Mỹ Xuyên vẫn còn là huyện nghèo, cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu, mức tích lũy từ nội bộ kinh tế của huyện còn thấp, khả năng đóng góp của người dân còn hạn chế

Ngoại trừ ngành chế biến thủy sản, nói chung trình độ công nghệ lạc hậu, khoảng 80% hoạt động sản xuất vẫn còn thủ công hoặc dùng kĩ thuật đơn giản

Thị trường tiêu thụ nông – thủy sản chưa ổn định, thị trường xuất khẩu nhỏ

Mặt bằng dân trí còn chưa cao, tỷ lệ lao động được đào tạo còn thấp, nhất là trong cộng đồng đồng bào dân tộc Lao động chưa được giải quyết việc làm còn chiếm

tỷ lệ đáng kể

Nhận thấy huyện Mỹ Xuyên có rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, Ủy Hội sông Mê Kông đã có dự án quản lý nước hay còn gọi là Đồng quản lý nhằm giúp người dân nâng cao năng lực, cải thiện đời sống

Dự án đồng quản lý nhằm góp phần cải thiện nâng cao năng suất kinh tế nông

hộ và sự bền vững môi trường cho nghề nuôi tôm quy mô gia đình ở huyện Mỹ Xuyên

Trang 31

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Vai trò của ngành thủy sản đối với nền kinh tế

Trong nhiều năm qua, ngành Thủy sản đã có bước phát triển nhanh và ổn định, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân Tỷ trọng của thủy sản trong khối nông, lâm và ngư nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân tăng dần qua các năm

Ngành thủy sản đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tham gia xoá đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của cộng đồng cư dân không chỉ vùng nông thôn ven biển, mà cả ở các vùng núi, đồng bằng, trung du và Tây nguyên

Theo số liệu báo cáo, trong 9 tháng đầu năm 2009, GDP theo giá thực tế của ngành thủy sản đạt 44.738 tỷ đồng, chiếm gần 18% GDP khu vực nông lâm thủy sản

và gần 4% GDP thực tế cả nước trong quý III/2009

Giá trị sản xuất thủy sản trong 9 tháng năm 2009 đạt 38.789,3 tỷ đồng, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giá trị sản xuất ngành nuôi trồng đạt 25.590,4 tỷ đồng, tăng 1,6% và ngành khai thác đạt 13.198,9 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ 2008

3.1.2 Tầm quan trọng của nông hộ và kinh tế nông hộ

3.1.2.1 Khái niệm về nông hộ và kinh tế nông hộ

Hộ nông dân là đơn vị sản suất cơ bản, là đơn vị kinh tế xã hội khá đặc biệt Bản thân mỗi hộ nông dân là một tế bào xã hội, là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng Là đơn vị sản xuất cơ bản trong nông nghiệp, hộ có mục đích tối đa hóa nguồn thu trên cơ

sở sử dụng toàn bộ các nguồn lực và nâng cao phúc lợi gia đình

Trang 32

3.1.2.2 Đặc điểm của kinh tế hộ

Hộ nông dân là đơn vị sản xuất quy mô nhỏ, họ cũng có đầy đủ các yếu tố, các

tư liệu phục vụ sản xuất Đó là các nguồn lực sẵn có của nông hộ như: lao động, đất đai, vốn, kỹ thuật, công cụ… Từ các yếu tố sản xuất đó nông hộ sẽ tạo ra các sản phẩm cung cấp cho gia đình và xã hội Do sản xuất với quy mô nhỏ nên số lượng hàng hóa tạo ra của từng hộ là không lớn Tư liệu sản xuất không đầy đủ nên chất lượng của sản phẩm làm ra cũng chưa cao

Hộ nông dân là đơn vị tiêu dùng Các sản phẩm tạo ra nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của gia đình họ là chính, nếu còn dư họ sẽ cung cấp ra thị trường bằng cách trao đổi hoặc buôn bán Cũng có một số nông hộ chuyên sản xuất để cung cấp ra thị trường Hoạt động sản xuất chính của các nông hộ là trồng trọt và chăn nuôi Trước kia, hầu hết các nông hộ đều sản xuất để cung cấp cho nhu cầu của gia đình họ Đó là đặc tính tự cung tự cấp của các hộ nông dân Nhưng trong quá trình phát triển của đất nước, các hộ nông dân cũng đã có những bước đổi mới khá quan trọng Họ đã tiến hành sản xuất chuyên canh để cung cấp sản phẩm cho xã hội Điều đó cũng có nghĩa là

họ phải hoàn thiện tư liệu sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh

tế

Do đa số các hộ nông dân đều thiếu tư liệu sản xuất: thiếu vốn, thiếu đất đai, kỹ thuật nên họ thường đầu tư sản xuất thấp để tránh rủi ro Cũng vì vậy nên hiệu quả kinh tế mang lại của nông hộ thường không cao Chỉ có một số nông hộ mạnh dạn đầu

tư với quy mô lớn Đa số các nông hộ đều chọn cho mình cách sản xuất khá an toàn đó

là họ luôn trồng nhiều loại cây khác nhau trong cùng một thời kỳ hoặc chăn nuôi nhiều vật nuôi một lúc Điều này làm cho sản phẩm của họ luôn đa dạng nhưng số lượng thì không nhiều Điều đó đồng nghĩa với việc họ tránh được rủi ro, nếu giá cả hàng hóa này giảm xuống thấp thì còn có hàng hóa khác Nhưng cách sản xuất này không mang lại hiệu quả cao cho nông hộ

3.1.2.3 Tầm quan trọng của nông hộ và kinh tế nông hộ

Các hộ nông dân đã sử dụng những điều kiện sẵn có để sản xuất, ổn định cuộc sống Điều đó cũng giải quyết được một số lượng lớn lao động nhàn rỗi trong xã hội

Trang 33

Ngoài việc tạo ra các thành phẩm phục vụ cho nhu cầu của gia đình và xã hội, kinh tế hộ nông dân còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu, hàng hóa, dịch vụ, là cầu nối hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất lớn đến với người tiêu dùng

Mô hình kinh tế hộ rất phù hợp với những nông hộ có ít vốn, chưa có nhiều kinh nghiệm sản xuất, tư liệu sản xuất còn hạn chế Nó cũng là tiền đề cho sự phát triển các loại hình sản xuất khác

3.1.3 Khái niệm về Đồng quản lý

Đồng quản lý là một số hay toàn bộ trách nhiệm quản lý được chính thức chia

sẻ giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức sử dụng nguồn lợi cũng như với

những nhóm lợi ích liên đới (Jentoft, 1989)

Đồng quản lý đặt người sử dụng nguồn lợi ở thế chủ động với đầy đủ các quyền

đề xuất, thành lập, triển khai và thực thi luật lệ liên quan đến hoạt động nghề cá và cùng phối hợp với phía chính quyền và các đối tác (Jentoft, 2004)

Đồng quản lý đòi hỏi phải có “một cơ chế dân chủ, linh hoạt để giải quyết thường xuyên những vấn đề liên quan đến nguồn lợi” (Sandersen và Koester, 2000)

Đồng quản lý là hình thức quản lý cộng đồng bằng cách tạo môi trường cho người dân làm việc chung với nhau, tập hợp cùng nhau quản lý các hoạt động sản xuất nhằm đạt mục tiêu chung của tập thể, tổ chức

Hình thức đồng quản lý ở địa phương: Thành lập nên các CLB/HTX, vận động người nuôi tôm tham gia vào Các xã viên phải tuân theo các điều lệ mà CLB/HTX đặt

ra, cùng tiến hành các hoạt động sản xuất đồng loạt, cùng quản lý nhau và cùng nhau quản lý nguồn nước

Phương thức đồng quản lý mang lại hiệu quả trong công tác quản lý:

- Các quy định quản lý được tuân thủ tốt hơn do quản lý dựa trên nhu cầu – hướng tới nhu cầu thực sự của các bên liên quan

- Chi phí quản lý thấp hơn trong mối tương quan với hiệu quả đạt được

3.1.4 Các hoạt động chính của dự án

Nâng cao năng lực sản xuất cho người dân và cán bộ địa phương:

Tập huấn kĩ thuật nuôi tôm (Chuẩn bị ao nuôi, quản lý môi trường, dịch bệnh, thức ăn và ao nuôi Tập huấn đa dạng sinh kế khác, hỗ trợ sách kĩ thuật, thăm viếng giữa các CLB/HTX với nhau, tham quan học hỏi

Trang 34

Tập huấn đầu bờ cho từng thành viên của CLB/HTX.: Giải đáp trực tiếp những thắc mắc của nông dân, hướng dẫn trực tiếp xử lý điều kiện môi trường bất lợi trong ao nuôi

Tăng cường việc quản lý môi trường nước:

Hỗ trợ bộ đo môi trường cho 42 tổ và 9 xã

Tập huấn về quản lý và giám sát chất lượng nước với chi phí thấp cho các tổ trưởng, CLB/HTX và cán bộ xã: Tập huấn việc sử dụng bộ đo môi trường, hướng dẫn ứng dụng cụ thể qua các lần họp, phổ biến các quy định của ngành thủy sản và địa phương đến các CLB/HTX

Nâng cao năng lực quản lý:

Tập huấn kĩ năng quản lý, lập kế hoạch, tổ chức hội họp và điều hành CLB/HTX

Tập huấn về quản lý tài chính

Trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau

Tăng cường mạng lưới thông tin liên lạc:

Mạng lưới thông tin liên lạc ở đây là mối quan hệ giữa các cộng tác viên với người dân và giữa những người dân với nhau, thể hiện theo mô hình sau:

Hình 3.1 Sơ Đồ Tăng Cường Mạng Lưới Thông Tin Liên Lạc

Các cộng tác viên + các

tổ trưởng

Truyền đạt lại kiến thức từ tập huấn/ tham quan mô hình/

kinh nghiệm học hỏi

Các tổ viên, xã viên

Trang 35

Tăng cường hoạt động giám sát và đánh giá:

Dự án hỗ trợ bộ sách kĩ thuật và sổ tay ghi chép nhật kí môi trường nước cho nông dân Hoạt động này giúp nông dân chia sẻ và thảo luận thong tin về môi trường,

kĩ thuật nuôi tôm và rà soát kế hoạch của họ với nhau

Cán bộ Viện 2 và cán bộ địa phương tham gia họp hàng tháng và tổng kết cuối năm với tổ chức nông dân

Dự án cũng tiến hành phỏng vấn đầu kì, giữa kì và khảo sát đánh giá cuối mỗi năm thực hiện

Ứng dụng phương pháp đánh giá sự thay đổi nhận thức của các đối tượng trong

dự án) trong việc giám sát và đánh giá sự thay đổi hành vi của tổ chức nông dân để điều chỉnh các hoạt động để đạt được mục tiêu của dự án (Nguồn: Các hoạt động của

dự án Đồng quản lý- Phạm Bá Vũ Tùng)

3.1.5 Mối liên hệ giữa dự án với cộng đồng

Dự án Đồng quản lý là một dự án phát triển dựa trên nguyên tắc đồng thuận do

Ủy Hội sông MeKông (MRC) đầu tư về kinh phí Dự án được thực hiện bởi Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 Ban cố vấn bao gồm: Lãnh đạo Viện nuôi trồng thủy sản 2, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, lãnh đạo huyện Mỹ Xuyên

Trang 36

TT khuyến ngư

Xã:

Các phó chủ tịch, cán bộ chuyên môn

Viện TS 2 Viện TS 2

Hình 3.2 Bộ Máy Thực Hiện Dự Án

Giám sát và đánh giá dự án: Đây là họat động xuyên suốt dự án nhằm đánh giá kết quả họat động dự án để hiệu chỉnh các họat động nhằm đạt được mục tiêu của dự

án Việc giám sát và đánh giá dự án được thực hiện thông qua các hình thức:

Cán bộ dự án thường xuyên thăm viếng/tham gia họp lệ/họp tổ với CLB/HTX

để giám sát, giúp đỡ hiệu chỉnh kế họach và hoạt động

Đánh giá kỹ thuật, tổng kết sau vụ nuôi tôm và làm lúa của các CLB/HTX Giám sát đánh giá hiệu chỉnh họat động qua các đợt họp nhóm thực hiện dự án hàng tháng

Ứng dụng phương pháp đánh giá Outcome Mapping trong việc giám sát và hiệu chỉnh dự án để đạt được mục tiêu của dự án

Ban cố vấn dự án họp và khảo sát đánh giá định kỳ

Khảo sát đánh giá cuối mỗi năm thực hiện

Trang 37

Đối tượng mà dự án hướng đến là người nuôi tôm thuộc các tỉnh ĐBSCL, trước tiên là người nuôi tôm huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng với mục tiêu nâng cao năng lực quản lý nguồn nước cho người dân và giúp đỡ họ phát triển các nguồn sinh kế khác

để cải thiện đời sống

Dự án được đưa vào thực hiện từ năm 2003, được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: từ năm 2003 -2005

Giai đoạn 2: Từ năm 2006: năm 2006 thực hiện trên 11 CLB/HTX ở 6 xã của huyện Mỹ Xuyên, năm 2007 thực hiện trên khắp 9 xã có nuôi tôm của huyện

Ban đầu, dự án này đến với cộng đồng rất khó khăn, đặc biệt là đối với tinh thần tham gia của người dân Người nuôi tôm ở đây đã quen với hình thức nuôi trồng lạc hậu, nuôi tự phát, riêng lẻ Mặc dù tham gia vào dự án nhưng người dân vẫn bảo thủ lối sản xuất cũ, không tuân theo những điều lệ của dự án đưa ra, chưa tự giác trong việc bảo vệ nguồn nước, không khai báo khi tôm bị bệnh Do đó, dự án gặp rất nhiều khó khăn trong công tác vận động Tuy nhiên, được sự hỗ trợ từ phía dự án và được cán bộ dự án hướng dẫn tận tình, đặc biệt năng suất nuôi tôm ngày càng có sự gia tăng

rõ rêt người dân tham gia vào dự án ngày càng nhiều và tinh thần tự giác khá cao Đến nay, dự án đã hình thành được 32 CLB/HTX

Nhằm quản lý các hoạt động của dự án để đạt được các mục tiêu đặt ra, dự án

đã thiết lập một hệ thống quản lý khá chặt chẽ bao gồm:

- MRC: Hàng năm, phía Ủy Hội sông MêKông đều cử chuyên gia nước ngoài sang để rà soát các hoạt động của dự án

- Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2: Cử cán bộ tham gia họp lệ hàng tháng ở các CLB/HTX và tổ chức họp nhóm dự án để theo dõi tình hình hoạt động của các CLB/HTX và đưa ra những phương hướng giải quyết các khó khăn gặp phải

Chính quyền địa phương: Cùng tham gia các hoạt động với cán bộ Viện 2, hỗ trợ cán bộ dự án thực hiện tốt các hoạt động Bên cạnh đó, chính quyền địa phương còn là cơ quan thông qua các chủ trương, chính sách nhà nước, đảm bảo người dân thực hiện đúng pháp luật, đồng thời là cơ quan giải quyết các vấn đề giữa người dân và

dự án

Đây là một dự án phát triển cộng đồng nên mục tiêu là mang lại lợi ích cho người dân, cụ thể là người nuôi tôm huyện Mỹ Xuyên, giúp họ quản lý được nguồn

Ngày đăng: 28/02/2019, 11:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w