1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÂY THANH LONG TẠI XÃ HÀM MINH HUYỆN HÀM THUẬN NAM TỈNH BÌNH THUẬN

82 174 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 608,69 KB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÂY THANH LONG TẠI XÃ HÀM MINH HUYỆN HÀM THUẬN NAM TỈNH BÌNH THUẬN TRẦN THỊ THUỲ DUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÂY THANH LONG TẠI XÃ HÀM MINH HUYỆN

HÀM THUẬN NAM TỈNH BÌNH THUẬN

TRẦN THỊ THUỲ DUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIệP

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2010

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường đại

học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Đánh giá hiệu quả kinh

tế và tiềm năng phát triển cây thanh long tại Xã Hàm Minh Huyện Hàm Thuận Nam Tỉnh Bình Thuận’’do sinh viên Trần Thị Thuỳ Duyên, sinh viên khoá 32, ngành Kinh

Doanh Nông Nghiệp,đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

NGUYỄN DUYÊN LINH Người hướng dẫn (Chữ ký)

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Lời cảm ơn chân thành đầu tiên con xin được gửi đến ba mẹ và gia đình là những người đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con được học tập và rèn luyện trong môi trường Đại Học này

Em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô trong khoa kinh tế cùng toàn bộ thầy cô trong trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã cung cấp những kiến thức quý báu cho em làm hành trang bước vào đời

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Duyên Linh đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian làm bài khoá luận này

Xin gửi lời tri ân sâu sắc đến anh Nguyễn Oanh Nghĩa_phó phòng nông nghiệp huyện Hàm Thuận Nam, anh Tiến _ phóng viên báo huyện Hàm Thuận Nam và các anh chị trong các phòng ban của UBND xã Hàm Minh đã tận tình giúp đỡ,hướng dẫn

em trong quá trình thực tập

Em xin cảm ơn anh Nam _chủ vườn thanh long đã truyền đạt lại những kinh nghiệm 15 năm về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long và anh Tài đã đưa em đi thực tế trên địa bàn huyện và xã Hàm Minh

Xin chân thành cảm ơn bạn bè đã luôn ủng hộ giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn

Tất cả những tình cảm và sự giúp đỡ ấy là nguồn động lực giúp tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này

Do kiến thức cũng như thời gian có hạn nên bài khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô, bạn bè

và những ai quan tâm đến bài khoá luận này

Tp HCM, tháng 6 năm 2010

Trần Thị Thuỳ Duyên

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

TRẦN THỊ THUỲ DUYÊN Tháng 6 năm 2010 Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Và Tiềm Năng Phát Triển Cây Thanh Long Tại Xã Hàm Minh Huyện Hàm Thuận Nam Tỉnh Bình Thuận

TRAN THI THUY DUYEN JUNE 2010 “Evaluation Of Economic Efficiency And Potential Development Of Dragon – Fruit In Ham Minh Ward, Ham Thuan Nam District, Binh Thuan Province”

Khóa luận được thực hiện trên cơ sở tiến hành điều tra thu thập số liệu của 84

hộ nông dân trên địa bàn Xã Hàm Minh Huyện, Hàm Thuận Nam,Tỉnh Bình Thuận

Sử dụng số liệu thu thập được để tính toán phân tích mô tả tình hình trồng thanh long trên địa bàn cũng như những khó khăn gặp phải trong quá trình canh tác, từ đó đưa ra các giả pháp để khắc phục

Đề tài thực hiện nội dung sau:

¾ Thực trạng trồng thanh long ở xã Hàm Minh

¾ Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của 1000m2 thanh long

¾ Đánh giá khả năng phát triển của cây thanh long trong tương lai

¾ Đề xuất một số giải pháp phát huy hết tiềm lực kinh tế của ngành sản xuất này Kết quả nghiên cứu cho thấy điều kiện ỡ xã rất thuận lợi cho việc trồng cây thanh long do điều kiện đất đai phù hợp Cây thanh long ngày càng mang lại hiệu quả kinh tế cao, đem lại thu nhập đáng kể cho người nông dân Trong tương lai khả năng phát triển loại cây này trên địa bàn xã rất hứa hẹn

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Sơ lược cấu trúc luận văn 2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 4

2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 4

2.1.1 Vị trí địa lý 4

2.1.2 Địa hình và thổ nhưỡng 4

2.1.3 Đặc điểm khí hậu 5

2.1.4 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên ở xã 5

2.2 Điều kiện kinh tế xã hội 6

2.2.1 Tình hình phân bổ đất đai 6

2.2.2 Thực trạng các ngành sản xuất 7

2.2.3 Lao động và thu nhập 9

2.2.4 Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc 10

2.3 Tổ chức khuyến nông 12

2.4 Tình hình tín dụng 12

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

3.1 Cơ sở lý luận 13

3.1.1 Nguồn gốc cây thanh long 13

3.1.2 Các giống thanh long 13

3.1.3 Đặc tính kinh tế cây thanh long 13

3.1.4 Giá trị dinh dưỡng của trái thanh long 14

3.1.5 Đặc điểm canh tác cây thanh long xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận 14

3.1.6 Cơ sở xác định kết quả và hiệu quả kinh tế 15

Trang 6

3.2 Phân tích ma trận SWOT 18

3.3 Phương pháp nghiên cứu 19

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 19

3.3.2 Phương pháp xử lý thông tin 19

3.3.3 Phương pháp điều tra chọn mẫu 19

3.3.4 Phương pháp tính khấu hao 19

3.2.5 Phương pháp bình quân 19

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20

4.1 Điều kiện sản xuất thanh long theo hướng an toàn 20

4.2 Đặc tính thực vật học của thanh long 20

4.3 Quy trình trồng cây thanh long 21

4.3.1 Yêu cầu về sinh thái 21

4.3.2 Thiết kế vườn 22

4.3.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc 23

4.4 Xử lý thanh long ra hoa trái vụ 28

4.4.1 Kỹ thuật thắp đèn cho thanh long ra hoa trái vụ 28

4.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa khi sử dụng biện pháp thắp đèn ở cây thanh long 28

4.5 Một số điểm cơ bản trong thu hoạch và bảo quản của thanh long 29

4.6 Tiêu chuẩn xuất khẩu của quả thanh long 30

4.7 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của quả thanh long 31

4.7.1 Mô tả thị trường tiêu thụ của quả thanh long từ nông hộ 31

4.7.2 Cách thức tham gia thị trường của quả thanh long 32

4.8 Thực trạng trồng thanh long hiện nay 32

4.8.1 Tình hình sản xuất thanh long của huyện hàm thuận nam 32

4.8.2 Tình hình sản xuất thanh long ở xã Hàm Minh 33

4.8.3 Biến động giá thanh long 35

4.9 Xác định hiệu quả kinh tế của 1000m2 thanh long trong vụ chính và vụ nghịch 36

4.9.1 Xác định chi phí sản xuất bình quân của 1000m2 thanh long trong thời kỳ xây dựng cơ bản 36

Trang 7

4.9.2 Xác định chi phí sản xuất bình quân của 1000m2 thanh long trong năm kinh

doanh 42

4.9.3 Kết quả bình quân của 1000m2 thanh long trong năm kinh doanh 46

4.9.4 Xác định kết quả và hiệu quả kinh tế của 1000m2 thanh long trong vụ chính và vụ nghịch 48

4.10 Phân tích tài chính 49

4.11 Một Số Biện Pháp Nhằn Tăng Thu Nhập Cho Người Trồng Thanh Long 52

4.11.1 Biện pháp trồng xen cây ngắn ngày 52

4.11.2 Biện Pháp Sử Dụng Thêm Phân Bón Lá 53

4.11.3 Phân Tích Tài Chính Cho Những Biện Pháp Nhằm Tăng Thu Nhập 55

4.11.4 Phương Án Kết Hợp 4 Nhà 57

4.12 Đánh giá khả năng phát triển cây thanh long trên địa bàn 59

4.12.2 Đánh giá về thị trường tiêu thụ 59

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63

5.1 Kết luận 63

5.2 Kiến nghị 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

PHỤ LỤC 67

Trang 8

TSLNTCP Tỷ Suất Lợi Nhuận Theo Chi Phí

HQSDCP Hiệu Quả Sử Dụng Chi Phí

PP Thời Gian Hoàn Vồn

FAO Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc

KQĐT Kết Quả Điều Tra

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1: Tình Hình Phân Bổ Đất Đai Của Xã Hàm Minh 6

Bảng 2: Tình Hình Sử Dụng Đất Sản Xuất Nông Nghiệp 7

Bảng 3: Cơ Cấu Tổng Sản Lượng Trong Xã 7

Bảng 4: Hiện Trạng Dân Số Và Lao Động Tại Xã Hàm Minh Năm 2009 9

Bảng 5: Thành Phần Dinh Dưỡng Trái Thanh Long 14

Bảng 6: Liều Lượng Tưới Cho Thanh Long Trong Một Năm 23

Bảng 7:Liều Lượng Bón Và Thời Gian Bón Định Kỳ: 25

Bảng 8: So Sánh Kiến Lửa Và Kiến Riên 27

Bảng 9: Diện Tích, Sản Lượng Thanh Long Huyện Hàm Thuận Nam Từ Năm 2004 – 2009 32

Bảng 10: Tình Hình Tăng Trưởng Diện Tích Thanh Long ở Xã Hàm Minh 33

Bảng 11: Diện Tích Thanh Long Của Từng Xã Của Huyên Hàm Thuận Nam Năm 2009 34

Bảng 12: Tình Hình Tăng Trưởng Sản Lưọng Thanh Long Của Xã Qua Các Năm 2005 - 2009 34

Bảng 13: Giá Thanh Long Bình Quân Từ Năm 2005-2009 35

Bảng 14: Chi Phí Vật Chất Cho Toàn Bộ Thời Kỳ Xây Dựng Cơ Bản 37

Bảng 15: Chi Phí Lao Động Cho Toàn Bộ Thời Kì Xây Dựng Cơ Bản: 39

Bảng 16: Tổng Hợp Chi Phí Cho Thời Kì Xây Dựng Cơ Bản: 40

Bảng 17: Chi Phí Vật Chất Cho Một Năm Kinh Doanh 42

Bảng 18: Chi Phí Lao Động Cho Một Năm Kinh Doanh 44

Bảng 19: Tổng Hợp Chi Phí Cho Một Năm Kinh Doanh 45

Bảng 20: Doanh Thu Của 1000m2 Thanh Long Trong Một Năm Kinh Doanh ở vụ chính: 46

Bảng 21: Doanh Thu Của 1000m2 Thanh Long Trong 1 Năm Kinh Doanh ở Vụ Nghịch 47

Bảng 22: Kết Quả Và Hiệu Quả Của 1000m2 Thanh Long Trong Có Sử Dụng Biện Pháp Chong Đèn Cho Quả Trái Vụ 48

Bảng 23: Bảng Phân Tích Tài Chính Theo Quan Điểm Của Chủ Đầu Tư 51

Trang 10

Bảng 24: Tổng Hợp Chi Phí Và Doanh Thu Cho Việc Trồng Xen Cây Cà Trong 1000m2 Thanh Long 53 Bảng 25: Sản Lượng Và Doanh Thu Bình Quân Của 1000m2 Thanh Long Trong 1 Năm Kinh Doanh Có Sử Dụng Phân Bón Lá 54 Bảng 26: Chi Phí Sủ Dụng Phân Bón Lá Cho 1000m2 Thanh Long Trong 1 Năm Kinh Doanh 55 Bảng 27: Bảng Phân Tích Tài Chính Theo Mô Hình Mới 56 Bảng 28: So Sánh Các Chỉ Tiêu Giữa 2 Mô Hình 57

Trang 11

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ

Trang

Biểu đồ 1: Động Thái Biến Động Diện Tích Thanh Long Qua 5 Năm 33

Biểu đồ 2: Động Thái Biến Động Sản Lượng Thanh Long Qua Các Năm 35

Biểu đồ 3: Động Thái Giá Cả Qua Các Năm 36

Sơ đồ 1: Hệ Thống Kênh Phân Phối Của Quả Thanh Long 31

Sơ đồ 2: Mô Hình Kết Hợp 3 Nhà 57

Sơ đồ 3: Mô Hình Kết Hợp 4 Nhà 58

Trang 12

Từ lâu Bình Thuận được coi là “xứ sở ” của Thanh long Cây Thanh long được trồng rộng khắp, tập trung nhiều nhất ở các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc…Hiện tại, thương hiệu thanh long Bình Thuận đã vươn xa, trong đó thị trường lớn nhất là Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan và một số nước Châu Âu: Đức, Canada,

Hà Lan, và gần đây đã có mặt ở thị trường châu Âu, Mỹ

Hàm Thuận Nam là một huyện có diện tích trồng thanh long lớn nhất tỉnh chiếm trên 50% diện tích cây thanh long của toàn tỉnh

Bên cạnh thanh long chính vụ, người nông dân Bình Thuận đã đầu tư để hạ điện, chong đèn sản xuất thanh long trái vụ Theo đó sản lượng thanh long hàng năm đều tăng Thanh long là một trong 40 mặt hàng xuất khẩu lợi thế của Quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt Hiện nay Bình Thuận đang tập trung phát triển cây thanh long theo hướng bền vững, sản xuất thanh long đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, nhằm ổn định và

mở rộng thị trường xuất khẩu, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap Thanh long đã và đang đem lại cuộc sống mới cho người dân nơi đây

Xã Hàm Minh là xã điểm của huyện hàm thuận nam và là thủ phủ cây thanh long của huyện Đời sống nông dân của xã những năm gần đây tuy đã dược cải thiện một bước, song vẫn còn không ít hộ nông dân còn gặp nhiều khó khăn Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã còn phân tán;nhận thức của nông dân về chủ trương phát triển

Trang 13

kinh tế hộ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi… còn chậm; việc nắm bắt và áp dụng KHKT vào sản xuất còn nhiều hạn chế; tình trạng thiếu việc làm trong nông dân vẫn xảy ra

Với vấn đề đặt ra này, tôi đã quyết định thực hiện luận văn tốt nghiệp: “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Và Tiềm Năng Phát Triển Cây Thanh Long Tại Xã Hàm Minh, Huyện Hàm Thuận Nam, Tỉnh Bình Thuận” nhằm tìm ra đựoc hướng đi tốt

nhất cho cây thanh long và nâng cao mức sống cho người dân

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

ƒ Việc thực hiện đề tài này làm cơ sở cho những hộ trồng thanh long thấy đuợc giá trị kinh tế và tầm quan trọng của loại cây này, qua đó áp dụng phương pháp trồng và chăm sóc khoa học theo hướng VietGap để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất

ƒ Giúp các quỹ tín dụng thấy được tính khả thi của mô hình trồng thanh long theo hướng vietgap, từ đó mạnh dạn hỗ trợ vốn cho bà con nông dân đầu tư sản xuất

ƒ Khuyến khích các chương trình tập huấn sản xuất thanh long theo hưóng an toàn cho các hộ trồng thanh long trên địa bàn xã nói riêng và toàn tỉnh nói chung, để đưa Thưong Hiệu “Thanh Long Bình Thuận” vươn xa hơn nữa

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

ƒ Thực trạng trồng thanh long ở xã hàm minh

ƒ Đánh giá kết quả và hiệu quả của việc trồng cây thanh long tại địa bàn

ƒ Tìm hiểu thị trường tiêu thụ và triển vọng của cây thanh long trong tương lai

1.4 Sơ lược cấu trúc luận văn

Luận văn gồm 5 chương cụ thể sau

Chương 1: Mở Đầu Trình bày lý do nghiên cứu đồng thời nêu lên mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và sơ lược cấu trúc luận văn

Trang 14

Chương 2:Tổng quan. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và thực trạng trồng thanh long tại địa bàn này

Chương 3:Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.Trình bày các khái niệm

có liên quan đến đề tài,các chỉ tiêu tính toán và phương pháp nghiên cứu đề tài

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.Tổng hợp xử lý số liệu điều tra, từ

đó rút ra kết luận:

ƒ Kết quả và hiệu quả trồng thanh long trên địa bàn nghiên cứu

ƒ Nêu ra thuận lợi, khó khăn,các đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn

ƒ Một số biện pháp nhằm tăng thu nhập cho ngưòi trồng thanh long

ƒ Đánh giá khả năng phát triển của cây thanh long trong tương lai

Chương 5: Kết luận và kiến nghị Tóm tắt kết quả nghiên cứu và đưa ra các ý kiến góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế từ cây thanh long

Trang 15

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

2.1.1 Vị trí địa lý

Xã Hàm Minh thuộc huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận, có vị trí toạ độ: kinh độ từ 1080 13' 00'' – 108028' 00'' ; vĩ độ từ 110 01'00'' – 11028'40''; nằm tiếp giáp với các xã, thị trấn:

Phía bắc giáp với xã Hàm Cường và Hàm Thạnh

Phía nam giáp xã Tân Thuận và Thuận Quý

Phía đông giáp xã Hàm Cường, Thuận Quý

Phía tây giáp thị trấn Thuận Nam và xã Tân Lập

Tổng diện tích tự nhiên của xã 7.971,8 ha, tổng dân số theo điều tra năm 2009: 8.678 người/1.851 hộ, xã được phân thành 3 thôn: Thôn Minh Tiến, Minh Hoà và Minh Thành

Do Hàm Minh là xã nằm trên trục đường quốc lộ IA nên việc giao lưu khá thuận lợi, có điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cư dân trong xã

2.1.2 Địa hình và thổ nhưỡng

a Địa hình: Xã Hàm Minh có địa hình khá đa dạng với độ dốc trung bình từ 3

– 150:

Dạng địa hình bằng phẳng (từ 0 – 30) nằm chủ yếu phân bổ dọc theo Quốc lộ

IA, trải dài trong vòng cung tiếp giáp với các núi Giăng, Tà Cú và gò đồi cát ven biển

Dạng địa hình đồi núi nằm phía Bắc và phía Tây từ núi Giăng đến núi Tà Cú Dạng địa hình đồi cát ven biển nằm phía Đông chạy dài từ xã Hàm Cường đến

xã Thuận Quý

Trang 16

b.Thỗ nhưỡng: Hàm Minh là một xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp là

3.864 ha, theo kết quả phân loại độ phì của đất năm 2009 của Sở Tài nguyên và môi trường:

Đất có độ phì khá và trung bình là: 2.351,17 ha, chiếm 60,8% diện tích đất sản xuất nông nghiệp Phần lớn tập trung dọc theo QLIA thuận lợi về giao thông, nguồn nước tưới tại các khu vực này sử dụng từ nguồn nước Hồ Đu Đủ, Đập Bưng Bà Tùng

và nguồn nước ngầm

Đất có độ phì thấp, tầng canh tác nông nghiệp mỏng có diện tích là:1.512,83 ha, chiếm 39,2% diện tích đất sản xuất nông nghiệp Là vùng đất có độ phì không đáp ứng được yêu cầu sản xuất nông nghiệp, tập trung ở các vùng sườn đồi có độ dốc cao, vùng đất cát, đất chua…

2.1.3 Đặc điểm khí hậu

Khí hậu xã Hàm Minh mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt

độ cao quanh năm trung bình là 26,60C, số giờ nằng bình quân 7 – 8 giờ/ ngày Hướng gió chủ yếu theo hai hướng chính: Đông bắc và Tây nam

Chế độ mưa phân theo hai mùa rõ rệt: Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 10 với lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.300 mm – 1.500

mm Mưa tập trung thường xảy ra từ tháng 7 – 8 (chiếm 2/3 tổng lượng mưa cả năm) Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (trùng với hướng gió Đông Đông Bắc thổi khá mạnh) gây khô hạn kéo dài ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cư dân trong xã

2.1.4 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên ở xã

Với những đặc điểm về thời tiết khí hậu như trên, ta thấy xã có nhiều thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong việc tăng năng suất cây trồng, thuận lợi trong việc phơi sấy sản phẩm nông nghiệp Tuy nhiên do có lưọng mưa nhỏ, lượng nuớc bốc hơi lớn nên vấn đề khô hạn là một trong những hạn chế lớn của xã Vì vậy việc giữ nước trong mùa mưa và cấp nước trong mùa khô có vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế, nhất là sản xuất nông nghiệp

Trang 17

2.2 Điều kiện kinh tế xã hội

• Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 3.864,25

Nguồn: Ban địa chính xã

Qua bảng trên ta thấy đất nông nghiệp chiếm diện tích cao nhất trong cơ cấu

đất đai toàn xã với 7.483,24 ha tương ứng với tỷ lệ 93,8% Con số này cho thấy thế

mạnh của xã Hàm Minh vẫn là sản xuất nông nghiệp

Đứng thứ hai trong cơ cấu đất đai toàn xã là diện tích đất phi nông nghiệp với 304,51ha tương ứng với tỷ lệ 3,81%

Có diện tích nhỏ nhất trong cơ cấu đất đai toàn xã là diện tích đất chưa sử dụng chiếm 2,3% điều này cho thấy xã không còn khả năng để mở rộng diện tích đất để phục vụ sản xuất nông nghiệp

Tóm lại, qua phân bố cơ cấu đất đai có thể kết luận thế mạnh của xã vẫn là sản xuất nông nghiệp, cụ thể ta xem bảng sau:

Trang 18

Bảng 2: Tình Hình Sử Dụng Đất Sản Xuất Nông Nghiệp

Nguồn: Ban địa chính xã

Bảng trên cho thấy diện tích trồng cây lâu năm khác (cây điều, cây xoài, cây

nhãn…) chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng diện tích đất nông nghiệp tới 1.615,78 ha

ứng với tỷ lệ 41,82% Đứng thứ hai là diện tích đất trồng cây thanh long với 890 ha

chiếm 23,03% Diện tích đất trồng cây lúa là 550,47 chiếm 14,25%

Tóm lại người nông dân ở đây đang có xu hướng chuyển những diện tích đất

trồng cây lúa và một số cây lâu năm khác có năng suất thấp sang việc trồng thanh long

nhằm tăng thêm hiệu quả kinh tế, ổn định thu nhập cho gia đình

Nguồn: Ban thống kê xã

Qua bảng trên ta có một số nhận xét sau:

Nông Nghiệp

Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đây là nguồn thu nhập chính cho

người dân lao động tại địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho trên 85% hộ dân

Trang 19

của xã Nhà nước đã đầu tư quy hoạch cây trồng chính như: cây lúa và cây thanh long đến năm 2010

Tuy nhiên cơ cấu kinh tế ngành nông - lâm nghiệp chưa hợp lý; chủ yếu phát triển kinh tế vườn, chăn nuôi nhỏ lẻ, sản phẩm làm ra tiêu thụ gặp khó khăn, giá cả bấp bênh, ảnh hưởng bất lợi đến đời sống đại bộ phận nông dân trong xã Ngày nay với xu thế phát triển chung của thị trường thì sản xuất nông nghiệp đi vào hướng chuyên sâu

về chất lượng hàng hóa

Thực tế sản xuất nông nghiệp qua các năm tại xã cho thấy tốc độ phát triển các loại trồng ngắn ngày và cây lâu năm (thanh long) tăng khá qua các năm

Cây hàng năm: Diện tích gieo trồng năm 2009 là 1.358,47 ha, chiếm 35,15%

diện tích đất sản xuất nông nghiệp, tập trung vào các loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cho địa phương như: Lúa, bắp, đậu phụng…

Cây lâu năm: Diện tích trồng cây thanh long năm 2009 có 890 ha là loại cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho đại đa số người dân tại địa phương

Nhìn chung tình hình chăn nuôi phát triển còn cầm chừng, quy mô nuôi còn nhỏ

lẻ Các vật nuôi được nông dân tập trung nuôi như: Bò, heo và gia cầm là chủ yếu

Theo số liệu thống kê của ngành thống kê thì năm 2009, số lượng đàn trâu là

297 con, đàn bò là 1.029 con, đàn heo là 680 con và đàn gia cầm là 18.000 con

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Trong các năm qua, việc cơ giới hóa nông nghiệp từng bước phát triển giảm dần sức lao động của nông dân, nông dân đầu tư mua máy cày, máy tuốt lúa, máy xới,

máy đào để phục vụ trong sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng về số lượng

Nhằm phục vụ việc xay xát tại địa phương: hiện tại có 05 cơ sở xay xát lúa, gạo

Trang 20

Mật độ dân số trung bình là 110 người/km2

- Lao động trong các lĩnh vực 5.639 người, chiếm tỷ lệ 64,2% dân số

Trong đó có khả năng lao động: 5.408 người

+ Lao động sản xuất nông – lâm – thủy sản: chiếm: 80,58%

Trang 21

+ Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm: 1,46%

+ Lao động xây dựng chiếm: 2%

+ Lao động vận tải chiếm: 0,69%

+ Lao động thương nghiệp chiếm: 8,02%

+ Lao động hoạt động lĩnh vực khác chiếm: 7,23 %

Hộ nghèo

Theo kết quả rà soát hộ nghèo cuối năm 2009 (theo tiêu chí cũ) toàn xã có 28

hộ, chiếm tỷ lệ 0.32%, so với tiêu chí của Trung ưong đề ra thì xã đã đạt tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%

2.2.4 Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc

Các tuyến đường xóm khoảng 50% là sỏi đỏ và còn lại 50% là đường đất tự nhiên lầy lội

Tất cả tuyến đường chính trục nội đồng chưa có nhựa và bê tông, tỷ lệ đi lại thuận tiện đạt 70%, chủ yếu là sỏi đỏ và đá cấp phối do nhân dân tự làm

™ Thuỷ lợi

Hàm Minh hiện có 2 công trình thủy lợi: Hồ Đu Đủ, diện tích tưới được 200 ha (lúa 50 ha, Thanh long 150 ha) và Đập Bà Tùng, diện tích tưới 249 ha (lúa 113 ha, thanh long 146 ha) Tổng diện tích tưới chủ động là 449 ha, ngoài ra người trồng thanh long sử dụng nguồn nước ngầm Nhìn chung về nhu cầu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp chưa đảm bảo

Hệ thống kênh mương do xã quản lý đã được kiên cố hoá, tổng chiều dài đã kiên cố 2.842 m

™ Điện

Hệ thống điện trung và hạ thế đã được xây dựng vào các khu dân cư trong xã, tuy nhiên vẫn còn một số khu vực chưa có điện sinh hoạt như: Tuyến vào khu sản xuất

Trang 22

VAC – Minh Tiến, tuyến vào khu Bà Dương, tuyến vào xóm 4 Suối Dứa, tuyến vào xóm Miền Tây, tuyến vào Bàu Tàm, tuyến vào Hồ Đu Đủ

Hiện nay hệ thống điện trung thế được xây dựng bảo quản, bảo trì, nâng cấp, sửa chữa do Điện lực Bình Thuận thực hiện

Hệ thống điện hạ thế do Công ty cổ phần điện nông thôn phụ trách đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện đưa ra

Tỷ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt đạt 98%, trong đó bao gồm ngành điện và tư nhân đầu tư

™ Trường học

Trường Mẫu giáo: Được đầu tư xây dựng nhà cấp 4, số lượng học sinh đang có

207 học sinh, 07 phòng học với đội ngũ giáo viên gồm: 8 cán bộ và 9 giáo viên (9/9 nữ)

Trường tiểu học Hàm Minh 1: Được xây dựng nhà cấp 4, số lượng học sinh đang học là 288 học sinh/11 phòng học, đội ngũ giáo viên có 20 người (18 nữ)

Trường tiểu học Hàm Minh 2: Được đầu tư xây dựng nhà cấp 3, số lượng học sinh đang học là 490 học sinh/20 phòng học, đội ngũ giáo viên có 32 người (27 giáo viên nữ)

Trường trung học cơ sở: Được đầu tư xây dựng nhà cấp 3, số lượng học sinh đang theo học là 780 học sinh/22 phòng học, đội ngũ giáo viên có 48 giáo viên (29 giáo viên nữ)

Hàm Minh là xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS từ năm

2003, từ năm 2004 đến nay hàng năm luôn được công nhận giữ chuẩn

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS chiếm tỷ lệ cao, năm 2005 chiếm 98%, đến

năm 2008 chiếm 100%

™ Cơ sở vật chất văn hoá

Nhà văn hoá và khu thể thao chưa được xây dựng, hiện 3 thôn đều có trụ sở thôn để hoạt động lĩnh vực văn hóa và các hoạt động khác, trong đó; Tại thôn Minh Hòa được nhà nước đầu tư kiên cố, còn 2 thôn Minh Tiến và Minh Thành tận dụng trụ

sở HTX cũ để làm việc

Hiện nay, trên 03 thôn đều chưa có nhà văn hoá và khu thể thao, như vậy hai tiêu chí trên Hàm Minh đều phải phấn đấu

Trang 23

™ Nhà ở dân cư

Hầu hết nhà ở trong dân đều xây dựng một cách tự phát, mang tính độc lập theo kiểu kiến trúc khác nhau, chủ yếu là nhà cấp 4 chiếm tỷ lệ cao

Do mật độ nhà ở chưa cao nên vệ sinh môi trường nhìn chung chưa có gì đáng

lo ngại lớn, thường là nhà gắn liền với vườn nên các hộ tận thu sử dụng phân, rác thải phục vụ cho cây trồng Tuy nhiên về mùa mưa lũ một số vùng bị ngập nước do chưa

có quy hoạch hướng tiêu thoát nước cụ thể, nên thường kéo theo lượng phân, rác gây ô nhiễm cho một số khu vực ở thôn Minh Hoà và khu ven chợ trung tâm xã

2.3 Tổ chức khuyến nông

Hiện tại ở xã có tổ chức CLB khuyến nông CLB này phối hợp với trung tâm khuyến nông của huyện tổ chức mở các lớp khuyến nông để tập huấn giúp đỡ các hộ trồng thanh long, phổ biến những kiến thức và những quy định về việc sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGap Công tác khuyến nông đã thu hút đuợc nhiều hộ gia đình và trong khi tập huấn cho bà con, xã có phát tài liệu cho bà con Vì đây là xã điểm nên bà con hưởng ứng và ủng hộ tham gia khá đông

2.4 Tình hình tín dụng

Thanh long là loại cây dài ngày và thông thường cần một chi phí đầu tư lớn, số vốn ban đầu phải cao. Ở xã Hàm Minh các hộ gia đình trồng thanh long được vay vốn tại ngân hàng với lãi suất thấp Chính sách của ngân hàng đã tạo mọi điều kiện có thể giúp nông dân Mỗi hộ đuợc cho vay một số tiền theo diện được cho vay

Trang 24

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Nguồn gốc cây thanh long

Thanh long là loại cây ăn quả thuộc họ xương rồng có nguồn gốc tại các vùng khô cằn ở Colombia, Jamaica và Mexico có tên khoa học là Hylocaneus Undulatus

3.1.2 Các giống thanh long

Qua điều tra khảo sát thì hiện nay có 3 giống thanh long:

ƒ Giống thanh long ruột trắng: đang được trồng phổ biến ở xã nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung

ƒ Giống thanh long ruột đỏ: đựoc trồng với một diện tích nhỏ lẻ,chưa phổ biến trên địa bàn xã

ƒ Giống thanh long ruột vàng: chưa xuất hiện ở địa bàn xã

Thanh long ở Bình Thuận hiện nay có 3 dạng trái:

ƒ Dạng trái dài: trái dài thon khi chín có màu đỏ nhạt,số cánh hoa thường là 23 cánh, cây có bẹ nhỏ màu xanh đậm chiều dài trung bình 1,6 – 1,7m, mép cànhcó độ gợn sóng nông, dây trên trụ trồng thưòng lượn theo hình chữ S

ƒ Dạng trái tròn: trái dạng tròn,to, vỏ trái màu đỏ tươi khi chín, số cánh hoa thưòng là 21 cánh, cây có thân bẹ to, màu xanh nhạt, mép cành có độ gợn sóng sâu, đầu dây thường cụp vào thân trụ nên dạng tán gọn

ƒ Dạng trái nhỏ: thường cho trái nhỏ, trái có nhiều tai, vị ngọt hơn 2 laọi trên, cây

có than bẹ to màu xanh đậm

3.1.3 Đặc tính kinh tế cây thanh long

Thanh long là loại cây lâu năm, một năm thu hoạch nhiều lần Vòng đời kinh tế của cây từ 13 -15 năm, sau khi trồng khoảng gần 2 năm cây bắt đầu cho trái trong vụ chính, ta gọi đây là giai đoạn xây dựng cơ bản Giai đoạn này người nông dân bỏ ra rất

Trang 25

nhiều chi phí nhưng không có doanh thu Thời gian bắt đầu cho trái cho đến khi cây trồng không còn giá trị nữa được gọi là giai đoạn kinh doanh của vườn cây Giai đoạn này dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường, giống và kỹ thuật chăm sóc của nhà vườn Tuy nhiên do nhà vừon thực hiện biện pháp chong đèn cho quả trái

vụ nên vườn cây thường nhanh bị cỗi do phải liên tục ra hoa đậu quả quanh năm, vòng đời kinh tế trung bình chỉ khoảng 12 năm

3.1.4 Giá trị dinh dưỡng của trái thanh long

Thanh long là trái cây duy nhất chỉ có Việt Nam xuất khẩu với số lượng lớn, hầu hết khách hàng thế giới khi đặt mua trái cây Viật Nam thì thanh long được yêu cầu đầu tiên vì lành về mặt dinh dưỡng, mẫu mã độc đáo với màu sắc rực rỡ

Bảng 5: Thành Phần Dinh Dưỡng Trái Thanh Long

Nguồn: Sở NN&PTNT Bình Thuận

Quả thanh long có rất nhiều chất nhầy và pectin Trong quả chứa nhiều nước và các chất khoáng như Ca, Fe, Mg, P, Na với chất dinh dưỡng phong phú nên được nhiều người ưa thích

3.1.5 Đặc điểm canh tác cây thanh long xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận

Trước đây nông dân ở xã chủ yếu là độc canh cây lúa, diện tích trồng thanh long nhỏ Những năm gần đây với việc nhà nuớc khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng cộng với điều kiện đất đai phù hợp cây thanh long đã trở thành cây trồng chủ lực của địa phương cùng với cây lúa, góp phần làm tăng thu nhập cho nông dân Hiện tại ở

Trang 26

địa bàn xã diện tích cây lúa nhỏ hơn diện tích trồng cây thanh long Bên cạnh cây thanh long xã còn trồng nhiều lạo cây lâu lăm khác với diện tích nhỏ như cây điều, cây nhãn…Do thanh long có mùa vụ rõ ràng là vào 6 tháng mưa nên sản lượng cung cấp ra thị trường quá nhiều nên giá thanh long giảm xuống thấp điều này ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người dân

Vấn đề đặt ra cho người trồng thanh long là tìm được biện pháp tạo thanh long

ra hoa trái vụ vào 6 tháng nắng Bằng nhiều phương pháp thâm canh như chăm sóc, tỉa cành, nhiều hộ nông dân đã sử dụng thuốc điều hoà sinh trưởng thực vật vào cho cây thanh long nhưng sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế không cao Theo điều tra khảo sát

ở địa phương hiện nay hầu hết nông dân sử dụng biện pháp chong đèn cho quả trái vụ Phương pháp này đạt hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho nhà vườn Đề tài này tập trung nghiên cứu trên những hộ sử dụng biện pháp này

3.1.6 Cơ sở xác định kết quả và hiệu quả kinh tế

a) Các khái niệm

• Sản lượng: Là lượng thu hoạch được trong quá trình sản xuất

• Giá bán: Là giá đầu ra khi bán sản phẩm ra thị trường

• Lợi nhuận: Là phần dôi ra từ việc bán tất cả sản phẩm làm ra trừ đi tổng chi phí sản xuất

• Thu nhập: Là phần thu được từ việc bán tất cả các sản phẩm làm ra trừ chi phí vật chất và chi phí lao động thuê

• Năng suất: Là lượng sản phẩm bình quân trên một đơn vị diện tích

b) Các chỉ tiêu xác định kết quả cà hiệu quả kinh doanh

Để xác định hiệu quả kinh tế cần:

− Điều tra tình hình chi phí xây dựng cơ bản, chi phí trong thời gian kinh doanh của từng hộ trồng thanh long sử dụng phương pháp thắp đèn cho quả trái vụ

− Điều tra sản lượng giá bán doanh thu trong từng vườn qua các năm

− Tiến hành lấy mẫu và điều tra nông hộ trồng thanh long có thực hiện phương pháp thắp đèn cho quả trái vụ

Cụ thể ta căn cứ vào một số chỉ tiêu sau:

ƒ Chỉ tiêu lợi nhuận:

Công thức:

Trang 27

Lợi nhuận = GTTSL – TCPSX

Trong đó:

GTTSL: Giá trị tổng sản lượng được tính bằng tiền

GTTSL = Tổng sản lượng * Đơn giá

TCPSX: Là tổng chi phí sản xuất bao gồm tất cả chi phí đầu vào được dử dụng trong quá trình sản xuất

ƒ Chỉ tiêu thu nhập:

Công thức:

Thu nhập = Lợi nhuận + Lao động nhà

Thu nhập = Doanh thu – (Chi phí vật chất + Chi phí lao động thuê ngoài)

Chi phí lao động nhà là phần công lao động của gia đình bỏ ra được tính bằng tiền

ƒ Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí:

Công thức:

Lợi nhuận TSLNTCP =

Trang 28

Ý nghĩa: Là chỉ tiêu xác định xem để hoàn lại số vốn đã bỏ ra để xây dựng cơ bản phải mất bao nhiêu thời gian

ƒ Chỉ tiêu hiện giá thu nhập thuần NPV (Net Present Value)

Hiện giá thu nhập thuần là hiện giá của các thu nhập thuần qua các năm củsa dự

án tính tại thời điểm đầu tư

PV là giá trị quy về hiện tại (Present Value): PV = An(1+r)-n

A là ngân lưu ròng của dự án

Ngân lưu ròng = ngân lưu vào – ngân lưu ra

n là đời sống của dự án (Number of Period)

r là suất chiết khấu của dự án (Discount Rate)

PV tích luỹ = A0+A1(1+r)-1+ +An(1+r)-n

Nguyên tắc sử dụng: Đối với dự án độc lập NPV > 0 chọn, NPV < 0 loại, NPV

= 0 tuỳ chủ đầu tư

Đối với dự án loại trừ và đời sống không bằng nhau Max (NPVj/NPVj>0) chọn

ƒ Chỉ tiêu tỷ suất nội hoàn IRR (Internal Rate of Return)

Tỷ suất nội hoàn được khái niệm là suất chiết khấu của dự án mà ứng với nó hiện giá thu nhập thuần của dự án (NPV) bằng 0

NPV: hiện giá thu nhập thuần

PV: giá trị quy về hiện tại

Có 2 cách tính IRR:

Cách 1: giải phương trình để tìm r*

Trang 29

NPV = 0

n

t=

∑PV = 0 Cách 2: sử dụng phương pháp nội suy để tính IRR

r1: tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó NPV (r1) > 0

r2: tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó NPV (r2) < 0

3.2 Phân tích ma trận SWOT

Để tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và đe doạ trong việc sản xuất thanh long cũng như khả năng cạnh tranh của cây thanh long trên thị trường tại Xã Hàm Minh nói riêng cũng như Huyện Hàm Thuận Nam, Tỉnh Bình Thuận nói chung SWOT là 4 chữ viết tắt trong tiếng anh.Trong đó:

S (Strengnhs): Điểm mạnh bên trong

W (Weaknesses): Điểm yếu bên trong

O (Oppotunities): Cơ hội từ bên ngoài

T (Threats): Đe doạ từ bên ngoài

Các buớc tiến hành phân tích:

Bước 1: Liệt kê các yếu tố chủ yếu của các điều kiện bên trong và bên ngoài lên các ô

của ma trận SWOT.Thông qua việc:

Tìm hiểu cơ hội bên ngoài của việc sản xuất thanh long ở thị trấn thuận nam(O)

Tìm hiểu mối đe doạ, nguy cơ bên ngoài (T)

Tìm hiểu điểm mạnh chủ yếu bên trong (S)

Tìm hiểu điểm yếu bên trong(W)

Bước 2: Đưa ra các kết hợp từng cặp từng cặp một cách logic:

Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài (SO): cần phải sử dụng mặt mạnh nào để khai thác tốt nhất cơ hội có được từ bên ngoài?

Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe doạ bên ngoài(ST): cần phải sử dụng mặt mạnh nào để đối phó với nguy cơ bên ngoài?

Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài(WO): có thể xuất hiện 2 cách kết hợp trong việc đề xuất chiến lược:

Trang 30

+ Phải tập trung khắc phục những yếu kém nào để đối phó với những nguy cơ

từ bên ngoài?

+ Cần phải khai thác cơ hội nào để khắc phục những chỗ yếu kém hiện nay? Kết hợp điểm yếu bên trong với mối đê doạ bên ngoài(WT): phải khắc phục những yếu kém nào đẻ giảm bớt nguy cơ hiện nay?

Bước 3: Đưa ra sự kết hợp giữa 4 yếu tố (S+W+O+T): Mục đích sự kết hợp là sử dụng

mặt mạnh để khai thác tốt nhất cơ hội,khắc phục những yếu kém và giảm bớt nguy cơ

3.3 Phương pháp nghiên cứu

Với những số liệu cần có, dự tính sẽ sử dụng các phương pháp sau:

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

− Số liệu thứ cấp được thu thập tại phòng thống kê, phòng địa chính,phòng nông nghiệp … của xã

− Số liệu sơ cấp được điều tra trực tiếp từ nông hộ thông qua bảng câu hỏi đã được soạn sẵn

− Ngoài ra còn tham khảo thêm các tài liệu sách báo có liên quan đến đề tài nghiên cứư

3.3.2 Phương pháp xử lý thông tin

Chuyển đổi số liệu thô từ bảng điều tra thành số liệu tinh.Sau đó liệt kê, tính toán, mô tả, phân tích qua phần mềm word, excel

3.3.3 Phương pháp điều tra chọn mẫu

Lấy mẫu ngẫu nhiên, mẫu này phải đại diện cho tổng thể, sử dụng số liệu thu thập được làm cơ sở tính toán

3.3.4 Phương pháp tính khấu hao

Sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng

3.2.5 Phương pháp bình quân

Sản lượng và giá bán của thanh long trong đề tài được tính theo phương pháp bình quân qua các đợt thu hoạch

Trang 31

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Điều kiện sản xuất thanh long theo hướng an toàn

Đất trồng không bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, bệnh viện, và các nguồn

Sản phẩm thu hoạch phải đảm bảo thời gian cách ly sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích sinh trưởng

4.2 Đặc tính thực vật học của thanh long

Rể: thanh long là loại cây thân leo, có hai loại rễ: địa sinh và khí sinh

rễ địa sinh phát sinh từ phần lõi ỡ gốc hom, tập trung ở gốc để bám xuống đất, hút chất dinh dưỡng nuôi cây

Rễ khí sinh mộc và phát triễn dọc theo thân cây, bám dễ dàng, chắc chắn vào trụ

Rễ thanh long ăn nỗi gần trên mặt đất nên việc nưới nước cho cây vào mùa khô rất cần thiết cho cây phát triễn, ngược lai cũng cho bộ rễ cây ăn nông nên khi gặp úng ngập, thanh long dễ bị hư hỏng ngoài ra, hệ thống rễ tơ phát triễn trên gần mặt rất dễ

bị tổn thương trong quá trình chăm sóc

Thân: thân dây leo, có thể dài tới 10- 12m cành thanh long trồng với mục đích kinh doanh trong vừơn dài từ 1-1,4m thân cành thường có ba cạnh không phân điều

mà có mặt bụng của hai mặt dưới hợp thành mặt phẳng, cạnh có hình gợn sóng lòi

Trang 32

lõm, nơi lõm có ba đến năm gai Đây là nơi có điều kiện thuận lợi cho chồi hoặc trái phát triển số lượng cành trên cây tăng dần theo tuổi cây

Hoa: có hoa to, dài 30- 35cm, hoa nở về đêm Hoa thanh long ra từng bông, xung quanh trên các cành, hoa có mùi thơm Hoa tự thụ phấn, không qua môi giới của gió và côn trùng Thanh long ra hoa và kết trái phân bổ từng chu kỳ

Xuất hiện mầm non: 15 - 16 ngày

Nở hoa: 3 - 5 ngày

Từ hoa đến quả chín: 30 - 35 ngày

4.3 Quy trình trồng cây thanh long

4.3.1 Yêu cầu về sinh thái

a) Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp cho thanh long sinh trưởng và phát triển từ 20 -34 0 C Trong điều kiện thời tiết có sương giá nhẹ với thời gian ngắn cũng sẽ ảnh hưởng cho cây thanh long

b) Ánh sáng

Cây thanh long chịu ảnh hưởng của quang kỳ, ra hoa trong điều kiện ngày dài, cây sinh trưởng và phát triển tốt ở các nơi có ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh sáng cây ốm yếu Tuy nhiên nhiệt độ quá cao sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của cây thanh long

c) Nước

Cây thanh long có tính chống chịu hạn nhưng không chịu úng Để cây phát triển tốt, cho nhiều trái và trái to cần cung cấp đủ nước, nhất là trong thời kỳ phân hoá mầm hoa, ra hoa và kết trái Nhu cầu về lượng mưa tốt cho cây từ 800-2.000mm/năm, nếu thấp hơn hoặc vượt quá sẽ dẫn tới hiện tượng rụng hoa và thối trái

d) Đất đai

Cây thanh long trồng được trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát pha, đất xám bạc màu, đất phèn đến đất phù sa, đất thịt…Tuy nhiên cây thanh long đạt hiệu quả cao trong điều kiện đất tơi xốp,thông thoáng, thoát nước tốt không bị nhiễm mặn

và có độ PH từ 5-7

Trang 33

4.3.2 Thiết kế vườn

a) Chuẩn bị đất trồng

Đất được cày bừa kỹ, phơi đất để trừ cỏ dại, đào hố sâu 0,3m, đường kính 0,5m, bón phân để cung cấp dinh dưỡng cho cây Vùng đất ruộng chuyển sang trồng thanh long cần xẻ mương, lên liếp nhằm nâng cao tầng canh tác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu vào mùa khô và không bị ngập úng vào mùa mưa

b) Trụ trồng

Thanh long sống bám vào thân trụ vì vậy việc lựa chọn trụ cũng không kém phần quan trọng Yêu cầu trụ phải vững chắc và lâu bền đủ sức để giữ một cây thanh long nặng 200-300 kg, có khi lên tới 400kg Có 3 loại trụ là trụ gỗ, trụ gạch, trụ xi măng cốt sắt (trụ bêtông) để trồng cây thanh long Hiện nay trụ bêtông đang được khuyến cáo và sử dụng phổ biến trong sản xuất Trụ có kích thước dài 2 -2,2m; cạnh vuông 15 -20 cm

Khi trồng phần trên mặt đất cao khoảng 1,5 -1,6m, phần chôn dưới mặt đất khoảng 0,5 – 0,6 m, phía trên trụ có 4 cọng sắt ló ra dài 20 -25 cm được bẻ cong theo 4 hướng dùng làm giá đỡ cho cành thanh long

c) Mật độ và khoảng cách trồng

Cây thanh long là cây ưa ánh sáng và cần nhiều ánh nắng, nếu trồng mật độ dày cành đan chéo nhau khó đi lại và chăm sóc Cự ly trồng phổ biến ở xã Hàm Minh là hàng cách hàng 3m, trụ cách trụ 3m, mật độ trồng khoảng 1000 -1100 trụ / ha ứng với 100-110 trụ /1000m2

d) Giống trồng

Giống trồng phổ biến hiện nay ở xã Hàm Minh là giống thanh long ruột trắng Giống này có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện sinh thái của xã Hàm Minh nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung, cho năng suất cao hình dạng trái đẹp, vỏ màu đỏ, thịt trái màu trắng

Giống có thời gian ra hoa từ tháng 4-9, thời gian đậu trái đến cho thu hoạch khoảng 28-30 ngày

Trang 34

Đặt hom cạn 2-3 cm, đặt phần lõi xuống đất để tránh thối gốc

Khi trồng nên áp thẳng phần phẳng của hom vào mặt trụ tạo điều kiện cho cành

ra rễ bám sát vào trụ

Sau khi trồng dùng dây cột hom vào trụ để tránh gió làm lung nay và đổ ngã Mỗi trụ đặt 4-5 hom theo từng mặt trụ Nếu trồng nhiều hom phải đầu tư nhiều phân và bỏ công chăm sóc trụ thường xuyên hơn Trồng nhiều dây, trụ sẽ lớn hơn nhưng cũng có nhược điểm là như tán dày, thu hút nhiều côn trùng và mầm bệnh, do nhiều dây nên trái thưòng bị trầy xước do bị gai đâm

c) Tưới nước

Cây thanh long là cây chịu hạn, tuy nhiên trong điều kiện nắng hạn kéo dài nếu không đủ nước tưới sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của cây và làm giảm năng suất

Biểu hiện của sự thiếu nước ở cây thanh long là: cành mới hình thành ít, sinh trưởng rất chậm, cành bị teo tóp và chuyển sang màu vàng Ở những cây thiếu nước khi ra hoa, tỷ lệ rụng hoa ở đợt ra hoa đầu tiên cao >80%, quả nhỏ

Do đó cần tưới nước thường xuyên đảm bảo đủ độ ẩm cho cây phát triển

Bảng 6: Liều Lượng Tưới Cho Thanh Long Trong Một Năm

Thời gian Liều lượng tưới (ngày /lần)

Nguồn: KQĐT

Trang 35

Qua bảng trên ta thấy từ tháng 10 đến tháng 1 nông dân tưới nước vừa phải để giữ độ ẩm Vào tháng 2 đến tháng 5 năm thời tiết xấu, chuyển giữa mùa mưa và mùa khô nên tăng lượng nước tưới Từ tháng 5 đến tháng 10 là vào mùa mưa do đó chỉ cần tưới 1 lần trong 7 -10 ngày là đủ Trong khi tưới không nên tưới quá ẩm làm đất bị nhão, rễ sẽ bị hư, kém hoạt động

Tỉa cành để tạo bộ tán đẹp cho cây, hạn chế sâu bệnh và cành không hiệu quả Trên giàn, tỉa cành theo nguyên tắc 1 cành mẹ để lại 1-2 cànhcon, chọn cành sinh trưởng mnạh, phát triển tốt, tỉa bỏ các cành tai chuột, cành ốm yếu, cành sâu bệnh cành già không có khả năg cho quả, các cành nằm khuất trong tán không nhận được ánh sáng Khi cành dài 1,2m -1,5m bấm đọt cành giúp cành phát triển tốt và nhanh cho quả

Hằng năm sau khi thu hoạch cần loại bỏ những cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, nằm khuất trong tán

g) Phân bón cho cây thanh long

Bón phân cân đối được hiểu là cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho từng đối tượng cây trồng, phù hợp cho từng loại đất, mùa vụ cụ thể để đảm bảo năng suất cao,chất lượng

Trang 36

nông sản tốt và an toàn cho môi trường sinh thái.(theo FAO tổ chức LƯƠNG- NÔNG

của liên hiệp quốc)

Trồng thanh long với mục đích kinh doanh cần bón phân để tăng cường dinh

dưỡng cho cây Thời điểm bón và liều lượng phân tuỳ thuộc vào tình trạng sinh trưởng

và phát triển của cây

™ Giai đoạn kiến thiết cơ bản:1-2 năm đầu sau khi trồng:

Phân hữu cơ: Bón 2 lần/ năm phân bò đã ủ hoai vào tháng 3-4 và tháng 9-10

Liều lượng 5-10kg +0,5kg Super lân (lân Văn Điển) hoặc 0,5-1kg phân hữu cơ vô

sinh/trụ/lần

Phân hoá học: Bón 1 tháng/ lần Liều lượng 25g Urea + 25g DAP hoặc 80g

NPK 20-20-15/trụ / lần

™ Giai đoạn kinh doanh: Từ năm thứ 3 trở đi:

Phân hữu cơ: Bón 2 lần/ năm vào tháng 3-4 và tháng 9-10 Liều lượng:

15-20kg+3,6kg Super lân (lân Văn Điển) /trụ /lần

Phân hoá học:

- Cách bón: Rải đều trên mặt đất chung quanh trụ, tủ lên trên bằng một lớp đất mỏng

hoặc bằng rơm rạ, hay cỏ khô, sau đó tưới nước cho phân tan

- Thời gian bón: Chia làm 8 lần bón/ năm (trung bình 1,5 tháng/ lần)

Bảng 7:Liều Lượng Bón Và Thời Gian Bón Định Kỳ:

Tháng

Vườn từ 3 -5 năm tuổi

Lần thứ 6-8, mỗi tháng/ lần Bón với liều lượng như lần thứ 5

Nguồn:Sở NN & PTNT Bình Thuận

Trang 37

h) Phòng trừ bệnh hại cho thanh long

Ngoài những bệnh thường gặp như vàng cành, thối cành, nám cành…mới đây xuất hiện thêm một số bênh hại sau:

Trong năm 2009, do ảnh hưởng của thời tiết và quá trình thâm canh của người nông dân nên diễn biến bệnh trên cây thanh long ngày càng phức tạp, có chiều hướng

gia tăng làm giảm thu nhập đáng kể của nhà vườn

− Bệnh thối trái non và trái chín: bệnh nhẹ có mùi hôi, thối đặc trưng; bệnh nặng thì có dịch màu vàng chảy ra từ đầu, giữa hoặc đít quả, bệnh lây lan rất nhanh nếu dịch này nhiễm sang quả khác

− Bệnh thối đít cuống quả: bệnh chỉ gây hại ở đít quả (phần giáp của quả với cành) làm quả chín sớm dễ rụng, khi thu hoạch dễ bị hư thối Bệnh do nấm Ceratocytis paradoxa gây nên

− Bệnh lép bụng: Trái chín không đều, có một đốm màu xanh và lép, bên trong ruột trái bị khô xốp Nguyên nhân gây bệnh là do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết và chế độ dinh dưỡng trong quá trình chăm sóc trái của nông dân

− Bệnh thán thư: Bệnh gây hại chủ yếu trên hoa, trái Trên hoa nấm tạo thành những đốm đen nhỏ làm hoa bị khô đen và rụng, trên quả già và chín có những đốm đen hơi tròn lõm vào vỏ Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm

Biện pháp phòng trừ chung:

Bón phân cân đối NPK, và các nguyên tố trung vi lượng Đặc biệt sử dụng các sản phẩm có hàm lượng canxi cao sẽ lằmtng tính kháng bệnh của quả

Quản lý chặt chẽ các loài côn trùng để ngăn ngừa tác nhân truyền bệnh

Vệ sinh vườn sạch sẽ tạo thông thoáng và thu gom trái bệnh đưa ra khỏi nhà vườn, nhà đóng gói và tiêu huỷ

Thu hoạch đúng độ chín, không neo trái, không bao trái

Trong quá trình thu hoạch và đóng gói phải cẩn thận không để trầy xước và gây vết thương

Thu hoạch trái trong điều kiện không ẩm ướt và quá nắng nóng

Không để quả bị bệnh tiếp xúc với quả đã thu hoạch, thùng, ky đựng trái và các phương tiện vận chuyển Đồng thời không để quả đã thu hoạch tiếp xúc với đất

Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ thu hoạch và nhà đóng gói trước khi đóng gói

Trang 38

Sau khi thu hoạch phải bảo quản trong điều kiện lạnh hoặc che mát quả trong lúc thu hoạch

Rút ngắn thời gian từ thu hoạch cho đến lúc đóng gói, vận chuyển và phân phối

i) Phòng trừ sâu hại cho thanh long

Cũng như các loại cây trồng khác, cây thanh long cũng có những loại sâu hại làm giảm năng suất hoặc gây chết trụ thanh long

Qua điều tra ở địa bàn nghiên cứu thì có một số sâu hại chính sau:

• Kiến

Đây là đối tượng gây hại phổ biến trên cây thanh long, có nhiều loại kiến trong đó có kiến lửa vàng và kiến riện (kiến nhỏ màu đen) gây hại chủ yếu trên cây thanh long.phân biệt 2 loại kiến như sau:

Bảng 8: So Sánh Kiến Lửa Và Kiến Riên

Kiến lửa Kiến riên (kiến đen nhỏ)

Kích thước lớn hơn kiến riên Kích thước nhỏ

Làm tổ dưới đất, ở các ụ đất cao Làm ổ trên trụ cây,lá khô trong vườn

Phá hoại: chóp cành non, quả chín Phá hoại: nụ, hoa, trái, mầm non

Phòng trừ: dùng mồi dụ kiến như mật, Phòng trừ: xịt thuốc trên thân cành,hoa, cơm dừa nạo nhỏ rải tập trung dưới trái thanh long bằng các loại thuốc sinh đất, xịt thuốc trên cành hoặc cây thanh học

long

• Bọ xít hại thanh long:

Bọ xít thường hoạt động vào chiều tối và ban đêm, chúng tập trung chích hút nhựa trên trái, khi trái non vết chích hút nhỏ khó phát hiện, khi trái chín làm các vết trở nên sần sùi, giảm chất lượng sản phẩm

Phòng trừ: Bọ trưởng thành có kích thước khá lớn, dễ phát hiện nên biện pháp tốt nhất là bắt bằng tay; ngoài ra có thể dùng các loại thuốc hoá học nằm trong danh mục cho phép của Bộ NN & PTNT, phun thuốc vào chiều tối

Trang 39

• Ruồi đục trái

Đối tượng kiểm dịch của nhiều nước trên thế giới

Ruồi đục trái là đối tượng nguy hiểm Ruồi cái chích vào vỏ trái và để trứng vào bên trong, bên ngoài dấu chích sẽ biến thành màu nâu, khi trứng nở thành giòi ăn phá bên trong trái làm thối và rụng trái

Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tiêu huỷ trái rụng, có thể dung biện pháp bao trái; ngoài ra có thể sử dụng pheromone bẫy ruồi đực và treo bẫy đồng loạt trên diện tích rộng

4.4 Xử lý thanh long ra hoa trái vụ

4.4.1 Kỹ thuật thắp đèn cho thanh long ra hoa trái vụ

™ Có 3 vụ chính:

Vụ sớm: 15 – 20/01 DL (tiến hành thu hoạch vào đầu tháng 4 dương lịch)

Vụ muộn: 5 – 10/10 DL (tiến hành thu hoạch từ 20 -25/12 DL)

Vụ tết: 15 -20/10 AL (tiến hành thu hoạch vào dịp tết nguyên đán)

™ Số giờ chiếu sáng:

Vụ sớm: 7 – 8 giờ/ đêm; số đêm thắp trên dưới 10 ngày

Vụ muộn: 8 – 9 giờ/đêm; số đêm thắp từ 15 -17 ngày

Vụ tết: 10 giờ/ đêm; số đêm thắp từ 19 – 20 ngày

™ Nguồn điện sử dụng: đa số bà con nông dân ở địa bàn xã sử sụng điện lưới hoặc điện cho thuê theo giá dịch vụ(nếu trong gia đình không sử dụng bình điện) để chạy dèn cho cây thanh long

™ Sử dụng loại bóng đèn 75W, khoảng cách chiếu sáng 0,5 – 1,5m

™ Tuổi cây: áp dụng đối với những vườn cây từ 3 năm tuổi trở lên, vì lúc này cành thanh long mới thực sự thành thục, đủ sức ra hoa quả quanh năm

4.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa khi sử dụng biện pháp thắp đèn ở cây thanh long

™ Yếu tố thời tiết: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, mưa gió…

Đây là những yếu tố bất khả kháng mà không thể khắc phục được.Thời tiết quá lạnh sẽ làm cho hiệu quả xử lý ra hoa thấp vì thanh long là cây chịu nhiệt Cho nên nhiều nhà vườn có kinh nghiệm là né tránh những đợt thời tiết bất lợi này Và họ đã thích ứng bằng cách thắp điện trứơc đó hoặc sau đó nhằm duy trì sự ấm áp, kích thích

Trang 40

ra hoa Ở Bình Thuận mỗi năm có một đợt thời tiết bất lợi đó là vào dịp Noel(25 tháng 12)

™ Hiệu điện thế:

Hiệu điện thế phải đủ và đảm bảo đúng kỹ thuật trong suốt quá trình chong đèn, cũng như kỹ thuật mắc bóng đèn, khoảng cách giữa các bóng, thời gian thắp sáng mỗi đêm và số đêm thắp mỗi đợt

Phải thường xuyên kiểm tra hiệu điện thế của bóng đèn nếu hiệu điện thế quá thấp trên dưới 130 Vôn thì việc thắp đèn không có hiệu quả Còn hiệu điện thế từ 150 -170 Vôn thì hiệu quả đạt khoảng trên dưới 50% Nếu hiệu điện thế đạt 190 – 220 Vôn thì hiệu quãe đạt 90%

Theo kinh nghiệm của nông dân, sử dụng bóng đèn 75W là thích hợp nhất đem lại hiệu quả cao nhất Trong thời gian thắp đèn có gió lớn, nếu không cố định bóng đèn

sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả ra hoa

™ Kỹ thuật chăm sóc:

Trong thời gian xử lý ra hoa, kỹ thuật chăm sóc có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả ra hoa Chăm sóc đúng cách sẽ làm giảm tỷ lệ rụng hoa, hiệu quả mang lại từ việc thắp đèn sẽ cao hơn

Sau khi kết thúc chính vụ, cây thanh long cần phải chăm sóc đúng kỹ thuật để cành và bộ rễ cây thanh long có đủ sức khỏe mới có khả năg chong đèn thành công

Trong thời gian chong điện phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra sâu bệnh,

độ chắc khoẻ của dây, cành, rễ Nếu phát hiện vấn đề gì bất lợi phải xử lý ngay

Sau khi ngắt điện, theo kinh nghiệm của nhà vườn sau khi ngắt điện 1-2 ngày tranh thủ tưới nước ngay, tạo sự thay đổi để kích thích ra nụ

4.5 Một số điểm cơ bản trong thu hoạch và bảo quản của thanh long

Vườn thanh long thâm canh tốt thường sẽ cho 6 lứa trái trong một năm ở vụ chính Mỗi lứa cách nhau khoảng 1 tháng Trên một cây thanh long có khi lứa trái này gối lên lứa trái kia

Thanh long có 3 lần chín lại, nông dân thường thu hoạch khi màu của vỏ chuyển từ xanh sang màu đỏ được khoảng 3 ngày

Quá trình thu hoạch như sau:

Ngày đăng: 28/02/2019, 11:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w