“ Research on The Communication Strategices of Brand Diffusion X-Men of International Consumer Products Corporation” Khóa luận nghiên cứu các mục tiêu sau: phân tích tình hình thị mỹ ph
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU X-MEN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG
GIA DỤNG QUỐC TẾ (ICP)
LÊ THỊ THU VÂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP
Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 7/2010
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Tìm Hiểu Hoạt Động Truyền Thông Quảng Bá Thương Hiệu X-Men của Công Ty Cổ Phần Hàng Gia
Dụng Quốc Tế (ICP)” do Lê Thị Thu Vân, sinh viên khóa 32, ngành Quản Trị Kinh
Doanh Tổng Hợp, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
Th.S NGUYỄN MINH QUANG
Trang 3cô Nguyễn Thị Bình Minh, giáo viên chủ nhiệm lớp DH06QT đã giúp đỡ và đưa ra những lời khuyên cho chúng tôi để chúng tôi có thể hình thành ý tưởng cho đề tài tốt nghiệp của mình
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn anh Phan Quốc Công- Chủ Tịch HĐQT công ty ICP, anh Trịnh Trương Thế Long- Phòng Marketing và các nhân viên trong công ty đã tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này
Xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn của tôi, những người luôn bên cạnh tôi khi tôi gặp khó khăn, những người đã cùng tôi chia sẻ nỗi buồn và cho tôi những kỉ niệm thật khó quên trong suốt những năm tháng sống xa gia đình
Chân thành cảm ơn tất cả mọi người!
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ THU VÂN Tháng 7 năm 2009 “Tìm Hiểu Hoạt Động Truyền Thông Quảng Bá Thương Hiệu X-Men của Công Ty Cổ Phần Hàng Gia Dụng Quốc Tế (ICP)”
LÊ THỊ THU VÂN July 2010 “ Research on The Communication Strategices of Brand Diffusion X-Men of International Consumer Products Corporation”
Khóa luận nghiên cứu các mục tiêu sau: phân tích tình hình thị mỹ phẩm dành
cho nam giới tại việt Nam, phân tích tình hình quảng cáo về sản phẩm mỹ phẩm dành cho nam giới, phân tích hoạt động truyền thông của các đối thủ cạnh tranh để tìm hiểu những cơ hội và những nguy cơ chính tác động đến công ty Phân tích thực trạng hoạt động truyền thông và định hướng chiến lược phát triển của công ty Cổ Phần Hàng Gia Dụng Quốc Tế để đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của công ty Điều tra thu thập số liệu từ khách hàng tại Tp.HCM để củng cố cơ sở nhằm đề xuất giải pháp chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu cho công ty
Kết quả nghiên cứu cho thấy: hoạt động truyền thông quảng bá thương hiệu là yếu tố cần thiết trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay và mặc dù hoạt động truyền thông quảng bá thương hiệu cho sản phẩm X-Men được thực hiện khá tốt nhưng vẫn còn có những điểm hạn chế Từ đó đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện chiến lược truyền thông để thương hiệu X-Men đi sâu vào tâm trí người tiêu dùng đồng thời khẳng định vị trí của thương hiệu trong thị trường mỹ phẩm cho nam giới nói chung và dầu gội cho nam giới nói riêng
Trang 6MỤC LỤC
Trang NỘI DUNG TÓM TẮT iv
2.3.1 Nhà máy tại Bình Dương 6
3.3.2 Văn phòng công ty 7
2.4 Sản phẩm X-Men của công ty ICP 10
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1 Cơ sở lí luận 12
3.2 Phương pháp nghiên cứu 21
Trang 7CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23
4.1 Tình hình thị trường mỹ phẩm dành cho nam giới 23
4.2 Phân tích thị trường ngành quảng cáo mỹ phẩm dành cho nam giới 24
4.2.1 Tình hình chung của thị trường quảng cáo Việt Nam 24
4.2.2 Tình hình thị trường quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm dành cho nam giới 26
4.3 Nghiên cứu hoạt động truyền thông của một số đối thủ cạnh tranh29
4.3.1 Unilever với Clear Men 29
4.3.2 Unza với Romano 31
4.3.3 VietCos và Ramus 33
4.3.4 Các đối thủ khác 35
4.4 Thực trạng hoạt động truyền thông của công ty ICP 36
4.4.2 Tuyên truyền và quan hệ cộng đồng 41
4.4.3 Chi phí của các hoạt động truyền thông qua các năm 41
4.5 Khảo sát khách hàng về mức độ nhận biết thương hiệu X-Men và phân tích tính
khả thi của việc quảng bá qua các kênh, phương tiện truyền thông 42
4.5.1 Mức độ nhận biết thương hiệu X-Men 42
4.5.2 Tính khả thi của quảng bá thương hiệu qua các kênh, phương tiện truyền
thông 44
4.6 Đề xuất một số giải pháp chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu
X-Men cho công ty cổ phần Hàng Gia Dụng Quốc Tế ICP 47
4.6.1 Chiến lược củng cố và phát triển thương hiệu 47
4.6.2 Chiến lược phát triển thị trường và mở rộng kênh phân phối 48
4.6.3 Chiến lược tăng cường quảng cáo, khuyến mãi 50
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
5.1.Kết luận 54
5.2 Kiến nghị 55
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Mức Độ Tăng Trưởng của Quảng Cáo Qua Các Năm 24
Bảng 4.3 Chi Phí Quảng Cáo Của X-Men Trên Truyền Hình và Báo Chí Qua Các
Năm 36 Bảng 4.4 Chi Phí Truyền Thông của X-Men Vào Các Tháng Trong Năm 2009 36
Bảng 4.13 Những Nơi Các Đáp Viên Thường Mua Dầu Gội 49
Bảng 4.14 Bảng Giá Một Số Loại Hình Quảng Cáo Ngoài Trời 51
Bảng 4.16 Dự Kiến Chương Trình Khuyến Mãi Của X-Men Từ 2010-2012 53
Trang 9Hình 4.2 Chi Phí Truyền Thông cho Sản Phẩm Mỹ Phẩm Nam Giới 26
Hình 4.3 Nhu Cầu Xem Truyền Hình Của Người Dân Qua Các Năm 27
Hình 4.4 Sự Gia Tăng của Chi Phí Truyền Thông Trên các Kênh Qua Các Năm và
Hình 4.5 Hoạt Động Quảng Cáo Của Các Nhãn Hiệu Dầu Gội Trên Các Kênh
Hình 4.6 Chi Phí Truyền Thông Của Các Nhãn Hiệu Trong Quý 4 Năm 2009 so
Hình 4.7 Quảng cáo Clear Men trên kênh báo chí và truyền hình 30
Hình 4.10 Quảng Cáo Romano Trên Truyền Hình Các Tuần Trong Năm 2009 33
Hình 4.14 Quảng Cáo Ramus Trên Tạp Chí Phụ Nữ Ấp Bắc 35
Hình 4.16 Các Phim VTC X-Men Được Sử Dụng Theo Từng Tuần Trong Năm
2009 38
Trang 10Hình 4.19 Poster X-Men Tại Các Tạp hóa 40
Hình 4.20 Sự Nhận Biết Các Thương Hiệu Dầu Gội Của Các Đáp Viên 42
Hình 4.21 Tỷ Lệ Người Đã Sử Dụng và Chưa Sử Dụng Sản Phẩm X-Men 43
Hình 4.24 Những Nơi Các Đáp Viên Thường Mua Dầu Gội 49
Trang 11DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Luc 2 Bảng giái quảng cáo trên kênh HTV
Phụ lục 4 Bảng Giá Quảng Cáo Trên Các Báo và Tạp Chí
Phụ lục 5 Bảng Giá Quảng Cáo Trên Các Website
Trang 12để có thể đi sâu vào tâm trí người tiêu dùng và vươn xa ra ngoài phạm vi quốc gia vẫn đang là bài toán đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Một thương hiệu không thể phát triển nếu nó không quảng bá Thông qua tuyên truyền, quảng bá thương hiệu, NTD có cơ hội để nhận biết về thương hiệu, từ đó đi đến chấp nhận và yêu thích thương hiệu đó Vì thế, quảng bá thương hiệu đóng vai trò cực kì quan trọng trong phát triển thương hiệu Và một trong những giải pháp để thực hiện chiến lược quảng bá thương hiệu là sử dụng lợi thế của các công cụ truyền thông Bởi hình ảnh thương hiệu là một thông điệp, thông điệp đó được chuyển tải dưới nhiều hình thức, qua các kênh khác nhau, trong đó không thể phủ nhận tính hiệu quả qua các phương tiện truyền thông đại chúng
Trang 13Tuy chỉ mới thành lập năm 2001 nhưng ICP đã tạo được tiếng vang với nhiều sản phẩm gắn liền với cuộc sống hằng ngày và được báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn
là “ Giải pháp Truyền thông của Việt Nam” năm 2007 và đại diện của ICP được chọn
để ăn tối với Philip Kotler - “Ông tổ” của Marketing hiện đại Sự thành công của ICP được mọi người nhắc đến nhiều nhất là sự thành công trong xây dựng thương hiệu X-Men, dầu gội đầu cho nam giới, bằng việc tận dụng tối đa các công cụ truyền thông nằm trong khả năng, công ty đã xây dựng cho sản phẩm của mình đi vào tâm trí người tiêu dùng và thay đổi quan niệm của người tiêu dùng về việc sử dụng dầu gội chỉ trong thời gian ngắn
Sự thành công của ICP trong việc xây dựng thương là một bài học quý cho các doanh nghiệp Việt Nam, những người đang loay hoay trên con đường tìm kiếm hướng
đi riêng cho mình để có thể cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài đang tràn vào trong nước ngày càng nhiều và “lấy lòng” người tiêu dùng- những người có tư tưởng “sính ngoại”
Bên cạnh đó, trong quá trình học tại trường, được sự gợi ý của nhiều giảng viên cùng với việc tham khảo trên báo chí, tôi thấy việc xây dựng thương hiệu là vấn đề cần thiết, thú vị và có ích trong công việc của mình sau này, nên tôi quyết định chọn vấn
đề xây dựng thương hiệu làm đề tài tốt nghiệp của mình Tuy nhiên, do có nhiều cách
để xây dựng một thương hiệu và sự hạn chế về nhân lực, thời gian, kinh phí nên việc nghiên cứu của tôi chỉ giới hạn trong việc sử dụng công cụ truyền thông trong xây dựng thương hiệu
Xuất phát từ những lí do trên, được sự cho phép của Khoa Kinh tế Đại Học Nông Lâm Tp.HCM và ban Giám Đốc Công Ty ICP cùng với sự hướng dẫn của thầy
Nguyễn Minh Quang, tôi quyết định thực hiện đề tài “Tìm Hiểu Hoạt Động Truyền Thông Quảng Bá Thương Hiệu X-Men của Công Ty Cổ Phần Hàng Gia Dụng Quốc Tế (ICP)” Do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên trong quá trình thực hiện
không thể tránh khỏi sai sót, rất mong được sự cảm thông, giúp đỡ và đóng góp của các thầy cô và các anh chị trong phòng Marketing của công ty ICP
Trang 141.2 Mục tiêu nghiên cứu
− Phân tích tình hình thị trường mỹ phẩm dành cho nam giới
− Phân tích thị trường quảng cáo mỹ phẩm dành cho nam giới
− Nghiên cứu hoạt động truyền thông của các đối thủ cạnh tranh chính
− Phân tích thực trạng hoạt động truyền thông và định hướng chiến lược phát triển cuả công ty ICP
− Điều tra thu thập số liệu từ khách hàng để củng cố thêm cơ sở nhằm đề xuất một số giải pháp chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu cho X-Men
− Đề xuất một số giải pháp chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu cho X-Men
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi không gian: Khóa luận được thực hiện tại Công Ty Cổ phần Hàng
Gia Dụng Quốc Tế ICP Ngoài ra, đề tài tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của
khách tại Tp.HCM
1.3.2 Phạm vi thời gian: khóa luận được thực hiện trong khoảng thời gian từ
15/03/2010 đến 30/06/2010 Số liệu sử dụng trong khóa luận được thu thập chủ yếu từ năm 2008 – 2009
1.4 Cấu trúc khóa luận:
Luận văn gồm 5 chương với các nội dung sau:
Chương 1: Mở đầu
Trình bày lí do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc khóa luận
Trang 15Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về các tài liệu tham khảo về công tác xây dựng và phát triển thương hiệu, đồng thời giới thiệu về công ty, cơ cấu tổ chức của công ty ,chức năng của các phòng ban và cơ cấu của phòng Marketing
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số cơ sở lí luận được sử dụng trong khóa luận như lí thuyết về thương hiệu, truyền thông – marketing, bảo vệ thương hiệu, đồng thời giới thiệu về phương pháp thu thập, xử lí và phân tích số liệu
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Phân tích một cách cụ thể các mục tiêu chính của khóa luận như: phân tích thị trường mỹ phẩm dành cho nam giới tại Việt Nam, phân tích thị trường quảng cáo mỹ phẩm giành cho nam giới tại Việt Nam, phân tích hoạt động truyền thông của các đối thủ cạnh tranh, phân tích thực trạng hoạt động truyền thông của công ty và định hướng chiến lược phát triển của công ty ICP Điều tra thu thập số liệu củng cố thêm cơ sở nhằm đề xuất một số giải pháp chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu cho X-Men, đồng thời dự kiến ngân sách truyền thông cho chương trình phát triển thương hiệu X- Men và dùng phương pháp hồi quy dự báo để dự đoán doanh thu đạt được của công ty trong thời gian tới
Chương 5: kết luận và kiến nghị
Tổng kết lại những kết quả đã phân tích, đề cập được các mặt hạn chế của khóa luận, đề xuất một số kiến nghị
Trang 16CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 Khái quát về công ty ICP
Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG GIA DỤNG QUỐC TẾ
Tên giao dịch quốc tế: International Consumer Products Corporation
Tên viết tắt: ICP
Địa chỉ: Lầu 8- Hải Âu building- 39B Trường Sơn- Phường 4- Tân Bình- Tp.HCM- Việt Nam
Điện thoại: 84-8-8422825
Fax: 84-8-8422826
Email: info@icpvn.com
Website: http:// www.icpvn.com
Nhà máy: lô 5- khu Công nghiệp Sóng Thần- Dĩ An- Bình Dương
2.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
ICP được thành lập năm 2001 bởi hai nhà doanh nhân nhiệt tình, những người muốn tạo sự khác biệt trong các doanh nghiệp địa phương - một công ty địa phương xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đẳng cấp thế giới cho người tiêu dùng
Năm 2001: ICP được thành lập với một nhà máy nhỏ ở Bình Dương
Năm 2002: khởi động Vegy, dung dịch làm sạch rau quả đầu tiên tại Việt Nam
Trang 17Năm 2003: khởi động X-Men, bắt đầu cuộc truy tìm X-Men qua thị trường mỹ phẩm chăm sóc cá nhân dành cho nam
Năm 2006: giới thiệu dòng mỹ phẩm cao cấp, L'OVITE
Năm 2008: BankInvest trở thành cổ đông chiến lược của ICP
Năm 2009: Gia nhập thị trường thực phẩm với việc mua lại cổ phần công ty Thuận phát
2.3 chức năng các phòng ban
Hình 2.1 Các Phòng Ban của Công Ty
Nguồn: Phòng Nhân Sự
2.3.1 Nhà máy tại Bình Dương
- Sản xuất: bộ phận này sẽ nhận các nguyên liệu và đưa vào dây chuyền sản xuất, tạo
HUẤN LUYỆN KĨ THUẬT
NHÂN SỰ QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG
AN TOÀN
KĨ THUẬT
LOGISTICS
Trang 18- Kĩ thuật: thực hiện các dự án mở rộng như các phương thức, tạo ra những sản phẩm mới, công nghê mới, công trình, thiết kế máy móc, quản lí quy trình, bảo dưỡng máy móc, kho hàng,…
- Kiểm soát chất lượng: kiểm soát chất lượng từ khâu nguyên liệu đến khâu thành phẩm và thiết lập hệ thống quản lí chất lượng cho công ty
- Huấn luyện kĩ thuật: bộ phận này huấn luyện cho công nhân về kĩ năng và kiến thức chuyên môn , quản lí năng suất, chất lượng,…
- Logistics: quản lí hàng tồn kho, thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm đến khách hàng Hiện tại ICP có ba trung tâm phân phối : miền Bắc, miền Trung và miền Nam
- Xuất nhập khẩu: sắp xếp các nguyên vật liệu nhập khẩu cho việc sản xuất
- Phòng kinh doanh: trực tiếp mang lại giá trị cho công ty Ở ICP, trưởng bộ phận bán hàng là Giám đốc bán hàng, bên dưới là Giám đốc Bán hàng Toàn quốc Giám đốc bán hàng Toàn quốc quản lí một nhóm giám đốc bán hàng khu vực và báo cáo trực tiếp cho Giám đốc Bán hàng Giám đốc bán hàng khu vực chịu trách nhiệm ở một khu vực
và một nhóm các Trưởng bán hàng các phân khu ( vùng miền) Mỗi trưởng bán hàng vùng miền chịu trách nhiệm quản lí bán hàng của đơn vị, quản lí và bán sản phẩm ở khu vực đó
- Phòng Marketing: phòng maketing chịu trách nhiệm toàn bộ về phát triển, quảng cáo, PR, tổ chức sự kiện,…Ở ICP, các hoạt động maketing được chia thành 2 lĩnh vực: Maketing thương mại và Maketing tiêu dùng Marketing thương mại chịu trách nhiệm
về các chương trình phát triển, dự báo sản xuất, tạo nguồn vốn cho các hoạt động bán hàng, đề xuất các chiến lược cho bộ phận bán hàng và phối hợp với các phòng ban
Trang 19khác của công ty Marketing tiêu dùng bao gồm tất cả các hoạt động tác động đến hành vi và sự chú ý của khách hàng như thực hiện các chiến dịch quảng cáo, PR, tổ chức các sự kiện đặc biệt Nói tóm lại, Marketing thương mại tác động đến khách hàng
và người mua sắm còn Maketing tiêu dùng tập trung vào những người sử dụng và chọn sản phẩm
- Phòng tài chính: cũng là một bộ phận quan trọng ở ICP, quản lí mọi hoạt động liên quan tới tài chính và báo cáo cho tổng công ty
- Phân phối và dịch vụ khách hàng: nhận các hóa hơn và sắp đặt việc giao hàng
Trang 212.4 Sản phẩm X-Men của công ty ICP
Trong chữ X-Men, X có mang nghĩa Next General- thế hệ mới, Men- đàn ông, X-Men – người đàn ông thế hệ mới, lịch lãm , sang trọng và mạnh mẽ
Nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu khách hàng, công ty không ngừng cải tiến, đưa ra thị trường các loại sản phẩm mới với những mẫu mã mới
Nhãn hàng chính của sẩn phẩm chăm sóc cho nam giới là X-Men_dầu gội đầu tuy nhiên để hoàn thiện hơn phong các mạnh mẽ, lịch lãm cho nam giới X-Men còn bao gồm các sản phẩm phụ trợ như Mousse tóc, gel tóc nước hoa… Hiện nay công ty đã đưa vào thị trường các loại sản phẩm của nhãn hàng này như: X-Men Hatric _sản phẩm dành cho những người năng động và ưa thích thể thao với 4 mùi hương chính thể thao, năng động, tự do và khám phá; X-Men for Teen_ sản phẩm dành cho lứa tuổi teen, những người luôn muốn khằng định mình và X-Men for Boss_ Tinh thần Boss- Phong cách Boss
Hình 2.3 Dòng Sản Phẩm X-Men Hatrick
Nguồn: Phòng Marketing
Hình 2.4 Dòng Sản Phẩm X-Men for Teen
Nguồn: Phòng Marketing
Trang 22Hình 2.5 Dòng Sản Phẩm X-Men for Boss
Nguồn: Phòng Marketing
Trang 23CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lí luận
3.1.1 Khái quát về thương hiệu
- Khái niệm thương hiệu:
Thương hiệu - theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là
một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức
Hiệp hội marketing Mỹ quan niệm rằng “Thương hiệu là một cái tên, một từ
ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác định các sản phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh"
- lợi ích của thương hiệu
+ Lợi ích đối với người tiêu dùng
Thương hiệu giúp người tiêu dùng xác định được chất lượng, đẳng cấp và mức giá sản phẩm, mua đúng hàng đúng giá, để có thể đạt được mức hữu dụng cực đại
Dễ dàng phân biệt sản phẩm của nhiều nhà sản xuất khác nhau, từ đó có những quyết định phù hợp theo mong muốn của bản thân
Được hưởng các dịch vụ của thương hiệu mình đã lựa chọn, là nơi gửi gắm niềm tin của khách hàng
Rất phù hợp với xu hướng tiêu dùng thương hiện nay: khách hàng bớt bối rối hơn trong lựa chọn sản phẩm, đặc biệt là có ngày càng nhiều nhãn hiệu hàng hóa của cùng loại sản phẩm như hiện nay
Tiết kiệm được thời gian lựa chọn sản phẩm
Trang 24Giúp thể hiện được tính cách cá nhân thông qua sử dụng sản phẩm
+ Lợi ích đối với doanh nghiệp
Một thương hiệu mạnh thường đem đến lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp, khách hàng sẵn sàng chi trả một mức giá cao hơn cho một thương hiệu nổi tiếng
Tạo sự trung thành đối với sản phẩm, doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có được những khách hàng trung thành
Dễ dàng và thuận lợi để thực hiện nhượng quyền thương hiệu, đặc biệt là nhượng quyền kinh doanh, nhượng quyền liên kết, mở rộng kênh phân phối
Tạo điều kiện để mở rộng thương hiệu với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và
có được khách hàng mới
Là vũ khí cạnh tranh và là công cụ bảo hiểm trên thương trường
+ Lợi ích đối với Quốc Gia
Nâng cao sự nhận biết, hiểu biết của người tiêu dùng đối với quốc gia sở hữu thương hiệu đó Ví dụ, nhắc đến Sony là chúng ta nghĩ ngay đến đất nước Nhật Bản Đây là điều kiện thuận lợi cho các khu vực, các quốc gia quảng bá hình ảnh đất nước thông qua thương hiệu mà quốc gia mình đang sở hữu, tạo tiền đề cho sự phát triển các ngành kinh doanh khác sau này, đặc biệt là du lịch, một ngành đang phát triển mạnh tại các nước Châu Á, và có ảnh hưởng đến sự thu hút vốn đầu tư từ bên trong và bên ngoài
3.1.2 Truyền thông - Marketing
Khái niệm truyền thông – Marketing
Là sự phối hợp các nỗ lực nhằm thiết lập kênh truyền thông , thuyết phục KH,
để bán sản phẩm, dịch vụ hay cổ động cho các ý tưởng
Bản chất của truyền thông - marketing
Hoạt động truyền thông – marketing nhằm truyền nhận thông tin từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng, tìm các cách phù hợp để thông đạt và thuyết phục thu hút
KH đến với DN thông qua các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, bán hàng trực tiếp, tuyên truyền, quan hệ cộng đồng… chiêu thị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật đòi hỏi phải có sự sáng tạo khéo léo nhằm đạt được mục tiêu bán hàng với chi phí thấp nhất Vai trò của truyền thông – marketing
Là công cụ thưc hiện chức năng truyền thông, đáp ứng nhu cầu KH
Trang 25Phối hợp các công cụ khác trong Marketing – Mix để đạt được mục tiêu Marketing
Là công cụ cạnh tranh trong kinh doanh: gia tăng giá trị SP, thông tin, xây dựng
nhận thức về SP,nâng cao uy tín nhãn hiệu, duy trì niềm tin, thái độ tốt đẹp ở công
chúng về công ty …
Chức năng của truyền thông Marketing
3.1.3 Các hình thức truyền thông – Marketing
Trên thực tế có nhiều phương thức đa dạng trong việc truyền thông khách hàng, nhưng
vẫn có thể phân biệt thành 2 loại chính:
+ Truyền thông tĩnh: là một biểu tượng, một hình ảnh của thương hiệu được sử
dụng nhiều lần cho nhiều mục đích khác nhau Thường thấy ở các công văn giấy tờ
của công ty, các thư mời, xe chở hàng hay ở các tấm card danh thiếp của các nhân viên
công ty…
+ Truyền thông động: tức là chúng ta truyền tải hình ảnh của sản phẩm, của
thương hiệu không nhất thiết phải giống nhau, tùy thuộc vào phương tiện truyền thông
mà công ty sử dụng, ví dụ như giới thiệu thông qua internet (thể hiện thông qua các
trang web), quảng bá trên tivi, các tờ bướm, áp phích, pano quảng cáo hay thông qua
bao bì sản phẩm
+ Thông tin thuyết phục, nhắc nhở SP
+ Thiết lập sự nhận thức và thái độ thuận
lợi đối với SP, công ty
+ Tạo sự ưa thích nhãn hiệu
+ Kích thích tiêu thụ, gia tăng giá trị
+ Củng cố hoạt động phân phối tại các
điểm bán lẻ
+ Thiết lập quan hệ, liên kết các trung
gian và lực lượng bán hàng
+ Động viên lực lượng bán hàng
+ Xây dựng hình ảnh tốt về công ty
+ Thuyết phục NTD mua SP không phù hợp với nhu cầu của mình
+ Làm KH mua SP với mức giá cao hơn
+ Thuyết phục KH tìm mua SP trong khi
nó đang được phân phối hạn chế
Trang 26Truyền thông – Marketing để quảng bá thương hiệu
Khái niệm quảng bá thương hiệu
Quảng bá thương hiệu hay chiêu thị là chức năng cung cấp thông tin về thương hiệu cho khách hàng mục tiêu và đóng vai trò quan trọng trọng trong việc đưa thương hiệu đến tay KH
Truyền thông là một phần tất yếu trong xây dựng và quảng bá thương hiệu công tác truyền thông chính xác và tập trung là yêu cầu quan trọng nhất trong một chiến lược truyền thông
Các công cụ truyền thông – Marketing để quảng bá thương hiệu
a) Quảng cáo
- Khái niệm
Theo hiệp hội Marketing Mỹ ( America Marketing Association) thì: “Quảng cáo là bất cứ loại hình nào của sự hiện diện không trực tiếp của hàng hóa, dịch vụ, tư tưởng của nhóm người mà người ta trả tiền để nhận biết người quảng cáo.”
Theo luật thương mại Việt Nam “ Quảng cáo thương mại là hành vi thương mại của thương nhân nhằm giới thiệu hàng hóa, dịch vụ để xúc tiến thương mại (điều 186)”
Tóm lại, quảng cáo là hình thức truyền thông phi cá nhân mà phải trả tiền để thông tin về Công ty, SP, dịch vụ, ý tưởng,…
- Các phương tiện quảng cáo
+ Quảng cáo thông qua thư trực tiếp + Quảng cáo qua internet
- Mục tiêu của quảng cáo
Trang 27Bảng 3.1: Mục Tiêu của Quảng Cáo
Loại mục tiêu Mục tiêu cụ thể
Hướng đến nhu cầu
Thông tin - Xây dựng nhận thức của thị trường mục tiêu về nhãn hiệu
- phát triển và duy trì hình ảnh tốt đẹp công ty
- xây dựng và phát triển danh tiếng thương hiệu
- quảng bá thương hiệu
Nguồn: Marketing - Joel R Evan, Barry Berman
b) Khuyến mãi (Sale promotion)
Là những kích thích hay giá trị tăng thêm của SP nhắm vào lực lượng bán hàng,
hệ thống phân phối và NTD cuối cùng để tạo ra sự tiêu thụ nhanh SP
c) Marketing trực tiếp ( Direct Marketing)
Marketing trực tiếp kết nối người sản xuất với khách hàng bằng giao tiếp hai chiều, sử dụng các phương tiện tiếp cận cá nhân (thư, điện thoại, thương mại điện tử)
sự tương tác được tổ chức thông qua một cơ sở dữ liệu ghi nhận những chi tiết riêng của khách hàng và khách hàng triển vọng bao gồm đặc điểm về địa lí – nhân khẩu học,
Trang 28hành vi mua hàng và những phản ứng của họ đối với các phương tiện truyền thông khác
d) Chào bán hàng trực tiếp
Là việc bán hàng hóa và dịch vụ có sự trao đổi trực tiếp giữa người sản xuất và
KH mà không sử dụng cửa hàng bán lẻ, nhà phân phối, nhà bán sỉ hoặc bất cứ hình thức trung gian nào khác (Medlik, 1993)
e) tuyên truyền và quan hệ cộng đồng (PR)
là tập hợp những hoạt động thông tin về SP, nhân sự với các nhóm công chúng Thông tin sẽ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Tuyên truyền là chiến lược trong thời gian ngắn hạn và là một công cụ để thực hiện giao tế (quan hệ cộng đồng) Tuyên truyền đề cập đến truyền thông phi cá nhân có liên quan đến SP, công ty mà
không phải trả tiền mua thời gian và không gian trên các phương tiện truyền thông
- Chủ đề và hình thức của tuyên truyền
Chủ đề tuyên truyền gồm: giới thiệu SP, thay đổi nhân sự, tài chính, sự kiện đặc biệt: đón các vị lãnh đạo, nhận giải thưởng, tổng kết hoạt động, ngày kỉ niệm của Cty Hình thức tuyên truyền gồm bản in, họp báo, bài giới thiệu về công ty (phóng viên viết bài báo từ 500-2500 chữ), ảnh chụp, thư trao đổi, góp ý, mục hỏi đáp,…
- Khái niệm quan hệ cộng đồng
Là chức năng quản lý để đánh giá thái độ của công chúng, liên kết chính sách tổ chức với lợi ích xã hội, thực hiện chương trình hoạt động để đạt được sự hiểu biết và chấp nhận của công chúng Là những hoạt động quan hệ xã hội của doanh nghiêp với các nhóm công chúng, nhằm xây dựng thái độ tốt về doanh nghiệp tốt với công chúng ( liên kết hành vi, phúc lợi của Cty với phúc lợi cộng đồng xã hội)
- Đối tượng của quan hệ cộng đồng
Thông cáo báo chí (Press release): đưa các thông tin liên quan đến nhân sự, sản xuất,
SP, báo cáo hoạt động năm, báo cáo tài chính,…
Trang 29Họp báo (Press conference):
Quảng cáo biện hộ (Advocative advertising): là hình thức truyền thông mà doanh
nghiệp muốn nói rõ lập trường của mình về một vấn đề nào đó hoặc trả lời lí do một hoạt động nào đó mà doanh nghiệp đã làm
Quảng cáo nhân đạo- tài trợ (Casuse – related Ad): là hình thức truyền thông mà
doanh nghiệp chi một khoản ngân sách cho các tổ chức nhân đạo, phi lợi nhuận như hình thức tài trợ để xây dựng hình ảnh công ty
Tham gia cộng đồng (Community Involvement): đóng góp cho các hoạt động cứu trợ,
cứu tế để thực hiện trách nhiêm xã hội và tăng cường hình ảnh công ty (đóng góp quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ khuyến học, quỹ khuyến khích trẻ em nghèo hiếu học, xây dựng nhà tình nghĩa, giúp người neo đơn,…), tham gia quản lý điều hành các tổ chức phi lợi nhuận, đoàn thể, bệnh viện (hội bảo trợ bệnh nhân nghèo) hay tổ chức tài trợ giáo dục…
Dàn dựng SP (Production placement): doanh nghiệp trả một khoản tiền hay cung cấp
SP miễn phí để dàn xếp cho SP của mình được xuất hiện trong chương trình truyền hình, ca nhạc, băng đĩa nhạc,…có thể thông qua việc tài trợ, trả chi phí cho đoàn làm phim để dàn xếp nhân vật trong phim sử dụng SP của công ty
Quảng cáo mục đích phục vụ (Public service announcement): tuyên truyền giá trị đạo đức như tính trung thực, lòng biết ơn, kính trên nhường dưới, tuyên truyền cho hành động đúng như đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, giáo dục nha học đường của P/S, Elisa,…
Ngoài ra công ty còn có thể tổ chức phòng trưng bày, triển lãm và hội chợ thương mại, các chuyến tham quan sản phẩm, gửi thư cảm ơn, thiệp chúc Tết,…
- Những hoạt động PR hiện nay
Quan hệ truyền thông
Tổ chức sự kiện, tài trợ
Tham gia hội chợ triển lãm
Quản lý khủng hoảng Quan hệ cộng đồng
Giao tế, đối ngoại
Trang 30Bảng 3.2 So Sánh Các Phương Tiện Truyền Thông
mà chắc là khách hàng sẽ đứng dậy đi mua sản phẩm ngay
Các sản phẩm cần chứng minh hoặc giải thích bằng hình ảnh, chẳng hạn một loại tủ lạnh công nghệ mới làm lạnh từng phần với độ lạnh khác nhau; thích hợp cho việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, chẳng hạn các công ty dầu khí giới thiệu việc họ làm để bảo
vệ môi trường
Các quảng cáo có mục đích làm cho khách hàng thể hiện hành động ngay, hoặc mua sản phẩm ngay (ngoại trừ lĩnh vực thông tin)
khách hàng không phải lúc nào cũng tập trung chú ý
Thực phẩm ăn nhanh và các sản phẩm khác dựa vào yếu tố thôi thúc mua sản phẩm (hãy mua … ngay!) và nhắc nhở hàng ngày; bất kì sản phẩm nào cần dội bom bằng thông điệp để khách hàng mua sản phẩm
Bất kì loại sản phẩm nào cần chứng minh bằng hình ảnh chẳng hạn như máy giặt, tủ lạnh…
tố khác ngoài những yếu tố địa
Các hoạt động bán lẻ sử dụng giá để kích thích khách hàng; thích hợp cho các chiến dịch khuyến mại ngắn; thích
Các lĩnh vực tiêu dùng hàng ngày, ngoại trừ hỗ trợ một chương trình khuyến mại đặc
Trang 31khách hàng; có thể
sử dụng hình ảnh;
có thể nhắm vào
một đối tượng
nhân khẩu học nào
đó căn cứ trên yếu
tố địa lý
lý; thời gian có hiệu lực ngắn (khách hàng xé
bỏ trong ngày);
hình ảnh chất lượng thấp
hợp cho các hoạt động cần giải thích dài dòng
về lợi ích (chẳng hạn y học) và các hoạt động thúc dục hành động ngay
biệt nào đó
Tạp chí Có thể nhắm vào
đối tượng người
đọc dựa trên nhân
khẩu học hoặc
những mối quan
tâm đặc biệt; thời
gian hiệu lực lâu vì
để xem quảng cáo xe)
Bất cứ sản phẩm gì mà người tiêu dùng chịu bỏ thời gian để xem hình ảnh
Tốt cho xây dựng thương hiệu
Xúc tiến thương mại trong thời gian ngắn hoặc sản phẩm/dịch vụ mau lỗi thời, như sản phẩm rau tươi hoặc thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh hoặc những sản phẩm thúc giục mua ngay
Lĩnh vực kinh doanh trong phạm vi địa phương
Tốt trong việc bổ sung cho quảng cáo truyền hình
Sản phẩm may mặc
Sản phẩm cần chú ý trong thời gian dài như xe hơi, sản phẩm/dịch vụ cần giải thích dài dòng
Tùy vào nội dung trang web; ví dụ trang web thời trang thì tốt cho mỹ phẩm; trang web về thông tin khoa học thích hợp cho hàng điện tử và
Sản phẩm rời, mua với khối lượng lớn; sản phẩm mua theo kiểu tiền trao cháo múc; sản
Trang 32bị xem là thư điện tử rác rưởi
sách… phẩm cần thôi
thúc mua hàng ngay
Chào hàng cho khách hàng trọng tâm; khuyến mại trong một khu vực địa lý hạn chế; hàng tạp phẩm và hàng tiêu dùng
Doanh nghiệp hoạt động toàn quốc, vận tải hàng không, cho thuê xe…
Nguồn: www.maketingchienluoc.com
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lí số liệu
a) Dữ liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp về kết quả kinh doanh của công ty Icp, chi phí cho hoạt động truyền thông quảng bá thương hiệu được thu thập, tổng hợp chủ yếu ở phòng Marketing của công ty ICP
Đề tài cũng sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các kênh thông tin bên ngoài như: sách, báo, tạp chí, internet, tivi,website và các phương tiện thông tin khác,…khi nghiên cứu về các yếu tố vĩ mô
b) Dữ liệu sơ cấp
Do giới hạn về thời gian, kinh phí và nguồn nhân lực để thực hiện nghiên cứu thị trường nên tôi chỉ điều tra kích cỡ mẫu nhỏ, mang tính chất thăm dò khách hàng nhằm tìm hiểu sự nhận biết thương hiêu X-Men tại Tp HCM thông qua các hoạt động truyền
Trang 33thông nhằm quảng bá thương hiệu, đồng thời nghiên cứu có thể tiếp cận đến đối tượng khách hàng của X-Men bằng cách lựa chọn:
- Đối tượng điều tra: Nam là đối tượng khách hàng chính, trực tiếp sử dụng SP
Nữ là đối tượng tác động đến quyết định đến việc lựa chọn nhãn hiệu của nam Đối tượng điều tra chủ yếu là sinh viên học sinh, nhân viên… của các công ty trên địa bàn Tp.HCM
- Kích cỡ mẫu: 150
- Số liệu sơ cấp được thu thập từ kết quả điều tra thị hiếu khách hàng bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện Tức là phát bảng câu hỏi cho các khách hàng đến mua sản phẩm tại các siêu thị, cửa hàng bách hóa và đến nhà khách hàng để thăm dò
ý kiến khách hàng
- Sau khi điều tra, phiếu trả lời được xử lí như sau:
Bước 1: Sàng lọc câu hỏi
Những phiếu trả lời không trả lời hết thông tin trong phiếu trả lời được coi như không hợp lệ
Tổng số phiếu phát ra là 170 phiếu, thu về 162 phiếu trong đó có 150 phiếu hợp
lệ
Bước 2: Mã hóa dữ liệu
Dữ liệu sơ cấp thu thập từ điều tra được mã hóa và xử lí bằng phần mền Excel
3.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
+ Đề tài sử dụng phương pháp so sánh chênh lệch để so sánh các chỉ tiêu kì phân tích so với kì gốc, phương pháp thống kê mô tả để mô tả kết quả khảo sát điều tra thực
tế
Trang 34
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1.Tình hình thị trường mỹ phẩm dành cho nam giới
Thị trường sản phẩm chăm sóc sắc đẹp cho nam giới tại Việt Nam những năm gần đây đã bắt đầu phát triển Một phần do cuộc sống được nâng cao và nhu cầu của các nam nhi, các doanh nhân trẻ về việc chăm chút bản thân để thể hiện nét nam tính,
sự thanh lịch và hào hoa là một điều chính đáng, thêm vào đó, những chiến dịch quảng cáo rầm rộ đánh vào tâm lí giới trẻ của các hãng sản xuất, dần dần tạo được thói quen dùng mỹ phẩm trong nam giới
Nắm bắt được nhu cầu đó, các nhà sản xuất cũng bắt đầu tập trung đầu tư và cho ra đời nhiều sản phẩm phong phú hơn để đáp ứng được một nửa thế giới này Cạnh tranh trên thị trường cũng trở nên quyết liệt không kém gì thị trường mỹ phẩm dành cho chị em phụ nữ
Trước đây, mỹ phẩm nam giới chủ yếu là các loại keo xịt tóc, gel cạo râu, nước hoa Romano được xem là nhãn hiệu đầu tiên chăm chút cho phái mạnh Tuy nhiên vào thời điểm đó, Romano (gồm dầu gội và sữa tắm) chỉ là hàng phụ của Unza, và chưa thực sự khuấy động một thị trường Chỉ đến khu X-Men rầm rộ ra mắt, nhiều đại gia mới nhảy vào thị trường dầu gội cho nam Đến bây giờ, đầu tóc của cánh đàn ông xem ra được hết sức quan tâm Các chàng trai tha hồ lựa chọn giữa X-Men ( được định
vị là dành cho những anhh chàng đẹp trai, lịch sự và rất đàng hoàng), Romano (hào hoa, lịch lãm kiểu đẹp trai nước Ý), Clear Men, Racing… Chưa hết, sau cuộc chiến đầu tóc , các hãng mỹ phẩm quay sang mở rộng “đại dương xanh”, gợi ý hướng dẫn phái mạnh nên quan tâm hơn đến mắt, môi, mũi, da mặt…của các hãng nổi tiếng như Biore, Nivea Rexona, Gillete Mới đây, Roto Mentholatum Việt Nam cho ra dòng sản phẩm Oxy dành cho những chàng trai mới lớn, tập trung vào kem rửa mặt, lăn khử mùi
và cả son dưỡng môi
Trang 35Nếu như nếu như mỹ phẩm dành cho phái nữ có từ loại bình dân đến cao cấp thì mỹ phẩm dành cho nam giới đều là hàng liên doanh hoặc ngoại nhập Song, giá của các sản phẩm dầu gội, sữa rửa mặt…của các hãng liên doanh sản xuất taị nước ta như Romano, X-men, Nivea, không cao, dao động từ 20.000-70.000đ/sản phẩm Các sản phẩm ngoại nhập thì có giá cao hơn nên ít được phổ biến hơn như sữa rửa mặt Basala:255.000đ/hộp, dung dịch dưỡng, cân bằng da và làm dịu da sau khi cạo râu cho
mùi thơm hiệu Gillete: 120.000-160.000đ/sản phẩm…
4.2 Phân tích thị trường ngành quảng cáo mỹ phẩm dành cho nam giới
4.2.1 Tình hình chung của thị trường quảng cáo Việt Nam
Bảng 4.1 Mức Độ Tăng Trưởng của Quảng Cáo Qua Các Năm
Nguồn: TNS Trong những năm vừa qua hoạt động quảng cáo Việt Nam có nhiều sự thay đổi nhanh chóng, trong khi ở hầu hết các nước thị trường quảng cáo có mức tăng trưởng khiêm tốn hoặc suy giảm thì mức tăng trưởng của ngành này tại thị trường Việt Nam vẫn khả quan với mức tăng tương đương với năm vừa qua
Trong cuộc khảo sát sơ bộ về tình hình doanh thu của thị trường quảng cáo Việt Nam năm 2009, quảng cáo truyền hình vẫn tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu chiếm tới gần 80% thị phần, tiếp theo sau đó là quảng cáo báo chí Quảng cáo trực tuyến hiện nay chỉ chiếm hơn 1% tức là khoảng 17 triệu USD Tuy nhiên với lợi thế và tính kinh tế hiện tại, quảng cáo trực tuyến được dự đoán sẽ là “ kẻ tiếm ngôi” trong tương lai gần
Bảng 4.2 Chi Phí Các Loại Hình Quảng Cáo Tại Việt Nam 2007-2009
( Đơn vị tính: Triệu USD)
vì tính khả thi của nó Nhưng những năm gần đây, khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh,
Trang 36khủng bố diễn ra thường xuyên làm cho nền kinh tế đầy biến động thì xu hướng quảng cáo đã có sự chuyển hướng rõ rệt Xuất hiện nhiều loại hình quảng cáo mới như trên màn hình LCD, trạm xe buýt, trên xe buýt, đặc biệt, quảng cáo qua internet dần lên ngôi để giảm bớt chi phí quảng bá mà vẫn hiệu quả
Hình 4.1 Các Kênh Truyền Thông Quảng Bá Hiệu Quả Hiện Nay
Nguồn: Tạp chí Marketing – số 53-4/2009
- Quảng cáo truyền hình
Truyền hình vẫn là kênh truyền thông chiếm thế thượng phong vì phù hợp nhất với nhóm sản phẩm tiêu dùng mà đối tượng khách hàng là các bà nội trợ Đồng thời do sự xuất hiện của Truyền hình cáp nên đáp ứng thêm các nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng khách hàng
- Quảng cáo báo in
Theo TNS, Việt Nam có 731 tờ báo ngày và ấn phẩm định kì, 77% dân số thành thị
có xu hướng ưu tiên đọc báo tuần Hình thành khối “đa chủng truyền thông”, ví dụ như Báo Tuổi Trẻ xây dựng trang tin Online bên cạnh Tuổi Trẻ báo giấy Thói quen đọc báo in khó thay đổi, người dân vẫn thích đọc báo hằng ngày nên quảng cáo trên báo sẽ không dễ dàng bị “khuất phục”
- Quảng cáo truyền thanh
Radio có lẽ đang thoái trào nhanh nhất tại các đô thị Việt Nam Theo khảo sát của TNS, tính đến năm 2007, cả nước có 288 trạm phát sóng FM, 11 trạm phát sóng Đài phát cấp phường, xã Tuy nhiên, dân số thành thị của Việt Nam còn ít, phần đông dân
số tập trung tại các tỉnh và nông thôn Vì vậy, trong vòng nhiều năm tới Radio vẫn chưa thể thoái trào ngay được
Trang 37- Quảng cáo trực tuyến
Banner quảng cáo trực tuyến chưa thực sự sống động, chưa tạo được độ tin cậy cấp cao, không hướng đến đúng đối tượng Do dân số nông thôn Việt Nam hiện nay chiếm đến 72,1% dân số, với thu nhập còn thấp nên kênh truyền thông này chưa tác động nhiều đến đối tượng này Tuy nhiên, theo dự báo, kênh truyền thông này sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới khi hạ tầng công nghê thông tin phát triển rộng khắp và thu nhập của người dân tăng lên
- Quảng cáo bên ngoài
Theo TNS, vài năm gần đây, doanh số ngành quảg cáo ngoài trời đạt khoảng 1 tỉ USD, chiếm gần 20% doanh số chung của ngành quảng cáo
Hiện nay các loại hình quảng cáo xuất hiện khá đa dạng Tùy theo tính chất sản phẩm, dịch vụ cần quảng cáo, có thể lựa chọn hình thức quảng cáo thích hợp trong bốn loại hình quảng cáo cơ bản: “billboard” là quảng cáo tầm cao thích hợp cho quảng cáo nguyên vật liệu, hàng hóa công nghiệp, bưu chính viễn thông hoặc các sản phẩm tiêu dùng lâu năm như tivi, tủ lạnh, xe hơi,… Trong khi đó loại hình “street funiture” quảng cáo ở tầm thấp như nhà chờ xe buýt, xe buýt hoặc các loại banner trên đường phố, thích hợp với những sản phẩm tiêu dùng hằng ngày như các loại thực phẩm ăn nhanh,hóa mỹ phẩm,… Ngoài ra còn các loại hình quảng cáo di động (transit) trên các phương tiện vận tải và các hình thức quảng cáo dưới dạng trưng bày hình ảnh, truyền tải thông điệp ở những khu vực thương mại dịch vụ đông người, thể hiện qua các poster, brochure, leaftet,… được gọi chung là POSM ( points of sale materials)
4.2.2.Tình hình thị trường quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm dành cho nam giới Hình 4.2 Chi Phí Truyền Thông cho Sản Phẩm Mỹ Phẩm Nam Giới
Nguồn: Phòng Marketing Mặc dù dòng mỹ phẩm dành cho nam đã xuất hiện khá lâu, đã định vị được thương hiệu cũng như các dòng sản phẩm nhưng các nhà cung cấp vẫn đầu tư khoản tiền khá
Trang 38lớn cho hoạt động truyền thông quảng bá thương hiệu của mình không những tác động vào tâm lí của những khách hàng hiện tại mà còn lôi kéo những khách hàng tiềm năng, những người đang lưỡng lự trong việc lựa chọn sản phẩm gì?của thương hiệu nào? Theo hình 4.1, ta có thể thấy chi phí bỏ ra cho hoạt động truyền thông trong năm 2009 (khoảng 1800.000 USD) tăng gần 3 lần so với những năm 2008 (khoảng 700.000 USD), cho thấy sự cạnh tranh khá khốc liệt của các nhãn hàng trong việc chiếm lĩnh thị trường cũng như việc xâm nhập vào tâm trí người tiêu dùng Việc tăng chi phí này
là một phần là do các kênh truyền thông hiện nay khá đa dạng với sự tăng trưởng của truyền hình cáp làm tăng số lượng kênh thông tin mà người tiêu dùng có thể tiếp cận;
sự phát triển và ngày càng phổ biến của các phương tiện truyền thông công cộng như quảng cáo tại trạm xe buýt, trên màn hình LCD tại các trung tâm thương mại và siêu thị; thêm vào đó là sự phát triển của internet làm cho thị trường quảng cáo trực tuyến đang ngày càng trở nên sôi động, chính vì vậy các nhà cung cấp không thể bỏ qua thị trường quảng cáo đầy tiềm năng này
Hình 4.3 Nhu Cầu Xem Truyền Hình Của Người Dân Qua Các Năm
Nguồn: Phòng Marketing Các hoạt động quảng cáo của các nhãn hàng chủ yếu được thực hiện trên các kênh truyền thông truyền thống như truyền hình, báo chí, radio Trong đó, phương tiện quảng cáo phổ biến nhất vẫn là truyền hình mặc dù đây là phương tiện quảng cáo tốn kém nhất nhưng do tính phổ biến, được ưa chuộng nhất và có thể truyền tải tốt nội dung mà nhà sản xuất muốn gửi đến cho người tiêu dùng
Hoạt động quảng cáo trực tuyến tuy đã xuất hiện nhưng dường như chưa được sự chú
ý nhiều của các nhà thương hiệu mặc dù hầu hết các công ty đều có website riêng và vẫn dành một phần chi phí hằng năm nhằm xây dựng website để giới thiệu về công ty,
về sản phẩm nhưng do tính chất của sự phát triển của thị trường quảng cáo trực tuyến
Trang 39là vẫn còn ở giai đoạn bắt đầu và người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa quen với việc mua sắm qua mạng nên việc quảng cáo trực tuyến chưa được các nhà cung cấp chú ý
và đầu tư nhiều
Hình 4.4 Sự Gia Tăng của Chi Phí Truyền Thông Trên các Kênh Qua Các Năm
và Quý 4- Năm 2008 và Quý 4- Năm 2009
Nguồn: Phòng Marketing Với tiềm lực tài chính vững mạnh của một tập đoàn đa quốc gia, Unilever bỏ ra một khoản chi phí khá lớn với khoảng hơn 6 triệu USD tăng gấp 3 lần so với năm 2008 cho dòng sản phẩm dầu gội nam giới Clear Men Điều này cho thấy Unilver không những muốn đánh đòn phủ đầu với những nhãn hiệu đang dự tính nhảy vào thị trường này,
mà còn muốn giành lại thị phần đã mất vào tay các đối thủ cạnh tranh do sự “ sinh sau
đẻ muộn” của mình và độc chiếm thị trường dầu gội cho nam giới Hoạt động quảng cáo của Clear Men được thực hiện trên các kênh truyền hình trong cả nước, đặc biệt là các kênh được sự quan tâm nhiều của người tiêu dùng như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.HCM, Cần Thơ và được thực hiện nhiều nhất vào quý 4 năm 2009 với chi phí khoảng hơn 2 triệu USD
Trang 40Hình 4.5 Hoạt Động Quảng Cáo Của Các Nhãn Hiệu Dầu Gội Trên Các Kênh Truyền Hình Năm 2009
Nguồn: Phòng Marketing Tiếp theo sai đó là Romano và X-Men với hoạt động truyền thông cũng không kém phần sôi nổi để giữ thị phần cho mình Tuy nhiên, do tiềm lực tài chính không thể so sánh với với Clear- Men nên hoạt động truyền thông của các hãng này chỉ ở mức vừa phải chỉ có tác dụng nhắc người tiêu dùng nhớ đến thương hiệu của mình mà thôi, chứ không nhằm mục đích chính là mở rộng thị phần như hoạt động quảng cáo của Clear-Men
Hình 4.6 Chi Phí Truyền Thông Của Các Nhãn Hiệu Trong Quý 4 Năm 2009 so với Quý 4 Năm 2008
Nguồn: Phòng Marketing
4.3.Nghiên cứu hoạt động truyền thông của một số đối thủ cạnh tranh
4.3.1.Unilever với Clear Men
Khi nhắc đến Unilever tất cả mọi người điều nghĩ ngay đó là một tập đoàn đa quốc gia với tiềm lực tài chính rất mạnh, ngoài ra còn được coi là đại ga trong lĩnh vực hàng