1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI ĐIỆN LỰC BÌNH PHƯỚC

79 106 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 478,39 KB

Nội dung

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận " Kế Toán Vốn Bằng Tiền và Các Khoản Phải Thu tại Điện lự

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận " Kế Toán Vốn Bằng Tiền và Các

Khoản Phải Thu tại Điện lực Bình Phước” do Lê Thị Hồng, sinh viên khóa 32, ngành kế

toán, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

LÊ VĂN HOA Người hướng dẫn,

Ngày Tháng Năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày Tháng Năm Ngày Tháng Năm

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Lời cảm ơn đầu tiên em xin dành cho ba, mẹ là những người luôn động viên, giúp

đỡ em đạt được sự thành công như ngày hôm nay

Em xin chân thành cảm ơn :

- Thầy LÊ VĂN HOA đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

- Quý thầy cô khoa Kinh tế trường Đại học Nông Lâm TPHCM, đã truyền đạt cho

em những kiến thức quý báu để làm hành trang vững chắc cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp cũng như áp dụng những kiến thức đó vào công tác kế toán thực tiễn của em trong tương lai

- Ban Giám đốc, các cô chú, anh chị phòng kế toán của Điện lực Bình Phước đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập

- Bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên, góp ý kiến để em hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

Bên cạnh đó đề tài đưa ra nhận xét và kiến nghị một số biện pháp hoàn thiện công tác thực tế tại đơn vị, đồng thời đưa ra phương hướng nâng cao chất lượng công tác kế toán tại đơn vị

Trang 5

2.1 Tình hình tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3 2.1.2 Tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh 4

2.2 Quy trình công nghệ sản xuất, tổ chức sản xuất 4 2.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Điện lực Bình Phước 5

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

Trang 6

4.1 Kế toán vốn bằng tiền tại Điện lực Bình Phước 34

4.2.3 Kế toán các khoản phải thu khác 62

5.1.1 Về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

5.1.2 Về công tác tổ chức bộ máy kế toán 66 5.1.3.Về công tác kế toán vốn bằng tiền và

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNĐPL Chi nhánh điện Phước Long

CNĐBĐA Chi nhánh điện Bù Đăng

CNĐBL Chi nhánh điện Bình Long

CNĐLN Chi nhánh điện Lộc Ninh

CNĐBĐO Chi nhánh điện Bù Đốp

CNĐĐP Chi nhánh điện Đồng Phú

CNĐTXĐX Chi nhánh điện thị xã Đồng Xoài

CNĐCT Chi nhánh điện Chơn Thành

P.KD-ĐNT Phòng Kinh doanh điện nông thôn

P.KHAT-BHLĐ Phòng Kỹ thuật an toàn -Bảo hộ lao động P.KHKT Phòng Kế hoạch kỹ thuật

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lí 6

Hình 2.3 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán 9

Hình 4.1 Sơ Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Tiền Mặt 36

Trang 10

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Hợp Đồng

Phụ lục 2: Sổ Cái Tháng 03 Năm 2010

Trang 11

đó phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức công tác hạch toán kế toán ở các doanh nghiệp

Kế toán vốn bằng tiền là phần hành không thể thiếu được đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nó là công cụ điều chỉnh, quản lý và sử dụng vật tư, tài sản Nó đảm bảo quyền tự chủ tài chính của các doanh nghiệp Kế toán vốn bằng tiền giúp doanh nghiệp xác định mức vốn cần thiết quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh, đảm bảo cho các nhu cầu chi trả thường xuyên, hàng ngày đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên liên tục

Bên cạnh đó do tính linh hoạt cao nên vốn bằng tiền dễ bị thất thoát, tham ô, lấy cắp nên đòi hỏi công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán phải quản lý hết sức chặt chẽ và khoa học

Chính những lý do trên nên em đã chọn đề tài “kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Điện lực Bình Phước” làm đề tài nghiên cứu trong quá trình thực tập của mình tại Điện lực Bình Phước

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mô tả quá trình hạch toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Điện lực Bình Phước đồng thời đưa ra những nhận xét ưu nhược điểm của hệ thống kế toán hiện

Trang 12

Qua quá trình thực tập tìm hiểu, nghiên cứu, tiếp cận thực tế công tác kế toán tại đơn vị, em sẽ có cơ hội vận dụng những kiến thức học tập tại trường vào thực tế Từ đó rút ra những bài học quý báu, những kinh nghiệm có thể giúp ích cho nghề nghiệp tương lai

1.3 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: đề tài được nghiên cứu tại Điện lực Bình Phước

Về thời gian: đề tài được thực hiện từ ngày 20/03/2010 đến ngày 20/06/2010

1.4 Cấu trúc của khóa luận

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Nêu những khái niệm, phương pháp nghiên cứu, phương pháp hạch toán kế toán về vốn bằng tiền và các khoản phải thu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Mô tả công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại đơn vị thực tập Qua

đó đánh giá, phân tích, nhận xét về hệ thống hoạch toán kế toán

Chương 5: Kết luận và đề nghị

Qua những vấn đề nghiên cứu đưa ra những ưu nhược điểm, trên cơ sở đó đề xuất

ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị thực tập

Trang 13

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Tình hình tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh tại Điện lực Bình Phước

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Điện lực Bình Phước là một đơn vị trực thuộc Công ty điện lực 2 được thành lập ngày 01/04/1997 theo quyết định 256ĐVN/TCCB-LĐ ngày 17/03/1997 của công ty Điện lực Việt Nam trên cơ sở chia tách từ Điện lực Sông Bé cũ

Điện lực Bình Phước có tư cách pháp nhân phụ thuộc theo sự phân cấp và ủy quyền của công ty Điện lực 2, thực hiện hạch toán kinh tế phụ thuộc trong công ty Điện lực 2, có con dấu riêng, được mở tài khoản ở ngân hàng và ký kết hợp đồng kinh tế theo phân cấp của công ty phù hợp với chức năng quy định

Ngành nghề kinh doanh:

Quản lý, phân phối và kinh doanh điện năng trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Xây dựng, cải tạo lưới điện phân phối

Thiết kế lưới điện phân phối

Kinh doanh dịch vụ viễn thông công cộng

Hoạt động sản xuất kinh doanh các dịch vụ khác theo giấy phép hành nghề kinh doanh

Tóm tắt địa thế sản xuất kinh doanh hiện tại:

Tên công ty: Điện lực Bình Phước

Địa chỉ: Quốc lộ 14, Xã Tiến Thành, Thị Xã Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước

Điện thoại: 06512210250

Trang 14

Trụ sở làm việc: Điện lực Bình Phước đóng tại trung tâm thị xã Đồng Xoài- Tỉnh Bình Phước

2.1.2 Tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh

Cũng như Điện lực các tỉnh khác, Điện lực Bình Phước vừa mang tính chất là một

cơ quan quản lý nhà nước về điện năng, vừa là một đơn vị phân phối và kinh doanh điện năng trực thuộc công ty Điện lực 2 Hoạt động sản xuất kinh doanh có hai loại hình:

- Sản xuất kinh doanh chính: phân phối và kinh doanh điện năng, kinh doanh dịch vụ viễn thông công cộng

- Sản xuất kinh doanh khác: thực hiện các loại dịch vụ như mắc dây điện, công trình nhận thầu, khảo sát thiết kế, giám sát thi công và các dịch vụ khác

Là ngành đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước của tỉnh Bình Phước, Điện lực Bình Phước đã không ngừng cố gắng hoàn thiện, cũng cố và phát triển Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất kỹ thuật của một tỉnh miền Núi mới được tái lập nhưng với sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân Điện lực Bình Phước, qua gần 10 năm phát triển sản lượng điện của đơn vị đã tăng từ 24,5 triệu KWh năm 1996 lên đến 367 triệu Kwh năm 2009 tăng 14, 97 lần

Với số lượng khách hợp đồng sử dụng điện năng từ 8.973 khách hàng đầu năm

1997 lên đến 146.273 khách hàng vào cuối năm 2009 tăng 17,1 lần Với tỷ lệ số hộ sử dụng điện lưới quốc gia toàn tỉnh đạt 85%

Cơ sở vật chất và bộ máy quản lý đơn vị ngày càng được củng cố ổn định, đáp ứng cho nhu cầu phát triển lưới điện năng ngày càng cao của tỉnh Bình Phước

2.2 Quy trình công nghệ sản xuất, tổ chức sản xuất

Điện lực Bình Phước không sản xuất điện mà là đơn vị thực hiện xây dựng các công trình điện để phân phối điện, thực hiện mua điện từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam thông qua các hệ thống đo đếm như: TU, TI, điện kế để phân phối điện đến từng hộ gia đình, từng doanh nghiệp

Công tác kinh doanh điện năng là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng Công tác này được tổ chức thống nhất tại công ty theo quy trình kinh doanh nhằm đáp ứng đầy đủ, an toàn, tin cậy nhu cầu sử dụng điện

Trang 15

của khách hàng và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng Quy trình kinh doanh bao gồm các nội dung sau:

- Quy trình cấp điện: trình tự, thủ tục cấp điện

- Quy trình ký hợp đồng và quản lý hợp đồng mua bán điện

- Quy trình lắp đặt và quản lý hệ thống đo đếm điện năng

- Quy trình ghi sổ công tơ

- Quy trình lập hóa đơn tiền điện

- Quy trình thu và theo dõi nợ tiền điện

- Quy trình quan hệ giao tiếp và khách hàng sử dụng điện

2.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Điện lực Bình Phước

Hiện nay Điện lực Bình Phước đã có hơn 582 cán bộ nhân viên Trong đó có 67 người trình độ đại học- cao đẳng chiếm tỷ lệ 19,37%, 61 người trình độ trung cấp- cán sự chiếm 16,32%, 106 người là công nhân kỹ thuật trực tiếp có tay nghề và đã qua đào tạo chiếm 55,5%, còn lại là thuộc người lao động khác chiếm 8,9% trong tổng số cán bộ công nhân viên trong đơn vị Trong đó lao động nữ có 100 người chiếm tỷ lệ 9,9%

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:

Với mô hình quản lý bên dưới, Giám Đốc đơn vị cùng các phó Giám Đốc có thể nắm vững mọi hoạt động của tất cả các bộ phận, phòng ban, chi nhánh thuộc Điện lực Bình Phước nhằm mục đích có thể chỉ đạo sâu sát kịp thời, phát hiện và điều chỉnh sai sót

có thể xảy ra trong quá trình hoạt động

Trang 16

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Nguồn tin: TCLĐ - TTBV

Chức năng và nhiệm vụ:

* Giám đốc: giám đốc là đại diện pháp nhân cho mọi hoạt động của doanh nghiệp

và chịu trách nhiệm trước pháp luật trước giám đốc cơng ty Điện lực 2 Là người chịu trách nhiệm trước cơng ty về sử dụng cĩ hiệu quả các nguồn năng lượng được giao

* Các PGĐ được ủy quyền điều hành một số lĩnh vực theo sự phân cơng cụ thể, chịu trách nhiệm trước pháp luật giám đốc Điện lực

* Các phịng ban trong Điện lực căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tổ chức thực hiện tốt từng lĩnh vực cơng tác được giao và tham mưu giúp giám đốc trong quản lý, điều hành cơng tác để Điện lực hoạt động cĩ hiệu quả Chức năng năng cụ thể của từng phịng ban:

TCLĐ- ĐNT

CNĐ.BĐ CNĐ.PL

P.GĐ Kỹ thuật P.GĐ Viễn thông

CNTT

P.VT-CNĐ TX

Trang 17

Tham mưu tổng hợp, giúp giám đốc tổ chức quản lý chỉ đạo các mặt công tác như: tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, tuyển dụng, quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên trong toàn Điện lực

Thực hiện công tác văn thư, quản trị hành chính tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, theo dõi quản lý và tổ chức thực hiện công tác sửa chữa, xây dựng nội bộ…

Tổ chức xây dựng lực lượng bảo vệ cơ sở, bảo vệ tài sản, kho tàng trong doanh nghiệp Là nơi tiếp nhận, giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo của cán bộ công nhân viên và khách hàng theo thẩm quyền quy định của pháp luật

+ Phòng TCKT: là một bộ phận trong bộ máy quản lý tập trung của Điện lực đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám Đốc Điện lực Bình Phước, là bộ phận tham mưu cho giám Đốc về công tác TCKT theo đúng quy định của nhà nước và quy định của ngành Quản lý, sử dụng các loại vốn hợp lý mang lại hiệu quả cao cho đơn vị

+ Phòng KD – ĐNT: lên kế hoạch phân phối điện đến các vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn trong toàn tỉnh Bình Phước

+ Phòng VT: Tổ chức cung ứng, bảo quản vật tư, phụ tùng, thiết bị quản lý cấp phát kịp thời, đảm bảo phục vụ tốt cho công tác sản xuất, sửa chữa và vận hành các nguồn

Trang 18

Phòng TCKT là một bộ phận trong bộ máy quản lý tập trung của Điện lực đặt dưới

sự chỉ đạo trực tiếp của giám Đốc Điện lực Bình Phước, là bộ phận tham mưu cho giám Đốc về công tác TCKT theo đúng quy định của nhà nước và quy định của ngành Quản lý,

sử dụng các loại vốn hợp lý mang lại hiệu quả cao cho đơn vị Với biên chế 11 nhân viên, phòng TCKT thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Lập kế hoạch tài chính đồng thời thống nhất với kế hoạch phân phối kinh doanh và kỹ thuật của Điện lực

- Quản lý và phân phối các nguồn vốn, các loại quỹ đạt hiệu quả kinh tế cao

- Tiến hành hạch toán kinh tế đúng chế độ, quy định hiện hành, đúng phương pháp theo quy định hạch toán kế toán của ngành và của Nhà nước

- Lập báo cáo phân tích hiệu quả kinh tế của Điện lực và quyết toán tài chính theo định kỳ

- Tổ chức lưu trữ, bảo quản hồ sơ, chứng từ, tài liệu theo quy định hiện hành của ngành và của Nhà nước

- Hướng dẫn các bộ phận thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý tài chính, tiến hành kiểm tra đối chiếu so sánh số liệu định kỳ với các bộ phận có liên quan

Trang 19

Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức phòng tài chính kế toán ĐLBP

Nguồn tin: phòng kế toán

Nhiệm vụ của các thành viên trong phòng kế toán

Kế toán trưởng

- Giúp Giám đốc Đơn vị tổ chức chỉ đạo, thực hiện toàn bộ công tác TCKT, thống

kê thông tin kinh tế, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế tài chính của Nhà nước tại đơn vị trong việc kiểm tra chấp hành chế độ quản lý và sử dụng vật tư, tài sản và tiền vốn tại Đơn vị

- Cuối mỗi tháng Trưởng phòng tổ chức kiểm kê quỹ, lập biên bản kiểm kê

Kế toán chuyên chi

Kế toán TL- BHXH

Kế toán chuyên thu

Kế toán TSCĐ

Kế toán thuế, CTNT

Kế toán vật tư, SCL

Kế toán XDCB

Trang 20

- Theo dõi, ghi chép vào sổ sách theo dõi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và hạch toán việc chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng đúng khoản mục và đối tượng cập nhật, phản ánh đầy đủ chính xác số liệu hiện có, tình hình luân chuyển vốn bằng tiền

- Cuối tháng kết chuyển số dư trên sổ sách theo dõi tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, lập biên bản đối chiếu sổ sách kế toán và số dư trên sổ phụ ngân hàng

Kế toán chuyên thu công nợ tiền điện

- Hàng ngày căn cứ vào phiếu giải thích, phiếu thu và chứng từ ngân hàng, nhận từ phòng kinh doanh và các chi nhánh Sau khi kiểm tra hợp lý các chứng từ kế toán sẽ tiến hành xóa nợ, kiểm tra đối chiếu với số đó với số phiếu giải thích và chứng từ thu

Kế toán vật tư, công nợ vật tư

- Định kỳ (3 hoặc 5 ngày) ký nhận phiếu nhập xuất kho từ thủ kho để hạch toán, hàng tháng đối chiếu biến động và tồn kho với sổ kế toán kho và thẻ kho, mở sổ theo dõi thẻ kho

- Tham gia kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất, lập báo cáo kiểm kê

- Kiểm tra hóa đơn nhập hàng, hạch toán hàng tồn kho, kê thuế đầu vào vật tư mua,

kê chi tiết nợ phải trả

Kế toán các công trình SCL, dịch vụ khác

- Mở sổ theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch SCL, lập thủ tục quyết toán công trình

- Hạch toán kế toán, lập các báo cáo về tiến độ SCL

Kế toán tài sản cố định

- Theo dõi hạch toán và quản lý tình hình biến động của công cụ dụng cụ, tài sản

cố định và tình hình điều động tài sản cố định để phản ánh vào sổ tổng hợp và sổ chi tiết

- Mở thẻ và theo dõi thẻ tài sản cố định khi có biến động tài sản cố định Mở sổ theo dõi tài sản cố định

Kế toán Ban quản lý dự án

- Theo dõi tình hình tiếp nhận vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ các nguồn để đầu tư cho các công trình xây dựng cơ bản

- Kiểm tra việc chấp hành kế hoạch vốn, dự toán chi phí khối lượng các công trình xây dựng cơ bản theo từng nguồn vốn, từng công trình

Trang 21

Kế toán thuế công trình nhận thầu

- Tập hợp bảng kê thuế của các chi nhánh, Tổ điện, phòng TCKT

- Tập hợp chứng từ chi theo thuế đầu vào, hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào khác

- Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư, phát triển và thanh toán khối lượng các công trình đầu tư, phát triển theo từng nguồn vốn và theo tiến độ từng công trình

2.4.2 Hình thức sổ kế toán

Điện lực Bình Phước sử dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ Việc thực hiện công tác kế toán được Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng thành chương trình kế toán thống nhất trong Tập đoàn(Fmis)

Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm quyết định số 15/2006/QD-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã cụ thể hóa phù hợp với đặc thù của ngành điện

Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm

Đơn vị tiền tệ: đồng Việt Nam (VND, đ)

Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: đánh giá theo nguyên giá

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, giá xuất vật liệu theo phương pháp bình quân gia quyền

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

Tình hình trích lập các khoản dự phòng: đơn vị không trích lập các khoản dự phòng mà công ty Điện lực 2 trích lập và chi quản lý

Trình tự ghi chép:

Trình tự ghi chép chứng từ kế toán tại Điện lực Bình Phước theo sơ đồ sau đây:

Hình 2.3 Trình tự ghi chép chứng từ kế toán

Trang 22

(1) (2) (3)

Nguồn tin: phòng kế toán

(1) Nhập chứng từ hàng ngày, căn cứ vào chứng từ phát sinh

(2) Cuối tháng truyền dữ liệu kế toán về trung tâm Điện toán

(3) Trung tâm Điện toán Khai thác và in sổ sách hàng tháng, và gởi lại cho đơn vị

+ Đối với nhập xuất kho nguyên vật liệu thì in ra nhật ký và tình trạng nhập -xuất kho + Đối với tài sản cố định thì in ra bảng kê biến động TSCĐ, bảng tính khấu hao TSCĐ

+ Với với các công trình như công trình nhận thầu (CTNT), sửa chữa lớn (SCL) thì in

ra sổ nhật ký công trình

2.5 Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển

Qua hơn 12 năm thành lập và phát triển Điện lực Bình Phước có những khó khăn

và thuận lợi như sau:

2.5.1.Về mặt thuận lơi

Hầu hết lực lương lao động của đơn vị tuổi đời còn trẻ, có trình độ chuyên môn, nhiệt tình trong công tác nhất là đội ngũ lãnh đạo và cán bộ chủ chốt rất năng động và tâm huyết với ngành

Là đơn vị mới thành lập nên học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các đơn vị bạn thuộc công ty điện lực 2 về cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh

Được sự giúp đỡ có hiệu quả của lãnh đạo cấp trên và UBND tỉnh cũng như các cơ quan ban ngành khác trong và ngoài tỉnh Bình Phước

2.5.2 Về mặt khó khăn

Chứng

từ gốc

Nhập vào chương trình máy

Trung tâm điện toán

Sổ chi tiết

Sổ cái

Bảng cân đối kế toán

Trang 23

Bình Phước là tỉnh miền núi mới được chia tách nên cơ sở hạ tầng chưa phát triển,

cơ cấu kinh tế chủ yếu là Nông Lâm nghiệp, Công nghiệp chỉ chiếm khoảng 7-8% trong

cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh, ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển lưới điện và tăng nhanh sản lượng điện của toàn tỉnh

Hệ thống lưới điện trung và hạ thế cũ do tổn thất điện năng còn cao hơn so với các đơn vị bạn

2.5.3.Phương hướng phát triển

Nâng cao chất lượng và khối lượng công tác phát quang, đo tải cân pha ngày đêm lưới trạm thuộc địa bàn quả lý Chú trọng giải quyết triệt để các trường hợp vị phạm hành lang an toàn theo NĐ 106/CP, ngăn ngừa và hạn chế tối đa sự cố lưới, trạm cũng cố lưới điện đảm bảo cung cấp điện liên tục, an toàn

Cập nhật thường xuyên đầy đủ các sổ sách quản lý kỹ thật, quản lý vận hành, không để xảy ra trường hợp tồn tại thiếu sót Thực hiện tốt theo Quyết định 2666 của EVN và công tác bảo hộ lao động, tuân thủ quy trình, quy phạm Đo tải trạm biến áp phân phối theo đúng quy định của QĐ 2666/EVN

Lên lịch bố trí lực lượng trực, sửa chữa điện và tăng cường tự vệ cơ quan để khắc phục ngay khi xảy ra sự cố lưới điện và đảm bảo an ninh trật tự vệ sinh cơ quan

Các đơn vị quản lý vận hành kiểm tra cũng cố lưới trạm, giải quyết các trạm quá tải đảm bảo cung cấp điện liên tục, an toàn, chủ động đăng ký khách hàng xử lý máy biến thế chảy dầu với PXCĐ

Tập trung công tác thu tiền điện, cước viễn thông công cộng, thục hiện các chỉ tiêu kinh doanh con, công tác giảm tổn thất điện năng, giá bán điện bình quân, sự cố lưới điện

Khắc phục các tồn tại theo yêu cầu của đoàn kiểm tra toàn diện Điện lực Bình Phước

Trang 24

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đặc điểm

Với tính linh hoạt cao nhất, vốn bằng tiền dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán, thực hiện việc mua sắm hoặc chi phí

Dễ bị tham ô, lấy cắp, bị thất thoát

Nguyên tắc hạch toán kế toán vốn bằng tiền

Hạch toán vốn bằng tiền sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là dồng Việt Nam Ký hiệu quốc tế: VNĐ

Đối với ngoại tệ phải quy đổi ra đồng VN theo tỷ giá thực tế bình quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước VN công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán

Mọi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh trong kỳ và do đánh giá lại vào thời điểm cuối năm tài chính của tiền phải thu, nợ phải trả có nguồn gốc ngoại tệ được hạch toán vào TK 635 hoặc TK 515 riêng Đối với các doanh nghiệp đang trong thời kỳ xây dựng

Trang 25

thì hạch toán lũy kế trên TK 413 đến khi kết thúc quá trình tổ chức xây dụng thì xác định

số thuần trên TK 413 để kết chuyển vào TK 635 hoặc TK 515 Ngoài ra còn phải theo dõi chi tiết ngoại tệ trên TK 007- Ngoại tệ các loại

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có công ty con phù hợp với công ty

mẹ thì khi gửi báo cao tài chính phải hạch toán ghi trực tiếp TK 635 hoặc TK 515, nếu công ty con không phù hợp thì hạch toán vào TK 413 lũy kế đến khi nào thanh lý được hết

Đối với vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phải theo dõi số lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm chất và giá trị từng loại, từng thứ và tính theo giá thực tế là giá mua bán trên thị trường khi tính giá xuất vàng bạc, kim khí đá quý

Có thể áp dụng 1 trong 4 phương pháp để tính giá xuất vàng, bạc, kim khí quý, đá quý:

+ Thực tế đích danh

+ Bình quân gia quyền

Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền

Phản ánh kịp thời các khoản thu chi vốn bằng tiền, thực hiện kiểm tra, đối chiếu số lượng thường xuyên với thủ quỹ để đảm bảo giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền

Tổ chức thực hiện các quy định về chứng từ thủ tục hạch toán vốn bằng tiền

Thông qua việc ghi chép kế toán kiểm soát và phát hiện các trường hợp chi tiêu lãng phí, sai chế độ, phát hiện các chênh lệch, xác định các nguyên nhân và kiến nghị xử

Trang 26

+ TK 1113- Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý

Kết cấu của TK 111- Tiền mặt

- Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, - Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý nhập quỹ ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, đá xuất quỹ

- Số tiền mặt thừa ở quỹ phát hiện khi - Số tiền mặt thiếu ở quỹ phát hiện khi

- Chênh lệch tăng do đánh giá lại cuối

kỳ (ngoại tệ)

SDCK: Các khoản tiền mặt, ngân phiếu,

ngoại tệ, vàng bạc, đá quý tồn quỹ vào

cuối kỳ

Sơ đồ hạch toán tiền mặt tại quỹ

Trang 27

Thu hồi các khoản nợ Chi tạm ứng, kí cược, kí quỹ

Đầu tư ngắn hạn, dài hạn Thu hồi các khoản ký cược, ký

bằng tiền mặt quỹ bằng tiền mặt

TK 121, 128, 221,152,153,156,157

TK515 Thu hồi các khoản đầu tư TK 611,211,213,217

TK 635 Mua vật tư, hàng hóa, công cụ,

Lãi Lỗ TSCĐ bằng tiền mặt

TK 133 Thuế GTGT đầu vào

Trang 28

c) Kế toán tiền gửi ngân hàng

Khái niệm

Tiền của doanh nghiệp phần lớn được gửi ở kho bạc, ngân hàng, công ty tài chính

để thực hiện việc thanh toán không dung tiền mặt Kế toán theo dõi tiền gửi ngân hàng phải theo dõi chi tiết từng loại tiền mặt và chi tiết theo từng ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra đối chiếu

Tài khoản kế toán sử dụng

Kế toán sử dụng TK 111 – “ Tiền gửi ngân hàng”

TK này có 3 TK cấp 2:

+ TK 1121: Tiền Việt Nam

+ TK 1122: Ngoại tệ

+ TK 1123: Vàng, bạc, kim khí quí, đá quí

Kết cấu của TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

112 – Tiền gửi ngân hàng

- Các khoản tiền gửi vào ngân hàng - Các khoản tiền rút ra khỏi ngân hàng

- Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tăng do - Chênh lệch tỷ giá giảm do đánh giá lại

đánh giá lại vào cuối kỳ vào cuối kỳ

- Chênh lệch thừa giữa giấy báo có của - Chênh lệch thiếu giữa giấy báo của ngân

ngân hàng với số liệu trên sổ kế hàng so với số liệu trên sổ kế toán

Trang 29

Thu hồi các khoản phải thu Chi tạm ứng, kí quỹ, kí cược

bằng tiền gửi ngân hàng

kí quỹ bằng tiền gửi ngân Đầu tư ngắn hạn, dài hạn

TK 121,128,221,152,153,156,157

TK515 Thu hồi các khản đầu tư TK 611, 211, 213, 217

TK 635 Mua vật tư hàng hóa,công

cụ TSCĐ bằng tiền gửi NH

TK 331, 341, 311,315, 333 TK 334, 336, 338 Vay ngắn hạn, dài hạn Thanh toán nợ bằng tiền

Trang 30

hay bảng sao kê của ngân hàng

Tài khoản kế toán sử dụng

Kế toán sử dụng TK 113 – “Tiền đang chuyển”

TK tiền đang chuyển có 2 tài khoản cấp 2:

+ TK 1131: tiền việt nam

+ TK 1132: Ngoại tệ

Kết cấu của tài khoản 113 – Tiền đang chuyển

113 – Tiền đang chuyển

- Các khoản tiền đã nộp vào ngân hàng, - Số kết chuyển vào TK 112 tiền gửi

kho bạc, hoặc chuyển vào bưu điện ngân hàng hoặc các khoản có liên quan

nhưng chưa nhận được giấy báo Có

của ngân hàng hoặc đơn vị được

thụ hưởng

SDCK: các khoản tiền còn đang chuyển

Sơ đồ hạch toán các khoản tiền đang chuyển

Trang 31

TK 113

Xuất tiền mặt gởi vào NH Nhận được giấy báo có của ngân

hoặc chuyển tiền NH trả nợ hàng về số tiền đã gửi

Nhưng chưa nhận được giấy

Thu nợ thẳng vào NH nhưng Nhận giấy báo nợ của NH

chưa nhận được giấy báo Có gởi về số tiền đã trả nợ

Thu tiền nộp thẳng vào NH Chênh lệch tỷ giá giảm do

nhưng chưa nhận được giấy đánh giá lại số dư ngoại tệ

TK 333

Thuế GTGT đầu ra

TK 413

Chênh lệch tỷ giá tăng do

đánh giá lại số dư ngoại tệ

3.1.2 Kế toán các khoản nợ phải thu

*Nhiệm vụ:

- Tính toán, ghi chép phản ánh chính xác kịp thời đầy đủ từng khoản nợ phải thu theo từng đối tượng: Số nợ phải thu, số nợ đã thu và số nợ còn phải thu; Có biện pháp tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành chế độ quy định về quản lý các khoản

Trang 32

-Đối với trường hợp khách hàng nợ thanh toán các khoản nợ phải thu cho doanh nghiệp bằng vật tư, hàng hoá hoặc bù trừ giữa số nợ phải thu và số nợ phải trả của danh nghiệp, cần phải có đầy đủ chứng từ hợp pháp hợp lệ như biên bản đối chiếu công nợ, biên bản bù trừ công nợ

Nội dung các khoản nợ phải thu:

Các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp bao gồm:

- Nợ phải thu khách hàng

- Thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hay chưa được khoản thuế

- Nợ phải thu từ cấp trên hay từ các đơn vị nội bộ khác

- Các khoản tạm ứng chưa thanh toán

- Các khoản tài sản đem thế chấp, các khoản tiền đem ký quỹ, ký cược

- Các khoản nợ phải thu khác

a) Kế toán các khoản phải thu khách hàng

Khái niệm

Phải thu khách hàng là tiền hàng được thanh toán từ việc bán các loại vật tư, hàng hóa, sản phẩm hay dịch vụ ….mà khách hàng đã nhận của doanh nghiệp nhưng chưa thanh toán tiền

Tài khoản kế toán sử dụng

Kế toán sử dụng TK 131 – “Phải thu khách hàng”

Kết cấu của TK 131 – Phải thu khách hàng

Trang 33

131 – Phải thu khách hàng

- Số tiền phải thu của khách hàng - Số tiền đã thu của khách hàng

- Số tiền giảm trừ cho khách hàng do chiết

khấu giảm giá và hàng bán bị trả lại

- Số tiền khách hàng ứng trước cho doanh nghiệp

SDCK: Số tiền còn phải thu khách hàng SDCK: Số tiền khách hàng hiện đang ứng trước hoặc chênh lệch số tiền còn phải thu hoặc chênh lệch số tiền khách hàng ứng trước lớn hơn số tiền khách hàng ứng trước lớn hơn số tiền còn phải thu

Sơ đồ hạch toán các khoản phải thu

TK 131 – Phải thu khách hàng

Khoản tiền khách hàng nợ do Khi khách hàng thanh toán

Được cung cấp sản phẩm HH, ( hoặc khách hàng ứng trước)

Trả lại tiền cho khách hàng Bù trừ khoản nợ phải thu và

của cùng một đối tượng nợ phải trả

Khoản chiết khấu giảm giá

và hàng trả lại được tính trừ vào

số tiền khách hàng trả nợ TK 635

Trang 34

Tài khoản kế toán sử dụng

KT sử dụng tài khoản: 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Kết cấu của TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

- Số thuế GTGT đầu vào được khấu - Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ

trừ

- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không

được khấu trừ

- Thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại

SDCK: Số thuế GTGT đầu vào được

khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào còn

được hoàn lại nhưng nhà nước chưa

- Thuế GTGT đầu ra: Giá bán chưa thuế * thuế suất

- Thuế GTGT đầu vào: Giá mua chưa thuế * thuế suất

Thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – số thuế GTGT đầu vào

Trang 35

Giá chưa thuế =

Chứng từ sổ sách sử dụng

- Hóa đơn giá trị gia tăng

- Sổ theo dõi chi tiết TK 1331

Sơ đồ hạch toán thuế GTGT được khấu trừ

Số thuế GTGT của hàng Số thuế GTGT của

hóa, dịch vụ, TSCĐ mua hàng trả lại hoặc

vào được khấu trừ giảm giá

Số thuế GTGT phải nộp Cuối kỳ xác định thuế

của hàng nhập khẩu GTGT đầu vào đã được

c) Phải thu nội bộ

Giá thanh toán( có thuế)

1 + % thuế suất

Trang 36

Phải thu nội bộ là khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với cấp trên, hoặc các đơn

vị trực thuộc, phụ thuộc hoặc các đơn vị khác trong doanh nghiệp độc lập, một Tổng công

ty về các khoản chi hộ, trả hộ

Tài khoản kế toán sử dụng

Kế toán sử dụng TK 136 – “Phải thu nội bộ”

Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 2:

- TK 136- Vốn kinh doanh ở các đơn vị phụ thuộc: Tài khoản này chỉ mở ở đơn vị cấp trên ( Doanh nghiệp độc lập, tổng công ty) để phản ánh số vốn kinh doanh hiện có ở các đơn vị trực thuộc do cấp trên cấp trực tiếp hoặc hình thành bằng các phương thức khác

- TK 1368- Phải thu nội bộ khác: Phản ánh tất cả các khoản phải thu khác giữa các đơn vị nội bộ trong doanh nghiệp

Kết cấu tài khoản 136 – Phải thu nội bộ:

- Số vốn kinh doanh đã cấp cho đơn vị cấp -Thu hồi vốn, quỹ ở đơn vị thành viên dưới ( Bao gồm vốn cấp trực tiếp và cấp - Quyết toán với đơn vị thành viên về

bằng các phương thức khác) kinh phí sự nghiệp đã cấp, đã sử dụng

- Các khoản đã chi hộ, trả hộ đơn vị khác - Số tiền đã thu về các khoản phải thu

- Số tiền đơn vị cấp trên phải thu về, trong nội bộ

các khoản đơn vị cấp dưới phải nộp - Bù trừ phải thu với phải trả trong nội -Số tiền đơn vị cấp dưới phải thu về, của cùng một đối tượng

các khoản cấp trên phải cấp xuống

SDCK: Số còn phải thu ở các đơn vị trong

nội bộ doanh nghiệp

Sơ đồ hạch toán phải thu nội bộ

Trang 37

TK 152 TK 136 TK 521, 531, 532 Thu do bán hàng nội Các khoản giảm trừ doanh

kế toán trưởng hoặc ban giám đốc kí duyệt

- Các hình thức tạm ứng: Khi nhân viên công ty có nhu cầu tạm ứng thì gửi xin ban giám đốc giấy đề nghị chi tạm ứng, sau đó được phê duyệt nếu thấy hợp lí Sau đó chi cho nhân viên Khi đã thanh toán xong, nếu có chênh lệch thì nhân viên chi trả lại công ty hoặc để đó bù trừ vào lương nhân viên Ngược lại, nếu tạm ứng thiếu thì công ty chi trả lại cho nhân viên Hình thức tạm ứng thứ hai là: sau khi nhân viên thanh toán xong với khách hàng, đem về các chứng từ có liên quan thì công ty đề nghị chi trả tạm ứng, thanh toán tạm ứng

Tài khoản kế toán sử dụng

Trang 38

Số tiền mặt tạm ứng Số tạm ứng không dùng

cho công nhân viên hết nộp lại hay trừ dần

Tạm ứng cho CNV Số thuế GTGT đầu vào

bằng TGNH trả bằng tiền tạm ứng khi mua

Tạm ứng cho CNV Số tiền tạm ứng chi mua

bằng vật liệu, dụng cụ sắm vật tư đầu tư TC

Tạm ứng cho CNV Chi mua sắm, XDCB,

bằng sản phẩm, hàng hóa sữa chữa lớn bằng tiền

tạm ứng

Số chỉ tiêu thực tế Chi trả nợ bằng tiền tạm

lớn hơn số thanh toán ứng

Trang 39

dụng trong thời gian cầm cố Sau khi thanh toán tiền vay, doanh nghiệp nhận lại những tài sản đã cầm cố

Ký quỹ là việc doanh nghiệp giữ một khoản tiền hoặc kim lọai qúy, đá quý hoặc

cá giấy tờ có giá trị vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng để đảm bảo việc thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp

Ký cược là việc doanh nghiệp đi thuê tài sản cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim lọai quý, đá quý hoặc các vật có giá trị cao khác nhằm mục đích ràng buộc và nâng cao trách nhiệm của người đi thuê tài sản nhằm quản lý, sử dụng tốt tài sản đi thuê và hòan trả tài sản đúng thời gian quy định

Tài khoản kế toán sử dụng

Kế toán sử dụng TK 144- “Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn”

Kết cấu của TK 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn

144-Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn

- Giá trị tài sản mang đi cầm cố và giá trị - Giá trị tài sản cầm cố và giá trị tài sản

tài sản hoặc số tiền đã ký quỹ, ký cược hoặc số tiền ký quỹ, ký cược ngắn hạn

ngắn hạn đã nhận lại hoặc đã thanh toán

- Khoản bị phạt trừ vào tiền ký quỹ do không thực hiện đúng hợp đồng

SDCK: Giá trị tài sản mang đi cầm cố và

giá trị tài sản hoặc số tiền đang ký quỹ,

ký cược ngắn hạn

Sơ đồ hạch toán các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn

Ngày đăng: 28/02/2019, 10:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w