---NGUYỄN MẠNH THẮNG “NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP KẾT HỢP VẬT LÝ TRỊ LIỆU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG SAU CHẤN THƯƠNG KHỚP CỔ CHÂN CHO VẬN ĐỘNG VIÊN” LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Trang 1
-NGUYỄN MẠNH THẮNG
“NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP KẾT HỢP VẬT LÝ TRỊ LIỆU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG SAU CHẤN THƯƠNG KHỚP CỔ CHÂN
CHO VẬN ĐỘNG VIÊN”
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019
Trang 2
-NGUYỄN MẠNH THẮNG
“NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP KẾT HỢP VẬT LÝ TRỊ LIỆU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG SAU CHẤN THƯƠNG KHỚP CỔ CHÂN
Trang 3kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trongbất kỳ công trình nghiên cứu nào Tất cả những nội dung được kế thừa, thamkhảo từ nguồn tài liệu khác đều được trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trongdanh mục tài liệu tham khảo
Tác giả luận án
Nguyễn Mạnh Thắng
Trang 4ĐẶT VẤN ĐỀ
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1.Một số vấn đề về chấn thương và chấn thương khớp cổ chân ở vận động viên 5
1.1.1.Khái niệm về chấn thương và chấn thương thể thao 5
1.1.2 Một số chấn thương thể thao và khớp cổ chân thường gặp 7
1.1.3 Các nguyên nhân chấn thương thể thao thường gặp 10
1.2 Đặc điểm giải phẫu khớp cổ chân 12
1.3 Một số phương pháp điều trị hiện nay và phương pháp phục hồi Isometric - Isokinetic đối với vận động viên sau chấn thương 18
1.4 Một số vấn đề về bài tập thể chất, phục hồi chức năng và vật lý trị liệu 21
1.4.1 Bài tập thể chất và bài tập thể lực 21
1.4.2 Phục hồi chức năng và một số bài tập phục hồi sau chấn thương khớp cổ chân 28
1.4.3 Vật lý trị liệu hồi phục chức năng sau chấn thương 35
1.5 Khái quát về Bệnh viện thể thao Việt Nam 38
1.6 Một số công trình khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu 39
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 43
2.1 Đối tượng nghiên cứu 43
2.2 Phương pháp nghiên cứu 45
2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 45
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu và tiến cứu 46
2.2.3 Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu 46
Trang 5dụng trong điều trị chấn thương khớp cổ chân 48
2.2.6 Phương pháp thử nghiệm lâm sàng 49
2.2.7 Phương pháp toán học thống kê 49
2.3 Tổ chức nghiên cứu 50
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 53
3.1 Đánh giá thực trạng chấn thương khớp cổ chân và thực trạng các bài tập phục hồi chức năng sau chấn thương khớp cổ chân cho VĐV 53
3.1.1.Tình hình và đặc điểm chấn thương khớp cổ chân của bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện thể thao Việt Nam 53
3.1.2 Phương pháp điều trị, phục hồi chấn thương khớp cổ chân 60
3.2 Lựa chọn và xây dựng phác đồ các bài tập kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng vận động sau chấn thương khớp cổ chân cho VĐV 70
3.2.1 Lựa chọn các bài tập điều trị, phục hồi, kết hợp với vật lý trị liệu cho các vận động viên/người tập thể thao sau chấn thương khớp cổ chân 70
3.2.2 Xây dựng phác đồ điều trị và mô tả kỹ thuật thực hiện các bài tập phục hồi cho vận động viên sau chấn thương khớp cổ chân 84
3.3 Ứng dụng và đánh giá hiệu quả tổ hợp các bài tập kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau chấn thương khớp cổ chân cho VĐV 109
3.3.1 Đặc điểm khách thể nghiên cứu theo tuổi và giới 111
3.3.2 Môn thể thao và giới của vận động viên 112
3.3.3 Vị trí chấn thương 113
3.3.4 Tổn thương đơn thuần hay phối hợp 114
3.3.5 Triệu chứng lâm sàng khi nhập viện 116
3.3.6 Đánh giá kết quả điều trị theo bảng lượng giá chức năng sinh hoạt của người bệnh tại Bệnh viện thể thao Việt Nam 119
Trang 6KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 128 KẾT LUẬN 128 KIẾN NGHỊ 129 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn chuyên gia (lần 1)
Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn chuyên gia (lần 2)
Phụ lục 3: Tổng hợp bệnh nhân – vận động viên tham gia nghiên cứu hồi cứuPhụ lục 4: Tổng hợp bệnh nhân – người tập thể thao tham gia nghiên cứu hồicứu
Phụ lục 5: Danh sách vận động viên - bệnh nhân tham gia nghiên cứu
Phụ lục 6: Bảng lượng giá chức năng sinh hoạt của người bệnh
Phụ lục 7: Bảng lượng giá chức năng sinh hoạt của người bệnh
Phụ lục 8: Bệnh án điều dưỡng và phục hồi chức năng (Mẫu)
Trang 7VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT
BN Bệnh nhân
BVHTTDL Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch
CHLB Cộng hòa liên bang
CT Chụp cắt lớp vi tính (Computed Tomography)
HLV Huấn luyện viên
MRI Kỹ thuật tạo hình cắt lớp sử dụng từ trường và sóng radioPHCN Phục hồi chức năng
QĐ Quyết định
TDTT Thể dục thể thao
RICE Phác đồ RICE (R (Rest) - nghỉ ngơi; I (Ice) - chườm lạnh;
C (Compression) - băng ép; E (Elevation) - giữ cao tư thế.ROM Biên độ khớp (Rank of Motion – ROM)
TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TTVN Thể thao Việt Nam
UBTDTT Ủy Ban Thể Dục Thể Thao
VĐV Vận động viên
BN Bệnh nhân
Trang 8BẢNG NỘI DUNG TRANG
Bảng 3.1 Đặc điểm giới tính, lứa tuổi, vị trí chấn thương khớp cổ
Bảng 3.10 Tỷ lệ bệnh nhân bị tổn thương đơn thuần hay phối hợp
Trang 10SƠ ĐỒ NỘI DUNG TRANG
Hình 1.1 Khớp cổ chân và bàn chân, nhìn từ trên xuống 12
Hình 1.3 Nhìn giữa các dây chằng delta sâu 14
Hình 1.7 Mặt sau khớp cổ chân bị kéo giãn 16
Hình 3.1 Test đối với sự mất vững dây chằng bằng test ngăn kéo
Hình 3.2 Sự xê dịch quá mức theo hướng trước sau của xương
Hình 3.3 Test nghiêng xương sên (test ép lật trong) lượng giá sự
Hình 3.4 Bài tập đứng một chân chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể 93
Sơ đồ 1.1 Phân loại sinh lý các bài tập thể lực (theo Pharphell) 26
Trang 11Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ thành các phần đối tượng phỏng vấn 79Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ phân bố theo tuổi và giới 112Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ số lượng VĐV phân bố theo môn thể thao và giới 113Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ phân bố vị trí chấn thương theo giới 114
Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ bệnh nhân bị tổn thương đơn thuần hay phối hợp
Biểu đồ 3.6 Triệu chứng lâm sàng của từng nhóm khi nhập viện 117
Biểu đồ 3.7 Đánh giá mức độ kết quả điều trị theo Bảng lượng giá
Biểu đồ 3.8 Đánh giá mức độ kết quả điều trị theo Bảng lượng giá
Biểu đồ 3.9 Phục hồi tầm vận động gấp lòng, gấp mu khớp cổ chân 122
Biểu đồ 3.10 Phục hồi tầm vận động vặn trong, vặn ngoài khớp cổ
Trang 12ĐẶT VẤN ĐỀ
Quá trình đào tạo VĐV là quá trình huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật, thểlực và tâm lý cho VĐV tuy nhiên để có được thành tích cao thì cần chuẩn bịcho VĐV nhiều yếu tố khác bao gồm: dinh dưỡng, khoa học công nghệ, y học
và đặc biệt là hồi phục khả năng vận động… Trong quá trình tập luyện và thiđấu của VĐV, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên vấn đề xảy
ra chấn thương nói chung và chấn thương khớp cổ chân nói riêng thường xuyêngặp phải Vấn đề này luôn ám ảnh và là nỗi lo sợ thường trực của các HLV,VĐV vì nó làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tập luyện và thi đấu của VĐV.Tuy nhiên, trong thực tế việc chú trọng phòng ngừa và hồi phục chấn thươngcho VĐV chưa được quan tâm đúng mức
Phục hồi chức năng vận động có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọngtrong quy trình đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao ở nhiều nướctrên thế giới cũng như ở Việt Nam Để đạt được thành tích thể thao, VĐVphải chịu được lượng vận động lớn, trình độ thể lực, kỹ chiến thuật cao, tâm
lý vững vàng, các chức năng vận động đến ngưỡng giới hạn thậm chí có thờiđiểm vượt ngưỡng cơ thể của con người do đó trong quá trình tập luyện và thiđấu không tránh khỏi những chấn thương đặc biệt là chấn thương khớp cổchân Đây cũng là một trong những loại chấn thương hay xảy ra đối với VĐVcủa các môn thể thao Vì vậy, vấn đề hồi phục chấn thương có vai trò quantrọng như chính sự tập luyện và thi đấu của VĐV
Có thể nói tập luyện và hồi phục là hai mặt của một quá trình thốngnhất Sự thống nhất và tương tác ảnh hưởng của tập thể lực và các quá tìnhhồi phục là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả tập luyện Dưới ảnhhưởng của tập luyện thể lực, trong cơ thể diễn ra đồng thời hai quá trình là hồiphục và thích nghi Do vậy, phục hồi chức năng có vai trò đặc biệt quan trọngtrong chu kỳ huấn luyện vận động viên
Trong tập luyện và thi đấu thể thao, chấn thương bộ máy vận động nói
Trang 13chung và chấn thương khớp cổ chân nói riêng thường xuyên xảy ra, điều nàyảnh hưởng rất lớn đến thành tích của VĐV, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từphía các nhà quản lý, các huấn luyện viên, bác sĩ thể thao và chính bản thâncác vận động viên Hầu hết các vận động viên đều có thể bị chấn thương trongquá trình tập luyện và thi đấu Các nguyên nhân gây ra chấn thương thường làtình trạng quá tải hệ vận động, sự tích tụ các vi chấn thương dẫn đến thoái hóatrong các cấu trúc fibrin: gân, dây chằng, bao khớp, cơ, sụn và xương Hiểuđược bản chất vấn đề này có vai trò rất quan trọng trong việc tìm kiếm cácgiải pháp điều trị và phục hồi phù hợp cho các vận động viên sau chấnthương.
Trước đây người ta quan niệm rằng, chữa trị và phục hồi là hai giaiđoạn khác nhau trong xử lý chấn thương thể thao Ngày nay, quan niệm này
đã được thay đổi Chữa trị và hồi phục phải được thực hiện đồng thời Thựchiện các biện pháp hồi phục sớm sẽ tránh được các biến chứng gây cản trởquá trình hồi phục, sớm đưa VĐV trở lại tập luyện và thi đấu Ngay cả khinhững chấn thương đã được xử lý tốt bằng phẫu thuật hoặc bằng các phươngpháp khác nhưng phương pháp hồi phục không đúng và kịp thời cũng có thểđưa tới kết quả không như mong muốn Khác với những tiêu chuẩn lành bệnhkhác, quá trình điều trị chấn thương thể thao cho vận động viên chỉ thực sựđược coi là triệt để khi vận động viên có thể quay trở lại tập luyện tích cực vàđạt thành tích thể thao cao
Chấn thương khớp cổ chân là loại chấn thương phổ biến và ảnh hưởngnhiều đến hiệu quả tập luyện và thi đấu của VĐV Do vậy, luận án tiến hành
nghiên cứu: “Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng các bài tập kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng vận động sau chấn thương khớp cổ chân cho vận động viên”.
Những vấn đề cần đặt ra khi nghiên cứu vấn đề này là làm rõ các yếu tốnguy cơ và đặc điểm chấn thương khớp cổ chân của các vận động viên đồng
Trang 14thời đánh giá hiệu quả của các phác đồ điều trị phục hồi chức năng bằng sửdụng các bài tập kết hợp vật lý trị liệu nhằm nâng cao hiệu quả điều trị phùhợp với đặc điểm chấn thương và thể chất của vận động viên
Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng chấn thương và phương pháp điều trị chấn thươngkhớp cổ chân của VĐV, trên cơ sở đó chọn lựa phác đồ điều trị, phục hồi hiệuquả chức năng vận động của khớp cổ chân cho VĐV
Mục tiêu nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án thực hiện các mục
tiêu sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng chấn thương khớp cổ chân và thực
trạng các bài tập phục hồi chức năng sau chấn thương khớp cổ chân choVĐV
Mục tiêu 2: Lựa chọn và xây dựng phác đồ các bài tập kết hợp vật lý
trị liệu phục hồi chức năng vận động sau chấn thương khớp cổ chân choVĐV
Mục tiêu 3: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả tổ hợp các bài tập kết hợp
vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau chấn thương khớp cổ chân cho VĐV
Giả thuyết khoa học của luận án
Chấn thương là hiện tượng thường gặp trong huấn luyện và thi đấu thểthao Nhiều trường hợp chấn thương ảnh hưởng tới tuổi thọ thể thao củaVĐV
Phục hồi chức năng vận động có vai trò đặc biệt quan trọng trong quytrình đào tạo VĐV để thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng, việc lựa chọn,ứng dụng các bài tập phục hồi có vị trí quyết định Trên cơ sở đánh giá thựctrạng chấn thương khớp cổ chân và thực trạng các bài tập phục hồi chức năngsau chấn thương luận án sẽ lựa chọn và ứng dụng các bài tập phục hồi chứcnăng sau chấn thương khớp cổ chân theo hướng phối hợp các loại hình vật lý
Trang 15trị liệu trong điều trị chấn thương cho VĐV Các bài tập mà luận án tìm ra vàứng dụng sẽ đảm bảo tính khoa học, rút ngắn thời gian điều trị mang lại hiệuquả tốt hơn trong hồi phục chấn thương cho VĐV.
Trang 16CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Một số vấn đề về chấn thương và chấn thương khớp cổ chân ở vận động viên.
1.1.1.Khái niệm về chấn thương và chấn thương thể thao
Chấn thương đó là sự tổn thương cấu trúc giải phẫu bình thường của tổ
chức do tác động bên ngoài gây nên kéo theo sự giảm, rối loạn hay mất đichức năng sinh lý bình thường của tổ chức đó [13314] [29]
Chấn thương khớp đó là tình trạng mất tương quan bình thường của mặt
khớp, hai mặt khớp bị xê dịch ra khỏi vị trí bình thường Nguyên nhân do lựctác động lớn làm đứt, rách bao khớp và dây chằng quanh khớp Biểu hiện: đau
dữ dội sau chấn thương, có thể nghe tiếng “bực” hay “rắc”, khớp mất khả năngvận động, biến dạng: nhát rìu, dấu hiệu lò xo Ngoài ra có thể sưng bầm quanhkhớp với nhiều mức độ khác nhau [24], [29]
Theo Lyle J.Micheli and Mark Jenking (1995) và Ủy ban Olympic
quốc tế IOC [60] [70] Chấn thương thể thao là những tổn thương do những
hoạt động thể thao gây ra sự giới hạn hay sự tạm ngưng khả năng tham giacác hoạt động thể thao của VĐV Chấn thương thể thao có thể do một chấnthương đơn thuần hay do những chấn thương nhẹ lặp đi lặp lại của tình trạngquá tải của một phần cơ thể
Chấn thương thể thao bao gồm chấn thương cấp tính và mãn tính
Chấn thương cấp tính trong thể thao là các chấn thương xảy ra đột ngột,
có hiện tượng chảy máu trong tổ chức cơ, sưng nóng đỏ đau Những dấu hiệunày thường là hậu quả của gẫy xương, rách tổ chức cơ, gân và dây chằng
Hệ thống theo dõi chấn thương thể thao Quốc gia (Mỹ) (NationalAthletic Injury/Illess Reporting System) [62], [68] chia chấn thương thể thaolàm ba mức độ như sau:
Trang 17Loại nhẹ: là những chấn thương làm giới hạn thi đấu trong 7 ngày
Loại vừa: là những chấn thương làm giới hạn thi đấu trong 7 – 21 ngàyLoại nặng: là những chấn thương làm giới hạn thi đấu trong 21 ngàyTheo Lyle J.Micheli và Mark Jenking (1995) [73], mức độ chấn thươngđược phân loại dựa trên sự đáp ứng của VĐV với vận động thể thao như sau:
Chấn thương nhẹ: VĐV có cảm giác đau sau khi tập Co cứng cơ trênvùng bị chấn thương Không sưng nền hoặc sưng rất ít, không có hiện tượngbầm tím
Chấn thương ở mức độ trung bình: VĐV đau liên tục trước và sau khitập và VĐV chỉ tham gia tập luyện được cường độ trung bình Sưng nền vàbầm tím ở mức độ trung bình
Chấn thương nặng: Đau liên tục và kéo dài không đỡ, VĐV không thểtập luyện được do đau Đau chói khi ấn trên vùng chấn thương, sưng nề vàbầm tím rất rõ
Về cơ chế sinh bệnh học của chấn thương Alvarez và cộng sự (1987)
mô tả ba giai đoạn phản ứng của mô bị chấn thương (dây chằng, gân cơ, môxương và sụn) như sau:
Giai đoạn viêm cấp (ngay sau chấn thương và trong khoảng 72 giờ sau)Giai đoạn bắt đầu liên kết xơ hóa (từ giờ thứ 72 sau chấn thương và kéodài từ 6 tuần trở lên) Xơ hóa thật sự (từ sau 6 tuần tới nhiều tháng sau) Cho
dù cơ chế chấn thương đơn giản như đi vấp nhẹ trẹo cổ chân, bàn chân nhưngchớ nên xem thường Bởi vì lực như thế cũng đủ làm bạn bị gãy xương mắt
cá, toác khớp, đòi hỏi phải phẫu thuật chỉnh sửa lại Trong các trường hợpnày, đa số nạn nhân thường cho rằng bị bong gân nhẹ nên hay tự điều trị theocác phương thức truyền thống như sửa trật đả, đắp lá, bó thuốc rượu, Ðiềunày thường gây ra nhiều biến chứng, hơn nữa nếu để muộn sẽ khó điều trị hơnrất nhiều
Trang 18Phân loại chấn thương khớp cổ chân [3], [26], [30], [33]
Các tốn thương của cổ chân được phân loại theo 2 cách Chúng ta cóthể mô tả những thay đổi giải phẫu học trong các dây chằng của cổ chân,chẳng hạn rách một phần nhỏ, rách một phần lớn hay rách hoàn toàn dâychằng Cách phân loại có ích hơn đối với thầy thuốc gia đình là dựa trên trạngthái chức nǎng của khớp cổ chân Cách phân loại này được trình bày dưới đây
- Tổn thương độ 1: Rách một phần dây chằng nhưng không đủ mức đểgây ra sự bất ổn của khớp
- Tổn thương độ 2: Rách một phần dây chằng, nhưng vận động khớp sẽkhông bình thường khi cổ chân bị ép mạnh bằng tác động vào khớp
- Tổn thương độ 3: Rách toàn bộ dây chằng gây bất ổn định thực sựkhớp cổ chân
1.1.2 Một số chấn thương thể thao và khớp cổ chân thường gặp
[25], [56], [71]
Tập thể dục thể thao là một hoạt động cần thiết của con người nhằmnăng cao chất lượng sức khỏe, chữa bệnh,… nhưng đồng hành cùng nó làchấn thương, chấn thương không loại trừ một ai, không loại trừ một môn thểthao nào, để hiểu được chấn thương trong thể thao là một điều vô cùng cầnthiết Trong tập luyện thể dục thể thao các chấn thương phải được giảm tớimức tối thiểu Trong công tác phòng ngừa chấn thương cần có sự tham giacủa giáo viên, huấn luyện viên, để đạt hiệu quả cao họ cần phải hiểu biết thấuđáo đặc điểm, nguyên nhân và điều kiện gây nên các chấn thương khác nhau
Các dạng chấn thương: Trong chấn thương thể thao phần đa các chấnthương đều là chấn thương kín như: đụng dập, dãn dây chằng, đứt cơ và dâychằng Chấn thương đụng dập thường rơi vào chấn thương khớp (gần 50%),trong đó có tới 30% là chấn thương khớp gối Theo vị trí tổn thương, trongthể thao thường gặp các chấn thương tứ chi trong đó có 80% là chấn thươngkhớp chủ yếu là khớp gối và khớp cổ chân Trong thể dục dụng cụ thường gặp
Trang 19các chấn thương chi trên (gần70%), nhưng đại đa số các môn thể thao thìchấn thương chi dưới gặp nhiều hơn Nếu so sánh, tỷ lệ gãy xương, sai khớpcủa thể thao lớn hơn 8 – 10 lần các hoạt động phi thể thao [4]
Những chấn thương thường gặp trong tập luyện TDTT và cách xử trí ban đầu:
Sai khớp: Là sự dịch chuyển của 2 đầu xương và diện khớp vượt quá
giới hạn của cấu trúc giải phẫu cho phép và diện khớp mất đi sự tiếp xúc Saikhớp có thể gây rách bao khớp, đứt dãn dây chằng, gây tổn thương phầnmềm Sai khớp có thể hoàn toàn hoặc một phần
Triệu chứng: Đau mạnh ở vùng khớp, chi bị sai Mọi cố gắng để đưa
chi trở lại vị trí bình thường rất khó khăn và gây đau đớn Khi quan sát sosánh ta nhận thấy hình dạng khớp thay đổi Phương pháp sờ nắn đôi khi có thểxác định được đầu xương sai lệch còn ở vị trí thông thường xuất hiện rãnhlõm
Sơ cứu ban đầu: Cố gắng giữ bất động hoàn toàn chi bị sai khớp ở vị trí
thuận lợi nhất Nếu nặng sử dụng nẹp chuyên dùng để cố định, sau đó nhanhchóng chuyển tới cơ sở y tế Tuyệt đối nghiêm cấm việc cố gắng phục khớpcủa bạn tập, hoặc người không có chuyên môn vì rất dễ dẫn tới những tổnthương phụ
Gãy xương: Là sự phá hủy cấu trúc giải phẫu bình thường của xương
dưới tác động của lực cơ học trực tiếp hay gián tiếp gây nên, thường vớixương bị gãy bao giờ cũng gây tổn thương cho các tổ chức cơ, gân, dâychằng, thần kinh và mạch máu bao quanh Gãy xương thuộc loại chấn thươngnặng, có gãy xương hoàn toàn và gãy xương không hoàn toàn
Triệu chứng: Thường chính nạn nhân cũng xác định được mình bị gãy
xương vì ở thời điểm gãy nghe tiếng gãy và tiếng lạo xạo, cảm giác đau buốttăng lên rất nhanh khi cố gắng chuyển động Gãy xương làm thay đổi độ dài,tại điểm gãy tạo thành khớp giả, vùng tổn thương sưng tấy, nề Đặt tay lênvùng nghi vấn lay nhẹ cảm giác lạo xạo xuất hiện Trường hợp gãy xương hở
Trang 20đầu xương gãy gây tổn thương phần mềm và da Phương pháp chung vàchuẩn xác nhất là chụp X quang
Sơ cứu ban đầu: Trường hợp gãy xương hở ngoài việc bất động cần
tiến hành cầm máu và sử lý sơ bộ vết thương Khi bất động cần lưu ý phải bấtđộng hai khớp về phía hai đầu gãy của xương trong trường hợp không có nẹp
có thể cố định chi trên vào thân mình, chi dưới vào chân còn lành
Bong gân: Đây là dạng chấn thương khá phổ biến Hiện tượng căng
hoặc rách dây chằng gây nên những cơn đau nhói và sưng tấy ở các khớp bịtổn thương Các biểu hiện của bong gân rất giống với gãy xương
Triệu chứng: Khi bị bong gân, người tập cảm thấy đau nhói như điện
giật ở vùng khớp bị trẹo Sau đó, khớp tê dại không còn đau nữa Khoảng 1giờ sau, cảm giác đau nhức dần dần trở lại Nếu bong gân ở bàn chân, mắt cáchân, người tập sẽ không bước đi được nữa, phải đặt bàn chân nằm xuống đất
Xử trí ban đầu: Nên chườm lạnh bên ngoài bằng nước đá (hoặc nước
lạnh) trong 4 giờ đầu Việc chườm đá làm dịu đau và co mạch, ngưng chảymáu, bớt phù nề Và sau ngày thứ 2, nên ngâm chỗ bị bong gân trong nước
ấm từ 3-4 lần trong ngày Ngay sau khi bị bong gân, phải làm ngừng chảymáu (nếu có) và hạn chế phù nề tối đa Có thể dùng băng thun băng ép khớp
bị bong gân giúp khớp có chỗ tựa và giữ cố định cho khớp Có thể dùng Ethylclorua xịt vào nơi bong gân để gây tê làm lạnh tại chỗ giúp giảm đau chongười bệnh Ngoài ra, có thể dùng thuốc giảm đau, tiện nhất là Alaxan uống1-2 viên/lần, 3 lần trong ngày Nghiêm cấm dùng rượu, xoa cao vào nơi bị tổnthương, các chất nóng tác động tại chỗ do những chất này gây chảy máumạnh hơn Những trường hợp bong gân nặng: không cử động được khớp, dâychằng khớp bị đứt hoàn toàn,… hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị
Đau cơ: Những cơn đau nhức mà người tập phải trải qua sau khi tập
luyện vốn thường xảy ra vào ngày hôm sau, ngay cả khi chỉ thực hiện nhữngbài tập với cường độ nhẹ nhàng Nguyên nhân: Do mới tập luyện, hoặc tập
Trang 21luyện không thường xuyên Cách khắc phục: Nghỉ ngơi, xoa bóp nhẹ nhàngvùng cơ bị đau và chế độ ăn uống cân đối sẽ giúp loại bỏ được cơn đau Duytrì lượng vận động đều đặn, hoặc tăng dần với khối lượng thích hợp.
Chuột rút (vọp bẻ) Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến
chuột rút Xảy ra trong hoặc sau khi tập luyện, sự co thắt tình cờ và gây đauđớn của cơ bắp là dấu hiệu cho thấy người tập đã tập luyện quá sức (thời giantập quá lâu hoặc cường độ tập quá nặng) Cách khắc phục: Khi bị chuột rútchúng ta sẽ cảm thấy đau Để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này, bạn cầnlàm ngay những bước sau:
- Kéo giãn phần cơ bị đau để chống lại sự co cơ do bị chuột rút gâynên
- Nằm thẳng lưng, duỗi thẳng chân, gập bàn chân về phía người Giữnguyên tư thế này trong khoảng vài giây
- Xoa bóp nhẹ nhàng phần cơ bị chuột rút Cần xoa bóp phần bắp chân
từ dưới lên trên để giúp máu lưu thông
1.1.3 Các nguyên nhân chấn thương thể thao thường gặp [4], [28],
[70], [80]
Theo nhiều nghiên cứu, nguyên nhân gây ra chấn thương gồm:
Việc huấn luyện dồn ép, việc sử dụng thường xuyên lượng vận độnglớn với công suất cực hạn và dưới cực hạn; sự thiếu hiểu biết trong việc sửdụng các phương pháp thúc đẩy phục hồi trong và sau khi luyện tập
Không đánh giá đúng ý nghĩa của việc tập luyện thường xuyên có hệthống và tính kế thừa trong quá trình huấn luyện kỹ thuật
Việc áp dụng các bài tập mà cơ thể người tập chưa có sự chuẩn bị cầnthiết về thể lực hay mỏi mệt của buổi tập trước chưa được khắc phục
Không áp dụng, áp dụng sai phương pháp bảo hiểm; khởi động không
đủ hay không hợp lý (đây là nguyên nhân thường gặp)
Không đáp ứng đầy đủ vật chất kỹ thuật của buổi tập (có thể dẫn tới
Trang 2225% các chấn thương).
Điều kiện khí hậu, điều kiện vệ sinh không phù hợp (là nguyên nhâncủa từ 2% - 6% các chấn thương)
Hành vi của người tập không đúng đắn (là nguyên nhân dẫn tới 5 -15%
số chấn thương) Biểu hiện: Sự vội vàng, thiếu tập trung chú ý, thiếu ý thức tổchức kỷ luật, thiếu đạo đức trong luyện tập và thi đấu
Tuổi và giới tính: chấn thương có tỷ lệ cao hơn ở phụ nữ và tuổi càngcao nguy cơ chấn thương càng nhiều Tuy vậy theo nghiên cứu của K.SClacke và W.E Backly (1980), R.R Lanese và cộng sự (1990) khi nghiên cứu
ở các Trung tâm huấn luyện quân đội Mỹ thấy rằng không có sự khác nhaugiữa tỷ lệ chấn thương giữa nam và nữ trong tập luyện
Trình độ tập luyện: Trình độ tập luyện của VĐV yếu sẽ dễ dàng dẫnđến chấn thương trong khi luyện và thi đấu Điều này được thể hiện rõ rệttrong thi đấu thể thao Theo Douglas B Mc Keag và cộng sự, David O.Hough và cộng sự (1993) thì tỷ lệ chấn thương tăng khoảng 2 tới 4 lần trongthi đấu khi so với khi tập luyện
Các giai đoạn trong quá trình tập luyện và thi đấu: các trường hợp chấnthương có tỷ lệ cao ở thời kỳ đầu và thời kỳ cuối của chu kỳ huấn luyện Đây
là các thời điểm có các biến đổi về lượng vận động và khả năng thích nghicủa VĐV Tác giả Joseph J.Knappik and Rebecca L McCollam thấy rằngviệc thực hiện các bài tập thể lực khi hệ cơ xương khớp chưa có sự thích nghiđầy đủ với các yêu cầu vận động được đề ra là một yếu tố tất yếu đưa tới chấnthương Theo các tác giả B H Jones và cộng sự (1993); J J Knapik và cộng
sự (1999), luôn có một mối tương quan tỷ lệ giữa việc tăng khối lượng tậpluyện với việc tăng tỷ lệ chấn thương ở VĐV
Do sai sót trong khởi động trước khi tập luyện và thi đấu: các tác giảLyle J.Micheli and Mark Jenking cho rằng việc tập các bài tập nâng cao độmềm dẻo và căng cơ là biện pháp cơ bản phòng tránh chấn thương
Trang 23Yếu tố tâm lý: Căng thẳng tâm lý do sức ép của chế độ tập luyện hoặcthành tích thi đấu là một yếu tố dễ gây chấn thương cho VĐV Nghiên cứucủa J J Knapick và cộng sự (1999) cho thấy ở các đối tượng tham gia tậpluyện với sự hứng thú và tâm lý tốt sẽ ít bị chấn thương hơn các đối tượng khác.
Các nguyên nhân do trang thiết bị tập luyện và thi đấu: Bao gồm tất cảcác điều kiện trang thiết bị không phù hợp cho tập luyện và thi đấu, như: giàythi đấu không vừa hoặc lâu không được thay thế, quần áo trang phục khôngphù hợp với thời tiết, hệ thống chiếu sáng không đủ gây hạn chế tầm quan sátcủa VĐV, sân bãi kém chất lượng… Theo nghiên cứu của Dr Lytt Gardner(1988), giày tập là một yếu tố quan trọng gây chấn thương Các nguyên nhânkhách quan do thời tiết, khí hậu: nhiệt độ - độ ẩm - ánh sáng, lượng oxykhông khí, độ cao, sự thông gió… dẫn đến chấn thương của VĐV Theo kếtquả nghiên cứu của J J Knapik và cộng sự (2004), các chấn thương hay gặphơn trong khi tập luyện dưới điều kiện thời tiết nóng
1.2 Đặc điểm giải phẫu khớp cổ chân [12], [8],[13], [15], [32]
Ba xương tạo thành khớp cổ chân: xương mác, xương chầy ở cổ chân
và xương sên ở dưới Góc tạo bởi mặt xương chầy và xương mác được coinhư mộng của cổ chân Mặt khớp của xương sên hình cái chêm, với đườngkính ngang-trước rộng hơn đường kính sau như ở hình 1.1
Hình 1.1: Khớp cổ chân và bàn chân, nhìn từ trên xuống
Trang 24Giây chằng mác - sên trước
Khớp có chân được ổn định bởi các dây chằng bên và giữa Dây chằngbên là: dây chằng mác - sên trước, dây chằng mác-gót và dây chằng mác-sênsau Dây chằng bên tương đối chùng và cho phép quay bàn chân vào phíatrong rất nhiều Chúng được thể hiện ở hình 1.2
Ở mặt giữa của cổ chân có các dây chằng delta nông và sâu, chúng nốixương chầy với xương sên, xương thuyền (navicular) và xương gót Dây deltanông gồm ba dây chằng: dây chầy-thuyền, dây chầy-gót, dây chầy-sên nông.Dây delta sâu gồm có dây chằng chầy-sên trước và dây chằng chầy-sên sau.Các hình 1.3 và hình 1.4 trình bày các dây chằng giữa của cổ chân
Hình 1.2: Nhìn bên các dây chằng cổ chân
Trang 25Hình 1.3: Nhìn giữa các dây chằng delta sâu
Hình 1.4: Nhìn giữa dây chằng delta nông
Chạy qua khớp có một số gân giúp cho việc gấp, duỗi cũng như lật vàohay lật ra của bàn chân Các gân này có tác dụng như một hệ thống phụ trợcho khớp cổ chân
Giây chằng chầy- sên trước
Giây chằng
chầy- sên sau
Giây chầy- thuyền Giây
chầy-sên
nông
Giây chầy-gót
Trang 26Hình 1.5: Mặt trước khớp cổ chân
- Hình 5 là Hình ảnh X-Quang mặt trước của cổ chân L- Mắt cá ngoài;M- Mắt cá trong; T- Xương sên; F- Khớp chày mác dưới
- Quan sát màng hoạt dịch trên cổ của xương sên
- Diện khớp trước của xương sên và xương gót lồi từ bên này sang bênkia làm bàn chân có thể xoay ngược tại khớp cổ chân ngang
- Lưu ý những liên hệ của các gân với mỏm đỡ xương sên: Cơ gấpngón cái dài phía dưới, cơ gấp các ngón chân dài phía trong và cơ chày trướcphía trên và với dây chằng delta
Hình 1.6: Mặt sau của khớp cổ chân
- Mặt sau của khớp cổ chân (Hình 6 và 7) được làm vững bởi các dây
Trang 27chằng chày – mác sau và sên – mác.
- Dây chằng gót – mác giữ vững khớp phía ngoài và dây chằng chày –sên sau và chày – gót cùng các phần dây chằng delta giữ vững khớp bêntrong
- Rãnh gân cơ gấp ngón cái dài ở giữa các củ trong và ngoài của xươngsên và liên tiếp với mỏm đỡ xương sên
Hình 1.7: Mặt sau khớp cổ chân bị kéo giãn
- Quan sát rãnh cơ gấp ngón cái dài: Sự bắt chéo của nó ở giữa mặt saukhớp cổ chân; hai gân phía sau mắt cá trong và hai gân phía sau mắt cá ngoài
- Mặt sau của khớp cổ chân được làm vững bởi các dây chằng chày –mác sau và sên – mác
- Dây chằng gót – mác giữ vững khớp phía ngoài và dây chằng chày –sên sau và chày gót cùng các phần dây chằng delta giữ vững khớp bên trong
- Rãnh gân gấp ngón cái ở giữa củ xương sên trong và ngoài và liêntiếp với mỏm đỡ xương sên
- Mặt trong cổ chân gân cơ gấp ngón cái dài nằm giữa; Gân cơ gấp cácngón chân và cơ chày trước nằm trong và gân cơ mác dài và ngắn nằm ngoài
Trang 28- Động mạch chày sau và thần kinh chày nằm trong gân cơ gấp ngóncái dài gần và xa, sau chỗ rẽ nhánh sau – ngoài.
- Tác dụng chính của các dây chằng cổ chân là ngăn không cho di lệchxương nhiều ra trước
Hình 1.8 Mặt sau - trong cổ chân
Hình 1.9 là Chụp X-Quang mặt ngoài cổ chân: A – Gân gót; Ca – Củ
gót; Em – Cơ duỗi; F – Mỡ; FHL – Cơ gấp ngón cái dài; l– Mắt cá ngoài; N –xương thuyền; S – Mỏm đỡ xương sên; T – Xương sên
Hình 1.9: Mặt ngoài xương cổ chân
Trang 29Hình 1.10: Mặt ngoài cổ chân
Tóm lại: Khớp cổ chân là một khớp có cấu trúc đặc thù và chức năng
đặc biệt quan trọng trong hoạt động sống của con người nói chung và của vậnđộng viên nói riêng Khớp cổ chân hay khớp sên – cẳng chân là khớp hoạtdịch kiểu bản lề liên kết xương sên với đầu dưới hai xương cẳng chân làxương chày và xương mác Các mặt khớp Về phía xương sên, mặt khớp làròng rọc xương sên gồm mặt trên, mặt mắt cá trong và mặt mắt cá ngoài Bamặt khớp tương ứng của các xương cẳng chân là: mặt khớp dưới của xươngchày tiếp khớp với mặt trên của ròng rọc xương sên; mặt khớp mắt cá của mặtngoài mắt cá trong xương chày tiếp khớp với mặt mắt cá trong của xương sên;mặt khớp mắt cá ngoài ở mặt trong mắt cá ngoài tiếp khớp với mặt mắt cángoài của xương sên Bao khớp được tăng cường bởi các dây chằng ở mặtngoài và mặt trong của khớp Đặc điểm giải phẫu này tạo nên tính đặc thù cácchấn thương thể thao cho vận động viên trên cơ sở sinh cơ học và tìm hiểu cơchế chấn thương khớp cổ chân
1.3 Một số phương pháp điều trị hiện nay và phương pháp phục hồi Isometric - Isokinetic đối với vận động viên sau chấn thương [64], [65], [81]
Dựa trên cơ sở chấn đoán và phân loại chấn thương, Y học thể thaohiện áp dụng các hình thức điều trị sau đối với chấn thương thể thao:
Trang 30Điều trị bảo tồn: điều trị triệu chứng, vật lý trị liệu
Điều trị ngoại khoa: phẫu thuật chấn thương - chỉnh hình
Phục hồi chức năng và vận động trị liệu
Các giải pháp khác: dinh dưỡng, tâm lý …
Trong những phương pháp điều trị trên, phẫu thuật chấn thương chỉnhhình, vật lý trị liệu đồng thời kết hợp phục hồi chức năng vận động trị liệu lànhững giải pháp phổ biến, đạt kết quả cao nhất
* Vật lý trị liệu:
Vật lý trị liệu được coi là phương pháp đầu tay trong điều trị chấnthương thể thao Ưu điểm dễ tiến hành, thời gian điều trị ngắn, có thể tiếnhành ngay tại các cơ sở huấn luyện và thi đấu Vật lý trị liệu hầu như được chỉđịnh cho tất cả các loại chấn thương ở các mức độ khác nhau trong thời gian
48 giờ sau chấn thương (có xuất huyết, tụ máu) hoặc có thể áp dụng ngay saukhi chấn thương (giãn cơ, co cứng cơ, chấn thương không kèm theo xuấthuyết…) Đặc biệt nhờ áp dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật, các thế hệmáy - thiết bị điều trị vật lý trị liệu ngày nay rất đa dạng và tích hợp nhiềuchức năng tiên tiến cho phép nâng cao hiệu quả của việc điều trị chấn thươngcủa vận động viên
Một số thiết bị vật lý trị liệu hiện được sử dụng phổ biến như: sóngngắn, từ trường, điện phân kết hợp điện xung, thủy trị liệu, kéo nắn trị liệu, từnhiệt rung trị liệu, siêu âm điều trị, kích thích liền xương…
* Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình [5]:
Phẫu thuật soi khớp được áp dụng cho đa số các chấn thương thể thaokhi có chỉ định, ví dụ nội soi khớp gối (tạo hình dây chằng chéo trước, ghépsụn chêm hoặc cắt sụn chêm…), nội soi khớp vai, khớp cổ chân… Phẫu thuậtnội soi có thể ưu thế tuyệt đối trong việc đẩy nhanh quá trình hồi phục đối vớibệnh nhân nói chung và đặc biệt là VĐV Những chấn thương thể thao đặctrưng nhất như đứt dây chằng chéo trước - rách sụn chêm khớp gối được điều
Trang 31trị triệt để nhờ phẫu thuật nội soi kết hợp vận động trị liệu sớm 48 giờ sauphẫu thuật.
Những trường hợp cần điều trị ngoại khoa khác tùy theo tiến triển củabệnh nhân việc điều trị kết hợp với các phương pháp phục hồi, vật lý trị liệu
có thể thay đổi theo từng giai đoạn Tuy nhiên, đưa ra các giải pháp vận độngphục hồi sớm với các bài tập sức mạnh cơ trạng thái tĩnh cho phép rút ngắnthời gian điều trị, nhanh chóng đưa vận động viên quay trở lại tập luyện và thi đấu
* Phục hồi chức năng và vận động trị liệu [10], [21]:
Sự suy giảm chức năng vận động luôn gắn liền với quá trình chấnthương và thời gian điều trị của vận động viên Suy giảm chức năng vận độngbao gồm các tình trạng suy giảm tố chất thể lực như sức mạnh, sức bền, độlinh hoạt của khớp, kéo dài thời gian phản xạ, giảm trương lực và độ đàn hồicủa cơ, sưng nề mô cơ và khớp… Đây là những yếu tố chính từng bước làmmất dần khả năng quay trở lại tập luyện và thi đấu thể thao của vận động viên.Ngay cả khi những chấn thương đã được xử trí tốt bằng phẫu thuật hoặc bằngcác phương pháp khác nhưng nếu thiếu phương pháp phục hồi đúng cách vàkịp thời cũng có thể đưa tới kết quả không được như mong muốn Khác vớinhững tiêu chuẩn lành bệnh khác, quá trình điều trị chấn thương thể thao chovận động viên chỉ thực sự được coi là triệt để khi vận động viên có thể quaytrở lại tập luyện tích cực và đạt thành tích thể thao
Vận động trị liệu trước đây thường tách riêng khỏi quá trình điều trị vật
lý trị liệu hoặc phẫu thuật, tuy nhiên từ đầu những năm 2000 Y học thể thaocoi vấn đề kê đơn tập luyện là một khâu không thể thiếu và việc này phảiđược thực hiện sớm nhất ngay khi có thể
Tại các nước có nền Y học thể thao phát triển như Trung Quốc, CHLBĐức hay tại Thái Lan, Singapore từ những năm 1990 đã áp dụng các thiết bịphục hồi thể lực đồng bộ, hiện đại với các hệ thống bài tập Isometric (co cơtĩnh) và Isokinetic (vận cơ với một tốc độ ổn định cho trước) nhằm đẩy nhanh
Trang 32tốc độ phục hồi của vận động viên sau chấn thương, các phương pháp này đãcho thấy hiệu quả rõ rệt.
Các bài tập Isometric có ưu điểm đặc biệt do có thể áp dụng ngay chovận động viên chấn thương hệ cơ - xương - khớp trong những ngày đầu tiên,ngay cả khi vận động viên cần phẫu thuật hoặc mang dụng cụ bất động khớp.Việc tính toán đưa ra cường độ bài tập phù hợp và đúng cách với từng bệnhnhân cụ thể là một trong những điểm mới của công tác phục hồi sau chấnthương thể thao Ưu điểm của phương pháp là đơn giản, không tốn kém và cóthể áp dụng sớm, hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện các tố chất thể lực [81]
Việc áp dụng các bài tập Isokinetic đòi hỏi thiết bị đặc biệt, hiện đại.Hiện nay Isokinetic được coi là “chìa khóa vàng” trong việc phục hồichức năng hệ vận động sau chấn thương Các chỉ số về sức mạnh, sức bền, độlinh hoạt của hệ cơ - khớp được đánh giá chính xác, chi tiết giúp cho việcthực hiện các hệ thống bài tập phục hồi đạt hiệu quả cao nhất
Tại Bệnh viện Thể thao Việt Nam hiện đang áp dụng các biện phápđiều trị phục hồi chức năng dựa trên các thiết bị tiên tiến, đồng bộ kết hợp vớicác phương pháp vật lý trị liệu Hầu hết các kết quả điều trị đều cho thấy xuhướng tích cực, hiệu quả cao, đặc biệt đối với những trường hợp phục hồichức năng khớp cổ chân sau chấn thương có các di chứng như teo cơ, giảmbiên độ khớp, suy giảm khả năng vận động Việc tiến hành nghiên cứu đánhgiá các kết quả điều trị này sẽ tạo cơ sở cho việc mở rộng ứng dụng tiến bộkhoa học kỹ thuật trong công tác chăm sóc sức khỏe vận động viên
1.4 Một số vấn đề về bài tập thể chất, phục hồi chức năng
và vật lý trị liệu.
1.4.1 Bài tập thể chất và bài tập thể lực
Bài tập thể chất, theo định nghĩa được ghi trong Từ điển bách khoa
Việt Nam, “Đó là những cách vận động gồm các động tác có ý thức của con
Trang 33người, được sử dụng như các phương tiện chủ yếu của giáo dục thể chất vàhoạt động thể thao” [38]
Bài tập thể chất ra đời gắn liền với điều kiện sống, trước hết là hoạtđộng lao động của con người Từ thời kỳ lịch sử xa xưa, lúc đầu là nhữngđộng tác mô phỏng quá trình lao động (chạy, nhảy, ném…), dần dần được xâydựng thành lý luận và chia thành các bài tập tự nhiên và bài tập phân tích,được quy định bởi quy luật giáo dục thể chất và hoạt động thể thao
Bài tập thể lực, theo định nghĩa được ghi trong Từ điển bách khoa Việt
Nam, “là tổng hợp các động tác vận động được hệ thống hóa thành bài tậpsắp xếp theo một quy trình nhất định và phù hợp với tâm lý, sinh lý người tập,
để luyện thân thể, tăng sức khỏe, kỹ năng vận động, chuẩn bị những điều kiệntốt nhất cho người tập theo một mục đích định trước (học tập, lao động, thiđấu thể thao…) Về nguyên tắc, Bài tập thể lực, khác với các hoạt độngthường lệ trong sinh hoạt, lao dộng chân tay (gánh nước, đốn củi, cày ruộng,giã gạo…) Tuy nhiên có một số hoạt động lao động thể lực có thể dùng trongcác Bài tập thể lực, nếu thực hiện đúng theo những quy định, yêu cầu của giáodục thể chất” [38]
Theo Nguyễn Toán, bài tập thể lực là phương tiện TDTT cơ bản nhất,được tạo thành từ những động tác cụ thể, chuyên dùng để tăng cường thể chất,vui chơi, giải trí hoặc nâng cao trình độ thể thao Bài tập thể lực chủ yếu làđộng (quá trình động thái) nhưng cũng có thể là tĩnh (quá trình tĩnh thái).Không phải bất cứ tổ hợp động tác nào cũng được gọi là bài tập thể lực, màchỉ những động tác trong TDTT, được dùng để thực hiện mục đích, nhiệm vụgiáo dục thể chất mới được gọi là bài tập thể lực Những động tác đó phải phùhợp với yêu cầu và có lợi cho thực hiện các nhiệm vụ trên Vì vậy, một sốđộng tác trong sinh hoạt và lao động tuy giống với các động tác bài tập thể lựcnhưng do được sử dụng vì mục đích khác nên không được gọi là các bài tậpthể lực
Trang 34Thí dụ, cùng là một động tác “đi” nhưng đi trong xưởng dệt lúc sảnxuất là động tác lao động, còn khi đi bộ để rèn luyện sức khỏe thì đó lại chính
là bài tập thể lực Khi được thực hiện một cách khoa học, hợp lý, bài tập thểlực sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, rút ngắn quá trình hồiphục và nâng cao năng lực thích ứng Qua bài tập thể lực, người tập còn cóthể nâng cao kỹ năng và năng lực vận động và rèn luyện phẩm chất, đạo đức,
ý chí… Chính vì vậy, lao động thể lực không thể thay thế cho TDTT, mặc dù
có khi có thể dùng để bổ trợ cho rèn luyện thân thể [34]
Cũng theo Nguyễn Toán, bài tập thể lực có thể phân loại như sau:
a Phân loại theo kỹ năng hoạt động cơ bản
Bao gồm các kỹ năng như đi, chạy, nhảy, leo trèo, bò chui, mang vác…
b Phân loại theo tố chất thể lực
Muốn phát triển tốc độ là chính thì tập chạy cự ly ngắn, phát triển sứcmạnh thì tập cử tạ, phát triển sức bền thì chạy dai sức… Tất nhiên trong thực
tế ít có những bài tập chỉ tập trung vào phát triển một tố chất thể lực, màthường là kết hợp một số tố chất ưu thế như các môn ném đẩy cần phát triểnsức mạnh bột phát (một dạng sức mạnh - nhanh)
c Phân loại theo các bộ phận cơ thể trong vận động
Bao gồm những bài tập với các động tác tay, chân, đầu, mình và toàn thân
d Phân loại theo cấu trúc kỹ thuật
Đó là cách phân loại theo đặc điểm cấu trúc kỹ thuật động tác của cácmôn thể thao (các nội dung trong điền kinh, bơi, võ, các môn bóng, thể dụcdụng cụ, bắn súng…)
Ngay trong cách phân loại này cũng còn có thể căn cứ vào những nhân
tố chủ đạo trong năng lực vận động để phân ra thành các môn sức mạnh - tốc
độ, sức mạnh bền, đối kháng và biểu diễn
Nêu phân loại theo cách đánh giá thành tích thể thao thì ngoài các loại
đo lường chính xác (giây, mét, kg…) còn có đánh giá theo điểm, tỷ số… Theo
Trang 35đặc điểm cấu trúc của động tác, bài tập thể lực thường được phân chia nhưtrong bảng dưới đây.
Bảng 1.1 Phân loại theo cấu trúc kỹ thuật [34, [37]
Tính phi chu kỳ Ném đĩa, ném tạ…
Tính chu kỳ Chạy, bơi, xe đạpTính hỗn hợp Nhảy xa, nhảy cao, ném laoCấu trúc liên
Tổ hợp nhiều môn cùng loại Điền kinh 7 hoặc 10 môn phối hợp
Tổ hợp nhiều môn khác loại 5 môn hiện đại, 2 môn mùa đôngTrong thực tế, các cách phân loại trên cần được thực hiện rất linh hoạt,sát mục đích, đối tượng sử dụng và ảnh hưởng tác động Trong chương trìnhgiáo dục thể chất cho học sinh cấp 1, chủ yếu thường sử dụng cách phân loạitheo cấu trúc kỹ thuật (kỹ năng vận động cơ bản) Còn đối với vận động viênthường kết hợp theo cấu trúc kỹ thuật và phát triển các tố chất thể lực Cácnhiệm vụ giáo dục thể chất trong từng trường hợp cụ thể bao giờ cũng rất đadạng, không đơn nhất Do đó, phải sử dụng một số cách phân loại, loại chính
và phụ
Dưới góc độ y sinh học thể thao, bài tập thể lực là: “một tổ hợp các
động tác liên quan chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu nhất địnhđược gọi là một bài tập thể lực” [3], [95], [96]
Phân loại sinh lý các bài tập thể lực có thể dựa trên 4 đặc điểm quantrọng trong hoạt động của các cơ thực hiện các bài tập tương ứng:
a).Dựa trên khối lượng cơ tham gia trong quá trình vận động chia thành:
+ Những bài tập thể lực cục bộ - có dưới 1/3 khối lượng cơ trong cơ thểtham gia (các môn bắn súng, bắn cung, một số bài tập thể dục dụng cụ)
Trang 36+ Những bài tập thể lực vùng - có 1/3 đến 1/2 khối lượng cơ tham gia(những bài tập thể dục dụng cụ thực hiện chỉ các cơ tay và vùng bả vai, cơlưng).
+ Những bài tập thể lực vận động toàn thân – có trên 1/2 khối lượng cơtham gia (đi bộ, chạy, đạp xe đạp, bơi )
b).Dựa trên đặc điểm co cơ, các bài tập được chia thành các bài tập
tĩnh (bài tập trồng chuối, hãm ngang trong thể dục dụng cụ ) và các bài tậpđộng (đi bộ, chạy, bơi )
c).Dựa trên lực và công suất co cơ, các bài tập được chia thành: bài
tập sức mạnh, bài tập tốc độ - sức mạnh và các bài tập sức bền
d).Dựa trên đặc điểm cung cấp năng lượng, các bài tập được chia
thành: bài tập ưa khí và bài tập yếm khí [19]
Trong hoạt động thể dục thể thao, phân loại sinh lý các bài tập thànhhai loại là các bài tập động và các bài tập tĩnh là mang tính tổng quát hơn cả
Theo Pharphell và một số tác giả khác, các bài tập động có thể chia rathành hai loại là các bài tập chuẩn (định hình) – hình thức và trình tự các độngtác đã được biết trước và các bài tập không chuẩn (theo tình huống) – tínhchất của động tác luôn thay đổi, ví dụ trong các môn bóng, vật, võ
Các bài tập chuẩn được chia ra thành hai loại: loại bài tập hoạt độngđịnh lượng (bao gồm các hoạt động mà thành tích của chúng có thể đo đếmđược như chạy, nhảy, cử tạ ) và các bài tập định tính (kết quả phải đánh giábằng cách cho điểm, như thể thao dụng cụ, nhảy cầu
Dựa vào cơ cấu động tác, các bài tập định lượng được chia thành [39]:
- Các bài tập động có chu kỳ gồm các bài tập chạy, đi bộ thể thao, bơi,đua thuyền Trong bài tập này, các động tác được lặp đi lặp lại nhiều lầntheo một cấu trúc và hình thái giống nhau mặc dù các động tác có thể thay đổi
về biên độ và tần số
Trang 37- Các bài tập động không có chu kỳ (các chuyển động phức tạp, gồmcác động tác khác nhau về cấu trúc và được thực hiện theo một trình tự nhấtđịnh, thay đổi đột ngột công suất vận động trong quá trình thực hiện bài tập.
Ví dụ như: cử tạ, ném đĩa, võ vật, tất cả các trò chơi thể thao Một số bài tập
có tính chất hỗn hợp, các động tác không có chu kỳ xảy ra sau các động tác cóchu kỳ, ví dụ như: nhảy xa, nhảy cao
-Sơ đồ 1.1: Phân loại sinh lý các bài tập thể lực (theo Pharphell)
Trong lĩnh vực TDTT củng cố và nâng cao sức khỏe (TDTT quần
chúng) người ra chia thành ba loại bài tập chính:
Loại I – các bài tập có tính chu kỳ ưa khí – thúc đẩy phát triển sức bềnchung
Loại II – các bài tập có tính chu kỳ hỗn hợp ưa – yếm khí – nhằm pháttriển sức bền chung và sức bền chuyên môn (tốc độ)
Loại III – các bài tập không có chu kỳ, nhằm nâng cao sức mạnh bền
Bài tập có chu kỳ
Bài tập định lượng
Bài tập định hướng
Bài tập sức mạnh
Bài tập công
suất tối đa
Bài tập công suất dưới tối đa
Bài tập công suất lớn
Bài tập công suất trung bình
Trang 38Nhu cầu về năng lượng của cơ thể (các cơ hoạt động) được đáp ứngbằng hai con đường trao đổi chất yếm khí và ưa khí Vai trò của hai conđường cung cấp năng lượng này không giống nhau ở các bài tập động có chu
kỳ khác nhau Khi thực hiện bất kỳ một loại bài tập thể thao nào đều có sựtham gia của cả ba hệ thống cung cấp năng lượng (hệ phosphagen, hệ gluco-phân yếm khí và hệ oxy hóa), đặc biệt là ở các bài tập thực hiện trong thờigian dài
Phụ thuộc vào vai trò của các hệ thống cung cấp năng lượng trong khithực hiện bài tập, người ta chia các bài tập động có chu kỳ thành các bài tậpyếm khí và các bài tập ưa khí
- Các bài tập động có chu kỳ, yếm khí là những bài tập, khi thực hiệnchúng, năng lượng cung cấp cho hoạt động cơ chủ yếu do các quá trình traođổi chất yếm khí (hệ phosphagen, hệ gluco-phân yếm khí) Tố chất thể lựcđóng vai trò quyết định trong thực hiện các bài tập này là khả năng tốc độ vàsức mạnh
- Các bài tập động có chu kỳ ưa khí là những bài tập mà khi thực hiệnchúng, năng lượng cung cấp cho hoạt động cơ chủ yếu do các quá trình traođổi chất có oxy (hệ oxy hóa) Tố chất thể lực đóng vai trò quyết định trongthực hiện các bài tập này là khả năng sức bền
Tóm lại, bài tập thể lực, dưới góc độ sư phạm và đặc điểm sinh lý, đó
là tổ hợp các động tác vận động được hệ thống hóa thành bài tập sắp xếp theo một quy trình nhất định và phù hợp với tâm lý, sinh lý người tập, để luyện thân thể, tăng sức khỏe, kỹ năng vận động, chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho người tập theo một mục đích định trước.
1.4.2 Phục hồi chức năng và một số bài tập phục hồi sau chấn thương khớp cổ chân.
a) Phục hồi chức năng
Trang 39Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật ngày càng khẳng địnhvai trò của thể dục trong việc giữ gìn sức khỏe và chữa bệnh, đặc biệt trongthời đại hiện nay, thể dục chữa bệnh nói chung và vận động trị liệu nói riêng
là một phần cơ bản của chuyên ngành phục hồi chức năng
Thể dục chữa bệnh, theo Từ điển bách khoa Việt Nam, “là phương
pháp chữa bệnh dùng các liệu pháp vận động để điều chỉnh trạng thái cơ thể,thống nhất giữa hoạt động thể lực và tâm lý, những cảm xúc có tác dụng điềuhòa hoạt động của hệ thần kinh nội tiết, huy động “khả năng tự điều chỉnh,duy trì, phục hồi hoàn thiện ở mức độ cao của cơ thể” (theo Paplov I.P.), Thểdục chữa bệnh là phương pháp điều trị toàn diện, chủ động, tích cực vì nó huyđộng tiềm lực của chính bản thân người bệnh vào việc chữa bệnh [69], [79]
Phục hồi chức năng, theo Từ điển bách khoa Việt Nam, “là hồi phục
khả năng hoạt động của một cơ quan, một bộ phận cơ thể bị suy giảm, rốiloạn, bị mất đi, có nguy cơ làm cho đương sự trở thành một người tàn tật, tànphế Cần thiết trong điều trị tất cả các loại bệnh, đề phòng các hậu quả dothiếu vận động bình thường hay vì một lý do nào khác gây ứ trệ trong cơ thể.Phục hồi chức năng là phương pháp chữa bệnh dưới sự hướng dẫn của thầythuốc; cần thiết cho các đối tượng mà hoạt động hàng ngày bị giảm (phụ nữlúc có thai, lúc sinh đẻ, trong thời kỳ sau đẻ; người bị các thương tật ở cácmức độ khác nhau; người cao tuổi không còn làm việc; người lao động nhất làtrong các ngành nghề nặng nhọc, có nhiều độc hại, hoặc làm việc trong các tưthế gò bó v.v.)” [38]
Theo Nguyễn Xuân Nghiên, “Phục hồi chức năng là biện pháp y học,
xã hội, hướng nghiệp, giáo dục làm hạn chế tối đa giảm chức năng, tạo chongười khuyết tật có cơ hội tham gia các hoạt động để hội nhập, tái hội nhập xãhội, có cơ hội bình đẳng trong cộng đồng xã hội” [20] Trong định nghĩa này,tác giả muốn nói đến đối tượng người tàn tật hoặc bị khiếm khuyết một chứcnăng sống cơ bản nào đó mà thôi Khái niệm này coi phục hồi chức năng là
Trang 40mục tiêu cao của sự hợp tác đa ngành (y học, xã hội, giáo dục…) nhằm ngănngừa các khiếm khuyết tàn tật, không chỉ là đối tượng của ngành y tế mà củanhiều ngành và toàn xã hội.
Theo Dương Xuân Đạm, Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng là mộtchuyên ngành lâm sàng của y học [9] Nửa cuối thế kỷ XX nhờ những thànhtựu to lớn của khoa học và công nghệ đã tạo điều kiện cho y học nói chung vàchuyên ngành Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng nói riêng có những pháttriển nhảy vọt Phục hồi chức năng được coi là bước ba của y học hiện đại:Phòng bệnh – Chữa bệnh – Phục hồi chức năng Do lịch sử phát triển củachuyên ngành nên khái niệm về tên gọi còn khác nhau:
Vật lý trị liệu (Physiotherapy) bao gồm cả phục hồi chức năng hoặc thểdục chữa bệnh
Phục hồi chức năng (Rehabilitation) bao gồm cả Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng (Physiotherapy - Rehabilitation).Nhưng về mục tiêu và kỹ thuật đều thống nhất: Là ứng dụng các kỹthuật bằng các nhân tố vật lý, sinh lý, tâm lý…tác dụng trực tiếp hoặc giántiếp lên cơ thể nhằm nâng cao sức khỏe, góp phần điều trị toàn diện và phụchồi về y học, dự phòng di chứng hạn chế tàn tật [9], [69]
Như vậy, Phục hồi chức năng, có thể hiểu là: hồi phục khả năng hoạt
động của một cơ quan, một bộ phận cơ thể bị suy giảm, rối loạn, bị mất đi, có nguy cơ làm cho đương sự trở thành một người tàn tật, tàn phế… nhằm nâng cao sức khỏe, góp phần thực hiện phương châm điều trị toàn diện.
Các nguyên tắc chung hồi phục chấn thương cho vận động viên.
Hồi phục sau chấn thương thể thao cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Các biện pháp hồi phục chấn thương cho vận động viên bắt đầu càngsớm càng tốt để tránh các biến chứng gây cản trở quá trình hồi phục Tiếnhành hồi phục sớm, đúng đắn có ý nghĩa quan trọng quyết định hiệu quả củacác biện pháp hồi phục tiếp theo