1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao khả năng sút bóng bằng mu chính diện cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 11 13 tỉnh vĩnh phúc

51 872 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 626 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về chính trị, kinh tế xã hội trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nền TDTT nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc cả về chất và lượng. Mục tiêu của TDTT là nâng cao sức khỏe hoàn thiện thể chất, góp phần hình thành con người mới phát triển toàn diện, có trí thức, có đạo đức, có sức khỏe và tâm lý vững vàng để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Để đạt được mục đích đó Việt Nam đã đưa ra định hướng chung của thể thao là phát triển phong trào thể thao, đào tạo một lực lượng vận động viên có khả năng nhanh chóng tiếp cận các thành tựu thể thao tiên tiến trên toàn thế giới, đến tham gia và đạt được thành tích xuất sắc trong các hoạt động ở khu vực cũng như trên thế giới. Cùng với sự phát triển của các môn thể thao khác, bóng đá được Đảng và Nhà nước, các tầng lớp của nhân dân quan tâm đặc biệt. Vì chưa có môn thể thao nào lại có thể lôi cuốn sự đam mê của hàng triệu trái tim trên hành tinh như môn bóng đá và vì thế nó được coi là môn thể thao “Vua”. Bóng đá là một môn thể thao tập thể, có hình thức vận động đa dạng và phong phú được mọi người trên thế giới ham thích. Thông qua việc tập luyện và thi đấu, bóng đá giúp con người xích lại gần nhau, mở rộng quan hệ xã hội và giáo dục cho con người nhiều đức tính tốt đẹp. Trong những năm gần đây, phong trào TDTT nói chung và bóng đá nói riêng đã bắt đầu có những thành tích đáng khích lệ, mang đầy tính thuyết phục. Đó là những tấm huy chương vàng, bạc, đồng mà các nam nữ VĐV của chúng ta giành được qua các kỳ Seagames 21, 22, 23, 24, 25 … đặc biệt tấm huy chương vàng của bóng đá nam AFF Suziki Cup 2008 và một số giải khác. Tuy nhiên đây chưa phải là cái đích chúng ta hướng tới, chúng ta còn muốn giành được nhiều thành tích hơn nữa ở các giải đấu lớn hơn. 1 Muốn nâng cao thành tích bóng đá thì VĐV của chúng ta phải nâng cao được: trình độ kỹ thuật, chiến thuật, sự chuẩn bị về tâm lý, sinh lý, thể lực, điều kiện tập luyện, huấn luyện …Vì thế kỹ thuật Bóng đá là một trong những vấn đề cơ bản nhất để có thể giành được thắng lợi trong mỗi trận đấu. Kỹ thuật Bóng đá bao gồm nhiều loại: Sút bóng bằng má ngoài, má trong, mu chính diện bàn chân, đánh đầu, khống chế …Trong những kỹ thuật đó thì kỹ thuật sút bóng bằng mu chính diện bàn chân thường được sử dụng nhiều nhất trong tập luyện và thi đấu thông qua các quả sút bóng vào cầu môn, những đường căng ngang, chọc khe …Khi thực hiện đúng kỹ thuật đó sẽ tạo ra những đường bóng mạnh và chính xác, nâng cao hiệu quả ghi bàn cho cầu thủ. - Qua quan sát thực tế, tôi thấy khả năng thực hiện khả năng kỹ thuật sút bóng bằng mu chính diện bàn chân của các nam VĐV bóng đá trẻ tỉnh Vĩnh Phúc còn hạn chế. Các VĐV còn sút bóng thiếu chính xác về phương hướng cũng như tốc độ bay của quả bóng. Thực trạng đó do một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Do sử dụng bài tập chưa hợp lý, chưa khoa học, cường độ vận động, khả năng vận động và quãng nghỉ chưa phù hợp. - Do bài tập quá cũ không còn phù hợp với Bóng đá hiện đại. - Do trình độ HLV còn hạn chế. Xuất phát từ thực trạng trên, việc lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả sút bóng bằng mu chính diện cho các nam VĐV bóng đá trẻ tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và cho các VĐV bóng đá nam trẻ nói chung rất cần thiết. Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao khả năng sút bóng bằng mu chính diện cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 11 – 13 tỉnh Vĩnh Phúc” • Mục đích nghiên cứu: Lựa chọn ra những bài tập có hiệu quả nhất nâng cao khả năng sút bóng bằng mu chính diện cho nam vận động VĐV đá lứa tuổi 11 – 13 tỉnh Vĩnh Phúc. 2 Trên cơ sở đó góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo VĐV cho bóng đá nam trẻ Vĩnh Phúc nói riêng và bóng đá nam Việt Nam nói chung • Mục tiêu nghiên cứu: - Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng khả năng sút bóng bằng mu chính diện của nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 11 – 13 tỉnh Vĩnh Phúc. + Đánh giá thực trạng các bài tập đang được áp dụng. + Đánh giá các phương pháp huấn luyện. - Mục tiêu 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập nâng cao khả năng sút bóng bằng mu chính diện cho nam VĐV bóng đá trẻ tỉnh Vĩnh Phúc. + Lựa chọn bài tập nâng cao khả năng sút bóng bằng mu chính diện cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 11-13. + Ứng dụng các bài tập đã lựa chọn nâng cao khả năng sút bóng bằng mu chính diện cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 11-13 tỉnh Vĩnh Phúc. + Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn nâng cao khả năng sút bóng bằng mu chính diện cho nam VĐV bóng lứa tuổi 11-13 tỉnh Vĩnh Phúc. • Đối tượng nghiên cứu: Các bài tập nâng cao khả năng sút bóng cầu môn bằng mu chính diện cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 11 – 13 tỉnh Vĩnh Phúc. • Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 03/2010 đến tháng 05/2011 và được chia làm 3 giai đoạn. Quá trình nghiên cứu thực hiện trên 20 nam VĐV bóng đá lứa tuổi 11 – 13 tỉnh Vĩnh Phúc và trường Đại học TDTT Bắc Ninh. • Ý nghĩa luận văn: Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong việc đánh giá thực trạng sử dụng các bài tập nâng cao khả năng sút bóng bằng mu chính diện cho nam VĐV bóng đá trẻ tỉnh Vĩnh Phúc. Quá trình nghiên cứu đề tài đã lựa chọn được test kiểm tra và xây dựng được các bài tập nâng cao khả năng sút bóng cầu môn bằng mu chính diện cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 11 – 13 tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả nghiên cứu góp phần cải thiện đáng kể khả năng sút bóng bằng mu chính diện của nam VĐV góp phần nâng cao thành tích thể thao. 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Kỹ thuật bóng đá hiện đại. 1.1.1: Vai trò của kỹ thuật bóng đá Trong công tác huấn luyện bóng đá, huấn luyện kỹ thuật là cơ bản nhất, đồng thời cũng là loại khó khăn, phức tạp nhất. Huấn luyện kỹ thuật là các bài tập kỹ thuật, các hoạt động kỹ thuật được sắp xếp trong phần cơ bản của buổi huấn luyện… Kỹ thuật bóng đá là một loại hoạt động không có tính chu kỳ ( hoạt động có tính chu kỳ như các kỹ thuật chạy, bơi, đi xe đạp…) trong thi đấu kỹ thuật sẽ được sử dụng một cách có hiệu quả cao nếu VĐV có thể lực dồi dào, có thần kinh vững vàng với sự hoạt động nhanh nhậy và chính xác của phản xạ. Thực tế cho thấy rằng ở một số môn thể thao khác (như xe đạp, bơi, chạy…) nếu VĐV nghỉ một thời gian, đôi khi là hàng năm, sau đó trở lại tập thì hầu hết các động tác kỹ thuật của họ thực hiện vẫn ít sai sót. Nhưng đối với bóng đá thì khác chỉ cần bỏ tập một thời gian ngắn thì sẽ gặp khó khăn ngay, ít nhất cũng là mất cảm giác bóng và độ chính xác của động tác. Do đó việc tập luyện bóng đá cần liên tục, đều đặn và luôn luôn với bóng. Tuy còn nhiều ý kiến chưa thống nhất song thực tế nhiều nước đã áp dụng tốt hình thức này như:Braxin, Áo, Hungari… được coi là những nước có nền bóng đá điêu luyện, các buổi tập của họ hầu như lúc nào cũng là với bóng, ngay cả trong thời gian chuẩn bị thể lực cơ bản. Theo một số chuyên gia bóng đá thì tập kỹ thuật với bóng là công việc không phải theo mùa mà là cả năm. Tất nhiên ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn có mức độ, phương pháp tập khác nhau. Thí dụ trong thời kỳ cơ bản bên cạnh trọng tâm là phát triển thể lực chung vẫn cần thiết phải có phần ôn tập các kỹ thuật từ dạng đơn giản nhất. 4 Trong thời kỳ chuẩn bị vào giải, tập kỹ thuật trở thành một trong những nội dung quan trọng nhất và ngày càng phù hợp với phong cách đòi hỏi của chiến thuật toàn đội. Tuy nhiên nếu cần thiết thì vẫn phải tiến hành tập luyện kỹ thuật cơ bản ở giai đoạn này. Ở thời kỳ thi đấu nội dung tập kỹ thuật là nâng cao và hoàn thiện kỹ thuật cá nhân, tập kỹ thuật trong chiến thuật áp dụng. Huấn luyện viên cần chú ý đặc biệt tới việc bồi dưỡng về tri thức kỹ thuật mới cho VĐV. Kỹ thuật là để phục vụ cho chiến thuật. thủ môn cũng cần nắm được kỹ thuật cơ bản của bóng đá. Khi tập kỹ thuật cơ bản( hoặc đối với người mới tập) thì tốt nhất là tập theo nhóm. Trong phương pháp huấn luyện kỹ thuật loại tập kỹ thuật với bóng “chết”, tập kỹ thuật “tại chỗ” chỉ là sự “mô phỏng” bước đầu và mang tính chất là sửa lỗi kỹ thuật. Phần lớn kỹ thuật phải tập trong di động, tập trong các “ miếng” chiến thuật kết hợp, phương châm là tập kỹ thuật tốc độ. Đối với các VĐV thuộc các đội có trình độ khá thì có thể tập kỹ thuật cá nhân theo yêu cầu, vị trí chơi của mình. Khuyến khích việc tập kỹ thuật theo “ tạo phong cách riêng” nhưng không làm ảnh hưởng xấu việc tập chiến thuật chung toàn đội. Theo phương pháp huấn luyện hiện đại thì việc lựa chọn các bài tập cho buổi tập luyện kỹ thuật phải đảm bảo ba tính chất là tính chất tăng cường, tính biến đổi và tính lặp lại có hệ thống. Đồng thời theo một quá trình giáo dục tri thức chung là hình thành, hoàn thiện và củng cố. Theo quan điểm giáo dục học và tâm lý học thì ở đây có hai đặc tính được coi là quan trọng hơn cả đối với công tác huấn luyện kỹ thuật đó là tính biến đổ và lặp lại có hệ thống. Ta lấy một thí dụ đơn giản như tập kỹ thuật sút cầu môn nếu chỉ tiến hành đơn điệu đặt bóng “chết” ở cự ly 18-20m và sút cầu môn thì chỉ sau mấy lần sút VĐV cảm thấy hết kích thích, bắt đầu chán, do đó kỹ thuật thiếu chính xác. Nhưng nếu cùng với nội dung đó được biến đổi theo một phương pháp khác nhau như: sút hạn chế, lập các tổ thi sút… thì nhất định người tập sẽ thấy hào hứng hấp dẫn do 5 đó hiệu quả sẽ nâng cao rõ rệt, trong trường hợp lặp lại kỹ thuật (thường dễ chán) thì phương pháp này cũng cho hiệu suất cao, kết quả tốt. Khi lựa chọn giáo án huấn luyện kỹ thuật cần ghi chính xác và điều kiện hoàn thành động tác. Có như vậy mới bắt buộc người tập làm chủ quả bóng. Đồng thời ngay từ đầu phải chú ý tới tính toàn diện trong hoạt động kỹ thuật. VĐV phải biết điều khiển quả bóng bằng các bộ phận của cơ thể mà đầu tiên là thuận hai chân. Học kỹ thuật là quá trình lâu dài, đó là công việc không thể nôn nóng, đòi hỏi kết quả nhanh chóng. Ngay cả khi có thể trong từng buổi tập, từng yêu cầu VĐV thực hiện tốt trong thời gian ngắn. Có thể tập theo cách : Biết nhiều động tác qua thi đấu dần dần nâng cao lên. Việc tiếp thu và làm “tinh xảo” kỹ thuật không phải là công việc chỉ dựa vào các buổi huấn luyện chung toàn đội. Dù rằng nó là cơ bản mà VĐV cần phải tập. Trong thực tế có nhiều VĐV đã trưởng thành về kỹ thuật từ trước khi được tập luyện một cách hiện đại theo đội. Một số VĐV nổi tiếng như boby charton của Anh, Puskas của Hungari…đã có kỹ thuật điêu luyện từ rất trẻ. Pele mới 17 tuổi mà đã có kỹ thuật bậc thầy, năm 15 tuổi Pele mới được chính thức nhận vào đội, nghĩa là thời gian tự tập của anh là chủ yếu. Khi trả lời phỏng vấn về kỹ thuật của tài năng này Pele nói: “ ngay từ nhỏ quả bóng đã là người yêu của tôi”. Ở đây cần nhấn mạnh ý khác là tập kỹ thuật càng sớm càng tốt. 1.1.2. Những nét đặc trưng của kỹ thuật bóng đá. Các hoạt động của bóng đá (có và không có bóng) xét về những đặc trưng trong ứng dụng thi đấu nói chung có thể chia ra làm sáu loại sau: - Khuynh hướng hoạt động của người chơi bóng đá ( hay là kỹ thuật bóng đá ) là luôn luôn được hình thành dựa trên những đặc điểm riêng về sức mạnh, sức nhanh, sức bền…các tố chất này phải qua những thời gian tập luyện mới tạo được và thực hiện động tác kỹ thuật cũng sẽ có tác dụng trở lại đối với đặc điểm riêng của tố chất vận động. 6 - Những khả năng hoạt động tức là những đặc điểm riêng của kỹ thuật qua thời gian mà được củng cố, được sắp đặt bằng mức ổn định lớn và sau thì được ứng dụng trong một thời gian dài. Kỹ thuật bóng đá không phải là loại dễ tập Được ở ngày một, ngày hai nhưng khi ổn định thì có thể trở thành định hình sâu sắc. - Đặc điểm của hoạt động bóng đá là chủ yếu dùng chân (phần ít khéo léo nhất) để thực hiện kỹ thuật phức tạp nhất, điều này giải thích vì sao sẽ gặp khó khăn trong công tác huấn luyện bước đầu (cơ bản) so với một số môn khác. - Các loại kỹ thuật bóng đá là những hoạt động của nghệ thuật không có tính tự nhiên. Do đó nếu không qua tập luyện thì không thể thực hiện được. - Trong khi thi đấu VĐV phải sử dụng kỹ thuật ở một “ môi trường đặc biệt” đó là: Luật bóng đá cho phép dùng “ thân chống thân” trong tranh chấp đôi, tức là đối phương được trực tiếp gây cản trở tới việc thực hiện động tác kỹ thuật, nếu trong huấn luyện không chú ý tới điều này thì không đạt được hiệu quả. - Hoạt động bóng đá mà chủ yếu là trong thi đấu là hoạt động mà khó có thể tính toán chính xác được. Muốn tham gia thi đấu bóng đá phải biết sử dụng kỹ thuật bóng đá ở một mức độ nhất định nào đó. Cho nên dù là cầu thủ đã “trưởng thành” hay ở những người mới tập vấn đề kỹ thuật phải được nhấn mạnh hàng đầu. Một cầu thủ được coi là có trình độ kỹ thuật hiện đại, đòi hỏi phải thực hiện được một số yêu cầu sau đây: - Biết sử dụng bóng đá thuần thục cả hai chân, biết chuyền bóng chính xác trong khoảng 30-40m, biết sút cầu môn mạnh, chính xác và từ mọi phía, từ mọi khoảng cách. - Biết kỹ thuật nhận bóng, giữ bóng với nhiều hình thức, biết thay đổi linh hoạt trong kỹ thuật tới mức làm cho đối phương không thể tính toán được là sau đó sẽ làm gì. 7 - Thực hiện hoàn hảo kỹ thuật đánh đầu dù là trong chuyền bóng, phá bóng hay tấn công cầu môn. - Kỹ thuật dẫn bóng và lừa bóng phải nhanh, bất ngờ và phải có những biến đổi mới lạ. - Phải biết tranh cướp, cản phá bóng trong sự khống chế của đối phương bằng nhiều hình thức và có phản ứng linh hoạt sáng tạo. - Trong kỹ thuật ném biên tuy được coi là đơn giản song cần phải nắm vững và vận dụng luật một cách tốt nhất, biết ném xa, chính xác và kịp thời. Ném biên tốt có thể có giá trị ngang với quả phạt góc trong trường hợp áp sát khung thành đối phương. Cả sáu tiêu chuẩn kỹ thuật trên cần thiết đối với mọi VĐV bóng đá, kể cả thủ môn. Không ít trường hợp cả thủ môn sẽ phải dùng các kỹ thuật đó để cứu nguy cho khung thành hoặc tham gia tấn công những khu hoạt động ở ngoài khu vực cấm địa. 1.2. Lợi ích của bóng đá. Bóng đá là một môn thể thao đặc biệt. Với sự hoạt động đa dạng, phức tạp đòi hỏi ý chí cao, bóng đá đem lại cho người tham gia nhiều lợi ích cả về thể chất lẫn tinh thần. Đến với bóng đá dù với hình thức nào những người tham gia đều có những giây phút thư giãn, sảng khoái, giúp làm giảm sự mệt về tinh thần, tạo điều kiện tốt cho công việc hàng ngày. Bóng đá thông qua các cầu thủ, đặc biệt là những cầu thủ suất sắc cho mọi người được thưởng thức những kỹ thuật điêu luyện, những pha phối hợp ăn ý đó là món ăn tinh thần rất bổ ích. 1.2.1. Bóng đá bồi dưỡng cho con người về mặt ý chí, phẩm chất. Trong quá trình tập luyện và thi đấu con người thường bộc lộ những tình cảm và cá tính một cách xác thực nhất. Những tình huống gay go, những giây phút căng thẳng mệt mỏi, những thời điểm nghiêm trọng làm các cầu thủ thể 8 hiện rõ bản chất của mình, đồng thời cũng là cơ hội để họ trở nên bản lĩnh hơn, kinh nghiệm hơn trong giải quyết các tình huống một cách đúng đắn. Trong quá trình tập luyện và thi đấu bóng đá con người được bồi dưỡng rất nhiều về mặt phẩm chất, ý chí. Sự tập luyện thường xuyên cùng đồng đội, lối chơi đồng đội đã giáo dục cho cầu thủ có được ý thức tập thể cao. Tính đồng đội đã giúp cho cầu thủ biết tương trợ nhau, biết hỗ trợ động viên trong thi đấu, từ đó tính tổ chức được đề cao. Trong trận đấu mỗi cầu thủ được phân công nhiệm vụ ở một vị trí nhất định đã giúp cầu thủ luôn có tinh thần trách nhiệm trước tập thể. Mặt khác để giành được thắng lợi các cầu thủ phải có tinh thần khắc phục khó khăn, ý chí chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, tính chất đối kháng mãnh liệt của môn bóng đá, sự yêu cầu rất cao về thể lực trong thi đấu cũng như trong tập luyện đòi hỏi các cầu thủ phải nỗ lực ý chí cao, hơn nữa trong trường hợp khó khăn cầu thủ không được nóng vội mà phải bình tĩnh, kiên trì và sáng suốt đưa ra những lựa chọn ưu việt để giành lại chiến thắng. 1.2.2. Tập luyện bóng đá nâng cao được sức khỏe. Nếu đặc trưng của hoạt động trong bóng đá là tính đối kháng không có chu kỳ, cường độ vận động luôn biến đổi (từ nhỏ đến cực đại) trong một thời gian dài, trong một không gian rộng và điều kiện môi trường khác nhau. Do đó thường xuyên tập luyện bóng đá có thể nâng cao sức khỏe, phát triển các tố chất thể lực, nâng cao khả năng vận động của cơ quan vận động cũng như khả năng chức phận của các cơ quan trong cơ thể người tập. 1.2.3. Tập luyện và thi đấu bóng đá giúp tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết giữa các tập thể, các quốc gia. Thi đấu bóng đá cũng là một bộ phận của công tác tuyên truyền văn hóa, văn nghệ. Sức hấp dẫn của bóng đá ngày càng lớn, quần chúng hâm mộ bóng đá càng đông đảo thì ảnh hưởng của nó ngày càng sâu rộng. Thi đấu bóng đá trong nước giữa các đơn vị, trường học, xí nghiệp, hợp tác xã, nông trường, các tỉnh, thành…có tác dụng tốt để trao đổi, học tập lẫn nhau. 9 Thi đấu bóng đá quốc tế giúp tăng cường tình hữu nghị đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia. 1.3. Quy luật hình thành kỹ năng, kỹ xảo và các nguyên tắc huấn luyện. 1.3.1. Quy luật hình thành kỹ năng kỹ xảo trong bóng đá Để cho công tác huấn luyện đem lại hiệu quả cao nhất cho động tác sút bóng cầu môn bằng mu chính diện bàn chân phải phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân của VĐV, đặc điểm chơi bóng của cầu thủ đó và toàn đội trong quá trình tập luyện. Các tố chất thể lực khi thực hiện bài tập. Điểm cơ bản chính trong huấn luyện là phải nắm vững cơ sở tối ưu giữa các yếu tố hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động, mặt khác trong yêu cầu kỹ thuật động tác cần tăng tính biến đổi không ngừng sao cho phù hợp với quy luật thích ứng phát triển lại thích ứng, lại phát triển không ngừng nâng cao hiệu quả thay đổi mục đích cho quá trình huấn luyện, thay đổi các tình huống khác nhau để nâng cao khả năng tiếp thu bài tập của các VĐV. Thúc đẩy quá trình hình thành kỹ năng động tác và chuyển dần thành kỹ xảo vận động, cần linh hoạt trong di chuyển tập luyện và thi đấu, yêu cầu sút bóng cầu môn nhiều, chính xác và đem lại hiệu quả nhất. Trong quá trình tập luyện phải xác định rõ các giai đoạn của quá trình giảng dạy dựa trên quy luật nhận thức và việc hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động. Đó là điều cần đạt được trong công tác giảng dạy động tác và nâng cao hiệu quả huấn luyện. Kỹ năng động tác ở đây là mức độ nắm được mấu chốt kỹ thuật động tác và thực hiện tốt kỹ thuật động tác. Nếu kỹ năng động tác không được củng cố liên tục sẽ bị phá vỡ và nếu kỹ thuật lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở nên thuần thục, nhuần nhuyễn, khi đó kỹ năng sẽ trở thành kỹ xảo vận động, thể hiện ở mức độ thực hiện động tác một cách tự động, độ vững chắc cao. Hiệu quả quan trọng của công tác huấn luyện sút cầu môn bằng mu chính diện nói riêng và nâng cao kỹ năng – kỹ xảo nói chung còn phụ thuộc vào rất nhiều đặc điểm như. 10 [...]... và đánh giá hiệu quả các bài tập nâng cao khả năng sút bóng bằng mu chính diện cho nam VĐV bóng đá trẻ tỉnh Vĩnh Phúc + Lựa chọn bài tập nâng cao khả năng sút bóng bằng mu chính diện cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 11- 13 + Ứng dụng các bài tập đã lựa chọn nâng cao khả năng sút bóng bằng mu chính diện cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 11- 13 tỉnh Vĩnh Phúc + Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn nâng cao khả. .. khả năng sút bóng cầu môn bằng mu chính diện cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 11- 13 tỉnh Vĩnh Phúc 3.1.3.1 Thực trạng việc sử dụng bài tập sút bóng cầu môn bằng mu chính diện của các nam VĐV bóng đá lứa tuổi 11- 13 tỉnh Vĩnh Phúc Qua quan sát một số buổi tập của các VĐV bóng đá lứa tuổi 11- 13 tỉnh Vĩnh Phúc chúng tôi nhận thấy mức độ thực hiện kỹ thuật sút bóng cầu môn bằng mu chính diện của các nam VĐV... khả năng sút bóng bằng mu chính diện cho nam VĐV bóng lứa tuổi 11- 13 tỉnh Vĩnh Phúc 31 3.2.1 Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả sút bóng cầu môn bằng mu chính diện cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 11 – 13 tỉnh Vĩnh phúc 3.2.1.1 Các cơ sở lựa chọn bài tập Để lựa chọn bài tập trước hết chúng tôi căn cứ vào đặc điểm sinh lý lứa tuổi của đối tượng nghiên cứu, cơ sở khoa học của việc huấn luyện khả. .. test đánh giá hiệu quả sút bóng cầu môn bằng mu chính diện cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 11- 13 tỉnh Vĩnh Phúc đã được lựa chọn đều đảm bảo tính thông báo từ 0.84 đến 0.86 thỏa mãn yêu cầu cần thiết Như vậy trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng 3 test trên để đánh giá khả năng sút bóng cầu môn bằng mu chính diện cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 11- 13 tỉnh Vĩnh Phúc 3.1.3 Nghiên cứu đánh giá thực trạng khả. .. nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao khả năng sút bóng cầu môn bằng mu chính diện cho các em là hoàn toàn thiết thực 3.1.3.2 Thực trạng khả năng sút bóng cầu môn bằng mu chính diện của các nam VĐV bóng đá lứa tuổi 11 – 13 tỉnh Vĩnh Phúc Để đánh giá chính xác hơn chúng tôi tiến hành kiểm tra sư phạm trên đối tượng nghiên cứu bằng các test đã lựa chọn và so sánh với thang điểm đánh giá khả năng sút bóng cầu... bằng mu chính diện của nam VĐV bóng đá lứa tuổi 11 – 13 tỉnh Vĩnh Phúc được trình bày ở bảng 3.4 Bảng 3.4 Thang điểm đánh giá khả năng sút bóng cầu môn bằng mu chính diện cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 11- 13 Xếp loại Test Sút bóng động Sút bóng liên tục 10 quả Dẫn bóng luồn cọc Xuất sắc 10 10 10 Giỏi Khá 8-9 9 9 6-7 8 7-8 Trung bình 5 7 5-6 Yếu Kém 3-4 4 3–4 1 -2 2 1-2 Kết quả kiểm tra khả năng sút bóng. .. bóng đá Vĩnh Phúc nói riêng cũng như thành tích của lứa tuổi 11 – 13 trong cả nước nói chung có thể cải thiện hơn Vì vậy, việc nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao khả năng sút bóng bằng mu chính diện cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 11 – 13 tỉnh Vĩnh Phúc rất cần thiết và quan trọng Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu ở các phần tiếp theo của đề tài 3.2 Giải quyết mục tiêu 2: Lựa chọn, ... quả phỏng vấn lựa chọn bài tập sút bóng cầu môn bằng mu chính diện cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 11 – 13 tỉnh Vĩnh Phúc ( n = 20 ) TT 1 2 3 4 5 6 7 8 Các bài tập Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn Quay người đột ngột sút cầu môn Vượt chướng ngại vật sút cầu môn Phối hợp bật tường sút cầu môn Đẩy bóng sút cầu môn Sút bóng vào mục tiêu cố định trên tường Sút bóng tại chỗ vào cầu môn Bài tập đá phạt hàng rào... khả năng sút bóng bằng mu chính diện, qua đó chúng tôi lựa chọn bài tập nào cho phù hợp - Nguyên tắc 1: Các bài tập phải đảm bảo có tính hệ thống, tính khoa học - Nguyên tắc 2: Các bài tập phải nâng cao trình độ sút bóng cầu môn bằng mu chính diện cho các cầu thủ - Nguyên tắc 3: Các bài tập phải có tính đa dạng tạo hứng thú tập luyện cho các VĐV trẻ - Nguyên tắc 4: Các bài tập phải đảm bảo tính khả. .. tôi lựa chọn để đánh giá hiệu quả sút bóng cầu môn bằng mu chính diện cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 11- 13 bao gồm: - Test 1: Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn (quả) - Test 2: Sút bóng động có đà vào cầu môn (quả) - Test 3: sút bóng liên tục 10 quả vào cầu môn Nội dung và cách thực hiện các test: - Test dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn + Mục đích: Phát triển khả năng vận động, tố chất khéo léo, nâng cao khả năng . Vĩnh Phúc. + Lựa chọn bài tập nâng cao khả năng sút bóng bằng mu chính diện cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 11- 13. + Ứng dụng các bài tập đã lựa chọn nâng cao khả năng sút bóng bằng mu chính diện cho nam VĐV. VĐV bóng đá lứa tuổi 11- 13 tỉnh Vĩnh Phúc. + Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn nâng cao khả năng sút bóng bằng mu chính diện cho nam VĐV bóng lứa tuổi 11- 13 tỉnh Vĩnh Phúc. • Đối tượng nghiên. các bài tập nâng cao khả năng sút bóng cầu môn bằng mu chính diện cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 11 – 13 tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả nghiên cứu góp phần cải thiện đáng kể khả năng sút bóng bằng mu chính

Ngày đăng: 04/09/2015, 20:36

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w