HỒ CHÍ MINH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY KHOAI TÂY TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN LIÊN NGHĨA HUYỆN ĐỨC TRỌNG TỈNH LÂM ĐỒNG CHU THỊ TƯỜNG VI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY KHOAI TÂY TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN LIÊN NGHĨA HUYỆN
ĐỨC TRỌNG TỈNH LÂM ĐỒNG
CHU THỊ TƯỜNG VI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY KHOAI TÂY TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN LIÊN NGHĨA HUYỆN ĐỨC TRỌNG TỈNH LÂM ĐỒNG”, tác giả Chu Thị Tường Vi, sinh viên khóa 29, ngành Kinh Tế Nông Lâm, chuyên ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày………
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, tình cảm cao quý nhất đến Cha, Mẹ đã sinh ra, dạy dỗ tôi và cho tôi học hành được đến ngày hôm nay Cảm ơn những người thân trong gia đình đã là điểm tựa cho tôi
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Kinh tế trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã trang bị vốn kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường
Đặc biệt tôi xin cảm ơn Thầy Đặng Thanh Hà, giảng viên khoa kinh tế đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình làm đề tài này
Xin chân thành cảm ơn Ủy Ban Nhân Dân Thị Trấn Liên Nghĩa, Phòng Nông Nghiệp Huyện Đức Trọng đã tạo điều kiện tốt cho tôi trong thời gian thực tập
Cảm ơn các anh chị và các bạn đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
CHU THỊ TƯỜNG VI Tháng 7 năm 2007 “Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất của cây Khoai Tây Trên Địa Bàn Thị Trấn Liên Nghĩa Huyện Đức Trọng Tỉnh Lâm Đồng”
CHU THI TUONG VI July 2007 “Evaduation of Economic Eficiency of Potato in Lien Nghia Town, Duc Trong District, Lam Dong Province”
Khóa luận tìm hiểu về hiệu quả sản xuất của cây Khoai Tây trên cơ sở phân tích
số liệu điều tra 50 hộ trồng Khoai Tây trên địa bàn Thị trấn Liên Nghĩa huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng
Nội dung của khóa luận tập trung vào phân tích kết quả-hiệu quả sản xuất Khoai Tây, trong đó có sự so sánh giữa các mùa, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của bà con nông dân ở các mùa khác nhau nhằm đưa ra một số giải pháp và kiến nghị phù hợp cho việc phát triển sản xuất Khoai Tây
Qua kết quả nghiên cứu thì điều kiện tự nhiên ở đây rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất Khoai Tây Khoai Tây có thể trồng vào vụ mưa lẫn vụ nắng Từ phân tích đánh giá thì thấy kết quả hiệu quả sản xuất Khoai Tây là khá cao ở cả hai mùa Do
đó nếu có đầy đủ điều kiện sản xuất thì nông dân nên tập trung phát triển nhiều hơn
Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, nông dân vẫn gặp không ít khó khăn do thời tiết thất thường đặc biệt là vào mùa mưa Giá phân bón tăng cao cũng gây không ít khó khăn cho nông dân
Cùng với những vấn đề như điều kiện thời tiết, thông tin giá cả, thị trường tiêu thụ thì giá cả đầu ra là vấn đề mà nông dân quan tâm nhiều nhất
Trang 52.2 Điều kiện phát triển kinh tế-xã hội 6
2.2.1 Khái quát đặc điểm chung về phát triển kinh tế-xã hội của Thị Trấn 6
2.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 7
2.2.3.Dân số-Lao động 10
2.2.4.Cơ sở vật chất và hạ tầng kĩ thuật 12
2.2.5.Giáo dục-Y tế 13
Trang 63.1.1.Nguồn gốc và phân loại Khoai Tây 14
3.1.2 Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của Khoai Tây 14
3.1.3 Đặc điểm sinh vật của Khoai Tây 15
3.1.4 Một số vấn đề về kinh tế nông hộ 16
3.2.Phương pháp nghiên cứu 17
3.2.1.Qui trình nghiên cứu 17
3.2.2.Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu 18
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22
4.2.1.Giới tính của chủ hộ 22
4.2.2.Trình độ học vấn 23
4.2.4 Độ tuổi chủ hộ 25
4.2.5 Nguồn nước tưới 26
4.3.1 Chi phí đầu tư sản xuất Khoai Tây bình quân/1000m2 năm 2006 28
4.3.2 Kết quả và hiệu quả sản xuất Khoai Tây bình quân/1000m2 29
4.4 So sánh mức độ đầu tư và hiệu quả của sản xuất Khoai Tây trong hai mùa mưa và
nắng 30
4.4.1 So sánh mức độ đầu tư giữa hai mùa 30
4.4.2 So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất Khoai Tây giữa hai vụ 33
4.5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất Khoai Tây giữa các vụ 34
4.5.1 Xác định mô hình hồi qui hàm sản xuất vào mùa mưa 35
4.5.2 Xác định mô hình hồi qui hàm sản xuất vào mùa nắng 42
4.5.3 Nhận xét về những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất Khoai Tây vào hai
mùa 47
Trang 74.6 Những thuận lợi và khó khăn của bà con nông dân 49
4.6.1 Thuận lợi 49
4.6.2 Khó Khăn 50
4.7.2 Thông tin nông dân có được 53
4.8 Một số giải pháp phát triển Khoai Tây 55
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương và nhà nước 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Hiện Trạng Sử Dụng Đất của Thị Trấn Liên Nghĩa Năm 2006 6
Bảng 2.2 Diện Tích, Sản Lượng Các Loại Cây Trồng 8
Bảng 2.3.Tình Hình Chăn Nuôi tại Thị Trấn 8
Bảng 2.4.Cơ Sở Thương Mại-Dịch Vụ 10
Bảng 2.5.Các Dân Tộc trong Thị Trấn 11
Bảng 2.7.Thống Kê Hiện Trạng Giáo Dục Năm 2006 13
Bảng 4.1.Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ 23
Bảng 4.2.Thâm Niên Canh Tác của Nông Hộ 24
Bảng 4.3.Kinh nghiệm Trồng Khoai Tây của Nông Hộ 25
Bảng 4.5 Tình Hình Sử Dụng Nguồn Nước 26
Bảng 4.6 Qui Mô Canh Tác của Nông Hộ 27
Bảng 4.7 Chi Phí Đầu Tư Sản Xuất Khoai Tây Bình Quân/1000m2 Năm 2006
28 Bảng 4.8 Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất Khoai Tây Bình Quân/1000m2 29
Bảng 4.9 So Sánh Chi Phí Sản Xuất giữa Vụ Mưa và Vụ Nắng 31
Bảng 4.10 So Sánh Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất Khoai Tây giữa Hai Vụ 33
Bảng 4.11 Kết Quả Ước Lượng Hồi Qui Hàm Sản Xuất Khoai Tây vào Mùa
Mưa 36 Bảng 4.12 Hệ Số Xác Định R2aux của Mô Hình 37
Bảng 4.13 Kết Xuất Kiểm Định LM Breusch-Godfrey đối Với sự Tương Quan
Bảng 4.14 Kiểm Định T Của Hàm Sản Xuất 40
Bảng 4.15 Kết Quả Ước Lượng Hồi Qui Hàm Sản Xuất Khoai Tây vào Mùa
Nắng 43 Bảng 4.16 Hệ Số Xác Định R2 aux của mô hình 44
Trang 10Bảng 4.18 Kiểm Định T Của Hàm Sản Xuất 46 Bảng 4.19 Tình hình sử dụng phân bón khi giá phân bón tăng 50
Bảng 4.20 Hình Thức Thanh Toán Tiền Phân 51
Bảng 4.22 Nguồn Thông Tin Nhận Được khi Quyết Định Bán Sản Phẩm 54
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1.Giới Tính của Những Người được Phỏng Vấn 23
Hình 4.2.Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ 24 Hình 4.3 Biểu Đồ Thể Hiện Hình Thức Thanh Toán Tiền Phân 51
Trang 12DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Kết xuất hồi qui
Phụ lục 2 Bản câu hỏi điều tra nông hộ
Trang 13mà còn bởi giá trị dinh dưỡng của nó
Trên thế giới, khoai Tây được xem là một trong năm cây lương thực quan trọng sau lúa, ngô, mì, mạch Đối với các nước Đông Âu, khoai Tây còn là nguồn tinh bột chính trong bữa ăn
Do nhu cầu tiêu thụ và tính hiệu quả kinh tế của khoai Tây nên trong những năm gần đây diện tích trồng khoai tây không ngừng mở rộng Đặc biệt là từ khi công nghiệp chế biến ra đời, khoai Tây đã trở thành nguồn nguyên liệu quí cho sản xuất tinh bột, làm thức ăn cho người và cho chăn nuôi Góp phần đáng kể cho cải thiện thu nhập, tăng công ăn việc làm không chỉ cho lao động nông thôn mà còn cho cả thành thị
Được sự ưu đãi của Tài nguyên thiên nhiên, thời tiết, khí hậu, hàng năm Lâm Đồng sản xuất ra một khối lượng khoai Tây lớn cung cho thị trường trong khu vực, các tỉnh trong cả nước Một trong những thị trường tiêu thụ lớn là Thành phố Hồ chí Minh các tỉnh Đồng bằng sông cửu Long và một số tỉnh Miền Trung
Góp phần rất lớn trong tổng cung khoai Tây của Lâm Đồng là khu vực Thị Trấn
Trang 14nông nghiệp trước đây Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, người dân vẫn còn gặp phải một số khó khăn và chịu ảnh hưởng của các nhân tố khách quan nên kết quả sản xuất chưa cao
Để tìm hiều hoạt động sản xuất khoai Tây trên địa bàn cũng như xem xét tính hiệu quả của hoạt động này, được sự giúp đỡ của các thầy cô khoa kinh tế Trường Đại Học Nông Lâm, các phòng, Ban của chính quyền địa phương cùng với sự hướng dẫn của thầy Đặng Thanh Hà, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY KHOAI TÂY TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN LIÊN NGHĨA HUYỆN ĐỨC TRỌNG TỈNH LÂM ĐỒNG”.Qua đề tài này chúng tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ trong việc tính toán lợi ích chi phí cũng như tìm kiếm những giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả cho người dân khi sản xuất Do phạm vi nghiên cứu và điều kiện thời gian có hạn cùng với sự hiểu biết còn hạn chế khi đi sâu vào thực tế nên đề tài khó tránh khỏi sai sót Chúng tôi rất mong sự thông cảm và góp ý chỉ bảo của quý thầy cô, các cô chú, anh chị và các bạn sinh viên
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu tình hình sản xuất khoai Tây của một số hộ nông dân trên địa bàn Thị Trấn Liên Nghĩa Huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng để giúp nông dân trồng Khoai Tây đặc biệt là bà con dân tộc thấy được hiệu quả thực tế mà Khoai Tây mang lại, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện thu nhập, cải thiện đời sống
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng sản xuất khoai Tây của nông dân trên địa bàn thị trấn Liên Nghĩa Huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng trong năm qua
So sánh hiệu quả sản xuất giữa các mùa khác nhau
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất Khoai tây trong 2 mùa Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất của nông dân Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để nông dân sản xuất có hiệu quả hơn
Trang 151.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi thị Trấn Liên Nghĩa Nhưng do phạm vi rộng mà hoạt động sản xuất Khoai Tây của nông dân lại tập trung ở một số khu phố chính nên phạm vi nghiên cứu chỉ được tiến hành trong ba khu phố là khu phố 8, khu phố 10 và khu phố 12
1.3.2 Phạm vi thời gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu và hoàn thành từ tháng 3đến tháng 6 năm
2007
1.4 Cấu trúc của luận văn
Nội dung của đề tài được chia làm 5 chương;
Chương 1: Đặt vấn đề Nêu lên những lí do thực hiện và mục đích của đề tài Chương 2: Tổng Quan Giới thiệu sơ nét về Thị trấn Liên nghĩa, nơi thực hiện
đề tài này
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Trình bày một số khái
niệm và phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện đề tài này
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Đưa ra những kết quả phân
tích, tính toán được
Chương 5: Kết luận và kiến nghị Tóm lược lại những kết quả đã nghiên cứu
và đưa ra một số kiến nghị
Trang 16CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Điều kiện tự nhiên
độ địa lý như sau:
-Từ 11o42’04” đến 11o45’43” vĩ độ Bắc
- Từ 108o19’18” đến 108o24’10” kinh độ Đông
Theo phân định ranh giới hành chính hiện nay thì Thị trấn Liên Nghĩa giáp ranh với các xã sau:
-Phía Đông giáp xã Tutra huyện Đơn Dương
-Phía Đông bắc giáp xã Hiệp Thạnh
-Phía Tây giáp xã Tân Hội
-Phía Tây bắc giáp xã N’tholha
-Phía Nam giáp xã Phú Hội, xã Tân Hội
-Phía Bắc giáp xã Liên Hiệp, xã Hiệp Thạnh
Thị trấn Liên Nghĩa hiện nay gồm 12 khu phố theo thứ tự từ 1 đến 12
Trang 17Nhìn chung địa hình cao dần từ sông Đa Nhim sang 2 phía Đông và tây Địa hình phía Tây sông là vùng đất đỏ Bazan bằng phẳng, độ dốc dưới 15o Đây là vùng sản xuất đất nông nghiệp của thị trấn Phía Đông giáp Huyện Đơn Dương là vùng núi cao với độ cao tuyệt đối trung bình 1.100 m, độ dốc trên 250
b)Thổ Nhưỡng
Chủ yếu là đất đỏ Bazan , có độ phì nhiêu cao, có tầng đất dày trên 1m Đất đỏ Bazan là loại đất có thành phần cơ giới thích hợp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp đặc biệt là hoạt động trồng trọt như cây nông nghiệp hàng năm (rau,màu…) và cây lâu năm như cà phê
2.1.3 Khí hậu-Thủy văn
a) Khí hậu
Khu vực Thị Trấn có điều kiện địa hình tương đối bằng phẳng, nhiệt độ thấp, khí hậu ôn hòa, nắng nhiều, độ ẩm không khí cao, thổ nhưỡng thích hợp cho nhiều loại cây trồng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước và hệ thống thủy lợi được khai thác hợp lý.Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi
Đặc trưng khí hậu: khí hậu chủ đạo trong vùng là khí hậu nhiệt đới xích đạo gió mùa với:
+Lượng mưa trung bình năm là 1645mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến giữa tháng 11 Lượng mưa biến đổi rõ rệt theo mùa Mùa mưa lượng mưa trung bình khoảng 200-285mm/tháng, mùa khô khoảng 11-90mm Do sự phân bố lượng mưa không đồng đều nên cũng gây không ít khó khăn khi người dân tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp như ngập lụt trong mùa mưa và thiếu nước trong mùa khô
+Nhiệt độ trung bình khoảng 21-220C
+Lượng bốc hơi nước: Lượng bốc thoát hơi nước trung bình thấp khoảng 980mm
900-b)Thủy văn
Con Sông ĐaNhim bắt nguồn từ Hồ Tuyền Lâm và đập ĐaNhim chảy qua khu phố 1,2,3,5,6,7,9,11 phục vụ tưới khoảng 200 ha diện tích đất nông nghiệp
Trang 182.1.4 Hiện trạng sử dụng đất
Bảng 2.1 Hiện Trạng Sử Dụng Đất của Thị Trấn Liên Nghĩa Năm 2006
Loại đất Diện tích(ha) Tỷ lệ(%)
1.Đất sản xuất nông nghiệp 2.463,98 65,34
Diện tích đất Lâm Nghiệp và đất chuyên dùng chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng diện tích đất tự nhiên của Thị Trấn Nhưng thấp nhất vẫn là đất chưa sử dụng chỉ chiếm 2,72% trong tổng diện tích đất tự nhiên Thị Trấn Loại đất này chủ yếu là đồi núi nên khả năng mở rộng để canh tác bị hạn chế
2.2 Điều kiện phát triển kinh tế-xã hội
2.2.1 Khái quát đặc điểm chung về phát triển kinh tế-xã hội của Thị Trấn
Về cơ bản Thị Trấn Liên Nghĩa có môt số đặc điểm sau: Diện tích đất canh tác chủ yếu là đất đỏ Bazan, có tầng đất dày trên 1m Cũng như nhiều địa phương ở
Trang 19Đức Trọng, điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao
Ở địa phương còn có lực lượng lao động trẻ, cần cù, sáng tạo, và luôn áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất
Đời sống nhân dân Thị Trấn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp như trồng rau, hoa màu, cây lương thực như lúa, bắp, chăn nuôi và các nghành dịch vụ khác
Hướng lâu dài về ngành sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt có sự chuyển đổi sang sản xuất hàng hóa, từng bước đa dạng hóa cây trồng nhằm hình thành vùng chuyên canh tập trung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại
Cùng với xu hướng chung của cả Huyện về chuyển đổi nền kinh tế trên tinh thần phát huy nội lực, quỹ đất của Thị trấn đã được khai thác tương đối triệt để trong những năm gần đây so với năm 2000
Tuy nhiên địa phương vẫn còn một số khó khăn như trong quá trình sản xuất nông nghiệp thì người dân bị ảnh hưởng của thời tiết không thuận lợi dẫn đến năng suất thấp, công tác Khuyến nông tại địa phương còn nhiều hạn chế, hoạt động chuyển dịch sang công nghiệp và dịch vụ có tăng nhưng còn thấp và chậm Bên cạnh đó còn
có một số khó khăn khác nữa
2.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
Cơ cấu kinh tế của Thị Trấn bao gồm các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ
a) Ngành Nông nghiệp
Ngành nông nghiệp chiếm hơn 70% dân số chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi Ngành trồng trọt bắt đầu sản xuất theo nhu cầu thị trường và có xu thế hình thành vùng chuyên canh các loại rau màu
Trang 20Sản lượng (tấn)
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Trang 21Qua bảng 2.3 ta thấy trong ba năm từ 2004 đến 2006 thì số lượng Heo và gia cầm giảm mạnh còn lượng đàn Trâu thì tăng nhẹ Tăng mạnh là số lượng đàn Bò tăng 11,4% năm 2005 và 79,4% năm 2006 Nguyên nhân là do gần đây nhu càu tiêu dùng thịt Bò tăng, giá cả cao, chi phí chăn nuôi không cao Còn số lượng Heo và gia cầm giảm là do bị ảnh hưởng của hai loại dịch bệnh là lở mồm lông móng và Cúm gia cầm nên nhu cầu tiêu dùng cũng như khả năng nuôi bị hạn chế rất nhiều Điều này gây ra không ít khó khăn không chỉ cho người sản xuất mà còn cả người tiêu dùng
c) Ngành Lâm nghiệp
Quỹ đất Lâm nghiệp chủ yếu là Rừng phòng hộ, hơn nữa việc khai thác trái phép diễn ra liên tục trong những năm qua nên đất Rừng đã được giao cho ban quản lý huyện Hiện nay người dân vẫn chưa được giao khoán rừng nên kinh tế Lâm nghiệp chưa được coi là một ngành kinh tế của thị trấn
d) Ngành Thương mại-Dịch vụ
Cùng với xu hướng phát triển chung của cả Huyện thì Thi Trấn đã có sụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại, dịch vụ ngày càng cao Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ trong năm phát triển ổn định, tăng trưởng khá tốt Nhu cầu xây dựng cơ bản ngày càng được nâng cấp như việc quy hoạch nâng cấp Sân bay Liên Khương, đường dây 110 kw Đức Trọng-Di Linh, dự án đường cao tốc Liên Khương-Prenn…
Thương mại, dịch vụ phát triển tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành giao lưu hàng hóa cũng như cung cấp các dịch vụ cho sinh hoạt, sản xuất tuy nhiên tố độ phát triển những nghành này cũng chưa cao lắm so với khả năng phát triển của thị trấn
Trang 22Bảng 2.4.Cơ Sở Thương Mại-Dịch Vụ
Công ty trách nhiệm hữu hạn Cơ sở 16 16 20
Mật độ dân số trung bình Thị trấn là 1087,3 người/km2
Dân số tập trung đông ở khu phố 1, khu phố 2, khu phố 4, khu phố 8, khu phố
10 Riêng các khu phố 1, 2 và 4 gần trung tâm nên dân cư tập trung đông nhất
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,5% thấp hơn năm 2005(năm 2005 là 1,51%) Đây là nỗ lực của Thị trấn trong việc vận động người dân giảm bớt tỷ lệ tăng dân số
Trang 23Các dân tộc còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu dân tộc của thị trấn
Trang 24d) Tôn giáo
Hoạt động tôn giáo ở đây khá đa dạng, người dân ở đây theo nhiều đạo khác
nhau
Bảng 2.6 Loại Hình Tôn Giáo
Nguồn tin:Ủy Ban nhân dân Thị Trấn
Qua bảng 2.6 ta thấy hình thức hoạt động tôn giáo khu vực Thị Trấn khá đa
dạng Phật giáo là tôn giáo chiếm tỷ lệ cao nhất với 10,58% trong tất cả các loại hình
tôn giáo, kế đến là Thiên chúa giáo với 5,75% Các loại hình tôn giáo khác cũng có
người theo nhưng chiếm tỷ lệ ít Số người không theo đạo chiếm 82,35 cho thấy người
dân ở đây cũng chưa thật sự quan tâm lắm đến lĩnh vực theo đạo hay không
2.2.4.Cơ sở vật chất và hạ tầng kĩ thuật
a) Hệ thống giao thông
Mạng lưới giao thông được phân bố đồng đều trên các khu phố, đang được
chỉnh trang nhựa hóa
b) Hệ thống điện
Mạng lưới điện sinh hoạt đã phủ 100% trên Thị trấn năm 2006 tỷ lệ hộ sử
dụng điện lực quốc gia là 98% tăng hơn 1% so với năm 2005
c) Hệ thống thông tin liên lạc-Bưu chính viễn thông
Khu vực Thị trấn có một Bưu điện trung tâm và một bưu điện văn hóa, một đài
phát thanh truyền hình
Năm 2006 tỷ lệ hộ nghe đài truyền hình việt Nam là 92% Kế hoạch thực hiện
năm 2007 là 95%
Trang 25Bảng 2.7.Thống Kê Hiện Trạng Giáo Dục Năm 2006
Tên trường số trường Số phòng học Số học sinh
Nhận xét chung: Như vậy nền kinh tế của Thị trấn đang thực sự phát triển theo cơ chế
thị trường Tuy nhiên các ngành vẫn còn tách biệt nhau, sản phẩm còn nhỏ lẻ và phân tán Do vậy phải có một qui hoạch cụ thể phân bổ quĩ đất cho các nghành này đặc biệt
là nghành hàng nông sản
Từng bước hình thành các vùng chuyên canh rau là điều kiện để tiến hành một nền kinh tế nông nghiệp sản xuất hàng hóa
Trang 26CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Nội dung
3.1.1.Nguồn gốc và phân loại Khoai Tây
Khoai tây có nguồn gốc ở vùng núi cao Ander thuộc sông Tunicaca Nam Mĩ Trong quá trình thuần hóa Khoai Tây được lan rộng khắp vùng núi Abder Vào thế kỉ
16 sau khi người Tây Ban Nha chinh phục Châu Mĩ thì những nông dân ở đây đã trồng nhiều giống Khoai Tây dọc suốt miền núi Bây giờ là Bolivia, Colombia, Ecuador và Peru Từ Tây Ban Nha, Khoai Tây được lan truyền khắp Châu Âu Khoai Tây đến Anh vào năm 1590 sau đó được phổ biến rộng rãi khắp nước Anh và nhiều vùng núi thuộc Bắc Âu
Ở Việt Nam, Khoai Tây được trồng từ năm 1890 do người Pháp mang đến Năm 1901 Khoai Tây được trồng ở Tú Sơn Hải Phòng Năm 1907 Khoai Tây được đưa đén Trà lĩnh Cao Bằng Năm 1960 diện tích Khoai Tây là 3000 ha Năm 1971, diện tích Khoai Tây là 8000 ha Từ đó diện nay diện tích Khoai Tây không ngừng mở rộng
Khoai Tây được phân ra làm hai loại chính :
+Tuberosa-Buk
+Andigera-Buk
3.1.2 Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của Khoai Tây
Khoai Tây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao Trong củ Khoai Tây chứa nhiều tinh bột vì vậy Khoai Tây còn là cây lương thực chủ yếu của nhiều nước trên thế giới Trong củ Khoai tây chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như protein, đường, lipit và các loại vitamin như caroten, B1, B2, B3, B6, pp và nhiều nhất là vitaminC(20-50mg%) Ngoài ra còn các chất khoáng quan trọng chủ yếu là K, thứ đến
là Ca, P và Mg Sự có mặt của nhiều loại axit amin tự do đã làm tăng giá trị dinh
Trang 27dưỡng của Khoai Tây Trong 100g Khoai Tây luộc cung cấp ít nhất 55 nguyên chất về protein, 3 % năng lượng, 7-12% sắt, 10% vitamin B6 và 50% nguyên chất vitaminC cho người/ngày
Trên thế giới có hơn 100 nước trồng Khoai Tây Đây được coi là một trong năm cây lương thực quan trọng nhất(sau lúa, ngô, mì, mạch) của các nước Liên Xô, Nam
Mĩ, Oxtraylia, Mĩ la tinh Mức tiêu thụ trung bình của các nước là khoảng 33kg/người/năm Đặc biệt ở Đức mức tiêu thụ tới 144kg/người/năm
Theo FAO(1995) diện tích trồng Khoai Tây trên thế giới là 22 triệu ha với sản lượng 265 triệu tấn(thời kì 1961-1965) Sản lượng Khoai Tây Châu Á chiếm 7,5%, Châu Phi chiếm 0,7% và Châu Mĩ la tinh chiếm 2,6% tổng sản lượng khoai tây của thế giới Trong thời kì từ năm 1991-1993 thì tổng diện tích trồng Khoai Tây trên thế giới liên tục tăng
Bên cạnh những ưu điểm nói trên thì Khoai Tây còn có ưu điểm là cây có thời gian sinh trưởng ngắn, cho năng suất cao, là cây thực phẩm quan trọng, góp phần cải tạo đất Đất trồng Khoai Tây tơi xốp, thân lá Khoai tây là nguồn phân xanh quan trọng góp phần làm tăng chất dinh dưỡng Khoai Tây được sử dụng rộng rãi trên thế giới với nhiều cách chế biến khác nhau như luộc, nướng, hấp, nấu súp, rán giòn, nấu canh…Ngoài ra Khoai Tây còn được sử dụng trong chăn nuôi gia súc
3.1.3 Đặc điểm sinh vật của Khoai Tây
Cây Khoai tây thuộc họ cà, là cây hàng năm, thân thảo Được trồng chủ yếu bằng củ giống(phương pháp vô tính) Cũng có khi chúng được trồng bằng hạt giống(phương pháp hữu tính) nhưng ít phổ biến.Tổng thời gian sinh trưởng của Khoai tây được tính từ khi trồng củ mầm cho đến khi thu hoạch củ mới hoặc từ cây gieo hạt đến thu hoạch
a) Rễ
Nếu trồng từ củ thì chủ yếu là rễ chùm Rễ liên tục xuất hiện suốt cả quá trình sinh trưởng và phát triển của cây nhưng tập trung sau khi trồng từ 25-30 ngày Rễ có nhiệm vụ tham gia vòa quá trình hấp thu nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây và thân
củ
Trang 28Về cấu tạo và hình thái cho thấy củ Khoai Tây giống như cấu tạo của một thân Các mắt củ là vết tích của những gốc cuống lá Mỗi mắt có 2-3 mầm ngủ và tập trung nhiều nhất trên đỉnh củ Giữa giai đoạn sinh trưởng, thân lá tích lũy chất dinh dưỡng vào củ Mỗi quan hệ giữa các bộ phận trên và dưới mặt đất diễn ra chặt chẽ Theo một
số tài liệu nghiên cứu cho thấy tỉ lệ này khi đạt 1:1 hoặc 1:0,8 thì năng suất Khoai Tây
sẽ cao nhất Khi lá bị tổn thương, năng suất sẽ giảm
c) Lá
Hình thành và hoàn thiện theo sự tăng trưởng của cây Đầu tiên là nguyên đơn, dần dần hình thành theo lá kép lẻ Góc độ giữa lá và thân lá gần như song song với mặt đất Khi diện tích che phủ đạt 40000m2/ha thì khả năng quang hợp là lớn nhất khi đó tiềm năng năng suất là cao nhất
a) Kinh tế nông nghiệp gia đình
Kinh tế nông nghiệp gia đình là gia đình sống bằng nông nghiệp làm kinh tế kinh tế nông nghiệp gia đình cũng có thể là nền kinh tế do các gia đình sản xuất nông nghiệp tạo ra
Trang 29Kinh tế nông nghiệp gia đình với tư cách là một đơn vị khai thác kinh doanh, là một sự tổ hợp của đất, lao động và các phương tiện sản xuất được người dân khai thác,
sử dụng tác động vào các hê thống sinh thái tại nơi mà người ta sống nhằm bảo đảm sự tồn tại của mình Thứ nữa là nhằm thỏa mãn về nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của bản thân, cộng đồng từ nền kinh tế tự cấp tự túc chuyển sang nền kinh tế thị trường
3.2.Phương pháp nghiên cứu
3.2.1.Qui trình nghiên cứu
Trang 303.2.2.Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu
a) Phương pháp chọn mẫu từ nông hộ
Thị trấn Liên Nghĩa có khá nhiều hộ trồng Khoai Tây nhưng tập trung chủ yếu
ở các khu phố chính như khu phố 10, khu phố 12 và khu phố 8 Chúng tôi đã tiến hành điều tra 0 mẫu từ các hộ trồng Khoai Tây với thông tin từ bảng câu hỏi lập sẵn
b) Thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập số liệu thống kê đã được công bố tại các Ban, Phòng của Thị Trấn
3.2.3 Phương pháp phân tích
a) Tính toán tổng hợp
Phân tích và xác định hiệu quả trong sản xuất Khoai Tây, tính bình quân trên một đơn vị diện tích là 1000 m2 Sử dụng phần mềm Excel để tính toán và xử lí văn bản bằng phần mềm word Ngoài ra sử dụng phần mềm Eview để phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất khoai Tây vào 2 mùa mưa và nắng
b) Phương pháp phân tổ:
Là phương pháp phân chia các đơn vị điều tra của tổng thể thành một số nhóm theo một tiêu thúc nào đó có liên quan tới chỉ tiêu cần thu thập thông tin Do có
sự khác nhau về kết quả và hiệu quả sản xuất Khoai Tây giữa vụ nắng và vụ mưa nên
đề tài cũng tiến hành phân tổ các mẫu điều tra thành 2 mùa: Mùa mưa và mùa nắng để
so sánh
3.2.5 Mô hình hồi qui
a) Khái niệm hồi qui
Hồi qui là công cụ cơ bản để đo lường tác động kinh tế Phân tích hồi qui đo lường mối quan hệ phụ thuộc của một biến gọi là biến phụ thuộc hay biến được giải thích với một hay nhiều biến khác gọi là biến độc lập hay biến giải thích
b) Các bước tiến hành phân tích hồi qui
Phân tích hồi qui được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xác định và nêu ra các giả thiết mối quan hệ giữa các biến kinh tế
Đề tài sẽ sử dụng kĩ thuật ước lượng hồi qui tuyến tính bằng phương pháp bình phương bé nhất OLS dựa trên các giả thiết của mô hình sau:
Mối quan hệ giữa Y và Xi là tuyến tính
Xi là biến số không ngẫu nhiên và các giá trị của nó là không đổi
Trang 31Ngoài ra không có sự tương quan hoàn hảo giữa hai hay nhiều biến độc lập
Số hạng sai số có giá trị kì vọng bằng 0 và phương sai không đổi cho tất cả các quan sát tức là E(εi)=0 và E(εi2)=б2
Các biến số ngẫu nhiên εi là độc lập về mặt thống kê, như vậy E(εi, εj)=0 với i≠j
Số hạng sai số có phân phối chuẩn
Bước 2: Phương trình hồi qui có thể được biểu diễn dưới dạng chung như sau:
Y=f(X1, X2, X3…Xi)
Trong đó: Y là biến phụ thuộc
Xi là biến độc lập(i=1,2,3…k)
Bước 3: Ước lượng các tham số của mô hình
Các ước lượng này có giá trị thực nghiệm của các tham số trong mô hình Ngoài ra theo lí thuyết của kinh tế lượng, nếu các giả thuyết của mô hình đều thỏa, các hàm ước lượng I là các hàm ước lượng tuyến tính tốt nhất không thiên lệch
Bước 4: Kiểm định mức ý nghĩa, mức độ giải thích của mô hình
Kiểm định các vi phạm giả thiết của mô hình như: các hiện tượng tự tương quan, hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng phương sai không đồng đều
Bước 5: Phân tích mô hình hồi qui
3.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá
a) Kết quả sản xuất
Khái Niệm kết quả sản xuất: Kết quả sản xuất là một khái niệm dùng để chỉ kết
quả thu hoạch được sau những đầu tư về vật chất, lao động cũng như tinh thần vào kết quả sản xuất kinh doanh Kết quả sản xuất sẽ cho thấy khía quát được về tình hình chi phí, giá trị sản lượng cũng như thấy được lợi nhuận, thu nhấp sau một kì sản xuất kinh doanh
Các chỉ tiêu kết quả
Sản lượng: là lượng thu hoạch hay sản xuất được trong quá trình sản xuất Giá bán: là giá đầu ra khi bán sản phẩm trên thị trường
Doanh Thu: Là giá trị thu được bằng tiền khi bán sản phẩm ra thị trường
Doanh thu=sản lượng*giá bán
Trang 32Chi phí vật chất: Trong sản xuất nông nghiệp, chi phí vật chất ở đây là chi phí phân, chi phí thuốc, chi phí cho các dụng cụ lao động, chi phí máy móc, thiết bị hỗ trợ…
Chi phí lao động: boa gồm lao động gia đình và lao động thuê
Chi phí khấu hao: Các tài sản phục vụ sản xuất nông nhiệp khi đầu tư cho sản xuất phải được khấu hao đều ra
Lãi vay: Một số nông dân khi tham gia sản xuất có vay thêm vốn để đầu tư, tùy theo từng trường hợp vay mà mỗi nhười sản xuất phải trả một số tiền lãi nhất định
Tiền lãi=Số tiền vay*lãi suất
Thuế nông nghiệp: Là loại chi phí mà người sản xuất nông nghiệp phải nộp hằng năm Thuế nông nghiệp được tính dựa vào loại đất và loại hình sản xuất Tuy nhiên trong những năm gần đây loại thuế này đã được bãi bỏ
Tổng chi phí=CPVC+CPLĐT+CPLĐN+khấu hao tài sản+chi phí vay vốn+thuế nông nghiệp
Lợi nhuận: lợi nhuận là chỉ tiêu rất quan trọng trong sản xuất, là khoản chênh lệch giữa các khoản thu vào và chi phí bỏ ra Do đó lợi nhuận đạt càng cao thì càng tốt
Lợi nhuận=Doanh Thu-Tổng chi phí
Thu nhập: là phần thu được từ việc bán tất cả các sản phẩm làm ra trừ đi chi phí vật chất và chi phí lao động thuê Do đặc thù của nông nghiệp nên nó được tính là khoản lợi nhuận cộng với chi phí lao động nhà, đây là chỉ tiêu rất quan trọng đối với nông hộ Nó phản ánh mức thu nhập của nông hộ để từ đó đánh giá mức sống của họ
Thu nhập=Doanh thu-CPVC-(TCPLĐ-CPLĐN)= =Lợi nhuận+chi phí lao động nhà
b) Hiệu quả sản xuất
Khái niệm Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế quan trọng gần với sức sản xuất xã hội Nó được giải thích thông qua mối quan hệ nhân quả, nghĩa là so sánh kết quả đạt được với chi phí tương ứng tạo nên kết quả ấy
Trong nền kinh tế hàng hóa, hiệu quả kinh tế chịu tác động của các qui luật kinh
tế như: Qui luật giá trị, qui luật cung cầu, qui luật tiết kiệm, qui luật nâng cao năng suất lao động …
Trang 33Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
Tỉ suất Doanh thu trên chi phí sản xuất:(DT/CPSX)
Tỉ suất doanh thu trên chi phí sản xuất=Tổng doanh thu/Tổng chi phí sản xuất Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra khi tiến hành sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu
Tỉ suất lợi nhuận trên chi phí sản xuất:(LN/CPSX)
Tỉ suất lợi nhuận trên chi phí sản xuất=Tổng lợi nhuận/Tổng chi phí sản xuất Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra khi tiến hành sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Tỉ suất thu nhập trên chi phí sản xuất(TN/CPSX)
Tỉ suất thu nhập trên chi phí sản xuất=Tổng thu nhập/Tổng chi phí sản xuất Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra khi tiến hành sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập
Trang 34CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1.Thời điểm trồng Khoai Tây
Trước kia nông dân trồng chỉ một vụ là vào mùa mưa khoảng từ đầu tháng tư đến đến đầu tháng 7 Nhưng do hiệu quả kinh tế và giá thành cao trong những năm gần đây nên nông dân đã trồng luôn cả hai vụ là đầu mùa mưa và đầu mùa khô
Theo điều tra thì một số nông dân cho rằng trồng Khoai Tây vào mùa khô thì cho hiệu quả cao hơn bởi mùa khô dễ trồng, ít bị bệnh còn mùa mưa thì bệnh nhiều Thời điểm mà nông dân hay trồng vào mùa mưa là khoảng giữa tháng tư đến giữa tháng tám Nếu trồng sớm hơn thì năng suất kém do ảnh hưởng thời tiết nắng kéo dài, mưa đến muộn Còn trồng muộn hơn thì khi mưa nhiều mà cây không đủ sức kháng bệnh thì cây sẽ bị rụng lá, củ dễ bị xì, từ đó ảnh hưởng đến năng suất
Vào mùa khô thì nông dân trồng khoảng từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 10 và thu hoạch vào khoảng tháng 12 đến tháng 1 năm sau Vì thời điểm này đúng vào lúc Noel và tết tây nên mức tiêu thụ cao
4.2.Đặc điểm của hộ trồng Khoai Tây
4.2.1.Giới tính của chủ hộ
Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp thì chủ hộ là Nam đóng vai trò rất quan trọng bởi đây là hoạt động đòi hỏi nhiều công sức và làm những công việc nặng nhọc như xịt thuốc, cày đất, rải phân…Tuy nhiên không chỉ có một mình chủ hộ tham gia sản xuất mà vợ, con chủ hộ cũng góp phần rất lớn trong tổng thu của gia đình Họ cùng nhau tham gia sản xuất, mỗi người một việc khi đó hiệu quả là rất cao Qua điều tra 50 hộ thì giới tích chủ hộ là nam chiếm 98% với 49 hộ Điều này cho thấy Nam là chủ hộ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên khi được phỏng vấn, bên cạnh chủ hộ là người nắm rõ vấn đề sản xuất thì vợ, con của chủ
hộ cũng rất am hiểu
Trang 35Hình 4.1 Giới Tính của Những Người được Phỏng Vấn
Nguồn: ĐT-TTTH
Qua hình 4.1 ta thấy chủ hộ là Nam được phỏng vấn ở đây chiếm tỷ lệ lớn nhất với 68% trong tổng số người được điều tra phỏng vấn Điều này cho thấy họ có vai trò chủ yếu trong sản xuất cũng như mang thu nhập về cho gia đình Bên cạnh đó thì vợ, con là những người phụ giúp quan trọng không kém khi tham gia sản xuất
Trang 36Nguồn: ĐT-TTTH
Qua Hình 4.2 ta thấy trình độ học vấn của nông dân ở đây là chưa cao lắm
Trình độ cấp 2 chiếm 52 % với 26 hộ Trong khi đó cấp một với 16 hộ chiềm khoảng
32% Cấp ba chỉ chiếm tỷ lệ khá nhỏ khoảng 16% Đây là một khó khăn lớn cho họ
trong việc tiếp thu và đón nhận những thành tựu mới Bởi đại đa số người được phỏng
vấn ở đây là người nùng Họ là dân tộc di cư qua đây vào khoảng những năm 1954,
khi đời sống kinh tế còn khó khăn thì chuyện học hành đối với họ lúc đó là không có
Tuy nhiên đối với bà con dân tộc thì trình độ như vậy cũng là khá cao Với kinh
nghiệm hiện có thì họ cũng có khả năng áp dụng một số kĩ thuật mới hiện nay
Trình độ cấp 3 tuy ít nhưng đây cũng là đại diện cho những người có khả năng tiếp
thu nhanh khoa học kĩ thuật
4.2.3.Thâm niên canh tác
Bảng 4.2.Thâm Niên Canh Tác của Nông Hộ
Kinh nghiệm làm nông Số người Tỷ lệ(%)
Qua bảng 4.2 ta thấy người dân ở đây có khá nhiều kinh nghiệm trong sản xuất
nông nghiệp Qua điều tra 50 hộ trồng Khoai Tây thì số năm làm nông cao nhất là 60
Trang 37năm trong khi đó thấp nhất là 1 năm.Kinh nghiệm làm nông khoảng một năm chỉ có 2 người chiếm khoảng 4% tổng số hộ Kinh nghiệm trên 10 năm trở lên chiếm tỷ lệ rất cao với 92 % Điều này cho thấy một bề dày kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân ở đây Đây là một thuận lợi khi nông dân tiến hành sản xuất nông nghiệp
Bảng 4.3.Kinh nghiệm Trồng Khoai Tây của Nông Hộ
Kinh nghiệm trồng Khoai Số người Tỷ lệ(%)
4.2.4 Độ tuổi chủ hộ
Độ tuổi nông hộ cũng là một yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bởi cùng với sự phát triển của tiến bộ khoa học kĩ thuật thì tuổi trẻ là những người nắm vững những tiến bộ nhanh nhất
Trang 38Nhìn vào bảng 4.4 ta thấy đa phần chủ hộ đang trong độ tuổi trung niên Với
độ tuổi này thì họ không chỉ có nhiều kinh nghiệm mà còn có khả năng áp dụng khoa học kĩ thuật và những tiến bộ mới một cách dễ dàng và nhanh chóng Độ tuổi trên 50 tr chiếm 18% Đây là những người có kinh nghiệm lâu năm nên họ chỉ muốn làm theo kinh nghiệm mà không muốn áp dụng những kĩ thuật mới Độ tổi từ dưới 30 chiếm tỷ
lệ thấp với 6% ở độ tuổi này thì có một số người mới bước vào làm nông nên kinh nghiệm ít Tuy nhiên khả năng nắm bắt những thành tựu mới và khoa học kĩ thuật hiện đại lại rất cao
4.2.5 Nguồn nước tưới
a) Nguồn nước tưới
Nước tưới là thành phần không thể thiếu đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp Do phong trào trồng lagim đang nổi lên tại Thị Trấn nên nhu cầu tiêu thụ nước ngày càng cao đặc biệt vào mùa khô do đó nhiều nông dân đã sử dụng giếng khoan để tưới tiêu
Trang 39b) Nguyên liệu tưới
Trước kia nông dân chủ yếu tưới bằng dầu nhưng do hiện nay giá dầu liên tục
tăng cao nên rất nhiều nông dân đã chuyển sang tưới bằng điện Tưới bằng điện chi phí
thấp hơn nhiều mà hiệu quả lại cao hơn
Với 50 hộ được điều tra thì đã có trên 30 hộ dùng điện để tưới tiêu Một số hộ
do chưa có khả năng câu điện nên tạm thời vấn tưới bằng dầu Việc tưới bằng dầu rất
tốn kém Trung bình cứ 1000 m2 thì mất khoảng 25000 tiền dầu Trong khi đó tưới
bằng điện chỉ mất khoảng 3000-4000 đ/1000m2, thấp hơn 8 lần so với tưới điện Với
nguyên liệu tưới này thì nông dân tiết kiệm được rất nhiều chi phí tưới tiêu đặc biệt là
vào mùa khô Đây cũng chính là khoản thu nhập tiết kiệm được của nông dân
4.2.6 Qui mô canh tác
Bảng 4.6 Qui Mô Canh Tác của Nông Hộ
Qua bảng 4.6 ta thấy qui mô canh tác của chủ hộ ở đây tập trung chủ yếu là
dưới 5000 m2 cả mùa mưa lẫn mùa nắng Tuy nhiên mùa mưa có một số hộ trồng với
diện tích lớn(>5000m2) nhiều hơn là vào mùa nắng Bởi mùa mưa có đủ nước tưới nên
nông dân không sợ thiếu nước Mùa nắng nhiều hộ trồng hơn nhưng qui mô lại nhỏ
hơn mùa mưa Nhìn chung qui mô canh tác như vậy đối với nông dân là vẫn còn thấp
Trang 404.3 Tình hình sản xuất Khoai Tây
4.3.1 Chi phí đầu tư sản xuất Khoai Tây bình quân/1000m2 năm 2006
Bảng 4.7 Chi Phí Đầu Tư Sản Xuất Khoai Tây Bình Quân/1000m2 Năm 2006
Các chi phí được tính toán bằng cách lấy trung bình các khoản chi phí của các
mẫu được điều tra sau khi đưa về diện tích 1000m2
Qua bảng 4.7 ta thấy chi phí trung bình đầu tư cho 1000m2 Khoai Tây là
4.402,8 nghìn đồng Với mức chi phí này thì việc đầu tư cho sản xuất 1000m2 Khoai
Tây là không cao lắm Trong tổng chi phí đầu tư vào sản xuất Khoai Tây thì chi phí
vật chất là cao nhất với 2.808,2 nghìn đồng chiếm 63,78% Chi phí vật chất đầu tư cho
sản xuất Khoai Tây bao gồm nhiều khoản chi phí khác nhau như chi phí giống, phân,
thuốc, tưới tiêu và các khoản chi phí khác Trong khoản chi phí vật chất này thì chi phí
về phân hóa học là cao nhất chiếm 26,7% tổng chi phí vật chất cho sản xuất Khoai
Tây Với đặc trưng là rau nhưng cho củ thì Khoai Tây cần nhiều loại phân để hấp thu
chất dinh dưỡng nuôi củ nên nông dân thường tập trung đầu tư phân vào các đợt vun
thứ 1 và thứ 2 Đặc biệt trong đợt vun thứ 2 là giai đoạn sinh trưởng vầ phát triển
mạnh thì càng cần nhiều chất dinh dưỡng để nuôi củ hơn Tuy nhiên còn có lí do nữa
là do giá phân hóa học tăng cao nên chi phí đầu tư tăng theo