1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004COR.1:2009 TẠI CÔNG TY FASHION GARMENTS 2

200 130 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 200
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Xây dựng và triển khai áp dụng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor1.2009 là cơ sở thuận lợi để giúp công ty quản lý tốt và hiệu quả các hoạt động quản lý môi t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO

TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009 TẠI CÔNG TY FASHION GARMENTS 2

Giảng viên hướng dẫn: ThS HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG

Sinh viên thực hiện: VŨ THỊ HẠNH

Niên khoá: 2010 – 2014

-Tháng 12/ 2013-

Trang 2

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNGTHEO TIÊU CHUẨN ISO

14001:2004/COR.1:2009TẠI CÔNG TY FASHION GARMENTS 2

Tác giả

VŨ THỊ HẠNH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầucấp bằng kỹ sư ngành

Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:

ThS HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG

Tháng 12 năm 2013

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠOCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN ************

*****

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN

Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI

Họ và tên SV: VŨ THỊ HẠNH Mã số SV: 10157059

Khóa học:2010 – 2014Lớp: DH10DL

1 Tên đề tài: Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO

14001:2004/Cor.1:2009 tại Công ty Fashion Garments 2

2 Nội dung KLTN: SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

 Tìm hiểu tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và tình hình áp dụng tại Việt Nam và trên

thế giới

 Tổng quan và các vấn đề môi trường của Công ty Fashion Garments 2

 Thiết lập hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 cho Công ty Fashion

Garments 2

 Kiến nghị thực hiện ISO 14001 tại đơn vị

3 Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 07/2013 và kết thúc: tháng 12/2013

4 Họ tên GVHD:ThS HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG

Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn

Ngày……tháng………năm 2013 Ngày……tháng………năm 2013

Ban Chủ nhiệm Khoa Giáo viên hướng dẫn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tại trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, cũng như quãng thời gian thực tập tại Công ty Fashion Garments 2 Tôi xin chân thành cảm ơn:

Ban giám hiệu nhà trường cùng tất cả thầy cô giáo khoa Môi trường và Tài nguyên đã giảng dạy cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập

Đặc biệt là ThS Hoàng Thị Mỹ Hương đã giảng dạy, truyền đạt ân cần những kiến thức, kinh nghiệm quý báu, nhờ đó tôi mới có thể hoàn thành đề tài tốt nghiệp này

Ban Lãnh đạo Công ty Fashion Garments 2và chị Lê Thị Hoàng đã giúp đỡ tôi, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Tất cả các thành viên của tập thể lớp DH10DL đã quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt 4 năm vừa qua

Cuối cùng, con muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ và gia đình đã luôn ủng

hộ và tiếp sức mạnh cho mỗi bước đi của con

Do kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh được những thiếu sót Kính mong được sự chỉ bảo của thầy cô và sự đóng góp ý kiến của mọi người

Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Vũ Thị Hạnh

Trang 5

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Đề tài nghiên cứu “Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công ty Fashion Garments 2” được tiến hành trong

khoảng thời gian từ tháng 07/2013 đến tháng 12/2013

Công ty Fashion Garments 2 là công ty chuyên gia công và xuất khẩu hàng may mặc Công ty nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường nên đã

áp dụng những biện pháp quản lý nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu và kiểm soát các tác động xấu đến môi trường Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức, cần được khắc phục Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor1.2009 là một công cụ có thể giúp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại Công ty, đồng thời mang lại nhiều lợi ích kinh tế khác

Xây dựng và triển khai áp dụng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor1.2009 là cơ sở thuận lợi để giúp công ty quản lý tốt và hiệu quả các hoạt động quản lý môi trường mà tại công ty chưa có tính hệ thống, nhân viên chưa được đào tạo chuyên môn trong lĩnh vực môi trường, hay những nhận thức còn hạn chế của phần đông công nhân viên về bảo vệ môi trường…

Đề tài được thực hiện bao gồm những nội dung chính như sau:

 Tổng quan về Bộ tiêu chuẩn 14000 và tiêu chuẩn 14001:

- Sự hình thành, nội dung, cấu trúc, thành phần và mục đích của việc áp dụng tiêu

chuẩn

- Lợi ích thu được khi áp dụng tiêu chuẩn

- Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới và tại Việt Nam

- Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001tại Việt Nam

 Tổng quan về Công ty Fashion Garments 2:

- Thông tin chung về doanh nghiệp

Trang 6

- Hiện trạng sản xuất kinh doanh

- Hiện trạng môi trường và các giải pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng

 Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001/Cor.1:2009 tại công ty Fashion Garments 2 và đánh giá khả năng áp dụng của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001/Cor.1:2009 tại Công ty

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 8

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN iii

TÓM TẮT KHÓA LUẬN iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC HÌNH xv

Chương 1MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2

1.3 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 2

1.3.1 Phạm vi nghiên cứu: 2

1.3.2 Giới hạn của đề tài 2

1.4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 3

Chương 2TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ISO 14001:20024/COR.1:2009 4

2.1.1 Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 4

2.1.1.1 Sự hình thành của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 4

2.1.1.2 Cấu trúc và thành phần của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 4

2.1.1.3 Mục đích áp dụng ISO14000 5

2.1.2 Các bước áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 6

2.1.3 Tổng quan về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 7

2.1.3.1 Giới thiệu về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 7

2.1.3.2 Phạm vi áp dụng của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 9

2.1.3.3 Lợi ích khi áp dụng 9

Trang 9

2.1.4 Tình hình áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 10

2.1.4.1 Trên thế giới 10

2.1.4.2 Tại Việt Nam 10

2.1.5 Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 11

2.1.5.1 Thuận lợi 11

2.1.5.2 Khó khăn 13

2.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY FASHION GARMENTS 2 14

2.2.1 Thông tin chung về doanh nghiệp 14

2.2.2 Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm quyền hạn 15

2.2.2.1 Cơ cấu tổ chức 15

2.2.2.2 Trách nhiệm và quyền hạn 15

2.2.3 Sản phẩm của Công ty 15

2.2.4 Vai trò, vị trí của Công ty đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 15

2.2.5 Hiện trạng sản xuất kinh doanh 15

2.2.5.1 Danh mục máy móc, thiết bị 15

2.2.5.2 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu 16

2.2.5.3 Quy trình công nghệ 17

2.2.6 Hiện trạng môi trường và các giải pháp bảo vệ môi trường đang được áp dụng 17

2.2.6.1 Môi trường không khí 17

2.2.6.2 Tiếng ồn, độ rung 20

2.2.6.3 Nước thải 21

2.2.6.4 Chất thải rắn 23

2.2.6.5 Phòng cháy chữa cháy và An toàn lao động trong Công ty 25

Trang 10

2.2.6.6 Hiện trạng quản lý môi trường tại Công ty 26

2.2.7 Sự cần thiết của việc xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại công ty Fashion Garments 2 27

Chương 3NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 28

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3.2.1 Đánh giá hiện trạng môi trường và công tác QLMT tại Công ty 28

3.2.1.1 Phương pháp khảo sát thực tế 28

3.2.1.2 Phương pháp tham khảo tài liệu 29

3.2.1.3 Phương pháp phỏng vấn: 29

3.2.1.4 Phương pháp phân tích, so sánh: 30

3.2.2 Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004/Cor.1:2009 tại Công ty 31

3.2.2.1 Phương pháp tham khảo tài liệu: 31

3.2.2.2 Phương pháp liệt kê: 31

3.2.2.3 Phương pháp cho điểm: 31

3.2.3 Kết quả thu được 31

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32

Phần A: XÂY DỰNG HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001/COR.1:2009 TẠI CÔNG TY FASHION GARMENTS 2 32

4.1 XÁC ĐỊNH PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA HTQLMT VÀ THÀNH LẬP BAN ISO 32

4.1.1 Xác định phạm vi của HTQLMT 32

4.1.2 Thành lập ban ISO 32

Trang 11

4.2 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG 33

4.2.1 Nội dung chính sách môi trường 33

4.2.2 Phổ biến chính sách môi trường 34

4.2.3 Kiểm tra lại chính sách môi trường 34

4.3 LẬP KẾ HOẠCH 35

4.3.1 Khía cạnh môi trường 35

4.3.1.1 Yêu cầu chung 35

4.3.1.2 Nhận diện khía cạnh môi trường 35

4.3.1.3 Xác định KCMTĐK 36

4.3.1.4 Lưu hồ sơ 39

4.3.2 Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác 39

4.3.2.1 Yêu cầu chung 39

4.3.2.2 Xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác 40

4.3.2.3 Lưu hồ sơ 40

4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình QLMT 40

4.3.3.1 Yêu cầu chung 40

4.3.3.2 Xác định mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường 41

4.3.3.3 Triển khai thực hiện 43

4.3.3.4 Lưu hồ sơ: 43

4.4 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH 44

4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn 44

4.4.1.1 Yêu cầu chung 44

4.4.1.2 Xác định nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn 44

Trang 12

4.4.1.3 Lưu hồ sơ 44

4.4.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức 45

4.4.2.1 Yêu cầu chung 45

4.4.2.2 Xác định năng lực, nhu cầu đào tạo và nhận thức 45

4.4.2.3 Lưu hồ sơ 45

4.4.3 Trao đổi thông tin 46

4.4.3.1 Yêu cầu chung 46

4.4.3.2 Quy trình trao đổi thông tin 46

4.4.3.3 Lưu hồ sơ 47

4.4.4 Tài liệu 47

4.4.5 Kiểm soát tài liệu 48

4.4.5.1 Yêu cầu chung 48

4.4.5.2 Quy trình kiểm soát tài liệu 48

4.4.5.3 Lưu hồ sơ 48

4.4.6 Kiểm soát điều hành 49

4.4.6.1 Yêu cầu chung 49

4.4.6.2 Quy trình kiểm soát điều hành 49

4.4.6.3 Lưu hồ sơ 49

4.4.7 Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó tình huống khẩn cấp 50

4.4.7.1 Yêu cầu chung 50

4.4.7.2 Quy trình thực hiện 50

4.4.7.3 Lưu hồ sơ 51

4.5 KIỂM TRA 51

4.5.1 Giám sát và đo lường 51

Trang 13

4.5.1.1 Yêu cầu chung 51

4.5.1.2 Quy trình giám sát và đo 51

4.5.1.3 Lưu hồ sơ 52

4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ 52

4.5.2.1 Yêu cầu chung 52

4.5.2.2 Quy trình đánh giá sự tuân thủ 52

4.5.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa 53

4.5.3.1 Yêu cầu chung 53

4.5.3.2 Quy trình thực hiện 53

4.5.3.3 Lưu hồ sơ 53

4.5.4 Kiểm soát hồ sơ 54

4.5.4.1 Yêu cầu chung 54

4.5.4.2 Quy trình kiểm soát hồ sơ 54

4.5.4.3 Lưu hồ sơ 55

4.5.5 Đánh giá nội bộ 55

4.5.5.1 Yêu cầu chung 55

4.5.5.2 Quy trình đánh giá nội bộ 55

4.5.5.3 Lưu hồ sơ 55

4.6 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO 55

4.6.1 Yêu cầu chung 55

4.6.2 Quy trình xem xét của lãnh đạo 56

4.6.3 Lưu hồ sơ 56

PHẦN B: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009 TẠI CÔNG TY FASHION GARMENTS 2 57

Trang 14

4.7 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY KHI XÂY DỰNG

HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001/COR.1:2009 57

4.7.1 Thuận lợi: 57

4.7.2 Khó khăn 58

4.8 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TỪNG ĐIỀU KHOẢN CỦA HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009 TẠI CÔNG TY 58

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63

1 KẾT LUẬN 63

2 KIẾN NGHỊ 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

Trang 15

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Diện tích các công trình tại công ty Fashion Garments 2 14

Bảng 2.2: Danh mục máy móc thiết bị 15

Bảng 2.3: Nhu cầu nguyên liệu sản xuất 16

Bảng 2.4 : Kết quả đo chất lượng môi trường không khí 19

Bảng 2.5: Kết quả đo môi trường không khí tại lò hơi 19

Bảng 2.6: Kết quả quan trắc tiếng ồn 21

Bảng 2.7: Kết quả đo chất lượng môi trường nước 23

Bảng 2.8: Danh mục CTR nguy hại của công ty 24

Bảng 2.9: Danh mục CTR thông thường của công ty 24

Bảng 2.10: Lý do áp dụng HTQLMT theo Tiêu chuẩn ISO 14001 27

Bảng 3.1: Nội dung phỏng vấn 29

Bảng 3.2: Phương pháp so sánh 30

Bảng 4.1: Danh mục các KCMTĐK tại công ty Fashion Garments 2 37

Bảng 4.2: Bảng mục tiêu, chỉ tiêu môi trường tại Công ty 42  

Bảng 4.3: Đánh giá khả năng áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 58  

Trang 16

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường 5  

Hình 2.2: Mô hình hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004/Cor.1:2009 8  

Hình 2.3: Quy trình công nghệ sản xuất 17  

Hình 2.4: Hệ thống xử lý khí thải lò hơi 18  

Hình 2.5: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải 22  

Hình 4.1: Lưu đồ nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn 44  

Trang 17

vệ môi trường của họ

Việc giới thiệu ISO 14001 với Việt Nam được thực hiện chậm hơn so với các nước láng giềng như Thái Lan, Singapore hoặc Malaysia Tuy nhiên, sau khi được chấp nhận thành tiêu chuẩn của Việt Nam, ISO 14001 đã dần trở nên phổ biến trong cộng đồng các doanh nghiệp Một trong những động lực chính để các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng ISO 14001 cho tổ chức của mình đó là áp lực từ những đối tác nước ngoài Việc gia nhập WTO đã đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, trong trường hợp này, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải có hệ thống quản lý môi trường được cấp chứng chỉ phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001 như là điều kiện tiên quyết cho việc ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận

Công ty Fashion Garments 2 là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực gia công xuất khẩu các sản phẩm may mặc tại Việt Nam, với 100% vốn đầu tư nước ngoài tọa lạc tại Đồng Nai kể từ năm 1994 Khách hàng thường xuyên của công

Trang 18

ty là những thương hiệu nổi tiếng như Adidas, Nice, Levi’s, Tesco… Chính vì vậy, trong thời gian qua, Công ty Fashion Garments 2 luôn cố gắng hoàn thiện và nâng cao công tác môi trường để đáp ứng theo các yêu cầu của khách hàng đặt ra nhằm nâng cao hình ảnh với bạn hàng thương mại và người tiêu dùng, góp phần bảo vệ môi trường,… Tuy nhiên công ty chỉ dừng lại ở việc đáp ứng những yêu cầu của từng khách hàng mà chưa có hệ thống quản lý môi trường riêng cho Công ty

Trước những bức xúc từ thực tế và nhu cầu của công ty, tôi quyết định thực

hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại công tyFashion Garmennts 2” với mục

đích giải quyết các vấn đề còn tồn tại của hệ thống quản lý môi trường trong Công ty, đồng thời đưa ra các lợi ích thiết thực hơn trong việc thực hiện ISO 14001 để công ty

có cái nhìn rõ hơn về tiêu chuẩn này

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

 Xác định hiện trạng môi trường và công tác QLMT tại Công ty Fashion Garments 2

 Xây dựng Hệ thống tài liệu quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty Fashion Garment 2

1.3 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

1.3.1 Phạm vi nghiên cứu:

 Địa điểm nghiên cứu: Công ty Fashion Garments 2

 Thời gian nghiên cứu: Từ 07/2013 đến 12/2013

 Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động, quá trình, sản phẩm ở công ty có khả năng phát sinh KCMT

1.3.2 Giới hạn của đề tài

Đề tài chỉ được xây dựng trên lý thuyết có tham khảo thực tế, chưa triển khai thực hiện và tính toán chi phí thực hiện, cũng như chưa đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng

Trang 19

1.4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

 Ý nghĩa khoa học: Tạo sự cân bằng và hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường

trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường nhằm hướng đến một nền kinh tế phát triển bền vững

 Ý nghĩa thực tiễn: Xây dựng thành công HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO

14001:2004/Cor.1:2009 tại công ty Fashion Garments 2 sẽ tạo ra uy tín và lợi thế cạnh tranh cho công ty trên thị trường đồng thời việc xây dựng HTQLMT sẽ giúp Công ty giải quyết các vấn đề môi trường tồn tại và đáp ứng nhu cầu của

hội vềbảo vệ môi trường

Trang 20

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ISO 14001:20024/COR.1:2009

2.1.1 Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 14000

2.1.1.1 Sự hình thành của bộ tiêu chuẩn ISO 14000

Trên thế giới có nhiều quốc gia như Brazil, Ấn Độ, Hàn Quốc…đã tự xây dựng tiêu chuẩn quản lý môi trường cho mình, như Tiêu chuẩn của Anh – BS 7750; Liên hiệp Châu Âu EU thành lập Ủy ban Nhãn sinh thái vào năm 1992 và hình thành hệ thống kiểm toán và quản lý sinh thái (EMAS) năm 1993

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) với mong muốn hài hòa các tiêu chuẩn quản lý môi trường của các nước, nhằm mục đích thuận tiện trong buôn bán quốc tế

và đẩy mạnh quá trình cải thiện việc bảo vệ môi trường ở các doanh nghiệp Tháng 1/1993, tổ chức ISO đã thành lập Ban kỹ thuật 207 (TC.207) để xây dựng bộ tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 trên cơ sở tham khảo bộ tiêu chuẩn ISO 9000 về hệ thống quản lý chất lượng

Sau vài chu kì kiểm xét, ngày 1/9/1996, tổ chức ISO đã lần đầu tiên xuất bản bộ Tiêu chuẩn ISO 14000 chính thức

2.1.1.2 Cấu trúc và thành phần của bộ tiêu chuẩn ISO14000

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 chia theo 2 hệ thống là đánh giá về tổ chức và đánh giá về sản phẩm bao gồm 6 lĩnh vực:

Hệ thống đánh giá về tổ chức bao gồm 3 lĩnh vực:

 Hệ thống quản lý môi trường

 Kiểm toán môi trường

 Đánh giá kết quả hoạt động môi trường

Trang 21

Hệ thống đánh giá về sản phẩm bao gồm 3 lĩnh vực:

 Ghi nhãn hiệu môi trường

 Đánh giá chu trình sống của sản phẩm

 Các khía cạnh môi trường trong các tiêu chuẩn về sản phẩm

Cấu trúc và thành phần của ISO 14000 được tóm tắt theo hình sau:

Hình 2.1: Bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường

2.1.1.3 Mục đích áp dụng ISO14000

Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đối với QLMT là hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh các ảnh hưởng môi trường phát sinh từ hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức Đảm bảo cho các hoạt động môi trường của tổ chức đáp ứng và sẽ tiếp tục đáp ứng các yêu cầu pháp luật

ISO 14000 – Bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường

Ghi nhãn hiệu môi trường (EL)

Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (LCA)

Các khía cạnh môi trường trong các tiêu chuẩn về sản phẩm (EAPS)

Hệ thống quản lý môi trường

(EMS)

Đánh giá kết quả hoạt động

môi trường (EPE) Kiểm toán môi trường (EA)

Trang 22

2.1.2 Các bước áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000

Bước 1: Chuẩn bị và lập kế hoạch tiến hành dự án

- Thành lập ban chỉ đạo dự án Bổ nhiệm ĐDLĐ về môi trường

- Trang bị cho ban lãnh đạo các kiến thức cơ bản về môi trường và quản lý môi

trường

- Thực hiện đánh giá ban đầu về môi trường

- Lập kế hoạch hành động

- Xây dựng chính sách môi trường và cam kết của lãnh đạo với toàn thể cán bộ,

nhân viên trong Công ty

- Phân tích, xem xét những KCMT và những tác động của chúng, so sánh với

những yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác có liên quan

- Đặt ra những mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình môi trường

Bước 2: Xây dựng và lập văn bản HTQLMT

- Trang bị kiến thức chi tiết về các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14000 cho ban ISO

và Ban lãnh đạo

- Xây dựng chương trình quản lý môi trường

- Lập kế hoạch cụ thể và phân công cán bộ chuyên trách từng phần công việc cụ

thể cho xây dựng hệ thống

- Tổ chức đào tạo về hệ thống tài liệu và kỹ năng viết văn bản

- Xem xét và cung cấp đầu vào cho những quy trình văn bản nhằm bao quát các

KCMT, các ảnh hưởng và các nhân tố của HTQLM

- Xây dựng sổ tay môi trường

Bước 3: Thực hiện và theo dõi HTQLMT

- Đảm bảo về nhận thức và thông tin liên lạc cho mọi thành viên trong tổ chức để

thực hiện HTQLMT một cách hiệu quả

- Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện HTQLMT, thực hiện các hành động cần thiết

nhằm bảo đảm sự phù hợp với các yêu câu của tiêu chuẩn, các chương trình về môi trường, các quy trình và sổ tay môi trường

Bước 4: Đánh giá và xem xét

- Trang bị kiến thức về đánh giá nội bộ HTQLMT cholãnh đạo và các cán bộ chủ

chốt của công ty

Trang 23

- Thiết lập hệ thống đánh giá nội bộ và hệ thống xem xét lãnh đạo

- Thực hiện chương trình đánh giá HTQLMT nội bộ theo các yêu cầu của tiêu

chuẩn

- Báo cáo kết quả của đợt đánh giá cho lãnh đạo để xem xét, thực hiện các hành

động khắc phục

Bước 5: Đánh giá – xem xét và chứng nhận hệ thống

- Tổ chức tiến hành đánh giá trước chứng nhận để đảm bảo chất lượng của hệ

thống

- Lựa chọn cơ quan chứng nhận phù hợp và xin đăng ký chứng nhận

- Chuẩn bị cho cơ quan chứng nhận tiến hành đánh giá hệ thống văn bản và thực

trạng của tổ chức

- Xem xét kết quả đánh giá ban đầu của cơ quan chứng nhận và thi hành các biện

pháp khắc phục đối với những điểm không phù hợp

- Nhận chứng chỉ từ cơ quan chứng nhận

Bước 6: Duy trì chứng chỉ

- Thực hiện các hành động khắc phục

- Thực hiện đánh giá giám sát

- Tổ chức các kỳ họp xem xét của lãnh đạo

- Không ngừng cải tiến

2.1.3 Tổng quan về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009

2.1.3.1 Giới thiệu về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009

Nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000, ISO 14001 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với HTQLMT của một tổ chức

 Năm 1996, ISO 14001 được ban hành lần đầu tiên bởi Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hoá (ISO)

 Năm 2004, tiêu chuẩn này được sửa đổi lần thứ nhất dẫn đến việc ban hành ISO 14001:2004 với các điều khoản rõ ràng và chặt chẽ hơn

 Ngày 17/7/2009, ISO đã ban hành tài liệu hiệu đính kỹ thuật có ký hiệu là ISO 14001:2004/Cor.1:2009

Trang 24

Phiên bản ISO 14001/Cor.1:2009 không đưa ra bất cứ thay đổi nào từ chương 1đến chương 4 và phụ lục A, chỉ có phụ lục B và phần Mục lục các tài liệu tham khảo

đã được điều chỉnh lại để tương ứng và nhất quán với ISO 9001:2008

Theo đó, đối với các tổ chức đã được chứng nhận theo ISO 14001:2004, việc chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 không đòi hỏi bất cứ sự thay đổi nào đối với hệ thống quản lý môi trường của tổ chức

Hình 2.2: Mô hình hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004/Cor.1:2009

Xem xét lãnh đạo

Lập kế hoạch

- Khía cạnh môi trường

- Pháp luật và yêu cầu khác

- Mục tiêu và chỉ tiêu

- Chương trình quản lý môi trường

Thực hiện

- Cơ cấu và trách nhiệm

- Đào tạo, nhận thức, năng lực

- Thông tin liên lạc

- Tài liệu HTQLMT

- Kiểm soát tài liệu

- Kiểm soát điều hành

- Chuẩn bị/ đáp ứng

Trang 25

2.1.3.2 Phạm vi áp dụng của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu đối với HTQLMT, tạo thuận lợi cho một

tổ chức có thể hình thành chính sách và mục tiêu có xem xét đến các yêu cầu pháp luật và các thông tin về các khía cạnh môi trường mà tổ chức xác định là có thể kiểm soát và có thể có tác động

Tiêu chuẩn quốc tế này có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn để:

 Thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý môi trường

 Tự đảm bảo sự phù hợp với chính sách môi trường đã công bố

 Chứng minh sự phù hợp với tiêu chuẩn này bằng cách:

- Tự xác định và tự tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này, hoặc

- Được xác định sự phù hợp về HTQLMT của mình bởi các bên có liên quan với

tổ chức, như khách hàng, hoặc

- Được tổ chức bên ngoài xác nhận sự tự công bố, hoặc

- Được một tổ chức bên ngoài chứng nhận phù hợp với HTQLMT của mình

2.1.3.3 Lợi ích khi áp dụng

 Đối với lĩnh vực môi trường

- Giúp cho tổ chức/doanh nghiệp QLMT một cách có hệ thống và kết hợp chặt chẽ

với cải tiến liên tục

- Chú trọng vào phòng ngừa hơn là khắc phục

- Giảm thiểu các tác động môi trường do tổ chức doanh nghiệp gây ra

- Giảm thiểu các rủi ro, sự cố cho môi trường và hệ sinh thái

- Tăng cường được sự phát triển và góp phần vào các giải pháp bảo vệ môi trường

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong tổ chức

- Đảm bảo với khách hàng về các cam kết môi trường

 Đối với cơ hội kinh doanh - lợi nhuận

- Thỏa mãn các tiêu chuẩn cơ bản của nhà đầu tư, khách hàng; đồng thời, nâng cao

cơ hội tiếp cận huy động vốn và giao dịch

- Gỡ bỏ hàng rào thương mại, mở rộng thị trường ra quốc tế

- Cải thiện hình ảnh, tăng uy tín và tăng thị phần

Trang 26

- Cải tiến việc kiểm soát các chi phí

- Tiết kiệm được vật tư và năng lượng

 Đối với lĩnh vực pháp lý

- Tăng cường nhận thức về qui định pháp luật và QLMT

- Quan hệ tốt với chính quyền và cộng đồng

- Giảm bớt các thủ tục rườm rà và các rắc rối về pháp lý

- Dễ dàng có được giấy phép và ủy quyền

- Cải thiện được mối quan hệ giữa chính phủ và doanh nghiệp

2.1.4 Tình hình áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001

2.1.4.1 Trên thế giới

Theo cuộc điều tra thường niên được Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO tiến hành, các dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn riêng rẽ (các tổ chức quốc gia thành viên của ISO, các cơ quan công nhận và chứng nhận)

Ngày 12/12/2012, Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO đã công bố báo cáo khảo sát kết quả chứng nhận tiêu chuẩn hệ thống quản lý trên toàn thế giới tới cuối năm

2011 (The ISO Survey of Management System Standard Certifications – 2011) Theo

đó, tính đến cuối tháng 12/2011, ít nhất 267.457 chứng chỉ ISO 14001:2004 đã được cấp tại 158 quốc gia, tăng thêm 2 nước so với năm 2010, tổng số chứng chỉ tăng 6% (thêm 15.909 chứng chỉ)

2.1.4.2 Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001:1996 đã được cấp lần đầu tiên vào năm

1998 (2 năm sau khi tiêu chuẩn ISO 14001:1996 ra đời) và tính đến tháng 12/2008 đã

có 325 đơn vị được cấp chứng chỉ ISO 14001

Thời gian đầu, tại Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu hết là các công ty nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, đặc biệt là với Nhật Bản Nhật Bản là quốc gia đầu tư vào Việt Nam rất sớm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Với văn hóa bảo vệ môi trường và áp dụng ISO 14001 của Công ty mẹ bên Nhật, các công ty con trong đó có công ty con ở Việt Nam cũng phải xây dựng

và áp dụng ISO 14001.Những doanh nghiệp này góp phần cùng với các công ty lớn

Trang 27

của Việt Nam như Xi măng Sài Sơn, Giày Thụy Khuê… gây dựng phong trào áp dụng ISO 14001 ở Việt Nam

Một số chính sách của Nhà nước liên quan đến việc áp dụng ISO 14001:

- Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về

việc phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng" (Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg)

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 về

việc phê duyệt chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia năm 2010 và định hướng đến năm 2020

- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ 26/2007/CT-TTg ngày 26/11/2007 về việc theo

dõi, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về tài nguyên- môi trường và phát triển bền vững

- UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3746/QĐ – UBND Quy

định hỗtrợ doanh nghiệp, bệnh viện, cơ sở sản xuất trên địa bàn Thành phố Hà Nội áp dụng (HTQLMT) theo ISO 14000 nhằm thúc đẩy việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000

2.1.5 Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO

14001

2.1.5.1 Thuận lợi

 Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn

Chúng ta đều biết, tiêu chuẩn ISO 14001 không đưa ra những quy định hay tiêu chí cụ thể về môi trường mà chỉ đề ra các nguyên tắc trong công tác quản lý, và một trong những nguyên tắc quan trọng là doanh nghiệp/tổ chức phải “phù hợp với các yêu cầu pháp quy sở tại” Bởi vậy tính đầy đủ, dễ hiểu và khả thi của hệ thống văn bản pháp quy về môi trường là rất cần thiết để nguyên tắc này có thể được thực hiện

Trong thời gian vừa qua, các văn bản có liên quan đến bảo vệ môi trường đã từng bước được hoàn chỉnh và khẳng định môi trường là một vấn đề hệ trọng và ngày càng được quan tâm, được thể chế hoá vào hầu hết các ngành luật.Các văn bản quy

Trang 28

phạm pháp luật đó đã có tác dụng to lớn trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần đáng kể trong việc cải thiện môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, trong quản lý nhà nước về môi trường

Hệ thống pháp luật quy định về bảo vệ môi trường ở nước ta từ năm 1993 đến nay đã phát triển cả nội dung lẫn hình thức, điều chỉnh tương đối đầy đủ các yếu tố tạo thành môi trường Tỷ lệ thuận với tốc độ xuống cấp của môi trường, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã tăng nhanh chóng.Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã quy định từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, quyền và nghĩa vụ cơ bản của mỗi tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường Hệ thống tiêu chuẩn về môi trường cũng đã được ban hành, làm cơ sở pháp lý cho việc xác định trách nhiệm,nghĩa vụ của chủ thể trong việc bảo vệ môi trường Các quy định pháp luật đã chútrọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trường

 Sức ép từ các công ty đa quốc gia

Cùng với xu thế toàn cầu hóa, hiện có nhiều công ty đa quốc gia đã có mặt tại Việt Nam và Việt Nam được coi là nơi đầu tư hấp dẫn trong khu vực dưới con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài Mặc dù năm 2008 được coi là năm rất khó khăn đối với kinh tế Việt Nam nhưng trong 8 tháng đầu năm 2008, lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam vẫn đứng ở mức kỷ lục là 48 tỷ USD Việc gia tăng số lượng các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Việt Nam kéo theo đó là các yêu cầu ngày càng gia tăng về tay nghề công nhân, trình độ chuyên môn hóa, yêu cầu về chất lượng, môi trường và trách nhiệm xã hội Đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội để các tổ chức/doanh nghiệp trong nước cần tự hoàn thiện mình để có thể hòa nhập được vào sân chơi chung

Hiện có những tập đoàn đa quốc gia yêu cầu các nhà cung cấp/nhà thầu của mình phải đảm bảo vấn đề môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh,

và chứng chỉ ISO 14001 như sự bảo đảm cho các yếu tố đó Honda Việt Nam là một trong các công ty của Nhật Bản đã áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001,

Trang 29

tiếp sau đó là một loạt các nhà cung cấp phụ kiện như Goshi Thăng Long, Nissin Brake, Tsukuba, Stanley… cũng áp dụng ISO 14001 Những hoạt động như vậy đã tạo ra một trào lưu giúp nhân rộng mô hình.Trào lưu này bắt đầu xuất hiện phần lớn

từ các công ty nước ngoài, liên doanh, sau đó mở rộng ra các đối tượng là tổ chức/doanh nghiệp Việt Nam

 Sự quan tâm của cộng đồng

Sự quan tâm của nhà nước, cơ quan quản lý và cộng đồng đối với việc áp dụng ISO 14001 cũng ngày càng gia tăng Trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng năm 2020 cũng chỉ rõ “mục tiêu đến năm 2010: 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001”, định hướng tới năm 2020 “80% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001” Điều này đã thể hiện sự quan tâm của Chính phủ trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và ISO 14001 nói riêng Định hướng này cũng sẽ tạo tiền đề cho các Cấp, các Ngành, các Địa phương xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường cho mình để từ đó thúc đẩy việc áp dụng ISO 14001 trên phạm vi toàn quốc

Thời gian vừa qua, một loạt hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của các tổ chức, doanh nghiệp cũng đã bị người dân, báo chí và các cơ quan chức năng phát hiện, thậm chí có doanh nghiệp đã phải tạm thời đóng cửa Điều này cũng

đã thể hiện một mức độ quan tâm đặc biệt lớn từ phía cộng đồng

2.1.5.2 Khó khăn

 Chi phí cao

Các chi phí để xây dựng và duy trì HTQLMT bao gồm:

- Chi phí tư vấn: Các doanh nghiệp không có kinh nghiệm thực hiện HTQLMT sẽ

cần đến sự trợ giúp của các công ty tư vấn Chi phí tư vấn cho ISO 14000 sẽ cao hơn rất nhiều so với ISO 9000 vì cần đến các chuyên gia tư vấn có trình độ chuyên môn cao hơn

- Chi phí xây dựng và duy trì HT

Trang 30

- Chi phí cho việc đăng ký với bên thứ 3

 Thiếu nguồn lực và kinh nghiệm thực hiện:

Nhận thức về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 ở các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thông tin, vốn, công nghệ, nguồn nhân lực có trình độ cao, cơ sở đào tạo, các

cố vấn có trình độ và các kiểm toán viên còn thiếu, nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu của các điều khoản ISO 14001 khi cần thay đổi trong cơ cấu và trong tổ chức

2.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY FASHION GARMENTS 2

2.2.1 Thông tin chung về doanh nghiệp

 Tên công ty: Công ty Fashion Garments 2

 Địa chỉ: Lô 3, đường số 3, khu công nghiệp Tân Phú, Đồng Nai

 Đại diện doanh nghiệp: Mr Indrajith

Chức vụ: Tổng Giám đốc

 Ngành nghề sản xuất: Gia công và xuất khẩu hàng may mặc

 Điện thoại:061.8820420

Fax: 061.8820430

 Loại hình cơ sở: 100% vốn đầu tư nước ngoài

 Mã số thuế giá trị gia tăng: 3600488793

Trang 31

11 Khu lưu trữ hoá chất giặt tẩy 30

12 Hệ thống xử lý khí thải lò hơi 10

13 Đường giao thông nội bộ, sân bãi 1220

(Nguồn: Công ty Fashion Garments 2, Báo cáo Giám sát môi trường, 4/2013)

2.2.2 Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm quyền hạn

2.2.4 Vai trò, vị trí của Công ty đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Công ty đã và đang góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giúp họ

ổn định cuộc sống Sản phẩm của công ty có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đã làm tăng năng lực cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường thế giới, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

2.2.5 Hiện trạng sản xuất kinh doanh

2.2.5.1 Danh mục máy móc, thiết bị

Bảng 2.2:Danh mục máy móc thiết bị STT Máy móc thiết bị Số lượng

Năm sản xuất

Nơi sản xuất

Tình trạng(mới bao nhiêu %)

4 Máy phát điện 01 cái 2009 Việt Nam 100

6 Máy nén khí 01 cái 2010 Việt Nam 100

Trang 32

(Nguồn: Công ty Fashion Garments 2, Báo cáo Giám sát môi trường, 4/ 2013)

2.2.5.2 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu

 Nhu cầu nguyên liệu sản xuất

Bảng 2.3:Nhu cầu nguyên liệu sản xuất

STT Tên vật liệu Đơn vị tính Số lượng/tháng

(Nguồn: Công ty Fashion Garments 2, Báo cáo Giám sát môi trường, 4/ 2013)

 Nhu cầu nhiên liệu:Nhiên liệu mà công ty sử dụng là dầu DO với mức tiêu thụ

khoảng 800 lít/ngày

 Nhu cầu sử dụng điện

- Nguồn cung cấp: Sử dụng lưới điện quốc gia

- Nhu cầu sử dụng: 100.000 kWh/tháng

- Nguồn điện của công ty phục vụ cho hoạt động của máy móc thiết bị và chiếu

sáng văn phòng

 Nhu cầu sử dụng nước

- Nguồn cấp nước: Sử dụng nguồn nước cấp từ giếng khoan

- Nhu cầu sử dụng: 4.363,32 m3/tháng

- Nước chủ yếu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân viên công ty, một phần

khác để tưới cây và PCCC

- Nước cấp cho sinh hoạt: 2.257,32 m3/tháng

- Nước cấp cho sản xuất: 2.080 m3/tháng

- Nước dùng cho tưới cây và PCCC: 26 m3/tháng

 Nhu cầu lao động:Công ty có 1.640 công nhân trong đó công nhân nữ là 1553

người (chiếm 95%), bao gồm lao động trực tiếp và gián tiếp (số liệu tính đến ngày 30/6/2013)

Trang 33

2.2.5.3 Quy trình công nghệ

Hình 2.3:Quy trình công nghệ sản xuất

 Thuyết minh quy trình công nghệ:

Nguyên liệu chính là vải thun được cắt theo khuôn mẫu Những mẫu này được đưa tới bộ phận thêu hoặc đưa thẳng tới bộ phận may tuỳ theo từng loại sản phẩm Sản phẩm là quần áo sau khi may xong được đem đi giặt sau đó hấp và ủi Cuối cùng sản phẩm quần áo được đóng gói thành phẩm

2.2.6 Hiện trạng môi trường và các giải pháp bảo vệ môi trường đang được áp dụng

2.2.6.1 Môi trường không khí

a) Khí thải:

 Nguồn phát sinh:

- Khíthải phát sinh từ lò hơi dùng để hấp sản phẩm: bụi, SO2, NOx, CO, CO2, VOC…

- Khí thải từ máy phát điện: bụi, SO2, NOx, CO, CO2, VOC…

- Khí thải do phương tiện vận chuyển: bụi, NOx, CO…

- Mùi từ hệ thống cống rãnh thoát nước mưa

Ồn, rung

Bụi, ồn

Trang 34

- Khí thải sinh ra từ các nguồn như trạm xử lý nước thải tập trung và từ hoạt động

thu gom, tồn trữ, vận chuyển rác thải, bùn thải sinh ra các khí ô nhiễm như NH3, H2S, CH4, NOx,SOx, CO, bụi

 Các biện pháp quản lý khí thải:

- Trồng cây xanh tạo môi trường không khí xung quanh dễ chịu, thoáng mát, cây

xanh tạo bóng mát làm cho công ty ngày càng xanh – sạch – đẹp hơn

- Hạn chế tốc độ của các phương tiện giao thông khi vào công ty (< 10km/h) Bố

trí xe vào khu vực nhập xuất hàng hợp lý tránh ùn tắc cục bộ

- Tiến hành bảo dưỡng định kỳ đối với các thiết bị dỡ hàng, vận hành đúng tải

trọng để giảm phát sinh khí thải

- Xử lý khí thải lò hơi bằng thiết bị lọc bụi tĩnh điện

Hình 2.4: Hệ thống xử lý khí thải lò hơi

Q1 Lọc bụi tĩnh điện

(1)

Tháp hấp thụ bụi (2)

Tháp hấp thụ khí thải (3) Ống khói

Bụi khô Bồn chứa nước (4) Bồn chứa dung dịch xút (5)

Xút

Bể chứa nước cấp (6)

Hệ thống bể cứa và lắng cặn

(7) Khí thải lò

Trang 35

 Kết quả đo đạc môi trường không khí

Bảng 2.4 :Kết quả đo chất lượng môi trường không khí

Nhận xét:Các chỉ tiêu về chất lượng môi trường không khí xung quanh và trong khu

vực sản xuất đều đạt QCVN 05:2009/ BTNMT và Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT

Bảng 2.5:Kết quả đo môi trường không khí tại lò hơi

(Nguồn: Công ty Fashion Garments 2, Báo cáo Giám sát môi trường, 4/2013)

Ghi chú: QCVN 19:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công

nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ

Trang 36

Nhận xét: Khí thải lò hơi sau khi qua xử lý đều đạt QCVN 19:2009/BTNMT

b) Bụi

 Nguồn phát sinh:

- Bụi phát sinh từ hoạt động cắt may trong phân xưởng

- Bụi do hoạt động giao thông, vận chuyển trong công ty

 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi:

- Do đặc thù sản xuất của công ty, bụi phát sinh chủ yếu là bụi vải, nhà máy đã lắp

đặt các quạt hút

- Nhà xưởng được thiết kế cao ráo, tại các máy mài đều có hệ thống hút bụi cục bộ

sau đó được thu gom bằng tổ hợp 2 cyclon nên hạn chế được lượng bụi phát sinh trong nhà xưởng

- Đối với công nhân làm việc tại khu vực phát sinh nhiều bụi được trang bị khẩu

trang chống bụi, đồng thời công ty có kế hoạch kiểm tra việc mang dụng cụ bảo

hộ lao động của công nhân

- Công ty bố trí công nhân thường xuyên quét dọn nhà xưởng, văn phòng làm việc

vào đầu giờ, cuối giờ và trong giờ làm việc

- Đường nội bộ, sân bãi được tráng nhựa và thường xuyên quét dọn, phun nước để

hạn chế bụi do các phương tiện vận chuyển gây ra và lượng bụi khuếch tán vào không khí

2.2.6.2 Tiếng ồn, độ rung

 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung

Tiếng ồn phát sinh do hoạt động của máy móc trong nhà xưởng Ngoài ra, tiếng

ồn còn phát sinh do các phương tiện vận chuyển, hệ thống lò hơi, máy phát điện và

hoạt động của công nhân

 Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

Để giảm thiểu tiếng ồn, độ rung do các động cơ, thiết bị máy móc gây ra công

ty đã áp dụng các biện pháp như:

- Thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị máy móc, kiểm tra

độ mòn chi tiết, tra dầu mỡ, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị máy móc và thay thế các chi tiết hư hỏng…

- Bố trí thời gian lao động thích hợp, luân phiên lao động

Trang 37

- Tăng cường chăm sóc cây xanh để cản trở sự lan truyền sóng âm, hạn chế tiếng

ồn lan truyền ra khu vực lân cận

Bảng 2.6: Kết quả quan trắc tiếng ồn

Khu vực sản xuất 66,1-79,7 Tiêu chuẩn vệ sinh lao động

≤ 85 (Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT-ngày

 Nước thải sinh hoạt:

- Nước thải sinh hoạt của nhà máy bao gồm: nước thải từ khu vực văn phòng, nhà

vệ sinh, nước rửa mặt, tay, chân… của nhân viên công ty

- Lưu lượng khoảng 2.257, 32 m3/tháng

- Lượng nước thải sinh hoạt được tính bằng 100% lượng nước cấp (Nghị định

88/2007/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 28/5/2007 về “thoát nước đô thị và khu công nghiệp”)

- Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các

hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học (COD, BOD5), các hợp chất dinh dưỡng (nitơ, photpho), vi khuẩn gây bệnh nên có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm nếu không được xử lý

 Nước thải sản xuất:

- Nước thải sản xuất phát sinh chủ yếu từ công đoạn giặt quần áo

- Lưu lượng phát sinh khoảng 1664 m3/tháng

- Lượng nước thải sản xuất được tính bằng 80% lượng nước cấp (Nghị định

88/2007/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 28/5/2007 về “thoát nước đô thị và khu công nghiệp”)

Trang 38

- Nước thải sản xuất chủ yếu chứa các chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, COD,

BOD5,…

- Ngoài ra công ty còn sử dụng nước cho lò hơi nhưng lượng nước này sạch và

được tuần hoàn không thải ra bên ngoài và còn châm thêm do nước thất thoát vì bay hơi

 Nước mưa chảy tràn

Do khuôn viên công ty đã được bê tông hoá nên nước mưa tương đối sạch và

có thể thải thẳng ra hệ thống thoát nước mưa mà không cần xử lý

b) Biện pháp quản lý nước thải

 Xử lý nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn, sau đó được dẫn vào hệ thống thoát nước chung của KCN

Bể tự hoại sẽ giúp giảm bớt nồng độ các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng trong nước thải

 Xử lý nước thải sản xuất:

- Nước thải sản xuất của công ty phát sinh chủ yếu ở công đoạn giặt sản phẩm

quần áo Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 60m3/ngày đêm

- Nước thải sau đó sẽ chảy vào cống thoát nước chung của KCN

- Công ty đã ký hợp đồng dịch vụ xử lý nước thải với Ban quản lý KCN Tân Phú

Hình 2.5:Sơ đồ quy trình xử lý nước thải

Nước thải sản xuất Bể điều hòa Bể keo tụ tạo bông Bể thiếu khí

Bể hiếu khí

Bể lắng

Bể khử trùng

Bể chứa bùn Nước thải đầu ra đạt QCVN 40:2011/BTNMT

và ngưỡng tiếp nhận của KCN Tân Phú

Nước thải từ HTXL

khí thải lò hơi

Song chắn rác Bùn/ cặn lắng

Bùn/cặn lắng

Trang 39

 Kết quả phân tích nước thải sản xuất

Bảng 2.7: Kết quả đo chất lượng môi trường nước

QCVN 40:2011/BTNMT Cột B

(Nguồn: Công ty Fashion Garments 2, Báo cáo Giám sát môi trường, 4/ 2013)

Vị trí lấy mẫu: Sau hệ thống xử lý nước thải

Ghi chú:QCVN 40:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công

- Rác thải sinh hoạt chủ yếu là thức ăn thừa, vỏ trái cây, chai lọ, chai nhựa, lon

nước uống sau khi sử dụng,…

- Rác thải sinh hoạt bao gồm cả thành phần vô cơ và hữu cơ

 CTR sản xuất

- CTR sản xuất nguy hại: Bao gồm đèn huỳnh quang, dầu nhớt thải, giẻ lau dính

dầu nhớt, hộp đựng mực in, bao bì, chai lọ đựng hoá chất,…

Trang 40

Bảng 2.8:Danh mục CTR nguy hại của công ty

tồn tại

Đơn vị (kg/tháng) Mã CTNH

nguy hại từ quá trình xử lý sinh

học nước thải công nghiệp

bùn 10 120605

4 Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải lỏng 1 170203

7 Giẻ lau nhiễm thành phần nguy

(Nguồn: Công ty Fashion Garments 2, Báo cáo Giám sát môi trường, 4/2013)

- CTR sản xuất không nguy hại: Phát sinh từ hoạt động sản xuất của công ty chủ

yếu là chỉ may, vải vụn, lõi chỉ và các bao bì đựng nguyên liệu Ngoài ra, rác thải còn phát sinh từ công việc hành chính: giấy báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng cacton, bao bì, chai lọ

Bảng 2.9: Danh mục CTR thông thường của công ty

tồn tại

Đơn vị tính (kg/tháng)

2 Vải vụn, chỉ vụn Rắn 1500

3 Chất thải sinh hoạt Rắn 3000

(Nguồn: Công ty Fashion Garments 2, báo cáo giám sát môi trường, 4/2013)

Ngày đăng: 27/02/2019, 10:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w