NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR 1:2009 TẠI CÔNG TY TNHH ESPRINTA VIỆT NAM Tác giả NGÔ THỊ LIÊN Khóa luận được đệ tr
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009
TẠI CÔNG TY TNHH ESPRINTA VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên: NGÔ THỊ LIÊN
Trang 2NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR
1:2009 TẠI CÔNG TY TNHH ESPRINTA VIỆT NAM
Tác giả
NGÔ THỊ LIÊN
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
ngành Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái
Giáo viên hướng dẫn Thạc sĩ Hoàng Thị Mỹ Hương
Tháng 07 năm 2011
Trang 3LỜI CẢM ƠN
LỜI CẢM ƠN
Để trải qua bốn năm học tại trường và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp ngày hôm nay là một quá trình rèn luyện, học tập và phấn đấu lâu
dài Trong quá trình này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và động
viên từ Thầy cô, gia đình và bạn bè Tôi xin gởi lời biết ơn chân thành
truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong bốn năm học vừa qua
Đặc biệt là Cô ThS.Hoàng Thị Mỹ Hương đã nhiệt tình chỉ dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành Khóa luận tốt
nghiệp này
Ban lãnh đạo Công ty TNHH Esprinta Viet Nam, đặc biệt là Anh Hạnh, Chị Liên, Anh Sửu đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực
tập tại Công ty
Cùng tập thể lớp DH07DL đã luôn đồng hành cùng tôi trong suốt bốn năm học
Ngô Thị Liên
Trang 4TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Nhằm góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường, đồng thời giúp Công ty giảm chi phí và nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, tạo ra nền tảng cơ bản cho việc xây dựng Hệ thống quản lý môi trường(HTQLMT) tại Công ty TNHH
Esprinta Việt Nam Tôi quyết định thực hiện Khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor 1:2009 tại Công ty TNHH Esprinta Việt Nam”
Thời gian nghiên cứu:Từ 1/2011 đến 5/2011
Địa điểm nghiên cứu: Công ty TNHH Esprinta Việt Nam
Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung sau:
Chương 1- Mở đầu : Giới thiệu mục đích, phạm vi, nội dung nghiên cứu và giới
Chương 3- Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Nêu những cách thức giúp
Tôi hoàn thành khóa luận
Chương 4 – Kết quả thảo luận theo từng nội dung của HTQLMT ISO 14001:2004/Cor 1:2009: Hướng dẫn các bước xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn
ISO 14001 tại Công ty TNHH Esprinta Việt Nam và đánh giá tính khả thi khi áp dụng
hệ thống vào Công ty
Chương 5 – Kết luận và kiến nghị: Đưa ra các kết luận và kiến nghị về việc
thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại Công ty
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC BẢNG viii
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
1.4 PHẠM VI KHÔNG GIAN NGHIÊN CỨU 2
1.5 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2
1.6 GIỚI HẠN CỦA NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1 TỔNG QUAN VỀ HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR 1:2009 4
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 4
2.1.2 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004/cor 1:2009 6
2.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH ESPRINTA VIỆT NAM 11
2.2.1 Thông tin chung 11
2.2.2 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự 12
2.2.3 Hiện trạng sản xuất kinh doanh 13
2.2.4 Hiện trạng môi trường tại Công ty 15
2.2.5 Hiện trạng quản lý môi trường tại công ty 19
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY 25
3.1.1 Phương pháp thực hiện và cách thực hiện 25
3.1.2 Kết quả 25
3.2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY 26
3.2.1 Phương pháp thực hiện và cách thực hiện 26
3.2.2 Kết quả 26
3.3 XÂY DỰNG HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009 27 3.3.1 Phương pháp thực hiện và cách thực hiện 27
3.3.2 Kết quả 27
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 28
Trang 6PHẦN A: KẾT QUẢ XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR 1:2009 28
4.1 XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA HTQLMT 28
4.1.1 Phạm vi của HTQLMT 28
4.1.2 Thành lập ban ISO 28
4.2 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG (CSMT) (Điều khoản 4.2) 29
4.2.1 Các yêu cầu khi xây dựng các CSMT 29
4.2.2 Nội dung của chính sách môi trường 30
4.2.3 Phổ biến thực hiện các CSMT 31
4.2.4 Kiểm tra lại chính sách 32
4.3 LẬP KẾ HOẠCH (Điều khoản 4.3) 32
4.3.1 Nhận diện các khía cạnh môi trường đáng kể 32
4.3.2 Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác 43
4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình 45
4.4 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH 54
4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn 54
4.4.2 Năng lực đào tạo và nhận thức 54
4.4.3 Trao đổi thông tin 58
4.4.4 Tài liệu hệ thống quản lý môi trường 59
4.4.5 Kiểm soát tài liệu 59
4.4.6 Kiểm soát điều hành(KSĐH) 63
4.4.7 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp 66
4.5 KIỂM TRA VÀ HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC 67
4.5.1 Giám sát và đo 67
4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ 68
4.5.3 Sự không phù hợp và hành động khắc phục, phòng ngừa 69
4.5.4 Kiểm soát hồ sơ 72
4.5.5 Đánh giá nội bộ 74
4.6 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO 76
4.6.1 Yêu cầu chung 76
4.6.2 Quy trình thực hiện 77
4.6.3 Lưu hồ sơ 79
Trang 7Phần B: ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14001:2004/Cor 1:2009 VÀO CÔNG TY 79
4.7 NHỮNG THUẬN LỢI KHI ÁP DỤNG HTQLMT THEO ISO 14001:2004 VÀO CÔNG TY 79
4.8 NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP PHẢI KHI ÁP DỤNG HTQLMT THEO ISO 14001:2004/Cor 1:2009 VÀO CÔNG TY 80
4.9 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/Cor 1:2009 VÀO CÔNG TY 80
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
5.1 KẾT LUẬN 85
5.2 KIẾN NGHỊ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD5 : Nhu cầu ôxi sinh hóa sau 5 ngày ủ trong điều kiện tối ở 20oC
BVMT : Bảo vệ môi trường
COD : Nhu cầu ôxi hóa học
CSMT : Chính sách môi trường
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt
ĐDLĐ : Đại diện lãnh đạo
HTQLMT : Hệ thống quản lý môi trường
HĐKPPN : Hành động khắc phục phòng ngừa
HĐKP : Hành động khắc phục
HSE : Bộ phận trách nhiệm xã hội
ISO : Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
ISO 14001 : Tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor 1:2009
KCMT : Khía cạnh môi trường
KCN : Khu công nghiệp
KSĐH : Kiểm soát điều hành
KCMTĐK : Khía cạnh môi trường đáng kể
MSDS : Bảng thông tin an toàn hóa chất
PCCC : Phòng cháy chữa chứa
QLMT : Quản lý môi trường
SS : Tổng rắn lơ lửng
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Tiêu chuẩn ISO 14000 5
Hình 2.2 Nội dung tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor 1:2009 6
Hình 2.3 Số lượng các doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 14001:2004/Cor 1:2009 qua các năm 10
Hình 2.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 12
Hình 2.5 Sơ đồ tổ chức sản xuất 13
Hình 2.6 Sơ đồ quy trình sản xuất 14
Hình 2.7 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại 3 ngăn tại Công ty 20
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Mười quốc gia nhận chứng chỉ ISO nhiều nhất trên thế giớinăm 2008. 9
Bảng 2.2 Bảng nguyên liệu sử dụng 15
Bảng 2.3 Danh mục chất thải nguy hại tại Công ty 17
Bảng 2.4 Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau khi xử lý 18
Bảng 2.5 Kết quả đo nồng độ khí thải phát tán trong khu vực sản xuất và tại khu vực xung quanh Công ty 18
Bảng 2.6 Kết quả đo vi khí hậu, tiếng ồn bên trong và khu vực xung quanh Công ty 19
Bảng 4.1 Diễn giải quy trình nhận dạng và xác định KCMTĐK 35
Bảng 4.2 Xác định các khía cạnh môi trường đáng kể 38
Bảng 4.3 Diễn giải quy trình thực hiện các yêu cầu pháp luật 43
Bảng 4.4 Xác định các mục tiêu chỉ tiêu xây dựng chương trình QLMT 48
Bảng 4.5 Quy trình đào tạo và đánh giá nhận thức 55
Bảng 4.6 Diễn giải quy trình hướng dẫn kiểm soát tài liệu 60
Bảng 4.7 Diễn giải quy trình hướng dẫn kiểm soát điều hành 64
Bảng 4.8 Quy trình giám sát và đo 67
Bảng 4.9 Quy trình xác định sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa 69
Bảng 4.10 Quy trình kiểm soát hồ sơ. 72
Bảng 4.11 Quy trình đánh giá nội bộ 75
Bảng 4.12 Quy trình xem xét HTQLMT của ban lãnh đạo 77
Bảng 4.13 Đánh giá khả năng áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 80
Trang 11vụ của mỗi cá nhân mà còn là nhiệm vụ quan trọng của các tổ chức doanh nghiệp
Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập vào kinh tế thế giới nên việc bảo vệ môi trường cũng là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu để giảm tác động đến môi trường Đồng thời để tăng cường hơn nữa lợi thế cạnh tranh của nước ta trên trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm của chúng ta làm ra không chỉ có chất lượng tốt, giá thành rẻ mà sản phẩm sản xuất phải không gây ô nhiễm, thân thiện với môi trường Chính vì thế ISO 14001 là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp hiện nay
Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 đã và đang là một trong số những lựa chọn có hiệu quả trong cân bằng phát triển kinh tế và Bảo vệ Môi trường, không những đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật mà còn tạo được lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp Hệ thống quản lý ISO 14001 được rất nhiều nước trên thế giới khuyến khích áp dụng và đã thu lại nhiều kết quả cao
Xuất phát từ thực tế trên, việc “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/COR 1:2009 tại Công ty TNHH ESPRINTA Việt Nam” là việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực trong giai đoạn hiện nay
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu, đánh giá về hiện trạng QLMT tại Công ty TNHH Esprinta Việt Nam
Trang 12- Từ đó nghiên cứu, đề xuất xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor 1:2009 cho Công ty TNHH Esprinta Việt Nam
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor 1:2009 và khả năng áp dụng để quản lý môi trường trong các doanh nghiệp tại Việt Nam
- Tổng quan về hoạt động sản xuất và các vấn đề môi trường tại Công ty TNHH Esprinta Việt Nam
- Phân tích nhận dạng các KCMT phát sinh từ các hoạt động sản xuất của Công
1.4 PHẠM VI KHÔNG GIAN NGHIÊN CỨU
- Địa điểm: Công ty TNHH Esprinta Việt Nam
- Thời gian thực hiện: Tháng 03/2011 đến Tháng 07/2011
- Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động, quá trình và sản phẩm ở Công ty TNHH Esprinta Việt Nam có khả năng phát sinh khía cạnh môi trường
1.5 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
- Khuyến khích bảo vệ môi trường, thu hút sự quan tâm của Công ty về các vấn
đề môi trường hòa nhập với xu hướng phát triển bền vững hiện nay
- Xây dựng thành công hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004/Cor 1:2009 tại Công ty sẽ tiết kiệm được chi phí, quản lý đơn giản, nâng cao uy tín và hình ảnh, tạo lợi thế cạnh tranh cho Công ty trong tiến trình hội nhập quốc tế
1.6 GIỚI HẠN CỦA NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài chỉ đưa ra các hướng dẫn thực hiện các thủ tục quan trọng khi đi vào xây dựng và vận hành HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor 1:2009 Đồng thời,
đề tài chỉ xây dựng HTQLMT cho Công ty trên lý thuyết chứ chưa triển khai ra thực tế nên các mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình môi trường chưa tính toán được chi phí thực
Trang 13hiện, cũng như chưa đánh giá được hiệu quả áp dụng của các kế hoạch được nêu trong
đề tài
Do bộ phận giặt tẩy của Công ty không được phép vào quan sát nên tác giả không có điều kiện để xác định lượng nước thải sử dụng trong khâu này Vì vậy, đề tài không đánh giá được tải lượng cũng như mức ô nhiễm của lượng nước thải này
Trang 14Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 TỔNG QUAN VỀ HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR 1:2009
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về bộ tiêu chuẩn ISO 14000
ISO 14001 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với HTQLMT cho phép một
tổ chức thiết lập, thực hiện chính sách và các mục tiêu về môi trường của mình, có xem xét đến các yêu cầu của pháp luật và yêu cầu khác mà tổ chức tuân thủ, cũng như
có xét đến các khía cạnh môi trường có ý nghĩa liên quan đến hoạt động, sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức đó có thể kiểm soát và có ảnh hưởng
Đây là một trong những công cụ giúp cho doanh nghiệp có thể chứng minh với bên ngoài về tính thân thiện môi trường, khả năng kiểm soát tốt các tác động xấu lên môi trường Được ban hành lần thứ nhất vào năm 1996 bởi Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO), tiêu chuẩn ISO 14001 được xem là một trong những hành động tích cực đáp lại yêu cầu về phát triển bền vững kể từ Hội nghị thượng đỉnh Trái đất lần thứ nhất tại Rio de Janeiro vào năm 1992 (1992 Earth Summit)
Lần sửa đổi thứ nhất của tiêu chuẩn này vào năm 2004 dẫn đến việc ban hành ISO 14001:2004 trong đó có nhiều cải tiến đột phá về phương pháp tiếp cận đối với quản lý môi trường theo mô hình P-D-C-A, đồng thời thể hiện sự tương thích của tiêu chuẩn vệ hệ thống quản lý môi trường với tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000
Ngày 17/7/2009, ISO đã ban hành tài liệu hiệu đính kỹ thuật (Technical Corrigendum), có ký hiệu là ISO 14001:2004/ Cor 1:2009, xuất phát từ việc ban hành tiêu chuẩn về yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008
Ngày 29 tháng 12 năm 2010, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định hủy bỏ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 14001:2005 (tương đương ISO
Trang 1514001:2004) và ban hành TCVN ISO 14001:2010 (ISO 14001:2004/Cor.1:2009- Hệ
thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng (Thay thế cho tiêu
chuẩn ISO 14001:2004)
Tiêu chuẩn ISO 14000 có thể áp dụng cho các Công ty, doanh nghiệp khu vực hành chính hay tư nhân để quản lý tác động của họ đối với môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm, liên tục cải thiện môi trường với sự cam kết của lãnh đạo và sự tham gia có ý thức của mọi thành viên của cơ sở từ người sản xuất trực tiếp đến cán bộ quản lý
2.1.1.1 Nội dung của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực sau:
- Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management Systems - EMS)
- Kiểm tra môi trường (Environmental Auditing - EA)
- Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (Environmental Performance - EPE)
- Ghi nhãn môi trường (Environmental Labeling - EL)
- Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (Life Cycle Assessment - LCA)
- Các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn của sản phẩm (Environmental
aspects in Product Standards)
- Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được chia thành 2 nhóm: Các tiêu chuẩn về tổ chức
và các tiêu chuẩn về sản phẩm
Hình 2.1 Tiêu chuẩn ISO 14000
Nguồn: chung_ISO_14000/Thong_tin_chung_ISO_14000/?print=93630556
http://www.vpc.org.vn/PortletBlank.aspx/C84FD430BF06439C9A5F8230C87B44D0/View/Thong-tin-Tiêu chuẩn đánh giá tổ chức Tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm
Hệ thống quản lý môi trường
(ISO 14001, ISO 14004)
Đánh giá vòng đời sản phẩm (ISO 14040, ISO 14041, ISO 14042,
ISO 14043)
Đánh giá môi trường
(ISO 14010, ISO 14011, ISO 14012)
Đánh giá hoạt động môi trường
(ISO 14021)
Nhãn môi trường (ISO 14020, ISO 14021, ISO 14022, ISO 14023, ISO 14024) Tiêu chuẩn về KCMT của Sản phẩm
(ISO 14060)
Trang 162.1.1.2 Nội dung tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1.2009
Các nội dung của ISO 14001:2004/Cor 1:2009 gồm:
Hình 2.2 Nội dung tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor 1:2009 2.1.2 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004/cor 1:2009
- Tạo tiền đề để được cấp phép hoạt động và kinh doanh nội địa
- Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường
và cộng đồng xung quanh
Xem xét của lãnh đạo môi trường Chính sách
o Khía cạnh môi trường
o Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác
o Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình MT
Thực hiện
o Cơ cấu, trách nhiệm và quyền hạn
o Năng lực, đào tạo, nhận thức
o Thông tin liên lạc
o Hệ thống tài liệu
o Kiểm soát tài liệu
o Kiểm soát điều hành
o Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó tình huống khẩn cấp
Bắt đầu
CẢI TIẾN LIÊN TỤC
Trang 17Về mặt kinh tế:
- Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng, tài nguyên và nguyên liệu đầu vào
- Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ
- Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý
- Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên
- Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường, giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường
- Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khoẻ được đảm bảo trong môi trường làm việc an toàn
- Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề nghiệp và tổn thất kinh tế khi có rủi ro hoặc tai nạn xảy ra
Đối với lĩnh vực môi trường:
- Giúp cho tổ chức/doanh nghiệp quản lý môi trường một cách có hệ thống và kết hợp chặt chẽ với cải tiến liên tục
- Chú trọng vào phòng ngừa hơn là khắc phục
- Giảm thiểu các tác động môi trường do tổ chức/doanh nghiệp gây ra
- Giảm thiểu các rủi ro, sự cố môi trường và hệ sinh thái
- Tăng cường được sự phát triển và góp phần vào các giải pháp bảo vệ môi trường
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong tổ chức
Chi phí cho sự tuân thủ các tiêu chuẩn
Để áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 14001, tổ chức phải bỏ ra một khoản chi phí
Trang 18- Chi phí cho việc xây dựng và duy trì một HTQLMT
- Chi phí tư vấn
- Chi phí cho việc đăng ký, đánh giá chứng nhận cho bên thứ 3
- Do đó nó sẽ là một rào cản lớn cho các doanh nghiệp muốn xây dựng tiêu chuẩn ISO 14001 Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Thiếu chính sách hỗ trợ từ nhà nước
Mặc dù có sự quan tâm trong công tác bảo vệ môi trường nhưng cho tới nay, Nhà nước, cơ quan quản lý chưa có chính sách gì cụ thể để hỗ trợ các tổ chức/doanh nghiệp trong việc áp dụng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
Việc áp dụng ISO 14001 cho tới nay vẫn chịu áp lực chính là từ phía khách hàng
và các tổ chức/doanh nghiệp áp dụng ISO 14001 vẫn chưa được hưởng ưu đãi hay chính sách khuyến khích nào Như vậy xuất hiện tình trạng nếu không thật sự cần thiết (không có yêu cầu của khách hàng, để ký kết hợp đồng, thâm nhập thị trường nước ngoài…) thì sẽ có nhiều những tổ chức sẽ không áp dụng ISO 14001
Thiếu nguồn nhân lực và kinh nghiệm thực hiện
Thiếu nguồn lực như: Thông tin, vốn, công nghệ, nguồn nhân lực có trình độ cao,
cơ sở đào tạo các cố vấn có trình độ và các kiểm toán viên Nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu của các điều khoản ISO 14001 khi cần thay đổi trong cơ cấu và trong
tổ chức
2.2.2.3 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004/Cor.1:2009 trên thế giới
Tính đến cuối tháng mười hai năm 2008, có ít nhất 188.815 chứng chỉ ISO 14001:2004 được cấp ở 155 quốc gia và nền kinh tế Như vậy năm 2008 tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tăng lên là 34.243 ở 155 quốc gia so với năm 2007 là 154.572 trong
148 quốc gia Sự tăng trưởng này là 34% chứng chỉ so với 29% trong năm 2007 Đến cuối năm 2009, toàn thế giới có hơn 223.149 tổ chức đã được cấp chứng chỉ ISO
14001 (ISO survey 2009)
Trang 19Bảng 2.1 Mười quốc gia nhận chứng chỉ ISO nhiều nhất trên thế giớinăm 2008
2.1.2.4 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004/cor 1:2009 tại Việt Nam
Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001 đã được cấp lần đầu tiên vào năm 1998 (2năm sau khi tiêu chuẩn ISO 14001 ra đời) và từ đó đến nay, số lượng tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 và đạt chứng chỉ không ngừng tăng lên Chứng chỉ ISO 14001 được cấp cho khá nhiều tổ chức với các loại hình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khá đa dạng trong đó có các ngành nghề như: chế biến thực phẩm, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, du lịch – khách sạn…
Trang 20Hình 2.3 Số lượng các doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 14001:2004/Cor 1:2009
qua các năm
Nguồn:http://www.vpc.org.vn/PortletBlank.aspx/C84FD430BF06439C9A5F8230C87B44D0/View/Th ong-tin-chung_ISO_14000/Thong_tin_chung_ISO_14000/?print=93630556
2.1.2.5 Bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn ISO
- Việc cập nhật các yêu cầu của luật định không thường xuyên và thường có nhiều thiếu sót, thường khó khăn trong việc triển khai các yêu cầu của luật định vào áp dụng thực tiễn
- Việc thực hiện kiểm soát điều hành như quản lý hóa chất, quản lý rác thải, điện, gas…còn hạn chế do nhận thức chung của nhân viên về vấn đề môi trường
- Đầu tư kinh phí phục vụ cho xử lý các chất thải
- Việc theo dõi, giám sát chưa được thực hiện đầy đủ dẫn đến sự lệch lạc trong quá trình kiểm soát điều hành
Trang 212.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH ESPRINTA VIỆT NAM
2.2.1 Thông tin chung
- Tên công ty: Công Ty TNHH Esprinta Việt Nam
- Tên tiếng anh: ESPRINTA VN Co., LTD
- Người đại diện: Bà VICKIE ROSE A.ORPILLA
- Chức vụ: Giám đốc hành chính - nhân sự
- Địa chỉ: Đường 12, Khu công nghiệp Sóng Thần 2, Dĩ An, Bình Dương
- Điện thoại: 0650.3737161 - Fax: 0650.3737160
- Công ty TNHH Esprinta Việt Nam được xây dựng theo giấy phép đầu tư số
462043000286 Ban quản lý các KCN Bình Dương cấp ngày 05/06/2006
- Công ty được thành lập năm 2006 với 100% vốn đầu tư nước ngoài Tổng vốn đầu tư của công ty là 22.000.000 USD (Hại mươi hai triệu đô la Mỹ)
- Pham vi lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Công ty đang hoạt động với các ngành
nghề sản xuất chính là sản xuất hàng may mặc để xuất khẩu đi nước ngoài
- Công ty được xây dựng trên tổng diện tích là 48.805 m2, trong đó diện tích xây dựng là 27.916,15 m2 với các hạng mục công trình chính (phụ lục 1)
Trang 22Cải tiến SP (CI)
Kho máy
Kho thành phẩm
Lập kế hoạch
GĐ xưởng
A, B, C
Chủ quản
Chuyển giao (TMS)
Lên kế hoạch
Khách hàng
Kho nguyên phụ liệu
QL văn phòng xưởng
Chủ quản
Kiểm tra chất lượng của xưởng
GĐ nhân sự khu vực
GĐ nhà máy SPRINTA
GĐ nhà máy ESPRINTA
Trang 23Hình 2.5 Sơ đồ tổ chức sản xuất 2.2.3 Hiện trạng sản xuất kinh doanh
2.2.3.1 Quy mô hoạt động
Tổng số cán bộ công nhân viên: 3948 người Số ca làm việc: 1 ca (từ 7h30 đến 12h
và 13h đến 16h30, tăng ca từ 16h30 đến 20h30 vào 3 ngày/tuần)
Nhu cầu sử dụng điện
Nguồn điện sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất tại Công ty được cung cấp từ lưới điện quốc gia qua trạm biến thế hạ áp bằng hợp đồng mua điện với Điện lực Bình Dương Nhu cầu sử dụng điện năng là 18100 KW/tháng
Nhu cầu sử dụng nước
Nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất của công ty được lấy từ
hệ thống cấp nước của xí nghiệp cấp nước Dĩ An
Lượng nước cung cấp cho toàn bộ nhu cầu sử dụng của Công ty khoảng 337m3/ngày đêm ( lượng nước này có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng nước cao hay thấp )
Tính toán nhu cầu sử dụng nước cụ thể như sau:
- Lượng nước cấp cho sinh hoạt: khoảng 332 m3/ngày đêm
- Lượng nước tưới cây, phòng cháy chữa cháy: khoảng 5m3/ngày đêm
Trang 242.2.3.2 Quy trình công nghệ sản xuất
Quy trình sản xuất của Công ty được thực hiện qua sơ đồ sau:
Hình 2.6 Sơ đồ quy trình sản xuất
Thuyết minh quy trình sản xuất
Nguyên liệu chính là vải các loại được đưa qua máy cắt công nghiệp cắt thành từng chi tiết của sản phẩm theo mẫu thiết kế của khách hàng Các chi tiết sản phẩm tạo thành trước khi qua công đoạn may được đưa qua công đoạn in hoặc thêu ( theo đơn đặt hàng ), công đoạn này có thể được gia công bên trong hoặc bên ngoài Công ty rồi đưa qua các dây chuyền may thành các sản phẩm quần áo Sau khi qua các dây chuyền may, các sản phẩm được lắp ráp thêm các chi tiết phụ khác như nút, khóa, dây kéo rồi gắn nhãn hiệu thành các sản phẩm hoàn chính Tiếp theo các sản phẩm được đưa qua công đoạn hoàn thiện là ủi Tại đây các sản phẩm trên được cắt chỉ và ủi thẳng trên
Nguyên liệu
Cắt
May Thêu
Tiếng ồn, bụi vải, chỉ, kim gãy Nhiệt
Giấy, thùng carton, bao nilong, băng keo hư
Bao nilông, lõi giấy, tiếng ồn Trải vải
Máy trải vải, bàn
Trang 25theo số lượng và quy cách quy định, cuối cùng các sản phẩm thành phẩm trên được lưu vào kho chờ xuất xưởng
2.2.3.3 Sản phẩm, hóa chất, nguyên liệu và thiết bị sử dụng
Sản phẩm và công suất
Hiện tại, sản phẩm chính của Công ty là áo Jacket và quần Pant xuất khẩu với công suất 5.000.000 bộ/tháng
Nhu cầu nguyên vật liệu
Nhu cầu nguyên vật liệu của công ty được thể hiện:
Bảng 2.2 Bảng nguyên liệu sử dụng STT Tên vật liệu Đơn vị Số lượng/tháng Mục đích sử dụng
(Nguồn Công ty TNHH Esprinta Việt Nam)
Nhu cầu nhiên liệu và hóa chất
- Nhiên liệu tiêu thụ chính phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty là dầu DO dùng để chạy máy phát điện, khoảng 300 l/tháng
- Hóa chất Acetone: Công thức hóa học C3H6O dùng trong quá trình giặt tẩy
Danh mục các thiết bị máy móc (Phụ lục 2)
Danh mục các máy móc phụ trợ (Phụ lục 3)
2.2.4 Hiện trạng môi trường tại Công ty
2.2.4.1 Các nguồn ô nhiễm
a) Nước thải
Theo khảo sát nguồn phát sinh nước thải tại Công ty bao gồm các nguồn sau:
- Nước thải sản xuất: do đặt thù ngành nghề của Công ty là gia công hàng may mặc nên không sử dụng nước trong quá trình sản xuất do đó không có nước thải sản xuất
Trang 26- Nước thải sinh hoạt: bao gồm từ hoạt động sinh hoạt của 3948 CBCNV làm việc tại Công ty và từ nhà ăn lưu lượng khoảng 332 m3/ngày đêm Thành phần chủ yếu
có chứa cặn bã, các chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật
- Nước mưa chảy tràn có cuốn theo đất cát, rác và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước
b) Bụi và khí thải
Nguồn phát sinh bụi chính:
Một đặc trưng ô nhiễm quan trọng trong dây chuyền sản xuất của Công ty là bụi phát sinh trong quá trình gia công như cắt, may
Nhìn chung tải lượng bụi sinh ra không lớn, bụi phân bố trên diện tích rộng cho nên tác động không đáng kể đến sức khỏe của người công nhân Mặc khác, bụi vải là bụi nhẹ và có độ dính kết cao nên lượng bụi sinh ra không lớn và không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh
Nguồn phát sinh khí thải chính:
- Khí thải phát sinh từ hoạt động của các máy phát điện do sử dụng nhiên liệu dầu
DO nên phát sinh các khí: CO2, CO, NO, SO2, SO3
- Từ xe vận chuyển nguyên nhiên liệu và xuất hàng Thành phần các chất ô nhiễm trong khói thải chủ yếu là SOX, NOX, COX, Cacbuahydro, Aldehyde và bụi Nguồn gây ô nhiễm này phân bố rải rác và khó khống chế, không cố định nên việc khống chế và kiểm soát rất khó khăn
- Mùi phát sinh từ hoạt động của máy cắt vải phát sinh ra các khí CO2, NO, SO2…
c) Tiếng ồn
Trong quá trình sản xuất của Công ty tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các quá trình như: cắt, may, thêu, vận chuyển sản phẩm, nguyên vật liệu…Tuy nhiên các máy móc, thiết bị của Công ty đa số là máy mới nên khả năng gây ồn là vừa phải
Tiếng ồn trong quá trình sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân sản xuất Tiếng ồn từ 80 dBA trở lên sẽ làm giảm sự chú ý, dể mệt mỏi, gây ra sự ức chế thần kinh trung ương và ảnh hưởng đến thính giác của con người Đặc biệt là công nhân
Trang 27làm việc tại phòng thêu Vì thế, Công ty sẽ quan tâm khắc phục các nguồn gây ồn để
đảm bảo sức khỏe của công nhân
d) Chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH)
Tại Công ty, trung bình lượng CTRSH mỗi ngày thải ra khoảng 0,3 – 0,5
kg/người Như vậy khối lượng chất thải rắn ước tính là 1200 kg/ngày Các loại
CTRSH phát sinh của Công ty chủ yếu từ văn phòng, từ sinh hoạt của các công nhân
viên, trong nhà xưởng sản xuất…Thành phần chất thải rắn này bao gồm các hợp chất
hữu cơ có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm, rau quả, thức ăn dư thừa…
Chất thải rắn loại này chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, vì vậy nếu không
được thu gom và xử lý sẽ sinh ra mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến sức khỏe và làm mất
mỹ quan của Công ty
Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại
Đây là loại chất thải rắn sinh ra trong quá trình hoạt động của Công ty chủ yếu
là vải vụn và các bao bì đựng nguyên liệu, bao gồm các loại sau:
- Vải vụn sinh ra từ quá trình cắt các chi tiết sản phẩm theo mẫu thiết kế
- Bao bì đựng nguyên liệu là bao nylon, giấy, thùng carton
- Kim gãy
Chất thải rắn công nghiệp nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh trong Công ty bao gồm:
Bảng 2.3 Danh mục chất thải nguy hại tại Công ty STT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Số lượng (kg/tháng)
02 Giẻ lau dính dầu nhớt Rắn 300
Trang 282.2.4.2 Kết quả khảo sát môi trường tại công ty
Bảng 2.4 Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau khi xử lý
quả
Tiêu chuẩn KCN Sóng Thần II
Phương pháp phân tích
Bảng 2.5 Kết quả đo nồng độ khí thải phát tán trong khu vực sản xuất và tại khu vực
xung quanh Công ty
Chỉ tiêu Điểm đo (mg/m 3 ) (mg/m 3 ) (mg/m 3 ) (mg/m 3 )
Trang 29Bảng 2.6 Kết quả đo vi khí hậu, tiếng ồn bên trong và khu vực xung quanh Công ty
(dBA)
Nhiệt độ ( 0 C)
Độ ẩm (%)
Tốc độ gió (m/s)
Ánh sáng (Lux)
Giới hạn tối đa cho phép
trong khu vực công cộng và
dân cư (TCVN 5949-1998)
Từ 6h-18h: 7519h-22h: 70 22h-6h:50
2.2.5 Hiện trạng quản lý môi trường tại công ty
2.2.5.1 Biện pháp quản lý các loại chất thải
a) Nước thải
Nước thải sản xuất: Trong quá trình sản xuất, Công ty không sử dụng nước do đó
không có nước thải sản xuất
Nước thải sinh hoạt: Để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường của nước thải
sinh hoạt Công ty đã xây dựng bể tự hoại 3 ngăn để xử lý các chất ô nhiễm
Nguyên tắc hoạt động của bể tự hoại là lắng cặn và phân hủy kỵ khí cặn lắng Hiệu
quả xử lý theo chất lơ lửng đạt 65 – 70% và theo BOD5 là 60 – 65% Bể tự hoại là
công trình đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng, cặn lắng giữ lại
trong bể từ 6 – 8 tháng Dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí các chất hữu cơ bị
phân hủy, một phần tạo thành chất khí, một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan
Trang 30Hình 2.7 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại 3 ngăn tại Công ty
Lượng nước thải sinh hoạt sau khi qua hệ thống bể tự hoại sẽ theo đường ống dẫn
về hệ thống xử lý nước thải tập trung của Cổ phần Đại Nam xử lý tiếp tục
Nước mưa chảy tràn: Bản thân nước mưa được xem là nước không bị ô nhiễm nên không cần phải xử lý Lượng nước mưa chảy tràn này sẽ được thu gom vào hệ thống thoát nước mưa của Công ty sau khi qua hệ thống song chắn rác
b) Bụi và khí thải
Để hạn chế tối đa các tác động của các nguồn gây ô nhiễm không khí đến môi trường và cải thiện điều kiện làm việc của công nhân Công ty đã thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm sau:
Bụi và khí thải từ nhà máy
- Xây dựng nhà xưởng cao, thoáng gió, đồng thởi lắp đặt hệ thống máy làm mát tạo môi trường thông thoáng để giảm bớt nồng độ bụi tích tụ trong quá trình sản xuất
- Khí thải từ nồi đun điện, máy phát điện, máy nén khí được phát thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài
- Mùi từ máy cắt hút thải trược tiếp ra môi trường bên ngoài, có nơi chưa được xử lý Đối với phương tiện vận chuyển giao thông
Để giảm thiểu tác động do các phương tiện vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu, thành phẩm ra vào Công ty ( chủ yếu là xe ô tô, xe tải) thì Công ty đã tiến hành biện pháp:
- Ban hành nội quy của Công ty, bãi đậu xe, nội quy dành cho các loại xe giao thông
ra vào Công ty
Ngăn tự hoại (ngăn thứ I)
Ngăn lắng (ngăn thứ II)
Ngăn lọc (ngăn thứ III)
Ngăn định lượng với
Trang 31- Bê tông hóa toàn bộ đường giao thông nội bộ dẫn vào khuôn viên Công ty để giảm thiểu bụi
- Sắp xếp các phương tiện giao thông ra vào Công ty với lưu lượng hợp lý
- Yêu cầu các phương tiện chuyên chở đúng tải quy định của xe
- Định kỳ bảo dưỡng và kiểm tra xe
- Tăng cường diện tích cây xanh trong Công ty
- Đối với đường giao thông nội bộ sẽ được quét dọn thu gom rác để làm giảm phát sinh bụi trong quá trình giao thông
c) Tiếng ồn
Qua các đợt khảo sát trước đây và kết quả giám sát môi trường tháng 12/2010 cho thấy vấn đề tiếng ồn của Công ty không đáng kể, luôn nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép Tuy nhiên Công ty vẫn thực hiện các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn như sau:
- Thường xuyên kiểm tra, bảo trì máy để đảm bảo an toàn và giảm bớt tiếng ồn trong khu vực sản xuất Thay thế các linh kiện, thiết bị máy móc bị mài mòn có khả năng gây ồn
- Bố trí các cụm thiết bị và khu vực sản xuất với các khoảng cách và phân vùng hợp
lý Khoảng cách tối thiểu giữa các chuyền may là 1m, khoảng cách giữa các máy tối thiểu là 0,4m Các chuyền may được bố trí theo hàng dọc nhằm hạn chế mức ồn tập trung
- Những công đoạn có đặc thù thiết bị khác nhau được bố trí tại các khu vực khác nhau như bộ phân cắt, may, bộ phận đóng nút, kiểm phẩm, đóng gói… nhằm tránh các ảnh hưởng qua lại lẫn nhau đồng thời tránh sự cộng hưởng tăng mức ồn
- Đối với máy thêu được đặt trong một phòng cách âm riêng và trang bị nút chống
ồn cho những công nhân làm việc tại đây
- Bốc xếp nguyên liệu sản phẩm tại các thời điểm và địa điểm hợp lý, tránh gây ra tiếng ồn cùng lúc và diễn ra tập trung
d) Chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt
Trang 32- Chất thải rắn sinh hoạt này của công ty được thu gom hằng ngày và để đúng nơi quy định trong công ty Bố trí các thùng rác loại 220L tại khu vực văn phòng, nhà xưởng và tại khuôn viên xung quanh
- Giáo dục và kiểm tra thường xuyên ý thức giữ gìn vệ sinh chung của công nhân viên
- Công ty hợp đồng với Công ty môi trường đô thị để thu gom, vận chuyển và xử lý với thời gian thu gom định kỳ là 1 lần/ngày
Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại
- Lượng chất thải này mức độ ô nhiễm của chúng tới môi trường không nhiều nên Công ty đã thu gom riêng, phân loại và chứa vào những thùng chứa riêng 220L tại những nơi quy định của Công ty
- Công ty đã ký họp đồng thu mua phế liệu với Công ty TNHH MTV Thiên Trung định kỳ đến thu mua
Chất thải rắn công nghiệp nguy hại
- Công ty tiến hành phân loại theo từng thành phần tính chất của từng loại rác thải nguy hại theo mã số đăng ký và lưu trữ vào khu vực rác thải nguy hại không cho nước mưa xâm nhập vào để cuốn đi các chất độc hại
- Chất thải nguy hại được lưu trữ tại kho chứa chất thải cách xa khu vực sản xuất và sinh hoạt của công nhân
- Công ty hợp đồng với Công ty TNHH MTV Thiên Trung để thu gom, vận chuyển
và xử lý chất thải nguy hại cho Công ty
- Công ty đã xây dựng khu vực lưu trữ chất thải riêng, có bảng biểu hướng dẫn để công nhân viên trong Công ty có thể nhận biết
2.2.5.2 Quản lý và sử dụng hóa chất, xăng dầu
Các loại dụng môi dễ cháy này được lưu trữ trong các kho cách ly riêng biệt, có trang thiết bị theo dõi nhiệt độ, thiết bị báo cháy Khu vực bơm rót dung môi phải cách
xa nguồn có khả năng phát tia lửa điện
Các dung môi chứa trong các thùng, chai, lọ riêng Trên thùng có dán nhãn ghi
rõ tên dung môi, kí hiệu, số lượng và cách sử dụng an toàn Việc cung ứng vận chuyển các dung môi này do những bộ phận đúng chức năng thực hiện
Trang 332.2.5.3 Vệ sinh an toàn sức khỏe lao động và phòng chống sự cố môi trường
a) Các biện pháp vệ sinh và an toàn lao động
Ngoài các biện pháp khống chế ô nhiễm nêu trên, các phương án nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của các tác nhân ô nhiễm đối với sức khỏe công nhân tại Công ty nên được
áp dụng triệt để:
- Có chương trình kiểm tra và giám sát sức khỏe định kỳ cho cán bộ, công nhân làm việc trong Công ty
- Đào tạo và cung cấp thông tin về vệ sinh an toàn
- Đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và điều kiện lao động đạt tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành đảm bảo sức khỏe cho người lao động
- Khống chế tiếng ồn đạt tiêu chuẩn quy định để tránh các bệnh nghề nghiệp do quá trình sản xuất gây ra
- Trang bị thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân như kính đeo mắt, nút bịt tai, găng tay, ủng…
- Lắp đặt thêm hệ thống quạt thông gió, nhằm đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và điều kiện lao động đạt tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành để đảm bảo sức khỏe cho người lao động
b) Các giải pháp ngăn ngừa và ứng cứu sự cố
Thiết bị
- Bình hơi, bình bọt chống cháy cho cá nhân
- Hộp, dụng cụ cứu hỏa cho tất cả các phân xưởng
- Nguồn nước chống cháy bao gồm hồ nước cùng máy bom cứu hỏa
Trang 34- Các loại nhiên liệu được lưu giữ trong kho được cách ly, tránh xa nguồn có khả năng phát lửa và tia lửa điện Khoảng cách an toàn giữa các công trình là 12 – 20 m
để ô tô cứu hỏa có thể tiếp cận dễ dàng
- Công nhân không được hút thuốc lá, không được mang bật lửa, các dụng cụ phát ra lửa trong khu vực dễ cháy
- Hệ thống thu sét tại các điểm cao công trình sẽ được lắp đặt theo quy phạm của Nhà nước
Trang 35Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY
3.1.1 Phương pháp thực hiện và cách thực hiện
Phương pháp quan sát thực tế
Quan sát các hoạt động xảy ra tại: dây chuyền sản xuất, kho thành phẩm, kho nguyên vật liệu, kho hóa chất, nhà ăn để xác định các nguồn phát sinh nước thải, bụi thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn…tại Công ty
Phương pháp tham khảo tài liệu
Thu thập, chon lọc, đọc các tài liệu sẵn có của Công ty như: Báo cáo giám sát môi trường hàng quý, các báo cáo nhu cầu sử dụng điện, nước, nguyên vật liệu…
Phương pháp phân tích so sánh, thống kê và xử lý số liệu
- Dựa vào các tài liệu sẵn có so sánh đối chiếu với quá trình quan sát thực tế để đưa
ra các vấn đề môi trường của Công ty
- Quan sát thống kê số lượng máy móc, máy móc phụ trợ
- Căn cứ vào số lượng công nhân viên và quy mô sản xuất của Công ty đối chiếu với nhu cầu sử dụng điện, nước để đưa ra kết quả chính xác nhất
Trang 363.2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY
3.2.1 Phương pháp thực hiện và cách thực hiện
Phương pháp quan sát thực tế
- Quan sát hệ thống làm mát của các nhà xưởng, cách lưu trữ tuần hoàn nước cho hệ thống Cách vệ sinh nhà xưởng, thu gom, vận chuyển và phân loại rác thải Quan sát cách bố trí các thiết bị máy móc nhằm làm giảm tiếng ồn…
- Phỏng vấn Công nhân viên tại công ty như: Nước sử dụng cho hệ thống làm mát, cách xử lý và thải bỏ nước thải
Phương pháp tham khảo tài liệu
Thu thập, chon lọc, đọc các tài liệu sẵn có của Công ty như: Báo cáo giám sát môi trường định kỳ, các hướng dẫn an toàn lao động…
3.2.2 Kết quả
Nước thải:
- Sau khi xử lý nước thải được nối với hệ thống xử lý nước thải tập trung của Công ty
Cổ phần Đại Nam
- Nước từ hệ thống làm mát được xử lý sau đó tuần hoàn lại hệ thống
- Có hồ chứa nước cho mục đích sản xuất và sinh hoạt riêng
Bụi, khí thải, tiếng ồn
- Xây dựng nhà xưởng cao, thoáng gió, lắp hệ thống làm mát
- Quét dọn vệ sinh nhà xưởng thường xuyên
- Pê tông hóa toàn bộ đường giao thông, bảo dưỡng xe định kỳ
- Tăng cường diện tích trồng cây xanh
- Bố trí các thiết bị máy móc ở những khu vực hợp lý
- Thường xuyên kiểm tra bảo trì máy móc
Chất thải rắn
- Phân loại rác tại nguồn được phân chia thành 3 loại: Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại, chất thải rắn công nghiệp nguy hại nhằm tận dụng tối đa lượng rác tái chế
- Ký hợp đồng với các Công ty chuyên trách xử lý các CTR trên
Trang 373.3 XÂY DỰNG HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009 3.3.1 Phương pháp thực hiện và cách thực hiện
Phương pháp tham khảo tài liệu
- Thu thập, chọn lọc, đọc các tài liệu liên quan đến HTQLMT ISO 14001 thông qua các sách báo, internet
- Tham khảo các hướng dẫn thực hiện phòng cháy chửa cháy, an toàn lao động, các bảng tự đánh giá việc thực hiện các tiêu chuẩn quản lý môi trường của Công ty
Phương pháp phân tích so sánh
- Dựa vào các kết quả từ việc tham khảo tài liệu phân tích và so sánh những tiêu chuẩn quản lý môi trường của Công ty với các yêu cầu HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
Phương pháp trọng số
- Dựa vào đặc điểm ô nhiễm của Công ty, đáp ứng sự tuân thủ các yêu cầu pháp luật
và yêu cầu khác Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến môi trường, con người… mà đánh giá với những điểm số thích hợp
3.3.2 Kết quả
- Xây dựng được Chính sách môi trường, xác định được các KCMTĐK của Công ty
từ đó đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình quản lý môi trường, xây dựng hệ thống các thủ tục, hướng dẫn các hành động phù hợp với hiện trạng của Công ty
- Đánh giá khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor 1:2009 vào Công ty
- Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor 1:2009 tại Công ty TNHH Esprinta Việt Nam trên cơ sở lý thuyết
Trang 38Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
PHẦN A: KẾT QUẢ XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR 1:2009
Trong chương này, đề tài sẽ trình bày kết qủa của việc xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004/Cor 1: 2009 theo nội dung từng điều khoản của hệ thống
Đề tài cũng đã tiến hành thiết lập các biểu mẫu cần thiết hướng dẫn việc vận hành hệ thống một cách hiệu quả
4.1 XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA HTQLMT
4.1.1 Phạm vi của HTQLMT
Phạm vi áp dụng HTQLMT của Công ty TNHH Esprinta Việt Nam bao gồm:
- Toàn bộ các hoạt động sản xuất, sản phẩm, hỗ trợ sản xuất và các phòng ban liên quan trong toàn Công ty
- Các vấn đề về nước thải, khí thải, rác thải, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy được yêu cầu kiểm soát bởi quy định pháp luật về môi trường
- Các bên hữu quan
Trang 39- ĐDLĐ của công ty : Perter nguyễn (GĐ nhân sự Công ty), Peter Ong (thư ký giám đốc), GĐ tài vụ Tina Bai( Giám đốc hoạt động sản xuất)
- Đại diện của mỗi phân xưởng : GĐ xưởng, chủ quản của xưởng, trưởng bộ phận cơ điện, quản lý kho, thu mua
- Nhân viên môi trường (Bộ phận HSE)
- Đơn vị tư vấn bên ngoài
¾ ĐDLĐ có trách nhiệm:
- Đảm bảo việc lập, thực hiện và duy trì HTQLMT tại Công ty
- Trao đổi các vấn đề có liên quan đến HTQLMT với các bên hữu quan
- Báo cáo cho lãnh đạo cao nhất về kết quả hoạt động môi trường và các cơ hội cải tiến
¾ Thành lập một ban ISO bao gồm có 3 tổ: kế hoạch, nghiệp vụ và tài liệu chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra HTQLMT tại Công ty Cơ cấu của ban ISO được trình bày ở phần “Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn”
4.2 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG (CSMT) (Điều khoản 4.2)
4.2.1 Các yêu cầu khi xây dựng các CSMT
Chính sách môi trường là kim chỉ nam cho việc áp dụng và cải tiến HTQLMT giúp Công ty duy trì và nâng cao kết quả hoạt động môi trường Đồng thời CSMT tạo
ra cở sở để Công ty đề ra mục tiêu và chỉ tiêu Vì thế, trước khi xây dựng CSMT cần phải quan tâm và cân nhắc các vấn đề sau:
- Phạm vi của chính sách phải được xác định rõ ràng
- Bản chất, quy mô và các tác động đến môi trường của các hoạt động sản xuất tại Công ty
- Các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức bắt buộc phải tuân thủ
- Các chính sách khác của tổ chức (ví dụ: chính sách chất lượng, chính sách sức khoẻ nghề nghiệp và an toàn lao động …)
- Những cam kết bảo vệ môi trường (mức độ nhiệt tình) của Ban lãnh đạo Công ty Việc xem xét các vấn đề nêu trên là cơ sở đảm bảo cho tính hợp lí, phù hợp của CSMT do Công ty lập ra
Trang 404.2.2 Nội dung của chính sách môi trường
Công ty nhận thức ngày càng cao nhu cầu của khách hàng và cộng đồng về một môi trường xanh – sạch – đẹp – an toàn cũng như nghĩa vụ bảo vệ môi trường của mình Ban lãnh đạo Công ty cam kết quản lý và kiểm soát các hoạt động để hạn chế đến mức tối thiểu các tác động đến môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe
và an toàn cho toàn thể công nhân viên, khách hàng, nhà cung ứng, nhà thầu phụ, các bên hữu quan và cộng đồng dân cư xung quanh Nội dung của CSMT:
Với phương châm “Vì một môi trường xanh, sạch, đẹp” Toàn thể công nhân
viên Công ty TNHH Esprinta Việt Nam đảm bảo thực hiện đúng cam kết này trong suốt quá trình hoạt động sản xuất của Công ty
1 Tuân thủ các luật và quy định hiện hành của địa phương và quốc tế bao gồm cả các yêu cầu của khách hàng, các đối tác và công đồng xung quanh
2 Liên tục cải tiến hoạt động môi trường nhiều hơn việc tuân thủ các yêu cầu của pháp luật bằng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật về môi trường mới nhất và phù hợp nhất để giảm thiểu những tác động đến môi trường từ các hoạt động của nhà máy
3 Thực hiện một cách tích cực các công tác sau:
9 Giảm thiểu việc sử dụng các hóa chất độc hại
9 Liên tục xác định, thực hiện và xem xét lại các phương pháp thực hành nhằm giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên nhưng vẫn duy trì chất lượng sản phẩm và dịch vụ
9 Thực hiện chương trình quản lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả kể cả việc tái chế, tái sử dụng chất thải nếu có thể
9 Nâng cao nhận thức về môi trường, an toàn và sức khỏe cho toàn thể công nhân viên của công ty
4 Đưa ra khuôn khổ cho việc thành lập các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường
5 Đảm bảo chính sách môi trường phải được công bố rộng rãi cho toàn công nhân viên Công ty, các bên hữu quan